Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 04:07:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2  (Đọc 288719 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #230 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2013, 01:11:44 pm »


Mới vừa rồi giặc Mỹ & Do Thái lấy lý do chống khủng bố Phi Châu bèn cho nâng cấp hai căn cứ ko quân ở Xít-tút-gát và Ram-xít-tai thành căn cứ cho UAV + vũ khí nguyên tử. Nhân dân Đức vốn đã bị giặc Mỹ & Do Thái đô hộ lâu ngày, phải nuôi trọn gói toàn bộ quân giặc chiếm đóng, giờ lại càng thêm phẫn nộ !

Ở nhiều diễn đàn, nhân dân Đức tiến bộ sôi nổi bàn xem làm sao cho Mỹ cút - ngụy nhào. Nhưng ít ai chịu hiểu cho là chỉ có Bạo lực Cách mạng thì Mỹ mới chịu cút - ngụy mới chịu nhào !
http://www.allmystery.de/themen/pr103314
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #231 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 12:37:16 am »

Trưng cầu mới nhất tính đến lúc này:

Giặc Mỹ cút toàn bộ khỏi Đức ?: http://politikforen.net/showthread.php?142580-Komplette-US-Army-raus-aus-Deutschland&p=6469943#post6469943
Nhất trí: 88,10%
Không: 11,90%


Tỷ lệ nhất trí đòi Mỹ cút của nhân dân Đức hiện nay còn cao hơn cả thời ngụy VNCH 1954-1975: Thời đó MNVN có khoảng 19-20 triệu dân. Trong đó tới 1,2 triệu giáo dân tính cả di cư bỏ nhà bỏ ông bà tổ tiên theo chúa vào nam thì ngót 1 triệu là Giáo gian. Lính ngụy lên tới 1 triệu, tính cả gia đình 4 người là 4 triệu. Như vậy số 5/19 là áp đảo hoàn toàn so với 11,90%.

Thế nhưng tình trạng của Đức hiện nay khá giống với Thổ dân Da đỏ thời tk 18 say sưa kháng chiến chống thực dân Ăng lô SX nhưng rốt cục thất bại. Ban đầu súng ống, ngựa nghẽo, quân số, địa hình địa vật ... đều vượt trội so với quân xâm lược đến từ bên kia đại dương vẫn còn a-ma-tơ, nhưng không có lập trường CM, không có sự lãnh đạo nhất quán, không có tổ chức chính quy tinh nhuệ, không nhiều cái cốt lõi cần có v.v.v... nên đành bất lực chịu thua !
Logged
giabao71vn
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #232 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 09:02:58 pm »

Cái này tôi copy ở wiki, không biết có sai sót gì không:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_%C4%91o%C3%A0n_2,_Qu%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%99i_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Vi%E1%BB%87t_Nam
Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân đoàn 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam còn gọi là "Binh đoàn Hương Giang" là một trong 4 quân đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế).
•   Trụ sở Bộ Tư lệnh: Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
•   Tư lệnh: Thiếu tướng,Nguyễn Đức Thận
•   Chính ủy: Thiếu tướng, Nguyễn Sỹ Thăng
Mục lục
•   1 Tổ chức, biên chế
•   2 Lịch sử
•   3 Chỉ huy, lãnh đạo qua các thời kỳ

Tổ chức, biên chế
Biên chế Quân đoàn 2 gồm có:
•   Sư đoàn bộ binh 304
•   Sư đoàn bộ binh 306
•   Sư đoàn bộ binh 325
•   Sư đoàn 673 phòng không
•   Lữ đoàn 203 xe tăng
•   Lữ đoàn 164 pháo binh
•   Lữ đoàn 219 công binh
•   Trường quân sự Quân đoàn
•   Trường bắn quốc gia Khu vực I
Lịch sử
Năm 1972 sau thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không của Việt Nam buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, theo đó năm 1973 Mỹ phải rút toàn bộ quân đội về nước. Tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành hội nghị lần thứ 21, ra nghị quyết về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước. Chấp hành nghị quyết, tháng 10 năm 1973 Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn chủ lực. Theo đó, ngày 24 tháng 10 năm 1973, Quân đoàn 1 đã được thành lập tại Tam Điệp, Ninh Bình[1]. Ngày 17 tháng 5 năm 1974, Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập Quân đoàn 2. Ngày 1 tháng 6 năm 1974, tại Ba Nang-Ba Lòng Quảng Trị (trụ sở cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên), thượng tướng Song Hào Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng công bố quyết định thành lầ Quân đoàn. Theo đó, Bộ tư lệnh Quân đoàn gồm có:
•   Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tư lệnh,
•   Thiếu tướng Lê Linh - Chính ủy,
•   Đại tá Hoàng Đan - Phó Tư lệnh,
•   Đại tá Nguyễn Công Trang - Phó Chính ủy.
Tổ chức cơ quan buổi đầu của quân đoàn gồm:
•   Bộ Tham mưu (13 phòng) do thượng tá Bùi Công Ái làm Tham mưu trưởng.
•   Cục Chính trị (9 phòng) do thượng tá Lê Khả Phiêu làm Chủ nhiệm.
•   Cục Hậu cần (10 phòng) do thượng tá Nguyễn Ngọc Thực làm Chủ nhiệm.
Đảng ủy quân đoàn gồm có: Lê Linh-bí thư; Hoàng Văn Thái-phó bí thư; Nguyễn Công Trang Phó bí thư; ủy viên Đảng ủy gồm có bốn người: Hoàng Đan, Bùi Công Ái, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Ngọc Thực.
Lực lượng Quân đoàn 2 những ngày đầu mới thành lập gồm ba Sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc khác.
Mùa xuân năm 1975, Quân đoàn tham gia chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng; tham gia chiến dịch Tây Nguyên. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh Quân đoàn đã đánh chiếm Dinh Độc Lập cắm cờ trên dinh và bắt sống nội các Việt Nam Cộng hòa [2].Đại úy Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ chiến thắng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 04 năm 1975 trên nóc Dinh độc lập,kết thúc chiến dịch HCM lịch sử, sau đ/c là Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn xe tăng 203 Anh hùng.
Chỉ huy, lãnh đạo qua các thời kỳ
Tư lệnh
•   Thiếu tướng Hoàng Văn Thái (trung tướng) (1974-1975): sau này được thăng Trung tướng (1982), ông làm quyền Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (1986-1989).
•   Thiếu tướng Nguyễn Hữu An (1975-1979): được thăng Thượng tướng (1986), phó giáo sư,Viện trưởng Học viện Quân sự Cấp cao
•   Thiếu tướng Nguyễn Chơn (1979-1982):
•   Thiếu tướng Bùi Công Ái (1983-1988):
•   Thiếu tướng Nguyễn Phúc Thanh (1988-1992): được thăng Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó chủ tịch Quốc hội.
•   Thiếu tướng Nguyễn Văn Rinh (1992-1994): được thăng Thượng tướng, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
•   Thiếu tướng Phạm Xuân Thệ (1995-2000): Được thăng Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1 (2000-2007). Nghỉ hưu từ 1/1/2008.
•   Thiếu tướng Phạm Ngọc Khóa (2000-2004): Nay là Trung tướng, Cục trưởng Cục Tác chiến- Bộ Tổng Tham mưu.
•   Thiếu tướng Thiều Chí Đinh (2004-2007): Nay là phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam.
•   Thiếu tướng Nguyễn Đức Thận (2007-):

Logged
giabao71vn
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #233 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 09:43:56 pm »

Đầu năm 1974 ăn Tết xong Đơn vị Công Binh cầu phà 249 bọn tôi đi tăng gia tại Thung lũng Ba lòng .Bọn tôi phải đi qua Cao Điểm 365 (Trên Điểm cao này có Trận địa pháo 105) .Thời gian bọn tôi ở Ba lòng tăng gia có Trung Đoàn 56 của Trung tá Phạm Văn Đính (Trung Đoàn phó) đầu hàng Quân GP tại căn cú Tân Lâm (241)khi ta giải phóng Quảng Trị năm 1972.Tất cả lính VNCH quê ở phía Trong chưa giải phóng đều được đưa vào Ba lòng tăng gia.Bến Phà qua sông Ba lòng là do đơn vị tôi đảm trách .Nhưng có 1 điều đặc biệt mà chúng tôi không ai lý giải được là :Ngược Bến phà lên khoảng 800m có 1 chiếc xe tăng của ta nằm ở đấy không biết từ khi nào và tại sao nó lại nằm ở đấy ,mà xe vẫn nguyên vẹn .Khu vực này về sau là nơi thành lập Quân Đoàn 2 .
     Các bác cho tôi hỏi :Trung Đoàn 56 ấy về sau ra sao? Và chiếc xe tăng ấy có bác nào biết không?
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #234 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 09:30:01 am »

Đầu năm 1974 ăn Tết xong Đơn vị Công Binh cầu phà 249 bọn tôi đi tăng gia tại Thung lũng Ba lòng .Bọn tôi phải đi qua Cao Điểm 365 (Trên Điểm cao này có Trận địa pháo 105) .Thời gian bọn tôi ở Ba lòng tăng gia có Trung Đoàn 56 của Trung tá Phạm Văn Đính (Trung Đoàn phó) đầu hàng Quân GP tại căn cú Tân Lâm (241)khi ta giải phóng Quảng Trị năm 1972.Tất cả lính VNCH quê ở phía Trong chưa giải phóng đều được đưa vào Ba lòng tăng gia.Bến Phà qua sông Ba lòng là do đơn vị tôi đảm trách .Nhưng có 1 điều đặc biệt mà chúng tôi không ai lý giải được là :Ngược Bến phà lên khoảng 800m có 1 chiếc xe tăng của ta nằm ở đấy không biết từ khi nào và tại sao nó lại nằm ở đấy ,mà xe vẫn nguyên vẹn .Khu vực này về sau là nơi thành lập Quân Đoàn 2 .
     Các bác cho tôi hỏi :Trung Đoàn 56 ấy về sau ra sao? Và chiếc xe tăng ấy có bác nào biết không?


Số phận của trung đoàn 56 và trung tá Phạm Văn Đính thì cũng nhiều báo chí đã đề cập đến. Anh em binh sĩ thì coi như hàng binh, cho đi tăng gia sản xuất như bác đã biết. Còn trung tá Đính được giữ nguyên cấp bậc trung tá QDNDVN. Sau giải phóng ông ta về Huế sống cùng gia đình.
Về chiếc xe tăng ở sông Ba Lòng nhờ bác mô tả kỹ hơn (loại xe, hình dáng, vị trí nằm...). Nếu là tăng bơi nước và nằm dưới lòng sông thì đó có thể là 1 chiếc tăng của c3/d66/e202. Trong trận đánh TX Quảng Trị đợt 2 CZ Quảng Trị 1972 (từ 28.4 đến 02.5) đại đội này bơi dọc theo sông Ba Lòng về TX để tham gia tiến công. Trên đường cơ động, có một chiếc bị chìm vì kẹt vào đá và nước vào động cơ. Trong điều kiện bị máy bay đánh phá và không có thiết bị sửa chữa nên đã bị bỏ lại. Đó có thể chính là chiếc xe mà bác nói đến.
Logged
giabao71vn
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #235 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 08:48:59 pm »

Mình là lính Công binh nhưng nhìn chiếc xe tăng của ta còn nguyên vẹn như vậy mà xót xa và không ai dám nghịch hay phá .Mình còn nhớ bên cạnh chiếc xe tăng ấy có 1 tấm biển đề :"Mả thằng đánh cá " và được nghe dân họ kể lại là có cậu lính ném bộc phá đánh cá ,Bị chết banh xác vì nổ trên tay .Và đơn vị đã đọc kỷ luật tại chỗ và cho cắm biển để răn đe toàn đơn vị ...39 năm rồi nên chỉ nhớ vậy thôi .
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #236 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 08:26:58 pm »

Bác nào có cái ảnh Chủ tịch Phi-đen đạp chân lên cái nòng pháo vua chiến trường bị đánh sập hồi đi thăm Quảng Trị tháng 9/1973 không ạ ?!
Logged
longdd
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #237 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2013, 04:05:21 pm »

Theo Toàn thư Ngoại giao Mỹ (Foreign Relations of The United States), Tập 10, tr. 899, Hồi ký Kissinger và Hồi ký Dobrynin thì ngày 18/04/1975, Kissinger theo lệnh của Ford đề nghị Dobrynin nói với Brezhnev là người Mỹ muốn tổ chức di tản bằng trực thăng và yêu cầu Breznhev thương lượng với Hà Nội cho phép cuộc di tản có các điều kiện thuận lợi. Ngày 24/04/1975 Dobrynin gọi điện cho Kissinger, thông báo miệng rằng Hà Nội nói "sẽ không can thiệp vào cuộc di tản, cũng như không có ý định làm phương hại đến uy tín của Hoa Kỳ". Kissinger nhờ Dobrynin nhắn lại là "vậy thì Mỹ cũng sẽ không làm bất cứ việc gì có thể làm xấu thêm tình hình"

Theo những tài liệu mà tôi được đọc, lâu quá củng không nhớ rỏ tên, thì giống như bác Altus đã viết.

Theo tôi hiểu, thì Mỹ thông qua Liên Xô, để đi đến một thỏa thuận ngầm với ta là ta sẽ không bắnvào đoàn máy bay di tản, nếu những máy bay nay không bắn vào ta trước.
 Mỹ cũng có một thõa tuận tương tự với các tướng lỉnh, đặc biệt là lực lượng phòng không và không quân của QLVNCH, tránh trường hợp các thành phần bất mản trong quân đội SG sẽ bắn hạ các máy bay di tán. Để đổi lại thì gia đình nhửng người này sẽ được cho ưu tiên di tản và vào Mỹ dể dàng.

Theo tôi nghĩ chắc là từ việc không bắn vào đoàn máy bay di tan, vì tam sao thất bổn nên thành ta dưng quân 1 ngày cho người Mỹ rút đi
Logged
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #238 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 11:40:32 am »

Các bác ơi cho em hỏi: Trong kháng chiến chống Mĩ, ở miền Nam, những khu vực nào thì bộ đội ta đội mũ tai bèo và những khu vực nào thì bộ đội lại đội mũ cối?
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #239 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 07:26:44 pm »

Các bác ơi cho em hỏi: Trong kháng chiến chống Mĩ, ở miền Nam, những khu vực nào thì bộ đội ta đội mũ tai bèo và những khu vực nào thì bộ đội lại đội mũ cối?
- Chào anhquaynop@. - theo mình biết thì hồi ấy bộ đội ta ở miền nam đa số dùng mũ tai bèo. Những đơn vị mới từ bắc vào thì có cả mũ cối và mũ tai bèo. Nhưng một thời gian sau thì mũ cối "đi đâu" hết. chỉ thấy phần nhiều còn lại là mũ tai bèo, thậm chí có người không còn cả mũ tai bèo nữa, nắng quá thì quấn cái khăn trên đầu... hì hì!!! - Chiến tranh mà. Không ai qui định khu vực nào cối, khu vực nào tai bèo cả.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM