Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:14:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2  (Đọc 288331 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #90 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 01:15:04 am »

Trận bóng đá lịch sử trên Trường Sơn (Tiếp theo)


Trước lễ mừng Quốc khánh, Sư đoàn đã nhận được tin vui: Công binh của Sư đoàn đã thông xe con đường tránh căn cứ Đắc Pét hoàn thành trước thời gian quy định. Công binh của Sư đoàn lại tiếp tục bắt tay vào việc mở con đường kéo pháo 130 ly lên điểm cao tạo điều kiện đặt pháo bắn thẳng xuống cứ điểm Đắc Pét. Đắc Pét đang nhích dần đến ngày tận số khi con đường kéo pháo của công binh Sư đoàn chúng tôi ngày một bí mật "chạy nhanh” lên đỉnh núi...

Buổi sáng 2/9/1973, dưới hỏa lực bảo vệ của bộ binh và pháo cao xạ Sư đoàn, Lễ míttinh kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 28 đã diễn ra vô cùng trọng thể. Lần đầu tiên, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Đà và huyện Nam Giang cùng đông đảo bà con đồng bào các dân tộc đã tham dự một lễ míttinh lớn dưới bầu trời tự do của khu giải phóng.

Một hoạt động được trông đợi nhất là trận đấu bóng đá khai mạc sân được tổ chức ngay sau lễ míttinh.

Có lẽ đây là một trận đấu bóng đá đặc biệt nhất mà chúng tôi được chứng kiến. Nó đặc biệt không phải vì nó là trận đấu bóng đá đầu tiên được tổ chức công khai trên đất của Khu V sau Hiệp định Pari. Cũng không phải là trận đấu bóng được bảo vệ dưới các nòng pháo cao xạ. Nó đặc biệt bởi đội hình cầu thủ ra sân của hai đội bóng.

Khi loa phóng thanh lần lượt giới thiệu danh sách cầu thủ của hai đội bóng thì tiếng vỗ tay vang dậy không ngớt. Đội liên quân giữa Phòng Tham mưu Tác chiến, Phòng Tham mưu Vận tải, Phòng Kỹ thuật tranh tài với Liên quân Phòng Tham mưu Công binh, Phòng Hậu cần và Phòng Chính trị. Bộ Tư lệnh có 6 đồng chí thì cả 6 đồng chí đều "khoác áo" cầu thủ ra sân. Các thủ trưởng quân sự thì thi đấu cho liên quân Tham mưu Tác chiến, Tham mưu vận tải và Kỹ thuật. Chính ủy và các Phó Chính ủy thi đấu cho liên quân Công binh, Hậu cần, Chính trị.

Tư lệnh Hồ Quang Trung ra sân lúc ấy đã ở tuổi 55. Ông đã chiến đấu trên Trường Sơn 20 năm, từng 3 lần bị thương. Năm 1939, khi ông hơn 20 tuổi đã là tiền đạo của đội bóng Thanh niên Thành Đà Nẵng đoạt giải Vô địch Thanh niên Trung Kỳ. Chính ủy Võ Sở người thấp bé nhưng vô cùng nhanh nhẹn. Những năm cuối 50 đầu 60, ông là cầu thủ bóng đá của đội Tổng cục Chính trị. Phó tư lệnh Nguyễn Lạn (sau này là Tư lệnh Binh đoàn 11) cũng là một chân sút đầy kỹ thuật của Cục Tổ chức đầu những năm 60. Phó tư lệnh Phạm Hoàng to cao, ông chơi bóng vẫn rất phong độ của Quân chủng Phòng không.

Mặc dù đã 45 - 46 tuổi, lăn lộn gian khổ nhiều năm trên Trường Sơn nhưng các ông vẫn hăng hái tham gia trận đấu. Họ đều ý thức được rằng, việc họ có mặt trong trận đấu lịch sử này có tác động động viên tinh thần luyện tập thể thao rất lớn đối với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn. Trong điều kiện mới của đất nước, việc rèn luyện để có sức khỏe tiếp tục sự nghiệp giải phóng đất nước đối với CBCS Sư đoàn vô cùng quan trọng...

Khoác áo cầu thủ trong trận đấu này còn có 4 trung tá lãnh đạo các phòng và 3 thiếu tá, đại úy phụ trách các ban. Còn lại là những trợ lý và nhân viên. 9 trong số 22 cầu thủ trên sân đều đã ở cái tuổi trên 45. Cầu thủ trẻ nhất trên sân là cậu Hồng Quang, nhân viên bản đồ Phòng Tham mưu Tác chiến Công binh, 24 tuổi, một chàng trai của thị xã Phủ Lý.

Hôm trước Quốc khánh, trời đổ mưa nên trên sân khá nhiều bùn nước. Tất nhiên là không một cầu thủ nào có quần áo thi đấu. Để dễ nhận biết cầu thủ trên sân nên một đội mặc áo lót, còn đội kia thì cởi trần. Các cầu thủ trên sân đã phải dồn áo cho nhau mới đủ áo lót cho đội Liên quân Tham mưu. Còn Liên quân Công binh - Hậu cần - Chính trị thì cởi trần.

Không có bóng đá, một quả bóng chuyền được chọn làm bóng thi đấu. Cũng may, hôm đó bóng ướt nhưng là bóng chuyền nên quả bóng không nặng lắm đối với các cầu thủ chân đất và lớn tuổi của bộ đội giải phóng. Nhìn các cầu thủ vào cuộc ai cũng xúc động. 6 vị trong Bộ Tư lệnh đều có kỹ thuật rê dắt bóng khá tốt nên vào cuộc họ dễ dàng vượt qua nhiều cầu thủ trẻ.

Phút thứ 10, Phó Tư lệnh Nguyễn Lạn bằng một động tác ngả bàn đèn điệu nghệ, ông đã ghi bàn rất đẹp cho đội Liên quân Tham mưu Tác chiến, Vận tải và Kỹ thuật. Như bị kích thích bởi bàn thua sớm, đội Liên quân Công binh, Hậu cần, Chính trị ào lên tấn công. Các cầu thủ trẻ hơn nên có độ rướn tốt, họ đã dễ dàng vượt qua các hậu vệ lớn tuổi của Liên quân Tham mưu để đưa bóng vào vòng cấm và ghi bàn thắng. Tỉ số một đều. Tất cả các cầu thủ trên sân đều bê bết bùn đất. Nhìn họ lấm lem ai cũng xúc động và vui.

Trận đấu kết thúc với tỉ số thật đẹp: Hai đều.

Hôm ấy đồng bào và cán bộ các cơ quan của địa phương đã được xem một ngày hội thể thao thật đã mắt. Kết thúc trận bóng đá là các màn thi đấu nhảy cao, nhảy xa và chạy 100 mét nam, nữ. Ở một góc sân vận động, các trận thi đấu bóng chuyền diễn ra sôi động không kém trận đấu bóng đá.

Một ngày hội thể thao đầy sôi động và háo hức của Sư đoàn đã khép lại. Buổi tối, Văn công Sư đoàn đã phục vụ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào địa phương một chương trình ca múa nhạc tổng hợp khá đặc sắc.

Từ sau trận đấu khai sân vận động ấy, phong trào luyện tập thể thao của các đơn vị trong toàn Sư đoàn được đẩy mạnh. Hầu như đại đội nào cũng có sân bóng chuyền. Ở Trung đoàn công binh 10, đơn vị công binh mở đường, giờ nghỉ giải lao, các chiến sĩ đã chơi bóng đá gôn tôm và bóng chuyền ngay trên mặt đường vừa mở.

Nhờ tích cực chơi bóng đá và các môn thể thao mà sức khỏe CBCS của Sư đoàn được cải thiện rõ rệt. Sư đoàn đã hoàn thành xuất sắc các chiến dịch năm 1974 và Chiến dịch Đại thắng mùa xuân, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Kết thúc chiến tranh, Sư đoàn 471 của chúng tôi chưa tròn 6 tuổi đã được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong chiến công đặc biệt xuất sắc của Sư đoàn trong sự nghiệp giải phóng đất nước ấy thì trận bóng đá ngày 2/9/1973 trên Trường Sơn Đông ngày ấy là một dấu ấn không bao giờ quên trong lịch sử chiến đấu của Sư đoàn 471 Anh hùng Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #91 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 01:27:41 am »

Cuộc chiến tranh tâm lý 20 năm của Mỹ tại Việt Nam: Nhân vật kỳ dị


Nói đến cuộc chiến tranh tâm lý mà nước Mỹ đã tiến hành trong thời kỳ 1955 - 1975 ở Việt Nam người ta không thể không nhắc đến Edward Lansdale (1908 - 1987).

Trước Lansdale, Cơ quan Tình báo Mỹ đã tiến hành các hoạt động tình báo và hoạt động chiến tranh tâm lý trên lãnh thổ Việt Nam dưới vỏ bọc công khai là các Phòng Thông tin Mỹ đặt trụ sở ở các thành phố trong vùng Pháp chiếm đóng ngay từ năm 1946. Các đơn vị này có nhiệm vụ vừa tiến hành thu thập tình báo vừa công khai tuyên truyền chống chủ nghĩa cộng sản, đồng thời tuyên truyền gây tâm lý phục Mỹ, thích Mỹ cho dân chúng và chính binh lính ngụy để thực hiện âm mưu thay chân Pháp ở Việt Nam.

Tuy nhiên, chỉ đến khi Lansdale trực tiếp chỉ huy công tác chiến tranh tâm lý ở Việt Nam, cuộc chiến tranh tâm lý của CIA ở khu vực mới thực sự trở thành một bộ phận quan trọng đóng vai trò đắc lực trong cuộc chiến tranh  xâm lược của Mỹ ở Đông Dương.

Lansdale là con người như thế nào?

Một nhà báo phương Tây đã viết rằng Lansdale là một trong những con người kỳ lạ nhất của nhà nước Mỹ. So với những thủ lĩnh khác của CIA, sự nghiệp của Lansdale rất khác thường.

Sinh năm 1908, tại bang Michigan, Lansdale  không qua một trường đại học nổi tiếng nào. Vốn học vấn của Lansdale chỉ đủ đưa ông ta vào đời với chức làm công cho một công ty quảng cáo.

Mãi đến năm Lansdale 33 tuổi, khi nước Mỹ tham gia Thế chiến II, ông này trở thành sĩ quan không quân, được cử vào Bộ Tham mưu thuộc Cơ quan Tình báo quân sự Mỹ OSS của tướng cố vấn quân sự cho quân đội Tưởng Giới Thạch, đóng quân ở vùng biên giới bắc Đông Dương. Tất nhiên từ đó Lansdale đã làm việc tận tụy cho chủ nghĩa đế quốc Mỹ để leo lên đến chức trung tướng cầm đầu một cơ quan tình báo cỡ lớn nhất thế giới.

Bí quyết của điều kỳ lạ đó là gì?

Một nhà báo viết:

Cuộc đời của ông vẫn mang tính chất kỳ dị, được đánh dấu bằng nhiều điều ẩn khuất và nhất là vì ông luôn luôn làm cho người ta chú ý đến mình bằng cách vận dụng những phương pháp rất độc đáo.

Bị địch cưỡng ép và lừa mị, không ít đồng bào ta ở miền bắc - chủ yếu người theo đạo thiên chúa đã di cư “theo chúa vào nam”.

Ông ta là người đã hiểu được hình thái mới của chiến tranh. Là hiện thân của nước Mỹ: Sự gặm nhấm các thiên tính chống thực dân cổ truyền biến thành chủ nghĩa chống Cộng cứng rắn. Ông là mâu thuẫn của Chiến tranh lạnh. Ông là một người Mỹ nhưng lại am hiểu ngoại cảnh đất nước và chủ nghĩa quốc gia các địa phương ông đang làm nhiệm vụ. Là quan chức của CIA nhưng không chỉ đơn thuần là một sĩ quan tình báo, ông còn là một nhà tác chiến, một người lập chương trình, người tổ chức các mưu gian… Ông là người ít quy ước trong một cuộc chiến tranh không quy ước.

Dưới con mắt các nhà báo, Lansdale thỉnh thoảng cũng hiện ra với cái vẻ phỉnh phờ lạ lùng. Một con người hầu như ngây ngô nếu đem so sánh với những lời lẽ dài dòng, ồn ào của các nhân vật khác dưới triều Kennedy.

Đối với những chuyện có vẻ như lặt vặt nhưng đó là những phương pháp của chủ nghĩa thực dụng liều lĩnh và ứng tác có hệ thống thường dùng. Lansdale đã biến chúng thành những trò ảo thuật của những hoạt động mờ ám. Cái đó đã được CIA yêu thích từ lâu. Các nhà báo và chính Lansdale thường kể những câu chuyện thú vị đó.

Con ma A xoang và những người du kích HUK ở Philippines

Năm 1948, quân đội giải phóng quốc gia HUK có khuynh hướng cộng sản ở Philippines đang hoạt động mạnh mẽ để lật đổ chính phủ do Mỹ dựng lên. CIA đã trao nhiệm vụ chống nổi loạn cho Đại tá Lansdale.

Với biệt tài khai thác các yếu tố có lợi cho chiến tranh tâm lý trong tâm lý người bản xứ, Lansdale đã mang lại vinh quang cho chiến tranh tâm lý và CIA trong việc giúp cho giới quân sự dẹp tan nghĩa quân HUK.

Một trong những hoạt động chiến tranh tâm lý do Lansdale vạch ra dựa vào sự mê tín sợ hãi của nông dân Philippines về con ma hút máu người gọi là A xoang. Lansdale cho một toán biệt kích xâm nhập vào vùng căn cứ cộng sản và tung tin vùng này có ma A xoang. Sau hai ngày chờ cho tin đồn đã lan rộng, toán biệt kích tổ chức một trận phục kích. Họ bắt người du kích HUK đi cuối cùng, giết rồi chọc một lỗ vào cổ nạn nhân, sau đó đặt lại xác chết trên đường mòn. Du kích cộng sản cũng mê tín không kém nông dân trong vùng, thấy thế sợ và rút khỏi căn cứ.

Trường học của các cung phi

Đó là các lớp dạy tiếng Anh do các đội viên của Lansdale tổ chức ở Việt Nam cuối năm 1954 cho “mèo” (tình nhân) của các nhân vật quan trọng. Lớp học đó đã giúp cho các nhân viên CIA có điều kiện tiếp xúc với những người như người tình của viên tướng Nguyễn Văn Minh.

Bỏ đường vào ét xăng

Cũng năm 1954, trong những ngày cuối cùng của Pháp ở Đông Dương, đơn vị của Lansdale đã đi vòng quanh Hà Nội đổ đường vào thùng ét xăng các xe vận tải của Việt minh như một hành động cực kỳ ngu xuẩn. Chiến tranh đã kết thúc, một đạo quân quốc gia châu Á vừa đánh thắng một cường quốc phương Tây để giành độc lập và không ngờ nhà đại chuyên môn về du kích của Mỹ lại dùng đến cách phá hoại hết sức nhỏ nhen.

Năm 1954, Hiệp ước thành lập khối SEATO đã được ký kết ở Manila, nơi Lansdale sẽ xây dựng cho CIA căn cứ để tiến hành các hoạt động che đậy trong khu vực Đông Nam Á mà một trong các hoạt động tiếp theo là đưa các nhân viên chiến tranh tâm lý người Philippines được Lansdale đào tạo vào cuộc chiến ở Việt Nam.

Ngày 1/6/1954, Lansdale đặt chân đến Sài Gòn với sứ mệnh mới cầm đầu phái đoàn SMM (danh nghĩa là phái đoàn quân sự Sài Gòn) để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam của Mỹ sau khi Pháp buộc phải rút khỏi Việt Nam.

Lansdale đã trải qua 3 nhiệm kỳ dài ở Việt Nam, không kể đến những chuyến đi ngắn hạn.

Những chiến dịch đầu tiên

Ngày 21/7/1954, tại Hội nghị Geneve, đại biểu Mỹ lấy cớ vắng mặt để không ký vào bản Tuyên bố cuối cùng về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Họ đã dự kiến nguy cơ về sự thành công của lãnh tụ Hồ Chí Minh sau khi bầu cử ở Việt Nam. CIA đã vạch cho Chính phủ Mỹ kế hoạch ngăn chặn làn sóng đỏ tràn xuống khu vực Đông Nam Á bằng cách dựng lên một chính phủ có thể kiểm soát được ở Nam Việt Nam.

Trong những năm sống lưu vong ở Mỹ, Ngô Đình Diệm đã lọt vào sự chú ý của CIA. Người Mỹ đã ép Pháp và Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm về giữ chức thủ tướng miền Nam Việt Nam.

Ngày 16/6/1954, Ngô Đình Diệm về tới Sài Gòn.

Ngày 18/8/1954, Lansdale ra mắt và trở thành cố vấn cho Ngô Đình Diệm.

Lansdale đã giúp cho Diệm nhanh chóng củng cố quyền lực bằng cách gạt bỏ những nhân vật thân Pháp ra khỏi những cương vị chủ chốt trong chính phủ và sau là tiêu diệt lực lượng vũ trang của các giáo phái chịu ảnh hưởng của Pháp.

Để hỗ trợ cho Ngô Đình Diệm, Lansdale đã dàn dựng một chiến dịch chiến tranh tâm lý có tầm vóc lịch sử. Cũng như ở Philippines, Lansdale nhanh chóng nắm được những yếu tố tâm lý, lịch sử của người Việt Nam có thể lợi dụng. Đó là vấn đề Thiên chúa giáo và tâm lý mê tín còn khá nặng nề trong dân chúng.

Cuối tháng 8 năm đó, Lansdale đáp máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội, tiếp xúc trong vài ngày với một số giám mục đạo Thiên chúa và một số lãnh đạo đảng Đại Việt để tìm hiểu tình hình và bàn bạc âm mưu chống phá Hiệp định Geneve. Liền sau đó, Conell, phó của Lansdale cùng 6 sĩ quan bay ra Hà Nội triển khai trụ sở chính thức tại Hà Nội, Hải Phòng.

Trước đó 2 tháng, ngày 30/6/1954, Đài Phát thanh AFP của Pháp đã loan tin: Trong một cuộc họp báo, Tổng thống Eisenhower đã tỏ ý định tổ chức một cuộc di cư có kế hoạch dân chúng miền Bắc vào Nam Việt Nam nếu hiệp định đình chiến được ký kết.

Tháng 7, số tiền chi tiêu cho công việc đã được Chính phủ Mỹ chi duyệt là 45 triệu đồng tiền Đông Dương. Trong một cuộc họp báo công khai tại Hà Nội, Conell chính thức báo tin Chính phủ Mỹ đã huy động một số tàu vận tải và máy bay quân sự đưa người di cư từ Hà Nội, Hải Phòng vào Sài Gòn.

Xã hội miền Bắc vừa được giải phóng, dân chúng trong các vùng tạm chiếm còn đang vui mừng đón tự do thì bỗng nhiên bị đầu độc, rối loạn vì những nguồn tin rỉ tai truyền miệng đầy huyễn hoặc. Nào là tin hai sư đoàn quân Trung Quốc sắp tràn vào chiếm đóng miền Bắc, cách mạng về thành phố sẽ bắt mọi người phải nghỉ 7 ngày để đón tiếp, tin Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc…

Ở các xứ đạo có người của Lansdale đồng loạt gieo rắc các luận điệu Chúa đã vào Nam, các con chiên phải đi theo Chúa, tượng Chúa nhỏ nước mắt, Đức Mẹ khóc ra máu, Đức Mẹ lắc đầu, Đức Mẹ hiện hình… Chính phủ Hồ Chí Minh sẽ cấm đạo, ai mang tượng Đức Mẹ phải đóng thuế 50 đồng, mỗi lần đi lễ nhà thờ phải trả 5 đồng, ai ở lại miền Bắc sẽ bị mất đạo, bị rút phép thông công, bị đầy xuống ngục lửa, bị tước mất linh hồn…

Ở một vài nơi, các vụ phá hoại nhà thờ đã xảy ra làm cho các tín đồ Thiên chúa giáo hoang mang. Tại các địa phận, lợi dụng các buổi thành lễ, người ta cưỡng ép giáo dân ký tên xin vào Nam. Kết hợp tâm trạng hoang mang của dân chúng và tâm lý bức bối của sai lầm do cải cách ruộng đất để lại đã hình thành tình trạng phản ứng cực đoan tập thể. Có nơi dân chúng bị kích động tập trung hàng ngàn người rào làng, đánh cán bộ, cướp vũ khí của bộ đội, gây ra xung đột đổ máu như ở Ba Làng, Quỳnh Lưu, Lưu Mỹ…

Các phương tiện thông tin của Mỹ và Chính phủ Sài Gòn chớp lấy thời cơ loan đi khắp thế giới tin Cộng sản miền Bắc không thi hành Hiệp định Geneve, đàn áp tôn giáo và yêu cầu Ủy ban quốc tế can thiệp. Ngoài biển Đông, các tàu chiến Mỹ, Pháp ngấp nghé trực sẵn để đón người di cư.

Những thủ đoạn dùng thần quyền giáo lý làm chiến tranh tâm lý đã làm cho gần một triệu người dân miền Bắc di cư vào Nam, trong đó có tới 96,5% là giáo dân, để lại nhiều tai họa cho hàng triệu gia đình giáo dân miền Bắc.

Còn CIA trong một bản tổng kết công tác về thời kỳ 300 ngày tại miền Bắc Việt Nam cho rằng, đã tạo ra một cuộc di dân ồ ạt lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã biến một sự kiện nhỏ thành một vấn đề bi tráng.

Đội quân di cư đông đảo ấy đã giúp cho CIA làm nguồn hỗ trợ cho uy tín của Ngô Đình Diệm, làm lực lượng chiến lược bố trí bảo vệ những vùng xung yếu, quan trọng ở miền Nam Việt Nam.

Trong hồi ký “Tôi làm quân sư cho Ngô Đình Diệm”, Lansdale viết như sau:

Ngô Đình Diệm đã hội tụ được tất cả những tiêu chuẩn lý tưởng của một con bài mà Mỹ mong muốn: Chống Cộng sản về ý thức hệ, thù Việt minh về chuyện gia đình, rất thân Mỹ, đã sống lưu vong ở Mỹ, nhờ cậy Mỹ và tu ở Mỹ. Vì vậy cần phải làm tất cả để đưa Ngô Đình Diệm vào vị trí có lợi cho Mỹ nhất ở miền Nam Việt Nam.

Song song với việc thanh loại cánh thân Pháp, CIA còn ra sức lôi kéo những người do Pháp đào tạo sang hàng ngũ của Diệm.

Một trong các công cụ đã góp phần đắc lực vào việc này là các Phòng Thông tin Mỹ với các lớp tiếng Anh dành cho những sĩ quan người Việt và vợ con họ.

Chuẩn bị cho việc phế truất Bảo Đại, hàng vạn ấn phẩm do Lansdale chỉ đạo nội dung đã được phát hành gần như cho không khắp miền Nam. Trong các ấn phẩm đó, Ngô Đình Diệm được ca ngợi là nhà chí sĩ yêu nước vĩ đại liên tục đấu tranh chống phong kiến thực dân, cộng sản, thờ chúa, trọng dân, liều mình dấn thân vì dân vì chủ nghĩa quốc gia. Còn Bảo Đại thì là dòng dõi triều Nguyễn, hết du học ở Pháp thì lại lên ngôi vua, Nhật vào thì theo Nhật, Việt minh thắng đi theo Việt minh, rồi lại quay trở về với Pháp, hiện đang sống ở Pháp với cả gia đình.

Chính Lansdale còn gợi ý cho Diệm cách in phiếu trưng cầu dân ý. Loại phiếu của Ngô Đình Diệm được in màu hồng tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn. Lá màu hồng in hình Ngô Đình Diệm với câu: Tôi bằng lòng truất phế Bảo Đại và nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ. Phiếu của Bảo Đại thì in trên nền xanh tượng trưng cho sự rủi ro và xúi quẩy. Lá xanh in hình Bảo Đại thì có câu: Tôi không bằng lòng truất phế Bảo Đại và không nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ.

Nguồn: http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosointepol/2011/11/76750.cand
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #92 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 01:31:36 am »

Cuộc chiến tranh tâm lý 20 năm của Mỹ tại Việt Nam: Tiền tỉ dã tràng


Ngày 23/6/1955, cuộc lựa chọn vị nguyên thủ của quốc gia Việt Nam và thể chế chính quyền diễn ra ở phía nam vĩ tuyến 17 với sự vắng mặt của Bảo Đại. Kết quả: Ngô Đình Diệm đắc cử với 98,2% số phiếu.

Ngày 6/10, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý. Các cơ quan truyền thông phổ biến những câu nhắc nhở cử tri như:

Phiếu đỏ ta bỏ vô bì
Phiếu xanh Bảo Đại
                           ta thì vứt đi.

Ngày 23/6/1955, cuộc lựa chọn vị nguyên thủ của quốc gia Việt Nam và thể chế chính quyền diễn ra ở phía nam vĩ tuyến 17 với sự vắng mặt của Bảo Đại. Kết quả: Ngô Đình Diệm đắc cử với 98,2% số phiếu. Đại tá CIA là Lansdale, cố vấn cho Ngô Đình Diệm nói rằng: "Trong lúc tôi đi vắng, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin rằng ông thắng 99,99%. Vì nếu như thế thì biết đó là âm mưu sắp đặt trước". Vì thế cho nên Diệm đắc cử với 98,2%.

Tất nhiên là kết quả diễn ra đúng với nguyện vọng của Lansdale. Ngô Đình Diệm chính thức trở thành Tổng thống của Việt Nam cộng hòa. Một mối lo ngại lớn của người cầm đầu trò chơi tâm lý chiến đã được thanh toán.

Để giữ cho chế độ thực dân kiểu mới đứng vững, Lansdale còn phải tiếp tục tiến hành nhiều công việc nữa trong sứ mệnh mờ ám của ông ta.

Cỗ xe khổng lồ

Ngô Đình Diệm năm 1955 - viên sĩ quan Mỹ ngồi sau Ngô Đình Diệm là E. Lansdale.

Tại tòa nhà số 8 đường Lê Quý Đôn ở Sài Gòn có một tấm biển đề United States Information Service viết tắt là USIS. Đó là tên tổ chức Liên vụ Thông tin Hoa Kỳ ở Sài Gòn, chi nhánh của Hãng Thông tin Hoa Kỳ USIS, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn.

Với chiếc áo dân sự hiền lành, USIS không chỉ làm chức năng thông tin báo chí, nó là đầu mối chỉ đạo các hoạt động chiến tranh tâm lý và phá hoại tư tưởng của CIA ở nước ngoài. Không có một hoạt động văn hóa truyền thông nào của bộ máy đó lại không xuất phát từ chính sách đối ngoại của Nhà nước Mỹ và mưu đồ của CIA bành trướng cái gọi là sức mạnh Mỹ, lối sống Mỹ, tư tưởng Mỹ trên toàn thế giới.

USIS được giao chỉ đạo chương trình hoạt động của hàng mấy chục cơ quan văn hóa thông tin Hoa Kỳ ở Sài Gòn và các tỉnh, thành phố miền Nam Việt Nam. Các giám đốc của USIS đều là nhân viên của CIA. Thời kỳ chiến tranh ở vào giai đoạn ác liệt từ năm 1966 đến 1970 USIS được đổi tên thành JUSPAO - Joint United States Public Affairs Office.

JUSPAO có thêm bộ phận liên quan đến thông tin liên lạc của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID và của Bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam MACV  dưới sự chỉ đạo của Ủy ban hoạt động của Đại sứ quán Hoa Kỳ. Ủy ban này có thành phần gồm đại diện của đại sứ, Chủ tịch JUSPAO, đại diện MACV, đại diện USAID, Văn phòng trợ lý đặc biệt của Đại sứ, OSA, phụ trách các hoạt động chiến tranh tâm lý thực chất là tên gọi công khai của CIA ở Việt Nam.

Nhiệm vụ của USIS - JUSPAO trước hết là công khai tuyên truyền cho đường lối chiến tranh và văn hóa Mỹ, trợ giúp và chỉ đạo hoạt động bộ máy chiến tranh tâm lý của chính quyền Sài Gòn, trực tiếp thực hiện các chiến dịch tâm lý chiến theo yêu cầu của USAID và phục vụ cho Đoàn thanh niên tình nguyện quốc tế Mỹ IVS, tham gia chương trình bình định nông thôn, thu thập tin tức và xây dựng mạng lưới cộng tác viên cho hoạt động tình báo của CIA.

Nó có 37 cơ sở tại các tỉnh, thành phố miền Nam gồm các trụ sở đại diện, các hội Việt Mỹ, các phòng triển lãm, phòng bán sách, trường dạy Anh ngữ, các báo tạp chí như Thế giới tự do, Hương quê, Triển vọng, Đối thoại, Tạp chí Trẻ và Ban Vô tuyến VOA phục vụ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ở Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, CIA còn sử dụng các căn cứ, các cơ sở ở Singapore, Thái Lan, Philippines vào các hoạt động tuyên truyền chiến tranh tâm lý và phá hoại miền Bắc Việt Nam. Chẳng hạn các căn cứ Mỹ ở Philippines còn là điểm huấn luyện và xuất phát cho các nhân viên tình báo và biệt kích người Việt Nam xâm nhập vào bờ biển miền Bắc và Trung Việt Nam. Một tài liệu của Larry Kiepatrick, một nhân viên CIA đã bỏ nghề tiết lộ:

Ngoài cơ sở viễn thông khổng lồ của CIA gọi là Trạm tiếp âm khu vực ở căn cứ không quân Clark, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, hiện ít nhất có một căn cứ quan trọng khác ở Philippines. Cách Sứ quán Mỹ ở Manila khoảng 1 dặm có một cơ sở được gọi là Trung tâm Dịch vụ khu vực RSC. Mặc dù danh nghĩa bề ngoài hoạt động của nó được sự bảo trợ của tổ chức thông tin quốc tế ICA, cơ sở in cực kỳ hiện đại này hoạt động như một nhà máy tuyên truyền công khai và bí mật cho CIA.

Với khả năng sản xuất một số lượng lớn tạp chí, áp phích, truyền đơn và các loại tài liệu khác có màu sắc rất đẹp và in ra bằng ít nhất 14 thứ tiếng châu Á. Sản phẩm của cơ sở này đã nhận được bằng khen của Bộ Quốc phòng Mỹ vì những đóng góp vào toàn bộ nỗ lực chiến tranh tâm lý nói chung. Một nguồn tin ở Manila còn cho biết RSC là nguồn sản xuất giấy bạc giả để đem thả bằng máy bay xuống miền Bắc Việt Nam.

Ngoài các chuyên viên chiến tranh tâm lý của Anh, Australia được mời làm cố vấn cho chính quyền Sài Gòn, các cơ quan chiến tranh tâm lý của  Nam Hàn, Đài Loan cũng tham gia hỗ trợ cho chiến tranh tâm lý ở Việt Nam.

Hệ thống tổ chức bộ máy chiến tranh tâm lý của chính quyền Sài Gòn rất lớn gồm ba bộ phận:

Bộ phận hành chính dân sự

Do phụ tá đặc biệt cho tổng thống về các vấn đề chính trị và văn hóa điều hành, bộ phận này chỉ đạo công tác chiến tranh tâm lý trong phạm vi toàn quốc, cả dân sự và quân sự. Từ năm 1968 về trước, cơ quan này chỉ đạo chung về chiến tranh tâm lý lấy tên là Ủy ban Điều hợp tâm lý chiến. Năm 1969, nó đổi thành Ủy ban Động viên chính trị. Sang năm 1970 lại đổi ra Ủy ban Thông tin đại chúng.

Tính chất đặc biệt của ủy ban này là sự tập trung chỉ đạo rất cao. Ủy ban trung ương do thủ tướng làm chủ tịch, Phó thủ tướng làm Phó chủ tịch, Tổng trưởng Thông tin làm tổng thư ký, Tổng cục trưởng Chiến tranh chính trị và Bộ trưởng các Bộ làm ủy viên. Còn các ban thông tin đại chúng ở các cấp thì do chính thủ trưởng các cơ quan đó làm trưởng ban.

Lansdale cùng Allen Dulles - phó giám đốc CIA từ năm 1951 đến 1953 và tướng Cabel.

Ngoài cơ quan chỉ đạo chung như đã nói ở trên còn có các cơ quan đặc trách về chiến tranh tâm lý như:

Bộ Thông tin sau đổi thành Tổng ủy Dân vận, rồi Bộ Dân vận và Chiêu hồi. Cuối cùng là Bộ Thông tin chiêu hồi.

Bộ Thông tin chiêu hồi phụ trách thông tin tuyên truyền trong và ngoài nước. Hệ thống của nó xuống tới các quận, huyện gọi là Chi thông tin chiêu hồi.

Ở một số cơ quan có liên quan đến chương trình chiến tranh tâm lý như Cảnh sát quốc gia,  Xây dựng nông thôn, Phát triển sắc tộc… có Nha Chiến tranh tâm lý để phối hợp với Bộ Thông tin chiêu hồi thực hiện chương trình chiến tranh tâm lý trong nội bộ cơ quan và bên ngoài.

Bộ phận do Mỹ trực tiếp phụ trách

Trước hết là hệ thống đài phát thanh bí mật do Mỹ tổ chức và trực tiếp điều hành hoạt động. Hệ thống này gồm có Đài Phát thanh Tự Do, Đài Phát thanh Mẹ Việt Nam, Đài Phát thanh Gươm thiêng Ái quốc, Đài Phát thanh Giải phóng Nam Bộ.

Đài phát thanh Tự Do.

Đài Phát thanh Mẹ Việt Nam. Trụ sở của đài này đặt ở số 7 đường Hồng Thập Tự, Sài Gòn. Các trạm phát sóng của nó đặt ở Thủ Đức, Cát Lở, Vũng Tàu và Thanh Lam, Huế.

Đài Phát thanh Gươm thiêng Ái quốc. Đài Phát thanh Giải phóng Nam Bộ. Đến năm 1973, Mỹ mới giao Đài Phát thanh Tự Do cho Tổng cục Chiến tranh chính trị quân đội Sài Gòn, chỉ giữ lại Đài Phát thanh Mẹ Việt Nam cho tới trước ngày 30/4/1975  thì tháo gỡ máy móc và đưa một số lớn nhân viên sang Mỹ.

Theo lời khai của một số nhân viên làm việc ở Đài Phát thanh Mẹ Việt Nam và căn cứ vào cơ sở vật chất còn để lại thì các đài Mẹ Việt Nam, Gươm thiêng Ái quốc, Giải phóng Nam Bộ chỉ có một cơ sở kỹ thuật chung là Đài Mẹ Việt Nam. Còn Gươm thiêng Ái quốc và Giải phóng Nam Bộ chỉ là một chương trình phát thanh của Đài Mẹ Việt Nam mà thôi.

Bộ phận Chiến tranh tâm lý của Quân đội Việt Nam cộng hòa

Bộ phận chiến tranh tâm lý của quân đội Sài Gòn được tổ chức theo hệ thống dọc từ trung ương xuống tới cấp trung đội dân vệ do Mỹ chỉ huy có sự cộng tác của chuyên gia chiến tranh tâm lý Đài Loan, Australia, Philippines, Nam Hàn.

Ngay từ năm 1955 chính quyền Sài Gòn đã thành lập Nha Chiến tranh tâm lý thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa. Hoạt động của Nha Chiến tranh tâm lý chủ yếu là những buổi truyền thanh, truyền hình, ấn loát, chiếu bóng và trình diễn văn nghệ. Hai phương tiện chính là Đài Phát thanh Quân đội và tờ báo Chánh Đạo. Các buổi phát thanh trên đài có những chương trình tân nhạc như "Nhạc thời chinh chiến" và "Tiếng ca gửi người tiền tuyến". Ngoài ra là "Chương trình Thép Súng" trên Đài truyền hình hay "Chương trình Dạ Lan" trên radio VTVN.

Nha Chiến tranh tâm lý cũng tổ chức những khóa học cho quân nhân ở trụ sở số 15 đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn. Ban nhạc AVT thành lập năm 1958 với 3 ca sĩ Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng là một trong những nhóm văn nghệ của Nha Chiến tranh tâm lý.

Đến năm 1965, Nha Chiến tranh tâm lý được tổ chức thành Tổng cục Chiến tranh chính trị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy ngành chiến tranh tâm lý trong quân đội Sài Gòn. Bộ máy của nó rất lớn, có đài phát sóng riêng, có cơ sở in truyền đơn, báo chí và tài liệu chiến tranh tâm lý, có các cục nghiệp vụ, có hai trường đào tạo cán bộ chiến tranh tâm lý, Trường đại học Chiến tranh chính trị Đà Lạt, Trung tâm Huấn luyện cán bộ tâm lý chiến, các Nha tuyên úy Công giáo, các tiểu đoàn chiến tranh chính trị, các đại đội Dân sự vệ, Biệt đoàn văn nghệ trung ương.

Tại các Bộ tư lệnh Không quân, Hải quân, Lục quân, các quân khu, các binh chủng, sư đoàn, quân trường, trung đoàn, liên đoàn, tiểu khu và cấp tương đương đều có khối chiến tranh tâm lý. Cấp tiểu đoàn có sĩ quan phụ tá chiến tranh tâm lý và một số ủy viên chiến tranh tâm lý giúp việc. Cấp đại đội, trung đội thì đại đội phó và trung đội phó phụ trách chiến tranh tâm lý. Cho đến năm 1970, quân số làm chiến tranh tâm lý đã chiếm 1/5 quân lực của quân đội Sài Gòn.

Bộ máy chiến tranh tâm lý của quân đội Sài Gòn được giao nhiệm vụ “phản tuyên truyền hạ uy thế cộng sản, tranh thủ nhân dân, nhất là nông dân, tách rời tâm hồn và tư tưởng của nhân dân ra khỏi cách mạng. Về chiến lược phải xây dựng cho nhân dân lập trường quốc gia, ý thức hệ dân chủ tự do để giữ lòng tin đối với chế độ Sài Gòn và tạo cho dân có cơ sở lý luận chống lại cách mạng một cách tích cực, vững chắc”.

Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã chi cho ngành chiến tranh tâm lý ngân sách rất lớn. Chỉ riêng ngành vô tuyến truyền thanh truyền hình năm 1972 được JUSPAO chi tới 20 triệu USD. Theo kế hoạch phát triển hệ thống thông tin 4 năm 1974-1977 của chế độ Sài Gòn thì cấp xã sẽ được trang bị máy truyền hình, xây trạm thông tin, phòng trưng bày tranh ảnh và đọc sách, có dụng cụ âm thanh và nhạc cụ. Cấp ấp có bảng thông tin, chòi phát thanh, máy ghi âm, loa thiếc, khẩu hiệu cho mỗi gia đình, lập các hội văn thơ nhạc họa cho giới trẻ để tuyên truyền tác động tư tưởng. Ngân sách cho kế hoạch này dự chi là 6.802.585 USD.

Trong một tài liệu của Trần Văn An, cố vấn đặc biệt về chính trị và văn hóa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho biết nếu như chưa thất bại thì chính quyền Sài Gòn sẽ nâng cao tầm vóc hơn nữa của bộ máy chiến tranh tâm lý để giành lại thế thắng. Họ sẽ nâng Bộ Thông tin chiêu hồi thành Bộ Chính trị và chi phí hoạt động có ngân sách ngang với ngân sách của Bộ Quốc phòng.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2011, 11:18:43 am »

Các bác trong Quân chủng đi đâu hết cả rồi. Đành mạn phép bàn vậy:

1/ Cần xác định xem Lê Văn Vọng, người viết bút ký ấy là ai. Bài phóng sự ấy có đáng tin không?

2/ Lực lượng ra đa và phòng không lúc đó (tháng 6/1972) bố trí lúc đó thế nào. Đường bay cụ thể của chiếc máy bay ấy ra sao. Sao tháng 12 phát hiện được B.52 mà lần đó lại không phát hiện được ?

3/ Nói gì thì nói, Mỹ vẫn rất ngại hệ thống phòng không Hà Nội. Mỗi khi bay vào, nào là nghi binh đánh lạc hướng, nào là đủ các loại nhiễu (kể cả rải nhiễu tiêu cực rất cầu kỳ), đánh phá sân bay, chế áp tên lửa, lại phải đi đội hình lớn hy vọng nhiễu của máy bay này che phủ cho máy bay khác,... Hơn nữa B.52 lúc đó còn đang ra oai với thế giới (nếu rơi sẽ mất thiêng, lộ kỹ thuật quân sự). Liệu 1 chiếc có dám đơn độc bay vào không ? Mỹ có dám liều lĩnh thế không ?

4/ Nếu cho đó là 1 đòn trinh sát hỏa lực cũng không có cơ sở và không cần thiết vì Mỹ có nhiều nguồn thông tin chắc chắn và an toàn hơn.

Vậy có thể như bác altus dự đoán:

Không chừng lại nhầm với F-4 bay cao 10km rồi. Wink



Logged

fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 08:57:51 am »

Các bác có ai biết về việc này http://chodoxua.com/showthread.php/221-Hệ-thống-viễn-thông-ICS-Di-sản-vàng-của-cuộc-chiến-tranh-Việt-Nam không ạ?
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #95 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 08:04:04 pm »

Hệ thống này là có thật, còn nó có phải "kho vàng" hay không, có phải hiện đại nhất trong các trạm ICS nước ngoài của Mỹ hay không thì phải người trong ngành mới đánh giá được. Hình dưới đây được chụp ở Sơn Trà năm 1975.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #96 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 09:31:47 pm »

Cái đài ra đa Phú Lâm hồi nhỏ bọn em chui rào vào trộm sắt vụn, bắt cá hoài có thấy vàng gì đâu Grin
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #97 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 09:34:10 pm »

Có khi nó từng là kho vàng thật, nhưng sau khi bị quân ta dùng B-40 phụt (xạ thủ hình như bị xử tử tại chỗ) và AK lia - theo thông tin "đã công bố" - ngay trên diễn đàn mình, và ăng-ten bị đập khi đi qua Cầu Chui (hình như thế) thì rất có thể giá trị đã giảm một số phần. Lips sealed
Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #98 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 10:03:49 pm »

Có khi nó từng là kho vàng thật, nhưng sau khi bị quân ta dùng B-40 phụt (xạ thủ hình như bị xử tử tại chỗ) và AK lia - theo thông tin "đã công bố" - ngay trên diễn đàn mình, và ăng-ten bị đập khi đi qua Cầu Chui (hình như thế) thì rất có thể giá trị đã giảm một số phần. Lips sealed
không biết các trạm khác thế nào chứ trạm anten Sơn trà thì được bên HQ vùng 3 canh gác nghiêm ngặt hồi 8x.
Bây giờ thì chụp ảnh tương đối dễ dàng  Smiley
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2011, 03:17:31 pm »

Em lấy vài tấm hình trong link trên về đây





Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM