Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:40:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein  (Đọc 54807 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 07:33:08 am »

DƯỚI GIÁ TREO CỔ CỰU TỔNG THỐNG IRAQ SADDAM HUSSEIN

Biên soạn: Hải Hà - Lê Văn Thắng
Nhà xuất bản: Thông tấn
Ngày xuất bản: quý 2/2007
Số trang: 200

Số hóa: hoi_ls









LỜI GIỚI THIỆU

Cuộc chiến tranh ở Iraq do liên quân Mỹ - Anh tiến hành ngày 20/3/2003 nhằm lật đổ chính quyền của Saddam Hussein đã kết thúc nhanh chóng ngày 9/4/2003 ngoài dự kiến của giới báo chí và các nhà chuyên môn. Sau khi thủ đô Baghdad bị quân Mỹ - Anh chiếm đóng, kể từ đó Saddam Hussein biến mất khỏi Baghdad. Nhưng ngày 13/12/2003 quân Mỹ sau một chiến dịch mang tên Bình minh đỏ đã bắt được Saddam Hussein tại một nơi trú ẩn trong thị trấn al-Dawr, cách thành phố Tikrit 15 km về phía Nam.

Saddam Hussein bị quân Mỹ giam giữ và Toà án tối cao đặc biệt của Iraq qua nhiều lần xét xử phức tạp, ngày 5/11/2006 đã tuyên án Saddam Hussein tội tử hình bằng phương thức treo cổ. Vụ hành quyết cựu Tổng thống Iraq đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau trong dư luận Iraq, cũng như quốc tế. Vụ hành quyết này không những tác động đến cục diện chính trị trong nước Iraq, mà còn cả ở khu vực, nó làm chia rẽ cộng đồng quốc tế.

Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ G.Bush đã tuyên bố chiến lược mới của Mỹ về Iraq, theo đó ông sẽ phải bổ sung 21.500 quân Mỹ đến Iraq ngõ hầu bảo đảm an ninh cho thủ đô Baghdad và các khu vực xung quanh. Liệu việc bổ sung quân Mỹ đến Iraq và áp dụng chiến lược mới của Mỹ có làm thay đổi tình hình ở Iraq hay không? Đó là câu hỏi đặt ra với nhiều người, bởi chính vấn đề Iraq đã đem lại chiến thắng cho đảng Dân chủ Mỹ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào hai viện của Quốc hội Mỹ năm 2006.

Cuốn sách "Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein" giới thiệu với bạn đọc bối cảnh Saddam Hussein lên nắm quyền lực ở Iraq, những giai thoại và phương thức "cai trị” đất nước Iraq của ông từ năm 1979 khi quyền lực trong tay ông. Đồng thời, cuốn sách cũng phản ánh trung thực nguyên nhân dẫn đến việc cựu Tổng thống Saddam Hussein bị kết án tử hình, diễn biến của vụ hành quyết và phản ứng mang tính nhiều chiều của dư luận quốc tế đối với vụ hành quyết này.

Tác giả cuốn sách cũng đề cập và phân tích tình hình Iraq hiện nay, cuộc cạnh tranh quyền lực giữa hai dòng Hồi giáo Shiite và Sunni, và tình hình của dân tộc Kurd ở Iraq; Triển vọng diễn biến tình hình ở Iraq sau khi Saddam Hussein bị treo cổ và sau khi quân Mỹ rút khỏi Iraq. Liệu quân Mỹ có thể giành chiến thắng ở Iraq ? Iraq sẽ đi đến đâu? Liệu Iraq có thể trở thành một Việt Nam thứ hai? Đó là những vấn đề mà tác giả muốn chia sẻ cùng bạn đọc.

Cuốn sách được chia thành 4 phần:

Phần I: IRAQ - ĐẤT NƯỚC SINH RA SADDAM HUSSEIN
Phần II : XUNG QUANH VỤ HÀNH QUYẾT SADDAM HUSSEIN
Phần III: CÒN LẠI NHỮNG GÌ SAU KHI SADDAM BỊ HÀNH QUYẾT
Phần IV: MỸ VÀ CUỘC CHIẾN IRAQ


Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #1 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 07:48:04 am »

Phần I: IRAQ - ĐẤT NƯỚC SINH RA SADDAM HUSSEIN


VÀI NÉT PHÁC HỌA


Trên bản đồ thế giới, ngày nay có thể thấy cộng hoà Iraq nằm ở tâm điểm khu vực Trung Đông, trên con đường huyết mạch nối liền Ấn Độ Dương đi qua biển Địa Trung Hải, là điểm hội tụ giao lưu của Châu Âu, Châu Á và Châu Phi, có vị trí địa lý quan trọng mang tính chiến lược then chốt, thuộc khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, là mối quan tâm thường trực về lợi ích kinh tế và chiến lược của nhiều nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Iran và thế giới Arập...

Lãnh thổ Iraq với diện tích 437.072 km2, nằm ở tọa độ 33 độ vĩ bắc và 44 độ kinh đông thuộc khu vực Trung Đông, được bồi đắp nên từ đồng bằng Lưỡng Hà đổ ra vịnh Perside. Phía bắc Iraq giáp Thổ Nhĩ Kỳ, đông giáp Iran, vịnh Perside, nam giáp Kuwait và Arab Saudi, tây giáp Jordani và Xyri. Đồng bằng Lưỡng Hà trù phú này được hai con sông Elphrate và Tigris tưới nước, hợp lưu thành một vùng đầm lầy rộng lớn. Phía bắc và đông bắc san sát các dãy núi ngăn thành biên giới tự nhiên với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Khí hậu Iraq chủ yếu là khí hậu sa mạc, có thể nói là nóng hàng đầu thế giới về mùa hè, hơi lạnh về mùa đông. Các vùng núi phía Bắc và Đông Bắc có mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

Về tổ chức nhà nước, Iraq là đất nước theo chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống, đứng đầu chính phủ là thủ tướng. Tổng thống do Hội đồng chỉ huy cách mạng bầu và phải giành được từ 2/3 số phiếu bầu trở lên. Iraq có cơ quan lập pháp là Quốc hội gồm 250 ghế, trong đó 30 ghế do tổng thống chỉ định, đại diện cho 3 tỉnh Dahuk, Arbil, As Sulaymaniyah, còn 220 ghế đại biểu được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 4 năm. Các khu vực hành chính của Iraq bao gồm 18 tỉnh, trong đó có các thành phố lớn là thủ đô Baghdad, Basrah, As Sulaymaniyah, Irbil, Mosul...

Với số dân khoảng 25 triệu người, Iraq là một đất nước có mật độ dân số không lớn (47 người/km2), bao gồm chủ yếu là người Arab (chiếm 75%- 80%), người Kurd (15%-20%), người Thổ Nhĩ Kỳ và một số dân tộc khác. Tôn giáo chủ yếu là đạo Hồi dòng Shiite (60%-65%), tiếp đến là dòng Hồi giáo Sunni (32% - 37%), đạo Thiên chúa và các tôn giáo khác chỉ chiếm khoảng 3%. Người dân Iraq sử dựng ngôn ngữ chính thức là tiếng Arab và tiếng Kurd, ngoài ra tiếng Anh, tiếng Armenia và Assyri cũng được sử dụng rộng rãi.

Iraq là một đất nước giầu tài nguyên thiên nhiên nhất Trung Đông, với diện tích trồng trọt rộng, nguồn nước nhiều, giàu khí tự nhiên, phốt phát, sunphua và trữ lượng dầu mỏ chiếm gần 10% trữ lượng của thế giới. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này không đảm bảo cho Iraq tự nuôi sống mình, do vậy cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX Iraq vẫn phải nhập mỗi năm 2 tỷ USD lương thực, thực phẩm.

Khu vực chủ đạo của nền kinh tế Iraq là dầu mỏ, chiếm 95% nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Thu nhập hàng năm khoảng 25 tỷ USD. Trong những năm 1980, cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq kéo dài suốt 8 năm đã tiêu tốn của Iraq khoảng 150 tỷ USD, buộc chính phủ Iraq phải thực hiện chính sách hà khắc và vay nợ nước ngoài. Tiếp đó, khi đưa quân vào Kuwait, cuộc chiến tranh vùng Vịnh diễn ra khiến đất nước này lâm vào tình trạng hết sức khó khăn và bị cấm vận kinh tế. Chiến tranh đã phá hủy phần lớn tiềm năng năng lượng, công nghiệp và kết cấu hạ tầng quốc gia. Tháng 12 năm 1996, "Chương trình đổi dầu lấy lương thực" và các nhu yếu phẩm khác do Liên Hợp Quốc ấn định đã được thực hiện theo từng giai đoạn đã góp phần cải thiện điều kiện kinh tế của Iraq, giúp đất nước này hồi sinh. Tuy nhiên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 59,9 tỷ USD và mức bình quân GDP đầu người 2700 USD vẫn còn kém xa mức chiến tranh và nợ nước ngoài còn nhiều (130 tỷ USD).

Những lĩnh vực nổi bật trong công nghiệp là dầu mỏ, hoá chất, hàng dệt, vật liệu xây dựng và thực phẩm. Trong nông nghiệp chủ yếu là lúa mì, lúa mạch, gạo, rau quả, chà là, bông, gia súc, cừu.

Về văn hoá, giáo dục, Iraq là nước kém phát triển. Trình độ biết đọc biết viết trong dân chúng chỉ chiếm 58%, trong đó 70,7% là nam và 29,3% là nữ. Mặc dù giáo dục ở Iraq miễn phí với cấp tiểu học là bắt buộc, nhưng nhiều trẻ em nông thôn không có điều kiện đi học. Chỉ có khoảng 60% trẻ em dưới độ tuổi 15 là biết chữ, tỷ lệ này ở những người trong độ tuổi 15 - 45 là 89%. Giáo dục đại học phát triển không đáng kể, cả nước chỉ có 7 trường đại học và 20 viện nghiên cứu kỹ thuật. Về y tế, Iraq cũng là nước có trình độ rất thấp do hệ thống vệ sinh và phòng bệnh nghèo nàn, thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng. Tuổi thọ trung bình của người dân Iraq đạt 66,53.

Vùng lãnh thổ mà đất nước Iraq ngày nay đang tồn tại có một lịch sử rất lâu đời, là cái nôi của nền văn minh cổ nhất. Cái tên Iraq xuất hiện trên thế giới từ năm 661 khi diễn ra cuộc chinh phục của các nước Arab. Triều đại Abbassides sáng lập nên Baghdad đánh dấu một thời vàng son của nền văn minh Hồi giáo Arập. Baghdad được gọi với nghĩa là "Thành phố hào quang". Từ giữa thế kỷ XI cho đến thế kỷ XIV, thành phố này trở thành trung tâm của nền văn minh Hồi giáo và thế giới. Thế nhưng suốt một thời gian dài tiếp theo đó Iraq phát triển thật đáng buồn: suy thoái kéo dài kèm theo các cuộc chinh phục của những kẻ xâm lăng tới các vùng châu Á. Chính trên mảnh đất này đã sinh ra nhà lãnh đạo quân sự - chiến lược tài ba huyền thoại Saladin (Saladin-SAlah al Din (Tiếng Anh) là thủ lĩnh chiến tranh người gốc Kurd đã đẩy lùi đội quân Thập tự chinh ra khỏi Jerusalem năm 1187  ), người được Saddam Hussein rất hâm mộ, đã đánh dấu chấm hết cho cuộc xâm lấn lãnh thổ Iraq của phương Tây thời trung cổ và hất cẳng người châu Âu ra khỏi Trung Đông. Năm 1534 Iraq trở thành một tỉnh của đế chế Ottoman. Sau khi đế chế này tan rã và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Iraq lại bị đế quốc Anh chiếm đóng.

Có thể nói chính trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi mỏ dầu Mosul dược phát hiện, ý nghĩa chiến lược của dầu mỏ và khu vực Trung Đông tăng lên mạnh mẽ, thì Iraq trở thành trọng điểm địa chính trị của khu vực Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung.

"Dầu lửa bốc mùi của máu" - đó là câu thành ngữ được bắt nguồn từ Iraq. Nhân dân đất nước này nhiều thế kỷ trước đã phải chịu đựng nhiều thử thách, đau khổ trên chính bản thân mình, hay nói cách khác là trên các dàn khoan dầu lửa. Người Anh không muốn bỏ mất những khoản lợi nhuận kếch xù từ nguồn dầu lửa của Iraq. Tháng 6 năm 1920 bùng nổ cuộc nổi dậy ở Rumait, bao phủ toàn bộ các khu vực của người Arab và một bộ phận của người Kurd. Tuy nhiên cuộc nổi dậy này đã bị người Anh thẳng tay đàn áp. Sau đó người Anh tiếp tục đô hộ Iraq, dựng lên chính quyền bù nhìn, kiểm soát chặt chẽ nền công nghiệp dầu lửa của Iraq. Trong suốt hơn một thập kỷ cho đến Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều cuộc nổi dậy của các đảng phái, phong trào ở Iraq đều bị người Anh bóp nghẹt.

Chỉ đến năm 1959, khi Liên Xô hỗ trợ trực tiếp cho các lực lượng chống người Anh và người Mỹ ở Iraq, lập liên minh với đảng Baath, thì Iraq mới chấm dứt bị nước ngoài đô hộ. Nhưng trong nước lại liên tục diễn ra các cuộc đảo chính quân sự mà cuối cùng dẫn đến việc thành lập chế độ của Saddam Hussein.

Hiến pháp năm 1970 của Iraq tuyên bố mục đích "xây dựng một quốc gia Arab thống nhất và thiết lập chế độ XHCN". Và cũng chính với mục tiêu ấy mà đất nước Iraq gắn liền với nét đặc trưng dân tộc chủ nghĩa mang tính Arab của mình. Saddam Hussein đã thực hiện thành công chính sách quân sự hoá xã hội nhờ bán dầu lửa  vào năm 1973.

Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Iran - Iraq vào tháng 9 năm 1980 và kéo dài 8 năm đã làm cho đất nước này kiệt quệ. Cuộc chiến chỉ chấm dứt, khi có sự dàn xếp của Liên Hợp Quốc. Cuộc chiến đã làm 1 triệu người thiệt mạng và 2 triệu người bị thương đối với cả hai phía.

Tháng 8 năm 1990, Iraq lại tấn công Kuwait và xảy ra chiến tranh vùng Vịnh. Sau gần 3 tháng tiến hành chiến tranh, mặc dù bị thất bại, nhưng chính quyền của Saddam Hussein vẫn tồn tại. Từ đó Iraq chịu sự cấm vận của Liên Hợp Quốc và Mỹ. Là một người kiên quyết theo đường lối dân tộc, Saddanl Hussein kiên trì đường lối đối ngoại cứng rắn, không khuất phục trước ý đồ tiêu diệt chế độ Iraq của chính quyến Mỹ, tuy nhiên đối với thế giới, ông lại tìm cách thể hiện đất nước Iraq là nạn nhân của chính sách hiếu chiến Mỹ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #2 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 07:51:34 am »

SADDAM HUSSEIN - MỘT CON NGƯỜI, MỘT CHÍNH TRỊ GIA ĐỘC TÀI


Thời thơ ấu và con đường dẫn đến quyền lực


Thời thơ ấu
Saddam Hussein sinh ngày 28/4/1937 trong một gia đình nông nô thuộc làng al-Awja, ngoại ô thành phố Tikrit, là người theo dòng Hồi giáo Sunni. Cha của Saddam Hussein là Madzid - một người nông dân nghèo, cả đời làm ruộng và đã chết trước khi Saddam Hussein chào đời. Cậu bé lớn lên trong gia đình người chú ruột, đồng thời là bố dượng của cậu tên là Ibrahim al-Hassan, vì theo phong tục địa phương sau cái chết của người anh, người em sẽ lấy chị dâu của mình.

Saddam Hussein là một nhân vật khó hiểu. Cho đến giờ ngày sinh của ông vẫn nằm trong bí ẩn. Saddam Hussein luôn nói rằng ông sinh ngày 28/4/1937. Vào dịp này dân chúng Iraq được nghỉ một ngày và chế độ Iraq kỷ niệm long trọng sự kiện đó. Tuy nhiên, Saddam Hussein ra đời muộn hơn. Một bằng chứng được lưu giữ tại Viện bảo tàng đảng Baath, nằm trong một đường phố vắng vẻ của thủ đô Baghdad. Bên cạnh khẩu súng lục và khẩu súng AK của Saddam Hussein, một tờ giấy thông hành do Cơ quan an ninh Xyri cấp cho Saddam Hussein khi ông ta trốn sang Damas sau vụ ám sát Thủ tướng Iraq Kassem, đề ngày 18/2/1960, được bày trong tủ kính. Năm sinh của ông được ghi là năm 1939 chứ không phải năm 1937. Ở tuổi 20, Saddam Hussein không có bất cứ lý do gì để nói dối nhà cầm quyền Xyri.

Tại sao có sự khác nhau như vậy? Liệu có phải các số hộ tịch đôi khi được cất giấu không cẩn thận vào thời kỳ đó đã ghi sai? Rất có thể sau này, Saddam Hussein đã tự làm già đi để bằng tuổi vợ ông ta (Sajida). Vào những năm 1950, trong xã hội phương Đông người ta khó chấp nhận việc chồng ít tuổi hơn vợ.

Saddam Hussein thiếu tình yêu của cha. Sự dạy dỗ của cha dượng rất nghiêm khắc, dữ đòn, cậu bé không được khóc cũng như không được tỏ ra yếu đuối. Saddam Hussein đã trung thành với nhiều tính cách của bộ tộc Beduin đã sinh ra ông. Một thế giới trong đó mỗi người gắn bó với bộ tộc của mình bằng lòng trung thành tuyệt đối, cùng với sự chống đối quyết liệt thế giới bên ngoài. Thời niên thiếu nghèo khổ đã dạy cho Saddam Hussein hiểu rằng đời là một cuộc chiến đấu và để tồn tại cần phải đấu tranh. Cậu bé đi bộ tới trường học, xỏ chân trong đôi dép rẻ tiền. Dọc đường, đôi khi cậu nghe tiếng chó sói hú. Rất nhanh chóng, cậu biết cách chế ngự nỗi lo sợ và trở nên rắn rỏi.

Năm 1947, khi mới 10 tuổi cậu bé đã rời quê hương lên thành phố Tikrit và ở nhà em trai mẹ mình là Tulfakh. Là người tham gia phong trào chống thực dân Anh do al-Gailani lãnh đạo năm 1941, người cậu đã truyền cho đứa cháu Saddam Hussein nhiều bài học về chủ nghĩa dân tộc và lòng căm thù chế độ thống trị của thực dân đế quốc nước ngoài. Năm 1954, Saddam Hussein thi đỗ vào trường al-Karh, một trường nổi tiếng là thành trì của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa toàn Arab.

Cuộc cách mạng Ai Cập nổ ra ngày 23/7/1952 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cục diện chính trị ở Iraq. Tổng thống Ai Cập Abdel Nasser trở thành thần tượng của Saddam Hussein và là lý tưởng của những người theo chủ nghĩa dân tộc toàn Arab. Năm 1957, khi 20 tuổi, Saddam Hussein gia nhập chi nhánh của đảng Baath toàn Arab tại Iraq.

Cuộc cách mạng 14/7/1958 là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đất nước Iraq. Iraq tuyên bố trở thành nước cộng hoà độc lập. Thế nhưng mùa xuân năm 1959 nổ ra cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa đảng Cộng sản Iraq và đảng Baath. Khẩu hiệu chính của những người đảng Baath là thống nhất thế giới Arab và chiến dịch tuyên truyền của họ đã thành công trong việc gây ảnh hưởng lên các tầng lớp dân cư rộng rãi và giới trí thức. Chủ nghĩa quốc tế vô sản của những người cộng sản Iraq dường như cái gì đó quá trừu tượng đối với dân chúng Iraq.

Saddam Hussein đã tham gia nhiều hoạt động lớn của đảng Baath, trong đó nổi bật nhất là tham gia hai âm mưu bất thành: Lật đổ chính quyền quân chủ thân thực dân Anh năm 1956 và ám sát thủ tướng Iraq Abdel Karim Kassem năm 1959. Ngày 6/10/1959 Saddam Hussein đã bị thương trong vụ ám sát bất thành này. Abdel Karim Kassem là người công khai chống lại chủ trương đoàn kết các nước Arab của Tổng thống Ai Cập Abdel Nasser thập kỷ 1960, mặc dù chủ trương này được nhiều nước trong khu vực cũng như đảng Baath ủng hộ. Hơn nữa, Kassem lại có lập trường thân Matxcơva, nên đã trở thành "cái gai phải nhổ" trong con mắt của cả chính quyền Mỹ lẫn các thành viên đảng Baath.

Sau vụ mưu sát Abdel Kanm Kassem thất bại, Saddam Hussein mang theo vết thương ở chân vất vả lắm mới tới được al-Avji, sau đó trốn sang Xyri, tới Damas, trung tâm chính của chủ nghĩa Baath. Ngày 21/2/1960 Saddam Hussein từ Jordani chạy sang Cairo Ai Cập và bắt đầu một giai đoạn hoạt động mới trong cuộc đời Saddam Hussein. Khi đó Cairo là trung tâm của chủ nghĩa dân tộc toàn Arab, của "chủ nghĩa xã hội cách mạng theo kiểu dân tộc". Ngày 25/2/1960 Saddam Hussein bị kết án tử hình vắng mặt tại Iraq vì dính líu tới vụ ám sát Abdel Kanm Kassem năm 1959. Thời gian lưu lạc tại Ai Cập, Saddam Hussein đã học 1 năm tại trường trung học nổi tiếng Kasr-an-Nil và được nhận bằng tốt nghiệp. Sau đó Saddam đã thi đỗ vào khoa Luật của Trường đại học Cairo và học ở đây 2 năm. Từ đó Saddam Hussein trở thành liên lạc viên giữa đảng Baath và Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) thông qua trung gian là Đại sứ quán Mỹ tại Ai Cập. Thời gian ở Cairo, Saddam Hussein từ một người đấu tranh theo kiểu khủng bố đã trở thành nhân vật chủ chốt của đảng Baath toàn Arab tại Ai Cập. Đảng Baath được thành lập năm 1942 do Michel Anak, một người Thiên Chúa giáo và ShAlahedin Bittar, một người theo dòng giáo phái Sunni lập ra năm 1942. Đảng Baath muốn đi tiên phong trong việc sáp nhập chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa xã hội nhằm chấn hưng các quốc gia Arab. Bản thân chữ Baath là một cương lĩnh Theo tiếng Arab, Baath đã có nghĩa là "phục sinh", "phục hồi" và "phục hưng". Việc các cường quốc phương Tây chia cắt thế giới Arab sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chính là điểm xuất phát của tư duy và hệ tư tưởng của đảng Baath. Nhận thức rõ thực tế bị phương Tây áp đặt sau sự sụp đổ của đế chế Ottoman, đảng Baath đã có tham vọng thống nhất lại các quốc gia Arab. Khẩu hiệu của đảng Baath là "thống nhất, tự do, xã hội chủ nghĩa". Tổ chức cơ cấu của đảng Baath đã phản ánh hệ tư tưởng: một bộ chỉ huy liên quốc gia Arab được thành lập bao trùm lên các bộ chỉ huy địa phương ở mỗi nước Arab. Còn cơ cấu quân sự của họ được sao chép theo khuôn mẫu của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 07:54:48 am »

Đường đến quyền lực
Do lãnh đạo của Iraq Abdel Karim Kassem có thái độ thân Liên Xô, nên Mỹ rất muốn thay thế chính quyền của viên tướng này và mọi việc được giao cho CIA đảm trách. Năm 1963, CIA cho thành lập một trung tâm chỉ huy tại Kuwait nhằm thông qua đảng Baath, thực hiện kế hoạch lật đổ Abdel Karim Kassem. Ngày 8/2/1963 đảng Baath đứng đầu là "khối XHCN" do đảng lập ra đã chiếm chính quyền ở Baghdad với sự hậu thuẫn mọi mặt và tích cực của Mỹ, các thành viên đảng Baath do Abd al-Salam Aref đứng đầu. Lịch sử Iraq lại thêm một trang đẫm máu và bi kịch. Chính quyền mới được dựng lên ở Baghdad do Abd al-Salam Aref làm Tổng thống, Ahmad Hasan al-Bakr làm Phó Tổng thống. Cả hai nhân vật này đều nổi tiếng có chủ trương ủng hộ "chủ nghĩa dân tộc toàn Arab” do Tổng thống Ai Cập Abdel Nasser để xướng. Tuy nhiên chính quyền của Abd al-Salam Aref chỉ duy trì quyền lực được 9 tháng. Quyền lực của họ dần rơi vào tay những người ngoài đảng Baath, vốn không có lập trường thân Mỹ. Những nhân vật lãnh đạo không thuộc đảng Baath không có lập trường thân Mỹ đã dành nhiều đặc ân về kinh tế cho Liên Xô và Pháp, làm cho Mỹ rất bất bình.

Những ngày đầu tiên sau cuộc chính biến, Saddam Hussein quay trở lại Baghdad. Thời đó rất nhiều người Arab háo danh muốn trở thành sỹ quan quân đội bởi đó là con đường tốt nhất để lập nghiệp và có một vị trí trong xã hội. Saddam Hussein nhờ cá tính của mình đã có thể trở thành một sỹ quan giỏi. Nhưng khi phân tích diễn biến tình hình đất nước, nơi đã xảy ra chính biến quân sự đầu tiên trong thế giới Arab, ông khẳng định rằng một chế độ quân sự không thể tạo nên một nhà nước hùng mạnh và ổn định. Mô hình một nước Nga Xô Viết và nước Đức phát xít vững chắc ở bên trong và xây dựng được quân đội hùng mạnh nhất thế giới dựa vào chế độ một đảng ngày càng có sức thu hút đối với Saddam Hussein. Ông nghiên cứu cặn kẽ kinh nghiệm của phong trào cộng sản, đặc biệt là những vấn đề về cơ cấu tổ chức đảng, đi sâu phân tích phương pháp của Stalin về việc thiết lập quyền kiểm soát đối với bộ máy của đảng và nhà nước. Khác với Abdel Nasser, sự phi thường của Saddam Hussein không phải là ảnh hưởng của ông đối với toàn thể sỹ quan mà là khả năng kiểm soát bộ máy của đảng. Sức mạnh của Saddam Hussein chính là tài tổ chức cho phép xây dựng một cơ cấu đảng chặt chẽ, lựa chọn, sắp xếp những người trung thành, biết tuân lệnh biết tận dụng những quan hệ gia đình, bộ lạc, tôn giáo, thị tộc và những mâu thuẫn.

Trong bài phát biểu của mình tại Đại hội toàn Arab lần thứ 6 của đảng Baath diễn ra tại Damas tháng 10/1963, Saddam Hussein vốn là người dũng cảm đã lớn tiếng chỉ trích hoạt động của Ali Salikh As-Saadi, Tổng Bí thư đảng Baath từ năm 1960 và là người có uy tín lớn ở Iraq. Theo đề nghị của Đại hội toàn thể Arập, Đại hội khu vực đảng Baath của Iraq ngày 11/11/1963 đã bãi nhiệm As-Saadi khỏi chức vụ Tổng Bí thư. Hoạt động của Saddam Hussein tại đại hội này có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp chính trị của ông, vì đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Michel Afliak - người sáng lập và Tổng bí thư của đảng. Từ tháng 10/1963 Saddam Hussein đã có quan hệ thân thiết và chặt chẽ với Michel Afliak và mối quan hệ này chỉ chấm dứt sau khi Michel Afliak qua đời.

Sau đại hội này vài ngày, ngày 18/11, quân đội dưới sự lãnh đạo của tướng Aref đã loại đảng Baath ra khỏi quyền lực. Thời gian đó, Saddam Hussein bắt đầu thành lập một đảng bí mật mới. Saddam Hussein đã thành công trong việc thuyết phục giới lãnh đạo cộng đồng Arab tin vào kế hoạch của mình là đúng đắn: đó là phải cơ cấu lại tổ chức của đảng Baath tại Iraq và chính họ đã thông qua quyết định thành lập ban lãnh đạo mới của đảng Baath tại Iraq vào tháng 2/1964. Thành phần của ban lãnh đạo mới này gồm có 5 người, trong đó có viên tướng nổi tiếng của Iraq là Ahmed Hasan al-Bakr và Saddam Hussein thuộc ban lãnh đạo khu vực của đảng Baath theo đề nghị của Afliak.

Trong điều kiện hoạt động bí mật và phức tạp như vậy các đảng viên của đảng Baath dưới sự lãnh đạo của Saddam Hussein đã thất bại trong hai vụ cướp chính quyền. Saddam Hussein bị bắt và bị giam trong xà lim.

Nhờ kế hoạch do al-Bakr đề ra, các đảng viên của đảng Baath, trong đó có Saddam Hussein đã được giải thoát khỏi nhà tù. Tại đại hội khu vực bí mật bất thường diễn ra tháng 10/1966 al-Bakr đã được bầu làm Tổng Bí thư, còn Saddam Hussein được làm trợ lý. Saddam Hussein được giao nhiệm vụ lãnh đạo một cơ quan đặc biệt của đảng là al- Jihad al-Has và mật danh của cơ quan này là "Jihad Hanin". Đây là "con đẻ" của Saddam Hussein và là bộ máy bí mật bao gồm những sỹ quan trung thành có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề về tình báo và phản gián.

Ngày 17/7/1968 Saddam Hussein chỉ huy một đơn vị quân đội chiếm phủ tổng thống và đảng Baath thực hiện thành công vụ đảo chính, loại bỏ được tướng Aref. Chính quyền tối cao rơi vào tay Hội đồng chỉ huy cách mạng do al-Bakr đứng đầu. Tướng Ahmad Hasan al-Bakr, người có quan hệ họ hàng với Saddam Hussein vừa là Tổng Bí thư của đảng Baath, Tổng thống và Tổng chỉ huy tối cao, còn Saddam Hussein được làm Phó Tổng thống, Phó chủ tịch Hội đồng chỉ huy tối cao phụ trách các vấn đề an ninh nội địa.

Tình hình trong nước rất phức tạp, đặc biệt là vấn đề người Kurd. Tuyên bố về quyền tự trị của người Kurd đã nhanh chóng được thông qua. "Mặt trận các lực lượng yêu nước" được thành lập dưới sự bảo trợ của đảng Baath. Điều đó đã nhanh chóng tác động sâu sắc đến tình hình chính trị trong nước: ở phía Bắc, nơi người Kurd sinh sống, các hoạt động quân sự chống quân đội chính phủ đã tạm ngừng.

Tháng 7/1970, theo sáng kiến của Saddam Hussein, đảng Baath đã đề ra một loạt những điều kiện cho Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Iraq, nếu muốn gia nhập Mặt trận tiến bộ dân tộc. Những điều kiện đó là "công nhận vai trò lãnh đạo của đảng Baath trong chính phủ, các tổ chức quần chúng và mặt trận", "công nhận sự tiến bộ mang tính lịch sử của cuộc cách mạng 17/7/1968".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #4 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 07:57:32 am »

Tháng 7/1973, Hiến chương hành động quốc gia được Tổng thống al-Bakr ký với tư cách là Tổng Bí thứ đảng Baath, còn Aziz Mohamed là Bí thứ thứ nhất Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Iraq. Đảng Dân chủ của người Kurd do mâu thuẫn nội bộ, nên đã tách thành hai đảng dân chủ. Sau đó Saddam Hussein đã thành công trong việc phân chia Đảng Cộng sản Iraq và đảng Dân chủ người Kurd, làm cho mâu thuẫn giữa họ tăng lên và cuối cùng ra đòn quyết định loại bỏ những đối thủ chính trị chủ yếu của đảng Baath.

Với vai trò là phụ tá cho Tổng thống Ahmad Hasan al-Bakr, người thường ốm yếu liên tục, Saddam Hussein dần dần thâu tóm quyền lực, tự mình đạo diễn một chương trình cải cách lớn và lập ra bộ máy an ninh hùng mạnh. Khi đã bắt đầu thâu tóm được quyền lực, Saddam Hussein cũng nhận thức được mối nguy hiểm tiềm tàng từ phía Mỹ. Saddam Hussein biết rất rõ Mỹ đã hai lần nhúng tay vào các cuộc đảo chính ở Iraq như thế nào. Saddam Hussein lo ngại rằng có thể một ngày nào đó, Washington sẽ quay sang giúp cho một thế lực khác để lật đổ chính quyền mà ông, với tư cách một Phó Tổng thống đã dày công tạo dựng. Chính vì vậy, Saddam Hussein bắt đầu tính chuyện tự bảo vệ cho mình và Iraq bằng cách đi tìm một thế lực khác hỗ trợ.

Chỉ vài tuần sau vụ đảo chính 17/7/1968, Saddam Hussein đã có mặt tại Matxcơva với mục đích tìm kiếm sự ủng hộ và mua vũ khí. Mối quan hệ Iraq - Liên Xô qua đó trở nên thắm thiết với đỉnh cao là việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước năm 1972, thời điểm mà cuộc Chiến tranh lạnh đang diễn ra gay gắt nhất.

Năm 1973, Baghdad tiến hành quốc hữu hoá Công ty dầu mỏ Iraq vốn được thành lập từ thời chính quyền thực dân Anh chuyên bán dầu mỏ cho phương Tây với giá rẻ mạt. Những khoản thu ngân sách từ nguồn dầu mỏ được chính quyền đầu tư vào ngành công nghiệp, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Nhờ có xuất khẩu dầu mỏ, Iraq trở thành một trong những quốc gia có mức sống cao trong thế giới Arập vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Đồng thời, Iraq cũng dùng tiền để xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu có cả vũ khí huỷ diệt hoá học, sinh học và hạt nhân. Saddam Hussein hiểu rõ rằng không thể thực hiện được những kế hoạch đầy tham vọng kia nếu không có được sự ủng hộ của nhân dân cho cuộc cải cách kinh tế và xã hội. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách phải nâng cao đời sống của nhân dân. Riêng Saddam Hussein ấp ủ nguyện vọng muốn thay đổi hình ảnh của mình từ một con người mạnh mẽ, nổi tiếng là hung bạo và tàn nhẫn bằng hình ảnh của một nhà lãnh đạo của nhân dân được ca ngợi, tán dương và thán phục.

Mặt khác, để củng cố vị trí và vai trò của mình trong đảng Baath và trong chính quyền, Saddam Hussein đã tăng quyền lực cho "Jihad Hanin". Saddam Hussein sử dụng cơ quan này không chỉ nhằm loại trừ những cá nhân hoặc phe nhóm nào đe dọa đến sự thống trị của đảng Baath từ bên ngoài, mà còn tiêu diệt nhiều phe cánh từ bên trong đảng Baath, siết chặt hàng ngũ của đảng bằng bàn tay sắt trên cơ sở cùng chí hướng. Một trong những nhiệm vụ chính của đảng Baath do Saddam Hussein đề ra là thiết lập sự kiểm soát hoàn toàn về tư tưởng và hành chính đối với quân đội. Các học viện và cao đẳng quân sự chỉ tiếp nhận các đảng viên của đảng Baath, còn các chức vụ cao trong đảng và quân đội chỉ dành riêng cho những sỹ quan có quan hệ thân thiết với Saddam Hussein và những người thân quê hương Tirkit. Saddam Hussein chủ trương chuyển sang hệ thống một đảng và loại bỏ dần các quan chức quân sự thuộc phe cánh của vị tướng già, Tổng Bí thứ đảng Baath al-Bakr ra khỏi đảng. Chính chủ trương đó đã đưa Saddam Hussein, một người trẻ hơn al-Bakr 25 tuổi vươn lên nắm quyền bính. Đến năm 1977, các tổ chức đảng ở cấp quận, huyện, các cơ quan đặc biệt, ban chỉ huy quân sự và các bộ trưởng đã phải báo cáo trực tiếp với Saddam Hussein. Trong khi đó chủ nghĩa toàn Baath đã xâm nhập vào toàn bộ cơ cấu, bộ máy nhà nước, chính quyền, các tổ chức xã hội, quần chúng. Và "Jihad Hanin" đã vươn những "xúc tu” của mình vào khắp xã hội.

Năm 1974, người Kurd ở miền Bắc Iraq nổi dậy. Họ nhận được sự hỗ trợ của chính quyền thân Mỹ ở Iran. Cuộc xung đột này buộc Baghdad phải ngồi vào bàn đàm phán với Tehran. Iraq đồng ý chia sẻ quyền kiểm soát con đường huyết mạch Shatt al-Arab đang gây tranh cãi với Iran. Đổi lại Tehran cắt viện trợ cho lực lượng chống đối người Kurd, tạo điều kiện để Baghdad giải quyết cuộc nổi dậy. Tất cả những quyết định quan trọng này của Baghdad đều có bàn tay tham gia của Saddam Hussein với vai trò Phó Tổng thống. Sau khi ký kết hiệp định với Iran năm 1975, Saddam Hussein áp dụng chính sách "toàn người Baath" đối với các tộc người thiểu số, trước hết là người Kurd được kết hợp với chính sách "Arab hoá" bằng vũ lực. Chính vì vậy, từ năm 1975 - 1978, có khoảng 380 nghìn người Kurd đã bị trục xuất khỏi khu vực Kurdistan.

Tháng 5/1978, 31 đảng viên cộng sản và những người ủng hộ họ bị kết án tử hình vì bị buộc tội xây dựng cơ sở cộng sản trong quân đội. Saddam Hussein tuyên bố những người cộng sản là "điệp viên nước ngoài", là "những kẻ phản bội Tổ quốc Iraq", sau đó bắt giữ những đại diện của Đảng Cộng sản và cấm đảng này hoạt động. Đảng Cộng sản Iraq phải rút vào hoạt động bí mật. Từ thời điểm này Iraq trở thành nước có chế độ một đảng, đảng Baath cầm quyền. Saddam Hussein thẳng tay đàn áp và trừng phạt những kẻ thù bên ngoài cũng như những đồng nghiệp cạnh tranh với mình trong đảng. Saddam Hussein cho rằng thời của "lãnh tụ cha al-Bakr" đã chấm dứt và vị trí đó đã đến lúc nhường lại cho "người con" là Saddam Hussein kế nhiệm.

Saddam Hussein được các nhà nghiên cứu đánh giá là một chính trị gia am hiểu sâu sắc tình hình, lịch sử và xã hội Iraq. Điều đó đã hỗ trợ đắc lực cho ông trong quá trình củng cố quyền lực cá nhân. Con bài quan trọng của Saddam Hussein là việc dần dần tìm cách đưa những người có quan hệ họ hàng hoặc cùng bộ tộc nắm các vị trí quan trọng trong các cơ quan quân sự và an ninh. Đồng thời, Saddam Hussein cũng tiến hành thăm dò động thái trong nước và quốc tế một cách âm thầm và cẩn thận, trước khi thực hiện bước đi quyết định để nắm trọn quyền hành ở đất nước nhiều dầu mỏ này.

Trước khi chiến tranh Iran - Iraq nổ ra, tháng 7/1979, Phó Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã thực hiện chuyến công du tới một số nước Arab thân Mỹ. Động thái này được coi là phép thử nghiệm của ông ta đối với thái độ của Washington một khi Iraq tấn công Iran, cũng như phản ứng của họ, nếu ông thay thế Ahmed Hasan al-Bakr lên làm tổng thống Iraq. Kết quả là Saddam Hussein đã giành được sự ủng hộ nhiệt liệt của cả Arab Saudi và Kuwait trong việc phát động chiến tranh chống Iran.

Thấy tình thế thuận lợi, cuối năm 1979, Saddam Hussein đã chính thức thay thế Ahmed Hassan al-Bakr lên làm tổng thống Iraq, thông qua phương thức mà báo chí và các học giả phương Tây gọi là "một cuộc đảo chính êm thấm". Ngày 16/7/1979, Tổng thống Ahmed Hassan al-Bakr xuất hiện trên vô tuyến truyền hình: vẻ mặt nghiêm trọng, ông thông báo với người dân Iraq việc ông rút lui khỏi đời sống chính trị và chuyển giao quyền lực cho rafiq ("đồng chí") Saddam Hussein. Vị tổng thống già nua đã viện những lý do cá nhân để giải thích quyết định đột ngột của mình. Không ai bị lừa. Từ lâu Ahmed Hassan al-Bakr đã bị lệ thuộc vào Saddam Hussein, người nắm quyền lực thực sự, hoàn toàn thao túng đảng Baath và bộ máy an ninh. Trò đã vượt qua thầy.

Việc Saddam Hussein lên nắm quyền là một bước ngoặt quyết định đối với chế độ Iraq, từ nay thu hẹp lại thành một nền chuyên chế, độc tài, cá nhân. Saddam Hussein cùng người anh em cùng cha khác mẹ là Barzan hỗ trợ đã tiến hành những cuộc thanh lọc triệt để nhằm loại bỏ những người không ăn cánh trong đảng Baath và cả ngoài đảng. Từ nay chỉ còn một tiếng nói duy nhất trong đảng, đó là tiếng nói của Saddam Hussein. Những ai dường như có thể ngăn cản ông ta trên con đường thăng tiến đều bị truy bức ráo riết. Saddam Hussein rất tâm đắc với câu châm ngôn: "Lắm người, lắm kẻ gây chuyện, hết người hết kẻ gây chuyện".

Tân Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã cho áp dụng một loạt các biện pháp an ninh cứng rắn nhằm củng cố quyền lực mới giành được. Sau khi trở thành tổng thống Iraq, Saddam Hussein ngày càng nói nhiều đến sứ mạng đặc biệt của Iraq trong thế giới Arab và "thế giới thứ ba". Tại Hội nghị các nước không liên kết tổ chức tại La Habana năm 1979, Tổng thống Saddam Hussein đã hứa cho các nước đang phát triển vay gần 4 tỷ USD nợ dài hạn lãi suất 0%, chính vì thế Saddam Hussein đã được những người tham dự hội nghị tán dương và ca tụng hết lời.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #5 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 08:00:25 am »

Chiến tranh Iran - Iraq (1980 - 1988)


Để khẳng định Iraq là cường quốc dẫn đầu trong khu vực, khẳng định vai trò của bản thân như "Hiệp sỹ của các dân tộc Arab", "Thanh gươm của người Arab" và thôn tính tỉnh Kudistan đầy dầu lửa và thiết lập sự kiểm soát hoàn toàn đối với đường ống nước Satt Al-Arab, Saddam Hussein đã lên kế hoạch quân sự quy mô lớn tấn công nước láng giềng Iran. Lên kế hoạch cho "chiến dịch Iran" của mình, Saddam Hussein cũng tính tới thái độ của Mỹ, nước phản đối kịch liệt cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 dẫn tới sự sụp đổ của Quốc vương Palehvi thân Mỹ. Chính vì vậy Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ cho Saddam Hussein tấn công xâm chiếm Iran với phương châm "Tọa sơn quan hổ đấu”, bởi thực chất Mỹ cũng chẳng ưa gì chế độ độc tài của Saddam Hussein.

Ngày 22/9/1980, quân đội Iraq bất ngờ mở cuộc tấn công quân sự vào lãnh thổ Iran. Ban đầu Tổng thống Saddam Hussein nhận định rằng cuộc chiến này sẽ kết thúc chóng vánh với thắng lợi vang dội, vì có sự hậu thuẫn của các nước phương Tây, cũng như một số nước Arab trong khu vực. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Iran Khomeini đã chứng tỏ mình là đối thủ không dễ gì khuất phục. Ông cũng có quyết tâm bảo toàn quyền lực và vị trí của Iran không kém gì Tổng thống Iraq Saddam Hussein.

Có thể nói cuộc chiến tranh Iran - Iraq huynh đệ tương tàn kéo dài 8 năm của những người anh em Arab chẳng những không mang lại lợi lộc gì mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả hai phía. Hơn nữa, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ lại rất muốn cuộc chiến tranh Iran - Iraq nhùng nhằng càng lâu càng tốt để có cơ hội bán vũ khí kiếm lời. Với những lý do đó, cuộc chiến tranh Iran - Iraq kéo dài đến 8 năm cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người và 2 triệu người thương tật cho cả hai phía, biến vùng dầu lửa vịnh Perside thành "chảo lửa chính trị" của thế giới. Cuộc chiến tranh này đã tiêu tốn của Iraq hàng trăm tỷ USD. Iran còn phải chấp nhận Nghị quyết 598 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 1988. Trong khi đó Iraq tự coi mình là người chiến thắng.

Mặc dù cuộc chiến tranh với Iran kết thúc năm 1988 đã đẩy Iraq rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về chính trị, người Kurd ở miền Bắc và người Iraq theo dòng Hồi giáo Shiite ở miền Nam đồng loạt nổi dậy. Nhưng sau chiến tranh Iran - Iraq, tệ sùng bái cá nhân Saddam Hussein trở nên hết sức phổ biến. Saddam Hussein trở thành "Anh hùng giải phóng dân tộc" kế tục sự nghiệp lịch sử và làm sống lại vinh quang của nhà nước Iraq cổ xưa.



Chiến tranh vùng Vịnh (1990 - 1991)

Sau cuộc chiến tranh với Iran, Saddam Hussein quyết định nhanh chóng trang bị cho quân đội những vũ khí hiện đại và phát triển ngành công nghiệp quân sự. Nhờ thế, chỉ 2 năm sau chiến tranh, Saddam Hussein đã xây dựng được một bộ máy chiến tranh lớn mạnh nhất vùng Đông Arab. Quân đội Iraq với quân số gần 1 triệu người được trang bị những vũ khí hiện đại đã nằm trong tốp dẫn đầu thế giới. Saddam Hussein còn sử dựng bộ máy tuyên truyền lớn mạnh của Iraq rùm beng về cái gọi là "sự bao vây thù địch" nhằm không để cho "Iraq có quyền bình đẳng với Israel".

Trong thời điểm này, Mỹ ngày càng có thái độ chỉ trích đối với Saddam Hussein xung quanh vấn đề người Kurd. Điều đó đồng nghĩa với việc tổng hành dinh của CIA đặt tại Kuwait, nơi từng được coi là hậu phương của Tổng thống Saddam Hussein, nay trở thành quả bom nổ chậm đối với ông. Mang theo mối lo ngại về cơ quan này và vì những lý do kinh tế khác, ngày 2/8/1990, Tổng thống Saddam Hussein đã ra lệnh cho quân đội Iraq tràn vào lãnh thổ Kuwait.

Sở dĩ Saddam Hussein tấn công Kuwait là do nguồn gốc sâu xa tranh chấp lãnh thổ của Iraq với Kuwait. Viện cớ có một thời kỳ (1546 - 1759) Kuwait nằm dưới sự quản lý của đế quốc Ottoman và là một bộ phận của Iraq, nên khi Kuwait được độc lập (năm 1961), Iraq không thừa nhận Kuwait. Tuy năm 1963 Iraq đã công nhận Kuwait, nhưng những người lãnh đạo vẫn đòi chủ quyền đối với Kuwait.

Nguyên nhân trực tiếp là những khó khăn về kinh tế sau chiến tranh với Iran (thiệt hại khoảng 400 tỷ USD) và thiệt hại do giá dầu của Kuwait và Các tiểu vương quốc Arập sản xuất vượt quá quota quy định làm cho giá dầu hạ từ 18 USD/thùng xuống còn 14 USD/thùng. Theo Iraq với giá dầu đó Iraq đã thiệt hại khoảng 89 tỷ USD. Ngoài ra, Iraq còn tố cáo Kuwait khai thác trộm dầu của Iraq trị giá 2,4 tỷ USD ở vùng Rumala thuộc biên giới tranh chấp giữa hai nước.

Liên quân do Mỹ đứng đầu đã vào lãnh thổ Kuwait và tấn công quân đội Iraq và ngày 24/2/1991 đã giải phóng được Kuwait. Tổng thống Saddam Hussein đã bị thất bại nhục nhã trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Tuy vậy, ông Saddam Hussein vẫn giữ nguyên vai trò là người lãnh đạo tối cao của Iraq.

Saddam Hussein đã mắc sai lầm lớn về chiến lược và chiến thuật trong việc thôn tính Kuwait khi không đánh giá hết những thay đổi diễn ra ở Liên Xô và trong thế giới Arab. Bên cạnh đó, phương Tây không thể ngồi yên nhìn Iraq chiếm lấy Tiểu vương quốc nhỏ bé nhưng giầu tài nguyên này. Bởi đó là đánh mạnh vào những lợi ích thiết thực của họ: dầu mỏ và khí đốt của Kuwait rẻ và đây là chế độ thân phương Tây. Hơn nữa, khi được ra tối hậu thư ngày 15/1/1991 hoặc là rút quân hoặc là chiến tranh, Saddam Hussein đã chọn con đường thứ hai, mặc dù biết rõ "lực lượng đa quốc gia" đứng đầu là Mỹ vượt trội hoàn toàn so với Iraq. Theo ước tính thiệt hại của Iraq chỉ trong 6 tuần chiến dịch "Bão táp sa mạc” cũng không thua kém gì so với chiến tranh 8 năm với Iran. Tuy nhiên, sự lựa chọn này lại mang lại sự nổi tiếng cho vị chính khách hiếu chiến, đầy bí ẩn và khó hiểu này.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #6 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 08:04:44 am »

Sức mạnh của Saddam Hussein

Sức mạnh của Tổng thống Saddam Hussein nằm ở đâu? Ngoài đảng Baath của ông, quân đội - một trong những đội quân được coi là hùng hậu nhất vùng Vịnh và lực lượng bảo vệ cộng hoà, Tổng thống Saddam Hussein còn có một thứ "vũ khí bí mật". Đó là Hudeir Abass Hamdan Shwerid, một cụ già 72 tuổi sống tại một làng ở phía Nam thành phố Baghdad. Cụ già này là thủ lĩnh của bộ tộc Abu Hamdan lớn nhất Iraq từ khi còn 15 tuổi.

rải rác khắp Iraq. Bộ tộc này hình thành từ thời đế quốc Omeyyade, thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Đặc điểm của bộ tộc này là nếu trung thành với ai, họ sàn sàng xả thân hy sinh tính mạng vì người đó. Người mà họ trung thành không phải ai khác mà chính là Saddam Hussein. Ngoài bộ tộc Abu Hamdan, Iraq còn có hàng trăm bộ tộc khác. Và hầu như tất cả những bộ tộc này đều tôn kính và ngưỡng mộ Saddam Hussein. Lý do khá đơn giản: khác với các nhà lãnh đạo trước đây, Tổng thống Saddam Hussein không chủ trương đàn áp các bộ tộc ít người, vì sợ họ không thuần phục chính phủ trung ương, Saddam Hussein dừng sức mạnh kinh tế cải thiện đời sống các bộ tộc, thu phục nhân tâm là chính. Chính Shwerid đã công khai bày tỏ lập trường của bộ tộc Abu Haman: "Chúng tôi hợp tác hoàn toàn và trung thành với Saddam Hussein”. Sau chiến tranh vùng Vịnh (1990 - 1991), Tổng thống Saddam Hussein quyết định thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, chống chia rẽ giữa các bộ tộc. Ông giúp các bộ tộc tiền bạc, thực phẩm, thiết bị và địa vị chính trị xã hội. Nhờ vậy, Saddam Hussein đã thành công trong việc củng cố và gia tăng quyền lực nhờ các bộ tộc giúp sức. Kể từ ngày Liên Hợp Quốc cấm vận kinh tế Iraq, các bộ tộc sống khó khăn. Nhưng khi họ xin trợ cấp, Saddam Hussein không bao giờ từ chối. Do đó, họ quyết tâm bảo vệ Tổng thống Saddam Hussein đến cùng.


Sáu sai lầm lớn và quân sự của Saddam Hussein

Cuộc chiến Iraq do Mỹ phát động đã kết thúc, Tổng thống Mỹ George W.Bush ngày 1/5/2003 tuyên bố là các cuộc hành quân quan trọng đã chấm dứt, tức là sự thống trị của đảng Baath và nhiệm kỳ của Tổng thống Saddam Hussein cũng bị kết thúc. Nhưng sau khi Baghdad thất thủ, rơi vào tay Liên quân Mỹ - Anh, Saddam Hussein mất tích. Tuy nhiên, nguyên nhân việc Baghdad thất thủ một cách nhanh chóng, cục diện chiến tranh thay đổi đều có một phần lý do từ cách chỉ đạo của người đứng đầu đất nước. Dưới đây là bản phân tích 6 sai lầm của Saddam Hussein trong việc chỉ huy các lực lượng bảo vệ đất nước của tờ Le Courier:

1. Không lường hết được các cuộc tấn công của Mỹ, về tổng thể còn lơ là trong công tác chuẩn bị cho chiến tranh: Khi khủng hoảng nổ ra, Chính phủ Iraq đã gửi gắm hy vọng vào việc cộng đồng quốc tế có khả năng ngăn chặn hành động đơn phương của Mỹ, lãng phí nhiều tiền của và thời gian vào các vấn đề ngoại giao, bầu cử, thanh sát vũ khí, thiếu coi trọng công tác chuẩn bị chiến tranh cho chính mình; không biết tận dụng thời cơ có lợi để tăng cường chuẩn bị đối phó với chiến tranh. Từ tháng 12/2002 đến khi chiến tranh bắt đầu, Saddam Hussein chỉ tổ chức có 2 đến 3 hội nghị tác chiến, thiếu sự nghiên cứu và chuẩn bị cần thiết cho tình huống khó khăn.

2. Chưa hình thành cục diện cả nước sẵn sàng đánh địch: Iraq hiện có 23 triệu dân; từ tháng 8/2003 khi khủng hoảng đến khi xảy ra chiến tranh có thời gian 8 tháng để chuẩn bị; từ 1/10, khi Mỹ đưa quân ồ ạt tới vùng Vịnh cũng vẫn còn 2 tháng chuẩn bị. Với thời gian dài như vậy, nếu khẩn trương động viên, Iraq ít nhất cũng huy động được 1 triệu người, có thể hình thành thế răn đe khá mạnh đối với Mỹ. Nhưng đội quân thường trực của Iraq lại không thấy tăng cường rõ rệt. Cần phải thấy rằng, chiến tranh đối với nước mạnh là cục bộ nhưng đối với nước yếu là chiến tranh toàn diện, không dựa vào chiến tranh nhân dân thì không thể kháng cự được kẻ địch mạnh.

3. Công tác tuyên truyền không đầy đủ, chưa tập hợp lực lượng dân tộc lớn mạnh: Đứng trước hoạ ngoại xâm, Iraq tuy coi trọng tuyên truyền, nhưng động viên chống chiến tranh lại thiếu nghiêm trọng, chưa hình thành được khí thế của toàn dân tộc trước kẻ thù. Trước chiến tranh, dân chúng Iraq lại còn tranh cãi nhau về địa giới Baghdad, chuẩn bị cho hậu chiến. Ở những khu vực bị quân Mỹ - Anh chiếm đóng, một số dân chúng đã ra đón chào quân Mỹ- Anh, giúp quân Mỹ huỷ hoại nhà Hussein. Một số đơn vị quân đội khi chưa chiến đấu hoặc mới kháng cự mang tính tượng trưng đã đầu hàng. Điều đó chứng tỏ công tác tuyên truyền giáo dục chưa tốt.

4. Lơ là trong công tác chuẩn bị chiến trường, hệ thống phòng ngự có nhiều lỗ hổng: Thực tiễn chiến tranh đã chứng minh, các công trình chiến trường có thể nâng cao đáng kể uy lực của vũ khí trang bị, làm tăng sức chiến đấu của quân đội. Mỹ đã đúc kết, trong chiến tranh thế giới thứ hai, cùng một loại vũ khí, nếu có công trình chiến trường sẽ làm giảm 69% tốc độ tiến công của đối phương, tiến được 1 km thì thương vong của bên tiến công cao gấp 1,8 lần bên phòng ngự, xe tăng bị diệt cao gấp 1,28 lần. Khu vực phía tây Iraq về cơ bản là không có quân đội phòng giữ, khiến bộ binh cơ giới Mỹ đánh thẳng vào quá dễ dàng. Trong một số trận chiến đấu quanh Baghdad, Iraq không có công sự phòng ngự dã chiến mang lại hiệu quả, cũng không biết lợi dụng vật thể kiến trúc có lợi để xây dựng thành trận địa phòng ngự kiên cố, về cơ bản không có chướng ngại vật, không bố trí bãi mìn. Một số lượng lớn mìn và súng đạn giữ trong kho, bị quân Mỹ tước đoạt. Trong cuộc chiến vùng Vịnh lần trước, Iraq đã rải hơn 1000 thuỷ lôi ở khu vực vịnh Perside, làm hư hỏng nặng 4 tàu chiến Mỹ; còn lần này chỉ bố trí có vài chục quả thuỷ lôi, không tạo thành mối đe dọa đối với binh lực và công tác tiếp tế hậu cần của Mỹ.

5. Hệ thống chỉ huy bị tổn thất, mất khả năng điều hành: Thời kỳ đầu chiến tranh, hệ thống chỉ huy điều hành của quân đội Iraq còn phát huy được tác dụng, tổ chức được một số hành động phản kích có quy mô nhất định. Nhưng từ ngày 4/4 trở đi có thể thấy khả năng chỉ huy quân đội của Hussein đã suy giảm rõ rệt, chứng tỏ công tác chuẩn bị cho hệ thống chỉ huy của Iraq trước chiến tranh không đầy đủ, trang thiết bị và khí tài thiếu thốn. Trong tình hình bị mất liên lạc, cấp dưới thiếu khả năng ứng biến độc lập.

6. Thiếu tính chủ động chiến lược, luôn bị động để cho dối phương tiến công: Tiến công là cách phòng ngư tốt nhất, nhất là tác chiến trong thành phố. Nếu Iraq biết lợi dụng khi địch tiến vào đơn độc, nhử địch vào sâu, biết lợi dụng địa hình, địa vật, tập trung lực lượng tổ chức phản kích đúng thời cơ, tiêu diệt một bộ phận địch, rất có khả năng sẽ thay đổi được tiến trình chiến tranh. Nhưng sự chủ động tiến công đó của phía Iraq đều không được thực hiện.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 08:16:26 am »

Những giai thoại về Saddam Hussein

Saddam Hussein không bao giờ nghỉ đêm tại một chỗ hai lần và cũng không bao giờ nghỉ đêm tại bất cứ cung điện nào trong vô số cung điện dành riêng cho ông. Nhưng trong khi đó vì mục đích bảo mật, đội cận vệ của Saddam Hussein bao giờ cũng buộc các nhân viên phục vụ các cung điện phải làm việc như thể Saddam Hussein đang ngủ đêm tại đó. Ban đêm Saddam Hussein ngủ không quá 4 đến 5 tiếng đồng hồ và thường tỉnh giấc lúc 3 giờ sáng. Bài thể dục buổi sáng của ông bao giờ cũng phải đi kèm với bơi lội trong bể bơi và ông coi hoạt động này vừa là thú vui cá nhân, vừa là sự cần thiết cho sức khoẻ. Saddam Hussein bị mắc bệnh đau cột sống, nên chính việc bơi lội này làm cho ông giảm bớt những cơn đau đớn. Saddam Hussein không thích dạo bách bộ, mặc dù các bác sỹ khuyên ông mỗi ngày nên đi bộ khoảng 2 giờ đồng hồ. Ở độ tuổi 65, khi đi bách bộ ông đã phải chống gậy, vì thế trong các băng ghi hình làm tư liệu, ông chỉ cho phép quay vài ba bước chân khi ông di chuyển mà thôi.

Tổng thống Iraq tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống. Ông thích ăn các món chế biến từ cá, rau tươi hoa quả và salat. Ông ăn khá ít, mặc dù trông ông to lớn như vậy. Khi ăn, ông thích uống một cốc rượu vang đỏ, nhưng chỉ cho phép mình uống những lúc ít người thân cận có mặt.

Saddam Hussein đọc rất nhiều sách. Ông thích văn học cổ điển Arab và thế giới, tiểu thuyết về những nhân vật tầm cỡ thế giới để lại dấu ấn trong lịch sử. Thần tượng của ông trong chính trị là Winston Churchil. Bản thân Saddam Hussein cũng viết một số cuốn tiểu thuyết mang hơi hướng của chủ nghĩa lãng mạn. Hai cuốn sách được yêu thích nhất ở Iraq của ông là cuốn "Zabiha và Hoàng đế”“Pháo đài". Trước khi công bố những cuốn sách này, ông bí mật gửi đến các nhà văn chuyên nghiệp ở Iraq để nhận những lời bình luận cũng như gợi ý của họ. Thị lực của ông kém, nên bao giờ ông cũng yêu cầu chuẩn bị các bài phát biểu cho ông phải soạn thảo bằng chữ cỡ to, bởi ông không thích xuất hiện trước công chúng và dư luận trong cặp kính lão.

Saddam Hussein là người ưa hoạt động. Phòng làm việc của ông luôn cực kỳ ngăn nắp. Ông thường xuyên gặp gỡ với các bộ trưởng và tướng lĩnh, theo dõi mọi sự kiện trong nước và quốc tế. Những báo cáo khác nhau của các Bộ trưởng được sắp xếp trật tự. Mỗi báo cáo đều bao gồm tường trình chi tiết tình hình thực tế, những khoản chi tiêu mới nhất và báo cáo tóm tắt, có lúc ông chọn lựa vài báo cáo để nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Không ai biết báo cáo nào được ông kiểm tra. Nếu như chi tiết trong báo cáo không khớp với báo cáo tóm lược hoặc ông không hiểu, ông cho triệu tập ngay vị Bộ trưởng đó đến để làm cho ra nhẽ. Trong các cuộc họp như vậy, Tổng thống Saddam Hussein luôn im lặng một cách lịch sự, hiếm khi ông cao giọng. Tổng thống Saddam Hussein thích thể hiện là người kiểm soát mọi lĩnh vực của đất nước, từ luân canh cây trồng cho tới vấn đề phân tích nguyên tử. Tuy nhiên, các cuộc họp này có thể trở thành đáng sợ khi mơn trớn, quở trách hay vặn hỏi các thuộc cấp. Thời gian biểu của ông được tính tới từng phút, do đó lúc nào bên mình ông cũng kèm theo một cuốn sổ nhỏ ghi lịch trình làm việc của mình. Đôi khi có những lời xì xào chê bai ông, vì khi tiếp chuyện mọi người thỉnh thoảng ông lại "nhẹ nhàng" rút lui chừng độ dăm chục phút để ngủ lấy sức, rồi sau đó quay trở lại phòng làm việc và tiếp tục câu chuyện với người đối thoại, làm như không có chuyện gì xảy ra.

Ông thường xem tin tức qua truyền hình, nhưng không chỉ xem truyền hình Iraq hoặc các kênh phát chung cho các nước Arab, mà cả các kênh truyền hình nước ngoài như CNN hoặc BBC. Ông cũng rất thích xem phim truyện của Mỹ, ham nhất là các phim trinh thám kiểu như "Một ngày của Shakal", "Ba ngày của Kondor" hoặc "Kẻ thù của quốc gia".


Đam mê lâu đài, cung điện

Tikrit, cái nôi tuổi thơ quê hương của Saddam Hussein, nổi tiếng về tính tàn bạo và ý thức nổi loạn của dân chúng, nhưng nghèo đói. Người Tikrit cũng là những quan toà tuyệt vời để xét xử nhân cách của những người đối thoại với họ. Trước khi trở thành trung tâm Hồi giáo, Tikrit đã từng là một trung tâm Cơ Đốc giáo lớn ở Trung Đông. Trong thời gian dài dân chúng đã không chịu cải đạo. Phải dùng đến các biện pháp tàn bạo, các chiến binh Hồi giáo mới giành được thắng lợi vào khoảng năm 800. Khi Saddam Hussein lên nắm quyền Tikrit đã đổi mới nhờ sự hào phóng của Saddam Hussein. Những đại lộ lớn trồng cọ hai bên chạy giữa những khu nhà thấp mái ngói, được thiết kế để giữ hơi mát. Ở trung tâm thành phố, Saddam Hussein cho xây một ngôi đền nhỏ bằng đá đỏ, mái vòm có lỗ châu mai do chính ông thiết kế. Thành phố cổ Tikrit đã bị san phẳng để xây dựng các dinh thự. Dinh thự được xây ngay trên đống đổ nát của một pháo đài Cơ Đốc giáo nằm ở thượng nguồn sông Tigris, nơi Saladin ra đời. Một cổng chào đồ sộ với các tượng kỵ sỹ giương cao một thanh kiếm và một lá cờ đính các quả tên lửa, dẫn vào một trong những dinh thự đó. Đó là biểu tượng quyền lực của Saddam Hussein. Ngoài những dinh thự của Saddam Hussein, còn có rất nhiều dinh thự của những người thân và các quan chức cao cấp Iraq. Tất cả đều nhờ sự hào phóng của Saddam Hussein, nên Tikrit mới đổi đời như vậy.

Saddam Hussein là sự pha trộn giữa những huyền thoại và truyền thuyết. Thừa kế một nền văn minh lâu đời, ông muốn là một người xây dựng, noi theo những tổ tiên vinh quang của mình. Tại vị trí vườn treo Babylon cổ xưa có một tấm biển tưởng niệm viết: "Vào thời Tổng thống Saddam Hussein, người che chở vĩ đại của Iraq đã làm cho đất nước và nền văn hoá hồi sinh, thành phố đã được xây dựng lại lần thứ ba năm 1989 sau Công nguyên". Saddam Hussein đã cho khắc tên ông ta trên những khối đá để trùng tu này.

Được hoàn thành phần lớn sau năm 1991, các dinh thự của Saddam Hussein đã bộc lộ tính cách hoang tưởng tự đại của ông ta. Trên bờ sông Habaniyeh, ở miền Trung Iraq Saddam Hussein cho xây một dinh thự có hình dáng một du thuyền lớn thả neo trên sông. Một số dinh thự khác phỏng theo vườn treo Babylon nổi tiếng, một trong bảy kỳ quan của thế giới.

Đó là những toà nhà lớn xây bằng vô số những tảng đá hoa cương với những phòng khách nhỏ sang trọng kiểu Floren, do những nghệ nhân người Iraq và cả người nước ngoài trang trí. Trong các khu vườn được điểm xuyết bằng những vòi phun nước nhân tạo để thoả mãn cơn khát của ông. Ở đây còn có cả ngôi nhà nhỏ kiểu Trung Hoa.

Dọc bờ phía Đông sông Tigris, nơi đi dạo ưa thích của người dân Baghdad, Saddam Hussein đã cho xây dựng hai khu dinh thự tổng thống. Những khu đất cạnh đó đã được trưng dụng bằng những khoản tiền lớn bồi thường cho những chủ sở hữu. Vì lý do an ninh, người đi bộ bị cấm qua lại trên cầu mang tên 14 tháng Bảy nằm dọc theo một trong những dinh thự đó, và những người đi xe máy không được dừng tại đây.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #8 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 08:24:43 am »

Những người vợ và các con của Saddam Hussein

Mặc dù tàn bạo với kẻ thù chính trị và kiên quyết trấn áp những kẻ nào mưu toan chống lại mình, nhưng Saddam Hussein lại rất giản dị với gia đình. Ông có cả thảy 4 người vợ. Sajida là người vợ đầu của ông, sinh cho ông 5 người con. Hai con trai Uday và Qusay, ba cô con gái - Rana, Raghad và Hana. Sau Sajida, năm 1986, Saddam Hussein cưới cô Samira Shabandar, vợ cũ của Nour Edine al-Safi, Chủ tịch, Tổng giám đốc Hãng hàng không Iraq và Samira đã sinh cho ông một con trai là Ali. Tiếp đó ông kết hôn với Nidal Hamdani, nữ giám đốc Cơ quan năng lượng mặt trời thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghiệp hoá quân sự. Và lần cuối cùng, ông kết hôn với con gái của một trong những quan chức cao cấp của chính phủ Iraq. Đó là cô Iman Hueish, 27 tuổi. Bố cô ta là Bộ trưởng công nghiệp quân sự. Saddam Hussein già hơn vị hôn thê thứ tư của mình tới 38 tuổi. Iman nổi tiếng ở Baghdad, vì được coi là một trong những phụ nữ đẹp nhất. Cô có mái tóc hoe vàng, vì mang dòng giống của người mẹ Đức.

Là người cha tốt trong gia đình, Saddam Hussein thường đưa con gái út Hana đi học ở trường nữ tu sĩ thánh đường Bab Charqi bằng chiếc xe hơi Coccinelle Volkswagen mầu xanh sẫm. Thời gian đầu leo lên đỉnh cao quyền lực, ông vẫn dành thời gian chăm sóc con cái. Dần dần, cuộc sống riêng của ông bị cuốn hút bởi những công việc đại sự. Hai con trai ông là Uday và Qusay phải chịu thiệt thòi và học hành không đến nơi đến chốn. Sau khi cuộc chiến xảy ra, hai con trai ông là Uday và Qusay đã bị quân Mỹ bắn chết thê thảm.


Saddam Hussein và nỗi sợ bị ám sát

Tại phòng VIP của sân bay Amman, Quốc vương Hussein của Jordani tỏ ra sốt ruột. Ngài đang đón các nguyên thủ quốc gia trong Hội đồng hợp tác Arab tới họp hội nghị cấp cao. Trong tiếng nhạc trang trọng chờ đón, một chiếc máy bay của Hãng hàng không Iraq hạ cánh, nhưng thật bất ngờ, chiếc máy bay trống không. Vài phút sau, một chiếc Boeing thứ hai đỗ xuống, nhưng cả lần này nữa, không có ai bước lên tấm thảm đỏ. Quốc vương Jordani nhỏ thó càng tỏ ra sốt ruột hơn. Cuối cùng ông bạn láng giềng khó hiểu đã tới trên chiếc máy bay thứ ba hạ cánh. Nhưng chưa hết!

Các nguyên thủ quốc gia đã được bố trí ăn nghỉ tại một khách sạn lớn của thủ đô Jordani. Saddam Hussein từ chối. Chỉ ít phút sau khi hạ cánh, Saddam Hussein đột nhiên quay sang Chủ tịch Thượng viện và là cựu Thủ tướng Jordani: "Có thể cho tôi nghỉ nhà Ngài đêm nay được không?” Ngạc nhiên, ông này trả lời: "Tất nhiên, thưa Ngài Tổng thống, nhưng chỉ xin phép được báo trước cho gia đình tôi".

Trong chuyến đi nước ngoài lần cuối cùng, Saddam Hussein đã ngủ qua đêm ở một nơi cách xa các đồng nghiệp Arab. Ông đã đưa từ Baghdad tới từ đồ ăn, thức uống, đến cả đầu bếp và những người kiểm nghiệm thức ăn. Từ lâu, ông đã nổi tiếng không bao giờ ngủ hai đêm liền cùng một chỗ và hạn chế sinh hoạt gia đình đến mức tối thiểu. Trong nhiều cuộc khủng hoảng nổ ra với cộng đồng quốc tế, ông thường cải trang thành dân thường xuất hiện bất ngờ ở những khu bình dân. Vài phút trước đó, một nhóm vệ sỹ tới gõ cửa thông báo với chủ nhà: "Hãy chuẩn bị đón một vị khách đặc biệt trong đêm nay”. Sáng sớm hôm sau, ông khách đặc biệt Saddam Hussein cũng lại lặng lẽ rút đi như khi đến... Giữa đám đông dân chúng, làm sao ai có thể nhận ra ông được?

Saddam Hussein ít khi sống trong các dinh thự nơi ông thường chỉ dùng để tiếp khách nước ngoài. Ông sống trong các biệt thự riêng và thường xuyên thay đổi nơi ở. Trong cuộc xung đột Saddam Hussein ngủ qua đêm trong một lều bạt ngoài sa mạc, trong các nông trang gần Bassorah và trong khu dân cư thuộc khu vực Jirnera-Ghazalie, ở ngoại ô Baghdad. Để tạ ơn Thượng đế che chở, ông cho xây dựng một đền thờ Hồi giáo, Oum el-Maarek, để thờ "Người mẹ các trận đánh", tên tưởng niệm cuộc chiến tranh vùng Vịnh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #9 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 08:54:13 am »

Mị dân

Mị dân là một trong những thủ đoạn chính trị của Saddam Hussein. Để ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám, năm 2002 tất cả các giáo sư đại học được tặng một máy tính xách tay. Ông còn cấp biệt thự cho các sỹ quan quân đội nghỉ hưu hoặc xe ô tô cho một đại sứ đã về hưu khi ông này đến phàn nàn về thu nhập quá thấp. Ngày nào cũng vậy, các đầu bếp trong các dinh thự của ông tất bật chuẩn bị bữa ăn cho hàng chục khách mời, phòng khi Saddam Hussein xuất hiện đột ngột. Thường là không đến, khi đó món ăn được phân phát cho dân làng bên cạnh. "Đức vua chiêu đãi các thần dân của ông ta". Saddam Hussein sẵn sàng tham gia cuộc chạy maraton được truyền hình cẩn thận cùng với các đại diện các tầng lớp xã hội.

Saddam Hussein chính là Iraq và Iraq chính là Saddam Hussein: cưỡi trên mình ngựa, mặc lễ phục hoặc trong trang phục truyền thống người Beduin, đó là hình ảnh chính của người cha dân tộc. Từ khi Mỹ đe dọa can thiệp, chân dung mô tả ông khoác một chiếc áo choàng sẫm màu, đầu đội mũ, tay lăm lăm khẩu súng săn đã thay thế những bức chân dung cũ. Trước khi ra gặp dân chúng trên lễ đài, ông cho nổ vài phát súng trường để thị uy và nâng cao "tinh thần sẵn sàng chiến đấu của mình". Dường như, những hành vi và cử chỉ của ông như muốn nói với dân chúng: “Iraq sắp có chiến tranh và tôi là người đầu tiên bảo vệ các bạn".

Saddam Hussein luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh của mình trong những cảnh được dàn dựng. Trong những năm 1970, khi mới chỉ là nhân vật thứ hai của chế độ, ông đã thấy được tất cả sức mạnh của truyền hình, khi các gia đình đua nhau đi mua sắm máy thu hình. Các khán giả truyền hình sẽ quen dần với hình ảnh của ông trong sinh hoạt hàng ngày của họ. Khi đó Saddam Hussein rất tích cực đi thăm các gia đình người Shiite để lấy lòng cộng đồng này. Trò chuyện với các bà nội trợ ngoài chợ, với những nông dân trong một trang trại hoặc nói chuyện với các sinh viên trên một giảng đường, Saddam Hussein thích ứng với tất cả khán giả của mình, và luôn diễn ra dưới con mắt chăm chú của các ống kính camera.


Saddam Hussein với tín ngưỡng


Tín ngưỡng không hề là điểm chính và sùng đạo của Saddam Hussein. Nhưng Saddam Hussein biết lợi dụng tôn giáo để phục vụ những tham vọng cá nhân. Thậm chí Saddam Hussein còn mơ làm "Thượng đế” như ông đã từng có lần thổ lộ  với anh em họ hàng. Vào giữa những năm 1990, Saddam Hussein phát động một chiến dịch "quay về với tín ngưỡng". Ông ra lệnh cấm uống rượu ở những nơi công cộng, tăng số lượng các mục tin tức tôn giáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, triển khai chương trình xây dựng những đền thờ Hồi giáo mới đã khuấy động lại ý thức tôn giáo trong dân chúng Iraq.

Saddam Hussein tự cho mình là người dẫn dắt cộng đồng các tín đồ. Chủ nghĩa dân tộc dần dần bị lãng quên, ông chủ của Baghdad chuyển hướng sang thần bí tôn giáo. Để lên dây cót tinh thần cho các chiến binh trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, Saddam Hussein đã nói tới những "thiên thần", "thiên đường". Saddam Hussein đã đối phó như vậy với người Iran, khi họ tấn công các vị trí của Iraq bằng những làn sóng binh lính cuồng tín treo trên cổ chiếc chìa khoá mở cửa lên "Thiên đường” và những dải băng tôn giáo. Mỗi buổi tối vào giờ cầu nguyện, trên màn hình vô tuyến truyền hình lại thấy một Saddam Hussein sùng kính, cầu nguyện Đấng Tối cao Alah. Để thể hiện sự nhập cuộc của mình, ông đã ra lệnh xây dựng lại ngôi đền thờ Hồi giáo lớn nhất, sau đền thờ Meca, mang tên ông. Sau khi hoàn thành, đền thờ Saddam Hussein chứa được trên 100.000 tín đồ.


Khát cao quyền lực song hàm với tàn bạo

Quyền lực của Saddam Hussein được xây dựng trên nỗi sợ hãi. Tháng 3/1982, ba năm sau khi lên làm tổng thống, Saddam Hussein đã điềm nhiên bắn chết Bộ trưởng Y tế Riyad Ibrahim trong một cuộc họp Chính phủ. Saddam Hussein đã triệu riêng ông này sang một phòng bên cạnh và rút súng lục bắn thẳng vào đầu đối tượng. Kẻ bất hạnh này trước đó đã dám bạo gan gợi ý Saddam Hussein tạm thời để cựu Tổng thống Ahmed Hassan al-Bakr thay thế trong việc tiến hành thương lượng hoà bình với Iran. Thực ra, hình như Saddam Hussein đã biết vị Bộ trưởng này làm giàu bằng những loại thuốc quá hạn, trong đó có thuốc Peniciclin, làm thiệt mạng nhiều binh lính bị thương ngoài mặt trận trong cuộc chiến với Iran.

Chỉ trích tức là chết. Mọi sự chống đối nội bộ bị bóp chết từ trong trứng. Luật im lặng được thiết lập ngay cả giữa vợ và chồng. Người này không dám nói với người kia ý nghĩ sâu kín của mình, vì sợ bị tố giác một khi họ ly hôn. Ở trường học, các thầy giáo đương nhiên có thể hỏi học sinh về thái độ của cha mẹ các em. Hãy coi chừng ông bố nào dám quẳng chiếc giày vào màn hình vô tuyến trong buổi phát các chương trình tuyên truyền: ông ta có thể bị tù, thậm chí bị hành quyết.

Sự khát khao quyền lực đến vô độ và kỳ cục đã biến Saddam Hussein thành kẻ chiếm đoạt lịch sử. Trong các văn bản chính thức Saddam Hussein được coi như nhà tiên tri. Báo chí chỉ biết ca ngợi "đức tin, sự can đảm, lòng dũng cảm, sự công minh và lòng nhân ái" của nhà tiên tri đã hội tụ đầy đủ trong con người Saddam Hussein, người được mệnh danh là "Thủ lĩnh chiến thắng của Thượng đế".

Chìa khoá để nắm giữ quyền lực lâu dài của Saddam Hussein là thiết lập một mối quan hệ chưa từng có ở Trung Đông giữa một hệ thống cũ và mang tính truyền thống trung thành của các bộ tộc với một cơ cấu quân sự an ninh của một nhà nước hiện đại. Sự độc đáo ở chỗ gắn thực tiễn xa xưa này vào một đất nước có tham vọng quân sự lớn nhất thế giới Arab. Kết quả là một chế độ lai tạp: không độc tài quân sự cũng không cộng hoà thế tục, và lại không phải chế độ thần quyền.

Saddam Hussein đã hướng theo chủ nghĩa Stalin. Ông đã chú ý đến những đặc thù của tôn giáo và cộng đồng của người Iraq. Ông đã giữ lại bộ khung của chế độ được thiết lập bởi "người cha bé nhỏ của dân tộc" : một đảng duy nhất cầm quyền, kể cả trong quân đội, một sự kiểm soát xã hội rất có hiệu quả, đi kèm với một bộ máy an ninh hùng hậu có khả năng trấn áp mạnh mẽ các đối thủ. Cách thức hoạt động của ông rất độc đáo bí hiểm. Nó dựa trên các vòng tròn đồng tâm khác nhau. Trước hết đó là gia đình, họ hàng, sau đó là đến các bộ tộc ở Iraq và cuối cùng là vòng tròn của các liên minh trong cộng đồng Iraq. Sự kiểm soát Iraq của ông trước hết là trông cậy vào người nhà, ruột thịt, tin tưởng tuyệt đối. Ngay sau khi trở thành Tổng thống Iraq năm 1979, ông bổ nhiệm người em cùng cha khác mẹ Barzan đứng đầu Cơ quan mật vụ, một cơ quan đầy quyền lực và vài năm sau ông lại bổ nhiệm một người anh em cùng cha khác mẹ nữa là Watban vào Bộ Nội vụ, trong khi đó một người anh em họ là Ali Hassan al-Majid giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Những năm đầu của thập niên 1990, hai con trai của ông là Uday và Qusay thay nhau giữ chức vụ này.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tư, 2010, 09:16:31 am gửi bởi hoi_ls » Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM