Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:21:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 388900 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« vào lúc: 15 Tháng Tư, 2010, 10:05:36 pm »

Chào các đồng chí, tôi xin được tham gia 4r với tư cách là một người sinh ra và lớn lên ở thị xã CAO BẰNG, Năm 1979 tôi học lớp 9/10 tại Trường cấp 3 thị xã CB, Năm 1986 là sĩ quan tại Trạm Cơ công ( Trạm sửa chữa thông tin ) thuộc phòng Thông tin, Bộ tham mưu quân đoàn 26 đóng tại Bản Bó lếch, xã Hoàng Tung, Cao Bình, Hòa An, Cao Bằng. Tôi đã từng tham gia chuẩn bị hậu phương cho cuộc chiến tranh chống bành trướng năm 1978, từng cùng gia đình - bạn bè - hàng xóm chạy tàu khi Trung quốc bắt đầu đánh sang Việt nam ngày 17/2/1979 ( nói đúng hơn là vào đêm 16/2/1979 ), từng là những người đầu tiên trở về thị xã sau khi quân tàu rút khỏi CB chứng kiến cảnh hoang tàn của thị xã với hình ảnh xác chết vẫn còn ngổn ngang ở các nơi khuất hẻo,...Tôi rất mong nhận được nhiều giao lưu từ các đồng chí, các bạn đã từng chiến đấu hoặc từng là lính của Quân đoàn 26 ( đã giải thể năm 1989 ).
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #1 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2010, 12:49:22 am »

Chào các đồng chí, tôi xin được tham gia 4r với tư cách là một người sinh ra và lớn lên ở thị xã CAO BẰNG, Năm 1979 tôi học lớp 9/10 tại Trường cấp 3 thị xã CB, Năm 1986 là sĩ quan tại Trạm Cơ công ( Trạm sửa chữa thông tin ) thuộc phòng Thông tin, Bộ tham mưu quân đoàn 26 đóng tại Bản Bó lếch, xã Hoàng Tung, Cao Bình, Hòa An, Cao Bằng. Tôi đã từng tham gia chuẩn bị hậu phương cho cuộc chiến tranh chống bành trướng năm 1978, từng cùng gia đình - bạn bè - hàng xóm chạy tàu khi Trung quốc bắt đầu đánh sang Việt nam ngày 17/2/1979 ( nói đúng hơn là vào đêm 16/2/1979 ), từng là những người đầu tiên trở về thị xã sau khi quân tàu rút khỏi CB chứng kiến cảnh hoang tàn của thị xã với hình ảnh xác chết vẫn còn ngổn ngang ở các nơi khuất hẻo,...Tôi rất mong nhận được nhiều giao lưu từ các đồng chí, các bạn đã từng chiến đấu hoặc từng là lính của Quân đoàn 26 ( đã giải thể năm 1989 ).

Bác là nhân chứng sống,khi cuộc chiến xẩy ra trên quê hương thân yêu của bác,Cao Bằng.Và cũng chứng kiến hậu chiến tại nơi đó.Rất mong bác viết ra một trong hay toàn bộ những gì ký ức bác đã ghi lại,giữ lại ở trong đầu,cho các CCB cùng suy ngẫm.
Chào bác tham gia cùng Quansuvn.net với hội đồng CCB.trên mọi miền của tổ quốc.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2010, 12:09:41 pm »

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng biên cương của tổ quốc nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng như :Hang Pác Bó nơi đón người Cha già của dân tộc trở về lãnh đạo phong trào cách mạng GPDT năm 1941, Khu rừng Trần Hưng Đạo đã che chắn cho Trung đội VNTTQPQ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ngày mới thành lập, Đồn Khai phắt - Nà Ngần chứng kiến những chiến công đầu tiên của Quân đội NDVN, Đồn Đông khê mở màn cho chiến dịch Biên giới với hình ảnh nổi tiếng của Bác Hồ đang cầm điện thoại chỉ huy chiến dịch.... Có nhiều danh lam thắng cảnh đi vào sách vở như : Đèo giàng, Đèo gió, Thác bản Giốc, Động ngườm ngao ... và có những đặc sản không nơi nào có thể sánh được : Hạt dẻ Trùng Khánh, Cá diềm xanh, Hồng không hột, Gà sống thiến béo ngậy...Nhà tôi sinh sống tại Thị xã Cao Bằng từ năm 1961 trước khi tôi ra đời 2 năm, nghe Bố tôi kể là lúc đó khu phố Lò Lợn nằm trên đường 4A cách trung tâm thị xã khoảng 1 Km mới chỉ có một vài nóc nhà và một cái BA TOA ( nơi mổ trâu bò, lợn.. lấy thực phẩm cung cấp cho quân đội Pháp đóng quân ở thị xã CB vào những năm trước kia ) còn đâu là rừng núi âm u, cây cối rập rạm.Con đường 4a qua nhà tôi nối thị xã CB với thị trấn Đông khê, Thị trấn THất khê, Na Sầm và thị xã Lạng Sơn có đèo Bông lau nổi tiếng đi vào lịch sử đánh giặc pháp của Quân đội NDVN thời kỳ trứng nước. Thị xã Cao Bằng là một thị xã miền núi có lẽ là nhỏ nhất trong các tx miền núi khác, nhưng bù lại sự nhỏ bé của mình, tx Cao bằng lại được sông núi ở đây tạo nên một cảnh sơn tình hữu thủy tuyệt đẹp. Hai con sông Bằng giang và Hiến giang hợp với nhau ôm lấy thị xã một cách đằm thắm hài hòa và xuôi dòng về phía bên kia biên giới nơi mà sau này chúng ta sẽ phải đề cập rất nhiều, rất nhiều điều về đất nước, con người và những việc làm đối với mảnh đất Cao Bằng. Bao bọc hai dòng sông lại là những ngọn núi trùng trùng điệp điệp với màu xanh phủ kín quanh năm, những ngọn núi này đến tận bây giờ tuổi đã lên hàng Ông mà tôi chưa bao giờ leo lên được...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2010, 11:24:11 pm »

Chào các đồng chí, tôi xin được tham gia 4r với tư cách là một người sinh ra và lớn lên ở thị xã CAO BẰNG, Năm 1979 tôi học lớp 9/10 tại Trường cấp 3 thị xã CB, Năm 1986 là sĩ quan tại Trạm Cơ công ( Trạm sửa chữa thông tin ) thuộc phòng Thông tin, Bộ tham mưu quân đoàn 26 đóng tại Bản Bó lếch, xã Hoàng Tung, Cao Bình, Hòa An, Cao Bằng. Tôi đã từng tham gia chuẩn bị hậu phương cho cuộc chiến tranh chống bành trướng năm 1978, từng cùng gia đình - bạn bè - hàng xóm chạy tàu khi Trung quốc bắt đầu đánh sang Việt nam ngày 17/2/1979 ( nói đúng hơn là vào đêm 16/2/1979 ), từng là những người đầu tiên trở về thị xã sau khi quân tàu rút khỏi CB chứng kiến cảnh hoang tàn của thị xã với hình ảnh xác chết vẫn còn ngổn ngang ở các nơi khuất hẻo,...Tôi rất mong nhận được nhiều giao lưu từ các đồng chí, các bạn đã từng chiến đấu hoặc từng là lính của Quân đoàn 26 ( đã giải thể năm 1989 ).
tôi là lính e 677,f 346,QD 26 đóng quân ở thông nông ,Cao bằng ,từ 1981-1985,rất vui được gặp bạn,tôi đã trả lời bạn 2 tin ,mà chưa thấy bạn hồi âm,bạn là sỹ quan thông tin có phải không?
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2010, 03:33:49 pm »

Chào bạn Tùng - e677 , thật lòng xin lỗi bạn, cuộc sống mưu sinh vất vả quá, bận suốt, chỉ vào thứ bẩy hoặc chủ nhật mới có một chút thời gian vào quansu để hồi tưởng những năm tháng trong quân ngũ và thăm hỏi giao lưu với nhau. Bạn thông cảm nhé.Vâng, tôi là sĩ quan thông tin thuộc Phòng thông tin , Bộ tham mưu - Quân đoàn 26, qua bài viết của bạn tôi cũng được biết bạn cũng là lính thông tin của Trung đoàn, vâng, thế là chúng ta vừa là đồng đội vừa là đồng nghiệp trong quân ngũ.Tôi là sĩ quan dự bị được động viên vào quân đội nên dù là sĩ quan có số nhưng lại được điều về Trạm sửa chữa Thông tin của Phòng Thông tin chuyên sửa chữa các thiết bị Thông tin cấp sư đoàn và quân đoàn như : Tổng đài các loại ( 10 số, 100 số mà ta vẫn gọi là UD10 hoặc UD100.. ), các loại máy Tải ba 1 đường, 3 đường,..., Theo như bạn viết thì bạn là lính thông tin 2w, tức là lính thông tin cơ động mang máy P105D hoặc P105E phải không ? Các máy đó được sản xuất và sử dụng từ thời chiến tranh thế giới thứ 2 của Liên xô rồi, nặng và kém lắm, đang đói mà phải đeo nó mà chạy thì hết hơi bạn nhỉ.. Nếu bạn nào may ra được mang máy của bọn Mẽo PRC25 thì nhẹ nhàng và tín hiệu cũng tốt. Thế ra bạn và bạn Thịnh cùng Trung đoàn à và cùng là lính Hà nội ? Bạn đi lính năm 1981 tức là học xong lớp 10 năm 1980 và 1981 là lên đường phải không ? Nếu đúng như vậy thì tôi và bạn có thể là đồng niên nữa. Tôi tốt nghiệp cấp III phổ thông năm 1980 và đi ĐH luôn, bạn tôi có rất nhiều người đi lính vào đầu năm sau (1981). Ở đơn vị bạn có đ/c nào lính thị xã Cao bằng đi năm 1981 không ? Nếu có thì chắc chắn tôi sẽ biết.
Ở trong quân đôi thì nó phân cấp theo ngành dọc, về binh chủng thông tin thì Trong một quân đoàn : Phòng Thông tin là cao nhất ( Nằm trong bộ tham mưu của QD ) sau đó đến Sư đoàn là Ban thông tin, Trung đoàn là trợ lý thông tin... Tôi ở Trạm SCTT cũng được đón tiếp rất nhiều cán bộ và chiến sĩ ở ban thông tin sư đoàn đến để lĩnh vật tư thiết bị thay thế như các phụ tùng, linh kiện, nguồn ắc quy, pin ..vv nhưng rất hiếm có các đ/c ở Trung đoàn lên. Bạn Tùng có bao giờ lên Trạm SCTT quân đoàn không ? Chắc là bạn được huấn luyện lính thông tin ở trường quân chính của QD phải không, nó đóng ở cây số 5 ( xã Đề thám ) ấy. Thế nhé bạn Tùng, bạn cố nhớ xem có đồng đội nào ở thị xã CB và đi lính cùng năm với bạn 1981 không nhé. Hẹn bạn lần sau kể nhiều chuyện hơn về CB
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 10:20:49 pm »

Xin phép cả nhà cho tôi viết hơi dài một chút về thời gian trước khi xẩy ra cuộc chiến 17/2/1979.
Tháng 9 Năm 1978, Tôi học lớp 9 trường cấp III thị xã Cao bằng, cũng như các bạn ở dưới xuôi, đầu năm học của các lớp cấp III là có khoảng một tuần học quân sự, riêng năm đó ở trên vùng biên chúng tôi phải tập quân sự với thời gian hơn hai tuần, trong thời gian đó chúng tôi được làm quen và sử dụng thành thạo các loại vũ khí gọi là hiện đại ở thời điểm đó như : AK47, RPD, RPK, B40, B41,.. sau khóa học đó chúng tôi được bắn đạn thật với súng CKC bán tự động ( K63 ) băng đạn 11 viên. Ngoài ra chúng tôi cũng phải học thêm cách cứu thương, tải thương, giao liên, dẫn đường và các công việc về hậu cần trong chiến tranh. Thời điểm đó, các phương tiện thông tin đại chúng ( chủ yếu là nghe đài - Hồi ấy trên Cao Bằng chưa có Ti vi ) cũng đã nói nhiều về việc xô xát giữa VN và TQ ở vành đai biên giới , sự vụ người Hoa bị cưỡng ép ( cả hai phía ) di tản về nước hoặc ra nước thứ ba, xa gần về một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra sớm hay muộn... và chúng tôi - những thanh niên choai choai - cũng ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân ở một tỉnh phên dậu của tổ quốc, chúng tôi cũng rất phấn khởi và vui thích học miệt mài các chiến thuật bộ binh  như lăn lê, đi khom, vừa tiến vừa dò mìn, xạ kích ban đêm ... Nói chung là sau khi học xong hai tuần đó thì nếu chiến tranh có xẩy ra mà trang bị vũ khí cho trường cấp III chúng tôi thì đó cũng là một Trung đoàn thép chứ chả chơi đâu! Lúc đó lớp của tôi có 03 bạn là người Hoa, tôi còn nhớ rất rõ họ tên của cả bốn bạn đó là : Hoàng Cắm Choóng, Vương Kinh và một bạn gái Dương Lệ Mẫn rất xinh ( thường con gái Việt gốc hoa bao giờ cũng xinh ), học giỏi. Tôi cũng không hiểu vì sao mà cả ba bạn này và gia đình đều không chạy về nước như các gia đình người Hoa khác ( về sau này khi chiến tranh xẩy ra thì tôi mới hiểu ). Trong suốt cả kỳ 1 năm học này ( từ tháng 9 đến hết năm 1978 ) cả 03 bạn đều ở trạng thái ít nói, thường trầm tư một mình và hay xa lánh chúng tôi ( trước đây chúng tôi rất thân với nhau ) nhất là bạn Mẫn, những lúc ra chơi bạn ấy chỉ ở lại trong lớp và khóc một mình, càng về cuối năm và gần đến tết 1979 bạn càng hay khóc hơn, chúng tôi cũng hay đến hỏi và động viên bạn ấy. Đến cuối tháng 1/1979 thi học kỳ 1 xong và chuẩn bị nghỉ tết, tôi nhớ là vào một buổi học trước khi ra về Mẫn có nói với tôi ( vừa nói vừa khóc ) : Tôi với bạn chia tay, ngày mai tôi nghỉ học, tối nay tôi sẽ đi và biết đâu trong những ngày tới tôi với bạn sẽ ở trên hai chiến tuyến và... Mẫn nghẹn lời  chạy ào đi, lúc đó tôi rất thương bạn ấy không biết nói gì chỉ đứng ngẩn tò te nhìn theo bóng dáng người bạn gái chạy khuất sau cánh cổng trường. Từ hôm sau cả ba bạn người Hoa đều không đến học nữa. Mà cũng thật lạ là không một ai trong lớp, kể cả thầy cô bàn tán về việc này, cả lớp coi việc ba bạn không đi học là một điều dĩ tất ngẫu vậy. Tết đến, cả thị xã ăn một cái tết giản dị, đầm ấm nhưng có một điều khác thường là cấm không được đốt pháo vào đêm giao thừa ( có lẽ là ta cũng sợ bọn gián điệp tàu thừa lúc pháo nổ phá hoại gì chăng ). Xin phép các Bác, lần sau tôi viết tiếp.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2010, 10:46:59 pm gửi bởi Mr.Ngan » Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #6 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 10:58:32 pm »

Cảm ơn bác,đã cho những người lính chiến tụi em.Nhìn nhận được gần thực tế hơn với những cái mà đến nay vẫn cảm thấy rất mơ hồ.tại sao ? họ lại đơn giản,đem quân gây hấn với một đất nước nhỏ bé như Việt Nam,một đất nước vừa trải qua chiến tranh và dành được nền độc lập trọn vẹn. Huh
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 10:37:47 pm »

Chào các Bác, tôi xin được viết tiếp những hồi nhớ về những ngày tháng "đánh tàu " của bản thân, nếu có gì không phải xin các bác góp ý để tôi sửa nhé.
Trước hết, hôm nay là 29/4/2010, ngày này 35 năm trước là những ngày hào hùng anh dũng của các bác CCB thời đánh Mỹ, là thế hệ sau này, tôi xin kính chúc các Bác CCB đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và mãi mãi là những tấm gương về mọi mặt cho các thế hệ sau này noi theo.
Sau khi ăn tết năm 1979 xong, cuộc sống lại quay trở lại thường ngày của nó ngay từ mồng 3 tết ( không như bây giờ tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng 3 rượu chè ), chúng tôi lại cắp sách đến trường. Ngoài thời gian học chính khóa buổi sáng còn buổi chiều chúng tôi phải đào giao thông hào quanh trường, và trên giao thông hào đó lại mở hầm chữ A sang hai bên. Tình hình lúc đó rất khẩn trương, đâu đâu người lớn cũng thầm thì về một cuộc chiến tranh sẽ xẩy ra nay mai. Có rất nhiều chuyện mà bon choi chúng tôi cũng rất quan tâm như : Ăn tết xong là tàu sẽ đánh VN và cho VN một bài học về việc dám làm tiểu bá, Bọn bành trướng đã cho quân áp sát biên giới rồi, Quân của ta hiện có tại các huyện là rất mỏng, Chỉ huy trưởng Thị đội : Trung Tá Loòng tuyên bố nếu Tàu thò tay sang đánh ta thì ta không những chống trả mà còn kéo luôn cả người nó sang để dần cho một mẻ,..vv Tuy nhiên bọn choai tôi ( mà có lẽ cả mọi người lớn nhỏ ) đều không tin là tầu sẽ đánh mà chỉ nghĩ là chắc chỉ lại gây hấn ném đá, gậy gộc rồi lại thôi. Hôm ấy là thứ Bẩy 16/2/1979, rạp ngoài trời chiếu bộ Phim chiến đấu của Liên Xô " Giải Phóng " ( Nếu ai đã lên thị xã Cao bằng thì đều biết Rạp ngoài trời, nhưng thời ấy rạp ngoài trời không phải ở chỗ bây giờ mà là ở giữa Phố Thầu khoảng đất giáp với sông Bằng giang ), vì là phim Chiến đấu của Liên xô mà lại chiếu liền 3 tập nên toàn dân thị xã đi xem rất đông, tất nhiên bon choai chúng tôi cả trai lẫn gái đều có mặt đầy đủ, mãi đến tận 11h khuya phim mới chiếu xong ( hồi ấy 11h đã là khuya lắm lắm rồi ) mọi người tản mạn ra về thì nhìn về phía biên giới hướng Trà lĩnh, Quảng hòa, Đông Khê có rất nhiều ánh chớp lóe lên và nếu ai thính tai thì có thể nghe được tiếng ì ầm. Mọi người thấy lạ là không có mưa mà mùa mưa chưa đến sao lại có sấm chớp làm vậy, tuy nhiên cũng chẳng có ai biết được điều tệ hại nhất đã xẩy ra, mọi người vẫn bàn tán về bộ phim và ra về đi ngủ một giấc ngon lành. Sáng sớm hôm sau, tôi ngủ dậy vẫn không có gì khác thường, đài truyền thanh thị xã vẫn nói bình thường, mọi người đều ở nhà vì là Chủ nhật. Nhưng đến khoảng 9 giờ sáng thì mọi người nhao nhao cả lên vì những người ra phố về kể là gặp nhiều xe ô tô chở bộ đội bị thương, bông băng quấn đầy đầu, xe chở bộ đội hối hả qua cầu bằng giang hướng về trà lĩnh, trùng khánh... tôi mới chạy ra đường thì đúng quả là như vậy ( đường qua nhà tôi là đường xuống bệnh viện đa khoa tỉnh ) từng chiếc xe chở rất nhiều thương binh mặt mày tái mét vì mất máu nối đuôi nhau chạy về hướng bệnh viện Tỉnh nhưng tuyệt nhiên không thấy một tiếng rên la đau đơn nào phát ra. Đến lúc đó thì mọi người mới thực sự  tin là chiến tranh đã xẩy ra trên quê hương của mình. Tuy nhiên vào lúc đó, đài truyền thanh thị xã mới chỉ phát đi một lời thông báo là đề nghị bà con sửa sang lại hầm hố và đợi chỉ thị tiếp theo, lúc đó là 11h00 trưa ngày 17/2/1979. Tất cả mọi người đều sửa sang lại hầm hố của nhà mình, bọn trẻ con thì cứ thỉnh thoảng lại chạy về thông báo là đếm được bao nhiêu xe chở thương binh về Bệnh viện, còn tôi lúc đó thì sang nhà người hàng xóm để giúp một cô đào hầm, chồng cô này đang ở bộ đội bên Campuchia, cô có 2 đứa con còn nhỏ. Đến 12h30 thì tôi giúp xong và về nhà ăn cơm. Trong bữa cơm, Bố tôi nhắc mọi người không được đi đâu xa để chờ xem có chỉ thị gì của ủy ban ND thị xã thông báo không. Lúc đó tôi chợt nghĩ về lớp học và trường cấp III của tôi, tôi vội chạy sang nhà thằng bạn là lớp trưởng xem tình hình nó như thế nào thì nó cũng chả hơn gì tôi, chẳng biết làm gì vào lúc này vì hôm nay là chủ nhật nên không ai đến trường cả. Cả chiều hôm ấy mọi người đều không ai ra khỏi nhà và chờ nghe loa phóng thanh của đài truyền thanh thị xã. Đến đúng 5h chiều, mọi nhà đang nấu cơm tối thì loa phóng thanh bỗng vang lên một thông báo ngắn ngủi : " Yêu cầu bà con khẩn trương sơ tán ra khỏi phạm vi thị xã 5 km và chờ thông báo tiếp theo " Cũng chẳng thông báo là tàu đánh nên phải sơ tán, cũng chẳng hướng dẫn là nên sơ tán theo hướng nào, nên đem theo những gì. THế là tất cả mọi nhà nháo nhào chuẩn bị đi sơ tán. Nhà tôi lúc ấy, cơm vừa chín, mẹ tôi bảo dọn ra ăn, nhưng Bố tôi bảo phải chuẩn bị đi sơ tán đã, thế là mâm cơm bỏ đó, cả nhà tôi chuẩn bị đóng gói đồ đạc, bao tải gạo, quần áo, các giấy tờ quý như sổ gạo, hộ khẩu, sổ tiết kiệm... buộc lên ba chiếc xe đạp ( bố tôi, anh tôi và tôi ) mỗi người một cái, mẹ tôi yếu nhất gánh một bên là cái nồi to nấu cơm, bên trong có một cái nồi nhỏ để nấu thức ăn, còn bên kia là một cái sô tôn đựng nước uống, thế là cuống quýt đi ra khỏi nhà sơ tán vì lúc đó có lệnh là phải ra khỏi thị xã lúc 6h tối. Nhà cửa, điện đóm, đồ đạc vẫn còn để nguyên như vậy, trong chuồng lợn gà vẫn ủn ỉn, chú chó và con mèo vẫn nằm trông nhà mà không biết là sẽ phải xa chủ mãi mãi. Ra đến con đường đi vào Mỏ muối thì trời tối om, đường đông như trẩy hội, người xe ken vào nhau, tiếng í ới tìm nhau loạn xị ngậu... đúng là cảnh chạy loạn.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 12:03:29 am »

CHÀO Mr.Ngan,lẽ ra hôm nay tôi đi Cao bằng,nhưng vì bận đột xuất không đi được,từ năm 2005-2009 năm nào tôi cùng Thịnh và một số anh em khác đều lên trên đó,tôi có ông anh đồng ngũ lính 1978 quê dưới xuôi lấy vợ thị xã,anh ấy quí tôi lắm,anh ấy tên là Sơn,hiện công tác tại ngân hàng nhà nước tỉnh C B,anh ấy là phó phòng hành chính kiêm bí thư chi bộ ngân hàng tỉnh,nhà ở gần khách sạn Suối Ngàn,ở cạnh chỗ lở đất chết mấy người năm 2006 đó,anh ấy là lính E 677 sau về tài vụ F346,ở lính một thời gian tôi sử dụng PRC-25 sau hết nguồn,thì dùng xi lích 71 của Tầu,sau nữa thì dùng P-105M sản xuất năm 1977 còn khá mới,ôi thị xã CB,thơ mộng lam sao,2 giòng sông Bằng +sông Hiến bao quanh thị xã ,nhắc tới đây lòng tôi tràn ngập cảm xúc....hẹn gặp lại tại CB.chào bạn
Logged
bichngoc
Thành viên
*
Bài viết: 185


« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 05:00:05 pm »

Chào các Bác, tôi xin được viết tiếp những hồi nhớ về những ngày tháng "đánh tàu " của bản thân, nếu có gì không phải xin các bác góp ý để tôi sửa nhé.
Trước hết, hôm nay là 29/4/2010, ngày này 35 năm trước là những ngày hào hùng anh dũng của các bác CCB thời đánh Mỹ, là thế hệ sau này, tôi xin kính chúc các Bác CCB đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và mãi mãi là những tấm gương về mọi mặt cho các thế hệ sau này noi theo.
Sau khi ăn tết năm 1979 xong, cuộc sống lại quay trở lại thường ngày của nó ngay từ mồng 3 tết ( không như bây giờ tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng 3 rượu chè ), chúng tôi lại cắp sách đến trường. Ngoài thời gian học chính khóa buổi sáng còn buổi chiều chúng tôi phải đào giao thông hào quanh trường, và trên giao thông hào đó lại mở hầm chữ A sang hai bên. Tình hình lúc đó rất khẩn trương, đâu đâu người lớn cũng thầm thì về một cuộc chiến tranh sẽ xẩy ra nay mai. Có rất nhiều chuyện mà bon choi chúng tôi cũng rất quan tâm như : Ăn tết xong là tàu sẽ đánh VN và cho VN một bài học về việc dám làm tiểu bá, Bọn bành trướng đã cho quân áp sát biên giới rồi, Quân của ta hiện có tại các huyện là rất mỏng, Chỉ huy trưởng Thị đội : Trung Tá Loòng tuyên bố nếu Tàu thò tay sang đánh ta thì ta không những chống trả mà còn kéo luôn cả người nó sang để dần cho một mẻ,..vv Tuy nhiên bọn choai tôi ( mà có lẽ cả mọi người lớn nhỏ ) đều không tin là tầu sẽ đánh mà chỉ nghĩ là chắc chỉ lại gây hấn ném đá, gậy gộc rồi lại thôi. Hôm ấy là thứ Bẩy 16/2/1979, rạp ngoài trời chiếu bộ Phim chiến đấu của Liên Xô " Giải Phóng " ( Nếu ai đã lên thị xã Cao bằng thì đều biết Rạp ngoài trời, nhưng thời ấy rạp ngoài trời không phải ở chỗ bây giờ mà là ở giữa Phố Thầu khoảng đất giáp với sông Bằng giang ), vì là phim Chiến đấu của Liên xô mà lại chiếu liền 3 tập nên toàn dân thị xã đi xem rất đông, tất nhiên bon choai chúng tôi cả trai lẫn gái đều có mặt đầy đủ, mãi đến tận 11h khuya phim mới chiếu xong ( hồi ấy 11h đã là khuya lắm lắm rồi ) mọi người tản mạn ra về thì nhìn về phía biên giới hướng Trà lĩnh, Quảng hòa, Đông Khê có rất nhiều ánh chớp lóe lên và nếu ai thính tai thì có thể nghe được tiếng ì ầm. Mọi người thấy lạ là không có mưa mà mùa mưa chưa đến sao lại có sấm chớp làm vậy, tuy nhiên cũng chẳng có ai biết được điều tệ hại nhất đã xẩy ra, mọi người vẫn bàn tán về bộ phim và ra về đi ngủ một giấc ngon lành. Sáng sớm hôm sau, tôi ngủ dậy vẫn không có gì khác thường, đài truyền thanh thị xã vẫn nói bình thường, mọi người đều ở nhà vì là Chủ nhật. Nhưng đến khoảng 9 giờ sáng thì mọi người nhao nhao cả lên vì những người ra phố về kể là gặp nhiều xe ô tô chở bộ đội bị thương, bông băng quấn đầy đầu, xe chở bộ đội hối hả qua cầu bằng giang hướng về trà lĩnh, trùng khánh... tôi mới chạy ra đường thì đúng quả là như vậy ( đường qua nhà tôi là đường xuống bệnh viện đa khoa tỉnh ) từng chiếc xe chở rất nhiều thương binh mặt mày tái mét vì mất máu nối đuôi nhau chạy về hướng bệnh viện Tỉnh nhưng tuyệt nhiên không thấy một tiếng rên la đau đơn nào phát ra. Đến lúc đó thì mọi người mới thực sự  tin là chiến tranh đã xẩy ra trên quê hương của mình. Tuy nhiên vào lúc đó, đài truyền thanh thị xã mới chỉ phát đi một lời thông báo là đề nghị bà con sửa sang lại hầm hố và đợi chỉ thị tiếp theo, lúc đó là 11h00 trưa ngày 17/2/1979. Tất cả mọi người đều sửa sang lại hầm hố của nhà mình, bọn trẻ con thì cứ thỉnh thoảng lại chạy về thông báo là đếm được bao nhiêu xe chở thương binh về Bệnh viện, còn tôi lúc đó thì sang nhà người hàng xóm để giúp một cô đào hầm, chồng cô này đang ở bộ đội bên Campuchia, cô có 2 đứa con còn nhỏ. Đến 12h30 thì tôi giúp xong và về nhà ăn cơm. Trong bữa cơm, Bố tôi nhắc mọi người không được đi đâu xa để chờ xem có chỉ thị gì của ủy ban ND thị xã thông báo không. Lúc đó tôi chợt nghĩ về lớp học và trường cấp III của tôi, tôi vội chạy sang nhà thằng bạn là lớp trưởng xem tình hình nó như thế nào thì nó cũng chả hơn gì tôi, chẳng biết làm gì vào lúc này vì hôm nay là chủ nhật nên không ai đến trường cả. Cả chiều hôm ấy mọi người đều không ai ra khỏi nhà và chờ nghe loa phóng thanh của đài truyền thanh thị xã. Đến đúng 5h chiều, mọi nhà đang nấu cơm tối thì loa phóng thanh bỗng vang lên một thông báo ngắn ngủi : " Yêu cầu bà con khẩn trương sơ tán ra khỏi phạm vi thị xã 5 km và chờ thông báo tiếp theo " Cũng chẳng thông báo là tàu đánh nên phải sơ tán, cũng chẳng hướng dẫn là nên sơ tán theo hướng nào, nên đem theo những gì. THế là tất cả mọi nhà nháo nhào chuẩn bị đi sơ tán. Nhà tôi lúc ấy, cơm vừa chín, mẹ tôi bảo dọn ra ăn, nhưng Bố tôi bảo phải chuẩn bị đi sơ tán đã, thế là mâm cơm bỏ đó, cả nhà tôi chuẩn bị đóng gói đồ đạc, bao tải gạo, quần áo, các giấy tờ quý như sổ gạo, hộ khẩu, sổ tiết kiệm... buộc lên ba chiếc xe đạp ( bố tôi, anh tôi và tôi ) mỗi người một cái, mẹ tôi yếu nhất gánh một bên là cái nồi to nấu cơm, bên trong có một cái nồi nhỏ để nấu thức ăn, còn bên kia là một cái sô tôn đựng nước uống, thế là cuống quýt đi ra khỏi nhà sơ tán vì lúc đó có lệnh là phải ra khỏi thị xã lúc 6h tối. Nhà cửa, điện đóm, đồ đạc vẫn còn để nguyên như vậy, trong chuồng lợn gà vẫn ủn ỉn, chú chó và con mèo vẫn nằm trông nhà mà không biết là sẽ phải xa chủ mãi mãi. Ra đến con đường đi vào Mỏ muối thì trời tối om, đường đông như trẩy hội, người xe ken vào nhau, tiếng í ới tìm nhau loạn xị ngậu... đúng là cảnh chạy loạn.
Đây là một đoạn quân TQ tiến vào CB bác coi thử xem có đúng là CB không http://www.youtube.com/watch?v=ECbhcqdIN5g
Và cảnh quân TQ tiến vào VN http://www.youtube.com/watch?v=v4u2DjnMnSg&feature=related
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM