Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:06:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 388885 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2010, 09:30:30 pm »

Chào bạn. Bạn có thông tin gì về mặt trận Trà Lĩnh Cao Bằng tháng 3 năm 1979 không. Tôi có một số bạn hy sinh thời gian đó nhưng không biết gì về thông tin mộ chí. Nghe nói, sau một số trận đánh bỏ lại nhiều xác chết trong đó có cả đồng đội của ta và T nhưng ngay sau đó bọn địch cho băn pháo để xóa dấu vết có phải vậy không. Một liệt sĩ hy sinh tại Trà lĩnh Cao Bằng. Bác xem tai:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,10071.250.html
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2010, 10:40:04 pm »

Chào các bác Bichngoc va dongdoi78, cảm ơn các bác đã gửi bài giao lưu với chủ đề này. Về hai đoạn video của bác Bichngoc thì đoạn thứ nhất đúng là quay cảnh Quân tàu đang tràn vào xâm chiếm đất của ta ở hướng Hà Quảng ( Trên video có ghi địa danh Soc Giang, đây chính là cửa khẩu sóc giang thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao bằng ) ngày 17/2/1979. Nhưng theo tôi được biết thì cả ngày 17/2 Quân tàu cũng chỉ đánh được vào đến thị trấn Sóc Giang ( Thị trấn này cách cửa khẩu khoảng chừng 8-10 km ) và bị quân ta chặn lại dù rằng quân tàu có cả Xe tăng đi đầu yểm trợ và pháo binh bắn dọn đường,  sau nhiều tổn thất phải đến ngày hôm sau chúng mới tiến được về hướng Hòa An. Cánh quân này của bọn tàu có nhiệm vụ là cùng với xe tăng đánh chiếm cửa khẩu Sóc giang và thị trấn Sóc giang rồi tiến về hướng Hòa An, đến Nam tuấn sẽ hợp với cánh Quân đánh chiếm huyện THông nông kéo về đánh chiếm huyện lị Hòa an ( còn gọi là thị trấn Nước Hai ) và thẳng tiến chiếm Thị xã Cao Bằng, sau đó hợp với Đại quân từ hướng Đông Khê kéo lên và theo đường QL4B tiến về Bắc Kạn. Còn đoạn video thứ hai có lẽ quay nhiều đoạn ở nhiều chiến trường khác như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng.. Cả hai đoan video này đúng là ở giai đoạn đầu của cuộc chiến, cả hai bên đều có tổn thất, ta thì lúc đầu có sự bất ngờ, không kịp đề phòng kháng cự, không có sự thống nhất từ trên xuống dưới, mạnh ai nấy đánh, về sau mới lấy lại được thế chủ động và có sự chỉ đạo của các cấp, lúc đó ta mới tránh được nhiều thương vong. Về quân tầu thì họ chiếm thế chủ động ngay từ đầu nhưng chiến thuật đánh lạc hậu, vũ khí trang bị thiếu và không hiện đại, kiểu cách đánh trận vẫn mang dáng dấp của những năm kháng chiến chống nhật thời kỳ 1949 ( vẫn thổi kèn xung phong, vẫn dùng chiến thuật biển người, vẫn vào cuối giờ chiều là ngừng mọi hoạt động để sinh hoạt đảng..vv).
Bác Dongdoi78 thân mến, thực tình là trước và trong cuộc chiến 1979, tôi vẫn còn là cậu học sinh lớp 9, cho nên tôi cũng chỉ còn nhớ và biết được những gì qua thực tiễn khi chạy tàu và khi quay trở lại sau khi tàu đã tuyên bố rút quân thôi. Vì vậy, Bác hỏi về trận đánh ở Trà Lĩnh vào tháng 3/1979 thì tôi xin lỗi không có thông tin gì cho Bác được, mong bác thông cảm. Tuy nhiên, theo tôi được biết thì mặt trận Trà lĩnh là một trong những mặt trận ác liệt nhất và ta cũng đề kháng mạnh nhất ở hướng này, ta có cả một trung đoàn quân chính quy ( tôi không nhớ là e nào, có lẽ là e852 thuộc f346 ) án ngữ ở cửa khẩu và trên đường từ Trà lĩnh ra đến đèo Mã Phục.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2010, 09:10:56 pm »

_dongdoi78 Ơi ! Hướng Trà Lĩnh Cao Bằng. Tháng 2 vả 3 - 1979 là E 677 F 346 của bọn tôi chốt giữ đó. Bảo vệ Cửa Khẩu Phai Can Và mỏ măng gan. Còn ở đèo Mã Phục còn có E 567 chốt giữ nữa. Phải biết bạn của dongdoi78 ở Đơn vị nào thì mới có cơ may tìm được. Hay bạn thử liên hệ trực tiếp với F 346 xem sao vì hiện giờ E 677 và E 567 là của F 346 tất. Đóng quân ở Trào . Thái Nguyên ý. Thay chỗ cho F 10 Quân Đoàn 3. Khi Sư 10 rút vào Tây Nguyên.
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2010, 09:24:10 pm »

Chào bạn. Bạn có thông tin gì về mặt trận Trà Lĩnh Cao Bằng tháng 3 năm 1979 không. Tôi có một số bạn hy sinh thời gian đó nhưng không biết gì về thông tin mộ chí. Nghe nói, sau một số trận đánh bỏ lại nhiều xác chết trong đó có cả đồng đội của ta và T nhưng ngay sau đó bọn địch cho băn pháo để xóa dấu vết có phải vậy không. Một liệt sĩ hy sinh tại Trà lĩnh Cao Bằng. Bác xem tai:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,10071.250.html
Chào bạn.chính xác 100% tháng 2-1979,phòng thủ Trà lĩnh -Cao Bằng,là E 677,F346,sau khi bọn Tầu rút,E 677,chuyển sang phòng thủ huyện Thông Nông,,bạn nên xem những trang viết về Cao Bằng-1979,chỉ tiếc trang viết về lịch sử F346 trong quân sử việt nam,bị xóa quá sớm,nếu bạn tìm lại được trang này,bạn sẽ rõ hơn,năm 1979 trung đoàn 677 chúng tôi đánh ở Trà Lĩnh anh dũng lắm,nhưng hy sinh cũng nhiều,
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2010, 09:30:23 pm gửi bởi tung677 » Logged
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 01:45:21 am »

Chào bác MR.ngan !
ta thì lúc đầu có sự bất ngờ,không kịp đề phòng kháng cự,không có sự thống nhất từ trên xuống dưới
Thời điểm đấy,sự thật vẫn còn nhiều điều rất mù mịt,mong mr .ngan viết kỹ để bà con hiểu biết thêm!
Tóm lại: để không còn vụ bị bất ngờ(lịch sử hàng ngàn năm đã nói rõ)và làm sao có sự thống nhất từ trên xuống(tại sao không?có lẽ lúc đó có những cỡ như HVH muốn VN là một tỉnh của nó) mr.ngan cố nhớ lại nhiều chi tiết cụ thể vào nhé ! để cho bà con biết, chúng đã là gì với quê hương chúng ta! không kẻo bây giờ cũng khối kẻ đang cố lờ đi (tiền thầy bỏ túi,sống chết mặc... ! chúng đang mê man, không còn biết gì đến dân tộc và tổ quốc nữa )rồi lại một ngày:
ta thì lúc đầu có sự bất ngờ, không kịp đề phòng kháng cự, không có sự thống nhất từ trên xuống dưới.
Hồi ký của các CCB phía bắc VM rất muốn được xem nhiều . Và mong có nhiều người đọc .
Cảm ơn MR.Ngan nhé!
 
Logged
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 09:23:44 am »

Mr Ngan à!
Chúc bác khỏe và viết để anh em biết về thời điểm khó khăn đó của đất nước!Mình rất bùi ngùi vì cảnh 2 bạn học chia tay,có vẻ bạn nữ người hoa rất buồn và muốn học vì những gì sẽ xảy ra.Giá chúng ta biết được tâm sự của bạn đó bây giờ thì sẽ hiểu được khối điều trong lòng người bạn ạ!
Hy vong mỏng manh,nhưng biêt đâu đó qua internet bạn lại trao đổi được với các bạn cùng học dịp đó.bạn kể tiếp diễn biến những ngày sau đó nhé!Thân ái !
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 10:11:29 pm »

Cảm ơn các bạn đã khích lệ tôi viết hồi ức về những ngày tháng gian khổ và bi ai của cuộc chiến tranh BGPB 17/2/1979 xẩy ra trên toàn tuyến biên giới của tổ quốc trong đó có quê hương tôi : Tỉnh Cao Bằng. Tôi sẽ viết lại chân thật những gì mà mình chứng kiến, còn nhớ được và tận mắt thấy, tai nghe.
Sau khi ra khỏi nhà và vào con đường đi vào rừng núi phía Tân An thì đến một ngã ba đường Khuổi tít, dòng người sơ tán chia ra làm ba ngả để đi, thực ra lúc đó mọi nhà cũng chẳng biết đi đâu vì không có chỉ dẫn của chính quyền dân phố, chỉ biết là sẽ đi lánh tạm vào rừng một vài ngày rồi quay về nhà, có ai biết là sẽ phải chịu cảnh chạy nạn gần một tháng trời. Lúc đó nhà tôi gồm 4 người cố giữ cự ly và khoảng cách để khỏi lạc nhau và cứ thế cắt đêm tối cùng dòng người nối tiếp nhau đi, trên đường đi cũng gặp một vài thằng bạn nhưng đều như nhau là phải chạy cùng gia đình, vì vậy chuyện trường lớp và chuyện đến trường vào ngày mai ( thứ hai ) để thành lập các đội quân phục vụ chiến đấu không một thằng bạn nào đoái hoài cả. Đêm ấy, khoảng 10h30 tối đoàn người dừng chân ở một bản làng cách thị xã đúng 5 km gọi là bản Khuổi Diển. Các nhà tỏa ra các đồi , bãi để ngả lưng và bàn tán về thời sự, nhà tôi trước khi đi còn kịp đem theo chiếc đài VEP206 của Liên xô bắt rất khỏe và nói to, Bố tôi bật đài để nghe thời sự, có rất đông bà con đến nghe cùng, lúc đó đài đang phát đi bản tin thông báo là Quân xâm lược Trung quốc đã đánh vào các tỉnh trên toàn tuyến biên giới và đã chiếm được nhiều vị trí then chốt của ta như Bát sát ở Hoàng Liên Sơn, Đông khê, Trà lĩnh ở Cao Bằng..vv và đài cũng đưa tin thiệt hại đáng kể của quân tàu nhiều lính bị thương vong, nhiều xe tăng bị bắn cháy.. Và đến lúc đó mọi người dân mới chính thức được biết là chiến tranh đã nổ ra và ngay từ lúc đó trở đi mọi người sẽ phải đối mặt với sự tàn khốc của chiến tranh mà trước đó mới chỉ được nghe kể về nó. Lúc đó là 12h đêm, mọi người đã mệt mỏi và ngủ gà ngủ vịt cạnh những chiếc xe đạp, trên những mảnh vải mưa, thậm trí là trên những giành cỏ khô trải vội, ai cũng tranh thủ chợp mắt vì còn lấy sức để ngày mai chạy tiếp, mọi người cũng đã hiểu ra là việc quay về nhà lúc này là không thể mặc dù vẫn chưa có thông báo chính thức của chính quyền dân phố. Bố tôi và tôi sau khi mọi người đã tản ra thì bắt đầu dò đài BBC để nghe tin tức, hai bố con vặn rất nhỏ, ghé tai vào nghe ( hồi ấy nghe đài BBC vẫn bị cấm - đài địch ) tôi còn nhớ là đài BBC đưa tin là " cuộc chiến dạy cho VN một bài học của TQ đã bắt đầu, hơn 500 ngàn quân đã được huy động tràn vào lãnh thổ việt nam, ngay ngày 17/2 quân Bát nhất với sự yểm trợ của Pháo binh và xe tăng đã chiếm được một số thành phố quan trọng của VN như : Đông khê, Hà quảng, Trà lĩnh, Phục Hòa.. Quân đội VN đã bị bất ngờ và chịu tổn thất lớn cả về quân số cũng như vật chất, nhiều đơn vị bộ đội VN vừa sáng ra chuẩn bị tập thể dục nhìn ra phía trước đã thấy quân TQ tràn vào như kiến, nhiều đồn Biên phòng tối hôm trước CBCS còn đi chới xem phim về khuya ngủ muộn đã bị pháo và súng bộ binh của TQ tiêu diệt,..vv. Nhiều người dân ở các huyện lỵ dọc biên giới sáng sớm đi xuống chợ huyện gặp rất đông lính và xe tăng dẫn đầu thì tưởng là bộ đội ta nên đã tung hô và chạy lại để xem, đến khi toán quân đi đầu lia mấy loạt đạn và chiếc xe tăng đi đầu nổ pháo bắn vào thị trấn thì mới biết là giặc tàu đã đánh vào, lúc đó mới bỏ chạy và luồn rừng về báo cho làng bản biết và tháo chạy vào núi, vào hang..." Mọi người đã ngủ say, hướng về phía biên giới tiếng súng vẫn nổ ầm ì, thỉng thoảng vẫn lóe chớp. Thời điểm đó thời tiết vẫn lạnh giá, mưa phùn gió bấc vẫn thổi vù vù lạnh thấu xương. THật tội nghiệp cho nhân dân, nhà cửa không có, chăn màn cũng không, người khỏe, thanh niên còn đỡ, chỉ khổ cho người già và trẻ em. Mấy thằng choai chúng tôi lúc này mới bắt đầu tuồn đi thăm nhà nhau, tụ tập trò chuyện, mấy thằng còn có ý định nếu ngày mai mà có hiệu lệnh của nhà trường hay của chính quyền kêu gọi ở lại chiến đấu thì nhất định sẽ cùng nhau chốn nhà để quay về thị xã tình nguyện phục vụ và chiến đấu, mãi tận hơn 1h đêm bọn tôi mới tỏa ra về chỗ nhà mình trú ngụ và ngủ tít. Kết thúc ngày đầu tiên của cuộc chiến và cũng là ngày đầu tiên của cuộc chạy tàu đúng nghĩa của nó, ngày 17/2/1979.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
fx74rc
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #17 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2010, 12:03:00 pm »

Mấy thằng choai chúng tôi lúc này mới bắt đầu tuồn đi thăm nhà nhau, tụ tập trò chuyện, mấy thằng còn có ý định nếu ngày mai mà có hiệu lệnh của nhà trường hay của chính quyền kêu gọi ở lại chiến đấu thì nhất định sẽ cùng nhau chốn nhà để quay về thị xã tình nguyện phục vụ và chiến đấu, mãi tận hơn 1h đêm bọn tôi mới tỏa ra về chỗ nhà mình trú ngụ và ngủ tít. Kết thúc ngày đầu tiên của cuộc chiến và cũng là ngày đầu tiên của cuộc chạy tàu đúng nghĩa của nó, ngày 17/2/1979.


các bác đúng là tuổi trẻ nhiệt huyết, lúc nào cũng sẵn sàng bảo vệ tổ quốc
Logged
vinaheart
Thành viên
*
Bài viết: 116


« Trả lời #18 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2010, 12:42:24 pm »

Ở trên bác Ngan có thông tin là khi quân TQ xâm lược thì dân vẫn chưa được thông tin chính thức, kịp thời qua phương tiện truyền thông (đài phát thanh, truyền thanh v.v..). Em thì vẫn nhớ như in ngày đài phát thanh tiếng nói VN phát bản tin thông báo TQ xâm lược vào buổi sáng sớm. Do còn bé nên em không nhớ chính xác ngày, do còn nhớ vì lúc đó cả nhà ngồi nghe đều lặng người đi cả !. Các bác cao niên còn nhớ chính xác là thông tin quân TQ xâm lược ngày 17/2/1979 được loan báo chính thức đúng sáng ngày 17/2 hay ngày hôm sau mà dân ở TX CB lại không biết ạ !
Logged
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #19 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2010, 10:28:40 pm »

Ở trên bác Ngan có thông tin là khi quân TQ xâm lược thì dân vẫn chưa được thông tin chính thức, kịp thời qua phương tiện truyền thông (đài phát thanh, truyền thanh v.v..). Em thì vẫn nhớ như in ngày đài phát thanh tiếng nói VN phát bản tin thông báo TQ xâm lược vào buổi sáng sớm. Do còn bé nên em không nhớ chính xác ngày, do còn nhớ vì lúc đó cả nhà ngồi nghe đều lặng người đi cả !. Các bác cao niên còn nhớ chính xác là thông tin quân TQ xâm lược ngày 17/2/1979 được loan báo chính thức đúng sáng ngày 17/2 hay ngày hôm sau mà dân ở TX CB lại không biết ạ !
_______________________________________________________________________________________________________________
_Tôi nhớ không nhầm ngày 17-2-1979. Năm đó tôi đã 16 tuổi. Đài Truyền Hình VN đã lên sóng một kênh,một tuần 3 buổi vào thứ tư- thư bảy-chủ nhật. Ngày hôm đó ở Hà Nội mãi đến tối thông tin đại chúng kể cả Ti Vi đến khoảng 21 giờ ngày 17-2 1979. Mới công bố chiến tranh biên giới phía bắc chên toàn tuyến biên giới Việt Trung cho nhân dân Hà Nội biết !
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM