Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:20:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 181565 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 02:37:16 am »


Anh hùng Liệt sĩ Mạc Thị Bưởi (1927-23/4/1951), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy phong, 31/8/1955).

Huân chương Quân công hạng 2.


Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách Dân tộc Kinh Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mạc Thị Bưởi là một chiến sỹ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương.

Năm 1949, địch về đóng bốt Trung Hà, tại quê hương, chúng làm hàng rào, tháp canh, càn quét, vây bắt cán bộ. Vì vậy cán bộ ở xã Nam Tân bị bật sang các vùng lân cận. Trong điều kiện khó khăn ấy, một mình cô vẫn bám dân, bám đất, kiên trì hoạt động, giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở kháng chiến, đào hầm bí mật, đón cán bộ về chỉ đạo kháng chiến. Kết quả, cô đã tổ chức được 3 tổ nữ du kích, xây dựng 35 cơ sở ở ba thôn của xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho giặc

Năm 1950, bộ đội ta đánh bật bốt Thanh Dung(?), Mạc Thị Bưởi làm liên lạc, lúc nổ súng cô đã bò qua 3 hàng rào dây thép gai và ra vào vị trí địch ba bốn lần để truyền lệnh và báo tình hình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều lần cô cùng cán bộ huyện đột nhập vào các xã để diệt tề, trừ gian, bảo vệ cơ sở.

Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiến chuẩn bị gạo, đường, sữa chuyển ra vùng tự do phục vụ chiến dịch Trần Hưng Đạo, đánh đường 18. Cô đã tổ chức vận chuyển ra vùng tự do chu đáo. Trong chuyến cuối cùng, cô không may bị địch phục kích bắt được.

Từ lâu cô đã bị địch theo dõi và chúng treo giải thưởng lớn, nếu ai bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng không tìm ra tung tích cô . Khi sa vào tay giặc, chúng đã tra tấn cực kỳ tàn bạo, cô cắn răng chịu đựng không khai một lời, trung thành tuyệt đối với tổ chức. Biết không thể khuất phục được người con gái kiên cường này, giặc đã treo cô lên bụi tre và dùng dao chọc tiết lợn giết cô. Mạc Thị Bưởi hy sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục các tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù để trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.

Ngày nay Đảng bộ và nhân huyện Nam Sách đã dựng tượng đài Mạc Thị Bưởi, cạnh quốc lộ 5 và xây nhà tưởng niệm tại khu vực đền thờ Mạc Đĩnh Chi để ghi công và tưởng nhớ người con gái anh hùng của quê hương. Tại thành phố Hải Dương có một con đường mang tên cô ngay trong trung tâm thành phố bên cạnh những cái tên như Bùi Thị Cúc...
 
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #11 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 02:57:32 am »


Anh hùng Nguyễn Thị Chiên (1930), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (19/5/1952).

Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Năm 1952, cô được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng khẩu súng ngắn của Người.


Nguyễn Thị Chiên quê ở Xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
 
Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1952, cô tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề, diệt và bắt nhiều địch.

Cô đã diệt, làm bị thương và bắt 15 địch. Tháng 4 năm 1950, khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, cô bị địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rưỡi vẫn kiên trung bất khuất. Tháng 10/1951, trong trận phục kích đánh đich trên đường 39, cô bắn bị thương 1 tên địch, bắt sống 6 tên địch, thu 4 súng. Tháng 12/1951, khi địch lùng sục vào làng, cô chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 địch có một tên trung uý.

Ngày 19/5/1952, cô được bầu là chiến sỹ thi đua toàn quốc, được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 
Nguyễn Thị Chiên là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được Nhà nước ta được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Thị Chiên công tác tại Tổng cục Chính trị, Quân khu Thủ đô, được phong quân hàm trung tá năm 1984.

Theo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2008, 01:32:15 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #12 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2009, 10:23:47 pm »


Anh hùng Liệt sĩ Bùi Thị Cúc (1930-1951), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Công an Nhân dân (Truy tặng; 1955).


Viết: "Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân"  là được rồi, thêm "Công an" làm chi cho thừa và khó hiểu nữa !
Logged

hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 10:02:50 am »

ANH HÙNG CÙ CHÍNH LAN
(LIỆT SĨ)



Cù Chính Lan sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng bộ binh, thuộc đại đoàn 304, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mẹ chết sớm, nhà đông em, Cù Chính Lan phải lao động vất vả ngay từ bé dưới chế độ bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến để cùng cha nuôi sống đàn em dại. Hoàn cảnh đó đã tạo cho Cù Chính Lan những đức tính tốt như: cần cù, nhẫn nại, thương người cùng cảnh khổ, căm thù sâu sắc giai cấp địa chủ bóc lột và bọn thực dân cướp nước.

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, Cù Chính Lan xung phong tình nguyện nhập ngũ năm 1946. Chẳng bao lâu đồng chí đã nổi bật trong học tập và công tác, ngay cả lúc ốm nằm việnn, với tinh thần luôn luôn gương mẫu xung phong làm mọi việc mình có thể làm được để giúp đỡ đóng đội, góp phần tích cực xây dựng đơn vị. Thời kỳ là chiến sĩ liên lạc, đồng chí đã được biểu dương là “quân nhân gương mẫu”; thời kỳ đi nằm bệnh xá, đã được anh em thương, bệnh binh tặng danh hiệu “Người chị cả hiền từ”. Khi được đề bạt làm tiểu đội trưởng. đồng chí luôn luôn chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, cùng anh em đưa tiêu đội từ kém lên khá. Bản thân đồng chí luôn luôn gương mẫu, khiêm tốn: giản dị, thương yêu đồng đội, được anh em mến phục, tin yêu. Đặc biệt trong chiến đấu, Cù Chính Lan luôn luôn nêu cao tinh thần dung cảm, táo bạo, mưu trí, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Trận Giang Mỗ lần thứ nhất ngày 7 tháng 12 năm 1951: khi bố trí trận địa bị lộ, địch bắn dữ dội, trên ra lệnh tạm thời rút lui. Đồng chí dũng cảm đi sau cùng, dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút, rồi quay lại tìm anh em bị thương, đưa được ba đồng chí trở về đơn vị an toàn.

Trận Giang Mỗ lần thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 1951, khi địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch. Lúc chuẩn bị rút thì một xe tăng địch tiếp viện tới, bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan căm giận xông lên. Anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò. Nhưng không may tiểu liên bị hóc. Chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn. Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình, rồi lại nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp, quẳng lựu đạn vào. Giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng, chuyển hướng vội vàng chạy về vị trí. Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để nó chạy thoát, Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được vài giây rồi mới ném vào buồng lái. Lựu đạn nổ. Những tên giặc trong xe chết đè lên nhau. Chiếc xe dừng tại chỗ. Trận đánh kết thúc thắng lợi. Tấm gương của đồng chí đã có tác dụng cổ vũ toàn quân thi đua diệt xe tăng và xe cơ giới địch.

Ngày 29 tháng 12 năm 1951, tham gia đánh đồn Cô Tô, bị thương hai lần, Cù Chính Lan vẫn dũng cảm xông lên phá tiếp hai lớp rào mở đường cho đơn vị tiến vào. Lần thứ ba, bị thương nặng, đồng chí vẫn không chịu rời trận địa, nằm tại chỗ chỉ hướng tiến và động viên anh em vào sau diệt địch. Cù Chính Lan đã anh dũng hy sinh khi trận đánh đồn Cô Tô vừa kết thúc thắng lợi.

Cù Chính Lan đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chính phủ và Hồ Chủ tịch truy tặng Huân chương Quân công hạng hai, Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG LA VĂN CẦU



La Văn Cầu sinh năm 1932, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đội trưởng bộ binh thuộc đại đội 671, tiểu đoàn 73, đại đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

La Văn Cầu sinh ra và lớn lên trong một gia đình vốn có mối thù sâu với đế quốc, phong kiến. Cha bị giặc Pháp bắt, đánh dập dã man, sau kiệt sức rồi chết. Đồng chí phải sống vất vả cực khổ ngay từ bé. Cách mạng tháng Tám thành công, được cán bộ tuyên truyền giác ngộ, đồng chí hiểu rõ nguồn gốc sự khổ cực của người nghèo và người dân mất nước. Năm 1948, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 để vào bộ đội. Được toại nguyện, đồng chí rất phấn khởi, trong đời sống hàng ngày, luôn gương mẫu tự rèn luyện, giúp đỡ dìu dắt những đồng chí yếu cùng tiến bộ, được anh em rất quý mến. Đồng chí đã chiến đấu 29 trận, trận nào cũng thể hiện rõ tinh thần gương mẫu, dũng cảm, kiên quyết vượt qua khó khăn, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong trận phục kích địch ở Bông Lau (năm 1949), đồng chí đã xung phong vào tổ xung kích. Khi nổ súng, có lệnh xung phong, đồng chí dũng cảm xông lên, phát hiện 1 tên Pháp ngồi trên xe tăng, đồng chí bắn một phát chết ngay, rồi nhanh nhẹn nhay lên xe cướp súng. Ngoảnh lại sau đã thấy 3 tên lính Pháp khác chạy đến, đồng chí liền dùng khẩu súng vừa cướp được bắn gục cả 3 tên rồi nhảy xuống xe, tiếp tục truy lùng, diệt thêm 6 tên nữa.

Trong chiến dịch Biên Giới, trận đánh đồn Đông Khê lần thứ nhất (năm 1950), đồng chí bị đau chân nhưng vẫn kiên quyết xin đi chiến đấu. Khi trận đánh gặp khó khăn, đơn vị bạn bị thương vong nhiều, đồng chí đã động viên anh em trong tiểu đội, hầu hết là tân binh, băng bó và cõng hết thương binh về nơi an toàn. Trên đường rút về, địch nhảy dù phản kích ta, mặc dù chân đau và rất mệt, đồng chí vẫn cố vác khẩu 12 ly 7 thu được của địch về tới đơn vị.

Trận Đông Khê lần thứ hai (năm 1950), La Văn Cầu được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu. Phá được hai hàng rào thì tổ bị thương hai đồng chí. Địch tập trung bắn dữ dội vào cửa mở, phá hủy mất một số bộc phá ống. Để dành bộc phá đánh lô cốt, đồng chí đã động viên anh em trong tổ tháo gỡ mìn của địch và dũng cảm xông lên dùng mìn phá nốt hai hàng rào cuối cùng. Khi tiến đánh lô cốt thì tổ bị thương hết, chỉ còn lại một mình, nhưng đồng chí không ngần ngại vẫn hăng hái tìm cách xông lên hoàn thành nhiệm vụ của tổ bộc phá. Vượt rào được đến hào giao thông thứ ba thì đồng chí bị thương và ngất đi. Tỉnh dậy thấy cánh tay phải bị đạn bắn gãy nát, nghĩ đến nhiệm vụ chưa hoàn thành, đồng chí đã cố quay trở lại, gặp đồng đội, đồng chí khẩn thiết yêu cầu chặt hộ cánh tay để khỏi vướng rồi lại tiếp tục ôm bộc phá xông lên, phá tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị xung phong diệt gọn vị trí địch. Tấm gương của La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua diệt giặc lập công trong đơn vị, là lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới cua bộ đội chủ lực ta từ chiến dịch Biên Giới.

La Văn Cầu đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, đồng chí được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Ngày 19 tháng 5 năm 1952, La Văn Cầu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG NGUYỄN THỊ CHIÊN



Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng trung đội nữ du kích xã, đảng viên Đảng Cộng san Việt Nam.

Gia đình Nguyễn Thị Chiên rất nghèo. Hết mồ côi cha rồi đến mẹ, đồng chí phải đi ở cho địa chủ, khổ cực ngay từ nhỏ. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí thoát khỏi cuộc đời đi ở. Được cán bộ cách mạng giáo dục, dìu dắt, Nguyễn Thị Chiên dần dần hiểu biết và tích cực tham gia hoạt động. Đồng chí đã làm công tác phụ nữ, tổ chức du kích, xây dựng cơ sở cách mạng, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, chiến đấu chống giặc bảo vệ xóm làng..., công tác nào cũng nêu cao tinh thần tận tụy, gương mẫu, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Năm 1946, Nguyễn Thị Chiên làm giao thông cho đoàn thể phụ nữ và du kích thôn. Năm 1947, được cử làm tiểu đội trưởng nữ du kích. Năm 1948, làm trung đội phó. Ở cương vị nào đồng chí cũng tích cực làm tốt mọi việc, được chị em rất tín nhiệm. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, đồng chí đã vận động chị em cày ruộng, vỡ hoang cấy lúa, tự túc lương thực và mua sắm trang bị.

Tháng 12 năm 1949, địch âm mưu cướp phá kho lương thực ở các địa phương, Nguyễn Thị Chiên đã chỉ huy đội nữ du kích đánh trả quyết liệt bảo vệ được kho muối.

Tháng 4 năm 1950, địch càn phá, khủng bố ác liệt, cán bộ bị bật hết ra ngoài, một đêm Nguyễn Thị Chiên đang dẫn đường đưa đồng chí bí thư chi bộ về hoạt động thì bị bọn giặc phục kích. Nguyễn Thị Chiên đã ra hiệu để đồng chí cán bộ chạy thoát còn mình thì bị địch bắt. Địch dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ tra tấn dã man, nhưng đồng chí đã nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù, kiên quyết không khai một lời. Sau ba tháng rưỡi, chúng không khai thác được tài liệu gì, buộc phải thả đồng chí. Điều trị vừa hồi sức, đồng chí lại tiếp tục hoạt động.

Tháng 5 năm 1951, đội nữ du kích do đồng chí chỉ huy hoạt động mạnh, phá đường, quấy rối, phá tề... gây nhiều khó khăn cho địch. Một lần xin trên được bảy quả mìn, đồng chí đã chỉ huy chị em gài mìn phục kích giặc, diệt 5 tên, làm bị thương 7 tên, gây phấn khởi, tin tưởng trong toàn đội và được tín nhiệm với nhân dân trong vùng tạm chiếm.

Tháng 7 năm 1951, bọn giặc điên cuồng đánh phá cơ sở cách mạng của ta, lùng bắt cán bộ, đảng viên, đàn áp nhân dân. Tình thế rất gay go, nhưng được cấp uy chỉ đạo trực tiếp, đồng chí đã tích cực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nhân dân, xây dựng lại được cơ sở ở 5 thôn, làm chỗ đứng chân cho cách mạng.
Tháng 10 năm 1951, đồng chí chỉ huy đội du kích phối hợp với bộ đội phục kích địch trên đường 39. Khi nổ súng, địch chạy tán loạn, đồng chí đã dũng cảm cùng bộ đội truy kích địch. Riêng đồng chí bắt, trói được 6 tên, bắn bị thương 1 tên, thu 4 súng.

Tháng 12 năm 1951, đội nữ du kích phối hợp với bộ đội phục kích đánh địch chống càn. Lợi dụng địch chủ quan sơ hở, không đề phòng, Nguyễn Thị Chiên đã cùng đồng đội bất ngờ xông ra bắt sống 4 tên, có tên quan hai chỉ huy đang đi sục vào làng. Khi giặc tiến công vào, đồng chí đã cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu. Riêng đồng chí đã bắn chết 3 tên, bắt sống 4 tên, giật được 1 súng.

Tháng 1 năm 1952, phối hợp với bộ đội đánh bốt An Bồi, đồng chí đã dũng cảm cùng đồng đội bò vào cắt hàng rào, đánh bộc phá ném lựu đạn và cùng anh em xông vào bốt bắt sống 6 tên ngoan cố đang lẩn trốn, trong đó có tên đồn trưởng. Trận này đồng chí còn cõng được 6 thương binh ra ngoài an toàn.
Trong mọi mặt công tác, đồng chí đều gương mẫu đi đầu, tích cực học tập, rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ chị em trong đội, xây dựng trung đội nữ du kích trưởng thành về mọi mặt.

Nguyễn Thị Chiên đã được tỉnh, huyện, xã khen 8 lần. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, đồng chí được Hồ Chủ tịch tặng khẩu súng ngắn của Người, được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Nguyễn Thị Chiên được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 01:55:12 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #14 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 10:13:09 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN SONG



Nguyễn Văn Song sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội trưởng du kích xã, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Gia đình Nguyễn Văn Song rất nghèo, năm 12 tuổi, đồng chí đã phải đi ở cho địa chủ. Cực khổ quá không chịu nổi, năm 17 tuổi, đồng chí bỏ trốn về đi làm thuê kiếm sống.

Cách mạng tháng Tám thành công chưa đầy một tháng, giặc Pháp lại trở lại xâm lược miền Nam, đồng chí xung phong vào đội quân cảm tử của địa phương (9-1945). Tháng 2 năm 1947 đồng chí bị địch bắt và tra tấn dã man nhưng không hề hé răng khai báo nửa lời. Địch đem đồng chí ra bắn ở bờ sông. Nhân lúc chúng sơ hở, đồng chí đã trốn thoát. Tháng 3 năm 1948, đồng chí xung phong vào bộ đội ở đơn vị đại đội 11 trung đoàn 301. Tháng 2 năm 1950 trong hoàn cảnh sinh hoạt hết sức thiếu thốn của thời gian đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, thuốc men không có, bệnh tật có những diễn biến xấu và do hậu quả cuả những trận đòn thù tra tấn đã man, Nguyễn Văn Song được đơn vị cho về nhà nghỉ 6 tháng. Sau khi khỏi bệnh thì đơn vị đi xa, mất liên lạc, đồng chí gia nhập đội du kích và hoạt động ở địa phương.

Gần 9 năm tham gia chiến đấu, khi ở bộ đội cũng như khi hoạt động du kích ở địa phương, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần chủ động, hăng hái đánh giặc, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn ác liệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí đã tham gia chiến đấu hơn 30 trận, tự tay đốt cháy 12 xe vận tải của địch, diệt 5 tên thu 8 súng, vận động được nhiều binh lính ngụy trở về với nhân dân, góp phần tích cực duy trì và phát triển phong trào cách mạng ở địa phương.

Đặc biệt từ năm 1950 đến năm 1954, làm tiểu đội trưởng du kích, đồng chí đã kiên trì và tích cực bám đất, bám dân để hoạt động. Có lần tiểu đội đồng chí đảm nhiệm một mũi chặn địch trên đường 13, địch đông gấp bội, Nguyễn Văn Song đã bình tĩnh động viên tiểu đội kiên quyết chiến đấu, riêng đồng chí đã đốt được 5 xe vận tải, góp phần chặn đứng quân địch, bảo vệ được tài sản và tính mạng của nhân dân.
Nhiều lần, đồng chí đã cùng với bộ đội đi điều tra và diệt đồn. Điển hình là trận Tân Định và Vĩnh Hòa, đồng chí đã kiên trì dựa vào nhân dân bám địch mấy tháng liền, nắm vững tình hình và đưa đường cho bộ đội vào đánh đồn, giành thắng lợi.

Nguyễn Văn Song luôn luôn được đồng đội và nhân dân yêu mến. Năm 1952, đồng chí được bầu là chiến sĩ giết giặc xuất sắc của tỉnh. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, đồng chí được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba.
Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Nguyễn Văn Song được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG NGUYỄN QUỐC TRỊ



Nguyễn Quốc Trị sinh năm 1921, dân tộc Kinh, quê ở xã Phương Ky, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại đội trưởng bộ binh thuộc trung đoàn 102, đại đoàn 308, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sống trong một gia đình yêu nước, được cán bộ dìu dắt, Nguyễn Quốc Trị sớm có lòng yêu nước, căm thù giặc. Trước Cách mạng tháng Tám, đồng chí tham gia hoạt động chống giặc bắt phu. Bị bắt, đồng chí tham gia vận động đấu tranh, giúp đỡ các anh em trong tù. Nhật lật đổ Pháp, đồng chí xung phong vào đội tự vệ tiên phong chống Nhật. Trận đầu đánh Nhật đồng chí đã cùng tiểu đội diệt được 10 tên, đốt cháy 5 xe. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí xung phong vào bộ đội chủ lực. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, đồng chí đã tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu nhiều .trận, trong nhiều chiến dịch lớn, trận nào cũng thể hiện tinh thần dũng cảm, mưu trí, táo bạo, chỉ huy linh hoạt, kiên quyết, cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 1 năm 1947, đồng chí đã tham dự nhiều trận đánh ở Vinh, Huế, Đông Hà, cùng đồng đội diệt hàng trăm tên giặc, bắt sống nhiều tên, riêng đồng chí đã diệt 19 tên Pháp và 2 tên Nhật.

Hè năm 1947, Nguyễn Quốc Trị chuyển sang học và phụ trách khẩu đội ba-dô-ca. Trận đầu đánh địch trên đường số 4 (2-1948), đồng chí đã bắn cháy một xe diệt 30 tên.

Trận An Châu tháng 10 năm 1948, đồng chí chỉ huy tiểu đội mũi nhọn làm nhiệm vụ đột kích. Khi tiến sát An Châu thì bị lộ, địch nổ súng chống cự, đồng chí đã linh hoạt, dũng cảm, nhanh nhẹn cho tiểu đội xung phong đánh chiếm ụ súng số một, rồi đánh phát triển ra hai bên, đánh xong đơn vị rút ra an toàn. Anh em rất tin tưởng vào sự chỉ huy của đồng chí.

Trận Đồng Khuy tháng 10 năm 1948, Nguyễn Quốc Trị chỉ huy tiểu đội xung kích của đại đội chủ công đánh sập lô cốt cố thủ của địch diệt 13 tên, có 1 tên quan một, thu toàn bộ vũ khí.

Thu - Đông năm 1950, đại đội đồng chí nhận nhiệm vụ vượt núi ngăn chặn không cho hai cánh quân của trung đoàn Lơ-pa-giơ và trung đoàn Sắc-tông gặp nhau. Đồng chí chỉ huy một trung đội, dùng địa bàn đi tắt đường, đánh tan 2 trung đội của trung đoàn Lơ-pa-giơ, diệt và bắt 22 tên, cùng đơn vị phá được kế hoạch hợp quân của địch.

Tháng 5 năm 1951, đại đội do Nguyễn Quốc Trị chỉ huy có nhiệm vụ tiêu diệt vị trí Gối Hạc, mở đường cho đơn vị đánh vị trí Non Nước. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị nhanh chóng áp sát mục tiêu, khi có lệnh nổ súng, đơn vị đồng loạt xung phong diệt ngay 1 trung đội địch. Bọn địch phản kích dữ đội, Nguyễn Quốc Trị chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt và bí mật vòng phía sau lưng địch đánh tới, diệt một trung đội nữa. Trời sáng, địch càng phản kích mạnh hơn, máy bay chúng đến oanh tạc, đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy toàn đơn vị và trực tiếp dẫn 1 trung đội đánh vào bọn địch cố thủ, tiêu diệt chúng, làm chủ trận địa. Trận này, đơn vị đã diệt và bắt 160 tên địch, làm chủ trận địa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nguyễn Quốc Trị luôn luôn chú ý xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện. Trong mọi mặt công tác, đồng chí gương mẫu dẫn đầu, tích cực học tập và rèn luyện.

Nguyễn Quốc Trị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất và nhiều lần được trung đoàn, tiểu đoàn khen. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, đồng chí được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Nguyễn Quốc Trị được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG MẠC THỊ BƯỞI
(LIỆT SĨ)


Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 , dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Hưng, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sẵn mối thù sâu với đế quốc và giai cấp địa chủ, phong kiến đã đàn áp bóc lột gia đình và làng xóm quê hương, Mạc Thị Bưởi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở hoạt động ở địa phương đã luôn luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, kiên trì xây dựng cơ sở và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc. Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, đảm bảo giao thông liên lạc thông suốt, bảo vệ và giúp đỡ cán bộ hoạt động tốt, tham gia quấy rối và phá hoại địch có kết quả, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Năm 1946 - 1947, Mạc Thị Bưởi tham gia công tác đoàn thể phụ nữ ở địa phương. Khi địch về đóng ở xã, đồng chí vào du kích hoạt động chống địch.

Năm 1949, địch kéo về đóng bốt Trung Hà. Chúng càn quét liên tiếp, bọn phản động ở địa phương nổi lên xây tháp canh, rào làng, bắt cán bộ. Cán bộ hoạt động ở địa phương bị bật sang vùng khác. Một mình đồng chí vẫn kiên trì bám làng hoạt động, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở rồi đào hầm bí mật đưa cán bộ về hoạt động. Đồng chí đã tổ chức được ba tổ nữ du kích, thường xuyên tích cực hoạt động, xây dựng được 35 cơ sở ở ba thôn, lãnh đạo nhân dân chống nộp thuế và đi phu cho giặc.
Có lần đưa cán bộ về hoạt động, qua chặng đường địch phục kích nhiều, Mạc Thị Bưởi đã táo bạo tìm đường bất ngờ đi sát vào vị trí địch, đưa cán bộ bí mật vượt qua được vòng vây địch. Nhiều lần phải vượt qua sông, nước chảy xiết, bọn địch thường phục kích, đồng chí đã dũng cảm bơi sang trước nắm tình hình, đảm bảo cho cán bộ sang sau được an toàn. Suốt thời kỳ giặc chiếm đóng ở địa phương, bốn tháng trời ròng rã, đồng chí đã giữ vững được mối liên lạc, đưa cán bộ đi về hoạt động, tổ chức diệt được bốt địch đóng ở thôn.

Tháng 11 năm 1950, bộ đội ta đánh bốt Thanh Dung, đồng chí làm liên lạc. Lúc nổ súng, đồng chí đã bò qua 3 hàng rào dây thép gai, ra vào vị trí địch tới ba bốn lần để truyền lệnh và báo cáo tình hình, hoàn thành nhiệm vụ phục vụ trận đánh tốt.

Nhiều lần, đồng chí đã cùng cán bộ huyện đột nhập vào các xã, diệt tề trừ gian, bảo vệ cơ sở.
Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiếm chuẩn bị gạo, đường, sữa và tổ chức vận chuyển ra vùng tự do phục vụ cho chiến dịch. Đồng chí đã tích cực chuẩn bị và tổ chức vận chuyển các thứ ra chu đáo. Trong chuyến cuối cùng, không may đồng chí bị địch phục kích bắt được. Địch đã theo dõi từ lâu và treo thưởng để tìm bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng không dò được ra tung tích đồng chí, vì vậy chúng tra tấn đồng chí cực kỳ dã man, nhưng đồng chí vẫn không khai báo một lời. Cuối cùng chúng treo đồng chí lên bụi tre và chọc tiết giết chết.

Nhân dân địa phương và đồng đội rất thương tiếc đồng chí, đã nêu quyết tâm hăng hái chiến đấu và tích cực công tác để trả thù cho đồng chí.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Mạc Thị Bưởi được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 02:03:47 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #15 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 10:18:32 am »

ANH HÙNG TRẦN CỪ
(LIỆT SĨ)


Trần Cừ sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Bắc, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ ngày 19 tháng 8 năm 1945 tức là ngay ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng bộ binh đại đội 336, tiểu đoàn 174, trung đoàn 209, đại đoàn 312, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 10 năm 1950, Trần Cừ chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc. Trưởng thành từ chiến sĩ lên đại đội trưởng, đã tham dự hàng chục trận đánh, ở cương vị nào, trong trận nào, đồng chí cũng khắc phục khó khăn, chiến đấu dũng cảm, cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí luôn luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, thương yêu đồng đội chăm sóc giúp đỡ chiến sĩ mới, khiêm tốn giản dị, được đồng đội tin yêu mến phục.

Tháng 9 năm 1945, mới vào bộ đội được một tháng, đồng chí tham gia đánh bọn Nhật và Quốc dân đảng phản động ở thị xã Vĩnh Yên. Đồng chí đã dẫn đầu tiêu đội, dũng cảm xung phong đánh giáp lá cà với địch, bản thân đâm chết 1 tên Nhật, thu một khẩu súng.

Đầu năm 1946, trong trận đánh bọn Quốc dân đảng phản động tràn lên cầu Đông Đạo (Vĩnh Yên), Trần Cừ đã dùng súng trung liên diệt hai tiểu đội địch, giữ vững trận địa đến sáng.

Đầu năm 1948, Trần Cừ chỉ huy trung đội chống càn ở vùng Sơn Đông (Vĩnh Phú). Giặc Pháp đông gấp bội, có ca 2 ca nô và 4 máy bay khu trục yểm hộ vẫn không sao tiến vào được làng. Đơn vị đã đánh lui nhiều đợt tiến công của chúng, diệt một tiểu đội địch, bảo vệ được nhân dân.

Trong chiến dịch Biên Giới, trận Đông Khê lần thứ hai, đồng chí làm đại đội trưởng đại đội chủ công của trung đoàn. Đêm thứ nhất, đại đội chiến đấu rất dũng cảm, gần sáng có lệnh phải tạm rút vì hướng khác đơn vị bạn chưa vào được. Đêm sau, trận chiến đấu diễn biến gay go, ác liệt hơn. Địch tập trung hỏa lực bắn lướt sườn làm đơn vị bị thương vong một số, trời gần sáng vẫn chưa làm chủ được trận địa. Trần Cừ không do dự dẫn đầu một tiểu đội xông lên đánh vỗ mặt uy hiếp địch, để toàn đại đội thừa thế phát triển diệt gần hết đồn. Địch còn lại gần 100 tên, chúng dồn vào một hầm cố thủ. Trước cửa hầm có một lô cốt, chúng dựa vào lô cốt này chống cự rất quyết liệt. Hai lần Trần Cừ dẫn đầu đơn vị xông lên nhưng vẫn chưa giải quyết được, bản thân lại bị thương nặng vào chân. Trời đã rạng sáng. Phải nhanh chóng tiêu diệt gọn đồn Đông Khê, không thể để trận đánh kéo dài, trời sáng địch sẽ dùng phi pháo và viện binh phản kích chiếm lại đồn, đơn vị sẽ bị thương vong nhiều và không hoàn thành nhiệm vụ, ảnh hưởng tới toàn bộ chiến dịch. Đồng chí đã chỉ huy anh em tập trung hỏa lực bắn mãnh liệt và đồng loạt ném lựu đạn vào lô cốt để xung kích xông lên, quyết tâm tiêu diệt bọn địch ngoan cố. Trong khói đạn mù mịt, hỏa điểm của địch trong lô cốt chỉ tạm ngừng giây lát rồi lại hồi phục, điên cuồng nhả đạn sát thương bộ đội ta. Trần Cử căm giận, nén chịu vết thương đau, nhảy lên hô lớn:

- Hồ Chủ tịch muôn năm ! Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!

Rồi lao tới sát lô cốt ném quả thu pháo cuối cùng còn lại vào lỗ châu mai và dùng cả thân mình bịt kín hỏa điểm địch.

"Học tập đại đội trưởng! Trả thù cho đại đội trưởng!". Cả đơn vị ào ào xông lên, đánh sập hầm ngầm tiêu diệt toàn bộ bọn địch.

Với thành tích chiến đấu xuất sắc, Trấn Cừ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1  Huân chương Kháng chiến hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Trần Cừ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG TRẦN VĂN CHUÔNG
(LIỆT SĨ)



Trần Văn Chuông sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Cát Lại, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà. Khi hy sinh đồng chí là đại đội phó đại đội công binh (đội giao thông chiến) thuộc tỉnh đội Hà Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau 8 lần xung phong tòng quân nhưng đều không trúng tuyển vì người nhỏ, sức yếu, Trần Văn Chuông đã tích cực tham gia đoàn thể thanh niên, hoạt động du kích, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ ở địa phương.
Tháng 11 năm 1948, được vào bộ đội, Trần Văn Chuông rất phấn khởi. Đồng chí đã tham dự hơn 200 trận đánh, trưởng thành từ một chiến sĩ lên cán bộ đại đội, ở cương vị nào trong trận đánh nào, đồng chí cũng hăng hái vượt qua mọi khó khăn ác liệt, dũng cảm, mưu trí, chỉ huy bình tĩnh, táo bạo. Đồng chí luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, nhiều lần cõng thương binh vượt qua bom đạn về phía sau an toàn. Có lần trong tình thế hiểm nghèo, đồng chí tìm cách cứu thoát 4 đồng đội và 20 thanh niên địa phương, còn mình bị địch bắt. Trần Văn Chuông có nhiều sáng kiến, đặc biệt trong việc đánh mìn diệt địch, đạt hiệu suất cao, lập nhiều chiến công xuất sắc. Đồng chí đã cùng đơn vị diệt nhiều địch, phá hủy nhiều xe; riêng bản thân đã diệt 392 tên, bắt sống 19 tên, phá hủy 79 xe địch.

Bảy lần bị địch bắt, chúng tra tấn Trần Văn Chuông cực kỳ dã man : dùng dùi nung đỏ đâm vào người, tra điện, treo ngược lên cây, ngâm trong bể nước mùa đông, hất từ trên xe xuống đất trong lúc xe đang chạy nhanh... nhưng đồng chí vẫn trung kiên bất khuất không hề khai báo; cả 7 lần, đồng chí đều tìm cách vượt khỏi nhà tù, trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu.

Đầu năm 1949, đồng chí đã táo bạo, khôn khéo luồn vào đặt mìn gần bốt Bương (trên đê Át Lợi), phá hủy một xe giép, diệt 5 tên sĩ quan tham mưu của bộ chỉ huy trận càn, phá vỡ cuộc càn của chúng vào Hà Đông.

Trần Văn Chuông là người đầu tiên có sáng kiến : lấy sơn quét ngoài quả mìn, rồi lấy mo cau và giấy có nhựa sung bọc ngoài, khi chôn, máy dò mìn của địch rất khó phát hiện. Đồng chí còn dùng mảnh bom, đạn, gang, sắt vụn... vứt rải rác trên đường làm cho bọn đi dò mìn phải mò mẫm lâu và hoang mang chán nản. Sáng kiến của đồng chí được nhiều nơi áp dụng đánh địch có kết quả tốt.

Trong những trận đánh đồn, đồng chí luôn luôn tỏ ra dũng cảm, táo bạo, lập công xuất sắc.

Tháng 10 năm 1949, đồng chí đã dẫn đơn vị bí mật bất ngờ vượt qua 7 cây số đồng lầy và hai bốt giặc, đột nhập thành phố Nam Định đánh nhà tên chánh mật thám. Anh em công kênh nhau để vượt tường. Trần Văn Chuông trèo lên mái nhà, nhảy vào trong giết chết tên chánh mật thám Nam Định, lấy nhiều tài liệu rồi rút ra an toàn.

Trận tiêu diệt vị trí Quyển Sơn (năm 1950) là trận công đồn đầu tiên của bộ đội địa phương tỉnh Hà Nam. Trần Văn Chuông đã dùng kiếm xông vào chém chết 4 tên địch, diệt vọng gác, mở đường cho đơn vị tiến vào. Địch ném lựu đạn ra nhiều, đồng chí đã nhanh nhẹn bắt, ném trả lại, khi bị thường nặng vẫn cố nén đau, không cho đồng đội biết, tiếp tục chiến đấu diệt thêm 8 tên nữa. Kết quả đơn vị đã diệt gọn vị trí Quyển Sơn do gần một đại đội địch đóng giữ.

Trận chống càn ở Đồng Phú tháng 6 năm 1952, đồng chí đã bình tĩnh chỉ huy tiểu đội ngoan cường chiến đấu kìm chân 5 tiểu đoàn địch có máy bay, đại bác yểm hộ, để bảo vệ nhân dân sơ tán và tạo thuận lợi cho đơn vị vòng phía sau đánh địch.

Tháng 2 năm 1954, sau khi chỉ huy đơn vị phục kích bắn cháy một tàu chiến địch trên sông Hồng (đoạn Yên Lệnh), địch ở các tàu chiến khác bắn lên quyết liệt, trong khi dẫn đầu đơn vị xông lên bờ đê để chiếm lợi thế đánh trả địch. Trần Văn Chuông không may bị trúng đạn đã anh dũng hy sinh.

Trần Văn Chuông đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 28 lần được quân khu, khu ủy và tỉnh khen, được Bác Hồ tặng danh hiệu “Cán bộ gương mẫu” và được bầu là Chiến sĩ thị đua số một của toàn liên khu.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955 đồng chí Trần Văn Chuông được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG BẾ VĂN ĐÀN
(LIỆT SĨ)



Bế Văn Đàn sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng nay là xã Triệu Ẩu, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội phó bộ binh thuộc đại đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. (Tháng 12 năm 1953 được truy nhận).

Xuất thân từ gia đình vô sản, mẹ chết sớm, cha làm thợ mỏ, chú hoạt động cách mạng bị giặc Pháp giết, đồng chí phải đi ở cho địa chủ từ nhỏ. Sau năm năm đi ở, đồng chí trốn về ở với dì và tham gia hoạt động du kích.

Tháng 1 năm 1949, Bế Văn Đàn xung phong vào bộ đội và đã tham gia nhiều chiến dịch, chiến dịch nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ ngày nhập ngũ đến lúc hy sinh, đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, chấp hành mọi mệnh lệnh nghiêm túc chính xác, kịp thời.

Đông-Xuân năm 1953-1954, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn đưa đơn vị hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của tiểu đoàn đồng chí được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn. Thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân ta đánh bật lại. Tình hình chiến đấu hết sức căng thẳng. Địch liều chết nống ra. Ta kiên quyết ngăn chặn. Cần có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ địch bằng bết cứ giá nào để đơn vị lớn triển khai lực lượng thực hiện chủ trương chung của chiến dịch. Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Đồng chí dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của địch xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chu đáo. Tình hình chiến đấu càng ngày càng ác liệt; đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Địch phản kích đợt thứ ba, điên cuồng mở đường tiến. Đại đội bị thương vong, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung tiên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì vận động lên không có chỗ đặt súng. Tình thế hết sức khẩn trương; không ngần ngại, Bế Văn Đàn chạy lại cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình và hô bạn bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói : "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết hết chúng nó đi !". Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch, quật ngã liên tiếp hàng chục tên. Địch hoảng hốt bỏ chạy. Đợt phản kích của chúng bị bẻ gãy. Trong thời gian đứng làm giá súng. Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai mình. Tấm gương dũng cảm của Bế Văn Đàn đã cổ vũ cán bộ chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái xông lên tiêu diệt quân thù, đem toàn thắng về cho chiến dịch.

Trong Đại hội mừng công của đơn vị, Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất và được bình bầu là Chiến sĩ thi đua số một của đại đoàn.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955 Bế Văn Đàn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 02:14:00 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 04:18:51 pm »

ANH HÙNG PHAN ĐÌNH GIÓT
(LIỆT SĨ)



Phan Đình Giót sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở làng Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, đi bộ đội năm 1950. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội phó bộ binh đại đội 58, tiểu đoàn 428, trung đoàn 141, đạị đoàn 312, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Gia đình đồng chí Phan Đình Giót rất nghèo. Bố bị chết đói. Đồng chí đã phải sống cuộc đời đi ở, làm thuê từ năm 13 tuổi rất cực khổ. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950 xung phong vào bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể ở quân đội, Phan Đình Giót luôn luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên luôn được đồng đội mến phục, tin yêu. Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn : Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ... trận đánh nào đồng chí cũng nêu cao tinh thần quả cám, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hai lần bị thương nặng vẫn tiếp tục chiến đấu và đã hy sinh oanh liệt với chiến công đặc biệt : lấy thân mình lấp lỗ châu mai mở đường cho đơn vị tiến lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam, giành toàn thắng cho trận đánh mở màn chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Mới 3 tháng tuổi quân, Phan Đình Giót đã tham gia chiến dịch Đường số 18, đánh đồn Tràng Bạch, trận chiến đấu diễn ra gay go, ác liệt, đồng chí vẫn bám sát tổ trưởng, thể hiện tinh thần chiến đấu rất hăng say. Tiêu diệt xong lô cốt số một, đồng chí bị thương nặng, nhưng vẫn xin ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến lúc trận đánh kết thúc thắng lợi.

Trong trận tiêu diệt vị trí Chùa Tiếng (cuối năm 1950), đồng chí đã dũng cảm xung phong một mình đánh sập bốn ụ súng của địch.

Mùa Đông năm 1951, địch đánh lên Hòa Bình, đơn vị đồng chí nhận nhiệm vụ vượt sông Đà, thọc sâu vào hoạt động trong lòng địch vùng chân núi Ba Vì. Địch phát hiện chủ lực ta, tập trung máy bay, đại bác, thường xuyên bắn phá dữ dội. Phan Đình Giót vẫn kiên trì và gương mẫu, xung phong đi đầu trong mọi công tác, đã cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.

Mùa Đông năm 1953, đơn vị đồng chí được tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 cây số, vượt qua nhiều đèo, dốc mang vác nặng đồng chí vẫn kiên trì và giúp đỡ đồng đội đi tới đích.
Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, đồng chí đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, lệnh nổ súng tiêu diệt vị trí Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ 10. Địch tập trung hỏa lực bắn như trút đạn xuống trận địa ta. Đồng đội bị thương vong nhiều. Lửa căm thù bốc cao, đồng chí lao lên đánh tiếp hai quả nữa, phá toang đoạn rào cuối cùng, mở thông cửa mở để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót lại vọt lên bám chắc lô cốt số hai, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Đồng chí lại bị thương vào vai, máu chảy đầm đìa. Nhưng hỏa điểm địch từ lô cốt số ba đã xuất hiện rất nguy hiểm, bắn mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên, nhích dấn người đến gần lô cốt số ba với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là phải dập tắt ngay nó. Đồng chí dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to :

- Quyết hy sinh... vì Đảng... vì dân !! ... rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam.

Phan Đình Giót đã được tiểu đoàn, đại đoàn khen thưởng 4 lần.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Phan Đình Giót được Chủ tịch nước Việt Nam dân chu cộng hòa truy tặng huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG NGÔ MÂY
(LIỆT SĨ)

Ngô Mây sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, nhập ngũ tháng 4 năm 1947. Khi hy sinh đồng chí là đội viên đại đội quyết tử, trung đoàn 120, đại đoàn 305, Liên khu 5.

Đồng chí Ngô Mây sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo. Bố chết sớm. Đồng chí là người con duy nhất trong gia đình. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí tham gia dân quân du kích ở xã. Khi giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta, đồng chí xung phong tình nguyện vào bộ đội. Để đợi thời cơ giết giặc lập công, trong huấn luyện lúc nào đồng chí cũng nêu cao tinh thần gương mẫu bền bỉ, say sưa học tập và rèn luyện. Có lấn bị đau chân không tập được, cán bộ cho nghỉ, đồng chí vẫn xin ra thao trường ngồi xem anh em tập để rút kinh nghiệm. Có thể nói : đồng chí đã chuẩn bị rất tích cực, vì vậy, khi có dịp bước vào chiến đấu, đồng chí đã nêu tấm gương dũng cảm tuyệt vời của người chiến sĩ cách mạng. Tiếng bom của đồng chí đã làm cho quân và dân ta rất tự hào, kẻ thù thì hết sức kinh hoàng khiếp sợ.

Thu Đông năm 1947, đơn vị Ngô Mây được lệnh chuẩn bị chiến đấu, mặt trận đang có phong trào vận động thi đua tiêu diệt bộ binh và cơ giới địch. Thời kỳ này, trang bị của ta còn yếu kém, chỉ có vũ khí thô sơ, phải có lòng dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng dám trực tiếp dùng bom mới diệt được xe tăng, xe cơ giới địch. Ngô Mây thiết tha xin xung phong vào đội cảm tử để được nhận nhiệm vụ vẻ vang đó. Đồng chí chuẩn bị rất chu đáo, hỏi han, học tập cách đánh kỹ càng, lau chùi giữ gìn quả bom rất cẩn thận. Tuy biết rõ trận đánh này mình có thể hy sinh, nhưng Ngô Mây vẫn bình tĩnh, tự tin, biên thư về động viên mẹ và đem những đồ dùng cá nhân của mình tặng lại các đồng chí thiếu.

Đầu tháng 10 năm 1947, đơn vị lên đường đi phục kích địch ở Suối Voi (trên đường An Khê đi Plây Cu). Ngô Mây có nhiệm vụ ôm bom phá xe tăng tạo điều kiện cho bộ binh xung phong tiêu diệt địch. Nhưng tình hình trận đánh đã diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho ta ngay từ đầu. Trận địa bị lộ, hơn một đại đội Âu Phi và bốn xe cơ giới địch hành quân mới tới gần trận địa ta đã phát hiện và nổ súng trước. Lực lượng quá chênh lệch cả về binh lực và hỏa lực buộc đơn vị phải chống trả quyết liệt, rồi yểm hộ cho từng bộ phận rút dần để bảo toàn lực lượng. Ngô Mây ôm bom, nấp kín trong bụi cây. Quả bom nặng, địch lại đến đã rất gần. Không diệt được cơ giới thì đây cũng là thời cơ để tiêu diệt sinh lực địch. Ngô Mây bình tĩnh chờ một toán đông quân địch tới thật gần rồi dũng cảm mở chốt, ôm bom xông thẳng vào giữa bọn chúng. Tiếng bom nổ rền vang dữ dội. Hơn 1 trung đội lính Âu Phi tan xác và đồng chí Ngô Mây cũng hy sinh vô cùng oanh liệt.

Sau trận đánh, bọn địch không dám lên xuống con đường đó nữa; nếu có đi, chúng phải huy động lực lượng đông và hễ gặp chiến sĩ ta cổ quàng khăn đỏ (đồng chí Mây khi đánh bom, cổ quàng khăn đỏ) là khiếp vía bỏ chạy.

Ngô Mây đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhì, được tuyên dương công trạng trong toàn Liên khu.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955 đồng chí Ngô Mây được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG TRƯƠNG CÔNG MAN
(LIỆT SĨ)



Trương Công Man sinh năm 1930, dân tộc Mường quê ở xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1947. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng liên lạc thuộc trung đoàn 2, đại đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đồng chí Trương Công Man là một chiến sĩ liên lạc xuất sắc, mưu trí, dũng cảm của đại đoàn Đồng Bằng, đại đoàn chủ lực hoạt động trong vùng sau lưng địch. Nhiều lần đồng chí xung phong nhận nhiệm vụ khó khăn, vượt dưới làn bom đạn ác liệt của địch, truyền đạt mệnh lệnh kịp thời, chính xác. Trương Công Man chiến đấu mưu trí, dũng cảm, bị thương nhưng vẫn tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ góp phần vào chiến thắng chung của đơn vị.

Đồng chí luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, chấp hành nghiêm chỉnh mọi mệnh lệnh cấp trên, hết lòng thương yêu đồng đội, bảo vệ cán bộ, chấp hành nghiêm túc các chính sách và kỷ luật chiến trường.
Tháng 1 năm 1952 , trong trận Yên Ninh (Ninh Bình), khi đơn vị được lệnh xuất kích, đồng chí lập tức xung phong diệt địch ngay. Bị thương vào sườn, Trương Công Man vẫn nén đau, bám sát đại đội trưởng để truyền lệnh kịp thời. Trận đánh vừa kết thúc, địch tập trung máy bay, đại bác các nơi bắn về liên tục và ác liệt. Suốt một ngày, đồng chí đã nhiều lần như con thoi chạy đi, chạy về giữa đồng nước, dưới làn bom đạn, đưa lệnh của trên xuống các đơn vị, và tham gia chuyển thương binh về trạm. Năm lần bị thương, không rời trận địa, Trương Công Man vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao và cùng với đồng đội chuyển được 15 thương binh ra ngoài an toàn.

Trong trận Tầm Phương (Thái Bình), đồng chí bình tĩnh chờ địch tới gần mới nổ súng diệt ngay 3 tên. Địch phản công mãnh liệt, trung liên ta bị tắc, xạ thủ bị thương, đồng chí đã nhảy ra chữa súng, rồi bắn mạnh cản địch lại, diệt thêm 7 tên. Địch bắn dữ dội để uy hiếp và chuẩn bị phản kích, đồng chí đã nhanh chóng đưa lệnh của đại đội xuống điều một trung đội kịp lên phối hợp đánh tan bọn chúng. Trong trận này, cả đơn vị đã đánh lui 5 đợt phản kích của địch, riêng Trương Công Man đã diệt được 19 tên.

Tháng 2 năm 1952, trong trận chống càn ở Thái Ninh (Thái Bình), bị máy bay địch bắn phá, 2 lần Trương Công Man bị thương nhưng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ liên lạc. Khi về trạm giải phẫu, dụng cụ y tế thiếu, phải dùng cưa gỗ để cưa, mổ vai lấy đạn, đồng chí vẫn nghiến răng chịu đau, không hề kêu rên.
Trong trận An Bình (Thái Bình), ngay lúc đầu, Trương Công Man đã chủ động chỉ huy tổ trung liên bắn chết 6 tên địch, gọi hàng được 6 tên, thu 9 súng.

Khi cùng đoàn cán bộ đi nghiên cứu trận địa lạc vào chỗ địch, đồng chí đã dũng cảm một mình chiến đấu đánh lạc hướng địch để cán bộ rút ra an toàn.

Trong trận tiến công đồn Tìm (Đông Quan, Thái Bình), đơn vị vừa mở được một hàng rào thì đại bác địch ở các vị trí khác tập trung bắn về dữ dội. Tổ đánh bộc phá tiếp tục mở cửa dưới hỏa lực địch, bị thương vong gần hết, Trương Công Man xung phong lên đánh tiếp và cũng bị trọng thương. Trước lúc hy sinh, đồng chí còn nhắn lại đồng đội :

- Các đồng chí giữ vững quyết tâm, làm tròn nhiệm vụ.

Căm thù bọn giặc, cả đơn vị đã xông lên diệt gọn vị trí này.

Trương Công Man đã được trung đoàn, đại đoàn khen thưởng 9 lần, và được bầu là Chiến sĩ thi đua của đại đoàn, được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Trương Công Man được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 04:24:08 pm »

ANH HÙNG LÂM ÚY
(LIỆT SĨ)

Lâm Úy sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 9 năm 1945. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội phó bộ binh thuộc đại đoàn 325, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà nghèo, ngay từ nhỏ, đồng chí Lâm Úy đã phải đi ở, làm thuê để kiếm sống. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí xung phong đi bộ đội và tình nguyện vào đội quân Nam tiến chiến đấu ở chiến trường Bình - Trị - Thiên.

Từ tháng 2 năm 1947 đến tháng 5 năm 1950, đơn vị Lâm úy về hoạt động và chiến đấu ở vùng Bình - Trị - Thiên. Đồng chí đã chiến đấu hơn 30 trận, trận nào cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưa trí và xông xáo. Đặc điểm chiến đấu của đồng chí Lâm Úy là : dù một mình cũng kiên quyết tiến công tiêu diệt địch, không có súng thì dùng mã tấu, súng hết đạn thì dùng lưỡi lê, báng súng, đánh giáp lá cà với địch. Đồng chí đã diệt được hơn 100 tên địch, bắt sống 3 tên, thu 15 súng các loại, lập nhiều chiến công xuất sắc.

Đầu năm 1947, Lâm Úy xung phong dẫn một tổ đem cờ vào cắm ở đồn Phú Vinh (Huế). Khi tới chân hàng rào, Lâm Úy để anh em nằm ngoài yểm hộ, còn mình bí mật chui vào đồn, leo lên cắm cờ rồi lại bí mật luồn ra. Sáng hôm sau, nhân dân nhìn thấy lá cờ Tổ quốc hiên ngang phấp phới trên đồn địch, rất phấn khởi tin tưởng, trầm trồ khen ngợi bộ đội ta. Trái lại, kẻ địch rất hoang mang lo sợ.

Cũng trong thời gian này, đồng chí về hoạt động phá tề, xây dựng cơ sở ở vùng Sào Nam (Lệ Thủy). Bọn địch thường tập trung nhân dân để tuyên truyền lừa gạt. Một hôm, đồng chí và 4 đồng đội, chỉ có mã tấu và lựu đạn, đã xông vào giữa lúc chúng đang tập trung nhân dân, chém chết tại chỗ 4 tên ngoan cố chống cự, bắt sống 8 tên và giải thích rõ chính sách của Đảng ta cho đồng bào biết.

Giữa năm 1948, đơn vị về hoạt động xây dựng cơ sở, tô chức dân quân ở vùng Cảnh Dương - Tú Loan. Lâm Úy đã tích cực, xông xáo tuyên truyền giác ngộ quần chúng, tô chức và hướng dẫn hoạt động cho dân quân. Một lần đồng chí đưa dân quân vào sát đồn rồi một mình bò vào đặt mìn làm mẫu cho anh em học tập, giết 20 tên, gây được lòng tin tưởng cho anh em đánh giặc.

Cuối năm 1948, đơn vị bị địch phản kích bất ngờ. Chúng dùng một lực lượng lớn bao vây chặt trung đội đồng chí. Đơn vị lui lên nấp kín ở mỏm Đồi Cao (gần Minh Lê). Bọn địch ở các hướng cùng tiến công lên. Ta chờ chúng đến thật gần, bất ngờ nhằm chỗ địch yếu nhất đồng loạt xung phong quyết liệt. Bọn địch hoảng sợ bỏ chạy, vòng vây bị phá vỡ, trung đội rút an toàn. Trong trận này, một mình Lâm Úy đã dùng lưỡi lê đâm chết 6 tên địch.

Tháng 1 năm 1950, Lâm Úy tham gia chống càn bảo vệ cán bộ và nhân dân vùng Bang Bơn (Quảng Bình). Giặc Pháp dùng một tiểu đoàn có máy bay yểm hộ, hai lần tiến công đều bị đại đội đồng chí đánh bật trở ra. Lần thứ ba, địch củng cố lại lực lượng, tập trung sức tiến công. Đơn vị bị thương vong một số, đạn gần hết; tình thế vô cùng hiểm nghèo. Địch vẫn tiến lên, chỉ còn cách ta độ 20 mét nữa. Lâm Úy dũng cảm nhảy lên khỏi công sự, dùng khẩu trung liên vừa cướp được của chúng, bắn mạnh vào đội hình quân địch, diệt hàng chục tên, bọn còn lại hốt hoảng bỏ chạy. Đơn vị đã đánh tan cuộc càn, diệt gần 1 đại đội địch, thu hơn 100 súng các loại.

Trận Xuân Bồ (tháng 5 năm 1950), địch tập trung một tiểu đoàn lính lê dương có máy bay, pháo binh yểm trợ hòng diệt chủ lực ta và phá hoại mùa màng của nhắn dân ở khu vực này. Đơn vị được lệnh vượt sông chiến đấu. Lâm Úy hăng hái vượt trước. Sang tới bờ bên kia, đại đội đồng chí nhanh chóng xung phong tiêu diệt địch ngay, chiếm vị trí có lợi, làm chỗ đứng chân chiến đấu. Suốt từ 9 giờ đến 14 giờ, đơn vị đã đánh lui hơn 10 đợt phản kích của địch. Đạn gần hết, quân số lại thương vong nhiều. Lâm Úy vẫn bình tĩnh động viên anh em "tìm mọi cách diệt địch". Bản thân đồng chí tự đi nhặt lựu đạn của địch về phát cho đơn vị chiến đấu, tiếp tục đánh lui hai đợt phản kích nữa. Nhưng rồi lựu đạn cũng hết. Lâm Uy liền nêu khẩu hiệu "Dùng lưỡi lê, báng súng quyết chiến đấu đến cùng!". Địch lại phản kích. Lâm Úy dẫn đầu đơn vị nhảy ra khỏi công sự, dùng lưỡi lê đâm chết 3 tên, vừa đâm được tên thứ 4, lưỡi lê mắc chưa rút ra được thì bị một tên khác lao vào ôm chặt. Mặc dù người nhỏ, sức yếu đồng chí đã mưu mẹo quật ngã tên địch, một tay bóp bộ hạ, một tay bóp cổ, miệng cắn chặt vào bụng nó. Thấy vậy, những tên địch khác xả súng bắn vào đồng chí. Tuy bị thương nặng, Lâm Úy vẫn cố hết sức ghì chặt tên địch và kéo nó cùng lăn xuống sông.

Đồng chí Lâm Úy đã hy sinh vô cùng anh dũng. Khi được đồng đội vớt lên, hai tay Lâm Úy vẫn ghì chặt tên giặc và miệng vẫn còn cắn chặt vào bụng tên Pháp.

Lâm Úy đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 lần được Liên khu 4 và Ủy ban kháng chiến tỉnh Quảng Bình khen.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Lâm Úy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG ĐẶNG QUANG CẦM


Đặng Quang Cầm sinh năm 1921, dân tộc Kinh, quê ở xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 9 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó thuộc đội vũ trang tuyên truyền Liên khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ ngày nhập ngũ đến tháng 7 năm 1954, Đặng Quang Cầm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường cực Nam Trung Bộ. Khi là chiến sĩ trinh sát, khi phụ trách đội bảo đảm một tuyến giao thông liên lạc quan trọng, khi làm công tác vũ trang tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức dân quân trong lòng địch, dù ở cương vị công tác nào, đồng chí cũng luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, kiên trì, bám đất, bám dân hoạt động, đoàn kết cùng đồng đội vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Đặng Quang Cầm tham gia chiến đấu từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở vùng Đà Lạt - Ninh Thuận. Lúc mặt trận vỡ, đơn vị rút, đồng chí bị kẹt lại cùng với chín thương binh, nhiều đồng chí cụt tay, cụt chân không làm gì được, di chuyển một chút cũng phải dùng cáng để khiêng, địch lại lùng sục khủng bố, nhân dân thì hoang mang lo sợ. Đồng chí đã tìm cách chuyển anh em ra rừng và nuôi dưỡng trong 3 tháng 15 ngày. Sau đó tìm cách liên lạc được với trung đoàn, tổ chức đưa anh em về đơn vị an toàn.

Đầu năm 1947, địch huy động gần 2.000 quân bao vây chiến khu ta. Được giao nhiệm vụ theo dõi nắm địch, đồng chí đã gan dạ liên tục bám sát địch suốt một ngày. Mười bốn lần đụng đầu với địch, có lần chỉ cách chúng 20 mét. Địch phát hiện chúng cố đuổi bắt sống, nhưng đồng chí đã bình tĩnh, nhanh nhẹn, đánh lừa địch chạy thoát. Sau khi đã nắm chắc mọi hoạt động của địch, đồng chí đã báo cáo kịp thời và đưa được cơ quan thoát ra khỏi vòng vây của chúng.

Từ tháng 2 năm 1948 đến tháng 12 năm 1950, Đặng Quang Cầm là trung đội phó, phụ trách một đoạn trên tuyến đường giao liên "Hồ Chí Minh" giữ vững liên lạc giữa các miền trong quân khu, giữa Nam Bộ và Trung ương. Trên chặng đường hơn 200 cây số đi qua nhiều đèo dốc, nhiều vùng chưa có cơ sở cách mạng, địch thường xuyên đánh phá ngăn chặn, điều kiện ăn ở khó khăn thiếu thốn, có lần mất liên lạc, đơn vị bị đói 7 ngày, phải tìm rau, lá rừng ăn thay cơm, đồng chí đã gương mẫu chịu đựng những khó khăn đó và chỉ huy, lãnh đạo đơn vị quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Gần 3 năm bám trụ, trung đội đồng chí đã bảo đảm cho 70 đoàn cán bộ, đoàn vận tải vũ khí từ Trung ương đi vào và đi ra an toàn, dần dần xây dựng được cơ sơ cách mạng ở khắp các địa phương mình hoạt động.

Từ tháng 1 năm 1951 đến tháng 7 năm 1954, Đặng Quang Cầm phụ trách đội vũ trang tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Các vùng này tề điệp nhiều, nhân dân hiểu biết rất ít về cách mạng. Đồng chí đã kiên trì lãnh đạo đơn vị đi vào tuyên truyền vận động quần chúng, dần dần xây dựng được chính quyền, tổ chức được dân quân, vận động những người lầm đường theo giặc trở về làm ăn. Đơn vị đã xây dựng được chính quyền ở 19 xã, với gần 1.000 dân quân du kích, phối hợp cùng dân quân đánh gần 30 trận, diệt hàng trăm địch, bảo vệ được cơ sở và tính mạng tài sản của nhân dân.
Đồng chí Đặng Quang Cầm luôn luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt. Bản thân đồng chí luôn luôn gương mẫu, hết lòng thương yêu đồng đội, bảo vệ và giúp đỡ nhân dân nên được đồng đội và nhân dân tin yêu, mến phục.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955 Đặng Quang Cầm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG BÙI CHÁT


Bùi Chát sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 1 năm 1951. Khi được tuyên dương Anh hùng là trung đội trưởng công binh thuộc trung đoàn 93, đại đoàn 324, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1947, giặc Pháp chiếm Hội An, Bùi Chát xung phong vào tự vệ, tham gia diệt ác, trừ gian. Sau đó đồng chí là một trong những thanh niên đầu tiên của thị xã tham gia đội biệt động. Đồng chí đã chiến đấu 55 trận, trận nào cũng dũng cảm, táo bạo, nhiều trận đột nhập thị xã giữa ban ngày để diệt bọn tề điệp, ác ôn, có lần đã bắt sống cả tên tỉnh trưởng. Trong đánh giao thông đồng chí cũng đã lập công xuất sắc, đặt mìn giật đổ 7 đoàn tàu có 3 đầu máy, 18 toa, diệt 5 xe, cùng đơn vị diệt gần 2 đại đội địch.

Năm 1949, 2 ca nô địch thường xuyên chạy trên đoạn sông Hội An - Câu Lâu bắn phá gây nhiều thiệt hại cho nhân dân. Đơn vị đã nhiều lần phục kích nhưng đều đánh hụt. Đồng chí xung phong dẫn một tổ lặn lội suốt đêm đưa thuỷ lôi tới tận nơi đánh chìm cả 2 chiếc, diệt 14 tên giặc Pháp.

Từ năm 1952, đơn vị Bùi Chát nhận nhiệm vụ đánh giao thông địch trên đèo Hải Vân. Đây là đoạn giao thông huyết mạch cua địch, địa hình rất hiểm trở, địch bố trí canh phòng nghiêm ngặt, đồn bốt san sát, quân tuần tiễu và ứng chiến thường xuyên sẵn sàng phản kích khi có động. Tháng 1 năm 1952, đồng chí dẫn một tổ xuống đường đặt mìn tự động. Sáng hôm sau, tàu địch chạy qua, mìn nổ hất nhào một đầu máy và một toa xuống vực. Đại bác địch các nơi bắn về dữ dội, quân của chúng tỏa đi sục khắp nơi. Tổ đồng chí đã mưu trí và sáng tạo, bò vào sát đồn địch ẩn nấp, đánh lạc hướng địch, đến tối rút ra an toàn.
Tháng 12 năm 1953, để phối hợp với chiến dịch Xuân Hè 1953, Bùi Chát được giao nhiệm vụ đánh đoàn tàu chở lính địch từ Đà Nẵng đi Huế. Suốt 10 ngày trèo đèo, lội suối, tìm đường, vừa tới nơi đồng chí trực tiếp ra chọn chỗ chôn mìn ngay. Địch cho nhiều đoàn tàu chở đá và toa không chạy trước, anh em trong tổ nóng lòng muốn đánh, Bùi Chát bình tĩnh động viên đồng đội chờ đợi. Đúng như phán đoán của đồng chí, chuyến tàu chờ lính và vũ khí chạy sau cùng. Khi đoàn tàu lọt vào trận địa, đồng chí trực tiếp bấm nút điện; mìn nổ, hất cả đoàn tàu xuống chân đèo, gần 100 tên địch gồm cả lính và sĩ quan bị tiêu diệt không sót một tên. Đồng chí dẫn đầu tổ xông ra thu 300 súng các loại.

Cuối tháng 5 năm 1954, Bùi Chát nhận được lệnh đánh đoàn tàu chở bọn sĩ quan Pháp. Thời gian rất gấp, vừa chôn mìn xong thì bọn lính tuần tiễu đi tới. Có nguy cơ bị lộ, nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh quan sát và ra hiệu cho cả tổ nằm im. Bọn chúng vừa đi qua thì đoàn tàu đến, đồng chí chập điện cho mìn nổ, hất cả đoàn tàu xuống chân đèo, rồi rút về căn cứ an toàn. Trận này ta đã diệt gọn 100 tên sĩ quan Pháp. Sáng hôm sau, các đồn bốt địch ở khu vực Đà Nẵng và Huế đều treo cờ tang.

Đồng chí Bùi Chát tuy lập nhiều chiến công xuất sắc nhưng luôn luôn khiêm tốn, giản dị, tìm hiểu, lắng nghe ý kiến mọi người, thể hiện một tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ. Là một cán bộ gương mẫu, tận tụy, đồng chí hết sức quan tâm xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, hết lòng thương yêu đồng đội, tích cực giúp đỡ chiến sĩ mới nhanh chóng trưởng thành.

Bùi Chát đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 10 lần được tỉnh, Liên khu khen thưởng và là Chiến sĩ thi đua của Liên khu 5.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Bùi Chát được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #18 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 04:41:05 pm »

ANH HÙNG BÙI ĐÌNH CƯ


Bùi Đình Cư sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Việt Tiến, huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 5 năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng pháo binh thuộc trung đoàn 675, đại đoàn 351, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Suốt từ ngày nhập ngũ đến năm 1954, đồng chí Bùi Đình Cư liên tục chiến đấu và trưởng thành ở binh chủng pháo binh, đã trực tiếp tham gia 9 chiến dịch lớn ở Bắc Bộ, luôn luôn thể hiện rõ tính thần hăng say đánh giặc, bền bỉ tích cực trong công tác, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc, nhiệm vụ nào cũng xung phong gương mẫu đi đầu, có tác dụng động viên, cổ vũ mọi người noi gương phấn đấu.

Trong chiến dịch Hoàng Hoa Thám (năm 1950), đơn vị Bùi Đình Cư phối hợp với đơn vị bạn đánh bốt Vẽn. Đồng chí đã trực tiếp bắn 4 quả pháo sát thương 1 trung đội địch, tạo điều kiện cho xung kích diệt đồn.
Trong chiến dịch Quang Trung (năm 1951), trận đánh đồn Yên Mô Thượng vào giữa đêm mưa, trời tối đen như mực không nhìn rõ mục tiêu, đồng chí xung phong bò vào vị trí địch, bấm đèn soi vào từng lỗ châu mai cho pháo bắn. Địch bắn ra dữ dội về phía mình nhưng Bùi Đình Cư vẫn bình tĩnh, khôn khéo làm tròn nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị tiêu diệt gọn đồn.

Trong chiến dịch Hoàng Hoa Thám (năm 1952), khi đơn vị chuẩn bị tiến công đồn Tu Vũ thì bị lộ, pháo phải di chuyển trận địa. Để bảo đảm an toàn cho pháo và kịp thời bắn chi viện cho bộ binh, Bùi Đình Cư đã không do dự vác cả nòng súng cối nặng 101 ki-lô-gam chuyển tới vị trí mới cách xa hơn 200 mét dưới hỏa lực địch. Hành động dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ toàn đơn vị nhanh chóng chấp hành nghiêm mệnh lệnh.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trận đánh đồn Him Lam mở màn cho chiến dịch, đồng chí đã dũng cảm động viên đồng đội tháo rời từng bộ phận pháo, vượt dưới làn bom đạn ác liệt của địch vào chiếm lĩnh trận địa. Mặc cho địch phản pháo, đồng chí đã bình tĩnh liên tục bắn hơn 30 quả pháo, đánh sập lô cốt, chi viện đắc lực cho bộ binh, góp phần cùng đơn vị bạn tiêu diệt toàn bộ vị trí quan trọng này.
 
Trận đánh đồn Độc Lập, sau khi ta đã làm chủ trận địa, pháo binh địch ở các nơi bắn về dữ dội, đồng chí đã dũng cảm chỉ huy tiểu đội xông vào tháo súng địch vác ra, thu được ba khẩu cối 120 ly.

Không những anh dũng trong chiến đấu, đồng chí Bùi Đình Cư còn luôn luôn chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt. Đồng chí hết lòng thương yêu chiến sĩ, nhiều lần cõng thương binh, tử sĩ vượt qua bom đạn địch về phía sau. Bùi Đình Cư là một cán bộ khiêm tốn, giản dị, sống cởi mở, chân thành, được đồng đội tin yêu, mến phục.

Bùi Đình Cư đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 42 lần được trung đoàn, đại đoàn khen vả được Hồ Chủ tịch tặng một áo lụa.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955. Bùi Đình Cư được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng 1 huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG HOÀNG KHẮC DƯỢC


Hoàng Khắc Dược sinh năm 1917, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Xá, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đội trưởng nuôi quân thuộc trung đoàn 66, đại đoàn 304, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuối năm 1946, giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta, chúng tiến công đánh chiếm thành phố Nam Định. Hoàng Khắc Dược tham gia tự vệ thành cùng bộ đội chiến đấu liên tiếp 13 ngày liền trong thành Nam Định. Đồng chí đã dùng mã tấu lựu đạn chiến đấu. Tự mình đem được một thương binh và một tử sĩ ra phía sau. Trong trận đánh quân nhảy dù (tháng 1 năm 1947), đồng chí đã dùng mã tấu chém chết 3 tên địch, thu 2 súng.

Chiến đấu đã anh dũng như vậy, khi được phân công làm công tác nuôi quân, Hoàng Khắc Dược cũng rất chịu khó, với một tinh thần trách nhiệm rất cao. Bảy năm làm công tác nuôi quân, Hoàng Khắc Dược vân luôn luôn phấn khởi, không hề kêu ca phàn nàn, dù gặp nhiều khó khăn thiếu thốn vẫn tìm mọi cách khắc phục, bảo đảm nuôi dưỡng bộ đội chu đáo. Nét nổi bật ở đồng chí là tinh thần liêm khiết, chí công vô tư, hết lòng thương yêu đồng đội, phục vụ đơn vị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ bộ đội chiến đấu.
Năm 1954, có lần máy bay địch bán phá và thả bom na-pan đốt cháy lán trại. Đơn vị đi công tác vắng, chỉ còn anh nuôi ở nhà, Hoàng Khắc Dược dũng cảm xông vào chữa cháy và cùng tổ nuôi quân đưa hết được bộc phá, địa lôi và nhiều dụng cụ khác ra ngoài an toàn.

Trong chiến dịch Tây Bắc (năm 1952), đơn vị hành quân xa, đồng chí đã chuẩn bị đầy đủ và tỉ mỉ lương thực thực phẩm cho bộ đội. Nhiều đêm đồng chí thức đến 2, 3 giờ sáng. Ban ngày nấu cơm, kiếm củi, chiều tối lại đi 8, 9 cây số tìm mua thức ăn, Hoàng Khắc Dược vẫn vui vẻ phục vụ chu đáo bộ đội. Có lần, một mình đồng chí bảo đảm nuôi dưỡng 30 đồng chí ốm mà vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ một thời gian ngắn anh em đều hồi phục sức khỏe và trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu.

Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, trong những ngày truy kích địch, Hoàng Khắc Dược thường gánh nặng 30, 40 ki-lô-gam, chạy theo đơn vị, bảo đảm đầy đủ cơm, nước cho bộ đội. Có thời kỳ thiếu gạo, mỗi ngày bộ đội chỉ được ăn có 2 lạng, Hoàng Khắc Dược rất gương mẫu chấp hành và vận động tổ nuôi quân bớt phần mình cho các chiến sĩ trực tiếp chiến đấu. Bản thân có những lần bị đau ốm, nhưng đồng chí vẫn bền bỉ làm nhiệm vụ trong suốt chiến dịch, góp phần cùng đơn vị lập nhiều chiến công xuất sắc.

Là một tiểu đội trưởng nuôi quân gương mẫu về mọi mặt, Hoàng Khắc Dược, với đức tính khiêm tốn, giản dị, liêm khiết và tinh thần trách nhiệm phục vụ cao, rất xứng đáng với lòng tin yêu, mến phục của toàn đơn vị.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến cộng hạng ba, 6 lần được trung đoàn, đại đoàn khen và là Chiến sĩ thi đua của đại đoàn.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Hoàng Khắc Dược được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG PHẠM ĐƯỜNG


Phạm Đường sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 10 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phó đại đội bộ binh thuộc Liên khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, lên 10 tuổi Phạm Đường đã phải đi ở cho địa chủ, sống cuộc đời đắng cay, cực nhục 4 năm liền. Sau đó đồng chí phải trốn đi lang thang làm thuê để kiếm sống. Năm 1944, may mắn gặp được cán bộ cách mạng, Phạm Đường được tuyên truyền giác ngộ và rất phấn khởi hăng hái tham gia tổ chức Thanh niên cứu quốc. Năm 1945, đồng chí hoạt động du kích bí mật, cùng với du kích Ba Tơ khởi nghĩa cướp chính quyền. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, đồng chí dẫn đầu đội du kích đánh chặn đoàn xe địch chở đầy lính, dùng mã tấu diệt 40 tên, riêng đồng chí chém chết 2 tên.

Tháng 10 năm 1945, đồng chí xung phong.vào bộ đội chiến đấu và hoạt động trên chiến trường Khu 5, tham gia 65 trận đánh, trận nào cũng thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt địch, dũng cảm, táo bạo, dù bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu. Trong mọi tình huống khó khăn nguy hiểm Phạm Đường luôn bình tĩnh, kiên trì tìm mọi cách vượt qua, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ, lập công xuất sắc.

Năm 1949, Phạm Đường cùng một đồng chí đi chuẩn bị chiến trường trong vùng địch tạm chiếm ở Khánh Hòa. Suốt 3 tháng ròng gặp bao khó khăn: địch lùng sục gắt gao, địa bàn chưa quen, cơ sở chưa có, nhiều khi phải nhịn đói nằm hầm bí mật mấy ngày liền..., đồng chí đã kiên trì cùng bàn điều tra nằm chắc địch, báo cáo kịp thời và dẫn bộ đội vào chiến đấu giành thắng lợi.

Trong hoạt động Hè năm 1952, đồng chí tham gia đánh trận Vạn Lý (Quảng Nam). Đây là một trận đánh công sự kiên cố của địch. Ngay từ đầu ta đã vấp phải sức kháng cự tập trung, quyết liệt của chúng, gặp nhiều khó khăn trong việc mở...cửa. Giữa lúc gay go, đồng chí đã xung phong ôm bộc phá, dũng cảm lao qua lửa đạn dày đặc, phá bung 3 lớp hàng rào, mở thông cửa cho xung kích xung phong diệt gọn cứ điểm địch.

Năm 1953, tham gia đánh đồn Tứ Thủy (vị trí kiên cố vào bậc nhất của địch ở An Khê), đồng chí đã dẫn đầu tổ bộc phá vào phá được 5 lớp rào, dọn sạch chông, khai thông cửa mở cho bộ đội tiến vào diệt địch. Trận đánh diễn ra gay go ác liệt, bộ đội thương vong nhiều. Đồng chí nhận nhiệm vụ chuyển thương, đã dũng cảm dẫn đầu tổ lên xuống 5 lần, đưa được 14 thương binh và 2 liệt sĩ ra ngoài.

Năm 1954, đánh trận Tuy Hòa, ngay phút đầu Phạm Đường đã chỉ huy tiếu đội mũi nhọn vượt dưới làn đạn địch xông vào đánh chiếm 3 nhà lính, diệt 6 xe rồi thọc sâu chia cắt khu nhà lính và khu hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị xung phong và tiêu diệt toàn bộ tiểu đoàn địch, bắt sống 550 tên Pháp.
Là một cán bộ chính trị, Phạm Đường luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của anh em, khiêm tốn, gian dị, cởi mở, chan hòa, được mọi người thương yêu quý mến.

Phạm Đường đã được tặng thương 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 13 lần được trung đoàn và Liên khu khen, 2 lần là chiến sĩ thi đua của liên khu.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Phạm Đường được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 04:45:18 pm »

ANH HÙNG PHÙNG VĂN KHẦU


Phùng Văn Khầu sinh năm 1930, dân tộc Nùng, quê ở xã Đức Hùng, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 12 năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng Pháo binh thuộc đại đoàn 351, đảng viên Đảng Cộng sản Việt nam.

Bố mẹ Phùng Văn Khầu chết sớm. Năm lên 8 tuổi, Phùng Văn Khầu đã phải đi ở để kiếm ăn. Cách mạng tháng Tám thành công, cuộc đời đi ở của đồng chí được giải phóng. Năm 1946 (16 tuổi), Phùng Văn Khẩu tham gia hoạt động ở địa phương, khi làm chiến sĩ liên lạc, khi làm chiến sĩ công an, nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc.  

Tháng 12 năm 1949, Phùng Văn Khầu xung phong vào bộ dội. Từ đó đến năm 1954, đồng chí đã tham gia chiến dịch lớn, đánh hàng chục trận. Chiến dịch nào, trận đánh nào, đồng chí cũng tỏ ra dũng cảm, mưu trí, khênh pháo vận động giỏi, chuyển đạn, thao tác pháo nhanh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khẩu đội Phùng Văn Khầu làm nhiệm vụ bán phá đồi E, đồng chí đã chỉ huy khẩu đội bắn 22 phát đạn đều trúng mục tiêu, góp phấn tích cực tiêu diệt sinh lực địch tại đồi này. Khi nhận nhiệm vụ chuyển sang phòng ngự, đồng chí đã cùng anh em khẩn trương, tích cực đào trận địa. Suốt 35 ngày đêm, mặc dù pháo binh địch bần phá rất ác liệt, có lúc tiểu đội chỉ còn 2 người, bản thân nhiều lần bị sức ép và bị thương, nhưng đồng chí vẫn luôn luôn nêu cao tinh thần ngoan cường bám trận địa, tích cực tiến công địch, chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu ở các điểm cao 203, 207, 507 và đồi C. Có lần đơn vị hết người, bản thân Phùng Văn Khầu vừa làm pháo thủ ngắm bắn, vừa quan sát mục tiêu và điểm nổ để điều chỉnh, liên tiếp bắn trúng 2 khẩu pháo 105 ly và 1 khẩu đại tiên của địch. Nhiều lúc bị sức ép ngất đi tỉnh dậy lại tiếp tục chiến đấu, bộ binh vừa yêu cầu chi viện, chỉ một phát đạn đầu, đồng chí đã bắn trúng mục tiêu, dập tắt hỏa điểm địch.

Tính tổng cộng trong thời gian phòng ngự ở đồi E, với một khẩu sơn pháo 75 ly, Phùng Văn Khầu đã bắn phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm lính địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu thắng lợi.

Phùng Văn Khầu là một cán bộ gương mẫu, sâu sát đơn vị, luôn luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt; với đức tính khiêm tốn, giản dị, chân thành, đồng chí được mọi người mến phục, tin yêu.

Phùng Văn Khầu đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 7 lần được đại đoàn và trung đoàn khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua đại đoàn.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Phùng Văn Khầu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG CHU VĂN KHÂM


Chu Văn Khâm sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Đức, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 8 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó công binh, đại đội 56, tiểu đoàn 206, Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Nhà nghèo, Chu Văn Khâm phải đi ở cho địa chủ. Sau Cách mạng tháng Tám, đồng chí tham gia du kích và công an xã. Tháng 8 năm 1947, Chu Văn Khâm xung phong đi bộ đội. Vào đơn vị bộ binh, đồng chí đã trực tiếp tham gia chiến đấu 11 trận, trận nào cũng nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, tích cực tiến công địch, đã diệt 22 tên địch, phá hủy 1 lô cốt, 1 xe quân sự, đánh bộc phá phá nhiều hàng rào.

Từ năm 1950, Chu Văn Khâm được điều động sang đơn vị công binh. Từ đó đến tháng 7 năm 1954, khi làm nhiệm vụ phá cầu, chặn đường tiếp viện cua địch, khi làm đường, chờ phà cho bộ đội hành quân, khi phá bom bảo đảm giao thông vận tải cho chiến dịch, nhiệm vụ nào đồng chí cũng phát huy sáng kiến vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, kiên quyết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tháng 1 năm 1953, Chu Văn Khâm phụ trách tiêu đội làm nhiệm vụ quan sát và phá bom ở đèo Khế, bảo đảm đường vận chuyển cho chiến dịch Tây Bắc. Máy bay địch thường xuyên ném bom phá hoại cầu đường. Đơn vị chưa có kinh nghiệm phá, gỡ bom nổ chậm Chu Văn Khâm đã tình nguyện xin nghiên cứu tháo quả đầu tiên và đồng chí đã thành công. Nhờ đó rút được nhiều kinh nghiệm để phổ biến chung.
Trong quá trình làm nhiệm vụ gặp những trường hợp phải phá những quả bom có thể nguy hiểm đến tính mạng, Chu Văn Khâm đều xung phong nhận thay đồng đội và tìm mọi cách phá bằng được. Có lần một quả bom nổ chậm chui sâu 4 mét, khoan thành một lỗ chỉ chui lọt một người. Không ngần ngại, đồng chí đã chui xuống hố sâu trinh sát chỗ bom nằm, nghiên cứu cách phá rồi quay lên dùng chân đưa bộc phá xuống đặt, phá được quả bom hiểm ác này, kịp thời thông đường, bảo đảm cho các đơn vị vận tải vượt qua an toàn.

Kết quả trong 1 tháng, Chu Văn Khâm đã chỉ huy tiểu đội phá gỡ được 35 quả bom nổ chậm. Riêng đồng chí tự tay phá gỡ được 18 quả, trong đó có một số quả nguy hiểm và khó phá, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong chiến đấu cũng như trong công tác, Chu Văn Khâm luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, đi sát động viên, giúp đỡ chiến sĩ trong những lúc khó khăn, ác liệt nên rất được anh em quý mến, tin yêu.

Đồng chí đã được tiểu đoàn khen thưởng 9 lần.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Chu Vãn Khâm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG CHU VĂN MÙI


Chu Văn Mùi sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng thông tin vô tuyến điện thuộc trung đoàn 102, đại đoàn 308, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ khi nhập ngũ đến năm 1954, Chu Văn Mùi đã tham gia bảy chiến dịch lớn, đảm nhận những công tác khác nhau : pháo thủ, chiến sĩ nuôi quân, chiến sĩ xung kích, tiểu đội phó súng cối, tiểu đội trưởng thông tin liên lạc; nhiệm vụ nào đồng chí cũng nêu cao tinh thần bền bỉ, quyết vượt qua mọi thử thách, ác liệt hoàn thành một cách xuất sắc.

Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Chu Văn Mùi phụ trách máy vô tuyến điện, phối thuộc với đơn vị bạn chiến đấu phòng ngư trên đồi A1 và đồi 311B. Trong điều kiện bom đạn địch vô cùng ác liệt, đồng chí đã thể hiện rõ tinh thần ngoan cường dũng cảm, kiên quyết bám trận địa, giữ vững liên lạc với sở chỉ huy và điều khiển cho pháo binh ta bắn chính xác tiêu diệt nhiều địch, bẻ gãy nhiều đợt phản kích của chúng.

Khi được lệnh vào phối thuộc phòng ngự đồi A1, Chu Văn Mùi đã dũng cảm vượt qua làn mưa đạn của địch, tới nơi kịp thời đặt máy làm việc luôn. Ngày thứ nhất, đồng chí đặt đài quan sát báo cho pháo binh ta bắn chính xác diệt nhiều địch, đánh lui hai đợt phản kích của chúng. Ngày hôm sau, đơn vị được lệnh rút ra, tổ đồng chí được lệnh ở lại nắm tình hình địch và báo cáo, đồng chí vừa chỉ huy tổ chiến đấu, dũng cảm bảo vệ thương binh, giữ vững trận địa, vừa báo cáo kịp thời tình hình địch với sở chỉ huy. Pháo địch bắn mỗi lúc càng thêm ác liệt, địch lên mỗi lúc một đông, tổ chỉ còn lại hai người, đồng chí vẫn kiên quyết chiến đấu giữ vững trận địa cho đến khi được lệnh rút lui.

Trận phòng ngự trên đồi 311B, suốt 4 ngày đêm liền đơn vị phải nằm dưới hầm. Trời mưa, hầm sập và ngập nước, bom đạn các cỡ của địch thường xuyên bắn về dữ dội, đồng chí vẫn bảo vệ được máy, giữ vững liên lạc với sở chỉ huy. Có lần máy bị hỏng nặng, đồng chí đã dũng cảm đi tìm máy của địch tháo lấy phụ tùng đem về thay thế, kịp thời bắt liên lạc, góp phấn tích cực phục vụ cho việc chỉ huy chiến đấu thắng lợi.

Chu Văn Mùi là một cán bộ thông tin gương mẫu về mọi mặt, với đức tính khiêm tốn, giản dị, cởi mở, chân thành, đồng chí được đồng đội hết sức tin yêu.

Chu Văn Mùi đã 9 lần được trung đoàn và đại đoàn khen.

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Chu Văn Mùi được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh bùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM