Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:20:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2  (Đọc 288341 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #30 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 02:38:17 pm »

Áo trấn thủ làm từ cờ 3 que (!)
Quần đùi làm từ cờ VNCH. Các bác bảo còn dùng làm gì sau 75 cái cờ ấy?
(Tay cầm cán gáo tưới rau không phải của người trong ảnh)

Đại đội tôi thằng nào chẳng có vài ba cái như thế này (quần chứ không phải cán gáo).
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 10:08:03 pm »

@altus: chịu bác tinh mắt ! Ảnh này do đại tá Đinh Quốc Kỳ kể. Nghe qua tôi biết nó có nhiều ý nghĩa nên kỳ kèo đòi đưa lên giới thiệu. Đại tá Đinh Quốc Kỳ cũng không phải là người chụp. Tiếc là do thời cơ có thể chụp ngắn và không khí nghiêm trang lúc đó nên không thể vén bông hoa để cho rõ mặt tướng Nguyễn Hữu An.  Ảnh chụp năm 1997.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2010, 10:13:21 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #32 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2010, 11:34:34 pm »

Chào các bác ,em đọc nhiều chuyện thời đánh mỹ thấy hay nhắc đến danh hiệu dũng sỹ,lại có các cấp nữa ví dụ như dũng sỹ diệt mỹ cấp 1 ,cấp 2,cấp ưu tú nữa nhưng em không rõ tiêu chuẩn ra sao có bác nào rành chỉ em với ?với lại có khi danh hiệu này chỉ áp dụng đánh mỹ thì phải chứ không thấy nói đến dũng sỹ diệt ngụy bao giờ?
Logged
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2010, 06:50:57 am »

Tiêu chuẩn phong tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ các cấp, thấy trong sách "Lịch sử kháng chiến quân dân Tiền Giang" có nêu: diệt 25 tên: cấp ưu tú; diệt 9 tên: cấp 1; diệt 5 tên: cấp 2; diệt 3 tên: cấp 3. Nhưng thấy trong một số tài liệu khác, có những trường hợp thấy chiến sĩ diệt 15, 16 tên hoặc hai chục tên cũng đạt cấp ưu tú, nên em nghĩ sách "Lịch sử kháng chiến của quân dân Tiền Giang" in lầm, có lẽ là diệt 15 tên thì đạt cấp ưu tú.
Có cả dũng sĩ diệt ngụy chứ bác, tại bác chưa nghe thấy đó thôi.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2010, 07:06:25 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #34 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2010, 09:40:58 am »

Tiêu chuẩn phong tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ các cấp, thấy trong sách "Lịch sử kháng chiến quân dân Tiền Giang" có nêu: diệt 25 tên: cấp ưu tú; diệt 9 tên: cấp 1; diệt 5 tên: cấp 2; diệt 3 tên: cấp 3. Nhưng thấy trong một số tài liệu khác, có những trường hợp thấy chiến sĩ diệt 15, 16 tên hoặc hai chục tên cũng đạt cấp ưu tú, nên em nghĩ sách "Lịch sử kháng chiến của quân dân Tiền Giang" in lầm, có lẽ là diệt 15 tên thì đạt cấp ưu tú.
Có cả dũng sĩ diệt ngụy chứ bác, tại bác chưa nghe thấy đó thôi.
:Cám ơn bác đã sưu tầm ,có lẽ cũng có danh hiệu dũng sỹ diệt nguỵ thật ,nhưng chắc chỉ gọi chung là dũng sỹ thôi ,còn diệt mỹ gọi là dũng sỹ diệt mỹ nghe nó oai hơn.
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #35 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2010, 09:56:59 am »

Tôi bổ sung thêm là tiêu chuẩn thì như vậy nhưng còn tùy vào thái độ ứng xử của người lập được thành tích nữa, có ông diệt được mấy chục tên nhưng đòi đổi bằng khen, huy chương lấy lương khô thì không những không được khen mà còn bị kiểm điểm đấy Grin
Logged
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #36 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 10:22:57 am »

Xin góp một ý kiến nhỏ.

Bạn ấy hình như nhầm sang chuyện Anh hùng Núp bắn Pháp chảy máu ở Tây nguyên thôi.

Nhưng em thấy chủ đề này cũng có cái hay thiết nghĩ chúng ta cũng nên mổ xẻ vài trận đánh thắng, thua của nhà mình theo kiểu " Lược Trận " để các bạn bè có thêm những góc nhìn khác về công cuộc đấu tranh giữ nước của Cha, Anh chúng ta.

Em xin đưa 1 tiên đề: - Trong công cuộc KCCM để vào đến Chiến trường B thì 1 Chiến sỹ Giải phóng quân Bắc Việt phải đi bộ bao nhiêu Ki lô mét ? 500km ? 700km ? hay 1000km ?  

Xin mời bác Phong Quảng, bác Tích Tường Như Lệ mở hàng nhé.  
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #37 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 10:26:09 am »

Sao ít vậy bác? Hình như việc hành quân từ Bắc vào chủ yếu là đi bộ, tất nhiên còn tùy thuộc vào thời điểm. Có lúc không biết đến di chuyển bằng cơ giới nữa. Vậy con số 1000 cây số chắc phải qua ấy chứ.
Logged
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #38 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 11:12:37 am »

Em xin phép mở đầu bằng việc Đi bộ dọc Việt Nam của các Lãnh đạo Đảng, Nhà Nước & Quân đội Nhân dân Việt Nam với tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh

...Trong số những đoàn vào sau hai đoàn đầu tiên mở đường kể trên, có thể kể đến những đoàn quan trọng như đoàn của các ông: Lê Duẩn, Lê Hiến Mai, Hồ Sĩ Ngợi, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hoàng Anh, Trần Quý Hai, Lưu Quý Kỳ. Một trong những đoàn rất quan trọng đã vào Nam vào năm 1948 là phái đoàn của Chính phủ do các ông Lê Đức Thọ (đại diện cho Trung ương Đảng) và ông Phạm Ngọc Thạch (đại diện cho Chính phủ) đi từ giữa tháng 9 năm 1948 đến đầu tháng 9 năm 1949 thì tới Đồng Tháp Mười.

- Một trong những người đi trong đoàn này, ông Lê Toàn Thư, thư ký riêng của ông Lê Đức Thọ đã kể lại :

"Năm đó, đầu tháng 9, chỉ cách ngày phái đoàn lên đường độ 10 ngày, tôi được điều động sang Trung ương Đảng làm thư ký riêng cho đồng chí Lê Đức Thọ, lúc đó là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng (sau này gọi là Bộ Chính trị), phụ trách công tác tổ chức và dân vận của Trung ương. Đồng chí Lê Đức Thọ cho tôi biết: "Trung ương cử một phái đoàn vào công tác lại Nam Bộ. Cậu sẽ đi với tôi, làm thư ký riêng cho tôi. Mọi việc chuẩn bị tôi đã giao cho Văn phòng Trung ương Đảng lo liệu xong xuôi."

"Đồng chí Lê Đức Thọ giao cho tôi ba gói đã bao bọc, niêm phong kỹ lưỡng và cho biết: một là tài liệu chỉ thị, nghị quyết, văn kiện của Trung ương, khi tới Nam Bộ mới lấy ra làm việc. Hai là một số bạc Đông Dương. Khi có lệnh mới được chi dùng. Ba là một số vàng gửi cho Xứ ủy Nam Bộ. Đây là những vật bất ly thân, phải bảo vệ chúng như bảo vệ tính mạng của mình”

Đoàn gồm có ba đồng chí lãnh đạo về ba phương diện: đồng chí Lê Đức Thọ trưởng phái đoàn về mặt Đảng, đồng chí Phạm Ngọc Thạch trưởng phái đoàn về mặt Chính phủ. Đồng chí Dương Quốc Chinh, tức thiếu tướng Lê Hiền Mai đại diện của Bộ Tổng chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam...

Cán bộ cùng đi giúp việc phái đoàn tổng cộng dưới 30 người gồm thư ký, y sĩ, bảo vệ, cần vụ. Nhiều nhất là cán bộ quân sự...

"Từ huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trở vào, đoàn phải leo núi, băng rừng, lội suối, phần nhiều là đi qua những vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống... Tới Bắc Khánh Hòa, đoàn phải chia làm hai, một bộ phận gồm ba đồng chí, trong đó có tôi đi đường biển, xuất phát từ hòn Hỡi Bắc Khánh Hòa qua nhiều chặng suốt dọc ven biển miền Trung, vào tận Xuyên Mộc (Bà Rịa), lại đi bộ, đi xuồng trên các kinh rạch tới Đồng Tháp Mười. Bộ phận còn lại tiếp tục đi đường rừng. Hai bộ phận đã gặp lại nhau đông đủ không thiếu một ai tại căn cứ của Xứ ủy Nam Bộ Đồng Tháp Mười trên Kinh Ba..."

Trong số các đoàn từ Nam ra Trung ương công tác, học tập, có các đoàn của các ông Phạm Văn Đồng, Lê Đình Thám, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Chánh, Huỳnh Ngọc Huệ, Trần Văn Trà, Đàm Quang Trung, đoàn của Xứ ủy Nam Bộ ra họp Đại hội Đảng lần thứ II, đoàn Lào của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, đoàn Campuchia của Sơn Ngọc Minh. 

Một trong số thành viên của đoàn đại biểu ra họp Đại hội Đảng lần thứ II, ông Võ Văn Kiệt lúc đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, đã kể lại: 

“Ra Bắc dự Đại hội Đảng lần thứ II xong, khi trở về Nam, tôi cùng đoàn cuốc bộ mất một năm (ăn Tết năm 1951 ở Việt Bắc, ăn Tết năm 1952 ở Đồng Tháp Mười). Hồi đó tôi chưa hiểu lắm về địa lý Việt Nam, nhưng từ chiến khu Việt Bắc (Sơn Dương, Tuyên Quang) về đến khu căn cứ Bạc Liêu (Cà Mau), tôi đã thuộc khá nhiều địa danh trên đường mòn và các tỉnh duyên hải Khu IV khu V, miền Trung và cả Cực Nam Trung Bộ.

Qua từng chặng phải dừng một thời gian để chuẩn bị lương khô cho chặng tiếp theo, ngoài ra phải dừng lại do địch hành quân phục kích... Bấy giờ bom pháo không dữ dội như hồi chống Mỹ, nhưng anh chị em phải chiến đấu một cách lặng lẽ trong thiếu ăn, thiếu thuốc, nhất là thuốc sốt rét, lại thường xuyên phải chống địch đốt phá, bảo vệ mạch máu giao thông và bảo vệ an toàn cho các đoàn cán bộ đi qua.

Bấy giờ lương thực có được chủ yếu dành cho khách, còn anh chị em thì sống vô cùng gian khổ. Tôi nghĩ mình đi như thế này đã là gian khổ lắm. nhưng so với các chiến sĩ giao liên chỉ có một lon bắp rang, phải chia bữa ra, ăn với rau rừng nấu cùng nước lã..."

- Nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=11941.5;wap2

Các cụ chắc phải đi bộ cỡ 2500km các Bác ạ.
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
cháu cụ Hùng
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #39 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 08:54:35 pm »

Hồi trưa em có xem thời sự V T V 1 có nói người dân ở tỉnh Quảng Trị lúc làm vườn mới đào được một nấm mồ tập thể được bọc trong vải dù, gồm rất nhiều xương ống tay chân và đồ vật thời kháng chiến. Các cựu chiến binh trong khu vực có nói rất có thể đó là nấm mộ bị mất tích mà địch chôn 158 đặc công của ta trong trận đánh cứ điểm Chư Mâu (Chu Mâu ?) vào năm 1968 . Đến tối xem thời sự thì hình như không thấy đưa tin lại, nên em chỉ nhớ được có vậy. Có bác nào biết gì về trận này không vậy?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM