Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:42:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) - Chuyên đề chung sức của các thành viên QSVN.  (Đọc 458839 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #330 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 10:35:46 pm »

Gia đình chúng tôi có 1 liệt sĩ là  Lương Đức An. SN 1949 tại quê là Xã Chiến Thắng - Huyện An Lão - Thành phố Hải Phòng.

An cùng gia đình rời quê lên Phong Niên, Bảo Thắng, Lào Cai tháng 2/1964. Kết nạp Đảng tại đây. Nhập ngũ tháng 5/1968 tại Lào Cai ở Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn 2. Đi B tháng 1/1969, cấp bậc Thượng Sĩ, chức vụ A trưởng, đơn vị d 267-KB.

 Theo Giấy báo tử số 578/ ngày 30 - 5 - 1972 do Trung tá Nguyễn Đức Phong - Chỉ huy trưởng, bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai ký thì Lương Đức An hy sinh tại mặt trận phía Nam, thi hài được an táng tại Nghĩa trang mặt trận. Ngày hi sinh là 02/5/1970 (27/3/Canh Tuất).

Gia đình đã dò hỏi nhiều và đăng tin trên www.nhantimdongdoi.org nhưng vẫn chưa tìm thấy phần mộ và đôi điều thông tin về thân nhân mình.

Thấy trên QSVN có nhiều bài viết, trả lời, chỉ dẫn cụ thể bổ ích, tôi đưa thông tin này lên và rất mong ai đó nắm được thông tin liên quan đến liệt sĩ thân nhân của gia đình, chúng tôi rất biết ơn và cảm tạ.
Logged

chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #331 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 10:44:15 pm »

d267 có thể là tiểu đoàn 267 của QK8, thời điểm đầu 1970 đang chiến đấu ở Mỹ Tho.

http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=4&idcha=2649&id=2661

Tháng 2 năm 1970, Bộ Tư lệnh Quân khu 8 tăng cường cho Mỹ Tho trung đoàn 3 và tiểu đoàn đặc công 269, tăng cường cho thành phố Mỹ Tho tiểu đoàn 267 để chuẩn bị cho đợt A, B, C mở lõm, chuyển vùng, giải phóng nông thôn. Lực lượng vũ trang được tăng cường góp phần củng cố lòng tin, động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và quần chúng. Chấp hành sự chỉ đạo của Khu ủy Khu 8, đêm 31 tháng 3 rạng 1 tháng 4 năm 1970 Tỉnh ủy Mỹ Tho, Gò Công và Thành ủy Mỹ Tho, mở  đợt tiến công và nổi dậy đồng loạt.

Tuy nhiên, ta chỉ mở được 1-2 đợt, thu được một số thắng lợi ở vùng Châu Thành Bắc, Châu Thành Nam, vùng 20 tháng 7; đắp mô, phá hoại giao thông, chặn đánh địch trên lộ 4, các lộ sườn gây cho địch nhiều thiệt hại. Quần chúng vận động nhiều dân vệ, cảnh sát đồng tình che giấu thanh niên trốn lính và lính trốn tạo ra nhiều lõm chống bắt lính. Quân và dân Gò Công thọc sâu vào các vùng yếu, vùng ven thị xã, thị trấn, ven các đường giao thông liên tục tiến công địch, diệt bọn bình định, dân vệ ác ôn, phá lỏng bộ máy kềm kẹp và bọn phòng vệ dân sự, làm chuyển biến phong trào ở tuyến lộ 8 (xã Vĩnh Hựu), tuyến lộ 12 (xã Thạnh Nhựt), vùng ven biển Gò Công; đã phát động 8.500 quần chúng đấu tranh trực diện với địch, chống khủng bố bắn phá, rải chất độc hóa học, gom dân và phát động quần chúng bung ra đồng sản xuất.

Để đối phó lại cuộc tiến công của ta, địch tăng cường lực lượng đánh phá dài ngày vùng căn cứ cách mạng, đặc biệt là hành quân đêm, đánh biệt kích ở nhiều khu vực như rạch sông Ba Rài, xã Hội Cư và một số xã thuộc bắc huyện Cái Bè, mảng 4 huyện Cai Lậy, vùng Gò Lũy (huyện Châu Thành Bắc). Địch sử dụng bom pháo mật độ cao bắn cả trong vườn, ngoài đồng để tát dân. Ban đêm, địch cho trực thăng soi bắn dọc theo kinh rạch. Ban ngày, “cá nóc” quần đảo rà sát ngọn cây tìm kiếm cơ quan của ta để đánh phá, tiêu diệt bộ đội. Một số vùng như Hội Sơn, Xuân Sơn, ấp 3 xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy; xã Hội Cư huyện Cái Bè; kinh Cà Dâm, xã Mỹ Phước, huyện Châu Thành Bắc đa số nhân dân phải bung ra vùng tranh chấp tạm trú. Địch tiếp tục đẩy mạnh chương trình bình định nông thôn với hai kế hoạch nối tiếp nhau: bình định đặc biệt và bình định bổ túc. Địch đóng thêm đồn bót và tăng cường lực lượng quân sự. Đến cuối năm 1970, địch đóng thêm ở tỉnh Mỹ Tho 353 đồn tua, kể cả cũ và mới có 633 đồn tua. Ở tỉnh Gò Công có 157 đồn tua (cuối 1970).
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #332 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 10:59:38 pm »

Gia đình chúng tôi có 1 liệt sĩ là  Lương Đức An. SN 1949 tại quê là Xã Chiến Thắng - Huyện An Lão - Thành phố Hải Phòng.

An cùng gia đình rời quê lên Phong Niên, Bảo Thắng, Lào Cai tháng 2/1964. Kết nạp Đảng tại đây. Nhập ngũ tháng 5/1968 tại Lào Cai ở Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn 2. Đi B tháng 1/1969, cấp bậc Thượng Sĩ, chức vụ A trưởng, đơn vị d 267-KB.
KB là QK7 bác ạ, bác thử liên lạc với phòng chính sách QK7 xem sao?

Tiểu đoàn 267 của phân khu II (tiểu đoàn chủ lực của tỉnh đội Long An)không biết có đúng không?
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=301.100
- Phân khu 2 (hướng tây nam) gồm Bình Tân, bắc Bình Chánh, các quận 3, 5, 6 và các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Thủ (Long An).
.....
Cụm 679 do đồng chí Đỗ Tấn Phong, Năm Đức, Tám Bền, Ba Tâm chỉ huy có nhiệm vụ tấn công bộ tổng tham mưu ngụy (cổng số 4 đường Trương Quốc Dung) và trại Phi Long (cổng chính sân bay Tân Sơn Nhất). Đơn vị phối hợp là Tiểu đoàn 2 Gò Môn và Tiểu đoàn 267 - Phân khu 2 đánh (cổng số 5 bãi xe Tân Bình).
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2009, 11:39:06 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #333 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 06:20:18 pm »

Thưa các chú, các cô, các anh chị em QSVN

Cháu xin tóm tắt vấn đề như thế này:
Cháu có một người cậu ruột, là Đào Khánh Sơn, sinh ngày 29-09-1949. Quê ngoại cháu ở xã Quang Tiến - huyện Tân Yên - tỉnh Hà Bắc ( nay là tỉnh Bắc Giang) Cậu ấy nhập ngũ khoảng tháng 3/1967, đợt đó những tân binh của 2 huyện Tân yên và Yên Thế được mang tên Tiểu đoàn Đề Thám. Sau khi huấn luyện tân binh, cậu ấy đi B khoảng tháng 9-1967. Sau khi vượt giới tuyến bắt đầu vào chiến trường, thì gia đình ông bà ngoại và mẹ cháu không nhận được tin tức gì của cậu nữa.
Một hai năm sau, có người ở cùng quê đi bộ đội về , có đến nhà báo tin cho ông bà ngoại là cậu cháu đã hy sinh từ rồi Nhưng sau đó cũng không thấy có giấy báo tử cho cậu cháu, nên gia đình vẫn phấp phỏng hy vọng và chờ đợi. Cho đến tận năm 1975, giải phóng miền Nam , những người đi bộ đội dần được trở về quê, còn cậu cháu vẫn không có tin tức gì. Sau đó, gia đình mới đi hỏi các cơ quan có thẩm quyền từ xã lên huyện lên tỉnh ... về trường hợp của cậu thì đến tháng 4/1977, gia đình mới nhận được bằng Tổ quốc ghi công do thủ tướng Phạm văn Đồng ký, xác nhận là cậu cháu  đã hy sinh từ đợt Mậu Thân (trong bằng tổ quốc ghi công ghi là Hạ sỹ QĐNDVN, ngày hy sinh là 9/3/1968 - không biết có đúng là ngày hy sinh không). Trước đó, 12/1975, gia đình cũng nhận được Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba của cậu, do chủ tịch chính phủ CMLTCHMNVN Nguyễn Hữu Thọ ký.
Cho đến nay, gia đình cũng không biết cậu  ở đơn vị nào, chiến đấu ở đâu, hy sinh ngày nào, mặt trận nào ... Hiện giờ, nhà cháu vẫn làm giỗ cậu vào ngày sinh nhật của cậu.
Hôm vừa rồi, cháu có về quê giỗ ông ngoại, tìm lại giấy tờ của cậu thỉ chỉ còn Bằng Tổ quốc ghi công là còn nguyên vẹn, còn Huân chương chiến công Giải phóng và Huân chương kháng chiến thì rách nát, chỉ còn đọc được từng phần. Cháu cũng tìm hỏi một cựu chiến binh đi cùng đợt với cậu cháu, thì chú ấy có nói rằng có nhớ là đợt đấy tiểu đoàn Đề thám được giao quân cho Sư đoàn 3, chú ấy ở trung đoàn 2, chiến đấu ở Bình định, còn không nhớ cậu cháu về đơn vị nào, chỉ nhớ là cùng đợt đó thì về sư 3 Sao vàng thôi.

Như vậy, hiện nay, trong tay cháu, chỉ có 1 bằng tổ quốc ghi công, huân chương chiến công giải phóng và huân chương kháng chiến ( hơi rách nát), và một thông tin là cậu cháu đi B được giao quân cho Sư 3 Sao Vàng. Cháu xem trên này, thì hình như sư 3 sao vàng cũng có một trung đoàn hay nhận quân toàn người Hải Hưng (cũ) và Hà Bắc (cũ), nhưng hình như thành lập sau khi cậu cháu hy sinh và sau đó cũng đã bị giải thể.
Bây giờ, cháu muốn bắt đầu lần tìm những thông tin cần thiết và sau đó, có thể kết hợp với việc nhờ các nhà ngoại cảm để đi tìm cậu cháu. Cháu xin hỏi mấy việc đầu tiên, các cô chú, anh chị em, ai biết nhiều biết ít cũng vào giúp cháu nhé.
- Cháu nên hỏi thông tin ở Tỉnh đội Bắc giang trước hay hỏi ở Sư 3 Sao vàng, để biết đơn vị của cậu? chiến đấu ở đâu? hy sinh ngày nào, trận nào? chôn cất ở đâu...? Nói chung là những thông tin mà sổ sách giấy tờ chính thức còn ghi lại được.
Vì cháu cũng nghe một người nói lại  là ở bắc giang, những hồ sơ liệt sỹ trước năm 1971 không còn vì bị trận lụt năm 1971 mất hết rồi.
- Nếu hỏi, thì hỏi ở Ban chính sách hay ban quân lực sư đoàn? Phải đến tận nơi trực tiếp hỏi, hay có thể hỏi qua thư/điện thoại? Để hỏi thì giấy tờ thủ tục như thế nào ạ?
- Sư 3 Sao vàng hiện nay có phải cũng đang ở Bắc giang? hay Lạng Sơn ạ?
- Trong QSVN mình, có ai đang công tác ở Sư 3 Sao vàng không ạ?
- ...


Cháu xin chân thành cám ơn.
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
landh
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #334 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 11:21:01 pm »

Tôi là cháu ruột của liệt sỹ Dương Đình Trọng, sau hơn bốn mươi năm đau thương mất mát gia đình đã nhiều lần tìm kiếm phần mộ của liệt sỹ Trọng nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Liệt sỹ:    Dương Đình Trọng
Chức vụ:    Hạ sỹ- Chiến sỹ
Đơn vị:   C7 D8 KB
Quê quán:    Xã Thịnh đức - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên
Sinh ngày:    năm 1948
Nhập ngũ:   07-1967
Hy sinh:    9/2/1969 tại Mặt trận phía nam
Thi hài đã mai táng tại nghĩa trang mặt trận

Trên giấy báo tử ngày 1/1/1973 có chữ ký của phó chính ủy, thiếu tá Hà Đức Ngụy.
 
Tôi đã gửi đơn xin cung cấp thông tin tới Phòng Chính sách - Cục Chính trị Quân khu 7 theo như chỉ dẫn trên diễn đàn đã 3 tháng vẫn chưa nhận được tin tức, tôi gọi điện hỏi thì họ trả lời phải đợi và chưa biết đên bao giờ sẽ có thông tin cụ thể.

Nay qua diễn đàn, tôi rất mong được các bác, chú, anh có thông tin gì về Đơn vị, các đồng đội để được biết thêm về liệt sỹ Trọng.
Gia đình tôi vô cùng biết ơn, cảm tạ.

Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #335 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 09:44:46 am »

Nếu đúng Sư đoàn 3 Sao vàng thì đúng dịp này có chiến dịch giải phóng quận lỵ Sơn hà-Quang ngãi có 1 số thông tin trùng khớp đấy bạn ạ:
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=235.30
Ở đây có bạn quangcan@ có thể giúp bạn được đấy bạn thử liên hệ xem sao.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #336 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 03:13:48 pm »

Dạ! có cái thân em đây. Bác ahuuls và bạn trung úy đã gọi thì có em khua chiêng gõ trống trả lời:

1.   Về lực lượng lính Hà Bắc đi B bổ sung cho B1 – KN :
-   Thực chất lính Hà bắc cũ đi B đầu năm 1965 thì nằm trong đội hình E21 F2; thế nên bây giờ có Ban liên lạc CCB trung đoàn Đề Thám của F2 đấy.
-   Sau này, từ đầu năm 1968 thì BTL QK V mới có đợt bổ sung quân đầu tiên và bổ sung lớn về số lượng cho F2, F3 thuộc B1 – KN . Như F3 là hơn 1000 quân. Số lượng này không phải là bổ sung ngay một lúc mà là thành nhiều đợt khác nhau, nhằm bổ sung quân sau tổn thất đợt 1 Tết Mậu thân và tăng cường cho dợt 2, 3.
-   Em nêu giả thiết thế này: Nếu LS nhập ngũ khoảng tháng 3/1967 thì sau khoảng 3-6 tháng huấn luyện mới vào chiến trường. Thường đi mất 2 tháng vào đến B1. Như vậy chắc vào đợt bổ sung quân mới này và vào chiến trường đánh vài trận thì hy sinh ngày 09/3/1968 (đợt 2 của Mậu Thân). Mà đợt này thì F3 vẫn ở Bình định đấy, đánh vòng ngoài của Thành phố Quy Nhơn mà. Sau tháng 6/1968, F3 thiếu mới chuyển ra Quảng NGãi, E12 F3 ở lại.
-   Vấn đề là giấy báo tử của gia đình LS ghi như thế nào ở mục phiên hiệu các đơn vị? sau đó là đơn vị cụ thể nào đây? Không có thì phải lên sở LĐ hoặc tỉnh đội mà xin trích lục. Chỉ sợ Hà Bắc tách tỉnh rồi thì không biết hồ sơ trôi về đâu thôi.

2.   Liên lạc các nơi:  http://www.nhantimdongdoi.org/?mod=chitiet&subcate=22&id=2337
-   bạn ở Bắc giang thì tiện để lên sư đoàn 3 rồi: Cầu Lường, Lạng sơn sát với Bắc Giang đó; bên ngoài có biển đề Đoàn Sao Vàng phía bên tay trái khi đi từ Hà nội lên . Khi đi mang theo các giấy tờ như: giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận LS, CMT nhân dân của người có quan hệ xin vào gặp Ban chính sách là được. Họ tiếp nhiệt tình nhưng trong “phạm vi” của họ ấy mà.
-   Nếu bạn không có giấy báo tử và cũng không xin được trích lục thì làm cái đơn xin xác nhận của UBND xã là gia đình có LS với các thông tin họ tên, quê quán, …. Rồi mang lên trình bày chắc cũng được.
-   Còn QK V thì bạn nên hỏi cho kỹ. Gọi điện cung cấp thông tin LS : họ tên, ngày sinh, quê quán, ngày hy sinh ,… nhờ họ tra cứu là được. Vấn đề là để “người lớn” gọi thì hay hơn, thông tin dễ được xử lý nhanh hơn.

Có gì liên lạc sau nhé
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2009, 04:01:00 pm gửi bởi quangcan » Logged

trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #337 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2009, 12:31:09 am »

cám ơn bác ahuuls và bác quangcan rất nhiều.
ahuuls@: em đọc topic bác cho, thì chiến dịch giải phóng quận lỵ Sơn Hà khoảng tháng 8.1968 thì phải. Cậu em hy sinh ngày 9.3.1968 theo bằng TQGC. Có 1 trận đánh Mỹ mở màn ngày 8.3.1968 gần Diêm Tiêu, được nói đến ở trang 3, em sẽ lưu ý. bác đang ở Lạng sơn ạ?

quangcan@: cậu em đi B cuối tháng 9.1967, vào đến nơi chắc khoảng đầu năm 1968. chắc đúng như bác phân tích, có lẽ cậu em ở trong đợt bổ sung quân cho sư 3 sau khi Mậu thân mở màn. Mẹ em có kể rằng một hai năm sau, có ngưòi đi bộ đội về, đến kể là có nghe tin cậu hy sinh rồi, cũng nói là khi đó cậu em mới vào/mới tham gia vài trận đầu thì phải.
- gia đình không nhận được giấy báo tử của cậu, chỉ nghe tin như vậy. đến năm 1975 giải phóng miền Nam, vẫn không thấy cậu về hay có tin tức gì, gia đình mới đi hỏi lên xã, huyện...thì đến năm 1977 mới nhận được bằng TQGC của cậu. nên gia đình không biết đơn vị thế nào, hy sinh ở đâu... Bây giờ, em chỉ có bằng TQGC đem photo công chứng, có dùng thay trích lục không? vì em cũng nghe nói ở tỉnh đội BG hồ sơ lsỹ trước 1971 bị trận lụt năm đó mất rồi.
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #338 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2009, 09:45:33 am »

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=235.20
…cán bộ chỉ huy trung đoàn 22 tập trung tất cả những xạ thủ B.40 xuất sắc của trung đoàn và chọn ba đại đội bộ binh có kinh nghiệm tổ chức tập kích ban đêm vào quân Mỹ ra phản kích. 3 giờ sáng ngày 8 tháng 3, những quả đạn B.40 bất ngờ nổ đồng loạt vào những chiếc xe tăng Mỹ ở khu vực ấp Diễm Tiêu cách quân lỵ Phù Mỹ bốn ki-lô-mét. Ngay loạt đạn đầu, bốn chiếc xe đã bốc cháy. B.40 vừa nổ, bộ binh đã ập tới, chia cắt bộ binh địch để tiêu diệt. Chỉ hơn một giờ, toàn bộ chi đoàn xe bọc thép và một đạt đội Mỹ đã bị diệt gọn.

Gửi bác trunguy
Nhận định của tôi theo diễn biến trận đánh đã nêu thì khả năng như sau :
* 1 bộ phận của e22-f3 tổ chức tập kích quân Mỹ chỉ hơn một giờ rồi rút.( 8/3/1968)
*  Cậu của bác trunguy hy sinh ngày 9/3/1968 nằm trong 2 trường hợp : Bị thương và hy sinh tại trạm phẫu của e22 hoặc hy sinh trên đường rút về nơi tập kết.
* Khả năng liệt sỹ  Sơn được an táng  ở khu vực phía  tây  Qlộ 1, cách thôn Diêm tiêu phải trên 30 km .
Sau này có thể quy tập về NTLS các xã xung quanh TT Phù Mỹ-huyện Phù Mỹ. Nếu L.Sỹ mất tại trạm phẫu thì mộ chí thường có danh tính.
* Liệt sỹ thuộc 1 trong 3 đại đội của các d7; d8 ;d9 – e22 (  chọn mỗi d lấy 1c đi tập kích )
* Bác liên hệ với Ban chính sách –phòng Chính trị-tỉnh đội Bình định : gặp anh Ninh ( trưởng ban CS )theo số ĐT : 0563 647 080
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #339 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2009, 10:29:23 am »

Kinh nghiệm của em là "không nhận định" trước được như bác ongbom_f2 nêu đâu. Đúng là khoảng thời gian đó E22 F3 đánh ở Diêm Tiêu nhưng đâu chỉ phải mình E22 đánh, các E khác cũng đánh đấy chứ; vấn đề là trận đánh tập kích Diêm Tiêu khá tiêu biểu nên được lịch sử F3 ghi lại thôi. Trường hợp hy sinh thì muôn hình vạn trạng không nói trước được.

Theo các bác CCB F3 có trao đổi lại: lính mới vào chiến trường thì không có kinh nghiệm, không thông thuộc địa hình và lơ ngơ lắm nên thường phải làm các chân lon ton trước đã hoặc ai khá hơn thì khi vào trận là một kèm một, lính mới kèm lính cũ đánh.

Em chỉ dám khoanh vùng tạm thời cho bác là các huyện : Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Lão tức là các huyện phía nam của Bình Định gần với Quảng Ngãi. Trung uy hỏi ban chính sách F3, Bình định và QK V cho cụ thể.

Em xin nêu thêm giả thiết về tình huống không có giấy báo tử của LS như sau: phỏng đoán LS có thể thuộc E12 F3 - lý do: đến năm 1969, E12 F3 bị vây ở núi Bà, Bình Định ; hy sinh rất lớn và phải đốt toàn bộ dữ liệu, tài liệu nên hồ sơ toàn bộ các LS chưa kịp chuyển về F, QK đã mất. Không có thông tin để báo tử.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2009, 11:43:44 am gửi bởi quangcan » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM