Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 12:39:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ từ góc nhìn của người lính Pháp  (Đọc 141412 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #100 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 12:16:30 pm »

 Ngay cả với ống nhòm, liệu có phân biệt được xe tăng và lính lê dương "cách khoảng 1200 mét", khi trời vẫn chưa hết mưa? Hoặc xe tăng có ở cách 400m như Bôtenla đã chỉ ra? Anh vẫn chưa hết bị bất ngờ! Phó của anh, thượng sĩ nhất Đơcoócxơ đến sở chỉ huy của anh, có các đại uý Ca rê và Sujinô cùng có mặt: "Thưa trung uý, đại đội 3 đang ở ngoài ruộng...".

Chẳng báo trước cho ai cả, đại uý Giăngđrơ cho đại đội ông xuất kích và khi đã vượt qua lối đi chữ chi trong hàng rào, tiến về phía các xe tăng. Ca rê công nhận "ông bị bất ngờ quá khi một người cảnh giới báo cáo với ông là đại đội 3 đã rời vị trí và rút lui qua ruộng lúa đi về phía nam".

Bôtenla: "Tôi sửng sốt và rất phiền lòng thấy đại đội 3 đi mà chẳng báo gì với tôi".

Đứng vào địa vị trung uý Monnô bị bỏ rơi, anh sẽ còn phiến lòng hơn.

"Tôi còn 6 người, Monnô chứng minh. Chúng tôi bị bao vây và bị đánh từ sau lưng. Chúng tôi hết đạn, tôi cho hủy vũ khí Việt Minh bắt chúng tôi ra khỏi hầm - chúng tôi có 3 người, 3 người khác ở dưới thấp tiếp tục bắn - và tôi đã bị thương lúc bị bắt. Một quả 105 rơi gần, tôi bị cả chục mảnh đạn, mảnh lớn nhất làm tôi gãy mắt cá, các mảnh khác đâm lỗ chỗ vào chân và đoạn thắt lưng. Việt Minh bắt tôi tháo giày Tôi phải đi chân đất trong ba ngày. Ngày thứ ba, những người gác tù binh cho phép bác sĩ Lớt, bị bắt ở Bêatơrít, rửa vết thương cho tôi bằng nước đun sôi và dùng một đôi đũa chẻ gắp những con dòi trong vết thương. Chúng tôi ngửi thấy mùi thối rữa và cái chết..."

Gần 8 giờ, đại uý Ca rê ra lệnh cho Bôtenla rút lui. Lính bộ binh thuộc địa sẽ đi qua hàng rào kẽm gai ở mặt nam là khu vực không gài mìn. Ca rê và Sujinô đi đầu cùng với trung uý Côn lanh và 15 người, sau khi trạm rađiô cuối cùng của Côn lanh bị phá hủy. Bôtenla đi sau họ "sau khi đã giao phó, anh nói, nhiệm vụ bảo vệ trung uý Phốc. Người sĩ quan trẻ này phải ngăn chặn Việt Minh và bào vệ cuộc rút lui của đại đội. Sự vận động thực hiện nhanh và Phốc sẽ vượt qua kịp thời. Chúng tôi phải vượt qua hàng rào kẽm gai của chính mình dưới một làn đạn dầy đặc và khi đã đi trên ruộng lúa thì chỉ còn 400 mét nữa là đến được quân bạn. Tôi vượt qua xe tăng được 150 mét thì được tin Phốc vừa bị giết" (Chú thích: Thư ngày 12-10-1950 của đại uý Bôtenla gửi đại tá Sáclơ Phốcx năm 1946, Bôtenla viết ngược lại là ông đã cử trung đội Phốc đi đầu cùng với các đại uý Ca rê và Sujinô. Ông nói thêm: “tôi không muốn đi với trung đội cuối cùng là trung đội của trung sĩ nhất Đêcoocxơ, đó là điều không hay? ông thêm: " Bởi vì đó là giai đoạn khó khăn nhất của trận đánh” (Thư gửi tác giả).)

Nhiệm vụ bảo vệ trong tình hình hỗn độn này có rủi ro lớn. Trong khi rút lui, trung sĩ nhất Ba sa Môhamét "đi qua cạnh trung uý Phốc nằm trên mặt đất: Anh ta đã chết". Đại uý Giăngđrơ đã yêu cầu lính bộ binh thuộc địa đưa thi hài của viên sĩ quan lên một xe tăng để đưa đi mai táng ở nghĩa trang trung tâm ở Điện Biên Phủ, nhưng người ta có làm không?
Giăng Phốc không có linh cảm gì, trong thư cuối cùng gửi cho cha anh, sau vụ đụng độ mà anh "bị một đòn như búa bổ vào đầu" (5-3), anh viết lời kết với tinh thần lạc quan: "Cha đừng lo cho con, mọi việc rất tốt đẹp. Không đau đớn gì hơn như khi cạo mặt bị đứt. Người ta đã nói với con: Chúa phù hộ cho con. Mẹ cũng đã nói như vậy. Cha thấy chưa, mọi cái tự xác nhận" (Chú thích: Sinh ở Paris tháng 7-1930, Giăng Phốc chuẩn bị học trường võ bị Xanh Xia. Thiếu uý, được bổ nhiệm về trung đoàn 7 bộ binh Angiêri ở Côblăngxơ (lực lượng Pháp ở Đức) tháng 10-1952. Được cử đi Đông Dương, xuống tàu Cáp Xanh Giắc, nhổ neo ngày 20-5-1953. Bổ nhiệm về tiểu đoàn 5, trung đoàn 7 bộ binh Angiêri, không vận lên Điện Biên Phủ cùng tiểu đoàn mình.)
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #101 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 12:17:59 pm »

Các vũ khí của địch nhằm vào các xe tăng và lính bộ binh thuộc địa của Gabrien mà chúng thấy đang thoát đi. Trung uý Bôtenla bị một sức ép của một quả đạn nổ và trung uý Côn lanh thì nằm bất động sau một vụ nổ và sẽ được người lính lê dương Uđô mang đến sở chỉ huy. Xe tăng Ba dây và Muynhudơ làm thành một bức thành thép che chở cho lính bộ binh rút lui và nhật ký của GONO được khôi phục, chỉ ra rằng lúc 8 giờ Gabrien đã hoàn toàn. sơ tán. Quá bận bịu vì thu nhặt chiến lợi phẩm. Kẻ thù không đuổi theo. Tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc nhận có 9 người bị giết, 46 người bị thương. Báo cáo của Méccơnem nêu rằng "gần 350 sĩ quan và lính bộ binh thuộc địa trong đó 25% bị thương và bị bắt. Số người bị giết và mất tích, dự đoán là bị giết, lên tới 80. Những người sống sót, "khoảng 150, phần lớn sẽ được chuyển về Isaben và nhập vào các phòng tuyến của ta dưới sự chỉ huy của đại uý Ca rê”.

Một vấn đề tồn tại: Làm sao giải thích việc rút lui của đại đội Giăngđrơ? Tại sao ông không báo cáo cho đại uý Ca rê, cấp trên của ông, và nhất là không báo trước cho đơn vị bạn bên cạnh là Bôtenla? Theo Méccơnem "việc rút lui được thực hiện mà không có lệnh, theo sự chủ động của đại uý Glăngđrơ". Ông này bắt được trên sóng vô tuyến, theo hệ thống của GONO, lệnh truyền cho Pazít thu dụng quân đồn trú ở Gabrien. Giăngđrơ (Chú thích: Sinh năm 1916, Hãng ri Giăngđrơ nhập ngũ năm 1934. Tình nguyện đi Đông Dương. lên tàu Pastơ ngày 1-5-1953. Về lại tiểu đoàn 5, trung đoàn 7 bộ binh Angiêri ngày 24-5. Tù binh ở Điện Biên Phủ ngày 7-5.) là người chịu trách nhiệm về liên lạc rađiô từ khi Méecơnem bị loại, nhiệm vụ của ông là báo những ý định của mình cho Ca rê. Ông ta đã không làm. Còn về liên lạc rađiô với GONO, nó đã được bảo đảm cho đến lúc rút lui, nhưng không chắc chắn là nó đã giữ được vai trò của mình, có thể là do thiếu phối hợp. Đó là ý kiến của Méccơnem: Nếu GONO không ngừng nhận các tin tức và báo cáo của Gabrien thì chắc chắn những tin tức này rời rạc từng mảnh, từng mẩu và đôi khi trái ngược nhau, do từ nhiều nguồn tin đến (đại uý Giăngđrơ, trung uý Côn lanh và trung uý Bôtenla).

Từ 6 giờ 30 đã thấy nhiệm vụ của Pazít đi tăng viện cho Gabrien và để đoàn bảo an ở lại đó là không thể thực hiện được.

Từ đó tôi phải đến tận nơi, Đruin giải thích, bởi vì chúng tôi không thể liên lạc bằng rađiô với Pazít. Các hệ thống liên lạc của chúng ta bị nghe trộm, đại tá Đờ Caxtơri không muốn lộ tin tức cho địch. Mệnh lệnh viết mà tôi mang đi tăng thêm quyền được cơ động cho Pazít và để cho ông ấy được quyết định tùy theo tình hình, hoặc giúp tiểu đoàn 5, trung đoàn 7 bộ binh Angiêri lấy lại Gabrien, hoặc đón những người sống sót:

Ông đã theo phương án hai, bởi vì sau một đêm chiến đấu và các vị trí của họ bị tràn ngập, những người sống sót của tiểu đoàn 5, trung đoàn 7 không còn đủ sức để đón nhận và hướng dẫn các đơn vị của tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc”.

Ủy ban điều tra quan tâm sát sao đến Gabrien. Có lẽ là vì cuộc phản kích đầu tiên kể từ cuộc tấn công ngày 13-3, Lăng le dành "quyền kiểm soát" việc sử dụng tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc. Chủ tịch Catơru hỏi ông về sự tham chiến của tiểu đoàn dù và của các xe tăng theo hướng Gabrien...

Chắc là ông không có mặt trên trận địa, nhưng nếu người ta hỏi ý kiến ông thì ông sẽ nói.

Pazít gặp những chướng ngại đầu tiên cách khoảng 2 kilômét, ở nửa đường. Có một con sông cắt ngang qua đường theo hướng đông - tây, vuông góc với hướng hành quân. Việt Minh đã chờ ông ấy ở đó.

Tướng Valanh can thiệp vào:

“Pazít đã thu nhận được hai đại đội sống sót?

- Ông ấy thu nhận họ sau. Ông ấy đã chọc thủng được bằng sức mạnh, đã vượt lên...

- Việt Minh xoay xung quanh Gabrien?

- Họ đến chiếm lĩnh trận địa trước để cắt viện binh.

- Họ đã bao vây?

- Một cách hoàn toàn đơn sơ. Pazít đã giao chiến. Nhưng ông đã có thể đi qua được. Về sau, khi các vị trí khác cửa Gabrien bị tấn công, chung quanh có một vòng tròn mà quân phản kích không vượt qua được. Nhưng lúc đầu, chắc chắn là không bị bao vây chặt (đối với cả Gabrien cũng như Bêatơrít, bởi vì một bộ phận lớn những người thoát nạn có thể trở về bình an vô sự”).
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #102 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 12:19:18 pm »

Chủ tịch Catơru công nhận rằng một cuộc phản kích phải đi bốn cây số là một việc khó khăn... Tướng Valanh chộp lấy cơ hội:

- Nhất là một cuộc phản kích mà lại phải thu dung. Các phương tiện hỏa lực khó sử dụng, nhất là trước khi phản kích, bởi vì có thể bắn vào những người mà mình sẽ phải thu dung.

- Nó không phải nhằm để thu dung, Chủ tịch ngắt lời, mà nó trở thành một cuộc phản kích thu dung.

Vâng, Valanh đi xa hơn, nó nhằm để chi viện.

Lăng le: "Khi nó xuất kích, Gabrien chưa bị thất thủ".

Valanh tảng lờ: "Vâng, nó nhằm để chi viện .

Khi Caxtơri đến trình tòa, phải giải thích rõ tại sao một cuộc hành quân tăng viện lại trở thành một cuộc hành quân thu dung, nguyên nhân chủ yếu sự thất thủ Gabrien. Ma nhăng, chắc vẫn còn trong trí nhớ khoảng cách bốn kilômét mà Lăng le đã đưa ra, muốn biết cuộc phản kích xuất phát từ đâu.

- Từ cuối sân bay, Caxtơri trả lời.

- Khoảng cách đó dài bao nhiêu?

- Có một nhánh sông là một căn cứ xuất phát rất tốt vì đó là một cái rãnh rất sâu.
Chính từ đó họ xuất phát đi Gabrien.

- Ba kilômét à?

- Ồ không! Caxtơri cam đoan. Chỉ 1200 mét thôi.

Không bằng nửa con số mà Lăng le đưa ra. Một trong hai vị có một khái niệm co dãn về khoảng cách. Caxtơri giải thích tiếp: "Tiểu đoàn dù ngoại quốc và các xe tăng đã tiến đến Gabrien nhưng lúc họ đến được nơi đó thì những người phòng thủ cuối cùng lại đi. Họ đã thu nhận những người ấy. Thiếu tá Pazít đã báo cáo với tôi bằng rađiô, ông nói: "Tình hình diễn ra như thế đấy và tôi không đủ mạnh với lực lượng có trong tay để lấy lại vị trí".

Catơru có báo cáo của Méccơnem đặt dưới mắt và vừa giở qua các trang báo cáo ông vừa thông báo cho Caxtơri: “Viên đại uý chỉ huy một vài đơn vị phòng ngự đã giải thích việc rút lui của mình là vì ông ta nghe được một mệnh lệnh trên rađiô cho cuộc phản kích? "Nhiệm vụ: thu dung quân đồn trú”. Chứ không phải "lấy lại vị trí". Caxtơri: "Tôi không ra lệnh bằng rađiô, tôi ra lệnh miệng cho thiếu tá Pazít trước khi ông rời sở chỉ huy cửa tôi. Tôi không ra lệnh bằng rađiô, tôi không hiểu tại sao viên đại uý này lại nghe được điều đó".

Ông trở lại với cuộc hành quân:

Pazít đã đến tận chân cứ điểm Gabrien. Tôi ngạc nhiên về điều đó bởi vì tôi đã nghe một trong các rađiô và không có cảm giác gì về một cuộc rút lui, hoàn toàn không. Tôi có nghe Méccơnem cho đến khi ông ta bị thương và về sau chúng tôi tiếp tục nghe hai trong số các rađiô của Gabrien. Và chẳng bao giờ tôi có cảm giác là họ rút lui. Vì thế khi Pazít nói với tôi: "Tôi không thể lấy lại được vị trí, tôi không có đủ người” (Chú thích: Xêganh Pazít nói thêm: "Tôi cũng không thể dùng những người rút lui, họ như những thợ săn đã bắt được thú, họ đã bị đánh cho loạng choạng cả đêm rồi” (Lưu trữ của ủy ban điếu tra).), tôi nói với ông ấy: "Vậy thì phải thu dung họ và đưa họ về”. Tình hình diễn ra như thế đấy, tuy nhiên Pazít dứt khoát: khi ông ấy đến, mọi người đã đi xuống sườn phía nam.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #103 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 12:20:28 pm »

- Vậy Pazít đã thành công vào lúc đó? Chủ tịch phân vân.

- Pazít đã thành công. .

- Xe tăng có sao không

- Nhiều chiếc trúng đạn nhưng đều về được cả, chỉ có một xe Jeep trên trận địa.

Chiếc xe Jeep của đại uý Đruin. Khi người ta nói với ông về sự tham gia của không quân, Caxtơri trả lời: "Không có sự tham gia nào, vì mưa như trút nước".

Caxtơri tính toán rằng trong hai ngày đầu tiên, giữa Bêatơrít và Gabrien, đã bắn khoảng 10 ngàn quả đạn, nghĩa là hơn một phần ba số dự trữ của Điện Biên Phủ (Chú thích: Theo Ăngri đờ Brăngxiông, việc tiêu thụ đạn từ ngày 13 đến 16-3 đã lên đến 17.500 phát đạn 105, 9.600 đạn cối 120 và 2.200 đạn 155 (H. Đờ Brăngxiông. Pháo thủ trong lò lửa. Paris Presses de la Cité, năm 1992).), phần lớn những thiệt hại của địch là do những "cú búa bổ" của các khẩu đại bác Pháp phía trước hàng rào kẽm gai. Chúng ta chuyển vào hồ sơ một tài liệu chưa được xuất bản chứng minh rằng sau khi Gabrien sụp đổ, không một sĩ quan nào của đơn vị đồn trú nói lại về một lệnh rút lui gửi bằng rađiô, hoặc của Pazít, hoặc của GONO. Ngày 18-7-1955, tướng Caxtơri gửi cho ủy ban điều tra một bức thư làm sáng tỏ sự cố đó:

Về sự lẫn lộn xảy ra trong đầu của đại uý tiểu đoàn phó tiểu đoàn 5, trung đoàn 7 bộ binh Angiêri, do nghe được trên rađiô rằng nhiệm vụ cuộc phản kích là "thu dung những người thoát nạn", tôi phải nói rõ:

- Thứ nhất sau khi thiếu tá Méccơnem bị thương, tôi chưa bao giờ nghe tiếng nói của đại uý tiểu đoàn phó mà chỉ nghe tiếng nói của hai cán bộ tác chiến cho đến lúc kết thúc.

- Thứ hai là sĩ quan nói trên, mà tôi đã tiếp khi ông trở về, chưa bao giờ nói với tôi về sự cố này”.

Caxtơri muốn ám chỉ viên đại uý phó chỉ huy. Thực tế đó là đại uý Giăngđrơ của đại đội 3 chứ không phải đại uý Ca rê, sĩ quan tuỳ tùng ở sở chỉ huy Bôtenla, người đã ra lệnh cho Bôtenla rút lui sau khi thấy đại đội 3 của Giăngđrơ trên thửa ruộng. Giăngđrơ đã mất trong thời gian bị bắt, cấp trên không thể yêu cầu ông giải thích về sự rút lui trước.

Sau sự trì trệ tiếp theo sau sự sụp đổ của Bêatơrít và sự thất bại của cuộc phản kích vào Gabrien, tại sao GONO lại "đóng hồ sơ lại"? ủy ban điều tra đặt câu hỏi.

- Nếu người ta tổ chức bằng sức mạnh, với những đội dự bị sẵn có và những đội dự bị nhảy dù xuống, một cuộc phản kích vào Gabrien, Chủ tịch Catơru gợi ý, thì liệu có thể dành lại vị trí bảo vệ nó được không? Dĩ nhiên có không quân chi viện và những điều kiện khí tượng tốt nhất.

- Ta có thể lấy lại Gabrien nhưng tôi không nghĩ rằng ta có thể giữ nó được, Lăng le trả lời. Khi ta để cho địch được nghỉ ngơi vài tiếng đồng hồ, vị trí lập tức sẽ biến thành hang chuột chũi. Các vị trí có thể giành lại được nhưng không thể giữ được”.

Caxtơri cũng theo một ý kiến như vậy: nếu ông có thể dành lại Bêatơrít và Gabrien, ông không thể nuôi chúng được:

- Việt Minh sẽ ngăn cản tôi trong việc tiếp tế. Phải tiếp tế bằng thả dù.

- Chuyện này cản trở cả một hệ thống, tướng Ma nhăng kêu lên. Nếu ông tin chắc điều tiên nghiệm rằng có lấy lại được hai điểm tựa, ông cũng không thể tiếp tế cho chúng, vậy người ta tự hỏi tại sao lại chiếm chúng, tại sao lại chuẩn bị nhiều cuộc phản kích...

- Thưa tướng quân, tôi đã nói rồi, tuỳ theo chiến thuật mà Việt Minh dùng về sau và không phải là chiến thuật mà chúng ta chờ đợi. Hệ thống gặm dần mà họ đã sử dụng sau này, họ có thể áp dụng ở quy mô lớn để ngăn cản tôi đi đến Bêatơrít và Gabrien”.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #104 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 12:21:32 pm »

Chiếu 15, những người thoát nạn của tiểu đoàn Méccơnem đi qua tập đoàn cứ điểm và đến trình diện ở Isaben: "170 con người kiệt sức và thiếu cán bộ chỉ huy", Lalăng bình luận. Bị thương đại uý Sujinô và trung uý Bécna Rúc được đưa đến trạm quân y Ginđrây và chờ máy bay đến. Còn lại hai đại uý, Ca rê, sĩ quan tùy tùng tiểu đoàn và Giăngđrơ, thuộc đại đội 3. Với trung uý Bôtenla của đại đội 2, họ nhận dược lệnh thu dung những lính bộ binh thuộc địa của họ.

Khi Nava đến trước ủy ban điều tra, Chủ tịch Catơru nói với ông:

"Như vậy là sự táo bạo, lòng dũng cảm và tinh thần hy sinh của bộ binh Việt Minh đã giành được sự quyết định?

- Với Bêatơrít và Gabrien, điều đó có vẻ chắc chắn, Nava bình thản trả lời .

Sau khi đã qua đêm trong một hầm trú ẩn của Isaben, Moátxinắc, Tổng biên tập báo Caraven, được phép trở về GONO ngày 14 bằng một xe liên lạc. Sự sụp đổ của Bêatơrít và cái chết của trung tá Gô sê đối với anh là chuyện không thể có thực, nhưng về đến sở chỉ huy GONO, anh đã chịu là đúng: quân đồn trú Điện Biên Phủ vừa mới bị thất bại và điều đó cảm thấy ở xung quanh. Ở Isaben, dưới uy quyền bình tĩnh của Lalăng, mọi người tránh những lời bàn tán làm mất tinh thần, còn ở GONO, Moátxinắc khám phá ra một hoạt động lộn xộn, những sĩ quan đi đi lại lại, những người khác hình như sững sờ, một không khí tự tiết ra nọc độc Viên sĩ quan cũ của trung đoàn 1 thiết kị lê dương ngoại quốc ghé một lát vào sở chỉ huy của Lăng le, ở đây hình như người ta muốn quên đi những sự kiện của đêm qua. Người ta hút thuốc, chơi bài nhưng rađiô thì sẵn sàng bên người nghe và người ta đoán rằng chẳng gì qua mặt được ông "chủ mới” của phân khu trung tâm. .

Buổi tối pháo binh địch lại bắn dữ dội, lần này nhằm vào Gabrien, Moátxinắc được trung uý Đuy giông mời nghỉ lại trong hầm trú ẩn của ông. Van Đuy giông thuộc các đơn vị thông tin, hai người cùng đến Đông Dương trên tàu Pastơ và quen nhau ở đó. Sáng hôm sau, tin tức còn đen tối hơn đêm qua và nét mặt họ càng dài thuỗn ra: Dầu có một cuộc phản kích mạnh mẽ, Gabrien đã rơi vào tay Việt Minh. Moátxinắc quyết định ngay lập tức viết bài báo của anh - không thiếu tư liệu với một đầu đề lóa mắt: "Nghỉ cuối tuần ở Điện Biên Phủ". Suy nghĩ kỹ, anh thấy ngôn từ hơi nhẹ nhàng, không thích hợp với bạo lực hai đêm qua. Vì lẽ đó, để làm rõ nét bầu không khí băng giá của GONO, người ta dùng những lời có ẩn ý để nói về tinh thần đang yếu đi và sự thiếu ý chí chiến đấu ở các binh sĩ Thái ở cứ điểm An nơ Mari. Đến giờ cùng ăn cơm tối, Đuy giông đi lấy một chai vang rót từ cái chum lớn đựng rượu vang của sở chỉ huy để mời anh nhưng bữa cơm mới bắt đầu thì một quả đạn pháo nổ rền vang trên đầu họ làm cho các tường chống kêu răng rắc. Moátxinắc ngẩng đầu lên:
Tôi bụng bảo dạ: "Miễn là đó không phải là quả đạn nổ chậm như quả đạn đã giết trung tá Gô sê". Tôi vừa dứt lời thì một tiếng động đáng ghê sợ vang lên, ánh đèn vụt tắt và mọi vật quanh tôi như bay lên. Tôi bị vùi dưới một đống gỗ và đất hầm trú ẩn đổ sụp xuống từng phần, dù đau đớn khắp người, tôi vẫn còn thở. Những người lạ kéo tôi ra khỏi chỗ đó. Tôi nghe mình nói với Đuy giông: "Cho tôi uống nước, tôi nghĩ rằng tôi sẽ ngất đi...".

Một y tá băng đầu, băng bàn tay rồi chân cho anh, ngón chân cái bị gãy. Ngày 16-3, bác sĩ Grauuyn đích thân khám cho "anh chàng nhà báo bị đòn"; cái vết thương không sâu, người bị thương không lo lắng; vả lại, Grauuyn hứa cho anh sơ tán ngay khi ông có một chỗ trên máy bay. Moátxinắc không phản đối; anh muốn có một phóng sự về Điện Biên Phủ, anh đã có nó. Người bị thương luôn dồn dập đến, Grauuyn cần có chỗ và trông chờ vào các máy bay Đacôta để khai thông binh viện.

Ông yêu cầu các hầm trú ẩn chưa có người, đại uý Vécdenhan, người của sở chỉ huy Lăng le, viết. Hầm của chúng tôi đầy người bị thương. Trên giường của tôi, một lính bộ binh thuộc địa đang thở bằng một cái lỗ trong ngực; nơi mà chúng tôi có 3 người ở thì nay họ có 10, Xécgiơ Cát xu và các đầu bếp của anh, ngoài việc tiếp tế cho chúng tôi, còn phải bảo đảm tiếp tế cho những người bị thương trú ẩn tại Binh đoàn không vận số 2”.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #105 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 12:24:38 pm »

Trong buổi sáng, Đanien Camuýt phóng viên nhiếp ảnh vừa mới đến Điện Biên Phủ, đến thăm Moátxinắc, thấy anh "rất đẹp", cứ nài xin chụp ảnh anh tại cửa vào hầm. Đúng là với những vết bầm máu ở mặt, băng quấn đầy đầu và tay, giống như chiếc găng đấm bốc, Moátxinắc hoàn toàn có phong độ "một chiến binh dũng cảm vừa ở mặt trận về" và Camuýt không dứt được việc bấm nút.

Đoạn tiếp của câu chuyện cho thấy, vì hăm hở bám lấy thời sự, báo chí đã xoay xở làm trò như thế nào. Vài ngày sau các ảnh của Camuýt đã được tung ra tại Hà Nội và chiếc ảnh ăn khách nhất, nổi đình đám nhất theo đại uý La xuýt, là ảnh Moátxinắc, người ta xin phép anh được khai thác nó (Chú thích: Tuần báo Paris Match công bố bức ảnh trên bìa số 266 của tuần lễ từ ngày 1 đến ngày 8- 5-1954, nghĩa là sau khi tập đoàn cứ điểm thất thủ. Thông tin vừa là sai lạc, vừa là hâm nóng.). Không thấy trong việc này có điều gì đáng gây gổ, người bị thương liền đồng ý và vài tuần lễ sau báo chí thế giới công bố bức ảnh "người sĩ quan anh hùng ở Điện Biên Phủ". Tính chính xác của thông tin đã phải chịu thiệt hại bởi vì Moátxinắc - mà gia đình sững sờ nhìn thấy ảnh trong báo Le Figaro - không thuộc một đơn vị chiến đấu nào ở Điện Biên Phủ. Chỉ có quả lựu đạn có bảy ngọn lửa mà anh mang bên cạnh cấp hiệu vai của anh là có thể gây ra sự nhầm lẫn.

Được phong làm phó chỉ huy của Lăngle, thiếu tá Va đơ viết vội vài chữ cho Simon ngày 17-3: "Mọi việc ổn cả. Anh bị thương nhẹ bởi mảnh đạn pháo. Anh sẽ thử gửi cho em các bức điện tín". Ngày hôm sau, hai câu: "Bọn anh giữ vững. Máy bay không đổ xuống nữa". Tối đến, anh tỏ ra có tài nói hoạt bát hơn: "Một máy bay trực thăng sẽ mang thư. Trung tá Gô sê, Bay và Brettơvin đã bị chết trong một hầm trú ẩn cùng với anh vào ngày anh bị thương. Bọn anh chắc chắn sẽ có một cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ nhưng Việt Minh sẽ không đi qua được đâu".

Cùng một sự khẳng định như vậy trong thư ngày 17, đại uý Sơvaliê viết: "Chúng tôi đang ở vào ngày thứ tư của trận đánh dữ dội nhất của chiến tranh Đông Dương. Ngày sinh nhật vui vẻ lần thứ 33 của tôi, tôi được phục vụ ăn uống như ông hoàng!”.

Ở tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh ngoại quốc, trung uý Phơrăngxoa viết cho Giannơ, ngày 20: “Bọn anh đang trải qua những ngày vất vả và đang chờ đợi diễn biến các sự kiện với tinh thần tin tưởng. Bước đầu của trận đánh diễn ra gay go quyết liệt và bây giờ, thì yên tĩnh hơn, không quân không ngừng hoạt động. Họ sơ tán người bị thương đêm qua không thiếu tinh thần dũng cảm. Hoan nghênh các phi công!”

Ba ngày sau, Gian thổ lộ nỗi kinh hoàng của cô, Phơrăngxoa lại an ủi: "Anh hiểu sự lo lắng của em nhưng chắc em đã nhận được hai lá thư của anh. Từ đó, tình hình yên tĩnh hơn, bọn anh chờ đợi sự diễn biến tiếp theo cửa các sự kiện với niềm tin”.

Đại uý Pisơlanh ngày 16-3 đã gửi một bức điện theo kiểu "tinh thần tốt, sức khỏe tuyệt vời" nhưng, cũng như Photăngxoa, ông thông báo cho bố mẹ ngày 20-3: “Bố trí lực lượng của chúng con mạnh hơn nhiều so với trước. Sự chi viện lẫn nhau tốt hơn và không quân hoạt động đầy đủ trọn vẹn. Sẽ là lý tưởng nếu các cuộc oanh kích của không quân có thể cho bay lên trời các khẩu đại bác Việt Minh, nhưng khó định vị được chúng vì chúng ở trong núi và được che chở tốt. Việt Minh có hầu khắp mọi nơi, cho nên bom rơi xuống đâu cũng chắc chắn gây thiệt hại cho chúng. Chỉ cần ta giữ vững lâu hơn chúng.!

Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #106 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 12:24:48 pm »

Nói về thiệt hại của địch là một bài tập tốt. Ở dưới làn đạn pháo kích dày đặc mà Isaben đang chịu đựng, trung tá Lalăng viết cho Mari Phơrăngxoa ngày 17-3: "Việt Minh đã có những thiệt hại khổng lồ, vượt mọi tỉ lệ so sánh với những thiệt hại của chúng ta. Chúng còn có thể thử liều một cú nữa nhưng nếu chúng thất bại, anh có cảm giác là người ta sẽ thấy rõ hơn".

Ngày 22, ông kêu gọi những tình cảm tôn giáo của vợ: "Hãy tin tưởng, em yêu, không một sợi tóc nào trên đầu anh bị rụng đâu. Chúa không muốn vậy. Đúng là nhiều khi Chúa đã ưng thuận nhưng Chúa hiểu rõ mình muốn gì".

Rồi Lalăng trở lại chủ đề ám ảnh các chiến binh ban đêm:

Sự chờ đợi một cuộc tấn công có thể xảy ra ở lòng chảo với những đỉnh đồi chống lại họ, không phải là chuyện rất kì cục; có những lúc thăng trầm nhưng một tuần lễ nay khá yên tĩnh: vài quả đạn, vài cuộc đụng độ khi đi ra ngoài, đêm yên tĩnh, chẳng chuyện gì xảy ra”.

Ngày 24-3, ông thổ lộ tâm tình - điều hiếm thấy: “Anh làm nghĩa vụ của mình như một người nghèo túng. Không, em yêu, anh không có đức tính bẩm sinh, khi phải phán đoán, khi cần nói dông nói dài, thì xong ngay thôi, nhưng khi phải vào cuộc lại là chuyện khác. Phải hiểu thấu sự việc hơn... Không có chủ nghĩa anh hùng ở anh, thế mà anh muốn có lòng dũng cảm dễ dàng, tính năng động tự nhiên, sự quyết đoán... phải bắt tay vào việc, đó là những điều gian khổ và anh cảm thấy thân mình, quả tim mình lười biếng và nặng nề. Không có sự chê bai cũng chẳng có nỗi buồn ở đó nhưng chỉ nhận thấy rằng Chúa trời, người cân nhắc những thử thách theo nhu cầu của một linh hồn, rất biết đẩy anh đến cái mà anh tin yêu nhất:. cuộc sống hăng say này thế mà lại là kẻ phá hủy, sự lựa chọn muôn thuở giữa nghĩa vụ và sự dễ dãi ... Tất cả những điều này để nói với em rằng vừa là thật, vừa là giả, anh đang sống trong môi trường của mình, như em nói. Anh ở đó như một đứa trẻ ở lớp học, trong ý nghĩa rằng đó là điều tốt cho anh nhưng chiến tranh không thích anh. Chỉ có tình bạn, sự tiếp xúc giữa con người và con người là niềm vui, niềm an ủi”.

Thứ 5 ngày 25, bức thư cuối cùng của ông được một chiếc Đacôta mang đi:

Trong cuộc chiến tranh tiêu hao này, Việt Minh chịu đựng nhiều hơn chúng ta, nhiều hơn nhiều. Sự yên tĩnh có tương ứng với sự chuẩn bị một đòn mới hay là kẻ thù đang tìm kiếm một sự tiêu hao? Đối với anh, tình hình hình như vẫn luôn luôn tốt, chừng nào địch không có gì nhiều để ăn uống trên núi non. Quả thực anh có cảm giác là chúng sẽ buông ra trước chúng ta”.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #107 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 09:12:14 pm »

Chương VII
SỰ TRỞ VỀ CỦA BIGA

Nếu người ta cho rằng những cuộc bắn quấy nhiễu và những phát đạn cối do Việt Minh bắn để "duy trì sự căng thẳng" trong buổi sáng ngày 15-3 là không đáng kể thì Điện Biên Phủ giống như một người đang ngủ gật. Đó chỉ là bề ngoài bởi vì bộ binh, pháo thủ và cả phi công nữa đang làm việc để xây dựng lại thế giới bé nhỏ của họ. Ở tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 pháo binh thuộc địa của thiếu tá Knếc, đơn vị đã bắn hơn tám ngàn phát đạn, bốn đơn vị hỏa lực ngày 13- 3 đã sụp đổ sau khi bắn khoảng năm trăm quả đạn nhưng nhờ có vận tải hàng không, các hốc đạn lại nhanh chóng được bù đầy. "Về sau, Knếc thừa nhận, tiểu đoàn chẳng bao giờ thiếu đạn pháo cối".

Qua hai đêm, Việt Minh vẫn tiếp tục bắn. Đại đội cối hạng nặng của đoàn lê dương mất người chỉ huy, trung úy Tuyếcxi (Chú thích: Sinh năm 1923 ở Ốtđơ, Pôn Tuyếcxi phục vụ ở Công trường thanh niên năm 1943, được gọi nhập ngũ 1945, trung sĩ năm 1947, tốt nghiệp Xanh Xia năm 1948. Cưới An ni Bôvanhê 6-1-1952, 2 tháng sau đi Đông Dương bổ dụng về tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc. Chỉ huy một đại đội súng cối 120 ở Điện Biên Phủ.), mới hai ngày trước đây là người thay thế trung úy Môliniê được sơ tán về Hà Nội, lưng bị lỗ chỗ mảnh đạn. Trong bốn mươi tám giờ, đơn vị đã mất các trung sĩ nhất Sôô và Maya, bị giết cùng với Tuyếcxi và mười lính lê dương. Tám khẩu pháo bị phá hủy. Trung úy Xanhglăng kế tục Tuyếcxi và trung úy Lông ba vừa ra viện sau 15 ngày chữa bệnh, đã nhảy dù xuống ngày 16. Xanhglăng đã nhảy dù trong cuộc hành quân Hải li với tư cách là sĩ quan quan sát và liên lạc của tiểu đoàn 8 xung kích và đã trở về Hà Nội ngày 27-12. Ngày 16-3, vừa mới tháo dây dù thì anh đồng thời được biết tin về cái chết của Tuyếcxi và việc anh được cử thay thế người trung úy này. Anh không có thời giờ thực hiện vì bị một phát đạn 105 bắn tới trước khi các khấu cối được sửa chữa và di chuyển đến một vị trí ít lộ liễu hơn, anh đã bị thương nặng:

Đầu tiên tôi bị thương ở cẳng chân, gãy xương vì mảnh đạn rồi lại bị đạn vào lưng. Người ta khiêng tôi dưới làn đạn đến trạm quân y gần nhất.ảơ đây tôi phải đợi vì người bị thương rất đông và tôi sẽ không được mổ trong những điều kiện tốt. Nhiều ngày đã trôi qua và chỉ đến 20-4 thì bác sĩ Hanz mới có thể săn sóc và bó bột cho tôi”.

Được bổ dụng về sở chỉ huy hỏa lực từ tháng 12, trung úy Clêmăng thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 pháo binh thuộc địa, mới được giao về tiểu đoàn ba ngày trước đây. Cái chết của Tuyếcxi và các vết thương của Xanhglăng đã đưa đến quyết định của cấp trên bổ sung anh về đơn vị này. Được triệu tập đến sở chỉ huy hỏa lực, Clêmăng được biết anh thay thế Tuyếcxi và "trung úy Xanhglăng đã không liên quan nữa".

Clêmăng:

Vấn đề là sử dụng bốn khẩu 120 đã trở thành những đứa con côi. Tôi không biết những vũ khí này nhưng chẳng ai quan tâm về điều đó đối với tôi và tôi đã trở lại đơn vị, ở đây trung sĩ nhất Buiông đỡ đần cho tôi phần quản trị. Tôi đặt các khẩu cối vào hướng bắn, chúng tôi tính toán lại đường bắn và sáng hôm sau khai hòa theo yêu cầu”.

Một sĩ quan khác vế súng cối hạng nặng, trung úy Cônxi (Chú thích: Xuất thân từ một gia đình ở miền Pirênê thượng, Rơnê Cônxi tốt nghiệp Xanh Xia năm 1949. 23 tuổi, được cử sang Đông Dương, anh được gửi đến Xiđi Ben Abe sau khi cưới Ađrien Beruýt. Năm 1951 trung úy bị sỏi thận; được công nhận không đủ sức đi chiến trường nước ngoài lâm thời. Đến Sài Gòn ngày 6-2-1953. Bổ dụng vào tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 bộ binh lê dương ngoại quốc, chỉ huy 1 đại đội cối 120 ở Điện Biên Phủ.), đã bị chết trong lúc đến cấp cứu một nhóm bị thương, có thể bị chết ngạt trong hầm trú ẩn bị đạn pháo bắn sập. Không hay ho gì khi phải về phục vụ ở đơn vị cối 120.

Sự lạc quan của đại tá Đờ Caxtơri không bị tổn thương. Trước ủy ban điều tra của Catơru, ông khẳng định rằng sau khi Bêatơtít và Gabrien thất thủ, cảm giác của ông về kết cục của trận đánh vẫn chưa phải là bất lợi.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #108 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 09:13:37 pm »

- Tôi không coi nó là thất bại, mà tôi nghĩ rằng nó sẽ gay go hơn và tôi phải lệ thuộc vào các cuộc nhảy dù.

- Những lý do gì khiến ông vẫn còn tin tưởng? ông Chủ tịch hỏi.

- Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ trải rộng ra... Chúng tôi đang ở trong một chu vi hạn chế hơn, với những phương tiện gần như cùng một khối lượng... Tôi nghĩ rằng tôi sẽ giữ vững.

- Tinh thần quân đội ông có gây cho ông tin tưởng không?

- Không, trong thời điểm đó thì không và đó chính là nhiệm vụ gắn bó Lăng le và tôi. Lăngle có ảnh hưởng trội nhất. Chúng tôi gắn bó với nhau trong nhiệm vụ nâng cao lại tinh thần binh sĩ.

- Còn trong cán bộ, ông có thấy sự suy sụp nào không?

- Chắc chắn là có.

- Trong cán bộ sơ cấp hay là trong các chỉ huy binh đoàn?

- Các chỉ huy binh đoàn? Không, ngược lại, họ có một tinh thần vượt mọi thử thách. Một trong các nguyên nhân tâm lý của sự giảm sút tinh thần đó (ngoài ý thức là họ không chống được một cuộc tấn công mới của Việt Minh) là sự ùn tắc người bị thương bên trong các trung tâm đề kháng”.

Sáng ngày 15 một tin đồn lan truyền như một ngọn lửa rơm trong kho thóc: "Giao quyền lại cho Lăng le nổi tiếng là người kiên quyết, tư lệnh GONO từ bỏ quyền chỉ huy. Phải có sự can thiệp cá nhân của Nava để phá vỡ dây chuyền vu khống: "Caxtơri chưa bao giờ nhường quyền chỉ huy như người ta nói. Cứ hai ba ngày một lần tôi gọi điện thoại cho ông ấy và ông ấy luôn luôn là người chỉ huy Điện Biên Phủ. " Nava tháo gỡ các cơ chế của tin đồn: "Caxtơri để Lalăng chỉ huy Isaben (Hồng Cúm) làm một phân khu tách riêng và giao Lăng le chỉ huy toàn bộ vị trí trung tâm. Đồng thời, Lăng le còn được giao chỉ huy các đội dự bị (...) Như vậy, Caxtơri giống như một đô đốc trên một con tàu, vị trí trung tâm, đó là con tàu và Lăng le là người chỉ huy". .

Tư lệnh GONO nhắc lại và có ý nhấn mạnh rằng "đây là lần đầu tiên những con người này được đưa ra đối diện với một cuộc tấn công như thế, không chỉ nói binh lính mà cả cán bộ: Trong quân đội Pháp cho đến cấp đại úy, người ta chưa nhìn thấy chiến đấu. Chiến tranh kết thúc đã mười năm rồi, không một ai trong số họ đã bị pháo bắn”.

Sau khi nhấn mạnh rằng hầm trú ẩn không trụ được, Lăng le mô tả sở chỉ huy của GONO như anh đã khám phá ra sáng ngày 15-3.

Một sự lộn xộn không thể tưởng tượng được đang bao trùm. Tất cả những ai không có nhiệm vụ chiến đấu và hầm trú ẩn bị sụt đổ vì đạn pháo đều ẩn náu tại đây”.

- Họ có đông không? Chủ tịch Catơru hỏi

- Một cán bộ hậu cần, các cha tuyên úy... Không phải vì họ đông mà rốt cuộc...

- Và mọi người có vẻ bối rối ?

- Vâng, thưa tướng quân.

- Đặc biệt là tham mưu trưởng?

-  Vâng, thưa tướng quân.

- Còn Pi rốt?

- Cũng suy sụp thưa tướng quân.

Lăng le nói đã gặp Pirốt, ông ta nói giọng mệt mỏi: "Hỏng hết rồi, phải dừng lại thôi. Chúng ta đang đi đến một cuộc tàn sát".
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #109 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 09:15:10 pm »

Sự phản ứng này của một số sĩ quan cao cấp càng khó hiểu hơn nữa khi mọi việc vừa mới xảy ra không chỉ là thấy trước mà còn mong đợi. Người ta biết trước mười phút cuộc tấn công, người ta biết Bêatơrít là mục tiêu thứ nhất và nếu người ta lưỡng lự giữa Đôminíc và Gabrien, cái nào là mục tiêu cuộc tấn công thứ hai thì Việt Minh lại thống nhất ý kiến mọi người khi họ chọn "Tàu phóng lôi cũ”. Nhưng Lăng le nắm quyền chỉ huy phân khu trung tâm do sáng kiến riêng của ông hay là do đề nghị mà ông đề xuất và Caxtơri đã phê duyệt?

- Cử tôi vào vị trí của Gô sê, ông nói, đại tá Caxtơri bảo tôi: "Cậu nắm quyền chỉ huy toàn bộ!"

- Đó là quyết định vào lúc đó, sau này đã được xác nhận.

- Vâng, thưa tướng quân.

- Vì thế, từ thời điểm đó, có hai chỉ huy phân khu: có ông và Lalăng ở Isaben. Vai trò của đại tá Đờ Caxtơri trong cơ cấu này?

- Ông ấy chuyển điện báo về Hà Nội.

Câu nói ngắn ngủi mà giết người này đã làm tổn thương Caxtơri, ông viết thư cho tướng Catơru để uốn nắn lại những lời dèm pha của Lăng le, tuy nhiên vẫn thừa nhận sự đúng đắn của ý kiến nói về sự suy yếu của Pirốt và của tham mưu trưởng. Tất cả các sĩ quan của sở chỉ huy đều nhìn thấy trung tá Kenle, đầu đội mũ sắt, quai mũ dưới cằm, ngồi co ro trong một góc hầm, hoàn toàn bị trầm uất. Caxtơri lấy làm tiếc "là ông ấy đã bị thay thế khi mà ông ta đã thắng được bệnh tật". Kenle mới ra khỏi một cuộc điều trị hơn là một hình phạt, theo Caxtơri, một vài thầy thuốc cũng bị trầm cảm như bệnh nhân của họ. Ông nói đã thấy "thiếu tá bác sĩ Grauuyn ít nhất cũng bị trầm cảm như các sĩ quan cao cấp bị cáo giác và tôi đã lạnh lùng trả ông ta trở lại phòng mổ của ông ta".

Nói đến những trách nhiệm mà ông phân công cho Lăng le, Caxtơri giải thích rõ như sau: "Lăng le đã nắm quyền chỉ huy việc phòng thủ của khu đề kháng trung tâm chứ không phải chỉ huy chiến dịch"

Ông nói thêm rằng người cán bộ cấp dưới sôi nổi của ông chưa bao giờ cầm đầu phân khu trung tâm và các đội dự bị. Chứng cứ: các xe tăng làm việc với quân dù nhưng "đại úy Hécvuiét hàng ngày nhiều lần đến nhận mệnh lệnh của tôi". Pháo binh đáp ứng các yêu cầu của Lăng le nhưng "tất cả các yêu cầu tiếp tế đều thông qua GONO". Cuối cùng Caxtơri cũng thốt ra một lời châm chọc để kết thúc câu chuyện: "Nếu Lăng le chỉ huy chiến dịch thì nó không kéo dài được năm mươi sáu ngày đâu ". (Chú thích: Lăng le một lần nữa nói trái lại Caxtơri: "Tôi quyết định đảm nhiệm việc chỉ huy chiến dịch (...) hy vọng đến ngày cuối cùng, nếu không thắng được thì ít nhất cũng giữ vững cho đến khi có giải pháp Giơnevơ" (Báo cáo của Lăng le).)

Lạnh lùng như một hòn đá, ông liệt kê ra những lý do trước ủy ban điều tra: "Sự không hiểu biết và sự coi thường công tác hậu cần, sự phung phí của ông ấy trong việc sử dụng đạn pháo, và các yêu cầu của ông ấy muốn giảm bớt đơn vị đồn trú ở Isaben trong lúc việc liên lạc vẫn được bảo đảm”. 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM