Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:34:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình báo VN trong KCCM  (Đọc 115591 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #80 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 12:50:06 pm »

Kỳ 8: Hạnh phúc của chiến sĩ tình báo?


Mải lo làm cách mạng, đến khi gần 40 tuổi mà vẫn chưa lấy chồng, mẹ cô sốt ruột lắm. Bà cụ suốt ngày làu bàu: “Không lo mà lấy chồng đi, mày chỉ giỏi thờ mấy thằng Việt Cộng thôi sao?”. Tụi sinh viên Sài Gòn tán tỉnh cô hoài không đổ, ức quá bèn dựng chuyện cô là “con gái nhà giàu làm cao, sống mà trái tim không có”. Cô cười, hai mắt ngấn lệ. Trời ơi, nếu không có trái tim, chẳng bao giờ đồng đội của cô có thể sống sót.

 
Tự rút lui để giữ an toàn cho đồng đội

Năm 1970, đang trong giai đoạn tạo được niềm tin vững chắc tại Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hoà, cô nhận lệnh phải rút về chiến khu, để đảm bảo an toàn cho Phạm Xuân Ẩn. Hơn 15 năm đào tạo và nỗ lực, đến giờ Phạm Xuân Ẩn đã trở thành ký giả nổi danh, đã chui sâu leo cao vào lòng địch.

Vợ chồng Tám Thảo - Ảnh tư liệu gia đình

Lúc này, mọi mối quan hệ của Phạm Xuân Ẩn phải được giữ gìn cẩn thận, bởi ông đã là một trong những nhà tình báo chiến lược của miền Bắc Việt Nam. Hơn nữa, bây giờ đã chuyển sang giai đoạn căng thẳng, sau Tết Mậu Thân, bất kể ai cũng có thể chết nếu để sơ hở dù nhỏ nhất.

Những lúc cảm thấy cô đơn trong trận tuyến một mình, Phạm Xuân Ẩn đã nhiều lần tự ý đến thăm gia đình Tám Thảo, để tìm ở đấy chút cảm giác bình yên. Nhưng hành động tưởng nhỏ đó lại vô cùng nguy hiểm.

Không thể để một sơ suất nào nguy hại đến ông và đến hàng chục giao liên đang ngày đêm làm việc trong im lặng, Tám Thảo lập tức tuân lệnh. Nhưng nếu đi có nghĩa là cô phải chia tay với gia đình, xa rời cuộc sống sung túc trong nội thành, ra chiến khu sẽ khổ...

Song cái đó thì có nghĩa lý gì? Tổ chức đã quyết, và hạnh phúc của người lính không có gì hơn: cô rút lui để giúp cho cách mạng tiến lên thêm bước mới.

Thiếu tướng Sáu Trí, lãnh đạo Phòng tình báo Miền, trong cuốn hồi ký tổng kết đời hoạt động tình báo của mình cũng dành những dòng ghi ơn trang trọng nhất khi viết về Tám Thảo: “Để bảo vệ lưới tình báo đặc biệt 2T, xoá nhiệm vụ cơ cán đi sâu của chị Tám Thảo đang làm phiên dịch cho cố vấn Mỹ trong Bộ Tư lệnh Hải quân nguỵ… Chúng tôi tiếc phải rút chị ra cứ vì chị Tám đang phát huy tác dụng cao.

Chị là một nữ điệp viên duy nhất của Phòng tình báo Miền. Chúng tôi có ý định nhân điển hình của chị Tám để khai thác khả năng phong phú và quý giá của phụ nữ miền Nam trong công tác tình báo”.


Mệnh lệnh này được đưa ra trong hội nghị tình báo tháng 9/1969.

Hạnh phúc trong nửa vòng tay

Sau khi rút ra ngoài rừng, cô được gặp người em trai của “bà tư sản Bảy Huê” - người phụ nữ từng giúp cô suốt cái thời làm giao liên cho ông Ẩn.
 
Trong nhà cô, ngoài bàn thờ ra, ở tất cả các vị trí trang trọng khác đều treo ảnh ông, như một cách để giữ lại hạnh phúc cuối đời.

Thuở mới quen ông, cô cũng chưa có tình yêu ngay. “Đám cưới của tôi là do... Đảng gợi ý”, bởi cô đã quá tuổi thanh xuân rồi. Những người chỉ huy của cô, ông Sáu Trí, ông Tám Mỹ lo lắm, tìm cách mai mối giúp cô. “Đảng lo cho em nên giới thiệu em với đồng chí đó. Ba em kén cho em cũng không bằng Đảng kén cho em đâu, vì Đảng biết Đảng viên nào xứng đáng với em mà”.

Nghe vậy, Tám Thảo đồng ý gặp mặt, rồi 7-8 tháng sau, hai người nên duyên. Ngày cưới, cô tiểu thư vốn quen được chiều chuộng chỉ băn khoăn mỗi một điều: không hiểu ông có “kẹo kéo” hay không, bởi tính cô giống ba, vốn quen rộng rãi, đại lượng với tất cả mọi người.

Lấy nhau rồi, cô mới bắt đầu mở lòng mình sau suốt gần 40 năm khép kín. Cô kể cho chồng nghe về mối tình đầu thuở đôi mươi không thành. Nghe xong, ông cảm động lắm. Người chiến sĩ tình báo nửa đời phải sống trong câm lặng và những lời đồn cay nghiệt, nay đã có thêm một cái tôi để chia sẻ.

Tuy nhiên, kết hôn năm 39 tuổi, cộng với sự căng thẳng thời sống trong nội thành và sự gian khổ khi ra ngoài căn cứ, Tám Thảo chưa bao giờ được làm mẹ. Điều duy nhất an ủi cô chính là niềm hạnh phúc có được một người chồng thương yêu, tin tưởng cô hết mực.

Ngay cạnh phòng của cô là một khu vườn nhỏ, đầy hoa và đầy nắng. Ở đây không có dòng sông, không có xuồng nhỏ, nhưng những bông hoa tự tay cô trồng luôn nhắc cô nhớ về những ngày đầu tiên của chuỗi hành trình cuộc đời: giờ đã đẹp hơn cả tiểu thuyết!

Đầu năm 1973, khi vòng đàm phán 4 bên bắt đầu vào hồi kết, cô tình cờ gặp lại... mối tình đầu tiên. Ông là thành viên tham gia phái đoàn đàm phán. Được trở lại Nam sau 20 năm xa cách, ông bắt đầu tìm cô.

Nhưng làm sao tìm được khi đến chính tên cô cũng thay đổi bao lần: từ Mỹ Nhung cho đến Mỹ, Tuyết chị (Sáu Tuyết), rồi Yên Thảo (Tám Thảo)... Chưa kể đến chuyện lòng người, biết ai còn nhớ tới ai. Nhưng ông vẫn quyết tâm dò tìm cho bằng được.

“Ngày gặp nhau, cũng cảm động dữ lắm. Hai chục năm rồi còn gì”. Thương nhau, nhưng giờ đã mỗi người mỗi phận. Ông có gia đình, cô có hạnh phúc. Trước giây phút gặp nhau, không biết có khi nào ông băn khoăn rằng liệu cô tiểu thư Sài Gòn năm xưa có thể kiên cường vượt qua mọi thử thách cam go để theo đuổi tình yêu lớn nhất trong đời: yêu Tổ quốc, hay không? Hay tình yêu với cuộc sống nhung lụa của mình sẽ làm cô gục ngã?. Hai mươi năm gặp lại, hẳn ông đã rất tự hào. Người con gái ông yêu đã thực sự viết nên những trang tiểu thuyết đẹp về chính cuộc đời mình.

Sau này, cô cũng kể lại buổi gặp gỡ cho chồng nghe. Thậm chí, cô còn không quên chuyện vào một ngày nắng đẹp, cô từng nhận liền lúc 2 lá thơ gửi về: một của chồng và một của ông. Nghe xong, chồng cô lại càng thấy thương và kính trọng vợ mình hơn nữa.

Đến bây giờ, ở tuổi 75, cô Tám Thảo sống một mình. Vào đúng độ con người thực sự cần hơi ấm mỗi khi chiều buông thì cô lại lẻ bóng. Trong nhà cô, ngoài bàn thờ ra, ở tất cả các vị trí trang trọng khác đều treo ảnh ông, như một cách để giữ lại hạnh phúc cuối đời.

Sống một mình, nhưng trái tim cô vẫn luôn biết yêu thương như thuở nào, yêu từ những bông hoa nhỏ, những kỷ vật xưa cũ cho tới thương những người bạn già, những đứa cháu láu lỉnh mãi ngoài Hà Nội.   

Phòng ngủ của cô giờ không có dáng vẻ khuê phòng thuở xưa, nhưng nét sang trọng thì vẫn ẩn trong từng chi tiết, từ chiếc gối phảng phất hương thơm cho đến bức hình gia đình ấm cúng. Cô đã đi gần hết cuộc đời, đủ thấy cái hiểm nguy mà không còn sợ hãi, đủ kinh qua chuyện lớn mà coi như chuyện nhỏ, đủ thấy sự cao cả trong những con người thầm lặng, và đủ yêu những con người vĩ đại mà giản dị vô cùng. Thế nên, cuộc sống của cô giờ đã nhẹ nhàng lắm.

Ngay cạnh phòng của cô là một khu vườn nhỏ, đầy hoa và đầy nắng. Ở đây không có dòng sông, không có xuồng nhỏ, nhưng những bông hoa tự tay cô trồng luôn nhắc cô nhớ về những ngày đầu tiên của chuỗi hành trình cuộc đời: giờ đã đẹp hơn cả tiểu thuyết!

                                                       *    *    *

… Mùa thu năm 1960, Hai Trung thông qua Tám Thảo để móc nối liên lạc với tổ chức, với yêu cầu “chỉ tiếp xúc với một người mà Trung đã từng biết”. Cuối năm 1960, trực tiếp Hai Trung lái xe, Tám Thảo dẫn đường ra căn cứ, để Hai Trung gặp lại người đã từng ăn với ông bữa cơm chiều muộn khi giao nhiệm vụ từ 8 năm về trước: ông Cao Đăng Chiếm.

Bắt đầu từ đây, “câu chuyện tuyệt vời về một điệp viên đã thách thức nước Mỹ" như cách mà nhà báo kỳ cựu của tờ Le Monde (Pháp) Jean Claude Pomonti nói về Trần Văn Trung, được viết nên, như một huyền thoại.
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #81 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 01:04:17 pm »

Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc"

(Viết về điệp viên Phạm Xuân Ẩn tức Hai Trung)


"Ai cũng biết khoác áo báo chí là một bình phong tốt nên bất kỳ cơ quan tình báo hay phản gián nào cũng muốn xây dựng bình phong này cho nhân viên của mình. Cũng vì thế mà một điệp viên khoác áo báo chí vào thì anh ta hôi sặc mùi điệp báo từ xa mà nhân viên an ninh cứ thế mà đánh hơi theo dõi" - Hai Trung (Trần Văn Trung) tổng kết.

Nhưng ông đã ẩn mình và đi suốt hơn 20 năm trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cung cấp về Hà Nội những thông tin quý giá đến mức các nhà lãnh đạo Hà Nội phải thốt lên tán thưởng: "Chúng ta đang có cái đầu ngồi ngay phòng chỉ huy chiến lược của cỗ máy chiến tranh Mỹ - ngụy".

Vậy cái đầu chiến lược và chuyến hành trình của con sói cô độc (Alone Wolf, thuật ngữ mà người phương Tây thường ví các điệp viên) trong hang hùm đã diễn ra như thế nào?

Chọn một người để cứu trăm người

Từng tham gia phong trào học sinh - sinh viên năm 1945, Trung được anh Đỗ Ngọc Thạnh (tức Ba học sinh) lựa chọn là gương mặt sáng giá để giới thiệu với Đặc khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định nhằm huấn luyện thành một thành viên cốt cán.

Tuy nhiên, cuộc gặp giữa Trung với anh Mười Cúc (tức Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sau này, lúc bấy giờ là Bí thư Đặc khu uỷ - NV) đã không thể thực hiện bởi anh Ba học sinh sớm bị Pháp phát hiện, bắt và thủ tiêu. Mất liên lạc, Trung tìm cách thi đậu vào làm công chức Hải quan cho Pháp ở cảng Sài Gòn.

Mãi tới năm 1952, khi Cục tình báo Miền thành lập, Đặc khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định quyết định "nhường" Trung lại cho ngành tình báo. Liên lạc giữa Trung với tổ chức mới được bắt trở lại.

Khi hay tin mình được tổ chức giao cho làm tình báo chiến lược, Hai Trung... thất vọng lắm. Chàng thanh niên mới ngoài 20 tuổi muốn được tự tay cầm súng chiến đấu, chứ đi làm tình báo thì hoá ra là làm... thằng chỉ điểm à?

Lúc ấy, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Đặc khu), là người chỉ huy trực tiếp của Hai Trung, phải giải thích kỹ, rằng tình báo chiến lược không phải là điểm chỉ viên, rằng đã đi chiến đấu thì ở vị trí nào cũng có ích, chớ không phải cứ cầm súng lên mới là yêu nước.

Bác sĩ Thạch còn nhấn mạnh, làm tình báo chiến lược sẽ rất gian khổ vì phải sống trong lòng địch, không được đồng đội trực tiếp chia sẻ như anh em trong rừng, nguy hiểm khó khăn hơn nhưng sẽ lại cứu được hàng trăm anh em đồng đội khỏi cái chết, giúp cho máu của đồng bào bớt đổ, giúp cho cuộc cách mạng mau tới thành công.

Hai Trung nghe ra, nhưng vẫn chưa hoàn toàn chịu. Cậu tự nhận mình “thật thà, ngớ ngẩn, hay tin người lắm, làm sao làm được”, song bác sĩ Thạch vẫn khẳng định: Đảng đã nhìn ra khả năng của Hai Trung rồi, cứ nhận việc đi, vừa làm vừa học.   

Thế là, trong bữa cơm chiều ở chiến khu D giữa mùa xuân, tháng 2/1952, Hai Trung chính thức nhận nhiệm vụ thiêng liêng: trở thành chiến sĩ tình báo.

Lời dặn dò kỹ lưỡng của bác sĩ Thạch hôm đó "Đảng và dân ta còn nghèo lắm. Phải giữ vững tinh thần cách mạng thì mọi khó khăn sẽ lần hồi được giải quyết... Chú cứ yên tâm công tác, Đảng và nhân dân sẽ công bằng chấm công khi hy sinh" đã theo sát Trung suốt 23 năm nằm sâu trong lòng địch, trở thành một điệp viên chiến lược huyền thoại của ngành tình báo Việt Nam.

Nhiệm vụ đầu tiên: Sao chẳng giống xi nê?

Những ngày mới bắt đầu vào nghề, Hai Trung dùng công việc ở hải quan làm bình phong. Trung phụ trách bộ phận kiểm hoá, được tổ chức giao cho việc phải theo dõi hoạt động của quân đội Pháp, tìm hiểu về phương tiện, vũ khí chiến tranh, lập biểu đồ di chuyển của quân đội Pháp từ Marseille qua Đông Dương và ngược lại.

Nghe lệnh từ trên, Hai Trung vội trả lời ngay: “Tưởng làm tình báo thì phải như trong xi nê, làm những việc kinh thiên động địa, chứ kiểu này thì dễ như ăn cơm bữa và chẳng có gì giựt gân cả”.

Bác sĩ Thạch nghe Hai Trung láu táu vậy vội vàng ngăn ngay: “Dễ, nhưng nếu để địch biết thì số phận chắc chắn sẽ như anh Ba Học sinh. Đây là công việc mật, chú không được chủ quan”.

Nói rồi, ông dạy cho Hai Trung những bài học đầu tiên về cách liên lạc, cách viết tin, dặn Hai Trung phải cắt những liên lạc không cần thiết, không tham gia phong trào, không đi ào ào hô khẩu hiệu như ngày xưa, cũng không được cầm súng chiến đấu trực tiếp. Làm công việc mật gian khổ hơn nhiều, chớ không dễ như ăn cơm đâu.

Hai Trung nghe rồi mới bắt đầu chú tâm tìm hiểu công việc mà cậu chàng tưởng dễ như xi nê. Đến khi thực sự nhập vai, Hai Trung mới kinh hoàng tỉnh giấc, trời ơi, chiến tranh đang hiện ra mồn một trên những con số mà Trung phải xuất nhập hàng ngày.

Theo đó, ngay từ những ngày đầu năm 1952, không chỉ có tàu chiến của Pháp mà ngay cả tàu chiến của Mỹ cũng đã xuất hiện ngay giữa cảng Sài Gòn, với những đợt chuyển quân và vũ khí chiến tranh tối tân, di chuyển như con thoi từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, Hải Phòng. Bàn tay của Mỹ đã thọc vào Việt Nam ngay từ khi Pháp vẫn còn chễm trệ giữ quyền lực ở Đông Dương và ào ạt đổ quân vào cứ điểm bất khả xâm phạm trên Điện Biên Phủ.

Đến lúc này, Hai Trung mới hiểu rằng tại sao mình được lựa chọn, bởi Đảng và các anh chỉ huy đã nhìn thấy những điều rất xa: cuộc chiến khốc liệt đang thực sự bắt đầu, và Đảng cần chọn đúng người để giao trọng trách.

Bước chân vào nghề tình báo những năm đầu tiên nghe cứ... như chuyện đùa. Thậm chí, những ngày đầu kháng Mỹ non sơ, chính bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - người thầy đầu tiên của Trung - cũng phạm phải lỗi cơ bản đến chết người: đó là nhận được tin tức tài liệu của Hai Trung xong, bác sĩ còn gửi đi phát sóng trên đài “Tiếng nói Nam bộ” nhằm tố cáo quân Pháp, rồi tới quan Mỹ trong việc cố tình tăng cường viện trợ vũ khí chiến tranh, nhân lực quân sự, đào tạo để ủng hộ Diệm phá hiệp định Geneve.

Ngay lập tức, hai chiến sĩ tình báo đầu tiên được điều vào Nam là anh Nguyễn Vũ và anh Dương Minh Sơn nhằm tăng cường cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Đích thân anh Nguyễn Vũ còn phải tìm mọi cách để chặn lại những bản tin trên để bảo đảm an toàn cho Hai Trung.

Những bài học vỡ lòng đó khiến cho Hai Trung và những người chỉ huy, những người đồng đội chưa bao giờ dám đùa hay lơ là công việc.

Nhiệm vụ đầu đời với Hai Trung xem ra chả giống gì với xi nê, thế nhưng hoá ra, cuối cùng cả cuộc đời ông dẫu có hàng chục bộ phim cũng chưa chắc đã dựng nổi.
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #82 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 01:08:31 pm »

Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên


Hai Trung đã tự "cắt đuôi con tiểu tư sản" theo cách của mình và chẳng hề giống ai. Cắt đi rồi, lại lòi cái đuôi khác, còn sơ hở hơn. Thế nên sau này ngồi nhìn lại, ông thừa nhận "buổi đầu làm tình báo, áp dụng các bài học vào thực tế đều... sai be bét". Sai đến... "bốc cả mùi"...

Cái đuôi con tiểu tư sản…

Xuất thân của Trần Văn Trung là con một gia đình trung lưu ở thành thị, được giáo dục theo gia phong nhà nho. Ngày còn bé, Trung được cha dạy theo quan điểm “thương cho roi vọt, ghét cho ngọt ngào”. Chơi bời lêu lổng, học hành không ra nơi ra chốn, quên nỗi nhục mất nước là những điều không được phép có ở cậu Hai Trung. Vậy nên cứ những lần nghịch ngợm, láu táu là Trung lại rất được ba... “thương”.
 
Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn- Ảnh: QĐND

Nhưng lạ cái, nghiêm khắc với con là vậy, song gia đình ông lại sẵn lòng nuôi giấu cán bộ Thành uỷ từ những ngày cách mạng sục sôi kháng Pháp. Năm 1947, cha của Trung còn bị tên mật thám Lơ Bét-xơn - Trưởng ty Công an Rạch Giá - hành hạ khi ông đang cố tìm cách bắt liên lạc với cách mạng.

Xét về thành phần gia đình như vậy là quá cơ bản, ấy thế mà những điều đó cũng không được các anh chỉ huy "tha", từ anh Sáu (Nguyễn Vũ) cho tới anh Tư Tùng (anh Hai, Dương Minh Sơn) đến anh Ba (Mười Hương) trong những bài giảng đầu tiên về chính trị và nghiệp vụ: "Cậu là một thằng tiểu tư sản, mà thằng tiểu tư sản có máu thích làm anh hùng, mê xi nê nên dễ hỏng việc. Hơn nữa, con tiểu tư sản lại còn có một cái đuôi. Cái đuôi đó là lối sống trưởng giả, là cách ăn nói, đối xử hợm hĩnh với con người, đặc biệt là người dân nghèo, mà họ gọi là tầng lớp dưới. Dù cậu có khéo giấu đến đâu thì sớm muộn cái đuôi đó cũng lòi ra, kinh tởm bỏ mẹ. Phải tìm cách cắt cái đuôi đó đi. Nhưng cái đuôi của con tiểu tư sản không phải như đuôi chồn, đuôi cáo, cầm dao cắt phéng một lần là xong. Vậy nên phải thường xuyên kiểm tra, kiểm điểm, nghiêm khắc với bản thân mình. Phải thường xuyên xem lại bản thân mình, hằng ngày, hằng giờ".

Lối giảng bài đậm chất dân dã, tục nhưng dễ nhớ đó đã in sâu vào trí nhớ của Trung, trở thành châm ngôn sống và hoạt động mãi về sau của chàng điệp viên trẻ này: "Phải luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình".

Tuy nhiên, cái khó của nghề tình báo thì chẳng sách vở đâu dạy đầy đủ, ngoài chính cuộc đời và chính tự mình. Hai Trung nghe giảng bài, thực hành nghiêm túc lắm. Cứ mỗi giờ nghỉ trưa, Hai Trung lại chạy tuốt xuống ăn cơm, ba cùng "cùng ăn, cùng làm, cùng nghỉ" với anh em phu khuân vác ở Khánh Hội. Tính Trung vốn dân dã nên được nói chuyện với đồng bào nghèo khổ, Trung thấy hợp lắm. Cậu còn mê chơi với công nhân đến độ ghét ra mặt với những tên người Việt hay người Hoa kết hợp với người Pháp buôn lậu.

Có lần, một thằng Pháp làm cho hãng bốc xếp Rondon bắt nạt nhân viên của Hai Trung, làm Trung nóng mặt, chụp cổ đánh ngay tại văn phòng. Biết chuyện, tên trưởng phòng Stenou gọi vào, cho nghỉ việc 3 ngày để Trung... nguôi cơn giận, xong xuôi sẽ kêu tên Pháp kia đến tận nơi xin lỗi.

Hai Trung nghe vậy hài lòng lắm, phải thế chứ, cho tụi bây biết tay, đâu có thể cho nó bắt nạt đồng bào mình được. Thế rồi Hai Trung nằm thẳng cằng, nghỉ một lèo ở nhà 3 ngày cho hả giận.

Biết chuyện, anh Tư Tùng hoảng quá, vội vàng dập ngay “cơn sĩ” của Hai Trung lại. Trời đất, làm thế là bị... “lòi đuôi” rồi còn gì? Đuôi nào cơ? Nghe lời chỉ huy, Hai Trung đã chặt phăng cái đuôi tư sản rồi còn gì?

Vậy đấy, nguy hiểm ở chỗ, cái đuôi đó lại không phải là “đuôi tư sản”, mà là “đuôi... yêu nước”. Làm tình báo thì không được nóng nảy, tự ái cá nhân. Muốn tỏ ra là sếp bênh đàn em thì đâu có được? Đã được giao việc mật ngay trong lòng địch mà lại không thèm chơi với “đồng nghiệp”, không nhận đút lót, từ chối nhậu nhẹt, không chịu đi... tán gái thì còn làm ăn nước mẹ gì? Rõ là chỉ có thằng cộng sản thì mới nghiêm túc, kiên định vậy. “Lòi đuôi” thế thì còn chiến đấu ra sao?

Hai Trung nghe giảng mới à lên. Hoá ra làm tình báo không phải dễ như ăn cơm, càng không bóng lộn như trên phim ảnh. Làm chiến sĩ tình báo, nếu không tự hiểu mình là ai và vận dụng trí tuệ đúng lúc thì đôi khi sẽ phải trả giá bằng mạng sống.     

Sau thời bình, trong lần thử phân tích về chính mình, chính Thiếu tướng Trần Văn Trung đã nhìn nhận: "Điệp viên phải có tính kỷ luật cao, nhất là kỷ luật tự giác vì anh ta hoạt động đơn độc, không có ai bên cạnh kiểm tra cả. Thiếu kỷ luật thì dễ chủ quan dễ buông lỏng nguyên tắc, dễ mất cảnh giác và cuối cùng là dễ bị bắt".

Mà nếu đã bị bắt, điệp viên chỉ còn nước chọn: hoặc chết, hoặc khai. Bởi trong mọi đòn tra tấn, đòn tra tấn dành cho điệp viên tình báo bị bắt là khủng khiếp nhất: đánh cho khai, khai ít đánh cho khai nhiều, khai nhiều đánh cho khai hết. Thậm chí, kẻ thù không từ bất cứ thủ đoạn nào, thậm chí dùng thuốc độc khiến điệp viên khi ra khỏi nhà tù trở nên thần trí bất thường. Việc thoát khỏi nhà tù do may mắn hay được tổ chức đào thoát là cực kỳ hãn hữu.

Kinh nghiệm đó, ông đúc kết trong hàng chục năm nằm sâu trong lòng địch, tiếp xúc với đủ loại nguồn tin lẫn chứng kiến những trận đòn thù tra tấn của đối phương đối với các chiến sỹ Việt cộng bị bắt.

Trung đã tự "cắt đuôi con tiểu tư sản" như thế, theo kiểu chẳng hề giống ai. Cắt đi rồi mà lại lòi cái đuôi khác, còn sơ hở hơn, thế nên sau này ngồi nhìn lại, ông thừa nhận là "buổi đầu làm tình báo, áp dụng các bài học vào thực tế đều... sai be bét".

... Sai đến bốc cả mùi

Làm ở Hải quan được hơn 1 năm, đến hết mùa mưa năm 1952, Hai Trung đã bắt đầu được khen ngợi vì tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, tình hình lúc này bắt đầu ngày càng căng thẳng. Lo ngại Hai Trung có thể bị bắt đi lính, các đồng chí chỉ huy đã ra lệnh cho Hai Trung phải tìm mọi cách để tránh bị bắt lính, đồng thời phải tìm người thay thế trong việc lấy tin tức quân sự ở Hải quan, đề phòng bất trắc.

Hai Trung- Ảnh: Tuổi trẻ

Cuối cùng, thông qua việc vận động được người anh họ là Phạm Xuân Giai - Trưởng phòng 5 (phòng tâm lý chiến) Bộ Tổng tham mưu, cánh tay đắc lực của Trung tướng Nguyễn Xuân Hinh (Tổng tham mưu trưởng), Hai Trung vào làm bí thư cho Giai với mục đích trốn lính.

Vào cơ quan đầu não của quân đội rồi mà Trung vẫn sống ngoan ngoãn, “sạch sẽ” tới mức những sĩ quan cùng phòng đã phải ngao ngán vì rủ rê Trung chơi bời mãi không được: "Thằng anh thì cái gì cũng sắc bén, cái gì cũng biết không ai qua mặt được, chơi bời không thiếu thứ gì. Còn thằng em thì thật thà như đếm... không biết trời sinh ra để làm gì mà sống khổ sở thế".

Có lần, nửa đêm cuối tháng 3/1955, Bình Xuyên pháo kích vào Dinh Độc Lập. Nội bộ chính quyền Diệm lục đục, phe thân Pháp và phe thân Mỹ muốn thôn tính lẫn nhau, các sĩ quan đánh hơi thấy nguy hiểm, trốn chui lủi ở nhà hết. Có mỗi Hai Trung là “ngây thơ chạy đến” xem tình hình, thậm chí còn hớn hở tuyên truyền để lung lạc tinh thần sĩ quan: tình hình cứ thế này thì đến bầu cử 1956, Bắc sẽ thắng Nam.

Ngày đó, Hai Trung mới vào nghề, đã được dạy gì đâu? Cậu chưa đủ kinh nghiệm để hiểu rằng, dù có choảng nhau thì cũng chẳng bao giờ Pháp và Mỹ muốn rút lui để trả đất nước này về cho dân tộc Việt, bởi dù thua hay thắng thì bản chất đế quốc vẫn luôn là xâm lược.

Tuy nhiên, trong cái rủi lại có cái may. Sự hồn nhiên, thật thà đó lại khiến cho nhiều sĩ quan Pháp, Mỹ, Việt cảm mến, giúp cậu vượt qua nhiều cái bẫy một cách rất tình cờ. Chính họ cũng chẳng hiểu nổi tại sao lại có thể yêu quý một cậu nhóc gầy ốm, hiền lành mà lại rất chân thật, hài hước đến thế được. Bởi có thể chính họ đã không chịu hiểu, đứng trước sức mạnh quá lớn của sự lương thiện, ai cũng sẽ tìm cách tự làm trong sạch chính mình. Yêu quý, giúp đỡ một chàng thanh niên tốt bụng có phải là cách giúp họ tẩy bớt nỗi tủi hổ sau những chuỗi việc ác chăng?             

Đến tận năm 1957, khi đã qua Mỹ học, Hai Trung vẫn còn chưa cắt được cái “đuôi yêu nước” của mình. Đứng trên đất Mỹ, học nghiệp vụ Mỹ, thế mà trong những buổi thuyết trình, Trung vẫn cứ hồn nhiên chêm vào nào là "áp bức, bóc lột”, nào là “cách mạng, đế quốc" - những khái niệm mà người Mỹ lúc bấy giờ đặc biệt dị ứng.

Hai Trung thật đến nỗi bị giáo sư giảng dạy đánh điểm kém cho những bài luận luôn xuất sắc, chỉ vì cậu không nghĩ được rằng, trong số rất nhiều giáo sư, cũng có những người đang làm công việc y như cậu. Họ muốn dò tìm manh mối cộng sản trong những con người do chính họ đào tạo nên. Đi học trên đất Mỹ đâu chỉ là học thêm kiến thức, đó thực sự còn là một cuộc cân não lớn.

Hai Trung phát hiện ra điều đó sau một thời gian dài luôn đứng đầu lớp. Ấy là lần một bà giáo vốn là nhân viên phòng tình báo Hải quân Mỹ giương mục kỉnh lên thắc mắc: "Học kiểu như mày, chỉ có là cộng sản". Chột dạ, từ đó Hai Trung bỏ luôn thói miệt mài đèn sách để giành điểm cao.

Ngẫm nghĩ lại, Trung mới ngộ ra rằng, hoá ra yêu nước không thôi là chưa đủ. Nếu không dùng cái đầu để đấu trí lại thì chắc chắn mình sẽ thua. Trong khi biết bao sĩ quan miền Nam Việt Nam qua Mỹ học một ít, còn đâu dành thời gian ăn chơi, tiêu xài, mua sắm, nhảy đầm, cặp gái... thì Trung chỉ như một thầy tu, suốt ngày cắm đầu vào học và nghiên cứu.

Thực tế, Hai Trung chỉ có thể làm thế khi được sống trong sự che chở an toàn của đồng bào. Còn ở đây, một mình giữa hang sói, nếu bê nguyên những nguyên tắc đạo đức vào thì chỉ có thể đổ máu, mất xác mà thôi.
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #83 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 01:23:55 pm »

Kỳ 11: "Tướng Givral" – Lý tưởng và tài năng bậc thầy


Từng có những phản ứng khác nhau kể từ năm 1978, khi những đồng nghiệp, và cả những người một thời ở "phía bên kia" biết được Phạm Xuân Ẩn, tên thật là Trần Văn Trung, thường gọi là Hai Trung, vốn là điệp viên tầm cỡ của Hà Nội: Giận dữ, bàn luận, phân tích... nhưng hơn tất thảy, là họ kính phục tài năng, con người và lý tưởng cống hiến của ông.

Lý tưởng – "viên gạch" đầu tiên cho chiến thắng

Sống trong lòng địch hơn 20 năm, tiếp xúc với đủ mọi loại người, Hai Trung quá hiểu những người mà ông đang âm thầm chiến đấu. Ông hiểu tại sao nhiều người trong số họ cứ điên cuồng cầm súng theo Mỹ để tàn sát đồng bào. Có người vì bị ép, có người vì túng bấn, có người vì muốn nhanh chóng nắm quyền lực nhờ núp bóng quan thầy...

Tiền, tình, địa vị, cuộc sống giàu sang theo tiêu chuẩn Mỹ là những cạm bẫy khôn lường. Chính vì thế, người chiến sĩ tình báo luôn tự mình phải học.

Khi đã chui sâu leo cao rồi, ông không thể trực tiếp nghe giảng những bài học dễ thương như cái "đuôi con" tiểu tư sản thuở nào. Thay vào đó, ông tìm cách học lại từ chính những tài liệu của kẻ địch. Thế nên, không phải ngẫu nhiên mà sau khi giải phóng, ông vẫn còn lưu giữ cẩn thận một tài liệu nghiên cứu có ghi "Tam giác thắng", được viết vào năm 1968, không đề tên tác giả.

Với luận điểm "Tất cả mọi phương pháp để thắng cộng sản", người viết vạch ra những nguyên nhân khiến cho chế độ miền Nam Việt Nam không bao giờ được nhân dân ủng hộ, từ đó chỉ ra đường đi, nước bước để lên dây cót tinh thần cho binh sĩ, nhằm củng cố vị trí chính trị trong mắt người dân. Tuy nhiên, lập luận vòng vo, cuối cùng chính tác giả đó cũng phải thừa nhận rằng, cái chính thể VNCH thua cộng sản vì một lý do lớn nhất: Thiếu một chủ thuyết lý tưởng để đi tới cái đích cuối cùng.

Tháng 6/2007, khi Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết gặp mặt đông đảo Việt kiều và báo giới tại quận Cam (Mỹ), Nguyễn Cao Kỳ (cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hoà, viên tướng râu kẽm một thời dẫn đầu phi đội máy bay của miền Nam Việt Nam ném bom Quảng Trị) đã phải tâm phục khẩu phục: "Tôi cũng từng tham vọng thống nhất đất nước. Nhưng hôm nay phải ngả mũ với những người đã làm được điều đó".

Còn Hai Trung – người anh hùng tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam – đã khiến cả thế giới phải ngả mũ như thế nào?

Bậc thầy trong nghiệp: làm báo và tình báo

Sau khi chiến tranh kết thúc, Hà Nội công bố: Nhà báo lừng danh Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên hạng nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Ngay lập tức, Murray Gart, thông tín viên trưởng của Time trong thời gian chiến tranh đã gào lên "Ông Ẩn là một kẻ đáng ghét. Tôi muốn giết ông ta!". Trong khi đó, nhiều đồng nghiệp khác của ông thì bàng hoàng. Lý trí bảo họ phải tin vì Phạm Xuân Ẩn thừa tài năng để làm được điều đó. Nhưng trong lòng họ lại muốn nghi, bởi họ không dám nghĩ rằng một chiến sĩ cộng sản lại sống có trái tim với tất cả mọi người như vậy.

Đã quá nhiều người biết và viết về ông với khả năng hài hước, luôn là trung tâm của mọi cuộc tranh luận nảy lửa về tin tức, về nghề nghiệp. Thú vị hơn nữa, mỗi khi kết thúc cuộc nói chuyện với ông, phóng viên nào cũng có một món quà tự mang về cho chính mình: khi thì là một bản tin chính xác nhất cho hãng, khi thì là khám phá mới về văn hoá Việt Nam, đôi khi lại còn là một bài học về cách làm người - sống để đức cho con cháu.

Nhờ đó, cánh phóng viên tuyệt đối tôn trọng ông. Ngay cả chính những phóng viên chiến trường lúc bấy giờ ở Việt Nam cũng đã nghiêng mình gọi ông là "nguồn cung cấp tin tốt nhất tại Sài Gòn" (Thomas A.Bass) khi cùng bàn luận tại quán cà phê Givral, nơi lần đầu tiên ông được phong "tướng" bởi những đồng nghiệp đủ mọi quốc tịch: "Tướng Givral"!

H.D.S Greenway (thường được biết đến với cái tên David) là phóng viên có mặt ở Khe Sanh năm 1971, sau này cũng nhớ lại: "Tôi chứng kiến nhiều người lính bị thương được đưa từ Lào về. Tôi mô tả họ như những người sống sót từ các đơn vị dẫn đầu cuộc tấn công", nhưng ông Ẩn nói không phải, "đơn vị dẫn đầu đã bị xoá sổ. Những gì anh đang chứng kiến là những người sống sót khi đang cố gắng hỗ trợ nhưng cũng bị thất bại. Tôi nghĩ lại về chuyện này: Có vẻ như ông Ẩn được thông tin khá chi tiết. Đó chính là sự đánh giá mà bạn chỉ có thể có được khi biết rõ cả 2 bên đang làm gì trong chiến đấu".

Trên thực tế, chiến dịch Lam Sơn 719 thất bại thảm hại, khi quân đội Việt Nam Cộng hoà mở cuộc tiến công Lào với quy mô lớn năm 1971 thì Phạm Xuân Ẩn đang ở Sài Gòn. Chính ông là người đã đọc và chuyển về Hà Nội nội dung của chiến dịch Hạ Lào trước khi nó được thi hành. Ông giữ bí mật tuyệt đối cho nghề tình báo mà ông theo đuổi hai thập kỷ qua.

Còn với tư cách đồng nghiệp một người làm báo, ông đã cho Greenway một lời khuyên chính xác về bản chất của sự kiện. Lời khuyên có giá trị giữ gìn danh tiếng cho Greenway (người mà năm 1973 đã rời khỏi tờ Time và sau này trở thành biên tập viên của tờ Boston Globe), bởi cũng trong thời gian này, chính Jean Claude Pomonti cũng bị đánh lừa bởi "những thành công của chiến dịch" trong những bản tin mà phóng viên này chuyển về Pháp.

Đó chỉ mới là khúc gút của câu chuyện về nghề làm báo của Phạm Xuân Ẩn trong việc tôn trọng đồng nghiệp và tinh thần tương hỗ của những phóng viên, thông tín viên của các hãng lớn ở Sài Gòn đang có sự cạnh tranh khốc liệt về tin tức. Ông nói rằng, ông tuyệt đối tuân thủ "tinh thần thể thao" trong nghề nghiệp mà báo chí Mỹ đã dạy cho ông.

Chính vì vậy, những đồng nghiệp của ông thời bấy giờ đã phải kính trọng nhà tình báo - nhà báo cộng sản này, dẫu cho nhiều tác phẩm mà họ viết về ông, dù muốn hay không, cũng cố áp đặt góc nhìn có hơi hướng chính trị lên những sự kiện liên quan đến cuộc đời vị thiếu tướng tình báo đầy giai thoại và huyền thoại này.

Bí mật sau những bản tin

Tháng 7/1964, tất cả các nhà báo ở Sài Gòn cố gắng tìm kiếm nguồn xác minh thông tin "Mỹ có đổ quân và bao giờ Mỹ đổ quân vào Nam Việt Nam?". Câu trả lời liên quan đến thượng tầng chóp bu của chính giới Mỹ. Tất nhiên, chóp bu của Mỹ tại Sài Gòn là toà đại sứ.

Một buổi tối, tại quán bar La Cigale, viên bí thư của đại sứ Cabot Lodge ngật ngưỡng bước vào với bộ quần áo chim cò, khoác vai một cô gái đẹp. Không phải những lần "tung tin để nhận tin", trao đổi tin tức như trước, viên bí thư chỉ mong một đêm ăn chơi tới bến vì "một tuần nữa tôi về nước rồi".

Trong đêm đó, bản tin của Reuters đánh đi từ Sài Gòn: "Một tuần nữa, Mỹ thay đại sứ ở Nam Việt Nam". Sự nhanh nhạy nghề nghiệp của Phạm Xuân Ẩn giúp cho Reuters có bản tin độc quyền trước các hãng, dù sau đó chính ông đã phải mất thời gian bị an ninh Việt Nam Cộng hoà thẩm vấn để tìm hiểu nguồn tin, được ông kiên quyết bảo vệ vì "chính  người Mỹ dạy tôi như vậy".

Nhưng có một câu chuyện chưa bao giờ được kể: Sau khi bản tin của Reuters đánh đi, Phạm Xuân Ẩn đã nhấc máy gọi cho đồng nghiệp "có cái tin như vậy, coi thử sao", không phải để tìm kiếm người "chia lửa" những rắc rối phát sinh, mà bởi nguyên tắc "thi đấu thể thao" giữa những người làm cùng nghề, mà ông đã thấm nhuần. Trước và sau câu chuyện này, ông vẫn thường xuyên làm như vậy.

Đúng 1 tuần sau khi bản tin được phát đi, Maxell Taylor sang Nam Việt Nam thay cho H.C. Logde, khẳng định sự chính xác của bản tin mà Hai Trung đã gửi. Đồng thời khẳng định chắc chắn Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường quân số ở Nam Việt Nam.

Thời điểm đó, Hai Trung nhận định: "Mỹ không đổ quân vào thì bọn ngụy chỉ có chết mà thôi. Vì vào đầu năm 1965, cho đến khi Mỹ đổ quân thì mỗi tuần chúng bị mất một quận lỵ và 1 tiểu đoàn quân chính quy". Nhận định này bắt nguồn từ vị trí của một nhà báo có nhiều nguồn tin và đầu óc của một điệp viên chiến lược biết phân tích từ chiều hướng chiến lược từ những nguồn tin rời rạc đó.

Trong một trang hồ sơ tuyệt mật, Hai Trung tự nhìn lại quãng thời gian phục vụ cho Reuters: "Trong quãng thời gian 1960 đến 1964, Reuters luôn là hãng thông tấn có những bản tin tốt nhất, nhanh nhất gửi đi từ Sài Gòn".

Và tất nhiên, trong những bản tin đó đều có bàn tay, khối óc của Phạm Xuân Ẩn.

Ghi điểm trong đảo chính

Trước vụ đảo chính năm 1963 đúng 3 năm, trong đêm 11/11/1960, lính dù của Diệm cũng đã từng đảo chính. Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh lực lượng dù, người được tạp chí Time mệnh danh là "chuyên gia đảo chánh" và cũng là một trong bốn người được Diệm “thương như con”, được cho là cầm đầu.

Khi đó, Phạm Xuân Ẩn đã là nhân viên chính thức của Reuters, đồng thời ăn lương tại Sở nghiên cứu chính trị văn hoá xã hội (Phủ Tổng thống) của trùm mật vụ Trần Kim Tuyến và ở cả Việt Tấn Xã.

Thời điểm đảo chính xảy ra lúc 4 giờ sáng. Ngay sau khi xác minh thông tin từ cả phe đảo chính (Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông) lẫn phe Diệm - Nhu, chính Phạm Xuân Ẩn đã đến tận nhà báo động cho Trần Kim Tuyến: "Đảo chính thật rồi. Ông không dắt vợ con trốn đi, nằm nhà chờ lính dù đến bắt hả". Với Lê Văn Thái, nhân viên của Tuyến, ông cũng đích thân đến báo động để Thái đi trốn.

Tuy nhiên, sáng sớm hôm sau, sau khi tìm cách gửi điện tín tin tức đi, thấy thái độ chần chờ của Nguyễn Chánh Thi trước cửa Phủ Tổng thống, Phạm Xuân Ẩn hỏi ngay: "Lính dù vây chặt rồi, sao không tiến vào đi đại tá?". Lập tức, Thi văng miệng: "Đ.má, mày làm nhà báo mà còn nóng hơn tao làm nhà binh!". Linh tính nghề nghiệp đã báo cho ông: "câu chuyện còn dài".

Trên thực tế, đúng là Nguyễn Chánh Thi có ý định đảo chính thật, nhưng kế hoạch của ông ta không phải vào ngày đó, chẳng qua bị đám sĩ quan gí súng ngắn vào đầu ép phải làm. Sự chần chừ của Thi trong việc chờ thương thuyết đã khiến Phạm Xuân Ẩn mạnh dạn khẳng định: cuộc đảo chính sẽ thất bại!

Rốt cuộc, đúng như dự đoán. cuộc đảo chính thất bại chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi như Reuters nhận định. Ẩn chính thức "lên điểm" trong mắt của hãng tin này, đồng thời trở thành ân nhân của của Tuyến lẫn Thái vì "có ơn" cứu mạng.

Quan trọng hơn, nội tình cuộc đảo chính của “con” đối với “cha” mà Hai Trung báo cáo đã giúp cho Hà Nội cũng có những bản báo cáo chính xác về phương hướng chiến lược của Mỹ - Diệm trong thời gian ngắn sau này.
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #84 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 01:30:31 pm »

Kỳ 12: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi"


Làm việc cho Mỹ là thế, nhưng Phạm Xuân Ẩn chưa bao giờ ngán... chửi. Tất nhiên là ông chửi Mỹ, chửi những kẻ làm tay sai rao bán đất nước. Và tất nhiên là ông cũng chửi công khai. Ấy thế mà ai cũng phải chịu nhịn, bởi ông chửi đúng quá!

Vừa được chửi, vừa được việc

Như chính ông thừa nhận, "căn bệnh" thích... chửi Mỹ đã ăn sâu vào máu, nên rất khó sửa. Bằng chứng, không chỉ ám chỉ trong những bản tin về sự kiện binh biến ngày 11/11/1960, mà ngay trong đêm đó, Phạm Xuân Ẩn đã "nóng máu" với Thiếu tá Scheer (phụ tá tuỳ viên quân lực toà đại sứ Mỹ).

"Nghề tình báo, hay nghề báo, chỉ khác nhau ở một chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi?" - Phạm Xuân Ẩn

Chuyện là, khi gửi tin bằng đường bưu điện không xong, trong đêm, ông cùng Trưởng văn phòng Reuters mò qua toà đại sứ Mỹ nhờ Scheer đánh giùm qua đường dây của sứ quán về hãng.

Khi trở lại, tất nhiên, ông phải tường thuật thông tin lại cho Scheer để làm quà, nhưng Scheer không hề chuyển bản tin của ông Ẩn đi với lý do "ngài đại sứ không đồng ý dùng đường dây của sứ quán giúp một hãng thông tấn tư nhân".

Nóng mặt vì mất thời gian, hơn nữa, tin của Reuters đã chậm hơn các hãng khác, Ẩn quát luôn vào mặt Scheer: "Người Mỹ các ông cóc chơi được!", rồi hầm hầm bỏ về.

Cuộc đảo chính kết thúc, Phòng thông tin Mỹ (USIS) mời phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài đến họp báo mật về vụ Nguyễn Chánh Thi. Phạm Xuân Ẩn cũng tới, nhưng bị Anspacher (Giám đốc USIS) cản lại, không cho vào.

Trung điên tiết. Sau đó chính Reuters đã phát đi bản tin tiếp theo với nội dung lật mặt bản chất: "Cuộc đảo chính là giả, chỉ nhằm mục đích "rung cây nhát khỉ" do người Mỹ giật dây nhằm mục đích "doạ" Diệm phải thay đổi phương pháp cầm đầu bộ máy". Bản tin từ Reuters do Trung viết đã làm Mỹ bẽ mặt trước công luận.

Sau này, để chuộc lỗi với ông, cả Scheer lẫn Anspacher đã nhiều lần nhờ người bắn tin: Họ làm thế vì không biết Ẩn làm cho Reuters, cứ nghi Ẩn là người của Trần Kim Tuyến. Mâu thuẫn đó cũng được dàn hoà về sau, nhưng mối ác cảm về sự phân biệt đối xử của người Mỹ với thân phận kẻ làm thuê người Việt, dù là làm cho hãng tin nước ngoài, đã xúc phạm đến lòng tự trọng của Phạm Xuân Ẩn.

Bởi, ông vốn đã không muốn luồn cúi làm tay sai của Mỹ, nay lại phải chơi với nhiều gã xấu tính.

Ác cảm đó trong ông còn kéo dài về sau, kể cả khi Ẩn đã rời Reuters (1965), qua làm cho nhiều tờ báo khác, cuối cùng dừng lại lâu nhất là tạp chí Time (11 năm, từ 1965-1975).

Người “biết chửi có đạo đức”...

Sau những sự cố như thế, Phạm Xuân Ẩn càng khẳng định những nhìn nhận của mình về bản chất quân Mỹ là đúng. Thế nên, ông chẳng sợ gì, vẫn tiếp tục giữ "căn bệnh" "thích chửi Mỹ, xúi người ta chửi Mỹ, xúi Beverly (Beverly Deepe, phóng viên của The NewYork Herarld Tribune, đồng nghiệp thân thiết - NV) viết báo chửi Mỹ và những tên tay sai chỉ biết bịt mắt, bịt mũi, bịt tai theo đuôi Mỹ".

Tài ở chỗ, chửi nhiều thế mà ông chưa bao giờ chửi sai, và cũng chưa xúi ai chửi sai, chưa từng viết một dòng thông tin nào sai lên mặt báo, dù là với Reuters, The NewYork Herarld Tribune, The Christian Science Monitor hay Time Magazine.

Điều đó đã được chính David Greenway khẳng định: "Chúng tôi nghĩ đây là chuyện đùa... Những người biên tập viên của tờ báo Time đã không nghe chúng tôi. Không có phóng viên nào trong tờ báo Time đã thao túng tin tức. Ông ấy không có sự may mắn nào hơn chúng tôi", khi một vài đồng nghiệp của Phạm Xuân Ẩn buộc tội ông là đã thao túng những tin tức và những câu chuyện trên tạp chí Time với tư cách là "nhân vật có ảnh hưởng", khi biết ông là điệp viên của Hà Nội.

Còn Richard Pyle, cựu Tổng biên tập của tờ A.P Sài Gòn thì nhìn nhận thẳng thắn: "Ông Ẩn còn cứu tờ Time khỏi sự khó xử vì đã xuất bản những câu chuyện sai sự thật. Đó là sự tài tình của ông ấy... Không tiết lộ làm thế nào mà ông ấy biết hay không biết điều gì, ông ấy sẽ cho anh biết anh có đi đúng đường không".

Tất nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể thừa nhận sự thật rằng, đồng nghiệp mà họ ngưỡng mộ lại là một điệp viên cao cấp của phía bên kia, đặc biệt với những người làm nghề mà giới phương Tây vẫn xem là độc lập (tương đối) và thường được mệnh danh là Quyền lực thứ Tư này.

Peter Arnett (người được biết đến như một phóng viên chiến tranh có hạng của Thông tấn xã AP, CNN… từng đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam. Gần đây nhất ông có mặt ở Baghdad để đưa tin về cuộc chiến vùng Vịnh, đã phỏng vấn Saddam Hussein; sau đó qua Afghanistan, phỏng vấn Osama Bin Laden năm 1997) đã chỉ trích ông Ẩn: "Mặc dù tôi biết ông ta như một người Việt Nam yêu nước, tôi vẫn cảm thấy như bị phản bội xét về nghề báo chí. Có nhiều lời cáo buộc trong suốt cuộc chiến tranh là chúng tôi đã bị những người cộng sản thâm nhập... Nhưng sau đó tôi biết rằng đó là công việc của ông ấy".

Còn ông Ẩn, năm 2003, xuất hiện trên Truyền hình Việt Nam trong chương trình "Người đương thời", vị thiếu tướng lẫy lừng vẫn mỉm cười rất tươi để nhắc lại quan điểm nghề nghiệp của ông: "nghề tình báo, hay nghề báo, chỉ khác nhau ở một chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi?"

Đó cũng như chính điều mà Thomas A. Bass, báo The New Yorker đã viết: "Ẩn là một người "Việt Nam thầm lặng". Ông nói rằng ông không bao giờ dối ai, rằng ông cung cấp cho báo Time chính những bài phân tích chính trị mà ông đã gửi cho ông Hồ Chí Minh. Ông là con người bị xẻ đôi với lòng trung chính cao độ, một người sống trong sự giả dối nhưng lại luôn nói sự thật."

Hơn hết thảy, Frank McCulloch, Tổng biên tập tờ Time ở châu Á, người đã thuê ông Ẩn làm việc cho tạp chí Time đã nhìn thấu suốt mọi câu chuyện: "Liệu tôi có giận dữ khi biết câu chuyện về ông ấy? Hoàn toàn không. Tôi nghĩ đó là Tổ quốc của ông ta. Nếu ở vào hoàn cảnh như vậy, tôi sẽ làm điều tương tự".

... Cùng hàng ngàn câu hỏi tại sao?

Với những người làm báo, khi đứng trước một vấn đề, một sự kiện hay một nhân vật, luôn có một câu hỏi mà họ phải tự đặt ra: "Tại sao?”. Tại sao thế này, tại sao thế kia?

Nhưng muốn lý giải chỉ bằng một mệnh đề hỏi như vậy sẽ chẳng bao giờ đủ, bởi mỗi con người luôn có những lý do cho con đường đi của riêng mình. Vì thế, những câu hỏi sẽ chỉ được giải đáp theo đúng nguyên nghĩa của mệnh đề "Tại sao?" theo cách mà người được hỏi muốn trả lời.

Muốn được giải thích nhiều hơn, hay muốn hiểu được nhiều hơn, chỉ có thể đặt mình vào chính họ. Nhưng sống như họ, hay ngắn ngủi hơn là cố gắng sống như họ, trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc đời họ, cũng chưa chắc có thể hiểu, bởi trong từng góc sâu của mỗi người cũng có những điều không thể lý giải.

Ngay từ khi ông Ẩn còn sống, rất nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu từng muốn “giải mật” về ông: Tại sao ông lại làm điều đó? Tại sao ông có được sự hiểu biết như vậy? Tại sao trước những hấp lực này, quyến rũ kia, ông vẫn đi trọn vẹn con đường mà ông đã chọn, dù những người nghĩ rằng họ là bạn ông, là đồng nghiệp với ông đã có thể có những nhận định hay lựa chọn khác?

Joseph Fouché – mưu sĩ chiến lược của Napoleon, cha đẻ của ngành anh ninh chính trị - cũng từng nhận định: “Tôi có mối quan hệ với những người có ảnh hưởng đối với những luồng công luận, có ảnh hưởng với các h ọc thuyết và có ảnh hưởng với các tầng lớp giai cấp trong xã hội. Hệ thống quan hệ này đã cho tôi những kết quả sâu sắc. Thông qua sự thổ lộ, tâm tư và những buổi nói chuyện chân tình của họ mà tôi biết tình hình thật sự của nước Pháp còn hơn là hàng đống báo cáo của vô số nhân viên mật báo mà tôi đã trả tiền”.

Đứng ở giữa trung tâm quyền lực của nước Pháp khi ấy, Fouché đã dõi con mắt của mình ở mọi ngóc ngách của cuộc sống, để rồi lý giải ra rằng: con người ở nước phát triển hay thế giới lạc hậu thì đều có những nhu cầu vật chất. Trong số những tham vọng cá nhân vô hạn và không thể thoả mãn được, có 2 động cơ chính cho tham vọng, đó là quyền lực và quang vinh.

Là người thông hiểu cả hệ thống tư bản Anh - Mỹ - Pháp, Phạm Xuân Ẩn đã học lại toàn bộ lý luận đó để áp dụng trở lại với chính những con người trong hệ thống ấy. Ông tự xây cho mình mối quan hệ tốt với đủ mọi tầng lớp có ảnh hưởng trong xã hội, để rồi từ đó ông hiểu nội tình chế độ tay sai còn hơn chính những người luôn tự đắc tuyên bố muốn xây một xã hội dân chủ dựa trên những đồng đôla Mỹ.

Chính vì thế, ông biết chắc rằng, sẽ chẳng có ai trong hệ thống kia sẽ hiểu được những gì chất chứa trong lòng ông. Bởi mấy ai biết rằng, năm 1957, để sang Mỹ học, Trung đã được đào tạo bởi 5 người thầy khác nhau, trong quãng thời gian dài tới 5 năm.

Đến trước khi lên đường theo diện tự túc, "anh Hai" - một trong những người thầy của Trung - đã phải chạy vạy, vay mượn cơ sở mấy ngàn đồng trong hoàn cảnh cực kỳ túng thiếu để đóng tiền vé máy bay thế thân cho Trung .

Xúc động nhất, ngay giờ phút ra đi, chính anh Ba, một người anh Việt Nam thứ thiệt, đã ôm và hôn Trung vào hai bên má. Cái ôm của tình đồng chí ấm áp đến nỗi mà Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn khi già rồi vẫn nhớ như in rằng: "Từ bé đến giờ, Trung toàn bị đánh. Chưa từng có ai ôm Trung như anh Ba cả. Cái ôm đó khiến Trung suýt khóc khi lên đường".

Liệu những đồng nghiệp, và cả những đối thủ của Trung, đã bao giờ sống đủ ở Việt Nam để hiểu được câu nói "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" chưa? Sau này, chính những người thầy của Trung đã nghiến răng chấp nhận hy sinh, chịu đòn roi tra tấn dã man trong nhà ngục Chín Hầm khét tiếng để không bao giờ để lộ tin tức về người học trò của mình.

Đi cùng ông suốt 23 năm trời còn có những người đồng đội đã khiến ông luôn ngưỡng mộ, kính phục như Tám Thảo, Ba Già, Hai Thương, Tư Cang.... Những người đồng chí của Trần Văn Trung, mà trong một bản đánh giá chưa từng công khai, đã viết lại những nhận định của cấp cao nhất về lưới tình báo 2T (bí số của Phạm Xuân Ẩn): "Tập thể xung quanh 2T là một tập thể trong sáng, anh hùng".

Phạm Xuân Ẩn – ông và đồng đội – đã cùng làm nên huyền tích để chính những thế hệ sau của ông luôn giữ lời thề: Đất nước này, nếu có nguy nan thì họ sẽ là những người đầu tiên chấp nhận họng súng kê thẳng vào đầu mình để siết cò. Bởi, cha anh họ đã luôn làm như vậy.
Hơn 30 năm sau, Phạm Xuân Ẩn đã nói với những người phỏng vấn ông: "Làm tình báo, hay làm báo, chỉ khác nhau ở chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi". Sự an toàn của ông, không hề đơn giản, nó có cả một "nghệ thuật ẩn mình".
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2011, 06:00:44 pm gửi bởi Mig21Bis_1 » Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #85 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 01:55:46 pm »

Kỳ 13: Người Hà Nội "ở phòng chỉ huy quân đội Mỹ"


Một chi tiết từng được Thomas A. Bass nhắc đến: Khi các bản báo cáo của Trần Văn Trung gửi ra Hà Nội, những cấp trên của ông từng vui mừng thốt lên: "Chúng ta đang ở ngay trong phòng chỉ huy cuộc chiến tranh của Mỹ".

498 bản tin, có phân tích và nhận định của cá nhân, trên quan điểm của một điệp viên nằm sâu trong lòng địch, từ 1961 - 1975, có thể chỉ là những con số thống kê vô hồn.

Nhưng lời nhận xét của những người có trách nhiệm đánh giá về giá trị tin tức do Hai Trung chuyển về có thể hé lộ một phần ánh sáng của câu chuyện: "Từ năm 1961 đến tháng 4/1975, lưới đồng chí 2T đã phục vụ được nhiều tài liệu nguyên bản, những chủ trương chiến lược của Mỹ trong chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh.

Trong mỗi thời kỳ chiến lược, đồng chí đã phát hiện sớm những ý đồ chuyển hướng chiến lược của địch. Những kế hoạch quân sự từng thời kỳ và các biện pháp chiến lược của địch; những kế hoạch quân sự hằng năm; những ý đồ chủ trương lên thang xuống thang của Mỹ - ngụy đều được báo cáo kịp thời và chính xác... góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước".


Sẽ rất khó có lời đánh giá nào cao hơn về công lao đóng góp của Trần Văn Trung.

Nhưng ai cũng muốn biết, Hai Trung đã có những tài liệu nào và đã có như thế nào?

Cú thoát hiểm ngoạn mục

Đầu năm 1961, Hai Trung vừa bắt lại được liên lạc thông qua Tám Thảo. Ngay sau đó, Trung chuyển vào căn cứ tài liệu McGarr "Technics and Tactics of Counter Insurgency".

Tận dụng mối quan hệ rộng rãi của mình, Hai Trung thường xuyên thu thập tin tức và tài liệu từ các tướng lĩnh quân đội Mỹ và VNCH - Ảnh: Tư liệu

Bản tài liệu do tướng Mỹ Lionel McGarr, chỉ huy trưởng MANAG soạn với nội dung "tập trung chống cộng sản và du kích về quân sự; còn những vấn đề chính trị, hành chính và kinh tế cũng chỉ tập trung nhằm mục đích chống cộng". Tài liệu này Hai Trung được Trần Kim Tuyến, Lê Văn Thái (Sở nghiên cứu chính trị - văn hoá - xã hội) đưa cho để nghiên cứu, góp ý, sau đó sao y bản chính gửi ra căn cứ.

Rất bất ngờ, tài liệu bí mật quân sự của Mỹ do Hai Trung lấy về được tóm tắt lại rồi đem đăng trên tạp chí Quân đội giải phóng, để phổ biến rộng rãi ý đồ của địch một cách... nhanh nhất.

Mà tài liệu chính là điệp viên. Bởi, bất cứ cơ quan tình báo nào cũng dễ dàng truy ra tung tích của tài liệu, nguồn xuất phát, từ đó dò tìm ra điệp viên, nếu bắt được tài liệu.

Chỉ có 3 nguồn để có bản tài liệu này: Bộ tổng tham mưu, The Asia Foundation và tình báo VNCH, hoặc từ Sở nghiên cứu chính trị của Tuyến.

2T mò sang Bộ tổng tham mưu thăm hỏi, nhưng không thấy động tĩnh. Chỉ thấy quan thầy lo sốt vó.

Bỏ qua BTTM, chỉ còn 2 nguồn. Trung đến gặp Đặng Đức Khôi, tung tin thăm dò "chắc là tài liệu ngụy tạo nội bộ nhằm hại nhau, hoặc do Việt Cộng tung ra nhằm ly gián".

Để phối kiểm cho chắc ăn, Trung sang Sở nghiên cứu chính trị gặp Tuyến, Thái, thấy hai người này "thở" ra giọng điệu giống hệt Khôi.

Thời điểm đó, Sở nghiên cứu chính trị (được Ngô Đình Nhu bảo kê) chịu sự "cạnh tranh" khốc liệt của Đoàn công tác đặc biệt miền Trung dưới tay Ngô Đình Cẩn nhằm "hất cẳng" sự ảnh hưởng của ông anh trai đang là Cố vấn của Tổng thống Diệm.

Trong khi đó, người Mỹ cũng tỏ ra không thích thú gì khi có một cơ quan mật vụ có quyền lực bao trùm cả miền Nam Việt Nam, vốn đang được nuôi sống bởi đô la, vũ khí, viện trợ Mỹ nhưng lại không chịu tuyệt đối tuân theo sự chỉ huy của cố vấn Mỹ.

Mối ngờ vực bao trùm lên toàn bộ nhữg kẻ có cùng lợi ích, theo cách này hay cách khác, trong sự liên quan tới Mỹ. Nhưng tất cả đều gạt Hai Trung ra ngoài bởi quan hệ thân cận hữu hảo của "người của Phủ Tổng thống", "người của ông Tuyến", "người của CIA", "người bảo vệ tuyệt đối nguồn tin do Mỹ dạy" mà Trung đã tạo dựng.

Tất nhiên, không chỉ riêng Sở nghiên cứu chính trị có bản tài liệu này. Nhưng sự việc vẫn cần một đầu mối chịu trách nhiệm. Sau đó ít lâu, Trần Lệ Thích, nhân viên trực tiếp dưới quyền Khôi, một người từng tham dự đọc tài liệu, sợ quá không chịu nổi áp lực, xin thôi làm ở The Asia Foundation (cơ quan núp bóng của CIA), qua Mỹ làm cho Đài VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ).

Hai Trung tự dỡ bỏ lệnh "nằm im" mà cấp trên chỉ đạo, tiếp tục dấn thân vào sâu hơn để tìm kiếm những bản tài liệu tuyệt mật về ý đồ, mục tiêu chiến lược của đối phương.

Người của nhiều phía

Tới tháng 5/1961, mâu thuẫn gay gắt giữa Diệm và người Mỹ phần nào được giải quyết, sau một vài động thái Diệm nghe lời Mỹ trong việc dỡ bỏ dần lối cai trị "gia đình trị", tạo hình thức dân chủ giả tạo thông qua bầu cử, sử dụng nhiều "Mỹ con" hơn trong bộ máy.

Ngay lập tức. John F. Kennedy (Tổng thống Mỹ) sai Lyndin B. Jonhson (Phó Tổng thống) và em gái Kennedy sang Việt Nam, tuyên bố công khai ra mặt ủng hộ Diệm.

Đó là hệ quả tất yếu sau sự kiện tháng 11/1960, Mỹ làm xong động tác "rung cây nhát khỉ" khi dùng Nguyễn Chánh Thi vào cuộc "đảo chính giả cầy" nhằm doạ anh em Diệm.

 
Thomas A. Bass từng nhắc đến: Khi các bản báo cáo của Trần Văn Trung gửi ra Hà Nội, những cấp trên của ông từng vui mừng thốt lên: "Chúng ta đang ở ngay trong phòng chỉ huy cuộc chiến tranh của Mỹ!".

Sự vụ đình đám khiến gia đình Diệm vui mừng càng khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ quan thầy VNCH, khi Tuyến nổi xung chửi luôn cả Mỹ: "Thằng Mỹ ngu quá, có ủng hộ thì cũng nói vừa thôi. Nó nói thế thì mình làm sao mà khuyên ông cụ sửa đổi đường lối gì được. Đây rồi không vừa ý Mỹ thì nó lai dở trò nữa mà xem".

Sự uất ức của ông thầy tu xuất Trần Kim Tuyến từ thời điểm đó, đã khiến về sau, Tuyến mạnh dạn dám bắt tay với một nhân vật khác (mà Tuyến không hề biết là nhân vật đặc biệt của Hà Nội, VietNamNet sẽ tiếp tục đề cập trong loạt bài sau - NV) để lật anh em Diệm - Nhu; rồi tới cả Nguyễn Khánh. Nhưng đó là một câu chuyện khác.

Sự rối ren, lủng củng, mâu thuẫn nội bộ của một chế độ "ăn bám" giúp Trung "lặn" sâu hơn vào tầng sâu của bí mật để tìm kiếm những bí mật khác.

Cũng trong năm 1961, kế hoạch Khu trù mật thất bại theo kế hoạch dinh điền, buộc Mỹ - Diệm phải tìm cách thay đổi. Kế hoạch Ấp chiến lược ra đời. Hai Trung là một trong sốt ít những nhà báo thân cận với chính quyền (tay sai và ông chủ) được mời đi thị sát đầu tiên trại thí điểm về Ấp chiến lược ở Tân Hiệp, Tân An (Long An). Về sau, chính 2T bị phê bình đã không báo cáo ngay việc này.

Thời điểm đó, kế hoạch Ấp chiến lược được Mỹ "trình" qua cho Diệm. Văn phòng Ngô Đình Nhu trực tiếp tiếp nhận, soạn thảo bản đối ứng bổ sung của kế hoạch nguy hiểm này. Người phụ trách phần việc là Nguyễn Văn Khoa, anh rể của cha Nguyễn Ngọc Lan, đang là cố vấn của Nhu. Khoa vốn học trường mà Ngô Đình Thục, người được Diệm, Nhu đặc biệt kính nể trong gia đình, từng theo học.

Từ văn phòng Nhu, kế hoạch này "bay" về Sở nghiên cứu chính trị - văn hoá - xã hội với yêu cầu tìm hiểu thêm mô hình tổ chức Kiburt (ấp chiến đấu của Israel) để nghiên cứu, đề xuất bổ sung. Người trực tiếp phụ trách phần việc là Lê Văn Thái.

Thái vốn tiếng Anh không tốt, kế hoạch Ấp chiến lược lại khá đầy đặn. Để "gửi" lại người Mỹ phê duyệt lần cuối trước khi thực thi, Thái gọi Trung lên giao lại để góp ý và nhờ dịch sang tiếng Anh. Mừng như mở cở, Trung ôm luôn về đọc qua, sao một bản gửi ra ngay căn cứ, còn bản gốc mang sang cho Pete Robert (người của đại sứ quán Anh) nhờ "dịch giùm".

Tất nhiên, người Anh đã không thể không nhiệt tình khi nhìn thấy "món quà" bản kế hoạch chiến lược "khủng" này "rơi" từ phía người bạn Hai Trung sang, nên dốc sức dịch giúp rất nhanh chỉ trong vòng 1 tuần. Trong mối quan hệ tìm kiếm ảnh hưởng, việc Robert lưu giữ bản dịch là điều dễ hiểu, còn con đường đi tới đâu thì Trung cũng không quan tâm.

Xong nhiệm vụ với Thái, Trung đem tài liệu đã dịch về nhà "ngâm" tới khi Thái giục cuống lên, mới đưa ra.

"Món quà" của Trung khiến người Anh rất đỗi nhiệt tình khi sau đó tiếp tục giúp đỡ với kế hoạch Ấp chiến đấu. Lê Văn Thái tiếp tục tin tưởng vào trình độ của một nhân viên mẫn cán. Còn Hà Nội thì đã có nguyên bản kế hoạch "dồn dân lập ấp, tát nước bắt cá", lập vùng trắng tách Việt Cộng với dân chúng... đặc biệt nguy hiểm do những cái đầu siêu đẳng về chiến lược của cả Mỹ lẫn Diệm dành thời gian, công sức vẽ ra.

Việc phá Ấp chiến lược những năm 1962 - 1963, sử sách đã ghi lại rất rõ.
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #86 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 02:28:21 pm »

Kỳ 14: Hấp lực dọc đường đi


Học xong ở Mỹ, trước mặt Hai Trung có 2 sự lựa chọn. Một là trở về để... vô khám hoặc chết trên xứ sở Việt Nam nghèo khó với cuộc chiến đang ngày càng leo thang chưa biết khi nào dừng. Hai là đàng hoàng ở lại Mỹ với lý do "chỉ huy bị bắt, đã đứt liên lạc" rồi tiếp tục học hành, làm báo, kết hôn, hưởng thụ cuộc sống giàu có không bom đạn. Trên đường Hai Trung đi, đầy rẫy những hấp lực...

Nhìn danh sách những tài liệu mà lưới tình báo 2T chuyển về, bất cứ một cơ quan tình báo nào cũng phải "thèm thuồng" một điệp viên "có cỡ" như thế:

Từ năm 1961-1965: những bản tài liệu nguyên bản về chiến lược chiến tranh đặc biệt như Tài liệu McGarr; tài liệu Staley, tài liệu Taylor, tài liệu Harkins; tài liệu Ấp chiến lược...; giai đoạn 1965 - 1968: Mọi kế hoạch liên quan đến chiến lược chiến tranh Cục bộ, phục vụ chiến thuật cho Mậu Thân 1968; giai đoạn 1969 - 1973: tuyệt đối bí mật và chuyển giao kịp thời những tài liệu liên quan đến chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA Mỹ; giai đoạn 1973 - 1975: Thu hàng trăm bản tin nguyên bản "phục vụ trên hạ quyết tâm giải phóng miền Nam"...

Trong khi đó, trên chặng đường đi của một điệp viên có quá nhiều hấp lực và điều kiện sa ngã. Dẫn 2T làm dẫn chứng điển hình, bản tổng kết của Cục tình báo Trung ương miền chỉ rõ: "Cán bộ điệp báo hoạt động lẻ loi, đơn tuyến, tự kiểm soát, nên yêu cầu "chuẩn" là không để bị sai sót và không để bị thoái hoá".

"3 cửa Tình, Tiền, Tù"

Có những điều khi người ta tin là lý tưởng sống, họ sẽ theo suốt cuộc đời, bất chấp sợ hãi lẫn những hấp lực dọc đường đi.

"Trên đường Hai Trung đi, đầy rẫy những hấp lực. Nhưng 23 năm trong lòng địch, chưa một lần ông vấp"

Năm 1957, Trần Văn Trung đặt chân tới nước Mỹ. Mất 2 năm theo học để hiểu người Mỹ, Trung cũng kịp để lại ấn tượng về một cậu sinh viên hào hoa, hài hước và cực kỳ thông minh với kết quả học tập có thể điều khiển theo ý mình.

Nhưng học thôi chưa đủ, cậu sinh viên Việt Nam ấy còn rất biết... chơi. Những gì văn minh nhất của nước Mỹ, Hai Trung đều tự học và áp dụng trở lại với chính những người ngoại quốc cùng làm, cùng chơi sau này. Rất cưng chiều... chó và tôn trọng phụ nữ, Hai Trung lúc nào cũng lịch thiệp, nhã nhặn với các quý bà, quý cô, bởi “lời của phụ nữ là lời của Chúa rồi”.  

Năm 1959, trước bức thư báo tin dữ từ quê nhà, Trung quyết định về nước, mặc dù người Mỹ sẵn sàng đài thọ để Trung theo học tiếp 2 năm cuối với số tiền học bổng 350 USD mỗi tháng - mơ ước của những du học sinh tại Mỹ lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, tiền chỉ là chuyện nhỏ. Có một điều ít ai biết rằng, cậu sinh viên hào hoa khi ấy đang được một cô gái Mỹ... đem lòng yêu thương và đề nghị kết hôn. Cô là con gái của một tỷ phú. Nhưng đó đã vĩnh viễn là bí mật của riêng ông.

Lúc này, trước mặt Hai Trung có 2 sự lựa chọn. Một là trở về để... vô khám hoặc chết trên xứ sở Việt Nam nghèo khó với cuộc chiến đang ngày càng leo thang chưa biết khi nào dừng, hai là đàng hoàng ở lại Mỹ với lý do “chỉ huy bị bắt, đã đứt liên lạc” rồi tiếp tục học hành, làm báo, kết hôn, hưởng thụ cuộc sống giàu có không bom đạn. Ở lại đất Mỹ, tính mạng của ông sẽ được bảo đảm an toàn trước sức mạnh của quyền lực, tiền bạc và tình yêu.

Nhưng lòng dũng cảm và trung thành của người lính trong ông đã quyết định: Trở về!  

Người hùng bị săn đuổi

Năm 1969, Phạm Xuân Ẩn chính thức là người của tạp chí Time sau một thời gian dài cộng tác. Những ưu đãi đặc biệt của Time dành cho thông tín viên người Việt số 1 như Phạm Xuân Ẩn luôn có một lực hấp dẫn lớn về quyền lợi như: cứ 2 năm làm cho tạp chí này, Ẩn cùng vợ có quyền nghỉ phép 1 tháng đi Mỹ chơi, báo chịu mọi phí tổn. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ nhận về mình quyền lợi đó.

Thậm chí, khi đã chắc chân ở Time, hàng loạt lời mời vẫn tới tấp bay tới: Harper, cháu của Philip Potter (trùm CIA ở Huế) tìm tới mời Trung về làm việc bán thời gian, sẵn sàng trả lương cao, hoạt động trong hàng ngũ Trần Quốc Bửu. Trung tìm hiểu, biết được thực chất công việc là chống phá phong trào cách mạng nên đã kiên quyết từ chối.

Vị thiếu tướng tình báo huyền thoại đã đi trọn con đường dài 23 năm ẩn mình trong lòng địch hậu, với lời dặn của anh Hai (đồng chí Dương Minh Sơn, Tư Tùng) khi dạy nghiệp vụ những ngày đầu: "Bác Hồ dạy chúng ta: Những người cán bộ tình báo phải đấu tranh cho được 3 cửa: Tình, Tiền, Tù" - Ảnh: Tư liệu


Từ chối người Mỹ xong, Trung lại bị “săn lùng” bởi cơ quan tình báo của Tưởng Kiến Quốc. Francis Cao, đại diện của tình báo Đài Loan thuyết phục Trung cộng tác, với đề nghị sẽ giới thiệu với Wang Tchen (về sau là Tham mưu phó hành quân ở Đài Loan), nhưng Trung thấy không có lợi cho cách mạng nên cũng không nhận lời.

Biết Trung là “con cá vàng” không thể để lọt mất, người Mỹ nhất định không chịu bỏ cuộc. Một đại diện khác của CIA xuất hiện: David Huston, đệ tử ruột của Edward Lansdale.

Từ năm 1961, theo lời đề nghị giúp đỡ của Jim Robinson (thông tín viên của hãng NBC), Trung sống và làm việc cận kề với David Huston. Mối giao hảo thân tình trên tư cách đồng nghiệp nhờ vả kèm cặp đã khiến Hai Trung không hề đặt vấn đề tìm hiểu về David Huston là ai.

Mãi về sau, khi David quay trở lại Việt Nam với tư cách là bí thư của Lansdale, Trung mới giật mình. Hoá ra, hai nhân vật tình báo ở hai bên chiến tuyến sống cùng nhau trong suốt thời gian dài mà vẫn giữ kín bình phong. Tuy nhiên, Huston “cáo già” bao nhiêu thì Hai Trung còn “cao thủ” hơn bấy nhiêu. Ông tiếp tục cuộc hành trình bí mật của riêng mình sau khi thận trọng điều tra và cảnh giác để giữ an toàn tuyệt đối.

Về sau, ông tự trào nhìn lại "một tên CIA nằm bên cạnh gần 1 năm trời mà không đặt nghi vấn gì kể cũng là quá yếu và quá sơ hở rồi. Chớ để nó phát hiện ra thì chắc không còn ngồi đây mà tổng kết nữa".

Thời điểm 1969, trở lại Việt Nam, biết Trung là người quan hệ rộng, lại là người từng giúp đỡ mình, David Huston lại tiếp tục tìm đến đặt vấn đề mời Trung kinh doanh theo hình thức Mỹ bỏ vốn, mở trang trại nuôi bò sữa ở Bình Long, còn Trung quản lý. Lời để nghị cực kỳ hấp dẫn: "lời mình ăn, lỗ Mỹ chịu", chỉ kèm điều kiện là ông chủ điền trang nhận giùm một số người Thượng và người Kinh vào làm việc.

Thấy việc đi với CIA về phương diện kinh tế không có lợi cho công việc phục vụ cách mạng, Trung khéo léo từ chối.

Chưa chịu thua, David Huston lại tấn công tiếp, rủ Trung mở nhà máy cá hộp xuất khẩu, Trung cũng chỉ lắc đầu quầy quậy với lý do "kinh doanh không phải là thứ Trung ham".

CIA Mỹ chào thua. Lập tức, tình báo Anh nhảy vào. Fordaz, trùm tình báo Anh lúc bấy giờ ở Sài Gòn (nhân vật về sau nổi tiếng khi tham gia lật đổ Mossadegh ở Iran), mời Trung đến, đặt vấn đề trao đổi thông tin 2 chiều, có thù lao. Lại thêm một lần lắc đầu nữa.

Hết tình báo, tới lượt các tờ báo, hãng thông tấn khác vào cuộc... chào mời. Merton Pery, trưởng đại diện của Newsweek ở Sài Gòn cũng tới mời Trung cộng tác. Trong khi Time trả lương cho Trần Văn Trung 450 USD mỗi tháng, tiền ăn theo giá chính thức của ngân hàng 118 đồng tiền Sài Gòn ăn 1 USD, thì Newsweek sẵn sàng trả cho Trung 500 USD/ tháng, chấp nhận tính theo giá đô la chợ đen, quy đổi ra tiền Sài Gòn cao gấp nhiều lần.

Tính toán, thấy Newsweek là tờ báo có xu hướng đối lập với chính quyền Mỹ, dễ "gây thù chuốc oán" khi viết bài, Trung từ chối luôn lời mời hấp dẫn này. Nhưng tôn trọng tình đồng nghiệp, Trung giới thiệu những người khác có khả năng vào vị trí đó.

Bám chặt vào bình phong báo chí, Hai Trung đung đưa "làm xiếc" trên sợi dây quyền lực, giữa sự hỗn độn của các phe nhóm tranh giành ảnh hưởng và mong muốn người Mỹ để mắt nhiều hơn tới họ. Từ Việt Tấn Xã, tới Reuters, The New York Herarld Tribune, The Christtian Science Monitor rồi Time Magazine, Trung chấp nhận một mức lương đủ sống, đủ để làm việc và đủ để phục vụ cho cách mạng. Với ai, với phe nhóm nào, ông cũng luôn hồ hởi đón tiếp nhưng có khoảng cách đủ để an toàn, để người khác hiểu "thằng đó chỉ khoái làm báo, khoái chuyện thời sự chính trị chứ không làm chính trị, khoái tiếu lâm, chứ hoàn toàn vô hại".

Nguồn tiền lương nhận về, Hai Trung chia làm 3 phần: 1 phần nuôi gia đình; 1 phần để giao tiếp, thiết lập, mở rộng quan hệ xã hội; phần còn lại để giúp đỡ tổ chức, dần tích luỹ sẵn để phòng công tác lâu dài.

Cũng trong cảnh tranh tối tranh sáng các phe nhóm thi nhau lục đục giành ăn thời kỳ đó, Hai Trung "đã không còn sợ bọn nguỵ nó nghi ngờ gì nữa vì chẳng có thằng nào ở lâu một chỗ, thì giờ đâu mà củng cố trả thù".

Nhìn lại mình sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Đại tá Trần Văn Trung tâm sự: "Làm cho một tạp chí lớn (Time), Trung có thể mướn nhà cửa lớn, sắm xe tốt để có một lối sống của giới thượng lưu, làm hội viên các họi kỵ mã, du thuyền, Cercle Sportif, Lion Club, Rotary Club... để phát triển nguồn tin mạnh hơn nữa, nhưng Trung sợ mất thời giờ, mất phẩm chất lần lần mà không biết được, không những cho bản thân mà cho cả vợ con.

Một khi ta giải phóng hoàn toàn, đi nước ngoài thì không nói gì, nếu ở lại trong nước thì không tài nào sửa chữa được thói quen, tật xấu, tâm lý của mình và gia đình mình với một nếp sống tư sản cao như thế được".

Vị thiếu tướng tình báo huyền thoại đã đi trọn con đường dài 23 năm ẩn mình trong lòng địch hậu, với lời dặn của anh Hai (đồng chí Dương Minh Sơn, Tư Tùng) khi dạy nghiệp vụ những ngày đầu: "Bác Hồ dạy chúng ta: Những người cán bộ tình báo phải đấu tranh cho được 3 cửa: Tình, Tiền, Tù".

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2011, 06:03:26 pm gửi bởi Mig21Bis_1 » Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #87 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 05:18:36 pm »

Kỳ 15: "Nghệ thuật ẩn mình" của một điệp viên


Hơn 30 năm sau, Phạm Xuân Ẩn đã nói với những người phỏng vấn ông: "Làm tình báo, hay làm báo, chỉ khác nhau ở chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi". Sự an toàn của ông, không hề đơn giản, nó có cả một "nghệ thuật ẩn mình".

Thiếu tướng Trần Văn Trung (2T) phân tích rằng: "Điệp viên đơn tuyến là người sống cô độc, dù anh ta có vợ con bên cạnh cũng thế. Xung quanh anh ta là một xã hội anh ta không chấp nhận được, nhưng bắt buộc phải sống ở đó. Hoạt động của anh ta là hoạt động của một người phạm pháp trong xã hội đó. Bề ngoài và công khai anh ta phải chứng minh cho các mối quan hệ của anh ta là anh ta chấp nhận và bảo vệ xã hội đó, nhưng thâm tâm là lật đổ chế độ đó đi".

Vì vậy, nếu điệp viên bị bắt, cầm chắc cái chết, hoặc thương tật vĩnh viễn suốt đời. "Trường hợp trốn thoát chỉ là hãn hữu, không nên kỳ vọng", Hai Trung chú dẫn.

Muốn không bị bắt, "điệp viên phải như cá nằm sâu dưới đáy biển, nổi lên là chết".

Còn Phạm Xuân Ẩn thì “nổi lềnh bềnh” trên mặt nước, thậm chí danh tiếng còn nổi ra ngoài biên giới Việt Nam, bởi ông làm nghề phải tiếp xúc với đủ dạng người, mỗi ngày.

Trong cuốn sách Making of a Quagmire ("Một thế sa lầy đang thành hình") năm 1965 nói về Chiến tranh Việt Nam của David Haberstam, một người bạn của Phạm Xuân Ẩn tại báo Time, Haberstam đã miêu tả Phạm Xuân Ẩn như là "cái đinh chốt của một mạng lưới tình báo nhỏ nhưng hạng nhất" của các phóng viên.

Khi biết về câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn, và trả lời về thái độ cá nhân, ông nói: "Đây là một câu chuyện đầy mưu mô, khói và gương, nhưng tôi vẫn quý mến Ẩn. Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị Ẩn phản bội. Anh ta đã phải sống với việc là một người Việt Nam trong một thời điểm gian nan trong lịch sử của họ...".

Ông nhận xét: "Câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn nhắc lại tất cả những câu hỏi căn bản do Graham Green từng nêu ra trong tác phẩm The Quiet American (Người Mỹ trầm lặng): Thế nào là sự trung thành? Thế nào là lòng yêu nước? Thế nào là sự thật? Anh là ai khi anh nói những sự thật ấy?".

Cuối cùng, Halberstam kết luận: "Có một mâu thuẫn đối với Phạm Xuân Ẩn mà chúng ta không thể hình dung được. Nhìn lại quá khứ, tôi thấy ông là một con người bị xẻ làm đôi ở giữa".

Không chỉ David Haberstam, mà còn rất nhiều người khác, cả những đồng nghiệp của ông lẫn những học giả quan tâm đến lưới tình báo 2T đã muốn phân tích rằng: Trong con người Thiếu tướng Hai Trung là một sự giằng xé giữa lý tưởng và hiện thực, giữa đồng đội và đồng nghiệp, giữa thật và giả...!

Trong khi đó, cuộc sống của 2T suốt 15 năm (1960-1975), như ông tự bạch "chỉ có giả dối bề ngoài: Thấy địch chết phải tuôn nước mắt cá sấu mà khóc. Thấy chiến sỹ ta bị sát hại phải nuốt hận để mừng thì không có gì khổ tâm cho bằng".

Nhưng ông vẫn luôn sống thật, rất thật, để những người phía bên kia chiến tuyến, lẫn những người không có cùng chung một góc nhìn về tư tưởng, phải kính trọng ông.

Sự kiện "đình đám" nhất mà giới báo chí phương Tây đổ xô vào phân tích, khi muốn dẫn tới kết luận Trần Văn Trung "gặp khó khăn" với những người đồng đội, là việc mà ông đã giúp đỡ Trần Kim Tuyến di tản khỏi miền Nam Việt Nam vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975.

Nhưng trước đó, từ 1960, chính Phạm Xuân Ẩn đã cứu thoát Trần Kim Tuyến trong cuộc binh biến của lính dù được xem là do Nguyễn Chánh Thi cầm đầu.

Chiếc xe này đã giúp sức cho "nghệ thuật ẩn mình" của nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn!

Việc cứu Tuyến trong thời điểm đó, như Hai Trung nhìn nhận, Mỹ đã "ghét" Diệm tới cực điểm khi Diệm tái
đắc cử Tổng thống với việc đạo diễn tới 90% số phiếu ủng hộ, để tiếp tục chiêu bài "quốc gia" và "đồng minh, chiến hữu" trong khi hoàn toàn phụ thuộc vào tiền, viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ, chưa từng được xem xét dưới góc độ khó khăn.

Sự kiện này, chính Hai Trung đã chiêm nghiệm: “Bất cứ một ngành nghề nào và bất cứ công tác nào cũng phải chú trọng đến mối quan hệ giữa người và người. Đối với ngành tình báo, nhất là đối với 1 điệp viên hoạt động ở vùng địch hậu thì quan hệ giữa người và người là rất quan trọng vì điệp viên phải giao dịch hằng ngày với đủ hạng người, nhất là với địch.

Còn con người thì lúc nào cũng phức tạp. Nhất là con người mà điệp viên phải tiếp xúc, vì họ không phải là đồng chí, cũng không phải là đồng bào tối của điệp viên... Con người thì lại hay thay đổi hơn là môi trường xung quanh của người".

Cũng từ quan điểm đó, ông chọn chữ THẬT để sống, để tiếp xúc, thiếp lập quan hệ lẫn làm việc, khai thác thông tin. Điều gì đã nói, là phải nói cho THẬT. Cả trong cách bông phèng khôi hài thì ông vẫn rất thật, bởi ông là một người hài hước.

Điều đó, cũng chính là cách mà hơn 30 năm sau, ông đã nói với những người phỏng vấn ông: "Làm tình báo, hay làm báo, chỉ khác nhau ở chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi".
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2011, 05:36:05 pm gửi bởi Mig21Bis_1 » Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #88 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 05:25:06 pm »

Kỳ 16: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng


Những câu chuyện từ thuở chính thức nhận lời bác sĩ Thạch "làm điệp viên chiến lược" (1952) cho tới năm 1954 đã được chính Hai Trung mổ xẻ: "Thời gian làm tình báo đến giữa năm 1954, Hai Trung đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động nguyên tắc, đặc biệt là quan hệ giữa người và người, nhưng anh ta vẫn là một điệp viên tài tử miệng còn hôi sữa, nhưng rất nhiệt tình, có nhiều tin".

Nắm rõ từng bước đi đầu tiên của Mỹ - Diệm

Những năm chui vào phòng 5 Bộ Tổng tham mưu, là bí thư của Phạm Xuân Giai, cấp bậc thượng sỹ đồng hoá (dân sự chuyển ngạch - NV), Trung làm điệp viên như một... cái máy, cứ thấy có tài liệu nào ghi chữ "phổ biến hạn chế", "mật", "tuyệt mật" là "vồ lấy vồ để", vồ như vồ gà, rồi đem tất cả về cho "anh Ba".

Đặc biệt, Trung khoái tìm các tài liệu chiêu hồi, tài liệu chiến tranh tâm lý.

Trong cái cảnh tranh tối tranh sáng của buổi "giao ban" giữa hai đế quốc Mỹ - Pháp về quyền và vai trò ảnh hưởng đối với mảnh đất Nam Việt Nam thì những kẻ làm thuê luôn tìm mọi cách bảo vệ quyền ảnh hưởng cũng như vai trò của "ông chủ". Tất nhiên, bảo vệ “ông chủ” cũng chính là bảo vệ quyền lợi cho bản thân họ.

Cuối năm 1954, Phạm Xuân Giai và Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Văn Hinh dự tính làm cuộc đảo chính Diệm - người đang được ông chủ Mỹ hậu thuẫn ghê gớm trong việc xây dựng lực lượng.

Cuộc đảo chính thất bại. Hinh và Giai "té" ra nước ngoài. Trung khốn đốn vì bị đám tướng lĩnh của Diệm nghi ngờ, điều tra. Nhưng cái vẻ lành lành, cộng thêm một chuyện may mắn tình cờ vào đúng thời gian đảo chính đã giúp Trung có được hai chữ "vô can".

Mỹ bắt đầu thế chân Pháp, nhưng mọi chuyện không dễ dàng vì trong hàng ngũ sĩ quan còn rất nhiều người theo Pháp. Hai Trung do biết cả tiếng Anh, tiếng Pháp nên được chuyển qua làm người liên lạc cho phái bộ Mỹ và đám sĩ quan Việt Nam Cộng hoà – những người đang được Mỹ lôi kéo và gấp rút đào tạo.

Có mặt tại quân trường Thủ Đức trong khoảng thời gian này với vai trò người phiên dịch, Hai Trung có thời gian tiếp cận, giúp đỡ những sĩ quan cốt cán từ những ngày đầu trong chế độ Diệm, khi 6 sư đoàn khinh quân đầu tiên được người Mỹ thành lập và huấn luyện.

Tất nhiên, khi hoàn thành xong công việc bình phong, Hai Trung không bao giờ trở về tay không. Toàn bộ tư liệu, tài liệu giảng dạy đều được Trung "cuỗm sạch" mang về cho anh Ba.

Dấn thân với đủ loại người

Những thành công bước đầu khiến chàng trai trẻ mạnh dạn hơn trong việc đề xuất với cấp chỉ huy: Xin tiếp cận với các trùm an ninh Pháp như Cousseau, Savanni, thông qua sự giới thiệu của Đàm Quang Thiện và Đái Đức Tuấn (Tchya).

Tính bộp chộp của tuổi trẻ ở Trung khiến anh Ba phải nhanh chóng ngăn lại: "tích cực thế là tốt, nhưng phải biết mục tiêu mà đánh, phải so sánh lực lượng, không phải đụng chỗ nào cũng tấn công cả".

Để dạy thêm cho Trung, anh Ba bảo Trung mời một người đến nhà nói chuyện về thời cuộc, ông sẽ xuất hiện vô tình để xem cách Trung khai thác thông tin như thế nào. Nhân vật được chọn là Cao Hoài Phong, con trai Cao Hoài Sang - lúc bấy giờ là đương kim quyền Đức hộ pháp Cao Đài. Bài học về cách khai thác thông tin sau buổi nói chuyện giúp Trung hiểu thêm về "tầm cỡ" của một điệp viên phải như thế nào.

Vì vậy, suốt quãng thời gian năm 1955-1956, Trung vừa "vồ" tài liệu, vừa tiếp tục thắt chặt các mối quan hệ với giới sĩ quan trong việc giúp đỡ họ phỏng vấn, xin visa, đưa tiễn sang Mỹ, theo dõi làm báo cáo về học viên, thông báo cho gia đình ra đón khi học viên về nước.

Thậm chí, Hai Trung còn chẳng ngại giúp họ xách đồ khi người nhà sĩ quan từ Mỹ về đang lo mừng tủi ôm nhau. Đôi khi, nhiều viên sĩ quan “vô ý” xách về vài kiện hàng quá tiêu chuẩn, Hai Trung lại tự mình đi “xin” giúp bên hải quan, bởi ông đã có mối giao hảo từ trước.

Cũng từ đó, Trung dần lặn sâu vào giới sĩ quan quân sự người Việt - lớp "Mỹ con" được Mỹ đào tạo để thay thế sĩ quan thân Pháp, đồng thời tiếp tục phát triển mối quan hệ tin cậy với những nhân viên CIA đang có mặt tại Nam Việt Nam như Đại tá Lansdale - Trưởng phái bộ quân sự đặc biệt của Mỹ (SMM), tiến sĩ Parker – Giám đốc cơ quan Văn hoá Á châu (The Asia Foundation)... để từng tháng, từng năm tích luỹ kinh nghiệm, để cuối cùng trở thành "một điệp viên đã thách thức nước Mỹ", như lời mà Jean Claude Pomonti đã viết về ông.

Trở thành “đạo diễn” người Việt trầm lặng

Kinh nghiệm tích luỹ dần, cho đến năm 1956, Hai Trung biết tin người Mỹ muốn lập một lực lượng đặc biệt (biệt kích) cho quân đội Việt Nam Cộng hoà, tương tự lực lượng đặc biệt của Mỹ, chuyên thọc sâu vào hậu phương đối phương, đánh nhanh rút gọn nhằm mục đích phá hoại.

Phạm Xuân Ẩn trên đường phố Sài Gòn- Ảnh: Tư liệu

Kế hoạch này do Cơ quan huấn luyện lục quân hỗn hợp (CATO) tiến hành, được sự đồng ý của cấp cao nhất ở phái đoàn Mỹ là Thượng tướng Samuel William.

Tuy nhiên, sự hục hặc giữa phòng Quân huấn của Bộ Tổng Tham mưu và các sỹ quan CATO khiến kế hoạch này bị xếp xó.

Nắm rõ được nội tình, Trung khéo léo đến gặp thẳng Thiếu tướng Trần Văn Đôn - Tổng Tham mưu trưởng, đề nghị tướng Đôn nên "chấp nhận kế hoạch của họ nhưng triển khai là việc của ta". Nghe Hai Trung lý giải, tướng Đôn đồng ý ngay với chiêu thức này để không làm mất mặt người Mỹ.

Còn về phía Mỹ, trước đó Hai Trung đã nhận lời giúp đỡ nên việc được chuẩn y kế hoạch khiến Trung tá George Melvin - Trưởng phòng Huấn luyện quân sự Mỹ, người trực tiếp soạn thảo kế hoạch - hứng khởi ra mặt. Melvin còn mời Trung vào ăn trưa ở nhà ăn của cố vấn Mỹ, với đủ khuôn mặt các nhân vật CIA đình đám: Edward Lansdale, Rufus Philipps...

Tất nhiên, kế hoạch đậm chất cao bồi kiểu Mỹ đó đã thất bại. Mãi tới năm 1973, khi gặp lại Trung ở Sài Gòn, Melvin vẫn liên mồm chửi Bộ Tổng tham mưu Cộng hoà là "bọn ngu", trong khi ông ta không hề biết rằng, người đạo diễn vụ “tranh ăn” đó là một đại tá tình báo của Hà Nội.

Rút vào thầm lặng, phân tích và thiết lập quan hệ, tự tạo dựng bình phong và gây dựng lòng tin, cuối năm 1957, sau đám tang cha, Trần Văn Trung rời Sài Gòn qua Mỹ theo yêu cầu "học Mỹ để đánh Mỹ" của tổ chức.

Anh mang theo nhiệt huyết, hoài bão, và kiến thức về nhiệm vụ đã được dạy dỗ qua 5 người thầy mà mãi tới sau năm 1975, Đại tá Trần Văn Trung mới có điều kiện biết được tên thật của họ.

Gần đây nhất, trong phần kết của cuốn sách viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn với tựa đề "Một người Việt Nam thầm lặng - Câu chuyện tuyệt vời về một điệp viên đã thách thức nước Mỹ", nhà báo kỳ cựu của tờ Le Monde (Pháp) Jean Claude Pomonti đã bộc lộ những nghi ngờ rằng cuộc sống của điệp viên huyền thoại này sau năm 1975 đã có nhiều khó khăn, thậm chí có sự cấm đoán trong việc tiếp xúc với các mối quan hệ của mình.

Nhưng chắc rằng, trước khi viết ra những lời nhận xét đó, nhà báo này chưa bao giờ được biết tới những bí mật từ thuở còn trẻ của Hai Trung: từ những câu chuyện về tình anh em đồng chí, những kỷ niệm đi biểu tình ngoài đường của cậu thanh niên Việt Minh Hai Trung cho tới những kinh nghiệm xương máu phải ẩn mình thật kỹ để bảo vệ cách mạng, những bài học về cái đuôi ngộ nghĩnh...

Đó là những điều mà chỉ những người có chung một dòng máu, một nghề nghiệp mới thấu hiểu được nhau.

Trong suốt cuộc đời mình, không ít lần trái tim kiên cường của nhà tình báo Hai Trung đã phải rung lên đầy xúc động, chỉ bởi một cái hôn vào má tạm biệt của người chỉ huy trước khi lên đường đi Mỹ, một dáng giao liên mảnh mai đi về tuyến lửa hay một lời căn dặn ấm áp nghĩa tình: Đảng và nhân dân sẽ không bao giờ quên ơn.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2011, 05:41:09 pm gửi bởi Mig21Bis_1 » Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #89 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 05:46:07 pm »

Kỳ 17: Niềm tin tuyệt đối giữa những người đồng đội


Lo lắng cho người chị giao liên vất vả, sung sướng khi chuyển được tài liệu an toàn, day dứt khi đồng đội vì mình phải hy sinh hạnh phúc... - những tâm trạng ấy cứ đan xen lẫn lộn trong cuộc sống hàng ngày của Hai Trung.

Người ta nói làm tình báo phải sống dưới nhiều gương mặt, và gương mặt hạnh phúc nhất của Hai Trung là khi được sống mở lòng với niềm tin tuyệt đối vào những người đồng đội mà ông đã từng... không biết là ai.

“Chỉ có trẻ con mới không sợ chết”

Tháng 11/1975, Trung tướng Trần Văn Quang (từng giữ các chức Cục trưởng Cục tác chiến, Phó Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Ông giữ chức chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam từ 1992 đến 2002) khi gặp 2T tại Sài Gòn đã đặt câu hỏi: "Trong suốt thời gian hoạt động của anh, cái gì và khi nào làm anh thích thú nhất?”. 2T trả lời: "Thưa Trung tướng, đó là mỗi khi tôi lấy được một tài liệu quan trọng, một tin tức có giá trị cao nhất mà tôi đã mất công theo dõi lâu ngày, đáp ứng đúng như cầu của cấp lãnh đạo. Thậm chí, có khi mất ăn mất ngủ để lấy cho được tài liệu. Và một khi lấy được rồi tôi thấy sung sướng đến mức ăn thì thấy ngon nhưng ngủ không được, độ 1-2 hôm rồi mới trở lại sinh hoạt bình thường".

Cái 1-2 hôm “mới trở lại bình thường”đó là quãng thời gian cần thiết để tài liệu được chuyển an toàn ra căn cứ, đến tay lãnh đạo và có phản hồi ngược lại với điệp viên qua giao thông viên.

Trong bài học đầu tiên với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, ông vẫn còn rất nhớ, mỗi một bản tin kịp thời ra tới căn cứ sẽ tiết kiệm được xương máu cho cả đội quân. Với gần 500 bản tài liệu mật trong cả cuộc đời làm tình báo, ông đã cứu được biết bao đội quân không phải đổ máu, theo như cách mà Đại tá Anh hùng Ba Minh từng định nghĩa đầy đơn giản: "Góp sức ít mà đánh được địch nhiều".

Vì mức độ lợi hại như thế, điệp viên luôn là đối tượng bị săn đuổi của mọi thế lực an ninh, tình báo địch giăng ra, trùng trùng điệp điệp.

Nếu như cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến bị động, họ buộc phải chống lại những kẻ xâm lược, thì những chiến sỹ tình báo lại luôn phải là những người chủ động. Trong mọi hoàn cảnh, họ phải chủ động tấn công để lấy tài liệu, tin tức, giữa mạng lưới đồ sộ của mật vụ, an ninh Mỹ, an ninh Việt Nam Cộng hoà.

"Điệp viên là con người và chẳng có người nào là không sợ chết, ngoại trừ trẻ con chưa ý thức được chết là gì. Nhưg vì một lý tưởng cao cả, vì một động cơ nào đó thức đẩy ý thức con người dám chất nhận chết là vấn đề khác", Hai Trung lý giải sự chọn lựa của bản thân rất rành mạch.

Không ai biết ai mà nên nghĩa nên tình

14 năm, người giữ nhiệm vụ liên lạc giữa cơ cán đi sâu 2T với tổ chức là một giao thông viên tuổi đã cao: Chị Nguyễn Thị Ba, người thường được thân mật gọi tên là chị Ba già.

Dưới bình phong một bà già bán hàng mỹ ký ở chợ (từ 1961 - 1965), rồi kể cả sau này liên tục phải di chuyển sang nơi khác, bà Ba (2T vẫn quen gọi là chị Mười) cứ miệt mài trong vai trò người giao thông thầm lặng, làm tốt nhiệm vụ của mình dù trời mưa hay nắng, dù trong bất cứ thời điểm khốc liệt nào.

"Họ sống thầm lặng, chiến đấu thầm lặng, và chấp nhận hy sinh cũng rất thầm lặng, để cho những chiến công của ông được vinh danh đến ngàn đời"

Lúc đầu theo lịch, cứ nửa tháng có một chuyến giao hàng, cho tới thời kỳ cao điểm mỗi tuần lên tới ba chuyến, vậy mà "suốt thời gian dài hơn 10 năm, chị Ba không thất hẹn lần nào cả. Chỉ có Trung thất hẹn vài lần vì công tác đột xuất".

Thời đó, Hai Trung không biết cụ thể chị là ai, mọi việc đều do tổ chức chỉ huy. Mãi sau giải phóng, Hai Trung mới biết là chị Ba có 2 người con, chồng ra Bắc tập kết từ năm 1954, đứa con gái lớn đã gửi vào cứ, còn đứa nhỏ tên Thắng ở cùng với chị.

Hai mẹ con sống cô đơn trong nội thành, chỉ để làm nhiệm vụ giao liên. Vì thế, lúc còn nhỏ, chị hay đưa con đi cùng trong những chuyến “nhận hàng” từ Hai Trung.

Nhưng đến khi 11-12 tuổi, Thắng đã đủ lớn để nhớ được khuôn mặt Hai Trung. Một lần, tình cờ thấy ông đi dọc đường, cậu bé về khoe ngay với mẹ. Giật mình, chị Ba đành đứt ruột xa con, gửi Thắng vào trong cứ để giữ an toàn tuyệt đối cho điệp viên số 1 của lưới.

"Việc chị Ba gửi Thắng vào vùng giải phóng, mẹ chấp nhận xa con khiến Trung nhớ mãi", Trần Văn Trung xúc động kể lại sau này.

Nhưng những điều kỳ lạ về nghĩa tình đồng đội chưa dừng lại ở đấy. 14 năm chiến đấu cùng nhau, sẵn sàng vào sinh ra tử vì nhau, song những người đồng đội ấy lại... không hề biết gì về nhau.

Hai Trung chỉ biết chị Ba hay đi cùng một cậu bé, không tên tuổi, không nơi cư trú. Hết. Còn chị Ba chỉ biết Hai Trung là người chuyển tài liệu, thi thoảng lỡ hẹn với chị Ba. Hết.

Không một thông tin thừa. Không một chút tò mò, không một phút hồ nghi. Họ chỉ biết, đây là những con người kiên trung, được Đảng tin cậy giao nhiệm vụ. Và nghĩa vụ của những người lính - những người con yêu nước là hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình, không được phép gây một chút hiểm nguy lên vai những người đồng đội.

Cứ thế, họ đã đi cùng nhau trên quãng đường chông gai đầy cạm bẫy cho tới khi kết thúc cuộc chiến tranh dài gian khổ.

Sau này, vì thương chị Ba nhiều tuổi phải đi lại vất vả, Hai Trung từng đánh liều hẹn gặp chị Ba ngay tại cổng trường lúc Hai Trung đi đón con. Hoặc có lần, vì xót cho chị phải cuốc bộ xa xôi nên Hai Trung tự mình đưa chị đi trong nội thành trên chính chiếc xe hơi của ông.

Những lần đó, Hai Trung đều hiểu mình đang phạm phải nguyên tắc nghề nghiệp: gặp chị Ba ở trường tức là để chị biết rằng Hai Trung có con đang học ở đó, chở chị Ba bằng xe riêng tức là để chị Ba biết biển số xe, từ đó có thể lộ tung tích của mình...

Gần 20 năm trong nghề, nay đã chui sâu leo cao trong lòng địch, ông biết rõ mình không được phép mắc lỗi, dù nhỏ nhất. Song Hai Trung vẫn cứ làm, bởi ông tin người đồng đội ấy, cũng như ông đã từng tin tưởng rằng anh Hai, anh Ba sẽ không bao giờ khai ra khi các anh bị bắt trong những năm tháng đầu chống Mỹ.

Niềm tin ấy, ai có thể lý giải nổi? Các thế hệ sau có lẽ chỉ có thể diễn đạt một cách vụng về rằng, trước những nguyên tắc tuyệt mật, những người đồng đội chỉ có thể yêu thương và sẵn sàng chết vì nhau nhờ một LÝ TƯỞNG VÀ NIỀM TIN TUYỆT ĐỐI!

Đến cuối năm 1974, chị Ba được rút ra cứ vì đã đến tuổi nghỉ ngơi, chuẩn bị ra Bắc đoàn tụ gia đình. Nhưng khi Đảng đề nghị, chị lại tự nguyện trở vào thành liên lạc với Hai Trung, bởi lúc này đang là giai đoạn quyết định.

Chuyến chuyển hàng cuối cùng giữa chị Ba già và "người Việt trầm lặng" Trần Văn Trung là chuyến hàng mang kế hoạch quân sự 1975 của chế độ cũ ra căn cứ. Hoà bình lập lại, chị Nguyễn Thị Ba được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những chiến công vô cùng thầm lặng đó.

Còn tiếp nữa những anh hùng biến... giỏ rác thành sức mạnh thần kỳ

Xưa nay, điệp viên luôn được xây dựng như một hình mẫu độc lập, nhưng những di cảo còn lại của điệp viên huyền thoại Phạm Xuân Ẩn thì lại khẳng định rằng "điệp báo và giao thông là hai chân của một thế đứng. Dù nhiệm vụ khác nhau nhưng y êu cầu về nghiệp vụ và phẩm chất cách mạng phải ngang tầm nhau. Khâu này ở lưới của Hai Trung chẳng những rất cân đối mà còn có giá trị tương hỗ, chi viện lẫn nhau cả về tình cảm và ý chí cách mạng".

Chính sự chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong cả tình cảm và ý chí cách mạng đó đã khiến Trần Văn Trung luôn cố gắng bằng mọi cách đảm bảo rằng mỗi chuyến liên lạc đều có một tài liệu hay bản tin có giá trị để giao liên mang về.

"Mỗi chuyến liên lạc là một nỗ lực xương máu của chiến sỹ từ cụm tới ven biên, về hộp thơ vùng tạm chiếm tới nội đô", do vậy, với ông, "giao liên là khâu quan trọng nhất và khó khăn nhất trong lưới. Không tổ chức tốt thì chỉ huy không điều khiển được điệp viên và tin tức tài liệu lấy được chỉ... bỏ vào giỏ rác nếu không chuyển về an toàn và kịp thời".

Ngoài những con người như chị Tám Thảo, chị Ba già..., Hai Trung còn nhận được sự tiếp sức từ hơn 40 con người nữa. Trong số họ, có những người thậm chí ông còn không bao giờ biết tên. Họ sống thầm lặng, chiến đấu thầm lặng, và chấp nhận hy sinh cũng rất thầm lặng, để cho những chiến công của ông được vinh danh đến ngàn đời.

--- * ---

Cụm tình báo có bí số H63 với 45 chiến sỹ đã dệt nên một huyền tích mới về tình yêu Tổ quốc, sự trung thành, lòng dũng cảm và mưu trí của những con người thời đại Hồ Chí Minh.

Trong thời kỳ địch càn quét, giăng bẫy dày đặc như khoảng thời gian 1968 – 1969, những chiến sỹ ấy đã mở 3 mạch máu giao thông thông suốt, bám trụ ngay tại vùng đất nhuốm đầy lửa máu và bom đạn Phú Hoà Đông để đêm đêm lên máy chuyển tin ra Hà Nội.

27 người trong cụm H63 đã hy sinh suốt 14 năm (1961 – 1975) để đảm bảo liên lạc cho gần 500 bản tài liệu có giá trị chiến lược và chiến thuật của Hai Trung.

Những ngày dữ dội nhất Mậu Thân 1968, Cụm trưởng Cụm H63, người đàn ông đặc biệt hóm hỉnh, gan dạ, mưu trí và có tài bắn hai tay hay súng Tư Cang đã vào nội đô Sài Gòn, trực tiếp sát cánh cùng điệp viên số 1 của Cụm là Hai Trung, chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công Mậu Thân lịch sử.

Cùng nhau, họ đã lập nên những kỳ tích chiến công như huyền thoại trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đẹp đến mức mà những người chỉ huy ở cấp cao nhất từng ngợi ca: "Tập thể xung quanh điệp viên 2T là một tập thể trong sáng, anh hùng".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM