Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:52:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng ta tập làm Thơ  (Đọc 14150 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
6604
Thành viên
*
Bài viết: 137


« vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 08:32:38 am »

1 - Thể thơ Yết hậu

Các câu trên đủ từ cả, riêng câu cuối cùng chỉ có 1 từ

Rượu Say Nhè

Sống ở nhân gian, đánh chén cay,
Trăm năm ngày thác, giữ be đầy.
Diêm vương phán hỏi: - Ai đó ?
Say !

Sống ở nhân gian đánh chén khè,
Trăm năm ngày thác, giữ đầy be.
Diêm vương phán hỏi: - Ai đó ?
Nhè !

- Phạm Thái biệt hiệu Chiêu Ly

2 - Thể thơ Triệt hạ

Từ cuối của mỗi câu thơ để bỏ lửng làm cho câu thơ chưa trọn nghĩa, khiến người đọc phải nghĩ ra

Gái Hồng Nhan

Thấy gái hồng nhan bỗng chốc mà . . .
Hõi thăm cô ấy chửa hay đà . . .
Hình dung yểu điệu in như thể . . .
Diện mạo phương phi ngó tưởng là . . .
Ăn mặc ra tuồng người ở chốn . . .
Nói năng phải lẽ giống con nhà . . .
Ước gì ta được mà ta để . . .
Ta để đem về để nữa ta . . .

- Nguyễn Quý Tân

Kính thưa các Bạn, nhằm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, đồng thời giới thiệu đến Khu Văn Công những Thể loại thơ & Phương pháp làm thơ tiếng Việt mà tôi sưu tầm được những mong đóng góp một phần công sức nhỏ nhoi cho phong trào Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Chào thân ái và Quyết thắng - 6604
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2010, 11:50:02 am gửi bởi 6604 » Logged

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có.( Nguyễn Trãi 1380 - 1442 )
6604
Thành viên
*
Bài viết: 137


« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 08:38:32 am »

3 - Thể thơ Áp cú

Từ cuối của câu trước trở thành từ đầu của câu sau

Sang Canh

Năm nảo năm nao cũng ước lành
Lành, còn mong hết ? đón sang canh
Canh trời thắc thỏm phương xin lộc
Lộc nước lăm le khách vít cành.
Cành lá đêm qua dù thiếu nụ
Nụ đào xuân hé đẹp hơn tranh,
Tranh đời mới lại màu hoa gấm
Gấm vóc sơn hà lộng sắc xanh.

- Toại Khang

Chừa Rượu

Những lúc say sưa, cũng muốn chừa,
Muốn chừa, nhưng tỉnh lại hay ưa,
Hay ưa nên nỗi không chừa được,
Chừa được, nhưng mà cũng chẳng chừa.

- Nguyễn Khuyến
Logged

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có.( Nguyễn Trãi 1380 - 1442 )
6604
Thành viên
*
Bài viết: 137


« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 09:22:34 am »

Luật THÔNG VẬN trong Thơ

Văn là kim văn còn gọi là văn xuôi, chỉ có câu mà không có vần.
Thơ xuất xứ từ cổ văn, gọi là Vận Văn nghĩa là văn vần.
Từ định nghĩa này, minh thị rằng thơ là phải có vần, dù là bất cứ thể thơ gì đi nữa, như thơ tự do, thơ mới ...
Về vần thơ có hai luật:

1. Chính vận:

Là vần đúng, tức là tất cả các chữ mà theo luật phải vần với nhau thì những chữ đó đều phải cùng syllables với nhau.
Thí dụ:
- trường, sương, dương, thương, vương ...
- hồng, đông, sông, trông, chồng ...
- mướt, vượt, lướt, thướt, rượt ...
- biết, riết, liệt, biệt, thiệt ...

2. Thông vận:

Thông vận nghĩa là vần thông (hay thông vần cũng vậy). Vần thông là là những chữ không cùng syllables với nhau, nhưng có giọng phát âm nghe na ná (tương tự) do nguồn gốc cùng một chữ nhưng vì bị đọc trại ra, được xếp vào bảng luật thông vận. Vì chữ bị đọc trại này thành ra nó có syllables khác, vì vậy những chữ tương tự cũng được chấp nhận theo luật.

Tại sao có sự chữ bị đọc trại ra như vậy ? Sau đây là sự giải thích và đó cũng là lịch sử của sự hình thành luật thông vận trong thơ.
Nền văn học nước ta đã có từ lâu đời. Dưới chế độ quân chủ có nhiều luật rất khắt khe, như mọi người đều phải cữ (kiêng) tên của các ông vua, bà hoàng, thái tử, công chúa ... ở các địa phương còn phải cử tên các quan lớn nữa. Ai gọi nhằm tên đáng lẽ ra phải kiêng cử thì gọi là phạm húy, coi như có tội ngạo mạn.

Do đó mà luật đặt ra khi gặp những chữ nhằm tên vua, chúa etc ... thì phải đọc và nói trại ra, chữ viết cũng phải trại ra.
Luật này được áp dụng chặt chẽ trong các trường thi gọi là trường qui (trường qui là qui định nơi thi cử). Các sĩ tử phải thuộc, nếu ai làm bài dù hay cách mấy mà phạm húy cũng đều bị đánh rớt cả. Luật này rất nghiêm ngặt, nhiều sĩ tử vì không thuộc hết trường qui mà bị thi rớt oan uổng.
Những chữ phải cử rất nhiều. Lấy một số thí dụ sau đây:

Thí dụ vua Tự Đức tên là Hồng Nhậm nên gặp chữ nhậm phải đọc là Nhiệm. Vua Tự Đức còn có tên khác nữa là Thì, nên gặp chữ Thì phải đọc là Thời, vì vậy tên ông Ngô Thì Nhậm được đọc là Ngô Thời Nhiệm.
Hoặc hoàng tử Cảnh là con vua Gia Long tên Cảnh, nên gặp chữ Cảnh phải đọc là Kiểng. Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, nên gặp chữ Đảm phải đọc là Đởm. Mẹ của vua Minh Mạng tên Nguyễn Thị Hoa, nên gặp chữ Hoa phải đọc là Huê. Chúa Nguyễn Hoàng là ông tổ đời thứ nhì của vua Gia Long, nên gặp chữ Hoàng phải đọc là Huỳnh. Ông Nguyễn Kim là thái tổ của vua Gia Long nên gặp chữ Kim phải viết là Câm. Hồng là tên của một bà vợ vua nên gặp chữ Hồng phải đọc là Hường. Tương tự như vậy, chữ Tòng đọc là Tùng, chữ Chu (tên của chúa Nguyễn Phúc Chu) đọc là Châu, vì vậy tên ông Ngô Tòng Chu đọc là Ngô Tùng Châu. Tương tự như vậy, Long=Luông, An=Yên, Hường=Huồng, Hoàn=Huờn, Quyền=Quờn, Quan= Quơn, Quí=Quới, Hán=Hớn (hảo hán=hảo hớn), Trường=Tràng, Nhân=Nhơn, Chân=Chơn, Nguyên (tên của chúa Nguyễn Phúc Nguyên) phải đọc là Nguơn, Duyên=Duơn, Đại=Đợi, Yến=Én, Dao=Diêu, Đào=Điều, Lương=Lang, Trương=Trang, Doanh=Dinh, Thành=Thiềng, Vĩnh=Vãng, Sinh=Sanh, Cang=Cương, Sơn=San, Đỉnh=Đảnh, Dũng=Dõng,Thịnh=Thạnh, Chính=Chánh etc ... nhiều vô số kể, không thể nào kể hết ra được.

Khi đi thi, các sĩ tử phải thuộc bảng trường qui này để nếu có gặp phải chữ phạm húy thì biết luật mà viết trại ra. Từ luật trường qui này mà các chữ không cùng giống syllables với vần chính (do đọc trại ra âm na ná) mà vẫn được công nhận là hợp vần theo luật.

- 6604 sưu tầm & hiệu đính
Logged

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có.( Nguyễn Trãi 1380 - 1442 )
6604
Thành viên
*
Bài viết: 137


« Trả lời #3 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2010, 09:09:50 am »

4 - Thể thơ Bát điệp

Thể thơ trong đó tất cả 8 câu đều có lồng vào 1 hoặc 2 từ giống nhau.

Gái Muộn Chồng

Ai dám thương đâu gái muộn chồng
Thương vì một nỗi chực phòng không.
Thương con quốc đực kêu mùa hạ
Thương cái bèo non dạt biển đông
Thương vợ chồng Ngâu duyên chểnh mảng,
Thương cha mẹ nhện số long đong.
Cái thương quân tử thương là thế,
Có dám thương đâu gái muộn chồng.

- Khuyết Danh

Còn Chơi

Ai đã hay đâu tớ chán đời
Ðời chưa chán tớ,tớ còn chơi.
Chơi cho thật chán,cho đời chán,
Ðời chán nhau thời tớ sẽ thôi.
* Nói thế,can gì tớ đã thôi ?
Ðời đương có tớ,tớ còn chơi.
Người ta chơi đã già đời cả
Như tớ năm nay mới nửa đời.

- Tản Ðà ( Nguyễn Khắc Hiếu )

Chú thích
* Trong câu 5 Tản Ðà không có dùng từ đời
Nếu ta thay từ " can gì " bằng " đời nào " câu 5 thành :
Nói thế ,đời nào tớ đã thôi
Thì bài thơ thuộc thể Bát điệp.

- 6604 sưu tầm
Logged

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có.( Nguyễn Trãi 1380 - 1442 )
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #4 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2010, 11:51:26 pm »

hehe cái topic này hay lắm bác 6604 ơi nhưng mà không biết sau khi ngâm cứu xong em có làm thơ đươc không đây  Grin Nếu có thêm phần bình thơ thì hay quá .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #5 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2010, 08:58:21 am »

Các bác cứ thoải mái đi Grin, đừng quá đà là được thôi Grin
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #6 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2010, 07:52:08 pm »

Cám ơn bác 6604 nhiều lắm. Từ trước đến giờ em cũng chỉ biết có mấy thể lục bát, tứ tuyệt, thất ngôn bát cú bên cạnh cái thể tự do muôn hình vạn trạng.

hehe cái topic này hay lắm bác 6604 ơi nhưng mà không biết sau khi ngâm cứu xong em có làm thơ đươc không đây  Grin Nếu có thêm phần bình thơ thì hay quá .

Kiểu gì cũng làm được đúng luật bác ạ. Chỉ có điều hay và dở là phụ thuộc vào vốn từ vựng, khả năng vận dụng chúng và có tâm hồn thơ hay không. Nhưng em nghĩ là khi đọc một bài thơ mà biết nó viết theo luật gì thì cũng đã là thú vị, là hơn người rồi  Grin

Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
6604
Thành viên
*
Bài viết: 137


« Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 10:15:13 pm »

5 - Thể thơ Thủ vĩ ngâm

Thể thơ trong đó câu đầu và câu cuối giống nhau

Ðèn Kéo Quân

Lúng túng trong vòng mấy đứa đen,
Nhờ khi đỏ lửa mới hay hèn.
Nghênh ngang võng giá phô đồ giấy,
Ðủng đỉnh dù che nép bóng đèn.
Thằng trước thằng sau liền gót chạy,
Anh trên anh dưới vểnh râu lên.
Này ai say tỉnh nhìn xem thử,
Lúng túng trong vòng mấy đứa đen .

- Khuyết Danh

- 6604 sưu tầm .
Logged

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có.( Nguyễn Trãi 1380 - 1442 )
6604
Thành viên
*
Bài viết: 137


« Trả lời #8 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 10:21:40 pm »

6 - Thể thơ Thủ nhất thanh ( nhất đồng )

Từ đứng đầu 8 câu đều giống nhau

Tám Mừng

Mừng đón xuân về,muôn sắc hoa,
Mừng xuân,xuân mới ,mới thêm ra.
Mừng nghe nhựa sống,như còn trẻ,
Mừng thấy đời tươi,chửa muốn già.
Mừng khỏe đôi chân,đi đứng vững,
Mừng tinh cặp mắt ngắm nhìn xa.
Mừng nhau tuổi Thọ tăng tăng mãi,
Mừng được trường xuân hưởng thái hòa.

- Lạc Nam 1986

Xin chân thành cảm ơn các Bác đã quan tâm đến Thơ Cận Thể, các Bác cứ post thơ của các Bác vào đây em xin hầu Thơ với Rượu cùng các Bác, làm thơ không khó, nhưng làm được một bài thơ hay, có ý tứ & đúng Luật thì rất khó.

Em sẽ post từ từ các Thể thức để làm Thơ ở đây, các Bác cứ ném đá thoải mái nhé.
Logged

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có.( Nguyễn Trãi 1380 - 1442 )
6604
Thành viên
*
Bài viết: 137


« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 11:16:55 pm »

Tản mạn về Câu Đối


Câu đối là một hình thức văn hóa độc đáo, một thú vui tao nhã, một trò chơi trí tuệ đặc biệt của dân tộc Việt Nam ta. Mỗi câu đối là một công trình nghệ thuật sâu sắc về ý, tinh tế về lời, từ ngữ được đẽo gọt công phu. Trong hai vế của một câu đối, từng từ, từng ý phải đối nhau cả nghĩa đen và nghĩa bóng, cả hình thức và điển tích:

- Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng, nó kềnh cổ lại
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già.

Quả là tuyệt vời ! "Công kênh, cồng kềnh" đối với "Cóc cách, cọc cạch" !

Nhiều danh nhân, anh hùng hào kiệt của nước ta ngay từ bé đã thể hiện trình độ làm câu đối siêu việt. Còn nhớ ở làng nọ, có ông thợ rèn hay chữ thấy một cậu học trò nhỏ đang cắp túi xách đứng xem, bèn ra cho cậu một vế đối :

- Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt.

Chẳng phải suy nghĩ lâu, cậu bé đọc to :

- Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi giành được tam khôi.

Cậu bé ấy chính là Lê Văn Hưu, lớn lên thi đỗ Bảng Nhãn và trở thành nhà sử học uyên bác của nước ta.

Cụ Phan Bội Châu có lần vào nhà một ông thân sĩ giàu có, con cái đều đỗ đạt. Khi mới vào nhà, cụ Phan thưa :

- Tôi ở miền Trung, đến đây tìm nơi dạy học, không may lỡ đường, xin gia đình giúp đỡ.

Ông bố liền bảo người con vừa đỗ tú tài :

- Mày ra cho anh ta một câu đối, nếu đối được thì dọn cơm đãi, bằng không thì đuổi đi.

Người con ứng khẩu đọc ngay :

- Qủa ngôn vi khóa, nhất nhân khấu mạnh thị thùy.

Vế ra khá hiểm, chữ "quả" và chữ "ngôn" ghép lại thành chữ "khóa". Chữ "nhất", chữ "nhân" và chữ "khấu" ghép lại thành chữ "mạnh". Cả câu có nghĩa là : Anh nói anh là thầy đồ, thế một người đi xin ăn là ai ?

Nghe xong, cụ Phan lập tức đối lại :

-Nhập mồ xưng công, thiên lý hành xung bất nhượng.

Vế đối cực kỳ tài tình ! Chữ "nhập" và chữ "mồ" ghép lại thành chữ "công". Chữ "thiên", chữ "lý", và chữ "hành" ghép lại thành chữ "xung". Cả câu có nghĩa là : Tôi vào nhà ông, tôi xin ông, nếu ngoài ngàn dặm, thì tôi không chịu nhường bước đâu !

Vừa nghe qua, ông bố vội vã bước tới, đỡ lấy tay cụ Phan, cung kính hỏi :

- Thưa ngài ! Qúy tính phương danh là gì, xin cho chúng tôi biết.

- Tôi là Thủ khoa San.

- Ối, giời ơi ! Thật là danh bất hư truyền ! Lâu nay, chúng tôi vẫn nghe tiếng ngài, bây giờ mới thấy đây...

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bậc thông tuệ, kiệt xuất về tài chơi câu đối. Hồi hoạt động ở Trung Quốc, trong một buổi họp có Bác và một người tên là Hầu Chí Minh cùng dự. Bất ngờ, Nguyễn Hải Thần xướng vế đối :

*Hầu Chí Minh, Hồ Chí Mính, nhị vị đồng chí, chí giai minh

(Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, hai người đồng chí, chí đều sáng).

Trong khi cả phòng còn đang nhíu mày bóp trán suy nghĩ thì Bác đã khoan thai đáp lại :

*Nhĩ cách mạng, ngã cách mạng; đại gia cách mạng, mạng tất cách !

(Tôi làm cách mạng, anh làm cách mạng, cả nhà làm cách mạng, cách mạng chắc chắn thành công!).

Mọi người hết sức khâm phục. Tiếng vỗ tay vang như sấm.

Tại một cuộc hội nghị nhằm chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ ra một vế xướng :

- Giáp phải giải pháp.

Vế ra chỉ có bốn từ, nhưng thật hóc hiểm. Chữ "giáp" chỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, "phải giải pháp" là phải đánh thắng giặc Pháp trong chiến dịch lịch sử này. Mặt khác, theo cách nói lái của người Việt ta thì "Giáp phải" nói lái sẽ thành "giải pháp".

Cả hội nghị không ai đối được. Mãi đến cuối buổi, mới có đồng chí Lê Văn Hiến đứng lên, nói trước mấy lời phi lộ rồi xin đọc vế đối :

- Hiến tàí hái tiền.

Thật tuyệt ! "Hiến" tức Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến, "Hiến tài" nói lái sẽ thành "hái tiền". Vế xưng nói về chiến đấu, vế đối nói về xây dựng. Chỉ có chữ "tài" đối với chữ "phải" là chưa được chỉnh. Nhưng cả câu "Hiến tài hái tiền" đối với "Giáp phải giải pháp" thì quả là khó tìm được câu nào hay hơn thế !

Về câu đối ca ngợi công ơn Bác Hồ thì có vô số, mỗi câu mỗi vẻ, thể hiện từng cung bậc khác nhau của từng tác giả, nhưng cho đến nay, hay nhất có lẽ là câu đối của Nguyễn Văn Từ viết năm 1960, nhân dịp Bác tròn 70 tuổi :

- Lo vì dân, nghĩ vì dân, vui khổ cũng vì dân, dốc chí thờ dân, công Bác với dân thiên thu bất tận !

Bố gọi Bác, con gọi Bác, cháu chắt gọi Bác, nối dòng theo Bác, lòng dân mong Bác vạn thọ vô cương !

HOÀ CƯỜNG

(theo tạp chí Văn hoá Quảng Nam - số 25 ra tháng 1-2 năm 2001)

PS: - Trong một số Thể loại Thơ thì phần Câu Đối rất quan trọng, những câu đối sẽ là yếu tố chính để đánh giá Bài Thơ ấy có đạt hay không.


Logged

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có.( Nguyễn Trãi 1380 - 1442 )
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM