Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 09:12:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: AK vs. M16  (Đọc 505183 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #150 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2009, 03:02:40 am »

LWRC

Sau nhièu chục năm bị cai trị bởi vua đẻ non AR15, cả xã hội Mỹ khởi nghĩa đòi lật đổ ngài. Tiên phong là LWRC.

Ngài tự hào là có piston xung ?? cái gì thế. À, đó là hậu duệ của SVT.

SVT-38/40 dược thiết kế từ những năm 1920, được chấp nhận trang rộng 1938 và bản cải tiến 1940. Đáng ngạc nhiên cho những kẻ chê súng Nga là nó được copy y hệt thành phiên bản súng trường chủ lực, được đặt tên là G-súng trường chủ lực, súng trường trang bị của bộ binh, trong quân Đức năm 1943, mã tên G43 Gewehr 43. Phần đường đạn đương nhiên là của Mauser nòng ngắn (Mauser Karabine, cạc bin). Tóm lại là hai quân đánh nhau bằng một súng. Một số kẻ chê bai Nga thường nói G43 kế thừa phiên bản G41 Walther (G41W), điều đó có thể đúng, nhưng cấu tạo trích khí, khóa nòng, bệ khóa nòng, cò, tiếp đạn là của SVT, còn lại là của Walther (chắc là còn cái mark).

Cũng buồn cười, hai quân đánh nhau đều tôn sùng súng đó như là súng chủ lực.

Còn buồn cười hơn nữa, 70 năm sau, tưởng đã là quá cổ, cái máy trích khí-piston đó lại được LWRC và nước Mỹ tung hô như là cuộc đại cách mạng kỹ thuật thay thế M16.

Hay là ta gọi M16-Tokarev, viết tắt là M16T ??
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2009, 03:04:53 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #151 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2009, 12:01:24 pm »



Vì một số lý do, băng đạn chỉ có 20 viên. Tốc độ bắn thì nhanh đến mức nếu chỉ giữ cò súng 3/4 giây là hết đạn. Lò so của cái băng này sẽ làm đạn kẹt cứng nếu cứ nhét đầy 20 viên, hầu hết chỉ dám nhét 18 viên vào băng thôi, họ đếm rất cẩn thận bởi nó liên quan đến tính mạng.


Trong trận Iadrang 1 sĩ quan Mĩ may mắn sống sót trong trận Albani kể: Đa phần GI đã bắn hết sạch đạn chỉ sau vài phút chiến đấu, và bó tay chịu chết.
Nhưng lạ là sau trận đánh, Mac Namara lại nói: Cây súng này (M-16) đã cứu những người lính  của chúng ta.Tongue
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #152 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 06:33:14 am »

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg75241#msg75241
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg75244#msg75244
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg75248#msg75248

M16 dùng thuốc nổ viên bi tròn !!.
Thuốc súng có cần mạnh không ?? thể tích và khối lượng thuốc súng chỉ chiếm phần nhỏ viên đạn, nên người ta không cần làm thuốc súng bằng loại thuốc nổ có năng lượng cao. Sắc mạnh của thuốc súng không phải ở tỷ lệ năng lượng / khối lượng, mà ở việc điều khiển phản ứng cháy.

Thuật phóng trong ưu việt là như thế nào ?? một thuật phóng trong tồi tệ điển hình là dùng thuốc nổ đen thời cổ, bột mịn, cháy quá nhanh. Trong khi đó thì đạn lại đi ngày càng nhanh trong nòng, thể tích khí thuốc tăng với tốc độ càng ngày càng nhanh. Thế là áp suất đột ngột tăng rất cao lúc đạn mới chuyển động và giảm rất nhanh sau đó, không thể nhồi quá nhiều thuốc nổ vì nó vỡ nòng. Nòng súng rất dầy vì áp suất tối đa cao, nhưng hiệu quả động năng đầu đạn lại thấp vì thời gian áp suất cao chỉ ngắn tũn. Không thể nhồi nhiều thuốc mà muốn tận dụng thuốc phải kéo dài nòng, kéo rất dài vì đoạn đầu nòng áp suất thấp. Thế là nòng vừa dầy vừa dài mà đạn vẫn yếu.
Thuật phóng tốt là thuật phóng có áp suất đồng đều, áp suất tối đa thấp nhưng duy trì áp suất lâu. Nó nằm trên trong 2 đồ thị dưới đây.


Thuốc súng có tốc độ cháy điều khiển được là loại thuốc có độ bền cơ học cao để không vỡ khi bắn. Phản ứng cháy của thuốc tỷ lệ thuận với diện tích mặt ngoài, muốn thuốc cháy đều thì làm diện tích này ít thay đổi. Rõ hơn, trong điều kiện bão hòa thường được dùng ở pháo nòng dài và súng trường, tốc độ cháy vào sâu viên thuốc là tương đối ổn định, tốc độ cháy theo thể tích tỷ lệ thuận với tổng diện tích mặt ngoài.

Thông thường, có hai loại hình dáng được sử dụng để điều khiển tốc độ cháy. Một là hình dẹt, chủ yếu tốc độ cháy đạt được do phản ứng cháy ăn ở hai mặt rộng, ít giảm diện tích. Hai là người ta cuốn viên thuốc dẹt thành hình trụ rỗng, có độ bền cơ học cao hơn và cháy ổn định hơn. Kiểu trụ rỗng thường được dùng cho pháo, chế tạo nó khó. Súng nhỏ và súng to nhưng rẻ-yếu như cối dùng thuốc dẹt.
Người ta có thể điều khiển tốc độ cháy viên cầu bằng thấm chất làm chậm, mặt viên cầu thấm khác, cháy chậm hơn lõi. Tuy nhiên, không cách thấm nào cho kết quả đồng đều, mà thuật phóng cần rất chính xác. Kể cả khi thấm đồng đều, thì tốc độ cháy viên thuốc cũng không tăng giảm theo đồ thị yêu cầu, mà nó giảm nhanh chóng tốc độ cháy, vì không loại chất thấm nào đủ mạnh để giảm cỡ vài chục phần trăm tốc độ cháy, trong khi diện tích mặt ngoài giảm nhanh tỷ lệ nghịch với bình phương bán kính.

Như vậy, mỗi loại đạn có một thiết kế thuốc riêng, ngoài công thức hóa học, thiết kế thuốc đạn còn bao gồm độ bền, hình dáng kích thước chính xác. NHư vậy, thuốc đạn có thể là TNT, nhưng không thể lấy tay nhồi TNT cho đạn được. Thuốc đạn tốt vì thế không phải tên là TNT mà là một chuỗi ký hiệu nhức đầu. Cũng vì vậy, các loại súng khác nhau phải được thiết kế thuốc đạn khác nhau. AK-47 dùng loại thuốc viên dẹt.
thuốc của pháo T-72, nó dùng chất liệu mà Pháp chê là yếu cuối TK19.


Thuốc nổ dẹt được sử dụng lần đầu ở Pháp bởi Paul Vieille dăng ký phát minh năm 1886, là tấm cán nitrocellulose, tên Poudre B, súng trường Lebel Model 1886. CHất này được làm ổn định và hóa keo thành Collodion, sau đó được làm dẻo trong hỗn hợp rượu ethanol và ether, rồi cán, sấy. Nó được thay thế thuốc nổ đen không phải vì có tấm dẹt hay là điều khiển tốc độ cháy, mà vì... không khói và mạnh. Phiên bản đạn ban đầu dùng tấm cuộn nhét trong vỏ đạn, sau đó các tấm cán mỏng được cắt nhỏ. Sau đó, phương Tây sử dụng các loại thuốc nổ dẻo cho phóng đạn. Như Ballistite của Nobel chứa 10% long não và phần còn lại là nitrocellulose trộn đều khối lượng với nitroglycerine năm 1887.

Sau này, Pháp cũng bỏ Poudre B mà sử dụng các thuốc nổ dẻo giống cordite. Nguyên nhân lớn nhất là thuốc không ổn định cả về mặt hóa học và cơ lý. CHưa có phương pháp làm sạch triệt để nitrocellulose và kiềm hóa, nó hút ẩm, bay hơi gốc nitro, bắt lửa không kiểm soát được. Tấm cán quá rộng và mỏng, lại có chiều dầy không ổn định, dễ dàng bị phá huỷ khi bắn trước khi cháy hết làm tốc độ cháy không ổn định... làm thuốc dù có mới cứng cũng cháy nhanh chậm tùy... số phận.

Người Anh đưa ra cordite 1889. Theo khối lượng có 58% nitroglycerine, 37% guncotton (nitrocellulose thô làm từ bông) và 5% vaseline (chất làm dẻo). Hốn hợp được hòa tan trong acetone rồi ép thành sợi như mỳ. Trước Thế chiến I có cài tiến cordite MK-I 65% guncotton , 30% nitroglycerine , 5% vaseline. Trong Thế chiến I có cải tiến Cordite RDB 52% collodion, 42% nitroglycerine , 6% vaseline , dễ sản xuất. Liểu nhồi tên lửa WWII là Cordite SC, được đúc thành liều lớn dường kính 3in và 5 in. Cordite N sau WWII dùng các nguyên liệu mạnh hơn nitroguanidine.
Điểm đáng nói ở đây là các cải tiến đó đi theo hướng gì ?? MK-I theo hướng ổn định hơn bằng cách giảm thành phần lỏng và dễ hút ẩm nitroglycerine, nhưng vẫn là thuốc nổ dẻo. Cordite RDB chỉ để dễ sản xuất và kém ổn định hơn cả thuốc nguyên thủy, lượng vaseline cao dễ đùn trong máy hơn, nhưng vaseline là một chất lỏng. Cordite SC chỉ là một nỗ lực thử dùng làm nhiên liệu tên lửa, không hiểu điều này đóng góp bao nhiêu cho việc Mỹ không có tên lửa nào ra hồn trong WW2. Cordite N là nỗ lực tăng năng lượng, ngày nay người Mỹ đánh giá điều đó làm chớp sáng đầu nòng lớn và chóng hỏng nòng do nhiệt độ cao. Càng nố lực tăng năng lượng, càng sai lầm, nhưng không có hướng đi nào khác vì không có phương pháp tính. Đáng chú ý ở đây cũng là sự độc quyền, khi cố kiết cải tiến Cordite N sau WWII. Nhiều loại thuốc súng tốt cũng là hỗn hợp nitroglycerine-nitrocellulose, nhưng bản chất cordite là thuốc nổ dẻo. Thuốc nổ tốt cố gắng trộn các phụ gia kiên cố, còn vaseline hoá dẻo của cordite ngược đời.

Người Pháp đã tiến rất gần thuốc nổ điều khiển phản ứng cháy, thuốc súng hiện đại, nhưng rồi lại bỏ nó. Poudre B lúc đó còn thiếu kỹ thuật làm ổn định nitrocellulose, nhưng nguyên nhân chính người Pháp bỏ là vì họ cũng như Anh  Mỹ Ý sai lầm: đi tìm thuốc nổ dẻo, tỷ lệ năng lượng cao làm thuốc súng, họ đã tin vào điều đó mà không cố công khắc phục một chút xíu khoảng cánh đến thành công. Một sai lầm ngờ nghệch cỡ thế giới, họ cho rằng thuốc nổ dẻo, chất nitroglycerine mạnh làm thuốc nổ phá đá tốt thì làm thuốc súng cũng tốt ?? Người ta cho rằng cháy nhanh thì tốt ?? cháy mạnh thì tốt ?? cái này thì thuốc nổ đen cổ điển rõ ràng hơn điểm. Thuốc nổ đen cổ điển yếu năng lượng nhưng có thể nhồi nhiều, nhược điểm làm nó bị bỏ chỉ là nó làm bẩn súng và gây khói lộ hàng.

50 năm phát triển các thuốc nổ dẻo không đem lại gì hay hơn thuốc nổ đen cổ đại ngoài tính không khói. Ngày nay vẫn vậy, trong các sách báo viết về thuốc súng, người ta luôn tự hào các loại thuốc trên có năng lượng cao gấp mấy mấy lần thuốc nổ đen, luôn tự hào vì chúng không có khói. Không một ai nói rằng chúng làm bằng vật liệu dễ tạo hình và bền chắc cả, bất chấp lúc đó TNT và Collodion, những chất liệu nổ bền chắc, đã có từ lâu.

Trong thập niên 189x, các bài toán thuật phóng trong khá đúng đã được sử dụng ở Đức và đã được chấp nhận sử dụng. Người ta làm thuốc súng từ hai thành phần bị phương tây chê là yếu: TNT và nitrocellulose. nitrocellulose được hòa vào một dung môi kiềm, tính kiềm làm nó ổn định, sau đó được đúc ép sấy thành các viên thuốc có hình, gần giống như làm Collodion chỉ khác là chú ý làm ổn định hóa học bằng khử acide. TNT có ưu thế là dễ đúc mà bền chắc, TNT nguyên chất có nhiệt độ nóng chảy 80 độ C. Thập niên đầu Thế kỷ 20 thuốc súng có hình dã được thiết kế cho súng trường và pháo ở Đức, súng trường ở Nga. Trong thời điểm mà phương Tây đua nhau cải tiến thuốc nổ dẻo. Hai hướng phấn đấu cứng và dẻo còn tồn tại song song đến sau WWII, khi Đức vào phương Tây, người phương Tây mới biết họ đi ngược đường rất lâu rồi.
Thế nhưng người ta vẫn nỗ lực cải tiến cordite theo hướng cứng có hình ?? sao có vẻ giống nỗ lực làm lưỡi dao bằng xà phòng vậy ?? không hài lắm nếu biết rằng ở Mỹ các ông vua độc quyền khó đánh đổ như thế nào.

Hình dáng đầu đạn của thuật phóng ngoài có tâm khí động đi trước được phương Tây copy dễ dàng từ các nhà kỹ thuật Nga, Đức sau 1902. Đến 193x, Liên Xô và Đức tận dụng các tiến bộ công nghệ và toán học cải tiến lần nữa, lại gây một trào lưu copy đạn lần nữa. Nhưng việc copy hình dáng mà không biết bài toán đã làm súng phương Tây thua xa. Sau 193x, Liên Xô chế tạo được những máy tính dùng người, tức hàng trung đoàn người tính và thuật giải cho họ, vượt lên dẫn đầu. Đạn M-43 (1943) ra đời như vậy, chính là đạn AK-47 sau này. Hiller khùng từ khi lên ngôi không hợp cạ những nhà chế súng tiên tiến, để tụt hậu mặt này từ 1935. Năm 1942-1943 Đức cũng cho ra đời đạn mới, dùng cho STG-44 sau này, nhưng nó quá yếu trong khi súng quá nặng so với AK, cái này thì đã nói rồi. 

Thuốc nổ có hình tạo nên những khẩu pháo nòng dài hết sức tiên tiến của Đức từ 190x. Bây giờ, thuốc cháy chậm và đồng đều, nhồi được nhiều, bắn mạnh. Trong WWII, chỉ bằng một loạt đạn, Bismark bắn chìm soái hạm Anh HMS Hood và làm bị thương nặng một số chiếc khác. Còn Richelieu Pháp, thuốc nổ dẻo làm nó rụng nòng ngay trong trận đầu tiên.

Người ta có thể thay đổi một số cordite để có thể có các tốc độ cháy thay đổi, nhưng không không chế được nhiều, không thể chấp nhận nó làm thuốc súng tốt được. Quan trọng hơn là thiếu bài toán, chỉ ước lượng rồi copy ngu ngốc, không thể đưa ra được thuật phóng ưu việt.

Krag-Jørgensen của Na Uy được Mỹ mua bản quyền thành M1892 bớt đi tính năng để làm rẻ súng và đạn trong điều kiện nước Mỹ lạc hậu kỹ thuật. Người ta đã nỗ lực rất nhiều nhưng đạn không thể mạnh được. Nhồi nhiều thì nòng bay đi như Richelieu. Sau trào lưu 1898-1902 ở Nga và Đức, Mỹ sử dụng Springfield M1903, phần súng chỉ là một bản sao không hoàn hảo của Mauser, đạn 1903 chỉ là đạn Krag-Jørgensen Mauser hóa hình dáng bề ngoài, những vẫn dùng đạn cổ hình trụ và tất nhiên là dùng thuốc Mỹ-Anh. Phiên bản cải tiến chỉ có năm 1906, sau được gọi là đạn 03-06, sử dụng đến mãi sau này. Một điển hình cho sự copy hình dáng và thiếu bài toán, M1 garand, M14 và các hậu duệ tiếp tục sử dụng thuốc nổ dẻo đến sau WWII, bất chấp nhiều lần Nga và Đức thay đổi lớn. Thật buồn cười, nước Mỹ có việc mua bán súng rất nảy nở, đương nhiên là các trang web rất nhiều, họ thường nói 03-06 có cùng lớp thuốc nổ với 7,62 x 54R của Mosin ?? đương nhiên là giống nhau về năng lượng, nhưng tốc độ cháy hoàn toàn khác nhau, vì cordite là thuốc nổ dẻo.
http://www.oldammo.com/february05.htm
CHuyển sang kiểu đầu đạn có chóp đầu kéo dài đẩy trong tâm ra sau tâm khí động. (ký hiệu 03-06 dỏ đáy vỏ đạn).


Sau WWII, kỹ thuật quân sự của Đức rơi vãi, người ta nỗ lực cải tiến cordite để có tính năng như thuốc nổ rắn chắc đúc viên, nhưng bản chất nó vẫn là thuốc nổ dẻo, chỉ là một nố lực để ông vua độc quyền níu kéo ngai vàng. 03-06 ra nhập NATO, mà lúc này Tây Đức là đồng minh Mỹ, tất nhiên không thể chấp nhận thuốc nổ dẻo dùng bắn đạn súng trường. Thế nhưng các công ty Đức không nắm được công nghệ là thuốc đạn AK như Liên Xô, cũng không chuyển giao hết những cái mình có cho Mỹ, đặc biệt là phương pháp tính thuật phóng. Ngày nay, một sinh viên bình thường cũng lập được chương trình cho PC, nhưng ngày đó khác. Không có thuốc nổ dẹt viên rắn, NATO chấp nhận một phương án đắp điếm là dùng viên cầu thấm chất làm chậm, đó là thuốc nổ viên cầu đen bạn SSX đã nói, dùng cho 03-06 cải tiến và M16.

Một biểu hiện nữa của sự copy ngu ngốc thiếu tính toán. Mỗi loại đạn ở Liên Xô lúc đó được thiết kế riêng một loại thuốc nổ. Trong khi đó, một loại cordite chỉ cần thành phần hóa học, được dùng chung cho cả súng ngắn và đại bác. Đến thời điểm 196x, khi các kêu ca về đạn quá yếu xuất hiện, người ta dẹp các kêu ca bằng cách tương tự, dùng thuốc đạn cầu đen cho Armalite AR-15, M16.

Chưa nói đến đường đạn, cái chất làm chậm được thấm tháp cái gì đó, làm hạt thuốc còn lại rất nhiều (có lẽ, về nguyên tắc, không thể thấm đồng đều được nên tốc độ cháy của các viên đạn quá khác nhau và nhiều viên to tướng không cháy). Các súng khác máy thoáng ít ảnh hưởng, nhưng cô trinh nữ phòng khuyê M16 có máy khít khìn khịt và cái ống trích khí, thế là 40 năm nay nó tắc liên tục.

Về thuật phóng trong, nó gần với thuốc nổ đen mà người Trung Quốc dùng 1 ngàm năm trước đây, với áp suất tối đa cao gấp rưỡi M43 của AK và Mosin. Không cần bàn đến sự ưu việt hơn kém gì ở đây cả. So sánh cụ thể các con số này đã có ở đây và bên AK rồi.

Mọi sự còn dở người thêm nữa khi kỹ thuật của Đức và sự ngu tối Mỹ phải hợp tác với nhau lần nữa, đưa M16 vào NATO bằng phiên bản M16A2 198x. NGười Đức cần thuật phóng tốt nòng dài, Mỹ đòi tương thích, bắn được đạn cũ của họ, nòng dầy, thế là vừa dài vừa dầy. Khẩu súng vừa dài vừa nặng vừa yếu. Vả lại, ngu tối hơn nữa khi mà bắn đạn cũ rất ít tác dụng, ở 100 mét, hầu hết các viên đạn đã lộn nửa vòng và tản mát không thể chấp nhận được.

Thêm nữa, M16A2 lại càng cố định trục đạn hơn, quay về cuối TK19.

tiếp tục đoạn này ở đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg76065#msg76065
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2009, 05:02:18 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
K-63
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #153 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 10:52:25 am »

quá hay lần đầu tiên tôi nghe thấy cái tên dụng cụ chiến tranh tên là :pháoT72 , tác giả của páo T72 hayx cho thiên hạ biết :cái" pháo lạ "ấy đi ,thuật phóng của nó là :ma thuật hay kỹ thuật  Tongue
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #154 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 11:03:02 am »

quá hay lần đầu tiên tôi nghe thấy cái tên dụng cụ chiến tranh tên là :pháoT72 , tác giả của páo T72 hayx cho thiên hạ biết :cái" pháo lạ "ấy đi ,thuật phóng của nó là :ma thuật hay kỹ thuật  Tongue
Chắc anh Huyphuc nói gọn, pháo dành cho tăng T72.
 Nhưng em cũng không tin là những nhà kỹ thuật quân sự Nato không nhận ra khuyết điểm mà anh vừa nói, họ có rất nhiều nhà khoa học giỏi, phương tiện hiện đại, tiền nhiều, mà những điều đó không khắc phục được, hì lạ và khó tin lắm.
Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #155 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 11:08:39 am »

Cũng thật khó tin nhưng độc quyền và tham nhũng đút lót hối lộ nó thế.
Có tin được không khi lại thiết kế súng trước khi có đạn. Tớ cũng chẳng tin, ở đây Mỹ đã lấy đạn cũ
để thiết kế súng M16 rồi sau đó lại lấy đạn mới dùng cho súng đã có. Và khi đạn có vấn đề thì cùng
một loại đạn lại dùng nhiều loại thuốc phóng khác nhau. Hài hước nghê. Cái này nó khác với việc đạn
có các chức năng khác nhau như đạn phá, đạn xuyên... thì có thể dùng thuốc phóng khác nhau.

Người ta phải thiết kế đạn trước, thử nghiệm kỹ càng rồi mới thiết kế súng. Quá trình thử đạn chỉ cần
có cái nòng súng, trên đó cài cắm các thiết bị đo đếm, kẹp chặt trên giá rồi bắn thử.

Bài trang trước TG nói đạn M193 vì bị tản mát dưới trời lạnh 18 độ nên mới phải thay bằng đạn Bỉ SS109
nhưng có lẽ còn nhiều nguyên nhân khác mà trong đó chủ yếu là sức công phá quá yếu so với đạn M-43
của AK. Bạn thấy chưa vì thay đạn mà phải thiết kế M16A1 thành M16A2 theo cái đạn mới này.

Đặt 2 cái biểu đồ áp suất trong nòng cạnh nhau để nhìn cho rõ. Bên phải là đạn M193 nhọn hoắt.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2009, 08:41:10 pm gửi bởi SSX » Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #156 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 11:14:40 am »

Nhắc các bác: Đừng lạc đề, em xóa!

Trân trọng,

DTD
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #157 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 08:56:37 pm »

M16 và M4: Đã Đến Lúc Phải Thay

TG: Charlie Cutshaw, một cựu binh CT Việt nam, chuyên gia súng đạn bang Alabama-Mỹ.


ảnh: bài báo của ông Cutshaw đăng trên tạp chí Weapons and Tactics và Defense Reviews 2007


Ai trong số chúng ta có thể ở hành tinh khác nên không biết điều này, binh lính của chúng ta ở Iraq và Afghan đang có những vấn đề nghiêm trọng về độ tin cậy của súng M16 và M4, đặc biệt là M4. Vấn đề cơ bản của M16 và M4 chẳng có gì mới. Vấn đề này đã biết từ giữa những năm 1960 và kéo dài cho đến ngày nay. Một nghiên cứu về khẩu M4A1 do TT chỉ huy tác chiến đặc biệt tiến hành năm 2000 nêu rằng M4A1 có “khiếm khuyết cơ bản” vì một số lý do.
 
M4/M4A1 cũng đồng thời đã trở thành “kẻ nghỉ chơi” tầm thường khi sử dụng đạn cầu tiêu chuẩn M855. Sẽ có ít vấn đề hơn với người mang M16, nhưng hầu hết binh lính trong cái “hộp cát” trang bị bằng M4 hay M4A1 Carbine.

Hầu hết binh lính của “quân đội nhớn” được trang bị khẩu M4 cơ sở. Những nguyên nhân về vấn đề tin cậy và làm sao để khắc phục là chủ để của bài viết này.

Đã liên tục có những lời kêu gọi dòng súng mới thay thế M16/M4, đáng kể nhất là chương trình XM8 đã chết một cái chết xứng đáng trong tay QH vì nó không có gì nổi hơn súng mà nó định thay thế. Mark 16 SCAR (FN SCAR) cũng đã được đề nghị để để thay dòng M16/M4, nhưng cũng giống XM8, Mark 16 thực sự không làm mọi thứ tốt hơn hẳn cái mà nó định thay thế. Mark 16 được thiết kế cho lính đặc nhiệm, bởi vấn đề độ tin cậy của M4 dường như đã vượt quá khả năng của quân đội và các nhà thầu để sửa chữa. Người ta chẳng còn có ý định dùng FN SCAR để thay hay sẽ thay cho dòng súng đang dùng nữa, đặc biệt khi vấn đề độ tin cậy và sức mạnh của M16/M4 có thể sửa chữa mà không phải tìm kiếm cả một dòng súng mới. Tất cả những gì cần thiết là một chương trình của quân đội gọi là “chương trình cải tiến sản phẩm” hay nâng cấp vũ khí hiện có.
 
Tôi làm quen với M16 hầu như đã 40 năm qua từ Việt nam. Khi đến Việt nam, tôi đã ở trong QĐ 5 năm và có nghe những câu chuyện kinh khủng về độ tin cậy của khẩu M16 – hay chẳng tin cậy chút nào. Do đó mà không ngạc nhiên khi tôi đi nhận khẩu M16 của mình tại sở chỉ huy, một trung sĩ giữ kho súng nói với tôi đừng có đánh cược vào nó. Tôi đã chọn khẩu súng máy Thompson và sử dụng nó trong suốt chặng đường của mình, trong khi khẩu M16A1 của tôi thì nằm yên trong tủ tường không dùng.

Có lẽ vấn đề độ tin cậy của M16 là chẳng có gì mới. Giải pháp của quân đội chỉ là bảo trì rất kinh khủng - nhiều hơn nhiều những khẩu như là M1 và M14. M14 lúc đó đã bị cất vào kho và lại được đưa ra dùng lại hàng ngàn khẩu. Trên thực tế toàn bộ binh lính Mỹ đã đi đến chỗ chấp nhận dòng M16 và thì giờ để bảo trì nó như là chuyện bình thường khi mà không thể làm gì hơn từ cái sự thật mà nó có.

Độ tin cậy của M16/M4 bắt đầu bằng hệ thống trích khí, cái mà như lời các nhà báo là “cái mồm nôn mửa của nó”. Hệ thống trích khí gas trực tiếp Ljungman là đơn giản gọn nhẹ, nhưng nó thổi khí cháy nóng, cặn bã carbon và thuốc súng chưa cháy hết trực tiếp vào khoang súng. Không chỉ làm cho phải lau chùi thường xuyên mà còn phải bôi dầu mỡ liên tục để giữ cho súng khỏi bị tắc ghẽn và còn trơn tru. Trong môi trường khắc nghiệt như Iraq, bụi luôn luôn có gieo rắc các hạt cát mịn vào mọi thứ, dầu bôi trơn trở thành  “cái nam châm hút bụi” làm cho súng thường xuyên bị kẹt - điều mà chẳng ai muốn khi lâm trận! Cả M16 và M4 đều bị tình trạng này. Bất cứ ai đã từng lau chùi M16 hay M4 hẳn đều nhớ những cục bẩn carbon mà theo đúng nghĩa đen phải được cạo sạch khỏi bộ khoá nòng.
 
Đối với M4, cái hệ thống trích khí gas này còn tồi tệ hơn bởi lỗ trích khí được đưa lùi sau hơn chỉ khoảng 6 inch là đến khoang súng, có nghĩa là khí cháy thổi vào khoang là nóng hơn dưới áp lực cao hơn là ở M16. Chúng không chỉ làm khoang súng bị nóng mà nóng còn lan ra cả băng đạn. 
 
Cũng tệ hại là khí cháy ăn mòn lỗ trích khí, sau đó làm tăng áp suất và đẩy quá nhiều khí cháy ngược về khoang súng. Áp lực cao làm tăng tốc độ bắn, dẫn đến nó đẩy lùi khoá nòng về khi viên đạn chưa thoát ra khỏi nòng súng và vỏ đạn thì vẫn nằm trong buồng đạn, làm vỡ cái móc nhổ vỏ đạn, vỡ khoá nòng và làm trượt vấu then khoá. Một giải pháp cục bộ để giải quyết đó là thay thế cái hệ thống trích khí gas trực tiếp này bằng trích khí piston và que đẩy.

Hiện đã có các hệ thống gas piston làm nhẹ bớt áp lực khí cháy và vấn đề cặn bã tắc nghẽn. Một trong số các súng như thế để thay thế là Heckler & Koch HK416  và HK416 đã được dùng nhiều trong lực lượng đặc nhiệm. Chỉ có 2 vấn đề một là nó không phải là của “quân đội nhớn” và hai là H&K sẽ không bán nó.

Cũng có khẩu súng tốt khác là P415 dùng trích khí piston và nó không cần dầu mỡ gì cả mà tự bôi trơn bằng silicon nickel.

Nếu có vấn đề về tài chính thì đơn giản là nâng cấp bằng các bộ trích khí piston như bộ Ares Defense GSR-35. Việc thay vào M4 chỉ mất có ít phút bằng dụng cụ đơn giản dễ làm đối với những ai quen thuộc với họ M16. Vấn đề là GSR-35 mới chỉ có bộ ngắn thay cho M4, chưa có bộ dài để cho M16.

Bất cứ giải pháp nào trong số trên cũng làm giảm đáng kể việc phải lau chùi và dầu mỡ. Thế là giải quyết được cái căn bệnh mãn tính trong súng ống của binh lính chúng ta một cách đơn giản. Thật ngạc nhiên khi quân đội đã chẳng làm gì để giải quyết cái vấn nạn mà ai cũng biết rõ này.

ảnh: Eugene Stoner hẳn sẽ rất đau lòng khi thấy đứa con M4 của mình như thế này


ảnh: mức độ tin cậy của HK416


ảnh: cảnh sát Mỹ trên đồi Capitol đã trang bị HK416


ảnh: khẩu P415 mà ông Cutshaw cho là rất tốt


ảnh: bột kit Ares GSR-35 gồm tay ốp và trích khí piston dùng để thay cho M4

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2009, 01:55:52 am gửi bởi SSX » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #158 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 09:24:28 pm »


Đến Thế chiến 1, lựu pháo nòng dài của Đức đã nổi trội, vởi tỷ lệ chiều dài / cỡ (viết tắt là CaL) lớn và tầm xa. Tỷ l,ệ chiều dài lớn do dùng được loại thuốc nổ cháy chậm. Bạn cần biết là các chất làm dẻo cho vào để dễ gia công, bóp nặn... làm thuốc trở thành thuốc nổ dẻo, các chất này hoá lỏng chất nổ-thành một loại huyền phù, tức biến thuốc nổ thành loại viên siêu mịn, dù cho nó có dạng rắn nhưng vẫn là chất lỏng, như đồ nhựa. CHất hoá dẻo do đó làm tốc độ cháy của thuốc tăng cao. Thuốc nổ phá đá không có nòng, nếu cháy chậm thì nó chỉ là thuốc cháy, nó cần nổ rất nhanh để chính nó không thổi nó bay đi, thuốc nổ phá đá do đó khác thuốc súng.
Thuốc súng không cần nổ mạnh và tỷ lệ năng lượng / khối lượng cao, vì nó cháy trong nòng, năng lượng không chạy đi đâu mà sợ.

Bài toán này không dễ đâu. Cho đến ngày nay, thì nhiều loại thuốc Mỹ vẫn dùng chất làm chậm, kể cả có siêu máy tính. Chế tạo một vật liệu bền chắc, đồng đều và gia công nó thành hình dáng chính xác với quy mo lớn, giá rẻ cho súng chủ lực cũng là một công nghệ không dễ có. Cái chính là để phát triển công nghệ này cần huy động toàn quốc trong nhiều chục năm, nhưng bộ máy tham nhũng đã làm bó tay các nhà ký thuật như trên. Ví dụ rõ nhất là Lebel 8mm đó, cái ý tưởng đạn ai cũng có, nó là công khai, người Pháp áp dụng đầu tiên 1889, nhưng không thể phát triển cả bài toán và công nghệ và đành bỏ đi. Thuốc thì vẫn thế hoặc chuyển sang thuốc nổ dẻo. Đầu đạn thì không được áp dụng đại trà, cho đến 1905 vẫn còn các loại đạn hình trụ. Pháp khoa học cao hơn, vẫn gia công súng đạn chjo Nga lúc đó, nhưng Nga đầu tư khoa học và phát triển xa hơn nhiều.

Ngày nay kỹ thuật pháo nòng dài thì không ai lại với Nga được, kể từ súng trường đến đại bác lớn. NHư các dẫn chứng chính phương Tây thực hiện thử nghiệm đó, đạn AK-47 có khả năng phá, độ chính xác cao hơn nhiều. AK-47 có khả năng phá cao gấp đôi M16 như các hình đã pót. Không phài tự nhiên từ thế kỷ 19 sang 20 người ta áp dụng kỹ thuật mới, để anh ngày nay quay lại cũ.

quá hay lần đầu tiên tôi nghe thấy cái tên dụng cụ chiến tranh tên là :pháoT72 , tác giả của páo T72 hayx cho thiên hạ biết :cái" pháo lạ "ấy đi ,thuật phóng của nó là :ma thuật hay kỹ thuật  Tongue
Chắc anh Huyphuc nói gọn, pháo dành cho tăng T72.
 Nhưng em cũng không tin là những nhà kỹ thuật quân sự Nato không nhận ra khuyết điểm mà anh vừa nói, họ có rất nhiều nhà khoa học giỏi, phương tiện hiện đại, tiền nhiều, mà những điều đó không khắc phục được, hì lạ và khó tin lắm.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2009, 10:46:05 am gửi bởi DepTraiDeu » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
K-63
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #159 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 10:16:46 pm »

tác giả về súng này nói cũng hay thật ,Ak 47 hay ,tốt ,vì xài đạn 7,62 ly ,m 16 không tốt vì xài đạn nhỏ  .khoa học quân sư NGA có vấn đề hay sao ấy ,mà bây giờ lại xài đạn nhỏ như :M 16 , đó là AK 74 ,lạ nhẩy  Tongue  ,đầu người NGA có vấn đề sao ấy .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM