Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:43:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 389178 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #570 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 12:50:24 pm »

...Tết năm 1980, trải qua hơn 10 tháng sau cuộc chiến, thị xã Cao bằng đã được dọn dẹp khá chỉnh chu, chủ yếu vẫn là chỉ dọn đường phố đi lại cho rộng rãi mà thôi, còn các đống nhà đổ nát thì vẫn như nguyên, các cơ quan nhà nước vẫn chia làm hai : một bộ phận đã quay về thị xã ( tuyến 1 ), thu dọn đổ nát, dựng nhà tạm để làm việc, giải quyết các vấn đề sau chiến tranh... Một bộ phận vẫn ở lại nơi sơ tán tập trung ở Nà Phặc ( tuyến 2 ). Nhân dân, nhà nào bị phá hủy cũng đã tự túc làm nhà tranh vách nứa ở tạm để làm ăn buôn bán, tăng gia sản xuất...Nhân dân vui vẻ, an tâm đón tết về, nhà nào cũng tàng trữ khoảng vài chục viên đạn AK, CKC loại đạn lửa để bắn thay pháo đêm giao thừa. Mọi năm cứ đến dịp tết là mọi nhà chuẩn bị đi xếp hàng mua hàng tết : nào là thịt, miến, bóng, chè gói, thuốc lá..vv.. Nhưng năm nay, chắc vì khó khăn vì có chiến tranh xảy ra nên mỗi nhà chỉ được mua đúng một gói hàng gọi là tết thời chiến, trong đó có sẵn đủ mọi thứ : Gạo nếp, đỗ xanh, một bánh pháo Bình Đà, miến, chè...chấm hết, không được phân phối gì thêm nữa. Nhưng được cái là hầu như nhà nào cũng có một nửa ở hậu phương chăn nuôi được nên nhà nào cũng có thịt lợn thịt gà để làm cơm cúng tổ tiên và có vẻ linh đình hơn những năm trước. Chỉ có một chi tiết này, tuy có vẻ như là trùng hợp nhưng cũng khiến cho nhiều người phải suy nghĩ : Số là những ngày tết năm nay (1980 ) lại trùng đúng vào các ngày 16,17,18/2 ( những ngày này năm ngoái 1979 là những ngày quân và dân ta bị thiệt mạng nhiều nhất ) cho nên nhiều nhà ngày tết trùng với ngày giỗ đầu của thân nhân đã bị thiệt mạng trong cuộc chiến 1979...Một không khí vừa vui đón tết vừa buồn đau nhớ đến người thân bao trùm...
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2010, 10:53:04 pm gửi bởi Mr.Ngan » Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #571 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 04:31:49 pm »

...Một năm học đầy khó khăn gian khổ ( năm học 1979-1980) cũng đã hoàn thành với sự nỗ lực vượt khó vượt khổ của thầy và trò Cao BẰng, mùa hè đã đến, hoa phượng nở đỏ rực sân trường, các bạn truyền tay nhau những cuốn sổ lưu niệm viết về những giây phút chia tay đầy cảm động...Bọn tôi là học sinh lớp 10, lớp cuối cấp nên chưa được nghỉ hè mà còn phải thi tốt nghiệp và thi đại học. Có lẽ vì thiếu trường, thiếu lớp, thiếu thầy cô giáo và thiếu sách vở đồ dùng học tập...vả lại học tập trong điều kiện luôn luôn bị đe dọa chiến tranh, nên kỳ thi tốt nghiệp lớp 10 năm ấy, toàn tỉnh Cao bằng chỉ có khoảng 10-15% học sinh lớp 10 đủ điểm tốt nghiệp, lớp tôi học có 35 học sinh thì có đến 26 bạn rớt tốt nghiệp...Để động viên cũng như khuyến khích các bạn là con em tỉnh biên giới tiền phương, Ty Giáo dục Cao BẰng quyết định tất cả các học sinh, dù không đủ điểm tốt nghiệp lớp 10, vẫn được dự kỳ thi đại học năm này. Thế là chúng tôi lại bắt đầu ôn thi đại học, tôi nhớ là tôi cùng một thằng bạn chỉ có một tài liệu ôn duy nhất là một quyển sách "Đề thi và Đáp án các kỳ thi đại học từ năm 1974 đến năm 1978", chúng tôi chỉ cày đi cày lại mỗi quyển này, khi hỏi ra thì đúng là mỗi hai tôi có tài liệu mà học, còn bọn nó thì học chay..Năm ấy, tỉnh Cao Bằng có ba địa điểm thi đại học : Địa điểm Cao Bình ( cho các thí sinh của : thị xã, Hòa An, Nguyên bình, Bảo lạc, Hà quảng, Thông Nông ), Địa điểm Quảng Hòa ( cho các thí sinh Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang ) và  Địa điểm Đông Khê. Chúng tôi phải đạp xe đạp lên Cao Bình để dự thi, mang theo cả chăn màn quần áo và thức ăn thức uống, nhiều bạn không có người quen ở đấy phải đem theo cả nồi niêu xoong chảo để tự nấu ăn, rất là lích kích. Thời ấy chúng tôi phải tự túc hết, không có bậc phụ huynh nào đi theo để " Hầu" như bây giờ. Trường cấp I,II và trường cấp III Cao Bình không bị phá hủy trong chiến tranh, bàn ghế vẫn còn tốt ( điều rất hiếm vì hầu như các trường học của Cao Bằng đều bị hủy diệt khi tàu tràn qua ).
Kết quả kỳ thi đại học năm này nói ra các bạn có tin không : Cả tỉnh Cao Bằng chỉ có 5 thí sinh trúng tuyển chính thức ( đủ điểm xét tuyển của Trường bao gồm điểm ưu tiên, điểm khu vực 6 tỉnh biên giới ), trong đó có tôi và thằng bạn tôi ( Tôi vào Trường Đại học Kỹ thuật Thông tin Liên Lạc, còn thằng bạn tôi vào Trường Đại Học Nông nghiệp I ). Sau đó, Ban tuyển sinh tỉnh Cao Bằng mới liên hệ các trường đại học giảm điểm xét tuyển xuống mức thấp nhất có thể để các học sinh tỉnh Cao Bằng được đi học Đại học ( có trường giảm lấy đến mức 6 điểm ..), những bạn nào được 4-5 điểm đều được gọi đi học Cao Đẳng...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #572 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 10:18:33 pm »

@Mr. Ngan.nói về hỏa tiễn H-12,TQ năm 1979,nó dùng nhiều ở Cao Bằng nhiều lắm,mấy bố lính cũ đánh Tầu,bố nào thửa được con dao găm làm bằng vỏ H-12 thì hãnh diện lắm,phải nói là nó sắc cực kỳ....? mấy tay này làm dao toàn dũa và cưa thôi...? nếu mà nung qua lửa thì dao sẽ bị non không dùng được,hiện nay có một CCB ở Bắc Kạn vẫn giữ được một con và một chiếc mũ mềm có gắn sao đỏ của Tầu, trong lòng mũ còn ghi phiên hiệu....và mấy hàng chữ Tầu loàng ngoàng....hôm nào tôi rỗi ngược lên trên đó làm mấy kiểu...rồi pót lên để các bác cùng thưởng lãm...
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #573 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 10:50:55 pm »

@Mr. Ngan.nói về hỏa tiễn H-12,TQ năm 1979,nó dùng nhiều ở Cao Bằng nhiều lắm,mấy bố lính cũ đánh Tầu,bố nào thửa được con dao găm làm bằng vỏ H-12 thì hãnh diện lắm,phải nói là nó sắc cực kỳ....? mấy tay này làm dao toàn dũa và cưa thôi...? nếu mà nung qua lửa thì dao sẽ bị non không dùng được,hiện nay có một CCB ở Bắc Kạn vẫn giữ được một con và một chiếc mũ mềm có gắn sao đỏ của Tầu, trong lòng mũ còn ghi phiên hiệu....và mấy hàng chữ Tầu loàng ngoàng....hôm nào tôi rỗi ngược lên trên đó làm mấy kiểu...rồi pót lên để các bác cùng thưởng lãm...

Bác tung677 dạo này đi nghỉ mát hay sao mà im tiếng thế ? Grin, đúng là mảnh hỏa tiễn H12 của tàu bắn vào thị xã Cao bằng là nhiều nhất, vì có thể phố sá nhiều nhà nên nó dùng H12 để phá hủy, mỗi loạt 12 quả thì nhà cửa phố sá nào đỡ nổi Angry, mảnh đạn H12 thường nổ bung ra từng mảnh lớn chứ không vụn ra, thoạt đầu chúng tôi tưởng là mảnh bom của máy bay tàu ném xuống thị xã, nhưng suốt cả cuộc chiến nào có thấy máy bay, về sau hỏi mới biết là mảnh đạn H12, và cũng ngay lập tức biết được nó dùng làm dao thì vừa sắc vừa cứng, bọn tôi cũng nhặt về để mài làm dao chơi, nhặt nhiều nhất là dân ở Làng rèn Phúc Sen - Quảng Hòa, ở đây chuyên rèn các loại dao : Phay, Quắm, chọc tiết lợn, Bầu... và các loại nông cụ, với nguyên liệu là mảnh đạn H12, sản phẩm dao ở đây chặt đá như chặt củi, chặt cả ngày không bị mẻ...
À mà khi nào bác chụp cái Mũ nhớ chụp thật nét dòng chứ tàu loàng ngoàng ấy nhé, tôi sẽ nhờ người dịch xem nó là cái gì Grin Grin
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2010, 11:05:14 pm gửi bởi Mr.Ngan » Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #574 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2010, 04:39:36 pm »

... Vào một buổi sáng chủ nhật, nghe tiếng con Khuếch sủa vài tiếng ở ngoài cổng, chắc là có khách lạ, nhưng sau đó lại thấy nó quẫy đuôi chạy về ra chiều mừng rỡ, mẹ tôi chạy ra đón khách xem là ai, té ra là Ba anh Bộ đội đến chơi mà trong đó có hai ông anh lính Pháo cao xạ 37 ly nhà ở Thái Nguyên, phần đầu topic tôi đã kể về 2 ông anh này khi trên đỉnh đèo Tài Hồ Sìn chạy trốn khỏi trạm thu dung để chuồn về nhà. Sau một hồi hàn huyên, anh ấy kể : Sau khi chốn được trạm thu dung, cả hai anh bám xe của mấy cơ quan chạy tàu về đến Bắc Cạn, đói, mệt phải đi xin ăn ở các quán bán cơm, mới đầu họ nhìn thấy lính chẳng ra lính, họ không cho mà còn xua đuổi, ức quá cái Anh khẩu đội trưởng ấy bèn lôi ra trong người cái cơ bẩm súng 37 mm, khá nặng để làm chứng cho việc mình là lính đánh tàu thực sự, cộng thêm có một vài bác dân chạy tàu nói thêm nên mấy bà chủ quán cũng nhìn ra vấn đề, thế là được ăn cơm thịnh soạn no nê, ăn xong là vội vàng chạy ngay ra bến xe để bắt xe về Thái Nguyên, chứ rềnh ràng ở quán cơm là thể nào cũng có vệ binh hoặc dân quân tự vệ hỏi thăm và bắt về trạm thu dung ngay lập tức. Ở nhà được mấy ngày ( toàn phaỉ trốn trong nhà, không dám đi đâu sợ chính quyền phát hiện thì gay go ), hai anh quyết định quay lên Cao Bằng tiếp tục tham gia chiến đấu, ra bắt xe đoàn 10 trở quân trang quân dụng lên CB, đến Ngân Sơn thì gặp trạm Thu dung, vào trạm và được biên chế vào một đơn vị bộ binh và được chở ngay đến Tài Hồ Sìn tham gia đánh chặn địch ở đây. Nghe Anh kể là lúc đó là trận cuối cùng giao tranh giữa ta và địch trước khi chúng có lệnh rút khỏi Việt Nam. Cầu Tài Hồ Sìn đã bị phá sập nên bộ binh địch không tiến sang được phía bên này Cầu ( phía về Hà Nội ), quân ta cũng không phản công sang phía bên kia cầu mà chỉ chốt chặn bên này, chỉ có các hỏa lực Pháo và Cối nện nhau ác liệt, về giao tranh giữa bộ binh thì có Tiểu đoàn đặc công 45 và các đơn vị cài thế răng luợc ở phía bên kia cầu Tài Hồ Sìn ( Phía thị xã Cao BẰng ) đánh cho quân tàu một trận lớn với thế phản công đánh đuổi. Hai bên đều có thiệt hại đáng kể, phía ta cũng mất khá nhiều lính ( hiện trên đỉnh đèo Tài Hồ Sìn  bên tay phải hướng đi về phía thị xã Cao Bằng có một nghĩa trang liệt sĩ khá rộng chôn cất các liệt sĩ trong trận này ). May cho hai Ông anh là lính pháo cao xạ ( lúc đó không có pháo cao xạ nữa ) nên khi đến Tài Hồ Sìn lại được biên chế vào một đơn vị vận tải chuyên khuân vác, tải đạn và quân trang phục vụ chiến trận, không phải đánh nhau. Khi quân tàu rút lui, hai ông anh họ lại được biên chế vào tiểu đoàn Pháo phòng không cao xạ 37 mm bảo vệ thị xã và được bổ nhiệm làm các a trưởng vì đã là lính cũ kinh qua chiến đấu..
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2010, 04:47:00 pm gửi bởi Mr.Ngan » Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #575 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2010, 10:34:56 pm »

Bạn Tung677 và bạn thinhe677f346, những năm 1981-1985 có biết C27 pháo giàn hỏa tiễn  22 nòng trực thuộc f346 không ? Hôm nay tôi vừa liên hệ được với thằng bạn, nó là lính của đơn vị ấy, nó học phổ thông cùng tôi và đi lính 1980. Nếu hai bạn biết đơn vị này hoặc có bạn ở đó thì để tôi bảo ông bạn này vào đây cho vui nhé.. Grin Grin Grin
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #576 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 08:58:02 am »

Bạn Tung677 và bạn thinhe677f346, những năm 1981-1985 có biết C27 pháo giàn hỏa tiễn  22 nòng trực thuộc f346 không ? Hôm nay tôi vừa liên hệ được với thằng bạn, nó là lính của đơn vị ấy, nó học phổ thông cùng tôi và đi lính 1980. Nếu hai bạn biết đơn vị này hoặc có bạn ở đó thì để tôi bảo ông bạn này vào đây cho vui nhé.. Grin Grin Grin
____________________________________________________________________________________________________________________________________
_Mr.Ngan. Bạn thông cảm nhé,chúng tôi lên đến E 677 một cái là bị ấn lên chốt ngay cùng một E mà D6 đóng quân ở Mỏ Sắt mà chúng tôi cũng chẳng giao lưu được chứ còn C 27 pháo Sư Đoàn thì chúng tôi biết làm sao được. Bạn cứ bảo đồng chí ấy vào đây đi chắc ông ấy cũng có nhiều chuyện kể lắm đấy !
Huh
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #577 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2010, 01:37:03 pm »

...Vậy là Chiến tranh đã qua đi hơn một năm, cuộc sống của người dân thị xã Cao Bằng nói riêng và của toàn tỉnh nói chung đã đi vào ổn định, trật tự xã hội cũng như an ninh chính trị được giữ vững, mọi sinh hoạt của người dân phố phường đã đi vào nề nếp trong tình thế vừa làm việc tăng gia sản xuất vừa sẵn sàng tham gia phục vụ chiến đấu và chiến đấu bất cứ lúc nào nếu giặc lại chiếm đánh một lần nữa. Bọn chúng tôi, những học sinh cuối cấp bắt đầu có những cuộc chia tay, một số ít nhận được giấy triệu tập đi học Đại Học, một số khác (phần đông) nhận được giấy gọi khám sức khỏe lên đường nhập ngũ bảo vệ biên giới và tổ quốc, một số còn lại tiếp tục học lại để lấy bằng tốt nghiệp cấp III và thi đại học lần nữa, vài đứa nhà ở trong huyện thì tuốt luốt về nhà lấy vợ, lấy chồng, tham gia dân quân tự vệ xã...Tôi cùng một vài đứa nhận được giấy báo đi học đại học do các bác ở Ban tuyển sinh tỉnh trao tận tay, thời đấy, có lẽ là học sinh các tỉnh biên giới sau chiến tranh mà vẫn thi đỗ đại học được ưu tiên thì phải, vì đi kèm với giấy thông báo nhập học, chúng tôi còn nhận được một giấy của chính quyền tỉnh yêu cầu cửa hàng bách hóa tổng hợp bán cho những ai có giấy thông báo nhập học của các trường đại học các thứ sau : 1 chiếc màn đơn, 1 vỏ chăn, 5m vải để may đủ một bộ quần áo và 1 kg kẹo Nu-ga (để tổ chức liên hoan chia tay đi học). Những mặt hàng này vào những năm 1980 thuộc loại hiếm và chỉ để phân phối. Buổi liên hoan chia tay trước ngày về Hà Nội đi học, 1kg kẹo Nu-ga chia được mỗi bạn 2 cái...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #578 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2010, 01:00:46 pm »

...Hôm nay là 1/7 âm lịch rồi, chỉ còn hơn mười ngày nữa là người dân các dân tộc ở miền quê tôi Cao Bằng bắt đầu ăn một cái tết to chỉ kém tết nguyên đán đó là tết Rằm tháng 7 ( nói theo tiếng thổ là : tết ship sli bươn chất ), thời trước, ngay từ ngày đầu tháng, các nhà đã bắt đầu mua vịt về để nhốt cho béo, vịt thời xưa chưa có thức ăn tăng trọng mà chỉ ăn tự nhiên như : giun, ốc, cua cá ngoài đồng ngoài suối cho nên cũng không được béo lắm, mua về đem nhốt và ngày nào cũng nhồi cháo ngô, cám cho thật no, vì nhốt vịt không chạy, vận động nên chỉ trong vòng hơn chục ngày đã béo tăng cân rõ rệt, đến khi mổ thịt ăn rằm thì mỗi con phải đến 2,5-3kg, thịt thơm và béo ngậy.Thường trong nhà có bao nhiêu người thì mua bằng ấy con vịt, bắt đầu từ ngày 11 tháng 7 âm là mổ vịt để ăn, thôi thì làm đủ các món : quay, luộc, xáo..Phở vịt, bún vịt.. ngày nào cũng mổ vịt đến khi nào hết vịt thì thôi. Ngoài vịt ra thì tết rằm tháng 7 các nhà còn làm bánh Gai, Bánh Rợm, Bánh Tải để ăn. Nguyên liệu để làm bánh thường lấy gạo nếp trồng ở các cánh đồng Cao Bình hoặc Đông Khê, gạo nếp trắng, hạt to tròn, thơm...xay bột, vắt khô trộn với đường mật mía làm vỏ bánh, còn nhân thì lấy lạc đỏ ( loại lạc thường trồng ở các nương rẫy, sản lượng thấp nhưng ăn ngon hơn lạc trắng ) rang và giã trộn với vừng, với đường. Mỗi nhà làm khoảng trên dưới 100 cái bánh, ăn đến hết rằm tháng 8. Những năm 1980 - 1986, trên Cao Bằng, có rất nhiều bộ đội đóng quân, dân ăn tết thì bộ đội cũng ăn tết, cho nên vào những ngày này, vịt bán chạy và đắt như tôm tươi, các chợ Cao Bình, Nước Hai, Án Lại, Mỏ Sắt...sáng ra các lồng vịt xếp thành mấy dãy, thế mà đến trưa đã bán hết sạch. Các đơn vị bộ đội tăng gia được thì đến tết rằm tháng 7 cũng tổ chức ăn rằm mời các bố bản, già bản vào đơn vị ăn và uống rượu say túy luý, ngược lại các nhà dân trong bản cũng mời các chú bộ đội thân quen hàng ngày đến ăn rằm với dân bản..không khí mấy ngày rằm thật vui vẻ, tình nghĩa.
Bây giờ rằm tháng 7 chắc không còn được như xưa nữa...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
chandoi1234
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #579 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2010, 05:49:44 am »

Em cám ơn các bác đã cho em thêm được những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu, em lười như " hủi " nên cũng chỉ có được câu đối trả lời cho câu đối trước có bác đã nêu để góp vui thôi ah!. Chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe.
" Tiên đối dị, đối đối nan" các bác thông cảm nhé.
" Cao Bằng cao mà không bằng, không đâu cao bằng Cao Bằng "
Em đối như sau:
" Trị Thiên trị được cả Thiên, hoan hô Trị Thiên trị Thiên"
-------------------
 Nhớ để ý chính tả, bạn nhé!

 P/s: "Xuất đối dị,..." chứ bạn? Grin
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2010, 05:30:45 pm gửi bởi dongadoan » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM