Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:12:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bàn về hội nghị Geneva và khả năng giải phóng toàn bộ VN sau chiến thắng ĐBP  (Đọc 74233 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #130 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 10:40:37 am »

Tôi tưởng bác tín đưa ra được cái gì mới hóa ra toàn là ngồi bên xứ người gõ bàn phìm nói theo winki và bbc việt ngữ lá cải, thôi mời bác quay về chứng minh các luận điểm sau:
1) Sự độc lập và có hợp hiến của cái gọi là chính thể quốc gia mà cụ bảo là vì thế mà nó không kí vào hiệp định gionever
2) Bác chứng minh giúp Việt Minh cần đến cái hiệp định đấy hơn Pháp và quốc gia
3) Bác chứng minh hộ xem vì sao sau chiến dịch ĐBP Quân đội nhân dân Việt Nam lại không thể thắng được quân viễn chinh Pháp tại đông bằng
4) Mời Bác chứng minh sự phụ thuộc của Chính Phủ VNDCCH vào Liên Xô và TQ mà chính thể quốc gia của cụ và sau nay là cái gọi là VNCH thì không phụ thuộc vào Pháp và Mỹ.
Nếu bác không đưa ra được bằng chứng mới chứng minh cho các luận điểm nêu trên thi rước cụ lại xứ người để nghiên cứu thêm diễn đàn này không phải winki và bbc việt ngữ để cụ chem gió linh tinh, và cuối cùng những tài liệu cụ dùng để chứng minh phải được công nhân và có nguồn gốc ro ràng. Kính cụ
 
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2010, 11:18:06 am gửi bởi su22 m4 » Logged

MRK
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #131 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 03:43:28 pm »

Ô hay người muốn chứng minh hay phản biện vấn đề thì phải chuẩn bị tài liệu chứ nhỉ, hay ơ bển người ta làm ngược lại hả bác tín. Hãy nhìn thẳng vào vấn đề là bác không đủ chình độ để chứng minh VN nhượng đất, nên bác mới nói vậy. Còn VNDCCH là tay sai cho LX với TQ mà chỉ chứng minh qua 1 bài thơ mà không biết xuất sứ của nó ở đầu thì bác tín quả là 1 học giả đại tài đấy. Hỏi bác 1 câu bác làm thế nào để chứng minh bài thơ đấy có nguồn gốc từ vùng giải phong mà không phải do mây người quốc gia tung ra? mà quay trơ lại với vấn đề ching của topic đi đừng giơ bài né nữa xấu hổi lăm bác ạ 
Logged

MRK
nguyentin
Thành viên
*
Bài viết: 41


« Trả lời #132 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 03:44:19 pm »

Thế chính trị của Việt Minh tại miền Bắc cũng giảm sau khi nhận tiền, vũ khí, và cố vấn Trung quốc từ 1950 trở đi. Trong hồi ký của một vị tướng có kể rằng cố vấn Trung quốc khi giảng bài cho bộ đội Việt Minh có thắc mắc là tại sao ta không sàng lọc thành phần lý lịch kỹ trong quân đội mà để lọt lại nhiều tên tiểu tư sản vậy, vì họ để ý là bộ đội và sĩ quan Việt Minh viết tốc ký bài giảng của họ ngoay ngoáy. Trí thức Việt Minh dinh tê về với Bảo đại thời này rất đông khi thấy phong trào kháng chiến ở Việt Bắc bị Tq hóa. Dân Việt Nam trước giờ vẫn dị ứng với Tq. Trung Quốc chia đôi đất nước, VM biết rõ  nhưng không làm gì đuợc, vì lệ thuộc vào Tq nhiều về viện trợ quân sự. Trung Quốc chỉ muốn có một nước láng giềng theo cộng sản làm chỗ phên dậu.
Một nguồn khác:
- Đầu tháng 7 nám 1954, Chu Ân Lai từ Giơnevơ trở về Trung Quốc, đề nghị gặp Hồ Chí Minh ở Liễu Châu, thuộc Quảng Tây.
- Chu nói tình hình quốc tế hiện nay yêu cầu có hòa bình, việc phân chia ranh giới tạm thời nên châm chước một chừng nào đó để chấm dứt chiến tranh.
- Chu thấy có khả năng lập một mặt trận liên minh với Pháp. Cuối cùng, Chu nói trước đây Pháp khăng khăng đòi lấy vĩ tuyến 18 làm ranh giới tạm thời, nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết của Tq, đã đồng ý rút xuống vĩ tuyến 17.
- VM  đề ra vĩ tuyến 13, vĩ tuyến 17 là không thể chấp nhận, chí ít cũng phải giành được vĩ tuyến 16. Trước đây đã có tiền lệ khi Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật ở hai miền Nam, Bắc Đông Dương cũng lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới tạm thời.
- Trước ra về, Chu nói với Hồ Chí Minh:
"Tôi sẽ bàn với đồng chí Môlôtốp hết sức cố gang thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch. Vì ở xa không có điều kiện trao đổi, nếu việc đấu tranh xác định ranh giới tạm thời gặp khó khăn, vạn bất đắc dĩ phải chọn vĩ tuyến 17, mong Hồ Chủ tịch chú ý vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tranh thủ cho được hòa bình và những điều kiện để hòa bình thống nhết Việt Nam".
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #133 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 04:01:07 pm »

Thế chính trị của Việt Minh tại miền Bắc cũng giảm sau khi nhận tiền, vũ khí, và cố vấn Trung quốc từ 1950 trở đi. Trong hồi ký của một vị tướng có kể rằng cố vấn Trung quốc khi giảng bài cho bộ đội Việt Minh có thắc mắc là tại sao ta không sàng lọc thành phần lý lịch kỹ trong quân đội mà để lọt lại nhiều tên tiểu tư sản vậy, vì họ để ý là bộ đội và sĩ quan Việt Minh viết tốc ký bài giảng của họ ngoay ngoáy. Trí thức Việt Minh dinh tê về với Bảo đại thời này rất đông khi thấy phong trào kháng chiến ở Việt Bắc bị Tq hóa. Dân Việt Nam trước giờ vẫn dị ứng với Tq. Trung Quốc chia đôi đất nước, VM biết rõ  nhưng không làm gì đuợc, vì lệ thuộc vào Tq nhiều về viện trợ quân sự. Trung Quốc chỉ muốn có một nước láng giềng theo cộng sản làm chỗ phên dậu.
Một nguồn khác:
- Đầu tháng 7 nám 1954, Chu Ân Lai từ Giơnevơ trở về Trung Quốc, đề nghị gặp Hồ Chí Minh ở Liễu Châu, thuộc Quảng Tây.
- Chu nói tình hình quốc tế hiện nay yêu cầu có hòa bình, việc phân chia ranh giới tạm thời nên châm chước một chừng nào đó để chấm dứt chiến tranh.
- Chu thấy có khả năng lập một mặt trận liên minh với Pháp. Cuối cùng, Chu nói trước đây Pháp khăng khăng đòi lấy vĩ tuyến 18 làm ranh giới tạm thời, nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết của Tq, đã đồng ý rút xuống vĩ tuyến 17.
- VM  đề ra vĩ tuyến 13, vĩ tuyến 17 là không thể chấp nhận, chí ít cũng phải giành được vĩ tuyến 16. Trước đây đã có tiền lệ khi Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật ở hai miền Nam, Bắc Đông Dương cũng lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới tạm thời.
- Trước ra về, Chu nói với Hồ Chí Minh:
"Tôi sẽ bàn với đồng chí Môlôtốp hết sức cố gang thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch. Vì ở xa không có điều kiện trao đổi, nếu việc đấu tranh xác định ranh giới tạm thời gặp khó khăn, vạn bất đắc dĩ phải chọn vĩ tuyến 17, mong Hồ Chủ tịch chú ý vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tranh thủ cho được hòa bình và những điều kiện để hòa bình thống nhết Việt Nam".
Bác diễn đi diễn lại bài CAL nói nhỏ với Chủ tịch Hồ Chí Minh xuốt mấy trang topic mà không chán à, bác có gì mới để  chứng minh sự phụ thuộc mọi mặt của VNDCCH vào TQ không?
Còn vụ chí thức bỏ VM để về với bảo đại vì gị ứng với TQ hả, ai thế, bao nhiêu người xìn cho nguồn chứng minh, còn tôi thì chỉ biết có ông Trần Đại Nghĩa, Ông Đặng Văn Ngữ, Ông Lương Định Của, Ông Đặng Thai Mai, Ông Tôn Thất Tùng và còn nhiều nhiêu người khác vẫn có mặt trong chiến khu và tham ra khang chiến đến thăng lơi đên cùng đấy chư.
Bác tín Quân đội nhân dân VN không dại như quân đội quốc gia để thanh lọng những người có địa vị xã hội khác nhau đâu nên bác đừng đem cái đó mà suy tù bụng ta ra bụng người nhe. Mà điều này càng chứng minh VNDCCH độc lập với TQ về chính sách khi cùng là cộng sạn nhưng VM thì hợp tác với cả các tầng lớp khác trong xã hội, còn TQ thì tiến hành thanh lọc thành phần xã hội
Logged

MRK
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #134 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 04:07:07 pm »

Mặc dù đã cảnh cáo nhưng thành viên nguyentin vẫn cố chấp đi theo đường hướng thảo luận nguy hiểm, ngụy biện. Treo 6 tháng để về nghiên cứu lại nguồn gốc quốc kỳ VN!

Các bài lạc đề sẽ bị xóa sau 12h
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
cangiuoclongan
Thành viên
*
Bài viết: 52

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!


WWW
« Trả lời #135 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 06:51:09 pm »

Như vậy theo các bác, một Hiệp định như vậy có cần thiết không? VM có nên tham gia để chịu sự điều khiển của Tq không chỉ tại Geneva mà còn nhiều vấn đề sau này hay không?

Câu trả lời ở đây em thấy hợp tình hợp lí và hợp trình độ  Cheesy : http://www.quansuvn.net/index.php/topic,3887.msg68525.html#msg68525
Logged

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #136 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2010, 11:46:22 pm »

Các bác bàn tán sôi nổi quá cho em tham gia tý ,em thấy chủ đề này rất rộng ,về thực lực thì đúng là mình đang rất khí thế vì vừa chiến thắng điện biên xong ,nhưng vẫn không thể đủ mạnh mà phát động một cuộc tổng tấn công trên diện rộng được ,vì hồi đó mình vẫn chưa có những binh đoàn chủ lực cơ giới mạnh để làm nòng cốt cho cuộc tổng tấn công ,các bác thử tính xem mặt trận điện biên phủ chỉ là một tập đoàn cứ điểm do một đại tá pháp (sau thăng lên thiếu tướng chỉ huy )vậy mà hầu như tất cả các đơn vị chủ lực tinh nhuệ nhất của ta đã vào cuộc lại được sự hỗ trợ của một hậu phương rộng lớn thế mà cũng phải tốn rất nhiều công sức ,đổ rất nhiều máu mới có được chiến thắng,nếu lúc đò ta không ngồi vào đàm phán dùng giải pháp ngoại giao thì chắc gì pháp nó chịu ,mặc dù rất muốn rút chân ra ,nhưng tội gì nó phải về tay trắng ,sợ gì mà nó không mặc cả với mỹ để kiếm trác về kinh tế trong khi mỹ lại đang muốn nhảy vào ,đến lúc đó lại càng khó cho mình ,còn đây là hội nghị nhiều bên nên tất nhiên là mình phải chịu nhiều sức ép rồi ,tranh thủ bên này tranh thủ bên kia đâu có đơn giản ,thế giới nó cũng nhiếu phe phái theo ông này có lợi cho mình thì lại mất ông kia nên chọn một hướng khả dĩ cho mình trong hoàn cảnh đó cũng là cả một vấn đề lớn...
Logged
kimtd3f356
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #137 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2010, 11:11:36 am »

Đây là bài viết của nhà sử học Dương Trung Quốc em cóp từ trang :Bảo tàng lịch sử quân sự Việt nam ,có liên quan đến vấn đề này các bác cùng tham khảo:

     Ngày cập nhật : 15:55 20/10/2010

Ngay từ trong báo cáo của Hội nghị Trung ương lần thứ 6, diễn ra trước khi Hiệp định Geneve được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ rõ thái độ: "Những tư tưởng ỷ lại vào Hiệp định Geneve, hoặc coi thường giá trị pháp lý của Hiệp định Geneve đều là sai lầm". Bởi theo Trưởng đoàn Đại biểu Việt Nam DCCH Phạm Văn Đồng: "Giá trị pháp lý của Hội nghị Geneve là ở chỗ nó đảm bảo cho sự thực hiện trọn vẹn một mục tiêu thiêng liêng của dân tộc Việt Nam...".
 

VietNamNet xin đăng tải bài viết dưới đây như một góc nhìn riêng của nhà sử học Dương Trung Quốc về Hiệp định Geneve.

Sau 50 năm nhìn lại

Chỉ một ngày sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi, mở đầu bằng một câu khẳng định: "Hội nghị Geneve đã kết thúc: Ngoại giao ta đã thắng lợi to" (22/7/1954).

50 năm sau, trải qua một chặng đường dài đầy gian khổ, hy sinh, từ những kinh nghiệm và bản lĩnh của một dân tộc từng trải và trưởng thành, chúng ta nhìn lại những diễn biến của Hội nghị và nội dung bản hiệp định này với nhiều suy nghĩ khác nhau. Trong những suy nghĩ ấy, có cả ý kiến đặt dấu hỏi: Hiệp định Geneve có thực là một thắng lợi ngoại giao to lớn hay chỉ là kết quả của một sự thỏa hiệp giữa các nước lớn trên lợi ích của nhân dân Việt Nam?

Liệu chúng ta có thể đạt được một lợi thế xứng đáng hơn trên bàn Hội nghị so với những gì chúng ta đã đạt được trên chiến trường sau 9 năm kháng chiến anh dũng và kiên cường. Và người ta có thể cụ thể hóa nỗi băn khoăn đó bằng việc xem xét đến vị trí của đường giới tuyến tạm thời, có thể mở rộng một không gian lãnh thổ có lợi hơn nhờ sự xê dịch vĩ độ được lựa chọn (lúc đầu là 13, 14, sau đó là 16, 17 hay 18?); rồi vấn đề thời gian tiến tới tổng tuyển cử là nửa năm hay 1 hoặc 2 năm?... Một số tài liệu khảo cứu hay các hồi ức đưa ra thêm nhiều chi tiết: có sức ép của các nước lớn đối với ta khi thỏa thuận những điều khoản chi tiết, có sự gợi ý chia cắt lâu dài, có tiếp xúc hay tranh thủ các thế lực đối lập với ta (người của Bảo Đại thân Pháp hay Ngô Đình Diệm thân Mỹ)...

Những cách suy nghĩ ấy đều dựa trên những tình tiết có thực, nhưng cần phải nhấn thêm rằng, nó được nung nấu trong một thực tiễn nhiều thập kỷ sau sự kiện ở Geneve, khi chúng ta đã có một sưu tập những bài học sâu sắc hơn rút ra từ 20 năm đất nước bị chia cắt; từ cuộc kháng chiến gian khổ chống Mỹ can thiệp và xâm lược; từ thực tiễn "vừa đánh vừa đàm" tiến tới Hiệp định Paris 1973; từ những cuộc bắt tay giữa các nước lớn nhằm kìm hãm mục tiêu của nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ và thống nhất đất nước; từ cuộc chiến tranh biên giới với những người đồng minh cũ và từ ngót 15 năm cấm vận và thù địch đến từ cả hai phía: những kẻ thù và những người đồng minh; rồi cả kinh nghiệm gắn liền với công cuộc Đổi mới; bình thường hóa quan hệ và hội nhập với thế giới đa phương...

Mục tiêu chung: Hòa bình

Ngày nay khó có thể nói rằng vào thời điểm 1954 ta có thể tự lực đạt được mục tiêu trọn vẹn hoặc đủ sức tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng mà không cần có sự viện trợ của bên ngoài, cũng như khả năng can thiệp của Mỹ, một khi Anh và Pháp vì quyền lợi của mình bật đèn xanh để Mỹ tự do hành động.

Điều mà chúng ta đạt được sau Hiệp định Paris 1973 để tự định đoạt mục tiêu toàn thắng của mình vào năm 1975, bất chấp cản lực của những nước lớn, điều chưa có được ở thời điểm năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên phủ. Bởi vậy, quan điểm cho rằng ta xứng đáng có được những điều khoản có lợi hơn những gì đã thoả thuận ở Geneve là không sai, nhưng nếu nhìn nhận Hiệp định ấy trong toàn cục của thế giới vào thời điểm cuộc chiến tranh ở Đông Dương cũng như mọi cuộc xung đột khác lúc này đã bị cuốn vào xu thế quốc tế hoá thì phải thừa nhận rằng đó là một thắng lợi lớn, phản ánh đúng tương quan giữa các bên có liên quan.

Nên lưu ý rằng, ngay trước Hội nghị Geneve về Đông Dương là Hội nghị Geneve về Triều Tiên. Cũng giống như Hội nghị tứ cường ở Berlin (tháng Giêng 1954), Hội nghị này đã diễn ra nhằm cố đạt được sự thoả hiệp giữa các nước lớn khi sự căng thẳng đã tới đỉnh điểm vào đầu thập kỷ 50 khiến mọi bên đều bắt đầu một xu thế hoà hoãn. Sau Berlin là Triều Tiên, tiếp đó là Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Phong trào hoà bình thế giới với sự ra đời của hình tượng con chim hoà bình của Pablo Picasso phản ảnh xu thế chung của nhân loại mà chúng ta không thể đứng ngoài...

Do vậy, những ai lập luận rằng vào thời điểm sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên phủ, nếu chúng ta đánh dấn thêm và không ai bị ngáng trở thì có thể giành được những thắng lợi quyết định trên toàn cục mà không phải trả giá cho 20 năm tiếp theo... là không tưởng và có phần siêu hình khi không tính đến Việt Nam lúc này đã là một quân cờ trên bàn cờ quan hệ quốc tế, mà người cầm quân chơi chính lại là các nước lớn, lúc này có thêm CHND Trung Hoa mới nhập cuộc sẵn sàng "fair play" với các cường quốc khác.

Cuộc đình chiến ở Đông Dương vào thời điểm 1954 là phản ánh đúng tương quan và mong muốn của các bên tham chiến (trực tiếp và đồng minh), trong đó có cả chúng ta. Sự thất vọng của các phái đoàn gắn quyền lợi với nước Pháp thực dân và đặc biệt là thái độ không tôn trọng Hiệp dịnh Geneve của Mỹ cho thấy thành công của Hội nghị nhìn từ phía chúng ta và các đồng minh. Hai chữ "Hoà Bình" sau 1954 luôn xuất hiện trong các văn kiện, lời nói của lãnh tụ; trong các đề tài văn học nghệ thuật của các nghệ sĩ; và lá cờ in hình con chim hoà bình đang sải cánh trên nền trời xanh trở nên rất quen thuộc và xuất hiện ở khắp nơi.

Trong sử học, có một đề tài quan trọng là nghiên cứu sự hình thành tư tưởng bạo lực cách mạng giải phóng miền Nam (GPMN). Đề cương cách mạng miền Nam và nghị quyết 15 từng được coi như những văn kiện làm nền tảng chỉ đạo cho công cuộc vũ trang GPMN vào cuối thập kỷ 1950. Điều đó chứng tỏ rằng, sau mấy năm đấu tranh thi hành Hiệp định Geneve, chúng ta đã không còn ảo tưởng nhiều vào con đường hoà bình thống nhất đất nước mà đã nhận thấy sớm muộn gì cũng phải dùng đường lối bạo lực cách mạng để GPMN. Tuy vậy, những văn kiện này cũng như những nguồn sử liệu khác của thời kỳ sau Geneve đã cho chúng ta thấy rằng tư tưởng chủ đạo của các nhà lãnh đạo cho đến trước thập kỷ 60 vẫn tin vào khả năng tranh thủ hoà bình, đấu tranh thực hiện điều khoản tổng tuyển cử giữa hai miền. Có một thực tế lúc đó là tất cả mọi phía đều tin rằng, một cuộc tổng tuyển cử như vậy sẽ dẫn đến một sự toàn thắng của Chính phủ Hồ Chí Minh.

Ngay từ trong báo cáo của Hội nghị Trung ương lần thứ 6, diễn ra trước khi Hiệp định Geneve được ký kết (15/7/1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: "Trước kia khẩu hiệu của ta là kháng chiến đến cùng, nay vì tình hình mới, ta cần nêu khẩu hiệu mới là hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ"... "ta phải nắm vững lá cờ hoà bình", "tranh thủ và củng cố hoà bình trở thành một nhiệm vụ hàng đầu". Nghị quyết của Hội nghị 6 còn nhấn mạnh rằng, chủ trương hoà bình cũng chính là phá tan âm mưu chiến tranh của đế quốc Mỹ... Và cho đến Nghị quyết 15 (tháng Giêng 1959), gần 3 năm sau thời hạn cuộc tổng tuyển cử không thực hiện được như Hiệp định Geneve quy định, trong văn kiện quan trọng này, Đảng vẫn xác định: "Chúng ta chủ trương tích cực tranh thủ giải quyết vấn đề thống nhất nước nhà bằng con đường hoà bình... cần thấy rằng cách mạng ở miền Nam vẫn có khả năng hoà bình phát triển... khả năng đó hiện nay rất ít, song Đảng ta không gạt bỏ khả năng đó, mà cần tranh thủ khả năng đó".

Về Hiệp định Geneve, Nghị quyết xác định thái độ rõ ràng "Những tư tưởng ỷ lại vào Hiệp định Geneve, hoặc coi thường giá trị pháp lý của Hiệp định Geneve đều là sai lầm".

Giá trị pháp lý của Hiệp định Geneve - cột mốc quan trọng trên tiến trình thống nhất đất nước

Giá trị pháp lý của Hiệp nghị Geneve trước hết là một cam kết quốc tế đầu tiên có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhìn nhận lại lịch sử mối giao bang quốc tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, cho đến trước khi nước ta bị thực dân xâm lược và trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp (cuối thế kỷ XIX), Việt Nam (Đại Việt, Đại Nam) chỉ có những mối quan hệ bang giao song phương mà chủ yếu là đối với Trung Hoa, với hai thuộc tính căn bản là tự chủ và thần phục, ngay cả khi thế nước đang mạnh.

Cuối thế kỷ XIX, sau Hiệp ước 1883 ký kết giữa triều đình Việt Nam với Pháp và sau khi Liên bang Đông Dương được thiết lập (1897) thì nước Pháp trở thành pháp nhân đại diện cho "lợi ích lãnh thổ Việt Nam" trong các cam kết quốc tế.

Trong công cuộc đấu tranh GPDT, các lực lượng chính trị chống Pháp cũng đi tìm những mối quan hệ song phương để tìm nguồn lực thực hiện mục tiêu của mình (ví như Quang Phục hội có những liên hệ với nước Đức thế lực đối địch với Pháp trong Đại chiến I, như các chiến sĩ Đông Du sang cầu viện nước Nhật...). Và tổ chức yêu nước đầu tiên muốn tìm những cam kết quốc tế cho lợi ích của dân tộc VN lại chính là "Nhóm người VN yêu nước tại Pháp" đứng tên Nguyễn Ái Quốc trong bản Yêu sách  của nhân dân VN (Revendicatión du Peuple Annamite) gửi Hoà hội Versailles 1919. Văn bản này được trực tiếp gửi cho các đoàn đại diện chính phủ thành viên của hoà hội, đặc biệt là Đoàn Hoa kỳ do Tổng thống Wilson, người đưa ra chủ thuyết về một trật tự thế giới sau Đại chiến I của nước thắng trận. Tìm một cam kết quốc tế đầu tiên cho những lợi ích căn bản của nhân dân VN phù hợp với những tiêu chí mang tính pháp lý của xã hội hiện đại là nét đặc sắc của văn kiện lịch sử này.

Hoạt động ngoại giao tiếp theo mang ý nghĩa gắn kết lợi ích của dân tộc (đúng hơn là sự nghiệp giải phóng dân tộc) VN với những cam kết mang tính chất quốc tế là những thoả thuận không thành văn nhưng bằng hành động thực tế giữa Hồ Chí Minh, lãnh tụ của tổ chức Mặt trận Việt Minh, với tướng C. Chennault, người đứng đầu lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại khu vực Đồng Nam Á, cũng là đại diện cho Đồng minh ở khu vực này.

Ý nghĩa và giá trị của những cam kết (không thành văn bản) này không chỉ là những phối hợp hành động có hiệu quả hạn chế (thành lập Đại đội Việt - Mỹ, hỗ trợ vũ khí, thông tin liên lạc...) mà quan trọng hơn là sự khẳng định của phía VN và sự xác nhận cam kết của Mỹ rằng cách mạng giải phóng dân tộc của VN mà người đại diện Việt Minh đang đứng trong hàng ngũ các quốc gia và lực lượng Đồng minh chống chủ nghĩa phát xít. Đó chính là cơ sở pháp lý mang tầm vóc quốc tế đối với cách mạng VN và với Nhà nước độc lập VN DCCH ra đời sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Trong Tuyên ngôn Độc lập cũng như trong các văn kiện đối ngoại của Nhà nước VN độc lập đều luôn xác định vị thế này. Nói cho sòng phẳng, chính sự hợp tác ngắn ngủi nhưng rất có ý nghĩa này giữa Hồ Chí Minh - Việt Minh với Hoa kỳ - Đồng minh đã tạo ra lợi thế vô cùng quan trọng giúp chúng ta vượt được nhiều khó khăn trong buổi đầu thiết lập Nhà nước VN hiện đại. Trong những nỗ lực ngoại giao thời điểm sau khi giành độc lập, đặc biệt là nhằm tranh thủ những quan hệ tích cực với Mỹ và hướng tới sự công nhận của LHQ vừa mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn tìm kiếm được những cam kết quốc tế đầu tiên thừa nhận không chỉ nền độc lập dân tộc mà gắn với nó là chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia.

Đó là một mục tiêu vô cùng quan trọng đảm bảo sự bền vững của nền độc lập quốc gia, được xác lập sau ngót một thế kỷ là thuộc địa bị chia cắt của đế quốc Pháp và trong trường kỳ lịch sử phải gắn nền tự chủ của mình với sự bảo hộ (dù trên danh nghĩa) của quốc gia phương Bắc. Nhưng đó cũng là một mục tiêu đầy khó khăn mà lực cản chính là do tình hình thế giới sau cuộc đại chiến: lợi ích thực dân trỗi dậy và sự phân cực của một thế giới chiến tranh lạnh. Nước Pháp Tự do vẫn chưa dứt bỏ được tâm lý và lợi ích thực dân; nước Mỹ từng giương cao lý tưởng chống thực dân khi đó lại vì lợi ích và tham vọng bá chủ toàn cầu và chủ nghĩa chống cộng mà thoả hiệp đi đến tập nhiễm chủ nghĩa thực dân và quay lưng lại với lợi ích nhiều dân tộc, trong đó có nước VN Độc lập.

Chính cái nghịch lý của lịch sử ấy đã làm cho những nỗ lực của Hồ Chí Minh bằng con đường ngoại giao đã đạt tới những cam kết quốc tế (song phương và đa phương) nhằm đảm bảo cho nền độc lập dân tộc và thống nhất. Những nỗ lực thể hiện tại bàn hội nghị ở Đà Lạt rồi Fontainebleau; những cuộc vận động cá nhân (với Sainteny ở Hà Nội hay với M.Moutet tại Paris) với những nhượng bộ rất lớn trong việc chọn các hình thức quan hệ Việt - Pháp (từ một khái niệm nước VN độc lập đến một "nước VN tự do trong Liên hiệp Pháp" cuối cùng cũng bất thành khi vấp vào một vấn đề cốt tử mang tính nguyên tắc là sự toàn vẹn lãnh thổ của một nước VN thống nhất. "Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi".

Chính vì cái chân lý "Nam Bộ là máu của máu VN, là thịt của thịt VN" mà nguyên lý không thể chia sẻ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc VN và lợi ích thực dân thiển cận của nước Pháp đã không đối thoại để dẫn đến cuộc chiến tranh bùng nổ kéo dài và kết thúc bằng Hiệp định Geneve 1954. Sau này, Tổng thống Charle de Gaulle là người có trách nhiệm với chính trường nước Pháp năm 1946, 20 năm sau (8/2/1966), đã viết trong lá thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: "Giá có sự hiểu biết nhau tốt hơn giữa người Việt và Pháp ngay sau đại chiến thế giới thì đã có thể tránh được những sự biến tai ác đang giằng xé đất nước của Ngài hôm nay".

Sự hiểu biết tốt hơn ấy, nước Pháp chỉ biết đến sau 9 năm chiến tranh tốn kém và một thảm bại ở Điện Biên Phủ, khi phải thừa nhận trong văn bản Hiệp định Geneve một điều khoản quan trọng nhất, vì nó mà người VN đã không lùi bước và buộc phải chấp nhận một cuộc chiến tranh tàn hại.

Đó là sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế về nền độc lập, chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc VN và sự cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của VN. Mặc dù chấp nhận một thực tế là đất nước tạm thời phân đôi qua đường ranh giới tạm thời (với khu phi quân sự) ngang vĩ tuyến 17, nhưng bước tiếp theo với một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước đã được ấn định như một lộ trình có sự cam kết và chứng kiến quốc tế, là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu thiêng liêng mà dân tộc VN đã phấn đấu trong trường kỳ lịch sử của mình, đó là thống nhất quốc gia. Cho dù người ta có thể nhắc đến những chi tiết liên quan đến hội nghị này, như việc Mỹ thực sự không đồng ý với bản tuyên bố cuối cùng, về những phản ứng tiêu cực của Mỹ và chế độ tay sai..., nhưng Hội nghị và bản Hiệp định được ký kết ở Geneve năm 1954 là một cái mốc vô cùng quan trọng vì nó đã "đặt cơ sở pháp lý cho việc thống nhất nước VN" (Báo cáo chính trị Đại hội III) và "là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân ta tiến lên đòi thống nhất đất nước".(còn tiếp)...

 
Logged
kimtd3f356
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #138 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2010, 11:15:42 am »

Tiếp theo:



Xin nhắc lại hai cách phản ứng của những thế lực "không thoả mãn" (vì trên thực tế là không chống lại) với Hiệp định Geneve:

- Ngoại trưởng Mỹ F.Dulles khi nói về điều khoản tổng tuyển cử cho rằng: "Chắc chắn là tuyển cử cuối cùng có nghĩa là thống nhất nước Việt Nam dưới quyền ông Hồ Chí Minh. Điều quan trọng hơn hết là trì hoãn tuyển cử càng lâu càng tốt".

- Ngoại trưởng của Chính phủ Bảo Đại là Trần Văn Đỗ thì nghẹn ngào tỏ sự đau khổ vì nước nhà bị chia đôi và lấy thái độ đó để bày tỏ sự phản kháng kết quả của Hội nghị (về sau trở thành một giai thoại tranh luận xem ông ta có khóc thật hay không). Nhưng thái độ ấy đã được đáp lại bằng một phát biểu sâu sắc và đanh thép của Trưởng đoàn Đại biểu Việt Nam DCCH Phạm Văn Đồng: "Những ai yêu nước Việt Nam, những ai yêu sự thống nhất Việt Nam thì không cần phải khóc lóc hôm nay. Hãy thực hiện tốt những gì đã ký kết hôm nay thì hai năm nữa sẽ có một nướcViệt Nam thông nhất, độc lập, hoà bình và giàu mạnh. Những gì Chính phủ Việt Nam DCCH làm trong những năm qua chính là vì mục đích đó. Nước mắt của chúng tôi đổ ra trong cuộc đấu tranh cho sự nghiệp đó nhiều hơn rất nhiều so với những giọt lệ mà quý vị nhỏ ra ở đây." và trịnh trọng tuyên bố: "Chúng tôi cần có hoà bình để thực hiện thống nhất quốc gia chúng tôi và bắt tay vào công cuộc kiến thiết quốc gia. Chúng tôi sẽ thi hành thẳng thắn và triệt để tất cả các điều khoản trong các hiệp định mà chúng tôi đã ký..." Do vậy, giá trị pháp lý của Hội nghị Geneve là ở chỗ nó đảm bảo cho sự thực hiện trọn vẹn một mục tiêu thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, mặc dù dân tộc Việt Nam phải đi tiếp gần hai thập kỷ đương đầu quyết liệt với đế quốc Mỹ, nước đã không tôn trọng văn bản cuối cùng của Hiệp định Geneve để phải ký vào Hiệp định Paris 1973 trong đó có điều khoản: "Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneve năm 1954 về Việt Nam đã công nhận".

Và hơn 2 năm sau Hiệp định Paris, mùa Xuân đại thắng 1975 đã biến mục tiêu thiêng liêng: thống nhất đất nước thành hiện thực. Đó cũng là thành tựu lớn nhất của thế kỷ XX đối với tiến trình ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.                                         


                                                                                                                                                   Dương Trung Quốc
Logged
lạc văn
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #139 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 07:28:36 am »

Qua các tài liệu mà tôi chưng ra, tôi xin khẳng định sự thật về Hiệp định Geneva:
1. Tiếng nói của VM chiến thắng ĐBP vẫn chỉ là tiếng nói của một nhược quốc và đòi hỏi của VM chỉ được lắng nghe khi không đi ngược lại quyền lợi chung của năm cường quốc cách chung và nhất là của Tq theo cách riêng
2. Đây là quan hệ của người anh với đàn em. Việt Minh trong Hiệp định Geneva đã được Chu Ân Lai đại diện của Trung quốc dẫn dắt hoàn toàn và không có tiếng nói tại Hiệp định Geneva. Chu Ân Lai thủ vai chính - anh cả - trong cuộc đàm phán về Đông Dương và Việt Nam.
3. Như vậy có thể thấy được việc VNDCCH có sự giúp đỡ từ phía Trung quốc một cách ban ơn tại Hiệp định Geneva như vậy, lý do chính không nằm ngoài việc DCS TQ muốn duy trì ngay sát họ một nước đàn em có chung ý thức hệ để làm thành lũy ngăn chặn tự do ở phía nam Trung quốc. Và việc một VNDCCH suy yếu sẽ tạo nên sự phụ thuộc hoàn toàn vào Trung quốc, trở thanh phiên bang, phên dậu cho Trung quốc. Và nếu có chiến tranh vì tự do ở phía Nam thì Trung quốc sẽ chống tự do tới người Việt Nam cuối cùng.
4. Việt Minh quan ngại không mấy muốn có một hội nghị để nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam, vì như vậy mình không còn tự quyết lấy vận nước mà sẽ phải tùy thuộc vào ý muốn của đàn anh Liên Sô và Trung Cộng. Nhưng cưỡng lại được.
5. Rốt cuộc đàn em VM phải chịu vâng theo ý kiến đàn anh Tq.
còn Quốc gia Việt Nam vẫn thể hiện được quyền tự quyết của mình bằng cách từ chối ký kết Hiệp định Geneva.



Tiếc là giờ tôi biết đến thớt này. Bạn nguyentin thì cũng đã bị phạt treo nick. Tôi dùng từ "bạn" để xưng hô bởi trong tranh luận, tính bình đẳng nên đặt lên hàng đầu.
Tài liệu viết về những diễn biến liên quan đến các bên tham dự Hội nghị Giê-ne-vơ có rất nhiều nguồn. Trong đó có The Pentagon Papers.
Mấy điểm kết luận của bạn nguyentin nêu ra tôi sẽ bàn đến theo thứ tự.

Điểm 1, khi tranh luận, ta không dùng từ ngữ miệt thị gây tranh cãi. Bạn dùng từ "nhược quốc" đối với VNDCCH là xảo ngôn. Ví dụ sau chiến tranh Thế giới lần thứ 1 và lần thứ 2, các nước được gọi là cường quốc ngồi với nhau quyết định vận mệnh Thế giới. Đặc biệt sau chiến tranh Thế giới lần thứ 2 cho đến nay, 5 nước được coi là cường quốc có ghế trong Hội đồng bảo an LHQ có quyền phủ quyết. Đó là tư duy trật tự Thế giới tồn tại trong thực tiễn. Không có nghĩa là các nước khác bị đồng nghĩa với nhược quốc.
Tư duy trật tự Thế giới của năm 45 lại tái xuất hiện trong Hội nghị Giơ-ne-vơ. Bản thân Hội nghị được lập ra do các cường quốc. Các đại diện của VN chỉ được mời đến, chứ không phải là những người đưa ra sáng kiến lập ra Hội nghị đàm phán.
Hội nghị với sự tham dự của nhiều bên có quyền lợi liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề, vậy đương nhiên sự thỏa hiệp chỉ có được khi các bên đều đồng ý nhượng bộ và có giải pháp chung chấp nhận được. Trong trường hợp đó điểm 1 bạn nguyentin "tiếng nói của một nhược quốc và đòi hỏi của VM chỉ được lắng nghe khi không đi ngược lại quyền lợi chung của năm cường quốc" trở thành sự chứng minh sai cho cái gọi là nhược quốc. Nếu VM không đồng tình thì Hội nghị về vấn đề VN không đạt được bất cứ giải pháp chính trị nào. Khi đó nguy cơ tham chiến của Mỹ là không nhỏ, so sánh với cơ hội có giải pháp chính trị và cơ hội (tuy những người lãnh đạo VNDCCH có tính đến việc Mỹ không thực hiện Tổng tuyển cử) thống nhất Đất nước bằng Tổng tuyển cử vẫn có thì giải pháp chính trị vẫn có ưu thế hơn. Và đây cũng là vấn đề liên quan đến điểm 2 của bạn nguyentin.

Điểm 2. Quan hệ đàn anh vơi đàn em là cách nói "chính trị quán trà vỉa hè". VNDCCH có quyền phủ quyết không chấp nhận giải pháp chính trị chứ không phải như bạn nguyentin nói "Việt Minh trong Hiệp định Geneva đã được Chu Ân Lai đại diện của Trung quốc dẫn dắt hoàn toàn và không có tiếng nói tại Hiệp định Geneva". Vấn đề ở chỗ bạn nguyentin không biết hoặc cố tình không biết là nếu đem so sánh cái lợi và cái hại khi không chấp nhận giải pháp chính trị thì VNDCCH chọn lựa như thế nào.
Để quyết định, những người lãnh đạo VNDCCH phải tính toán cả đến những nguy cơ, lợi ích của đồng minh, cũng như kẻ đối đầu và so sánh với mục đích của mình.
VNDCCH có lúc cần nhiều sự giúp từ phái TQ hơn, có lúc lại cần nhiều sự giúp đỡ của phía LX hơn. Quan hệ đồng minh cũng thay đổi theo từng giai đoạn, tình hình. Sự độc lập trong chiến lược của VNDCCH như thế nào trước LX và TQ thì tôi khuyên bạn nguyentin đọc "Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam" của Gaiduk thì sẽ có kiến thức hơn.
Còn sự "độc lập" của QGVN: Trong năm 1949, tình hình Trung Quốc biến đổi nhanh, Quốc dân đảng ngày càng thất thế. Sau chiến dịch Bình-Tân từ 29/11/1948 đến 31/1/1949, quân Giải phóng giành được Bắc Bình (Bắc Kinh) và Thiên Tân, Mỹ khuyến cáo Pháp nên đi đến thỏa thuận với Bảo Đại hoặc bất cứ nhóm Quốc gia nào khác. Mùng 8/3/1949 tổng thống Pháp Auriol ký hiệp ước Elysee với Bảo Đại, tái công nhận độc lập của Việt Nam là Quốc gia Liên kết, nằm trong Liên hiệp Pháp và toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đặt dưới sự quản lý của Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên người Pháp vẫn nắm quân sự, tài chính và ngoại giao, và lần nữa lại trì hoãn trao lại các quyền tự trị khác.
Chính tài liệu The Pentagon Papers yêu thích của bạn nguyentin phải ghi:
Vào cuối tháng 6/1949, Việt Nam chính thức thống nhất dưới quyền Bảo Đại, nhưng sự chuyển giao quyền lực xảy ra rất chậm, thường chỉ trên danh nghĩa, thực quyền không được chuyển cho người Việt Nam. Quốc gia Việt Nam trở thành ngụy trang để người Pháp tiếp tục thống trị Đông Dương.

Điểm 3. Bạn nguyentin nói chính trị mà không biết trong chính trị, người ta quyết định thì phải dựa trên tính toán chứ không phải bốc đồng. VNDCCH kí Hiệp ước Giơ-ne-vơ thì hơn hay thiệt so với không kí và đứng trước nguy cơ Mỹ tham chiến? Vậy VNDCCH kí là vì tính toán của mình hay vì lợi ích kẻ khác? Trả lời được câu này thì bạn nguyentin không có câu kết luận ngớ ngẩn "Như vậy có thể thấy được việc VNDCCH có sự giúp đỡ từ phía Trung quốc một cách ban ơn tại Hiệp định Geneva như vậy".
Bạn nguyentin cải biên lịch sử vừa vưa thôi. QGVN và VNCH liên quan gì đến tự do? Người dân VN có cơ hội nói lên tiếng nói của mình tại Tổng tuyển cử, kể nào từ chối hả bạn nguyentin.
Cái này gọi là tự do của bạn nguyentin:
Tại đô thành Sài Gòn, Ngô Đình Diệm nhận được hơn 600 ngàn phiếu bầu, trong khi khu vực này chỉ có 450 ngàn cử chi ghi tên.
Ngô Đình Diệm tiến hành chiến dịch công kích cá nhân Bảo Đại, người bị ngăn cấm tiến hành vận động bầu cử. Quân đội và cảnh sát Quốc gia tuần tra bắt tuân theo lệnh cấm các hoạt động ủng hộ Bảo Đại và chống Diệm . Ngày 6 Tháng 10 Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý. Các cơ quan truyền thông do Thủ tướng điều khiển cũng bắt đầu vận động dân chúng sửa soạn đi bầu với những bài chỉ trích hành vi của Quốc trưởng Bảo Đại và phổ biến những câu nhắc nhở cử tri như:
"Phiếu đỏ ta bỏ vô bì (phiếu đỏ bầu cho Ngô Đình Diệm)
Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi".
Đối với tự do cá nhân, Tổng thống Diệm phân loại dân chúng ra thành các nhóm chính trị tùy thuộc mối liên hệ của họ với Việt Minh. Vào năm 1956, VNCH lộ ra rằng, khoảng 15-20 ngàn người cộng sản bị giam giữ trong "các trại cải tạo chính trị" của mình, trong khi đó Devillers đánh giá con số 50 ngàn người (những con số cụ thể có thể chỉ mang tính chủ quan). Chuyên gia người Anh về Việt Nam, P.J. Honey, người được Diệm mời điều tra về các trung tâm cải tạo vào năm 1959 kết luận rằng, sau khi phỏng vấn một số người nông dân Việt Nam, "sự đồng thuận trong ý kiến được bày tỏ của những người đó là phần lớn những người bị giam cầm không phải cộng sản cũng như ủng hộ cộng sản" . Tra tấn và giết hại "những người bị tình nghi cộng sản" là việc xảy ra thường ngày.
Vào cuối 1957, những tòa báo phê phán chế độ bắt đầu bị quấy rối, và vào tháng 3/1958, sau bài xã luận châm biếm, VNCH đóng cửa tòa báo lớn nhất tại Sài Gòn. Vào năm 1958, những nhà chính trị đối lập mạo hiểm bị tống tù cho việc thử lập đảng phái không được Nhu hoặc Cẩn ủy quyền, và trước 1959 tất cả các hoạt động chính trị chống đối bị bắt dừng.
Trước thu 1960, giới trí thức Nam Việt Nam bị câm về chính trị, công đoàn bị bất lực, chống đối ở dạng đảng phái không tồn tại .
Chính quyền Ngô Đình Diệm phân biệt đối xử tôn giáo. Là người theo Công giáo, Ngô Đình Diệm ưu tiên đặc quyền đặc lợi, tin dùng và nâng đỡ  những người Công giáo. Vì chính sách bất công đối với những tín đồ theo đạo Phật của chính quyền dẫn đến cuộc khủng hoảng xã hội trầm trọng từ giữa năm 1963 và kết quả là cuộc đảo chính lật đổ gia đình họ Ngô.
Xung đột giữa chính quyền và Phật tử bắt đầu xảy ra ngày 8/5/1963, xuất phát từ việc cấm treo cờ Phật trong ngày lễ Phật đản trong khi trước đó cờ Va-ti-căng được treo nhân dịp ngày lễ của Thiên Chúa giáo, quân lính Ngô Đình Diệm đã nổ súng vào đám đông biểu tình tại Huế, giết chết 9 người.
Ngày 3/6/1963 cảnh sát và quân đội VNCH dội chất hóa học lên đầu những người biểu tình niệm Phật tại Huế, 67 người được đưa vào viện. 11/6/1963 Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Ngày 21/8/1963 Lực lượng đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung tấn công một loạt các chùa ở Nam Việt Nam, 1400 sư sãi bị bắt. Số người bị giết hoặc mất tích lên đến hàng trăm.
Hay bạn nguyentin "tự do" chọn ông Khánh "râu dê" nắm trọn quyền tại Miền Nam? Hay bạn nguyentin "tự do" bầu chọn Nguyễn Văn Thiệu là ứng cử viên duy nhất ứng cử Tổng thống?
Người dân ở nông thông được "tự do" bắt buộc vào các ấp chiến lược.
Hay cái gọi là Chương trình Phượng Hoàng đem đến tự do? Chương trình Phượng Hoàng từ năm 1968 đến 1975 thường được gọi bằng cái tên "chiến dịch ám sát", bị chỉ trích là một ví dụ tiêu biểu của những hành động tàn bạo xâm phạm nhân quyền mà chính quyền VNCH và CIA đã tiến hành.
Theo thống kê của Mỹ, trong những năm 1968-1972, 81.740 người được coi là Việt Cộng đã bị "vô hiệu hóa": 26.369 người bị giết, 33.358 bị bắt, 22.013 chiêu hồi . 
Trong số nêu trên, không ai có thể khẳng định bao nhiêu người là Việt Cộng đích thực, bao nhiêu người là nạn nhân thường dân. Cơ sở để định đoạt một đối tượng có phải là Việt Cộng hay không rất thiếu cụ thể.
Điều tệ hại của chương trình này là có thể giết hại người tình nghi không cần xét sử, và các hình thức tra tấn có hệ thống đối với những người bị tình nghi là Việt cộng.
TQ họ làm gì thì họ cũng phải tính đến quyền lợi của họ. Vấn đề ở chỗ mục tiêu và chiến lược của họ có điểm nào đồng thuận với mục tiêu và chiến lược của ta hay không thôi.

Điểm 4. Bạn nguyentin viết hơi lủng củng "Việt Minh quan ngại không mấy muốn có một hội nghị để nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam, vì như vậy mình không còn tự quyết lấy vận nước mà sẽ phải tùy thuộc vào ý muốn của đàn anh Liên Sô và Trung Cộng. Nhưng cưỡng lại được."
Những người lãnh đạo VM không muốn có giải pháp chính trị thì muốn có giải pháp nào để giải quyết vấn đề đuổi Pháp, đuổi Mỹ, thống nhất, độc lâp vào thời điểm đó? Bạn phán câu trên nghe chối quá!

Điểm 5. Bạn phán "Rốt cuộc đàn em VM phải chịu vâng theo ý kiến đàn anh Tq". Cái này là do bạn kém, không biết là trong tình huống không có giải pháp chính trị, chọn lựa, tính toán cái lợi hơn và cái hại hơn thì người ta phải quyết định chọn cái nào.
còn Quốc gia Việt Nam vẫn thể hiện được quyền tự quyết của mình bằng cách từ chối ký kết Hiệp định Geneva. Cái QGVN của bạn nó độc lập như thế nào thì tôi trích trên rồi. Còn QGVN không chịu kí và việc ông TT Mỹ Eisenhower đánh giá là Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể nhận được 80% sự ủng hộ trong Tổng tuyển cử chắc cũng liên quan đến nhau bạn nguyentin nhỉ.
Còn bạn có biết về học thuyết Đô-mi-nô không? Chiến lược của Mỹ đối với Đông Dương trong thời gian đó xuất phát vì học thuyết Đô-mi-nô. Vào tháng 4/1954. Tống thống Eisenhower đưa ra lời tiên đoán nổi tiếng rằng nếu Đông Dương sụp đổ, phần còn lại của Đông Nam Á sẽ "sụp đổ rất nhanh" như "những quân bài Domino". Ông còn thêm rằng "những hậu quả có thể xảy ra của mất mát này là không thể tính được đối với thế giới tự do". Như trong hồi ký của mình, McNamara viết: Cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng trong những năm ở Thượng viện, John F. Kennedy đã lặp lại những đánh giá của Eisenhower về Đông Nam Á. Trong bài diễn văn được công bố rộng rãi vào năm 1956, ông đã nói: "Việt Nam là hòn đá tảng của Thế giới tự do ở Đông Nam Á. Đó là con đẻ của chúng ta. Chúng ta không thể từ bỏ nó, không thể phớt lờ những nhu cầu của nó".
Bạn có biết về lá thư của Ngoại trưởng Mỹ Dulles gửi ĐS Mỹ tại Pháp không? Trong The Pentagon Papers của bạn cũng có.
Ngày hôm sau, 7/7/1954 Ngoại trưởng Mỹ Dulles gửi điện đến Đại sứ Mỹ tại Paris Dillon có đoạn viết: "Chúng ta nhận thức rõ rằng ngay cả khi Hiệp định đáp ứng cả 7 điểm cũng không thể đảm bảo rằng một ngày nào đó Đông Dương không rơi vào tay cộng sản. 7 điểm với mục đích cung cấp cơ hội tốt nhất để điều đó không xảy ra. Cái đó yêu cầu sự tuân thủ theo tiêu chí không chỉ đơn thuần trên mặt chữ mà trên tinh thần. Vì sự thật không nghi ngờ là Tổng tuyển cử có thể đồng nghĩa với thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo Hồ Chí Minh, và bởi vậy Tổng tuyển cử chỉ có thể xảy ra ở thời điểm xa nhất có thể sau hiệp định ngừng bắn và trong điều kiện không bị đe dọa, để dành cho những yếu tố dân chủ ở Miền Nam (ông ta dùng từ "dân chủ" chỉ mấy vị tự xưng Quốc Gia) cơ hội tốt nhất".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM