Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:24:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) - Chuyên đề chung sức của các thành viên QSVN.  (Đọc 458873 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
canpl
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #160 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 11:06:06 am »

Tôi thắc mắc là hy sinh và chiến đấu ở Kontum thì là đơn vị KT do Quan đoàn 3 quản lý nhưng ở đây nói không có tên trong danh sách, trong khi đó thông tin về liệt sỹ do cục chính sách theo dõi là c1d24f1-KB bác ạ nên gia đình muốn tìm hiểu thêm
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #161 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 11:29:05 am »

Tôi thắc mắc là hy sinh và chiến đấu ở Kontum thì là đơn vị KT do Quan đoàn 3 quản lý nhưng ở đây nói không có tên trong danh sách, trong khi đó thông tin về liệt sỹ do cục chính sách theo dõi là c1d24f1-KB bác ạ nên gia đình muốn tìm hiểu thêm
BÁC mới hỏi BCHQS KOn tum, đó là cơ quan quân sự địa phương thuộc quân khu 5 , phải hỏi phòng chính sách Quân đoàn 3 như NAPO@ nói ,đó là quân đoàn chủ lực của Bộ đã chiến đấu ở Tây nguyên , tiền thân là mặt trận B3 trong đó có F1  bác sẽ có thông tin .Bạn tôi tìm bố ở F1  đã tìm thấy trong danh sách của Q Đ3 và cũng  đã tìm thấy nơi chôn cất
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2009, 11:35:30 am gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #162 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 12:55:25 pm »

Thông tin cho các bác có quan tâm về LS Sư đoàn 968 đóng quân ở Quảng Trị(chiến khu Ba Lòng, xã Ba Lòng, huyện Đakrông):
http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2009/8/118296.cand
Tìm đồng đội giữa chiến khu Ba Lòng
20:30:00 20/08/2009
Ba năm nay lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị đã đào xới những đồi đất, đá lừng lững ở chiến khu Ba Lòng, xã Ba Lòng, huyện Đakrông (Quảng Trị) để tìm kiếm hài cốt các anh hùng liệt sĩ.

Theo thông tin tìm kiếm của Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 968 đóng quân ở Quảng Trị (xin viết tắt Đội tìm kiếm), đây là nấm mồ tập thể 53 liệt sĩ Trung đoàn 6, Quân khu Trị Thiên, hy sinh rạng sáng 20/10/1965. 

Bức thư của người từng ở bên kia chiến tuyến

"Cuối năm 1965, căn cứ Ba Lòng đã bị bộ đội cách mạng tấn công. Trong trận đánh ấy có 53 quân giải phóng đã hy sinh. Sáng hôm sau, chỉ huy lệnh cho Đội Lao công đào binh mang xác các anh đặt xuống hố bom, rồi cho xe ủi lấp đất. Từ đó đến nay, tôi lúc nào cũng sống trong day dứt nên sẵn sàng góp sức đi tìm hài cốt các anh về để tâm can được thanh thản. Những người lính chế độ cũ như tôi có thể biết được nhiều nơi yên nghỉ của các chiến sĩ giải phóng quân. Tôi mong rằng cũng như tôi, họ hãy làm điều gì đó ý nghĩa để khi nhắm mắt xuôi tay bớt ân hận…" - đây là trích đoạn bức thư của ông Nguyễn Công Tam, người từng ở bên kia chiến tuyến, gửi Đội tìm kiếm.

Ông Tam hiện ở thôn Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong (Quảng Trị). "Năm 1962, tui bị chính quyền chế độ cũ bắt đi quân dịch và phiên vào tiểu đoàn pháo 105. Khi xảy ra cuộc chiến ở căn cứ Ba Lòng, đơn vị pháo này đã được điều động đến yểm trợ cho Tiểu đoàn 2, Sư đoàn 1 bộ binh Quân lực Việt Nam cộng hòa đang chốt giữ ở đó”.

“Đêm 19/10/1965, mặc dù nhận được lệnh báo động chiến đấu, khoảng 1h sáng hôm sau, cả đồn trú phát hoảng bởi lực lượng đặc công quân giải phóng đã cắt ngọt những lớp gai kẽm bùng nhùng; súng đạn nổ bốn phía. Họ ở trần, mặc quần đùi, dùng bộc phá đánh tan các ổ trọng pháo và lao thẳng vào đồn, dùng lưỡi lê giao tranh giáp lá cà với Quân lực Việt Nam cộng hòa. Sau hơn 3 giờ chiến đấu, họ rút khỏi căn cứ. Khoảng 7h sáng hôm đó, lực lượng Lao công đào binh đếm được 53 chiến sĩ quân giải phóng tử trận và thả thi hài các anh xuống hố bom sâu trước cổng căn cứ để xe ủi lấp lại", ông Tam trầm ngâm kể.

Nhiều năm sau giải phóng, ông Tam vẫn giữ bí mật về nấm mồ tập thể chôn 53 liệt sĩ. "Tôi luôn nghĩ sự hy sinh cho chính nghĩa của các anh không ai có thể quên, kể cả những người từng ở bên kia chiến tuyến như tôi. Nhiều lúc tôi muốn báo cáo với chính quyền địa phương điểm chôn lấp liệt sĩ trên, song vì mặc cảm bản thân nên tui đành im lặng. Nhưng rồi mỗi lần nghe mục Nhắn tìm đồng đội, tâm trí tui lại bị ám ảnh, lòng tui day dứt khôn nguôi. Tui quyết định viết thư gửi cho Đội tìm kiếm", ông Tam nói.

Tìm anh giữa lừng lững đồi đất, đá

Đội tìm kiếm cho biết: "Ông Tam đã trên 10 lần đến Ba Lòng, cùng đơn vị xác định vị trí chôn lấp các liệt sĩ. Theo trí nhớ của ông Tam, trước cổng căn cứ Ba Lòng có 2 hào chống tăng sâu hơn 5m. Từ cổng căn cứ này nhìn theo hướng Đông Bắc khoảng 30-50m là vị trí chôn lấp các liệt sĩ".

Lực lượng Đội tìm kiếm đang đào bới, tìm kiếm di hài liệt sĩ ở chiến khu Ba Lòng.

Đại tá Nguyễn Đức Hòa, Chính ủy Sư đoàn 968 cho hay: "Từ thông tin ông Tam cung cấp, chúng tôi tìm được ông Hoàng Thảo, đội 2, xã Đức Bình, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, từng trực tiếp chỉ huy nhóm Lao công đào binh. Ông Thảo đã đến Ba Lòng, chỉ vị trí chôn lấp các liệt sĩ trùng với vị trí ông Tam chỉ. Mới đây, chúng tôi tiếp nhận một bản đồ do Hội Cựu chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh ở Việt Nam (WA) cung cấp, thể hiện vị trí hố chôn lấp 53 liệt sĩ nói trên. Vị trí này cũng trùng khớp với vị trí do hai ông Tam, Thảo xác định. Chúng tôi đã sử dụng máy móc múc lớp đất tại vị trí này sâu tối thiểu 8m trên diện tích khá lớn. Tuy nhiên đến nay qua nhiều đợt khai quật, tìm kiếm vẫn chưa tìm thấy hài cốt các anh".

Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng, ngày 10/10/1965, lực lượng vũ trang tại Quảng Trị đã thành lập Trung đoàn chủ lực có phiên hiệu Trung đoàn 6, Quân khu Trị Thiên. Trước nhiệm vụ cấp bách của chiến trường, rạng ngày 20/10/1965, Trung đoàn 6 nổ súng tấn công căn cứ Ba Lòng. Đây là điểm phòng thủ của một tiểu đoàn bộ binh ngụy có hỏa lực mạnh, công sự kiên cố. Do lực lượng chênh lệch và địa hình bất lợi nên bộ đội ta bị tổn thất khá nặng, phải tạm rút lui"

Thanh Bình - Trí Dũng
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #163 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 01:10:04 pm »

xin cảm ơn bác quangcan rất nhiều !
em có mấy thông tin này đưa ra, các bác có gợi nhớ 1 chút gì đó về khu vực này thì cho em thông tin về khu Quảng Trị này :
Dốc Mít - Cam Tuyền - Đồi E7 - Vành đai Khe Sanh - Bệnh viện mật - đoàn 559 mở đường .
bác em là Hạ sỹ Nguyễn văn Thẩm đơn vị KN hi sinh tại khu vực trên vào tháng 12 năm 1968 .
nếu bác nào có thông tin gì thì cho em và gia đình em xin . xin chân thành cảm ơn các bác .

Cam Tuyền là xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ ...
Logged
canpl
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #164 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 02:27:20 pm »

Tôi thắc mắc là hy sinh và chiến đấu ở Kontum thì là đơn vị KT do Quan đoàn 3 quản lý nhưng ở đây nói không có tên trong danh sách, trong khi đó thông tin về liệt sỹ do cục chính sách theo dõi là c1d24f1-KB bác ạ nên gia đình muốn tìm hiểu thêm
BÁC mới hỏi BCHQS KOn tum, đó là cơ quan quân sự địa phương thuộc quân khu 5 , phải hỏi phòng chính sách Quân đoàn 3 như NAPO@ nói ,đó là quân đoàn chủ lực của Bộ đã chiến đấu ở Tây nguyên , tiền thân là mặt trận B3 trong đó có F1  bác sẽ có thông tin .Bạn tôi tìm bố ở F1  đã tìm thấy trong danh sách của Q Đ3 và cũng  đã tìm thấy nơi chôn cất
Gia đình đã liên hệ với  phòng chính sách quân đoàn 3, cả sở LĐTBXH tỉnh Kontum rồi cũng đcj trả lời như vậy, gia đình tính liên hệ với QK 7 xem có thông tin gì mới không.
Cảm ơn các bác đã tư vấn , gia đình mong các bác tiếp tục giúp đỡ; xin cảm ơn
Logged
mit_hp
Thành viên
*
Bài viết: 41



« Trả lời #165 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 03:32:43 pm »

 
[/quote]
Gia đình đã liên hệ với  phòng chính sách quân đoàn 3, cả sở LĐTBXH tỉnh Kontum rồi cũng đcj trả lời như vậy, gia đình tính liên hệ với QK 7 xem có thông tin gì mới không.
Cảm ơn các bác đã tư vấn , gia đình mong các bác tiếp tục giúp đỡ; xin cảm ơn
[/quote]
.................................
Theo kinh nghiệm của gia đình em thì các bác là thân nhân liệt sỹ đừng tìm kiếm thông tin liệt sỹ nhà mình qua các QK, QD bằng cách viết thư rồi đợi họ trả lời. Sẽ rất lâu đấy. Em đã từng tận mắt chứng kiến (khi gia đình em đến xin chứng thực và cung cấp thông tin liệt sỹ nhà em) cảnh họ nhận được đơn thư gia đình liệt sỹ gửi đến, chẹp miệng, liệng qua 1 góc kèm thêm: "suốt ngày thư với từ, ai mà có thời gian"... Hic!
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #166 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 03:35:22 pm »

Bạn canpl lưu ý đọc hồi ký của tướng Nguyễn Hữu An để nắm được việc di chuyển của f1 trong chiến tranh. Hình như sau này f1 vào Nam Bộ ( do tướng Trần Văn Trân hoặc tướng Đàm Văn Ngụy ) _ Bạn tìm hiểu kỹ, tôi chỉ nhớ mang máng vậy. Bác bạn hy sinh ở Tây Nguyên đã rõ nhưng đơn vị có đồng đội của bác bạn còn sống sau này lại ở trong Nam Bộ đấy.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #167 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:45:29 pm »

Cuối năm 1968, F1 gồm các Trung đoàn 33, 320 và 174 được lệnh cơ động vào miền Đông Nam Bộ và đến cuối năm 1969, F1 đã giải thể để đưa các Trung đoàn thọc sâu xuống đồng bằng sông Cửu Long chiến đấu .
@canpl: nếu bạn đã tìm ở QK3 mà không thấy thì có thể hỏi ở QK7 hoặc QK8 xem sao? Theo thông tin các E của F1 lúc vào B2 năm 1968 (may ra có thể gặp bác CCB cùng chiến đấu với LS mà bạn cần tìm):
1.Trung đoàn 33: e33 chủ lực B3 ~ e101B/f325B. Cuối 1968 vào tăng cường cho B2. Trực thuộc f6/QK7 khi f6 thành lập.
2.Trung đoàn 174:e174/f5 nguyên là e174(A)/f316, đã chiến đấu ở Sầm Nưa đầu 1965. Tách khỏi sư đoàn 4/1966. Vào Tây Nguyên 3/1967. Chuyển xuống Đông Nam Bộ 7/1968. Trực thuộc f5 từ 10/1968. Tháng 6/1974 đổi phiên hiệu thành e2/f5.
3.Trung đoàn 320:e320 thành lập năm 1964. Tăng cường cho B3 đầu 1965. Trực thuộc f1 chủ lực B3 khi f1 thành lập cuối 1965 đầu 1966. Cuối 1968 vào cho Nam Bộ và sau đó tách khỏi f1, về tăng cường cho QK8. Trực thuộc f8/QK8 khi f8 thành lập 10/1974.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2009, 11:33:43 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #168 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 11:10:47 pm »

Tôi thắc mắc là hy sinh và chiến đấu ở Kontum thì là đơn vị KT do Quan đoàn 3 quản lý nhưng ở đây nói không có tên trong danh sách, trong khi đó thông tin về liệt sỹ do cục chính sách theo dõi là c1d24f1-KB bác ạ nên gia đình muốn tìm hiểu thêm
Nếu là KB thì là QK7 rồi bạn ạ, bạn nên gọi cho phòng chính sách QK7 nhé. Dưới đây là kinh nghiệm của 1 người con cháu đi tìm mộ cha chú có phiên hiệu đơn vị là KB (chuyên mục này của báo Lao Động rất hữu ích đối với các thân nhân LS):
http://www.laodong.com.vn/Home/Giai-ma-phien-hieu-vi-nguoi-da-mat-va-nguoi-dang-song/20097/148618.laodong
Giải mã phiên hiệu vì người đã mất và người đang sống
Lao Động số 167 Ngày 27/07/2009 Cập nhật: 7:23 AM, 27/07/2009
(LĐ) - Hàng trăm nghìn thân nhân liệt sĩ không biết liệt sĩ đã chiến đấu thuộc đơn vị nào, hy sinh và mai táng ở đâu, trong khi giấy báo tử chỉ vỏn vẹn tên đơn vị được ghi những ký hiệu, mật danh.

Nơi hy sinh đều ghi chung là mặt trận phía nam và an táng tại nghĩa trang mặt trận. Những thông tin về liệt sĩ mong manh như vậy gây nhiều khó khăn, tốn kém cho thân nhân liệt sĩ trong quá trình đi tìm phần mộ. Đã có một người - con trai của một liệt sĩ - đã giải mã được một phần phiên hiệu, mật danh. Đó là anh Nguyễn Phú Dũng - trú tại 337 Trần Phú, thị xã Kon Tum.

Hơn 10 năm đi tìm mộ cha và chú, anh Nguyễn Phú Dũng bắt đầu cuộc hành trình từ tỉnh Quảng Trị. Nơi anh tìm đến là các NTLS, sở LĐTBXH, bộ CHQS các địa phương mà vẫn không tìm thấy thông tin về cha và chú. Tình cờ gặp người đồng hương công tác ở Quân đoàn 3, phiên hiệu của đơn vị cha anh- KB- đã được giải mã. Đó là Quân khu 7. Phòng chính sách của QK đang lưu giữ hồ sơ có tên cha anh.

Ngần ấy năm đi tìm mộ cha và chú, những phiên hiệu bí ẩn như KB,KH,KN,KT,NB đã được anh ghi cẩn thận trong cuốn sổ nhỏ và điều bí ẩn đối với các gia đình LS đã được giải mã. Anh Phú Dũng đã gửi đến Báo Lao Động với hy vọng,  nhiều gia đình LS sẽ biết và có cơ sở để tìm đến đơn vị. Anh viết cho chúng tôi với nguyện ước "Giải mã phiên hiệu không chỉ vì người đã mất, mà còn cả vì người đang sống".

Chị Nguyễn Thị Hoà- em gái LS Nguyễn Văn Vân - quê thôn Nguyễn Huệ (Mỹ Tiến, Mỹ Lộc, Nam Định) - cho biết: Suốt hơn 20 năm qua, gia đình tôi đến tất cả các NTLS ở tỉnh Bình Định để tìm mộ anh, bởi giấy báo tử chỉ ghi đơn vị là KN. Trong lá thư cuối cùng gửi về, anh tôi viết là đang chiến đấu ở Bình Định. Tình cờ, tôi đọc báo Lao Động thấy có chuyên mục "Kết nối thông tin tìm, báo tin mộ liệt sĩ" và bắt đầu hy vọng và chờ đợi điều may mắn.
 
Chờ đến ngày 19.8, tôi không tin vào mắt mình khi phiên hiệu KN được anh Nguyễn Phú Dũng giải mã - đó là Quân khu 5. Qua hướng dẫn của chuyên mục, tôi gửi đơn đến Phòng chính sách QK 5 thì nhận được trả lời là anh trai tôi hy sinh ở Hòn Sỏng (Bình Thành, Bình Khê, Bình Định), trong khi các NTLS lại không có tên.

Tình cờ tôi tìm thấy trong lá thư có ký hiệu F2, đó là Sư đoàn 2 - nơi đây không có tên anh tôi, khi báo giải mã tiếp phiên hiệu Công trường 3 - tức là Sư đoàn 3, tôi liên hệ ngay với sư đoàn thì có tên anh tôi thuộc Trung đoàn 12. Đơn vị không biết được phần mộ đã quy tập chưa.

Tưởng như hết hy vọng, đến ngày 11.9, Báo Lao Động lại đăng lời nhắn của hai CCB thuộc Trung đoàn 12 là anh Khuất Duy Khang và Đỗ Thế Truyền tới các thân nhân LS thuộc trung đoàn. Tôi liên hệ ngay với hai anh. Và anh Khuất Duy Khang chính là người đã an táng anh tôi khi hy sinh. LS Nguyễn Văn Vân đã nằm tại hang Hòn Sỏng, mà suốt 37 năm qua không một dấu chân người đặt đến.

Câu hỏi được đặt ra, các quân khu đều biết các ký hiệu như KB là QK 7, KN là QK5, KH là QK4, KT là Quân đoàn 3, NB là QK 9, tại sao không thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin cho các gia đình LS biết, để không phải tìm mộ người thân trong vô vọng, mịt mờ thông tin. Trong quá trình thực hiện thử nghiệm việc kết nối thông tin tìm và báo tin mộ LS, chúng tôi được biết các đơn vị đang lưu giữ khá đầy đủ hồ sơ về LS; vậy tại sao không thông báo LS thuộc đơn vị nào.

Đơn cử như trường hợp của LS Nguyễn Đăng Khoa cùng 6 LS của Trung đoàn 271, đơn vị còn lưu cả hồ sơ mộ chí, khi gia đình đến đơn vị tìm đã thấy, nhờ đó đã tìm được nơi an táng các LS và là cơ sở chính xác để tiến hành giám định gene - xác định danh tính 7 LS. Ngày 22.12.2008, tại hội trường Quân khu 4, lần đầu tiên Báo Lao Động phối hợp cùng Viện Công nghệ sinh học đã tổ chức lễ bàn giao kết quả giám định gene 7 hài cốt LS thuộc Trung đoàn 271, Sư đoàn 5.

Trong lá đơn gửi các cơ quan chức năng, ông Đoàn Đức Chính (Quảng Ninh)- em trai LS Đoàn Đức Trung - đã viết: "Thân nhân LS đều hiểu rằng, trong chiến tranh, vì bí mật quân sự nên giấy báo tử chỉ ghi chung chung về nơi hy sinh, nơi an táng, đơn vị chỉ là ký hiệu, nên ai cũng mong đến ngày hoà bình để Nhà nước, quân đội thông báo nơi thân nhân mình đã ngã xuống, đơn vị các LS chiến đấu trước khi hy sinh, để được vào đó thắp nén nhang trên nấm mộ người ruột thịt, hoặc chí ít thắp nén hương nơi các LS đã hy sinh cho đúng với thuần phong mỹ tục của người dân Việt. Vẫn biết chiến tranh là tàn khốc, là có sự mất mát hy sinh, cũng có thể nhiều phần mộ không còn, nhưng dẫu sao các gia đình vẫn cần được biết nơi các anh đã ngã xuống... cũng là đủ lắm rồi. Để tâm người sống được thanh thản...".

Ai đó đã viết nên những câu thơ như rút từ trái tim- nỗi đau, nỗi khắc khoải của các gia đình LS và  khắc hoạ một thực tế còn nhức nhối thời hậu chiến: "Không nằm trong nghĩa trang/ Anh ở với đồi, anh xanh vào cỏ/ Cỏ ở đây thành nhang khói quê nhà".

Cùng với những hoạt động thiết thực bày tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng - liệt sĩ đã hy sinh, giáo dục thế hệ trẻ đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn cũng như lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ, việc lớn nhất cần phải làm đó là thông báo mộ liệt sĩ tại các NTLS đến các gia đình LS, giải mã các phiên hiệu- lực lượng chủ lực là các CCB và các đơn vị quân đội, tiến hành giám định gene những phần mộ LS có đủ thông tin. Có làm được như vậy mới làm dịu đi nỗi đau của mỗi gia đình LS sau chiến tranh.
Lê Huân

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2009, 11:35:00 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #169 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 12:52:14 pm »

ông chú tôi tên là
+NGUYỄN THẾ ĐỨC
-sinh năm 1952 ,nhập ngũ 20/12/năm 1970 ,huấn luyện tại c1-d635-e 2 hải hưng. đi Btháng 9 năm 1971
-trên giấy báo tử ghi như sau :KB500.hy sinh ngày 18/1/1973 ,đơn vị c23/D 9- E 42- F7
+thông tin bên ngoài có tên địa danh :cà trang
*chú tôi đi lúc đó cũng chỉ 17 tuổi ,chưa vợ con gì ,nghe một anh đi cùng đợt thì nói là chết ở chiến dich nguyễn huệ ,nhưng sau tìm hiểu thì anh này đoán mò ,vì khi vào đến lộc ninh thì anh này sang công binh miền ,xâu chuỗi lại thì thấy đúng vì nam 1976 tôi có gặp anh này ở căn cứ công binh đào duy tù ở đường nguyễn tri phương ,đối diên bv 115 ,,do vậy thông tin của chú tôi vẫn mờ mịt vậy các bác các anh chị có thông tin gì về chú tôi thì xin cho tôi biết ,kể cả việc trận đánh ngày đó của đơn vị đó xảy ra ỿ đâu /
+tôi xin cảm ơn
F7 thời kì này có các E: 141, 165, 205, 209. E42 ở đâu ra nhỉ?
kính gửi thủ trưởng hôm nay tôi tình cờ gặp một người cũng ở sư đoàn 7 .nói e 42 chính là e 209 ,mong thủ trưởng lưu tâm giúp tôi xin cảm ơn
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 01:04:35 pm gửi bởi mig21-58 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM