Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:41:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2  (Đọc 288343 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoan.nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #260 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2015, 10:27:48 pm »

bài cuối của các bác là 18.5,2015 . hôm nay là 24.9.2015 rồi. bác chủ thớt dâu rồi để em chờ lâu quá vậy
sory các bác, Em chỉ là người hóng hớt nghe chuyện của các bác thôi
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #261 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2015, 09:20:12 pm »

Bức ảnh làm em nghẹn ngào xúc động nhất, kính thưa các bác  Cry


Em post ảnh này lần đầu trên ACG 4 năm trước, ảnh đó tây nó chú thích là hy sinh tại Khe Sanh. Link ảnh trên thì ghi là ở Huế 1968. Mới đây Fb tìm hiểu ký ức chiến tranh vn post lại thì cho là ở Phù Cát, Bình Định năm 1970, là liệt sỹ Sư 3 Sao Vàng. Còn người phụ nữ trong ảnh ... ?!
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #262 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2016, 04:39:04 am »

1/ Bác nào có điều kiện kiểm tra giúp xem ngày 9/9/1965 có cuộc không  kích nào không, nếu có thì  ta có bắn rơi cái máy bay nào không, có bắt được giặc lái không?

2/ Stocdale là một trong 2 chỉ huy cao cấp hải quân Mỹ bị giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), nơi được phi công Mỹ đặt biệt danh khách sạn Hilton Hà Nội. Stockdale sau này được lên đến chức vụ phó đô đốc, và từng ứng cử phó tổng thống Mỹ.   Có tồn tại người này không?

James Bond (Grin) Stockdale, đại tá, chỉ huy không đoàn trên TSB Oriskany, lái A-4E bị bắn rơi và bị bắt ngày 9-9-1965 Smiley

Cám ơn chiangshan! Có lẽ chuyện đó cũng có cơ sở: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,29619.msg503188.html#msg503188

"... Chúng tôi phát hiện dây mắc màn bằng dây thép đã được cách điện với tường. Chúng tôi gọi hai tù binh có biểu hiện không bình thường kia lên chất vấn. Họ khai đang lắp máy bộ đàm để liên hệ với bên ngoài. Hỏi linh kiện lấy đâu ra? Họ khai: Hải quân Mỹ gửi linh kiện bằng cách nhét vào hộp thuốc đánh răng, quả táo, bánh xà phòng ..."
Logged

trungdoangioan
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #263 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2017, 03:04:49 pm »

Nếu tính cả B41 thì kỷ lục này có người đã nắm giữ:
Cựu binh Đỗ Xuân Cường, quê ở xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa kể lại: “Trước tình thế không còn gì để mất, tôi là một trong những người xung phong mở đường máu. Cùng với đồng đội, chúng tôi tập trung hỏa lực mạnh phá vây. Khi bắn đến quả thứ 10, tai tôi đã chảy đầy máu nhưng vì nghĩ đến đồng đội nên tôi vẫn cố. Bắn thêm quả B41 thứ 4, tôi theo tổ và hộ tống Chính ủy Trung đoàn 3 Nguyễn Xuân Hòa rút khỏi vòng vây”.
Trong khi tổ của ông Cường mở đường máu nghi binh thì K8 lặng lẽ hành quân về vùng lõm xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền. Bản thân ông Cường cùng đồng đội chạy lên phía thôn An Ninh Thượng, phường Hương Long- Huế. Tại đây, do vết thương quá nặng, ông Cường ngất đi. Đồng đội là ông Ngô Quang Quý tưởng bạn hy sinh nên vội lấy đất và lá lấp sơ rồi rút. Hôm sau tỉnh lại, ông Cường bị địch bắt, sau đó đưa ra giam ở nhà tù Phú Quốc.
http://tintuc.hues.vn/phuoc-yen-trang-su-46-nam-truoc-ky-1-tran-chien-bi-hung/


cá bác oi, mình năm 74 giữ con b4o , mê mãi đến giờ thấy bài bá này , ngưỡng mộ , mình o biết làm sao cho lên hình.( thong cảm trình độ vi tính hạn hẹp )
Người giữ “kỷ lục” bắn súng B40 của Việt Nam
Thứ Năm, 28/04/2011, 09:45 [GMT+7]
Tháng 4-1972, trận tấn công căn cứ Đak Uy (tỉnh Kon Tum) diễn ra ác liệt. Từ các lô cốt đạn địch đan thành lưới đỏ lừ, pháo rót tới yểm trợ như mưa bấc. Chúng cố chết giữ vững căn cứ để nống ra tiếp viện cho Đak Tô-Tân Cảnh…
 
Trung đội 1, Đại đội 6 Tỉnh đội Kon Tum do Hoàng Xuân Trình chỉ huy được giao nhiệm vụ tiêu diệt các lô cốt đề kháng để mở đường cho bộ binh xung phong. Là Trung đội trưởng nhưng anh vẫn đảm nhận vị trí của một xạ thủ B40. Chẳng riêng trận này, hàng chục trận trước, khẩu B40 vẫn luôn bên mình Hoàng Xuân Trình. Anh đã trở nên “khét tiếng” với thứ vũ khí lợi hại này. Kể một trận như Đak Cấm, với 4 quả B40 Hoàng Xuân Trình đã diệt gọn bốn ổ đề kháng. Ngoài tài thiện xạ, Hoàng Xuân Trình còn “khét tiếng” bởi sự gan lì. Có lúc anh đã dùng B40 bắn cháy xe tăng địch ở khoảng cách 7 mét. Cũng bởi thế mà ông Kpă Thìn-Tỉnh đội trưởng đặc biệt quý, coi anh như đứa con cưng…
 
Hoàng Xuân Trình (phải) đang bắt mạch cho bệnh nhân. Ảnh: Ngọc Tấn
Hoàng Xuân Trình (phải) đang bắt mạch cho bệnh nhân. Ảnh: Ngọc Tấn
Mặc đạn địch như trấu vãi, Hoàng Xuân Trình vẫn bình tĩnh động viên anh em tiếp cận thật gần mục tiêu hãy bắn. Nhưng ngay phát đầu tiên, quả đạn của một xạ thủ đã bay chệch. Đánh hơi thấy mối nguy hiểm, địch càng bắn ra dữ dội. Hoàng Xuân Trình nóng mặt giương khẩu B40 của mình lên. Hai quả đạn kéo hai vệt lửa đỏ lừ bay thẳng vào lỗ châu mai. Hỏa lực địch câm tịt… Thấy mất ổ đề kháng tiền tiêu, xe tăng địch trong căn cứ bò ra lấp chỗ trống. Hai lô cốt còn lại cũng bắn rát. Các xạ thủ B40 lần lượt hy sinh. Bây giờ thì nhiệm vụ tiêu diệt những chướng ngại này không còn ai thay thế. “Dẫu có hy sinh cũng phải làm tròn nhiệm vụ”. Hoàng Xuân Trình bò tới lấy tất cả số đạn của đồng đội để lại khoác vào mình lao lên… Bây giờ thì anh đã gần như không còn cảm xúc gì với những mối hiểm nguy quanh mình. Những quả đạn nóng bỏng căm thù lần lượt bay tới mục tiêu. Hai lô cốt còn lại câm họng. Hai xe tăng nống ra bốc cháy… Hết đạn, Hoàng Xuân Trình bò trở lại và anh vô cùng ngạc nhiên. Đồng đội không còn một ai. Họ đã rút ra tự khi nào…
 
Một mình bắn tới 12 quả B40 diệt 3 lô cốt, 2 xe tăng. Trận này càng khiến Hoàng Xuân Trình thêm “khét tiếng”. Anh được thưởng Huân chương Chiến công hạng ba…
 
Hàng xóm chung con đường Nguyễn Đức Cảnh- thành phố Pleiku (Gia Lai) lâu nay đã quen với ông già Trình gần 70 tuổi mà vẫn hoạt bát, tính tình xởi lởi. Còn những bệnh nhân bướu cổ, đau đầu mãn tính, viêm xoang, hen suyễn… gần xa thì chẳng mấy ai mà không biết đến các bài thuốc Nam gia truyền phối hợp với “đốt huyệt cứu hỏa” của ông. Chỉ có điều “lý lịch”  thì ít người biết vì có vào nhà ông cũng chỉ thấy trên tường các sơ đồ châm cứu, giải phẫu y khoa… Mãi đến năm 2007, thân mẫu ông- cụ Chu Thị Vọng mất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi vòng hoa viếng thì người ta mới biết gia đình ông là gia đình có công với cách mạng ở thôn Nà Ngoại, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng).
 
Ông Trình kể rằng, gia đình ông đều hoạt động cách mạng, tiếp tế, nuôi giấu cán bộ thời tiền khởi nghĩa. Họ đặc biệt có nhiều kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mẹ ông là người trực tiếp đưa cơm, làm liên lạc cho Đại tướng. Ông ngoại- Chu Văn Tới là người biết nhiều bài thuốc Nam gia truyền, đã một lần bốc thuốc cho Đại tướng qua cơn sốt nặng… Kế thừa truyền thống cách mạng của gia đình, năm 22 tuổi Hoàng Xuân Trình lên đường nhập ngũ. Quãng đời đánh giặc của ông phần lớn ở mặt trận B3- mặt trận gian khổ và ác liệt bậc nhất thời chống Mỹ. Chưa phải lứa “gạo cội” nhưng thành tích cũng “đáng nể” với 7 lần đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ diệt cơ giới”…
 
…Trở lại chuyện một lúc bắn 12 quả đạn B40… Có lẽ là một kỷ lục ở Việt Nam mà ông đang giữ? Thường, một xạ thủ B40 được giao một cơ số đạn 4 quả. Đó cũng là giới hạn sức khỏe bình thường cho phép. Thực tế trên chiến trường cũng đã có người bắn đến 7-8 quả, nhưng đến con số 12 thì chưa nghe đến ai. Hẳn là ông phải có bí quyết gì? “Nói bí quyết, thực ra thì giản đơn thôi. Bài học bắn súng nào chả dạy “mím môi-nín thở-bóp cò”. Không sai. Nhưng súng B40 tiếng nổ lớn, luồng phản lực của đạn mạnh. Bắn nhiều mà nín thở, không khí trong mình không thoát được thì vỡ tai như chơi. Biết vậy nên mình làm ngược lại: Cứ siết cò là há miệng thở ra thật mạnh. Với lại cũng không nhất thiết cứ vác lên vai. Có lúc mình đổi tư thế, kẹp vào nách mà bắn... Một điều quan trọng khác là thời ấy mình cũng khỏe. Nặng có 55 cân thôi nhưng trông người cứ chắc nịch như lõi lim…”.
 
Nghỉ hưu năm 1990 với quân hàm Đại úy, nếu tính cả thời gian làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia, Hoàng Xuân Trình đã đánh dư trăm trận. Ông bảo: “Tính hết thời trận mạc, tôi đã bắn cả trăm quả B40”. Nếu vậy thì chả riêng một trận Đak Uy, con số này cũng là một kỷ lục. Nếu có chút may mắn, dễ chừng ông được phong Anh hùng cũng nên? Nước mắt ông bỗng dưng ứa ra rơm rớm: “Chừng ấy lần vào chết ra sống, được nguyên lành trở về là may mắn rồi. Bao nhiêu đồng đội mình nằm lại giờ vẫn chưa tìm thấy mộ. Cứ nghĩ đến điều này là lại thấy công lao của mình còn chưa đáng là bao… Ấy thế nên nghỉ hưu rồi mình mới mở ra cơ sở Đông y này…  đưa mấy bài thuốc gia truyền của bà cụ truyền lại mong giúp thêm chút gì đó cho đời”.
 
Chợt hiểu thêm cái “tâm” của người lính già… Thời chiến dụng “võ” thời bình dụng “văn”. Ấy là cái đạo của các cụ ta xưa vẫn là như thế…
 
Ngọc Tấn


Logged
trungdoangioan
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #264 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2017, 10:08:14 am »

Bài này đã cũ và bị trôi rồi nhưng chưa được giải thích lại nên em xin chia sẻ một số thông tin
1. Đây là trận Phước Yên (Huế), đơn vị bị vây và hi sinh là tiểu đoàn 8 trung đoàn Gio (Do) An F324B, ngoài ra có tiểu đoàn 1 địa phương đến ứng cứu. Tiểu đoàn 9 cùng trung đoàn bộ sau khi rút ra khỏi Huế được lệnh tiếp tục xuống vùng Thanh Lương hỗ trợ địa phương diệt tề điệp giữ đất (tức là sau đợt 1 nhưng cũng chưa đến đợt 2 mới ngày 28/4). Ở Thanh Lương, đơn vị bị phát hiện và vây bởi sư 101 kị binh bay Mỹ, nên trung đoàn bộ đã phải mở đường máu và thu hút địch (bài em post ở trên về chiến sĩ bắn 14 quả B41), còn K8 di chuyển xuống Phước Yên. Tuy nhiên, đơn vị bị truy đuổi và lọt vào cánh đồng Phước Yên có địa thế như 1 cái túi (Mỹ gọi là bít tất) với sông Bồ bao quanh. Mỹ dùng trực thăng đổ quân, dựng hàng rào và cùng Hắc Báo ngụy bao vây các mặt rồi dùng pháo kích, máy bay thả bom. Cứ sau mỗi lượt bom pháo lại bắc loa gọi hàng nhưng các chiến sĩ K8 tử chiến đến  khi đơn vị thương vong gần hết và hết đạn. Không có con số chính xác về số liệt sĩ, nhưng các bác cựu chiến binh ước tính khoảng 400-600 ls gồm người của trung đoàn bộ, tiểu đoàn 8, tiểu đoàn 1.
2. Về tên gọi của Trung đoàn (Do An): thời điểm 1967 là E90 F324B (còn được gọi là E3). Tết Mậu Thân được tăng cường cho mặt trận Huế thì gọi là Đoàn 8 (có 4 Trung Đoàn ở Huế là Đoàn 6 Phú Xuân, Đoàn 9 Cù Chính Lan, Đoàn 8 Gio An, Đoàn 5 của quân khu Trị Thiên. Đoàn 6 và 5 vào chiếm Huế trước, Đoàn 8,9 được đưa vào sau thay thế. Đoàn 8,9 đang hoạt động ở Quảng Trị nên có thể mọi người nghĩ vẫn ở đó).
3.Thêm chút thông tin về Mậu Thân ở Huế em lượm lặt từ các cựu chiến binh + đối chiếu với tài liệu trên mạng, phía bên kia thì mở đầu Tết Mậu Thân Đoàn 6 đánh phía Bắc chiếm được gần hết thành nội nhưng bị mắc ở Thành Mang Cá không chiếm được, Đoàn 5 chiếm phía Nam nhưng cũng không xử lý được khu MACV. Sau đó Đoàn 8,9 bổ sung vào nhưng cũng không đủ hỏa lực để chiếm các vị trí này và đây là những điểm tựa để Mỹ Ngụy phản kích lại. Bắt đầu là từ phía Nam, quân Mỹ đánh từ MACV ra và đẩy bật bộ đội ta ra. Phía Bắc có thành cổ nên ta trụ vững cho đến khi hết đạn, lương thực và không còn đủ lực lượng do thương vong nhiều. Ban đầu địch dự kiến cho sư 1 BB của tướng Trưởng vào chiếm lại thành nội và hạ cờ giải phóng nhưng lính ngụy quá yếu nên phải điều TQLC Mỹ thay thế. Chú em là tiểu đoàn trưởng có nói là ngoài việc không dứt điểm được Mang Cá thì bộ đội đói quá cũng khiến ta không thể đánh tiếp được Sad
4. Em theo dõi diễn đàn, search nhiều thông tin về Mậu Thân nhưng dường như thông tin chỉ tập trung vào Tết (đợt 1 - được coi là thắng lợi mang tính chính trị, chiến lược) trong khi các đợt 2, 3 rất thiếu thông tin mà thực tế thì đây là thời gian hi sinh rất rất nhiều và tổn thất cho đến tận Lam Sơn 719 mới cân bằng được lại. Không thể và không nên làm nhòa cả năm Mậu Thân vào đợt Tết.
Cụ thể như trận Phước Yên, trung đoàn 8 sau khi rút khỏi thành nội còn chưa kịp bổ sung hồi phục, đơn vị không đủ gạo ăn, thiếu đạn, không có hỏa lực hỗ trợ nhưng vẫn bị điều xuống vùng đồng bằng trống trải làm mồi cho phi pháo địch.

   
Phát hiện vị trí hàng trăm liệt sĩ trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế: http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm
Theo như bác Cao Xuân Phụ trong bài báo nói là 2 tiểu đoàn với gần 1.000 chiến sĩ của sư 324B bị phục kích chết gần hết tại 1 cánh đồng.
Không lẽ cả ngàn người gom vào 1 chỗ cho Mỹ-VNCH thả cửa bắn hay sao?
Có bác nào trên diễn đàn nghe qua vụ này không?

Theo em thì lúc rút khỏi Huế mà mỗi tiểu đoàn còn được 100 quân đã là may lắm.

Lúc đó đánh Huế gồm có:
Trích dẫn

Tết Mậu Thân 1968, trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Trung đoàn 9 và Trung đoàn 6 là lực lượng chủ yếu tiến công vào thành Huế. ...Khi địch tổ chức lực lượng để phản kích, chúng đã không từ một thủ đoạn dã man nào, đạn, bom, pháo hạm kể cả máy bay B52 đánh phá điên cuồng và khốc liệt nhằm nhanh chóng đẩy lực lượng ta ra bên ngoài, lúc này Bộ chỉ huy mặt trận đã đưa thêm Trung đoàn 8 Sư đoàn 324 và Trung đoàn 2 Do An vào thành phố.

Được nhân dân cùng các lực lượng vũ trang địa phương giúp đỡ, phối hợp cùng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ các Trung đoàn 9, 6, 2 và 8 đã bám trụ kiên cường bẻ gãy từng cánh quân, từng đợt phản kích của địch cùng các đơn vị và lực lượng biệt động nội thành làm chủ thành phố suốt 25 ngày đêm.

- E6 Phú Xuân thì rõ rồi.
- E9 này là E9B? phân biệt với E9A F304 đang đánh Khe Sanh.

Trích dẫn
Thường thì 324 quy định như sau: Trung đoàn 803 (D1, D2, D3) là Trung đoàn 1, Trung đoàn 812 (D4, D5, D6) là Trung đoàn 2, Trung đoàn 90 (D6, D8, D9) là Trung đoàn 3.
[/size]
- Trung đoàn 2 Do An? có phải là E3 F324 - đoàn Gio An và hiện nay là e38 f2.
Có lẽ sau Mậu Thận, do thiệt hại nhiều, ta điều bộ khung của các E này về lập, kết hợp với tân binh để xây dựng thống nhất một F324 mới?
- Trung đoàn 8 Sư đoàn 324? viết nhầm chăng?
- K8 - tiểu đoàn 8 - cứ cho là D8 E90 đi? còn K10 - tiểu đoàn 10?
- Mà không hiểu là Mậu Thân thì đợt 1, đợt 2, hay đợt 3 nhỉ? Vì:
Trích dẫn
Đầu năm 1968, dưới sự lãnh đạo chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9-Bắc Quảng Trị, các trung đoàn được giao nhiệm vụ trên những hướng tiến công quan trọng: Trung đoàn 803 đảm nhiệm mũi vu hồi trên cánh đông của mặt trận từ nam sông Cửa Việt đến bắc sông Hương. .. Tháng 4 năm 1968 trung đoàn xuống đồng bằng Thừa Thiên đánh cắt giao thông địch trên sông Hương đoạn từ Thuận Hóa đi Thanh Phước.


Các cụ mà "chém gió" thế này thì con cháu làm sao mà hiểu nổi? Angry
Logged
trungdoangioan
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #265 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2018, 08:01:20 am »

Các bác cho em hỏi sao tiểu đoàn của bác Trà lại có đến 1100 người nhỉ?
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-tuong-pham-van-tra-chien-dich-mau-than-la-mot-quyet-dinh-tao-bao-3705166.html
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #266 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2018, 01:09:30 pm »

Các bác cho em hỏi sao tiểu đoàn của bác Trà lại có đến 1100 người nhỉ?
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-tuong-pham-van-tra-chien-dich-mau-than-la-mot-quyet-dinh-tao-bao-3705166.html

à, chuyện thường ở Khu 9 lúc đó bác ạ; các tiểu đoàn chính quy sẽ được tăng cường các đại đội vũ trang của địa phương để thống nhất chỉ huy chung trong tác chiến và điều hành - đấy là còn chưa tính lực lượng thanh niên và quần chúng khác xin gia nhập vào trong giai đoạn Mậu Thân.

Ví dụ khác minh chứng: D306 được QK9 cử đánh thị xã Vĩnh Long thì được tăng cường và chỉ huy luôn 03 đại đội địa phương các huyện Tam Bình, Trà Ôn và thị xã Vĩnh Long.
Logged

ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #267 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2018, 08:50:27 am »

Các bác cho em hỏi tí...Trận đồi thịt băm tháng 5/1969 tài liệu của Mỹ toàn nói đơn vị phòng ngự trên núi A Bia là trung đoàn 29 trong khi tài liệu của ta thì khác...theo wiki và hồi ký trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu thì đơn vị chuẩn bị chiến trường đánh địch ở A Sầu là trung đoàn 3, sư 324 được quân khu Trị Thiên điều vào chiến trường từ tháng 3/1969 do bác Ma Vĩnh Lan làm trung đoàn trưởng. Trấn thủ trên núi A Bia là Tiểu đoàn 8 do Nguyễn Văn Ninh tiểu đoàn trưởng và Lê Ngọc Mai chính trị viên; Tiểu đoàn 7 do Tăng Văn Miêu tiểu đoàn trưởng và Trần Triền chính trị viên cùng Tiểu đoàn 9 do Võ Vượng tiểu đoàn trưởng và Hồ Chư chính trị viên là lực lượng cơ động. Còn theo cuốn lịch sử kháng chiến chống mỹ cứu nước tập 5 lại là cán bộ và chiến sĩ Trung đoàn 8 Huh? có bác nào biết rõ chuyện này ko ạ..Chính xác đơn vị ta trong trận này là đơn vị nào? và vì sao có những sai biệt trong tài liệu của cả ta lẫn của địch? xin cảm ơn

Còn đây là cuốn trận đồi thịt băm em vừa dịch  Grin

http://ttvnol.com/threads/doi-thit-bam-tran-danh-tan-khoc-tren-nui-a-bia-tu-ngay-11-den-ngay-20-thang-5-nam-1969.15041955/
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #268 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2018, 11:35:34 am »

E29 =E3 F324 = E8! Smiley
Logged

anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #269 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 10:07:17 am »

Nhân dịp năm mới 2021, xin chúc sức khỏe tất cả các thành viên của diễn đàn quansuvn.net
Em có một thắc mắc, xin nên trong topic này. Mong được nghe ý kiến đóng góp của mọi người.
Cách đây khá lâu, em có đọc một bài đăng trên báo An ninh thế giới số Tết. Hiện bài báo vẫn còn trên mạng. Vì bài dài, nên nếu cần đọc kĩ, xin xem ở đường link dưới đây.
http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Buc-thu-gui-tu-ben-kia-chien-tuyen-340599/

Tóm tắt là bài báo đề cập rằng trong kháng chiến chống Mỹ, phía ta có cài được một cán bộ tình báo vào Bộ Tổng Tham mưu quân lực VNCH, lên đến chức trưởng phòng hành quân. Ông tên là Nguyễn Văn Có, người Bến Tre, thường gọi Sáu Đột. Ông đã tham gia soạn thảo kế hoạch nhiều chiến dịch, quan trọng nhất là chiến dịch Lam Sơn - 719. Sau những thất bại trong các kế hoạch trên, phía Mỹ và VNCH tiến hành điều tra nội bộ. Vì có khả năng bị lộ, ông được chuyển về phía ta (tháng 3-1972).
Đên chiến dịch Nguyẽn Huệ, ông Nguyễn Văn Có được giao đảm nhiệm chính ủy Trung đoàn 201A (một nửa của Trung đoàn 201 tham gia chiến dịch, nửa còn lại vẫn ở Campuchia). Trong trận đánh vào thị xã An Lộc, ông biết được một người bạn cũ của ông khi còn trong lực lượng phía bên kia là Đại tá Nguyễn Thống Thành giờ đang là tỉnh trưởng Bình Long, tham gia chỉ huy tử thủ An Lộc.
Ông đã nêu ý kiến cho đặc công tìm cách bắt sống Nguyễn Thống Thành, không được giết do ông Thành là bạn cũ. Nếu không bắt sống được thì bỏ không thực hiện. Sau thấy không thể bắt sống, ông Sáu Đột lại gửi thư cho Nguyễn Thống Thành khuyên đầu hàng. Ông Thành không nghe theo lời khuyên đó.
Tuy nhiên, đến tết Nguyên Đàn 1973, ông Thành có cho máy bay thả dù một thùng hàng quà và một bức thư cho ông Sáu Đột, nhắc lại tình nghĩa cũ. Ông Sáu Đột đã nhận được quà và thư này.


Sau này em thấy câu chuyện này được đăng lại trên nhiều trang mạng, cả của trang theo quan điểm "thân ta" hay "thân ngụy", và không hề có ý kiến nào thắc mắc, phản bác gì. Bài báo lại nêu cụ thể tên người, địa danh, thời điểm nên có vẻ rất thật.
Tuy nhiên, em vẫn thấy nghi vấn, vì một số lí do.
Thứ nhất, khi tìm hiểu lại, em thấy ngoài bài báo này và các bài dẫn lại từ nó, không tìm thêm được một tài liệu nào khác nhắc về thiếu tá Nguyễn Văn Có - người nguyên là trưởng phòng hành quân Bộ Tổng tham mưu quân lực VNCH, nguyên chính ủy Trung đoàn 201A Quân giải phóng miền Nam.
Nếu ta từng đưa được một tình báo viên vào vị trí quan trọng như vậy của phía đối phương, chắc chắn sẽ lập được thành tích lớn và nếu thế thì thông tin ít ỏi hiện nay về ông như thế thì rất lạ. Các trường hợp tình báo nổi tiếng của ta trong KCCM hiện nay đã được công khai khá nhiều.
Thứ hai em thắc mắc là nếu là trưởng phòng hành quân BTTM quân lực VNCH, trở về phía ta lại được giao vị trí chính ủy Trung đoàn, có vẻ không hợp lắm (một vị trí chuyên về quân sự, và một vị trí lại phụ trách về chính trị)
Thứ ba, em thấy một chính ủy Trung đoàn, khó có khả năng đưa ra mệnh lệnh kì lạ cho cấp dưới về việc đi bắt sống tỉnh trưởng đối phương chứ không được giết vì lí do là bạn cũ. Trong điều kiện chiến sự ác liệt, việc đột nhập êm vào hang ổ địch để bắt sống chỉ huy dối phương là không khả thi. Ở vị trí ấy, ông Sáu Đột phải thừa hiểu là chuyện bắt sống Nguyễn Thống Thành là không thể, và nếu đã không muốn tiêu diệt ông Thành, thì ông Sáu Đột không phải nêu ý kiến kì lạ kia ra như vậy làm gì.
Những nghi vấn của em cũng mới chỉ là suy luận, chưa thể bác bỏ thông tin từ bài báo. Vậy mong các thành viên diễn đàn ta có hiểu biết sâu hơn giúp em giải đáp vấn đề thắc mắc này.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM