Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:30:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: AK vs. M16  (Đọc 505239 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dinh_van_thanh
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #10 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2008, 08:27:14 pm »

Trong lúc bạn Chiến Vờ đang bậ chưa mốt được, bốt chút cho nó chìm chậm.


M16 lại thường vỗ ngực hơn về độ chính xác.
Một viên đạn không hề có kỹ thuật nào tăng độ chính xác ,mà lại có thể tự hào là độ chính xác cao, sao lại vô lý vậy ?? Sự thật ở đâu !!!

Sự thật, đường đạn thẳng của M16 do sơ tốc lớn, đó là ưu thế của loại đạn nhỏ. Tất nhiên vào năm 1944, khi bắt đầu thiết kế thử nghiệm AK theo bản mẫu K vẽ năm 1943, không ai nghĩ đến cỡ đạn 5mm cho súng trường cả.

Sơ tốc thấp ảnh hưởng đến đường đạn AK, nó cong hơn và phản ứng của con quay làm nó chạy theo đường xoắn trôn ốc xung quanh đường cong đạn đạo. Đường xoắn trôn ốc này kích thước không khác  M16 đời đầu, nhưng không đạt đạn M193 trở đi với tốc độ xoáy rất lớn của M16. Người Mỹ cố chau chuốt về kích thước đường trôn ốc đấy so với đường cong đạn đạo. Tuy nhiên, cái kích cỡ này chỉ một vài mm ở 100 mét, cỡ 275 mét, được coi là tầm bắn hiệu quả của AK-47 nguyên thủy, thì nó chỉ cỡ 1-2 cm. Người Mỹ tăng tối đa tốc độ xoáy đến mức quá đáng vì nguyên nhân khác. (Ở tốc độ xoáy 12in 1 vòng thì coi như khẩu súng chỉ chiến đấu được 1-2 trận rồi vứt bỏ).

Do kết cấu thiếu sự tính toán của chóp đầu đạn, hiệu ứng con quay giảm, nên M16 tản mát tợn theo tản mát ngẫu nhiên, chứ không phải theo tản mát tính được ở kích thước đường xoắn trôn ốc. Vậy nên, người ta tăng tốc độ quay lên, tất nhiên là ở tốc độ quay như thế, thậm chí chỉ bằng 1/3 của 12 twist là 36 twist thì cũng là tốc độ quay quá mạnh với yêu cầu của độ bền nòng.
Để tăng hiệu ứng con quay thì phải thiết kế làm sao để đạn chuyển trọng tâm về sau, mũi đạn tạo thành "cần", tiếng ta gọi là đinh quay chọc vào không khí, hay là mũi đường đạn, đầu khí động, "ballistic cap". Nhưng đạn M16 nhỏ hơn AK-47 mà lại không có hệ thống chế tạo đạn tự động để làm ra đạn phức tạp như AK-74 với số lượng lớn. M16 các đời đều như đạn AP của pháo chống tăng nhưng lại bỏ đi đầu khí động và lớp kim loại mềm. Chung quy cũng tại thiết kế đạn quá đơn điệu (đúng hơn là chưa có thiết kế).
Thiết kế đơn điệu làm cho dạn ngắn, đạn ngắn nếu giảm chiều dài miết vào nòng để đổi lấy chóp đầu nhọn khí động thì ... M16 đã nổi tiếng là hay tắc rồi lại nhân với sự cố vỡ nòng do tắc đạn trong nòng nữa thì... 
M16A1 xuất hiện những năm 197x, 198x có nhiều cải tiến theo hướng AK, cái tăng độ chính xác của đường đạn trên cũng là một trong hướng đó. Nhưng thiết kế cơ bản ban đầu cản trở rất nhiều các cải tiến này. Ví dụ, tốc độ bắn quá cao mà không thể giảm được nên nấc bắn phát một là vô ích, thay bằng lấy đếm 3 phát.
Vả lại, với tốc độ quay kinh khủng trên, M16 chỉ "chính xác" được như yêu cầu thiết kế cỡ bắn vài chục băng. Khẩu súng được thiết kế để dùng một lần chăng !!!!!


Đạn AK-74 ban đầu như trang trước, chuyển trọng tâm ra đầu bằng khối rỗng. Còn đạn 6N22 dùng lớp kim loại mềm nhẹ và hình dáng thuôn dài. Lớp kim loại mềm nhẹ dễ biến dạng ngắn cách vỏ và lõi đạn, đồng thời là lớp kim loại chóp đầu để bám mục tiêu. Lớp vỏ có thể bằng thép, đồng, dai và chịu nhiệt, tương tác với nòng và rãnh xoắn. Khi gặp rãnh, nó đè lớp mềm nhẹ ở trong xuống nhưng vẫn bao lấy, không cho lớp mềm nhẹ tuột đi. Nếu chỉ dùng vỏ mềm dai thì vỏ đồng dầy có tỷ khối lớn. Nhờ kết cấu phức tạp trên nên 6N22 có cái lớp áo đồng nặng rất mỏng, rồi cũng được cải tiến bằng thép mềm, quan trọng hơn là cái đầu thuôn nhẹ, lõi bé tí.
Kiểu đạn này giống như kết hợp của đạn AP (Armour Piercing) và đạn APCR (Armour Piercing Composite Rigid), đạn xuyên giáp vật liệu phức hợp cứng).
Có thế thì AK-74 mới dài, nhỏ mà vẫn nòng ngắn và không tản mát.




Cái mà người ta nói đến thiếu chính xác của AK-47 không phải nằm trong những tản mát ngẫu nhiên và kích thước trung bình đường xoắn trôn ốc tính được kia. Gọi là thiếu chính xác cũng thiếu chính xác, đúng ra là tốc độ đạn thấp làm khó bắn mục tiêu di động.
Ở tầm 300 mét, nếu người chạy nhanh, cắt ngang đường bắn, chạy nhanh 10km/h, thì khi đạn đến ngang đường bắn, người di chuyển đã được 1 mét. Với người đi bộ 4km/h thì lệch ra 40 phân. Chuyện này sẽ không ảnh hưởng đến cuộc chiến đấu lắm, vì phần lớn cuộc chiến là di chuyển đối đầu, mục tiêu tấn công hay rút lui, tốc độ di chuyển ngang không đáng kể. Nhưng M16 cứ lấy đó rồi hò hét bắn chính xác hơn.

Thật ra, điều này chỉ đúng với các amater. Bạn nào đi lính rồi đều được huấn luyện về bắn mục tiêu di động trong tháng đầu, đó là bắn bài 2, bia số 8.
Người ta không lấy tốc độ 715m/s sơ tốc AK, mà lấy "tốc độ tính toán" 620m/s. Từ đó, chiến sỹ căn cứ theo tầm bắn và tốc độ ngang mục tiêu mà tính độ lệch, cách tính cũng hết sức đơn giản. Tớ lấy ví dụ người chạy ngang trên, chính là đơn vị để tính. Ở đơn vị đó (300 mét, ngang, 10km/h) thì ăn đường ngắm lệch 2 lần rưỡi thân người. Bia số 8 là bia người chạy ngang, chuyên dùng cho bài này, kéo bằng trục cuốn dây thừng. Bia khá giống một ẻm chân dài ngực nở, cứ nhắm vào đỉnh núi của ẻm.  Grin Grin Grin Grin
Nếu tầm gần gơn và chậm hơn. Ví như người đi bộ ngang 300 mét thì chia ra, 1/2 "đơn vị" tức  một thân. Chạy ngang ở 100 mét thì 1/3 đơn vị gần nửa thân...
Sơ tốc thấp, đường đạn cong... cũng là khó khăn với amater, ví dụ, nếu ước lượng tầm sai 200 mét thì đạn sẽ lệch theo chiều đứng 20cm. Khó khăn thật khủng khiếp khi đại đa số dân chúng không thể phân biệt được 250 mét và 251 mét bằng mắt thường. Nhưng may mắn, tim người cao đến 10 phân và phân biệt đâu là 100-200 mét thì, trừ các xạ thủ M16, ai cũng làm được  Grin Grin Grin Grin. Grin
Dĩ nhiên là đường đạn còn thì  bắt buộc phải giữ súng đứng đúng, chú nào điệu điệu ngắm súng nghiêng thì hết thuốc chữa. Cao thủ ngắm bằng ước lượng đạn ăn lên xuống, không thèm chỉnh thước ngắm thì nghiêng đứng không thành vấn đề.
Tuy nhiên, các chú chưa biết các bài này than rằng AK bắn không chính xác. Huh? Kệ, M16 có chính xác bằng trời thì cũng chả ma nào mua.


Đây là hình dáng đạn pháo chống tăng bắn từ nòng xoắn để các bạn so sánh với đạn súng trường. Ở đây cũng trình bày nguyên lý cái đầu mềm bám vào mặt mục tiêu. Các bạn sẽ thấy, M16 dù cho đầu đạn loại mới nhất cũng chỉ là thứ AP nguyên thủy ngắn tũn. Còn AK-74 là AP cao cấp. AK-47 cũng như các súng trường thời đó, có dường kính lớn và chưa cần quan tâm nhiều đến những điều này. Thế nhưng AK-47 không vì thế mà thiếu "mũi đường đạn", "ballistic cap", và vẫn trên phân M16.
http://www.battlefield.ru/content/category/10/44/64/lang,en/

Trong này tớ cũng không dẫn loại AP có lõi xoay được trong nòng, tháo vỏ khi ra khỏi nòng, vì AK và M16 chưa có xài thứ xịn đó.


Trên đây là sơ đồ đạn AP.
1 kim lọai mềm nhẹ. 2 hợp kim thép cứng khoan mục tiêu. 3 liều nổ phá. 4 ngòi. 5 đai đạn (để miết vào rãnh xoắn).
Đạn AP nguyên thủy chỉ có bộ phận chính là một khối thép nhọn, phía sau và bên trong là liều phá và ngòi, phía ngoài có đai đạn-phần miết vào gờ xoắn cắt để đạn xoáy.

Sau này, đạn được bổ xung hai một phận "blunt caped" và "ballistic cap".
"blunt caped", mũi kim loại mềm tù, để bám vào mục tiêu
"ballistic cap", mũi đường đạn, nó kéo dài chóp đầu đạn ra, đẩy tâm khí động len trước tâm khối lượng, tạo thành đinh con quay, chống vào không khí, để tăng hiệu ứng con quay ổn định đường đạn. Loại đạn này còn gọi là "dùng cần". "ballistic cap" được làm bằng lớp kim lọai nhẹ như nhôm, những  đạn hiẹn đại cho vào khối rỗng, như đạn AK M67 Nam Tư hay đại AK-74 kiểu 6N5.
Ban đầu dùng mũ tù, sau dùng mũ chóp nhọn. AK-74 như trên đã

 

   1. An Armor-Piercing High Explosive projectile with a sharp nose (APHE);
   2. An Armor-Piercing High Explosive projectile with a blunt nose and a ballistic cap (APHEBC);
   3. ASolid Armor-Piercing projectile with a blunt nose and a ballistic cap (APBC);
   4. A Solid Armor-Piercing projectile with a blunt caped and a ballistic cap (APCBC).
Bên cạnh là viên AK-74 đời đầu mà tớ đã bốt trang trước. Các bạn thấy, đời đầu của AK-74 đã là AP cao cấp, "with a blunt caped and a ballistic cap".
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg23940#msg23940



Cắt bổ dọc một AP.
1: phần xuyên giáp, gồm lõi thép, "mũi mềm tù" và "mũi đường đạn". projectile
2: liều phá
3: đai đạn
4: ngòi
5: liều dẫn đường




Cắt bổ một Hyper-Velocity Armor Piercing (HVAP), đạn này được một số người phương tây gọi là  APCR. Thật ra, cái lõi của nó yêu cầu chính không phải là cứng, mà là tỷ khối lớn, Như vậy, tên chính xác phải là HVAP.  Đạn được Đức sử dụng năm 1941, Liên Xô bắt được ở Maxcơva, sau đó gửi mẫu cho phương tây.
Đạn cũng có lõi mật độ cao như sabot V, nhưng chưa đủ trình để bỏ vỏ trên đường bay. Vỏ làm bằng vật liệu mềm nhẹ, tụt lại khi gặp mục tiêu.
Hai bên phải là các đạn cải tiến của AK-74, đạn cuối cùng là đạn 6N22. Ở đây, người ta vẽ lớp kim loại mềm nhẹ quá mỏng kho nhìn, thực ra lõi chỉ bằng nửa đạn và dồn về phía sau.


Nếu các bác dùng IE cổ thì úp đa te mới xem được hình động. Mô tả tác dụng của "mũ tù mềm", "blunt caped". Khi gặp mục tiêu cứng, mũ tù mềm ma sát rất lớn làm đạn không bật ra mà dính lại. ... trên internet thì nói mũ tù mềm để đạn không vỡ khi gặp xương  Grin Grin Grin Grin Grin Grin cái đệm nhôm hay chì dầy 1-2mm có thể đệm êm cho viên đạn  Grin Grin Grin Grin Grin. N

Trên vi.wiki  còn có chú tuyên bố động đất là đạn AK-47 lệch tâm để tăng sát thương.  Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
Nghe thấy đạn có đầu rỗng chuyển trọng tâm về sau, ông không hiểu được, ông ngồi môt hồi, ông ní dải là lệch tâm, ngoáy tăng sát thương  Grin Grin Grin Grin.  Người ta chuyển trọng tâm ra sau thì ông chuyển trọng tâm sang bên  Grin Grin Grin Grin Grin, rồi phát minh ra đạn súng trường vẹo sườn  Grin Grin Grin.

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2008, 05:14:58 pm gửi bởi Tunguska » Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2008, 01:53:00 pm »

Độ tin cậy cao của AK-47 bất kỳ ai cũng phải công nhận, nhưng song song đó rất nhiều ý kiến cho rằng M16 series cũng không đến nỗi tệ.

Giờ chúng ta tham khảo 1 bài của Mỹ về vấn đề này:

http://www.gec-intl.com/LWRIFLE.htm

"GENERAL EQUIPMENT CORPORATION INC.

9215 NW 81st Court

Tamarac FL 33321· USA

Tel: + 33 6 68 96 24 99 · Fax: + 1-775-542-5898
Email: jbl@gec-intl.comwww.gec-intl.com"

" Nhiệm vụ của chúng tôi trong LWRC (Công ty thiết bị đánh bộ?) là tạo ra một công cụ tuyệt đối tin cậy, chính xác và bền cho chiến sĩ và lực lượng hành pháp qua quá trình thiết kế chế tạo và sử dụng những quy trình sản xuất và công nghệ vật liệu ưu việt nhất.



Small Arms History and Development

Lịch sử phát triển của súng bộ binh

Súng trường M16 hay carbin M4 đã được phát triển trong suốt 40 năm phục vụ vừa qua. Nó là cây súng xếp thứ 2 về sự phổ biến và thời gian phục vụ chỉ sau dòng AK-47. M4/M16 nổi danh bởi nhẹ, gọn, thiết kế thân thiện và độ chính xác đáng kinh ngạc với độ giật thấp, khả năng lấy vị trí bắn nhanh (fast shot placement). Dù sao nó cũng bị mang tiếng là không đáng tin cậy bằng AK47. Nó yêu cầu rất nhiều về bảo dưỡng và nhạy cảm với nhiều môi trường, ví dụ với vùng sa mạc.

LWRC thành lập năm 1999. Từ 1999 đến 2004, công ty chủ yếu tập trung vào các họat động nghiên cứu và phát triển. 5 năm và hàng triệu đô la đã được chi cho việc chỉnh sửa những khiếm khuyết của M4 được báo cáo bởi các đơn vị đặc nhiệm Mỹ. Những khiếm khuyết bao gồm:

● Độ tin cậy kém

● Thời hạn phục vụ của súng bị giảm

● Thời gian dừng sửa chữa và bảo dưỡng vũ khí ở mức quá đáng kể.

● Độ nẩy nòng và sức giật mạnh

● Yêu cầu quá nhiều về bảo dưỡng

● Nhạy cảm với các môi trường thù địch, phức tạp

● Nóng nhanh khi bắn nhiều ảnh hưởng tới các chi tiết nhỏ và làm hư hỏng nghiêm trọng nòng súng.

● Tai khóa nòng bị hỏng nhiều

● Đường đạn kém so với đạn 5,56 và độ dài nòng

Mục tiêu của LWRC là lọai bỏ tất cả những khiếm khuyết trên và làm dòng M4 trở thành dòng carbin tốt nhất thế giới mà vẫn giữ lại được các chi tiết tiêu chuẩn, không thay đổi cách sử dụng vũ khí này. Điều này đạt được bằng cách thay đổi nguyên lý họat động của M4 từ trích khí trực tiếp sang cơ cấu trích khí lùi ngắn tự điều chỉnh.

Những khác biệt cơ bản giữa 2 nguyên lý họat động:

Trích khí trực tiếp - M4 và tất cả các phiên bản tương tự
Một dòng khí rất nóng và bẩn lấy từ nòng súng chạy theo ống dẫn khí, và tác động trực tiếp vào các phần vận hành của cơ cấu tự động nằm trong cụm khóa nòng, làm bẩn và nung nóng các phần này trong khi họat động. Hệ thống tự làm bẩn này sẽ xả các cặn carbon trực tiếp vào các chi tiết động và hộp khóa nòng dẫn tới trục trặc khi cặn than đầy lên. Khí nóng cũng làm quá nhiệt bệ khóa nòng, khóa nòng, cần hất vỏ đạn, lò xo cần hất vỏ đạn và lò xo hất vỏ.   Sự phá hủy độ cứng và cường độ của các bộ phận này làm giảm thời gian phục vụ của chúng và thậm chí tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc vũ khí khi người lính cần nó nhất. Các súng trường trích khí trực tiếp cũng yêu cầu tới 2 giờ đồng hồ để lau rửa kỹ các bộ phận nhằm lọai bỏ cặn than trong khóa nòng và bệ khóa nòng.

Vũ khí trích khí trực tiếp (như M4) yêu cầu rất nhiều chất bôi trơn mà sẽ là tác nhân làm đọng cát bụi. Khi người lính sử dụng vũ khí, chất bôi trơn nhanh chóng bị đốt cháy hoặc bay hơi khỏi các chi tiết bị quá nhiệt bởi khí trích (được sử dụng làm vũ khí họat động). Điều đó có nghĩa rằng người lính thường xuyên phải lau chùi các lớp màng bẩn và cho thêm chất bôi trơn để đảm bảo vũ khí họat động. Càng nhiều chất bôi trơn, càng nhiều cát bụi được tích lại. Hệ thống của LWRC không gặp vấn đề này.

Hệ thống trích khí và nòng của M4 ngắn hơn M16 truyền thống. Nóng ngắn hơn trên hệ thống trính khí trực tiếp, độ tin cậy kém hơn đãn tới một lượng lớn hơn khí trích phải sử dụng để bù lại cho thời gian giữ khóa nòng (ở vị trí khóa) ngắn hơn. Sẽ xảy ra 2 điều. Một là lượng lớn hơn khí nóng đầy carbon sẽ bị thổi vào cơ cấu tự động so với nòng dài của M16 gây bẩn và nóng quá mức. Nó cũng có nghĩa khóa nòng mờ khi áp suất còn quá cao trong nòng, khi đó vỏ đạn còn bịt kín nòng (đang bị giãn nởi và dính chặt vào buồng đạn) gây ra hậu quả là quá trình hất vỏ đạn thêm khó khăn, dẫn tới không hất được vỏ.

Trích khí trực tiếp cần có một dòng khí dài để cơ cấu tự động có thể họat động. Với nòng ngắn trên lỗ trích khí phía trước, có ít thời gian hơn để ống dẫn khí được tăng áp. Lực lượng đặc biệt chống khủng bố Mỹ đã sử dụng một đơn vị Alpha độc lập của học với M4 dùng nòng dài 10,5 inch, và đội khác với LWRC 10,5 inch trích khí lùi ngắn. Các vấn đề quá quen thuộc đã biến mất khi sử dụng vũ khí của LWRC. Họ đã thường xuyên sử dụng vũ khí  trích khí trực tiếp của Colt và coi các trục trặc như bình thường, họ chẳng có khung tiêu chí nào để so sánh.  Giờ đây với carbin của LWRC để so sánh, họ nhận ra tần suất các trục trặc của Colt là không thể chấp nhận được. Vũ khí của LWRC thậm chí họat động tin cậy với đạn tập bằng plastic (SRTA) mà M4 không thể sử dụng ổn định được.

Hệ trích khí trực tiếp của M4 quá nhạy với các lọai đạn khác nhau. Đạn 5,56 Mk262mod1 tác động rất mạnh trên các chi tiết họat động và nóng hơn khi dùng đạn cầu tiêu chuẩn. Trích khí trực tiếp có phương pháp rất dở để điều tiết khi áp suất khí tăng, tăng tải và va đạp của các bộ phận, tăng tốc độ bắn, và tăng số trục trặc của vũ khí. Cuối cùng là tuổi phục vụ của vũ khí bị giảm.

Các phần hợp kim nhôm của hộp khóa nòng và các bộ phận của cơ cấu tự động bị nóng quá mức với hệ trích khí trực tiếp (như M4) bởi khí nóng phụt thẳng vào hộp khóa và các chi tiết của khối khóa nòng thuộc cơ cấu tự động. Khẩu M4 được kiểm tra bởi SOCOM đã thất bại trong phép thử bắn liên tục, chỉ bằng một lượng đạn nhỏ khỏang 400 viên đã làm nòng hỏng một cách tệ hại có thể làm bị thương hoặc giết chết người lính, hoặc ít nhất là làm vũ khí bị vô hiệu hóa. Thử nghiệm này được nhắc lại trong quá trình quân đội nước ngòai thử nghiệm cho đặc nhiệm của họ bằng so sánh từng điểm một giữa M4 và carbin của LWRC. Đó là thử nghiệm bắn tới khi hỏng. Cold đã thất bại khi phải đưa 1 khẩu súng mới vào thử nghiệm khi LWRC vẫn bắn, khẩu M4 thứ 2 tay cầm bị chảy và rơi ra, phải buộc lại.

M4 cũng rất kém trong môi trường nước hoặc các họat động ở duyên hải. Nó không bắn được mỗi khí súng và ống dẫn khí bị đầy nước. Người bắn phải tháo nước khỏi ống dẫn khí và nòng trước khi bắn bởi điều kiện gọi là "khóa bởi thủy tĩnh". Điều kiện này có thể dẫn tới tòan bộ khẩu súng nổ tung nếu không được tháo nước trước khi bắn. LWRC không chỉ họat động ngay trong điều kiện ngập nước, nó còn có thể họat động trong bùn hay rác rưởi như trong các thử nghiệm của nước ngòai.

Hệ trích khí trực tiếp gây ra hầu hết các khiếm khuyết mà SOCOM đề cập trong báo cáo của họ. LWRC đã thiết kế một hệ thống thay thế để sửa chữa các vấn đề này và tạo ra một thế hệ M4 tin cậy như AK47 mà không ảnh hưởng đến độ chính xác hay trọng lượng. Đây là một cuộc cách mạng trong thiết kế M4. Hệ thống trích khí lùi ngắn tự điều tiết của LWRC cho các carbine và súng trường đã thay cho hệ trích khí trực tiếp của M4. Trong nhiều năm, với nhiều triệu đôla đã chi phí vào hệ thống trích khí lùi ngắn đã khắc phục các khiếm khuyết được chỉ ra bởi SOCOM.

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2008, 01:24:31 pm gửi bởi ChienV » Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2008, 09:08:34 pm »

Một luận điểm thường thấy nữa là AK thay băng chậm hơn M16, ta thử xem cao thủ này thay băng mất bao nhiêu thời gian nhé (tôi đếm chưa tới 1 giây)

http://www.youtube.com/watch?v=O7hi20TI_jA


Còn hướng dẫn thay băng này, dù làm demo nhưng tôi tin là không tới 2 giây để thay. (hướng dẫn này có vẻ hợp lý hơn, tôi thấy đa số cách thay băng AK tòan dùng tay trái, kiểu của tiểu liên hay M16 khi súng khá nhẹ và tay cầm gần trọng tâm súng)

http://www.youtube.com/watch?v=S402qofBChI&feature=related

Không rõ các cựu binh nhà mình hay thay băng kiểu nào  Huh
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2008, 09:32:42 pm »

Không rõ các cựu binh nhà mình hay thay băng kiểu nào
--------------------------------------------------
 Theo điều lệnh là bằng tay trái. Cách thay băng như đoạn clip nói trên phải nói là rất nhanh, nhưng nếu trong chiến đấu buộc tráo đầu hộp tiếp đạn thì không thay băng kiểu đó được!;D

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2008, 02:13:40 am »

Một luận điểm thường thấy nữa là AK thay băng chậm hơn M16, ta thử xem cao thủ này thay băng mất bao nhiêu thời gian nhé (tôi đếm chưa tới 1 giây)

http://www.youtube.com/watch?v=O7hi20TI_jA

Thay kiểu này chắc đi thử súng hay làm trò sĩ gái, chứ chiến đấu mà để băng đạn kiểu kia thì bắn một băng xong nằm chờ chết Grin
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2008, 03:56:17 am »

Một luận điểm thường thấy nữa là AK thay băng chậm hơn M16, ta thử xem cao thủ này thay băng mất bao nhiêu thời gian nhé (tôi đếm chưa tới 1 giây)

http://www.youtube.com/watch?v=O7hi20TI_jA

Thay kiểu này chắc đi thử súng hay làm trò sĩ gái, chứ chiến đấu mà để băng đạn kiểu kia thì bắn một băng xong nằm chờ chết Grin

Đây là demo thay thôi. Trong chiến đấu thật thì mất thời gian mở bao xe, cất băng cũ, đóng bao xe.

Nói vậy, băng gài của AL dĩ nhiên là thay nhanh hơn băng đóng của M16. Băng đóng chỉ dùng ở một số trường hợp, thông dụng nhất là hai trườmg hợp.
1. Băng thiếu khả năng chịu đựng, băng đóng được bao trong vỏ cứng. Nếu làm tất cả các băng đều cứng thì nặng, nên người ta làm vỏ cứng trên súng. Đây là M16
2. Người ta cần tư thế cầm băng, như MP. Băng đóng đút trong ống, ống kiêm tay cầm trước.
Băng đóng có bản M16 thay nhanh ngang ak, nhưng chỉ trong trường hợp demo bỏ băng đi như thế này thôi. Còn cộng cả thu hồi băng hết thì vấn chậm hơn AK. Scar có một nút bấm nên bỏ băng rất nhanh.

Còn băng gài không lệ thuộc những điều đó và thoải mái thiết kế sao cho nhanh nhất, nhanh nhất chính là dạng băng gài. Đấy là chứ nói trên thực địa, băng đóng dễ bị móp ống, đất bắn vào ống... miễn thay băng.

Tớ thì cổ điển, vẫn thay băng tay phải. Nhưng thay tay trái là nhanh nhất. Thay tay trái thì đại thể vẫn như thằng này. Nhưng tay tớ yếu, giữ tay cầm không vững.
http://www.youtube.com/watch?v=fz5LPaMhlOc

Đây là có cả bao xe này, cũng 1 giây. Cùng chỗ hai cái link của chiến vờ trên.
http://www.youtube.com/watch?v=_flHeG4NwbI&feature=related

slow demo đây. Thăng này thực tế hơn cả. Nhưng thiếu cái bao xe.
http://www.youtube.com/watch?v=KarGaRSWX4M&feature=related


M16
http://www.youtube.com/watch?v=VOaZv9m87og&feature=related

Thật ra tốc độ thay băng không quan trọng lắm.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2008, 04:38:28 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2008, 05:11:19 pm »

em toàn thay băng bằng tay phải thôi vì tay phải là tay thuận mà , khi bắn gần hết đạn thì bọn em thường chừa 2-3 viên sau đó tráo đầu băng kia bắn tiếp vì vậy thay băng bằng tay trái rất khó .Đánh nhau trên thực tế không giống phim ảnh , cứ từ từ mà bắn , từ từ thay băng chứ bắn nhanh quá có khi hết đạn sớm thì toi  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
lele
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 10:41:41 am »

em toàn thay băng bằng tay phải thôi vì tay phải là tay thuận mà , khi bắn gần hết đạn thì bọn em thường chừa 2-3 viên sau đó tráo đầu băng kia bắn tiếp vì vậy thay băng bằng tay trái rất khó .Đánh nhau trên thực tế không giống phim ảnh , cứ từ từ mà bắn , từ từ thay băng chứ bắn nhanh quá có khi hết đạn sớm thì toi  Grin
Chừa lại 2,3 viên để làm gì vậy bác haanh. Em hy vọng là bác không nói để dành riêng cho mình nếu lỡ bị pốt tóm nhá.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 11:41:21 am »

@lele : chừa 2 3 viên là để khi thay hết các băng mình thì mình biết là gần hết đạn tìm đường lủi thôi nếu quân chi viện chưa đến . Dĩ nhiên nếu căng quá thì phải ngậm nòng súng , nhanh , gọn không đau Grin Grin . Có thằng thì thủ lựu đạn gài ( bung chốt nổ liền ) nhưng em thì sợ đau nên hổng chơi lựu đạn  Grin . Zậy mà  có thằng C trưởng bộ đội K không biết buồn chuyện gì ngậm nòng K54 bóp cò , đạn lại trổ qua quai hàm báo hại mình phải hộ tống nó ra viện ..Nói  vậy thôi chứ vận động nhanh khi chi viện là thế mạnh của mình nên Pốt nó sợ không dám chơi tới cùng với mình đâu . Khi chúng nó quyết định đánh C nào thì nó phải tính khoảng cách các C khác và thời gian vận động của mình là bao nhiêu để quyết định khi nào thì rút . Còn đánh tạo ngộ chỉ mươi phút là hoặc mình hoặc nó phải bỏ chạy .. Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #19 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 02:46:03 pm »

em toàn thay băng bằng tay phải thôi vì tay phải là tay thuận mà , khi bắn gần hết đạn thì bọn em thường chừa 2-3 viên sau đó tráo đầu băng kia bắn tiếp vì vậy thay băng bằng tay trái rất khó .Đánh nhau trên thực tế không giống phim ảnh , cứ từ từ mà bắn , từ từ thay băng chứ bắn nhanh quá có khi hết đạn sớm thì toi  Grin

Đây là một trong những đặc điểm chính yếu của "Súng trường tấn công", "assault rifle". PPS-41 bắn được lap, rất nhiều đạn, đạn trong mỗi băng nhiều... nhưng tầm quá yếu do đạn nhỏ. Đạn Mosin mà bắn như AK khéo mỗi lính phải mang tạ đạn khi tấn công. Phòng ngự dễ hơn tấn công, đạn nhiều hơn đất và thoải mái ngắm nghía từ xa, thoải mái vác súng nặng như đại liên PK, 12,7mm... ra nã. Vậy nên súng trường tấn công phải có selective fire, chọn chế độ bắn. Trong Kháng Chiến chống Mỹ, ưu thế của súng trường tấn công thể hiện quá trội và M16 chả còn cách nào cãi đành phải theo. Bản cạc bin Mxx j` đó thì quá yếu-súng ngắn có hình súng trường. M16 lúc đó thì bộ binh chỉ duy trì được 5-10 phút chiến đấu, 1-5 phút chiến đấu dữ dội khi rời xa xe cộ, công sự phòng ngự có tiếp tế. Lúc đó, M16 chưa có "selective fire". Cái trung đội đi trước trong Iadran thể hiện rất rõ mặt này, may mà thằng trung trưởng và thằng tiểu đoàn trưởng nó sỏi, trung đội này nằm bẹp chờ cứu viện, mặc cho quân giản phóng bắn khiêu khích. Nhưng đen, cái đại đội cứu viện cũng bẹp ranh chóng.

Lúc đó, không có lẫy bắn chậm, tốc độ bắn AR-15 đến 900-1000 phát phút (một giây 15 viên), tốc độ đó loạt bắn thường 6-10 viên (siêu nhân bóp cò, 1/3 giây), mỗi băng hai ba loạt  Grin Grin, mỗi lính có mang 20 băng thì bắn được mấy, 40-60 loạt Grin Grin Cái súng M16 đời đầu hay AR-15 đó sau này mới cải tiến cải lui, thằng lính thường, con cháu siêu nhân thôi không phải siêu nhân chính hãng Hollywood, mang được 5-6 băng, bắn mươi mười năm loạt là hết tiền Grin Grin, đợi AK đến cứu  Grin Grin. Thằng thiết kế nó cứ tưởng mỗi lính mang được tạ đạn khi tấn công nên mới thua, ấy là chưa kể khá nhiều loạt trọn băng  Grin Grin. Trong thời điển đó, lính mới bắn AK 3 viên là thường, 2 viên thì sau 3 tháng là phổ biến, đó là chưa kể nấc phát một. Trong một giai đoạn rất dài, từ Thế Chiến II đến đầu 198x, Mỹ không có "súng trường tấn công".

Chơi Half Life thì mỗi hiệp cũng chỉ bắn mươi mười lăm loạt thật. Làm đường đi xa, mỗi lần chạy 20 phút thì ma nó chơi, nó ném mịe nó Half Life đi uống bia. Còn cái thứ trung đoàn 66 hành quân nửa tháng để đánh một Iadran thì khác Half Life.


Thay băng
Thật ra, AK là băng gài, nếu so tốc độ thay băng không giữ lại băng thì thay băng cắm nhanh hơn. Thay băng cắm lâu hơn khi đút băng vào, vì đây là động tác cần chính xác. Lấy 1-2 thằng luyện rồi biểu diễn thì không thể hiện được cái yêu cầu chính xác này, mà phải đo ở các kiểu người khác nhau. AK có vị trí gài thoải mái, không cần chính xác vị trí và hướng băng khi đặt vào. Thay băng cắm lại nhanh hơn khi rút băng ra mà không thu hồi băng, vì bấm nút là nó tự rụng. Như vậy, có thể thôi nhé, nếu tính không thu hồi băng thì M16 nhanh hơn.

Còn nếu thực tế, đủ các động tác tháo băng cũ, mở bao xe, cất băng cũ, lấy băng mới, đóng bao xe, gài băng mới... thì AK trung bình 4 giây, cao hơn nhiều so với biểu diễn trên. Trên có hình biểu diễn 6 giây (chậm, mô tả mà). Còn nếu so kiểu tài tử, thì AK cũng có đọng tác lấy băng mới đẩy băng cũ bắn đi, không cần chuyển vị trí tay phải đang nắm băng mới, vẫn nhanh.

Bi h, vứt băng đi cũng nhiều, nhưng chưa thằng quan Mỹ nào luyện lính nói nên vứt băng đi cả. Khui đạn trong hộp ra nhồi vào băng thì mang nhẹ hơn là nhồi sẵn toàn bộ đạn. Hộp đạn ngàn viên tớ đeo sau lưng đơn giản khi hành quân xa-bằng vài viên gạch, nhưng vác 30-50 băng thì là chuyện khác, một ba lô khổng lồ, nặng ụych thường là 2 mạng khiêng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM