Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:03:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm hiểu thông tin về các đơn vị QĐNDVN  (Đọc 522260 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
le xuan dinh
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #90 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2010, 01:23:44 pm »

ai biết thông tin về Tiểu đoàn 32 KH, một tiểu đoàn độc lập - hỗn hợp, được thành lập năm 1967 giải thể năm 1972, hoạt động khu vực chiến trường trị thiên, huế, hiện nay đơn vị nào quản lý, tiếp quản sự giải tán đó?
Logged
lienlac514
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #91 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 07:12:24 am »

Em chào các bác
có bác nào biết địa chỉ của phòng chính sách quân khu 4 hoặc số điện thoại của phòng chính sách Quân khu 4 không Ạ  cảm ơn nhiều
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #92 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 09:59:01 am »

KH cũng là QK IV, số điện thoại và địa chỉ liên lạc đây: http://nhantimdongdoi.org/?mod=chitiet&subcate=22&id=1581
Logged

phuongso
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #93 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2010, 01:05:26 pm »

Các bác ơi giúp cháu về thông tin của sư 312 trong khoảng tháng 4 năm 1970 với ạ.

Bác cháu là Bùi Văn Quang trước ở đơn vị  C13 - D9 - E209 - F312 đóng quân ở: xã Long Thành, Huyện Phổ Yên, Tỉnh Bắc Thái. Đi Nam khoảng tháng 11 hoặc tháng 12-1967. Hy sinh 16/4/1970.
Trên giấy báo tử có ghi là KB (hoặc là KB/P- cháu nhớ không rõ), cháu xem trên nhantimdongdoi.org thì biết KB là Khu 7, thuộc địa bàn quân khu 7, gồm các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bỉnh Dương, Tây Ninh, Long An.

Đến giờ gia đình cháu vẫn chưa tìm được thông tin gì về bác cháu cả. Các bác giúp cháu với. Cháu cảm ơn!
Logged

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng
le xuan dinh
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #94 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2010, 05:14:54 pm »

Tôi cũng có người nhà Tên đơn vị lúc hy sinh tên GBT là Tiểu đoàn 32 KH, nhưng cũng có một người LS khác tên đơn vị trên giấy báo tử y hệt. Thế mà có một CCB còn sống lại nói, đó chính là K 32 thuộc Tỉnh đội Quảng Trị. Năm 1971 chiến đấu các trận tại vùng Ba Lòng, Cam Lộ, Gio Linh... baoệ đường 9 và đường Trường Sơn, lấy mọi thứ quân trang, quân dụng và lương thực, thực phẩm tại Bình Trạm 107, vùng A Dơi, giáp huyện Mường Noòng (Lào).
K32 như vậy là thuộc xã Tà Long, Đa K rông, Quảng Trị giaiddoanjj sau 1968 - 1972.
Đến nay Có chị Nguyễn Thị Bích Lạp là thành niên xung phong, còn sống ở Tam Quang, Núi Thành; bác Hoàng Sơn - trợ lý chính trị Binh Trạm 107, nay sống ở xóm 1, Minh Xuân, Lục Yên, Yên Bái.
Vậy nhờ các bác liên kết thông tin, tìm xem còn ai là CCB thuộc những đơn vị trên.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #95 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2010, 06:25:28 pm »

Các bác ơi giúp cháu về thông tin của sư 312 trong khoảng tháng 4 năm 1970 với ạ.

Bác cháu là Bùi Văn Quang trước ở đơn vị  C13 - D9 - E209 - F312 đóng quân ở: xã Long Thành, Huyện Phổ Yên, Tỉnh Bắc Thái. Đi Nam khoảng tháng 11 hoặc tháng 12-1967. Hy sinh 16/4/1970.
Trên giấy báo tử có ghi là KB (hoặc là KB/P- cháu nhớ không rõ), cháu xem trên nhantimdongdoi.org thì biết KB là Khu 7, thuộc địa bàn quân khu 7, gồm các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bỉnh Dương, Tây Ninh, Long An.

Đến giờ gia đình cháu vẫn chưa tìm được thông tin gì về bác cháu cả. Các bác giúp cháu với. Cháu cảm ơn!
e209A vào B3(năm 1968) đánh trận Chư Tan Kra nổi tiếng(26/03/1968), cuối 1968 chuyển quân vào B2. Năm 1970, e209 (hay là e42) thuộc f7 chiến đấu ở B2 (Tây Ninh, Bình Dương, Phước Long...)
Bạn liên lạc với bác CCB Nguyễn Trọng Cựu - nguyên Trưởng ban Quân giới e209 - số máy 083.7509368.
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
phuongso
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #96 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2010, 09:12:24 am »

Cháu xin chân thành cảm ơn bác Napleon! Hy vọng với thông tin mà bác cung cấp giúp, gia đình cháu sẽ tìm được bác Quang.
Logged

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #97 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2010, 03:33:56 pm »

Cháu xin chân thành cảm ơn bác Napleon! Hy vọng với thông tin mà bác cung cấp giúp, gia đình cháu sẽ tìm được bác Quang.
Mình sẽ gửi thêm số DĐ của bác CCB Tống Công Phi - Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính(nguyên CCB e209) qua pm nhé.
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
le xuan dinh
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #98 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2010, 11:31:36 pm »

Hòang Sơn
20 giờ tối ngày 26 tháng 04 năm 2010:
Gọi điện cho bác Hoàng Sơn
Thông tin thu được như sau.
Binh trạm 43 có từ trước năm 1967, tại vùng A Dơi, Mường Noong, lúc đó Trung tá lê Hữu Phùng làm Binh trạm trưởng. Trung tá Lê Hữu Phùng đã anh dũng hy sinh. Năm 1967 thì đổi tên thành Binh trạm 107, bác Chu Đăng Chữ làm Binh trạm trưởng, Lê Phùng Xuân làm Chủ nhiệm chính trị.
Bí thư Huyện ủy huyện Hướng hóa lúc đó là đồng chí Nguyễn Văn Mười, quê ở Ba lòng, đóng ở Chụp, bên kia sông Sê Pôn.
Bác Hoàng Sơn đến đây từ năm 1969, đến cuối năm 1971 thù rút đi lên tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, làm xã ủy xã An Thủy, cạnh cầu Tràng Tiền. Năm 1974 thì ra Bắc.
Ăn tết năm 1971 là tại Trạm phẫu đóng tại xã Tà Long.
Bác Chu Đăng Chữ có một người liên lạc viên chết bom tại hầm trước tết năm 1971, do mưởng bom xuyên thủng bụng.
Anh Đinh Ngọc Tường là Chính ủy Binh trạm.
Trạm phẫu tại Tà Long ra đời là để giúp cho K32, vì nếu chuyển thương bệnh bình sang Lào thì xa, tổn thất lớn.
Có đi lấy gạo ở Binh trạm 107 thì qua A Sóc, A Cha, A Dơi rồi về Tà Lụt, Tà Long.
Binh Trạm 107 chưa được khoảng 1000 tấn lương thực, 1000 tấn vũ khí.
Có lúc phải đi huy động sắn ở trong dân.
Bộ đội chủ yếu năm hầm, không đóng trong nhà dân.
Chiến thuật “xách đầu dê” nghĩa là đánh gọn từng tiểu đoàn địch, đánh diệt gọn, nhưng rồi quân số ít, lại bị lộ do có gián điệp cài vào hàng ngũ ta.
Ví dụ, vụ một đại úy bác sĩ Trưởng phòng Binh làm điệp việc cho địch.
Một y sĩ cũng bị phát hiện làm tính báo cho địch. Bác Hoàng Sơn còn nhớ, có y sĩ người Tuyên Quang đâu hàng địch, vẫy máy bay trực thăng địch rồi nó hạ xuống hốt đi.
Bố trí Binh trạm 107 ngay trên đất Quảng Trị là tối quan trọng cho toàn bộ chiến trường miền Nam. Do đó, K32 lập ra là để bảo vệ an toàn cho Binh trạm 107. K32 tác chiến các vùng Dốc Miếu, Cồn Tiên, Ba Chăm, Cam Lộ, nhưng chủ yếu là ở Ba Lòng, Cam Lộ, Gio Linh.
Do đó anh em Binh trạm 107 và K32 gắn bó với nhau, bảo vệ nhau.
Tết năm 1971 bác Hoàng Sơn đi ăn tết với anh em K32 theo chủ trương là để động viên anh em, nhưng thực ra cũng chỉ gặp có mấy anh em trong Trạm phẫu, còn các anh em khác thì bố trí trong các hầm khác nhau.
K32 lúc đầu khoảng 210 người, nhưng về sau chỉ còn khoảng 120 – 130 người, cơ cấu 3 đại đội thiếu.
Có lúc bác Hoàng Sơn còn động viên được cả trăm dân công từ các xã A Dơi, Tân Lâm của Hướng Hóa đi khuân vác cho Binh trạm 107.
Địch rải thảm B52 rất nhiều, quân ta thiệt hại rất nhiều.
Cùng đơn vĩ cũ bác Sơn còn nhớ có bác Thành ở Trấn Yên, Yên Bái; Quyền Tiến Khôi thị xã Yên Bái (con ông trạm trưởng bưu điện thị xã Yên Bái lúc đó); bác Ghềnh thị xã Yên Bái; anh Hướng người Phú Thọ.
* Hết câu chuyện qua điện thoại với bác Hoàng Sơn, thì chị Nguyễn Thị Bích Lạp gọi nhỡ, sau đó gọi lại cho chị Lạp, thì chị Lạp nhớ rõ bác Chu Đăng Chữ. Còn chồng chị là Nguyễn Thiền Lệnh đã chết cách đây hơn 20 năm rồi, trước đây là Binh trạm phó Binh trạm 107.
Chị Lạp nhớ có bác Lê Đình Thuận Tiểu đoàn trưởng về nhận quân ở Quảng Bình, trong đó có chị Lạp. Hứa cho chị 1 tuần để nhớ lại, và đi gặp bác Lê Đình Thuận để nhớ lại, vì lâu nay vẫn còn liên lạc anh em với nhau.

Như vậy, thông tin đơn vị của LS Nguyễn Văn Tẹo là Tiểu đoàn 32 KH là trung khớp với tên đơn vị của LS Ngô Minh Cường.
Thực tế đó là K32 thuộc Tỉnh đội Quảng Trị.
Thông tin từ chị Lạp và bác Hoàng Sơn trung khớp nhau về đơn vị Binh trạm 107, về binh trạm trưởng Chu Đăng Chữ.
Làm rõ thêm chức năng nhiệm vụ của K32 là bảo vệ Binh trạm 107, và đánh địch không cho nong ra, đồng thời sử dụng chiến thuật “xách đầu dê”, diệt gọn từng tiểu đoàn địch.

Logged
le xuan dinh
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #99 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2010, 08:28:41 am »

Trong một bài báo được đăng trên CAND, tiêu đề " Gặp cô gái "Vai trăm cân chân ngàn dặm" , thì Binh trạm 107 thuộc Cục hậu cần Quân khu Trị Thiên. Đơn vị này đóng ở huyện Mường noọng tỉnh Xavanakhawts của nước bạn  lào, A Dơi là vùng giáp ranh với Mường Noọng. Bác Chu Đăng Chữ là Binh Trạm trưởng, Nguyễn  Thiền Lệnh là Binh Trạm phó.
Gặp cô gái "Vai trăm cân chân ngàn dặm"
14/07/2009 http://www.nuithanh.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1605&Itemid=204
Kỉ niệm 59 năm ngày truyền thống Thanh niên xung phong 15/7/1950- 17/7/2009
Tháng 7 về, mang đến cho tôi một nguồn vui quá bất ngờ. Vì gặp được một ngưòi mà lâu nay tôi đã hằng mến mộ qua từng bức ảnh của Phóng viên chiến trường Trọng Thanh (thông Tấn xã Việt Nam) đã được in trong nhiều tập ảnh và báo chí như: tập ảnh “Đường Hồ Chí Minh – Con đường huyền thoại” ( nhà xuất bản Chính trị quốc gia), tạp chí Người đẹp Việt Nam, Hồ sơ một thế hệ của báo Tuổi trẻ…và gần đây nhất là nó đã xuất hiện trong chương trình của đài truyền hình Việt Nam nhân kỉ niệm 50 năm con đường Trường Sơn.
 
Người đó không ai khác chính là cô gái Thanh niên xung phong Nguyễn Thị Bích Lạp sinh năm 1944. Quê ở làng Phú Thuỷ, huyện Lệ thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Hiện đang sinh sống cùng các con tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Là nhân vật chính trong nhứng bức ảnh của Trọng Thanh Phóng viên Thông Tấn xã Việt Nam
.
Tôi tìm đến nhà cô vào một ngày của tháng 7 này, nhà chị nằm bên bến cảng Kỳ Hà. Trước tôi là một phụ nữ có làn da và gương mặt không khác mấy so với cô gái nhỏ nhắn xinh đẹp, đội mũ tai bèo, quần xắn quá gối đang gùi sau lưng hai thùng đạn cao quá đầu người; hai tay ôm chiếc túi xách mang trước ngực, bước đi khoan thai, nhẹ nhỏm trong tấm ảnh đã được anh Trọng Thanh bấm máy cách đây 39 năm.

Trong phút chốc kí ức của những ngày gian khổ, hào hùng của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Hồ Chí Minh ùa về với chị. Tay mân mê tấm hình, mắt đắm nhìn lặng im, rưng rưng lệ, từ tận đáy lòng dâng lên một nỗi niềm cảm xúc không gì cưỡng nỗi. Chị nói: bức ảnh ni anh Trọng Thanh chụp tôi vào năm 1970. Lúc đó tôi đang cõng hai thùng đạn nặng 80 kg đang vượt qua một con dốc trên đường Trường Sơn - Quảng Bình. Hôm đó tôi gùi nhẹ vì không thể chất thêm được nữa, chứ có ngày tôi gùi trên 100 kg không kể chiếc túi cứu thương phía trước, còn tấm này là tôi đang vác 100 kg hàng đang vượt qua toạ độ lửa, người chạy ngược lại phía tôi là anh Phan Bá Sự đại đội trưởng. ..” Chị Lạp bồi hồi, nhớ lại. Nhìn những tấm ảnh mà lòng chị đã trôi về với một miền ký ức đó là một thời tuổi trẻ hào hùng của những ngày sống ở toạ độ lửa B.52 trên tuyến đường Trường Sơn. Chính nơi đây đã đưa chị đến với tình yêu đến với những niềm vui và nỗi buồn của cuộc đời. Chờ cơn xúc động nén lại chị kể tiếp: “ tháng 6 năm 1967 anh được đơn vị cho về tuyến sau để chữa bệnh và nhân đây cho nghỉ phép về quê lo tổ chức lễ cưới nhưng thời gian đi đường hết 13 ngày chỉ còn lại 5 ngày. Những ngày bên nhau hiếm hoi ấy, anh và chị cùng thấy cuộc chiến tranh vệ quốc qua' ư là khốc liệt. Chị nói “ Chúng mình nên chờ vào dịp khác. Anh cứ thanh thản vào chiến trường đánh giặc, ở nhà em chờ”. Đâu có ngờ, lần ấy anh ra đi không trở lại. Sáu tháng sau, từ chiến trường giấy báo tử về tận quê nhà. Nhận hung tin lòng chị tơi bời …“ Khi nghe tin người yêu hi sinh ở chiến trường, tôi như muốn gục ngã. Nhưng nhớ những lời anh dặn trước lúc ra đi rằng tôi phải đến viếng thăm mẹ già của anh, nên tôi cố gượng dậy, giữ lời hứa với người yêu. Trong tình yêu đất nước tôi còn có việc là phải lo báo thù cho anh ấy. Nợ nước thù nhà ta phải trả ”. Kể đến đây lời chị nghẹn lại. “Đúng lúc đó Tỉnh Quảng Bình thành lập Tổng đội thanh niên xung phong chị được mấy anh điều về C1 – D72 phục vụ cho Binh trạm 107 - Cục Hậu cần Quân khu Trị - Thiên, đơn vị đóng gần Huyện Mường Nòn, tỉnh Savanakhắt, của nước bạn Lào….”

Nhìn ảnh rồi nhìn chị. Tôi hỏi với vóc dáng mảnh mai, gầy yếu như thế làm sao chị cõng được hàng trăm ki-lo hàng vượt đường rừng ? Chị kể ngọn ngành: “Vào tháng 1 năm 1969, Tổng đội TNXP điều tôi đến khu vực A Dơi vùng giáp ranh huyện Mường Nòn, nước bạn. Công việc đầu tiên của tôi là dọn và chuyển số hàng hoá còn lại ở kho sau khi bị bom Mỹ đánh phá. Thú thiệt, mình là con nhà nông nghèo lại quen gánh gồng từ nhỏ, thấy kho hàng bị giặc phá tiếc đứt ruột, nên phải cố mà cõng cho nhanh đến chỗ an toàn. Trên giao chỉ tiêu mỗi nữ chỉ được gùi 25 kg, mỗi ngày 7 chuyến, với cự ly 2 km nhưng tôi gùi thường xuyên 70 – 80 kg, mỗi ngày 21 chuyến. Có nhiều lúc thấy đồng đội đuối sức, đau ốm giữa đường, tôi gùi thay đến cả 100kg. Có khi lại chuyển hàng dài đến 30 – 40 km, mỗi ngày đi, về chỉ được một chuyến. Đơn vị chỉ có hai y tá, đúng ra tôi được phân công trực ở nhà lo chuyện đau ốm cho anh em, nhưng tôi xung phong đi suốt. Làm sao mà ngồi ở nhà được vì mặt trận đang cần…” Cũng chính tài gùi cõng mà chị nổi tiếng khắp đơn vị. Chị kể: “Nhớ có lần gùi cõng mồ hôi vả như tắm. Khát nước quá, tôi liều tạt vào lán chỉ huy Binh trạm 107 để xin nước uống. Thấy tôi mảnh dẻ, nhỏ nhắn đồng chí phó Binh trạm hỏi: “ Trông em nhỏ bé thế, mà sao cõng được hàng nặng như vậy” Tôi đứng nghiêm trả lời: “ Chiến trường đang cần, nên em phải cố gắng thủ trưởng ạ!”. Chị đâu có ngờ những ngụm nước của đồng chí thiếu tá Nguyễn Thiện Lệnh Phó Binh trạm đưa cho lại là sự trao gửi một mối tình đẹp của anh, của một người lính đã mất một tay trong trận đánh Pháp 1945 ở chiến trường Quảng Nam. Kể từ hôm ấy và sau những lần gặp gỡ trên tuyến đường Trường Sơn, chị trở thành người bạn đời của Phó binh trạm.

Năm 1971, đơn vị giải thể, con chim đầu đàn của C1- D72 - TNXP Quảng Bình - Nguyễn Thị Bích Lạp được tuyên dương Huân chương giải phóng hạng 2, Huy hiệu dũng sĩ cấp 1 và trở lại quê làng ở Quảng bình (sau ngày hoà bình chị tiếp tục được Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng ba). Ngày ấy bà con làng Thạch Bàn, xã Phú Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ quê chị có một câu ca về một cô gái thanh niên xung phong vừa về làng làm Trung đội trưởng dân quân xã, kiêm đội trưởng sản xuất kiêm y tá, kiêm uỷ viên ban chấp hành Hội Phụ nữ xã: “Muống lên xanh, quê ta đất đỏ, chuyện mấy đời nỏ có ngày xưa. Mấy đời phụ nữ cày, cưa. Đảm đang như chị Lạp, Mỹ thua có ngày…” Chính cô thanh niên xung phong Nguyễn thị Bích Lạp gánh, cõng 100kg trên vai ngày trước nay lại biết cày bừa, biết cả cưa gỗ.

Chị kể: Tháng 9 năm 1971, sau hai tháng nghỉ phép, tổ chức đám cưới với chị tại làng Thạch Bàn xong chồng chị Phó Binh Trạm lại lên Trường Sơn. Mãi đến năm 1974, Anh ra Hà Nội chữa bệnh, chị mới được gặp anh tại đây. Lúc này chị cũng được chuyển ra bắc điều trị vì những cơn bệnh tai ác do áp lực của bom B52 gây ra). Và đứa con đầu lòng của chị được chào đời sau lần gặp gỡ ấy …

Lật những trang đời đầy gian khổ nhưng hào hùng của một thưở, chị nhìn xa xăm và khóc. Sau gần 40 năm quân ngũ, năm 1985, chồng chị đã là một đại tá thương binh xin xuất ngũ, đưa chị về thôn hai xã Tam Quang Huyện Núi Thành sinh sống. Anh chị xin một khu đất trên đồi hoang trước đồn Biên Phòng Cửa khẩu Kỳ Hà, nay là bên bến cảng để cất nhà, tạo dựng cuộc sống nuôi con ăn học. Năm 1988 chồng chị ngã bệnh và ra đi. Để lại mình chị với bốn đứa con, cộng thêm cơn bệnh viêm não và chấn thương cột sống chị đau ốm liên miên. Những ngày tháng đó, để có đủ nuôi con ăn học chị gượng dậy, làm bất kể việc gì từ làm thuê, trồng rau, đến chăn nuôi, cộng với đồng lương hưu để cả nhà sống qua ngày, Chị kể: “Cái căn bệnh viêm não quái ác lại hoành hành, nhiều đêm không ngủ được . Bây giờ sức khoẻ mình suy kiệt không biết còn khoẻ được bao lâu nữa, có nhiều hôm chị đứng không nỗi, có lúc ngã nhào tưởng chừng không có cột sống …”. Tôi thầm nghĩ hay rằng do ngày xưa chị cõng hàng nặng quá cộng thêm lực ép của bom B.52 làm tổn thương cột sống của chị cũng nên.

Chị cho tôi xem những kỉ vật thời chiến trường: túi xắc - cốt Liên xô cũ, hộp y cụ quân đội bây giờ chị dùng để cất những giấy tờ cần thiết, những tấm hình chị được chụp ở Trường Sơn, ảnh của những cô bạn thanh niên xung phong Quảng Bình như Hồ Thị Hiền Lương, Trần Thị Ngọc, Nguyễn Thị Hằng... Chị bảo: “Nhớ lại những ngày ở Trường Sơn, mình thấy sống lại một thời tươi trẻ đầy ý nghĩa. Đó là những ngày gian khổ, sự sống và cái chết luôn ở liền nhau, nhưng cuộc sống rất đáng yêu, con người thương yêu nhau hết lòng, thuỷ chung, nhiều lúc lấy sẵn sàng nhường sự sống nhận cái chết cho nhau …” Chị bỏ lửng câu nói, thở dài, quay mặt gạt vội những giọt nước mắt. Từ biệt chị, tôi ra về , hình ảnh một thời là con chim đầu đàn của nữ TNXP Quảng Bình - Nguyễn Thị Bích Lạp hôm qua – bây giờ luôn theo đuổi trong tâm trí tôi. Không hiểu sao đối với chị và những người nữ thanh niên xung phong ngày nào trong tôi vẫn là những cô gái – như người ta vẫn thường gọi “những cô gái bất tử tuổi 20” .

Lê Văn Huân Phòng GD – ĐT Núi Thành- Quảng Nam

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM