Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:30:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giáp mặt với Phượng Hoàng  (Đọc 62780 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2008, 01:14:26 am »


Jean Sainteny, người đại diện cho nước Pháp Tự do, đã cố gắng từ Côn Minh đến Hà Nội trong hai tuần, mặc dầu lúc đó rõ ràng là chiến tranh đã kết thúc. Charles de Gaulle đã chỉ định ông làm người đại diện cho Pháp ở Đông Dương. Ông này về sau đã thừa nhận rằng những chỉ thị ông nhận được ở cấp trên không rõ ràng gì hơn của Patti. Sainteny nói rằng bức điện duy nhất ông nhận được lúc quân Nhật đầu hàng là “chúng ta đã bị lạc hậu trước tình hình. Chúng tôi tin tưởng ở ông... mà tùy cơ ứng biến”. Sainteny cho rằng nói như vậy có nghĩa là ông phải lập lại sự hiện diện của Pháp ở Đông Dương. Nhưng ông không có phương tiện đi lại của ông và Patti từ chối cho ông một phi đội máy bay. Patti nói rằng ông không muốn giúp Sainteny vì ông đã được lệnh không giúp cho người Pháp. Tuy nhiên, cũng trong thời gian ấy ông phái một sĩ quan OSS của ông di theo Võ Nguyên Giáp, người tư lệnh quân sự của ông Hồ Chí Minh, cùng với quân đội ông đi từ Hoa Nam về Hà Nội. Patti nói rằng đó là một cuộc hành quân càn quét sự kháng cự của quân Nhật, nhưng Việt Minh cũng đã mở đường thâm nhập nhiều vùng ở nông thôn kiểm soát toàn bộ dân chúng nông thôn và kết quả rõ ràng nhất là đã để cho ông Hồ Chí Minh và quân đội của ông vào Hà Nội trước người Pháp.

Patti và những sĩ quan OSS của ông đi lại tự do ở Hà Nội nhưng Sainteny và người Pháp lại nhận được sự đón tiếp kiểu khác từ phía người Nhật từ khi họ đến. Lúc nào họ cũng bị canh giữ và Sainteny cho rằng trong vụ này có bàn tay của Patti. “Tôi thường xuyên có lính Nhật mang súng cắm lưỡi lê canh gác và Patti thường đến để biết chắc rằng chúng tôi đang bị người Nhật - kẻ thù chung của chúng tôi - canh gác. Đám người này đã đầu hàng trước đây hai tuần”

Trong thời gian đó, Patti và các sĩ quan OSS của ông đã chụp ảnh chung với ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Hồ Chí Minh đã gọi Patti một buổi chiều để hỏi ông có biết lời văn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ không. Ông Hồ nói rằng ông định trích dùng lời văn đó trong bài diễn văn ông sẽ đọc vào ngày 2 tháng Chín năm 1945, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Patti không nhớ chính xác lời lẽ nhưng đã cố gắng để giúp đỡ ông.

Ông Hồ Chí Minh đã đọc diễn văn trên lễ đài, bên kia quảng trường mà từ căn hộ bên này cô Elytte Bruchot đã nhìn qua cửa sồ để mà xem. Bài diễn văn đó bắt đầu: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng...”

Buổi lể của ông Hồ đang tiến hành thì có một phi đội máy bay Mỹ bay qua quảng trường. Các phi công nghiêng cánh, Patti nói rằng đây chỉ là sự tình cờ. Ông nói rằng có thể là máy bay bay ngang qua đây và nghiêng cánh vì tò mò thấy quần chúng tụ tập bên dưới. Dù sao thì quần chúng cũng cho rằng nghiêng cánh có nghĩa là một lời chào mừng và thêm một bằng chứng cho thấy người Mỹ cương quyết ủng hộ Hồ Chí Minh và những người Cộng sản của ông.

Sự thực là Harry Truman, người đã lên nhậm chức sau cái chết của Roosevelt, ngày 12 tháng Tư năm 1945, đã theo một chính sách mâu thuẫn như người tiền nhiệm của ông. Truman nói rằng ông giao vấn đề về Đông Dương lại cho các tư lệnh quân sự của ông. Tháng Sáu năm 1945, tại hội nghị Postdam, các vị tham mưu trưởng quyết định là phần phía nam Việt Nam sẽ đặt dưới sự kiểm soát của huân tước đô đốc Mountbatten, tư lệnh tối cao chiến trường Đông Nam Á. Từ đó dẫn đến quyết định là quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng của Thống chế Tưởng Giới Thạch sẽ tiến vào Bắc Việt Nam để nhận sự đầu hàng của Nhật ở Hà Nội và một lực lượng nhỏ quân Anh cũng sẽ làm như vậy ở Sài Gòn. Quân đội Trung Hoa quốc gia đã sẵn sàng thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh ở miền Bắc nhưng ở miền Nam, người Anh lại chiều theo người Pháp là những người đang tìm cách lấy lại phần đất này từ tay của Việt Minh. Ngày 12 tháng Chín năm 1945, người Anh cho đổ bộ xuống Sài Gòn một tiểu đoàn lính Gurkha và một đại đội lính Pháp Tự do. Mười một ngày sau với sự giúp đỡ của người Anh, Pháp đã lật đổ những người đại diện của ông Hồ Chí Minh ở Sài Gòn. Với miền Nam Việt Nam đã trở lại dưới quyền kiểm soát của Pháp, sân khấu lại chuyển dịch lên phía Bắc, nơi ông Hồ đang có những tính toán khác.

Ông Hồ nhận thức rằng những vấn đề ông đang gặp phải khiến ông phải thương lượng với Pháp. Đất nước đã lâm vào nạn đói do mùa màng thất bát và do sự cướp phá của quân Nhật. Một trong những việc làm đầu tiên của ông là xóa thuế cho dân và ngân khố của ông trống rỗng. Ông tìm sự thừa nhận và viện trợ từ bên ngoài, những bức thư của ông gửi đi, kể cả gửi cho Tổng thống Truman đều không được trả lời, ngay Liên Xô cũng không quan tâm giúp đỡ ông. Ông bị bỏ rơi với năm mươi ngàn quân chiếm đóng Trung Hoa quốc gia ở miền Bắc, và bọn người Hoa này ngày càng xử sự như những lãnh chúa mà không hề muốn về nước.

Khi ông Hồ bắt đầu thương thuyết với Pháp, ông đã bị một số phần tử trong Việt Minh công kích. Ông bảo họ hãy nhớ lại lịch sử. Lần cuối cùng người Tàu đến, ông nói, chúng đã ở lại một ngàn năm. Người Pháp thì yếu và chủ nghĩa thực dân đang diệt vong. Cuộc thương thuyết đã làm cho người Việt Nam, Pháp và Trung Hoa ngồi lại với nhau. Người Trung Hoa miễn cưỡng đồng ý rút đi. Jean Sainteny đã ký với ông Hồ một thỏa ước ngày 6 tháng Ba 1946, thừa nhận Bắc Kỳ (tên cũ của miền Bắc) là một nước tự do trong Liên hiệp Pháp. Theo những điều khoản của thỏa ước thì mười lăm ngàn quân Pháp sẽ đóng ở miền Bắc và sẽ được thay thế bằng quân đội Việt Minh mà Pháp nhận sẽ huấn luyện và trang bị trong vòng năm năm tới.

Ông Hồ được mời sang Pháp để thương thuyết về các điều khoản cuối cùng của bản thỏa hiệp án, và ông đã lên đường trên một chiến hạm Pháp. Ngày hôm trước, viên cao ủy Pháp ở Sài Gòn, hình như tự ý hành động, tuyên bố rằng miền Nam Việt Nam cũng là một nước tự do với những quy chế mà chính phủ của ông Hồ ở Hà Nội đã được thừa nhận - một hành động đã củng cố thêm cho sự kiếm soát của Pháp ở miền Nam, được biết dưới tên cũ là Nam Kỳ. Cuộc thương thuyết tiến triển không tốt. Vào giờ chót, ông Hồ đã ký một bản hiệp ước khẳng định lại những điều đã ký với Sainteny, với giả thuyết rằng những cuộc thương thuyết sẽ tiếp tục vào đầu năm 1947. Nhưng các sự kiện đã vượt ra ngoài vòng kiểm soát.

Bây giờ nhìn lại, người ta thấy rằng không thể nào tránh được một cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp. Bản Tuyên ngôn Độc lập của ông Hồ Chí Minh rất được lòng dân, làm cho họ xúc động và căm phẫn khi thấy quân Pháp trở lại theo những hiệp định được ký kết. Chính phủ Pháp do những người thuộc đảng Xã hội dưới quyền Léon Blum có thái độ hòa giải với ông Hồ Chí Minh nhưng lại không có một sự kiểm soát cần thiết để tránh những sự xung đột địa phương giữa lính Pháp với Việt Minh, để cho họ cứ va chạm nhau, xảy ra nhiều sự cố, có nhiều người chết. Tình trạng căng thẳng cứ gia tăng và tới ngày 19 tháng Mười Hai, quân đội Việt Nam đã cắt hết điện, nước và tấn công quân Pháp bằng súng nhỏ, moọc-chê và đại bác. Quân Pháp phản công và chiếm lại phần Hà Nội do Việt Minh chiếm. Hồ Chí Minh và những người của ông đã rút vào trong rừng và từ đó mà lãnh đạo một cuộc chiến tranh du kích chống Pháp trên cả nước Việt Nam. Cuộc chiến tranh đã bắt đầu

Từ đó Lou Conein ở bên Đức. Sau khi Chiến tranh thế giới II chấm dứt, ông mới xét lại bản thành tích của mình. Ông rất giỏi về gián điệp và phá hoại, ông biết cách giết người bằng tay không, có thể tháo lau vũ khí trong mấy giây đồng hồ và nhảy dù không chê vào đâu được. Nhưng tất cả những cái đó không giúp được gì cho ông trong cuộc sống dân sự, chỉ có một việc mà ông biết làm và đã được huấn luyện đến thành thạo: hốt phân ngựa ở Kansas. Conein quyết định ở lại quân đội. Tổ chức OSS đã chấm dứt hoạt động nhưng một đơn vị tình báo đặc biệt sẽ sớm được thành lập, một tổ chức đặc nhiệm làm việc cho tới khi có Cục Tình báo Trung ương ra đời năm 1947, và Conein tham gia ngay, đâu biết rằng việc ông trở lại Việt Nam trong nhóm của Lansdale chỉ là vấn đề thời gian.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2008, 10:50:22 pm »


CHUƠNG IV
SAIGON 1970

John Paul Vann đã quen biết Châu tám năm rồi và lần này ông quyết định cứu Châu, cho dù việc đó có đưa ông tới chỗ chống lại sứ quán và cấp trên của ông trong chương trình bình định đi nữa. Bởi vì Châu không những là người bạn Việt Nam tốt nhất của ông mà Châu còn là người có ảnh hưởng lớn nhất đến cách ông tiếp cận cuộc chiến này. Con người thấp, tóc vàng, đầu hói, giọng nói lúc dịu dàng nhất cũng nghe như giấy ráp, Vann là quan chức Mỹ gây tranh cãi nhiều nhất, vì ông đã công khai cổ súy cho một chiến lược tiến hành chiến tranh song song với những quan niệm của Châu về việc sử dụng những biện pháp chính trị - quân sự. Cũng như Châu, Vann phản đối những cuộc hành quân ồ ạt của Hoa Kỳ và những lời phản đối đó làm cho ông có nhiều kẻ thù trong hàng ngũ các sĩ quan.

“John Vann bề ngoài thì thô ráp và nói giọng nhà quê”, Dan Ellsberg nói. “Nhưng lại hết sức thông minh và có khả năng làm việc tuyệt vời. Ông không mạnh về lý thuyết và chiến lược, Châu đã bổ sung vào đó. Chính Châu đã chỉ cho ông những quan niệm về bình định”.

Vann sinh ngày 2 tháng Bảy, 1924 gia nhập quân đội trong Thế Chiến II với hy vọng trở thành một phi công nhưng cuối cùng ông lại thành thủy thủ và sau chiến tranh chuyển sang lục quân. Ông đã tỏ ra xuất sắc trong chiến tranh Triều Tiên, sau đó ông bổ túc học vấn của mình tại trường Rutgers, đến Việt Nam năm 1962 với chức vụ trung tá, được phái đi làm cốvấn cho một sư đoàn Nam Việt Nam ở châu thổ sông Cửu Long. Vann đã nhanh chóng đi tới kết luận rằng quân đội Việt Nam đã được chỉ huy quá tồi. Các sĩ quan của họ chủ yếu là tìm cách lẩn tránh kẻ địch. Ông đã công khai thách thức những lời tuyên bố huênh hoang của Washington và của Bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn về thắng lợi của cuộc chiến tranh, và Vann đã trở thành người cung cấp chủ yếu những nhận định bi quan cho các nhà báo trên chiến trường.

David Halberstam, tờ New York Times, viết rằng “thật là mỉa mai khi mà các nhà báo bị Lầu Năm Góc phê phán trong chỗ riêng tư là có giọng điệu bi quan, và đứng về phái tả thì nguồn cung cấp tin tức chủ yếu cho chúng tôi lại là một người rất bảo thủ, John Paul Vann”.

Sau khi gặp Châu, Vann đã bắt đầu phát biểu những ý kiến riêng của mình về cách thức tiến hành chiến tranh. Cũng như Châu, ông cho rằng cuộc chiến này còn có thể giành được thắng lợi, nếu không bị chỉ đạo sai như hiện nay. “Trong cuộc chiến này, vũ khí lợi hại nhất là một con dao, kế đó là một khẩu súng trường”, ông nói, “Còn tệ hại nhất là một chiếc máy bay, và sau cái tệ hại nhất là một khẩu trọng pháo”. Đối với một thiết chế quân sự mà chiến lược là tận dụng kỹ thuật để phá hoại nhiều nhất thì quan điểm của Vann bị coi là không đúng đường lối, và cái lối nói thẳng nói thật của ông đã bị Bộ chỉ huy quân sự khiển trách. Vì bất mãn, và hình như thấy đã hết đường thăng quan tiến chức do một khuyết điểm trước đây được ghi trong lý lịch của ông, Vann rời khỏi quân dội, chuyển sang một công việc dân sự, làm một quan chức trong chương trình bình định. Là một quan chức dân sự, ông được phái tới vùng đồng bằng một lần nữa, vùng đông dân nhất ở Nam Việt Nam, và với tư cách là một quan chức dân sự, ông lại phát biểu quan điểm của mình mạnh dạn hơn lúc còn trong quân đội, làm cho ông tiếp tục gặp rắc rối với cấp trên.

Vann càng tiến thân trên bậc thang của bộ máy bình định, ông và Châu càng quan hệ chặt chẽ với nhau, trong nghề nghiệp cũng như trong quan hệ cá nhân. Và khi người anh Cộng sản của Châu là ông Hiền bắt liên lạc năm 1965 thì chính Vann là người Châu đã tìm đến. Vann cho rằng thời điểm bắt liên lạc này là một sự ngẫu hợp có thể mở một lối thoát cho chiến tranh. Hiền nhờ Châu tổ chức một đường liên lạc giữa Hà Nội và Washington. Ông nhờ Châu, thông qua Vann, tổ chức cho ông gặp riêng đại sứ Henry Cabod Lodge. Vann chuyển yêu cầu của Hiền đến tòa đại sứ, nhưng yêu cầu đó bị bác bỏ bởi ông đại sứ. Vann cũng biết rằng Châu đã báo cho CIA về những cuộc tiếp xúc của ông với Hiền, nhưng không cho biết ông Hiền là anh của Châu.

Vì vậy khi Vann thấy rằng cả tòa đại sứ và CIA đều không sẵn sàng giúp Châu bác bỏ những lời tố cáo của Thiệu nói rằng Châu là một nhân viên của Cộng sản, Vann đã quyết định tự mình hành động. Trước tiên, ông đã làm việc ông vẫn thường làm: đánh trống khua chuông cho báo chí ủng hộ Châu. Ở Việt Nam, có thể nói là không có quan chức Mỹ nào cung cấp nhiều tin tức cho báo chí như Vann (mặc dầu ông không xưng tên mà chỉ xưng là “một quan chức Mỹ” ) và Vann, vốn là một người bất chấp đạo lý và bản chất thô bạo, cũng chẳng thèm giấu giếm việc ông đang lợi dụng báo chí để đấu tranh cho một chuyện có liên can đến ông. Trong trường hợp này, Vann có thể khích cho một số phóng viên viết về Châu, còn Châu thì sẵn sàng làm tôn giá trị của mình lên, bởi vì ông đã học được ở Vann giá trị của sự quảng cáo rồi.

Nhưng những bài viết về Châu không hề làm Thiệu nhụt chí trong chiến dịch tiêu diệt Châu, và Vann thấy rằng ông phải làm một việc gì khác để cứu Châu. Vann liên hệ với Evert Bumgardner, đồng hương Virginia với Vann, đồng quan điểm với Vann chống lại chiến lược của Lầu Năm Góc trong cuộc chiến này. Bumgardner là một chuyên gia chiến tranh tâm lý hoạt động trong chương trình bình định, đồng thời cũng là bạn của Châu. Họ cùng nhau vạch ra một kế hoạch đưa Châu ra khỏi Việt Nam. Họ phải làm việc này một cách bí mật bởi vì nếu tiết lộ ra thì cả hai sẽ bị cách chức và đưa về nước ngay. Vann vốn đã gặp rắc rối với đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker rồi, bởi vì ông này sau khi đọc bài báo phê phán chiến tranh, đã xác định một cách dễ dàng như bất cứ ai ở Sài Gòn rằng cái gọi là “một quan chức Mỹ” đó là ai. Bunker đã hai lần nói nghiêm chỉnh về việc cách chức Vann rồi.

Vann và Ev Bumgardner đã quyết định giấu Châu ở Cần Thơ rồi sau đó dùng thuyền đưa Châu sang Campuchia. Họ sẽ để lại một ít đồ đạc trên bờ biển để tạo ra cảm giác rằng Châu đã chết đuối trong khi tìm cách vượt biển.

Họ mất một số thời gian để vạch ra những chi tiết về đoạn cuối ở Campuchia. Họ đã bố trí một chiếc thuyền và người đón Châu và tiền sẽ phải chuyển qua cho Châu sinh sống. Vann và Bumgardner quyết định bước thứ nhất trong kế hoạch là đưa Châu ra khỏi Sài Gòn.

Bumgardner lái một chiếc xe gíp tới nhà một nhà báo, bạn của Bumgardner, nơi Châu đang ẩn náu, đưa Châu xuyên qua thành phố. Xe của họ bị nhân viên của Thiệu bám đuôi. Vann và Bumgardner đã đề phòng khả năng họ bị theo dõi. Bumgardner đã cho xe chạy vào một khu vực ngõ cụt, chỉ cỏ đường vào mà không có đường ra, theo đúng kế hoạch định trước. Xe của cảnh sát bám theo cho rằng chiếc gíp của Bumgardner không thể nào trở ra mà không bị phát hiện nên họ cứ ngồi đó chờ lịnh mới từ bộ chỉ huy.

“Họ không tính tới khả năng chiếc trực thăng của Vann đã đến mang Châu đi”, Bumgardner nói “Chúng tôi đưa Châu xuống Cần Thơ và giấu anh ta dưới đó”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2008, 10:55:02 pm »



CHUƠNG V
HÀ NỘI 1946

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, quân Pháp trở lại và muốn đánh đuổi Cộng sản đi. Chúng tôi lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Chúng tôi biết hết mọi việc xảy ra chung quanh. Nước Pháp mới, như chúng tôi vẫn gọi, không hiểu Việt Minh. Không phải lúc nào họ cũng cảnh giác như chúng tôi, và thế là đêm 19 tháng Mười Hai, 1946, Cộng sản đã xuất kích...

Ông nội của Elyette Bruchot tới Việt Nam vào cuối những năm 1880. Ông nằm trong số những người thực dân đầu tiên tới xứ này. Ông từ Burgundy tới và được đào tạo thành luật sư, nhưng theo lời mô tả của Elyette, là một người phiêu lưu đi lập nghiệp. Ông đã lập ra một đồn điền cà phê rộng khoảng bốn trăm héc-ta, gần thành phố Vinh, về phía biên giới Lào, một vùng cũng không có gì đặc biệt. Bà ngoại Elyette là một người Việt Nam. Bà không có hôn lễ chính thức và cũng như hầu hết những cô tình nhân đã làm, đã bỏ đi khi mẹ Elyette được sinh ra năm 1904. Mẹ của Elyette học trong một trường dòng. Khi ông ngoại của Elyette chết trong một tai nạn lúc đi săn, bà mẹ lúc đó mười sáu tuổi đã cai quản đồn điền với sự giúp đỡ của một người bạn của ông ngoại và một đốc công người Nhật, trong Thế chiến II đã trở lại với quân hàm đại tá trong quân đội Nhật. Mẹ Elyette lại lấy một con người phiêu lưu khác từ Pháp đến, một kỹ sư tên là Bruchot, đi tìm quặng mỏ trên các ngọn núi ở Đông Dương để khai thác. Họ lấy nhau và sinh ra Elyette vào năm 1929. Tính trai gái lang nhăng của ông kỹ sư này đã đưa đến ly dị. Mẹ Elyette lại chọn một người Pháp chín chắn hơn, ông Charles Dufour, sinh ở Lille, tốt nghiệp trường Đại học Thượng mại Paris, một trong những trường giỏi nhất của Pháp. Dufour là một người tinh hoa trong đám thực dân, giám đốc Phòng thương mại, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ thể thao ở Hà Nội, một trong những câu lạc bộ thượng lưu nhất ở Đông Dương.

Cũng như hầu hết những nước thuộc địa khác, những người đầu tiên đặt chân tới Việt Nam là những người đi biển và các nhà truyền giáo. Mặc dầu còn chưa rõ ai là người đầu tiên tới đây, nhưng trong số đó có lẽ người quan trọng nhất là Alexandre de Rhodes, một linh mục Pháp ba mươi lăm tuổi, đến đây truyền bá đạo Thiên chúa vào giữa những năm 1800. Ông là người đã đặt ra chữ Quốc ngữ theo vần La-tin. Vì đây là một tiếng nói trầm bổng, mà ý nghĩa thay đổi theo giọng nói nên ông đã đặt ra nhiều dấu để phân biệt. Và đây là một ngôn ngữ phương Đông duy nhất có vần như tiếng Pháp và tiếng Mỹ. Tiếng Việt đơn giản, động từ không biến cách, và chỉ có ba thì quá khứ, hiện tại và tương lai tuy nhiên sáu dấu của nó có phần khó đọc đối với người Tây phương. Nhưng vần quốc ngữ làm cho người Việt Nam học tiếng Pháp dễ hơn người Hoa. Cánh cửa từ đó đã mở rộng để đón nhận ảnh hưởng của Tây phương.

Việc làm của Alexandre de Rhodes tượng trưng cho lý do người ta thường nêu ra để chinh phục Đông Dương. Không có một cường quốc thực dân nào chịu thừa nhận rằng mình bóc lột cả. Người Anh nói rằng họ mang sự cai trị và pháp luật tới cho những người không biết tự cai trị, và đó là trách nhiệm của người da trắng. Người Pháp lại nói rằng họ có sứ mạng đi khai hóa những dân tộc còn kém mở mang. Ông Jules Ferry, người kiến trúc sư của chủ nghĩa thực dân, vốn là một nhà tư tưởng cấp tiến ở trong nước, ngày nay vẫn được người ta tưởng niệm như người cha đẻ của chế độ giáo dục phổ cập, một chủ trương mà ông đã đề xướng hơn một trăm năm trước đây khi ông còn là Bộ trưởng Giáo dục; tên của ông xuất hiện trên các trường học và đường phố khắp nước Pháp. Ferry cùng bị ám ảnh bởi ý muốn chinh phục Đông Dương khi ông làm Bộ trưởng Ngoại giao sau đó. Ông đã giải thích quan điềm của mình trong một cuộc tranh luận trước Quốc hội năm 1885 như sau:

“Các chủng tộc thượng đẳng có nhiều quyền đối với các chủng tộc hạ đẳng. Họ có quyền bởi vì họ có trách nhiệm - trách nhiệm khai hóa tất cả các chủng tộc hạ đẳng”. Lập luận của ông về “sứ mạng khai hóa” đã có tiếng vang trong giới chính khách và tri thức, và đã trở thành lời thanh minh chính thức cho chính sách thực dân của Pháp.

Người Pháp đã thực hiện điều đó một cách nghiêm túc. Người Anh có thể là đã làm những con đường tốt hơn ở Á châu nhưng người Pháp đã thành lập nhiều trường học nổi tiếng ở Hà Nội và Sài Gòn. Cũng cần phải nói là người Pháp cũng không phân biệt chủng tộc theo kiểu Anglo-Saxon nghĩa là nhanh chóng phân biệt đối xử theo màu da. Dù cho thực dân Pháp còn lâu mới đối xử bình đẳng với người bản xứ và họ cũng có những hành động đáng trách, nhưng người bản xứ có thể hi vọng một ngày nào đó trở thành người Pháp gốc bản xứ, đó là điều ít khi xẩy ra trong thuộc địa của Anh, nơi người ta còn có những trường riêng, câu lạc bộ riêng, nhà thờ riêng và người ta không cho những người dân thuộc địa đứng gần. Chẳng hạn như Elyette Bruchot là người có một phần tư dòng máu Việt Nam, nếu ở Ấn Độ sẽ bị coi là một người Anh-Ấn, thấp hơn một bậc so với người Anh hoàn toàn, nhưng dưới chế độ của Pháp thì bà được coi là một người Pháp toàn phần, mặc dầu còn có một chữ - métisse (lai) - được dùng để chỉ những người có hai dòng máu. Bà đến học một trường có cả học sinh Pháp và Việt Nam. Hôn nhân giữa hai chủng tộc xảy ra nhiều hơn là giữa người Anh với người dân các nước thuộc địa của họ. Theo luật lệ của Pháp, một người lính có quyền thừa nhận đứa con của mình với một phụ nữ Việt Nam mà không bắt buộc phải cưới người mẹ. Thay vì sinh sản ra một lô đứa con lai, không ai thừa nhận, không thể đi đâu, như sau này lính Mỹ đã làm ở Việt Nam, người Pháp đã sinh ra những đứa con Việt Nam có hộ chiếu của Pháp và tự do được nhập cư ở Pháp nếu có tiền.

Sự thừa nhận về mặt chủng tộc đó là khía cạnh khoan dung nhất của chủ nghĩa thực dân Pháp, mặc dầu nó gắn liền với thái độ ít nhiều trịch thượng cho rằng người nào có được quốc tịch Pháp cần phải cảm ơn những gì đã mang lại cho mình sự may mắn đó. Và điều đó là tác động tiêu cực chủ yếu đối với những cố gắng sau này của Mỹ ở Việt Nam. Bởi vì những người bổn xứ muốn vào dân Tây dĩ nhiên không phải là những người nông dân nghèo, mà phải là những người Việt Nam mà học thức và tiền tài cho phép họ vào được những trường học kiểu Pháp - đó là những phần tử lãnh đạo bẩm sinh của xứ sở. Khi người Mỹ tới đây, họ đã phát hiện ra rằng đó là một số ít những người Việt Nam “thuần túy” không Cộng sản, ngoại trừ những người nông dân mù chữ, cả đời không đi khỏi làng tới năm cây số, sẵn sàng tin vào những lời tuyên truyền thô sơ nhất của Cộng sản. Hơn nữa, do tính chất nói trên của chủ nghĩa thực dân Pháp, người Việt có học vấn thường mắc phải những khía cạnh xấu nhất trong tính cách dân tộc của Pháp, chẳng hạn như nhiều lúc tỏ ra nhỏ nhen đê tiện đến bực mình, hoặc là thói sùng bái những hình thức quan liêu bàn giấy, hoặc là thói thích cho mình là hơn người. Không giống như chính quyền thuộc địa Anh, nơi mà một người sau này trở thành nhà văn nổi tiếng như George Orwell đã làm cảnh sát ở Miến Điện, bộ máy chính quyền thực dân của Pháp đã thu hút những người xin việc từ những người nghèo nhất và thất học nhất ở miền Nam nước Pháp và ở đảo Corse, nơi mà địa vị một quan chức thuộc địa được coi là một bước tiến lớn trên bậc thang kinh tế và xã hội. Cùng đến Đông Dương với những công chức này là những nhà kinh doanh đầu cơ, gần như hầu hết là những người Corse bần cùng hóa, những người được mô tả bằng những từ ngữ tàn nhẫn nhưng chính xác của Faulkner là bọn cặn bã da trắng. Cũng có những người có giáo dục và có học vấn như ông Charles Dufour, ông bố dượng của Elyette Bruchot, đang quản lý hệ thống xe điện của Hà Nội. Nhưng trong cái nhóm nhỏ những luật sư kỹ sư và nhà trồng trọt này, người ta cũng có ý thức quá đáng về thân phận ưu tú của mình.

Xã hội thuộc địa ở Hà Nội và Sài Gòn quây quần chung quanh mấy Câu lạc bộ Thể thao, giống như các Câu lạc bộ ngoài trời ở Mỹ, nhưng người ta không đánh gôn mà chỉ chơi ten-nít với bơi lội. Câu lạc bộ Thể thao Hà Nội có một phòng nhảy lớn mở ra sân nhìn xuống hồ bơi, và bơi lội trở thành một giải trí số một ở Hà Nội (Elyette là một nhà vô địch ở đây) sau đó mới tới ten-nít. Còn ở Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn nơi có cái sân nhìn xuống các sân đánh ten-nít thì ngược lại người ta đánh ten-nít nhiều hơn bơi lội. Thức ăn và rượu ở đây rất ngon, nhờ những chuyến bay hàng ngày từ Paris tới. Những buổi khiêu vũ được tổ chức vào những ngày nghỉ của Pháp. Ông bố dượng của Elyette thích chơi bài brít-giơ nhưngthường họ cũng chơi bài cào. Là chủ nhiệm Câu lạc bộ, ông chỉ cho những người chọn lọc trong các giới nghề nghiệp và thương mại mới được vào cổng Câu lạc bộ. Trong giới quân sự, các sĩ quan Pháp có thể được nhận làm hội viên; và một số ít người Việt Nam cũng được phép vào. “Nhưng anh phải thuộc vào một tầng lớp nào đó”, Elyette nói. Và có khả năng đóng hội phí cho Câu lạc bộ. “Nhưng không phải là người Pháp nào cũng được nhận vào. Rất khó được vào, bố dượng tôi rất nghiêm ngặt, rất tư sản, và rất chơi sang. Thật là kinh khủng. Nhưng, anh biết không, tất cả bọn họ đều thích làm sang. Ông ấy cũng vậy. Tuy nhiên, ông ấy là một người tốt”.

Những người thực dân này phát triển thành một thứ dân tộc tính lai, ít có quan hệ với mẫu quốc Pháp của họ: “Năm một nghìn chín trăm bốn mươi bảy, chúng tôi về Pháp trong sáu tháng”, Elyette Bruchot nói. “Mọi người đều hỏi chúng tôi có phải ở Việt Nam cọp đi ở ngoài đường không. Họ muốn biết chúng tôi ăn bằng gì. Họ cứ tưởng chúng tôi đều là triệu phú cả. Nếu không thì sang Đông Dương để làm gì? Chúng tôi phải cẩn thận khi mua quà cho bạn bè ở Paris, bởi vì nếu quà không đắt tiền thì họ sẽ giận chúng tôi. Pháp là một nước rất đẹp nhưng quê hương tôi là ở Việt Nam”.

Một số nhà văn, phần lớn là người Pháp, kể cả Bernard Fall nói quan niệm của phần lớn người Mỹ cho rằng chủ nghĩa thực dân của Pháp chỉ có bóc lột trên quy mô lớn là không đúng. Bernard Fall đã chỉ ra rằng trong những năm đầu, buôn bán với Đông Dương chỉ chiếm có 10 phần trăm tổng ngạch ngoại thương của Pháp, tức là chỉ có 3 phần trăm tổng sản lượng quốc dân. Theo Fall gợi ý, vấn đề có phần phức tạp hơn là phần đông người Mỹ có thể thừa nhận Đông Dương chiếm một phần rất nhỏ trong đời sống của đa số người Pháp. Nếu người Pháp trung bình ủng hộ một cách chung chung những cố gắng quân sự để giành lại sự kiểm soát ở đó bởi vì anh ta tin rằng một cường quốc không thể bỏ cái đế quốc của mình được (cũng như sau này người Mỹ đã nói về sự “tin cậy” của thế giới đối với Mỹ vậy), chứ không phải vì những mất mát kinh tế. Người Pháp càng nhạy cảm trong vấn đề này vì họ vừa bị thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ II. Cũng có những người sợ mất mát về kinh tế, đó là những công ty như công ty đã thuê bố dượng của Elyette Bruchot, và họ đã hình thành một nhóm gây áp lực tuy nhỏ nhưng dữ tợn liên kết với phe quân sự để trở lại đánh nhau ở Đông Dương.

Thế là chiến tranh nổ ra. Elyette hiểu những danh từ quân sự có liên quan đến chiến lược của Pháp - vết dầu loang, càn quét, bình định. Nhưng người ta chỉ đánh nhau ở nông thôn, cuộc sống trong thành phố vẫn vui vẻ, hấp dẫn. Elyette nhận làm một chiêu đãi viên cho hãng Air France ở Hà Nội. Bốn mươi tám hành khách trên chuyến bay hàng ngày từ Sài Gòn đi Paris trong một chuyến bay bốn ngày thì có quyền chọn thực đơn riêng cho mình và Elyette phải thức dậy từ năm giờ sáng để đảm bảo người nào món nấy, sau đó lại mặc bộ đồng phục sạch sẽ làm cho gương mặt cô thêm đẹp, nhảy lên xe buýt chạy khắp để đón hành khách đưa họ ra sân bay Gia Lâm. Những buổi chiêu đãi được tổ chức vào buổi tối để đón tiếp các vị tướng và quan chức cao cấp đi kinh lý qua đây, và Elyette thường được mời để phô trương nhan sắc và duyên dáng của cô. Sau khi mẹ cô chết vì bịnh ung thư, cô trở thành bà chủ nhà và bố cô cũng cho phép cô mỗi tuần một lần họp mặt ăn uống và nhảy nhót với bạn bè. Cô đã nhắc lại những gì đã xảy ra: có một người bạn gái đã hai lần hứa hôn và hai lần đều mất người chồng tương lai của mình ngoài mặt trận: anh phi công thích nhảy theo bài hát của Glenn Miller một đêm nọ không thấy tới.

“Chúng tôi đã gặp bạn bè rồi sau đó không còn gặp được họ nữa”,, Elyette nói. “Chúng tôi không bao giờ nói tới chiến tranh. Chiến tranh ở ngay chỗ chúng tôi”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2008, 11:05:38 pm »

*   *
*

Trần Ngọc Châu nói rằng nền giáo dục của Pháp đã tạo ra một nghịch lý cho ông và anh em ông. Họ càng học, càng khâm phục nền văn hóa của Pháp, càng yêu mến lịch sử và triết lý của Pháp bao nhiêu thì họ càng ghét người Pháp thuộc địa bấy nhiêu. Họ thấy tự do, bình đẳng, bác ái không áp dụng với người Việt Nam và người Pháp thực dân gọi họ bằng một từ thân mật tu (mày) chẳng có liên quan gì với ông Montesquieu mà họ kính trọng. Ngoài ra, họ rất tự hào về lịch sử của họ mà phần lớn là đấu tranh gìn giữ độc lập chống nạn ngoại xâm - hai ngàn năm xâm lăng, bao vây, chiếm đóng, và nổi dậy cứ liên tục như vậy. Vì vậy mà Châu nằm trong số những người đầu tiên nghe theo tiếng gọi của Việt Minh.

Không giống như nhiều người khác trong giai cấp của ông, Châu vẫn giữ gốc của mình, nghĩa là trở lại với cố đô Huế và với Phật giáo. Tổ tiên của ông đã phụng sự các hoàng đế nhà Nguyễn mấy đời. Ông nội ông là thành viên trong nội các và bố ông là một quan tòa. Đó là một gia tộc có ít tài sản mà nhiều danh vọng. Sau này, khi Ngô Đình Diệm, người cầm đầu chính phủ Sài Gòn, cũng gốc Huế, muốn được gặp bố của Châu, Châu phải thuyết phục ông cụ mãi mới chịu. Bố Châu cho rằng vị thế của Diệm thấp hơn ông. Hơn nữa, ông cụ nói, gia tộc ông trung thành với Tồ quốc hơn gia đình Diệm, bởi vì gia đình Diệm đã cải giáo mà theo đạo Thiên chúa - đạo của Pháp - và sống theo phong tục phương Tây.

Chính trong niềm tự hào mạnh mẽ về dân tộc như vậy mà Châu và bốn anh em trai, và hai chị em gái đã trưởng thành bên bờ sông Hương ở Huế. Niềm tự hào ấy lại được củng cố với sự khác biệt địa phương. Trong lịch sử Việt Nam đã bị chia thành ba kỳ riêng biệt - Bắc (Bắc Kỳ), Trung (Trung Kỳ) và Nam (Nam Kỳ) với phong tục ngôn ngữ, cách ăn uống mỗi nơi một khác - nghi ngờ lẫn nhau. Người Pháp lợi dụng sự khác biệt địa phương đó để thực hiện chính sách chia để trị. Theo thuyết về khí hậu và độ màu mỡ của đất người miền Bắc sống cực khổ hơn người miền Nam cho nên họ lanh lợi và năng nổ hơn. Nhưng chưa có ai giải thích một cách thỏa đáng xem vì sao hầu hết những nhà lãnh đạo quốc gia Việt Nam lại sinh trưởng ở miền Trung, trong đó có Ngô Đình Diệm, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, mặc dầu đã có thuyết cho rằng vì miền Trung là miền nghèo nhất nước nên đã thành một mảnh đất màu mỡ sản sinh ra những nhà cách mạng.

Dù sao đi nữa thì Châu, một hướng đạo sinh vào năm 1942, đã được nhận vào Việt Minh do một vị giáo sư vốn là một người hoạt động nổi tiếng của phong trào hướng đạo quốc tế. Nhưng Châu không biết rằng vị giáo sư nọ đang tổ chức những đơn vị Việt Minh bí mật cho ông Hồ Chí Minh. Tổ chức hướng đạo, cũng như tổ chức Câu lạc bộ Thanh niên và Văn hóa do người Pháp thân Vichy tổ chức đã cung cấp những nhà hoạt động cho Việt Minh, bởi vì vào thời đó không người Việt Nam nào được huấn luyện quân sự, trừ phi làm việc cho Pháp.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, người Pháp đã trở lại tất cả anh em Châu, trừ người em út, đều theo Việt Minh vào rừng để kháng chiến chống thực dân. Đó là một thời kỳ rất lộn xộn. Huấn luyện trong ba mươi ngày: hai mươi ngày học tập chỉnh trị, mười ngày huấn luyện quân sự. Tiểu đội của Châu chỉ có sáu khẩu súng, hai của Pháp, phần còn lại là của Đức và Nhật. Một thanh niên đã chết vì không biết sử dụng súng. Họ thiếu những kiến thức quân sự đến nỗi một người hướng đạo sinh ở Huế, đã được huấn luyện trong năm tháng và được phong làm người lãnh đạo Chiến khu Năm của Việt Minh, khu vực chạy dài từ Đà Nẵng về phía nam tới Phan Thiết, một khu vực rộng đến nỗi trong cuộc chiến tranh của Mỹ, đã được chia thành ba quân khu. Hiền, người anh lớn hơn Châu một tuổi đã được bổ nhiệm làm người phụ trách tình báo của Khu Năm. Lúc đó có nhiều người tình nguyện đi theo Việt Minh đến nỗi họ không đủ gạo nuôi quân. Họ được mời tới dự một cuộc mít-tinh, tại đó người ta kêu gọi những ai thiếu sức khỏe, hãy tạm thời về nhà, chờ đến khi nào có thêm tiếp tế lương thực và vũ khí. Châu thì ở lại hàng ngũ vì tự cho là khỏe mạnh và không muốn rời bỏ lý tưởng.

Châu đã sớm được đề bạt làm tiểu đoàn trưởng. Việt Minh đã triển khai một chu kỳ trong đó một sĩ quan sẽ trở về căn cứ để được huấn luyện thêm sau một thời gian chiến đấu. Do sự luân phiên như vậy mà thời gian chiến đấu đã bị giảm bớt nhưng thương vong cũng rất cao, và Châu cũng đã ba lần bị thương. Ông đã chuẩn bị để hiến dâng cuộc đời của mình cho đất nước. Ông có nghe nói về Cộng sản nhưng ông hiểu họ rất ít và cũng không quan tâm mấy tới chính trị. Ông sẵn sàng đi theo bất cứ ai lãnh đạo Việt Minh đánh thắng thực dân Pháp.

Con đường giác ngộ chính trị của Châu là một con đương vòng. Trong mỗi đơn vị quân sự lớn của Việt Minh có một chính trị viên bên cạnh một chỉ huy quân sự. Chỉ huy quân sự chịu trách nhiệm về chiến thuật và chiến đấu. Còn chính trị viên chịu trách nhiệm về giáo dục và động viên chiến sĩ. Mặc dầu nhiều việc còn tùy thuộc vào phẩm chất và khả năng của hai người nhưng thường thì chính trị viên có vẻ như quan trọng hơn chỉ huy quân sự. Anh có thể là một chỉ huy quân sự tốt mà không cần có nhận thức chính trị nhưng chính trị là nhân tố quyết định trong tổ chức của Việt Minh, đi từ cơ sở của hệ thống chỉ huy lên tới ông Hồ Chi Minh.

Những kỹ thuật tổ chức của Cộng sản mà Châu học được tỏ ra rất có ích cho ông sau này khi ông áp dụng để đánh lại họ, nhưng vào lúc đó, Châu thấy buồn bực, chán nản và khó chịu khi bị điều về Ban Tổ chức Cán bộ mà chẳng có nhiệm vụ gì cụ thể. Cuộc sống trong rừng rất gian khổ, Châu và các bạn chiến đấu được ăn uống rất ít, cắt vỏ xe hơi làm dép, ỉa chảy, ngủ trên võng trong mưa gió v v Nhưng họ là một gia đình. Châu cảm thấy thiếu họ. Ông cảm thấy mình như người trốn trách nhiệm. Ông đến gặp người thủ trưởng, nói với ông ta rằng ông muốn có công tác, ông không thể ở Bộ chỉ huy lâu hơn nữa. Thủ trưởng khuyên Châu kiên nhẫn. Nhưng Châu vẫn không được giao việc. Sau cùng, thủ trưởng nói rằng Châu có thể làm quan sát viên đặc biệt khu vực Đà Nẵng. Châu sẽ đi lại khắp trong vùng để quan sát và làm báo cáo để dùng vào mục đích huấn luyện. Đây chẳng qua là một chức vụ và một công tác đặt ra cho có vậy thôi, nhưng Châu đã chớp ngay lấy cơ hội, với ý định biến nó thành công việc có lợi cho mục đích đấu tranh của mình.

Lần đầu tiên trong nhiều năm, Châu mới được đi đây đi đó và nói chuyện với nhân dân bên ngoài, đọc báo và nghe đài. Những gì ông nghe được, thấy được quả là một cú sốc. Nước Anh đã trao trả độc lập cho Ấn Độ. Mọi dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa thực dân đã tới đoạn cuối. Pháp hình như cũng chịu nhượng bộ. Hoàng đế Bảo Đại lưu vong đã được Pháp đưa về nước và làm ra vẻ như trao cho ông ta trách nhiệm lãnh đạo Việt Nam. Gia đình của Châu đã từng phục vụ hoàng đế, Châu cho đây là một điềm tốt - Châu quá ngây thơ về chính trị để có thể hiểu rằng việc phục vụ Bảo Đại chỉ là một mánh khóe của Pháp để duy trì quyền kiểm soát thông qua một tên bù nhìn. Châu cảm thấy kiệt sức. Châu đã chiến đấu bốn năm liền, ăn uống kham khổ, và những vết thương chưa bao giờ lành hẳn. Pháp xem ra quá mạnh, không thể địch nổi. Cuộc đổ máu này còn kéo dài và sẽ dẫn tới một sự tàn sát bộ phận tinh túy nhất trong tuổi trẻ Việt Nam.

Châu quyết định rời bỏ Việt Minh. Nhìn lại việc làm của mình, Châu không thể nói rõ lý do nào đã đưa ông đến quyết định đó. Đó là một tập hợp nhiều lý do, trong đó có lý do sức khỏe. Ông nói rằng  đột nhiên ông thấy thiếu tin tưởng ở sự lãnh đạo của Việt Minh và cách họ chỉ đạo chiến tranh. Ông bất mãn với sự đối xử của họ, không nhất thiết là ông chống lại chủ nghĩa Cộng sản với tính cách là một cương lĩnh chính trị. Ông vẫn chưa hiểu gì nhiều về chủ nghĩa cộng sản. Châu tỏ ra không được thoải mái khi nói về quyết định của ông, thái độ của ông trái với nhiều sĩ quan của chế độ Sài Gòn, nói rằng họ đã bỏ Việt Minh vì thấy rằng những người Cộng sản và chủ nghĩa Cộng sản là xấu.

Đó là một thời kỳ đau khổ đối với Châu. Một người chị và hai người anh, trong đó có Hiền, cũng công tác gần đấy, nhưng Châu quyết định không cho họ biết. Nếu họ có thể tiếp tục tin tưởng ở Việt Minh, ông sẽ không cố gắng làm thay đổi suy nghĩ của họ. Vả lại, ông cũng không chắc có làm cho họ thay đổi lập trường hay không. Thế là một buổi sáng cuối năm 1949, Châu mặc bô quân phục của quân đội chính quy Việt Minh đi tới dinh của tỉnh trưởng bên ngoài Đà Nẵng. Quân lính bảo vệ ngạc nhiên thấy một sĩ quan Việt Minh đi tới. Để trấn an họ, Châu nói rằng ông là một người bà con với tỉnh trưởng - điều này không đúng - và đề nghị cho gặp ông ta. Viên tỉnh trưởng này có quen với bố Châu và tiếp đãi ông ân cần. Người Pháp cũng được báo cho biết vụ đào ngũ này. “Nhà quan sát đặc biệt khu vực Đà Nẵng”, họ nói một cách hoan hỉ. Chức vụ này làm Châu trở thành người Việt Minh cao cấp nhất ra đầu hàng. Người Pháp đối xử với ông một cách thích hợp. Họ dùng máy bay đưa ông về Nha Trang, xa hơn về phía bờ biển, và để ông trong một khách sạn. Ông được cấp một chiếc xe và người hộ tống. Tình báo Pháp tin rằng ông biết hết mọi thứ về tổ chức và chiến lược của Việt Minh. Cuộc hỏi cung bắt đầu. Trong mười ngày, tình báo Pháp đưa ông bay khắp trong vùng và bảo ông chỉ cho họ những chỗ đóng quân của Việt Minh. Ông chỉ cho họ những chỗ mà ông biết chắc là Việt Minh đã bỏ đi. Trong cuộc thẩm vấn, ông không hề nói dối, ông chỉ không nói hết những gì ông biết. Khi kết thúc, đại úy Pháp phụ trách cuộc thẩm vấn đã nói, “tôi tin rằng ông thành thật. Tôi đã tham gia kháng chiến trong Thế Chiến II. Nếu chúng tôi đã chiến đấu cho nền độc lập của mình thì chúng tôi không có lý do gì để chống lại những gì ông đã làm. Không may là thời gian đã thay đổi. Không phải là những người như chúng ta định ra chính sách nữa. Chúng ta cùng đi một đường. Tôi hy vọng ông không coi người Pháp là kẻ thù của ông như trước nữa”.

Quan chức Pháp ở Huế biết bố ông Châu, hiện đang sống như một quan tòa về hưu, Châu được cho về nhà với yêu cầu phải báo cáo hàng tuần với cảnh sát. Châu cảm thấy như người bị trục xuất. Ông tìm cách để xây dựng lại cuộc đời. Hy vọng hòa giải những người Việt Nam ở hai phía, ông lập ra một tạp chí tên là Tổ Quốc. Ông chủ trương để cho Việt Nam độc lập theo từng giai đoạn. Tạp chí sống được bốn tháng. Ông thủ hiến Việt Nam gọi Châu lên và biểu Châu thôi ra tạp chí đi. Nó gây ra nhiều dư luận quá.

Châu vốn không phải là một người thụ động đóng vai một anh trí thức Tây học, ngồi trong những quán cà phê ở Sài Gòn hay Hà Nội mà phê phán cả hai phía. Đã trở thành một phần tử chống cộng thì điều lô-gíc phải làm là gia nhập quân đội Pháp đánh lại Việt Minh, đồng thời ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. Lúc đó vừa thành lập trường võ bị Đà Lạt, Châu được nhận làm học viên khóa đầu tiên của trường. Sau một năm học tập, Châu là một trong hai người được chọn ở lại trường làm huấn luyện viên. Ít lâu sau đó có thêm tám huấn luyện viên nữa tới, trong đó có Nguyễn Văn Thiệu. Thiệu đã qua một trường huấn luyện quân sự địa phương, sau đó đi học bổ túc bên Pháp. Thiệu và Châu đều là thiếu úy. Cả hai cùng mới cưới vợ. Họ bắt đầu nói chuyện với nhau, té ra mới biết là bố vợ của Châu với anh cả của Thiệu là bạn học đồng lớp. Ở Việt Nam, những mối quan hệ gia đình như vậy rất quan trọng. Thiệu và vợ chưa có chỗ ở, còn Châu lại sống trong biệt thự có tới ba phòng. Châu mời Thiệu tới ở chung.

Châu và Thiệu sống chung với nhau trong một năm. Hai cặp vợ chồng này trở thành bạn thân. Châu có ấn tượng rất tốt về sự thông minh của Thiệu. Thiệu là sĩ quan giỏi nhất mà Châu được biết, có thể còn lên cao nữa. Không những thế, Thiệu còn là một người vui tính và có vẻ là một người sống có chuẩn mực. Một hôm Châu dạy xong sớm về nhà. Vợ ông đang ngủ trưa trên lầu. Ông nghe có mùi khen khét, ông bước vào nhà tới chỗ nhà bếp tầng trệt nhìn vào. Vì hôm đó trời lạnh nên vợ Thiệu với chị bếp đóng cửa kiếng kín mít nên hai người bị hơi than làm cho ngợp. Châu phải phá cửa để mang hai người bất tỉnh ra chỗ thoáng khí. Ông gọi điện thoại tới trường cho Thiệu báo tin là vợ ông ta đang chết. Vì hai người thường hay nói chơi nên Thiệu đã đáp “Tốt, thì mình lấy bà khác”. Không, đây không phải chuyện chơi, nhưng phải mất một lúc lâu thì mới thuyết phục được Thiệu là Châu không có ý chơi xỏ gì mình, Thiệu bẩm sinh đã là một người hoài nghi và thận trọng. Bác sĩ của trường chạy đến, Thiệu về và hai người kia tỉnh lại. Bác sĩ nói nếu chậm một giờ nữa thì vợ Thiệu đã đi đời. Hai người chẳng bao giờ nói lại sự cố đó nữa, trừ phi để cười chơi với nhau.

Cuộc đời sống chung của họ đã chấm dứt khi Châu bắt đầu cãi nhau với một đài úy Pháp trong trường võ bị. Ông này tên là Beauvisage, phụ trách việc phục vu cho trường. Châu nói mỉa mai cay độc rằng đại úy Mắt Đẹp1 từ Pháp sang đây chỉ để trông nhà trông cửa mà thôi. Giám đốc trường bắt Châu xin lỗi nhưng ông không chịu. Châu nói với đại tá rằng ông làm huấn luyện viên trái ngược với nguyện vọng của ông và xin chuyển ông tới một đơn vị tác chiến. Mấy hôm sau người ta bổ nhiệm Châu tới một tiểu đoàn không vận, đưa Châu ra đánh nhau với Việt Minh.
___________________________________
1. Pretty Face trong nguyên bản. Ở đây Châu chơi chữ vì trong tiếng Pháp tên Beauvisage, giống như Beau visage, có nghĩa là Mắt Đẹp, cũng như Pretty Face - N.D
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2008, 11:07:13 pm gửi bởi chuongxedap » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2008, 08:19:01 pm »



CHƯƠNG VI
WASHINGTON 1949


Vào lúc Châu quyết định rời bỏ Việt Minh, chính phủ Hoa Kỳ đang tiến đến một quyết định cốt yếu về Việt Nam. Châu và Hoa Kỳ đều bị đặt vào trong tình trạng khó xử. Không ai thích thực dân Pháp cả, nhưng cả hai đều chống Cộng sản. Đối với Châu thì tình trạng khó xử này là một vấn đề cá nhân còn đối với Hoa Kỳ thì đây là vấn đề của cả một bộ máy. Chỗ khác nhau là một số Cộng sản vốn là bạn của Châu, kể cả anh chị em của ông, và cho dù ông có cho rằng ý thức hệ của họ sai lầm đi nữa, ông cũng biết họ là những người yêu nước, chứ không phải là những phần tử không chân dung trong một âm mưu lật đổ do Moscow chỉ đạo như Hoa Kỳ quan niệm. Lợi dụng mối lo sợ đang tăng lên của Hoa Kỳ trước chủ nghĩa Cộng sản quốc tế, người Pháp đã xin viện trợ với lý do rằng họ chính là bức tường thành cuối cùng ở châu Á để ngăn chặn mối đe dọa của bọn đỏ. Lập luận của họ không thể coi thường bởi vì chính ông Hồ Chí Minh đã đến Moscow đề học những kỹ thuật tổ chức của Cộng sản.

Xét theo bối cảnh lịch sử của thời ấy, người ta cũng dễ hiểu vì sao Tổng thống Harry Truman và chính quyền của ông đã từ một chính sách lưỡng lự trong vấn đề Việt Nam tiến tới chỗ tích cực ủng hộ Pháp. Những lời cảnh cáo về chủ nghĩa bành trướng của Nga đã có từ trước Chiến tranh thế giới thứ II nay đã được kết luận, và việc người Xô Viết chiếm toàn bộ Đông Âu đã chứng minh những lo sợ đó là đúng. Rồi đến đầu năm 1947, người Anh báo cho Washington biết rằng họ sẽ rút khỏi Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, cả hai đều đang chịu áp lực nặng nề của cộng sản. Hoa Kỳ bị đặt trước một sự lựa chọn, hoặc là đứng ngoài và để cho vùng ấy rơi vào tay Cộng sản, như thời ấy người ta vẫn nghĩ, hoặc triển khai một chiến lược can thiệp để ngăn chặn nguy cơ đó lại. Trong bài diễn văn ngày 12 tháng 3, 1947, trước Quốc hội, Harry Truman yêu cầu Quốc hội chấp thuận một chương trình viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Bài diễn văn đó sau này được coi là học thuyết Truman.

Trước bài diễn văn của Truman, Hoa Kỳ chưa hể có một chính sách nào đặt nền tảng cho sự can thiệp trên toàn thế giới cả, và chính George Kennan ở Bộ ngoại giao đã góp phần hình thành một chính sách như vậy. Trong một bực điện dài , đánh đi từ Moscow, ký nặc danh “X”, đăng trên tạp chí Vấn đề ngoại giao, tháng Bảy, 1947, ông đã triển khai luận điểm của mình cho rằng đối với Liên Xô, Hoa Kỳ phải có một thái độ “kiên trì mà kiên quyết, dài hạn” và yêu cầu rằng “phải khôn khéo và cảnh giác áp dụng một đối lực (counterforce) để ngăn chặn áp lực của Liên Xô ở mọi điểm khác nhau về địa lý và chính trị...”. Nhưng theo Kennan, Tồng thống đã đem lại cho chính sách ngăn chặn đó một ý nghĩa bao quát hơn chính ông đã nghĩ. Truman đã mô tả cuộc đấu tranh giữa dân chủ và chủ nghĩa Cộng sản theo những thuật ngữ của tôn giáo Manicheaism, là một cuộc dấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, phải được giải quyết trên phạm vi toàn thế giới. Ông nói trong bài diễn văn trước Quốc hội rằng “Hoa Kỳ phải ủng hộ các dân tộc tự do chống lại sự lật đổ của một thiểu số võ trang ở trong nước hoặc áp lực từ bên ngoài”. Kennan nói rằng khái niệm “ủng hộ các dân tộc tự do” là quá rộng mà không hạn chế ở chỗ định nghĩa rõ ràng đâu là quyền lợi của Mỹ trong cuộc đối đầu với chủ nghĩa bành trướng Nga. Mười bốn năm sau, trong bài diễn văn nhậm chức của mình, John F. Kennedy đã nhấn mạnh lại học thuyết Truman, bằng những lời lẽ bóng bẩy mà con người ăn nói đơn giản như Truman không bao giờ dùng, thực tế là mở rộng phạm vi dính líu của Mỹ: “Hãy để cho mọi dân tộc, dù họ muốn điều lành hay điều dữ cho chúng ta, đều biết rằng chúng ta sẵn sàng trả bất cứ giá nào, gánh bất cứ gánh nặng nào, gặp bất cứ khó khăn nào, ủng hộ bất cứ bạn bè nào, chống lại bất cứ kẻ thù nào để bảo đảm sự tồn tại và thắng lợi của tự do”. Học thuyết đã phát triển từ chỗ ủng hộ “các dân tộc tự do” tới chỗ ủng hộ “bất cứ bạn bè nào”.

Học thuyết Truman và vấn đề Hoa Kỳ như những người phê phán họ nói, phần lớn được phát biểu bằng những từ ngữ chính trị hay triết lý chứ ít khi đề cập tới phương pháp áp dụng cụ thể. Vì vậy sự ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản còn được thực hiện theo hai cách khác nhau, một cách là dựa vào một tiền lệ lịch sử về việc sử dụng tới lực lượng quân sự và đã thành công, còn cách kia, chưa được chứng minh trong quá khứ, bị cho rằng thất bại ngay từ đầu, và thực sự đã thất bại. Phương pháp ngăn chặn được mọi người thừa nhận là thành công là việc thành lập Tồ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương, gọi tắt là NATO ở Châu Âu. Nói một cách thô sơ nhất thì NATO chỉ là sự tập hợp của một số bộ lạc, trong một liên minh không thoải mái cho lắm, để tập trung sức mạnh của họ một cách tốt nhất, để răn đe và đánh bại nguy cơ sự đe dọa từ những bộ lạc khác. Chiến lược của NATO - sự tập trung quân lực các nước vào một liên minh, sự tìm kiếm những vũ khí ngày càng mới và càng mạnh hơn - là sự phát huy một đường lối xuyên suốt bao thế kỷ và đã chứng minh được giá trị của nó trong vô số cuộc đấu tranh trong lịch sử.

Còn về cách làm thứ hai, tức là cách gửi đi những nhóm nhỏ cố vấn đến những nước ngoài, thì không ai có thể tìm ra bằng chứng nào trong lịch sử để chứng minh rằng nó có thể giành được chiến thắng trong chiến tranh hay ngăn chặn kẻ thù. Không cần phải là một nhà chiến lược tài giỏi cũng có thể thấy rằng việc đưa từng lực lượng nhỏ như vậy sẽ đưa đến những rắc rối lớn nên Quốc hội Hoa Kỳ đã bác bỏ yêu cầu gửi cố vấn Mỹ đi khắp nơi trên thế giới. Quốc hội đã cho phép có một ngoại lệ năm 1926 khi cho gửi cố vấn qua Mỹ La-tinh, được coi là sân sau của Hoa Kỳ, theo học thuyết Monroe, và mở đường cho sự can thiệp bắt buộc trong trường hợp các cố vấn lâm nguy, và năm 1946, gửi cốvấn qua Philippin, đã được ban bố độc lập sau nửa thế kỷ làm thuộc địa cho Hoa Kỳ.

Nhưng thái độ của Quốc hội Hoa Kỳ vẫn được hiểu như đã áp dụng đối với phái bộ quân sự phái sang giúp cho Trung Hoa quốc gia của Tưởng Giới Thạch chống lại Cộng sản của Mao Trạch Đông. Vào cuối năm 1945, khi thấy Cộng sản sẽ lấn chiếm phần Đông Bắc Trung Hoa khi quân Nhật thất bại rút đi, Washington đã gửi đến đây năm mươi ngàn thủy quân lục chiến để giữ lãnh thổ này cho tới khi quân đội của Tưởng Giới Thạch tới kịp. Việc đó đã làm cho Mỹ đụng chạm với Cộng sản, làm cho Tư lệnh quân sự Mỹ ở Trung Hoa yêu cầu hoặc là phải tăng cường lực lượng thủy quân lục chiến hoặc phái rút đi. Quân đội Hoa Kỳ đã được rút đi nhưng Truman đã thiết lập một phái bộ quân sự vào 25 tháng Hai, 1946, ông viện lẽ là những đặc quyền thời chiến trao cho Tổng thống vẫn còn hiệu lực. Thượng nghị viện thì không nghĩ vậy nên năm sau đã không chấp thuận việc duy trì phái bộ quân sự, mặc dầu một số đơn vị lục quân và không quân vẫn còn làm theo lịnh của Tổng thống, mà không được Quốc hội cho phép. Khi một đạo luật cho phép một đơn vị cố vấn của hải quân tới Trung Quốc được thông qua ở cả hai viện, Quốc hội còn kèm theo điều hạn chế sau đây: “Nhân viên hải quân và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ không đi theo quân đội, hay máy bay, tàu bè của quân lực Trung Hoa ngoài nhiệm vụ huấn luyện hay tuần tra trên biển”.

Cho nên khi Tổng thống Truman yêu cầu cho gửi cố vấn Mỹ sang Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, dưới chính sách ngăn chặn mới của ông, người ta thấy trước sự phản ứng của Quốc hội. Để tránh bị phản đối, ngành hành pháp đã tự đề ra những điều kiện hạn chế trong dự luật đệ trình Quốc hội, quy định rằng những nhân viên quân sự này, “hạn chế về số lượng” chỉ “làm nhiệm vụ cố vấn mà thôi”. Mặc dầu như vậy vẫn còn nhiều hoài nghi và miễn cưỡng trong thái độ của Quốc hội khi xét để chấp thuận yêu cầu của Tổng thống. Hạ viện chống đối mạnh việc gửi cố vấn Mỹ. Nhiều người yêu cầu hạn chế tối đa về số lượng để khi cần thiết có thể rút nhanh về nước. Hạ nghị sĩ Jacob Javits, bang New York, nói rằng mặc dầu đã có sự hạn chế về số lượng, câu nói mơ hồ “chỉ làm nhiệm vụ cố vấn thôi” phải được thay thế bằng câu “chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy và huấn luyện nhân viên quân sự, trang bị và tiếp tế vũ khí mà thôi”. Ông Javits nói rằng “Chúng tôi lo ngại một ngày nào đó người ta sẽ tìm thấy một đại úy Mỹ đang làm cố vấn cho một sĩ quan Hy Lạp về cách đánh nhau với du kích”. Nhiều người khác trong Quốc hội rất lo ngại là một khi Hoa Kỳ đã đặt cả ảnh hưởng và sự có thể tin cậy của mình vào đấy rồi, thì sự rút lui sẽ rất khó khăn hay không thể được và đất nước sẽ bị hút vào một cuộc chiến không mong muốn.

Mọi sự cân nhắc đều được đem ra tranh cãi sâu sắc, nhưng chính quyền Truman đã làm cho Quốc hội thông qua bằng cách thuyết phục họ rằng con chó sói đã ở trước cửa rồi, lần đầu tiên cố vấn quân sự Mỹ được phái đi nước ngoài, như là một thứ vũ khí trong chính sách ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản. Không khí không rõ ràng và mù mờ trong quá trình thông qua quyết định này - thái độ lưỡng lự và hoài nghi của nhiều thành viên trong Quốc hội cùng với sự định nghĩa thiếu chính xác rõ ràng của Nhà trắng về vai trò của cố vấn - đã đưa tới việc gửi cố vấn quân sự Hoa Kỳ sang Việt Nam, để chính sách ngăn chặn Cộng sản của Hoa Kỳ ở đó trong trạng thái do dự mù mờ tương tự nhưng lại nguy hiểm hơn.

Bước thứ nhất để đưa Hoa Kỳ vào Đông Dương là đạo luật về hỗ trợ phòng thủ chung, thông qua năm 1949, vào cái thời mà Mao Trạch Đông và những người Cộng sản của ông đã chiếm lấy Trung Hoa và người Nga đã thử quả bom nguyên tử đầu tiên. Đạo luật này cung cấp sự giúp đỡ quân sự cho các nước châu Âu, chỉ có Triều Tiên và Philippin ở châu Á. Nhưng sau đó có một điều khoản bổ sung “vùng đất chung” (general area) thuộc Trung Hoa, và khi được hỏi chữ đó có nghĩa là gì, một quan chức bộ ngoại giao đáp rằng “Điều khoản này có thể được áp dụng đối với những nước ở Viễn Đông, chịu ảnh hưởng của những phát triển tại Trung Hoa. Có thể trong đó như Miến Điện, phần phía Bắc của Đông Dương, nếu xét thấy cần phải dẹp Cộng sản ở những nước đó”. Đạo luật này cho phép Tổng thống gửi cố vấn quân sự đi bất cứ nước nào với tư cách là những cố vấn không tham gia chiến đấu, và đã trở thành cơ sở pháp lý cho phái bộ cố vấn mà Truman đã gửi sang Việt Nam năm 1950 và Kennedy đã nâng số lượng của họ lên hai mươi ngàn người vào năm 1963.

Cuộc đấu tranh để thông qua việc gửi cố vấn ra nước ngoài đã diễn ra trong lúc thông qua đạo luật viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc hội đã thông qua đạo luật viện trợ, được dùng để thanh minh cho sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam với ít sự dè đặt và tranh cãi hơn. Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố tháng Năm 1950 rằng Hoa Kỳ sẽ viện trợ trực tiếp cho Việt Nam, Campuchia và Lào cũng như tiếp tục viện trợ cho Pháp, ông ta lập tức được tờ New York Times, phản ánh dư luận chung đương thời, hoan nghênh với một xã luận nói rằng sự sụp đổ của Đông Dương sẽ có tác dụng dây chuyền như con bài đô-mi-nô đối với phần còn lại của Đông Nam Á.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2008, 08:26:15 pm »


CHƯƠNG VII
MANILA 1970

Việc thông qua đạo luật về viện trợ quân sự năm 1949, vào lúc Châu đang rời bỏ Việt Minh, đã gây ra một chuỗi sự kiện đẩy Châu và những người Việt chống cộng khác tới chỗ tiếp xúc với con người ký lạ có tên là Edward Geary Lansdale. Đối với Lansdale, con đường tới Sài Gòn đã đi qua Manila, và vì sao ông được gởi tới Philippin cũng là điển hình cho con người, được mô tả một cách tốt nhất bằng chính lời của ông:

Nhớ lại phần đóng góp của người Mỹ trong cuộc đấu tranh vừa qua của Hy Lạp chống du kích Cộng sản, tôi đã nói với các nhà lãnh đạo Mỹ là hãy cung cấp cho Philippin một sự giúp đỡ tương tự. Đó là vào mùa xuân 1950. Ít có quan chức Mỹ nào còn chịu nghĩ đến một cuộc thí nghiệm như đã làm ở Hy Lạp mặc dầu họ thừa nhận rằng tình hình ở Philippin đang ngay càng xấu thêm. Người ta gợi ý tôi vạch ra một kế hoạch khiêm tôn với một ít biện pháp đơn giản để bổ sung cho sự viện trợ kinh tế và quân sự đã cấp cho Philippin. Tôi vạch ra một kế hoạch gồm những hoạt động ít quy ước hơn để chống lại các chiến thuật chính trị quân sự của (du kích Cộng sản) người Huk.

Nhiều năm sau, khi được hỏi ông nghĩ thế nào về khía cạnh kỳ quặc nhất trong con người Lansdale thì William Colby, nguyên giám đốc của CIA nói rằng đó là việc “Lansdale sẽ trở thành một tướng không quân”. Thực vậy, Ed Lansdale là sĩ quan kỳ lạ nhất mà bất cứ quân chủng nào của Mỹ có thể tìm thấy. Sự khác thường đó không phải ở bề ngoài, bởi vì Lansdale là một người đàn ông đẹp một cách bình thường, người thon thả, mắt và tóc màu nâu. Bộ quân phục của ông thẳng nếp sạch sẽ và đôi giày của ông đáng bóng. Có thể người ta sẽ gợi ý nhẹ nhàng với bộ ria của Clark Gable, với cái kiểu khi ngồi cứ nằm ườn ra, xê dịch luôn, và đốt điếu thuốc này tới điếu thuốc khác. Nhưng khi ông bắt đầu nói, một cách dễ dàng và không câu nệ, ý kiến cứ tuôn trào ra thì người ta khó mà tin rằng ông lại là một con người quân sự.

Sinh ra ở Detroit ngày 6 tháng Hai, 1908, Ed Lansdale là người thứ hai trong bốn anh em, người cha làm trong công nghiệp xe hơi đôi khi làm phó giám đốc, còn thường khi thì buôn bán. Mẹ ông ở California, mỗi lần cha ông thay đồi việc làm, chuyện đó xảy ra luôn, thì bà lại về nhà và mang Ed theo. Trừ có thời gian họ ở bên ngoài New York, ở New Jersey, Lansdale lớn lên ở Michigan và California, nơi ông tốt nghiệp trung học và vào trường đại học UCLA. Ông muốn khi lớn lên sẽ trở thành nhà báo nhưng ở trường không có khoa dạy làm báo nên ông lại tập trung học tiếng Anh và dành hết thời gian rỗi cho việc xuất bản một tạp chí hài hước của trường. Ông tính sẽ tốt nghiệp vào năm 1931, nhưng ông lại thiếu mất ba hay bốn chứng chỉ gì đó và hết tiền, nên đã rời bỏ trường mà không có một bằng cấp và đi New York.

Có hai ông chủ báo đã nhận ông vào làm, nhưng khi ông tới New York thì thấy một trong hai tờ đó đã đóng cửa, còn tờ kia là tờ World-telegram đang sa thải ký giả vì suy thoái kinh tế. Lúc đó ông không có một đô-la bỏ túi. Ông phải lựa chọn giữa đi rửa chén cho một tiệm ăn và giữ sổ sách cho ngành đường sắt. Mấy tháng sau ông gặp Helen Batcheller, một thiếu nữ xinh đẹp đang làm thư ký cho một hãng ngũ kim. Đây là trường hợp hai cực đối lập hút nhau, vì Helen thì yên tĩnh và kín đáo còn Ed thì cởi mở và nồng nhiệt - một sự khác biệt cứ lớn mãi lên như một cái hàng rào suốt đời giữa hai người và làm cho bạn bè của họ có cảm tưởng là Lansdale rất hạnh phúc khi ông chu du khắp nơi trên thế giới như một người độc thân. Sau khi cưới nhau, họ dọn đến Greenwich Village và an cư lạc nghiệp nhưng Ed lại thấy chán nên khi Phil, người anh của ông, phụ trách quảng cáo cho một hệ thống bán quần áo ở Los Angeles cho ông làm trợ lý thì Ed bỏ New York đi California. Nhưng việc làm này lương thấp quá; hai anh em thấy làm chung không ổn, Ed mang một số thư giới thiệu đi San Francisco thăm dò, tại đây anh lại được nhận vào làm tại một hãng quảng cáo.

Lansdale làm quảng cáo rất cừ nên được đề bạt làm tổng biên tập phụ trách viết bài cho hãng. Ông nói “Tôi thích làm việc này vì tôi có thể hoàn toàn độc lập. Tôi ghét mấy thằng làm quảng cáo mà nói láo. Tôi không làm như vậy”. Ông cất công đi đến tận nơi sản xuất, hỏi những người sản xuất về phẩm chất những món hàng mà ông đang nhận quảng cáo cho nên ông có thể giới thiệu cái tốt của bất cứ mặt hàng nào.

Sau trận đánh Trân Châu Cảng, Lansdale tuyên bố rằng ông muốn gia nhập quân đội. Người lãnh đạo hãng nói ông điên rồi, ba mươi tuổi, có vợ và hai con, ông làm ơn để cái chủ nghĩa anh hùng đó cho người khác. Khi Lansdale nhấn mạnh lại rằng ông muốn làm nghĩa vụ của mình thì ông chủ cách chức ông ngay lập tức. Nghe nói là Lansdale không còn làm ở đó nữa, một hãng khác đã mời ông tới làm chỗ họ, tiền lương cao hơn, và nếu ông đồng ý thì họ sẽ nói với chủ cũ của ông giới thiệu qua. Chủ cũ của ông nói, đúng vậy, Lansdale là người biên tập giỏi nhất mà ông được biết, nhưng cũng giống như tất cả biên tập viên giỏi khác, ông ta điên điên khùng khùng, tự nhiên đòi đi lính. Lansdale không nhận lời mời của hãng mới. Nhiệm vụ đầu tiên của ông trong quân đội là trung úy trong Cục quân báo của lục quân, và ông được phân công làm tại cơ quan OSS tại San Francisco.

Lansdale thích làm tình báo cũng do trước đây ông thích làm báo và làm quảng cáo. Ông tìm thấy trong những nghề này cơ hội để ông có dịp sáng tạo. Con người ông trái ngược với các sĩ quan tình báo trực tiếp hành động như Lou Conein và nhiều sĩ quan OSS khác sau này làm cho CIA. Ông không thích việc do thám và phá hoại, nhảy dù và giật mìn. Hầu hết thời gian phục vụ của ông là để ngồi ở bờ biển phía Tây mà viết báo cáo về các đề tài bí mật. Nếu việc làm đó là nhàm chán với các sĩ quan tình báo khác thì nó lại rất hấp dẫn đối với Lansdale. Đây là loại công việc ông ưa thích, cũng như trước dây ông thích nghiên cứu các sản phẩm mà ông nhận quảng cáo vậy.

Lansdale nói “Tôi thích công tác tình báo. Chúng ta đang đánh nhau trên khắp thế giới và chúng ta cần biết về các dân tộc, các nền văn hóa các vùng địa lý khác nhau. Tôi đã được gặp đủ loại chuyên gia rất hấp dẫn như trường hợp tôi gặp một nhà ngư học ở Stanford để hỏi ông về những giống cá độc ở Thái Bình Dương - làm sao chăm sóc, làm sao xử lý với chúng. Bản báo cáo do tôi soạn ra về vấn đề này đã được gửi cho quân đội Hoa Kỳ và loan truyền rộng rãi”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2008, 08:28:04 pm »


Trong suốt thời gian chiến tranh, Lansdale không có một nhiệm vụ nào ở nước ngoài nhưng ngày 21 tháng Tám, 1945, một ngày trước khi Lou Conein và các sĩ quan OSS khác tiến vào Hà Nội, ông được lệnh báo cáo về Philippin với tư cách là trưởng phòng phân tích trong ban quân báo ở tổng hành dinh của quân đội. Chiến tranh kết thúc mọi quân sĩ Hoa Kỳ đều nóng lòng về nước nhưng con người mới tham gia như Lansdale lại muốn có cơ hội để giữ một vai trò nào đó trong sự phát triển hậu chiến của Philippin, sắp nhận được nền độc lập từ tay Hoa Kỳ ngày 4 tháng Bảy, 1946. Ông ở lại quân đội và được bổ nhiệm làm cục phó cục quân báo trong bộ chỉ huy lục quân. Xếp của ông, đại tá George A. Chester nói rằng Lansdale là “người giỏi nhất tôi chưa từng thấy, gồm cả lý tưởng, khả năng và hăng.hái”.

Sau khi những người Phi vừa được trao trả độc lập bắt đầu chia rẽ nhau, và nhiều người Mỹ có xu hướng bỏ qua việc đó, Lansdale được bổ nhiệm là sĩ quan thông tin công cộng của bộ chỉ huy. Nhiệm vụ này đưa ông tới chỗ quan hệ với các phần tử khác nhau trong xã hội Phi, và từ đó ông mới thi triển biệt tài của ông, biệt tài nhiều năm sau vẫn còn là đề tài tranh cãi trong nhiều người. Lansdale có khả năng quan hệ tốt ngay tức khắc với người thuộc dân tộc khác. Ông có phẩm chất khó định nghĩa gây được lòng tin ở những người không phải là Mỹ. Không những vì ông đã học được những năng động của nền văn hóa khác mà ông còn học được nhiều kinh nghiệm trong công tác tình báo khi đánh bại cuộc nổi dậy của du kích do Cộng sản lãnh đạo đã bùng lên trong cuộc Thế Chiến II. Khi ông mãn nhiệm kỳ, hàng trăm bạn bè Phi đã mang hoa đến tiễn ông và gia đình đến tận đầu cầu tàu.

Lúc ở Philippin, Lansdale muốn gia nhập Không lực Hoa Kỳ mới thành lập. Ông quyết định đi theo con đường binh nghiệp và tính rằng trong quân chủng mới thành lập thì sẽ có nhiều cơ hội thăng quan tiến chức và được làm nhiều việc quan trọng hơn. Nhưng gần như ngay lập tức Lansdale đã thấy rằng mình sai lầm, vì ông phát hiện rằng phi công mới có con đường tiến thân trong nội bộ quân chủng và nhận được nhiều công việc tốt, nhưng ông lại không phải là phi công. Ông đã nổi giận khi nhận được lệnh đến trình diện tại trường tình báo không quân ở Denver vào 24 tháng Hai, 1949 với chức vụ huấn luyện viên. Ông cảm thấy rằng hình như mình đã gia nhập một quân chủng mới mà lại rơi vào một nhiệm vụ trái với nguyện vọng là làm huấn luyện viên. Ông lập tức liên hệ lại với xếp cũ từ lúc ở Philippin là đại tá Chester, ông này bây giờ đã về Lầu Năm Góc và Chester nói rằng ông sẽ giới thiệu Lansdale vào một tổ chức tình báo đang được thành lập.

Khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, người đứng đầu cơ quan OSS là William Donovan đã yêu cầu Tổng thống lúc đó chưa nhậm chức là Harry Truman lập một tổ chức tình báo trong thời bình, có thể là do Donovan đứng đầu. Nhưng Truman sợ rằng Donovan có thế trở thành một đối thủ chính trị và bị áp lực của Cục điều tra liên bang và Lầu Năm Góc sợ một tổ chức như vậy sẽ cạnh tranh với họ, nên đã ra lệnh dẹp cơ quan OSS ngày 20 tháng Chín, 1945. Nhưng càng ngày càng rõ ràng là phải có một hình thức tập trung nào đó đề phối hợp hoạt động của các cơ quan tình báo, nên bốn tháng sau Tổng thống Truman đã tiến bước đầu theo hướng đó, lập ra một Cơ quan Tình báo Quốc gia (National Intelligence Authority: gọi tắt là NIA), gồm có Bộ trưởng chiến tranh, hải quân và ngoại giao, với đô đốc William D. Leaby làm người đại diện cho Tổng thống trong đó. NIA có một ban công tác gọi là Nhóm tình báo trung ương (National Intelligence Group), gồm có tám mươi người tình nguyện của ba bộ liên hệ. Khi tổ chức này tỏ ra không ngang tầm nhiệm vụ. Truman đã ký một đạo luật về an ninh quốc gia, ngày 15 tháng Chín, 1947, trong những điều khoản của đạo luật này có quyết định thành lập Cục tình báo Trung ương. Cơ quan CIA này được quyền tuyển chọn và huấn luyện nhân viên riêng của mình và hoạt động như một cơ quan của ngành hành pháp trong lĩnh vực tình báo. Tuy nhiên, lúc đầu thành lập CIA chưa có khả năng tiến hành những hoạt động chính trị bí mật mà nhiều quan chức cho là cần thiết cho chính sách ngăn chặn thời chiến tranh lạnh. George Kennan, giám đốc kế hoạch ở Bộ ngoại giao, đề nghị Tổng thống Truman lập một cơ quan chuyên trách các hoạt động bí mật, theo kiểu những hoạt động bán quân sự hoặc giúp đỡ các toán du kích chống cộng. Tổ chức này sẽ đặt dưới quyền lãnh đạo của một người do Bộ trưởng ngoại giao chọn và Bộ trưởng quốc phòng duyệt. Đó là cơ quan nghe vô thưởng vô phạt là Cơ quan Điều phối chính sách (Office of Policy Coordination - OPC) thành lập vào tháng Năm 1948, như người thừa kế trực tiếp của OSS và thực tế gồm hầu hết sĩ quan OSS từ khi chấm dứt chiến tranh đến nay đang ngồi chờ thời để được trở lại hoạt động.

Cuối cùng, OPC cũng hòa vào CIA, chuyên về các hoạt động bí mật nhưng sự hòa nhập này chỉ hoàn thành vào năm 1952, dưới áp lực của giám đốc CIA Walter Bedell Smith, và vào lúc đầu OPC vẫn là một tổ chức riêng biệt, đứng đầu là ông Frank Wisner, nguyên sĩ quan OSS, và chỉ dính líu với CIA về mặt hành chính và hậu cần. Khi Lansdale gia nhập cơ quan OPC tháng Mười Một 1949, cơ quan này đã có 302 nhân viên, kể cả thư ký và những người không trực tiếp tác chiến.

Mối bất hòa ban đầu giữa CIA và OPC (CIA cho mãi tới năm 1982 vẫn không thừa nhận sự tồn tại của OPC và những hoạt động bí mật của nó) có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển và thái độ của Lansdale với tư cách là một nhà hoạt động tình báo. Trong thực tế, ông là một sĩ quan lãnh lương và được điều động từ không quân sang một cơ quan tình báo tối mật gắn liền với CIA. Trong trường hợp như vậy, người ta khó mà hình dung một bộ máy quan liêu lại có thể kiểm soát hoạt động của một chiến sĩ tình báo vốn đã thích làm theo ý riêng của mình. Hơn nữa, người thủ trưởng tài ba nhưng đang bị dồn ép của ông, ông Frank Wisner, người về sau đã tự tử vì khủng hoảng tinh thần, cũng là con người nổi bật và tự do hoạt động như Lansdale và cùng chia xẻ với ông sự khinh bỉ đối với bộ máy quan liêu. Từ Philippin tới Việt Nam, Lansdale cảm thấy mình dính líu với CIA nhưng lại không phải thực sự là một thành viên của CIA và ông đã thèm muốn được độc lập hoạt động đến nỗi đã đấu tranh với chính cơ quan này. Kết quả cuối cùng là Lansdale, hơn bất cứ nhân viên tình báo nào khác, trở thành công cụ thực hiện chính sách của chính mình.

Chính sách đó tập trung vào nước mà ông đã biết rõ nhất, và hoàn toàn do năng lực và tính cách của mình mà ông đã sớm trở thành chuyên gia về Philippin của Washington. Lansdale thuyết phục tùy viên quân sự của sứ quán Philippin ở Washington hãy để cho ông huấn luyện bất cứ sĩ quan Philippin nào đang ở Hoa Kỳ về chiến tranh tâm lý, trong một lớp học bổ túc mà ông đã lập trong một cơ quan bỏ trống của Lầu Năm Góc. Rồi ông bắt đầu vạch ra kế hoạch làm thế nào đánh bại các phần tử nổi dậy Cộng sản và hơn nữa, lại bắt đầu vận động cấp trên gửi ông qua Manila để thực hiện kế hoạch đó.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2008, 08:30:06 pm »



Lúc đó, có một người bạn đã giới thiệu Lansdale với Ramon Magsaysay, một nghị sĩ Philippin đang thăm Hoa Kỳ. Bốn mươi ba tuổi, Magsaysay cao cỡ Lansdale, tức là cao hơn người Philippin bình thường, phần nào nặng hơn, và lớn hơn Lansdale sáu tháng. Ông đã chiến đấu chống Nhật trong một đơn vị du kích do người Mỹ lãnh đạo trong Chiến tranh thế giới thứ II và sau chiến tranh đã trở thành một chính khách được lòng dân, nhờ nụ cười cởi mở và thái độ ân cần của ông. Lansdale lập tức kết giao với Magsaysay. Sau bữa ăn tối đầu tiên, Lansdale đã thức gần hết đêm để nói chuyện với Magsaysay, vạch ra một kế hoạch chống lại du kích Cộng sản Huk, gần như quyết định ngay tại chỗ là ông sẽ sắp đặt cho Magsaysay được bổ nhiệm làm Bộ trưởng quốc phòng của Philippin. Cấp trên của Lansdale cũng để ý tới Magsaysay nhưng không sốt ruột can thiệp vào công việc nội bộ của Philippin một cách thô bạo như vậy. Lansdale cứ khư khư đòi mãi, cuối cùng Frank Wisner, người đứng đầu OPC đồng ý gởi đại tá Chester và Livinston Merchant, người liên lạc của Bộ ngoại giao với OPC, đi Manila để ép Tổng thống Quirino giao cho Magsaysay làm quốc phòng. Ông Quirino biết rằng ông không có sự lựa chọn nào khác hơn là đồng ý nếu muốn được Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ và tháng Chín 1950 Magsaysay lên làm Bộ trưởng quốc phòng. Trong kế hoạch của Lansdale còn lại có một việc, việc này đã nổi lên trong đầu khi ông đến Washington, là làm sao ông được phân công tới Philippin để ông có thể cùng với Magsaysay chiến đấu chống Cộng sản. Cấp trên của ông không mặn mà với ý kiến này lắm, đặc biệt là khi Lansdale lại đòi mang Charles Bohannan, một sĩ quan và là bạn trong thời gian phục vụ đầu tiên của ông, một chuyên gia về truyền thông, làm một thành viên trong “nhóm” của ông. Lần này sự kiên trì của ông lại thành công một lần nữa, và một lần nữa người ta lại gây áp lực với Tổng thống Quirino để mời Lansdale tới Manila làm cố vấn cho Tổng thống về hoạt động tình báo. Công việc của ông bí mật đến nỗi chính John Richardson, người đứng đầu chi nhánh CIA ở Manila, cũng không được thông báo. Với cái thiên hướng của ông, đã tóm con bò thì tóm lấy sừng và tóm cả đuôi, Lansdale đã biến sự bổ nhiệm tạm thời trong chín mươi ngày từ tháng Chín 1950 thành ra một nhiệm kỳ bốn năm và sau đó đưa ông luôn sang Việt Nam.

Bề ngoài thì cuộc nồi dậy của Cộng sản ở Philippin cũng giống như cuộc nổi dậy của Việt Minh ở Việt Nam. Cả hai đều triển khai trong Thế Chiến II gần như đồng thời, cả hai đều thu hút vào cuộc đấu tranh chống Nhật và cả hai đều được sự giúp đỡ của những người cách mạng lão thành Trung Hoa. Bởi vậy cho nên Lansdale đã biết cuộc chiến tranh du kích của Cộng sản sớm hơn bất cứ người Mỹ nào khác thời đó. Ông có bộ óc linh hoạt và ham hiểu biết có thể nhìn vấn đề xuyên qua bề ngoài hời hợt của những khẩu hiệu chống cộng. Sử dụng tài năng của ông như trong việc đi tìm thị trường khi ông còn là một người quảng cáo, ông đã đi về tận nông thôn, nói chuyện với những người bình thường, tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của họ, cái gì họ bằng lòng với chính phủ và cái gì không. Và cách giải quyết của ông cũng là của riêng ông, do quá trình đào tạo của ông. Ông không muốn giết Cộng sản, ông chỉ muốn tranh thủ họ về với phía chính phủ. Phần lớn kỹ thuật ông áp dụng đều dựa trên chiến tranh tâm lý và chính trị, tương tự như tuyên truyền, quảng cáo trong lĩnh vực thương mại vậy. Lansdale đang rao bán một sản phẩm mà ông cho là ưu việt: dân chủ. Ông là hiện thân của Hoa Kỳ xuất hiện sau cuộc Thế Chiến II. Nếu người Anh đem lại sự cai trị và luật pháp cho các dân tộc khác và người Pháp quyết tâm khai hóa thế giới kém mở mang thì Hoa Kỳ tự giới thiệu như những lãnh đạo mới quảng bá cho nền dân chủ và phát triển kinh tế và không phải ngẫu nhiên mà ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản lại. Điều làm cho Lansdale khác với những chiến binh khác đang tham gia cuộc chiến tranh lạnh là ông thực sự tin vào món hàng ông đang rao bán. Ý niệm về dân chủ và tuyển cử tự do, theo ông, không phải chỉ là nhãn hiệu xà phòng trong một cuộc tấn công toàn diện chống Cộng sản, như nhiều người thường nghĩ. Trong một bối cảnh khác, người ta có thể hình dung ra Lansdale đang cố thuyết phục Franco ở Tây Ban Nha chấp nhận cải cách dân chủ, một điều người ta không thể tưởng tượng với các sĩ quan tình báo khác.

Về thực chất, tình hình ở Philippin khác xa tình hình ở Việt Nam. Cộng sản Philippin không được lãnh đạo bởi một nhà cách mạng hoàn hảo như ông Hồ Chí Minh mà bởi một người xuất thân làm thợ may, hai mươi bảy tuổi, rất ít tài năng. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Cộng sản Trung Hoa đang huấn luyện cho người Philippin bảo họ hãy từ bỏ cái lối đánh giặc tài tử mà thành lập những đơn vị quân đội chống Nhật riêng của mình. Nhưng tới cuối năm 1950 thì tình hình của du kích Cộng sản Philippin quá lỏng lẻo đến nỗi Lansdale chỉ cần tồ chức một cuộc hành quân là bắt được gần hết Bộ chính trị của họ, việc này làm tăng uy tín của ông rất nhiều.

Một khác biệt căn bản nữa giữa Philippin và Việt Nam là ở quan chức mà Lansdale đã hợp tác để thông qua ông ta thực hiện ý đồ của Lansdale. Không thể nói rằng giữa hai người ai đã tác động đến ai nhiều hơn - Lansdale hay Magsaysay. Mỗi đêm hai người thức khuya để bàn với nhau về tình hình chính trị và quân sự. Lansdale cố gắng lái, càng khéo càng tốt, những luồng ý kiến của Magsaysay tới những hành động hiệu quả. Magsaysay nhiều tham vọng, và Lansdale cũng dính líu tới nhiều âm mưu ở trong nước nhằm giúp cho Magsaysay, cũng giống như đã giúp ý kiến về những chiến thuật chống du kích Cộng sản, Lansdale cho rằng hai việc này có quan hệ với nhau, bởi vì ông thấy rằng chính phủ Quirino quá công thức và không đủ khả năng chống lại Cộng sản. Lansdale đã làm cho nhiều chính khách nổi giận vì ông đã tìm cách đề cao Magsaysay và có những lời bàn tán đòi đuổi ông ta ra khỏi Philippin. Nhưng Lansdale vẫn đứng vững, cuối cùng Magsaysay đã lên lãnh đạo chính phủ, chỉ chết mấy năm sau đó trong một tai nạn máy bay. Magsaysay là một nhà lãnh đạo dân chủ hiếm có, và người ta không tìm thấy người nào giống ông ta trong bất cứ nướcĐông Nam Á nào, đặc biệt là ở Việt Nam, vì vậy có thể nói rằng phần lớn thành công của Lansdale là nhờ có Magsaysay vậy.

Nhưng sự khác biệt lớn nhất giữa Philippin với Việt Nam nằm trong lịch sử gần đây của họ, Philippin gần nửa thế kỷ là thuộc địa của Mỹ, và Hoa Kỳ có xu hướng trao trả độc lập cho Philippin, và trước đó thì họ bị Tây Ban Nha cai trị. Dưới sự bảo hộ của Mỹ, người Philippin được khuyến khích tiếp nhận chế độ dân chủ và dần dần người ta cũng quen những hình thức dân chủ. Chính trị có thô bạo thật nhưng công khai. Khi Lansdale nói với Magsaysay về những gì họ làm để chống Cộng sản thì họ nói chung một ngôn ngữ, theo nghĩa bóng cũng như nghĩa đen. Không giống như Việt Nam, nơi mà mọi hoạt động chính trị trong suốt tám mươi năm đều diễn ra trong bí mật, đầy những nghi kỵ và âm mưu.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của Lansdale ở Philippin có ảnh hưởng lớn nhất đối với cách tiếp cận chính trị của Mỹ ở Việt Nam. Không thể chối cãi rằng ông đã làm tốt công việc và tỏ ra là một chiến sĩ tình báo có năng lực. Tiếng tăm về những thành tích của ông đã đi xa. Người ta nghĩ rằng Trung Hoa có thể đã “mất”, Triều Tiên đã lâm vào bế tắc nhưng hãy nhìn xem những gì mà một sự kết hợp giữa viện trợ và cố vấn đã đem lại cho Hy Lạp và hãy xem những thành tựu của Lansdale ở Philippin.

Ảnh hưởng lớn thứ hai đối với cách tiếp cận về mặt chính trị của Mỹ ở Việt Nam là thắng lợi của người Anh trong việc chống lại du kích Cộng sản ở Mã Lai, trong thời gian xảy ra cuộc nổi dậy của Cộng sản ở Philippin. Nhưng tình hình ở Mã lai cũng không giống như ở Việt Nam. Ở Mã Lai hầu hết Cộng sản là người Hoa nên người ta rất dễ nhận ra họ và tách họ ra khỏi nhân dân nói chung, không giống ở Việt Nam, Cộng sản chẳng khác gì nông dân. Tuy vậy, đối với một số người Mỹ thì người Anh đã thành công. Robert Thompson và những người đã từng tham gia chiến dịch Mã Lai đã tự coi mình như những chuyên gia về chiến tranh du kích chống Cộng sản và làm cố vấn cho người bà con Hoa Kỳ mà họ coi như mấy anh mới vào nghề.

Cũng khá kỳ quặc, ảnh hưởng ít nhất đến cách tiếp cận của Mỹ ở Việt Nam là những kinh nghiệm của Pháp ở Đông Dương. Người Pháp đã có gần một thế kỷ để hiểu biết đất nước này. Việt Minh đánh nhau với họ chuyển thành Việt Cộng đánh nhau với Mỹ - cũng cùng lãnh tụ, cùng chiến thuật, cùng chiến trường1. Người anh của Châu là Hiền cũng không thay đổi, trừ phi làm việc tốt hơn. Giới quân sự Hoa Kỳ, từ binh nhất cho tới đại tướng đã coi những kinh nghiệm của Pháp là quá cũ, đã thành tiền sử mất rồi. Một vài người lớn tuổi có thể nói về thời kỳ 1954-1963. Nhưng đối với phần lớn người Mỹ, Việt Nam chỉ xuất hiện từ thời kỳ tăm tối chung quanh cuộc đảo chính Diệm; đối với người lính chiến Hoa Kỳ, họ chỉ biết Việt Nam từ năm 1965 trở lại mà thôi. Ngay cả một số quan chức dân sự như Dan Elisberg và bạn bè của ông cũng nhìn người Pháp với ít nhiều khinh khi, gọi họ là những thực dân “xấu”, đối với người Anh là thực dân “tốt”. Những cuốn sách viết về kinh nghiệm của Pháp thì không ai đọc và không được dịch ra tiếng Anh cho đến khi Hoa Kỳ bị sa lầy tới gối. Lúc đó thì người ta mới bắt đầu để ý.
_____________________________________
1. Chữ Việt Minh là tên tắt của mặt trận do Cộng sản lập ra để đánh Nhật - Việt Nam Độc Lập Đồng Minh - được cả hai bên chấp nhận. Còn chữ Việt Cộng dùng để chỉ du kích trong chiến tranh của Mỹ, có ý xấu và không được họ chấp nhận (chú thích của tác giả)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2008, 08:42:32 pm »



CHUƠNG VIII
HÀNỘI - SAIGON 1954

Tôi tổ chức lễ mừng sinh nhật vào mùa Xuân 1954, mọi người đều được dịp vui chơi thoải mái. Một trong những người đàn ông đến dự có máy bay riêng, nói, “Elyette, tôi có một điều bất ngờ cho cô”. Vì thiếu phương tiện quân sự nên người ta đã thuê máy bay dân sự đi tiếp tế cho quân Pháp đang bị Việt Minh bao vây ở Điện Biên Phủ và ông bạn phi công của tôi định bay một chuyến trong đêm nay. Ông mời chúng tôi cùng bay. Cha mẹ tôi rất nghiêm. Hễ tôi muốn đi đâu thì phải xin phép mà bây giờ không thể nói chuyện điện thoại với cha mẹ được nên tôi không đi. Ba đứa bạn gái của tôi đi. Máy bay bị bắn rơi. Họ chết hết. Chiến tranh đang tới gần. Nhiều người Pháp đã về nước. Ngoài nhân viên quân sự chỉ có những quan chức có liên quan đến chính phủ, thầy giáo và vài bác sĩ được để lại Hà Nội. Chế độ kiểm duyệt được ban hành nên chúng tôi chỉ biết những gì chính phủ cho biết. Kế có một quan chức từ tòa lãnh sự Anh tới nhà tôi vào lúc mười một giờ ngày 7 tháng Năm 1954 và nói, “Cô có nghe tin Điện Biên Phủ không?” Tôi nói, “Có, tôi có nghe, tôi hiểu là mọi việc sẽ khá hơn”. Ông ta nói, “Không, quân Pháp đã đầu hàng. Cô phải rời khỏi nơi đây ngay”. Tôi không tin có chuyện đó. Chúng ta có những chiến sĩ giỏi nhất, anh biết đấy. Chúng ta chỉ không có cái người Mỹ có - trang bị tốt nhất. Và ở Paris người ta có cảm giác là họ không muốn đánh nhau nữa. Có quá nhiều người chết.

Khi Điện Biên Phủ sụp đổ thì Châu đang ở gần nhà của Elyette, theo học một lớp huấn luyện quân sự của Pháp. Ông được đánh giá là một trong những sĩ quan xuất sắc, đang trên đà thăng tiến và chắc còn gặt được nhiều thành công hơn nữa dưới thời Pháp. Nhưng tình hình Điện Biên Phủ đã làm đảo lộn tất cả, và kể từ nay số phận của ông sẽ được định đoạt tại một thành phố xa xăm khác, không phải trên bờ sông Seine mà bên bờ sông Potomac.

Một năm trước khi Điện Biên Phủ sụp đổ, Washington đã quan tâm đến những gì họ có thể làm để cho Đông Dương khỏi rơi vào tay cộng sản. Như Tổng thống Dwight Eisenhower đã nói trong bài diễn văn tại cuộc họp Hội đồng An minh Quốc gia ngày 6 tháng Năm, 1953, trừ phi người Pháp nói rõ cho nhân dân Đông Dương biết rằng Pháp nghiêm túc trong việc trao trả độc lập cho họ và bổ nhiệm một chỉ huy quân sự hiệu quả hơn để đánh Việt Minh, không có gì có thể cứu vãn tình thế được nữa và “sự viện trợ tiếp tục của Mỹ chẳng khác nào đổ tiền vào cái thùng không đáy”. Phó Tổng thống Nixon cũng đồng ý như vậy. Một sự lượng định tình hình của CIA cho biết là tình hình quân sự và chính trị sẽ còn suy đồi hơi trong năm tới. Người ta chỉ lạc quan trong phút chốc khi Pháp cử tướng Henri-Eugène Navarre làm tư lệnh mới của Pháp ở Đông Dương. Washington cử thiếu tướng John (Iron Mike) O’Daniel, tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương phối hợp hành động với Navarre. O’Daniel có mười hai người trợ lý tháp tùng tới Đông Dương, trong đó có Lansdale, trích một phần thời gian đang phục vụ của mình ở Philippin. Nhiệm vụ của O'Daniel được biết là thúc đẩy quân đội Pháp hoạt động xông xáo hơn, nhấn mạnh hơn tới chiến tranh du kích và sử dụng những sĩ quan bản xứ như Châu trong những đơn vị có nhiều người Việt Nau hơn. Tướng Navarre biết trước người Mỹ định thúc ép ông làm gì nên ông đã chuẩn bị một bản tuyên bố viết sẵn, được coi là kế hoạch Navarre, trong đó có tất cả những điều mà Mỹ định yêu cầu. Trong báo cáo của ông gửi về Washington, tướng O’Daniel đã nói nước đôi về khả năng thắng lợi của Pháp, nhưng cũng cố gắng đề cao mặt tốt của họ lên. Lansdale thì bi quan ra mặt, “Tôi không hiểu làm sao mà Navarre có thể thắng được trừ phi ông ta có những thay đổi tận gốc, làm cho những người Việt quốc gia nhập cuộc sâu hơn nữa”.

Vào lúc có một cuộc họp quan trọng về an ninh quốc gia ngày 8 tháng Giêng, 1954, thì Điện Biên Phủ bị bao vây, và Washington, sau mười năm có lẩn tránh vấn đề này càng lâu càng tốt, đã bắt buộc phải có một quyết định. Dwight Eisenhower chống lại việc gửi quân Mỹ sang giúp cho Pháp. Theo biên bản cuộc họp, Eisenhower nói, “Việc đưa quân đội Mỹ sang đánh thay cho Pháp là một điều vô nghĩa. Chúng ta làm như vậy thì người Việt Nam sẽ căm thù chúng ta như trước đây họ đã căm thù người Pháp. Tôi cương quyết chống lại cách hành động như vậy, Tổng thống nói sôi nổi. Cuộc chiến tranh Đông Dương này sẽ ngốn của chúng ta hàng sư đoàn!”

Trong các cố vấn của Tổng thống, có hai người chủ trương dùng biện pháp mạnh, đó là Bộ trưởng ngoại giao John Forter Dulles và Tổng tham mưu trưởng Đô đốc Arthur Radford. Việc vạch kế hoạch đề phòng những trường hợp đột biến đã kéo dài cho tới còn mấy tuần nữa thì Điện Biên phủ sụp đổ. Đô đốc Radford có vẻ lúng túng trong vấn đề này, lúc thì ông tỏ ra lạc quan nói với Quốc hội rằng rồi đâu sẽ vào đấy, lúc thì thấy như tận thế đến nơi, đòi phải đem bom nguyên tử chiến thuật ra mà quét sạch Việt Minh đang bao vây Điện Biên Phủ. Eisenhower thường được miêu tả là theo đuôi ngoại trưởng của ông trong lĩnh vực đối ngoại nhưng trong vấn đề này không có bằng chứng cho thấy là ông theo Dulles hay Radford.

Tình hình càng xấu đi thì Eisenhower có chuyển biến đôi chút, ông kêu gọi “phối hợp hành động” giữa các lực lượng đồng minh và tính đến khả năng hỗ trợ không quân cho quân đội Pháp nhưng ông không thay đổi ý kiến trong việc đơn phương sử dụng quân lực Hoa Kỳ. Về vấn đề này, Tồng thống được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tham mưu trưởng lục quân James Ridgway, ông này có kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á. Kế hoạch của chính phủ trong việc giúp đỡ Pháp là gửi cho họ phi công, máy bay, dưới sự che đậy của CIA, một chiến thuật ít mạo hiểm do chính Eisenhower đề ra.

Đồng thời, Washington bắt đầu nhìn tới thời kỳ sau khi Pháp rút đi. Điện Biên Phủ tượng trưng cho sự thất bại của Pháp nhưng còn có một nguyên nhân sâu xa hơn đó là sự mệt mỏi chiến tranh ở Pháp. Người Pháp đã nói tới chuyện thương lượng để rút ra khỏi vũng lầy từ lâu trước khi mất Điện Biên Phủ, trong sự lo ngại của Mỹ muốn cho Pháp trụ lại. Chính là Pháp, bị Mỹ phản đối, đã nằng nặc đòi đưa vấn đề Đông Dương vào chương trình nghị sự của hội nghị 5 nước mạnh nhất tại Genève, bắt đầu họp vào tháng Tư năm 1954, trước đây dự định để bàn về vấn đề Triều Tiên. Vào khoảng thời gian đó một ủy ban đặc biệt về Đông Dương đã được Eisenhower thành lập để tìm kiếm những giải pháp có thể có. Đầu tháng Hai 1954, ba tháng trước khi Điện Biên Phủ sụp đổ, Thứ trường ngoại giao Hoa Kỳ Walter Bedell Smith đã nói với Ủy ban ngoại giao thượng nghị viện những dự tính của ngành hành pháp. Bedell Smith nói rằng nếu Pháp bắt buộc rút lui thì giải pháp có thề áp dụng đầu tiên là “dựng tường để ngăn chặn một miền, và giúp đỡ những phần tử bản xứ muốn được giúp đỡ ở một miền khác”. Mấy tháng sau, Việt Nam đã bị chia thành hai miền Bắc, Nam, tại vĩ tuyến 17.

Washington cũng bắt đầu đồng ý với nhau về vấn đề vì sao người Pháp đã thất bại và vì sao người Mỹ có thể làm tốt hơn. Washington cho rằng sở dĩ thất bại là vì Pháp là thực dân. Họ không sử đụng những phần tử quốc gia trong nhân dân Việt Nam (những người như Châu chẳng hạn), những người có thể đem lại cho đất nước họ một giải pháp không cộng sản. Người Pháp nói rằng họ khuyến khích thành lập một quân đội quốc gia gồm toàn những người Việt Nam, nhưng họ nói vậy mà chẳng làm bao nhiêu để thực hiện điều đó. Chỉ có chừng mấy ngàn sĩ quan như Châu trong toàn bộ quân đội Liên hiệp Pháp, và không có ai có vai trò quan trọng cả. Tại cuộc họp ngày 8 tháng Giêng, 1954, bàn về an ninh quốc gia, Phó Tổng thống Richard Nixon nói cho người Pháp biết rằng “nếu người Việt Nam đủ mạnh để tự bảo vệ đất nước của họ thì họ sẽ rút khỏi khối Liên hiệp Pháp”. Sự phân tích của Richard Nixon như đã được chứng minh bằng sự từ chối của Pháp không cho người Mỹ dính líu bằng cách làm cố vấn cho người Việt Nam. Có người nghĩ rằng Pháp sợ Mỹ sẽ khuyến khích một phong trào đòi độc lập. Phái đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ, do Tổng thống Truman phái sang Việt Nam năm 1950, chỉ làm việc thông qua người Pháp và chỉ lo chủ yếu vào việc tiếp tế quân cụ. Người Pháp cần tiền và đồ tiếp tế chứ không cần cố vấn. Tình hình ngày càng xấu người Pháp càng cần viện trợ hơn nên họ bắt buộc phải mềm mỏng. Đầu năm 1954, tướng Navarre đồng ý cho Mỹ để năm sĩ quan liên lạc bên cạnh bộ chỉ huy quân sự của ông. Giám đốc CIA Allen Dulles yêu cầu đưa Lansdale từ Philippin sang Sài Gòn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2008, 09:11:09 pm »



*
*   *


Lansdale và Lawrence ở Arabia có nhiều nét giống nhau. Cả hai đều là những nhà hoạt động không muốn bị câu thúc, bị cấp trên coi là hoạt động không đúng đường lối, nhưng được chấp nhận vì đã có quan hệ hợp tác có hiệu quả với người địa phương. Hình ảnh của họ trước công chúng cũng được truyền tụng với ít nhiều huyền ảo. Tiếng tăm của người Anh Lawrence và người Mỹ Lansdale được đề cao bởi những người không phải trong nước của họ. Chính nhà văn Mỹ Lowell Thomas là người đầu tiên nêu bật chiến công của Lawrence, với tư cách là cố vấn cho quân du kích Arập trên sa mạc chiến đấu chống đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ. Lowell Thomas mô tả Lawrence là một người hết sức giản dị, thật thà đến vụng về, chỉ có một tâm niệm là chiến đấu cho tự do. Nhưng theo sự uốn nắn của nhiều nhà văn khác thì Lawrence là một con người phức tạp hơn nhiều và ông đã lôi kéo người Arập theo ảnh hưởng của Anh ở Trung Đông một cách có hại cho Pháp.

Còn Lansdale, đã có ba cuốn sách dùng ông làm người mẫu, và cả ba đều hư cấu (Cuốn sách của Lowell Thomas viết về Lawrence là viết về người thật việc thật). Cuốn sách làm cho ông nổi tiếng nhất là cuốn Người Mỹ trầm lặng do nhà văn Anh Graham Greene viết. Trong cuốn sách này, viết như lời kể của một nhà báo yếm thế người Anh, với chủ đề những ý định tốt có thể dẫn đến những hậu quả chết người, được minh họa bằng hình ảnh một người Mỹ tới Sài Gòn trong cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp, cố tạo ra một lực lượng thứ ba đấu tranh cho dân chủ để thay thế cho thực dân Pháp và Cộng sản Việt Nam. Người Mỹ này có tên là Pyle, cũng giống như Lawrence ở Arabia đo Lowell Thomas mô tả, nghĩa là một người cực kỳ giản dị và thật thà đến vụng về. Có sự khác biệt là Lawrence của Thomas Lowell là sức mạnh đấu tranh cho cái thiện, còn nhân vật giống Lansdale trong tiểu thuyết của Greene lại là một người có ý định tốt nhưng lại vô tình đấu tranh cho cái ác - hoặc là tượng trưng, theo Greene, cho cái tánh ngây thơ của người Mỹ cứ thò mũi vào những việc không phải của mình, và cũng không biết mình phải làm gì nữa. Đứng về mặt nghệ thuật mà nói thì tác phẩm của Greene chưa ai vượt qua nổi trong việc nắm bắt không khí của Sài Gòn. Đứng trên một quan điểm chính trị nào đó, người ta có thể nói rằng chủ đề này cũng chẳng có gì nổi bật. Và tính cách của nhân vật hư cấu đã mô tả bóng dáng của Lansdale. Nhưng Lansdale đâu có phải là Pyle, mặc dầu một số đông độc giả có uy thế của Greene đã nghĩ như vậy, đó chỉ là một sự ngộ nhân mà một số nhà báo quay ra chống chiến tranh đã gieo rắc mà thôi. Daniel Ellsberg, ngay sau khi trở thành một người chống chiến tranh, vẫn quý trọng Lansdale, xem như một người cha, đã làm việc với Lansdale với tư cách một sĩ quan phục vụ hải ngoại và đã quan sát Lansdale rất kỹ. Theo Ellsberg, có ba Lansdale trong con người Lansdale:

“Thứ nhất là Lansdale nổi tiếng có một khả năng huyền bí trong giao dịch với người nước ngoài”. Mọi người đều cho rằng ông nói được tiếng của họ, kỳ thực ông không biết tiếng gọi khác ngoài tiếng Anh. Ông làm việc với một thông dịch viên. Tôi đã học được cách ông làm việc với người Việt Nam, ông nghe họ nói thay vì giảng bài cho họ hay nói với họ theo kiểu bề trên như những người Mỹ khác thường làm. Ông đối xử với họ một cách tôn trọng như họ là những người đáng cho ông chú ý - không quá sùng kính mà chỉ coi nhau như bình đẳng. Đó là chín mươi phần trăm trong quan hệ của ông với người khác. Và phần lớn những người đó đều tỏ ra biết ơn vì họ đã được ông tiếp nhận như những con người xứng đáng. Lansdale đối xử với họ rất tốt, tốt hơn cả đối xử với người Mỹ.

“Lansdale thứ hai là con người giao dịch với những người Mỹ quan chức như là một thứ người ngốc nào đó - một con người có những ý tưởng điên khùng, ngây thơ và quá đơn sơ”. Ông không ngần ngại tỏ ra là một người có đầu óc bình thường trước những người ông không muốn bộc lộ thân phận của mình, mà những người đó lại chiếm tới chín mươi chín phần trăm người Mỹ trong bộ máy thư lại. Đối với các nhà báo, ngoại trừ một đôi người rất thân như Robert Chaplen của tờ The New Yorker, ông rất dè dặt và cẩn thận trong lời nói. Để cho họ đi nơi khác, ông chỉ nói những khái niệm cơ bản về dân chủ và những vấn đề về truyền thống Việt Nam mà thôi.

“Còn con người Lansđale thứ ba thì ta chỉ được gặp khi ta cùng làm việc gần gũi hoặc cùng một nhóm. Sau khi nói chuyện với ký giả theo cái kiểu nhà quê cục mịch hàng ngày của mình, ông quay lại với chúng tôi, và ông thay đổi hẳn. Ông trình bày một lượng định tình hình sắc sảo và rõ ràng, với những chị tiết, nhiều khi tàn nhẫn, cho biết ai đang làm điều gì cho ai”.

Joe Redick, một sĩ quan CIA đã phục vụ với Lansdale trong cả hai nhiệm kỳ của ông, nói rằng còn lâu Lansdale mới ngây thơ. “Lansdale cộng tác với người Việt Nam và một số trong những người đó thực sự khốn nạn, không còn nghi ngờ gì”, Redick nói. “Tham nhũng như quỷ. Nhưng ông nói chuyện với họ như họ là những người đang thực tâm phục vụ đất nước. Đến nỗi khi họ ra về họ cũng cảm thấy như thế thật”.

Đó là con người Ed Lansdale đã tới Sài Gòn ngày 1 tháng Sáu, 1954, một nhân viên tình báo tài ba và giàu kinh nghiệm. Nhiệm vụ của ông là đánh bật người Pháp ra và làm việc trực tiếp với người Việt Nam để chuẩn bị đối phó với Cộng sản. Khi Lansdale bước ra khỏi máy bay, thực tế ông đã là người Mỹ đầu tiên tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương thứ hai1.

Lansdale thấy cần có một người Việt Nam để có thể thông qua người đó mà thực hiện sứ mạng của mình. Nhưng thay vì tìm được một Magsaysay thì ông lai vớ phải một Ngô Đình Diệm. Ông không dính líu gì trong việc đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng đề tiếp tục một chuỗi những tên bù nhìn dưới thời của Pháp. Diệm là do Hoàng đế Bảo Đại đề nghị, ông này do Pháp phục vị để làm cảnh, đóng vai quốc trưởng từ chỗ lưu đày của ông ta ở Côte d'Azur, bên Pháp, sự lựa chọn này đã được Washington xem lại và duyệt. Việc chọn Diệm phản ánh thực trạng khó khăn trong việc lựa chọn những phần tử không Việt Minh. Những lãnh tụ không Việt Minh khác thì hoặc là có quốc tịch Pháp hoặc là có quá khứ hợp tác với Pháp. Những quan chức trong tòa Đại sứ Mỹ ở Paris đã xem xét kỹ con người Ngô Đình Diệm trước khi ông này về Sài Gòn, đã điện cho Washington nói rằng Diệm là một người “thần bí kiểu yoga” và họ chuẩn bị chấp nhận một “triển vọng lố bịch” là Diệm được chọn làm Thủ tướng “chỉ vì những Thủ tướng trước ông quá tồi”. Đó là một lời đánh giá hóc búa nhưng không phải quá sự thật như nhiều người đã nghĩ.

Diệm có chỗ hấp dẫn là ông đã chống cả Pháp lẫn Cộng sản và được biết tiếng trong nước là một người quốc gia. CIA có thề đã thò bàn tay bí mật vào cái vụ bổ nhiệm này thông qua Bảo Đại, bởi vì ông vua này, nếu chưa đem bán vẫn có thể thuê được. Robert Amory, lúc đó là Phó Giám đốc CIA, kể lại hôm ông đến chơi với một nhà báo truyền hình là Martin Agronsky, và tán chuyện với thẩm phán tòa án tối cao William O.Douglas, ông này nói với ông, “Ông có biết ai là người sẽ đưa chúng ta đến Việt Nam không. Ông ta đang ở nước này, đó là Ngô Đình Diệm”. Amory ghi lại tên người đó trong sổ tay, Z-I-M, và hôm sau nói lại với các quan chức CIA. Chưa có ai nghe nói tới Diệm cả, nhưng ông ta nghiên cứu kỹ thì thấy đúng là người đang cần.

Chuyện Amory kể có thể là đúng vì thẩm phán Douglas, sau này được biết là con người tự do trong những người theo phái tự do trong Tòa án tối cao, đã một mình vận động cho Ngô Đình Diệm. Douglas trong một chuyến đi mạo hiểm sang Việt Nam năm 1953 đã ẩn ở những nơi nào đó trong nước mà có rất ít người Mỹ trông thấy. Ông kinh tởm việc chính quyền Eisenhower ủng hộ thực dân Pháp. Là một người dân chủ theo phái tự do, ông tự mình chọn ra một giải pháp cho Việt Nam. Phần lớn những người Việt ông gặp là những người trung lập, họ tìm sự che chở của Pháp để khỏi bị cộng sản làm hại nhưng lại ghét Pháp và chỉ mơ được độc lập. Bật ra một cái tên: Ngô Đình Diệm, một quan chức Việt Nam đã rời khỏi đất nước năm 1950 khi đã bị Cộng sản tuyên án tử hình và người Pháp không nhận bảo vệ. Diệm là một người sống độc thân, và cuộc sống độc thân coi như là một dâng hiến cho đạo Thiên chúa, đáng cho nhiều linh mục hổ thẹn, đã lánh nạn trong dòng các cha Maryknoll ở New Jersey, theo sự khuyến khích của Wesley Fishel, một nhà hàn lâm và một người bạn, đã chọn Hoa Kỳ là nơi tạm trú của mình. Khi thẩm phán Douglas từ Việt Nam trở về, ông đã mời Diệm đến Washington gặp một số lãnh tụ có thế lực. Douglas thu xếp một bữa tiệc trưa tại tòa án tối cao tháng Năm 1953 và một trong các vị khách hôm đó là vị Thượng Nghị sĩ trẻ tuổi tên là John F. Kennedy. Douglas đặc biệt muốn cho Kennedy gặp Diệm bởi vì Thượng Nghị sĩ quan tâm đến các vấn đề ngoại giao, và lúc còn làm hạ nghị sĩ đã có qua thăm Việt Nam, và đã chọc giận người Pháp khi ông nói rằng người Việt Nam đâu có lý do gì để chiến đấu chống cộng sản, trừ phi họ được trao trả tự do. Dù sao thì tên của Diệm cũng đã cắm rễ ở những người đề xuất ý kiến cũng như những người lựa chọn ở Washington.
_______________________________________
1. Những cuốn sách viết về Lansdale, ngoài cuốn Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, là cuốn Người Mỹ xấu xa của Wiliam J Lederer, và cuốn Cơn sốt màu vàng của Jean Larteguy, do Xan Fielding dịch ra tiếng Anh. (chú thích của tác giả)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM