Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:16:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giáp ranh  (Đọc 80193 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 02:31:03 pm »

BA
Đến bãi đá dọc Khe Diên, còn cách đường 12 chừng hơn nửa giờ đi bộ, Cường cho cả tổ dừng lại. Càng đổ về xuôi, long Khe Điên mở rộng, nhiều cát. Hai bên bờ mọc đầy dứa dại và những vạt môn ngứa.
Nhóm chiến sỹ do Cường chỉ huy có ba người của đại đội 1 và hai tên tù binh ngụy bị bắt trong trận đánh tập kích địch ở bãi ngụy . Trong số bốn tên tù binh có hai tên sau lúc giải về tới hậu cứ của đại đội, lợi dung đêm tối bỏ trốn bị vấp mìn, tan xác, cách căn hầm chưa đầy hai trăm mét. Cái chết của chúng gây tác động tâm lý với hai tên còn lại. Mặc dù không bị trói nhưng suốt mấy ngày giam không tên nào dám bén mảng ra khỏi hầm. Thậm chí đi ỉa chúng cũng sợ vấp mìn. Lúc chôn cất hai tên địch chết, Phong cho người đưa hai tên tù binh còn lại ra coi mộ bạn. Chúng sợ và hứa không dám có một hành động nào chống đối “bộ đội giải phóng”!.
Hai người tủ binh ngụy làm tờ khai tên tuổi, quê quán, quân hàm, phiên hiệu đơn vị và cả những điều chúng biết về đại đội 12, thuộc tiểu đoàn 3, E54. Họ là lính trơn nên cũng không giúp gì nhiều cho tin tức quân báo.
Cường cho phép hai tu bình được tháo dây trói. Chúng im lặng, vẻ mặt buồn thiu, lầm lũi như hai cái bóng ngồi bệt xuống gốc cây. Hai gã tù binh, một tên đã khá tuổi, một còn trẻ. Gã lớn tuổi đầu cạo trọc, trên cằm có một nốt ruồi ro bằng hạt ngô. Một chụm lông ba bốn sợi dài quăn tít mọc ra từ mụn cứt ruồi ấy. Còn gã tù binh trẻ tuổi, trông nét mặt có vẻ ba trợn ba trạo. Tóc phủ rợp hai tai, cổ áo lính cáu bẩn. Cường nhắc hai người chiến sỹ của mình là Mộc và Tân ngồi tản rộng ra. Anh lại gần hai tên tù binh, bảo:
-   Các anh lấy cơm ra ăn đi.
Tên tù binh trẻ tuổi nhanh nhẹn mở bọc ni lông lấy ra cục cơm vắt và gói muối lạc. Người tù binh già ngó vào khẩu súng AK trong tay Cường, ánh mắt thoáng vẻ sợ sệt.
-   Các ông định bắn tụi tôi?
Cường mỉm cười.
-   Bắn các anh, mắc mớ gì phải đưa đi vất vả thế này. Ăn cơm đi, chốc nữa khắc biết.
-   Xin các anh, mong các anh tha cho tội chết. Em còn mẹ già con dại. Cực chẳng đã, em mới phải vô lính.
Nghe gã tù binh lớn tuổi nói giọng Huế, Cường hỏi gã:
-   Anh quê ở đâu ?
-   Dạ, quê em đúng như đã trình với mấy anh trong tờ khai. Em người Hương Trà.
-   Hương Trà ?
-   Da, thưa đúng vậy.
-   Anh ở thôn nào ?
-   Dạ, em người Liễu Thượng.
-   Thật người Liễu Thượng không ?
-   Dạ, thiệt ạ !
-   Anh có biết má Mừng có hai người con tên là Tâm và Minh không ?
Gã ngụy binh reo lên :
-   Dạ, thưa anh em biết. Thím Mừng có chồng đi tập kết. Ba má con thím trốn lên núi theo cách mạng từ năm “ sáu ba”. Em là bà con xa của thím Mừng.
-   Vậy hả?
Cường biết gã tù binh nói thật.
-   Này, nhà anh ở cách khu trường bao xa ?
-   Dạ, thưa anh chưa đầy một trăm mét… Trời ơi, khu trường luôn luôn bị mấy anh về bắn “hỏa tiễn”.
-   Vợ con anh còn ở Liễu Thượng ?
-   Dạ, ở cả đó thưa anh. Vợ em có lần bán đậu phộng cho bộ đội từ trên núi về làng. Quê em trồng nhiều đậu lắm.
(Điều này gã nói càng chính xác ! Chị Tâm ngày còn sống đã đưa bộ đội về Liễu Thượng mua gạo, mua đậu phộng. Cường đã đi với chị nhiều lần ).
-   Lâu nay anh có nghe tin tức của chị Tâm không ?
-   Dạ thưa anh không ạ.
( Làm sao hắn biết được chị Tâm đã hi sinh!).
-   Anh tên gì ?
-   Dạ thưa, em tên Ngật. Trần Ngật. Em sanh năm 1930. Năm nay em vừa tròn bốn mươi. Em có bốn cháu còn nhỏ cả…
Gã tù binh khai tuồn tuột lý lịch, hi vọng tìm lấy ở Cường một sự thông cảm. Cuối cùng gã buột ra nỗi lo lắng làm bận lòng trên suốt quãng đường rừng bị giải đi.
-   Xin các anh tha tội chết. Đừng giết em. Em còn đàn con nhỏ.
-   Anh khỏi lo. Chúng tôi không bắn anh đâu. Nhưng nay mai anh được thả về nhà liệu có đầu quân trở lại cho tụi ngụy nữa không ?
-   Trời ơi ! – Gã ngụy kêu lên – Chỉ mong còn mạng về sống với vợ con. Tụi em đâu còn ý tưởng trở lại đơn vị.
-   Nhưng làm sao các anh thoát khỏi tay tụi tề ngụy ở xã, ở quận.
-   Dạ, có cách ạ. Dù tốn bạc ngàn tụi em cũng không dại trở lại lính.
-   Sao vậy ?
-   Dạ, ở đời mấy khi gặp được điều may.
-   Thôi được, anh ăn cơm đi.
Cường giục gã tù binh. Anh cũng ra ngồi trên tảng đá ăn nắm cơm vắt. Đường 12 đã gần lắm rồi. Cường lắng tai nghe, anh nhận ra được cả tiếng xe cahyj ầm ì. Mộc nói:
-   Anh Cường ơi, em nghe tiếng xe tăng.
-   Không phải. – Cường đáp – Tụi ngụy cho xe cày ủi hai bên đường.
Chừng ba mươi phút sau cả tổ lại tiếp tục tiến ra đường 12. Mộc giải hai tù binh đi sau. Cường cùng với Tân tiến lên phía trước, cách nhóm của Mộc chừng ba chục thước. Con đường rừng mới đạp, càng ra gần đường lộ càng khó đi. Nhiều đoạn con đường chạy ngược lòng khe suối. Lá dứa sắc cứa vào đùi vừa ngứa vừa rát. Chốc chốc máy bay trực thăng vận tải bay lướt trên đỉnh đầu. Cường vẫy tay ra hiệu cho cả toán dừng lại, đợi chiếu máy bay bay qua. Tiếng xe ủi vọng lại lúc gần lúc xa.
Hơn một tháng trước đây, Cường đã có dịp đưa ông Triều và ông Đang sang họp ở bên trung đoàn đi cùng với tổ trinh sát của tiểu đoàn. Cường vẫn còn nhận ra cả vết dao anh phát vào thân cây nhỏ đánh dấu đường. Lá non bị bẻ mới kịp khô đầu cuống. Đường mới mở thường là an toàn hơn so với những con đường trục cũ. Tụi thám báo, và các đơn vị lính ngụy đi càn rừng hay nhằm vào những con đường trục để gài mìn và phục kích.
Còn cách bìa rừng chừng trăm mét. Cường cho đội hình dừng lại. Anh lặng lẽ cầm súng đi ra ngoài đường 12, sau lúc dặn dò Mộc và Tân trông chừng hai gã tù binh. Anh nằm xuống một bên gốc cây đổ. Vạt đất trồng rộng thênh thang cách xa con đường gần năm bảy chục mét. Cây rừng bị đánh bật gốc. Các triền đồi tranh lửa liếm cháy đen loang thành từng vạt nhỏ như tấm da báo khổng lồ. Hai bên đường đều bị máy ủi cày sới lên như vậy. Con đường rải đá nhiều đoạn láng nhựa, lỗ chỗ những hố pháo bắn trúng tim đường phơi trần giữa nắng. Phía bên kia ngọn đồi tranh âm vang tiếng xe ủi gầm gừ đào cây, vẳng lại cả tiếng của tụi lính công binh ngụy la hét, gọi nhau. Có hai chiếc xe chở đầy gỗ chạy chậm trên đường; lắt lẻo ngồi trên những khúc gỗ lớn, mấy gã thanh niên đứng níu tay vào thành xe ngênh mặt giữa nắng. Trông cách ăn mặc, cũng đủ biết đấy là những người dân lên thầu lại số gỗ do tụi công binh ngụy đốn hạ mở rộng phạm vi cảnh giới tuyến đường xe.
Lại một chiếc xe Jeep vùn vụt lao qua. Trên xe chỉ có ba tên lính Mỹ. Trời nắng. Chúng cởi trần để lộ ra khouoonn mặt và mảng da lưng đỏ lựng.
-   Tụi địch chủ quan gớm. – Cường lẩm bẩm.
Giá như được phép đánh, chỉ cần một trái B40 anh sẽ tiêu hủy chiếc xe ra tro. Tụi Mỹ ỷ thế có căn cứ Động Tranh và các đơn vị lính gác dọc đường.
Cường quay trở lại. Mộc và Tân ngồi chờ anh phát nóng ruột.
-   Có chi ngoài ấy, anh Cường ?
-   Địch đang ủi đường.
-   Bao giờ mới tính tới tụi này ? – Mộc ra ý chỉ vào hai gã tù binh ngồi ngủ gà ngủ gật.
-   Lát nữa.
-   Có cần bịt mắt không ?
-   Chẳng cần !
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #11 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 02:04:46 pm »

*
*   *
Vừa được lệnh phóng thích, cả hai gã tù binh đã cúi xuống sụp lạy những người lính giải phóng.
Dường như chúng vẫn chưa tin điều Cường nói. Đôi mắt hai người lộ vẻ mừng rỡ, như chưa xua tan hết vẻ lo ngại. Họ không nhìn vào ba người lính giải phóng đang đứng trước mặt mà lại để ý tới những họng súng AK đen trũi, và trái B40 đã đơm sẵn trong nòng súng.
-   Cứ đi thẳng theo hướng này, ra gặp bìa rừng, băng qua vạt đồi tranh cháy tới đường, các anh xuôi theo phía đông. Chừng nào gặp tụi tuần đường nhớ ra hiệu kẻo nó bắn nhầm. Và nói rằng bị bắt làm tù binh được quân giải phóng thả. Nhớ chưa ? – Cường hỏi lại.
-   Dạ nhớ. Suốt đời em không quên ơn mấy anh.
Người tù binh tên là Ngật trả lời nhanh nhảu. Chợt gã hỏi.
-   Mấy anh có dư cuộn băng nào, làm ơn cho em xin một cuộn… - Gã nói thêm – Phòng khi cơ nhỡ trên dọc đường.
Cường móc túi thuốc cá nhân đưa cho Ngật cuộn băng còn nguyên trong bao ni-lông sạch sẽ.
Ba người lính đi theo hai gã tu binh ra tới cây gỗ đổ sát bãi cát trắng mới dừng lại.
-   Thôi chay đi ! – Cường giục họ.
Ngật còn quay lại nhìn một lần nữa những người lính giải phóng trong khi gã tù binh trả tuổi đã cắm đầu chạy ào ra ngoài sường đồi tranh khô xác.
-   Thôi đi đi anh Ngật. – Cường giục và vỗ nhẹ vào vai người lính ngụy.
Ngật đi thất thểu, cách gã tù binh đi trước một quãng xa. Vừa đi gã vừa nghe ngóng. Tự nhiên gã dừng lại. Ba người lính đều nhìn thấy Ngật lượm lên một hòn đá. Không nói không rằng gã kê bàn tay trái vào một tảng đá lớn và đập mạnh.
-   Anh Ngật ! – Cường gọi giật. Anh quên rằng mình đang đứngnêm con đường 12.
Ngật quay lại. Tuyệt nhiên, gã không hề cảm thấy đau đớn, mà gương mặt ấy lại ánh lên một nụ cười. Gã giơ cao bàn tay về phía Cường. Bàn tay nhày nhụa máu, dập nat. Ngật loạng choạng tựa lưng vào tảng đá, rút ra cuộn băng của Cương vừa mới cho, gã dùng răng và bàn tay phải băng nhanh bàn tay bị thương.
-   Gã tự thương anh Cường ơi ! – Mộc không nén nổi giọng run run.
-   Ờ, hắn tự thương.
-   Nó gan nhỉ. _ Tan chép miệng.
Mộc và Tân mới về đại đội 1 chưa đầy năm tháng. Lần đầu tiên họ được nhìn thấy con đường của ngụy và chứng kiến cảnh tên tù binh tự thương.
Ngật tiếp tục bước đi, cắt ngang vạt đồi tranh bị cháy sém đến tận gốc. Trước khi ra tới đường đá, Ngật dừng lại lần nữa nhìn về phía cánh rừng. Gã không vẫy tay, đứng im lặng một lát rồi lầm lũi bước trên đường.
Không còn nghe thấy tiếng xe ủi gầm gừ phía bên kia quả đồi trang. Trời ngả về chiều. Ánh nắng rải vàng ở sườn núi. Xào xạc trong lùm cây xanh tiếng chim gõ kiến mổ vào thân cây cồng cộc.
Họ đã có thể quay trở lại theo con đường cũ. Nhưng Mộc và Tân thấy Cường còn ngồi nép vào gốc cây nhìn ra con đường đá, họ không dám giục anh.
Mộc hỏi rụt rè:
-   Anh Cường, cứ xuôi con đường này vào đến Huế à ?
-   Ở, tới Huế. – Giọng Cường trở nên đờ đãn – Chẳng xa mấy nữa đâu.
-   Anh đã vào Huế bao giờ chưa ?
-   Chưa … Chị Tâm bảo : Huế đẹp lắm…
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2010, 10:58:59 am »

BỐN

Phong chiếu bản đồ, đường đạp dài chưa tới ba chục cây số lên tới địa đạo 310. Toán tải thương đi mãi tới khi trời tối vẫn chưa gặp lại con đường trục giao liên dẫn ra trạm phẫu, năm ở nam sông Bồ. Tuyến đường Dốc Đoác lên Khe Trái, Mỹ đỏ quân chốt giữ và đang càn lớn. Điểm cao nào cũng có địch. Trinh sát tiểu đoàn hai lần vấp phục kích tụi Mỹ, hy sinh mất một người, bị thương một.
Một loạt cối 81 địch bắn bất tử từ trên cứ điểm Chóp Nón xuống khu vực Dốc Đoác. Nhiều chiến sĩ, cán bộ đại đội 1 và tiểu đoàn bộ móc võng nằm rải rác trên mặt hầm khi quả đạn cối nổ gần, không ai bị gì. Mảnh đạn lại nhằm trúng Nhàn. Vết thương vào bụng khá nặng và một mảnh nhỏ xuyên vỡ mắt trái. Nhàn ra nhiều máu, có nguy co nhiễm trùng. Ông Triều và ông Đang lo lắng, sau cùng quyết định cử đại đội 1 đi tải thương. Mới đầu Tam được chỉ định chỉ huy nhưng anh đã lấy cớ chiếc mụn ở mông tấy mủ. Cuối cùng Phong đi, mặc dù anh đang phải cùng với Hảo tổ chức cho đơn vị học tập và làm công tác biên chế bộ đội để phân về các xã và cho bộ đội biệt động huyện. Bốn ngày nữa, đơn vị sẽ chính thức giải thể.
Nhàn mê man bất tỉnh suốt dọc đường. Đêm qua Phong đã thức trắng cùng Thoại, y tá của đại đội để canh chừng Nhàn. Thuốc trợ lực, thuốc kháng sinh đều dốc ra tiêm nhưng vấn đề bây giờ Nhàn cần mổ gấp. Càng về sáng sương càng xuống lạnh. Nhàn lúc mê man, lúc tỉnh. Chốc chốc Phong cầm bàn tay Nhàn xem mạch.
-   Cậu không mổ nổi hả Thoại ? – Phong cáu  kỉnh.
-   Em mổ sao được ! Thoại phân bua.
-   Thằng Khoảng y tá ở phẫu có lần đã mổ đấy thôi.
-   Ở trạm phẫu có dụng cụ, có thuốc gây mê. Chớ ở đây lấy gì mà mổ. Anh tưởng mổ ruột con người dễ như mổ gà hử.
-   Ở … Đừng giận. Tao sốt ruột quá Thoại ạ, chỉ lo anh Nhàn không qua nổi đêm nay.
-   Mong sao mai sớm tới được chỗ anh Nhô. Mỹ càn lung tung như thế này sợ trạm phẫu chạy rồi.
Phong không đáp. Anh ngồi cời than sưởi ấm người bệnh và hơ đôi tay lạnh giá của mình lên lớp than hồng.
Nhô  là y sỹ nhưng mổ giỏi có tiếng ở cánh bắc. Nhiều ca thương binh nặng từ dưới vùng giúp ranh đưa lên đã được Nhô cứu sống. Anh mổ nhanh và chính xác, mũi khâu khéo. Những tay bác sĩ chuyên khoa ngoại ở quân y viện 94 phải khen kỹ thuật mổ thương binh của Nhô. Chính vì khả năng ấy, trạm phẫu Nhô không có bác sĩ. Một mình Nhô và hai y tá chốt ở bờ nam sông Bồ để giải quyết thương binh, bệnh binh.
Ánh lửa cháy bập bùng, soi rõ vạt máu khô dưới võng của Nhàn. Sau mũi tiêm cách đây chừng nửa giờ Nhàn không rên nữa. Anh thiếp đi. Băng quấn kín nửa mặt. Nửa mặt còn lại lộ rõ nước da xanh tái, nhợt nhạt.
Phong kém Nhàn bốn tuổi nhưng có mặt ở chiến trường Thừa Thiên trước Nhàn ba năm. Nhàn nhập ngũ, đi học trường lục quân và có một thời kỳ dài làm cán bộ huấn luyện ở trường. Hai người đã gắn bó với đại đội 1 ba năm trời. Nhàn đại đội trưởng, Phong khi đó là chính trị viên phó rồi lên chính trị viên trưởng. Nhàn được điều lên làm tham mưu trưởng tiểu đoàn. Phong thay vị trí đại đội trưởng chủ công của anh. Ba năm cùng nằm chung hầm và lo toan gánh vác nhiệm vụ nặng nề của đơn vị đóng ở giáp ranh, hai người thấu hiểu nhau như một cặp tình nhân. Nhàn đã có vợ - một cô thợ dệt ở nhà máy dệt Nam Định và hai con nhỏ. Chưa bao giờ Phong được đặt chân tới thành phố quê hương của cụ Tú Xương. Qua lời Nhàn kể, vào những đêm hai người nằm gác chân lên vong trong căn hầm chật hẹp. Phong hình dung ra đấy là một thành phố ồn ào bởi tiếng máy chạy, tiếng xe, tiếng tàu hỏa ra sao, Phong cũng không rõ. Tuyến đường sắt khả di anh còn biết được sau lần hành quân ra Quảng Trạch, ở đấy còn vài đoạn đường từ thời Pháp để lại. Cho đến khi học xong phổ thông, Phong chưa vượt qua huyện Lệ Thủy của anh và cái thị trấn Chéo, nằm bên bờ sông Kiến Giang. Xa hơn chút nữa vài ba lần anh ra Cửi. Địa danh về đất nước đến với Phong trong sách vở, và lời kể của thầy cô giáo. Nó xa xôi và huyễn hoặc. Ký ức của một cậu bé sinh ra trong làng quê nghèo càng thi vị hóa và nuôi những khát vọng. Chỉ là khát vọng thôi, vì chiến tranh đã ập tới dữ dội. Phong chẳng còn kịp chờ đợi kết quả điểm thi tốt nghiệp năm ấy và nhập ngũ. Qua câu chuyện của Nhàn , Phong biết có một thời gian bạn anh đã đi bán kem, bán lạc rang. Đầu Nhàn đội chiếc mũ cói, vai khoác chiếc bị, tay cầm vài ba bao giấy quấn tròn lại như cái phễu. Những hạt lạc tẩm húng lìu thơm nức mũi, thèm rỏ dãi mà chẳng dám đụng vào một hạt, sợ thâm vốn. Mỗi gói một hào. Đồng tiền ít ỏi thu được mỗi ngày của Nhàn góp vào tiền lương quét rác ba mươi ba đồng một tháng của mẹ để nuôi một đàn em bốn đứa. Nhàn bỏ học ngay từ năm lớp bảy. Rất muốn họp tiếp nhưng biết lấy tiền đâu mà ăn học.
-   Cậu không thể hình dung ra nổi những đêm tháng chạp quê tớ - Một lần, Nhàn kể - Cứ gọi là rét quắt tai. Gió mùa đông bắc thổi ào ào từng cơn quét dọc những con đường khuya vắng bóng người. Rét buối như vậy mấy ai đi chơi phố? Tớ ôm chặt cái bị vào bên nách cho ấm và cất tiếng rao: “ Ai lạc rang nóng giòn đây …!”
-   Ai mua lạc cho anh vào lúc ấy ? – Phong hỏi.
-   Có chứ. Những cặp vợ chồng khó ngủ. Cũng có khi là một đứa trẻ con thức giấc và nghe tiếng rao lạc rang tự nhiên đòi ăn quà vặt. Cũng có khi là  một ông xích lô, ngồi gật gù chờ chuyến tàu xuôi Vinh hai giờ sáng đón khách. Ông ta mua lạc và nhâm nhi với cút rượu. Ròng rã ba năm trời tớ mới xin vào làm công nhân ở một công trường xây dựng, rồi tớ lấy vợ…
Bây giờ Nhàn nằm đấy, bất động như một cái xác chết. Con người ấy đã cùng với Phong tham gia vài chục trận đánh lớn nhỏ và nhiều lần đi qua cái chết.
Còn ai nữa ngoài Nhàn đã đến với anh ngày nghe tin Tâm hy sinh, và là người bạn duy nhất hiểu được tình yêu của anh với Tâm trong những ngày họ sống ở vùng giáp ranh. Hai mươi bốn tuổi đời, Phong mới được nêm trải vị ngọt của tình yêu với một cô gái làng Liễu Thương. Tâm là trinh sát của thành phố. Quan hệ của họ được giấu kín. Cuộc chiến đấu mỗi ngày thêm ác liệt. Thương nhau, quý nhau mà không dám hứa hẹn. Không ai dám đoán chắc rằng mình là kẻ gặp may trong chiến tranh. Một trái mìn nổ, một trận phục kính của địch ở làng, những hiểm họa luôn rình rập người lính giải phóng sống kề cần với địch ở vùng giáp ranh tranh chấp.
Nhàn khẽ cựa quậy đầu và mở mắt.
-   Cậu vẫn còn thức hở Phong ? Đi ngủ đi một chút, cứ mặc kệ tớ.
Phong nhìn vào con mắt còn lại của Nhàn. Con ngươi khẽ đung đưa lay động trong quần hốc tối.
-   Anh đừng lo cho tôi. – Phong bảo – Anh có bớt đau không ?
-   Đau ở bụng, ít thôi… Nhưng có lẽ tớ không sống nổi đâu Phong ạ.
-   Anh đừng nghĩ quẩn. Mai lên tới chỗ Nhô. Cậu ta sẽ mổ cho anh.
-   Đây là đâu nhỉ ?
-   Chân Đồi Dẻ, sắp tới địa đạo 310 rồi. Mỹ càn thành thử phải đi đường đạp.
-   Cậu với anh em vất vả quá, tớ không đành lòng.
-   Ơ hay… Chừ là lúc anh không được lo nghĩ chi nhiều…Anh cũng nên đừng nói nhiều.
-   Cậu cho tớ miếng nước.
Phong cho Nhàn nhấp vừa đủ khỏi khô cổ.
Nằm được một lúc, Nhàn khẽ thở dài.
-   Nghĩ mà buồn quá Phong ạ…Vậy là “K ta” không còn nữa. Mình coi như đồ bỏ. Có sống cũng không còn hy vọng trở về đơn vị. Chỉ thương cậu và anh em…Nay mai rồi sẽ ra sao đây.
Phong cầm bàn tay Nhàn khẽ lắc đầu.
-   Tôi cũng buồn chớ. Buồn phát thúi ruột, thúi gan. Cõ lẽ những người lính như chúng mình, đã từng sống chết với tiểu đoàn ai cũng buồn. Ông Triều, ông Đang cũng buồn. Buồn mà không nói ra được. Mệnh lệnh của Quân Khu, của Tỉnh ai cưỡng nổi. Và xét cho cùng ông Thái Long có lý. Tình hình xã và huyện như vậy. Lực lượng của họ yếu thcwj sự. Mà thôi, anh đừng nói tới chuyện đó nữa, tôi khóc mất. Đời lính của tôi gắn bó với tiểu đoàn này đã bảy năm nay. Gần ba trăm quân bổ sung năm 1963 đến nay tính còn lại chưa tới hai chục người. Kẻ bị thương, người hy sinh. Mấy đợt quân kế tiếp, cán bộ, chiến sĩ cứ hao hụt dần. Anh thử nghĩ coi, chuyến ni về xã về huyện tôi e tiêu hết. Tôi không phải là đứa sợ chết nhưng tôi tiếc thương cho cái thanh danh của “K mình”.
-   Biết vậy…Nhưng sao cưỡng nổi?
Phong định vất củi thêm vào bếp. Nhàn cản anh.
-   Thôi khỏi cần, mình không thấy lạnh.
Họ im lặng một lúc lâu nhìn bếp lửa bây giờ chỉ còn là một đống than đỏ. Chốc chốc lửa hừng sáng, lóe lên chập chờn. Cách họ vài ba trăm mét đã là cây rừng vây bủa. Tiếng con suối chảy róc rách. Bóng tôi trùm phủ mịn như nhung được điểm xuyến bởi những mẩu lân tinh sáng lấp lánh trên nền đất ẩm ướt. Tiếng tắc kè kêu than buồn bã.
Chợt Nhàn thở mạnh – Phong nhìn lên. Con mắt còn lại của Nhàn đẫm lệ.
-   Tớ chết mất – Giọng Nhàn nhọc nhằn – Chưa bao giờ tớ nghĩ rằng mình phải rời bỏ cây súng, rời bỏ đơn vị sớm như thế này.
-   Anh ráng ngủ đi chút ít- Phong khuyên – Lát nữa tôi đánh thức mấy đứa dậy đưa anh đi.
Chỉ thấy Nhàn khẽ lắc nhẹ đầu và quay mặt vào khoảng tối.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 10:25:14 am »

*
*   *
Nhàn mất sau khi ca mổ của Nhô tiến hành được ba giờ. Vết thương nhiễm trùng nặng. Ruột bị thủng ba đoạn. Nhô ngồi thẫn thờ trên chiếc ghế băng ngay cạnh bàn mổ, gương mặt anh trắng bệch dưới ánh sáng của cây đèn pin treo lơ lửng phía trên đầu dùng làm đèn mổ.
Phong bắt gặp cái nhìn tuyệt vọng của Nhô. Anh không nói gì lặng lẽ quay ra. Trên nhà trống vắng. Những chiến sĩ đại đội 1 đã ra mé sau đồi đào huyệt.
Vẳng lên tiếng cuốc bập vào lớp đất bình bịch, nặng nề ở mé sườn đồi.
“Vậy là vĩnh viễn mất Nhàn ?” Phong chua xót nhìn bầu trời trĩu nặng những tảng mây. “Chả lẽ cuộc đời một con người kết thúc vậy sao?”. Nhưng với Nhàn, nó đột ngột quá. Dường như là sự phi lý. Phi lý đến trơ tráo. Một quả đạn lạc vu vơ, riêng Nhàn gánh chịu. Hai ngày đạp đường khốn khổ, vừa lo gặp địch phục kích, vừa phát cây tìm đường. Đêm qua Nhàn vẫn còn nằm bên anh rỉ rả chuyện trò. Hình như Nhàn đã tiên định thấy cái chết, còn Phong không tin. Bàn tay vàng của Nhô hy vọng sẽ giúp Nhàn qua cơn hiểm nghèo. Bây giờ, Nhô cũng chịu, đành khuất phục số phận. Lúc tiêm thuốc gây mê, Nhàn đã kêu: “Phong ơi, cho B1 vòng trái… Diệt ụ đại liên… Cường ! Bay nện cho tao một trái B40 vào gò mả kia”. Rồi Nhàn nhắc tên mấy đứa con, giọng Nhàn ngọng líu. “ – Phải, anh ấy đã nhớ đến trận đánh về Văn Xá bữa trước!...”
-   Anh Phong, anh Nhô kêu anh. – Cô Hoa y tá chạy ra chỗ anh Phong đang ngồi, gọi.
Anh quay lại nhìn cô y tá trạm phẫu nửa như buồn, nửa như trách móc.
-   Chuyện chi vậy ?
-   Huyệt mấy anh đào xong rồi. Anh vô giúp anh Nhô một tay đưa tử sĩ ra.
Xác Nhàn đã được bó gọn gàng trong tấm năng ni-lông màu xám. Nhàn chỉ để lộ ra mỗi khuôn mặt cũng được đậy bằng một miếng vải màn. Phong cúi xuống ôm bạn lên tay. Thân thể Nhàn nhẹ bẫng. “Răng lại là tử sĩ?”. Vừa bwocs anh vừa soi khuôn mặt Nhàn, hiện mờ ảo sau lớp vải thưa, không rõ đường nét. Giây phút ấy chẳng hiểu sao anh lại nhớ tới cái phố Trần Đăng Ninh ở đất Thành Nam xa lắc. Anh hình dung ra cả những ngôi nhà lá, nhà ngói đứng kèn nhau, nóc nhà lởm chởm những cây tre, cây nứa giằng néo chống bão. Những ngôi nhà ba bốn tầng, tường tróc nham nhở vì miểng bom chém vào. Kỳ lạ thay, anh nghe được cả tiếng còi tàu hỏa kéo lên rảnh rót, đơn điệu giữa đêm khuya. Tiếng còi tàu bị trùm bở màn đêm. Thành phố đêm chiến tranh mất điện. Anh sáng duy nhất là ngọn đèn hiệu của nhân viên nhà ga. Và tiếng đứa trẻ rao “ai lạc rang nóng giòn…đây”…
Đôi chân Phong muốn khuỵu xuống . Nhô phải đỡ vội lấy xác Nhàn.
Sáu người chiến sĩ đại đội một, vẫn tiếp tục moi đất cho lỗ huyệt sâu thêm. Đấy là vạt đất bên sườn đồi, đã có năm sáu ngôi mộ của những người chiến sĩ hy sinh từ trước. Mộ được chôn lẩn quất dưới gốc những cây lá nón phủ xanh rợp. Tấm bia ghi tên người chiến sĩ, quê quán, cắt ra từ những thùng sắt tây đựng lương khô. Dòng chữ đục bằng đinh xuyên thủng lỗ. Một vài tấm bia đã ngả màu tróc sơn nhưng tên tuổi liệt sĩ vẫn dọc được rõ ràng. Tấm bia nào cũng có ngôi sao vàng đóng khung trong một vòng tròn.
Cuối cùng thì tảng đá nằm sâu trong hố đất cũng bị lưỡi xẻng Mỹ đánh bật lên. Phong bước xuống đỡ Nhàn từ tay Nhô đặt xuống. Anh lật tấm vài màn nhìn gương mặt bạn lần cuối cùng rồi mới đặt những cây lèn chặt cho đến khi phủ kín xác.
“- Vĩnh biệt…Vĩnh biệt anh, Nhàn ơi !”.
Phong nói thành tiếng. Và anh không dám nhìn những người chiến sỹ đang đứng vòng quanh chờ để lấp đất. Anh ngồi lặng đi bên cạnh Nhô, nghe tiếng đất đổ rào rào xuống lớp cây đặt dưới mộ, lặng im hút thuốc, đôi mắt trầm ngâm tư lự. Cái nghiệt ngã của chiến tranh ít khi làm ai khóc nhưng trái tim người lính nhức nhối, vò xé họ từ trong cõi thẳm sâu. Không, không thể tính bằng nước mắt . Họ cùng nhau chia từng bát cơm, hụm nước, điếu thuốc, hòa với nhau trong niềm vui, nỗi cực nhọc trong căn hầm chật hẹp kể những câu chuyện tầm phào cho qua cơn đói, tự hồi ức về những vùng quê của riêng mỗi người và bao giờ cũng thấy đẹp đẽ, thân thương. Rồi họ giã từ nhau, kẻ bị thương, người hy sinh. Những tình huống của chiến tranh không bao giờ có thể đoán trước. Lỗi lầm, khuyết tật sẽ được bỏ qua nếu anh ngã xuống ở chiến tuyến rong tư thế của người cầm súng. Và anh sẽ sống tươi đẹp trong ký ức của người còn lại.
 Vẳng lên tiếng xẻng chà xát vào lớp đất đá. Đất trong hố sâu từng lúc dâng đầy. Phong có cảm giác như thi thể Nhàn đang tan ra hòa vào đất đai, cây rừng, hóa thân thành ngọn gió đang thổi dạt dào trên tầng lá cây cao, để rồi tan biến vào cái vòm trời xanh mênh mông bây giờ đang tối dần lại.
“Nhàn vẫn còn sống – Phong ngẫm nghĩ – Anh ấy sẽ sống mãi trong tâm trí những người lính “K mình”. Sống với đất đai cây rừng bên sông Bồ.. ! 0- Chỉ mong sao, anh ấy hiểu và tha thứ cho mình – Phong nghĩ chua chát – Mình sai, mình đã đấu ông Thái Long tới nơi tới chốn. Sẽ có nhiều người trách mình. Đành nhẽ, nhưng dứt khoát tôi không phải kẻ tháo lui, đào tẩu khỏi cuộc chiến đấu, Nhàn ạ. Cái chết – nếu số phận dành cho tôi như đã dành cho anh, tôi cũng sẽ chấp nhận nó một cách thanh thản, nhẹ nhõm miễn là trong tư thế của người lính “K mình”. Nhưng tôi không thể ...”
-   Cậu cho tôi một điếu... – Phong bảo Nhô.
Nhô đưa cho Phong cả bao thuốc lá Paman. Phong lập bập châm lửa mãi mới cháy. Mồm miệng anh đắng chat. Anh không còn nhận ra cả cái vị ngọt và thơm của điếu thuốc lá Mỹ.
Ngôi mộ đã thành hình. Mọi người ngồi xúm quanh chỗ Phong và Nhô, châm thuốc hút. Thản “ Cối” nhổ nước bót vào lòng bàn tay, xoa xoa.
-   Có cần đục bia không anh Phong ? – Thản hỏi.
-   Thôi để mai cánh tớ làm. – Nhô đỡ lời. – Các cậu ra sông tắm rửa đi. Giờ thì không ngại máy bay đâu, nhưng cũng đừng ồn ào. Coi chừng thám báo phát hiện nó gọi pháo quật xuống đây thì bỏ mẹ.
*
*     *
Tưởng mưa, nhưng trời chỉ nổi cơn giông. Một lúc sau, trăng mọc. Ánh sáng giải vàng trên bãi đá chạy dọc sông Bồ. Ban đêm, nhìn dòng sông như nới rộng ra. Những tảng đá xếp ngổn ngang, nổi gồ trên mặt sóng, tròn lẳn tựa như lừng bầy voi rừng.
Phong đã nằm ở tảng đá từ lúc trăng chưa mọc. Ngày sau  lúc ăn cơm, anh nhắc nhở mấy cậu chiến sĩ chuẩn bị cơm văt, cơm ăn cho sáng mai để kịp trở dậy đi sớm. Đường về cố gắng rút ngắn trọn một ngày. Không phải cáng thương, mỗi người gùi hai chục ký gạo, chắc chắn sẽ đi nhanh hơn. Anh mắc vong nhưng chưa đi nghỉ mà ra bãi đá nằm hóng gió.
Dòng sông Bồ ngăn đôi phân tuyến. Bên kia sông, chỉ cách hai trăm mét đã là đất Phong Điền. Đi bộ chừng dăm tiếng đồng hồ là tới Khe Lu, Khe Trăng. Và đi bộ chừng dăm ngày là tới Hang Đá, Dốc Chè, Đèo Bông và thọc ra đường tuyến, vượt lên rừng thông, đất Lào. Vùng hậu cứ của Quân khu, trục chính của tuyến đường ruột Trường Sơn chạy từ Bắc vào Nam. Năm trước đi nhận tân binh, Phong đã có dịp nhìn thấy con đường tuyến và những chiếc xe Zin, xe Gát chạy trên đường. Anh nhìn không chán mắt các dãy nhà kho chứa gạo, đạn, quân trang ở binh trạm 64 và anh mới hiểu rằng sức người, sức của cả nước dồn cho mặt trận thực phi thường.
Nhưng Phong không thể vượt sông Bồ.
Trách nhiệm của một đại đội trưởng, buộc anh phải tổ chức cho đơn vị hoàn tất việc học tập chính trị, và biên chế từng người phân bổ cho đội biệt động huyện, về các xã làm du kích. Ông Thái Long, ông Triều và ông Đang chưa giao nhiệm vụ chính thức cho từng người trong ban chỉ huy đại đội 1, nhưng anh biết họ định đưa anh về làm trợ lý tác chiến cho huyện đội, Hảo sẽ được đưa về làm chính trị viên đội biệt động huyện. Tam làm phó.
Ông Thái Long giận Phong và đánh mất luôn cả tình cảm vốn có với anh. Những buổi thảo luận nghị quyết, anh đã không tiếc lời chỉ trích phương án giải tỏa K10 về địa phương. Trong thâm tâm, anh cho phương án ấy là hạ sách, là sự thụt lùi trong chiến lược tiến công. “Thực tiễn chiến trường đòi hỏi phải như vậy ! Các đồng chí không thấy cái khó của cấp trên”. Giọng ông Thái Long sau cùng đã dịu lại, bớt vẻ căng thẳn. Phong vẫn chưa chịu. “ – Thì chính cấp côi cũng không thấy cái khó của chúng tôi – những người lính chủ lực – bây giờ đi làm anh du kích. Một thứ du kich nửa mùa, không biết mặt mũi người dân, không rành đường ngang ngõ tắt. Đánh chác cái khỉ khô chi. Chỉ đụng hoài ba thằng nghĩa quân dân vệ, mà nào có ra trận đánh. Cắc bụp vài ba loạt AK, bắn một quả B40 rồi rút. Xin lỗi đồng chí Thái Long, tôi gọi là rút cho lịch sự, chớ thật ra là chạy. Không có, pháo địch đập cho tối mắt tối ũi, Thử hỏi cả năm nay xã, huyện có bao giờ tổ chức đánh được một trận cho ra hồn. Bụp xẹt…bụp xẹt. Hết vấp mìn, tới gặp phục kích.
Anh nghe thấy có tiếng đáp trên lớp soi, rồi tiếng Thản “cối”.
-   Ngồi đây, anh Thược.
Chỗ Phong đang nằm được che khuất bởi một tảng đá cao. “- Mấy đứa ra đây mần chi?”. Anh im lặng không muốn khuấy động câu chuyện của họ. Thược là trung đội phó trung đội 2, người quê ở Phong Điền. Cậu ta gia nhập quân giải phong từ sau Tết Mậu Thân khi bộ đội tràn về Huế.
Giọng Thược nhát gừng:
-   Hai đứa bây tính đi thiệt hả Thản?
-   Tụi em đi. Anh bảo ở lại làm gì? Hay hớm chi về với mấy ông bà ở xã. Lính “K mình” sống ở vùng giáp ranh với họ hai năm nay đã cực nhọc nhiều rồi. Giờ tụi em lại về làm du kích cho họ thì khỏi phải chê ? Sao “ ông anh” , có tình liều với tụi này không ?
Im lặng một hồi lâu, Thược nói:
-   Thôi bay đi đi. Tao không mần rứa được. Tao là đảng viên.
-   Ôi dào… Quan trọng cái gì việc đó. Đảm bảo với ông anh, về được sư đoàn Hương Giang chỉ cần đánh đấm mươi trận cho kha khá vào, ai mà không kết nạp ông anh vào Đảng…Vả lại, mình có phải thằng “B quay” đâu mà sợ. Mình vẫn là lính đánh giặc kia mà. Có về chủ lực của quân khu, mới ra hồn thằng Lính. Đánh đấm như “K mình” lãng xẹt. Bây giờ về làm du kích càng khốn. “Một là xanh cỏ hai là đỏ ngực, tụi em tính vậy đó, anh Thược.
-   Tao không cản hai đứa mi đi nhưng tạo ở lại, vậy thôi.
-   Tùy anh, tụi này đâu có ép. Còn thuốc đó hay không anh Thược?
-   Còn đây. Bữa tê ông Đang cho tao một lăn.
Phong nằm không động cựa, lắng tai. Mùi thuốc rê nặng, thơm vương theo gió bay tới chỗ anh nghe phát thèm. Nhưng anh không thể xuất đầu lộ diện ra lúc này. Sự thể diễn ra quá bất ngờ. Thản và Tân định đánh bài chuồn, bỏ đơn vụ. Rõ ràng hai đứa muốn về với sư đoàn 324, chủ lực quân khu. Chợt giọng Thản vang lên.
-   Anh Thược này. Mai sớm anh Phong hỏi, anh nói không biết tụi em đi lúc nào nhé. Em viết lá thư để lại dưới đầu võng anh Phong. Em cũng đã kể rõ mọi sự tình cho anh Phong, anh Hảo hiểu hoàn cảnh của hai đứa em… Kẻo các anh ấy lại trách là đứa ăn ở bạc. Khi anh về với tiểu đoàn, đại đội có ai hỏi, nhờ anh bảo thẳng là em với thằng Tân tìm đến đơn vị chiến đấu chứ không phải là những đứa đào ngũ, nghe anh Thược.
-   Được rồi, bay khỏi lo chuyện đó. Phao bơi chúng bay còn tốt không đó ?
-   Tốt – Tân đáp.
-   Sang bờ bên kia có nhớ đường không ?
-   Nhớ…Lo chi anh Thược. Đường ở chân mình chứ ở đâu. Chỗ nào súng nổ lớn là chúng em mò tới. – Thản bảo. – Chút nữa quên. Hôm kia đi em bỏ cái áo dài phơi trên giàn bếp. Anh lấy đưa cho anh Cường nghe, chả áo của anh Cường bữa đi đánh bãi ngụy bị gai cào rách. Em đã hứa cho anh Cường chiếc áo ấy.
-   Được tao nhớ. Thược khẽ gật đầu. – Thôi hai đứa bay đi đi…Khuya rồi đó. Tao tiễn chân một đoạn.
Phong nhỏm dậy. Anh nhìn theo ba bóng người chiến sĩ đi theo bãi đá xuống sông. Thản và Tân đeo gùi, khoác AK. Thược đi sau cùng dáng người thấp, gầy, mặc chiếc áo xuân hè rộng thùng thình gân che lấp chiếc quần đùi. Trăng tãi vàng trên bờ sông vắng vẻ. Đi đến sát mép nước, họ dừng lại. Thản và Tân mở gùi lấy ni lông buộc phao.
Chỉ thấy thược khẽ gật đầu và ngồi xuống tảng đá ngay sát mép nwocs. Phong rời chỗ nấp, tiến ra ngoài sông cách chỗ Thược một đoạn. Vạt lau che khuất anh. Thản và Tân đẩy chiếc phao ra xa bờ. Chiếc phao nổi lập lờ. Hai khẩu AK ghếch nòng lên cao. Nước sông chảy xiết, chẳng mấy chốc đã cuốn hai người xuôi xuống dưới một đoạn. Họ chỉ còn là hai chấm đen giữa mặt sông sáng bạc.
Thược đứng lên, tần ngần một lúc rồi mới chậm rãi quay trở lại con đường đi lên trạm phẫu Nhô.
Phong không rời mắt khỏi Thản và Tân. Anh muốn gọi to hai tên người chiến sĩ của mình, nhưng không được. Hai cái bóng đen ấy giờ đã nhòa vào dãy núi đá trùm phủ xuống mặt sông đen sẫm ở phía bờ bên kia.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 10:15:50 am »

NĂM
Địch chốt ở chân Dốc Mồng. Đoàn người rồng rắn kéo nhau đi đồng bằng quay trở về hậu cứ nằm dưới chân Động Ngang.
 Buồn nhất là cái cảnh đi đồng bằng bị địch chốt chặn cửa rừng khồng về lọt dưới dân. Bao nhiêu dự tính tiêu tan kể cả những ước muốn nho nhỏ, mua vài ba sắp thuốc, kiếm mớ rau củ cải, củ kiệu lên nấu canh vào bữa sớm mai. Từ ngày địch xây dựng Hòn Vượn thành một cứ điểm phòng thủ mạnh, chặn giữ tuyến bắc Huế, con đường về đồng bằng quanh qua eo Dốc Đu, Dốc Cát coi như bỏ. Trên đồi Đất Đỏ, địch luôn có quân canh giữ đồng thơi kiểm tra ngặt cánh thợ rừng từ dưới các  làng kéo lên chặt cây, bứt lá non, mây song. Địch sợ đồng bào tìm cách bắt liên lạc với “Mặt trận”. Hậu cứ cũ của huyện nằm trong đồi Tranh bị địch phát hiện đưa lính vào càn. Chúng đốt trịu những căn nhà lợp bằng lá nón và đặt mìn giật sập hầm. “Cha con” thêm một đợt chạy càn, đào hầm. Hậu cứ khu B nằm ở sườn phía Tây dãy Động Ngang. Cách Hòn Vượn không đầy ba ngàn mét đường chim bay. Vị trí mới khá bất ngờ với địch và tránh được pháo bắn thẳng. Những con đường trở về đồng bằng xa thêm rất nhiều cho những đội công tác khi phải đi về các xã nằm ở phía đông đường quốc lộ và các xã dọc  theo bờ nam sông Bồ. Nửa năm nay, cán bộ chỉ đạo các xã vùng sâu thường phải ăn gạo nhờ, móc nối các cơ sở nhờ ở các xã bạn nằm ở phía tây đường lộ để chỉ đạo phong trào,  nắm tình hình một cách gián tiếp.
 Con đường qua Dốc Mông mới mở. Nhiều đoạn lội qua khe, vượt qua những bãi sình lầy, lau lách rậm rạp. Muốn tới cửa rừng họ phải đi gần hai tiếng, có những đoạn đi trên triền đồi trọc, phơi lưng ra trước vọng quan sát của địch ở Hòn Vượn. Sớm muộn tụi địch trên đồi sẽ phát hiện ra tuyến đường mới, nhưng hiện thời những tay trinh sát đạp đường của huyện chưa khắc phục nổi. Đơn vị nào cũng cần có gạo ăn, có gạo dự trữ cho mùa mưa bão sắp tới. Và việc trọng yếu nữa là nắm các cơ sở để theo dõi hoạt động của địch đang ngày một gia tăng khắp các thôn làng trong chiến dịch bình định của chúng.
 Cường đi sau cùng đội hình hành quân của xã Y, và cũng là người đi sau cùng của đoàn quân hỗn hợp kéo về đồng bằng đêm nay. Chiếc nhọt mọc ở bắp đùi căng tắc, anh ráng đi nhanh cho kịp với mọi người, những xem ra càng đi càng đuối . Cường té liên tục. Có lúc cành cây vô ý chọc vào cái nhọt đã được băng kín. Đau thấu óc. Đến lúc leo Dốc Mồng , Cường tụt lại phía sau xa. Đường về hậu cứ còn chừng bốn mươi phút đi bộ. Anh ngồi bệt xuống vạt đất ngay dưới gốc mấy cây sim và thở dốc. Quanh chiếc nhọt, máu đọng bầm tím, nhức nhối. Buổi sáng Cường đã thử khêu, chỗ đau tứa máu tươi. Nhọt hãy còn non và bây giờ hành anh bằng một cơn sốt. Ngồi trên sườn đồi Cường nghe rõ tiếng chân người lội lõm bõm ngược Khe Dứa mỗi lúc một xa dần.
 Chưa tới sáu giờ chiều, trời mùa hè vẫn còn sáng.
 Lác đác có vài trái sim chín nằm lẫn vào giữa vạt lá xanh. Cường nhón người lên chực hái một trái sim chín mọng nhưng cái chân đau nặng như chì không nhấc lên nổi.
 Không gian yên tĩnh quá. Yên tĩnh tới bất ngờ, tựa hồ như anh lạc vào giữa một đồi trung du nào đó chứ không phải đây là chiến truyến đang xảy ra cuộc đụng độ dữ dội. Vòm trời xanh có những dải mây trắng mỏng bay ngang. Tuyệt nhiên không hề có tiếng súng hoặc tiếng máy bay. Lũ trực thăng và tụi trính sát OV.10 đã rủ nhau chuồn về căn cứ. Cường lắng tai nghe, anh còn nhận ra tiếng sáo diều, kêu nhỏ thôi, vọng tới. Không thể tìm ra bóng dáng chiếc diều sáo ở phía xa chân làng xa kia. Rặng tre kéo thành vệt đen sẫm. Ún lên đó đây, trong làng, ngoài đồng những đụn khói của người dân đốt rơm rạ, cây lạc. Mà cũng có thể tụi ngụy đóng dã ngoại trong các làng hoang đang nấu bữa cơm chiều. Cường như bị trôi đi trong một niềm xúc cảm tự dưng dâng trào trong lòng anh, giữa một vùng quê đang bị chiến tranh tàn phá. Cái cảm giác ấy giống hệt như những buổi chiều năm nào Cường theo gia đình về sơ tán ở một vùng quê ngoại thành. Mỗi buổi chiều, Cường ngồi hàng giờ nhìn ánh hoàng hôn cuối ngày đang lịm tắt dần ở phía tây. Da trời xanh ngằn ngặt. Thời khắc ấy thường là sự gián cách của lũ máy bay Mỹ. Tốp máy bay ném bom ban ngày đã về hạm đội ngoài khơi xa. Lũ máy bay ném bom đêm chưa tới giờ xuất phát. Nằm trên vạt cỏ chỉ mịn màng anh ngửa mặt lên nhìn bầu trời ráng tìm cho được những vì sao mọc sớm. Tiếng dễ kêu rỉ rả nhưng vạng vọng, to hơn cả vẫn là tiếng diều sáo của đám trẻ con làng Sam, làng Bần, làng Gốc. Chốc chốc, bà ngoại anh lại cầm cây sào ra khua đàn vịt vào phá bè rau muốn thả trôi dưới ao. Bà ngoại đã ngót nghét chím mươi tuổi, nhưng đi lại còn vững, hàm răng nhuộm đen như hạt nhãn, đều, chưa rụng một chiếc nào. Mắt bà đủ sức xâu kim, vá áo. Đã dăm năm nay, bà về ở với mẹ anh. Cường là cháu ngoại nhưng bà lại yêu quý anh hơn bất kỳ đứa cháu nội nào của bà. Và cũng từ bà đã khơi gợi trong anh những câu chuyện cổ tích. Trong ký ức sâu thẳm của bà phục hồi cho Cường những hiểu biết về cái thị xã Thái Bình quê hương, ngày bà ngoại mới là cô gái chưa đến tuổi lấy chồng.
 Bà ngoại bảo: “- Đường Trưng Trắc xưa đâu có to tát như bây giờ, đường đất nhỏ mọc đầy cỏ dại, hai bên là ruộng và ao chuôm, lơ thơ dăm ba cái nhà. Đi một đoạn mới ra tới phố Tàu, phố Tây. Ma nhiều lắm”. Bà còn kể cho Cường về Vi Văn Định. Viên quan tổng đốc người Tày, quê mạn Cao Bằng. Lão khét tiếng là ác. Có một chị hàng xén đưa hàng sớm ra chợ Bo. Chị ta vô ý kéo đôi guốc mộc trên thềm hè xi măng trước tổng dinh làm lão tổng đốc thức giấc. Lão điên tiết sai lính ra điệu cổ chị hàng xén vào. Không nói không rằng lão bắt chị hàng xén suốt một ngày đội thúng hàng trên đầu đi vong quanh sân xi măng. Trời tháng năm nắng như hắt lửa vào mặt, người đàn bà không được phép dừng lại một phút. Dừng lại, lính nện roi. Vừa làm việc quan, lâu lâu Vi Văn Định lại bước ra ban công ngó xuống nhìn. Chị hàng xén mặt mũi, lưng áo nhớp nhúa mô hôi. Cho đến hai giờ chiều, chị không thể ráng nổi ngã sấp mặt xuống nền xi măng bỏng rát… Buổi chiều, anh chồng hay tin vợ bị quan tổng đốc bắt, nhờ người đưa lễ tạ cho Vi Văn Định, hôm sau chị hàng xén mới được thả về.
 Sau này, Cường mới hay, chính vì lệnh cấm để chim bồ câu bay ra ngoài đường của tổng đốc Vi Văn Định, cả dòng họ nhà anh đã rủ nhau chuyển ra đầu tỉnh lập ấp. Cụ tổ của Cường vốn là người nuôi chim câu nổi tiếng, từng đưa chim đi thi trong mỗi kỳ lễ lễ hội suốt một dải vùng ven sông Hồng, sông Trà Lý. Cường xốn xang trong mối trầm tư chợt thức dậy về quê hương. Tất cả bây giờ chỉ còn nằm trong hoài niệm chìm sâu trong ký ức.
 Bất chợt tiếng kẻng khua vang trên đỉnh Hòn Vượn phá tan sự tĩnh mịch của buổi hoàng hôn đang bắt đầu phủ trùm xuống núi đồi, thung lũng phía trước mặt. Cường như bừng tỉnh thoát ra khỏi một giấc mơ. Anh không thể ngồi thêm được nữa. Anh nhúc nhắc định đứng dậy, nhưng chân phải của anh tê cứng, nhức ngối.
-   Trời, - Cường rên lên khe khẽ, nhăn mặt.
 Có tiếng chân người bước gấp gáp và tiếng báng súng va vào cành cây. Cường cầm súng, đề phòng. Lát sau anh nhận ra một bắp chân trắng, ống quần đen xắn quá gối đang đi tới.
-   Eng Cường, ngồi chi lâu rứa ?
 Hanh rẽ lá lau, bước tới bên anh. Cô nhìn chiếc nhọt tấy đỏ, trách:
-   Em đã biểu ở nhà, anh chẳng chịu… Đau lắm hả.
-   Cái nhọt cương tức… - Cường lắp bắp, anh tránh ánh mắt của Hạnh.
-   Em về gần thấu nhà chẳng thấy bóng dáng anh mô. Hỏi Mộc, cậu ta cũng không biết… Em đoán anh bị đau nên quay lại tìm.
-   Cám ơ Hạnh… - Cường nói nhỏ và anh dùng tay chống đứng dậy. Cơn đau kéo đến thấu óc, mồ hôi vã ra lấp tấm trên trán.
-   Đưa súng đây, em cầm – Hạnh nói tự nhiên, giọng cô dịu lại không cứng như thường ngày – Anh chịu khó bám vào vài em, Hạnh dìu anh Cường đi.
 Bốn năm bước đầu tiên, Cường còn đi cà nhắc. Nhưng rồi chính anh không thể cố, chuột rút bắp chân anh phải nói vội vào một thân cây để khỏi té sáp.
 Hạnh đỡ một bên vai Cường.
-   Anh Cường phong kiến lắm nghe. Mắc mớ chi anh xấu hổ. Mình là đồng chí với nhau anh còn giữ kẽ vậy… Chưa biết chừng mai mốt về làng đánh nhau lỡ em bị thương, anh bỏ em lại chắc ? Rồi còn ở chung cứ, chung hầm.
-   À, đấy là chuyện khác. – Cường chống chế và cảm thấy mặt mình nóng râm ran  trước lời chỉ trích gay gắt của Hạnh.
-   Khác chi! – Hạnh vẫn còn chưa chịu, vừa dìu anh đi chậm từng bước trên con đường chạy dọc sườn đồi, cô vừa nói. – Anh là chỉ huy, là người đứng đầu trong số bảy đồng chí bộ đội về tăng cường cho xã, anh còn vậy huống chi người khác. Em biết có nhiều đồng chí bộ đội buồn khi phải về xã – ( Cường biết hạnh tránh dùng từ du kích) – cả anh cũng không mấy vui vẻ có phải không?
 Cường gượng cười. Câu hỏi ấy đã đặt ra từ ngày cả đại đội 1 đi chỉnh huấn, nhận nhiệm vụ dưới chân Dốc Đoác. Anh chấp nhận sự phân công của tổ chức bổ sung về với xã với cương vị xã đội trưởng. Cùng đi với Cường có thêm sáu chiến sĩ. Bây giờ họ thành những người du kích xã Y, chịu sự chỉ huy của Hạnh, một cô gái ngoài hai mươi tuổi được huyện chỉ định làm chủ tịch xã, thay thế đồng chí chủ tịch mới hy sinh ở vùng sâu cách đây bốn tháng trước.
-   Đừng có giấu em, em biết chớ. Xã đang găp khó khăn như rứa… có mấy anh về em mừng hơn bắt được vàng. Các anh lại không vui vẻ, em buồn biết chừng mô.
-   Anh em bộ đội không đến nỗi đâu o Hạnh ạ… - Cuối cùng Cường bảo.
 Hai người đã bước xuống suối. Hạnh dìu Cường đi từng bước chậm chạp.
 Họ bước đi trong sự im lặng kéo dài suốt quãng đường lội dọc Khe Dứa. Anh nhận ra mùi dầu thơm gội trên mái tóc để dài của cô. Bất giác, Cường khẽ thở dài.
-   Anh mệt lắm phải không? – Hạnh hỏi.
Anh lầm lũi lê từng bước nặng nhọc, không đáp.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 11:24:24 am »

*
*    *
Ở trên sạp chú Miên, chị Điều và mấy người bộ đội ngồi ăn cơm – suất cơm dành cho những người đi về làng trở lên ăn khuya. Tiếng muỗng chạm vào đáy bát kêu lanh canh.
 Hạnh không ăn, lấy cớ còn no, treo võng lên nằm sớm. Cường sốt cao. Hạnh đưa anh về tới được bến nước. Cô để anh ngồi đó rồi lên nhà kêu mấy người xuống khiêng.
 Quân số của xã Y tăng lên đột ngột, đang từ bốn người bổ sung thêm bảy người của bộ đội chuyển về, nhà hầm chưa kịp đào, thành thử một số người buổi tối – Nhất là những đêm không đi đồng bằng – phải nằm liều trên mặt đất. Ở gần địch, đào được một cái hầm thật vất vả. Hạnh bàn với Cường định đào thêm hai hầm kèo chữ A nữa, nhưng chiến dịch đi đồng bằng thu mua gạo cơm cuốn hút cả đội. Sự xuất hiện thêm những người bộ đội trong biên chế của xã khiến cho Hạnh vui, mặc dầu trong sinh hoạt của cô và chị Điều nảy sinh những phức tạp nho nhỏ. Trước đây bộ đội C1 vẫn tăng cường đi với xã được cán bộ du kích xã đưa đường về diệt tụi bảo an, dân vệ, nhưng họ hoạt động trên địa bàn xã với tính cách phối thuộc. Bây giờ, các anh đã là người của xã, nói trắng ra họ đang làm nhiệm vụ của những anh cán bộ phong trào, làm anh du kích khi đánh địch. Việc lo ăn cho từng ấy con người, Hạnh không ngại, cái chính là phương thức hoạt động cho các anh bộ đội. Họ không thông thạo đường ngang ngõ tắt ở các thôn ấp. và một số cậu tân binh chưa hề quen đánh đám với tụi địa phương quân bao giờ. Cô nhận ra rất rõ khoảng cách, nói chính xác hơn là sự chưa ăn nhập giữa những “người của xã” với các anh bộ đội. Vả lại vai trò của một chủ tịch xã – lại là con gái – cô cũng chưa nhập vai một cách thực thụ trong công việc điều hành chung, khi trong tay có được một “đạo quân” mạnh nhất từ hơn 1 năm nay. Chị Điều hơn Hạnh cả chục tuổi, nhưng chưa phải là đảng viên. Chú Miên – anh em bộ đội gọi chú bằng cái tên “ Bố Già” – đảng viên cơ sở mật từ dưới đồng bằng chạy lên rừng, lại bị tật. Địch tra tấn chú, cắt gân ở bàn chân phải. Huyện ủy định đưa chú Miên ra Bắc, chú nhất định không chịu.
 “ – Thà chết gửi lại nắm xương tàn ở miệt rừng này, chú cũng đành lòng, Hạnh à”. Chú bảo Hạnh khi gặp cô lần đầu. Lúc biết tin Hạnh, con gái của Ba Hoàng, sẽ về công tác tại xã. “ Chú sinh ra ở đây, chú gặp Đảng ở đây và Đảng trao cho chú cây súng… Giờ chú què cụt không thể theo tụi cháu đánh giặc được, thì chú ở nhà nấu cơm, lo dọn dẹp nhà cửa cho anh em. Địch có đột vô hậu cứ, bàn tay này không nhẽ không bắn nối lấy mươi loạt đạn hả. Chú có hai trái da láng. Một trái chú dành cho tụi nó, một dành cho chú lúc kẹt.”.
 Quả thật chú Miên có hai trái US, mới toành. Lúc nào cũng được chú lau chùi bóng nhoáng. Không ai có thể mượn nổi chú một trái để đi đồng bằng. Chú không vợ con. Chẳng ai rõ lý do vì sao.Ông Hai Ngọc – huyện đội trưởng – đã giới thiệu chú Miên vào Đảng. Ngày còn ở làng, chú là cơ sở của đội biệt động huyện. Bữa Hạnh được huyện giao nhiệm vụ chủ tịch xã, cô ngại. Nhưng rồi chính chú Miên là người đã gở rối cho cô.
-   Đừng sợ qua mặt chú, con ạ - Ông gọi Hạnh bằng “con” – Anh Hai viết thư cho chú đây nè, - Ông vỗ bồm bộp vào một bên túi áo bà ba, nhưng ông không lấy thư  mà rút ra một bịch thuốc rê, tỉ mẩn ngồi vấn một điếu thuôc. Rít liền mấy hơi, ông mới nói tiếp – Con Điều không lanh lẹ. Nó có thể mần cán bộ phụ nữ thì được chớ không làm chủ tịch được. Thằng Châu, thằng Bê, con Luyến hy sinh cả rồi. Ờ , giá như con Tâm còn sống thì nhất định chú kêu ông Hai, ông Đồng cho nó về xã – nhưng chẳng may nó chết. Má cháu cũng mất. Phải chi cô Ba còn sống, huyện sẽ cho người về đưa cô lên núi. Hơn chục năm ni, xã mình mất vãn người. – Chợt chú Miên hỏi Hạnh một câu tách ra khỏi câu chuyện ông đang nói.
-   Bữa sang tỉnh con có được gặp ba con không Hạnh ?
-   Dạ, có !
-   Ba con biểu răng ?
-   Ba con hỏi : “- Con muốn ra Bắc học tập hay ở lại?”
-   Con trả lời răng ?
-   Con biểu: “ Má hy sinh rồi ba. Ra miền Bắc học tập ai chẳng ham, nhưng đi lúc ni gay hung. Ba không ở huyện mình ba không biết chớ, cán bộ du kích thiếu ghê gớm”. “ – Ba biết chớ - Ba cháu cười, mà nét mặt không mấy vui vẻ - Con hiểu vậy là tốt lắm… Như vậy là con quyết về huyện”. “-Dạ con về huyện ba ạ”. Cháu nói rứa. Ba cháu biểu: “-Ba chỉ khuyên con một điều: Làm việc gì cũng phải tính toán cân nhắc cho kỹ. Hiểu địch là hiểu mình, thì bao giờ cũng thắng, con gái của ba ạ”.
Bốn tháng đã trôi qua, công việc tưởng chừng như êm xuôi. Nhưng riêng Hạnh biết rằng, cô chưa làm ăn  ngon lành với nhiệm vụ mới. Không phải cô lo cho những chuyến đi đồng bằng, đưa bộ đội về làng xuôi lọt, lúc đi lên, ai cũng có gùi gạo đầy. Cái đích cuối cùng mà cô phải làm  là những dải làng xa xanh kia. Ở đó, cơ sở đang vỡ nát, còn điều này nữa, làm sao giữ cho được lòng tin của mỗi người dân Huế vừa mới nhú lên đã bị tắt ngấm trước áp lực của địch sau chiến dịch Mậu Thân, là những người ở lại, sống trong lòng địch, Hạnh hiểu tâm lý ấy là có thật ở đồng bào. Bây giờ là lúc Hạnh và các đồng chí của cô phải trả lời. Nhen củi ướt trong mưa đã khó. Tạo dựng chỗ đứng cho cách mạng và một mạng lưới cơ sở trong lòng dân chúng khả dĩ hoạt động bình thường còn khó hơn gấp bội lần. Hạnh nghe nói ở Quảng Đà, trong Nam Bộ, lực lượng cách mạng bám dễ dàng trong dân để tổ chức đánh giặc. Cái thế đứng cài răng lược như những năm trước đây, ở nông thôn đồng bằng vùng quê Hạnh vào thời điểm này đã mất. Những cuộc càn quét lớn của địch xen dày trên các vùng đất. Thật sự chúng đã làm được việc chia tách đồng bào với lực lượng cách mạng. Cũng có một vài vùng “lõm” da báo nhưng ở cách xa dân chớ chưa nằm ngay trong các ấp. Làm cách chi phá bung thế kìm kẹp của địch đang đè lên các thôn ấp đồng bằng? Hạnh và đội công tác xã Y đang phải tìm cách giải đáp cho huyện câu hỏi đó.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 02:01:29 pm »

 Chao ơi, ước chi chị Tâm còn sống. Chị thông minh tài giỏi, gan dạ chắc hẳn chị tâm sẽ gỡ gối cho Hạnh. Một quả pháo quái ác - ấy là cô nghe lân , một chủ tịch xã nằm chung hầm bí mật với chị Tâm kể lại vậy – đã giết chị. Hạnh vẫn còn nhớ như in vào một đêm, cách đây đã ban mă, chị Tâm và mạ là hai người giới thiệu Hạnh và Đảng Nhân dân cách mạng. Trong căn buồng mờ tỏ của ngọn đèn hột vịt. Hạnh quỳ xuống hôn lên lá cờ đỏ có hình búa liềm và cất tiếng đọc lời thề. Chi bộ Đảng vùng sâu chỉ có ba người: Chị Tâm, mạ và anh Quế. Hạnh là người thứ tư. Cô vẫn còn nhớ gương mặt mạ đêm ấy rất khác. Dường như mạ cô đánh mất vẻ âu yêm, cưng nựng con gái thường ngày. Mạ nghiêm nghị hơn, giọng nói trở nên cứng rắn. Mạ gọi Hạnh là “đồng chí”. “-Kể từ hôm nay, đêm 11 tháng giêng, đồng chí Hạnh là đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng, sinh hoạt Đảng trong chi bộ của tôi. Đồng chí Hạnh cần…” Không khí trong buổi kết nạp thực thiêng liêng. Hạnh vừa hồi hộp vừa có một cảm giác rất rõ rệt giữa cô và mạ từ nay có một khoảng cách. Nó không chỉ tồn tại thứ tình cảm mẹ con thường ngày, mà bắt đầu hình thành nên một quan hệ mới mẻ. Và trách nhiệm của cô thực là lớn lao. Những việc mạ hay chị Tâm giao không còn là sự giúp mạ, giúp chị Tâm nắm tình hình địch trong thôn xã, về Huế chuyển thơ hoặc nhận thơ ở nhà bà giáo Luyến. Từ nay sẽ là công việc, là trách nhiệm của cô, một Đảng viên được Đảng giao nhiệm vụ. Một tai họa đã giáng xuống bất tử. Tên Năm, nhân viện trong cơ quan huyện ủy chiêu hồi. Hắn nhiều lần theo chị Tâm đi lấy gạo biết được nhà Hạnh. Địch tổ chức vây chụp b ất ngờ. Một mình mạ cô chống trả với một trung đội bảo an bằng khẩu AK báng gấp và gần một chục trái lựu đạn US. Ngôi nhà của Hạnh bị thiêu cháy ra tro trong ngày lính quận về, hy vọng bắt sống được những tên “ Việt Cộng” cỡ bự nằm vùng ngày trước mũi quốc gia. Hạnh thoát chết. Hàng chục ngày sau, cô không giải thích nổi vì sao mình lại thoát chết. Do bờ mương có hàng tre gai dày đặc bao phủ hay chính bởi do mạ cô biết tình hình nguy ngập đã mở đường cứu thoát con gái. Gần chục ngày trời Hạnh chui lủi trên đồng, giấu mình trong những bụi gai, dứa dại ở các làng hoang để tìm đường lên núi. Ban đêm, cô ra ngoài đồng hái lượm được cái gì ăn cái nấy. Cô không biết con đường lên xanh. Lối sống hợp pháp đã khiến cô vất vả vô cùng trong những đêm một mình lần mò giữa cánh đồng đầy mồ mả. Tai chưa quen nghe tiếng động để phân biệt địch ta, mắt không biết định hướng đường. Có những lần Hạnh vấp phải tụi bảo an nằm phục ngay ở đầu làng Liễu Nham. Súng nổ dữ dội, cô cắm đầu chạy thục mạng. Hạnh bây giờ mới ân hận những ngày sống bên mạ, cô không chịu dò hỏi kỹ lưỡng lên căn cứ đi hướng nào. Mạ có lần lên trên đó năm 1967 dự đại hội Đảng bộ của huyện. Mạ phao tin với mấy bà quanh xóm là vô Sài Gòn đám cưới đứa cháu ruột. Chị Tâm đã cho người về đón mạ đi. Mạ ở trên căn cứ năm ngày. Một lần hai mẹ con đi chợ, lựa lúc vắng người mạ chỉ cho Hạnh Hòn Vượn. Mạ biểu đường lên xanh hướng đó Hòn Vượn bây giờ là căn cứ giặc, bằng mắt thường, cô nhìn thấy con đường xe ủi cày đỏ lòm chạy quanh từ chân núi lượn vòng lên tới đỉnh. Những họng pháo “một lẻ năm ly” đêm đêm tóe lửa đầu nòng. Tiếng đề-pa vọng về làng nghe rõ. Lát sau dội lên tiếng nổ rất xa, ngả trên núi. Tới đêm thứ mười Hạnh gặp may. Bộ đội “anh Phong” đi đồng bằng bắt gặp cô đang ngồi ở ngay bãi cồn mồ mả đầu làng Văn Xá Trung. Sau lúc biết đích là “bộ đội” đàng mình, nhận ra cả cô Điều, Hạnh òa khóc.
 Thấm thoát đã một năm rưỡi, từ ngày mạ mất. Một năm rưỡi, cô thực sự đổi khác. Cơ thể đứa con gái phổng phao và cuộc sống người cán bộ vùng ven ăn sâu vào Hạnh. Bữa gặp lại cô, chú Miên đã phải bật khen:
-   Chà …chà… con nhỏ. Cơm gạo cách mạng nuôi mi thật không uổng công nha.
Hạnh cũng cho mình là một người từng trải, dạn dày. Nhất là những ngày gần đây khi toán bộ đội về bổ sung cho xã. Cô bằng tuổi Cường, chỉ kém nhau xuýt xoát vài tháng. Hạnh cố gắng không muốn để cho những người bộ đội coi thường cô, với cương vị một chủ tịch xã.
 Chi bộ Đảng xã Y bây giờ đã đủ 3 người. Chú Miên giữ vai bí thư. Bí thư mà lại không đi lại được, không trực tiếp chỉ đạo phong trào, nắm cơ sở nhiều khi cũng kẹt. Nhưng Hạnh không thể làm một lúc hai việc.
-   Chị Hạnh chưa ngủ hả?
-   Có chuyện chi đó Mộc? – Hạnh nhỏm dậy  khỏi võng quờ chân xuống tìm dép.
-   Đi bắt ốc! – Mộc đã cầm sẵn chiếc bao cát và con dao Mỹ. Ống quần xắn cao, đi đất – Nếu chị mệt không đi được cho em mượn cây đèn pin.
-   Đi hè… Chị em mình cùng đi cho vui. Chờ chị chút nghen Mộc.
Hạnh lội trước. Chiếc đèn pin trên tay cô được bọc kín bằng vải xanh chỉ lộ ra lỗ nhỏ tròn vừa bằng miệng chiếc nón. Con suối chảy ra từ dưới chân Động Ngang, lòng suối hẹp nhiều đá hộc. Những con ốc chỉ to hơn đầu đũa, vỏ đen, cứng bám chặt vào đá. Lũ cua ốc đã bị rượt bắt nhiều lần, nên muốn bắt được chúng phải đi xuôi khe một đoạn khá xa. Hạnh đi trước, tay cầm đèn, tay cầm dao. Mộc đi sau tay cầm sẵn bao cát. Phát hiện những con ốc Mộc nhanh tay lượm. Những hòn đá mọc đầy rêu trơn nhẫy, thỉnh thoảng hai chị em trượt chân, nước bắn tung tóe.
-   Gắng kiếm được ít con về mai nấu canh, chị Hạnh.
-   Ờ…Ở quên em đã bao giờ đi bắt ốc thế ni chưa, Mộc ?
-   Hừ… tụi em đi bắt ốc bươu. Sáng ra đi quanh bờ ao, bờ ruộng ốc nổi lên vớt cho vào giỏ. Vào những ngày mưa rào, rủ nhau đi soi đuốc bắt ếch. Chị đã đi bắt ếch bao giờ chưa?
-   Chưa. Mạ chị chẳng khi mô cho ra khỏi nhà vào ban đem. Mà ở đây cũng chẳng ai đi soi ếch ban đêm.
-   Sao vậy?
-   Sáu giờ tối, tụi ngụy đã ra lệnh giới nghiêm. Ai có việc cần kíp ra ngõ lúc đó, phải mang đèn.
Mộc mải hóng chuyện, trượt chân ngã, chiếc quần ướt sũng nước.
-   Chết chưa. – Hạnh giơ cây đèn pin cười trêu.
Đến một đoạn nước sâu, dưới đáy có cát. Hạnh tắt đèn, những con cá xanh thấy động chạy loang loáng, bỗng bắt gặp một vùng ánh sáng dừng lại. Hạnh vung dao chém mạnh. Một con cá nổi phềnh bụng trắng, đứt thành hai đoạn. Cô chém tiếp mấy nhát nữa được tất cả bốn con cá to bằng hai đầu ngón tay. Như vô tình Hạnh hỏi Mộc:
-   Anh Cường cùng quê với em à?
-   Đâu có. Em ở Phú Thọ. Còn anh Cường ở Thái Bình.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 03:55:56 pm »

(Nốt đoạn cuối của phần 5)
Hạnh khẽ mỉm cười, Mộc không thấy được.
-   Anh Cường có vẻ khó tính, phải không… Như một ông già ấy.
-   Ư… Anh Cường dễ chịu chứ. Ngày còn ở đại đội, tụi em quý anh ấy lắm. Già chi… Chị không biết chứ, anh Cường có giấy báo vào Bách Khoa, nhưng không đi đại học mà xin đi bộ đội.
Điều này, thì quả thật Hạnh không hay. Mộc nói thêm, có vẻ thích thú:
-   Anh Cường làm thơ hay lắm đó… chị Hạnh đã được anh ấy đọc cho nghe bao giờ chưa?
-   Chưa…Chưa bao giờ. – Hạnh thú nhận – Chị có nói chuyện với anh Cường toàn là bàn bạc chuyện công tác.
Chợt Hạnh hỏi:
-   Về xã em có buồn không Mộc?
-   Gì mà buồn. Đã là lính thì đâu chẳng vậy chị !
Mộc nói thêm, giọng thiệt thà.
-   Bữa nghe anh Cường và mấy đứa điều về xã Y, em xin với thủ trưởng Triều, theo về với anh Cường.
-   Bây giờ bộ đội là người của xã, đói no chi mấy chị em mình cùng chịu. Chị chỉ mong mình mở về được dưới dân, em khỏi lo chuyện đói.
-   Chị Hạnh, vậy chị không phải là người Huế? – Mộc hỏi.
-   Không. Chị đẻ ở Hương Trà.
-   Vậy mà em cứ tưởng…
Hạnh lia đèn pin, phát hiện được ra một con cua đá đang bỏ chạy. Mộc đưa cho Hạnh cầm bao cát và khuân từng viên đá tìm bắt con cua cho bằng được.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #18 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 09:02:51 am »

SÁU
Phong là người đứng dậy đầu tiên. Mọi người cũng tản về nơi để gùi của mình.
Những bao gạo năm mươi cân, căng tròn như những con lợn. Có hai lớp bao bọc bảo quản, dù gặp mưa giữa đường cũng chẳng sao. Chặng đường gùi từ kho binh trạm về đến hang đá, đi bộ hơn một giờ. Cõng gạo những người lính vận tải phải đi mất ba giờ đồng hồ. Cánh con trái cứ mỗi người một bao năm chục ký. Phụ nữ ba người hai bao.
Suốt ba tháng nay, đại đội vận tải bước vào chiến dịch vận chuyển gạo đan. Mỗi đại đội phải đảm trách một tuyến, chia ra thành từng cung đường giao cho các trung đội phụ trách. Hôm nay, ngày cuối cùng trong đợt vận chuyển một trăm tấn gạo, đạn của trung đội 2. Họ chỉ đi có một chuyến, chiều nghỉ.
Chờ cho anh em đi hết, Phong mới nhấc chiếc gùi bám theo đội hình. Con đường rừng sau cơn mưa giông đêm qua nhiều đoạn đọng nước lầy lội, in chi chít vết chân dẹp đạp xéo lên nhau. Từ ngày về đại đội vận tải của cụm cánh bắc, học theo anh em trong đơn vị, Phong đã sắm cho mình đôi dây gùi tốt. Miếng nệm lót vai cắt ra từng miếng mút dày. Và một đôi tất. Chỉ khác một điều đôi tất của anh là tất Mỹ, anh lượm được trên bãi ngụy bên bờ Khe Trái. Ngày trước, chỉ khi nào ở nhà trong những tối mưa lạnh, hoặc khi người lên cơn sốt Phong mới sử dụng đến tất. Còn bây giờ, đôi tất trở nên đắc dụng. Năm chục ký hàng trên vai, đường lên dốc, xuống dốc, đi dọc triền khe, chân trần xỏ dép cao su vào những lúc đường trơn không chịu nổi. Những người lính gùi nhà nghề may bao tất vải, ôm gọn bàn chân vừa tránh vắt, vừa khỏi trượt. Bao hàng năm chục ký, sức nặng đè lên đôi vai, đôi chân, mặt luôn cuí xuống đất. Phong mất đứt một tháng trời để làm quen với công việc của người lính vận tải.
Cấp trên đã quyết định chuyển Phong về đơn vị hậu cần, sau khi anh không nhận chức trợ lý tác chiến cho huyện đội…
Lý lẽ của Phong đưa ra: anh sẵn sàng về bất cứ một đơn vị chiến đấu nào của tỉnh, của Quân khu cũng được, nhưng về huyện dứt khoát anh không chịu. Cùng với Phòng còn có Tam, đại đối phó và Hỉ, chính trị viên đại đội 3. Tam cương quyết không ở tuyến giáp ranh mà xin về một đơn vị sản xuất của huyện ở miền Tây, vùng Hang Đá. Hỉ xuống đơn vị đường dây, điều về cụm phía Nam. Ông Thái Long cũng không quên tám trường hợp chiến sĩ, cán bộ tiểu đội đã tự động bỏ đơn vị ra đi. Chỉ riêng ba cán bộ tiểu đoàn – Nhàn đã hy sinh – là về cơ quan tỉnh đội cùng với cậu “ cơ yếu” . Nói chung không khí của tiểu đoàn sau khi đã công bố lệnh giải tán và biên chế cán bộ chiến sĩ về huyện không lấy gì làm vui vẻ. Bàn giao đại đội xong, nghỉ lại hai ngày, Phong khăn gói lên sông Bồ về đơn vị mới.
Dưới con mắt của những chiến sỹ trong đại đội vận tải, Phong như một cán bộ đại đội bị kỷ luật. Anh đọc được ở họ sự nghi ngại vả cả chút coi thường. Dù nghe phong thanh ngày còn ở K10, Phong đã từng làm đại đội trưởng một đại đội chủ công và đã có hai huân chương chiến công.
Đại đội vận tải quân số hơn một trăm người nhưng phụ nữ có tới mười bốn cô. Họ làm nhiệm vụ nấu ăn, y tá và chỉ có một số ít tham gia vào các trung đội gùi.
Chính trị viên đại đội vận tải mới hai nhăm tuổi tên là Thoan.
Anh ta được điều về đại đội vận tải từ ngày đầu tiên mới thành lập. Tuổi chưa cao nhưng vóc dáng bề ngoài của Thoan già trước tuổi. Bộ mặt đầy đặn nhiều trứng cá. Tóc cắt cao luôn chải mượt.
Thoan tự giới thiệu với Phong, đã tốt nghiệp trường sĩ quan ngoài Bắc rồi mới đi Nam đánh Mỹ (!), vào buổi tối hôm anh mới về nhận nhiệm vụ. Hiện tại Ban chỉ huy đại đội vận tải chỉ có hai cán bộ ở nhà.
“Nghe tin ông được tăng cường cho tôi, tôi mừng quá – Thoan thân mật nói – Bốn tháng vừa rồi mình tôi chèo chống. Ông Mạo thì ốm lên, ốm xuống. Cũng may công việc ổn cả. Giờ thêm có ông, hẳn tôi sẽ nhàn được ít chút… Ông đã có vợ con gì chưa nhỉ ?”
“-Chưa”. – Phong khẽ nhếch miệng cười.
“- Về đây, ông nên yên tâm công tác. Anh em đại đội ta cũng thuần cả… Thú thực cũng có vài cậu ba gai, tôi trị thẳng tay dạo vừa rồi, giờ cũng đỡ”.
“-Vâng…” – Phong đáp cho qua chuyện.
“-Cô Nhu đâu rồi nhỉ? – Thoan gọi với ra ngoài – cho tụi tôi ấm nước nào”.
Một tiếng “dạ” vọng lên từ gian nhà bếp. Phong đoán hẳn là cô gái nấu ăn cho bếp đại đội…
Nghe Thoan nói, Phong cảm thấy tưng tức. Anh ta lộ ra vẻ kẻ cả, khoe khoang. Ừ, thì cứ cho là công lao của Thoan đi, những việc gì phải nói ra  lúc này, khi anh chưa hiểu đầu cua tai nheo tình hình đơn vị? Phải chăng Thoan muốn trấn áp phủ đầu Phong. Thì cứ việc. Nào anh đã có đòi hỏi gì ở anh ta… Phong nói cho Thoan yên tâm:
-   Anh Thoan ạ, tôi sẽ cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình.. Anh đừng lo.
-   Tất nhiên rồi… - Thoan nói không kém phần hào hứng – Mình tin chứ. Dù sao cậu cũng là người chỉ huy.
Chỉ ba ngày sau, sống chung với Thoan một nhà, ăn cùng mâm, Phong đã phải ớn anh chính trị viên của mình. Nhìn hai ngón tay Thoan móc trong túi cóc ba lô ra một điều thuốc là “Tam Đảo” – và chỉ một điếu- anh ta phóng cặp mắt tới chỗ Phong:
-   Cậu hút thuốc không ?
-   Cám ơn, tôi hút thuốc lào – Phong đáp, dù anh là cây nghiện nặng – thuốc lá nhạt phèo, chán lắm.
Phong còn nghiệm thấy, Thoan chỉ hút thuốc lá vào những lúc trong nhà vắng người. Còn lúc họp giao ban đại đội, ít khi nào thấy Thoan chìa bao thuốc cho mấy anh cán bộ trung đội.
Chiếc ba lô con cóc của Thoan, khó ai biết được có những của cái quý gì giấu trong đó. Căng phồng, chật cứng. Hai chiếc ăng gô Trung Quốc, nước mạ ánh lên màu đồng thiếc. Lủng củng, lảng cảng những lọ Sê rê pa, B12, long não, và những gói Poolivitamin, ngoài ra còn có cả hai gói mì chính. Ấy cũng bở một lần, Thoan tìm chiếc lọ đựng đá lửa, anh ta giở chiếc ăng gô ra, Phong vô tình nhìn thấy được. Thoan có một chiếc ấm pha trà bằng nhôm. Những anh lính giải phóng kiêm thợ gò khéo tay đã biến một chiếc bi đông hỏng thành chiếc ấm trà có đủ cả tay cầm, nắp ấm. Chiếc ấm là tài sản riêng của Thoan. Anh ta gói kỹ trong một mảnh dù pháo sáng. Lâu lâu, Thoan mở gùi lấy ra lau chùi chiếc ấm bóng nhoáng.
-   Tớ phải đổi ba lạng mì chính cho cánh lính pháo đấy. – Thoan khoe – Cậu coi đẹp “hết ý” chưa. Sau này về, tớ sẽ trưng trong chiếc tủ gương. Chẳng thua gì một cái ấm Giang Tây của anh Tầu. Ấm này pha trà có tới đời cháu nội cũng không hỏng.
Phong nghe anh ta nói, phì cười.
-   Sao ông không tính tới một quả bom rơi lạc vào hậu cứ, lại trúng hầm của ông chẳng hạn?
-   Hừ, đầu óc cậu vẫn chưa thôi ám ảnh của một anh lính bộ binh – Thoan tỏ ý không hài lòng – Chúng ta là đơn vị vận tải ở tuyến sau… Nhưng cậu nói cũng đúng, ở đời ai biết trước được sự may rủi.
Thoan có một giọng nói to, đĩnh đạc, dù trong nhà lúc ấy chỉ có hai người. Nhưng tiếng nói của anh ta rin rít qua hàm răng đều tăm tắp và nhỏ.
Trung đội hai của Mịch được phân công lên tuyến một, nhận gạo đạn tại kho của binh trạm. Phong đề nghị với Thoan để anh đi với trung đội 2. Gần đường xe, địch hay đánh bom, nên cần một cán bộ đại đội nằm tại chỗ. Trung đội ông Mịch đi trước ba ngày, Thoan cử lên thêm Hải, một cậu y tá của đại đội vận tải, chăm lo sức khỏe cho bộ đội B2.
Suốt đợt vận chuyển Phong ít bỏ buổi nào. Anh đặt chỉ tiêu cho mình, cố gắng đạt năm mươi phần trăm số lượng hàng của đại đội đã khoán cho mỗi chiến sĩ. Tự bản thân anh vượt kỷ lục. Mỗi tuần Phong về chỗ Thoan báo cáo công việc và nhận kế hoạch cho trung đội 2. Những ngày đầu tiên đi gùi gạo, anh chưa quen, bao gạo năm mươi ký đã được san bớt mười ký đè lên đôi vai anh bỏng rát. Một tuần sau, anh đã quen và quất lên vai cả bao nguyên, đi ngon lành, như bất kỳ một chiến sỹ gùi thực thụ. Anh đã tự phá cái ranh giới giữa mình với anh em trong đơn vị của ông Mịch. Dù sao anh vẫn là một con người sống trầm lặng. Phong chưa hề kể cho mọi người nghe những ngày đã sống và chiến đấu ở K10.  Anh cọi thuộc về dĩ vãng chỉ thức dậy trong lúc một mình cúi mặt nhìn sát đất trên con đường xuyên rừng, bao gạo tỳ trên vai hoặc những đêm khuya, anh nằm gọn lỏn trong chiếc võng. Đấy mới là cái thế giới sống động của riêng anh: cồn cào mãnh liệt và chua chát.
Có chăng, người hiểu được phần nào tâm trạng của Phong là ông Mịch. Vài tháng nữa, ông Mịch đã bước sang tuổi bốn mưới ba. Té ra ông Mịch đầu quân cùng một lượt với ông Sủng, Cường… Gốc người Ninh Bình nhưng lấy vợ quê Thái Bình, rồi sinh cơ lập nghiệp ở đây. Vào tới binh trạm 47, ông Mịch lăn ra sốt. Lên cơn ác tính, tưởng chết. Năm tháng sau, sức khỏe ông Mịch lại hồi phục, quân lực Quân khu đưa ông về đại đội vận tải cụm cánh bắc. Ông được phong cấp hạ sĩ từ ngoài Bắc. Ông là đảng viên nên được đưa lên làm trung đội phó, thay cho một cậu cán bộ khung huấn luyện, đến ngày lên đường vào Nam bỗng lăn ra ốm. Bấy giờ ông Mịch giữ cương vị trung đội trưởng phụ trách trung đội 2. Nghe Phong báo tin một loạt chiến sĩ cùng vào chiến trường với ông như Thắng, Chiến, Tý, Nam, Thành đều ở chung với ông một tiểu đội ngày trước nay đã hy sinh, ông Mịch không khỏi ngậm ngùi.
Vào những buổi tối ở hậu cứ, gần về sáng, sương muối xuống nhiều. Ông Mịch thường dậy sớm thổi lửa, nấu nước trà và gọi Phong dậy uống. Chè rừng ở đây nhiều vô kể. Họ đi lấy về từng bao tải, băm nhỏ, đạp rồi sao khô. Vị chát,hơi hăng nhưng uống quen cũng thú vị. Hai người chuyền tay nhau chiếc điếu cày. Gói thuốc lào Bắc, món hàng nhu yếu phẩm quý giá của tỉnh cấp cho mỗi người lính. Mỗi tháng một gói năm mươi gram. Sợi thuốc vàng ươm, thơm.
-   Anh hỏi tôi ngày trước làm nghề gì hả? – Ông Mịch dẩu mồm tuôn ra luồng khói thuốc lào đặc quánh – Tôi nói sợ anh không tin. Trước khi đi bộ đội, tôi ở công ty vệ sinh, làm cái anh chuyên đi “đổ thùng” ở trong các nhà vệ sinh công cộng, hoặc tư gia.
 Phong bây giờ mới được nghe tên một danh mục lạ tai.
-   Sao lại “đổ thùng”
-   Quê anh đồng ruộng làm gì có, nghề ấy chỉ có ở các thành phố, thị xã. Đi lấy phân ấy mà… Tôi đã sống mười lăm năm với cái nghề “đổ thùng”. Mỗi đêm cứ ba người một chiếc xe bò bưng kín, chở đầy các thùng phân… Gớm anh đừng tưởng, vùng ngoại thành trồng rau, không có cái phân bắc ấy là hỏng. Rau tốt lá, tốt củ lại không hại đất… Vợ tôi cùng làm việc ở một công ty, bên bộ phận quét rác. Nói chung vợ chồng tôi đều làm việc ban đêm. Từ năm giờ chiều đến một giờ sáng. Còn lại ban ngày nghỉ, dọn thêm hàng bán nước cho các cháu trông coi… Năm đứa cả thảy chứ ít ỏi gì anh? Túng ra phết – Mịch chép miệng.
-   Anh cao tuổi, sao họ vẫn gọi nhập ngũ hả? – Phong hỏi.
-   Lứa quân chúng tôi buồn cười lắm. – Ông Mịch giảng giải – một đại đội chia ra hai loại tuổi. Lớp trre cỡ mười bảy, mười tám, lớp già từ ba nhăm đến bốn hai…, nghĩa vụ, tuyển quân, trai tráng các làng đi hết. Bây giờ tới lượt học sinh, cán bộ trong các cơ quan. Có cậu đang học đại học ấy chứ.
Chợt ông Mịch hỏi Phong:
-   Anh đi B từ “sáu ba”?
-   Sáu ba !
-   Chậc … chậc. Đúng là gạo lọt sàng.
Phong nhếch mép cười, nhấc điếu cày rít suông thông điếu. Những giọt nước văng ra cháy xèo xèo trên lớp than hồng. Ông Mịch vê sẵn mồi thuốc, đưa cho anh.
-   Về đây, hẳn anh buồn. Đang làm thân con cá vẫy vùng một phương trời, quen đánh đấm uỳnh oàng… Giờ có khác chi bị cho vào giỏ.
-   Cũng chẳng sao! – Phong trả lời ông.
-   Như tôi bây giờ nhiều lúc nghĩ chỉ thương các cháu ở nhà. Ôi chao ! Những đứa con của tôi. Anh chưa có vợ, con. Anh không thể nào hiểu hết niềm vui của kẻ làm cha. Thằng con đầu của tôi đã hai mốt tuổi. Nó hơn tôi một tuổi quân đấy, chuẩn úy rồi – Giọng ông Mịch tự hào, ông ta cười để lộ ra một hàm răng vàng khè vì khói thuốc – Lính pháo binh. Vợ chồng tôi nuôi được từng ấy đứa, lo ăn học thật là cơ khổ… Chà cái dạo cha con đưa nhau đi sơ tán về nhà quê. Đồng tháng năm, mưa ngang bắp cày, tôi dắt mấy cháu đi mót khoai chiêm, đi bẻ ngô thuê cho các gia đình nông dân. Anh tính lương hai vợ chồng tôi cộng lại chưa tới một trăm, chạy ăn cho con méo mặt. Khó khăn gian khổ vậy, rồi cũng qua khỏi. “Ngẫm ra ông bà mình nói phải: Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
Câu chuyện của người lính già, làm cho Phong thấy đỡ buồn tẻ, ngán ngấm trong những ngày này.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #19 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 09:59:46 am »

*
*    *
Phong bước từng bước, châm rãi. Bàn chân núi chặt lấy thanh gỗ lát bậc leo dốc. Phía trước anh, những người lính gùi vẫn giữ nguyên khoảng cách. Người đi đầu tiên đã lên tới đỉnh. Ai đó hà một tiếng lớn. Cách khoảng thung sâu, phía bên kia dãy núi đá, bầy vượn cất tiếng hú gọi nhau rộn rã, vẳng lại tiếng máy bay trinh sát, tiếng máy bay trực thăng phành phạch ở ngả Coocava, Dốc Chè.
 Lên tới đỉnh đồi đoàn người gùi hàng phải dừng lại lấy sức xuống dốc và nhường đường cho một đơn vị bộ đội hành quân cùng chiều với họ.
-   Đơn vị mô rứa? – Một người lính vận tảy máy miệng hỏi.
-   Bí mật quân sự ông anh ơi. Thông cảm nhé !
-   Biết rồi ! Các ông đi nên tụi Mỹ ở Động Chuối, ai còn lạ.
-   Đâu có Mỹ ngụy thì tụi này tới đó…
Người lính trẻ vui vẻ cười, nháy mắt ra ý thông cảm.
-   Này các ông mới ở tuyến vô, có thuốc lào cho cánh tớ một ít. – Trung đội trưởng Mịch hỏi xin rất hồn nhiên.
Người lính bộ binh tự động tách ra khỏi hàng, ghệ ba lô vào một thân cây đổ, móc trong túi cóc ba lô ra một bịch ni lông có hai gói thuốc lào còn nguyên lành.
-   Đây xin tặng “bố già”, chừng ấy tuổi đầu bố không ở nhà đuổi gà cho “bu nó”, còn chui lủi vô đây mần chi cho cực.
-   Thằng Mỹ nó hành đấy đồng chí ạ… Ấy chết, đồng chí cho cả tôi thế này, ,ấy gì mà hút?
-   Bố khỏi lo. Tụi Mỹ sẽ cung cấp “salem”, “Paman” cho chúng con. – Dưới một bao ruột tượng gạo quấn quanh bụng của người lính, kềnh kềnh khẩu K54, bao da đã lên nước đen bóng.
Ông Mịch tặc lưỡi nói với Phong.
-   Chỉ huy của họ trẻ nhể.
Phong không để ý câu nói. Anh chăm chú theo dõi một người lính có bộ râu quai nón không cạo mọc xanh om. Gương mặt cũng còn trẻ. Phong thấy quen quá. Anh ta đang đi từ dưới dốc lên, tay chống chiếc gậy. Bao gạo vắt ngang vai. Khẩu K59, cột dây dù treo phía trước bụng. Ánh mắt của người chỉ huy bắt gặp cái nhìn đầy vẻ chăm chú của Phong, chợt sáng lên.
-   Cha trời, Trị phải không đó?
-   Ủa, Phong phải … không … Răng cậu ở đây?
Giờ cả hai tay, người bộ đội ôm chầm lấy Phong, Trị thấp thua anh tới nửa cái đầu, người đậm hơn
-   Trị đây, chớ còn ai nữa. Răng đứa mô nói mi chết ở giáp ranh Hương Trà. Chúng nó còn đồn đại mi đã cưới một cô vợ du kích, rồi mới chịu chết.
-   Bậy hung ! – Phong phì cười.
Anh kéo bạn ra một vạt đất khô, tránh trục đường. Hai người ngồi xuống tảng đá.
-   Cậu có bận không? – Phong hỏi.
-   Có thể ngồi với cậu được chừng nửa giờ. Tùi mình đi húc nhau với tụi Mỹ ở Động Chuối đây.
-   Hiện tại cậu đang ở đơn vị mô? – Phong hỏi bạn.
-   E3, binh đoàn Hương Giang…Trước tớ nghe đồn cậu về công trường V, răng chừ lại đi gùi gạo?
-   Công trường V còn đâu nữa. Về tỉnh đội… Và mới đây cả đại đội tớ bị phân tán bổ sung cho huyện, cho xã. Mình không chịu, họ chuyển về đại đội vận tài.
Phong kể thiệt thà, không hề có ý định giấu bạn.
-   Buồn hả. – Trị nhìn thông cảm – Hay là về bên tớ. Tớ sẽ bảo lãnh cho cậu. Bên ni cán bộ đại đội thiếu hung. Trước khi đi chiến dịch, sư đoàn phải đôn lên một đợt.
Ý kiến của Trị đột ngột, nhưng lại là điều Phong chưa hề nghĩ tới. Ngồi lặng đi một lát, Phong se sẽ lắc đầu.
-   Mình chỉ có một ước vọng là được ở đơn vị chiến đấu, trực tiếp chiến đấu. Nhưng đến nước này – Phong lắc đầu tỏ vẻ ngán ngẩm nhưng giọng anh lại quyết liệt – Mình sẽ chứng minh cho họ thấy, mình không phải là thằng hèn. Trị ạ, cảm ơn cậu đã có ý tốt. Nhưng mình chưa phải là kẻ đã  mất hết…
-   Tùy cậu… - Trị bảo.
Trị mở ba lô lấy ra hai phong lương khô và nửa tút thuốc lá “Điện Biên” loại bao bạc: - Cầm lấy, tớ chẳng có chi. Hai đứa mình sáu năm rồi mới gặp lại nhau chớ ít à?
-   Phải, hơn sáu năm… mất vãn cả rồi. Lâu nay cậu có nhận được tin tức chi ngoài quê không?
-   Bữa trước trên đường dây 559, mình gặp một cậu tân binh ở cùng xã. Cô Thắm không chờ được mình đi lấy chồng rồi. Cậu biết tin Nga chưa?
-   Nga răng? – Phong khẽ giật mình, anh nói thêm
-   Mình bặt tin nhà đã lâu. Ở dưới giáp ranh như ếch ngồi đấy giếng, có biết chi.
-   Nga cùng học chung lớp 10A của ta đó. Nga tham gia tự vệ, trong trận đánh trả máy bay Mỹ ném bom xuống chợ Chéo bị bom hy sinh.
-   Tội ghê ta.
-   Ờ… thôi, tớ đi đây không anh em họ chờ nghe. Đánh Động Chuối xong nếu còn sống thế nào lúc trở về, tớ sẽ tìm tới cậu.
Hai người siết chặt tay nhau. Trị xốc lại ba lô rẽ theo con đường của những người lính bộ binh vừa đi qua. Trung đội vận tải cũng đã cuốn đi hết. Trên cây gỗ, bao gạo của Phong tựa vào thân cây. Chưa đặt gùi lên vai, anh đã cảm thấy một sức nặng ghê gớm đang sắp sửa kéo ghì anh xuống đất. Chao ôi, ước gì anh là một người lính xung kích trong hàng quân của Trị! Đánh trả thù cho Tâm, cho những người lính tiểu đoàn 10 đã ngã xuống bên vành đai Huế.
Nhưng bây giờ , anh chẳng khác nào một tay kỵ sỹ mất ngựa, một gã xạ thủ bị tước mất súng. Và nhẫn nhục cúi đầu cam chịu.
Anh nghiến răng, hất mạnh bao gạo lên vai, bước từng bước chậm chạp.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM