Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:15:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình báo VN trong KCCM  (Đọc 115582 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hoverung
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #60 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 04:49:19 pm »

 Gửi các bác Admin và Mod.

Em có tài liệu và có một bức hình của đại tá Phạm Ngọc Thảo(Master Spy) do Ông (Truong Nhu Tang-NV) Former Minister Of Justice viết bằng tiếng Anh.Chỉ là hồi ký của Bác Truong Nhu Tang-không biết viết như thế nào cho đúng( có thể là Trương Như Tảng) về bậc thầy tình báo viên, đại tá Phạm Ngọc Thảo.Em thấy có rất ít tư liệu về đại tá Phạm Ngọc Thảo,nay muốn đưa lên cho các thành viên của quansuvn.net.Tài liệu bằng tiếng Anh,mà em thì không có thời gian dịch,với lại trình tiếng Anh của em còn còi,mong các bác cho ý kiến.

Đây là đoạn trích ngắn:" Whatever the facts of his death,Albert Thao was a man who throughout his life fought single-mindedly for Vietnam's independence.He was a nantionalist,not an ideologue,one whose attitudes and goals were shaped at a time when Vietnam was a politically suppressed and economically exploited colony of France.A talented and vibrant personality,he was also a consummate actor,who played a leading an exaggeration to say that he personally changed the balance of political power between the Saigon government and the NLF.

Thao's great failure-and indeed the great failure of the NLF durỉng the early sixties-was that all his eforts did not deter the United State from its decision to intervene.He can hardly be blamed,though,for insufficiently pointing out the shabby incompetence of the South Vietnamese political system-the system upon which America's new strategy ultimately depended."

Còn có rất nhiều ảnh và tư liệu về NLF ( The National Liberation Front for South Vietnam) Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.PRG ( Provisional Revolutionary Government of South Vietnam).
Ảnh của anh hùng liệt sỹ Lê Thị Riêng,ảnh sinh hoạt trong rừng (của cán bộ cấp cao thôi)...
Logged
Hoverung
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #61 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 02:00:39 am »

Phạm Ngọc Thảo - Con người thật của Đại tá Nguyễn Thành Luân


Phạm Ngọc Thảo (1922–1965) là một tình báo viên bí ẩn trong suốt Chiến tranh Việt Nam. Ông là đại tá của hai quân đội đối nghịch trong cuộc chiến này: Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Ông là người có nhiều ảnh hưởng chính trị và cũng là một thành viên chủ chốt trong 2 cuộc đảo chính bất thành ở Việt Nam Cộng hòa vào những năm 1964–1965.


1. Thân thế gia đình

Ông sinh ngày 14 tháng 2 năm 1922 tại Sài Gòn, nguyên quán Vĩnh Long, (có tài liệu là Bến Tre). Cha ông là Adrian Phạm Ngọc Thuần một địa chủ lớn người Công giáo, có quốc tịch Pháp. Ông còn có tên là Albert Phạm Ngọc Thuần, còn gọi là Albert Thảo. Mọi người thường gọi là Chín Thảo vì ông thứ 8 trong gia đình.

Lúc nhỏ ông học một trường tư thục công giáo nổi tiếng ở Sài gòn đó là trường Tabert (hay Taberd? Có tài liệu nói học trường Chasseloup Laubat). Khi học xong tú tài, khác với các anh em khác, ông không sang Pháp du học (do Thế chiến thứ hai xảy ra) mà ra Hà Nội theo học trường Kỹ sư Công chính Hà Nội.


2. Tham gia Việt Minh

Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh ruột của ông là Gaston Phạm Ngọc Thuần tham gia Việt Minh ở Vĩnh Long và giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ (sau này làm đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại một nước Đông Âu). Phạm Ngọc Thảo tuyên bố huỷ bỏ quốc tịch Pháp và quyết định trở về Vĩnh Long theo anh tham gia kháng chiến. Trên đường về, ông bị dân quân Việt Minh bắt hai lần và suýt bị giết chết.

Năm 1946, trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khai giảng. Ông cùng 12 chiến sỹ Nam Bộ khác được cử ra Sơn Tây học tập. Tốt nghiệp khoá I, ông được điều về Phú Yên nhận nhiệm vụ làm giao liên. Một lần, ông được giao nhiệm vụ đưa một cán bộ về Nam Bộ. Đó chính là Lê Duẩn, người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tình báo của ông sau này.

Sau khi trở về Nam Bộ, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phòng quân báo Nam Bộ, rồi được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410, Quân khu 9 (có tài liệu nói là tiểu đoàn 404 hoặc tiểu đoàn 307). Trong thời gian này ông hướng dẫn về chiến tranh du kích cho Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim... những người sau này trở thành các tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Những năm 1952-1953, ông là sĩ quan tham mưu trong một số đơn vị chủ lực của Việt Minh tại miền Tây Nam Bộ. Cũng trong những năm ở chiến khu này, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Nhiệm, là em ruột giáo sư Phạm Thiều, nguyên đại sứ tại Tiệp Khắc.




3. Thâm nhập vào đảng Cần lao Nhân vị

Sau Hiệp định Genève, các cán bộ của Việt Minh (cả dân sự lẫn quân sự) đều được tập kết ra Bắc. Cũng có nhiều cán bộ Việt Minh đã bí mật ở lại hoạt động. Riêng trường hợp của Phạm Ngọc Thảo, chính Lê Duẩn đã chỉ thị cho ông không tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam để hình thành "lực lượng thứ ba".

Do đó ông ở lại miền Nam hành nghề dạy học tại một số trường tư thục Sài Gòn. Vì không chịu ký tên vào giấy "hồi chánh" theo qui định của chính quyền miền Nam Việt Nam đối với những người đã đi theo Việt Minh không tập kết ra Bắc, ông bị đại tá Mai Hữu Xuân, Giám đốc An ninh Quân đội lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát.

Sau cùng, ông về Vĩnh Long dạy học. Vùng này thuộc giáo phận của Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, vốn quen biết gia đình ông từ lâu. Vì vậy, Giám mục Thục đã bảo lãnh cho ông vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ. Sau này, cũng chính Giám mục Thục đã giới thiệu ông với Ngô Đình Nhu và ông được sắp xếp vào làm việc ở Sở Tài chánh Nam Việt.

Tháng 5 năm 1956 được sự giới thiệu của ông Huỳnh Văn Lang, Tổng giám đốc Viện Hối đoái và Bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa huấn luyện tại trung tâm Nhân vị tại Vĩnh Long. Và sau đó (tháng 10 năm 1956) ông gia nhập đảng Cần Lao.

Sau khi gia nhập đảng Cần Lao, ông phụ trách tổ quân sự, giữ nhiệm vụ nghiên cứu về chiến lược và chiến thuật quân sự và huấn luyện quân sự cho các đảng viên Cần Lao. Tháng 1 năm 1957 Phạm Ngọc Thảo tham gia biên tập bán nguyệt san Bách Khoa - tạp chí của một nhóm trí thức đảng Cần Lao.

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2009, 02:15:21 am gửi bởi Hoverung » Logged
Hoverung
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #62 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 02:01:31 am »

4. Hoạt động trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa


Biết ông có nhiều kinh nghiệm về quân sự, Ngô Đình Nhu quyết định đưa ông sang ngạch quân sự với cấp bậc đại úy đồng hóa trong quân đội Sài Gòn. Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ Tỉnh đoàn trưởng Bảo an tỉnh Vĩnh Long, rồi Tỉnh đoàn trưởng Bảo an tỉnh Bình Dương.

Năm 1960, sau khi học một khóa chỉ huy và tham mưu ở Đại học Quân sự Đà Lạt, Phạm Ngọc Thảo được thăng thiếu tá và được cử làm Thanh tra Khu Trù Mật.

Biết Phạm Ngọc Thảo từng là chỉ huy du kích Việt Minh, đầu năm 1961 Ngô Đình Nhu đã quyết định thăng ông lên trung tá và cử làm tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa (tức Bến Tre) để trắc nghiệm Chương trình Bình định. Từ khi ông nhậm chức, tình hình an ninh tại vùng này trở nên rất yên ổn, không còn bị phục kích hay phá hoại nữa. Tuy nhiên, do có nhiều tố cáo nghi ngờ ông là cán bộ cộng sản nằm vùng, anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu đã ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và cho ông sang Hoa Kỳ học một khóa về chỉ huy và tham mưu. Từ đó Bến Tre tiếp tục mất an ninh.



5. Tham gia các cuộc đảo chính

Lần thứ nhất

Tháng 9 năm 1963 Bác sĩ Trần Kim Tuyến nguyên Giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị (thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu một cuộc đảo chính. Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, Biệt động quân, Bảo an... sẵn sàng tham gia. Để chấm dứt âm mưu đảo chính này, ngày 6 tháng 9 năm 1963, Tổng thống Diệm đã cử Trần Kim Tuyến đi làm Tổng lãnh sự tại Ai Cập.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ ngày 1 tháng 11 năm 1963 (cuộc đảo chính do một nhóm tướng lĩnh khác chủ mưu), Phạm Ngọc Thảo được lên chức đại tá, làm tùy viên báo chí trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Một thời gian sau, ông được cử làm tùy viên văn hóa của Tòa đại sứ Việt Nam tại Mỹ.


Lần thứ hai

Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì chính quyền Sài Gòn đã nghi ngờ, muốn bắt ông. Vì vậy, ông đã đào nhiệm và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập khác để tổ chức đảo chính ở Sài Gòn.

Ngày 19 tháng 2 năm 1965, Phạm Ngọc Thảo và tướng Lâm Văn Phát đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Sài Gòn, bến Bạch Đằng và sân bay Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.

Ngày 20 tháng 12, hội đồng các tướng lĩnh họp ở Biên Hòa. Các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống đảo chính và ra lệnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.

Ngày 21 tháng 2 năm 1965, các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa, quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm Tổng Tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 22 tháng 2 năm 1965, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lệnh bổ nhiệm tướng Nguyễn Khánh làm Đại sứ lưu động (một hình thức trục xuất khỏi nước cho đi lưu vong). Ngày 25 tháng 2 năm 1965, Nguyễn Khánh rời khỏi Việt Nam.

Khi biết tin quyền lãnh đạo đã rơi vào tay các tướng lĩnh khác Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.


6. Bị bắt và giết

Ngày 11 tháng 6 năm 1965, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát tuyên bố trả lại quyền lãnh đạo quốc gia cho quân đội.

Ngày 14 tháng 6 năm 1965, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia đã được thành lập do tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch.

Sau khi nhậm chức, tướng Thiệu quyết định tìm bắt và giết Phạm Ngọc Thảo để trừ hậu họa. Tướng Lâm Văn Phát đã ra trình diện và chỉ bị cách chức, nhưng đại tá Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng đến trốn trong Đan viện Phước Lý ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, Biên Hòa.

Cuối cùng nơi trú ẩn này cũng bị lộ. Lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 7 năm 1965, khi ông vừa ra khỏi Đan viện Phước Lý thì bị an ninh quân đội mai phục sẵn bắt rồi đưa về một cái suối nhỏ gần Tam Hiệp, Biên Hòa, thủ tiêu.

Tuy nhiên Phạm Ngọc Thảo không chết mà chỉ bị ngất vì viên đạn chỉ trúng cằm. Ông được Linh mục tuyên úy của Dòng Nữ tu Đa Minh, Tam Hiệp đem về cứu chữa, nhưng bị phát giác và ông lại bị an ninh quân đội bắt về Sài Gòn.

Theo tướng Nguyễn Ngọc Loan, giám đốc Nha An ninh Quân đội lúc bấy giờ, thì khi về đến Nha An ninh Quân đội Phạm Ngọc Thảo được cứu chữa, nhưng máu ra quá nhiều nên đã từ trần lúc 1 giờ 30 sáng 17 tháng 7 năm 1965. (Một nguồn tin khác thì ông bị Hùng Xùi, một nhân viên An ninh Quân đội bóp vào hạ bộ tra tấn cho đến chết. Khi đó ông mới 43 tuổi.

Theo Larry Berman trong cuốn " PERFECT SPY" , Phạm Ngọc Thảo đã bị tra tấn dã man vào lúc bị bắt cho đến chết " Người ta tin rằng chính Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh hành hạ ông Phạm Ngọc Thảo thật đau đớn bằng cách dùng một chiếc thòng lọng bằng da thít quanh cổ và một chiếc khác thít chặt nơi tinh hoàn. Sau khi ông Phạm Ngọc Thảo đã chết, Nguyễn Văn Thiệu và vợ liền mở rượu sâm banh ăn mừng."
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2009, 02:13:07 am gửi bởi Hoverung » Logged
Hoverung
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #63 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 02:03:21 am »



7. Di sản

Những năm ấy, rất ít người biết Phạm Ngọc Thảo là một nhà tình báo, người ta chỉ biết ông là một sĩ quan có khả năng chính trị và ngoại giao. Sau ngày Việt Nam thống nhất, nhiều đồng đội đã vô cùng chua xót khi thấy mộ ông vẫn chỉ là nấm mồ vô danh. Họ đã sưu tầm tư liệu, đề nghị Nhà nước truy tặng ông danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân... Rất nhiều nước mắt xúc động, cảm thương của những người chiến binh già đã rơi khi kể lại câu chuyện về ông. Năm 1987, Nhà nước Việt Nam truy tặng ông danh hiệu liệt sĩ, với quân hàm đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện nay, mộ Phạm Ngọc Thảo được đưa về nghĩa trang TP.HCM, trên đồi Lạc Cảnh(huyện Thủ Đức). Mộ ông nằm cạnh mộ những tên tuổi nổi tiếng như Lưu Hữu Phước, Phạm Ngọc Thạch, Can Trường...

Phạm Ngọc Thảo được coi là một trong 4 tình báo viên xuất sắc nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam (3 người kia là Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ và Lê Hữu Thúy). Một số người còn cho ông là điệp viên xuất sắc nhất bởi 3 đặc điểm chính:


1. Phạm Ngọc Thảo là tình báo viên hoạt động đơn tuyến, không có đồng đội trực tiếp hỗ trợ, chỉ chịu sự chỉ đạo về chiến lược của Lê Duẩn. Nhiệm vụ của ông không phải là đưa tin mà là tác động đến sự "thay đổi chế độ". Có thể nói, với nhiệm vụ này, tầm quan trọng của Phạm Ngọc Thảo ngang với sức mạnh của một đạo quân.

2. So với các tình báo viên khác, Phạm Ngọc Thảo là người có thể tác động trực tiếp đến chính quyền và quân đội. Là sỹ quan cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông có tác động, thậm chí trực tiếp đạo diễn và tham gia chỉ đạo hàng loạt vụ đảo chính làm rung chuyển gây mất ổn định chính quyền Nam Việt Nam những năm 1964-1965.

3. Trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái quân đội, Phạm Ngọc Thảo bị xem là đối tượng nguy hiểm và bị đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Dù vậy, ông vẫn tiếp tục nhiệm vụ mà không trốn chạy để bảo toàn mạng sống. Thậm chí, cả khi bị bắt và tra tấn đến chết, Phạm Ngọc Thảo vẫn không lộ tung tích của mình. Mãi sau này, khi ông được truy phong, người ta mới biết ông là tình báo viên.



Thời gian ở chiến khu, Phạm Ngọc Thảo đã lấy bà Phạm Thị Nhiệm, em ruột của giáo sư Phạm Thiều, đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cambodia (1956–1967) và Tiệp Khắc. Ông có 7 con và vợ ông đi dạy học. Vợ và con ông hiện đang ở Hoa Kỳ. Tất cả các con của ông đều học hành thành tài (có người là bác sĩ, đang ở Quận Cam).

Trong dòng đề tựa trong cuốn Ván Bài Lật Ngửa, nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý đã trân trọng viết "Tưởng nhớ anh Chín T. và những người đã chiến đấu hy sinh thầm lặng". Ông đã sử dụng chính hình tượng của Phạm Ngọc Thảo để xây dựng nhân vật Nguyễn Thành Luân trong tiểu thuyết của mình. Tiểu thuyết này sau được dựng thành phim rất ăn khách (vai Nguyễn Thành Luân do diễn viên Nguyễn Chánh Tín đảm nhiệm).


Nguồn: Wikipedia
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2009, 02:10:04 am gửi bởi Hoverung » Logged
Hoverung
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #64 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 04:33:41 am »

Nhà tình báo Ziệp Sơn và phần đời chưa kể




Trả lời một phỏng vấn, Thiếu tướng Giáo sư Nguyễn Đình Ngọc đã nói: "Tôi không muốn nói về tôi mà đơn giản chỉ là tâm sự của một thế hệ. Thế hệ những người như tôi đã đi trọn cuộc kháng chiến trong đó không ít người đã vĩnh viễn nằm xuống". Anh Ngọc đã nói thế, tôi cũng nghĩ rằng khi kể chuyện về anh, tôi không chỉ kể về một cá nhân, một "cố nhân", mà kể rộng hơn thế; không phải là tôi vô tình lạc đề. Anh Ngọc là ai: điệp viên với bí danh "Ziệp Sơn", người cán bộ công an, nhà khoa học?

Tối 2/5/2006, vợ chồng tôi đang ăn cơm, thì có chuông gọi cổng: chị T. vợ anh, lại tìm chúng tôi, báo tin cho biết là anh Ngọc vừa mất sáng hôm đó, và chị và cháu H. (con trai duy nhất của anh chị) sửa soạn lên đường về dự đám tang. (Xin nói ngay là ở đây, tôi nói tới chị T., vợ còn định cư ở Pháp, chứ tôi không nói tới người khác). Mấy ngày sau, tôi được đọc một số bài báo trên mạng do bạn bè gửi cho. Có những tin đưa chính xác, có những tin đúng nhưng khó hiểu, có những tin đưa không đúng, qua những gì tôi đã được biết hoặc chứng kiến.

Những dấu hỏi sau một bản tin

Bản tin của Ban chấp hành Hội Tin học Việt Nam, các Hội Tin học thành viên và gia đình, đăng 5/5/2006 trên tạp chí Tin học và Đời sống viết như sau:

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học: NGUYỄN ĐÌNH NGỌC, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Trưởng ban Kiểm tra Hội Tin học Việt Nam, sinh ngày 13 tháng 8 năm 1932, quê quán xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, thường trú tại Phòng 402, nhà D3, Tập thể Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội; nguyên Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục Khoa học Viễn thông – Tin học, Bộ Công An, Phó trưởng ban chỉ đạo chương trình quốc gia về công nghệ thông tin (BCĐ49), Bí thư Chi bộ Trường Đại học dân lập Thăng Long; Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Dân Lập Tây Đô - Cần Thơ; Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương chiến công hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy chương Vì An Ninh Tổ Quốc, Huy chương vì sự nghiệp các hội KHKT, Huy chương vì thế hệ trẻ; sau một thời gian lâm bệnh, […] đã từ trần hồi 8 giờ 56 phút ngày 2 tháng 5 năm 2006 (tức ngày 5 tháng 4 Bính Tuất) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an. Lễ viếng đã tổ chức từ 9 giờ 30 ngày 8 tháng 5 năm 2006 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu hồi 12 giờ 30 cùng ngày. Điện táng tại Đài hoá thân hoàn vũ, Hà Nội.

Điều quan trọng nhất đáng biết về anh Ngọc, tất nhiên là kết quả công tác điệp báo của anh, dưới bí danh "Ziệp Sơn , nhưng tiếc thay, các bản tin đều chỉ nói lướt qua. Thí dụ như có bản tin viết: "Trong vai trò một điệp báo viên, những tin tức ông cung cấp luôn chính xác, kịp thời và vô cùng quan trọng – thông tin về cuộc tập kích vào Trung ương cục Miền Nam, về việc năm 1975 Mỹ sẽ không quay lại… chỉ là một vài trong số rất nhiều những chiến công thầm lặng của điệp viên tài ba này". "Vô cùng quan trọng" mà chỉ vọn vẹn được mấy dòng đó sao? Hay là vì thời điểm hiện nay còn quá sớm để công bố chi tiết toàn bộ? Hay là những chi tiết này nằm trong các bản tuyên dương mà tôi không được đọc? Biết bao câu hỏi còn chưa được trả lời. Hẳn là vào tháng 4 năm 1975, đã có nhiều nguồn tin trái ngược về khả năng Mỹ quay lại can thiệp hay không; và những người chuyển những loại tin này gánh một trách nhiệm rất nặng vì nó ít nhiều liên quan đến quyết định cuối cùng của Bộ Chính trị mở chiến dịch Hồ Chí Minh. Tôi tò mò và mong một ngày nào được biết hết…

Giấc mơ thời bình

Trong khi chờ đợi, tôi xin được kể những gì tôi được biết về anh: vì ở anh, sau người điệp viên còn có người công an, sau người công an còn có nhà khoa học; khi người điệp viên đã chấm dứt công tác, người công an ở anh vẫn còn tiếp tục nhiệm vụ – như có người phóng viên đã viết về anh: "Có ai đó đã từng nói, bộ đội còn thời chiến thời bình chứ công an chẳng lúc nào ngơi nghỉ" – và khi người công an đã nghỉ hưu, nhà khoa học vẫn còn đeo đuổi công việc.

Về việc anh đam mê học hành, nghiên cứu khoa học, cũng trong cuộc phỏng vấn dẫn trên, anh nói: "Năm đó (1947) tôi còn rất nhỏ, cả hai bố con cùng bị giặc Pháp bắt. Biết mình sẽ bị đem đi hành hình, thay vì nói con trả thù cho bố, ông nói: “Con cố học và giúp người khác học, còn thiếu tri thức dân mình khổ đừng trách ai, chỉ nên tự trách mình”. Khi đất nước cho phép ngơi nghỉ thì tôi lại làm điều cha tôi đã dạy. Dạy học, nghiên cứu khoa học... tôi hiểu rằng, cuộc chiến giành lấy hạnh phúc, phồn vinh không thể thiếu tri thức". Rồi với câu hỏi của phóng viên: "Phải chăng thế hệ ông còn nhiều nỗi lo khi đã làm tròn sứ mệnh của mình với đất nước?", anh đã trả lời: "Phải. Nó như cuộc chạy tiếp sức, thế hệ bố tôi đã làm tốt trọng trách đầu tiên tức là cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng để lại trên vai chúng tôi cả một gánh nặng. Và tất cả vẫn chưa kết thúc, sau 1975 tất cả những ai may mắn còn sống phải đi tiếp cuộc kháng chiến mới: cuộc kháng chiến chống sự tụt hậu về khoa học và công nghệ đòi hỏi các bạn trẻ cũng phải ghé vai gánh vác".

 Tôi không biết người phóng viên khi kể lại mấy lời này có lý tưởng hóa khung cảnh không, nhưng rõ ràng là nội dung của mấy câu trả lời của anh Ngọc là chí lý, và tôi hoàn toàn tâm đắc: mất nước ở thế kỉ 19, cũng vì thiếu tri thức; những năm đói rách, cùng cực, cũng vì thiếu tri thức; những đợt làm khổ nhau, cũng vì thiếu tri thức; giáo dục đào tạo bê bối, cũng vì thiếu tri thức; tham nhũng và để tham nhũng, cũng vì thiếu tri thức, vv. và vv.


Logged
Hoverung
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #65 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 04:34:24 am »

Con đường trở thành người cán bộ điệp báo

Tôi đã có dịp kể trong cuốn sách "Tự sự của người xa quê hương": Tôi bị bệnh lao ngay mấy tháng sau khi đến Pháp, nên tôi "lê la" gần 7 năm trong các sanatoria và dưỡng đường cho các sinh viên ở Pháp. Vào khoảng năm 1955-1956, trong lúc tôi ở dưỡng đường ở Sceaux, thì anh Nguyễn Đình Ngọc cũng ở đó, và vì thế nên quen biết. Những điều như: về ông thân sinh anh ấy bị quân viễn chinh Pháp bắt và giết (1947), tôi có nghe anh kể thuở đó. Nhưng tất nhiên, việc anh làm điệp viên thì sau ngày giải phóng, tôi mới được biết.

Ở đây, chủ yếu tôi chỉ nói đến những gì tôi đã nghe kể và/hoặc chứng kiến:

Lúc sang Pháp, thì anh Ngọc đã có vợ, chị T., và ở Pháp anh chị ấy sinh một con trai, cháu H. Theo như tôi được biết, chị T. thuộc một vọng tộc: mẹ chị T. là cháu nội hoàng giáp Đặng Văn Thụy, con gái phó bảng Đặng Văn Hướng – quan to của triều đình Huế, sau đi kháng chiến và một thời là Bộ trưởng của Chính phủ cụ Hồ trong kháng chiến, nhưng chết trong đợt Cải cách ruộng đất. Như vậy là chị T. là cháu gọi ông Đặng Văn Việt bằng cậu – ông Đặng Văn Việt người chỉ huy bộ đội vùng biên giới, người của con "đường số 4 anh hùng", và của chiến dịch biên giới phá các binh đoàn Lepage và Charton vv. Mẹ chị T. lại là cháu ngoại của cử nhân Hoàng Đạo Phương, là một thương gia giàu có ở Hà Nội thuở xưa; ông Phương lại đồng thời là anh của ông Hoàng Đạo Thúy (người anh cả của Hướng đạo Việt Nam, một lúc là giám đốc trường võ bị Trần Quốc Tuấn thời Dân chủ Cộng hòa, rồi chủ nhiệm Truyền tin, quân hàm đại tá quân đội nhân dân)

 Mẹ chị T. mất sớm, bố chị T. đi kháng chiến – trước ông là công chức bưu điện thời Pháp thuộc, sau Cách mạng là cán bộ cao cấp ngành công an – sáu chị em chị T. sống với ông bà nội Trịnh Hữu Thăng, tiến sĩ tại gia (không ra làm quan) ở quê, vùng Nam Định; đến khoảng năm 1951 quân viễn chinh Pháp càn quét dữ quá, gia đình mới gửi chị em chị T. vào Hà Nội sống với một bà dì (em mẹ chị T.), bà này là vợ ông Phan Huy Quát. Ông Quát từng làm tổng trưởng giáo dục (1949), quốc phòng (1950, 1954), ngoại giao (1964) của chính quyền Bảo Đại trong vùng tạm chiếm, thủ tướng mấy tháng năm 1965..., sau 1975 chết trong trại cải tạo.Anh Ngọc học trường trung học Chu Văn An ở Hà Nội, là học sinh giỏi cùng học với ông Phan Huy Lương nên quen với gia đình ông Phan Huy Quát (ông Lương là em ông Quát).

 Vào giai đoạn từ cuối năm 1951 đến 1954, do tướng De Lattre de Tassigny, tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp, kiêm cao ủy Pháp ở Đông Dương, bắt đầu có lệnh động viên trong vùng tạm chiếm .Anh Ngọc tránh quân dịch, nên ra vùng kháng chiến, rồi tại đó, năm 1952, anh học lớp "điệp báo ở sở công an Liên khu IV" (như chính anh viết trong bài đăng trong cuốn sách "Giáo sư Lê Văn Thiêm", nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 2003), rồi: " […] Bắt đầu từ Giám đốc Công an Liên khu 4, Nguyễn Hữu Khiếu, (anh) được (Bộ trưởng Bộ Công an sau này) Trần Quốc Hoàn để mắt tới và quyết định đào tạo "đánh" anh vào lòng địch tại miền Nam dưới sự điều khiển đơn tuyến từ miền Bắc tới Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam", như một đoạn bài báo "Thiếu tướng, GS, TSKH Nguyễn Đình Ngọc: Vinh quang là lặng lẽ" đăng trên báo Công An Nhân Dân trên mạng, viết ngày 9/5/2006. Anh vào Nam, theo học ở Đại học Sài Gòn và cưới chị T. vào năm 1955. Anh sang Pháp cuối 1955 vì có được học bổng để sang học về Khí tượng, rồi chị T. cũng sang Pháp đầu 1956; cuối năm chị sinh cháu H. ở Pháp.

Học "dàn hàng ngang"

Ở Pháp, anh Ngọc học lấy được 3 bằng kỹ sư và bằng tiến sỹ cấp ba (doctorat de 3ème cycle) về Khí tượng. Mấy năm sau, anh và tôi soạn luận án tiến sĩ nhà nước về Toán, ở Đại học Paris cùng thời, nhưng không cùng ngành.

Anh bảo vệ luận án dưới sự hướng dẫn của giáo sư Ehresman, dưới đề tài "Sur les espaces fibrés et les prolongements" (Về không gian phân thớ và thác triển), thuộc ngành tô-pô và hình học vi phân. Tôi bảo vệ luận án năm 1962, anh Ngọc bảo vệ năm 1963 và anh có làm giáo sư ở Đại học Poitiers, rồi ở Đại học Brest ở Pháp một thời gian.

Cái thuở còn soạn luận án, rồi đi dạy ấy, chúng tôi khá thân, nhưng tất nhiên tôi không biết anh là điệp viên. Anh chị Ngọc và vợ chồng tôi thời ấy cùng sống ở Antony, ngoại ô nam Paris, nhà ở chỉ cách nhau nửa cây số, gặp nhau luôn. Đi dạy ở địa phương xa hàng mấy trăm cây số – tôi dạy ở Lille cách Paris 200 km, anh ấy dạy ở Brest cách Paris 600 km – nhưng nhà vẫn ở vùng Paris, vì thuở ấy sinh hoạt khoa học phần lớn tập trung ở thủ đô Paris; các giáo sư đại học lại chỉ phải giảng bài 3 giờ/một tuần; lèo tèo hướng dẫn vài ba nghiên cứu sinh đồng thời lại là phụ giảng viên của mình ở đại học địa phương; ngành Toán lại không có phòng thí nghiệm, mình chỉ cần tập trung có mặt ở đó độ hai, ba ngày là đủ.

Cho nên thuở đó có cái tên gọi các giáo sư không cư ngụ tại chỗ là "turbo-prof " – (anh KV. đề nghị tôi dịch là "giáo sư vù": chợt đến rồi lại "vù" đi nhanh). Ai không sống trong khung cảnh đó thì dễ bị lẫn lộn và hiểu lầm: anh Ngọc không hề giảng dạy ở những nơi mà anh ấy học ở Pháp (trường Viễn thông, trường Hải công, Đại học Paris) như có phóng viên khẳng định. Về cái việc anh Ngọc học "dàn hàng ngang", chuyên môn này rồi chuyên môn nọ, tôi muốn nói một cách công bằng: theo tôi, không phải tại anh mắc cái tật của một số người Việt Nam, ưa học lấy càng nhiều bằng "là là" lại càng tự cho là oai, chứ không chịu (hay không có khả năng) học cao học sâu. Anh Ngọc có chủ ý khác.

Có lần anh tâm sự với tôi là: nước mình lạc hậu, thay vì cá nhân mình bỏ hết hơi sức "rặn" ra thêm được vài định lý để đăng nhiều bài báo, chẳng có ích gì thực sự; mình nên để công sức "nhập" những môn mới vào nước mình để giúp cho thế hệ sau mình có điều kiện tiến lên, còn tốt hơn. Về lý luận này, tôi có phần chia sẻ.
Logged
Hoverung
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #66 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 04:35:35 am »


Thói quen ghi lại hình ảnh tư liệu có từ khi ông còn là điệp báo viên. Ảnh Trọng Chính (nguồn: Báo ảnh VN)


Một kỷ niệm đời giảng dạy

Phóng viên tác giả của bài báo trên Công An Nhân Dân đã dẫn trên, còn viết: "Có lần ông kể với tôi, vì ông tự ái, tại sao người Việt Nam lại không thể giảng bài ở Pháp mà không nhìn vào giáo án. Thế là suốt nhiều đêm ông đã đọc và thuộc lòng giáo án đại học. Sáng hôm sau vào lớp, ông chỉ cầm một chiếc bút và thao giảng những kiến thức cao siêu trước sự ngạc nhiên của sinh viên nước ngoài".

Xuất phát câu chuyện chi tiết là như thế này: Vốn là thuở anh Ngọc và tôi còn học và soạn luận án, thì có một ông giáo sư ở Đại học Paris tên là ông G. Choquet, là một trong những "tổ sư" của ngành tô-pô. Xin nói qua về ông Choquet này. Ông ta vốn là bạn đồng khóa với ông L. Schwartz – người bạn thân thiết của Việt Nam mà tôi có dịp nói tới trong cuốn sách (5) – thuở trẻ ông Choquet học rất giỏi, thi vào thi ra, đều đỗ thủ khoa còn ông Schwartz thì lần nào cũng đỗ á nguyên, thứ nhì sau ông này; điều này ông Schwartz có kể trong cuốn hồi ký của ông (6). Nhưng ông Schwartz thì được huy chương Fields, ông Choquet thì không, tuy ông cũng là một cự phách trong làng Toán. Ông Choquet có một cách giảng bài khá đặc biệt, đó là vào giảng đường "tay không", không có giấy tờ, hồ sơ sách vở, tay trái bỏ vào túi quần, tay phải cầm phấn viết trên bảng, cả buổi không cần nhìn giáo án gì cả, rất gây ấn tượng cho sinh viên. Theo tôi, thì vị cũng có ý "trộ" thiên hạ. Bởi vì trí nhớ dù tốt đến đâu, cũng có giới hạn của nó, và tất nhiên đã nhiều lần vị nhớ lộn, giảng bài không trôi, phải xin lỗi lần sau giảng lại…

Ông Ngọc nhà ta cũng muốn làm như vậy, và tất nhiên "đi đêm có ngày gặp ma"; một bữa, cũng giảng bài lộn, bí không tìm ra đầu đuôi, phải khất sinh viên lần sau giảng lại. Nếu vì ngành điệp viên cần luyện trí nhớ – và đó là một cách luyện trí nhớ – thì tôi thông cảm, chứ coi đó là cách giảng dạy có tính thuyết phục, thì tôi không tin.

Thuở ấy, cái lần giảng lộn bài phải khất sinh viên, anh Ngọc có thú thật khi kể lại cho tôi nghe, và chúng tôi cười với nhau mãi. Thời đó, tôi chưa biết anh là điệp viên, nên chúng tôi có thảo luận về cách giảng dạy. Tôi thì cho rằng mình có bổn phận tôn trọng và nâng đỡ sinh viên – nhất là thời đó sinh viên còn chưa có phụ đạo, ít sách vở tài liệu, ít người có học bổng, một phần không nhỏ sinh viên lại là những người đã đi làm kiếm sống (giáo viên tiểu học, trung học, công chức, vv.) tới học thêm để tiến thân, mình không nên vì lòng tự ái cá nhân mà gây thiệt thòi cho họ. Bởi vì, theo tôi, có bài giảng soạn sẵn kỹ càng, đánh số thứ tự, định nghĩa hay định lý đọc ra phải chính xác từng chữ, từng ký hiệu, thì sinh viên mới tiếp thu dễ dàng, và như vậy họ dành được nhiều thì giờ để tham khảo thêm ngoài bài giảng. Nhưng đó là lý luận của người giảng dạy, không phải là lý luận trong khung cảnh của một… điệp viên.

Trở lại chuyện anh Ngọc và cái sứ mạng điệp viên của anh ấy; tôi chỉ nhớ là anh ấy thỉnh thoảng đi Thụy Sĩ "thăm bạn" (anh chị có một cặp bạn thân ở Thụy Sĩ; mãi sau này, khi gặp lại anh ấy ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 1977, anh ấy mới kể cho tôi là Thụy Sĩ là đường dây liên lạc của anh ấy). Kể ra thuở ấy, tôi ngay thật không nghi ngờ gì, tuy bao nhiêu bài nhạc, bài hát miền Bắc mà tôi có được là do anh ấy cho mượn để thu vào máy, vv. Nhưng tôi đoán, thời ở Pháp là cái thời sửa soạn cho anh một cái vỏ, một địa vị cao để sau đó dễ lọt sâu; công tác của anh có lẽ chỉ thực sự bắt đầu khi anh đã trở về Sài Gòn, chứ ở Pháp có gì đâu mà tìm hiểu, có lẽ ngoại trừ việc anh tìm ra tung tích của người sĩ quan Pháp đã hạ lệnh giết cha anh.

Paris 6/7/2006

Bùi Trọng Liễu
Nguyên giáo sư Đại học Paris (Pháp)


Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #67 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 09:19:47 am »



      _____________________________________________________________________________
     !                                                                                                                          !
     !      Đại tá Lê Tấn Hổ , trưởng phòng quân báo quân khu V, cựu                                     !
     !      trinh sát E95-325, cựu sinh viên ĐHSP Hà Nội                                                        !
     !      Từ trần 2 giờ 30, ngày 14/6/2010 tại nhà riêng tại Đà Nẵng                                      !
     !                                                                                                                          !
     !      Anh em nào có điều kiện thăm viếng, xin liên lạc với phòng quân báo quân khu             !
     !                                                                                                                           !
     !_____________________________________________________________________________! 
 
Logged

duyvu1920
Thành viên
*
Bài viết: 174


« Trả lời #68 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 10:21:49 am »

Trong các bác có ai biết địa chỉ ban liên lạc tổng cục 2 không ạ Huh.Cậu ruột em hồi trước giải phóng làm thông tín viên cho cục 2(ở sài gòn)giờ muốn kiếm lại vài người bạn nhưng mất địa chỉ.Em cảm ơn các bác trước.
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #69 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2011, 06:54:06 pm »


Trong tấm ảnh nhỏ này có một số nhà tình báo rất nổi tiếng của ta. Đố các bác đó là những ai  Grin
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM