Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:59:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2  (Đọc 288490 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 08:52:27 pm »

BẢY NHU: ÁC QUỶ CHIẾN TRANH HIỆN ĐANG CÒN ĂN CHAY NIỆM PHẬT TẠI PHÚ QUỐC

Phóng sự dài kỳ của Phạm Thị Thao Giang

Tôi đã kỳ công ra với đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), tìm gặp bằng mọi giá, đối thoại và lén chụp ảnh viên cai ngục khét tiếng đã được sử sách, báo chí, thông tin bảo tàng và các nguồn tư liệu - nhân chứng sống hãi hùng nhắc đến quá nhiều ấy. Ông ta năm nay 83 tuổi, tên là Trần Nhu (thường gọi Bảy Nhu), sống ẩn dật trên một quả đồi hoang vắng, xanh mải miết toàn cây bạch đàn, hằng ngày ăn chay niệm Phật và nen nét với nỗi ám ảnh tội lỗi. Ông ta biết rõ mình là quỷ đội lốt người, đã hành hạ, tàn sát bao nhiêu người trẻ ưu tú của non sông Việt, nên ngay cả lúc gần đất xa trời này, Bảy Nhu vẫn cứ đeo đẳng nỗi hốt hoảng vì sợ bị “ai đó” trả thù. Ông Nhu tuyệt đối cấm chụp ảnh mình, cực kỳ hạn chế tiếp xúc với... đồng loại. Quả là, không ai ngờ viên cai ngục kỳ lạ, dị mọ, quái đản cổ đeo cả một ống bơ toàn răng tù nhân đó vẫn còn đang... sống.

http://my.opera.com/dodoanhoang/blog/
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 10:47:42 pm »

Đoàn 232 tương đương quân đoàn, thành lập tháng 2/75 gồm f3 Phước Long, f5, f9 và 1 cơ số đơn vị khác.

Bác chiangshan cho em xin ít nhiều thông tin về f3 Phước long với , cái f3 này giờ em mới được biết. Thật là quá kém về lĩnh vực thông tin. Xin cảm ơn bác.
Logged
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 07:20:27 am »

Sư đoàn 3 Phước Long (sau đổi phiên hiệu là 303) thành lập ngày 19-8-1974, tại Bàu Cỏ, Đồng Ban, Tây Ninh. Các đơn vị: ba trung đoàn bộ binh 201, 205, 271 và một trung đoàn pháo hỗn hơp 262; bốn tiểu đoàn trực thuộc: 26 (thông tin), 27 (công binh), 8 (vận tải bộ và cơ giới), 48 (quân y) và hai đại đội trinh sát, vệ binh, ngoài ra còn có ba cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần thuộc Bộ tư lệnh sư đoàn. Đảng ủy và Bộ tư lệnh sư đoàn gồm có: Đồng chí Đỗ Quang hưng - Tư lệnh, phó bí thư; đồng chí Nguyễn Ngọc Doãn - phó chính ủy, quyền bí thư; đồng chí Nguyễn Tấn Dành - sư đoàn phó, đảng ủy viên; đồng chí Nguyễn Văn Tiến - chủ nhiệm chính trị, thường vụ đảng ủy; đồng chí Nguyễn Văn Nhơn - chủ nhiệm hậu cần, đảng ủy viên.
Hoạt động ra quân của Sư đoàn là tham gia chiến dịch Đường 14 - Phước Long. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 3 trong đội hình Đoàn 232 ở hướng Tây Nam Sài Gòn.
Tháng 10 năm 1976, Sư đoàn chuyển thành Đoàn Liên hiệp kinh tế Phước Long. Năm 1977, Đoàn được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngày 13 tháng 7 năm 1978, Bộ tư lệnh Quân khu Bảy quyết định chuyển Đoàn liên hiệp kinh tế Phước Long thành sư đoàn 303 bộ binh cơ động chiến đấu thuộc Quân khu, với các trung đoàn 33, 55 và 77.
Tháng 12 năm 1979, Sư đoàn 303 ra bắc đứng chân trong đội hình Quân đoàn 68 thuộc Quân khu Ba.
Tháng 8 năm 1987, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, sư đoàn 303 chuyển về đứng trong đội hình của Quân đoàn 1.
Còn về sau, tình hình Sư đoàn thế nào em cũng không rõ nữa...
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2010, 07:25:36 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 12:55:31 pm »

Sư đoàn 3 Phước Long (sau đổi phiên hiệu là 303) thành lập ngày 19-8-1974, tại Bàu Cỏ, Đồng Ban, Tây Ninh. Tháng 12 năm 1979, Sư đoàn 303 ra bắc đứng chân trong đội hình Quân đoàn 68 thuộc Quân khu Ba...
Tháng 8 năm 1987, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, sư đoàn 303 chuyển về đứng trong đội hình của Quân đoàn 1.
Còn về sau, tình hình Sư đoàn thế nào em cũng không rõ nữa...

Xin cảm ơn bác macbupda , thế là em biết thêm một sư 3 nữa ( vì khu 5 cũng có f3SV tham gia giải phóng Bà rịa V.Tàu, đến tháng 8/1976 cũng rút ra phía Bắc).
Sau này f3 P.Long đổi thành f303 chắc cùng đợt với f2 MĐNB đổi thành f302 phải không bác ?
Logged
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 02:28:21 pm »

Sau này f3 P.Long đổi thành f303 chắc cùng đợt với f2 MĐNB đổi thành f302 phải không bác ?
Việc Sư đoàn 2 chuyển thành Sư đoàn 302 diễn ra trước đó hơn nửa năm rồi (tháng 12 năm 1977).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2010, 03:17:28 pm »

@ ÁC QUỶ CHIẾN TRANH HIỆN ĐANG CÒN ĂN CHAY NIỆM PHẬT TẠI PHÚ QUỐC

Tại sao lại để nó sống nhỉ ? Tại sao không bắn ngay từ năm 75 đi cho rồi ? Nhân đạo quá sẽ có lỗi với những người tù Phú Quốc
Logged

fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2010, 03:29:34 pm »

@ ÁC QUỶ CHIẾN TRANH HIỆN ĐANG CÒN ĂN CHAY NIỆM PHẬT TẠI PHÚ QUỐC

Tại sao lại để nó sống nhỉ ? Tại sao không bắn ngay từ năm 75 đi cho rồi ? Nhân đạo quá sẽ có lỗi với những người tù Phú Quốc

Trong bài đó bác thấy nạn nhân của hắn nói gì rồi mà!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2010, 10:20:22 pm »

 Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái về cuốn sách sắp ra mắt của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng  “Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu” có đoạn:

Trích dẫn
ÐQAThái: Thưa Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, theo nhận định của tiến sĩ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có phải là người được xem có trách nhiệm tối hậu với quyết định bỏ rơi cao nguyên và Quân Ðoàn II dẫn tới hậu quả 30 tháng 4 năm 1975 không?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Thưa anh, chúng tôi nghĩ ông Thiệu là Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, chắc chắn trách nhiệm cuối cùng là phải về ông Thiệu. Chúng tôi không biết được hết để phê phán về nghi vấn này, tuy nhiên trong cuốn sách mới chúng tôi đã ghi lại rất kỹ những cuộc họp cuối cùng ở dinh Ðộc Lập và những mệnh lệnh lúc đó.

Về vụ rút cao nguyên, ông Thiệu phàn nàn với chúng tôi rất nhiều lần rằng buổi họp về rút cao nguyên là ở Cam Ranh, vào độ khoảng mùng 4 tháng 3 gì đó, Tổng thống nói rằng ông ấy ra hai lệnh chứ không phải một lệnh.

Lệnh đầu tiên không phải rút khỏi cao nguyên. Theo lời ông Thiệu, “Tôi không ra lệnh rút cao nguyên mà tôi ra lệnh rút khỏi Pleiku, Rút khỏi Pleiku để hy vọng đánh bọc lấy lại Ban Mê Thuột vì đứng về phương diện quân sự Ban Mê Thuột quan trọng hơn Pleiku nhiều”. Ông bảo nếu rút được hai sư đoàn ra khỏi Pleiku mà thấy rằng tình hình khó khăn quá không lấy lại Ban Mê Thuột được thì sẽ dồn hai sư đoàn đó ra yểm trợ cho ông Tướng Trưởng. Ðấy là lệnh thứ nhất, ông Thiệu nói đi nói lại là không ra lệnh rút khỏi cao nguyên.

Tôi thấy chưa ai nói về lệnh ông Tổng Thống Thiệu gọi là lệnh thứ hai. Ông nói đã ra lệnh Tổng Tham Mưu, theo dõi và giám sát. Ðáng nhẽ là ông Viên phải gọi ông Phú về để bàn bạc chương trình rút, thế mà không hiểu vì sao tối hôm ấy Tướng Phú đã rút ngay.

Ông bảo chuyện hai lệnh đó rất rõ ràng. Chúng tôi có hỏi ông rằng tại sao tổng thống không tuyên bố hay cắt nghĩa cho lịch sử hiểu điều đó. Ông bảo, “Tôi nói ra thì người ta bảo mình chạy tội, tôi hy vọng rằng một ngày nào một trong quý vị họp với tôi ngày hôm đó có đủ can đảm đứng lên nói hết sự thật.”

ÐQAThái: Thưa tiến sĩ, những người nào là nhân chứng sống có mặt trong buổi họp tại Cam Ranh mà còn sống?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Có 5 người ở buổi họp ấy, Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang, Ðại Tướng Viên và Thiếu Tướng Phú. Trong đó ba người đã chết rồi, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang là hai nhân chứng trong buổi họp ở Cam Ranh còn sống.
Vậy là sắp có thêm đối trọng với cuốn sách của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II đây!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
TPham
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #18 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 08:47:27 pm »

BẢY NHU: ÁC QUỶ CHIẾN TRANH HIỆN ĐANG CÒN ĂN CHAY NIỆM PHẬT TẠI PHÚ QUỐC
Tôi có thắc mắc về chi tiết có du kích ta trên đảo Phú Quốc,chẳng nhẽ QLVNCH không kiểm soát nổi toàn bộ đảo? Bạn nào biết trả lời giùm
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 09:37:50 pm »

BẢY NHU: ÁC QUỶ CHIẾN TRANH HIỆN ĐANG CÒN ĂN CHAY NIỆM PHẬT TẠI PHÚ QUỐC
Tôi có thắc mắc về chi tiết có du kích ta trên đảo Phú Quốc,chẳng nhẽ QLVNCH không kiểm soát nổi toàn bộ đảo? Bạn nào biết trả lời giùm

Hồi ức của một cựu quân nhân VNCH đặc phái hành chánh tại Phú Quốc sẽ cho bạn ít thông tin dù méo mó về việc QLVNCH không kiểm soát nổi toàn bộ đảo:

Con trâu rừng cuối cùng trên đảo Phú Quốc
Nguyễn Công Khanh

http://www.langchai.com/TB_contraugia_Phuquoc.htm
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM