Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:06:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tin tức quân sự - Phần 3  (Đọc 349332 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phan4
Thành viên
*
Bài viết: 460


« Trả lời #590 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 02:31:05 pm »

Trung - Hàn tăng cường hợp tác quân sự

Nguồn tin PLA cho biết, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Mã Hiểu Thiên đã tiếp Cục trưởng cục chính sách quốc tế - Bộ quốc phòng Hàn Quốc, ngày 19/1.

Ông Mã Hiểu Thiên cho biết, việc giao lưu và hợp tác giữa hai nước Trung - Hàn không chỉ sẽ thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ sự ổn định và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á.

Quân đội hai nước cần phải tăng cường hợp tác qua lại, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau hơn nữa, thúc đẩy hợp tác để đóng góp vào sự phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược hai nước Trung - Hàn.

Ngoài ra Trung Quốc cũng thể hiện lập trường của mình về vấn đề bán đảo Triều Tiên và vấn đề Đài Loan.

Cục trưởng cục chính sách quốc tế - Bồ quốc phòng Hàn Quốc cho rằng, quan hệ hai nước Trung - Hàn ngày càng mật thiết, giao lưu giữa quân đội hai nước ngày càng được mở rộng. Hàn Quốc hy vọng thúc đẩy quan hệ quân sự hai nước không ngừng phát triển.

Trong thời gian thăm Trung Quốc,Cục trưởng Hàn Quốc còn tiến hành hội đàm với văn phòng ngoại giao Bộ quốc phòng Trung Quốc và thăm quan lực lượng lục quân Trung Quốc.
Hoàng Ngân (Theo AP)
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Trung--Han-tang-cuong-hop-tac-quan-su/20111/129121.datviet
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #591 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2011, 04:17:28 pm »

Nga "buộc" NATO lựa chọn hợp tác hoặc đối đầu


Lời cảnh báo sẽ triển khai vũ khí hạt nhân nếu Nga không đạt được thỏa thuận nào với NATO về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm 24/1 vừa qua cho thấy quan điểm cứng rắn trước sau như một của Nga về vấn đề này, đồng thời đặt NATO trước sự lựa chọn hợp tác hoặc đối đầu.Quan điểm trước sau như một của Nga về NMD tại châu Âu

Trên thực tế, các cuộc tranh luận về hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu đã kéo dài trong nhiều năm. Quan điểm của Nga thực tế chưa bao giờ thay đổi, có chăng chỉ khác biệt trong giọng điệu tuyên bố vào từng thời điểm cụ thể. Ban đầu là những lời cảnh báo, sau đó là giai đoạn tìm kiếm cơ hội hợp tác và lần này lại là cảnh báo.

Tại hội nghị thượng đỉnh Nga-NATO ở Lisbon (Bồ Đào Nha) hồi cuối năm ngoái, ông Dmitry Medvedev đã cho thế giới hiểu rằng, sự tham gia của Nga vào tiến trình thành lập hệ thống NMD châu Âu chỉ có thể theo hình thức đối tác với 2 phương án. Hoặc là Moscow chia sẻ trách nhiệm đầy đủ về đảm bảo an ninh, trao đổi thông tin và hoạch định giải pháp về vấn đề này hay vấn đề khác, hoặc là không tham gia vào tiến trình này nói chung. Nhưng nếu Nga không tham gia thì Moscow sẽ buộc phải tự vệ. Trong Thông điệp Liên bang mới đây, Tổng thống Nga cũng không quên nhắc lại nội dung này nhưng tỏ vẻ nghiêm khắc hơn: “Nga sẵn sàng làm việc chung cùng với các nước hữu quan để củng cố rộng rãi cơ chế phòng thủ chống tên lửa. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-NATO ở Lisbon tôi đã chia sẻ quan điểm của mình về khả năng thành lập cấu trúc NMD, liên kết tiềm năng của Nga và NATO. Điều đó hiển nhiên là sự phát triển tích cực. Nhưng tôi muốn phát biểu công khai rằng, trong thập niên tới, chờ đợi chúng ta sẽ là sự đối trọng thay thế như sau: hoặc chúng ta đạt tới đồng thuận về NMD và cùng nhau thành lập cơ chế hợp tác đầy đủ, hoặc là bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới . Và chúng tôi buộc phải thông qua quyết định về bố trí các phương tiện vũ khí mới của mình”, Tổng thống Nga tuyên bố.

Khác với tuyên bố mềm mỏng tại Lisbon hồi năm ngoái, lần này Tổng thống Nga tuyên bố với thái độ gay gắt hơn: Nếu Nga không nhận được phản hồi của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong việc hợp tác bình đẳng về phòng thủ tên lửa, Nga sẽ buộc phải triển khai đơn vị tên lửa hạt nhân tiên tiến.

Tổng thống một lần nữa giải thích rõ quan điểm của Nga: “Đất nước chúng tôi không yêu cầu được tham gia vào sáng kiến của riêng NATO. Chúng tôi chưa bao giờ cần điều đó. Nhưng đồng thời, chúng tôi phải hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với những gì xảy ra trong lĩnh vực này và sẵn sàng đề xuất các khả năng của chúng tôi. Cho đến nay chưa nhận được phản ứng rõ ràng từ phía NATO. Các đối tác của chúng tôi nên hiểu rằng chúng tôi cần điều đó không phải để chơi trò với NATO, mà để nước Nga được bảo vệ bằng cách thích hợp. Vì vậy, đây không phải là trò đùa".

Tổng thống Nga tiếp tục: “Chúng tôi chờ đợi các đối tác NATO sẽ đưa ra câu trả lời trực tiếp và rõ ràng, trong đó họ thấy được vị trí của Nga. Trong mọi trường hợp, chúng tôi có thể cùng với NATO hoặc có thể một mình tìm được câu trả lời xác đáng cho vấn đề tồn tại hiện nay." Tuy nhiên, khi đó các đối tác NATO đã phản ứng khá chung chung.

Được biết, vào tháng 6 tới, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Hội đồng Nga – NATO sẽ gặp nhau và họ sẽ chuẩn bị một báo cáo tạm thời về vấn đề này.

Như vậy là đã rõ, bản chất quan điểm của Moscow về hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không hề thay đổi. Hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu sẽ chỉ thành hiện thực với sự tham gia “bình đẳng” của Nga, bằng không nó sẽ chỉ là NMD của NATO ở châu Âu mà thôi.

Nga - NATO sẽ hợp tác hay đối đầu?

Với tuyên bố cứng rắn như trên Nga dường như muốn NATO sớm đưa ra sự lựa chọn của mình: hoặc là đàm phán để đi tới thống nhất cùng thành lập NMD hoặc bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang mới. Cái khó cho sự lựa chọn này là ở chỗ, con đường đi tới thống nhất giữa Nga và NATO về NMD không hề dễ dàng và điều dễ hiểu là sẽ không có người giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang.

Nga ủng hộ xây dựng hệ thống an ninh, bảo vệ được trước những đòn tấn công tiềm ẩn từ bên ngoài, còn từ phía các đối tác thì nguy cơ đe dọa đơn giản là không thể có. Để đạt tới triển vọng như vậy, Moscow đề xuất thành lập hệ thống NMD khu vực. Tức là mỗi thành viên của thỏa thuận sẽ chịu trách nhiệm về an ninh của vùng mình và có hệ thống NMD riêng. Còn các trung tâm điều khiển những hệ thống này sẽ được tập hợp với nhau.

Nhưng NATO dường như chẳng hào hứng trước ý tưởng từ đề xuất của Nga. Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada kiêm Chủ tịch Quĩ ủng hộ cải cách quân sự, ông Pavel Zolotariev cho biết: “Vấn đề là ở chỗ, Hoa Kỳ muốn bắt cùng lúc hai con mồi. Hệ thống phòng thủ chống tên lửa mà Hoa Kỳ đang thành lập, có thể nhắm hai đích. Một mục đích là thứ người ta vẫn thao thao tuyên bố – đó là chống lại những nguy cơ có thể từ phía Iran và CHDCND Triều Tiên. Mục đích thứ hai – giành ưu thế trong những cuộc chiến tranh không trực tiếp của tương lai. Hai mục tiêu này thực tế không song hành tương hợp với nhau. Mục đích thứ nhất đòi hỏi sự hợp tác hiển nhiên với Moscow. Đường đạn đạo của tên lửa Iran tấn công Mỹ chỉ có thể bay qua lãnh thổ Nga. Nếu thiếu hệ thống NMD xây dựng chung thì không thể giải quyết nổi nhiệm vụ chống lại những tên lửa như vậy. Để hợp tác với Nga đạt kết quả thì mục đích thứ hai cũng là không hiện thực. Bởi khi đó hệ thống này đồng nghĩa với việc chống Nga và các nước khác ở phương Đông, tức là sẽ khoét sâu tuyến ngăn cách giữa Nga và NATO”.

Dường như Nga sẽ không bao giờ thay đổi quan điểm của mình về NMD tại châu Âu vì nó đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia Nga. Vì thế, đã đến lúc phương Tây cần xác định dứt khoát xem thực ra họ muốn gì: đảm bảo hòa bình và sự yên ổn cho các thế hệ tương lai, hay là tiếp tục  mâu thuẫn và căng thẳng theo đuổi tham vọng vị kỷ riêng.

http://vitinfo.vn/MMuctin/Quocte/Quanhequocte/LA84769/default.html
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #592 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2011, 05:19:36 pm »

Quân đội Thái Lan ‘chọc tức’ Campuchia

Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva vừa ‘bật đèn xanh’ cho quân đội nước này tiến hành tập trận gần khu vực đền Preah Vihear, nơi Bangkok và Phnom Penh tranh chấp lãnh thổ.

“Thái Lan cần tỏ ra sức mạnh của mình”, tờ Bangkok Post dẫn lời ông Abhisit trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan và Tư lệnh Lục quân Prayuth Chanocha.

Theo tờ báo này, lãnh đạo Thái Lan quyết định cứng rắn với Campuchia sau khi yêu cầu Phnom Penh dỡ bỏ tấm biển đá ghi dòng chữ bằng tiếng Khmer cáo buộc quân đội Bangkok xâm lấn lãnh thổ Campuchia.

Tấm biển với dòng chữ “Đây là nơi quân nhân Thái xâm phạm lãnh thổ Campuchia vào ngày 15/7/2008” được dựng trước đền Wat Kaew Sikha Khiri Sawara, cách ngôi đền cổ Preah Vihear 300 m.

Theo Bangkok Post, tuyến đường dài 3,6km này được phía Campuchia và Trung Quốc hợp tác xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan ngôi đền từ phía Campuchia.
 

Vì vậy, giới chức quân sự Thái khẳng định, qua cuộc tập trận này, Bangkok muốn gửi thông điệp rõ ràng tới Phnom Penh rằng, Thái Lan không những không hài lòng với tấm biển trên mà còn bất bình trước việc Campuchia tiếp tục xây dựng một con đường trong khu vực tranh chấp dẫn đến ngôi đền cổ.

Để thể hiện sự cương quyết của mình, Chính phủ Thái Lan cũng tuyên bố sẽ cấm người dân nước này đến các sòng bài của Campuchia ở gần lãnh thổ Thái Lan nếu Phnom Penh nhất quyết không dỡ bỏ tấm biển.


Trong khi đó, Tướng Prayuth Chanocha khẳng định, có ba bước giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới là đàm phán, thực hiện các biện pháp tăng cường và sử dụng vũ lực. Thái Lan sẽ tuân thủ đúng mức các thủ tục quy định và sẽ không đi tắt từ bước một đến bước ba.

Tuy nhiên, Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD) không ngừng hối thúc Chính phủ sử dụng biện pháp quân sự mạnh hơn nhằm giành lợi thế trong cuộc đàm phán với Campuchia về vấn đề tranh chấp biên giới.

Tướng Chamlong Srimuang, một thủ lĩnh của PAD nhấn mạnh: “Máy bay chiến đấu của ta có thể sang không phận của Campuchia chỉ trong vòng 5 phút. Tại sao Chính phủ không nghĩ đến giải pháp đó?”.

Khi được hỏi về viễn cảnh quan hệ song phương sứt mẻ, ông tuyên bố: “Thà để mất tình cảm còn hơn mất chủ quyền”.

(theo Bangkok Post)
http://www.baodatviet.vn/Home/thegioi/Quan-doi-Thai-Lan-choc-tuc-Campuchia/20111/129552.datviet
Logged
Phan4
Thành viên
*
Bài viết: 460


« Trả lời #593 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2011, 09:02:40 pm »

Hải quân Mỹ diễn tập Freedom Banner 11 tại Thái Lan

VIT - Binh sĩ Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ đã diễn tập di chuyển lực lượng và phương tiện vào bờ từ hai tàu đổ bộ hải quân Mỹ, USNS Lummus và USNS Martin, tại quân cảng Sattahip, Thái Lan trong thời gian diễn tập Freedom Banner 11 từ ngày 22-25/1.
Cuộc diễn tập này cho phép Lữ đoàn Hải quân Lục chiến Viễn chinh số 3 (MEB 3), thuộc Lực lượng Hải quân Lục chiến viễn chinh III, kiểm tra khả năng tiến hành các hoạt động bốc dỡ hàng đổ bộ. Theo đó, các trang thiết bị, vật tư đã được bốc dỡ từ hai tàu thuộc Bộ Tư lệnh Vận tải biển của Hải quân Mỹ; sau đó số trang thiết bị này sẽ được chuyển tới để phục vụ cuộc diễn tập Cobra Gold 2011.

“Một đội bốc dỡ hàng đổ bộ hải quân lục chiến (MPF), như MPSRON 3, có thể bốc dỡ hàng hóa phục vụ cho đơn vị cấp lữ đoàn với hơn 16.000 quân dùng trong khoảng 30 ngày. Đối với cuộc diễn tập Cobra Gold 11, đội MPF sẽ bốc dỡ đổ bộ 160 thùng trang thiết bị phục vụ cho Lữ đoàn Hải quân Lục chiến số 3. MPSRON 3 là một đơn vị phục vụ cho Hạm đội 7 của Mỹ, tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Trung tá Michael Curtin, sĩ quan hậu cần của MEB số 3, phát biểu.

“Đây là một minh chứng quan trọng về khả năng của Hải quân Lục chiến và Hải quân Mỹ khi thực hiện nhiệm vụ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Lực lượng tiền trạm hải quân lục chiến là một thành phần quan trọng trong các hoạt động đổ bộ, một năng lực cốt lõi của Hải quân Lục chiến Mỹ, và cũng là một khả năng quan trọng góp phần giành lợi thế chiến lược của Mỹ”, Đại tá Darrin Denny, sĩ quan của MEF III, phát biểu.

Ngoài ra, cuộc diễn tập còn kiểm tra khả năng bốc dỡ trang thiết bị vật tư hạng nặng của đơn vị thông qua Hệ thống bốc dỡ hàng Roll on/Roll off và xà lan cải tiến của Hải quân Mỹ. Dự kiến, các thiết bị này sẽ được thu lại lên cả hai tàu của Hải quân Mỹ sau khi kết thúc diễn tập Cobra Gold 11.

Hệ thống bốc dỡ hàng Roll on/Roll off (RRDF) gồm chín chiếc phao nối liền với nhau tạo thành một sân ga nổi được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trên biển. Còn Xà lan chuyển hàng cải tiến hải quân bao gồm các bệ nổi sử dụng điện và không sử dụng diện nối liên kết các thành phần có thể hoán đổi vị trí cho nhau.

“Ngoài lực lượng tham gia diễn tập Freedom Banner 11, việc sử dụng các đơn vị MPF của Mỹ ở Thái Lan còn chứng tỏ một số khả năng khác. Các trang thiết bị được bốc dỡ từ các tàu vận tải đổ bộ này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho kế hoạch chiến dịch tác chiến của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và các hoạt động của “Giai đoạn 0”, Đại tá Denny nói. Nói chung, các hoạt động của “Giai đoạn 0” liên quan tới các hoạt động thường nhật về hợp tác an ninh và những cam kết của Mỹ.
 
Quá trình bốc dỡ hàng còn sử dụng một Trung đội Xe lội nước tấn công đổ bộ, thuộc Tiểu đoàn Chiến đấu, Sư đoàn Hải quân Lục chiến số 3, MEF III. Một trung đội, thuộc Đại đội Charlie, Tiểu đoàn tấn công đổ bộ số 2, Sư đoàn Hải quân Lục chiến số 2, MEF II, có căn cứ ở Camp Lejeune, N.C. Một trung đội hiện đang thực hiện nhiệm vụ triển khai thay quân huấn luyện luân phiên 6 tháng tới Okinawa, Nhật Bản.

Cobra Gold 11 là cuộc diễn tập hỗn hợp thường niên đa quốc gia do Mỹ và Thái Lan đồng tổ chức. Các nước tham gia diễn tập Cobra Gold 2011 bao gồm Mỹ, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, và Malaysia. Mục đích của cuộc diễn tập là giúp các nước tham gia cải thiện khả năng phối hợp tác chiến và nâng cao năng thực hiện lập kế hoạch và các hoạt động tác chiến đa quốc gia. Mô hình huấn luyện đào tạo này sẽ cho phép các quốc gia đối phó tốt hơn trước các tình huống khẩn cấp hoặc thảm họa thiên tai xảy ra trong khu vực.
Thu An (Theo Navy.mil)
Tin dịch
Nguồn tin: Navy
http://vitinfo.vn/MMuctin/Quansu/THSK/LA84737/default.html
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #594 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 08:37:56 am »

Đang có chạy đua vũ trang ở Đông Á
?

Đến nay, các nước trong khu vực Đông Á đang công khai cũng như ngấm ngầm triển khai một cuộc “chạy đua vũ trang” hải, không quân do Nhật Bản và Trung Quốc chủ đạo. Nơi đây, đặc biệt là khu vực Viễn Đông đang ngày càng một trong những khu vực có mức độ “vũ trang” cao nhất trên thế giới.
Nhật Bản sẽ tổ chức tập trận chung với Mỹ ở miền nam nước này. Trong cuộc tập trận kéo dài đến ngày 3/2 sẽ sử dụng 6.000 quân, trong đó có 4.500 binh sĩ Nhật Bản và 1.500 binh sĩ Mỹ. 

Địa điểm cuộc tập trận gây sự chú ý cao độ: Tháng 12/2010, Nhật Bản đã công bố Điều lệ cơ bản Đại cương Phòng vệ mới, căn cứ vào văn kiện này, Nhật Bản sẽ chú trọng hơn đến việc phòng vệ miền nam và các hòn đảo tây nam nước này.


Các nhà chiến lược Nhật Bản đã chỉ ra khả năng phòng vệ hạn chế tại khu vực này: Một khi bị tấn công bất ngờ, những hòn đảo này hầu như không có khả năng phòng vệ.


Cuộc tập trận sẽ tập trung vào cách thức bảo vệ những hòn đảo này khi đối phương có thể phát động tập kích hoặc tấn công tên lửa. Cuộc tập trận đương nhiên hoàn toàn không chỉ rõ ai là kẻ thù giả định, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, đối thủ cạnh tranh chủ yếu và kẻ thù giả định quân sự của Nhật Bản chính là Trung Quốc.


Trong lịch sử quan hệ Trung-Nhật, các cuộc xung đột diễn ra thường xuyên, nhưng mấy chục năm gần đây, mối đe dọa từ Trung Quốc ngày càng tăng lên. Trước đây do hải quân và không quân Trung Quốc nhỏ yếu, không thể thực hiện các hành động quy mô lớn ở xa bờ biển.


Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, tình hình bắt đầu thay đổi. Trước tiên, quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow được bình thường hóa. Thứ hai, do hợp tác quân sự với Nga, thực lực hải quân và không quân Trung Quốc bắt đầu được tăng cường.


Đến nay đã rõ ràng, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân có thể tác chiến ở những căn cứ xa xôi, có lượng lớn máy bay chiến đấu tiên tiến có thể “bay cao bay xa” và các loại tên lửa hành trình.


Cộng với việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển các cơ sở hạ tầng quân sự ở phía nam, đông nam, điều này đã gây ra sự lo ngại của một số nước, trong đó có Nhật Bản.


Đồng thời, Trung Quốc và một số nước khác cũng giữ cảnh giác rất lớn đối với vũ khí trang bị của Nhật Bản, khả năng phòng vệ của Nhật Bản cũng không ngừng tăng lên.


Thực tế cho thấy, hiện nay khu vực này đang triển khai một cuộc “chạy đua vũ trang” hải, không quân do Nhật Bản và Trung Quốc chủ đạo. Tính đến các quốc gia khác trong khu vực này cũng đang mở rộng thực lực quân sự, Viễn Đông đang ngày càng trở thành một trong những khu vực có mức độ “vũ trang” cao nhất trên thế giới.


Sự điều chỉnh chiến lược phòng vệ của Nhật Bản gây sự chú ý của dư luận, các tờ báo Trung Quốc bắt đầu có những bài viết thể hiện sự lo ngại của một số nước láng giềng đối với Đại cương Phòng vệ mới của Nhật Bản.


Khi bình luận về việc Tokyo có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở phía nam nước này, báo chí quân đội Trung Quốc cho rằng, các hành động tương tự chỉ có thể dẫn đến sự bất an lớn hơn cho các  nước châu Á, không có lợi cho Nhật Bản.


Tăng cường thực lực quân sự không có nghĩa là Tokyo từ bỏ hợp tác với đồng minh truyền thống chủ yếu Mỹ. Nhật Bản sẽ tiếp tục kết hợp với Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa, để ứng phó với cuộc tấn công có thể xảy ra của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Hai nước này đều có lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm trung có thể tiêu diệt các mục tiêu trong biên giới Nhật Bản.


Đối với Nhật Bản, Mỹ vẫn là nguồn công nghệ cao của nước này, gồm cả công nghệ kỹ thuật, kỹ năng quản lý tổ chức. Điều này cho phép Nhật Bản có thể sản xuất vũ khí tiên tiến, xây dựng khả năng tự vệ tương đương với Mỹ.


Ngoài ra, Nhật Bản còn tiến hành hợp tác với những nước hoặc là có quan hệ hữu nghị với Mỹ hoặc là đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia. Phân tích cụ thể trên bản đồ có thể kết luận, một "vòng cung an ninh, dân chủ" đang hình thành, “vòng cung” này liên kết đồng minh của Mỹ và những nước đang lo ngại thực lực ngày càng tăng lên của Trung Quốc.


Một mặt, cục diện đang hình thành rất có lợi cho Nga. Sự chú ý của những người chơi chính trong khu vực đều tập trung vào khu vực cách xa Nga, điều này có nghĩa là sức ép biên giới của Nga đến từ Trung-Nhật giảm xuống, rất nhiều người trong nội bộ Nga vẫn hoài nghi đối với Trung Quốc.


Đồng thời, việc cải thiện quan hệ giữa Moscow và Washington đã làm giảm mạnh nguy cơ xung đột trong vấn đề quần đảo nam Kuril (Nhật Bản gọi là "Bắc phương tứ đảo" hay bốn hòn đảo phía bắc): không được sự đồng ý của Mỹ, Nhật Bản không dám gây căng thẳng tình hình quần đảo nam Kuril, mặc dù những hòn đảo này được Nhật coi là "vùng lãnh thổ phương Bắc" của họ.


Dù Nhật Bản hiện coi phương hướng nào là quan trọng nhất, thì lực lượng phòng vệ của họ cũng đang được tăng cường, điều này sẽ hình thành một mối đe dọa tiềm tàng.


Vì vậy việc công bố kế hoạch phát triển quần đảo Kuril và tăng cường phòng thủ đối với khu vực này là hành động sáng suốt nhất của Nga hiện nay. Dù kết quả cạnh tranh Trung-Nhật như thế nào, lợi ích của Nga ở vùng Viễn Đông đều cần được bảo đảm chắc chắn.
http://vtc.vn/311-276387/quoc-te/dang-co-chay-dua-vu-trang-o-dong-a.htm
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM