Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:17:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình báo VN trong KCCM  (Đọc 115780 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #100 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 09:23:08 pm »

Kỳ 28: Ngày ra đi và đêm trở về...


12h đêm ngày 30/4/1975. Tiếng súng giải phóng Sài Gòn đã lặng yên mọi nơi. Có một người khoan thai, lặng lẽ trong đêm tối, trở về với một mái ấm gia đình ông xa cách đã 30 năm.

Nỗi lòng xa cách

Tính từ năm bỏ làng vào rừng làm cách mạng, đến lúc là cụm trưởng lưới tình báo H.63, Nguyễn Văn Tàu chỉ liên lạc với vợ con vài lần. Đầu tiên năm 1949, đang ở trong chiến khu Tàu nhận được thư vợ, lại có cả tấm ảnh đứa bé. Lúc đó anh mới biết mình đã là bố của một đứa con gái.

Quân sự được học từ trước Cách mạng tháng Tám, nhưng nghề tình báo của Nguyễn Văn Tàu bắt đầu từ năm 1950. Từ trong chiến khu, anh được lệnh vào thành Sài Gòn nghiên cứu tình hình.

Năm 1950, anh được cử lên Bến Cát học một lớp bổ túc 6 tháng về nghề tình báo.

"Tính từ năm bỏ làng vào rừng làm cách mạng, đến lúc là cụm trưởng lưới tình báo H.63, Nguyễn Văn Tàu chỉ liên lạc với vợ con vài lần."

Lại biền biệt tháng ngày. Mãi năm 1954, trong một lần được cử đi vẽ sơ đồ cầu chữ Y Bình Xuyên, hai vợ chồng mới gặp nhau ở Bà Chiểu (Sài Gòn). Khi đó, Tàu đã là Phó trưởng Ban Quân báo tỉnh kiêm Tổ trưởng quân báo liên huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Nhà Bè. Tàu gặp vợ, bà mẹ vợ mừng quá, la toáng lên: "Con gái 7 tuổi rồi...!"

Tàu định ngủ lại một đêm với vợ con. Nhưng khi mẹ vợ la hét vì mừng, xóm giềng đã nghe được. Ông bố vợ cảnh giác. Ông bảo lâu nay ở phố "biết" chuyện vợ con "không chồng mà có con" rồi. Tự nhiên bây giờ ngủ lại sẽ không tiện. Tàu đau lắm. Có vợ, có con mà không được biểu lộ tình cảm.

Đau cho mình thì ít mà thương vợ thì nhiều. Có chồng đoàng hoàng mà mang tiếng đẻ hoang. Xót cho con gái bé nhỏ, có cha mà bị thiên hạ gọi con hoang. Đứt ruột, ngay trong đêm đó Tàu về lại chiến khu luôn.

Khi chúng tôi găp người vợ thiệt thòi này của vị đại tá tình báo anh hùng, cũng đã hơn nửa thế kỷ câu chuyện bà bị mang danh chửa hoang rồi. Bà không còn thấy buồn nhiều khi nhắc lại nữa. Nhưng bà Ảnh nghẹn ngào: "Nhớ ông ấy thì ráng chịu thôi, khi đó cô mới 23 tuổi. Vợ chồng gặp nhau mà cứ phải xem nhau như người xa lạ. Đợt ông ấy đi tập kết, cô biết nhưng không được gặp...".

Bao người vợ, người mẹ được tiễn chồng ra Bắc tập kết, bà Ảnh chỉ lặng lẽ gửi cho chồng 200 đồng và một bức thư. Hồi đó, bà còn gửi kèm cho ông cái áo len, cái khăn do chính tay bà đan. Bà kể thêm, năm 1954, gia đình gặp nhau vội vàng, ông chỉ ôm con vào lòng được chút. Vợ kêu chồng bằng anh, con cũng kêu bố bằng anh luôn. Nó lạ, nó chả biết bố là ai. Khi bà ngoại bảo hát 1 bài cho ba nghe, cô con gái 7 tuổi hát ngay bài "Đồng chí" của Chính Hữu.

Nguyễn Văn Tàu ngạc nhiên. Trời ơi, giữa Sài Gòn thời điểm này sao lại hát bài "đồng chí"? Hóa ra, qua mấy đội hát rong, nó bắt chước rồi thuộc. Ông bảo con hát cho mình nghe một bài tiếng Pháp cô giáo dạy ở trường.

Thế là con gái cất lời hát 1 bài tiếng Pháp: "Đây là bàn tay của tôi, đây là 2 ngón, đây là 3 ngón...". Hai bài hát của con tiễn Nguyễn Văn Tàu lên đường tập kết.

Mấy năm sau, khi từ Bắc trở về làm cụm trưởng lưới tình báo H.63, vợ con ở ngay Thị Nghè, nhưng Tư Cang không dám về nhà thăm. Có gặp, chỉ toàn thăm ngoài sở thú.

Trở về...

Những ngày tháng 4 Sài Gòn đổ lửa, kể đến đoạn này, bà Trần Ngọc Ảnh bỗng nghẹn ngào. Không nói rõ một từ nào. 

Gần 30 năm. Đó là quãng thời gian vợ chồng Tư Cang xa nhau. Ngần ấy năm trời, chỉ gặp nhau một vài lần dù ở ngay trong thành. Tư Cang bảo, ông luôn gìm mình, răn mình để tuyệt đối giữ bí mật, bảo vệ điệp viên, bảo vệ lưới. Vậy là, vợ con đành để sang một bên, nhường chỗ cho những nguyên tắc của nghề tình báo.

Rồi bà kể tiếp. Khi ông tập kết ở ngoài Bắc, cũng từng gửi cho vợ một lá thư. Đó là năm 1959. Thư được gửi qua hộp thư trung chuyển. Nhưng số nhà cũ đã bị đổ và thư đến tay người khác.

Bà Ảnh và bố vợ Tàu bị người ta nghi là hoạt động cách mạng. Cả nhà bị theo dõi. Cả tháng, những người theo dõi chỉ thấy bố cô đánh cờ, ngủ và đọc sách. Khi đó, Trần Ngọc Ảnh đã xin được vào làm ở Sở Tài chính.

Khi Tư Cang ra vào thành thường xuyên và ở trong nhà Tám Thảo, bà Trần Ngọc Ảnh và con lại thỉnh thoảng làm liên lạc cho ông. Sau này, khi chuyển sang làm ngân hàng, bà Ảnh được cấp một phòng ở cư xá ngân hàng. Đây là nơi các giao liên của Tư Cang thường qua lại chuyển tin tức, tài liệu.

Hễ có thư từ trung tâm xuống, căn nhà của bà Ảnh như một trạm liên lạc. Tám Kiên chuyển tin từ căn cứ xuống, bà Ảnh hoặc con gái mang đến nhà Tám Thảo cho chồng.

Tư Cang nhớ lại, cứ có thư từ vợ, Tám Thảo nhận và bảo có cái này bà "đầu tóc" đưa cho anh. "Đầu tóc" là cách gọi của Tám Thảo với bà Ảnh vì bà thường hay búi tóc lên. Liên tục nhận thư từ của nhau, nhưng Tám Thảo không hề biết đó là vợ cụm trưởng Tư Cang. Cô cũng chỉ nghĩ là một giao liên nội đô thôi.

Gần 30 năm. Đó là quãng thời gian vợ chồng Tư Cang xa nhau. Ngần ấy năm trời, chỉ gặp nhau một vài lần dù ở ngay trong thành. Tư Cang bảo, ông luôn gìm mình, răn mình để tuyệt đối giữ bí mật, bảo vệ điệp viên, bảo vệ lưới. Vậy là, vợ con đành để sang một bên, nhường chỗ cho những nguyên tắc của nghề tình báo.

12h đêm ngày 30/4/1975. Tiếng súng giải phóng Sài Gòn đã lặng yên mọi nơi. Có một người khoan thai, lặng lẽ trong đêm tối, trở về với một mái ấm gia đình ông xa cách đã 30 năm.

Đó là người cụm trưởng tình báo H.63: Đại tá tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu, bí danh Tư Cang.
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #101 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 10:40:47 pm »

Kỳ 29: Người bị CIA cưa chân 6 lần

(Viết về Thiếu tá tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Thương)

Thời điểm tháng 2/1969, do tình hình khó khăn, khối giao liên giữa 2 cụm điệp báo A36 và H.63 nhập lại thành một. Câu chuyện này viết về một giao liên tình báo: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thiếu tá Nguyễn Văn Thương, người mà CIA đã không thể mua chuộc, chấp nhận để kẻ thù 6 lần cắt chân nhằm tìm kiếm những lời khai của ông về hệ thống giao liên bí mật của H.63, lẫn những bí mật của hệ thống giao liên Phòng tình báo Miền (J22), mà ông đang giữ.

Từng có nhiều cuốn sách viết về ông. Tác giả Mã Thiện Đồng đặt tựa cuốn sách mang tính hồi ký là "Người bị CIA cưa chân 6 lần", còn tác giả Trần Đồng Minh viết về ông với hình ảnh "Hoa Đước đỏ".

Người đàn ông mỗi lần xuất hiện luôn gắn liền với chiếc xe lăn, bộ quân phục trắng đeo quân hàm Thiếu tá, hai chân bị cắt cụt tận thân người. Ông được biết tới với cái tên đã nổi tiếng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Thương. Còn những đồng đội của ông, và cả những người thuộc thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh, đều yêu quý gọi ông bằng cái tên rất gần gũi: Chú Hai Thương.

Cuộc gặp trong nước mắt

"Tình báo viên Hai Thương, người khiến cả CIA lẫn Trung ương tình báo VNCH ngả mũ chào thua, sau 6 lần cắt tận gốc đôi chân ông nhằm tìm kiếm những lời khai của ông về hệ thống giao liên bí mật của H.63 "

Giữa năm 1969, tại trại giam tù binh Hố Nai. Bụi mù mịt. Những hàng rào dây kẽm gai chằng chịt. Phía ngoài là lố nhố bóng đàn bà, trẻ con. Phía trong là những thân hình tù binh bị đánh đập đến nát bét, giam cầm đến tàn tạ. Một cuộc thăm tù, ngăn cách bởi đám lính ôm súng mặt hằm hằm và hàng rào kẽm gai dày mấy lớp sắc nhọn.

Một thân hình người lê lết bằng hai cánh tay gầy gộc lăn trên nền đất đầy sỏi. Hai chân bị cắt cụt ngủn, anh đang cố với những bước tay thật nhanh ra phía hàng rào kẽm gai. Đất cát nhem nhuốc cả gương mặt, cả thân hình người đang bò như lăn lông lốc. Một tù nhân khác thấy vậy, chạy ào ra, cõng anh lên vai, để anh có được tầm cao nhìn cho rõ.

Cánh tay vẫy cao với tiếng gào to khi thấy người phụ nữ nhỏ thó đang đứng ngoài hàng rào, còn đứa bé trai thì cố luồn qua hàng rào thép gai dày đặc, chui qua chân lính gác để vào sân tù. "Liêm ơi, ba nè con. Tư ơi, anh đây nè...", tiếng gọi của người cha, người chồng nghe đến xé lòng giữa âm thanh ồn ào thăm nuôi.

Thằng bé vừa chui lọt vào, bị ngay một thằng lính nắm lấy đầu, lôi xềnh xệch vứt ra ngoài hàng rào. Bàn tay người cha chỉ còn kịp giữ miếng phô mai đầu bò có in đều hàm răng trẻ con cắn nhẹ lưu dấu theo lời má nó, để chuyển cho ba.

Cả trại giam ngước nhìn. Người tù lành vội cõng người tù cụt chân quay lui. Nước mắt chảy ướt khuôn mặt nhem nhuốc của người tù tàn tật có cái hồ sơ ngắn ngủn vài dòng lý lịch mang tên Nguyễn Trường Hận. Hình ảnh người vợ ôm chặt đứa con nhỏ nhoi đứng giữa đám bụi mù bên ngoài hàng rào dây kẽm gai vẫn mãi mãi in hằn trong trí nhớ của ông.

Trước đó vài tháng, khi rời nhà, chồng Tư Em vẫn còn kịp cười rất tươi với vợ, rít vội điếu thuốc thơm trước khi nhanh chân chìm mình vào đêm. Mấy tháng sau gặp lại, người chồng mà cô rất mực kính phục, vốn cao 1,7m, đang lê lết trên sân trại tù.

Thời điểm đó, ông đã khiến cả CIA lẫn Trung ương tình báo VNCH ngả mũ chào thua, sau 6 lần cắt tận gốc đôi chân ông, đóng hồ sơ với vài dòng ngắn ngủn: "Họ tên: Nguyễn Trường Hận. Cha: Nguyễn Văn Lửa. Mẹ: Lê Thị Đào. Nghề nghiệp: Thanh niên trốn lính. Hết".

Trận đánh không cân sức

…3h15’ chiều ngày 11/2/1969, một ngày không thể quên trong cuộc đời Hai Thương. Chàng thanh niên đang băng vội qua cánh đồng ấp 9 Bình Phước, chỉ cần vài bước nữa vượt qua sông Thị Tính là có thể an toàn về tới căn cứ. Địch bố ráp khám xét, anh lẫn vào dân đi ruộng, như thường ngày.

38 năm sau, giữa ngày hè nóng nực ở TP.HCM tháng 4/2007, khi kể lại chuyện này, vị Thiếu tá tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Thương lại không cầm được nước mắt.

Chợt một chiếc cá rô (loại máy bay trực thăng nhỏ trinh sát) từ phía sau lưng bay vòng lên, tiếng một thằng chiêu hồi quát át tiếng cánh quạt: "Tư Hiếu, anh dừng lại". Đúng bí danh mình, Hai Thương chậm bước về hướng chiếc trực thăng đang sà xuống rất thấp để nhận mặt. Khoảnh khắc tính toán chỉ vẻn vẹn vài giây khi Thương nhận thấy thằng chiêu hồi có khuôn mặt quen quen.

Lập tức, khẩu K54 vốn đã được Hai Thương dũa thêm 1 rích tăng khả năng tác xạ vẩy luôn 2 phát, trong tầm bắn chỉ 15 thước, đang thả dây. Một phát vào thẳng tên chiêu hồi, phát thứ 2 vào tên Mỹ ngồi cạnh. Cả 2 đổ sập. Còn mấy phát đạn cuối cùng trong ổ, Thương ngắm luôn vào đường dây điện dẫn từ buồng máy ra đuôi, bóp cò liên hồi. Chiếc cá rô bay ngược lên, hướng về Lai Khê, khói bốc theo đuôi. Nhưng loạt đạn bắn trả từ phía địch cũng kịp ghim trúng bắp chân của Thương một phát.

Chỉ kịp ga rô cầm máu, Hai Thương chạy zích zắc theo chân ruộng. Theo quy ước, anh nhanh chóng giấu trọn tài liệu mang theo, cùng với chiếc ví có tiền và giấy tờ tuỳ thân, trước khi ẩn mình vào bờ đất làm công sự. Chỉ một phút sau, trực thăng bay hàng đàn đổ quân xuống cánh đồng ấp 9, quyết bắt bằng được kẻ vừa được nhận diện.

72 chiếc trực thăng, mỗi chiếc là một tiểu đội, nguyên trung đoàn 48 sư 5 lính VNCH đổ quân lúc nhúc vây kín cánh đồng bọc vòng ngoài, thêm lính Mỹ vòng trong. Trong người Hai Thương chỉ còn 1 băng đạn đủ và 15 viên đạn rời, chỉ kịp nạp đầy băng đạn rồi nằm im... chờ đợi.

Từng bước thận trọng, lính Mỹ bò sát vào nơi Thương nấp. Mỗi phát là một tên lính Mỹ đổ sập, tổng cộng Thương có 21 viên đạn. Lính Mỹ kêu la ầm trời, xối đạn AR15 cày tung nơi Thương nấp, kéo xác nhau ra ngoài. 19 viên đạn là 19 lính Mỹ. Đến viên thứ 20, Thương nhớ lời anh em bộ đội sau chiến dịch Đồng Xoài kể: "bắn Mỹ chết thì không sao, rồi nó dồn vào bao ni-lông là xong. Nhưng bắn nó bị thương thì nó ớn lắm".

Viên thứ 20, Thương quyết định không bắn hạ ngay mà ngắm thẳng vào bụng tên lính to cao đang tới gần, bóp cò. Trúng đạn nhưng chỉ bị thương, tên lính Mỹ gào rú vang trời, khiến bước tiến của quân Mỹ chậm lại hẳn. Cả một toán lính vừa bắn yểm trợ, vừa thận trọng bò vào lôi tên bị thương ra.

Còn 1 viên cuối cùng, Thương tính dành cho mình. Tuy nhiên, sực nhớ trong quân đội có điều lệnh "không được quyền tự sát", Thương chờ tên lính cuối cùng vào sát mình. Viên cuối này dành cho nó, rồi nhận đủ cả băng đạn của nó vào mình, thì coi như cả hai cùng chết.

"Thằng Mỹ cao trung bình trên 1,75m. Nó là lính chuyên nghiệp, nên tay luôn để sẵn trên cò. Chỉ cần vừa tầm súng nó hướng vào mình, mình bắn nó, kiểu gì mình cũng dính đạn", Hai Thương kể lại.

Trong giây phút một mất một còn đó, Hai Thương vẫn bình tĩnh chờ. Còn 4 thước, tên lính tiếp theo tiến vào. Chưa đủ tầm. Chờ 3 thước, rồi thêm 2 bước nữa, Thương lách qua bên, nhắm thẳng tên Mỹ vẩy viên đạn cuối cùng. Loạt đạn từ khẩu AR15 bay vòng lên quá đầu Thương, do khoảng cách rất gần. Cái bóng khềnh khàng đổ sập, khẩu AR15 văng ra ngay gần mép công sự một sải tay. Nhân lúc Mỹ kéo xác ra, Thương với tay giật được.

Không có kinh nghiệm về súng Mỹ, chỉ sau 2 lần siết cò, cả băng đạn còn đầy trong khẩu súng vừa cướp được đã bay trọn. Thương nhìn đồng hồ, đã là 6 giờ kém 5. Hết đạn, Thương tháo rời khẩu K54, vứt mỗi nơi một bộ phận, rồi nằm chờ đợi những viên đạn thù hận. Một mình, suốt 170 phút, anh chống cự cả tiểu đoàn địch chỉ với 21 viên đạn, bắn rơi 1 máy bay, 21 tên địch chết và bị thương, nghĩa là vượt tiêu chuẩn "dũng sỹ diệt Mỹ" 7 lần.

"Tôi nhớ buổi chiều đó hoàng hôn đẹp lắm. Bóng chiều xuống đỏ rực cánh đồng ấp 9 Bình Phước. Tháng 2 ngày mùa, đất mới cày, còn thơm ngai ngái...", Hai Thương hồi tưởng những giây phút cuối cùng trong trận chiến.

Vài phút yên ắng, tưởng Mỹ rút quân đúng giờ, Hai Thương nhô lên thì thấy địch lúi húi đeo mặt nạ. Sau đó, anh ngất đi vì bị đánh thuốc mê. Văng vẳng bên tai, anh còn nghe tiếng súng AK của du kích địa phương gần đó bắn chia lửa với mình.

Mãi về sau, lúc trở về đoàn tụ trong đoàn quân chiến thắng, Hai Thương mới biết: 2 bản tài liệu ngày đó anh bảo vệ chính là tài liệu của 2 người anh hùng tình báo Việt Nam: Ba Quốc (Thiếu tướng Đặng Trần Đức) và Hai Trung (Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn).
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #102 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 10:54:18 pm »

Kỳ 30: Đối mặt với "phi đội gái Phượng Hoàng"


Khi Hai Thương tỉnh lại, người Mỹ không bỏ qua một giây phút quý báu nào, tổ chức khai thác ngay "con cá vàng" vừa bắt được. Tên phiên dịch đứng cạnh cùng một thằng Mỹ hỏi: “Mày tên gì?”. Chỉ duy nhất một câu hỏi như vậy lặp đi lặp lại khoảng 15 phút đồng hồ: “Tao hỏi: mày tên gì?”. Thấy Thương gan lỳ không khai, sẵn cái dùi bằng sắt, tên Mỹ lấy ghì luôn vào vết thương ngay dưới bắp chân Thương. Máu ở chỗ vết thương cứ chảy ra thành dòng.

Năm 1968, Tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân giáng cho địch đòn đau, khiến Mỹ xuống thang chiến tranh, Tổng thống Mỹ Giôn –xơn phải tuyên bố không tiếp tục ứng cử.

Sài Gòn rúng động sau cú tấn công bất ngờ, khiến sau Mậu Thân, Mỹ - VNCH tăng cường kiểm soát nội đô và ngoại vi Sài Gòn, bắt bớ nhằm tìm diệt các lực lượng du kích nằm sát thành đô lẫn các lưới điệp báo của Hà Nội đang giăng đường dây chằng chịt từ Sài Gòn ra tới vùng chiến khu.

Hai Thương (ngồi xe lăn) một lần trở về thăm chiến trường xưa - Ảnh do AHLLVT Nguyễn Văn Thương cung cấp

Thời điểm tháng 2/1969, do tình hình khó khăn, khối giao liên giữa 2 cụm điệp báo A36 và H.63 nhập lại thành một. Hai Thương vốn là giao liên đường ngắn của A36, do ông Ba Hội chỉ huy, đang được rút về cứ, chuẩn bị ra Bắc học.

Nguyễn Văn Thương vốn là cán bộ giao thông đường ngắn, phụ trách các hộp thư và giao thông đi ngã đường 13, có một đầu mối trong ấp chiến lược xã Mỹ Phước (Nam thị trấn Bến Cát). Trong một thời gian dài, Hai Thương đã lội khắp khu vực tuyến trung gian này từ Suối Sâu (Trảng Bàng) đến Phú Hoà Đông, Bình Mỹ (Củ Chi), các xã Nam Bến Cát, dọc Quốc lộ 13... dọc ngang nhận tài liệu từ nội đô mang ra hộp thư vùng ven đem về căn cứ.

Thậm chí, cuối năm 1968, khi trên đường liên lạc về đến Thanh An, gặp địch bố ráp ven đường, Hai Thương dùng AK tuỳ thân bắn rơi luôn trực thăng Mỹ.

Sự dũng cảm trong chiến đấu và am hiểu địa bàn của một cán bộ giao thông tình báo lâu năm khiến Hai Thương là người được chọn trong chuyến liên lạc đặc biệt quan trọng tháng 2/1969 đó. Ngày 9/2, khi Hai Thương vừa đặt chân về đến Phòng, chuẩn bị chờ xe ra miền Bắc học thì nhận được điện báo từ xa "Tình hình rất khó khăn. Đề nghị các anh cử đồng chí Thương xuống giúp chúng tôi thêm một chuyến công tác nữa".

Mặc dù có quyền từ chối, nhưng trách nhiệm của một người lính đã khiến Hai Thương tự nguyện "xin phép các anh cho tôi xuống làm thêm một hai chuyến công tác nữa. Bàn giao xong tôi lên liền”.

3 giờ sáng ngày 10/2/69, Hai Thương xuống tới điểm giao nhận tài liệu từ hộp thư. Mãi về sau, khi trở về cùng đoàn Chiến thắng từ ngục tù Phú Quốc, nơi ngày nay đang được xem là thiên đường du lịch, ông mới biết hai bản tài liệu ngày đó ông giữ đều là của những điệp viên siêu hạng trong ngành: Bản danh sách 36 điệp viên được CIA và Phủ đặc uỷ Trung ương tình báo VNCH cài cắm ở miền Bắc do điệp viên có bí số 3.Q và bản tài liệu Đông Dương hoá chiến tranh của điệp viên 2T.

“Nếu một trong hai tài liệu này bị lọt vào tay địch thì điệp viên sẽ bị bắt hết”, đó là nhận định của những người chỉ huy ngày đón Hai Thương trở về.

Phần quà cho kẻ phản bội

... Khi Hai Thương tỉnh lại, người Mỹ không bỏ qua một giây phút quý báu nào, tổ chức khai thác ngay "con cá vàng" vừa bắt được. Tên phiên dịch đứng cạnh cùng một thằng Mỹ hỏi: “Mày tên gì?”. Chỉ duy nhất một câu hỏi như vậy lặp đi lặp lại khoảng 15 phút đồng hồ: “tao hỏi: mày tên gì?”. Thấy Thương gan lỳ không khai, sẵn cái dùi bằng sắt đặt dưới đất, tên Mỹ lấy ghì luôn vào vết thương ngay dưới bắp chân Thương. Máu ở chỗ vết thương cứ chảy ra thành dòng.

“Nếu một trong hai tài liệu này bị lọt vào tay địch thì điệp viên sẽ bị bắt hết”, đó là nhận định của những người chỉ huy ngày đón Hai Thương trở về.

Khi đã sắp xếp xong xuôi trí nhớ, Thương trả lời: “Nguyễn Trường Hân”. Tên lính chửi: “Tao hỏi có vậy sao mày không nói, đợi bị đòn mới khai?”, Thương vặc lại: “Ông đánh tôi thế, sao tôi nói được”. “Cha mẹ là gì?”. Lúc đó thì Thương khai tuốt luốt: “Mẹ là Lê Thị Đào, cha là Nguyễn Văn Lửa (đó là tên một cơ sở đã mất - NV)”. Tên hỏi cung ghi lại rất nhanh, rồi hỏi tiếp “Mày làm gì?”, Thương thật thà: “Tôi trốn lính”.

Thời đó, ở miền Nam Việt Nam, ai cũng biết những thanh niên phá phách ghê gớm kiểu này. Họ là những người trốn lính, không đi quốc gia, cũng không đi Việt cộng, họ được gọi là “thanh niên bù chao”. Sau vài phút cân nhắc, anh quyết định nhận mình là “thanh niên bù chao”, bởi đó là vỏ bọc an toàn nhất với một “gã thanh niên phá phách, dám cầm súng bắn cả trực thăng và lính Mỹ”.

Song lính Mỹ vẫn chưa hết nghi ngờ: “Mày đi đâu đây?”, Thương ngoan ngoãn: “Tui qua sông, phục kích ấp chiến lược để vô lấy gạo”. Tên lính chửi Thương "đồ hàm hồ", rồi kêu trực thăng xuống đưa Thương về căn cứ Lai Khê trong đêm.

Khi trở về Lai Khê, điều nguy hiểm đã tới, Hai Thương bị nhận mặt bởi một kẻ phản bội: Chiến cá.

Vốn hồi trẻ, Thương với Chiến cũng là bạn thân, cùng đi bộ đội, biết nhau từ hồi trên “R”. Sau này Đồng Khởi rồi thì Chiến chuyển công tác khác, Thương qua công an võ trang, tiếp đó chuyển qua ngành tình báo.

Chiến dù không biết Thương làm gì cụ thể, nhưng cũng đủ hiểu mang máng là Thương qua một ngành đặc biệt nào đó. Khi xe Jeep chạy đến chuyển Thương từ máy bay lên xe thì Chiến khai luôn tên họ thật của tù binh vừa bị bắt: “Nguyễn Văn Thương, thanh niên trung úy, vụ trưởng vụ tình báo, kiêm bí thư chi bộ. Sau Mậu Thân này tôi nghe nói được đề đạt cụm phó”.

Khi nghe Thương khai tên là "Nguyễn Trường Hân, thanh niên trốn lính", Chiến cá cười cười nhìn Thương: “Mày nói dối. Tao với mày còn lạ gì nhau mà mày dám khai láo”. Vội vàng tiến lại, Chiến cá móc bao thuốc thơm mời Thương “hút đi”. Giận dữ, Thương nhổ nước bọt vào mặt Chiến cá “đồ phản bội”. Rất nhẫn nại, Chiến lấy khăn lau nước bọt dính trên mặt rồi rút điếu thuốc khác: “Hút đi anh Hai. Hút cho tỉnh táo rồi mình nói chuyện”.

Khi đó đang đứng ngoài sân bay Lai Khê, gió lộng quá nên Chiến cắm điếu thuốc vào môi Hai Thương bật đến 2-3 lần lửa nhưng không cháy, mặt cúi sát Thương. Bên cạnh, một lính Mỹ da đen cao tới hơn 8 thước, tay chống gậy làm điểm tựa đứng nhìn màn diễn của Chiến. Thương hất nhẹ tay vào chiếc gậy, tên lính bất ngờ chúi luôn đầu xuống đất, còn cái gậy đã nằm gọn trong tay Thương. Không mất một giây sau, cả chiếc gậy bay ngược lên bộ mặt của thằng Chiến cá. Cú đánh căm thù đối với kẻ phản bội hất văng Chiến ra xa, mặt nhuốm đầy máu, gẫy luôn 2 cái răng cửa, bể sống mũi.

Giận điên người, Chiến cá quay lại trả thù. Ngay lập tức, nhóm lính rằn ri nhào vào thân hình tù binh bị thương đang nằm dưới đất đánh không thương tiếc. Thương vừa lăn vừa tránh, bò được khoảng 15 thước thì có trung tá Mỹ phóng xe xuống: “Tôi ra lệnh cho các ông không được đánh tù binh”. Chiến cá ngoan cố cãi: “Tôi nhịn nó, mời nó hút thuốc, dụ chuyện của nó thế mà nó đánh tôi”. Viên trung tá Mỹ thản nhiên: “Mày là thằng phản bội. Nó bắn mày cũng được, chứ huống hồ là đánh”.

Đối mặt với phi đội gái Phượng Hoàng

“Chơi đẹp” với kẻ chiêu hồi Chiến “cá” xong, viên trung tá Mỹ liền cử hai nữ y tá đỡ Hai Thương lên rồi đưa anh sang chiếc xe Jeep, băng bó vết thương, tiêm cho mũi thuốc cầm máu, giảm đau. Sau đó, Thương được chở ra trung tâm y tế kiểm tra lại.

Phi đội gái Phượng Hoàng đưa ra đủ thứ "đòn" tâm lý chiến, cũng đều nhận từ Hai Thương câu trả trả lời "không biết, không nghe và không thấy”!

Rất "thân tình", viên trung tá ghé tai Thương: “Vết thương của ông hơi sâu, khoảng 15 ngày là đi lại được, không sao đâu. Nhân tiện đây tôi báo cho ông tin vui: có phái đoàn ca sỹ ở Sài Gòn về đây ca hát, phục vụ anh em binh sỹ Mỹ. Tôi sẽ mời mấy cô về đây hát cho ông nghe”.

Không đợi Thương kịp phản ứng, viên trung tá nhấc điện thoại lên. Chỉ ít phút sau, hàng loạt cô gái trẻ xuất hiện. Chưa bao giờ trong đời người lính kham khổ của anh lại được nhìn thấy những cô gái đẹp có giọng hát mê hồn như vậy.

"Ngày đó, mấy bài ca đó được nghe hoài à. Nào là bài “Đám cưới nhà binh”, rồi “Em ơi, chiều nay cắm trại rồi”, nhưng có một bài chú cũng thích. Đó là bài “Ngày về”. Phải nói con bé đó ca rất hay, và cái miệng nó duyên lắm, trên bảng tên của nó là Kim Dung", Hai Thương cười nhớ lại buổi nghe nhạc bất đắc dĩ khi vết thương chưa kịp cầm máu ngay tại sân bay Lai Khê.

Chưa xong buổi diễn, Thương nhăn nhó: “Thôi, các cô đừng hát nữa. Nghe các cô hát, vết thương của tôi lại đau”. Lời “gã tù binh phá phách” mà có sức nặng ngang lời... chỉ huy.

Ngay lập tức, một nữ tâm lý chiến (người Việt) cầm theo tập album lớn với nội dung cảnh Hà Nội, rừng Cúc Phương... sà vào, ngồi kế bên lật từng tấm ảnh tỉ tê tâm sự: “Anh coi nè. Anh biết cái này không?”. Với phản xạ đặc biệt của chiến sĩ tình báo đầy kinh nghiệm, câu trả lời của Thương luôn là: “Tôi không biết”. Thương thừa hiểu, việc tỉ tê xem ảnh chỉ nhằm mục đích điều tra xem Thương có tập kết ở Bắc hay không. Cứ thế, mỗi tấm ảnh được lật đi rất chậm, còn người hỏi thì chăm chú nhìn vào từng phản ứng trên mặt Hai Thương. Nhưng câu trả lời dài nhất của anh khi có người đẹp ngồi bên vẫn chỉ là: “Tôi nông dân, không biết mấy chỗ đó”.

Những ngày làm giao thông viên cho A36, Hai Thương được Cụm trưởng Ba Hội dạy kinh nghiệm: thực hiện chính sách 3 không “không biết, không nghe và không thấy”. Nhưng như chính Hai Thương gật gù cười rõ tươi vào những ngày tháng 4/2007 tại TP.HCM: "Đó chỉ là mặt lý luận. Chứ ở đó mà mình không có ý chí, không có lòng quyết tâm thì mình sẽ thua nó là cái chắc".

Sau khi lật hết quyển album mà vẫn chỉ nghe câu trả lời “tôi là nông dân”, cô gái trẻ cười cười rồi cầm bàn tay của Thương lên tấm tắc: “Đây không phải là bàn tay nông dân. Còn nếu nói anh không có học, em càng không tin, ít ra cũng phải biết A, B, C chứ?”. Thương vẫn lỳ đòn: “Tôi không biết, nông dân mù chữ mà”.

Cô nàng cười tiếp “anh đừng giấu em nữa”, rồi cầm lên một tạp chí lớn của Sài Gòn có ảnh Trần Lệ Xuân rất đẹp chụp bên cạnh một cô gái nông thôn đứng ôm bó lúa lúc mặt trời lên. Giơ bức ảnh được đặt tên "Bình minh đang lên", cô gái nhìn Thương rồi hỏi tiếp “anh biết bức ảnh này không?”. “Ô lạ gì”, Thương reo lên. Chưa kịp ngạc nhiên, cô gái đã nhăn mặt khi nghe tiếp “tôi ở nông thôn, sáng nào mấy cô không cắt lúa thì cũng ôm lúa, đập lúa. Tôi chẳng lạ gì mấy cảnh đấy”.

Hết nhẫn nại, cô gái giật tờ tạp chí xuống, dừng phắt lời ngọt ngào “anh em”, sẵng giọng “tôi tặng cho anh đó” rồi quay lưng đi thẳng. Bước ra ngoài, cô tâm lý chiến còn quay sang viên trung tá Mỹ lắc đầu: “Thằng Việt cộng này ngu lắm” Khi nghe phiên dịch nói lại: “nó nói anh ngu lắm”, Thương thừa nhận ngay: “Thì tôi là nông dân mà”.

Sáng sớm hôm sau, Nguyễn Trường Hân được bốc lên máy bay, chở thẳng về Sài Gòn. Dưới cánh máy bay, những dòng người cứ hối hả ngược xuôi. Phi trường Tân Sơn Nhất với hàng xe xếp dài chờ sẵn, để bảo vệ và chờ đón một tên Việt Cộng đặc biệt mới bị bắt. Ngày đó, họ chưa biết anh là ai, chỉ đoán là một nhân vật rất quan trọng. Nhưng phải 6 năm sau, năm 1975, người Mỹ mới được biết sự thật: Anh nông dân đó là mũi trưởng giao liên cụm tình báo A36, lúc bấy giờ sáp nhập với H63.

Ngày gặp lại sau giải phóng, chính Thiếu tướng Đặng Trần Đức (điệp viên 3Q) bảo với Hai Thương: “Cái tài liệu Thương giữ ngày đó rất quan trọng. Mất tài liệu đó coi như cũng mất tôi”. Sẽ không có dòng tưởng thưởng nào lớn hơn đối với một cán bộ giao liên bằng lời nhận xét đó.
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #103 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 10:55:31 pm »

Kỳ 31: Đối mặt với CIA (Tiếp theo)


Những hình ảnh cuối cùng về cuộc sống Sài Gòn sôi động mà Nguyễn Văn Thương được nhìn thấy, trước khi bị tách biệt hoàn toàn để vào một cuộc đấu cân não suốt nhiều năm sau đó, là từ trên máy bay Mỹ, về tới phi trường Tân Sơn Nhất.

Khi về tới Sài Gòn, Hai Thương được đưa thẳng tới một căn biệt thự rộng, nằm tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Ở đó có đủ người hầu hạ. Trên giá đã treo sẵn bộ quần áo sỹ quan gắn mấy bông mai bạc quân hàm trung tá VNCH. Trên bàn, một tấm séc ký sẵn trị giá 100.000 USD (thời điểm 1969), cùng tấm vé máy bay một chiều mở để có thể chọn bất kỳ quốc gia nào là đồng minh của nước Mỹ làm điểm đến. Ngoài ra, có một cô gái đẹp tên Thuỳ Dương luôn ở cạnh, nhằm giúp người tù binh chữa thương. Không thấy lính canh, cũng không có bất cứ ai dòm ngó. Viên trung tá Mỹ cười chỉ tay vào tất cả: "Mời ông ở đây dưỡng thương, đã có người chăm sóc. Tất cả những thứ này đều là của ông". Trong phúc chốc, người tù binh vừa mới bị lính Mỹ đánh đập khiến vết thương loét ra, máu chảy thành dòng bỗng trở thành ông hoàng với một cuộc đời nhung lụa được bày sẵn. Thuỳ Dương là một cô gái gốc Huế, đẹp dịu dàng và được học hành bài bản. Cô có thể nói chuyện đông tây kim cổ, có thể kể chuyện về những vùng đất thiên đường từ nước Mỹ, Canada cho tới Nhật Bản. Nhưng chỉ cần đoán anh không thích “Tây”, cô có thể kể ngay bất kỳ một câu chuyện, dẫn anh đến một thắng cảnh, địa điểm du lịch nào nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.


Năm 2003, xuất hiện trong chương trình "Người đương thời" của Đài Truyền hình Việt Nam, Thiếu tá tình báo, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Thương đã phải "xin lỗi" tất cả các cô gái Hà Nội có mặt trong trường quay trước khi cất lời: "Tôi xin lỗi tất cả các cô gái có mặt ở đây. Nhưng thực sự là tôi không thấy ai ở đây có thể đẹp bằng cô Thuỳ Dương ấy".

"Đó thực sự là những ngày khó khăn. Lúc đó, tôi đang là một thanh niên khoẻ mạnh, lại ở cùng một cô gái đẹp như vậy. Tiền bạc có sẵn. Họ chỉ cần ở mình một cái gật đầu", Thiếu tá Nguyễn Văn Thương nhớ lại 3 tháng trời cân não đó. Những ngày đầu, khi vết thương nhức nhối khiến Thương khó ngủ, anh luôn có Thuỳ Dương bầu bạn. Hằng ngày, anh được nghe những bản nhạc nhẹ trữ tình, ăn những bữa ăn ngon, kèm theo sự chăm sóc dịu dàng đến chết người của người đẹp. Ngày tháng dần qua và vết thương cũng lành, Thương đã có thể tập tễnh tản bộ trong khu vườn rộng, quan sát xung quanh. Không một bóng lính gác, bờ tường rất thấp chỉ cần một cú phi thân, chỉ có duy nhất cánh cổng luôn đóng chặt. Trông dễ dàng và ngọt ngào không khác gì người đẹp. Nhưng Thương hiểu, đằng sau cánh cổng đóng chặt kia là những họng súng đang giăng sẵn. Người Mỹ không đơn giản dễ dàng để vuột "con cá vàng" bằng cách hớ hênh như vậy.

"... 9 tuổi, Thương đã được nuôi nấng, dạy dỗ bởi những người đồng chí, đồng đội của ba mẹ. Ba ông, một cán bộ trong ngành, bị bắt và xử theo luật 10/59, bị giam cầm đến chết trong nhà tù. Má ông là một cán bộ giao liên của tổ chức, bị bắt, không khai nên bị đánh đập cho đến chết trong trại giam.


9 tuổi, Nguyễn Văn Thương là con duy nhất của một gia đình liệt sỹ. Khi Phòng tình báo Miền thành lập, trực tiếp chú Sáu Dân (nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt) chọn lựa danh sách, có cái tên Nguyễn Văn Thương đứng đầu, giao cho ngành. Nguyễn Văn Thương có mặt từ những ngày đầu xây dựng Phòng tình báo Miền, qua B110, D308 rồi trở về A20, A18, A22, A36 và H63. Là mũi trưởng giao liên, Thương biết tất cả các mạng lưới, cụm tình báo của Phòng, trong khi nguyên tắc của ngành luôn là đơn tuyến, ngăn cách.
Ngày gặp lại sau giải phóng, chính Thiếu tướng Đặng Trần Đức (điệp viên 3Q) bảo với Hai Thương: “Cái tài liệu Thương giữ ngày đó rất quan trọng. Mất tài liệu đó coi như cũng mất tôi”. Sẽ không có dòng tưởng thưởng nào lớn hơn đối với một cán bộ giao liên bằng lời nhận xét đó."[/i]

Nhưng trong những ngày cân não năm 1969 tại căn biệt thự, Nguyễn Văn Thương vẫn chỉ có một dòng lý lịch ngắn ngủn: "Nguyễn Trường Hân, thanh niên trốn lính".

... Ngày tháng rồi cũng dần trôi qua rất nhanh. Thuỳ Dương vẫn rất nhẹ nhàng, lịch sự với Thương, nhưng khoảng cách đã được cô gái gốc Huế chủ động thu hẹp dần. Bắt đầu là những câu chuyện về cảnh đẹp ở rừng Cúc Phương, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu. Dần dà là những đất nước xa xôi được kể như thiên đường nghỉ ngơi: Nhật Bản, Mỹ, hoặc bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác. Thuỳ Dương sẵn sàng theo Thương để "bắt đầu một cuộc sống mới", miễn sao Thương chấp nhận nói cho người Mỹ nghe những điều Thương đã biết. Đến tháng cuối cùng, vào một đêm trăng đẹp, Thuỳ Dương chủ động ngã vào vòng tay Thương. Trước cái vẻ “ngu đần” của một thanh niên nông thôn trốn lính, cô gái này tiếp tục tấn công vào tận phòng ngủ. Vài tuần sau, khi Thương đang thiu thiu ngủ, trong bộ váy mỏng manh, Thuỳ Dương vào phòng Thương không chỉ để hỏi "đèn màu hồng có hợp với giấc ngủ của anh không".

"Đó là một đêm khó khăn", thiếu tá Nguyễn Văn Thương nhớ lại. Ổng kể rằng sự mơn trớn có khoảng cách không quá xa cũng chẳng quá gần, giữa một không gian thơm lừng của một loại nước hoa đắt tiền và mùi hương con gái "thực sự là khó cưỡng đối với một thanh niên trẻ như tôi lúc bấy giờ". Đầu Thương căng ra như ngàn ngọn lửa thiêu đốt. Anh vùng dậy, vào thẳng toilet mở nước lạnh, xối từ đỉnh đầu xuống để... hạ hoả. Khi trở ra, anh bảo cô gái "hãy về phòng của mình đi".

Anh hiểu, trong những ngày nhung lụa êm ái đó, chỉ cần một cái gật đầu chịu mở miệng nhận mình là ai cùng một bản khai dài dằng dặc về những hiểu biết của mình, Hai Thương có thể đàng hoàng đút túi tấm séc nặng đô, cầm tấm vé máy bay và khoác vai cô gái đẹp lên đường, giã từ chiến tranh và những ngày gian khổ sống trong rừng.

Nhưng đêm đêm, trong những giấc ngủ không tròn, anh luôn hình dung thấy gương mặt cậu con trai tên Liêm chưa tròn 4 tuổi, dáng tảo tần của người vợ, tình đồng đội son sắt của những người đồng chí đã hy sinh để sống sao cho xứng đáng.

Điều Hai Thương nhớ nhất còn là cái ngày mà anh giơ cao nắm tay tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, cờ Tổ quốc mà bao nhiêu đồng đội, bao nhiêu thế hệ, và cả cha mẹ anh đã đổ máu, hy sinh để dệt nên.

"... Trong trận càn Cedar Falls (chiến dịch quân sự từ 8/1- 16/1/1967 tấn công khu "Tam giác sắt", khu vực rộng 155 km2 nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, khoảng 40km về phía Bắc Sài Gòn, với sự tham gia của 30 ngàn lính Mỹ và VNCH), khi Hai Thương đưa các chiến sỹ qua đồng, thì có một đồng đội tên Đo bị bắn chết ở đồng gạch. 15 ngày sau, khi địch rút quân, cả nửa tiểu đội ra vớt xác anh Đo thì xác đã phình thối. Khi Hai Thương hỏi: “Thằng nào xuống”, thấy đám lính trẻ người này ngó người kia, Thương ứa nước mắt bảo "tụi bay không dám thì tao làm".


"Khi đó, mấy anh em vẫn còn là lính mới chưa quen thân nhau nhiều, và cũng sợ ma nữa", thiếu tá Nguyễn Văn Thương đỏ hoe mắt nhớ lại. Thương bảo mấy anh em trải tấm ni - lông ra, đưa cho Thương chai dầu hôi xức vào tay, ngậm rượu vào mồm rồi phun xung quanh xác đồng đội. Một mình Thương xuống ẵm anh Đo lên, đặt anh nằm xuống ngay ngắn, đàng hoàng trên tấm nilong. Xác đang phân huỷ, một cánh tay rơi ra, Thương trở xuống mò nốt cánh tay, tưới rượu, dầu hôi xong xuôi rồi thì bó anh Đo lại khiêng về chôn cất. Năm 1965, trên đường từ Bắc về miền Nam, một đồng đội tên Khế trúng bom napal, nóng quá không chịu được rồi nằm lại dọc đường. Trước khi hy sinh, Khế nắm chặt tay Hai Thương: “Thương ơi, tao đi mấy ngàn cây số, tao vượt cả Trường Sơn, chỉ mong trên đường về được gặp mẹ, gặp em gái tao thôi. Tao nhớ mẹ tao quá, mày ráng cứu tao với.” Anh Khế hy sinh khi chưa kịp tới trạm xá, ngay trên tay Thương. "Hồi đó, nó tên là Thành Ninh. Nhưng anh em vẫn quen gọi tên nó là Khế, vì nó ăn nhiều khế", 42 năm sau, người anh hùng năm nay đã 70 tuổi vẫn không kìm được nước mắt khi kể lại những chuyện này."[/i]

... Ngày cuối cùng ở căn biệt thự, khuôn mặt Thuỳ Dương bỗng trở nên lạnh lùng khi trời đổ về chiều. Nhưng mắt Thuỳ Dương có vẻ ngấn nước khi xới cơm cho Thương. Vẫn chỉ một câu trả lời quen thuộc: "Tôi tên Nguyễn Trường Hân, thanh niên trốn lính", Thuỳ Dương đã không giấu nổi sự thất vọng: "Anh sẽ biết thế nào là tra tấn tân thời kiểu Mỹ".

Thương bình thản đón đợi. Buổi sáng hôm sau, trước khi đám lính Mỹ ào vào bắt Thương đi, Thuỳ Dương cũng không còn giấu thân phận của mình khi đưa tay rũ ve áo, lắc đầu ngán ngẩm.
Thương liếc thấy chiếc áo phía trong gắn bông mai trung uý. Cô gái đẹp hiện nguyên hình là một chuyên gia tâm lý chiến, thất bại trước sự gan góc của tên Việt Cộng tự nhận mình là Nguyễn Trường Hân.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2011, 03:18:38 pm gửi bởi Mig21Bis_1 » Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #104 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2011, 03:27:27 pm »

Kỳ 32: Vật thí nghiệm của CIA Mỹ


Chỉ có một câu hỏi: "Mày là Nguyễn Văn Thương phải không?", không nhận được cái gật đầu, họ lôi Thương lên và đập nát 2 bàn chân ra, trong 1 tuần lễ liền.


Phòng tra tấn có mặt đầy đủ viên trung tá Mỹ, Chiến cá và một đám lô nhô sỹ quan. Người Mỹ vốn kiệm thời gian, sau 3 tháng để thuyết phục Thương quy hàng không xong, giờ thì đã là lúc anh phải giơ đầu chịu trận.

"Khớp háng nếu bị tháo, nếu tôi may mắn sống thì cũng không thể ngồi đuổi gà, như người Mỹ tuyên bố trước khi bắt đầu cắt đôi chân giao liên này", Thiếu tá Nguyễn Văn Thương kể lại khi ông trở thành vật thí nghiệm của việc "tra tấn tân thời kiểu Mỹ". Ảnh: Hà Trường.

Chỉ có một câu hỏi: "Mày là Nguyễn Văn Thương phải không?", không nhận được cái gật đầu, họ lôi Thương lên và đập nát 2 bàn chân ra, trong 1 tuần lễ liền.

Nhưng chỉ đánh thế thôi. Cú đòn dằn mặt kẻ tù binh lì lợm lại được tạm ngưng để đưa Thương trở về căn biệt thự cho suy nghĩ lại. Nhưng họ vẫn cứ nhầm. Rốt cuộc, người Mỹ hết kiên nhẫn. Họ quyết định cắt chân anh ra, từng khúc, từng khúc một.

“Kẻ đuổi gà”

Người Mỹ rất thẳng thắn khi họ công khai luôn cho Thương rằng: "Nếu mày không khai thì chúng tao sẽ cưa chân mày, để sau này mày chỉ còn biết ở nhà đuổi gà”.

Lần cưa chân đầu tiên Hai Thương nhớ như in. Chân phải được chọn đầu tiên. Bàn chân dập nát vì trận đòn cảnh cáo, những ngón chân đã bị bẻ gãy chưa kịp lành, người Mỹ quyết định dùng Thương để áp dụng "đòn tra tấn kiểu tân thời", sau khi dành thời gian thả gái đẹp và tiền bạc ra “câu”.

Viên bác sỹ Mỹ hướng dẫn đám thực tập sinh người Mỹ phải ga-rô chân như thế nào, cắt ra sao, xử lý phần thịt, phần xương, kẹp các tĩnh mạch, động mạch như thế nào để không thể làm tù binh chết, chỉ có thể... gần chết mà thôi.

Phòng tra tấn lặng ngắt, đây đó chỉ nghe thấy tiếng Anh của đám lính CIA trao đổi rầm rì và những ngón tay chỉ trỏ. Thương bị cột chặt trên bàn mổ. Người Mỹ quyết định dùng đòn độc: Cắt cụt đôi chân giao liên Nguyễn Văn Thương, sau khi ông một mực chỉ nhận mình là Nguyễn Trường Hân, thanh niên trốn lính.

Mũi tiêm thuốc tê chỉ gây mê phần chân phải. CIA muốn thưởng ngoạn sức chịu đựng của tên Việt Cộng gan lỳ, muốn ghi chép phản ứng của một con người ra sao khi chứng kiến một phần cơ thể mình bị cắt rời. Những nhát dao đầu tiên rạch vào ống quyển, ngay trên mắt cá. Thương thấy tê dại đi.

"Tôi như một con vật mà họ đem ra thí nghiệm", Hai Thương thuật lại. Ảnh: Thế Vinh.

"Tôi như một con vật mà họ đem ra thí nghiệm", Hai Thương thuật lại. “Họ rạch, bóc da ra, kẹp mạch máu lại. Sau đó, họ tiếp tục cắt phần thịt, phần cơ. Họ tiến hành công việc tỷ mỷ, thuần thục như đang thí nghiệm với một sinh vật trong phòng nghiên cứu", 38 năm sau, một ngày giữa tháng 4/2007 tại TP.HCM, Thiếu tá Nguyễn Văn Thương mắt vẫn hằn lên sự bi phẫn khi kể lại việc ông trở thành vật thí nghiệm trong đòn tra tấn tân thời của người Mỹ.

Thời gian kéo dài thật chậm. Dù thuốc tê có làm vết cắt giảm đau, nhưng những dây thần kinh trên đầu Thương cảm nhận rất rõ khi từng phần da thịt bị cắt rời một cách rõ nét. Cuộc đấu cân não của CIA với những lời thuyết phục "Ông có thể nghĩ lại. Chúng tôi có thể phẫu thuật khâu lại vết thương..." vẫn tiếp diễn.

Khoảnh khắc kinh hoàng mà Thương còn nhớ là khi anh lắc đầu cái cuối cùng, lưỡi cưa phẫu thuật kê ngay xương chân, rít lên những âm thanh rợn người. Cảm giác đau buốt dội lên tận óc. Thương hét lên một tiếng khủng khiếp, rồi ngất xỉu vì đau.

Giữa tiếng thét căm hờn ngay trước lúc lịm đi, Thương còn nghe thêm một tiếng hét nữa. Đó là giọng của viên bác sỹ Mỹ. Hắn ta cũng hét với đám thực tập sinh đang tiến hành hình thức tra tấn trung cổ nhưng sử dụng các phương tiện hiện đại nhất: "Giữ lấy cái lưỡi của nó".

Khi tỉnh lại, điều đầu tiên đập vào mắt Thương là ống chân phải quấn băng vấy máu. Bàn chân phải đã mất. Bàn chân của người giao liên đã phải trả giá để giữ gìn bí mật của tổ chức. Người Mỹ để cho ông khoảng nửa tháng để nghỉ ngơi, chờ vết thương lên da non. Nhưng cứ vào lúc vết thương bắt đầu liền da thì Hai Thương lại được đem đi tra tấn.

"Rồi sau đó cứ thế họ tiếp tục. Vẫn những câu hỏi cũ: Mày là Nguyễn Văn Thương?, tôi lắc đầu. Vậy là họ lại cho tôi lên bàn mổ và tiếp tục cưa chân. Hết chân phải, họ cưa sang chân trái. Có đợt, vết thương chưa kịp liền miệng, họ đã lôi tôi lên bàn mổ để tiếp tục cưa và tiếp tục hỏi", thiếu tá Nguyễn Văn Thương nở nụ cười khinh miệt những kẻ đã từng tra tấn ông để lấy lời khai, khi kể lại.

Tổng cộng, họ cưa chân Nguyễn Văn Thương 6 lần. Cắt cụt đến háng cả 2 chân. Lần thứ 6, họ quyết định tháo khớp háng của ông.

Nhân tính trong chiến tranh?

Nguyễn Văn Thương là hình ảnh đại diện cho sự dũng cảm, hy sinh của những chiến sỹ giao liên tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là Anh hùng lực lượng vũ trang của Quân đội Việt Nam.

Nhưng, ông cũng là nhân chứng sống của sự tàn bạo của CIA Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đối với tù binh mà họ quen gọi là bọn Việt Cộng. Mặc dù lúc tiến hành những bước của cái họ gọi là "tra tấn tân thời kiểu Mỹ" đối với Nguyễn Văn Thương, hiệp định Geneve về đối xử với tù binh chiến tranh đã được ký kết, còn nước Mỹ là một trong những thành viên đặt bút ký vào bản hiệp ước này.

32 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. 38 năm sau khi đôi chân đã vĩnh viễn xa rời một con người, ông vẫn thường hỏi: Không biết những người Mỹ đó đã vứt những bộ phận cơ thể của ông ở đâu? "Hay là họ đã giữ làm kỷ niệm?", ông cười tự hỏi.

Một buổi chiều, đột nhiên có một bác sỹ người Việt ghé lại phòng giam thăm Hai Thương. Những phút trao đổi ngắn gọn giúp ông hiểu rằng ngày hôm sau, người Mỹ quyết định sẽ tháo khớp háng của ông.

“Nếu họ làm vậy, ông sẽ chết. Và ông không được quyền im lặng mãi như vậy, vì ông có quyền phản đối khi người Mỹ tra tấn tù binh bằng sự vô nhân đạo như suốt quãng thời gian qua”, người bác sỹ nói.

"Tôi là một bác sỹ, và tôi biết trong giải phẫu, điều gì sẽ đến nếu họ tháo khớp háng của ông", người bác sỹ đó cho hay. Hai Thương nhớ mãi: Đó là một bác sỹ người miền Bắc, vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu, bị bắt làm tù binh. Người Mỹ và VNCH phát hiện ra chuyên môn của người này quá giỏi, nên đã sử dụng lại trong việc cứu chữa những người lính bị thương của họ.

Đúng như tiên liệu, ngày hôm sau, người Mỹ tiếp tục lôi Hai Thương lên bàn mổ và tuyên bố sẽ "thử nghiệm tháo khớp háng" của ông. Ngay lập tức, Hai Thương phản đối phương pháp tra tấn tù binh mà họ áp dụng đối với ông trong thời gian qua, không đồng ý để họ tháo khớp háng.

Cũng ngay lập tức, vị bác sỹ người Việt xuất hiện lên tiếng phản đối việc dùng nhục hình tra tấn tù binh. Ông ta nói rằng nếu người Mỹ tháo khớp háng của Hai Thương, ông sẽ ra trước công luận để phơi bày mọi chuyện.

Viên bác sỹ người Mỹ nổi giận, ngay lập tức túm cổ, bạt tai và đuổi vị bác sỹ người Việt ra khỏi phòng tra tấn. Tuy nhiên, lời đe doạ "phơi bày mọi chuyện" của vị bác sỹ người Việt đã khiến người Mỹ biết lo sợ. Trong lần thứ 6 cắt chân Thương, họ đã chùn tay khi bỏ ý định tháo khớp háng, nhưng quyết định cắt chân Thương tới... bẹn.

Một thời gian sau, Hai Thương mới biết người bác sỹ đó đã chết. Ông đã bị những kẻ muốn xoá bỏ bí mật tra tấn tù binh kiểu trung cổ này lôi đi, đánh vỡ tim và vùi mất xác. Họ không thể để lại một nhân chứng có thể góp phần chứng minh tội ác của họ.

Giữa TP.HCM khi ngày Quốc lễ 30/4 lần thứ 32 đang tới rất gần, Thiếu tá, Anh hùng Nguyễn Văn Thương kéo ống quần, chỉ vào vết thương sát bẹn trái: "Hãy tưởng tượng hình ảnh một con lật đật, nếu không có người khuyên của bác sỹ đó và CIA đã tháo khớp háng của tôi. Khi đó, cơ hội sống sót của tôi rất ít vì mất máu. Trong số ít cơ hội sống sót, thì tôi cũng không thể ngồi để tiếp chuyện các bạn như hôm nay. Khớp háng nếu bị tháo, nếu tôi may mắn sống thì cũng không thể ngồi đuổi gà, như người Mỹ tuyên bố trước khi bắt đầu cắt đôi chân giao liên này".

Ông lại không kìm được xúc động, nước mặt lại ứa ra. Cuộc nói chuyện phải tạm dừng một lúc lâu, để rồi Hai Thương nói rằng, ông còn nợ người bác sỹ tù binh ngày đó một lời tri ân cứu mạng.

Thiếu tá Nguyễn Văn Thương dẫn lời một người già từng nói với ông khi trả lời câu hỏi về những mất mát của thế hệ ông để đất nước hôm nay có ngày toàn vẹn:

“Một ông già từng gặp tôi và nói: "Những người mẹ, người vợ nào có con, có chồng hy sinh, rồi lâu ngày cũng quên đi và chỉ còn nhớ ngày cúng cơm thôi. Chứ không như những người có vết thương trên mình như mày, vì vết thương sẽ đeo đẳng cả cuộc đời mày".
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #105 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2011, 10:20:35 am »

CIA giải mật các điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam


Trong gần 4 năm (1961 -  1964), Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thực hiện ít nhất 36 điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam (VN) bằng nhiều cách khác nhau, nhưng hầu như tất cả đều thất bại nặng nền. Từ năm 1965, hầu hết các vụ xâm nhập miền Bắc VN do Phái bộ Viện trợ quân sự Mỹ ở VN thực hiện. Chi tiết các điệp vụ tuyệt mật này vừa được Trung tâm Nghiên cứu tình báo thuộc CIA giải mật.

Bơi qua sông Bến Hải

Sau 1 năm chuẩn bị bao gồm cả việc tuyển mộ, đào tạo điệp viên với sự hợp tác được cho là toàn diện nhất với cơ quan an ninh của chính quyền Ngô Đình Diệm, CIA mới thực hiện được điệp vụ đầu tiên xâm nhập miền Bắc VN qua khu phi quân sự (DMZ) ở hai bên bờ sông Bến Hải. Một nam điệp viên đã bơi qua sông Bến Hải bằng săm ôtô trước nửa đêm 5/12/1960. (Trong tài liệu vừa được giải mật, mật danh của điệp viên này vẫn bị bôi đen - PV). Sĩ quan người Việt khác chờ sẵn ở bờ bên kia để xì hơi, cắt săm và chôn xuống đất trước khi điệp viên đi bộ về hướng Bắc.

Với các giấy tờ do CIA cung cấp, điệp viên này vượt qua hai chốt kiểm tra của cảnh sát để đến gần thị trấn Hồ Xá trước khi trở về phía Nam bằng đường cũ. Tài liệu vừa giải mật không cho biết điệp viên này đã thực hiện được nhiệm vụ gì phía bên kia sông.

Vào thời điểm thực hiện điệp vụ đầu tiên xâm nhập miền Bắc VN, quan chức cấp cao CIA Robert Myers thăm Sài Gòn và được William Colby, Trưởng Văn phòng CIA tại Sài Gòn, mô tả chi tiết về chương trình mới cho người Việt Nam nhảy dù xuống miền Bắc.

Myers, người đã chứng kiến thất bại trong các điệp vụ tương tự của CIA tại Trung Quốc giữa những năm 50, nói với Colby rằng chương trình sẽ khó triển khai. Tuy nhiên, Colby không đồng ý với quan điểm trên và khẳng định rằng có thể phát hiện được những khu vực an toàn ở miền Bắc, ít nhất là ở những nơi vắng dân cư.

Trong báo cáo gửi về Tổng hành dinh CIA tại Mỹ, Văn phòng CIA tại Sài Gòn mô tả chi tiết quá trình chuẩn bị hoàn hảo như thế nào cho điệp viên để có thể thành công khi xâm nhập miền Bắc VN. Cuối cùng, Văn phòng CIA khẳng định phải mất 1 năm chuẩn bị trước khi có nhóm điệp viên đầu tiên đổ bộ vào miền Bắc.

Hơn một năm sau vào đêm 26/3/1961, hình thức xâm nhập đơn độc kiểu này mới được CIA thực hiện tiếp. Văn phòng CIA tại Sài Gòn bố trí thuyền đưa điệp viên này tới một nơi gần Đồng Hới, cách không xa DMZ. Trong 5 ngày nằm vùng, điệp viên quan sát công việc của cảnh sát miền Bắc và các kho quân sự nhỏ. Vẫn sử dụng giấy tờ giả, nam điệp viên này bắt xe ôtô tới Vĩnh Linh và sau đó đi bộ tới sông Bến Hải để trở về miền Nam vào ban đêm.

Gần đây, Colby hồi tưởng trong các tài liệu được các sử gia CIA ghi lại rằng: "Một trong những dấu hỏi lớn hồi đó là tại sao chúng ta không ăn miếng trả miếng: Lực lượng Bắc VN Nam tiến thì vì sao chúng ta không tiến ra Bắc.

Từ ý tưởng có từ thời Thế chiến II, chúng tôi quyết định thực hiện chương trình do thám bằng đường biển và đường không". Trước khi đưa ra quyết định trên, CIA cùng chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ chú trọng vào việc chống lại lực lượng nổi dậy ở miền Nam và các nhóm từ miền Bắc.

Lộ tẩy vì bút bi

Tới mùa xuân 1961, Văn phòng CIA tại Sài Gòn và Văn phòng Liên lạc Tổng thống đã sẵn sàng cho các vụ xâm nhập bằng cách nhảy dù từ máy bay và bằng đường biển. Trong khi đội biệt kích nhảy dù vẫn phải chờ tới lúc thời tiết thuận lợi và tuần trăng lên, một điệp viên được thuyền máy đánh cá, loại quen thuộc trong khu vực, đưa tới miền Bắc vào đầu tháng 4/1961.

Nam điệp viên cặp bờ tại vùng núi đá vôi nhấp nhô ở Vịnh Hạ Long, phía đông cảng Hải Phòng và kế hoạch vạch sẵn bắt đầu với việc tìm kiếm nơi người thân trong gia đình đang sinh sống trong vùng. Cũng theo kế hoạch, điệp viên này tuyển mộ vài người địa phương nhằm giúp vận hành máy phát tín hiệu vô tuyến RS-1 thời Thế chiến II.

Văn phòng CIA tại Sài Gòn xác định phải mất nhiều tuần mới có thể nhận được tín hiệu nếu điệp viên không tìm được cộng sự ở địa phương, nhưng trên thực tế họ không phải chờ lâu. Với sự giúp đỡ của anh trai, điệp viên nhanh chóng tìm được chỗ giấu máy phát tín hiệu radio trong rừng. Sau đó, họ phát đi thông điệp đầu tiên trong tổng cộng 23 tin sau này. Đây được xem là thông điệp dài nhất từ các điệp vụ xâm nhập vào miền Bắc VN do CIA thực hiện trong suốt 5 năm.

Đến giữa tháng 6, Văn phòng CIA tại Sài Gòn đột nhiên không còn nhận được tín hiệu từ Vịnh Hạ Long. Ngày 17/6/1961, Lực lượng An ninh nhân dân miền Bắc (PASF) bắt giữ điệp viên này cùng anh trai vì tội làm gián điệp. Lỗ hổng bắt đầu từ việc một dân chài phát hiện ra chiếc xuồng nhỏ giấu ở bờ biển được điệp viên sử dụng để di chuyển từ thuyền đánh cá vào bờ. Trong cuộc tìm kiếm sau đó, PASF phát hiện ra nơi cất giấu tạm thời máy phát tín hiệu radio RS-1 của điệp viên CIA.

Tiếp đó diễn ra cuộc tìm kiếm từng nhà, tập trung vào các gia đình có mối quan hệ với miền Nam và chính quyền thực dân Pháp trước đây. Thông tin từ hai người dân đã giúp nhanh chóng chấm dứt việc tìm kiếm. Một dân làng thông báo nhìn thấy người lạ sống trong ngôi nhà gần bãi biển, người lạ này từng ngoảnh mặt đi khi hai bên chạm mặt nhau trên đường. Người dân thứ hai nhìn thấy vài người từ ngôi nhà trên bãi biển đã sử dụng một chiếc bút bi - một vật dụng thời đó rất hiếm ở miền Bắc.

Trong 4 tháng tiếp đó, Văn phòng CIA tại Sài Gòn và đối tác là Văn phòng Liên lạc Tổng thống (PLO) tiến hành thêm ít nhất 3 điệp vụ đơn độc xâm nhập miền Bắc bằng đường bộ hoặc đường biển. Sự kỳ vọng vào những điệp vụ này rất khiêm tốn với mục tiêu chính là sự sống sót của điệp viên.

Trước khi chuyển giao nhiệm vụ cho Phái bộ Viện trợ quân sự Mỹ ở VN (MACSOG), trong 4 năm (1961-1964), CIA và các đồng sự từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã tổ chức được 28 nhóm biệt kích xâm nhập miền Bắc VN bằng hàng không và đường biển.

Ngoài ra, CIA còn tiến hành 8 điệp vụ xâm nhập khác bằng đường biển và đường bộ đều do một điệp viên đảm nhận. Cùng việc hỗ trợ CIA, chính quyền VNCH cũng tổ chức một số nhóm biệt kích riêng để xâm nhập miền Bắc.

Văn phòng CIA tại Sài Gòn cho rằng trong số này chỉ có 5 nhóm (bao gồm 4 nhóm biệt kích nhảy dù) là có giá trị khi chuyển giao cho MACSOG, còn lại đều thất bại nặng nề. Tuy nhiên, kết quả hoạt động bí mật và thu thập tin tình báo của 5 nhóm trên cũng không có gì nổi bật. Những người đẻ ra chương trình này nhiều lúc chỉ mong các điệp viên sống sót để biện hộ cho những nỗ lực, sự mạo hiểm và chi phí đã bỏ ra

Nguồn: http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosomat/2009/5/69298.cand
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #106 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2011, 10:23:49 am »

CIA giải mật các điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam (Tiếp theo)


Nguyễn Cao Kỳ và nhóm "Con hải ly"

Nửa đêm 27/5/1961, CIA lần đầu tiên tiến hành điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam bằng biệt kích nhảy dù. Phi công Nguyễn Cao Kỳ, người sau này trở thành Thủ tướng VNCH, lái máy bay dân sự hai động cơ C-47 đưa nhóm biệt kích Castor (Con hải ly) bí mật bay vào không phận miền Bắc trong đêm trăng sáng. Được đánh giá cao về khả năng phát hiện mục tiêu nhảy dù trong đêm trăng, Nguyễn Cao Kỳ sau đó còn nhiều lần trực tiếp lái máy bay đưa biệt kích ra miền Bắc VN.

Nhóm "Con hải ly" nhảy dù xuống khu vực đã định trước thuộc tỉnh Sơn La với mục tiêu sẽ lẩn quất trong khu vực thuộc đường số 6 và có thể thực thi nhiệm vụ giám sát sự ủng hộ của VNCH cho các nhóm nổi dậy tại khu vực này.

Phi công Nguyễn Cao Kỳ thông báo hoàn thành nhiệm vụ, trong khi Văn phòng CIA tại Sài Gòn ngày càng lo lắng khi chờ đợi tín hiệu liên lạc đầu tiên qua radio.

"Con hải ly" được tuyển lựa kỹ và CIA đặt kỳ vọng sẽ sống sót ở khu vực xa xôi vốn không có người Kinh sinh sống. Trên thực tế, nhóm "Con hải ly" nằm gọn trong tay lực lượng Bắc VN chỉ 4 ngày sau khi nhảy dù. Cuộc nhảy dù này diễn ra gần một trạm radar ở huyện Mộc Châu. Mặt khác, dân làng cũng thông báo về tiếng động lạ phát ra từ máy bay trong đêm khi bay qua các ngôi làng xa xôi của họ. Dù đã tính toán từ trước, nhưng điểm nhảy dù của các điệp viên CIA chỉ cách một trong những ngôi làng kia 1km.

Lực lượng An ninh nhân dân của miền Bắc chỉ mất 3 ngày để tiếp cận và bao vây "Con hải ly". Chưa nổ súng, nhóm biệt kích đã đầu hàng.

Mất tích

Trong khi đó, chưa biết sự việc trên, CIA và PLO cho nhóm biệt kích nhảy dù Echo (Tiếng vang) xâm nhập miền Bắc ngày 2/6/1961. Theo kế hoạch, nhóm Echo đổ bộ xuống vị trí gần với nhóm Castor, chếch về phía đông nam. Theo báo cáo của phi công, mọi việc diễn ra suôn sẻ, tưởng như việc xâm nhập thành công.

Tuy nhiên, cũng như Castor, nhóm Echo không liên lạc trong 3 tuần đầu tiên. Khi Echo phát tín hiệu đầu tiên, nhưng sai quy ước, Văn phòng CIA tại Sài Gòn cho rằng có thể họ thực hiện trong tình trạng căng thẳng, lo lắng, nhưng cũng nghi ngờ các tín hiệu trên phát đi trong điều kiện nhóm biệt kích đã bị lực lượng của Bắc Việt kiểm soát.

Trong khi các quan chức CIA tại Sài Gòn đau đầu tranh cãi về các khả năng có thể xảy ra, trên thực tế Echo cũng chịu chung số phận như nhóm biệt kích nhảy dù đầu tiên. Echo nhảy dù xuống gần một ngôi làng từ máy bay dân sự C-47 và bị dân làng phát hiện. Lần phát tín hiệu đầu tiên ngày 23/6 thực ra không bị kiểm soát bởi lực lượng miền Bắc VN. Nhóm Echo sau đó bị bắt giữ khi đang trên đường chạy trốn tới biên giới Lào.

Ngày 7/9/1961, Echo gửi về Văn phòng tại Sài Gòn thông điệp rõ ràng "đã bị bắt" và ngày hôm sau nhắc lại thông điệp trên. Tuy nhiên, Văn phòng CIA tại Sài Gòn đã không báo cáo về Tổng hành dinh chi tiết này vì vẫn cố nuôi hy vọng.

Trong khi đó, Tổng hành dinh CIA (ở Mỹ) bắt đầu lo ngại về sự im lặng của nhóm Castor và Echo. Ngay cả khi Echo phát tín hiệu liên lạc đầu tiên (ngày 23/6), nhưng có dấu hiệu bất thường cũng khiến CIA lo lắng.

Chưa biết rõ số phận của hai nhóm trên, nhưng CIA vẫn quyết định cho nhóm thứ ba Dido (Chơi khăm) nhảy dù xuống phía tây bắc tỉnh Lai Châu ngày 29/6. Cũng như hai nhóm biệt kích trước, lo ngại của Washington trở thành hiện thực khi Dido bị tống vào nhà giam chỉ 4 tuần sau khi nhảy dù. Dido chạm trán với nhóm tuần tra PASF khi đang leo đồi tìm  nơi phát  tín  hiệu vô tuyến và bị bắt.

Trong quá trình huấn luyện, Dido được CIA đánh giá là nhóm nổi trội nhất trong 3 nhóm biệt kích nhảy dù đầu tiên được đào tạo để xâm nhập miền Bắc. Trên thực tế, Dido đã kịp gửi tin báo về tình hình của họ và giải thích lý do im lặng trong thời gian dài là phải dò tìm  sóng vô tuyến điện.

Đến cuối tháng 7/1961, cả 3 nhóm biệt kích nhảy dù đều bị bắt khi xâm nhập vào miền Bắc VN, trong khi CIA ở Sài Gòn và ở Mỹ tiếp tục nuôi hi vọng.

Đâm lao phải theo lao

Tổng hành dinh CIA tại Mỹ nổ ra tranh cãi về nhóm Dido và sự mất tích bí ẩn của một máy bay dân sự làm nhiệm vụ tiếp tế cho nhóm Castor. Tổng hành dinh CIA và Văn phòng Sài Gòn căng thẳng quanh việc có nên tiếp tục mạo hiểm tiếp tế cho các nhóm biệt kích.

Tổng hành dinh CIA còn nói rằng Đài Phát thanh Hà Nội đã hé mở nhiều thông tin liên quan đến 3 nhóm biệt kích trên và có thể họ đã chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên, có lẽ vì không muốn thừa nhận thất bại, cuối cùng Tổng hành dinh CIA chấp thuận vẫn tiếp tế nếu chưa có bằng chứng về việc cả 3 nhóm biệt kích đã nằm trong tay lực lượng Bắc VN.

Ngày 1/8/1961, CIA thậm chí còn thông báo nhóm Castor sẽ nhận được tiếp tế vào đêm đó mà chưa biết rằng nhóm biệt kích này đã bị bắt giữ 4 ngày sau khi nhảy dù (27/5) xuống Sơn La

Tổng hành dinh CIA còn cho rằng các nhóm biệt kích cần tiến hành ngay giai đoạn hai là tổ chức và trực tiếp xây dựng mạng lưới tình báo. Tổng hành dinh cũng đề xuất thiết lập các "vùng an toàn", nơi các nhóm biệt kích đứng ra tổ chức cho dân địa phương chống lại lực lượng an ninh miền Bắc VN. Tuy nhiên, CIA tại Sài Gòn cho rằng kế hoạch này sẽ khiến các nhóm biệt kích nhanh chóng bị xóa sổ và khẳng định phải bí mật thực hiện việc phá hoại, gây rối.

Ngày 17/8/1961, Tổng hành dinh CIA chất vấn rằng vì sao không cho các nhóm biệt kích nhảy dù xuống gần nơi người thân trong gia đình, họ hàng của họ sinh sống để ít nhất có thể lẩn trốn an toàn trong những ngày đầu.

Phải tới tháng 4/1962, Tổng hành dinh CIA mới khẳng định được thực tế cả 3 nhóm biệt kích nhảy dù trên đều rơi vào tay lực lượng an ninh miền Bắc VN. Không nhóm biệt kích nào trong số này thu thập và gửi về được thông tin tình báo có giá trị.

Ngoài 3 nhóm trên, CIA còn cử một điệp viên khác nhảy dù xuống miền Bắc VN làm nhiệm vụ tuyển mộ người đưa tin. Tuy nhiên, chi tiết về điệp viên này chưa được tiết lộ.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2011, 10:34:42 am gửi bởi Mig21Bis_1 » Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #107 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2011, 10:29:29 am »

CIA giải mật các điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam (Tiếp theo)


Nhiều điệp viên do CIA huấn luyện bài bản trong nhiều năm đã bị bắt hoặc bỏ mạng tại miền Bắc Việt Nam (VN) chỉ vì những lý do tưởng như rất đơn giản như đói khát. Lực lượng an ninh miền Bắc VN còn tương kế tựu kế sau một số vụ bí mật đón lõng biệt kích làm thất bại nhiều âm mưu của CIA trong thời gian dài.

Phản gián

Trong khi CIA vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào chiến dịch bí mật xâm nhập miền Bắc, Hà Nội được biết đã bắt đầu triển khai các hoạt động phản gián một cách cẩn trọng để tìm hiểu sự thật về các nhóm biệt kích của CIA và PLO.

Trở lại câu chuyện về một máy bay dân sự làm nhiệm vụ tiếp tế cho nhóm Castor bị mất tích. Ngày 1/7/1961, máy bay này vào một sân bay của Việt Nam Cộng hòa (VNCH), nhưng sau đó biến mất. Sau này CIA mới biết rằng chuyến bay tiếp tế ngày 1/7 đã bị rơi ở miền Bắc VN. Hai thành viên của phi hành đoàn có thể biết rất ít thông tin về nơi họ bay đến. Tuy nhiên, phi công nằm trong số người sống sót và anh ta phải biết rõ nơi cần bay tới và cả sứ mệnh của mình.

Ba người sống sót trong chuyến bay này phải ra trước phiên tòa xét xử công khai vào tháng 11/1961 ở miền Bắc. Những người sống sót thừa nhận làm nhiệm vụ tiếp tế cho các hoạt động nổi dậy, nhưng khai rằng nơi họ đến là một địa điểm xa xôi ở tỉnh Hòa Bình, cách xa vị trí mà nhóm Castor đã nhảy dù ở Sơn La.

Sau vụ này, đài phát thanh từ Hà Nội phát thông điệp với các dân tộc sống ở miền núi rằng hãy hợp tác với lực lượng an ninh. Theo phân tích của CIA tại Sài Gòn, Hà Nội đang triển khai chiến dịch rộng lớn nhằm chống lại sự xâm nhập, phá hoại từ các điệp viên của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Đổ lỗi cho... máy bay

Sau các sự kiện trên, CIA thừa nhận các điệp vụ xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng không chỉ có kết quả "hạn chế" và lý do duy nhất để tiếp tục theo đuổi chiến dịch là "chưa có các biện pháp khác để đạt được mục tiêu". Bước sang năm 1962, CIA quyết định tạm ngừng chiến dịch biệt kích nhảy dù để triển khai các điệp vụ xâm nhập bằng đường bộ và đường biển.

Theo Văn phòng CIA tại Sài Gòn, việc tạm ngừng trên là để đòi hỏi các loại máy bay phù hợp hơn. Tầm bay hạn chế của máy bay hai động cơ C-47 buộc nó phải tiếp nhiên liệu tại Đà Nẵng trước khi bay thẳng tới vùng Tây Bắc VN. Sĩ quan CIA cho rằng việc mất máy bay tiếp tế cho nhóm Castor vào tháng 7/1961 một phần cũng vì lý do trên. CIA tiến hành thảo luận với Lực lượng không quân Mỹ để có được máy bay 4 động cơ DC-4.

Trong khi đó sĩ quan Nguyễn Cao Kỳ được giao trách nhiệm tuyển mộ phi công để sẵn sàng khi máy bay DC-4 tới VNCH vào khoảng tháng 12/1961. Người Mỹ trực tiếp huấn luyện cho nhóm phi công người Việt để nâng cao kỹ năng bay thấp trong đêm. Cuối tháng 2/1962, sau nhiều tuần cân nhắc, CIA đi nước cờ mạo hiểm tiếp theo khi cho nhóm Europa nhảy dù xuống một ngôi làng ở vùng Tây Bắc VN.

Ngày 12/3/1962, Europa phát tín hiệu về Sài Gòn thông báo "an toàn". Việc tiếp tế cho Europa sau đó không thành do mất tín hiệu liên lạc, nhưng Sài Gòn cho rằng chỉ do thời tiết xấu. Đến đầu tháng 6/1962, CIA tại Sài Gòn báo cáo với Tổng hành dinh rằng Europa vẫn an toàn. Khả năng "thành công" của Europa khuyến khích CIA tại Sài Gòn tổ chức tiếp điệp vụ tiếp tế cho nhóm biệt kích đầu tiên Castor dù vẫn bặt vô âm tín. Nguyễn Cao Kỳ cùng đội bay của mình thực hiện chuyến bay cuối cùng liên quan đến các điệp vụ xâm nhập miền Bắc của CIA.

Trong khi đó, một đội bay khác điều khiển chiếc DC-4 bay tới Sơn La. Do gặp thời tiết xấu, chiếc SC-4 đâm vào núi, nhưng CIA tại Sài Gòn cho rằng Hà Nội không biết vụ việc trên nên nhóm Castor vẫn an toàn.

Điệp viên chết đói

Tự huyễn hoặc về sự thành công của nhóm Europa, đầu năm 1962, CIA bắt đầu tăng cường các điệp vụ xâm nhập miền Bắc VN qua lãnh thổ Lào. Ngày 12/3, sau khi đã thám sát, CIA cho máy bay trực thăng thả 4 thành viên nhóm Atlas xuống khu vực thuộc lãnh thổ Lào, gần với tỉnh Nghệ An. Atlas tiến về một ngôi làng ở phía đông để tìm 2 linh mục được biết là có tư tưởng chống Cộng.

Sau 4 ngày quan sát, Atlas bất ngờ chạm trán với một cậu bé. Ngay sau đó, lực lượng quân sự địa phương xuất hiện khiến Atlas phải tháo chạy trở lại lãnh thổ Lào. Một điệp viên bị bắn chết và 1 tên khác bỏ mạng vì giẫm phải mìn. Hai tên còn lại cố truyền tín hiệu vô tuyến để thông báo tình hình, nhưng cũng sớm bị bắt giữ. Phải tới khi 2 tên này xuất hiện trước phiên tòa xét xử công khai, CIA mới biết rằng chúng đã rơi vào tay Lực lượng An ninh nhân dân miền Bắc VN (PASF) từ ngày 5/4/1962.

Ngày 16/4/1962, nhóm biệt kích Remus gồm 6 thành viên người Thái đen nhảy dù xuống lãnh thổ Lào ở vị trí cách Điện Biên Phủ 15 km về phía tây bắc. Do đồ ăn bị hỏng, Remus yêu cầu Văn phòng CIA tại Sài Gòn cung cấp lại thực phẩm và đã được đáp ứng ngay. Tuy nhiên, yêu cầu quá đáng của nhóm điệp viên như "thịt gà và vịt phải có màu vàng tươi" của nhóm điệp viên khiến quan chức CIA ở Mỹ bị sốc.

Tương kế, tựu kế

CIA cảm nhận được sức ép ngày càng tăng do chưa đạt được bất kỳ thành quả nổi bật nào nên tiếp tục tăng cường các điệp vụ xâm nhập. Đêm 17/5/1962, máy bay DC-4 đưa 7 thành viên nhóm chuyên phá hoại Tourbillon nhảy dù xuống vị trí định sẵn cũng ở Sơn La. Tourbillon không ngờ PASF đã đón lõng ở phía dưới và thậm chí còn đốt lửa để chỉ dẫn cho nhóm biệt kích nhảy dù trong khi chúng vẫn tưởng rằng đó là ám hiệu của nhóm điệp viên đã xâm nhập từ trước.

Gió mạnh khiến Tourbillon nhảy dù trượt vị trí, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của PASF. Con mồi đầu tiên là trợ lý của trưởng nhóm khi tên này đang lò dò trèo xuống từ ngọn cây và bị bắn gục bởi trước đó đã nã súng vào lực lượng đang truy đuổi hắn. Những điệp viên khác bị bao vây và bị bắt chỉ trong vài ngày.

An ninh Bắc Việt che đậy vụ đón lõng trong khi tiếp tục truy tìm máy phát tín hiệu vô tuyến của nhóm Tourbillon. Các tín hiệu không rõ ràng mà an ninh Bắc Việt phát đi từ máy phát của nhóm biệt kích khiến CIA tại Sài Gòn lầm tưởng rằng Tourbillon đã được đón tiếp bởi nhóm biệt kích trước đó dù đã mất 1 thành viên trong một vụ tai nạn. Đến ngày 20/6, CIA vẫn đinh ninh rằng Tourbillon đang thực hiện các hoạt động phá hoại.

Trong khi đó, ngày 20/5, nhóm Eros nhảy dù xuống vùng núi cao ở tỉnh Thanh Hóa, sát biên giới với Lào. Vụ xâm nhập này dường như thoát được sự chú ý của PASF. Năm biệt kích người Mông (Lào), người Thái nhảy dù xuống khu vực là nơi trú ngụ của cả hai dân tộc trên và hạ trại ở một nơi kín đáo.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2011, 10:36:11 am gửi bởi Mig21Bis_1 » Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #108 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2011, 10:38:44 am »

CIA giải mật các điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam (Tiếp theo)



Trong khi nhóm biệt kích đang bí mật liên hệ với người trong bộ tộc, một số dân bản phát hiện trại của nhóm biệt kích khiến chúng phải chạy trốn tới phía Bắc. Việc phát hiện ra các vỏ thùng thức ăn có nhãn hiệu nước ngoài thu hút cả PASF và các đơn vị quân đội Bắc Việt cùng tham gia truy đuổi. Sau hai tuần không phát hiện được gì, lực lượng Bắc Việt tạm ngừng cuộc truy tìm.

Ngày 20/6, Eros báo về Sài Gòn về tình cảnh của chúng và yêu cầu được tiếp tế ngay lương thực. CIA hứa sẽ thực hiện vào đầu tháng 7, nhưng không có vụ tiếp tế nào với lời giải thích rằng do thời tiết xấu. Đói khát, nhóm Eros bỏ lại tất cả và mạo hiểm đi tìm thức ăn. Ngày 2/8, dân làng một lần nữa phát hiện ra người lạ.

Lực lượng an ninh Bắc Việt mở lại cuộc truy tìm. Ngày 2/9, PASF bao vây Eros, tiêu diệt 1 tên, bắt sống 1 tên. Ba tên còn lại chạy thoát qua biên giới Lào, nhưng ngay sau đó bị lực lượng ở phía Lào bắt giữ và giao cho Bắc Việt.

Người nhái và điệp vụ Vulcan

Tổng thống Kennedy nhắc lại yêu cầu về các hành động chống lại Bắc Việt đòi hỏi khai thác mọi nguồn lực. Đây là lý do để CIA tại Sài Gòn triển khai kế hoạch huấn luyện cho nhóm người nhái gồm 18 tên. CIA chọn mục tiêu phá hoại là căn cứ hải quân của Bắc Việt ở Quảng Khê, nằm bên sông Gianh, cách Đồng Hới 40 km về phía bắc. Các thông tin tình báo, bao gồm cả cuộc thám sát của tàu ngầm USS Catfish cho biết, căn cứ Quảng Khê là nơi trú ngụ của ít nhất 3 tàu Swatow có trang bị súng máy.

Ngày 30/6/1962, CIA cho tàu Nautilus III đưa nhóm 4 người nhái tới cửa sông Gianh. Tại đây, người nhái dùng bè bơi dọc bờ sông để thám thính trước khi trở về tàu. Một con thuyền nhỏ đưa nhóm người nhái ngược lên phía trên để tiếp cận đội tàu trang bị súng máy của Bắc Việt.

Mỗi người nhái được giao nhiệm vụ tấn công 1 tàu Swatow bằng cách bơi tới gần và gắn mìn nổ chậm. Trên thực tế, cả 3 người nhái đều tới mục tiêu an toàn, nhưng một trong những quả mìn nổ chậm đã phát nổ sớm hơn khi chúng đang cố bơi ra xa.

Vụ nổ phá hủy con tàu, nhưng cũng khiến cả 3 người nhái thiệt mạng. Súng máy bắn từ tàu của Bắc Việt tiêu diệt người nhái thứ tư và làm bị thương thuyền trưởng tàu Nautilus trước khi phá hỏng tàu, bắt giữ những kẻ khác trên tàu. Chỉ 1 kẻ trên tàu không bị lực lượng Bắc Việt phát hiện và đã bám vào mảnh vỡ của tàu Nautilus để bơi xuôi xuống phía nam. Ngày hôm sau, hắn được tàu tuần tra của Nam Việt Nam cứu sống.

CIA tại Sài Gòn báo cáo về Tổng hành dinh: "Điệp vụ thành công, trả giá đắt".

Tham vọng

Tới cuối tháng 7/1962, Văn phòng CIA tại Sài Gòn đang chuẩn bị cho 20 nhóm mới, hầu hết được giao sứ mệnh phá hủy bằng việc xâm nhập vào miền Bắc VN. Điệp vụ Vulcan khiến tham vọng của CIA ngày càng tăng.

Cuối tháng 8, Tổng thống Mỹ Kennedy phê chuẩn các nội dung của chiến dịch tăng cường hoạt động chống lại Bắc Việt. Tổng hành dinh CIA ngay lập tức yêu cầu Văn phòng tại Sài Gòn xác định những mục tiêu cụ thể và phương cách để tấn công.

Ngày 29/8, CIA tại Sài Gòn đệ trình chiến dịch chi tiết bao gồm cả việc tấn công cảng Hải Phòng, kho quân sự ở Vinh, cầu ở Thanh Hóa và sử dụng 100 biệt kích tấn công vào một cơ sở thông tin. CIA còn có kế hoạch cử các đội biệt kích sử dụng thuyền tốc độ cao để tấn công cầu, phà và các cơ sở quân sự nằm biệt lập dọc đường 1, phía bắc Thanh Hóa.

Tham vọng hơn, CIA muốn phái các nhóm biệt kích 14 người từ lãnh thổ Lào xâm nhập vào miền Bắc VN qua đường 7 và 8... để thực hiện sứ mệnh cắt đứt tuyến đường sắt tại 5 thậm chí 10 vị trí. Một nhóm khác, theo lịch trình bắt đầu vào tháng 12/1962, sẽ lẩn quất ở vùng núi tây nam tỉnh Lạng Sơn để tấn công cắt đứt tuyến đường sắt và đường bộ từ Trung Quốc vào miền Bắc VN. Có tới 800 mục tiêu ở miền Bắc sẽ bị tấn công theo kế hoạch mới của CIA.

Tuy nhiên, Văn phòng CIA tại Sài Gòn khuyến cáo Tổng hành dinh tại Mỹ rằng phải mất 4-6 tháng để xác định vị trí, vạch kế hoạch, huấn luyện, thực hiện sứ mệnh của một nhóm và cần 4-5 tháng chỉ để đào tạo một điệp viên sử dụng thành thạo thiết bị truyền tín hiệu vô tuyến. Với những áp lực trên, Văn phòng Sài Gòn cho rằng khó có thể triển khai chương trình mới cho tới cuối năm 1962.
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #109 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2011, 10:40:57 am »

CIA giải mật các điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam (Tiếp theo)


Hầu hết các điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam được CIA tiến hành trong năm 1963 bằng nhiều phương cách. Do thất bại ngoài sức tưởng tượng, CIA thậm chí bắt đầu nghi ngờ một số nhóm xâm nhập vào miền Bắc VN trở thành điệp viên hai mang. Thất bại nối tiếp thất bại, bắt đầu từ năm 1964, CIA buộc phải chuyển giao sứ mệnh xâm nhập miền Bắc VN cho quân đội Mỹ.

Thuyền sử dụng trong điệp vụ Nautilus 1 xâm nhập miền Bắc bằng đường biển.

Ảnh hưởng của Hiệp định Geneva

Với việc Hiệp định Geneva có ảnh hưởng từ ngày 6/10/1962, chính quyền Mỹ muốn che đậy hoạt động tại miền Bắc VN. Tuy nhiên, CIA có được sự đồng thuận của Tổng thống (7/9/1962) trong việc tiếp tế cho 1 trong 4 nhóm vẫn còn hoạt động - hoặc được tin là đang hoạt động - tại miền Bắc VN. Sau ngày 6/10, Nhà Trắng cho tạm ngừng tất cả "hành động khiêu khích", bao gồm cả các cuộc tấn công phá hoại thậm chí của những nhóm biệt kích đang có mặt ở miền Bắc VN.

Trên thực tế, vào những tháng cuối cùng của năm 1962, thậm chí nếu không bị giới hạn bởi các chính sách hậu Hiệp định Geneva, CIA tại Sài Gòn cũng đối mặt với khó khăn chồng chất, đặc biệt là thời tiết ở miền Bắc VN. Tháng 1/1963, nhóm Tarzan nhảy dù xuống đất Lào sau đó xâm nhập qua biên giới vào khu vực gần đường 12 của miền Bắc VN.

Ngay trước đó, vào ngày cuối cùng của năm 1962, Lyre, nhóm biệt kích đầu tiên do Sở Chính trị và Nghiên cứu xã hội Phủ Tổng thống (SEPES) của Trần Kim Tuyến tài trợ, cũng xâm nhập vào bờ biển Bắc VN bằng thuyền. Tuy nhiên, hầu hết các nhóm biệt kích khác đã được huấn luyện sẵn sàng, nhưng không có động tĩnh gì.

Nhóm Lyre xâm nhập vào vùng duyên hải gần Đèo Ngang, cách nơi diễn ra điệp vụ Vulcan khoảng 25 km về phía bắc. Cuối tháng 1/1963 (4 tuần sau khi xâm nhập), CIA tại Sài Gòn không nhận được bất kỳ thông điệp nào từ Lyre.

Trên thực tế, 5 thành viên Lyre bị bắt tại chỗ, 2 tên khác chạy trốn xuống phía nam, nhưng vài ngày sau cũng chịu chung số phận. Nhóm Tarzan có vẻ thành công hơn khi ba lần truyền được tín hiệu từ khu vực gần đường 12 dù không rõ ràng. Hà Nội thông báo công khai vào ngày 29/5/1963 về việc nhóm biệt kích Lyre bị bắt.

Chiến dịch ba gọng kìm

Bất chấp Tổng hành dinh ở Mỹ gia tăng nghi ngờ về kết quả của các điệp vụ đầu năm 1963, CIA tại Sài Gòn sẵn sàng cho một chiến dịch tổng lực theo kiểu ba gọng kìm nhằm phá hoại miền Bắc VN.

Đến tháng 4/1963, có tới 48 nhóm biệt kích chờ để nhảy dù, xâm nhập bằng đường biển, đường bộ vào miền Bắc. Theo kế hoạch, 18 nhóm sẽ nhảy dù nếu yêu cầu cung cấp máy bay mới được đáp ứng; 11 nhóm khác sẽ vào bằng đường biển; còn lại 17 nhóm vẫn chưa xác định phương cách.

Đầu tháng 4/1963, nhóm Pegasus nhảy dù xuống miền Bắc. Thông tin ban đầu cho biết có tới 4 điệp viên bị thương do nhảy trúng ngọn cây. Ngày 13/4, CIA tại Sài Gòn cho nhóm biệt kích 6 tên người miền núi đổ bộ xuống vùng núi cách Hà Nội 75 km về phía đông bắc. Mục tiêu của nhóm này là tuyến đường sắt từ Hà Nội chạy tới Trung Quốc.

Cũng như trước đây, hai nhóm điệp viên này đều mất tích hoặc biết rõ đã bị bắt, nhưng điều kỳ lạ là CIA tại Sài Gòn không điều tra lý do thất bại mà lại đẩy mạnh hơn nữa các đợt xâm nhập mới. Tháng 6, Hà Nội cho biết nhóm Pegasus đang “bóc lịch” trong tù.

Tháng 5, CIA cho 3 nhóm nhảy dù xuống miền Bắc, nhưng chỉ có Jason đáp xuống mặt đất ngày 14. Máy bay chở hai nhóm khác (trong đó có nhóm Europa gây nhiều rắc rối sau này) phải quay trở lại do thời tiết xấu và gặp rắc rối về kỹ thuật. Phi công báo cáo, dù của tất cả thành viên Jason đã mở, nhưng nhóm này cũng mất liên lạc.

Hai tuần đầu của tháng 6, hai máy bay DC-4 của CIA thả 7 nhóm điệp viên xuống miền Bắc. Hai nhóm đổ bộ xuống vùng núi cao có thể nhìn xuống sông Hồng và mục tiêu là tuyến đường sắt phía Tây Bắc. Một được giao nhiệm vụ tấn công cầu và mỏ than ở phía bắc Hải Phòng.

Theo kế hoạch, hai nhóm khác sẽ tấn công các cầu dọc đường số 1. Hai nhóm còn lại lẩn khuất dọc đường số 7 và 12 dẫn sang Lào. Chỉ có 1 trong 7 nhóm trên liên lạc với Sài Gòn và thông báo an toàn sau 10 ngày nhảy dù xuống. Nhóm Bell bị bắt sau 3 ngày xâm nhập

Điệp viên hai mang

Tháng 6, CIA tiến hành thêm nhiều điệp vụ nhảy dù và xâm nhập bằng đường biển khác, nhưng tỉ lệ thành công gần như bằng không. Lý do thất bại được CIA tại Sài Gòn báo cáo về Tổng hành dinh một cách đơn giản rằng vì thời tiết xấu và phương tiện kỹ thuật không vận hành tốt. Ngoài việc xâm nhập, các đợt tiếp tế của CIA thời gian này cũng thất bại thảm hại và lại được giải thích là do thời tiết xấu hoặc phi công không tìm được vị trí của các nhóm nhảy dù trước đó.

Bước vào năm 1963, CIA được cung cấp hàng loạt máy bay hiện đại C-123 và DC-4 để phục vụ tốt hơn cho điệp vụ nhảy dù, tiếp tế, nhưng kết quả dường như tồi tệ hơn. Ngày 2/7, máy bay C-123 đưa nhóm Giant nhảy dù xuống vùng núi phía tây thành phố Vinh.

Ngày 4/7, máy bay DC-4 thả nhóm Packer xuống nhằm phá hoại tuyến đường sắt Tây Bắc và sau đó đưa nhóm Europa tới địa điểm khác ở gần Hà Nội. Chiếc DC-4 có tầm bay xa hơn, được trang bị hệ thống định vị hiện đại và cả thiết bị tránh sự phát hiện của rađa chở nhóm Europa không bao giờ quay trở lại Sài Gòn.

Do không có phản ứng nào từ Hà Nội, CIA tại Sài Gòn kết luận chiếc DC-4 không bị lực lượng phòng không miền Bắc Việt Nam bắn hạ mà va vào núi cao khi bay ở tầm thấp.

Lại tự huyễn hoặc về khả năng vượt trội của loại máy bay mới có thể tránh được mọi nguy hiểm từ dưới mặt đất, CIA không ngờ rằng miền Bắc VN di chuyển 10 đơn vị phòng không tới khu vực mà nhóm Europa từng nhảy dù xuống. Giữa tháng 8/1963, chiếc C-123 làm nhiệm vụ tiếp tế cho nhóm Europa bất ngờ bị pháo phòng không của ta tấn công. Cơ trưởng của chiếc C-123 này may mà thoát được. Sau đó  bị chấn thương tâm lý nặng về vụ suýt chết trên.

Theo báo cáo, chiếc C-123 bị tấn công từ ít nhất 4 địa điểm có đặt pháo phòng không. Trong khi đó, nhóm Europa báo cáo không thấy máy bay tiếp tế bay qua khu vực chúng đang lẩn trốn. Sau đó, bất chấp yêu cầu của Europa, CIA không dám phái máy bay thả hàng tiếp tế ở khu vực mà nhóm Europa lẩn trốn. Một mặt sợ nguy hiểm, mặt khác CIA nghi ngờ Europa đã trở thành điệp viên hai mang sau khi bị lực lượng an ninh Bắc VN bắt giữ.

Sĩ quan chỉ huy nhóm phi công chuyên thực hiện các chuyến bay nhảy dù cáo buộc một số nhóm trở thành điệp viên hai mang khiến CIA tại Sài Gòn phải tiến hành thẩm tra nhóm Europa. Sau đó CIA kết luận rằng Europa có thể là nhóm điệp viên hai mang rất láu cá khi từ chối được tiếp tế tại khu vực chúng đang lẩn trốn vì không đảm bảo an toàn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM