Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:32:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2  (Đọc 288359 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #120 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2012, 10:48:44 pm »

 Không thể được, vị trí góc hầm (em nhớ không nhầm là 1458m) nằm cách đỉnh Núi Chúa, tức đỉnh 1487m chỉ vài chục mét thôi bác
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
codon65
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #121 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 05:00:17 pm »

Có bác nào biết chi tiết về trận đánh núi Bà Đen kể cho em nghe với.Ông cụ nhà em chỉ huy trận này nhưng cụ mất rùi, giờ em muốn tìm hiểu mà không được.
Em tìm được tư liệu này nè bác:
Logged
Ma_Giang
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #122 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 09:03:11 am »

Trước ngày 30/4/1975, quân ta có dừng lại ở cửa ngõ Sài Gòn để chờ quân Mỹ di tản hết. Các bác cho em hỏi là thỏa thuận này được tiến hành lúc nào, qua phương tiện nào ạ?
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #123 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 09:30:30 am »

Trước ngày 30/4/1975, quân ta có dừng lại ở cửa ngõ Sài Gòn để chờ quân Mỹ di tản hết. Các bác cho em hỏi là thỏa thuận này được tiến hành lúc nào, qua phương tiện nào ạ?

Sao càng ngày, càng nẩy nòi ra nhiều thần thoại thế  Angry
Cứ đà này, đọ dăm năm nữa, sẽ mọc ra một ông tóc nhuộm xanh, nói rằng: 'có tài liệu nói ông Ma_Giang đã hô quân ta dừng lại để chờ Mỹ di tản hồi năm 75'  Angry Angry Angry
Logged
Ma_Giang
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #124 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 09:54:33 am »

Vâng, vụ "dừng quân" em chỉ nhớ mang máng là đọc được tài liệu từ bên ta, em đang tìm lại xem có đúng không.

Còn cái ảnh này, tả cảnh xử tử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn (Tỉnh trưởng Chương Thiện - người chống cự quân giải phóng đến cùng), tháng 8/1975.

http://pics.sneezyfrog.com/85GAZF.png

Mấy bác già chỗ em nói là trích từ một bộ phim. Em tra mãi không ra. Có bác nào biết là phim gì không ạ?
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #125 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 01:23:04 pm »

Vâng, vụ "dừng quân" em chỉ nhớ mang máng là đọc được tài liệu từ bên ta, em đang tìm lại xem có đúng không.

Còn cái ảnh này, tả cảnh xử tử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn (Tỉnh trưởng Chương Thiện - người chống cự quân giải phóng đến cùng), tháng 8/1975.

http://pics.sneezyfrog.com/85GAZF.png

Mấy bác già chỗ em nói là trích từ một bộ phim. Em tra mãi không ra. Có bác nào biết là phim gì không ạ?
Hôm qua (hay kia nhỉ) mới xem phim này trên Saigon Channel xong, có cảnh đại sứ Mỹ chờ Đài phát thanh Giải Phóng phát bản nhạc rồi mới ra lệnh di tản bằng trực thăng vì TSN bị bom, pháo, C130 không còn có thể bay được, bên ta cũng có cảnh cán bộ báo cáo lãnh đạo nói người Mỹ đã di tản, nhưng vẫn còn đại sứ chưa đi, nhưng cũng không nhớ tên phim vì mở lên đã chiếu đựoc 1 đoạn.

Trong loại bài báo về H.3 mang tên "Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH" cũng có đoạn:
Trích dẫn
Ngày 4/4/1975, trong bản lượng giá về tình hình Việt Nam mà Tổng tham mưu trưởng Mỹ Fred C. Weyand gửi cho Tổng thống G. Ford, chính nhân vật này đã đề cập tới khả năng tham gia trở lại của quân đội Mỹ:

Chính phủ Nam Việt Nam đang bên bờ vực thẳm của một sự thất bại quân sự hoàn toàn. Tuy nhiên, miền Nam Việt Nam đang dự tính sẽ tiếp tục phòng ngự với nguồn lực sẵn có của mình, và nếu như được nghỉ ngơi, có thể sẽ tái thiết lại khả năng chiến đấu tùy thuộc vào sự yểm trợ về trang thiết bị mà phía Hoa Kỳ cho phép.

Tôi tin là chúng ta phải có nghĩa vụ yểm trợ giúp họ.[...] Việc sử dụng không lực Hoa Kỳ nhằm tăng cường khả năng chống lại sự xâm chiếm của Bắc Việt sẽ hỗ trợ cho chính phủ Nam Việt Nam trên cả hai bình diện: phương tiện và tâm lý, đồng thời sẽ đem lại một thế trì hoãn cần thiết trên chiến trường
”.

Bình tĩnh mà ngẫm kỹ mới thấy, những đề nghị trợ giúp đó không phải để “cứu nguy” cho chính quyền Nam Việt Nam, mà chính xác hơn là “cứu nguy” cho danh dự của chính nước Mỹ. Từng thản nhiên “bỏ rơi” anh bạn nhỏ phương Nam trong Hiệp định Paris, khi vào giờ phút “lâm chung” của chế độ đó, tướng Weyand vẫn nói: “Chữ tín của Hoa Kỳ trên phương diện đồng minh đang trong thế đổ bể tại Việt Nam. Để duy trì sự tin tưởng đó, chúng ta phải nỗ lực tối đa trong việc hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam ngay bây giờ”.

Một ngày sau, 5/4/1975, trong bản báo cáo về tình hình Việt Nam gửi cho tướng Brent Scowcroft - Phó trợ lý Tổng thống về các vấn đề an ninh Quốc gia, đại tá Clinton Granger - sĩ quan quân sự cao cấp của Nhà Trắng - vẫn còn nhắc đi nhắc lại:

Chữ tín của chúng ta với tư cách một đồng minh sẽ được đánh giá bằng những nỗ lực của chúng ta trong vài tuần tới, và hy vọng là vài tháng tới. Tuy khả năng thành công có vẻ thấp, nhưng Hoa Kỳ cần thiết phải thể hiện một hình ảnh rõ ràng về thái độ trợ giúp cho miền Nam Việt Nam. Điều này sẽ khiến cho chính phủ Việt Nam có chút cơ may sống sót và quan trọng hơn, sẽ bảo vệ được chữ tín của Hoa Kỳ trên thế giới”.

Như vậy, rõ ràng là mối quan tâm lớn nhất của Mỹ lúc này không phải là “tình trạng bên bờ vực thẳm” của Sài Gòn như cách họ vẫn gọi, mà chính là danh dự của nước Mỹ, sức mạnh của nước Mỹ trong con mắt các quốc gia khác.

Tuy nhiên, giải pháp cuối cùng mà Mỹ đã lựa chọn cho cuộc chiến này là: Mỹ coi chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc. Mỹ sẽ không chi viện cho Việt Nam Cộng Hoà bằng lực lượng chiến đấu của Mỹ”. Đó chính là nội dung bức điện mà Mỹ đã trả lời Bộ Tổng tham mưu chế độ cũ khi Sài Gòn gửi thư sang cầu viện, ngay sau trận tiến công và giải phóng Phước Long của đội quân cộng sản.

Song, các tướng Mỹ vẫn luôn có cách làm cho những người Việt Nam ở cả hai phía tin rằng Mỹ sẽ trở lại. Đơn giản, để người Việt tự hồ nghi lẫn nhau, để họ sẽ dè dặt "giữ miếng" của nhau mà cuối cùng người hưởng lợi sẽ lại là nước Mỹ.

Nhưng ý đồ và nội dung bức điện mật mà Mỹ gửi cho Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn đó đã nhanh chóng được H3, cùng rất nhiều điệp viên khác của Bắc Việt, chuyển về các nhà lãnh đạo miền Bắc để họ ra quyết định cuối cùng.

Nhờ đó, những bước chân thần tốc của quân giải phóng tiến vào Sài Gòn càng trở nên táo bạo. Thậm chí, họ còn giữ cho người Mỹ những danh dự cuối cùng. Trước khi vào thành phố, quân giải phóng còn dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết. Bởi họ “đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người” (Trần Văn Trà).
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #126 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 01:44:13 pm »

...........Thậm chí, họ còn giữ cho người Mỹ những danh dự cuối cùng. Trước khi vào thành phố, quân giải phóng còn dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết. Bởi họ “đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người” (Trần Văn Trà)......

Những thứ này, được gọi là ngộ độc tư liệu. Với cái kiểu cắt dán, và trích đoạn như vậy, đã làm rất nhiều người lầm tưởng.
Bản thân chiến dịch HCM 1975, đã có quá đủ thứ để tự hào, không cần mọc thêm ra cái "chân của của con rắn" rằng 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' để có thêm 1 niềm tự hào hư danh nữa.
Hãy nhìn vào mệnh lệnh cho mọi cánh quân: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa.." để hiểu rõ hơn cái việc 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' nó hài thế nào.
Ngay tại thời điểm khoảng 10h ngày 30/04, khi TT Dương Văn Minh tuyên bố ngừng bắn trên đài phát thanh, Bộ chỉ huy của ta đã phải điện cho các đơn vị: không dừng lại vì bất cứ lý do gì, thần tốc hơn nữa.
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #127 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 02:04:35 pm »

...........Thậm chí, họ còn giữ cho người Mỹ những danh dự cuối cùng. Trước khi vào thành phố, quân giải phóng còn dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết. Bởi họ “đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người” (Trần Văn Trà)......

Những thứ này, được gọi là ngộ độc tư liệu. Với cái kiểu cắt dán, và trích đoạn như vậy, đã làm rất nhiều người lầm tưởng.
Bản thân chiến dịch HCM 1975, đã có quá đủ thứ để tự hào, không cần mọc thêm ra cái "chân của của con rắn" rằng 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' để có thêm 1 niềm tự hào hư danh nữa.
Hãy nhìn vào mệnh lệnh cho mọi cánh quân: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa.." để hiểu rõ hơn cái việc 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' nó hài thế nào.
Ngay tại thời điểm khoảng 10h ngày 30/04, khi TT Dương Văn Minh tuyên bố ngừng bắn trên đài phát thanh, Bộ chỉ huy của ta đã phải điện cho các đơn vị: không dừng lại vì bất cứ lý do gì, thần tốc hơn nữa.

Trong phim nhà em nói pót trước cũng có đoạn này.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #128 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2012, 05:12:11 pm »

...........Thậm chí, họ còn giữ cho người Mỹ những danh dự cuối cùng. Trước khi vào thành phố, quân giải phóng còn dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết. Bởi họ “đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người” (Trần Văn Trà)......

Những thứ này, được gọi là ngộ độc tư liệu. Với cái kiểu cắt dán, và trích đoạn như vậy, đã làm rất nhiều người lầm tưởng.
Bản thân chiến dịch HCM 1975, đã có quá đủ thứ để tự hào, không cần mọc thêm ra cái "chân của của con rắn" rằng 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' để có thêm 1 niềm tự hào hư danh nữa.
Hãy nhìn vào mệnh lệnh cho mọi cánh quân: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa.." để hiểu rõ hơn cái việc 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' nó hài thế nào.
Ngay tại thời điểm khoảng 10h ngày 30/04, khi TT Dương Văn Minh tuyên bố ngừng bắn trên đài phát thanh, Bộ chỉ huy của ta đã phải điện cho các đơn vị: không dừng lại vì bất cứ lý do gì, thần tốc hơn nữa.

Tui nhất trí với ý kiến bác Baoleo@: Không có chuyện: 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' Huh?!!! Đơn vị tui QD3 xuất phát từ tây ninh chiều ngày 28/4/1975. F320 đánh Đồng dù ngày 29/4/1975. F10 chúng tôi thọc sâu chiếm sân bay Tân sơn nhất, Bộ tư lệnh Dù... Trước lúc Xuất quân còn được quán triệt: Dọc đường không nổ súng ( Chỉ khi nào địch nổ súng ngăn chặn thì mới đánh... rồi đi tiếp vào mục tiêu được giao càng nhanh càng tốt) chiều tối ngày 29/4/1975 F10 chúng tôi đã vào tới Ngã tư Bảy hiền. Sáng 30/4 đánh chiếm sân bay...; Những ngày Sôi động đó chúng tôi chưa hề nghe thấy một ai nói: "Dừng quân"??! Sao bây giờ lại nảy lòi ra cái "quan điểm" lạ vậy!
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #129 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 06:59:37 am »

Theo Toàn thư Ngoại giao Mỹ (Foreign Relations of The United States), Tập 10, tr. 899, Hồi ký Kissinger và Hồi ký Dobrynin thì ngày 18/04/1975, Kissinger theo lệnh của Ford đề nghị Dobrynin nói với Brezhnev là người Mỹ muốn tổ chức di tản bằng trực thăng và yêu cầu Breznhev thương lượng với Hà Nội cho phép cuộc di tản có các điều kiện thuận lợi. Ngày 24/04/1975 Dobrynin gọi điện cho Kissinger, thông báo miệng rằng Hà Nội nói "sẽ không can thiệp vào cuộc di tản, cũng như không có ý định làm phương hại đến uy tín của Hoa Kỳ". Kissinger nhờ Dobrynin nhắn lại là "vậy thì Mỹ cũng sẽ không làm bất cứ việc gì có thể làm xấu thêm tình hình"

Như vậy, có hai khả năng, một là đ/c Dobrynin nói phét vô trách nhiệm. Hai là Hà Nội có thông báo cho Mỹ qua Liên Xô là sẽ không cản trở vụ di tản của Mỹ. Tôi tin vào khả năng thứ hai này hơn. ;-)

Tuy nhiên, chưa thấy chỗ nào ghi cụ thể về chuyện dừng lại 01 ngày hay mấy ngày.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM