Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:15:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhân dân ta rất anh hùng - Nhà xuất bản Văn học - 1976  (Đọc 38778 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2010, 06:46:58 pm »

Sinh mê, ba người bèn đòi học chữ. Tôi dạy cho mỗi ngày một ít. Độ ba tháng đánh vần, đọc được võ vẽ càng say. Sáng chưa mở mắt đã: “Anh Hùng, học chứ!”. Ít lâu thì đọc thông thạo, mỗi tay một cuốn sách nằm đọc. Nếu không có cùm thì tưởng xà-lim là buồng của học trò nghèo mất.

Biết chữ rồi chúng tôi đóng tuồng. Sẵn vở đấy, chia nhau học rồi diễn. Lật úp bô đựng … lại làm trống chầu gõ nhịp. Hát theo vai, theo vở. Í a ì a, giọng kim giọng thổ trầm thanh đủ cả, cứ um lên, rất vui. Đang đêm, bọn gác không hiểu là cái gì, chạy xô đến, ngạc nhiên thấy chúng tôi trần như nhộng đang vuốt râu (tưởng tượng) mà đang hát. Tôi bảo chúng: “Đi đi, không xảy ra cái gì đâu. Nhà tù các anh buồn lắm, chúng tôi diễn tuồng chơi đấy”.

*
* *

Theo lệ thường thì án tử hình cứ đến tháng thứ sáu, thứ bảy là rõ kết quả. Hoặc ý án: lên máy chém. Hoặc phá án: không lên máy chém, án tử hình hạ xuống chung thân hoặc khổ sai.

Tôi đã nằm đến tháng thứ bảy. Một Dậm bị rồi. Trước khi chém, bọn Tây lôi anh đến giam ở nơi khác. Một buổi sáng, còn mờ mờ đất, có tiếng người qua cửa. Rồi Dậm hỏi: “Anh Hùng ơi, chúng nó đem chém tôi đây. Các anh ở lại mạnh khỏe”. Trước đây ít lâu, Dậm rất bồn chồn, không ăn được. Tối thừ ra không nói, không đọc sách, chỉ nằm nhìn trần nhà rồi cuốn một điếu thuốc to bằng ngón tay cái, hút xong nhổ bẹt lên tường. Cuống thuốc lá dính lên tường đã thành một hàng dài khô đét, chúng mới giải anh đi.

Còn tôi và hai đồng chí đảng viên cùng đến đây với tôi: Ó, và Cẩu, vẫn chưa thấy đả động gì đến hết. Nhưng kinh nghiệm là nếu có phá án thì đã biết từ tháng thứ sáu kia rồi. Ngâm đến tháng thứ bảy này chắc khả năng là chém. Chúng tôi bèn bàn nhau, chuẩn bị sao cho khi chết vẫn chủ động. Biết lúc ra máy chém thế nào bọn Pháp cũng hỏi: “Muốn gì?”, chúng tôi định trước “để tự chúng tôi xếp đặt lấy trật tự lên máy chém, không cần các anh”. Bố trí đồng chí Cẩu lên trước đến đồng chí Ó, rồi tôi cuối cùng. Các đồng chí Cẩu và Ó bảo tôi: lên cuối cùng phải chính mắt nhìn thấy những người bị chém trước, anh bằng chết mấy lần đấy.

Nhưng chúng lại giải chúng tôi đến tòa án. Để dự vào vụ án chung mà bọn Pháp gọi là “vụ án Đảng cộng sản Đông-dương” xử tù các đồng chí Trung ương đến Xứ ủy, Tỉnh ủy. Lúc ấy là đầu tháng 5-1933, cách mạng đang thoái trào. Ở tòa án  tôi gặp lại các đồng chí Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương.

Đồng chí Phạm Hùng kể
T.Đ ghi
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #31 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 10:37:01 pm »

SẴN SÀNG LÊN MÁY CHÉM

Tôi làm công nhân ở Nhà-bè và tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân ở đấy. Trong lần này, quần chúng đánh chết một tên cai và trọng thương một tên bếp, giật mấy khẩu súng khu lính đến khủng bố anh  em. Tôi bị bắt, năm ấy mười chín tuổi và ra tòa cùng “vụ án Đảng cộng sản Đông-dương”.

Ngô Đức Trì bị bắt chịu đòn đến ngày thứ bảy thì chịu không nổi nữa, khai ra hết. Chính vì nó khai mà anh Trần Phú bị bắt. Bọn Tây để Trì ngồi ở bóp Ca-ti-na dịch tài liệu cho chúng và có gì chúng hỏi thì thưa. Còn anh  em khác đánh chán ở bóp rồi bị điệu vào khám. Tôi không nhận gì hết, nên phải vào hầm cấm cố, tối như đêm. Tôi ở đó hai mươi mốt ngày, không trông rõ cái gì. Đêm hôm thứ năm mới biết mỗi bữa nó vất cho hai ca cơm với thức ăn. Trước tưởng chỉ có một.

Khi ra tòa. Trì cứ cúi đầu ngồi, không dám nhìn ai, mặt tái đi. Tòa kết “tội chính trị” cho những người tổ chức và viết báo cách mạng, còn bãi công và lấy thóc, đánh lính… chúng nhất loạt gọi là “ăn cướp, giết người”, không coi là tù chính trị. Ra tòa, chúng không cho cãi. Tôi chỉ nói được mấy câu: “Các ông muốn chặt đầu người ta mà chỉ cho người ta nói “ủy” hay “nông” còn là cái quái gì!” liền bị lính xách cổ ra ngoài mất. Anh Hùng được một câu: “Luật pháp các ông kỳ thật. Tôi có mỗi cái đầu, đã bị án chém, nay các ông muốn chém thì còn đầu nào nữa mà chém?”, lính cũng xách tuột anh đi. Anh Tự trước sau khăng khăng: “Các ông vu khống Đảng của tôi. Trước hết, phải để tôi bào chữa cho Đảng tôi. Còn phần tôi, tôi trả lời sau”. Cứ đòi cãi cho Đảng mình như thế.

Lần xử này, Quốc tế cứu tế đỏ, Đảng cộng sản Pháp mượn thày kiện tiến bộ ở Sài-gòn bênh vực chúng tôi. Có một đồng chí nhất định không nhận gì hết, tòa nó bảo: “Đồng chí Trì của anh khai là có anh kia mà?”. Một thày kiện chỉ ngay vào mặt Trì: “Sao tòa lại nghe lời một tên phản phúc?”. Trì run lên, gập mặt xuống. Có một thày kiện bào chữa: “Xin xét cho thân chủ của tôi còn trẻ: suy nghĩ chưa chín…”. Đồng chí của ta đứng ngay lên: “Không! Cãi thế không đúng! Tôi không nhận. Chúng tôi còn trẻ, nhưng chúng tôi có suy nghĩ. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, làm việc ấy ai dám nói là suy nghĩ chưa chín?”.

Cuối cùng, chúng nghị án. Đối với “tội chính trị” thì phát lưu chung thân 20, 15 năm, đày ra Côn-đảo. Còn tù “giết người, làm loạn” như đồng chí Lê Quang Sung (1), tôi và sáu người nữa thì tử hình. Riêng đồng chí Hùng ngoài án xử tử cũ lại đèo them hai mươi năm khổ sai nữa.
*
* *

Tôi với anh Sung vào khám lớn Sài-gòn, vừa đến khu xà-lim án chém, tôi đã nghe có tiếng gọi quen quá:

“Lương, Lương, thôi có bạn rồi, vào ở đây cho vui!”.

Ngỡ ai hóa ra anh Hùng. Anh đang ngồi kề ngay cửa xà-lim chơi. Lúc bấy giờ, các anh đã đòi phải mở cửa xà-lim, mỗi ngày vài bận cho sáng xà-lim, và nhìn ra ngoài cho vui. Thanh và Rỗ cũng mời: “Các anh vào đây. Chật một tý không sao ạ!”. Thế là bảy mạng cả thảy trong một xà-lim.

Anh Hùng nói đùa: “Để mai, bảo nó dọn bữa tiệc ta nhậu nhẹt với nhau.”. Trong này, mỗi chủ nhật muốn uống rượu, cứ gọi y tá đến “Ờ, thày này, bọn tôi “ho” quá, có gì uống nhỉ?”. Y tá hiểu ý, đem rượu ở nhà thuốc lên ngay.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1). Đồng chí Lê Quang Sung quê ở Quảng-nam Bí thư Tỉnh ủy Chợ-lớn đầu tiên của Đảng ta, sau cùng ra Côn-đảo, trong chuyến vượt biển đã hy sinh cùng đồng chí Ngô Gia Tự, Tô Chấn.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #32 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 12:41:50 am »

Được vài hôm sau, tên gác-điêng sếp người Pháp đến. Nó bảo anh Hùng: “Y án chém các anh rồi. Nhưng gặp vụ án vừa qua phải đợi Pa-ri xét thêm nên còn chờ. Thấy các anh không phải người sợ chết, tôi mới nói cho mà biết đấy. Tôi đã mua rom và xì-gà. Mỗi người một ly rượu rom và một điếu xì-gà”. Bọn Pháp cho tù tử hình uống rom và hút xì-gà trước khi chém, nghe đâu để cho hăng.

Anh Hùng nói luôn: “Đâu, thôi đem chúng tôi dùng ngay bây giờ. Lúc nào chém sẽ hay!”. Tên gác-điêng sếp đưa rượu rom và ba điếu xì-gà đến. Anh Hùng vặn nó: “Chúng tôi bảy người, anh đưa có ba, không đủ”. Nó lại lấy thêm. Chúng tôi mỗi người phì phèo một điếu. Khói um xà-lim.

Mấy hôm mà anh Hùng ra tòa xử, ở “nhà”, Thanh, Rỗ lại chửi, lại đánh bọn ma tà. Bọn này đến thưa kiện với chúng tôi. Hỏi ra mới biết ma tà có xấc với Thanh và Rỗ.

Nhưng sự thật từ ngày Một Dậm bị chém, Thanh và Rỗ có điều nghĩ ngợi. Họ chắc sắp tới ngày lên máy chém nên có lúc tính hung hăng lại nổi dậy. Chúng tôi tìm lời giải thích. Nói nhiều hơn nữa về cái xã hội đã đưa họ vào đường tội lỗi. Thanh và Rỗ kể cho chúng tôi nghe những ngày ở Côn-đảo bị mà tà, gác-điêng hành hạ. Họ rất thù ma tà, gác-điêng. Ở Côn-đảo khổ lắm. Có nhiều tội nhân phải tự vẫn. Có tội nhân không giết người nhưng khi có người bị giết cũng nhận là thủ phạm để “được tử hình” cho xong đời. Chúng tôi cứ điều một, điều hai nhẹ nhàng mà nói, Thanh và Rỗ lại nghe ra.

*
* *

Vào được ít lâu, bọn coi khám hỏi tôi: “Có chống án không?” Tôi trả lời: Có. Chẳng có tội gì hết mà xử tử sao lại không chống?”. Rồi chúng tôi ký giấy chống án.

Thày kiện Căng-xen-tơ-li , có Quốc tế cứu tế đỏ mượn cãi cho chúng tôi vẫn đến thăm chúng tôi. Nghe nói ông ta trước đây cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp, sau xin ra Đảng nhưng vẫn là người cảm tình. Môi lần vào ông lại mua quà bánh, thuốc lá. Một hôm, Căng-xen-tơ-li đưa tiền cho chúng tôi.

Chúng tôi từ chối không lấy: “Chúng tôi đủ cả, không cần tiền. Ông cãi cho chúng tôi là tốt rồi”.

Căng-xen-tơ-li vội vàng nói: “Tiền của Quốc tế cứu tế đỏ gửi các anh đấy”.

- Của Quốc tế cứu tế đỏ à? Thế thì chúng tôi nhận. Nhờ ông gửi lời cảm ơn Cứu tế đỏ hộ chúng tôi.

Căng-xen-tơ-li còn cho biết Đảng cộng sản Pháp đang mở cuộc vận động đòi phá án tử hình cho chúng tôi. Chúng tôi đọc báo Pháp cũng biết qua loa chuyện đó. Vì sao có báo Pháp đọc?

Nguyên là chúng tôi đòi mượn báo. Tên sếp ngục không dám cho xem báo của Sài-gòn bèn đưa báo Anh-tơ-răng-xi-giăng, Mác-xây-e, Pa-ri buổi chiều rồi bảo chúng tôi: “Đây là báo riêng của tôi, tôi đặc biệt cho các anh mượn”. Thế là hàng ngày chúng tôi có báo xem.

Lúc bấy giờ xem báo thích nhất là theo dõi vụ án Lép-dích, phát-xít Đức xử đồng chí Đi-mi-tơ-rốp. Vụ án chấn động thế giới, nên báo chí tư sản tường thuật rất tỉ mỉ. Có lẽ ở xà-lim án chém, chúng tôi theo dõi còn được kỹ hơn cả ở ngoài. Chúng tôi đọc lời cãi của đồng chí Đi-mi-tơ-rốp, học cách dựa vào luật pháp phản động mà cãi cho Đảng, buộc tội lại đế quốc. Ngoài tinh thần, thái độ của người cộng sản bênh vực Quốc tế cộng sản, bênh vực Đảng cộng sản Bun-ga-ri, bênh vực dân tộc Bun-ga-ri, chỉ vào mặt Gơ-rinh, Hít-le mà kết tội lại chúng, còn học cách thức đấu tranh ở tòa án. Các báo tư sản Pháp gọi đồng chí Đi-mi-tơ-rốp là “Đi-mi-tơ-rốp, người dũng cảm”. Chúng tôi đọc thích lắm, thấy tự hào và già dặn thêm. Anh em bảo nhau: nếu được hiểu như thế này, thì hôm ở phiên tòa xử, bọn mình còn đả thằng Tây thích biết mấy!
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #33 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 03:33:18 pm »

Bấy giờ, bắt liên lạc được với tù chính trị ở khám ngoài. Chúng tôi mượn sách của thư viện nhà lao, lấy nước cơm viết vào trong sách. Biết tên sách, đồng chí ở ngoài khám đi mượn về đọc, chỉ việc bôi “tanh-tuya-đi-ốt” pha loãng vào chỗ đã hẹn là chữ sẽ nổi lên. Nhờ thế, chúng tôi biết được tình hình bên ngoài. Còn phần chúng tôi chỉ còn đợi ngày đem đi chém nên không có gì báo cáo ra cả.

Đằng sau xà-lim có rặng đu đủ. Chim sẻ đến ríu rít, nghe rất vui. Nhưng ít ngày sau thấy tù án thướng cứ vác sào, vác gậy đuổi ồi ồi. Hỏi mới biết gác-điêng ra lệnh cho họ phải đuổi chim giữ đu đủ chín cho chúng tôi ăn. Chúng tôi gọi nó vào, bảo: Cho các anh đuổi chim, chúng tôi không nghe chim ríu rít nữa cũng được… Nhưng đu đủ chín phải để cho con nít ở khám phụ nữ. Chúng không có tội gì mà đã phải ở tù.

Một hôm, ma tà mang rất nhiều quà ngon đến. Chúng tôi không biết ở đâu gửi cho. Thì ra chúng tước của cha mẹ, vợ con tù thường đem vào cho chồng con mình.

Chúng tôi bảo bọn này: Người ta ở tù so với chúng tôi còn khổ hơn, chúng tôi cấm các anh lấy của người ta như thế.

Ma tà càng ngày càng phục chúng tôi. Có người cảm kích đến tỏ lòng ăn năn, xin lỗi chúng tôi. Chúng tôi nói: “Chúng tôi đánh thằng Tây, đánh đế quốc, thù oàn gì các ông”. Họ lại càng phục.

Chúng tôi suốt ngày ăn rồi đùa nghịch. Đánh bài, hát bộ, đóng tuồng inh cả lên. Khi cửa khám mở, thấy ai đi qua cũng kiếm được một câu nói giỡn, nói đùa. Tối đến, nằm trong xà-lim nghe bên ngoài có tiếng hàng rao. Chúng tôi rao theo: “Ai nước dừa đường cát”. Tưởng như mình đang đi trên phố thật. Nghe những tiếng động bên ngoài, lúc nhớ phố xá, nhớ nhà máy rộn lên, không thể nào chịu được.

*
* *

Một hôm, Thanh và Rỗ bị mệt. Xoàn thôi, nhưng gác-điêng sếp cũng đến bảo họ đi nhà thương. Chúng lấy cớ như vậy để đem chém hai anh cho tiện. Hai anh trước khi chia tay, hỏi chúng tôi: “Các anh bảo trước khi chết cần tỉnh táo, và hô khẩu hiệu. Bây giờ các anh cho chúng tôi một vài khẩu hiệu”.

Hai anh đã cảm có một cái gì khác thường. Chúng tôi cũng thấy như thế. Giá hai anh còn đến bây giờ, nhất định sẽ là người tốt.

Mấy hôm sau, độ năm giờ sáng, tự nhiên nghe đằng xa có tiếng hô văng vẳng nhưng cũng rành rọt lắm: “Đả đảo đế quốc Pháp!”, “Đảng cộng sản Đông-dương muôn năm!”. Tiếng hô bình tĩnh. Chúng thôi nghe thấy cả, biết là Thanh, Rỗ đã ra máy chém.

Lát sau, tên gác-điêng sếp vào: “Bạn các anh vừa chào từ biệt các anh đấy. Các anh có nghe thấy họ chào không?”

- Có

- Còn hai điếu thuốc..., các anh hút?
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #34 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 12:42:51 am »

Chúng tôi lấy hai điếu xì-gà còn lại trong bao thuốc chúng đưa Thanh và Rỗ sáng nay.

Tên gác-điêng sếp quanh quẩn một lúc rồi hỏi:

- Họ không là bọn các anh, sao cũng hô khẩu hiệu nhỉ?

- Có gì là lạ. Họ đã nhìn ra lẽ phải. Khi người ta đã hiểu lẽ phải thì anh cũng đả đảo các anh. Các anh không hiểu à?

Nó cười gượng quay đi. Đối với óc hạng người như chúng nó, có rất nhiều điều cưa phải một lúc mà vỡ nhẽ ran gay được.

…………………………………………………………………………………………………….

Thấm thoát được sáu tháng. Anh Hùng thể là đã ngồi xà-lim án chém đã mười ba tháng. Tôi thì đến đây là tháng thứ sáu rồi. Chúng tôi chuẩn bị mọi việc khi ra máy chém, có chết cũng chết một cách đường hoàng.

Chúng tôi bảo bọn gác-điêng tả cho xem hình thù cái máy chém ra sao. Chúng tả xong, hỏi tôi hỏi để làm gì. Tôi đáp: “Biết rõ để lúc bước lên khỏi bỡ ngỡ”.

Lại hỏi chúng về cung cách dẫn tù ra máy chém. Thường thường chúng sẽ hỏi người bị chém: Có rửa tội không? Chúng đưa cố đạo đến. Nhưng chúng tôi có tội gì mà rửa? Có khai thêm gì không? Bọn Tây cho rằng lúc sắp chết, cuống lên muốn được sống, người ta dễ khai thêm, và lúc ấy, đã khai là đúng vì sắp chết linh hồn người ta trong sạch. Chúng cũng khôn ranh thật, nhưng việc này đối với chúng tôi, chúng đừng hòng. Có muốn viết thư gì cho gia đình không? À, viết thư thì rất tốt. Theo lệ nhà tù đế quốc, mỗi người được viết một lá thư. Chúng tôi bàn nhau: Anh Lê Quang Sung có vợ là Sáu Điếc, một nữ đồng chí rất can đảm, mà anh rất yêu. Anh nên viết thư cho Sáu Điếc. Anh Hùng và tôi thay mặt anh em sẽ viết thư cho anh Ngô Gia Tự và các đồng chí ngoài Côn-đảo, những người bạn chiến đấu và thân thiết nhất của chúng tôi.

Rồi chúng tôi chuẩn bị trước khi lên máy chém sẽ nói những gì để buộc tội đế quốc, tuyên truyền cho Đảng, hô hào quần chúng. Chắc chúng không dám cho quần chúng công nông đến xem chém chúng tôi đâu, và thời giờ sẽ không nhiều, nhưng chúng tôi cứ chuẩn bị, nói gì cho đích đáng, và nói cho gọn. Chúng tôi chọn bốn khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc Pháp!”, “Đảng cộng sản Đông-dương muôn năm”, “Cách mạng Đông-dương muôn năm”, “Quốc tế cộng sản muôn năm”.

Chúng tôi học hát Quốc tế ca. Tập hát sao cho đều, cho đúng nhịp để hát khi ra máy chém. Lúc đó Quốc tế ca đã dịch sang tiếng ta rồi, căn bản giống như lời ta hát bây giờ, chỉ khác đâu đôi ba chữ.

Và từ đấy, tối nào chúng tôi cũng đi ngủ sớm. Biết chúng nó thường lôi đi chém khoảng năm giờ sáng chúng tôi ngủ sớm để được dạy sớm, rửa mặt chải đầu, mặc quần áo sẵn sàng để lên máy chém cho chỉnh tề.

Đến tháng thứ bảy, thằng gác-điêng sếp vào hỏi: “Sao các anh không xin ân xá?”.

Chúng tôi cự lại: “Có tội gì mà xin ân xá? Làm cách mạng không có tội… Chúng tôi chỉ chống án, chống lại tòa án, pháp luật của các anh, chứ không xin ân xá. Muốn chém hay thế nào, tùy các anh”.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #35 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 01:41:34 am »

Gác-điêng sếp rồi chưởng lý vào thuyết, khuyên chúng tôi:

- Các anh còn trẻ, đời còn dài lắm. Người lại có học thức… - Lải nhải đến hai ngày, chúng tôi nghe sốt cả ruột, sau phải đuổi, chúng nó mới ra.

Căng-xen-tơ-ri cũng đến bảo: (ý chừng là tên chưởng lý vận động ông ta chăng?) “Các anh không chịu xin ân xá, bảo vệ danh dự đảng viên như thể là một cử chỉ cao quý. Nhưng theo tôi, xin ân xá cũng được, chỉ là thể thức thôi, không quan hệ gì, không phạm gì đến danh dự của Đảng”.

Chúng tôi trả lời ông ta:

- Từ trước đến nay ông giúp chúng tôi nhiều việc, chúng tôi rất cảm ơn ông. Song lần này, xin cho chúng tôi không làm theo lời ông bảo.

Lúc bấy giờ phong trào bên Pháp đấu tranh đòi thả chính trị phạm ở Đông-dương đang mạnh lắm. Bọn đế quốc bên này muốn rằng tự tay chúng tôi phải làm đơn xin chúng nó ân xá. Chúng tôi đời nào chịu. Tối đến, chúng tôi vẫn học hát Quốc tế ca, vẫn đi ngủ sớm, và sáng nào cũng vậy dậy thật sớm mặc quần áo, chải đầu chỉnh tề ngồi đợi.

*
* *

Non một tháng sau thì tên gác-điêng sếp lại vào, hai tay cứ xoa vào nhau và nói:

“Thôi, thôi… xong rồi!”

- Cái gì xong rồi?

- Thôi các anh xong rồi. Mai đi khỏi đây.

- Mai đi à? Đi thì đi, sẵn sàng. Chúng tôi chờ lâu quá rồi.

- Không, đi đây là đi nơi khác… Đi Côn-đảo.

Đảng cộng sản Pháp mở cuộc vận động rất rầm rộ đòi ân xá “10.000 chính trị phạm ở Đông-dương”, đặc biệt đòi bỏ mười mấy án tử hình. Cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa quốc tế vô sản ấy đã thắng lợi. Nhưng khi báo tin, tên gác-điêng sếp còn ỡm ờ thử xem chúng tôi có sợ không. Sau này, Căng-xen-tơ-ri cho tôi xem những bài báo, những bài can thiệp của nghị sĩ cộng sản Pháp ở nghị viện, mới rõ suốt bảy, tám tháng chúng tôi ở trong xà lim án chém, công nhân, nhân dân Pháp liên tiếp đấu tranh không mệt mỏi đòi lại cuộc sống cho chúng tôi. Tôi nói với anh Hùng, anh Sung bảo nhau: Chuyến này chúng mình sống được là nhờ vô sản Pháp…

Đầu tháng 1-1934, chúng tôi ra Côn-đảo. Thoát âm ty dưới đất lạ sa vào âm ty trần gian. Mười một năm nữa, anh Hùng và tôi lại chung banh, chung công, chung xiềng như ngày ở xà-lim án chém. Lại đấu tranh, lại hoạt động. Anh Hùng hăng lắm, sổ tù của anh vì nó phạt nhiều, đỏ lòm những dấu là dấu… Đến khi cách mạng thành công, Đảng và Chính phủ cho tàu ra đón, chúng tôi mới được trở về đất liền. Đặt chân lên đất liền thì đúng lúc bọn Pháp khởi hấn ở Sài-gòn, 23-9-1945.

Thế là lại bắt đầu vào cuộc chiến đấu mới…

Đồng chí Lê Văn Lương kể

T.Đ ghi
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #36 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2010, 12:44:20 pm »

TỪ NHÂN DÂN MÀ RA

Quân đội ta là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội ta được thành lập trong phong trào đấu tranh cách mạng của toàn dân, được đông đảo quần chúng, trước hết là thanh niên công nông, tham gia và ủng hộ.

Điều đó thấy rõ trong cả quá trình hình thành và lớn mạnh của quân đội, từ khi các đơn vị tiền thân của quân đội ta ra đời cũng như, trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám và những năm kháng chiến, từ Nam chí Bắc, khắp nơi liên tiếp thành lập những đơn vị mới của quân đội từ quần chúng mà ra.

Nhần dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, tôi muốn kể lại với các đồng chí công cuộc chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa ở Cao – Bắc – Lạng. Công cuộc đó đã được tiến hành trong những năm đại chiến thế giới lần thứ 2, dưới ánh sang của nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 8. Thực tế lịch sử đó đã giúp chúng ta thấy rõ lực lượng vũ trang cách mạng quả thật đã sinh ra và lớn lên trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #37 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2010, 08:04:48 pm »

CAO BẰNG, MỘT TRONG HAI TRUNG TÂM CỦA PHONG TRÀO VIỆT BẮC.
HỒ CHỦ TỊCH VỀ NƯỚC

Cao-bằng là một tỉnh có phong trào cách mạng rất sớm. Từ năm 1929, ở đây, đã có nhiều cho bộ của Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Và trong khi Đảng Cộng sản Đông-dương mới ra đời, ở Cao-bằng cũng đã thành lập những chi bộ của Đảng. Trong những năm khủng bố trắng, cơ sở của Đảng vẫn được duy trì. Đến thời kỳ Mặt trận bình dân, phong trào cách mạng phát triển khá rộng rãi trong nhân dân, có nhiều cuộc biểu tình hưởng ứng Đông-dương đại hội, có nhiều cuộc đấu tranh của anh  em công nhân ở mỏ Tinh-túc. Đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, bọn thực dân Pháp đi vào con đường đầu hàng phát-xít Nhật, đồng thời chúng ra sức đàn áp phong trào cách mạng. Lúc bấy giờ Cao-bằng cũng bị khủng bố. Cán bộ và đảng viên chuyển vào hoạt động bí mật, duy trì cơ sở, giữ vững cho phong trào đang gặp nhiều khó khăn.

Đúng vào lúc đó, “ông Cụ” – tức là Hồ Chủ tịch – về đến biên giới. Hồi ấy, chúng tôi có các đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Vũ Anh và tôi, đang công tác ở Trung-quốc. Sau khu Pháp mất nước, Bác nhận thấy việc chính là gấp rút trở về nước gây cơ sở và lien lạc với Trung ương Đảng. Thế là Bác với một số đồng chí trở về biên giới Trung – Việt. Lúc mới về còn ở tạm ở mấy làng bên kia biên giới; đồng bào Trung-quốc ở đây rất tốt, đã từng chịu ảnh hưởng của Hồng quân, nghe nói có cán bộ cách mạng Việt-nam là hết long giúp đỡ. Lúc đó, một số cán bộ, đảng viên Cao-bằng, như các đồng chí Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Bằng Giang, v.v… bị khủng bố chạy sang Trung-quốc để tìm liên lạc với cấp trên, và may mắn được gặp Bác. Bác chủ trương đưa các đồng chí đó về biên giới, mở lớp huấn luyện rồi phái về nước để tổ chức Việt Minh. Lớp huấn luyện ngắn kỳ được mở tại một làng Trung-quốc gần biên giới. Lối làm việc của Bác rất cần thận chu đáo. Sau khi bàn chương trình viết ra làm sau, bảy bài; mỗi bài đều phải soạn trước dàn bài đem ra bàn, rồi mới viết; viết xong, đem tập thể duyệt lại. Phải hết sức chú trọng sao cho nội dung và lời lẽ dễ hiểu hợp với trình độ quần chúng. Những bài huấn luyện đó sau có in thành sách đặt tên là “Con đường giải phóng”. Lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh đầu tiên có kết quả rất tốt; lớp kết thúc thì Tết sắp đến; anh em hăng hái lên đường về nước, tin tưởng công tác củng cố và phát triển phong trào, tổ chức Việt Minh chắc chắn sẽ thu được nhiều kết quả thắng lợi.

Ăn Tết xong, Bác cũng về nước. Cơ quan đặt ở hang Pắc-bó. Vùng Pắc-bó là một vùng núi rộng độ 2, 3 cây số, dài 5,6 cây số. Từ hang tới biên giới Trung – Việt chỉ độ hơn một cây số. Đồng bào Nùng ở đây rất tốt, ở rải rác dưới thung lũng hoặc trên sườn núi, mỗi xóm vài ba nhà, nhiều lắm là mươi nhà. Đây là một vùng núi đá, rừng rậm, cây to, xen lẫn giữa những thửa ruộng nhỏ. Cửa hang cây cối um tùm, cỏ gianh, lau rừng phủ kín, đi đến gần cũng không biết là có hang. Hang rất sâu; ngoài hang, ngay ở chân núi, có một con suối rất đẹp, có chỗ nước suối tụ lại thành vũng lớn gần như một cái hồ con. Bên bờ suối, đá lô nhô, có chỗ thạch nhũ rủ xuống, xen lẫn với những phiến đá to rộng tương đối bằng phẳng. Hằng ngày Bác thường làm việc ở bên bờ suối, hoặc đi huấn luyện trên làng ở gần đến bữa thì về hang ăn cơm. Ban đem, ngủ ở trong hang, hơi đá lạnh buốt nên phải đốt lửa, và có thể đốt được vì hang rất kín, bên ngoài không nom thấy ánh lửa.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #38 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 12:03:03 am »

Bác rất chú trọng vấn đề cảnh giác, lúc nào cũng hết sức giữ bí mật an toàn cho cơ quan. Hễ ở một nơi nào đã thấy hơi lộ hoặc có triệu chứng địch để ý là Bác lại bảo rời đi chỗ khác. Có lúc, có địch tung do thám vào vùng này, nên cơ quan lại phải vào một địa điểm kín trong rừng sâu. Phải đi theo một con suối, đi qua mấy cái thác cao, leo mấy lần thang mới tới nơi; cái “thiêng” (lán) bí mật làm ngay dưới một lùm cây song leo chằng chịt. Ở đấy, ban ngày cũng tối om, nên thường phải leo lên núi mà làm việc. Qua một thời gian, đề phòng bị lộ, cơ quan lại dọn vào một hốc đá. Chỗ này hẹp, chỉ vừa 3, 4 người nằm. Những khi trời mưa lũ to, rắn rết cùng bò tới đây trú ẩn.

Đời sống bí mật rất gian khổ. Để có sức khỏe mà làm việc, Bác rất chú ý giữ gìn vệ sinh. Sáng nào Bác cũng dậy sớm, rất đều đặn, gọi cả cơ quan dậy, tập thể dục rồi làm việc. Tối lại, vì không có dầu thắp đền nên lại ngồi quây quần bên bếp lửa khai hội hoặc nói chuyện. Ăn cơm đúng giờ, cơm thường chả có gì. Thỉnh thoảng mới được một ít thịt mà chúng tôi gọi là “thịt Việt Minh”, tức là món thịt băm nhỏ rang mặn, một phần thịt trộn với ba phần muối. Có bữa tổ chức bắt cá dưới suối để cải thiện. Giúp việc cấp dưỡng trong cơ quan có lão đồng chí Lộc, một đồng chí rất tốt, hết sức trung thành với cách mạng, hàng ngày chăm lo cơm nước săn sóc sức khỏe của Bác và anh em trong cơ quan rất chu đáo, rất tận tụy. Khi nào Bác mệt, đồng chí Lộc thổi cơm lai “ưu tiên” chắt cho Bác một bát nước cơm. Nước uống thì dung nước suối, nhưng thường lấy than, sỏi, cát lọc qua rồi mới dung.

Tuy giữ gìn như vậy, nhưng không đồng chí nào là không bị sốt rét rừng. Bác cũng nhiều lần bị sốt. Có lần lên cơn, anh  em mời Bác đi nằm. Bác cứ ngồi tiếp tục khai hội. Bác bảo: “Phải đấu tranh mới thắng được bệnh, đỡ ốm”.

Về sau, phong trào lan rộng, cơ quan dọn xuống thung lũng Lạng-sơn, gần Nước-hai trong một dẫy núi đá hiểm trở, chúng tôi gọi là “Lô cốt đỏ”. Gọi như thế là vì đá núi sắc hơi đỏ, lại vì ở đâu từ trước vận là nơi đi lại gặp gỡ của các đồng chí cách mạng. Ở đây Bác vẫn giữ nếp sinh hoạt giản dị. Cuộc sống ở hang, ở lán bí mật, đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của Bác. Những khi phong trào lên, việc tiếp tế không đến nỗi thiếu thốn lắm; nhưng khi địch bao vây khủng bố gay gắt, cơ quan phải rút vào tận rừng sâu thì việc tiếp tế lương thực trở nên rất vất vả. Có lúc cơ quan phải dời lên vùng đồng bào Mán Trắng; đồng bào ở đây không có gạo, phải ăn bắp quanh năm, anh  em trong cơ quan bí mật cũng ăn cháo bắp hết tháng này qua tháng khác. Sức khỏe của Bác càng giảm sút. Đồng chí Lộc cố để dành một ít gạo để nấu riêng cho Bác, nhưng Bác không ăn. Bác bảo để gạo, nấu cho những đồng chí ốm mệt và cùng ăn cháo bắp với anh em.

Trong thời gian hoạt động ở Việt Bắc, Bác bị ốm nặng nhất là khoảng năm 1945, sau khi Nhật đảo chính. Lúc đó, Khu giải phóng đã thành lập và mở rộng. Chúng tôi cùng Bác từ Cao-bằng về Tân-trào. Hồi đó, vào quãng tháng 7-1945, đang chuẩn bị hội nghị toàn quốc, theo quyết nghị của Trung ương. Cơ quan chỉ huy lâm thời Khu giải phóng đóng trong một ngôi nhà sàn ở làn Tân-trào, gần cây đa to lịch sử; lúc đó, tôi làm nhiệm vụ thường trực ở đây. Còn Bác thì ở một cái lán nhỏ trên sườn núi cách làng chưa đầy một cây số. Có lẽ vì đi bộ từ Cao-bằng quá sức, nên Bác bị mệt một thời gian rồi ốm nặng, sốt liên mien. Lúc đầu không ăn được cơm, chỉ ăn cháo. Sau cháo cũng không ăn được chỉ húp tí nước hồ loãng. Có lúc Bác mê man. Điều kiện thuốc men lúc bấy giờ đã khá hơn trước, nhưng cũng chỉ có mấy viên ký ninh và mấy ống thuốc long não.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #39 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 11:13:34 pm »

Hằng ngày, tôi lên báo cáo công việc với Bác; thấy Bác mệt, tôi rất lo. Hỏi sức khỏe Bác thì Bác bảo có hơi mệ nhưng không sao, cứ yên tâm xuống giải quyết công tác đi. Đến hôm thứ sáu hay thứ bảy, tối lên báo cáo thì thấy Bác mệt quá. Nghe báo cáo xong, Bác bảo tôi về. Tôi nói với Bác hiện nay không có việc gì gấp, tôi ở lại với Bác. Hình như Bác cũng cảm thấy mệt nhiều nên đồng ý để tôi ngủ lại. Lúc nào Bác tỉnh Bác lại nói chuyện. Tôi có cảm giác như Bác muốn dặn dò lại. Với một giọng bình tĩnh thong thả, Bác nói: “Lần này điều kiện trong nước và ngoài nước đều rất thuận lợi. Vì vậy Đảng ra nhất đoinhj phải lãnh đạo nhân dân giành độc lập, dù có phải chiến đấu đốt cháy cả giải Trường-sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập”. Bác ngừng lại để nghỉ rồi lại dặn tiếp một số việc cụ thể trước mắt: “Phong trào cách mạng đang lan rộng, nhưng khi có phong trào lên bao giờ cũng phải chú trọng củng cố phong trào, bồi dưỡng những phần tử trung kiên, đào tạo cán bộ. Phải mở những lớp huấn luyện ngắn kỳ để kịp thời đào tạo cán bộ địa phương, phải chú ý xây dựng chi bộ, thì lúc gặp khó khăn phong trào mới giữ vững được. Còn việc đấu tranh vũ trang, khi ta có điều kiện thuận lợi thì phải ra sức phát triển, nhưng lại phải chú trọng củng cố căn cứ địa cho vững chắc để đề phòng những lúc khó khăn”. Nghe Bác dặn dò, tôi cảm thấy như Bác cũng lo lắng cho bệnh tình của mình nên trong lòng tôi rất lấy làm lo. Tôi liên biên thư cho giao thông mang đi báo cáo tình hình sức khỏe của Bác với Trung ương. Một mặt cho hỏi tất cả các đồng chí ở trong bản xem có cách gì chạy chữa cho Bác không. Hỏi các cụ già, các cụ bảo đây là bệnh sốt nóng, và ở gần địa phương đây có một ông lang trị bệnh này rất giỏi. Ngay đêm hôm ấy lập tức cho người phóng ngựa đi mời. Sáng sớm hôm sau; ông lang ấy đến. Ông ta sờ trán Bác, bắt mạch xong, vào rừng đào thứ củ gì không biết. Ông cho đốt cháy củ đó rắc vào cháo loãng đem cho Bác ăn. Bác ăn hai lần thấy đỡ, và mấy hôm sau thì khỏi hẳn.

Chúng tôi mừng quá. Nhưng cho đến nay cũng vẫn không biết ông lang đã cho Bác uống thử củ gì mà trị bệnh chóng khỏi thế.

Ta trở lại Cao-bằng, thời gian Bác còn ở Pắc-bó. Lúc ấy, các đồng chí Phùng Chí Kiên và Vũ Anh đã về Pắc-bó. Anh Lâm (tức đồng chí Phạm Văn Đồng), anh Lý (tức đồng chí Hoàng Văn Hoan), và tôi còn công tác ở Tĩnh-tây và có khi đi lại giữ Tĩnh-tây và Quế-lâm. Chúng tôi thường về Pắc-bó khai hội báo cáo tình hình với Bác. Hoặc có khi Bác với anh Phùng Chí Kiên đi lên gặp chúng tôi ở một địa điểm giữa đường. Bác đi bộ rất khỏe, có lần đi một mạch tới hàng chục cây số đường núi mà không biết mệt. Một hôm Bác ở dưới lên, chúng tôi ở Tĩnh-tây về, gặp nhau khai hội ở một cái chợ; một đồng chí ở trong nước mới ra vừa gặp Bác liền báo một tin:

- Đồng chí X. bị bắt rồi!

Bác thản nhiên bảo tất cả hay vào quán nghỉ ngơi, gọi bún phở ăn trưa. Xong xuôi, bắt đầu khai hội. Lúc đó, Bác mới thong thả nói: “Bây giờ trong nước có tin gì thì đồng chí báo cáo! Không nên hấp tấp, vội vã!”

Mỗi lần chúng tôi về cơ quan gặp Bác, ai nấy đều cảm thấy là về nhà, về với Đảng, trong một không khí gia đình cách mạng rất thân yêu, đầm ấm. Bác lại thường nói: “Đảng là gia đình của người cộng sản”, lại luôn nhắc nhủ: “Muôn việc phải lấy Đảng làm gốc”. Bác hỏi han sức khỏe, lo lắng chăm sóc cho anh  em từng ly từng tý. Về cơ quan, lúc nào cũng thấy một không khí lạc quan cách mạng trong sáng. Lúc phong trào lên, anh em vui sướng mang theo về tinh thần bồng bột ở địa phương; về đến cơ quan thấy không khí bình tĩnh, lại nhơ ngay rằng đấu tranh cách mạng còn phải lâu dài gian khổ. Khi phong trào xuống, địch khủng bố, quần chúng xao xuyến, đi anh  em đi công tác trở về cơ qua cũng lại thấy không khí bình tĩnh với cả một tinh thần tin tưởng không gì lay chuyển được vào tiền đồ cách mạng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM