Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:47:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng người Hmong và Cao Thắng dùng trong cuộc kháng chiến ?  (Đọc 35370 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
mlehangiang
Thành viên

Bài viết: 1


« vào lúc: 06 Tháng Tư, 2008, 01:26:26 pm »

Ai cũng biết Cao Thắng là người nổi tiếng với khẩu súng thuộc dòng Action làm theo nguyên lý hoạt động của Pháp. Nhưng trước đó Cao Thắng đã biết chế tạo súng kíp, người dân tộc Hmong cũng biết làm súng kíp để chống giặc. Bạn nào có hình cỡ lớn về súng kíp VN, bộ cò súng kíp, kíp (lông gà) .. Xin post lên cho mình và mọi người xem với.

Các hình trên NET toàn ảnh cỡ nhỏ, chẳng hiểu được cơ cấu hoạt động của nó thế nào.
Cảm ơn các bạn !
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2008, 07:14:19 pm gửi bởi dongadoan » Logged
minh_mai
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 12:19:09 pm »

Trong Bảo tàng Quân Đội có đấy. Bực mình, cái bảo tàng này bi giờ sắp xếp lại lấy chỗ cho thuê quá cà fê, lộn xộn hết cả.

Trong trang web của nó cũng có một ảnh.

Bạn nào có dịp đi bảo tàng chụp độ phân giải cao nhé, mà nhớ chụp phần cò, búa, kíp....

Chụp rồi bốt lên cho anh em xem với.
Logged
lemis
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #2 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 11:50:34 am »

Có phải bác hỏi hình này không ạ?



Hay loại súng dài này?



Thêm em nó nữa này



Bác nào cần hình to để nghiên cứu thì cứ alo cho em nhé: 0912390881
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2009, 11:52:29 am gửi bởi lemis » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 09:06:39 pm »

Tất cả đều không phải súng kíp người Mèo đâu bạn à.
Ở Bảo Tàng Dân Tộc có một khẩu súng xịn, nhưng khẩu được trưng bầy trang trọng nhất lại không phải, nó là một khẩu điểu thương kiểu Tây. Mình mách cho bạn nhé, bạn lên tầng hai, đi đến nhánh trong cùng, có một tủ kính dựa lưng vào tường, khẩu súng xịn khiêm tốn nằm dưới cùng, ở vách đầu tủ.

Khẩu dài bên dưới là khẩu hỏa mai mồi thừng nhưng đã hỏng mất đầu kẹp thừng, hoặc bản thân kẹp thừng của nó chỉ đơn sơ như thế. Chỉ có quân Triều Đình nhà ta mới dùng súng mồi thừng hết sức lạc hậu. Còn khẩu này có thể được chế lại từ một cái nòng điểu thương ngoại lai, loại điểu thường đời cuối, có dùng hạt nổ chứ không còn là hỏa mai được sản xuất vào khoảng 184x-185x ở châu Âu, trước đó còn là nòng rèn có bề ngoài nòng sù sì như người Mèo, lúc này mới có nòng cắt gọt trông đẹp mã thế kia. Tuy nhiên, cái báng lại là của 189x, mà tất cả các súng châu Âu 189x đều là súng bắn đạn có vỏ, đã là súng trường hiện đại Mauser Mosin rồi. Cái nòng thì có thể do không làm được máy cò điểu thương (mồi đá lửa hay mồi hạt nổ rời, thuốc rời), nên chuyển sang mồi thừng đơn sơ, hoặc là nòng súng hiện đại hàn bịt đáy vào dùng thuốc rời và mồi thừng. Báng thì hiện đại, nhưng đai lại là kiểu 184x, 185x. Một đống hổ lốn.
Còn khẩu trên là khẩu súng hiện đại, có thể là súng săn, được cưa ngắn và lắp báng mới thành súng ngắn. Người Mèo mà làm được búa kiểu Colt thì họ đánh chiếm Newyork mà ở cho sướng, tội gì ở trên đỉnh núi.

Bảo tàng nào mà ngu tợn.



Đặc trưng của súng kíp người Mèo là bộ máy cò, có đủ các chức năng cò, khóa an toàn. Lỗ điểm hỏa khoan ngang súng như Tây, nhưng không có cốc mồi. Súng kíp người Mèo không phải súng hỏa mai như điểu thương, mà là súng hạt nổ, chiến đấu mọi thời tiết. Hạt nổ là một ống lông vũ nhồi đầy thuốc súng với một một loại đá, thò từ trong nòng ra, kê lên cái tai bên cạnh nòng, búa nện vào đó. Nhìn các ảnh trên thấy bộ cò là súng lai căng rồi. Nếu có thể, bạn nào vào đúng cái tủ kính đó chụp lên ảnh bộ máy cò rất độc đáo này, máy cò và lỗ tra đều nằm bên phải súng, lộ thiên.

Một số phát bắn được coi là "sinh tử", như phát tổng kết một cuộc săn hổ, săn lợn, gấu. Phát bắn đó được nhồi rất cẩn thận. Đạn chỉ mềm tự bịt kín nòng, người thợ săn lèn chặt kíp lông vũ tránh ngấm nước và có thể đợi vài ngày trên cây chờ phát bắn đó.

Máy cò được rèn hoàn toàn từ thép mềm, có cấu tạo phức tạp, nhưng được thiết kế rất chuẩn, các chi tiết to, bền. Độ bền đạt được do trình độ nhiệt luyện cao, chút nữa mình nói. Máy cò được làm từ một tấm thép dẹt, chặt ra rồi mài. Lò rèn người Mèo làm giũa rất tốn, do cổ truyền họ thiếu thép để duy trì giũa, mà thực hiện chủ yếu bằng mài. Người ta lấy đục gọt đá mài thành các hình gờ dẹt để mài các khe sâu. Các lỗ khoan nhỏ thực hiện bằng que gang, mài dây kéo. Cái khoan dây kéo của thợ mộc bi h mất giống vì khoan điện, nó là mũi khoan cắm lên một đầu que tre hay gỗ, được buộc xiết chặt, dây được chăng trên một cánh cung cũng như cái cưa nhưng hơi chùng, quấn vào cán khoan, kéo đi kéo lại.

Nhược điểm của máy cò người Mèo là đồng bào không có bản vẽ, nên kích thước mỗi thợ làm khác nhau, thợ tồi thì thiếu kinh nghiệm, kích thước không chuẩn, chỗ cần to để chấp nhận mòn nhiều lại thiếu nên không bền, thợ đã chữa nhiều súng thì bổ súng nên bền hơn. Nhược điểm nữa là không lắp lẫn "phụ tùng" được.

Giá khoan trông như cái giá xẻ gỗ của người kinh, vào nhà Mèo trong bảo tàng dân tộc còn thấy ảnh chụp. Mũi khoan là thanh thép xây dựng mua của người kinh, dài 1,5 mét,  hai thợ phụ khoan đứng trên đà kéo dây hai bên như người Kinh xẻ gỗ. Thợ chính hiệu chỉnh, cán khoan được xỏ qua các giằng ngang của một thang tre được làm bằng gỗ dựng đứng, dây luồn ở khoảng giữa các giằng ngang gỗ này. Thang tre dựng đứng, khung giá khoan, được gia cố bằng các cây tre chống chéo ra xung quanh. Có bình nước bằng ống nứa treo trên. Trên cán khoan cắm một khúc gỗ cho nặng. Khi cắm, thợ chính hiệu chỉnh cục nặng này cho cân, không lắc.

Mũi khoan hình vuông nhọn, được rèn đi rèn lại trong lúc khoan. Trong khi 2 thợ phụ khoan thì thợ chính rèn lại các mũi khoan. Mũi khoan cũng như máy cò được thấm carbon trong lò than củi rồi tôi, lúc thấm, thợ rèn thổi mạnh cho bếp nóng lên rồi ủ, than củi thấm carbon rất tốt, sau đó lại thổi mạnh lên cho nóng rồi tôi. Mỗi chu kỳ ủ thấm kéo dài khoảng 1-2h. Mỗi một nòng súng các mũi khoan mòn đi tổng cộng khoảng 3 mét. Các mũi khoan cũ đã mòn ngắn được tận dụng để khoan lúc đầu. Hình dáng mũi khoan thuôn dài chứ không dùng lưỡi ngang tù đầu như mũi khoan kim loại máy công nghiệp, nhìn một người thợ giỏi làm sẽ thấy ông chỉ đập lại chủ yếu phần ngắn ở đầu, còn phần sau chỉ gõ sơ sơ, chính xác vài nhát nhẹ cho thẳng, đây là đặc điểm hết sức tinh tế, cả đoạn mũi dài được thấm carbon nhiều lần trong mỗi lần làm lại mũi, nên mặc dù mỗi chu kỳ ủ ngắn, nhưng chiều sâu thấm rất lớn, vì thật ra toàn bộ đoạn đầu cán cũng đã được thấm đẫm, người thợ khéo không đập mạnh để làm hỏng đoạn thấm này.

Nhược điểm của súng người Mèo là nòng không đều. Mình quan sát một khẩu súng được mô tả là làm từ mũi khoan thép 6, thấy nó có đường kính đến một phân, các súng khác còn hơn nữa. Bên trong tối om không xem được nhưng cỡ nòng quá to so với cỡ mũi khoan cũng đủ chứng minh rồi. Người thợ chính đôi khi lái mũi khoan để khoan lỗ được sâu không lệch, họ lái bằng cách cầm cái cục gỗ cắm trên đỉnh cán khoan.

Phôi làm nòng thích nhất là xà beng Pháp, sau đến xà beng Tầu. Tất nhiên là xà beng xịn, chứ loại xà beng làm từ sắn xoắn dã chiến chán òm. Đặc biệt là, mình đích thân nhìn thấy thợ Mèo thấm carbon trong nòng, bằng hỗn hợp bột than củi, muối, nước, bột đá... trước khi tôi. Vì kỹ thuật thấm carbon như thế nên súng làm bằng sắt xoắn (0,2% carbon, mềm) cũng khá. Bạn nào học hóa học thì biết muối làm hoạt hóa than củi, tốc độ phản ứng cao, nhậy, làm hàm lượng co và c nguyên tử cao, thấm sâu, cũng là cách làm hiện đại. Lúc mình còn bé, cũng xinh xắn dễ coi, papa còn chìu lém, papa phân tích mẫu xà beng Tây cho mình, đúng là nó tốt thật, nhiều măng gan. Măng gan nhiều vì công nghệ cổ, lúc đó tài nguyên măng gan còn chưa đắt đỏ như bi h, người ta dùng măng gan làm phụ gia tẩy phốt pho lưu huỳnh, vì nó tốt nên sau khi tẩy còn thừa thì chả cần tẩy nốt phụ gia thừa đi. Măng gan ngày nay đắt đỏ, Tầu công nghiệp lạc hậu, nên đói măng gan, ngày nay người ta (ngoài Tầu) tẩy phốt pho lưu huỳnh bằng cách khác, là các lò thổi chạy khí đốt, hay các lò trữ ủ kim loại nòng chảy mấy tuần dùng để kết tinh carbon trong gang cầu.
Nếu măng gan không đắt thì giai nhân Vũ Thị Kim Anh đã không thê thảm thế, giờ giai nhân ngồi cho mấy anh giám thị ngắm, tiếc ghê cơ.

Thợ rèn ngày nay đã quên khái niệm thấm carbon, vì những việc như thế và những việc kỹ thuật cao khác đã được nhường cho kỹ sư, có bản vẽ và máy đo, chương trình máy tính đủ tiêu chuẩn. Thợ áo xanh thời Tây và thợ Mèo đều phải kiêm chức kỹ sư, nên thợ ngày xưa lương rất cao. CHúng ta gọi thợ là cu li coolie, là sai, là làm nhục họ, coolie là phu, tức lao động phổ thông. Thợ là Ông Thợ (thợ công nghiệp), Bác Thợ (thợ dân chúng), Bác Phó (thợ phụ), là ô vơ rơ, tiếng Tây là Thợ cả, người thành đạt, công nhân (Thợ công nghiệp), các nghĩa đó chung một từ, nhưng cả ta và tây đều tránh từ này, vì nó hay được dùng ở các cuộc bãi công. Cả thợ công nghệp áo xanh và thợ cả ở các nông thôn, phố phường, đều là những người khá giả, tậu nhà tậu rộng ở quê, "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Tất nhiên các bác cả tậu nhà tậu ruộng cũng tậu luôn người trông, đông vui ấm áp, chứ đơn sơ buồn tẻ những chúng ta chán chết.
Thợ bây giờ là phu ngày xưa, chứ thợ ngày xưa danh giá lắm. Bác Hồ Bác Tôn cũng là áo xanh, lại còn là áo xanh xịn có qua trường. Degtriarev cũng là mấy đời áo xanh, Kalashnicov cũng áo xanh, Sten, Suomi đều được thiết kế bởi áo xanh. Đó là Ông Thợ, thợ công nghiệp, còn thợ phố phường, Bác Thợ, có Edixon.


Sau này phôi thép xoắn phổ biến, nhưng không tốt, ít được dùng, vì mỗi súng là cả một cuộc trình diễn nghệ thuật và tài sản quý giá. Một loại phôi quý sau này các thợ Mèo săn tìm và trả giá cao là cần lái ô tô, mình cũng chưa hỏi được bạn nào làm ô tô tại sao lại thế. Nòng súng săn người Mèo có hai loại, tạm gọi là cạc bin và súng trường. Loại cạc bin có báng ngắn như ảnh chụp bên trên, dùng săn gần, đường kính nòng lớn. Loại quý, khoan khó là loại súng trường, báng dài tì vai, dùng bắn xa, săn hươu nai. Chàng trai Mèo đeo súng dài cưỡi ngựa cao hơn đầu anh khoảng 30-40 phân. Nòng cạc bin khoảng 40-50 phân, nòng súng trường 70-80 phân, súng trường dễ bắn đạn viên, chỉ thợ rất giỏi mới làm được, là một tài sản quý hiếm.

Thép làm nòng cổ nhất của người Mèo được làm từ gang, rèn như rèn kiếm, thanh gang được dăt mỏng, gập ngang rồi đập dẹt nhiều lần, mỗi lần nung đập, phần ngoài thanh gang cháy bớt carbon đi thành một loại thép mềm hơn. "Chuyên gia" Tầu còn phổ biến công nghệ cao của "toàn dân làm gang thép" như thế này cho ta hồi đánh Tây và đầu đánh Mỹ, tất nhiên ta ị vào cái đó.

Súng người Mèo hiện đại hơn các loại hỏa mai đá lửa châu Âu dùng đến 181x. Đương nhiên, súng người Mèo có nòng khoan hiện đại hơn súng nòng đúc của Triều Đình ta và Tầu. Đây là miềm tự hào xuất phát từ cuộc chiến tranh cực kỳ tàn khốc đau thương, Trương Phụ đánh người Mèo, giết gần hết, vây số nhỏ còn lại trên các đỉnh núi cao, đầu độc tất cả các nguồn nước. Chính vì thế, sau này người Mèo di cư về phương Nam, chỉ ở trên các ngọn núi cao và gắn bó với người Kinh.

Mình có nghe một giai thoại là bố con người Mèo luyện nhau. Họ thịt một con trâu, cúng bái đàng hoàng, rồi cắt da toàn bộ con trâu đó làm dây, kéo mòn hết dây da trâu thì khoan xong nòng. Có vẻ câu chuyện trên là mô đi phê , vì thợ làm nòng súng rất hiếm và dây kéo mình nhìn thấy là dây rừng, học kiếm về cả đống dây rừng, dây gì không rõ. Có thể là người chủ đến thửa súng sẽ phải kéo dây cho người thợ chính, khách là hai bố con thì không ai cấm. Còn tiền trả một lần làm súng là một con trâu thì chắc chắn là bốc phét, nhiều con trâu mới đủ trả công một khẩu súng. Ở đất Mèo, trâu rẻ như bèo vậy.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2009, 11:23:45 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 12:24:46 pm »

Súng kíp người Mèo còn được làm đến 198x, sau này chiến tranh biên giới, trộm cắp lậu lẹo nhiều, tha hồ súng xịn. Sau nữa thì loại súng tự chế của người Kinh rẻ hơn, tốt hơn, hiện đại hơn phổ biến. Súng tự chế của người Kinh làm trong các Arsenal bí mật ở Hàng Bông, có từ thời Tây, dùng đi săn. Trong kháng chiến chúng ta không biết tổ chức công nghiệp, bỏ phí phần lớn đội thợ áo xanh trong các công xưởng và cả loại thợ cổ truyền ở các phố phường. Tội này do ai thì các bạn đọc bên Tula Việt Bắc. Cả Tây và Ta đều cấm "súng lậu" Hàng Bông, nhưng đến năm 1999, mình vẫn đi theo một ông trong Mỹ Đình xem thửa một khẩu. Các cửa hàng bên ngoài chỉ bán đồ công khai như đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc súng, bi (nếu không muốn dùng mảnh chảo gang thì bỏ tiền ra mua bi chì xịn, một số thợ săn cầu kỳ còn đặt hàng chữa xe đạp bi thép hỏng cho mồi không dính chì). Còn muốn thửa súng thì phải quen biết. Các phần chính của nòng được đặt ở các cửa hàng có máy khoan, phần còn lại gia công thủ công nhỏ, chỉ cần một cái bàn thôi, toàn khoan tay, giũa.

Chú ở Mỹ Đình rất thích săn giang, bắn con này mà mang AK thì thua, súng Arsenal Hàng Bông là nhất. Ông chú chỉ có 2 con gái là Ngọc và Kim, cũng kháu phết. Ông chú có cách nhậu rất khoái, chú có ly thuỷ tinh, bẻ đế chân đi nửa, lúc nào đánh đổ là say đấy, cấm có mời thêm được. Sau ông chú là đại gia, ít chơi bời săn bắn vì bận nhậu quá.

Súng Hàng Bông là loại súng săn, tiếng Anh là shot gun. Súng có đường kính lớn, nòng trơn, tiện cho các loại săn, săn giang thì bắn đạn ria, săn voi thì bắn đạn chì đúc. Tuy gọi là súng săn nhưng cũng hay được dùng trong chiến đấu, thường ngày xưa chiến binh giầu có ngoài súng trường còn thêm một khẩu súng ngắn shot gun, lúc xung phong bắn đạn ria áp chế. Cũng làm hai nòng để áp chế một lần địch không sợ thì áp chế típ. Nếu địch vẫn chưa đủ sợ thì dắt lưng 2 khẩu súng ngắn, nên chiến binh nào có súng ngắn là sang rồi, còn cầm một súng trường, giắt hai súng ngắn là đại gia, chân dài lác mắt, chính vì thế súng ngắn shot gun thường được chạm khảm đẹp đẽ. Vì mỗi phát bắn ra bắn, nên gọi là shot (chọt), cú nện mạnh. Arsenal Hàng Bông không làm loại shot gun ngắn gắt lưng, mà là loại súng săn có cỡ chiều dài nòng trung bình, khi bắn đạn viên có tầm hiệu quả khoảng trên dưới 150 mét.

Súng Hàng Bông có đường kính nòng 13mm, như các súng trường trước 189x, nhưng nòng trơn, chỉ bắn được đạn cầu và đạn ria, không bắn đạn dài. Toàn bộ kỹ thuật du kích có phần nhiệt luyện đơn sơ, không bằng được người Mèo, vì dễ lộ, mình cũng không hiểu có khẩu nào được nhiệt luyện kỹ không, chắc chắn là không ai cấm chuyện đó. Vỏ đạn hình trụ, có gờ nên cấu tạo nòng và ổ đạn đơn sơ được làm từ 4 lần khoan. Súng được khoan trên máy khoan công nghiệp, nòng 50cm. Phần nòng khoan hai lần, lộn đi lộn lại bằng mũi khoan thường, thêm một lần khoan cho buồng đạn là đủ, nhưng các thợ muốn làm đẹp thêm một nhát khoan nông để lọt vành gờ móc vỏ đạn, phía trên vành này mài một dốc nghiêng chút để cần thiết thì bậy vỏ đạn kẹt. Súng được tiện ngoài nòng, hàn vào bản lề to và để lại đầu ruồi cố định bằng mài giũa. Thước ngắm đặt trên nòng, thước ngắm là thép mềm hàn vào, loại vòng ngắm đơn giản vì loại súng này bắn gần.
Súng Hàng Bông gập xống để lấy vỏ đạn ra và lắp đạn mới vào. "vỏ máy súng", receiver và nòng khớp bản lề với nhau bởi một tai to hàn dưới nòng, receiver xẻ khe để tai này lọt giữa, hai nửa receiver và tai nòng khoan lỗ to 15-20mm để xỏ chốt qua, receiver liền khối, phía sau khoan lỗ kim hoả, máy cò nửa thiên, búa quay như hoả mai đá lửa đặt chính giữa sau nòng, nửa lộ thiên. Dưới búa quay là máy cò, chốt an toàn là cái que xỏ ngang chẹn cổ búa. Gọi là máy cò không đáng vì cò và búa đều là hai bộ phận liền khối. Búa hoạt động như chiếc líp xe đạp, khi gạt búa xuống thì nó mắc vào cò, khi bóp cò, thì tay cò lùi về sau, phần trên cò tiến về trước, mở cái răng líp cho búa, khe của răng líp trên búa nằm ở góc 90 độ so với quả búa. Cả lò xo cò và búa đều thẳng, lò xo búa phát động đẩy, được nén vào một lỗ trong báng, lò xo cò cũng phát động đẩy, đặt trước cò.

Phần dưới và sau receiver hàn hai thành cho máy cò, gồm búa và kim hoả. Các mối hàn hồi Tây đều hàn acetylen đồng, thường dùng que hàn đồng thau có màu vàng sáng. Tai dưới nòng hình tam giác vuông dài, có ít súng xẻ răng khớp với răng trên nòng, răng được giũa chính xác tăng khả năng chịu lực, mối hàn kéo dài ở cạnh dưới nòng. Đến thời Ta thì chủ yếu là hàn điện rất khỏe, sau đó được mài giũa cho đẹp, nhưng cũng không đẹp bằng hàn đồng.

Súng săn bắn ít và đạn cầu đúc chỉ, đạn ria nên nhu cầu độ bền nòng thấp. Đạn là loại vỏ dùng nhiều lần. Không hiểu trước đây có loại vỏ nào, nhưng bây giờ thì đạn và phụ tùng cũng cấm bán rồi, nên phải quen biết. Loại vỏ đạn bây giờ là vỏ nhập khẩu, cả thuốc và hạt nổ cũng nhập khẩu. Vỏ bây giờ có hai lỗ phun lửa ở hai bên đe hạt nổ (như AK, súng nào bây giờ cũng thế), theo một số chú nói thì còn nhìn thấy loại vỏ đạn cổ có một lỗ phun lửa ở giữa đe hạt nổ. Khác với vỏ đạn dùng một lần, vỏ đạn dùng nhiều lần đúc dầy chứ không nhồi hay dập mỏng. Vỏ đạn đúc thủ công bằng đồng thau, đe vỏ đạn bằng thép hoặc đồng điếu. Đa phần đe vỏ đạn được hàn vào nhưng có chú nói ngày xưa đã gặp loại đe vặn vào bằng ren. Phía sau đe là lỗ tra hạt nổ, từ mặt trước đe (mặt trong vỏ đạn) khoan hai lỗ nhỏ, hai lỗ dẫn lửa này có vị trí tâm trục ở chu vi lỗ tra hạt nổ, khoan vượt qua đáy lỗ tra hạt nổ một chút rồi dùi rộng ra, dùng mũi dao chạm khoét nở hậu lỗ tra hạt nổ cho hết lỗ dẫn lửa.

Ngày nay có loại hạt nổ hiện đại có vỏ polymer tự cháy, còn hạt nổ thủ công bằng đồng lá gói kín thuốc, đồng lá được ấn vào khuôn nhỏ tạo thành hình cốc, cắt rời cốc ra kèm chút vành cốc có chu vi gấp 2 lần chu vi cốc, cắt vành cốc bằng các nhát cắt hình sao, tra thuốc rồi gập lại, dán keo cánh kiến (véc ni) vào vỏ đạn. Khoan lỗ dẫn lửa bằng một mũi khoan là cây kim bẻ đầu, khoan tay. Cán khoan là thanh sắt kẽm 2-3mm chẻ đôi, hàn mũi vào bằng thiếc sau khi bó chặt bằng dây đồng, cũng tháo mũi khoan hết tuổi thọ ra bằng xì và kìm.

Ngày xưa, do không thu dụng được cánh thợ lành nghề lên Việt Bắc nên các anh hùng của chúng ta mới cụt tay mù mắt lúc nghiên cứu cách trộn hạt nổ. Hạt nổ ngày xưa cũng có nhập khẩu, nhưng đồ nhập khẩu hồi đó rất đắt. Hạt nổ thủ công có nguyên liệu mua trộm từ gỗ diêm Cầu Đuống, thành phần gần giống người Mèo, là chất dễ cháy trộn với bột thuỷ tinh, bột đá lửa, không cần fumitrat. Có một cách chế tạo bột đá rất đặt biệt, là từ Hàng Bông, về Cửa Nam, mang theo một túi quần thuỷ tinh vụn, đặt lên ray tầu hoả, thường là trẻ con làm. Cẩm nó mà trông thấy thì mất năm hào đi chuộc con về, thằng bé sẽ phải chịu cái đét đít làm dáng. Kiểu hạt nổ này dân Bình Đà dùng làm pháo ném. Hạt nổ loại này cần to, nhưng với vỏ đạn dùng nhiều lần có lỗ tra hạt nổ to thì thoải mái.

Có hai cỡ nòng Hàng Bông hay dùng, một là 13mm có thể bắn đạn viên, đạn cầu đúc chỉ, dùng săn hươu nai khỉ. Giang cò gà thì chỉ bắn đạn ria. Loại chuyên chỉ bắn được đạn ria là 20mm, làm từ một nửa cái xà beng to, khá nặng, cũng nòng 50cm.

Thuốc đạn ngày xưa theo mô tả thì mình đoán là Pour B dùng cho Lebel. Các súng săn trên thế giới hồi đó thường như thế, thuốc đặt trong hộp thiếc như hộp thịt bò, hay hộp chè bây giờ, tức loại hộp có hai nắp, nắp ngoài đậy, nắm trong ấn. Vì các hộp đều là tận dụng lại nên mình không biết nguyên thuỷ có dán giấy thiếc lúc mới như hộp sữa trẻ con b h không. Mà ngay cả còn hộp nào thì cũng không ai dám dùng, mà trân trọng đặt tủ kính. Pour B có dạng tấm cán mỏng, được cuộn chặt hình tròn hoặc gập xếp lớp (trong khi súng trường dùng vỏ một lần cắt nhỏ). Các liều cuộn như thẽ xếp vào hộp. Mở hộp lấy liều cho vào trong vỏ đạn. Sau đó lót một tấm bìa tròn ở phần cổ vỏ đạn. Đạn ria đổ vào trên tấm giấy, rồi đổ nến. Một số người cẩn thận làm ống giấy đúc hỗn hợp đạn và nến trước, nhét vào, và hơ nóng bên ngoài bóng đèn và tông chặt cho dính.. Một số người liều hơn đổ xi như pháo, nhưng ít, vì đa phần thợ săn thích "hiệu chỉnh" đạn, tầm gần thì cho thêm, tầm xa ít đi, mang theo sẵn mấu cục "đạn" nến trộn mảng gang dán thêm vào là được.

Ở Hàng Bông bán cả "phụ tùng" đạn rời và bán cả đạn nhồi sẵn. Súng thì đương nhiên phải có giới thiệu quen biết, Cẩm nó tóm được thì không đến nỗi đi Côn Đảo như +s, nhưng cũng 5 ngày nằm bót và quan trọng hơn sau đó không ai dám đến thửa. Người ta không làm chi tiết to ở đó, mà thuê làm nòng và khoá nòng-kiêm bệ khoá nòng receiver  chỗ khác. Phôi búa và cò cũng được chính người thợ đạp xe đi thửa chỗ khác, đem về giũa lại. Ngày xưa có thị trường lò xo, ra đấy chọn lấy hai chiếc, nên rất ít súng có lò xo giống nhau.

Đa phần thợ săn thích tự nhồi lấy đạn, cũng là một thú vui. Hạt nổ thì thường mua của thợ chuyên nghiệp hoặc sang ra bỏ tiền mua hàng ngoại. Ngày nay thuốc đạn và hạt nổ thường là hàng Mỹ, do thương lái chuyển từ Nam ra hoặc bên Tầu về. Nhà máy của ta cũng bán đạn dùng một lần giá có 17 ngàn một viên, nhưng cỡ đạn này không hợp với một số súng, hình như phụ phẩm tận dụng một loại vỏ đạn có lỗi. Còn loại đạn ria mini cũng của nội, hàng nhà máy, nhưng không hiểu dùng cho loại súng nào, bán rẻ bèo. Ta cho phép bán đạn, nhưng lại cấm bán thuốc và hạt nổ, vỏ đạn... hơi hài hước. Thuốc Mỹ ngày nay là loại thuốc rẻ tiền cho thợ săn, có dạng viên cầu màu đen, gọi là thuốc cầu đen, rẻ là rẻ so với hàng quân sự, chứ với thợ săn nghiệp dư không rẻ.

Liều súng săn ngày xưa đã gói sẵn, đạn viên dùng liều nào, đạn ria dùng liều nào đã có loại. Liều đạn ria lớn, đến 5 gram, thanh cuốn dài 5-6 phân, chặt vỏ đạn. Liều bắn đạn viên thường xếp gập, ngắn và nhỏ hơn chút, mình không thực mục sở thị nên không cân được bao nhiêu, ước lượng liều đạn ria ngày xưa là theo thể tích vỏ có trừ hao. Liều ngày nay đong, liều đạn viên ước lượng theo thể tích chén đong khoảng 3 gram.  Gọi là đầu đạn viên cầu nhưng thật ra hình trụ, có đai thấp, ngắn, khoảng 12-15 gram, đầu đạn được đúc cũng ở Hàng Bông, đặt tụt hẳn bằng miệng vỏ đạn, cũng dán vào vỏ đạn bằng nến. Nhiều người muốn an toàn chỉ dùng một loại liều đạn viên, thợ siêu mới phân biệt được liều loại nào.

Súng của Arsenal Hàng Bông chỉ hơn súng của Arsenal Cao Nguyên Đá chỗ có vỏ đạn và nòng thẳng. Tất nhiên là khoan công nghiệp chính xác hơn, nhưng với đạn ria thì điều đó không cần. Nòng thẳng thì bắn đạn viên ngon lành hơn là cái chắc. Vỏ đạn của Hàng Bông thì chả kém gì vỏ đạn ngoại, vì cũng bán đồ ngoại, đảm bảo chiến đấu mọi thời tiết. Trong các đợt truy quét súng trong dân miền núi, nhìn ảnh chụp trên báo, mình vẫn phát hiện ra các súng của Arsenal Hàng Bông, đây là các súng được người miền núi thửa để kiếm ăn, nay thú hết rồi thì bán cho bộ đội công an truy quét, hay cho lấy tình nghĩa. Còn thợ săn nghiệp dư Hà Nội không thửa súng kiếm ăn, nên vẫn giữ làm kỷ niệm và thỉnh thoảng đi săn trộm. Đúng là thú hết thỉ nỏ treo niêu, Arsenal Hàng Bông đã thật sự lụi tàn.

Thật ra, chỉ thêm một con dao rạch rãnh xoắn là Arsenal Hàng Bông làm được súng trường khai hậu Gras, nhưng không có một kỹ sư nào theo Cách Mạng đủ sức làm điều đó cả, quá phí, Trần Đại Nghĩa về nước quá muộn.
Một máy chuốt rãnh xoắn không khó dựng, cái chính là những người thợ không phải Kỹ Sư, họ không biết rãnh xoắn dùng làm gì và nhiều người trong số họ không biết súng có rãnh xoắn. Một nhà toán học thì biết rãnh xoắn dùng làm gì và thế là người thợ sẽ làm được Gras. Nếu nhà toán học đó là một kỹ sư thì anh sẽ hướng dẫn người thợ làm ra một cái rãnh xắn ưu việt. Nhưng chúng ta không có những người như thế, chính vì vậy, đa phần thợ lành nghề không tin tưởng vào cách mạng và không lên chiến khu.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2009, 02:08:31 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #5 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2010, 01:10:36 am »

Tôi đã từng nghe các cụ quê tôi kể về làm súng của người mèo, quan trọng nhất là khâu khoan nòng, đúng là phải dùng dây thừng da trâu bện lại, các loại dây khác không chịu nổi, sức người không thể khoan được hết mà phải dùng sức nước để kéo lưỡi khoan, cái này thì người Mèo làm tốt lắm, chỉ có điều là người mèo chỉ ở trên núi cao không có suối cho nên việc tìm ra được chỗ khoan là rất khó...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #6 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 08:46:24 pm »

Có cách dùng nước, nhưng thường là cái giá như giá xẻ bổ.
 Đây là phương pháp khoan nòng ổn định lực ép bằng trọng vật mà châu Âu dùng. Nhờ ổn định lực ép, nên lực đè lên cán khoan rất nhẹ, không biến dạng và được lỗ khoan tốt hơn. Bên Tây, súng đá lửa (tranh bị chính thức đầu tk18) và súng kíp (hạt nổ vỏ đồng, đầu tk19), nhồi miệng nòng, có cỡ 14mm (Áo Hung) 15mm (Phổ, Nga), và 16-18mm (Anh Pháp). Các nòng Tây dài khaỏng 1,2 mét, cả súng dài khoảng 1,9-2 mét cho nhiệm vụ làm cán giáo khi giáp lá cà.
Đến nửa sau tk 19, kỹ thuật khoan Tây đã biến đổi, giá khoan đã được thiết kế khoa học, và lõ khoan nhỏ hơn nòng. Sau khi khoan, mới chuốt ( tức làm rộng ra với độ chính xác cao ) và chuốt rãnh xoắn. CÒn từ nửa đầu tk19 vẫn thế.

Súng Mèo có thể có nòng dài đến 1,4 mét, ở cỡ này, thường có đường kính 15-18mm. CÒn loại nòng ngắn hơn có đường kính nhỏ, khoảng 10mm. Độ chính xác của lỗ khoan cũng như Tây tk18, và về nguyên tắc, phiưpưng pháp khoang Mèo là giống Tây, chỉ có thiếu các giá kim loại và vòng bi như Tây sau này.
http://vietbao.vn/Kinh-te/Tung-bung-phien-cho-vung-cao/45206345/87/


Ai cũng biết Cao Thắng là người nổi tiếng với khẩu súng thuộc dòng Action làm theo nguyên lý hoạt động của Pháp. Nhưng trước đó Cao Thắng đã biết chế tạo súng kíp, người dân tộc Hmong cũng biết làm súng kíp để chống giặc. Bạn nào có hình cỡ lớn về súng kíp VN, bộ cò súng kíp, kíp (lông gà) .. Xin post lên cho mình và mọi người xem với.

Các hình trên NET toàn ảnh cỡ nhỏ, chẳng hiểu được cơ cấu hoạt động của nó thế nào.
Cảm ơn các bạn !


Kíp nhỏ là lông gà, to là lông vũ. Kíp này nhậy và kín nước hơn hạt nổ Tây nhiều, búa nhỏ, không rung như Tây. Ở đây chỉ có hình loại búa thô, bạn vào bảo tang quân sự, có nhiều loại búa rất tinh vi. Các búa này có nguyên tắc giống nhau, tat tây nhật đều thế, nó là máy của hỏa thằng thường cổ mồi thừng và đá lửa đời đầu. Nấy gìng ở đây là loại búa to, thô, thường được làm và bán rời với nòng. Bạn thấy, đe kíp là một bộ phận của máy cò, chính là khung xương sống của máy cò.

Còn đồ thửa thì nòng có cốc đe liền, máy cò cũng có tấm khung nhưng nhỏ.

Kíp là ống lông vũ trong chứa cát silic và thuốc.




Cái này bị gẫy nẫy cò


Nhật bản, nhưng mồi thừng



Snapping matchlock Tây mồi thừng


Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #7 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2010, 12:47:58 pm »

Mình đưa lên đây một vài bức ảnh về kỹ thuật làm súng kíp Mèo trên báo chí. Chắc các bạn cũng biết, mục tiêu của mình là minh hoạ cho súng Cao Thắng
http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=55095#55095



Súng và nòng thì nhiều, nhưng vì thiếu kiến thức kỹ thuật, nên các bạn du lịch và phóng viên toàn chụp ảnh súng hỏng, được bán phế thải, làm kỷ niệm. Súng kíp trong bảo tàng thường là súng tây hay lai tây. Thông thường nhất là súng Tây lắp rây ông nọ bà kia, đặc trưng bởi cái búa đập hạt nổ kiểu flint lock to tướng, vẫn dùng cốc hạt nổ kiểu tây, hay đã cải chút để dùng kíp lông vũ nhà ta. Thứ đến là các súng kíp lắp nòng Tây, do khoan nòng kiểu Mèo rất tốn công của. Rồi các súng kíp tây đã hỏng máy cò được cải dùng kíp lông vũ với máy cò nhỏ.

Đáng tiếc, máy cò Mèo kiểu nhỏ, tinh vi và nhẹ có nhiều, trong 2 bảo tàng quân sự và dân tộc đều có, nhưng mấy lần mình đi đều không có điều kiện chụp ảnh. Hôm rỗi nhất đi lang thang thì trời sậm sịt, ảnh đen ngòm, phát tởm.

Trong bảo tàng dân tộc, ở nhà Mèo, còn hình ảnh một cái giá khoan đang hoạt động hồi 198x. Ngày nay, người Mèo không tự khoan nữa, mà thuê người kinh khoan máy hoặc cải lại súng quân sự, đều kinh tế và chất lượng hơn nhiều. Trong số báo chí, có tay phóng viên lôi được đống đồ nghề ra chụp, nhưng tiếc tiền, không thuê ông chủ lò dựng cái giá lên. Nhìn chúng, do thiết kiến thức về súng ống và kim loại, các phóng viên không có ảnh và lời bình giá trị, đanh giá được những khó khăn và giải pháp. Ví dụ, cái hình đầu mũi khoan được thợ cả làm lại thường xuyên=yếu quyết quan trọng nhất, không hề có.



Ví dụ. Rất nhiều khẩu, như khẩu gần nhất, là máy cò hạt nổ tây có búa to thừa kế từ đá lửa kiểu flint lock. Hạt nổ tây cũng là súng kíp, nhưng không phải súng kíp người mèo. Bộ máy cò tây cũng làm rời, được bán rời như Mèo, nhưng to, búa nặng, búa đập đứng, nên rung đứng mạnh, có nhược điểm này do chúng thừa kế từ flint lock.



Cận cảnh một loại giá khoan. Giá khoan đều như cái đà xẻ gỗ của người kinh, tức là giá dựng đứng ở giữa, hai bên có hai đà nghiên để 2 thợ kéo. Cái giá này dùng để khoan súng nòng to (15-18mm)=thương bắn đạn ria, còn loại súng săn thú chính xác nòng cỡ 10mm phải chôn chặt nòng xuống đất và hãm bởi các súc gỗa lớn, phôi nòng xiên qua các súc hãm đó. Súng kíp người Mèo cũng khoan theo nguyên tắc chung của tây nửa đầu tk 19 về trước, tức là dùng lực nhẹ và đều ép lên cán khoan, nhờ vậy, cán khoan dài không biến dạng quá nhiều. Nhưng thiếu hợp kim tốt, người Mèo có khả năng thay thế máy móc bằng độ tinh tường chính xác đặc biệt của tay và mắt, vừa khoan vừa nhiệt liệu và tạo hình lại mũi khoan, mà không làm biến dạng nhiều cán khoan, đồng thời vừa lắp, khoan và hiệu chỉnh lại, cũng không làm biến dạng nhiều lỗ khoan. Người Mèo cũng đôi khi có áp dụng phương pháp khoan thô lỗ lõi và tiếp tục gia công chính xác bằng mũi khoan mở rộng, trong trường hợp này, mũi khoan được làm nguội rất tốt bằng nước (do nòng đã thông), phoi thoát tốt, ít mòn do chỉ cát gọt rộng ra, thời gian khoan chính xác ngắn, nên không làm biến dạng nhiều mũi khoan, không phải tháp cán khoan ra, và nòng chính xác hơn. Cái tay vô lăng ô tô được kính trọng là vì vậy, nó có lỗ giữa sẵn, cũng như một số loại xà beng,



Bễ đẩy truỳen thống. Trong hình là ảnh đáng yêu, người vợ là thợ phụ, vừa địu con vừa đẩy bễ. Khi rèn phôi và gia công bề ngoài sau khi khoan, bễ được dùng, trong khi khoan, mũi khoan được gia công toạ hình và nhiệt luyện lại liên tục.
Người Mèo không được học nhưnng nắm được lý thuyết về “thấm carbon” và “tôi”, cũng như “ủ non”. Cái phương pháp đặc biệt khi nhiệt luyện mũi khoan từ thép xây dựng (sắt tròn) rất mềm, nhờ đó, khi mũi mòn, nó được gia công ăn dần lên trên cán. Lớp thấm carbon ở cán khi càng tiến về mũi càng dầy, càng đậm carbon, càng ăn tôi, trong khi các lớp trên vẫn mềm không gây giòn gẫy.


Và chàng này làm xiếc, vừa đẩy bễ vừa làm gì đó trong lò, song thủ hỗ bác, chả kém gì Chu Bá Thông.


Trong bộ cò bán rời (trong ảnh post trước), thì tai đe không có và đe là thanh xương sống của máy cò, nhờ vậy, lắp dễ dàng lên các nòng không tai đe như nòng Tây, sau này là nòng súng quân sự, hoàn cải = thị trường lớn nhất của máy cò bán rời, cho đến 198x, thì nòng quân sự cũ nhiều vô kể.  Tuy vậy, bộ cò rời này thô to, rung súng.  Bộ cò nhỏ không có xương sống, không chế cho các nòng linh tinh đ ược, phải là nòng chính hiệu, dùng một vài bộ phần như các chốt, nhất là đe kíp, được gia công ngay trên thân nòng, điều bất khả khi dùng nòng tận dụng tây hay quân sự

Có hai cách làm bịt đáy nòng là khoan thủng và khoan không thủng. Trong cách khoan không thủng, chỉ rất ít thợ làm được, thì tai đe, nơi đặt kíp, được gia công trước, sau khi khoan nòng như ý thì khoan lỗ tra kíp. Tai đe kíp cũng như Tây, đặt bên phải, ngắm mắt phải, và nhờ thế bới bịu bắn khi kíp nổ.

Cách thông dụng làm bịt đáy nòng là khoan thủng. Sau khi khoan xuyên, được đường kính lỗ đồng đều, mới rèn bịt đáy nòng và rèn cái tai đe kíp, cũng như một vài bộ phận của các loại máy cò. Nhờ vậy, cái tai đe kíp và máy cò rất nhỏ gọn, ít rung, ưu việt hơn bộ máy cò bán rời.

Gia công bịt đáy nòng, tai đe kíp, lỗ tra kíp... và các bộ phận phía sau nòng bằng công cụ ngày nay



Công cụ xưa để khoan lỗ tra kíp, một chàng (hay nàng ) phóng viên đã thuê được bác Mèo hạ từ nóc nhà xuống, nhưng không biểu diễn, và phóng biên không đủ xiền thuê bác Mèo dựng giá khoan lên chụp.


Tân cổ giao duyên. Cái máy khoan tự chế bằng phụ tùng tái chế của thời hiện đại, cho phép tốc độ khoan cao hơn cái máy khoan hiện đại toàn phần trên, được lỗ nhỏ.






Sự thần kỳ của điệu nghệ.
Đến năm 1714, 1736, lần lượt Pháp Anh mới trang bị trong quân đội súng trường nòng dài, thay thế súng trường trợ chiến trước đó, chính thức đuổi giáo gươm về hưu vĩnh viễn, súng trường và súng nói chung lên ngôi vũ độc nhất của vũ khí cá nhân. Yếu quyết của súng trường cá nhân là nòng khoan, nhờ đó nhẹ và dài, dài để làm cán giáo, mà nòng đúc không nhẹ dài được. Trước đây, súng 10kg không thể tự vệ được khi cận chiến, có vai trò như trung liên ngày nay, bắn trợ chiến và được hộ vệ bởi giáo dài, do đó, giáo và súng cùng ngồi chung vai vũ khí cá nhân chính. Cho đến 1866, người Pháp mới có MLE 1866 vỏ giấy, kết thúc thời đại này.

Súng nạp miệng nòng của Pháp thường có đường kính 18mm, cỡ nòng dài từ 1-1,2 mét, cá biệt có 1,4 mét đổ lên nhưng hiếm hoặc đường kính to hơn. Cùng một đẳng kỹ thuật khoan, nòng càng dài càng cần đường kính lớn, súng nặng. Đông Âu tiến bộ hơn dùng các cỡ nhỏ hơn, vào 185x là 14mm (Áo-Hung), 15mm (Nga Phổ). Các súng này đảm bảo khi lắp lê đạt độ dài 1,9 đến 2 mét, mới có thể thắng giáp trong giáp lá cà.

Còn đây, người Mèo dùng các cỡ từ khoảng 10-15mm, nòng dài 1,4 mét. Đẳng kỹ thuật khoan siêu việt nên súng rất nhẹ. Rõ ràng, Anh Pháp 185x phải cúi đầu “đê thủ bái Mèo súng”. Người Mèo không có báng hay lê. Ở phần miệng, nòng súng rất mỏng chỉ vài mm, hết sức điệu nghệ.

Tây như MLE 1866 thu nòng nhỏ lại 11 mm chỉ để phục vụ đường đạn, nhưng vấp phải khó khăn khá lớn về khoan, đây là cỡ nòng mà người Mèo cõ thể khoan đến 1-1,2 mét, chuyên dùng cho các súng bắn đạn viên chính xác. Tất nhiên, khoan Tây lúc đó đã hơn, vẫn nguyên tắc đó nhưng chính xác và có khương tuyến, gia công cắt gọt... rồi. Đây là ranh rới của đẳng kỹ thuật Mèo so với Tây, thập niên 186x.



Thứ 2 từ dưới lên là một khẩu nòng đúc, cũng có tai đe, máy cò đã hỏng, của người Tày Nùng chi đó. Đây là “súng trường trợ chiến” như thời Vauban, làm sao có thể làm cán lê cái nòng đúc này. Khẩu súng có tên là “súng sàng nà”, xem Topic ảnh bảo tàng. So sánh với nòng thon nhỏ xíu của súng kíp người Mèo trên.



Cả ba khẩu bên dưới là cò tây



Khẩu thứ 3 từ dưới lên là cò nhỏ. Kiểu cò ưu việt gắn liền với nòng này các bạn có thể thấy rất nhiều trong bảo tàng quân sự, nhiều trong số đó là rèn hoặc hàn (bằng đúc ) từ nòng Tây hay quân sự hoán cải). Nhà hướng ra sân trước, tầng 2.






« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2010, 06:13:16 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #8 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2010, 06:13:49 pm »




Tên súng kíp theo tiếng châu Âu.
Súng kíp là súng dùng hạt nổ (Percussion cap), còn gọi là máy cò kiểu hạt nổ Caplock mechanism. Chính xác đầy đủ là Caplock mechanism musket = súng cá nhân cổ có máy cò dùng hạt nổ.  Mình viết đoạn này vì lúc đi tìm ảnh, thấy các giống chó sa mạc khoe chữ với nghĩa này. Chúng thì khoe với nhau trên sa mạc thôi, nhưng khối trẻ em sẵn sàng mất não với chúng, nên chú thích chút, các bạn đừng cười là rườm.

musket bao gồm nhiều loại súng. Từ musket trong nửa thiên niên klỷ được dùng trong tiếng châu Âu để chỉ súng cá nhân có máy cò. Musket là con muỗi trong tiếng Ottoman thời tk15 được phiên âm vào Âu, là con muỗi, chỉ cái móc câu của hoả thằng câu thương như cái vòi muỗi. Bất cứ súng ngắn dài nào có máy cò đều là musket, kéo dài cho đến hết thời có hạt nổ nhưng vẫn dùng flint lock (như ở Pháp kết thúc bởi MLE 1866 vỏ giấy, nạp sau, búa dọc). Sau này, vào nửa sau tk18, musket được thay thế bởi các từ khác chuyên dụng hơn. Riêng tiếng Anh ngọn thì gọi súng trường là rifle, chỉ có tác dụng là cái xoắn. Vậy nên báo chí ngu dốt mới có “súng trường 73mm”, chỉ khẩu đại pháo không giật 73mm. Bản vẽ Berdan model 1870 vẫn dùng từ musket, sau khi súng ra đời, nó mới được dùng tên vin tô ka = súng trường Nga. Như vậy, có nhièu khẩu trung gian không rõ ràng, muốn gọi thế nào cũng được, nhưng cóp thể coi, người ta gọi súng bắn đạn có vỏ nạp sau không còn là musket. Vậy, musket là súng nạp trước không vỏ, loại nạp sau không vỏ như súng trợ chiến M1831 Pháp (kiểu buồng đốt lật lên).... vẫn gọi là musket. Và dĩ nhiên, nhiều musket là rifle trong tiếng Anh, với nghĩa rifle là xoắn, như chính M1831 trên. Nhưng với nghĩa rifle là súng trường hiện đại trong tiếng Anh (tức không phải khẩu 73mm recoiles rifle, mà là Mauser hay Mosin, là AK hay M16...), thì các musket như M1831 đó không phải là rife. Tiếng Anh thì còn nhiều cái ngu, về mặt súng ống thì đặc biệt ngu, ngu đến mức hài hước “mini gun” là súng to.


Như vậy, musket bao gồm các loại máy cò match lock (hoả thằng câu thương=hoả mai có máy cò). Loại hoả mai có cò nhưng chưa có lò xo, máy móc (cò của nỏ) châu Âu là serpentine (hay còn gọi là serpentine lock) sẽ không là musket. WHEEL LOCK =điểu đầu súng, bánh xe và đá lửa. Điểu đầu súng Snaphaunce = đá lửa đánh vào mặt phẳng nhưng có nắp trượt. Flintlock =điểu đầu súng đá lửa bỏ nắp trượt, xuất hiện ở Pháp 166x và dùng cho đến hết tk18.

Kiểu súng kíp nhồi miệng Pháp nửa đầu tk18 như MLE 1822T dùng lại máy flint lock cũng vẫn được gọi là flint lock đá lửa, tên đủ là Caplock mechanism musket = súng cá nhân cổ có máy cò dùng hạt nổ, dịch sang tiếng Anh thì súng kíp người Mèo như vậy.

Như vậy, musket là hoả mai=sai, súng kíp Mèo= hoả mai = sai. Những cái sai đó ở mức không thể chấp nhận được, súng dùng hạt lửa mà bảo hỏa mai thì đúng là trên lợn một chút. Còn serpentine thì có thể nhầm thành musket được, coi như nhầm nhỏ, súng này cũng là hỏa thằng câu thương, hỏa mai mồi thừng, nhưng xuất hiện trước khi có từ musket từ Ottoman truyền vào Âu, có cò đơn sơ lấy từ cò nỏ, thanh bẩy hình chữ S, không hề có chút lò xo nào.

Đây là súng kíp tây, vẫn dùng kiểu máy cò flint lock, nhưng thay cốc mồi bằng cốc tra hạt nổ và ống dẫn lửa mồi, thay kẹp đá lửa bằng búa. Súng kíp Tây vẫn dùng musket, nhưng nhìn chúng các loại hỏa mai mồi thừng, đá lửa , hạt nổ... thì súng ngắn hay gọi tắt, không ai gọi "súng ngắn musket", súng ngắn Âu là Pistole.


Còn đây là thạch cơ điểu thương (điểu đầu súng, điểu súng, điểu đầu thương ...) flint lock của tây. Từ mẫu này, Tây cải thành súng kíp dùng hạt lửa, do máy cò được chế tạo khó khăn, cải tiến khó khăn, và thực hiện ở các hãng riêng, cũng như máy cò đắt, rất nhiều máy cò được hoán cải từ máy cò cũ, nên súng kíp tây mang thao cái búa rất lớn, cái lớn này thoả mãn yêu cầu tin cậy vì đá lửa rất tồi (đá silic, cuội ). Hạt nổ tin cậy không cần búa to, nhưng lại cõng cái gánh truyền thống do các lý do đó, Tây khí dùng búa nhỏ, vì các hạt nổ đã sản xuất khá lớn, sau này mới có kiểu hạt nổ nhỏ cho các súng tiên tiến hơn giữa tk19.


Và nguyên tắc chạy của thạch cơ điểu đầu flint lock.


Cận cảnh. Máy flint lock đá lửa có 3 lò xo, đều là lò xo lá đơn giản. Một to nhất là lò xo búa (kẹp đá lửa), 2 cái nhỏ hơn là lò xo đẩy về của cò và nắp cốc mồi.
tư thế đã lên cò, lò xo búa là cái móc bên trái



Súng Mèo / súng Triều Đình nguyễn.
Triều nguyễn là triều mạt hạng nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam, hủ nho cực thịnh nhất, hủ nho là sự kết hợp giữa các xảo thuật văn chương lấy từ đạo nho, nhưng giả dối hoàn toàn, của hạng bồi mõm, bồi lưỡi. Có thể gọi hủ nho là “lừa đạo”, tức đường đi của kẻ lừa dối giả trá mị dân, hầu hạ, hèn hạ. Đặc sắc nhất của hủ nho là các học thuyết toàn dân làm gang thép, công xã đại trại, tận diệt chim sẻ, đốt sách vở, đấm chết trí thức... của chế độ cường hào ác bá giả làm + sản, XHCN... Những bồi lưỡi bồi mõm sẵn sàng chứng minh , la liếm bất cứ những cái gì độc địa, bẩn thỉu, đỉnh cao vĩ đại của dối trá lừa mị.

Triều Nguyễn đến tận khi mất nước mới làm được điểu đầu súng, “thạch cơ điểu thương”, máy Flintlock . Tất nhiên bại hoại hủ thối và nhục nhã trước súng kíp người Mèo. Súng kíp người Mèo có nhiều đặc điểm ưu việt hơn súng Âu, về nòng thì như trên, về máy cò, kiểu Mèo rất chống ẩm, đảm bảo chiến đấu mọi thời tiết hơn nhiều súng kíp tây, cũng có máy nhẹ, không rung, bắn chính xác hơn nhiều kíp tây.
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1237.0.html
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1237.30.html
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1237.40.html


Các bạn tự tìm nguồn gốc những câu này. Mình chỉ chú thích thêm. Súng nhồi miệng liều rời kiểu như MLE 1777 Tây Phú Lãng Sa có tầm bắn sát thương tối đ2a 00-300 mét thật, nhưng tầm bắn chính xác (kết hợp cả hai tầm bắn là tầm bắn hiệu quả), không đến 50 mét, ở 50 mét, bắn trúng bia hình người với tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Thật ra, model 1777 chỉ là kiểu, súng còn được sản xuất đến khi Napoleon hết và sản lượng lớn nhất là trong đợt trước chiến tranh Pháp-Nga. Cũng cần nhắc lại là, điểu thương phổ biến từ đầu tk16, đến 166x thì xuất hiện loại máy tin cậy flint lock như thế này ở thành Paris, đến từ Đông Âu. Thành tự của nhà Nguyễn mà hủ nho la liếm chậm 300 năm.
http://armesfrancaises.free.fr/fusil%20d%27infanterie%20Mle%201777%20an%20IX.html

Hóa ra, quân Triều Đình không được trang bị bằng người Mèo, mình cam đoan là hầu như anh Mèo nèo cũng có súng và hiếm anh phải cõng 1 gia đình đến 10 miệng ăn.

Gần đây, có hội thảo, đại khái, tân hủ nho la liếm triều nguyễn bán nước là nên làm, với trang bị thế này, đánh thua là phải, chiến là sai, hòa là đúng.

Vậy, Cao Thắng hay Người Mèo gây lên cảnh dưới đây  ?

Công dụng của hủ nho là những việc bẩn thỉu như thế, hủ nho đặc biệt căm ghét khoa học kỹ thuật, công nghiệp. Nhà chế súng Hồ Nguyên Trừng, người khởi động cách mạng vũ khí của thế giới, chế ra nguyên lý súng trường cá nhân là vũ khí chính, bị nhà nguyễn làm một việc cực kỳ đê hèn trong góc độ một triều đình, đó là xin sử thanh về bịa đặt dèm pha. Khâm giám cương mục bịa nguyên ra việc gia đình ông bị cực hình. Trong khi đó, gia đình Hồ Nguyên Trừng được đối đãi tử tế cùng các tù binh (Hồ Hán Thương là thầy đồ cho Hoàng Gia, Hồ Quý Ly lúc sang đã 70 tuổi, sau cuộc hành trình dài, đến Nam Kinh một thời gian thì ông mất, sau cải táng ở núi Nam Chung khi thiên đô về Bắc Kinh). Hồ Nguyên Trừng và các tù binh được trọng dụng, ngay lập tức ông được phong Binh Trượng Cục Chủ Sự, sau là Công Bộ Thượng Thư, cái này thì quân đông tiền nhiều hơn vua Vịt Còi. Ông đã lãnh đạo ngành công nghiệp khổng lồ, đỉnh cao nhất thế giới lúc đó thời Minh Thành Tổ và Tuyên Đức, nhưng chính ông cùng các nô lệ khác đã tiến hành cuộc đấu tranh chính trị lâu dài, cuối cùng, đã buộc được Trương Phụ , dù hắn phản đối quyết liệt, cũng phải chấp nhận cuộc hành quân tự sát Thổ Mộc để tránh gia đình khỏi bị tru di, cùng với đó là hạ bệ vĩnh viễn phái hiếu chiến trong Minh Triều.


Có lẽ, không cần nghĩ nhiều, các bạn cũng biết tân hủ nho làm gì, cho những ai.


Schreiner viết:



“Vũ khí của họ thuộc loại chậm hơn một thế kỷ. Thí dụ, súng trường là loại súng từ thời đá lửa (loại Saint E1tienne, kiểu năm 1777 về trước). Ở đó có cả súng châm ngòi kiểu Tàu”.



Thái Hồng, sđd, tr. 160



Đó là loại thạch cơ, hay thường gọi là súng điểu thương, là vũ khí thông dụng trong thời Trung Cổ (thế kỷ XIV trở về trước):



“Súng điểu thương cò bằng đá lửa, bắn xa độ 250 đến 300 thước là cùng. Mỗi đội 50 lính thì chỉ có 5 người có súng điểu thương, mỗi người chỉ được bắn có 6 phát mà thôi. Hễ ai bắn quá số ấy thì phải bồi thường. Muốn bắn phải lấy thuốc súng (đựng trong một cái bao mang ở nịt lưng) bỏ vào nòng súng, dùng cây thông hồng nén thuốc vào cho chặt rồi bỏ viên chì (đựng ở cái bầu mang ở cổ) rồi bóp cò cho viên đá nảy lửa làm cháy thuốc ngòi. Bắn được một phát tốn nhiều thời giờ. Chưa kể là có nhiều khi bóp cò, mà đá lửa không bật lửa, lại phải tháo ra nhồi lại tốn hơn gấp đôi thời giờ”.



Thái Hồng, sđd, Tr 160



Súng cá nhân đã vậy, pháo thì sao? Chính tướng Rigault De Genouilly miêu tả pháo của ta:



“Hỏa lực của địch không làm thiệt hại chúng tôi mảy may nào, cho dù đạn pháo của họ bắn trúng vỏ tàu của ta”.



De Larclause viết:



“Người An Nam đã cố gắng cải tiến rất nhiều, nhưng họ vẫn không thể làm chúng ta lo lắng, vì đường đạn đại bác của họ chỉ đạt đến 1.200m là cùng... Đại bác của họ bằng đồng hay bằng gang, đủ các kiểu, trông thì đẹp nhưng khó di chuyển, bố trí kém, thuốc lại xấu...”.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM