Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:37:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhân dân ta rất anh hùng - Nhà xuất bản Văn học - 1976  (Đọc 38779 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 12:26:52 pm »

Phong trào không những có trong trại lính khố đỏ, khố xanh, trong lính Pháp, mà phát triển cả sang lính thủy Việt-nam người Nam-bộ và lính thủy Pháp dưới các tàu biển và tàu chiến Pháp nữa. Chín chiếc tàu hàng từ Mác-xây sang Hoành-tân như những chiếc Đác-ta-nhăng, A-tô-xơ II, Sơ-nông-sô, Sphanh, Boóc-tô-xơ, v.v… đều có cơ sở. Tàu nào cũng tổ chức được hải viên công hội (trừ tàu Sphanh chỉ có hai người Việt-nam làm, không tổ chức được). Có tàu có cả đồng chí Đảng. Mối liên lạc từ Thượng-hải và Hồng-kông, Sài-gòn và cả đi Pa-ri nữa rất tiện.

Vì phong trào lên như thế nên chúng tôi chuyển sang phát lấy truyền đơn. Các đồng chí đội tán phát Trung-quốc phát theo đại chỉ vẽ trên bản đồ, chỉ phát truyền đơn trước cửa nhà, ngoài hàng rào hay ném lên tàu và trao tay khi binh lính đi chơi ngoài đường mà thôi. Có cơ sở khắp nơi, chúng tôi có thể bỏ truyền đơn vào bất cứ đâu cũng được. Chúng tôi xuất bản cả báo, mới đầu là tờ Giác ngộ cho chung cả Việt kiều và binh lính, sau ra tờ Kèn gọi lính riêng cho binh lính Việt-nam và tờ Hồng quân (Arméc rouge) cho binh lính người Pháp.

Tôi nhớ đồng chí Vương có viết một số bài văn xuôi và văn vần cho báo của chúng tôi. Tôi được gặp đồng chí ở Thượng-hải cả thảy bốn lần. Lần cuối cùng được gặp là lần đồng chí đến cơ quan chúng tôi, họp với chúng tôi, đưa từng số báo của chúng tôi ra phê bình, hướng dẫn cho chúng tôi về cách viết báo. Lần họp ấy càng làm cho tôi thêm một ấn tượng rất sâu sắc về tác phong công tác tỉ mỉ, chu đáo của đồng chí.

Câu chuyện lý thú nhất đối với chúng tôi trong thời gian công tác ở Thượng-hải là đã gây được cơ sở cách mạng ngay trên tàu chiến Oan-đê-sơ Rút-sô của Pháp. Chính chiếc tàu này đã kéo cờ khởi nghĩa đầu tiên ở Hắc-hải năm 1918. Anh em đồng chí dưới tàu dán truyền đơn vào phòng ăn, trong chuồng tiêu, bỏ cả truyền đơn trong các ngăn kéo, bọn chỉ huy xanh mắt tìm kiếm, tra hỏi mãi cũng không tài nào biết được truyền đơn ở đâu ra. Say sưa với thắng lợi, anh em đồng chí mình ở dưới tau hăng quá, vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười năm 1930, đề nghị cho kéo cờ đỏ lên cột cờ của tàu, muốn diễn lại sự kiện anh hung trên Hắc-hải. Đảng ngăn anh em không nên manh động, khuyên anh em hết sức giữ gìn cơ sở.

Nhưng cái gì đã thúc giục chúng tôi càng hăng hái, say sưa công tác? Đọc trên báo công khai, từ trong nước gửi ra, vào năm 1930 lịch sử, đầy những tin tức về phong trào đấu tranh sôi nổi ở nước nhà. Đối với chúng tôi, đấy là nguồn động viên cực kỳ mạnh mẽ. Nhất là tin về Xô-viết Nghệ-an làm cho chúng tôi ở xa nước càng bừng bừng ngọn lửa phấn khởi cách mạng. Trong chúng tôi có anh Quốc Long, vốn là người Nghệ, đã học qua trường Hoàng Phố, bỏ chức quan trong quân đội Tưởng, về hoạt động bí mật cho Đảng cùng với chúng tôi. Có một lần anh cầm tờ báo bên nhà mới gửi sang, mắt sang và reo lên, mừng khôn tả xiết:

- A, a, thú quá! Anh em họ họp mít tinh ngay chính làng mình.

Cụ Hồ Ngọc Lãm bấy giờ là sĩ quan cao cấp trong Bộ tổng tham mưu của Tưởng Giới Thạch, có lần từ Nam-kinh xuống Thượng-hải, gặp chúng tôi rồi đưa nhau vào tiệm ăn cơm.Trong lúc trò chuyện, cụ ngỏ ý:

- Phong trào ở nhà cao như thế, nếu Đảng cần, tôi xin về chỉ huy quân sự

*
* *

Cuối năm 1930, tôi bị bắt lần đầu tiên. Hóa ra địch đã rình tôi từ lâu. Khi tôi ở nhà máy Ô-xi-gen đi ra thì mật thám chộ ngay. Lý do: chúng thấy mỗi lần tôi đến đây, thì sau đó có truyền đơn rải khắp nơi.

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2010, 10:18:27 pm gửi bởi macbupda » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 12:58:06 pm »

Trên người tôi, giấy tờ đủ cả và không có mang tài liệu bí mật gì. Chúng khám mãi người tôi chỉ có một nắm vé xe điện là khả nghi. Tôi giữ những vé xe điện trong người vì kỷ luật tài chính của Đảng rất nghiêm, tiêu mỗi đồng xu nhỏ cũng phải có đủ chứng từ thanh toán. Chúng xem đống vé xe điện và quay ra vặn tôi.

- Tại sao anh có vé xe điện sang tô giới Nhật, tô giới Anh, sang cả Thành Tầu nữa thế này (Thành Tầu, tên chúng gọi địa phận của Thượng-hải không thuộc các tô giới khác của đế quốc).

Tôi bình tĩnh trả lời:

- Tôi đi chơi các công viên. Bên các tô giới và bên Thành Tầu có công viên đẹp, tôi rỗi thì tôi đi chơi.

Chúng như đã ngờ tôi là ai rồi. Tôi một mực nói:

- Tôi sang đây kiếm việc làm. Các ông có việc gì tìm giúp cho, tôi xin làm ngay.

Chúng gọi Trần Tam đến, bắt tôi quay mặt vào tường và hỏi thẳng Trần Tam:

- Nhà anh có chứa ai là Nguyễn Lương Bằng không?

Trần Tam trả lời:

- Nguyễn Lương Bằng? Không, nhà tối không có chứa ai là Nguyễn Lương Bằng cả.

Chánh mật thám bắt tôi quay mặt lại và hất hàm hỏi Trần Tam:

- Anh có chứa người này không?

- Có. Người này tên là Hai đến ở tạm với chúng tôi đợi kiếm việc làm.

Mật thám bảo Trần Tam:

- Tôi giao cho anh người này, anh nuôi cho đến khi nào có tàu về Việt-nam.

Trần Tam nhận tôi về. Anh ta vốn là một người đang làm giàu, thường ngày thờ ơ với cách mạng. Ý thức chính trị vốn đã mơ hồ, lại bị tuyên truyền lừa bịp, nên bấy giờ cho Tưởng Giới Thạch cái gì cũng hay. Nhưng đối với Pháp, anh ta cũng không ưa gì. Trong trường hợp tôi bị bắt và đợi giải về nước, anh ta đối xử với tôi rất tốt.

Đến ngay có tàu về Hải-phòng, viên quản khố xanh tên là Thiệu đến tìm tôi, đưa cho chiếc vé và hai đồng ra giọng ái quần, ái quốc, bảo tôi:

- Tôi rất ái ngại cho bác. Sang bên này không có công ăn việc làm, phải về, quần áo không có, vốn liếng cũng không. Thôi quan trên đã định thế, thì không thể nào khác được. Chỗ tình nghĩa đồng bào, tôi giới thiệu bác cứ về đến Hồng-kông, lên tìm ông Sửu ở lãnh sự quán Bỉ, ông ấy sẽ giúp đỡ.

Tôi nghe đến tên Sưu, chột dạ ngầm trong bụng. Chính tên Sửu này mình kết nạp vào tổ chức thanh niên. Sao tên Sửu lại liên lạc với tên quản Thiện này? Nhất định là một tên chó săn chui vào tổ chức. Đến Hồng-kông, có thể hắn sẽ thi hành chỉ thị của đế quốc, giao mình cho Pháp đấy.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 01:25:30 pm »

Tôi đang nghĩ lung tung trong óc thì quản Thiện dẫn tôi xuống đến tàu, giao tôi cho tên mại bản tàu, giọng làm ra bộ tử tế lắm:

- Tôi có người anh em đi tàu, nhờ bác trông giúp.

Tôi đã có chủ trương nên cứ xuống tàu ngủ, định nửa đêm, tàu cập bến Sơn-đầu thuộc Quảng-đông, sẽ trốn lên bờ bỏ chạy. Khi tỉnh dậy thì mãi đến sáng tàu vẫn chưa rời bến Thượng-hải. Tôi bèn gửi bà con đi tàu chiếc va-ly mây với chiếc va-ly giấy của tôi chứa toàn giẻ rách, rồi bỏ đi, cốt đánh lạc hướng bọn mật thám. Tôi cứ đi đi, lại lại khắp nơi trong tàu, trà trộn vào hành khách tấp nập. Thoáng thấy anh em làm tàu sắp sửa kéo dây tàu, tôi chạy vụt lên bờ, giả vờ mua ít hoa quả ăn đường, cứ lúi húi mặc cả cho đến khi tàu rời bến. Tàu quay mũi. Tối chạy biến lên xe điện, sang tô giới công cộng.
*
* *

Từ đấy, tôi vì lộ rồi, nên thôi công tác chạy ở ngoài, ở nhà giữ việc đánh máy và in báo.

Trong nước thiếu cán bộ. Tôi tình nguyện xin về, chuẩn bị đâu vào đấy, đợi tàu có anh em cơ sở để bí mật về nước, thì lại xảy ra một chuyện không hay. Câu chuyện như sau: Trong trại lính khố xanh có hải tiểu đoàn, cơ sở phát triển, cả cai đội cùng vào tổ chức. Có người vào hàng cai, đội, tha thiết xin gặp đồng chí phụ trách. Chúng tôi bàn đi tính lại: phải hết sức cảnh giác nhưng không thể nào không đến gặp.

Tôi đi gặp. Người đó ngồi ở một tiệm giải khát. Tôi trao cho anh ta một số truyền đơn về ngày 1 tháng 5. Chia tay, mỗi người đi một ngả. Cảnh giác, tôi rẽ về một đường thật vắng. Đúng là có người theo. Tôi đi lung tung, lên xe điện, nhảy sang xe hơi. Mấy người lạ mặt cứ đi theo miết. Từ chiều đến quá nửa đêm mới bỏ được chúng. May mà thạo đường không có thì dẫn nó về nhà mình.

Tôi về bàn với anh em đặt vấn đề cảnh giác. Có anh em cho có thể là vì tôi mặc quần tây với áo “xửng xám” dài kiểu học sinh Trung-quốc lúc bấy giờ nên mật thám nó nghi.

Lần hẹn gặp sau, một đồng chí khác đi đến chỗ hẹn, còn tôi hóa trang, mặc rất sang đi theo xem xét. Chưa đến nơi, mật thám đã bao vậy kín cả các ngả đường. Mãi đến một giờ khuya, chúng tôi mới thoát khỏi sự theo riết của chúng.

Lần thứ ba, anh em lại trao cho tôi đi. Tôi nhận nhiệm vụ, rất bình tĩnh, đoán già là mật thám nó có bắt thì theo dõi đến ổ nó mới bắt. Chỗ hẹn là Tân tân công ty, một cửa hàng to ở Thượng-hải. Vừa bước chân đến trước của hiệu, mật thám đã nhô ra. Tôi vội đi thẳng. Chúng bám sát đằng sau. Trời lâm râm mưa. Tôi đi bộ đã đến mười cây số, từ đường Nam Kinh đến tận vườn hoa Hồng-kông bên tô giới Nhật, chúng vẫn không rời tôi một bước. Tôi rẽ vào hàng mua hạt dẻ ăn, đợi chiếc xe kéo lẻ đi đến nơi, nhảy lên xe, bảo người kéo xe chạy rõ nhanh. Ngồi trên xe, ngoái lại, đã thấy chúng nó đuổi đằng sau rồi. Đến phố Nam-kinh, tôi nói dừng xe lại, trả tiền rất hậu, rồi chạy tọt vào cửa hàng Vĩnh-an đang đông nghìn nghịt, nhảy tót lên thang máy, nhập vào dòng người cuồn cuộn rồi biến mất hút.

Đúng là có kẻ phản rồi.

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #13 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2010, 09:32:00 pm »

Cơ quan chung của chúng tôi ở tô giới Anh, dưới là chủ nhà bán than, gác trong một người đàn bà Trung-quốc ở. Chúng tôi ở gác ngoài. Thường thường cứ năm giờ chiều, chúng tôi đi đón anh em ở các nơi tan giờ về làm. Một buổi chiều, tôi thấy ở gác nhà thợ cạo trước mặt có người lạ cứ vén rèm cửa nhòm sang bên chúng tôi.

Tôi bảo Phiếm Chu:

- Có lẽ lộ rồi. Anh thử ăn mặc thật chỉnh tề đi ra đầu phố rồi quay về xem nó có đi theo không.

Phiếm Chu làm theo. Tên lạ mặt đi theo liền. Đúng là mật thám. Lộ rồi, chúng tôi quyết định dọn tất cả về cơ quan in của tôi. Phiếm Chu tạm đến thuê khách sạn ở. Tôi dọn một chuyến tài liệu về nhà tôi chót lọt. Về dọn quần áo, đồ đạc nốt chuyến nữa thì vừa ra khỏi cổng phố, tôi bị mật thám Pháp sang tân tô giới Anh bắt tôi.

Tối hôm ấy, nó tra ngay:

- Chuyến đồ trước mày đưa đi đâu?

- Tôi đưa cho người Trung-quốc đón tôi ở đường.

Đánh mấy cũng không moi tôi được điều gì. Cho nên các đồng chi còn ở ngoài đến cơ quan cũ của tôi rất lấy làm lạ: tài liệu nguyên vẹn mà không hiểu sao người thì mất.

Ít lâu sau, Phiếm Chu cũng bị bắt trong khi tuyên truyền lính Tây ở vườn hoa Hồng-khẩu. Sau đó Quốc Long và các đồng chí khác cũng sa vào lưới mật thám đế quốc.

Thế là cơ sở bị vỡ. Cả anh Thuyết cũng bị giam. Anh vừa đỗ y sĩ xong, đã mở phòng khám bệnh khá sang, đang đông khách lắm, ngay giữa Thượng-hải. Tuy còn đứng ngoài phong trào cách mạng, vì liên lụy mà bị bắt, mất cả cơ nghiệp, anh vẫn không hề thốt ra một lời oán than nào.

Mười lăm năm sau, đúng sáng sớm ngày 20-12-1946, tờ mờ sáng hôm sau đêm bùng nổ ra kháng chiến toàn quốc, tôi đi xe đạp qua Nga tư Vác Hà-đông. Bỗng có người gọi tôi:

- Hai ơi, anh Hai ơi.

Tôi quay lại. Thì ra anh Thuyết.

- Ô kìa, anh, tôi vẫn tưởng anh còn bên Thượng-hải.

- Còn tôi với Ngảnh cứ tưởng anh bị chúng đem đi bắn hay chém rồi. Sau khởi nghĩa mới biết được anh còn sống.

Anh néo tôi bằng được: “Nhà tôi ở cách đây có mấy cây số, xin mời anh về chơi”. Hàn huyên rồi anh nói với tôi: “Nước nhà đã kháng chiến. Tôi xin anh cho cả gia đình tôi theo anh”.

Từ đấy anh theo đoàn thể, trong những năm đầu kháng chiến, lên rừng chế thuốc chữa bệnh cho anh chị em cán bộ ta. Rồi anh trở thành một đảng viên của Đảng Lao động Việt-nam và hiện công tác ở Công ty Dược phẩm Hà-nội.

Còn người cai khố xanh chui vào tổ chức giăng bẫy cho mật thám bắt chúng tôi sau này xác minh là một tên chó săn thực thụ. Hắn được Tây cho lên đóng tại quản. Nghe đồng bào Việt kiều ở Thượng Hải nói lại, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tất cả đồng bào ở Thượng-hải ai nấy nức lòng hởi dạ. Còn hắn thì hắn dí súng lục vào thái dương, bắn vào óc tự tử.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #14 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2010, 07:00:34 pm »

II

Suốt một tháng bị giam ở Thượng-hải, mấy tên mật thám thay phiên nhau tra tấn tôi hết trận này đến trận khác.

Một đêm, chúng đánh tôi một trận mê man rồi chìa ra một tấm ảnh dụ tôi:

- Mày có biết đây là ai không? Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ của chúng mày, đã bị bắt ở Hồng-kông rồi. Mày khôn hồn thì khai đi thôi!

Tôi nhìn tấm ảnh. Thì ra Nguyễn Ái Quốc chính là đồng chí Vương mà tôi đã gặp. Chúng tưởng báo tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc bị bắt sẽ làm tôi bị lung lay tinh thần. Trái với ý muốn của chúng, tên Nguyễn Ái Quốc và tấm ảnh của đồng chí càng cho tôi thêm lòng căm thù đế quốc và kiên quyết không khai.

Tôi với Phiếm Chu bị giải về Sài Gòn rồi chở ra Hải-phòng bằng tàu Cơ-lốt-dơ Sáp pơ. Hai anh em bị cùm suốt ngày trên boong tàu. Chuyến tàu có một trung đoàn lính vừa Pháp, vừa khố đỏ ở Pháp về. Chúng tôi thấy lính là tuyên truyền ngay.

Một hành khách đến chỗ chúng tôi bị cùm:

- Tôi hỏi không phải, các ông bị bắt về việc gì ạ?

- Chúng tôi bị bắt ở Thượng-hải

- Các ông thuộc về phái nào ạ?

- Chúng tôi thuộc Đảng cộng sản

Chúng tôi tự hào về hai tiếng cộng sản ấy. Còn người hành khách thì lễ phép quay đi. Một chốc ông ta trở lại, đem biếu chúng tôi bánh mỳ và thức ăn.

Anh em lính khố đỏ dần dần đến gần chúng tôi rồi xúm quanh hai chúng tôi. Chúng tôi càng tuyên truyền khỏe.

Sĩ quan Pháp ra lệnh cho lính đứng ra xa. Anh em đứng xa, chúng tôi vẫn cứ nói. Tên sen đầm áp giải đưa chúng tôi xuống hầm với hành khách. Ngồi với hành khách càng là một cơ hội cho chúng tôi tuyên truyền. Thấy thế không lợi, sen đầm lại giải chúng tôi xuống quầy hàng. Quầy hàng nóng như thiêu, tên sen đầm không dám xuống, chỉ đứng ở đầu thang sắt dốc thẳng canh chúng tôi. Dưới quầy hàng thế nào lại toàn bà con đồn điền cao su ở Nam-kỳ về. Hơn một trăm bà con, cả đàn bà, trẻ con, chen chúc nhau trong quầy hàng nóng bỏng. Chúng tôi tha hồ tuyên truyền.

Tên sen đầm quát tháo, dậm dọa, chực đánh chúng tôi. Chúng tôi tuyệt thực phản đối. Nó quay xuống quát:

- Không ăn, chết ông vứt xác xuống biển.

- Anh không có quyền hành hạ chúng tôi giữa đường.

Và chúng tôi nói với bà con:

- Rồi các ông, các bà xem: chúng nó được hay chúng tôi được?
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #15 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2010, 07:50:20 pm »

Cuối cùng chúng nó phải mời chúng tôi lên hạng ba ngồi, quạt máy chạy vù vù. Bà con hành khách và anh em binh lính lại hỏi thăm chúng tôi. Đến bến Hải-phòng, bà con cao-su còn đến chào hỏi chúng tôi rồi mới ra về.

Ở  sở mật thám Hà-nội, chúng tôi bị cùm hai chân, xích hai tay. Chúng tôi đấu tranh tuyệt thực đến bật cả cùm xích. Bấy giờ vào cuối năm 1931, Hồi đồng đề hình đã giải tán, đế quốc đưa tôi về Hải-dương giao cho tòa Nam án xử. Tôi còn nhớ khi lính khố xanh giải tôi từ Hỏa-lò ra đến ga Hàng Cỏ, tôi bị xích hai tay đứng ở ke đợi tàu Phòng thì có một gã khăn xếp, giày ban, áo xa, quần ống xớ, trông rõ ra là một tay thượng lưu xã hội lúc bấy giờ, cũng chờ tàu, đang đi đi lại lại, ung dung lắm, trước mặt tôi. Gã ta mặt xương xương, da nhợt nhợt nhìn tôi bằng con mắt thương hại, rồi cười nhếch răng vàng hỏi tôi:

- Tôi hỏi khí vô phép: ông bị hạn về việc gì thế ạ?

Tôi bầy giờ còn trẻ, tính bồng bột, trả lời thẳng như ruột ngựa:

- Tôi không bị hạn gì cả. Đế quốc bắt tôi vì tôi làm cộng sản.

- Thế thì đáng kiếp lắm.

Gã lẩm bẩm một cách láo xược và rảo bước tránh xa chỗ tôi đứng. Ở nhà pha Hải-dương, tôi lại đấu tranh tuyệt thực đòi bỏ cùm, bỏ xích, đòi chăn, đòi chiếu phát chung cho cả anh em thường phạm. Có nhà sư bị giam phát điên, đập bát cứa cổ tự tử, tên chánh sứ Hải-dương ra lệnh tịch thu hết bát. Tôi vận động đấu tranh đòi bát lại, đòi cả áo tơi, nón lá đi làm.

Đấu tranh thắng lợi, an hem thường phạm rất có cảm tình với tôi. Anh em nói:

- Được thế này là nhờ ông Sao đỏ cả đấy. – (Sao đỏ là tên các đồng chí vui mà đặt cho tôi ở mật thám Hà-nội).

Tôi bảo anh em thường phạm:

- Nhờ cả anh em mới đấu tranh được. Chứ một mình tôi thì làm gì được.

Trong anh em sau này, nhiều người tốt với cách mạng.

Tháng 6 -1932, tòa án Hải dương xử tôi phát lưu chung thân.

Tôi lại bị giải về Hỏa-lò Hà-nội. Chuyến xe lửa từ tỉnh Đông về ấy, có một kỷ niệm tôi không bai giờ quên được. Tôi là tù đã thành án, đi như thế là có lính khố xanh vác súng đi kèm. Ngồi bên cửa sổ, tôi đang mải nhìn ra cánh đồng mới gặt thì có một cụ già, chạc tuổi gần năm mươi, ăn mặc ra lối tiểu thương, vẻ mặt phúc hậu, đến hỏi thăm người lính khố xanh, xin phép anh lính đó đến gần tôi nói chuyện.

Thấy bà cụ ân cần, tôi nói thật là tôi bị bắt ở Thượng-hải. Nghe tôi kể, bà cụ nhận ra ngay:

- Thế ra cậu tên là Nguyễn Lương Bằng, người Thanh-miện đấy. Việc của cậu, em nó xem báo đọc cho tôi nghe, tôi được biết. Các cậu thanh niên, đem nhiệt huyết ra làm việc nước, chúng tôi rất khâm phục. Thời buổi này, người Pháp họ cai trị nước mình, họ bắt những người như các cậu, làm tù, làm tội, chém giết, chúng tôi rất thương xót, ái ngại. Chẳng giấu gì cậu, tối có mấy người em, người cháu cũng đi cách mạng như các cậu, cũng bị bắt tù đày nên trông thấy cậu là nghĩ đến các em.

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #16 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 09:52:32 pm »

Rồi bà cụ gọi cô con gái lại. Cô gái tuổi chừng mười tám, mười chin, đến chào tôi: “Anh ạ”. Bà cụ bảo cô em:

- Con xem có quà bánh gì mua đem lại đây mời anh đi con.

Cô em bưng về nào bánh dò, nào bánh đậu, mua nước chè mạn và cả nước chanh nũa lễ phép mời tôi dùng. Tôi từ chối thì bà cụ khẩn khoảng nói:

- Cậu đừng nề hà. Các cậu với tôi là người nhà cả. Gặp nhau có một quãng đường, cậu sơi tấm bánh, cốc nước cho tôi vui.

Rồi suốt từ ga Cẩm-giàng về đến ga Gia-lâm, bà cụ ngồi bên tôi, bà cụ ngồi bên tôi hỏi chuyện tình hình, chuyện Pháp, chuyện Đức, chuyện Nhật, chuyện bên Nga, bên Tàu và chuyện các nhà cách mạng của ta. Cô em cũng ngồi nép bên bà cụ, ngước cặp mắt bồ câu, nhìn tôi chằm chằm, nghe tôi chăm chú, vẻ thùy mị dễ thương một cách lạ. Tôi nhớ hình như bà cụ với cô em quê đâu bên Lim hay Đặng vùng Bắc ấy…

Đến ga Gia-lâm thì bà cụ và cô em xuống. Hai mẹ con dồn cả tiền còn lại trong túi, trong thúng, trong thắt lưng, còn được một đồng tư bạc, bà cụ biếu cả cho tôi. Tôi một mực không nhận thì, vì tay tôi bị xích ngược, bà cụ cứ ấn cả số tiền và túi áo của tôi. Rồi hai mẹ con cắp thúng mủng dảo bước xuống tàu.

Xuống đến ga, bà cụ và cô em còn tần ngần đứng ở xe. Xe chuyển bánh, bà cụ, cặp mắt ngậm ngùi, gọi với tôi:

- Cậu Bằng ơi, cậu đi may mắn nhớ!

Và cả cô em nữa, hai người cứ nhìn theo tôi mãi.

Vào đến Hỏa-lò, suốt bao nhiêu ngày, tôi cữ nghĩ đến cuộc gặp gỡ trên quãng đường ngắn ấy. Người đâu mà tốt lạ! Nghĩ đến chân tình của đồng bào đối với người cách mạng, tự nhiên, dung dị lạ thường, tôi càng thêm tin tưởng; cứ có cán bộ, cứ có người đem đường lối, chính sách chủ trương của Đảng đến với quần chúng, là có phong trào.

Tôi đã nuôi ý định trốn. Ý tôi rất hợp với ý anh Nguyễn Tạo. Trước tình hình thế giới đã bắt đầu phát triển đi đến chiến tranh, nhiều anh em còn nhiệt tình cũng đều nóng ruột với phong trào. Chúng tôi chui xuống gầm sàn, họp hội nghị bàn vượt ngục. Cuộc họp hội nghị ấy có cả anh Duẩn và anh Thức (hiện công tác ở Bộ Công an) tham gia.

Kế hoạch bàn không thực hiện được. Sau một buổi chúng tối tổ chức diễn kịch trong nhà lao, anh Duẩn, anh Thức và một số anh em khác diễn kịch, bị thằng xế ngục già cho là cầm đầu, kiếm cớ bắt vào xà lim cùm. Cả trại chín mươi người cùng bị chúng phạt cùm một tháng. Tôi với anh Nguyễn Tạo bàn nhau phải trốn bằng được.

Có anh em bàn lấy hết quần áo may dù nhảy từ trên nóc trại xuống mà trốn ra đường. Mạo hiểm! Chỉ còn một cách là sang nhà thương cưa chấn song trốn.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2010, 10:11:48 pm gửi bởi DesantnhikVDV » Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #17 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 10:40:08 pm »

Tạo, Tuyền, Hào Lịch, Đàm, Mẫn vẽ ra đủ các thứ bệnh và đòi được đưa ra nhà thương trước. Tôi và anh Cương chưa ra được thì trong lao lại nổ ra đấu tranh tuyệt thực đòi quyền lợi viết thư, đọc báo, đòi thuốc lào, thuốc lá như cũ. Đến ngày thứ sáu, địch vẫn chưa nhượng bộ, thì bọn anh Tạo đã nhắn về là chuẩn bị sắp xong rồi.

Làm thế nào ra nhà thương được? Đầu tiên anh Cường và tôi định làm ra bệnh tả. Nghe nói đồng chí Trần Đức Thịnh, lúc ấy cũng bị giam ở Hỏa-lò, có giữ được nhiều vị thuốc bắc, chúng tôi đến xin hột ba đậu uống để đi ỉa chảy.

Uống ba đậu mà đã tuyệt thực 6 ngày, trong ruột không còn gì, nên chỉ nôn ra đằng mồm. Lại xoay sang cách lấy máu ở “ven” ra, ngậm vào mồm làm thổ huyết. Nhưng không có kim rỗng lòng, không thể rút máy ở “ven” được.

Chỉ còn một cách: đâm cổ, giả tự tử.

Chúng tôi đâm cổ họng rất cẩn thận, xong rồi để máu chảy ròng ròng xuống ngực, áo trắng đỏ lòm, ra trước anh em, kêu gọi anh em giữ vững đấu tranh và hô khẩu hiệu rồi ngã vật xuống.

Anh em kêu lên:

- Ôi thôi, Sao đỏ chết rồi!

*
* *

Đế quốc trúng kế, xe hai chúng tôi ra nhà thương ngay.

Ông bác sĩ khâu cho chúng tôi là một nha phẫu thuật Việt-nam mới tốt nghiệp ở Pháp về. Ông ta khâu xong, chép miệng nói bằng giọng đường trong:

- Việc quái gì mà tự tử. Cứ sống. Có gì oan ức thì làm giấy gửi quan trên, chứ việc gì mà phải tự tử.

Rồi ông ta gọi y tá nhà pha là bác Phèng vào, giao lại:

- Đây, băng quấn lỏng đây nhé, kẻo họ có chết lại bảo tại tôi quấn băng chặt.

Phèng và mấy thường phạm xếp hai chúng tôi nằm thẳng cẳng lên xe bò, đem từ nhà mổ xuống “xan” các nhà tù chính trị. Nằm trên xe bò, tôi hé mắt nhìn Cương và Cương hé mắt nhìn tôi. Hai anh em khẽ mỉm cười với nhau.

Tạo đã đứng đợi ở trước “xan” nhà thương, từ xa đã gọi:

- Cụ Phèng ơi, ai đấy?

- Sao đỏ với cậu nữa.

- Sao thế?

- Tuyệt thực sáu ngày, tự tử.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 08:01:44 pm »

Vào đến “xan”, Tạo bảo chúng tôi:

- Đóng kịch khéo không ở đây có lẫn bọn Quốc dân đảng. Nó biết thì nguy hiểm lắm.

Rồi anh cho biết thêm:

- Sáu đầu chấn song, cưa được năm rồi. Tối mai đi được. Đau thế có đi được không?

- Được.

Cuối “xan” nhà thương, là bốn xà-lim giam tù bệnh nặng hay án nặng. Ở hai xà-lim liền nhau, hai người điên trên nhau la hét đập phá om xòm. Một người điên thật là đồng chí Quỳ, thợ điện Nam-định, bị đế quốc dùng búa bổ vào đầu loạn óc. Một người điên vờ là anh Tuyển trong bọn tôi. Anh vờ điên đi đập cửa thình thình, lấp tiếng cưa song sắt của anh em khác. Chúng tôi cưa chấn song cửa sổ chính trong xà-lim anh Tuyển nằm.

Đốc tờ Xồm đến khám, bắt tôi và Cương cũng lại vào nằm xà-lim, khóa lại cho cẩn thận. Tôi đã hoang mang thì anh Tạo, anh Đàm vận động được lính khố xanh cho mượn chìa khóa mở thăm chúng tôi rồi không khóa lại.

Chúng tôi nằm chung với người của Quốc dân đảng. Lần trước, tôi ốm thật, ra nhà thương bọn nó đã đồn rầm là Sao đỏ tìm đường định trốn đấy. Chính vì thế mà lần này anh em chủ trương tôi nên ra sau cho bọn nó khỏi ngờ. Bọn họ ra nằm nhà thương cũng có mưu vượt ngục. Họ phần nhiều đều là con nhà khá giả, ai cũng có thừa tiền nhưng vì không có tổ chức như ta, nên mưu của họ không thực hiện được. Ta trốn họ biết, nhất định họ phá. Nhất là trong bọn họ có tên Lâm mặt sắt là một phần tử chống cộng rất dữ.

Làm thế nào để đi được mà không cho họ biết? Có anh em bàn cách này cách khác, sau cùng, pha thuốc ngủ vào cà-phê và đường mời họ uống.

Họ ngấm thuốc ngủ, nghe nói đến tận sáng hôm sau, mật thám, sen đầm biết tin chúng tôi trốn, vào khám, họ hãy còn ngủ li bì.

Chúng tôi lần lượt chui đít ra trước, khỏi khoảng chấn song sắt đã cưa, xé chăn ra làm dây, nối lại, dòng xuống để bám tụt xuống đất rồi trèo tường đắp mảnh chai lởm chởm, vạch dây thép gai chui ra, nhảy phốc xuống mặt đường.

Tuyển đi trước, Tạo đi thứ hai, rồi đến Đàm, Mẫu, Hào Lịch, Cương, Tôi thì đi sau cùng.

Chúng tôi đã trốn khỏi nhà thương ra đường Phủ-doãn. Đúng đêm Nô-en. Đồng bào vẫn đông, đổ vào ngõ Huyện, kéo đến nhà thờ Lớn. Bọn chúng tôi hòa vào dòng người đi xem lễ.

Muốn vượt ngục, phải chuẩn bị tiền. Có tiền rồi phải giữ được tiền cho đến giờ hành động.

Cương có tờ giấy hai chục đồng Đông-dương lúc bấy giờ. Anh đưa tôi giữ từ Hỏa-lò. Gấp nhỏ lại cho vào mồm ư? Vào nhà thương nó có thể khám và thấy tiền giấu như thế, nó không thể không nghi.

Tôi đem vo viên tờ giấy bạc lại thật cẩn thận, lấy giấy bong bọc thật kỹ, nhét vào hậu môn. Giấu vào đấy thật yên trí! Đến nhà thương, tôi bảo Tạo thò tay vào gắp tiền ra. Tạo thò ngập hết ngón tay mà moi vẫn không thấy. Thì ra y tá nhà thương bơm sữa với thuốc cho tôi bằng đường hậu môn, đã đun tờ giấy bạc của tôi sâu vào trong ruột rồi. Tạo phải mượn bốc thụt cho tôi mới lấy được tiền ra.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #19 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 10:34:20 pm »

Tờ giấy bạc vẫn khô nguyên. Khéo lắm mới đổi được ra tiền lẻ. Chỗ hai chục ấy, cộng với số tiền riêng của anh Hào Lịch, anh em chia nhau, mỗi người được gần năm đồng. Theo kế hoạch đã định, bọn anh Tạo đi về phía Nam, còn Cương và tôi lên phía Bắc. Hai chúng tôi vừa đi vừa tuyệt thực sáu ngày, đã mệt lả lại vừa đâm cổ, máu ra khá nhiều. Thế mà ra đến đường, quên hết cả đau, cả mệt, cứ cắm cổ mà đi. Đêm đông, gió bấc, trời rét cắt thịt. Ra đến bờ sông Cái, gió táp vào mặt vù vù. Chúng tôi chui xuống gầm cầu, rẽ lau sậy và men theo những đám ngô, đám đậu lên thẳng Nghi-tàm, Tứ-tổng rồi thuê thuyền ngược Việt-trì.

Đi được nửa đường thì tối, chúng tôi bảo áp thuyền vào bờ. Chỗ ấy thuộc địa phận Yên-lạc, Vĩnh-yên. Hai anh em xếp đất cày, nằm giữa ruộng ngủ một giấc cho đến sáng. Rồi suốt ngày đi miết theo đường sông máng, rồi tắt cánh đồng chiêm, qua đồi, qua núi, đi mãi đến xế chiều, thì tới gần quê ngoại của Cương, Cương bàn với tôi để anh về qua đấy, nhân tiện bắt mối với cơ sở ở làng. Anh đưa tôi vào một khu rừng vắng, dặn tôi ngồi đấy, sẽ cho người đem cơm ra cho tôi.

Tôi ngồi giữa rừng, trời tối đen như mực, mưa dầm lạnh buốt. Anh em chia cho được hai bộ quần áo mặc cả vào người. Dọc đường, tôi mua được chiếc áo tơi và chiếc nón lá. Vừa rét, vừa sợ. Sợ rắn, sợ trăn, sợ hùm. Ra đến đây không phải là để chết mất xác giữa rừng này. Tôi mò ra ruộng, vơ đống ra đắp lên người, tính chợp mắt một lúc. Rét quá, năm ấy rét lạ rét lung, tôi không tài nào thiếp đi được. Sáng ngày, tôi lại trốn vào rừng núp trong bụi cây, giương mắt nhìn quanh, canh rắn, rết, canh giống thú giữ. Đêm đến, lại cứ ngồi xổm, tùm hum áo tơi nón lá che mưa. Đêm đến, cũng chẳng có ai ra tìm. Bụng đói, dạ khát, đầu óc căng thẳng, ngồi đợi bạn. Cho đến sáng bạch, Cương vẫn biệt vô âm tín.

*
* *

Tôi phải mò xuống thị xã, tìm vào mấy nhà cơ sở mà Cương đã có lần giới thiệu. Gõ cửa nhà nào cũng vậy, hết nói xa đến nói gần, chẳng ai người ta nhận mình. Chuyến đi thị xã, mất công không, chỉ làm được mấy bát phở vào bụng, lấy lại chút ít sức mà sống, mà đương đầu với khó khăn sẽ đến. Gần về đến rung, gặp một người hao hao giống Cương, thì ra là người anh cùng mẹ khác bố của Cương. Anh bảo tôi:

- Ấy, chú nó đêm qua đem năm sáu anh em về đón. Chú nó ra tìm không thấy anh lại về không. Anh đi đâu thế?

- Tôi chờ mãi không thấy, bò ra ngoài ruộng nằm.

- Chú nó bảo anh cứ nán đợi ngoài rừng, tối nay hay tối mai, chú nó lại đem người về đón.

Lại về rừng ngồi. Đêm vẫn mưa thảm, mưa bại. Tôi ngồi chờ hai ngày hai đêm nữa. Đến đêm thứ ba, bụng sinh ra sốt ruột lạ lung. Đành liều mò vào làng Cương tìm nhà người anh Cương.

Người anh Cương hé cửa ra, xua tay bảo tôi đi, nói không ra tiếng:

- Cương bị tóm rồi. Mật thám đầy làng, chạy ngay đi.

Đi đâu? Tôi lại về xó rừng ngồi cắn răng suy nghĩ. Rồi quyết định: về Thanh-miện, về đấy được.

Tôi vuốt lại mảnh vải chăn giả làm chăn phu-la, quấn lại cổ che kín mảnh vải băng trên vết thương ở cổ họng. Rồi đi thẳng ra tỉnh, đến ga mua vé xe lửa, về xuôi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM