Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:29:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 6  (Đọc 61661 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 05:41:56 pm »


Tên sách: Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 6
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Năm xuất bản: 2002
Số hoá: ptlinh, chuongxedap




CHỈ ĐẠO NỘI DUNG:
        Đại tá PGS, TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG

CHỦ BIÊN:
        Thượng tá, TS. HỒ KHANG

TÁC GIẢ:
        Thượng tá, TS. HỒ KHANG
        Đại tá: NGUYỄN VĂN MINH
        Đại tá THS. TRẦN TIẾN HOẠT
        Thượng tá, TS. NGUYỄN HUY THỤC
        Thượng tá, THS. NGUYỄN XUÂN NĂNG
        Trung uý LÊ QUANG LẠNG




LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta ở miền Nam gây chấn động làm bàng hoàng nước Mỹ, tạo ra bước ngoặt lớn buộc đế quốc Mỹ phải thay đổi chiến lược, xuống thang chiến tranh.

Choáng váng trước đòn tiến công chiến lược của quân và dân ta, chính quyền Mỹ hiểu ra rằng không thể thắng nổi một dân tộc có tầm cao văn hoá, giàu trí tuệ, đầy bản lĩnh, gan góc chiến đấu vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc với quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi. Vì vậy, bước vào Nhà Trắng từ tháng 1-1969, Níchxơn đề ra học thuyết mang tên ông ta và chiến lược quân sự toàn cầu với răn đe thực tế thay thế cho chiến lược phản ứng linh hoạt đã bị phá sản.

Vận dụng vào Việt Nam, Mỹ triển khai chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh - một chiến lược toàn diện về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao để quân Mỹ và quân chư hầu rút dần về nước mà quân đội và chính quyền Sài Gòn vẫn mạnh lên theo công thức người Việt Nam tiến hành chiến tranh với trang bị, vũ khí, hậu cần của Mỹ và do Mỹ chỉ huy nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới lâu dài ở miền Nam Việt Nam. Để thực hiện âm mưu này, một mặt, Mỹ ồ ạt trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh, phát triển, xây dựng quân đội Sài Gòn mạnh cả về số lượng và chất lượng để đảm trách dần nhiệm vụ của quân đội Mỹ và chư hầu; mặt khác chúng thay đổi biện pháp chiến lược tìm diệt bằng biện pháp chiến lược mới: quét và giữ, phòng ngự chiều sâu, đẩy mạnh bình định dồn dân lập ập “dân sinh”, ấp “đời mới” là xương sống của Việt Nam hoá chiến tranh.

Từ năm 1969, đế quốc Mỹ tiến hành bước phiêu lưu quân sự mới, mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia, giúp đỡ bọn phan độngg Lào và gây cuộc đảo chính ở Campuchia, biến Đông Dương thành một chiến trường.

Bên cạnh những bước phiêu lưu quân sự mới, đế quốc Mỹ tiến hành những chiến dịch ngoại giao xảo quyệt: thoả hiệp với các nước lớn để gây sức ép và cô lập cách mạng Việt Nam.

Đứng trước những thử thách nghiêm trọng của tình hình, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc đoàn kết một lòng, triệu người như một kiên quyết tiến hành cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và kiên định của Đảng, mà trực tiếp là Bộ Chính trị, quân và dân ta ở miền Nam đẩy mạnh phản công và tiến công địch, từng bước khôi phục vùng giải phóng, khôi phục phong trào cả ở ba vùng chiến lược, sát cánh cùng quân và dân Lào và quân và dân Campuchia anh em đánh thắng các bước phiêu lưu quân sự mới của địch.

Tháng 6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Từ đây ở miền Nam song song tồn tại hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát.

Trên miền Bắc, sau khi đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom đánh phá, quân và dân ta đã nỗ lực cao độ, phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, củng cố miền Bắc về mọi mặt, tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng, chi viện mạnh mẽ cho cách mạng miền Nam và các nước anh em.

Đấu tranh ngoại giao được Đảng ta xác định là một mặt trận tiến công quan trọng có ý nghĩa chiến lược lúc này, nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta. Trên bàn đàm phán tại hội nghị Pari. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sau này là Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, phối hợp chặt chẽ, luôn đề ra những sáng kiến hoà bình mềm dẻo, linh hoạt, thiện chí nhưng kiên quyết đòi rút hết quân xâm lược về nước, vấn đề miền Nam Việt Nam do chính nhân dân miền Nam tự giải quyết.

Bước sang năm 1971, trên chiến trường, quân địch nham hiểm và liều lĩnh mở ba chiến dịch quân sự lớn đánh ra đường 9 - Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và vùng Ngã ba biên giới hòng triệt để cắt đứt tuyến chi viện chiến lược của ta trên đường Hồ Chí Minh phá hoại hệ thống kho tàng, căn cứ hậu cần và tiêu diệt bộ đội chủ lực đang đứng chân ở đây. Chấp nhận đọ sức với những nỗ lực quân sự cao nhất trong chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của địch, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương quyết định mở chiến dịch phản công chiến lược ở đường 9 - Nam Lào và đã giành được thắng lợi giòn giã, giáng một đòn chí mạng vào những nỗ lực chiến tranh mới của địch, tạo ra một bước phát triển mới cho cách mạng miền Nam.

Với bốn chương sách, từ chương 23 đến chương 26, tập VI của bộ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) mang tiêu đề Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Dương trình bày một cách khái quát và tương đối đầy đủ về cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc chúng ta ở giai đoạn cam go nhất của chiến tranh từ đầu năm 1969 đến năm 1971, đánh thắng một bước căn bản chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của địch.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
   
                                                                          Tháng 11 năm 2002
                                                                    NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 05:47:50 pm »


CHƯƠNG 23
ĐẾ QUỐC MỸ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH


I- HỌC THUYẾT NÍCHXƠN VÀ CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TOÀN CẦU RĂN ĐE THỰC TẾ

Năm 1961, đế quốc Mỹ cho ra đời chiến lược quân sự toàn cầu mang tên “phản ứng linh hoạt” thay thế cho chiến lược “trả đũa ồ ạt” - một chiến lược được đề ra và triển khai thực hiện từ năm 1953 dưới thời Tổng thống Mỹ Aixenhao nhưng đã không có hiệu quả ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc lúc bấy giờ đang phát triển trên thế giới. Lúc đó, mặc dù đã mất độc quyền vũ khí hạt nhân1, nhưng Mỹ vẫn là một siêu cường chưa từng bị thất bại trong các cuộc chiến tranh mà Mỹ tham chiến. Thực hiện chiến lược mới này, Mỹ vẫn duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng đồng thời phát triển lực lượng thông thường để tiến hành các cuộc chiến tranh hạn chế. Chính quyền Kennơđi rồi L.Giônxơn đều chấp nhận chiến lược “phản ứng linh hoạt”, vì cho rằng, chiến lược này là lưỡi kiếm tiến công sắc bén vào những nơi nguy hiểm nhất đối với “thế giới tự do”. Mỹ đã đem áp dụng chiến lược này vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng hai loại hình chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” nhằm giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh không có vũ khí hạt nhân. Song, qua tám năm (từ 1961 đến 1968) tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ chẳng những không giành được một thắng lợi nào theo ý muốn, mà ngược lại, ngày càng lao sâu vào cuộc chiến tranh, bị sa lầy, mắc kẹt, bị tổn thất nặng nề về sinh lực và phương tiện chiến tranh. Lúc quân Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam hơn nửa triệu với trang bị đầy đủ các loại vũ khí và phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất như tướng W. Oétmolen (W. Westmoreland) đánh giá là “nước Mỹ chưa bao giờ cho ra trận một lực lượng mạnh, tinh nhuệ và hùng hậu hơn lực lượng Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam trong những năm 1966-1969”2, thì cũng là lúc quân Mỹ bị đánh đau nhất, thất bại nặng nề nhất. Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, làm phá sản hoàn toàn chiến lược chiến tranh cục bộ - một thành phần quan trọng cấu thành chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ.

Năm 1968, hoà cùng chiến thắng to lớn của quân dân ta ở miền Nam, tại Lào, Đoàn không quân 919 phối hợp với bộ đội đặc công Quân khu Tây Bắc tiến công, tiêu diệt trạm rađa Mỹ trên đỉnh núi Pa Thí. Mất trạm rađa này, hoạt động không quân của Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam và Lào gặp rất nhiều khó khăn; Mỹ coi đó là một thảm hoạ đối với nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương, bởi từ đây, việc đánh phá miền Bắc, ngăn chặn tiếp tế từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn miền Nam của không quân Mỹ sẽ trở nên kém hiệu quả. Trong thời gian này, quân dân miền Bắc bắn rơi thêm 557 máy bay Mỹ, bắt nhiều giặc lái, đưa tổng số máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc tính từ ngày 5-8-1964 đến tháng 12-1968 lên 3243 chiếc. Tháng 11-1968, đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom và chấm dứt mọi hành động quân sự khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấp nhận hội nghị bốn bên ở Pari. Sự thất bại này đã đẩy đế quốc Mỹ vào thời kỳ khủng hoảng dài nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Theo tính toán ban đầu của các nhà quân sự Mỹ, thì với chiến lược phản ứng linh hoạt, Mỹ có thể cùng một lúc tiến hành “hai cuộc chiến tranh rưỡi” - tức một cuộc chiến tranh ở châu Âu và một cuộc chiến tranh ở châu Á cộng với một cuộc chiến tranh quy mô bằng nửa một cuộc chiến tranh trên. Thế nhưng, trên thực tế, dẫu chỉ mới tiến hành một cuộc chiến tranh khu vực là cuộc chiến ở Việt Nam, thì cuộc chiến đó cũng đã làm cho nước Mỹ lao đao. Vào thời điểm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân nổ ra, Mỹ buộc phải soát xét lại toàn bộ chiến lược chiến tranh ở Việt Nam, đặt chiến lược đó trong mối quan hệ với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trong cuộc soát xét về mặt chiến lược này, giới lãnh đạo cao cấp Mỹ nhận ra rằng, “lực lượng chiến lược còn lại của nước Mỹ để đối phó với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trên thế giới chỉ còn trên dưới năm sư đoàn”3. nhưng quân số cũng không đầy đủ. Về con số đã vậy, còn về chi phí cho cuộc chiến tranh cục bộ ở Việt Nam trung bình hàng năm hơn 30 tỉ đôla (chưa kể chi phí tăng thêm cũng xấp xỉ) làm cho ngân sách chính phủ liên bang thâm hụt lớn, lạm phát tăng 6,1% năm 1969. Đời sống nhân dân Mỹ ngày càng giảm sút. Lời hứa trước cử tri khi ra tranh cử của Tổng thống Mỹ Giônxơn là sẽ tiến hành cuộc chiến chống nghèo đói nhằm xây dựng một “xã hội vĩ đại” đã không được thực hiện, trong khi số lính Mỹ chết và bị thương ở chiến trường được đưa về nước ngày càng nhiều, gây nên tâm lý bi quan, lo ngại và sự phẫn nộ ngày càng tăng của đại bộ phận công chúng Mỹ đối với chiến tranh, đối với chính quyền. Tình hình đó làm gay gắt thêm những mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ và trong chính quyền Oasinhtơn, đẩy sự chống đối chính quyền của nhân dân Mỹ lên cao, làm cho giới lãnh đạo cao cấp Mỹ bị phân hóa sâu sắc...
_____________________________________
1. Năm 1953, Mỹ mất độc quyền bom khinh khí và đến năm 1957, việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất đã làm chấn động sâu sắc chính giới Mỹ.
2. W. Oétmolen: Một quân nhân tường trình, Nxb. Garden City, Doublday and Company, New York 1976. Thư viện quân đội dịch, bản đánh máy lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tr.129.
3. W. Oétmolen: Một quân nhân tường trình, Sđd, tr. 32.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #2 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 05:49:51 pm »


Trên phạm vi toàn cầu, do bị thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ buộc phải lùi một bước trước sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Trong vòng tám năm thực thi chiến lược quân sự toàn cầu phản ứng linh hoạt, Mỹ chẳng những không ngăn chặn được các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Á - Phi - Mỹ latinh, mà ngược lại, tại lục địa châu Phi đã có thêm 15 nước giành được độc lập. Ở Mỹ latinh, nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô và đội tiền phong của giai cấp công nhân Cuba đã làm cuộc cách mạng vô sản thắng lợi, đột phá vào hệ thống thuộc địa tại khu vực “sân sau” của Mỹ. Được cách mạng Cuba khích lệ, ở các nước Chilê, Nicaragoa, Vênêduyêla, Côlômbia, Bôlivia, Xanvađo, nhân dân đã vùng lên đấu tranh chống các chính quyền độc tài tay sai Mỹ, uy hiếp ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này. Ở Trung Đông, phong trào giải phóng dân tộc chống phụ thuộc vào nước ngoài gắn chặt với phong trào đòi dân chủ, cải thiện dân sinh cũng phát triển mạnh mẽ. Ý thức dân tộc và phong trào quần chúng chống đế quốc, thực dân đã tác động tích cực đến thái độ và hành động của giới cầm quyền ở nhiều nước Ả Rập.

Các nước xã hội chủ nghĩa là đối tượng chủ yếu mà chiến lược quân sự toàn cầu phản ứng linh hoạt của Mỹ nhằm tới. Mặc dù bị Mỹ ra sức ngăn chặn, phá hoại bằng nhiều thủ đoạn và biện pháp rất thâm độc, nhưng công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật, văn hoá - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh, tạo cho các nước này một vị thế mới trên trường quốc tế và là chỗ dựa của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Đặc biệt, sự phát triển về tiềm lực quân sự của Liên Xô, Trung Quốc làm cho so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới thay đổi có lợi cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Lợi dụng việc Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam, các đồng minh chiến lược của Mỹ là Tây Âu và Nhật Bản nhanh chóng vươn lên, trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ về kinh tế, quân sự. Nhiều nước tư bản chủ nghĩa bắt đầu thi hành đường lối chính trị tương đối độc lập hơn, muốn ít phụ thuộc Mỹ để dần dần đóng vai trò độc lập trên vũ đài chính trị quốc tế.

Tình hình trên đây khiến cho nhiều nhà hoạt động chính trị Mỹ nhận thấy “nếu Mỹ thua ở Việt Nam thì Mỹ thua một cuộc chiến tranh. Nhưng nếu Mỹ lạc hậu một cách tuyệt vọng trong lĩnh vực hạt nhân thì Mỹ có thể mất cả sự tồn tại của mình”1. Trên thực tế, trước một loạt sự kiện xảy ra trên thế giới thời gian này, có liên quan trực tiếp tới lợi ích quân sự, chính trị và kinh tế của Mỹ ở Béclin, Trung Đông, đặc biệt ở Triều Tiên, chính quyền Mỹ vô cùng lúng túng2.

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược quân sự toàn cầu phản ứng linh hoạt của đế quốc Mỹ: làm cho nước Mỹ bước vào năm 1969 - như Kítxinhgơ (Henry Kisinger) thú nhận, đã không còn ở vào cái thế có thể thực hiện được những chương trình toàn cầu của mình, không còn có thể gán ghép cho các nước khác những giải pháp mà Mỹ ưa chuộng.

Trong những điều kiện đó, bước chân vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Níchxơn và những người cầm quyền nước Mỹ chủ trương phải có một chính sách đối ngoại mới trong một thế giới đã đổi thay, hòng tiếp tục thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu bằng việc bỏ chiến lược phản ứng linh hoạt thời Kennơđi - Giônxơn, vì nó đã bất lực trong việc chống đỡ các đòn tiến công của cách mạng trên khắp các châu lục, và vì sự biến đổi cán cân trên thế giới không có lợi cho Mỹ. Tháng 7-1969, trong diễn văn đọc tại đảo Guam về chính sách mới của Mỹ, Níchxơn tuyên bố ba điểm: thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ tôn trọng tất cả mọi cam kết trong các hiệp ước mà Hoa Kỳ đã ký; thứ hai, Hoa Kỳ sẽ cung cấp một “lá chắn nguyên tử” nếu một cường quốc hạt nhân nào đe doạ nền tự do của một nước đồng minh với Hoa Kỳ, hoặc của một nước mà sự tồn tại được Hoa Kỳ coi là thiết yếu đối với nền an ninh của Hoa Kỳ; thứ ba, trong những trường hợp liên quan đến những loại “xâm lăng” khác, sẽ cung cấp viện trợ về quân sự và kinh tế khi được yêu cầu đúng với sự cam kết của Hoà Kỳ theo những hiệp ước, nhưng Hoa Kỳ mong muốn những nước trực tiếp bị “đe doạ” phải đảm nhận trách nhiệm về việc cung cấp nhân lực cho việc phòng thủ nước họ.

Sau một thời gian đánh giá lại toàn bộ tình hình thế giới, so sánh lực lượng, tiềm lực và khả năng của Mỹ trong mối tương quan với sự phát triển của cách mạng, Níchxơn thay mặt chính phủ Mỹ công bố chiến lược toàn cầu mới mang tên học thuyết Níchxơn. Mục tiêu tập trung của học thuyết mới này là ra sức phá hoại phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản thế giới, tìm mọi cách đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, duy trì và thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, giữ vững địa vị lãnh đạo của Mỹ trong “thế giới tự do”, thực hiện tham vọng làm bá chủ toàn cầu, đảm bảo cho Mỹ đặc quyền, đặc lợi nô dịch và bóc lột thế giới.

Níchxơn tuyên bố: Mỹ vẫn là siêu cường, có vai trò đặc biệt trên thế giới; Mỹ phải khẳng định tầm quan trọng của mình trong sự cam kết với châu Âu; tiếp tục duy trì vai trò quan trọng và hết sức nặng nề đối với châu Á; không bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục lãnh đạo ở Tây bán cầu và phải giữ chỗ đứng quan trọng của Mỹ ở châu Phi...

Trên đây là những nội dung chủ yếu trong chính sách mới của Mỹ mang tên học thuyết Níchxơn.
_____________________________________
1. Lời phát biểu của Thượng nghị sĩ Mỹ Xtennít - Chủ tịch Tiểu ban điều tra về tình hình sẵn sàng chiến đấu của Thượng viện Mỹ sau sự kiện Tết Mậu Thân (Dẫn theo: Thất bại quân sự của đế quốc Mỹ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1979, tr. 128).
2. Ngày 23-3-1968, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên bắt giữ chiếc tàu tình báo Puêblô của Mỹ và 83 người có mặt trên tàu. Vô tuyến truyền hình nước này đã chiếu lại cảnh những người bị bắt, bị giải đi trên đường phố Thủ đô Bình Nhưỡng. Sự kiện này đã là “một hành động làm nhục chính quyền Mỹ và chứng minh rằng: Chính quyền (Mỹ) đã bất lực” (Dẫn theo: G. Côncô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh. Nxb.Quân dội nhân dân, Hà Nội, 1980, t 1, tr. 291).

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 05:51:13 pm »


Theo các nhà chiến lược quân sự, các chuyên gia hàng đầu nước Mỹ thì các căn cứ làm cơ sở cho việc soạn thảo học thuyết Níchxơn là:

- Vấn đề trước mắt đặt ra cho nước Mỹ là cuộc chiến tranh Việt Nam đang thu hút tâm trí, nghị lực và tiềm lực của Mỹ chưa từng có, nhưng chẳng những Mỹ không thu được kết quả như ý muốn, ngược lại liên tiếp bị thất bại.

- Vì cuộc chiến tranh Việt Nam mà trong cán cân lực lượng và mối quan hệ chiến lược quốc tế thay đổi không có lợi cho Mỹ.

- Sự mất cân đối ngày càng tăng giữa phạm vi, vai trò và tiềm lực của Mỹ.

- Tính nhiều cực về chính trị của thế giới và một thế giới cộng sản không thuần nhất vẫn là thù địch với Mỹ, nhưng vẫn chia rẽ.

Đối với phe xã hội chủ nghĩa, học thuyết Níchxơn xác nhận sự lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa về kinh tế, quân sự, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô, Trung Quốc - hai nước mà Mỹ gọi là “hai cường quốc cộng sản” đã vượt trội Mỹ về vũ khí tiến công chiến lược. Liên Xô - Trung Quốc đang có vị trí, uy tín quan trọng đối với các nước trong thế giới thứ ba và là chỗ dựa tin cậy của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Nhưng Mỹ đồng thời cũng nhận thấy tính chất không thuần nhất cũng như sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế. Đây là điều kiện mới để Mỹ có thể lợi dụng, chống lại phong trào cách mạng thế giới. Do đó, âm mưu của Níchxơn đối với phe xã hội chủ nghĩa là chia rẽ, kiềm chế và đẩy lùi. Để thực hiện âm mưu thâm độc đó, học thuyết Níchxơn chủ trương “bắc nửa nhịp cầu” mở rộng tiếp xúc, giao lưu về văn hoá, kinh tế, khoa học - kỹ thuật nhằm xâm nhập, phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện diễn biến hoà bình phản cách mạng. Níchxơn và giới cầm quyền Mỹ ra sức kích động “chủ nghĩa dân tộc” trong nội bộ các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh việc tuyên truyền chiêu bài “thương lượng”, “hoà hoãn Đông – Tây”, thực hiện chính sách “kết bạn” với từng nước, nhằm chia rẽ, phân hoá các nước xã hội chủ nghĩa. Bằng chính sách đó, đế quốc Mỹ mưu toan ngăn chặn ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và làm suy giảm thế tiến công của cách mạng.

Đối với các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, học thuyết Níchxơn chủ trương vừa đe doạ và dụ dỗ, mua chuộc để duy trì sự thống trị bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ tại các nước thuộc địa và phụ thuộc Mỹ. Song, qua cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nhà Trắng và Lầu Năm góc thấy rõ sức mạnh quân sự của Mỹ không thể mang lại chiến thắng theo ý muốn khi mà các dân tộc đã giác ngộ, đoàn kết, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của mỗi nước. Vì vậy, Mỹ không thể làm “sen đầm” tràn lan được và cũng không đủ khả năng để có thể một mình chống chọi với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh trên khắp các châu lục. Trong những điều kiện đó, đế quốc Mỹ phải tìm cách hạn chế việc sử dụng quân Mỹ ở nước ngoài, đồng thời ra sức thực hiện “liên minh khu vực” nhằm “dùng người địa phương đánh người địa phương”.

Để thực hiện học thuyết Níchxơn ở châu Á, Mỹ xúc tiến tổ chức các khối liên minh quân sự ở từng khu vực. Đó là: Tổ chức quân sự, chính trị gồm Mỹ, Ôtxtrâylia, Niu Dilân được thành lập trên cơ sở Hiệp ước an ninh Thái Bình Dương (ANZUS); Hội đồng châu Á - Thái Bình Dương (ASPH) do Mỹ cầm đầu; duy trì Hiệp ước các nước Đông Nam Á (SEATO) gồm Mỹ, Anh, Pháp, Ôtxtrâylia, Niu Dilân, Thái Lan, Pakixtan, Philíppin; Hội 11 nước thân Mỹ ở Giacácta (Inđônêxia)...

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù các nước tư bản chủ nghĩa phát triển không đều, nhưng đã có sự thay đổi rõ rệt về kinh tế, chính trị, quân sự giữa các nước “đồng minh” với Mỹ. Nhật Bản đã trở thành một cường quốc, nhiều nước Tây Âu cũng đã trở thành những cường quốc. Tình thế đó buộc chính quyền Níchxơn không thể bằng những thủ đoạn như viện trợ kinh tế, quân sự để duy trì địa vị lãnh đạo, chi phối như trước được nữa, mà phải có chính sách mới phù hợp. Trong khi vẫn nhấn mạnh “Vai trò lãnh đạo cân xứng của Mỹ”, học thuyết Níchxơn chủ trương các nước trong phe “đồng minh” của Mỹ phải cùng nhau “liên minh phòng thủ”, “chia sẻ gánh nặng”, “tăng cường tình đoàn kết về kinh tế, chính trị trong các nước phương Tây”. Thực chất đây là âm mưu của Mỹ nhằm trút bớt gánh nặng cho các nước đồng minh phương Tây nhưng vẫn duy trì được sự lãnh đạo của Mỹ đối với các nước thuộc “thế giới tự do”.

Xuất phát từ nhận định về “tính đa cực về chính trị của thế giới”, học thuyết Níchxơn đề ra chính sách cụ thể của Mỹ ở từng khu vực, từng cường quốc nhằm bảo đảm cho Mỹ được “linh hoạt” xử lý các tình huống để lúc nào Mỹ cũng giữ được thế mạnh. Theo Níchxơn, trong quan hệ giữa các nước lớn trong “cuộc chiến tranh lạnh”, nếu Mỹ thực hiện được chính sách chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa thì điều đó sẽ là một đảm bảo để Mỹ duy trì vững chắc tư thế “hai chọi một” (nghĩa là Mỹ và đồng minh có thể chọi với Liên Xô hoặc với Trung Quốc). Do đó, Mỹ lựa chọn phương án tiến hành “một cuộc chiến tranh rưỡi” thay vì phương án tiến hành “hai cuộc chiến tranh rưỡi” trước kia.

Bởi vậy, ở châu Âu, học thuyết Níchxơn chủ trương duy trì cán cân “ba cường quốc” là Mỹ - Tây Âu - Liên Xô; thúc hiện hoà hoãn Đông - Tây, dùng Tây Đức làm lực lượng xung kích phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa, khống chế các nước châu Âu.

Ở châu Á và Thái Bình Dương, học thuyết Níchxơn chủ trương cố gắng cân bằng cán cân “bốn cường quốc” là Mỹ - Nhật - Liên Xô - Trung Quốc; huy động, lôi kéo thêm lực lượng phản động ở các nước thân Mỹ, cố đẩy nhanh Nhật Bản đứng ra gánh vác vai trò xung kích để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở vùng này.

Ở Trung Cận Đông, Mỹ ra sức thực hiện thế cân bằng “ba cường quốc” là Mỹ - Tây Âu - Liên Xô; huy động thêm các lực lượng thân Mỹ sử dụng Ixraen làm lực lượng xung kích chống lại nhân dân các nước A Rập, tạo điều kiện tăng cường vị trí của Mỹ ở khu vực này.

Như vậy, học thuyết Níchxơn lấy mục tiêu chia rẽ, phá hoại phe xã hội chủ nghĩa làm điểm xuất phát. Dựa vào việc phân chia khu vực và xác định lực lượng hai phe ở từng vùng, học thuyết Níchxơn nhằm mục tiêu làm suy yếu dần phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, duy trì và củng cố sự thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 06:16:40 pm »


Để thực hiện học thuyết Níchxơn, đế quốc Mỹ đề ra chiến lược quân sự toàn cầu dùng sức mạnh làm nản lòng đối phương một cách thực tế, gọi tắt là chiến lược răn đe thực tế thay cho chiến lược phản ứng linh hoạt - một chiến lược quân sự ra đời và tồn tại trong những năm của thập kỷ sáu mươi, được các nhà lãnh đạo nước Mỹ lúc đó đánh giá là đỉnh cao của trí tuệ nước Mỹ, là cái “chìa khoá vạn năng” có thể giải quyết thắng lợi mọi cuộc xung đột vũ trang trên thế giới, bảo đảm cho Mỹ giữ vững vị thế lãnh đạo “thế giới tự do”, răn đe các nước đang đấu tranh giành độc lập, ngăn chặn và đẩy lùi các nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Nhưng qua thể nghiệm trong cuộc chiến tranh Việt Nam nó đã bị chính giới Mỹ phê phán là không phù hợp với thực tế, không đối phó được với cuộc chiến tranh Việt Nam, là đã lỗi thời... Theo các nhà soạn thảo ra chiến lược quân sự “răn đe thực tế” thì chiến lược mới này của Mỹ được xây dựng trên các căn cứ sau đây:

- Mỹ phải có lực lượng mạnh trong một cuộc chiến tranh tổng lực để ngăn chặn các cuộc chiến tranh lớn, đồng thời sẵn sàng đối phó thắng lợi với các cuộc chiến tranh vừa và nhỏ ở các địa phương trên từng khu vực.

- Mỹ không thể một mình đối phó với tất cả các mối đe doạ xảy ra đối với các nước đồng minh của Mỹ - đặc biệt là đối phó với các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc như kiểu chiến tranh Việt Nam.

- Mỹ phải có trách nhiệm tổ chức, sắp xếp, điều hoà lực lượng quân sự để có thể phát huy toàn bộ sức mạnh của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.

Thực hiện chiến lược răn đe thực tế này, theo Níchxơn, Mỹ phải có đủ sức mạnh vũ khí hạt nhân để tiến hành chiến tranh tổng lực, đồng thời phải có đủ vũ khí và phương tiện hiện đại để tiến hành thắng lợi các cuộc chiến tranh thông thường nếu nó xảy ra. Trong tình hình chưa xảy ra một cuộc chiến tranh tổng lực (hạt nhân), Mỹ luôn phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng; phương tiện đủ sức thực hiện “một cuộc chiến tranh rưỡi”, nghĩa là Mỹ phải duy trì một lực lượng mạnh thích hợp để có thể đối phó với một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu hoặc châu Á và một cuộc chiến tranh vừa hoặc nhỏ đột xuất bùng nổ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Từ chủ trương cùng một lúc đối phó với “hai cuộc chiến tranh rưỡi” trước đây, nay Mỹ dự kiến khả năng chỉ có thể đối phó với “một cuộc chiến tranh rưỡi”. Điều đó chứng tỏ rằng, giờ đây, Mỹ không còn đủ sức đem quân đi phản ứng tràn lan trước làn sóng tiến công của cách mạng trên khắp các châu lục, mà phải dùng cái ô hạt nhân hăm doạ các dân tộc, dùng bọn tay sai ở các nước “đồng minh” trực tiếp đối phó theo tinh thần “chia sẻ gánh nặng” mà học thuyết Níchxơn đã đề ra. Do vậy, chiến lược quân sự “răn đe thực tế” của Mỹ thực chất là chiến lược phòng ngự kết hợp với phản công cục bộ1.

Chiến lược dùng “sức mạnh làm nản lòng đối phương một cách thực tế” (răn đe thực tế) gồm hai bộ phận chính: chiến tranh hạt nhân (chiến tranh tổng lực) và chiến tranh thông thường.

Lực lượng Mỹ đóng vai trò trọng yếu và nòng cốt của chiến lược “răn đe thực tế”. Chiến lược này được chia thành hai loại:

- Lực lượng chiến lược hay còn gọi là lực lượng tiến công tổng lực (chiến tranh hạt nhân), gồm các loại vũ khí hạt nhân, tên lửa tầm xa, máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm nguyên tử, hệ thống tên lửa chống tên lửa, các loại vũ khí hoá học và vi trùng...

- Lực lượng tiến hành chiến tranh thông thường hay còn gọi là lực lượng phục vụ cho mục đích chung, gồm lục quân, lính thuỷ đánh bộ, hải quân, không quân chiến lược, không quân chiến thuật và pháo binh (bao gồm tên lửa không mang đầu đạn hạt nhân)...

Ngoài lực lượng Mỹ, lực lượng các nước đồng minh trong các khối quân sự do Mỹ cầm đầu và lực lượng tay sai bản xứ có nhiệm vụ tiến hành các cuộc chiến tranh trên từng khu vực từng địa phương dưới sự chỉ đạo, chỉ huy và yểm trợ của Mỹ. Sử dụng chiến tranh thông thường chống lại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới, học thuyết Níchxơn và chiến lược quân sự toàn cầu mới của Mỹ chú trọng đặc biệt công thức: bộ binh người địa phương + vũ khí, trang bị hậu cần của Mỹ và do Mỹ chỉ huy.

Chiến lược quân sự toàn cầu răn đe thực tế vẫn hướng sự tập trung chủ yếu của Mỹ vào châu Âu. Vì theo Níchxơn ở châu Âu, Mỹ phải đương đầu với khối quân sự Vácxôvi, đặc biệt là Liên Xô - một đối thủ có tiềm lực quân sự nhiều mặt hơn Mỹ. Châu Âu còn là nơi Mỹ đã đầu tư vốn, kỹ thuật lớn, gắn liền với quyền lợi kinh tế của các nhà tư bản độc quyền Mỹ. Mặt khác; đây là địa bàn gắn liền với Địa Trung Hải, Trung Cận Đông, một vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự đối với Mỹ. Còn châu Á là nơi hết sức nóng bỏng đối với Mỹ, nơi chịu ảnh hưởng của nhiều cường quốc. Mỹ lại đang bị sa lầy, mắc kẹt trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đây còn là khu vực có nhiều nguyên liệu chiến lược rất cần cho nền kinh tế Mỹ và cũng là thị trường lớn nhất thế giới. Bởi thế, trong tính toán chiến lược cũng như thực tế, Mỹ tìm mọi cách duy trì thế mạnh tại khu vục nóng bỏng này bằng chính sách cùng nhau “chia sẻ gánh nặng”, “tăng cường tình đoàn kết với các nước đồng minh của Mỹ”.

Để thực hiện chiến lược quân sự toàn cầu răn đe thực tế, đế quốc Mỹ ra sức giữ vững và hàn gắn các tuyến chiến lược, duy trì hơn 2.300 căn cứ quân sự ở nước ngoài hòng thực hiện âm mưu bao vây các nước xã hội chủ nghĩa và đàn áp các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng của nhân dân thế giới Mỹ củng cố và tăng cường khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), duy trì và kéo dài thời hạn hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ; xúc tiến việc triển khai thực hiện các hiệp ước Mỹ - Nam Triều Tiên, Nhật - Nam Triều Tiên; củng cố Khối phòng thủ Đông Bắc Á gồm Nhật - Nam Triều Tiên - Đài Loan; khẩn trương xây dựng các trục “Liên minh chống cộng” khu vực Đông Nam châu Á, nhằm tiếp tục bao vây, cô lập cách mạng Việt Nam từ Sài Gòn qua Phnông Pênh, Viêng Chăn và Băng Cốc; ráo riết củng cố thêm tuyến đê ngăn chặn vòng ngoài qua Philíppin, Inđônêxia, Malaixia...

Trên lĩnh vực quân sự, lực lượng tiến công chiến lược của Mỹ những năm này có khoảng 1000 tên lửa vượt đại châu Minitman, 54 tên lửa vượt đại châu Titan, 455 máy bay B52, 72 máy bay FB111, 656 tên lửa Pôlarít và Pôxâyđơn đặt trên 41 tàu ngầm nguyên tử, 585 máy bay đánh chặn phòng thủ và nhiều tên lửa chống tên lửa. Dựa vào chính sách “chia sẻ trách nhiệm” với các nước đồng minh, đế quốc Mỹ trên thực tế đã giảm quân thường trực từ 3,5 triệu người năm 1968 xuống còn 3,3 triệu người năm 1970; riêng lực lượng lục quân từ 1,57 triệu người năm 1968 giảm xuống còn 1,23 triệu vào năm 1970, v.v... Giảm lực lượng thường trực nhưng Mỹ đã tận dụng tối đa những thành tựu mới nhất của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến để đẩy mạnh việc chế tạo vũ khí chiến lược MIRV mang nhiều đầu đạn hạt nhân, thử nghiệm và sản xuất máy bay ném bom chiến lược B1 và nhiều thiết bị quân sự điện tử điều khiển bằng lade, v.v…

Điểm mới của học thuyết Níchxơn và chiến lược quân sự toàn cầu răn đe thực tế là trong khi dựa vào “cái ô hạt nhân” làm vũ khí răn đe nhằm tiếp tục khẳng định vị trí là cường quốc, có vai trò và trách nhiệm “lãnh đạo thế giới” của mình, Mỹ đồng thời chủ trương hạn chế đưa quân Mỹ ra nước ngoài can thiệp trực tiếp chống lại các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng của nhân dân thế giới; thay vào đó, Mỹ tăng cường sử dụng lực lượng tại chỗ của các nước thân Mỹ, do Mỹ cung cấp hậu cần, vũ khí, theo tinh thần “liên minh phòng thủ”, “chia sẻ gánh nặng”. Như vậy, về thực chất, học thuyết Níchxơn là một nỗ lực mới nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu làm “bá chủ thế giới” của Mỹ, là mẫu mực của chính sách xâm lược, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ - chính sách xâm lược dấu mặt trá hình. Tuy nhiên, Học thuyết mới này của Mỹ cũng đã chứng tỏ thế suy yếu của đế quốc Mỹ trước sự lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang bùng lên mạnh mẽ khắp các châu lục.
______________________________________
1. Ví dụ: Năm 1970, Mỹ đã ba lần phản công cục bộ: vũ trang xâm lược Campuchia; tăng thêm lực lượng Mỹ ở Địa Trung Hải trong cuộc khủng hoảng Gioócđani; kiên quyết duy trì nửa số quân hiện có ở châu Âu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 06:18:30 pm »


II- VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH

Trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ, Việt Nam tuy không phải là hướng trọng điểm như châu Âu, nhưng lại là nơi mà như ngoại trưởng Mỹ Đalét từng tuyên bố “Quyền lợi của Mỹ ở Viễn Đông về phương diện chiến lược gắn liền với cái thường gọi là chuỗi cù lao ven biển. Chuỗi cù lao này có hai căn cứ trên lục địa: Triều Tiên ở phía bắc và Đông Dương ở phía nam; giữa hai căn cứ đó là các đảo Nhật Bản, Riou Kiou, Ôkinaoa, Đài Loan, Philippin, Úc và Tân Tây Lan. Nếu Đông Dương sụp đổ thì hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng, không những Thái Lan, Mã Lai, Miến Điện mà cả Inđônêxia sẽ bị cộng sản thu hút mất”1. Các đời tổng thống Mỹ kế tiếp đều nhất trí với đánh giá này của Đalét và cho rằng, “Đông Dương là một bộ phận cần thiết trong chính sách ngăn chặn của Mỹ - một bức tường thành quan trọng trong chiến tranh lạnh”2. Nếu để Nam Việt Nam rơi vào tay “cộng sản” thì vô hình trung Mỹ tạo điều kiện cho “Liên Xô, Trung Quốc đang hợp tác với nhau mở rộng bá quyền của họ”3, và điều đó theo quan niệm của các nhà vạch chính sách Mỹ, sẽ dẫn đến một phản ứng dây chuyền đe doạ an ninh của nước Mỹ và thế giới phương Tây”4. Mặt khác, bằng cuộc đấu tranh bền bỉ và anh dũng của mình, Việt Nam trở thành ngọn cờ tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, là tấm gương khích lệ, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ latinh vùng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Vì vậy, Mỹ đã nhiều năm dính líu và ngày càng lún sâu vào cuộc chiến xâm lược Việt Nam với quyết tâm ngăn chặn “cộng sản” và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống khu vực Đông Nam Á và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Đặc biệt, qua bốn năm đưa quân Mỹ và quân các nước đồng minh Nam Triều Tiên, Úc, Tân Tây Lan, Philíppin, Thái Lan sang Việt Nam trực tiếp tiến hành chiến tranh, đế quốc Mỹ chẳng những không đánh bại được đối phương mà ngược lại, bị thất bại nặng nề về quân sự và chính trị, bị hao tổn lớn về quân số, vũ khí phương tiện chiến tranh trên chiến trường. Tình hình đó đã tác động đến nước Mỹ, làm dấy lên phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam, đòi chính quyền Mỹ rút quân về nước, đòi chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam của nhân dân Mỹ và thế giới. Do áp lực của nhân dân Mỹ ngày càng mạnh, nhiều nghị sĩ quốc hội ở Thượng viện và Hạ viện Mỹ cũng lên tiếng phản đối chính quyền, đòi luận tội Giônxơn, kêu gọi rút quân Mỹ về nước và tìm giải pháp chính trị chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam trong danh dự... Tập đoàn cầm quyền hiếu chiến Giônxơn thấy không thể không rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, mở đường cho một cuộc thương lượng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn dề Việt Nam. Đó là chiều hướng đang phát triển mà giới lãnh đạo cao cấp Mỹ không thể cưỡng lại được. Song, trong tính toán của chính quyền Giônxơn, việc rút quân Mỹ và quân một số nước đồng minh khỏi Nam Việt Nam phải đi đôi với việc chính quyền và quân đội Sài Gòn mạnh lên, đủ sức đứng vững.

Lên thay L.Giônxơn làm tổng thống nước Mỹ, Níchxơn giải thích nhiệm vụ của Mỹ giờ đây là phải “làm cho các lực lượng Nam Việt Nam có đủ sức đảm nhận toàn bộ trách nhiệm về an ninh của Nam Việt Nam để rút toàn bộ quân chiến đấu Mỹ trên bộ”5. Muốn thế, Níchxơn phải kéo dài thời hạn rút quân Mỹ về nước bằng cách rút quân “nhỏ giọt” song song với việc triển khai chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Menvin Leđơ (Melvin Laird) đã tuyên bố rằng “Trong tất cả những thay đổi về chính sách trong năm đầu tiên của chính quyền Níchxơn không có gì quan trọng bằng việc Việt Nam hoá, vì chính sách mới này đối với Việt Nam thực tế là sự áp dụng và thử thách một chính sách rộng lớn hơn đối với châu Á mà Tổng thống đã tuyên bố tại Guam tháng 7-1969 và đã được mang tên là “học thuyết Níchxơn6. Chính sách mà Níchxơn tuyên bố tại Guam là các nước đồng minh phương Tây và các nước phụ thuộc Mỹ cùng nhau “liên minh phòng thủ”, “chia sẻ gánh nặng” với Mỹ, nhưng Mỹ vẫn giữ vai trò lãnh đạo. Thực chất của chính sách đó là “dùng người địa phương đánh người địa phương” dưới sự chỉ huy của Mỹ. Vận dụng vào Việt Nam, Níchxơn điều chỉnh chủ trương “phi Mỹ hoá chiến tranh” thời Giônxơn thành chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, nhằm tìm cách rút dần quân chiến đấu Mỹ khỏi Việt Nam, song song với quá trình chuyển giao trách nhiệm chiến dấu bảo vệ an ninh cho chính quyền và quân đội Sài Gòn với công thức: Người Việt Nam + trang bị vũ khí, hậu cần của Mỹ do Mỹ chỉ huy. Thực chất, chiến lược này nhằm kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ bằng chính sinh mạng và máu của người Việt Nam, giảm được việc sử dụng quân Mỹ; Níchxơn cho rằng, Mỹ “không thể bỏ rơi bạn bè và không thể chuyển gánh nặng cho người Việt Nam quá nhanh được”, rằng Mỹ “phải giữ sự thăng bằng giữa việc làm quá nhiều nhằm ngăn ngừa tâm lý ỷ vào Mỹ với việc làm quá ít do đó phá hoại lòng tự tin”7 của chính đồng minh Nam Việt Nam. Nội dung chủ yếu của chiến lược Việt Nam hoá được Tổng thống Mỹ Níchxơn công bố ngày 18-2-1970 là: Tăng cường khả năng tự vệ cho chính quyền, quân đội Sài Gòn bảo đảm an ninh cho Nam Việt Nam, tăng cường quyền lực của chính quyền Việt Nam Công hòa ở khắp các vùng nông thôn Nam Việt Nam bằng việc đẩy mạnh chương trình bình định. Theo Níchxơn Việt Nam hoá có hai phần chính:

- Tăng cường quân đội Việt Nam Công hòa về số lượng, trang bị, lãnh đạo, chỉ huy, tài nghệ chiến đấu và năng lực toàn diện;

- Mở rộng chương trình bình định, làm cho chính quyền Sài Gòn kiểm soát được toàn bộ nông thôn Nam Việt Nam.

Nội dung cụ thể:

1. Ra sức đôn quân, bắt lính, thay đổi trang bị, vũ khí cho quân đội Sài Gòn; huấn luyện cấp tốc về chiến thuật, kỹ thuật cho quân đội đủ sức thay thế mỗi khi quân Mỹ rút đi.

2. Xây dựng chính quyền Việt Nam Công hòa ở trung ương và các địa phương mạnh bằng cách ra sức tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng, gạt bỏ khủng bố, củng cố và mở rộng quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn trong nhân dân các thành thị, các vùng nông thôn đông dân; “chấn hưng kinh tế”, cố gắng ổn định nền kinh tế, tài chính Nam Việt Nam đang suy sụp.

3. Ra sức bình định cho được nông thôn và kiểm soát đại bộ phận dân chúng miền Nam Việt Nam; đánh bật lực lượng vũ trang giải phóng ra khỏi cơ sở nông thôn và thành thị; tiêu diệt hạ tầng cơ sở của cách mạng; xây dựng hệ thống đồn bốt liên hoàn để ngăn ngừa “Việt cộng” đột nhập... Đây là biện pháp chiến lược được xem là chủ yếu và về thực chất, cũng là mục tiêu của chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh mà Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam.

Ngoài ba biện pháp trên, đế quốc Mỹ còn tập trung lực lượng không quân, pháo binh, biệt kích đánh phá ác liệt các tuyến hành lang của ta, nhất là khu giới tuyến quân sự tạm thời và hệ thống đường vận tải chiến lược Trường Sơn, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam, cô lập cách mạng miền Nam.
______________________________________
1. Trích tuyên bố của Đalét ngày 13-1-1954.
2 ÷ 4. Robert S.Mc Namara: Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội,1995, tr. 42, 43.
5. Trích Tuyên bố của Níchxơn ngày 3-11-1969 về vấn đề Việt Nam.
6. Trích diễn văn của Menvin Leđơ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đọc tại Caliphoócnia (California) ngày 14-1-1970.
7. Níchxơn: Đi tìm một chính sách đối ngoại, Tạp chí Tuần Tin tức Mỹ, số ra ngày l4-12-1970.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #6 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 06:19:54 pm »


Đế quốc Mỹ dự định thực hiện chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh theo kế hoạch ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tăng cường đánh phá làm cho lực lượng cách mạng miền Nam suy yếu nghiêm trọng. Trên cơ sở đó, từng bước chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho quân đội Việt Nam Công hòa (quân ngụy) đồng thời với việc rút dần quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên không cho quân đội Việt Nam Công hòa. Tăng cường sức mạnh toàn diện cho quân đội Việt Nam Công hòa, đảm bảo cho đội quân này đủ sức đối phó với lực lượng vũ trang giải phóng trên chiến trường Nam Việt Nam và Đông Dương.

Giai đoạn 3: Hoàn tất những mục tiêu của Việt Nam hoá chiến tranh mà Níchxơn đã tuyên bố ở Guam. Củng cố kết quả đạt được Miền Nam Việt Nam trở thành một “quốc gia tự do” dưới sự lãnh đạo của Mỹ, ngăn chặn có hiệu quả chủ nghĩa cộng sản bành trướng xuống khu vực Đông Nam Á.

Trong ba giai đoạn trên, giai đoạn 1 được xem là giai đoạn quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh. Giai đoạn này được dự định thực hiện trong thời gian từ đầu 1969 đến giữa năm 1972, chia làm ba bước:

Bước một, bắt đầu từ 1969 đến giữa năm 1970, Mỹ sẽ bình định được một số vùng đông dân cư quan trọng, xoá bỏ toàn bộ cơ sở cách mạng trong vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, thanh lọc dân cư. Rút một số đơn vị chiến đấu Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam. Khống chế và đẩy lùi lực lượng vũ trang giải phóng ra xa các vùng nông thôn và đô thị, hạn chế đến mức tối đa những hoạt động quân sự của cách mạng.

Bước hai từ tháng 7-1970 đến tháng 5-1971, bình định hết các vùng đông dân quan trọng ở Nam Việt Nam, làm cho lực lượng vũ trang giải phóng phải phân tán nhỏ, không thể hoạt động được ở quy mô từ đại đội trở lên. Hoàn thành kế hoạch hiện đại hoá quân đội Việt Nam Công hòa; rút phần lớn quân Mỹ về nước.

Bước ba từ tháng 7-1971 đến tháng 6-1972, cơ bản bình định xong miền Nam Việt Nam. Lực lượng vũ trang giải phóng không còn hoạt động được ở các vùng căn cứ trên biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia. Quân đội Việt Nam Công hòa đủ sức đương đầu với khối chủ lực miền Bắc Việt Nam. Rút đại bộ phận quân chiến đấu Mỹ về nước.

Thực hiện kế hoạch chiến lược trên, đế quốc Mỹ đề ra năm biện pháp cụ thể:

1. Xây dựng quân đội Việt Nam Công hòa thành một lực lượng mạnh, hiện đại, đủ sức đương đầu với lực lượng vũ trang cách mạng và đủ sức làm nòng cốt cho các đội quân tay sai Mỹ trên bán đảo Đông Dương.

2. Củng cố chính quyền các cấp của Việt Nam Công hòa, ổn định an ninh và gia tăng nền kinh tế miền Nam Việt Nam.

3. Tập trung sức hoàn thành chương trình bình định, bảo đảm an ninh lãnh thổ ở mức cao nhất, phản kích ra ngoài lãnh thổ Nam Việt Nam.

4. Tập hợp liên minh chống cộng khu vực do quân đội và chính quyền Sài Gòn làm nòng cốt.

5. Chặn đứng các nguồn tiếp tế chi viện cho cách mạng miền Nam, xúc tiến hoạt động ngoại giao để kiềm chế, cô lập, đẩy lùi cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Như thế, với việc đề ra và thực hiện chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, đế quốc Mỹ càng lộ rõ bản chất xâm lược, bản chất chống cộng triệt để, thâm độc và nham hiểm, toan “thay đổi màu da trên xác chết” bằng việc dùng người Việt Nam bắn giết những người yêu nước Việt Nam, nhưng lại “dấu mặt trá hình” để đánh lừa nhân dân thế giới. Thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh, đế quốc Mỹ còn nhằm khai thác triệt để nhân tài, vật lực của Nam Việt Nam phục vụ cho chiến tranh xâm lược, giảm bớt được gánh nặng cho Mỹ. Thực chất, Việt Nam hoá là sự kết hợp ba loại chiến tranh của Mỹ: chiến tranh giành dân; chiến tranh bóp nghẹt và chiến tranh huỷ diệt do người Việt Nam tiến hành dưới sự nuôi dưỡng, chỉ huy của Mỹ, hòng làm cho lực lượng quân sự, chính trị của cách mạng Việt Nam ở miền Nam bị suy yếu, bị tiêu diệt. Như vậy, Việt Nam hoá không phải để chấm dứt chiến tranh, mà là tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược bằng chiến lược mới, thủ đoạn mới rất tàn bạo và thâm độc trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao... của đế quốc Mỹ. Nói cánh khác, với chiến lược mới này, Mỹ không hề từ bỏ các mục tiêu thực dân mới ở Việt Nam, mà kiên trì thực hiện nó trong điều kiện buộc phải rút dần quân chiến đấu Mỹ ra khỏi miền Nam, giảm dần chi phí chiến tranh mà theo dự tính của Mỹ sẽ chỉ còn ở mức thấp nhất, khoảng 5 tỉ đôla/năm thay vì 30 tỉ đôla/năm trong chiến tranh cục bộ. Với mức chi phí này, theo tính toán của chính quyền Níchxơn, ngân sách chính quyền liên bang có thể chịu được, nhân dân Mỹ có thể chấp nhận và quên đi lời hứa của Níchxơn khi tranh cử tổng thống là “sẽ chấm dứt chiến tranh Việt Nam trong sáu tháng sau ngày lên cầm quyền”, ổn định được tình hình chính trị nội bộ nước Mỹ. Kế hoạch chiến lược mới để thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh của Níchxơn rất thâm độc xảo quyệt, vì một mặt nó nhằm tăng cường sức mạnh quân sự, kinh tế của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; mặt khác, nó lôi kéo các nước phương Tây “chia sẻ trách nhiệm” bằng việc đóng góp tiền của, xương máu càng nhiều cho Mỹ củng cố vị thế bá quyền lãnh đạo thế giới. Thâm độc hơn, là với chủ trương “bắc nửa nhịp cầu”, “hoà hoãn Đông - Tây”, “kết bạn” với từng nước, đế quốc Mỹ lợi dụng sự bất hoà giữa Liên Xô với Trung Quốc, tìm cách chia rẽ, lôi kéo các nước xã hội chủ nghĩa khác, tạo nên “thế hoà hoãn” giữa các nước lớn, phục vụ cho âm mưu cô lập được Việt Nam, giảm bớt sự ủng hộ của phe xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô, Trung Quốc để Mỹ thực hiện thắng lợi chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #7 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 06:21:00 pm »


Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Níchxơn là một kế hoạch đồ sộ, hoàn chỉnh, biểu hiện tư tưởng chủ quan đánh giá mình quá cao, nhưng lại chứa đựng những mâu thuẫn mà đế quốc Mỹ không thể nào khắc phục được. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu giảm sự tham chiến của Mỹ với tham vọng tăng cường sức mạnh quân sự để ép nhân dân ta phải nhân nhượng theo điều kiện của Mỹ; mâu thuẫn giữa kế hoạch rút quân Mỹ, quân đồng minh của Mỹ khỏi Việt Nam với yêu cầu quân đội và chính quyền Sài Gòn vốn đã suy yếu phải mạnh lên đủ sức thay thế quân Mỹ tiến hành chiến tranh. Trong quá trình Việt Nam hoá chiến tranh, các mâu thuẫn trên sẽ càng phát triển theo chiều hướng không có lợi cho Mỹ và Sài Gòn. Do đó, nhân dân Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ khả năng khoét sâu mâu thuẫn đó, tạo thêm cho mình sức mạnh, đánh thắng chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Níchxơn. Sau này, trong hồi ký của mình, Kissinger cố vấn của Tổng thống Mỹ Níchxơn kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thừa nhận rằng: “Rút quân Mỹ, vấn đề không phải là giành thắng lợi với quân số ngày càng giảm bớt, trong khi với quân số đầy đủ nhất mà cũng chẳng giành được thắng lợi. Chỉ còn việc làm cho Tổng thống Thiệu chấp nhận quyết định của Mỹ”1 về cuộc hoà đàm Pari.

Về chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vạch trần âm mưu thâm độc của Mỹ trong Tuyên bố ngày 6-11-1969 như sau: Cái gọi là “sự thay đổi chính sách” trên chiến trường và bàn hội nghị mà ông Níchxơn ra sức đề cao, chỉ có nghĩa là tăng cường chiến tranh, bám lấy miền Nam Việt Nam, không muốn hội nghị Pari đi đến một giải pháp đúng đắn về vấn đề Việt Nam.

Ai cũng thấy rõ Tổng thống Níchxơn không muốn chấm dứt chiến tranh mà Việt Nam hoá chiến tranh, tức là dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam vì quyền lợi ích kỷ của bọn hiếu chiến Mỹ. Để củng cố ngụy quân, ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam nhằm thực hiện kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh, Mỹ sẽ rút quân một cách nhỏ giọt và không chịu định thời hạn rút hết quân Mỹ, tức là kéo dài chiến tranh Việt Nam một cách vô hạn định. Mỹ tuyên bố chỉ rút bộ binh chiến đấu, nghĩa là rút một phần quân Mỹ, phần còn lại sẽ chiếm đóng lâu dài miền Nam Việt Nam.

Rõ ràng, Chính phủ ta coi chiến lược Việt Nam hoá là âm mưu kéo dài và tăng cường chiến tranh bằng lực lượng tay sai Mỹ ở miền Nam, chiếm đóng lâu dài Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ.

Ngày 7-11-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng ra tuyên bố vạch trần âm mưu xảo quyệt của đế quốc Mỹ trong chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh: Việt Nam hoá chiến tranh của Tổng thống Mỹ Níchxơn thực chất là chính sách thâm độc dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam để kéo dài chiến tranh xâm lược và thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Trò rút quân nhỏ giọt, cái gọi là chương trình rút hết quân chiến đấu Mỹ của Tổng thống Níchxơn là những thủ đoạn nhằm xoa dịu dư luận Mỹ, che dấu âm mưu duy trì lâu dài một số lớn quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, tranh thủ thời gian tăng cường ngụy quân, củng cố ngụy quyền, dùng bọn này để tiếp tục mưu đồ xâm lược và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

Để chống lại yêu cầu cấp bách và chính đáng của hàng triệu nhân dân Mỹ đang đòi Chính phủ Mỹ phải nhanh chóng rút hết quân Mỹ về nước, Tổng thống Mỹ đưa ra những lý do xằng bậy về hậu quả ở Việt Nam sau khi Mỹ rút quân. Sự thật là hơn nửa triệu quân xâm lược Mỹ hằng ngày gây chết chóc và tai hoạ cho nhân dân miền Nam Việt Nam, chà đạp thô bạo các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, uy hiếp nghiêm trọng hoà bình, an ninh ở Đông Nam Á. Mỹ chấm dứt xâm lược và rút hết quân Mỹ về nước thì tức khắc mọi tai hoạ và tàn phá ở miền Nam Việt Nam sẽ được chấm dứt.

Tổng thống Níchxơn đã công khai phơi bày ý đồ kéo dài chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, duy trì vai trò sen đầm quốc tế của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á và trên thế giới. Chính sách chiến tranh của Tổng thống Mỹ Níchxơn là trở ngại duy nhất cho việc tiến tới một giải pháp hoà bình đúng đắn ở Việt Nam, là nguyên nhân của tình hình bế tắc của hội nghị Pari về Việt Nam. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam kiên quyết vạch trần và cực lực lên án chính sách xâm lược ngoan cố của chính quyền Níchxơn.

Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh thể hiện bản chất ngoan cố và hiếu chiến của đế quốc Mỹ, bởi vì trong thế thua, phía Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược; trong thế bị động, buộc phải chuyển hướng chiến lược, nhưng lại cố kéo dài chiến tranh xâm lược bằng cách tăng thêm gánh nặng cho chính quyền và quân đội Sài Gòn, nghĩa là dùng người Việt đánh người Việt dưới sự trợ giúp, chỉ huy của Mỹ. Đó là một kế hoạch toàn diện cả về quân sự, chính trị, kinh tế của Mỹ, trong đó chúng tập trung vực quân ngụy Sài Gòn mạnh lên đủ sức thay thế quân Mỹ rút đi và đẩy mạnh chương trình bình định.

Thời kỳ đầu, khi chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh được triển khai, địch cũng có những chỗ mạnh tạm thời về quân số đông, vũ khí và phương tiện chiến tranh dồi dào, hiện đại, sức cơ động cao. Nhưng, những chỗ mạnh đó không thể nào khắc phục được những chỗ yếu cơ bản của quân đội Việt Nam Công hòa trong chiến lược mới này của Mỹ. Chỉ xét về khả năng thay thế quân đội Mỹ đảm nhận gánh nặng chiến tranh của quân đội Sài Gòn, có thể thấy rất rõ ràng rằng, trong những năm chiến tranh cục bộ đó là một đội quân thua trận, luôn luôn dựa vào quân Mỹ để tồn tại, thì giờ đây trong chiến tranh Việt Nam hoá dù đội quân đó có số lượng đông, được trang bị hiện đại, với sự yểm trợ tối đa về hậu cần, không quân, hải quân, pháo binh của Mỹ nhưng tinh thần chiến đấu sa sút, nó không thể làm nên chiến thắng mà Níchxơn mong muốn được. Nói cách khác, trong 15 năm kể từ khi Mỹ nhảy vào gạt Pháp để độc chiếm miền Nam cho đến năm 1969, Mỹ đã ra sức nuôi dưỡng, xây dựng quân đội Sài Gòn, nhưng đội quân này không đứng vững được trước đòn tiến công của Quân giải phóng, thì nay quân Mỹ thua phải rút dần về nước, chính sách Việt Nam hoá của Níchxơn không còn cách nào để biến một đội quân chiến bại thành một đội quân chiến thắng được. Mặc dù vậy, Níchxơn vẫn hy vọng về một thắng lợi quân sự để làm áp lực ép ta trên bàn hội nghị. Tại hội nghị Pari, Mỹ luôn lẩn tránh việc tìm một giải pháp chính trị đúng đắn để chấm dứt chiến tranh, mà luôn đòi “phải có đi có lại”, “hai bên đều rút quân”. Chính Níchxơn đã thú nhận rằng Việt Nam hoá là một kế hoạch nhằm biến cuộc chiến tranh của Mỹ thành cuộc chiến tranh lâu dài của người Việt Nam với nhau do Mỹ điều khiển. Bâncơ - Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn nói, mục tiêu của Việt Nam hoá là “thay đổi màu da xác chết”, là làm giảm thương vong của lính Mỹ bằng mọi giá... chứ không phải là kế hoạch chấm dứt chiến tranh, đem lại hoà bình cho Việt Nam thật sự. Leđơ - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thú nhận, âm mưu cơ bản của Mỹ trong việc thực hiện chiến lược Việt Nam hoá là nhằm đưa đến một thắng lợi quân sự cho Nam Việt Nam và không loại trừ khả năng Mỹ lại có cuộc leo thang khác nếu chương trình Việt Nam hoá và cuộc nói chuyện ở Pari tan vỡ.

Trong khi đó, những nhà hoạt động chính trị, những trí thức chân chính cũng như đông đảo nhân dân tiến bộ Mỹ và thế giới lên tiếng phê phán, phản đối chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của chính quyền Níchxơn. Thượng nghị sĩ Mỹ Mắc Cácti nói: “Việt Nam hoá chuyển cố gắng chiến tranh cho quân đội Nam Việt Nam, thực chất là đang tạo ra một đạo quân đánh thuê chống lại nhân dân nước họ, để xây dựng một chính phủ không đại diện cho ai” (Theo Ngôi sao buổi chiều, ngày 19-2-1970). Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mỹ Huyghết vạch rõ: “Việt Nam hoá sẽ không đưa chúng ta ra khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam mà sẽ kéo dài mãi sự tham gia của chúng ta (Mỹ) vào cuộc chiến tranh đó” (Theo AP, ngày 8-2-1970).

Việt Nam hoá chiến tranh của Níchxơn thực chất là chính sách nhằm kéo dài chiến tranh xâm lược của Mỹ bằng “dùng người Việt đánh người Việt” do Mỹ chỉ huy. Đế quốc Mỹ có thể gây thêm cho nhân dân ta nhiều đau thương, hy sinh và mất mát, nhưng không thể đảo ngược được chiều hướng của cuộc chiến tranh. Quân và dân ta ở miền Nam đang ở thế thắng, thế chủ động càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng to và cuối cùng nhất định sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn.
______________________________________
1. Henry Kissinger: Hồi ký những năm ở Nhà trắng, Thư viện Trung ương quân đội sao lục.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #8 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 06:21:54 pm »


III- MỸ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH

Triển khai chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, trước tiên Mỹ điều chỉnh chủ trương phi Mỹ hoá của Giônxơn theo hướng Việt Nam hoá chiến tranh. Vì phi Mỹ hoá là một kế hoạch quân sự nhằm giảm thương vong cho quân Mỹ bằng cách đẩy quân đội Sài Gòn ra phía trước đương đầu trực tiếp với Quân giải phóng, quân Mỹ đứng ở phía sau chi viện bằng pháo binh, nếu quân đội Sài Gòn bị đánh bại thì quân Mỹ mới nhảy vào tham chiến. Như vậy, phi Mỹ hoá có giảm được một phần thương vong cho quân đội Mỹ nhờ ở tuyến sau các cuộc hành quân so với trong chiến tranh cục bộ, nhưng không thể nào giảm được lực lượng Mỹ ra trận với anh hưởng ít nhất đến khả năng chiến đấu của binh lính để rút dần quân Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự. Còn Việt Nam hoá là một chủ trương toàn diện về quân sự, chính trị, ngoại giao để tiếp tục thực hiện âm mưu cơ bản của Mỹ là chiếm miền Nam bằng chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, vừa bảo đảm cho Mỹ rút quân, vừa tăng cường quân đội Sài Gòn và làm suy yếu lực lượng kháng chiến miền Nam Việt Nam. Đồng thời, với điều chỉnh phi Mỹ hoá, Mỹ bỏ chiến lược “tìm diệt” trong chiến tranh cục bộ thời Giônxơn, gấp rút củng cố bộ máy lãnh đạo, chỉ huy của Mỹ ở miền Nam gồm Đại sứ quán, Bộ Tư lệnh Viện trợ MACV, Phân cục tình báo Trung ương Mỹ, hệ thống cố vấn quân sự và dân sự Mỹ trong chính quyền và quân đội Sài Gòn. Đồng thời, Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện biện pháp chiến lược phòng ngự có trọng điểm, bằng việc dồn lực lượng lại, hình thành những căn cứ, những cụm cứ điểm mạnh để bảo vệ các thành phố lớn như Sài Gòn, Biên Hoà, Đà Nẵng, bảo vệ những địa bàn chiến lược quan trọng; kết hợp giữa phòng thủ tại chỗ mạnh với phòng thủ từ xa cơ động, linh hoạt, dùng pháo binh, xe tăng, không quân - kể cả máy bay ném bom chiến lược B52 phong toả vòng ngoài, ngăn chặn ta tiến công và yểm trợ cho quân ngụy hành quân càn quét, hành quân bình định.

Tăng cường quân đội Việt Nam Công hòa là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh. Bởi vậy, trong hai năm 1969, 1970, Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức đôn quân bắt lính để tăng quân ngụy hàng năm lên từ 50.000 người đến 100.000 người cho đến khi đạt mức quân số 1.100.000 quân chính quy. Trong việc tăng cường quân ngụy. Mỹ rất chú trọng hai quân chủng hải quân và không quân. Đến cuối năm 1969, mỗi quân chủng quân số tăng lên xấp xỉ 45.000 người. Mỹ khẩn trương gia tăng số lượng và nhịp độ đào tạo phi công, thuỷ thủ, nhân viên kỹ thuật, hoa tiêu cho không quân và hải quân tại các trường đào tạo ở Mỹ và trường không quân, hải quân ở Nha Trang.

Các quân, binh chủng quân đội Việt Nam Công hòa (ngụy) được Mỹ trang bị các loại vũ khí, kỹ thuật hiện đại. Quân chủng không quân được trang bị máy bay F5, C119, C130 và 1.500 máy bay trực thăng các loại. Tháng 3-1970, quân đội Sài Gòn thành lập thêm một sư đoàn không quân, cùng nhiều phi đoàn độc lập khác. Hải quân được trang bị 1.600 tàu chiến các loại và tuần dương hạm DE. Mỹ chuyển giao cho quân chủ lực ngụy 700.000 súng M16 - loại súng trường cực nhanh và hiện đại nhất của quân Mỹ lúc bấy giờ, 30.000 súng phóng lựu, 10.000 súng máy các loại. Về thiết giáp, Mỹ đưa sang Nam Việt Nam 200 xe tăng M41, M48, 1.000 xe bọc thép, nâng tổng số xe tăng, thiết giáp của quân đội Sài Gòn lên 1.897 chiếc. Quân đội Sài Gòn lập thêm 20 tiểu đoàn pháo, trang bị thêm 600 đại bác từ 105mm đến 175mm, đưa tổng số đại bác quân ngụy lên 1.300 khẩu và 10.000 súng cối các loại. Ngoài ra, quân đội Sài Gòn còn được Mỹ trang bị 20.000 máy thông tin, 24.000 xe vận tải để phục vụ cho tác chiến.

Bên cạnh 347.000 quân chính quy, chính quyền Sài Gòn bắt tất cả những người từ 13 tuổi đến 45 tuổi vào lực lượng bảo an, dân vệ và phòng vệ dân sự (địa phương quân và nghĩa quân). Lực lượng này đến năm 1970 có 268.000 bảo an, dân vệ, chín vạn cảnh sát được trang bị 100% súng; 1,5 triệu phòng vệ dân sự, một phần ba trong số đó được trang bị súng cácbin. Trong chiến tranh cục bộ, quân chủ lực Sài Gòn có nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại các nơi bình định, xây dựng nông thôn trong tỉnh. Ngoài các khu vực bình định, xây dựng nông thôn, nếu nơi nào có lực lượng cách mạng hoạt động, thì quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ chịu trách nhiệm an ninh. Do đó, tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng chỉ chịu trách nhiệm liên đới. Nay tiến hành Việt Nam hoá, quân Mỹ, quân các nước đồng minh của Mỹ lui về phía sau chuẩn bị rút về nước. Quân đội chính quy Sài Gòn thay thế quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ, là lực lượng cơ động chiến lược, làm nhiệm vụ “tìm diệt” và “quét giữ”; lực lượng địa phương quân và nghĩa quân được đôn lên đảm trách nhiệm vụ yểm trợ bình định, bảo đảm an ninh cho nhiệm vụ xây dựng nông thôn trên từng vùng lãnh thổ.

Ngày 8-6-1969, Tổng thống Mỹ công bố rút 25.000 quân Mỹ khỏi Nam Việt Nam. Ngày 7-7-1969, một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 Mỹ rút khỏi Việt Nam đầu tiên. Ngày 16-9-1969, Níchxơn công bố rút thêm 35.000 quân Mỹ đợt hai. Đồng thời với việc rút bớt quân Mỹ khỏi Việt Nam ngày 30-9-1969, Tổng thống Mỹ công bố lệnh rút 6.000 quân Mỹ khỏi Thái Lan vào tháng 10-1970. Tiếp tục quá trình không thể cưỡng lại đó, năm 1970, Mỹ rút 50.000; năm 1971, rút 250.000; đầu năm 1972, rút thêm 70.000 quân khỏi Việt Nam. Đến ngày 1-5-1972, số quân Mỹ còn lại ở Nam Việt Nam là 69.000. Số này sẽ tiếp tục rút khỏi Nam Việt Nam cuối năm 1972 và sau Hiệp định Pari được ký kết.

Trong khi quân Mỹ được rút nhỏ giọt, thì quân đội Việt Nam Công hòa tăng rất nhanh về số lượng. Đến cuối năm 1970, đội quân này đã đạt hơn 700.000 tên, gần đúng kế hoạch mà Mỹ trù định.

Cùng với việc lần lượt rút quân Mỹ, Bộ Tư lệnh Mỹ MACV, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn thống nhất tái phối trí lực lượng chủ lực ngụy thay thế quân Mỹ ở những địa bàn chiến lược quan trọng để thực hiện chiến lược phòng thủ trọng điểm, kết hợp phòng thủ tại chỗ mạnh với phòng thủ từ xa linh hoạt. Ở vùng chiến thuật I, Sư đoàn 1 ngụy thay Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ số 3. Vùng chiến thuật II, Trung đoàn 47 thuộc Sư đoàn 22 ngụy lên Tây Nguyên thay cho Lữ đoàn 1 Sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ rút về An Khê. Trung đoàn bộ binh 47 sẽ cùng với Sư đoàn 23 ngụy trấn giữ Tây Nguyên. Ở vùng chiến thuật III, Sư đoàn 5 ngụy tiếp nhận căn cứ Lai Khê thay cho Sư đoàn bộ binh số 1 (Anh cả đỏ); Sư đoàn dù ngụy thay thế dần vị trí Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ ở Tây Ninh và, Sư đoàn bộ binh 25 ngụy thay thế vị trí sư đoàn 25 Mỹ (Tia chớp nhiệt đới) ở Đồng Dù. Ở vùng chiến thuật IV, Sư đoàn bộ binh 7 quân Sài Gòn thay thế vị trí của Sư đoàn bộ binh số 9 Mỹ... Ngoài ra, lực lượng chủ lực quân đội Sài Gòn còn lại được bố trí phòng thủ dọc biên giới và giới tuyến quân sự tạm thời, vùng ven Sài Gòn - Gia Định, nội đô các thành phố, thị xã thay cho quân Mỹ và chư hầu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 06:23:17 pm »


Thời kỳ Níchxơn thay Giônxơn làm Tổng thống nước Mỹ, là thời kỳ phát triển các loại vũ khí công nghệ cao. Chính thời kỳ này ở Mỹ xuất hiện “thế hệ vũ khí thứ ba”. Các nhà quân sự Mỹ thường nói đến một “cuộc chiến tranh kỹ thuật”, “cuộc chiến tranh điện tử”, “chiến tranh tự động hoá”, “chiến tranh tăng cường tư bản” v.v... Cho nên, chính quyền Níchxơn trong khi ra sức củng cố, tăng cường quân đội Sài Gòn, đã đồng thời tăng ngân sách chiến tranh, tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt được, thiết bị một chiến trường điện tử tự động hoá ở Nam Việt Nam. Chiến trường này gồm những phần tử âm thanh nhạy để xác định mục tiêu, các máy tính để thu thập tin tức, các màn hình tivi khép kín để kiểm soát hoả lực máy bay lên thẳng, những máy tia hồng ngoại để phát hiện đối phương di chuyển ban đêm, hệ thống giám sát đối phương bằng bụi phản xạ và cả những người máy được kiểm soát bằng rađiô, có thể tự vũ trang và tự nổ bằng tín hiệu của máy tính, máy dò địa chấn để phát hiện tiếng động trong lòng đất, v.v... Ước tính thiết bị một chiến trường điện tử chi phí hơn 20 tỉ đôla. Mặc dù chiến trường điện tử còn đang thời kỳ xây dựng, thí nghiệm, nhưng việc nó được Mỹ triển khai thực hiện ở Việt Nam đã gây cho ta nhiều khó khăn. Đối với chính quyền, quân đội Sài Gòn thì đây là “lá bùa hộ mệnh” nâng đỡ tinh thần đang suy sụp của họ, là “liều thuốc” góp phần làm cho quân ngụy đứng vững trong thời gian Mỹ rút quân.

Đi đôi với tăng cường và hiện đại hoá quân đội Việt Nam Công hòa (ngụy), việc củng cố chính quyền Nam Việt Nam để làm chỗ dựa cho Mỹ tiến hành Việt Nam hoá chiến tranh, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới, là mối quan tâm hàng đầu của Níchxơn. Vì thế, Mỹ ra sức củng cố chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, tạo cho nó vỏ bọc “hợp pháp” “hợp hiến” để lừa bịp dư luận. Mỹ chẳng những giữ nguyên cơ cấu của “nền đệ nhị cộng hoà” do Thiệu đứng đầu, mà còn ủng hộ Thiệu ép Thượng viện Sài Gòn thông qua luật Bảo đảm an ninh, uỷ quyền đặc biệt cho Tổng thống “toàn quyền hành động”. Rút kinh nghiệm việc phân định quyền lãnh đạo hành chính và quyền chỉ huy quân sự trước đây do hai người đảm nhiệm đã hạn chế phần nào tác dụng, nay thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh, Mỹ chủ trương cần phải tập trung quyền hành vào một người để tăng tính thống nhất, hiệu lực và sức mạnh của bộ máy chiến tranh. Mỹ và chính quyền Sài Gòn sắp xếp tổ chức lại bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, tăng cường quyền lực cho cấp tỉnh, tiểu khu và quận, chi khu, cấp đại diện trung ương tại các miền: miền Trung, Tây Nguyên, phụ cận Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long có toàn quyền về chính trị và quân sự. Trước đây, cấp quận có quận trưởng chịu trách nhiệm về hành chính, chi khu trưởng chịu trách nhiệm về quân sự; cấp tỉnh thì tỉnh trưởng chịu trách nhiệm về hành chính, tiểu khu trưởng chịu trách nhiệm về quân sự. Sự phân chia quyền hạn này lên đến cấp quân khu. Nay chính quyền Sài Gòn tập trung trách nhiệm hành chính, chính trị, quân sự ở mỗi cấp vào một người. Theo đó: quận trưởng kiêm chi khu trưởng; tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng, tư lệnh quân đoàn, quân khu kiêm đại biểu chính phủ... Mỹ coi sự kết hợp này là rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách Việt Nam hoá.

Dựa vào quyền hành đặc biệt đó, lại được Mỹ hỗ trợ, Thiệu trắng trợn ban hành luật cấm biểu tình, bãi công, bãi chợ; tuyên bố sẽ bỏ tù hoặc bắn chết những ai đi lại trong giờ giới nghiêm, bắt giam và tịch thu những chủ bút và máy in báo nào xâm phạm đến “an ninh quốc gia (!)”, “nói xấu chế độ”, “đưa tin thất thiệt” v.v... Nguyễn Văn Thiệu còn cho phép bắt, thủ tiêu hoặc bắn giết những người chúng tình nghi có quan hệ với “cộng sản”, đàn áp phong trào đấu tranh chống Mỹ của thanh niên, sinh viên, học sinh, những nhà tu hành và nhân dân đô thị. Mỹ và chính quyền Sài Gòn chỉ thị cho Phòng 5 quân Mỹ và Phòng 5 quân Sài Gòn1 lập kế hoạch hỗn hợp mục tiêu chiến lược của quân Mỹ và quân đội Việt Nam Công hòa (quân ngụy) dài hạn. Mục tiêu đề ra trong kế hoạch này là, xây dựng Nam Việt Nam thành một quốc gia độc lập, tạo lập một nền hoà bình cho Nam Việt Nam dù có hay không có sự thoả hiệp của Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong kế hoạch này, Mỹ và chính quyền Sài Gòn chủ trương tăng cường sức mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự cho Nam Việt Nam để thu hẹp dần những hoạt động của lực lượng vũ trang giải phóng và phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, tiến tới làm cho lực lượng cách mạng không còn khả năng hoạt động và do vậy, an ninh của Nam Việt Nam sẽ được bảo đảm như một “quốc gia tự do” trong khối các nước thân Mỹ chống cộng. Về kinh tế, sẽ phát triển kinh tế miền Nam đến chỗ thịnh vượng để nhân dân Nam Việt Nam có mức sống cao ngang với mức sống của nhân dân các nước tiên tiến. Đây thực sự là một kế hoạch lừa bịp, che giấu âm mưu chiếm miền Nam Việt Nam của Mỹ bằng chính sách Việt Nam hoá chiến tranh.

Ngày 26-3-1970, Thiệu ban hành Luật người cày có ruộng để thâu tóm ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ tư sản thân Mỹ và tăng cấp ruộng đất cho những gia đình có người phục vụ trong chính quyền, quân đội Sài Gòn nhằm lôi kéo một bộ phận nông dân vào hàng ngũ của chúng, tạo ra cơ sở xã hội làm chỗ dựa cho Mỹ tiến hành Việt Nam hóa chiến tranh. Với Luật người cày có ruộng, tầng lớp nông dân chân chính sống trong các vùng nông thôn bị cướp không ruộng đất, vô kế sinh nhai, buộc phải vào các ấp tân sinh, ấp đời mới do chính quyền Sài Gòn kiểm soát. Thiệu còn đặt thêm nhiều loại thuế môn bài mới đánh vào những người buôn bán nghề kỹ nghệ, làm ruộng, đánh bắt cá và những nghề tự do khác, làm cho đời sống nhân dân miền Nam ở nông thôn và thành thị thêm điêu đứng. Về vấn đề này, Việt Nam Thông tấn xã - cơ quan thông tấn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 3-11-1969 phát đi bài Cải cách điền địa - một trò bịp bợm và phản động trong đó chỉ rõ: “Theo chỉ thị của Mỹ, ngụy quyền Sài Gòn phải tìm mọi cách kể cả đàn áp khủng bố và lừa gạt mua chuộc để “tranh thủ trái tim, khối óc” của nông dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất ở miền Nam. Trò hề cải cách điền địa cũng như tung tiền bạc và hàng viện trợ Mỹ vào nông thôn đều nằm trong âm mưu chung này của chúng...

______________________________________
1. Phòng kế hoạch - Bộ Tổng tham mưu.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM