Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:24:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giáp ranh  (Đọc 80191 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 10:01:20 pm »

GIÁP RANH
Tác giả  : Đỗ Kim Cuông
NXB      : Quân đội nhân dân.
Năm XB: 1996

số hóa : BloodX


" Quá khứ luôn luôn ở bên ta, cho dẫu ta cố tình lảng tránh. Và nếu không soi rọi cho rõ ràng quá khứ thì sẽ khôgn có gì bảo đảm không gặp lại sai lầm trong tương lai".
Ơ.YUĐIN

MỘT
Trận mưa đêm như trút nước vẫn còn để lại trên cánh rừng nhiều dấu vét.
 Con suối đá sau kỳ nắng hạn bị vắt kiệt khô, chỉ một đêm bỗng sinh ồn ã. Nước từ trên sườn đồi dồn xuống suối chảy cuồn cuộn, đủ sức cuốc trôi đi lá khô, cành củi mục tấp xuống lòng suối lâu ngày. Ở những thác đá tiếng nước đổ ào ào.

Lũ chão chuộc suốt cả mùa hè nắng gắt chui lủi sâu trong các hang hốc, kẹt đá để trốn cái nòng bức, ngột ngạt sáng nay được dịp tuồn ra ngời cửa hang ngồi chễm chệ trên các tảng đá , cất tiếng kêu đĩnh đạc:
- Chuô ... uộc. Chuô ... uộc...
 Vợ chồng chị ễnh ương bám tren cọng cây môn nước, giương đôi mắt xanh biếc ngắm bóng mình và bóng tán lá in dưới lòng khe, cũng chẳng chịu thua.
- Oạp ... Oạp ... Oạp !
 Xao động hơn vẫn là tiếng chim họa mi hót véo von trên những tầng lá xanh rì. Cây cối tự như được rửa mặ́t, tiếp thêm nhựa sống bù đắp cho những ngày dài quắt queo say nắng vì ngọn gió tây khô xác. Bầy chim vừa hót ca, vừa tranh nhau ăn trái cây rừng. Dâu mọc thành chùm vàng rộm treo lúc lỉu trên cành cây cao. Những trái chín, vỏ tách ra thành bốn múi rơi lả tả xuống vạt đất quanh gốc và rơi xuống cả lưng áo của những người lính giải phóng.
 Họ ngồi im và chờ đơi. Giỏng tai lên nghe âm thanh rộn rã của cánh rừng ban mai yên ả và cũng đầy bí ẩn  giấu sau màn cây xanh kia.
 Đơn vị bộ đội năm phục kích địch được trải dài hơn một trăm mét, chia ra thành bốn cụm chính ẩn kín đáo trong rừng cây, tạo thế  bố trí theo hình cánh cung bao quanh lấy bãi ngụy. Mảnh đất rộng lọt thỏm giữa rừng cây trống trải, chi chít các hố công sự hình tròn, hình chữ nhật. Có những căn hầm được tụi lính ngụy chặt cây, lấp đất phủ chỉ còn chừa ra một cửa hầm chui lọt thân người, liên kề đấy l à bệ đất lấy hướng xạ kích ra xung quanh.
 Nhác trong toàn bộ khu vực bãi đóng quân rộng rinh, tưởng địch trú đêm, hoặc nghỉe lại một hai ngày giữa ừng trong những chuyến đi càn, chúng ăn ở tự do, tùy thích. Nhưng không phải. Ba trung đội chia làm ba góc theo một tam giác đều, hoặc một tam giác cân. Mỗi trung đội lại cho lính đào hầm hào, theo hình bán nguyệt. Ban chỉ huye đại đội nằm ở giữa trong đội hình của đơn vị mình.
 Với cách cấu trúc như vậy, hỏa lực và xung lực của địch dư sức đánh trả những trận tập kích bất ngờ của bộ đội, nếu lực lượng đối phương yếu hơn và không biết cách cắt mảng ra tiêu diệt.
 Công sự tụi ngụy đào thường nông choèn nhưng chúng lại khôn ngoan tận dụng những thân cây đổ , hốc cây to giấu chiếu hầm cá nhân bé tí tẹo của mình trong đó. Vả lại tụi lính ở lớp bên trong còn ỉ vào các chốt tiền tiêu nằm xa chừng vài chục mét, trấn giữ những nèo đường mòn dẫn vào khu vực đóng quân của đại đội lính ngụy...
 Những người lính giải phóng vẫn nằm im và chờ đợi. Tiếng là khô rơi xào xạc , và tiếng cành cây gãy do một chú sóc nhảy vô tình cũng không lọt ra khỏi vòng kiểm soát chặt chẽ của họ.
 Sự chờ đợi bị kéo căng ra như một sợi dây đàn. Mặt trời kéo lên cao quá bụi mây ở đầu bãi nguỵ phía đông. Nắng rải vàng trên vùng đất trống trải. Đại đội bộ binh đến địa điểm bãi ngụy từ lúc trời chưa sáng rõ mặt người. Họ chuẩn bị công sự gấp rút cho một trận đánh phục kích. Năm khẩu B.40 và B.41, hai mươi nhăm khẩu AK đều hướng điểm xạ vào bãi  nguye. Bao giờ những chiếc mũ đồng và những bộ quần áo xanh xám sẽ xuất hiện?
 Bất chợt một người chiến sĩ húng hắng ho khan. Nhưng lập tức anh ta bị ngay người ngồi bên cạnh dúi đầu xuống hố cá nhân. Đây đó phóng tới chỗ vừa phát ra tiếng ho những cái nhìn thiếu thiện cảm. Ánh mắt của trung đội trương Tông long lên sòng sọc, gương mặt rỗ hoa của anh bỗng ửng đỏ.
 - Đồ chết dẫm ... - Tông làu bầu trong cổ họng.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 12:47:34 pm gửi bởi ptlinh » Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #1 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 10:19:20 pm »

 Lại một tiếng động nữa phát ra. Cậu Mai giữ khẩu B.40 vô ý để quả đạn chạm vào súng.
 - Chà, mần chi rứa bay !
 Phong không kìm được bật kêu lên. Anh bước ra khỏi công sự, đi tới chỗ Tông.
 - Sao chưa nghe ngóng gì anh Phong? - Tông hỏi đại đội trưởng.
 - Chưa ! Trinh sát bám đã về đầu... Nhắc anh em đừng nhộn nhao.
 - Tôi sợ tụi này đi đường khác...
 Phong không trả lời Tông. Ánh mắt anh hướng ra ngoài trảng nắng chói chang. Nắng đã gắt. Những chiếc bao cát tấp lên mặt hào, hơi nước bốc lên la đà. Từ một đầu bãi ngụy xuất hiện hai người. Họ mặc áo vài xanh Tô Châu, tay xắn cao, quần đùi, AK báng gấp treo trước ngực.
 - Thằng Xu, thằng Nghi về kìa ! - Phong nói và bước nhanh lại chỗ Nhàn.
 Nhàn là tiểu đoàn phó, tham gia chỉ huy trận đánh của đại đội 1 bữa nay, đang ở bên công sự sau ụ mối lớn cạnh một gốc cây to. Nhàn đứng chống nạnh, khẩu K59 đeo trễ bên hông. Anh nheo mắt dõi theo hai người trinh sát đang chạy men theo bãi nguỵen lại chỗ họ đang đứng chờ. Nhàn có khổ người thấp, to ngang. Kỳ này chẳng biết tay thợ cắt tóc nào của tiểu đoạn bộ đã tỉa cho anh cái đầu bốc, cạo trắng gáy. Chỉ còn để lại một chóm tóc phía trên, thành thử đầu của anh đã dài trong lại càng nhọn. Nhàn đội chiếc mũ vài mềm có ngôi sao nửa xanh nửa đỏ. Tay xắn cao, mặc chiếc quần đùi may bằng vài xanh pha ni-lông. Bắp chân, bắp tay mập mạp, ngắn ngủn. Anh gốc người Nam Định, vốn trước kia là đại đội trưởng C1, lên cán bộ tiểu đoàn đã gần được một năm, nhưng thường bám trụ vùng giáp ranh với đại đội 1 vừa trực tiếp chỉ huy tác chiến, vừa lo việc mua cơm gạo ở vùng đồng bằng cung cấp cho tiểu đoạn bồ và đại đội hỏa lực., đóng ở vùng địa đạo nam sông Bồ.
 - Báo cáo thủ trưởng... - Xu lột chiếc mũ tai bèo lau mồ hôi trên mặt - Tụi lính ngụy bắt đầu dỡ bạt, nấu cơm sáng.
 - Đi muộn vậy cơ à ? Tổ cậu Bảo vẫn tiếp tục bám hử? - Nhàn hỏi người trinh sát.
 - Dạ.
 - Hai đứa đã ăn sáng chưa?
 - Rồi ạ! - Xu đáp.
 - Thôi thế này nghe. Tổ cửa cậu quay trở lại bắt liên lạc với Bảo, Xu ạ... Chừng nào, địch bắt đầu di chuyển cho ngày người về báo... Nếu địch di chuyển hướng hành quân ra ngả đường 12, cậu cho một tổ bám theo... Phải không Phong nhỉ? - Nhàn quay sang bảo Phong - Cho mấy đứa ăn cơm đi thôi, Phong. Ta còn rảnh rang chừng hai giờ đồng hồ nữa.... Cậu nên cho một tổ ra bám vạt nhà cháy ở ngã bà Hương Trà đề phòng địch trên Chóp Nón tụt xuống hợp điểm ở đây.
 - Vẫn một đại đội như bữa qua, phải không Xu? - Phong hỏi.
 - Dạ, vẫn chừng nớ. Tụi E.54 anh Phong. Thằng đại trường già khọm.
 - Sao mi biết.
 - Nó ra đái chỗ em nằm ém có một bụi giang chớ mấy.
 - Bay coi chừng đó - Anh Nhàn dọa - Để địch nghi ngờ chuồn hướng khác là tao phạt mấy thằng trinh sát.
 - Thủ trưởng khỏi lo! - Xu cười toe toét - thôi tụi em đi đây.
 Xu  chụp cái mũ vải lên đầu, xốc khẩu AK. Cậu ta bình thản bứt con vắt đang cong người bò lên quai dép vất xuống đất.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 11:26:59 pm »

 Nhàn  ngồi ngả người trên tấm ni-lông gấp tư, dựa lựng sau gò mối. Cơ thể anh dường như được thư giãn sau một khoảng thời gian chờ đợi căng thẳng. Ăn vài muỗng cơm với Phong, anh thấy mồm miệng đắng ngắt, bỏ đứng dậy. Mối lo và cả sự hồi họp cho một trận đánh có phần nào khiến anh không yên tâm:
 - Ăn chút nứa chớ, anh Nhàn - Phong ép.
 - Các cậu ăn đi.
 Nhìn những hạt lạc trộn lẫn trong cơm, Nhàn phát ớn. Cơm độn lạc, ăn với muối lạc. Thậm chí đến món canh của nhà bếp bưng lên mỗi bữa sáng cũng là canh lạc nấu với dầu xà lách.
 Hơn nửa tháng nay, đường về đồng bằng thông suốt. Đêm đêm, lực lượng của huyện và các xã cùng phối hợp với bộ đội C1, C3 đi đồng bằng. Đang mùa giỡ lạc. Trong sân nhà dân lạc vỏ chất chồng. Bốn trăm tám1 một thùng lạc vỏ. chỉ cần vào ấp không gặp địch, bộ đội tha hồ gùi. Gùi lạc trông thì to, lồng cồng nhưng đến khi lột vỏ, chẳng được bao lăm. Gạo mùa này it. Có lạc ăn cũng tốt. Lạc ăn độn cơm them tỷ lệ, một lon gạo, nửa lon lạc. Tạm qua đi những ngày đói khổ, đói sở trong suốt tháng hai, tháng ba, tháng tư giữa lúc địch càn dữ vùng ranh để xây dựng căn cứ Hòn Vượn, Chóp Nón, Am Cây Sen, điểm cao 367 bên kia sông Bồ tạo lập tuyến hành lang bao gồm một hệ thống cứ điểm mạnh giữ vùng bắc Huế.
 Gương mặt, da dẻ của những người lính có chút gạo, chút mỡ đã tươi tắn trở lại. Sốt rét là chuyện thường tình đối với chiến trường. Ai đã trụ bám qua mùa mưa và trận sốt rét ban đầu coi như nhận chứng chỉ của người lính chiến trường. Cơn sốt đến rồi đi tựa như những trận gông đầu mùa hạ. Ngoại trừ trường hợp ác tính bị mất sức mới chịu đưa ra tuyến sau điều trị. Còn không , phương châm chiến lược về con người ở vùng giáp ranh là trụ bám tới cùng. Nó vừa biểu hiện ý thức tự giác trong mỗi chiến sĩ cán bộ tiểu đoạn 10 , vừa là quân lệnh, biến thành nghị quyết của đảng bộ. Mỗi một chiến sĩ chiến đấu ở truyến trước, chửa chủ lực, nửa địa phương, đã thông thạo đồng đất vùng giáp ranh, và đường về các xóm ấp đồng bằng không phải dễ kiếm như cây trên rừng. Đành răng, ai chả biết trên trục đường giao liên Trường Sơn, quân đi như nước chảy từ Bắc vào Nam. Nhưng con đường rẽ để đưa họ vào vị trí chiến đấu chia thành hàng trăm nhanh nhỏ. Đâu cũng cần tới sức người. Và đâu cũng quan trọng. Thành thử , để có được một anh bộ đội biết mặc quẩn đùi , đi dép, đầu trần, cơm gạo ăn mỗi bứa phải tính bằng một phần mấy của loong ( mỗi loong là hai lạng rưỡi ), ăn được môn vót, môn thục và ứng chiến được hàng chục kiểu đánh với tụi lính ngụy, là một tài sản quý cho những đơn vị trụ bám vùng giáp ranh. Sau tháng, những anh bộ đội tân binh được huấn luyện ở hậu phương miền Bắc nếu đem so sánh đối chiếu giữa bài bản trường lớp và thực tế của chiến trường chỉ còn là câu chuyện đáng buồn cười cho những anh cán bộ khung huấn luyện. Nếp sinh hoạt của những người lính sống ở vùng giáp ranh buộc họ phải tuân thủ theo một quy định riêng, khác với những người lính quen sống trong các trung đoàn, sư đoạn chủ lực. Lính giáp ranh phải quen với môi trường mới, tạo ra một cách sống mới. Địch ở cách anh có vài ba trăm mét, hãy coi chừng ! Hãy nhìn những người lính cũ làm và bắt chước mau lẹ. Anh vô ý gây ồn nơi hậu cứ ư? Những quả pháo điểm, cối điểm sẽ nhắc thay cho cán bộ. Và chỉ vài phút sau pháo cối đã dọn sẵn tọa độ nện thẳng vào đấy.
 Những người lính địa phương trụ bám vung giáp ranh liên tục bị tiêu hao. Bộ đội tân binh của Quân khu bổ sung nhỏ giọt. Những gương mặt chiến sĩ mới nhận về, chỉ sau vài chuyến xuống đồng bằng, tham gia một hai trận đánh họ đã trở nhành những anh lính cựu. Cả một tiểu đoạn chỉ có chừng hơn một trăm ba chục tay súng. Đến ngay như đại đội 1, đơn vị chủ công của tiểu đoàn, huy động và trận đánh phục kích này cũng chỉ còn hơn ba chục tay súng.
 Nhàn ngồi vấn thuốc hút và nhìn từng gương mặt của cácn bộ, chiến sĩ. Hai ba người cụm lại thành từng nhóm tranh thủ ăn phần cơm bọc trong những túi ni-lông.
 Trong mối quan hệ với chiến sĩ đại đội 1, Nhàn thân quen quá. Trừ vài chục tân binh mới được đưa về đầu năm, còn hầu hết anh em không mấy ai kêu anh bằng "thủ trưởng". Chính Nhàn cũng có cảm giác lạ tại, khó chịu khi các cậu tân binh gọi anh bằng cái tên ấy. Khi vui, anh kêu "mi" , "tao" với chiến sĩ. Có lẽ cũng bởi trong cuộc sống của người lính luôn đối đầu với những trận chiến đấu, với cái đói khổ, bệnh hoạn đã xóa bớt đi phần nào sự cách bức về cương vị, cấp bậc. Nhưng điều này, thì Nhàn không thể chệ được họ: sự chấp hành mệnh lệnh. Công việc đang bàn, mặc sức cãi nhau, tranh luận. Nhưng một khi đã trở thành phương án tác chiến thì dù có phải đánh đổi bằng mạng sống, họ vẫn cứ chấp hành...
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #3 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 09:17:49 am »

Mới ngày nào Nhàn đi nhận quân ở A Vao: Toàn, Bảo, Đổng, Chí mới chỉ là lứa tân binh nhập ngũ chưa đầy hai tháng đã vào Nam để tham gia đánh Mậu Thân 1968. Đợt quân ấy mất vãn, và bây giờ họ đã là những cán bộ trung đội, tiểu đội.
 Mới đây, ban chỉ huy tiểu đoàn đã họp. Thực ra chỉ có hai người: Nhàn và ông Triều, tiểu đoàn trưởng. Hai cán bộ chính trị của tiểu đoàn đang ở trên Hang Đá, bên kia sông Bồ tổ chức cho đại đội 2 và đại đội 4, gùi gạo, đạn. Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định cho đại đội 1 tổ chức đánh trận phục kích này với mục đích kéo trung đoàn 54 ngụy lên càn rừng nhiều hơn nữa. Như vậy, cửa rừng buộc địch phải dãn quân, đại đội 3 và lực lượng vũ trang của huyện có cơ hội về đồng bằng mua gạo cơm và đánh tụi bảo an. Mùa mưa sắp tới rồi. Cần phải có một lượng gạo dự trữ. Nhàn cùng với Phong – đại đội trưởng đại đội 1 đưa trinh sát và cán bộ trung đội đi chuẩn bị địa hình.
 Cán bộ, chiến sỹ đại đội 1 nghe tin đánh lớn, ai cũng hào hứng phấn  khởi. Lâu nay chỉ đánh đấm lẹt xẹt. Hoặc giả những trận đánh dưới đồng bằng lại diễn ra trong đêm tối. Ít khi thắng giòn giã, tụi lính bảo an, dân vệ chỉ mới nổ mìn, chạm súng, thấy B.40, B.41 nổ váng óc, xòe lửa biết ngay gặp bộ đội K.10 đã ù té hùa nhau bỏ chạy. Tiêu diệt dăm bảy tên bảo an chẳng bõ bèn. Pháo địch quây giữa đồng, bắng chặn và y như rằng ngày hôm sau cửa rừng về đồng bằng tắc nghẽn. Những trận đánh trên rừng là cần thiết.
 Nhưng Nhàn không dám hé ra một điều. Lộ ra anh sẽ phải chịu kỷ luật. Thân thiết với Phong và Hảo – hai cán bộ cấp trưởng của đại đội, Nhàn cũng đành ngậm tăm. Không bao lâu nữa, cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn 10 sẽ bổ sung lực lượng cho huyện và xã. Tiểu đoàn 6 hoạt động bên Phong Quảng cũng xóa phiên hiệu để tăng cường người cho hai huyện. “Tin mật” ! Ông Triều và ông Đang – chính trị viên tiểu đoàn – nhận điện ngồi ngẩn ngơ trong hầm cơ yếu một hồi lâu, nhìn nhau ứa nước mắt.
 KHông ai tin được một tiểu đoàn có mặt sớm, đánh ngụy , rồi đánh Mỹ trên một dải đất dài rộng của sáu huyện Thừa Thiên, địch chạm mặt đã ngán, bây giờ không còn phiên hiệu nữa.
 Cả bốn cán bộ cao nhất của tiểu đoàn còn chưa tin chuyện giải thể K.10 về địa phương là thật. Tiếp theo là sự bất mãn, bực bội. Ông Triều và ông Đang cùng với tổ trinh sát vượt đường 12 về trung đoàn. Họ chỉ nhận được một câu trả lời: Đây là lệnh của Tư lệnh Quân khu. Hai người ở lại quán triệt nghị quyết thêm nửa tháng mới về. Không còn hồ nghi gì thêm nữa. Tăng cường bộ đội chủ lực cho tuyến huyện, xã đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách để vùng giáp ranh khả dĩ còn có chỗ đứng chân.
 Cuộc tổng tiến công vào mùa xuân năm 1968, các đơn vị địa phương hao hụt quân số quá lớn. Việc rút trực tiếp thanh niên đồng bằng để bổ sung cho đội công tác xã và đội biệt động huyện trở nên khó khăn. Địch cũng tăng cường đôn quân, bắt lính, tìm mọi phương cách giữ thanh niên. Những đợt vũ trang tuyên truyền về đồng bằng của lực lượng cách mạng không dễ. Tổ chức các mũi quân như một trận đánh. Nếu không chạm địch, vào được làng cũng chỉ làm việc với cơ sở và đồng bào không quá ba tiếng để còn kịp gùi cõng gạo cơm lên rừng, sợ trời sáng. Và không phải đêm nào cũng về được dân. Một trăm tám mươi phút không đủ sức thuyết phục  đám thanh niên cũng như các bậc cha mẹ dù họ có cảm tình với cách mạng, có người thân tham gia cách mạng, đi tập kết ở miền Bắc. Vả lại, nỗi hoảng sợ địch trả thù sau cơn sốt Mậu Thân vẫn còn ám ảnh nặng nề.

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tư, 2010, 12:59:07 pm gửi bởi BloodX » Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #4 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 12:56:34 pm »

Lực lượng thanh nhiên đồng bằng đưa lên nhỏ giọt không đủ cấy vào số du kích xã, biệt động huyện, cơ quan huyện ủy, huyện đội, kinh tài huyện, đường dây…bị hi sinh trong những chuyến đi công tác và đánh địch ở đồng bằng.
 Người – vẫn là con người tiếp sức nuôi sống cho cuộc chiến đấu. Và chắc chắn không có một người chiến sỹ miền Bắc nào khi cất lời thề, tuyên thệ dưới cờ để lên đường vào Nam, anh ta biết trước rằng, một ngày kia, mình sẽ trở thành anh du kích xã… Nhưng họ là người lính và chiến trường đang gọi.
 Ngay Nhàn cũng cho rằng: Công việc của huyện xã, lực lượng của huyện, xã sẽ do người địa phương đảm trách. Mắc mớ chi tới mấy anh lính chủ lực?
 Nhưng mệnh lênh là mệnh lệnh ! Ông Triều bảo vậy. Còn thắc mắc nay mai sẽ có phái viên của tỉnh về tổ chức học tập nghị quyết của khu ủy, tỉnh ủy.
 “ – Đến tôi học cả nửa tháng mà chưa thông, ông Nhàn ạ. – Giọng ông Triều lộ rõ vẻ cáu kỉnh – Mấy ông biểu, lực lượng của chúng ta từ Quân khu xuống tới các xã bây chừ tựa như hình cái nón dựng ngược. Chủ lực miền, chủ lực khu, các trung đoàn, sư đoàn thì mạnh. Xuống đến tỉnh, huyện, lực lượng nhỏ lại và xuống đến cấp xã lực lượng teo tóp thành cái chóp nón. Nhỏ xíu. Tôi điên tiết, nổi khùng: “-Răng các ông không đưa quân đánh sấn về như kỳ Mậu Thân ấy? ”.
 Trung đoàn trưởng vỗ vai mình:
-   Cậu đẻ ra lính hả ? Đẻ được ra súng đạn hả ?
-   Rứa sinh ra cấp “côi” để mần chi ?
-   Cậu quên rằng mình đang phải đối đầu với già nửa triệu quân  Mỹ và chư hầu. Và chừng ấy nữa lính ngụy.
-   Hừ… Nhàn ơi ! Mình không thể nào tin nổi điều đó, anh Triều ạ… Chỉ có đánh thôi. Đánh để cho trung đoàn, cho Quân khu biết rằng K.10 vẫn là một quả đấm mạnh của vùng cánh bắc Huế.
 Và Nhàn đã nhận lãnh trách nhiệm chỉ huy trận đánh phục kích với đại đội 1.
 Biết đâu, đây chẳng là trận đánh cuối cùng của anh chia tay những người cán bộ, chiến sĩ của đại đội chủ công; nơi anh đã từng gắn bó máu thịt với họ trong những ngày đánh địch ở Phú Vang, ở trong lòng nội đô Huế hơn một năm về trước ?

 Phong vẫn chưa an tâm. Anh cho mời hai trung đội trưởng và tiểu đội trưởng súng cối thống nhất lại phương án đánh đich.
 Không ai có ý kiến gì. Bở từ sáng đến giờ, thời gian đủ để cho họ mường tượng ra diễn tiến của trận đánh ngay trong thực địa. Toàn nói một câu lấp lửng:
-   Tôi e tốn hai vắt cơm, anh Phong, anh Nhàn ạ… Biết đâu tụi nó chuồn ra ngả đường 12 thì hết hơi.
-   Nếu bể dĩa ở đây thì tập kích. – Nhàn khoát mạnh tay – Các ông về kiểm tra súng đạn, ngụy trang hầm hố cho kỹ đi. Mấy đưa trinh sát không chịu để yên đâu.
 Bất chợt, từ hướng đông vọng lại hai phát súng nổ ngắt quãng. Súng bắn dẫn đường. Không còn nghi ngờ gì nữa, đơn vị lính ngụy bắt đầu hành quân. Chừng mười phút sau, tiếp tục vang lên hai phát súng đáp lại. Lần này tiếng nổ xa hơn.
-   Tất cả về vị trí. – Phong ra lệnh cho các trung đội trưởng.
 Nhàn xốc dây thắt lưng và khoắc sợi dây dù đeo khẩu K.59 qua vai. Anh đi kiểm tra lại vị trí phục kích của từng tổ, từng mũi một lần nữa. Không có gì đáng ngại. Từ vị trí của các chiến sỹ đại đội 1 hướng xạ kích của họ có thể bao quát được phần lớn bãi ngụy. Tổ chặn đầu, tổ khóa đuôi đều được bố trí bằng hai khẩu B.40, mỗi khẩu tới tám quả đạn. Nhàn dựng lại bên Cường, trung đội phó trung đội 3.
-   Cường này, chừng nào toán đi đầu tới gốc cây dẻ kia mới bắn đấy nhé. – Nhàn cẩn thận chỉ vào gốc cây dẻ khô nằm phía bên kia bãi ngụy. Anh quên đây là lần thứ ba anh nhắc Cường điều đó.
-    Em biết rồi mà. – Cường khẽ gật đầu.
-   Phát B.40 của cậu sẽ là hiệu lệnh phát hỏa cho cả đại đội đấy !
-   Em sợ tổ của Lợi không diệt gọn tiểu đội đi đầu. Anh côi thử cần tăng cường người cho Lợi không ? – Cường băn khoăn.
-   Không cần thiết ! Vả lại rút người ở đâu bây giờ ? Cứ đánh theo hợp đồng ! – Nhàn quyết định.
 Khẩu cối 60 của đại đội đặt kề bên tổ mối. Loại cối bắn ứng dụng không có bàn đế. Trong hố cá nhân đào theo hình trong, Thản sắp hai chục quả đạn ngay ngắn trước mặt. Những ngòi nổ sáng lóa ánh đồng vừa mới được thao ra khỏi ống bảo quản, còn thơm mùi nhựa.
-   Nhớ điểm bắn rồi chớ ? – Nhàn ngồi xuống đặt tay lên vai Thản.
-   Nhớ rồi thủ trưởng ạ.
-   Bắn năm đến bảy quả cấp tập, nhiệm vụ của cậu là chia cắt đội hình địch. – Nhàn nhắc lại phương án tác chiến – làm sao cho tụi phía sau bật trở lại để bộ phận xung lực tiêu diệt gọn tụi địch đã lọt vào bãi ngụy – Chợt Nhàn hỏi – Từ đây đến mép bãi ngụy kia cậu ước tính bao nhiêu mét ?
-   Bảy mươi nhăm mét. – Thản đáp không đắn đo.
-   Đúng đấy ! – Nhàn nheo mắt ước lwongj.
-   Em đo được một trăm lẻ chín bước chân mà lại.
-   Ờ…
 Câu nói của Nhàn bị cắt đứt bởi hai phát sung vang lên bất ngờ. Tiếng nổ nghe đã gần. Nhàn nhìn Phong. Ánh mắt họ gặp nhau qua một thân cây đổ ngang. Nét mặt Phong không có một phản ứng. Anh ngồi quỳ một gối xuống đất, bình thản rít điếu thuốc. Theo như phân công, Phong sẽ chỉ huy toàn bộ số xung lực của đại đội. Nhàn nắm khẩu cối 60 của Thản, bắn chặn.
 Thêm hai phát súng của toàn lính ngụy đi đầu bắn dẫn đường. Chỉ giây lát sau, phía đầu bãi ngụy đã thấp thoáng bóng tổ trinh sát đang chạy về.
 Năm chiến sĩ trinh sát của tiểu đoàn cắt băng dọc theo bãi ngụy về phía Nhàn.
 Bảo nhảy qua canh cây ngụy trang vào trong công sự.
-   Anh Nhàn ! Địch tới . Chùng nó còn cách đây ba trăm mét.
-   Được rồi ! Cho hai đứa ở lại đây với anh. Còn em dẫn một tổ chi viện cho tổ của Lợi tiêu diệt tiểu đội đi đầu.
 Nhàn phất mảnh vài trắng ra hiệu cho Phong. Cả tuyến đã nhận được lệnh sẵn sàng chiến đấu.
 Không gian yên ắng đến bất ngờ. Từ lúc tiếng súng nổ đợt hai, bây chim rừng đang tranh nhau ăn qua dâu đã hốt hoảng bay đi. Dường như lũ chim chọc cũng linh cảm được trận chiến sẽ nổ ra nơi đây trong chốc lát. Bây ve vừa mới đây còn cất giọng hát râm ri tự nhiên im bặt. Gió lùa trên lá cây xào xạc. Chỉ có loài quạ là đánh hơi nhanh nhạy mùi xú uế. Một con bay cắt ngang khoảng trống, màu lông đen in đậm như một vệt mực quét lên trên nền da trời màu xanh ngọc.
 Sáu tên lính ngụy xuất hiện đầu tiên ở đầu bãi ngụy. Chúng hành quân theo đúng con đường trục mà tổ trinh sát của Bảo vừa về. Tiểu đội lính ngụy đi trước dọn đường chủ quan. Hầu như đich không thèm dòm ngó xung quanh, hàng một nối đuôi nhau đi về phía cuối bãi đóng quân. Một tên chĩa khẩu AR.15 bắt lên trời hai phát súng báo hiệu cho đội hinh đi phía sau. Tên lính đi đầu súng khoác ra đằng sau vai, tay cầm con dao Mỹ nhở bản . Lưỡi dao sáng phản chiếu anh mặt trời lấp loáng.
 Phong nhìn thấy rất rõ những bộ mặt đỏ gay, nhễ nhãi mồ hôi của đám lính ngụy. Những chiếc mũ sắt nặng nề chụp ra ngoài vỏ nhựa. Ba lô căng chật, nhằng nhịt dây nhợ. Thằng lính đi sau còn đeo thêm cả chiếc xong nhỏ. Phong nhìn sang “tổ mối”. Mắt Nhàn hơi nheo lại, gương mặt người tiểu đoàn phó căng thẳng. Khẩu K59 Nhàn cầm sẵn trên tay, chĩa nòng ra hướng mục tiêu. Chỉ giây lát nữa thôi trận đánh sẽ bùng nổ.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #5 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 07:27:56 pm »

...tuyệt nhiên trong con người Phong không hề xảy ra sự xáo trộn lớn. Bản năng của người lính chiến đã rèn luyện cho anh sự điềm tĩnh, đôi khi đến lạnh lùng. Nhìn từng khuôn mặt của các chiến sĩ đang nằm yên trong hố cá nhân, nép sau những gốc cây làm vật che chắn, anh dường như hiểu được tâm trạng của từng người. Toàn cầm ngang khẩu AK tỳ trên bắp vế một chân quỳ như chuẩn bị tư thế xung phong. Cường ở đăng xa thỉnh thoảng lại nhìn Phong. Quý tiểu đội trưởng đã giương sẵn khẩu B40, lấy thân cây đổ làm bệ tỳ cho súng. Họ là những chiến sĩ đã quen với việc đánh đấm. Những tân binh như Mộc, Thọ, Tốt ... lần đầu tham gia một trận đấu quy mô có vẻ nóng ruột, phấp phỏng hơn. Trong khi đó cậu Thản, tay phải cầm sẵn một quả đạn cối đen sì, nhìn Phong khẽ nhoẻn cười, tỏ vẻ chắc thắng, tình huống địch xả ra y như tập trận thế này.

 Sáu tên lính ngụy đi tới cuối bãi dừng lại. Chúng đặt súng xuống mép công sự và hạ ba lô. Nắng chói chang, nhưng chúng không dạt vào bóng cây. Có thằng cởi phanh áo để lộ bộ ngực cháy nắng đỏ như cua luộc. Phía ngoài rừng chợt vang lên hai phát súng.
 Ánh mắt của Phong và Nhàn gặp nhau: " Đại đội địch đã tới" !
 Đội hình địch đi sau tiến nhanh vào bãi ngụy trống trải. Chúng tin tưởng ở tiểu đội đi đầu. Tràn vào bãi, địch dồn cục cả lại, không còn đi theo hàng một như khi hành quân trong rừng. Thằng sĩ quan chỉ huy đại đội lính cỡ ngoài ba mươi tuổi, tiến vượt lên trước cất cao giọng:
 - Trung đội một, trung đội hai về vị trí cũ - Hắn nói giọng Nam Bộ, nặng - Đá đâu ? ... Bắt sóng gọi trung úy Vi dồn nhanh đội hình, lẹ lên.
 - Dạ.
 Tên lính thông tin đeo chiếc máy PRC.25 truyền lệnh ngay vào tổ hợp.
 Hai trung đội địch tản ra theo hai hướng. Tiếng nói, tiếng gọi nhau ồn ào.
 Nhàn nhìn Phong và giơ cao chiếc khăn trắng.
 Bốn trsi B40 nổ dữ dội, trùm lên thành bốn quầng lửa. Khói bụi đen kịt cuốn bốc cao. Mấy chục khẩu AK nổ giòn giã. Phong ném liền một lúc hai tría thủ pháo vào đám lính ngụy hỗn độn ngay trước mặt, cách anh chưa đầy hai chục mét. Một loạt tiếng nổ nữa của B40, của lựu đạn và thủ pháo. Địch co cụm dày đặc, bắn AK không đã. Thấp thoáng trong làn bụi khói, xác địch đè lên nhau. Thằng nào may mắn thoát chết đều chạy dạt vào đám cây rừng, phía bên kia bãi đất trống.
 - Xung phong ! - Phong hét to.
 - Xung phong ! Xung phong ! ... Xung phong...
 Tiếng hét vang lên chen trong tiếng nổ. Trừ khẩu cối của Thản gióng giả cắt đội hình phía sau của địch, những người lính bộ binh kể cả Nhàn đều xông ra bãi tráng, nơi xác lính ngụy đổ ngổn ngang, kêu la.
 Hai trung đội địch lọt vào ổ phục kích chết vãn. Tên sĩ quan chỉ huy và tên lính thông tin nằm đè lên nhau. phong lột luôn khẩu côn và mớ giấy tờ trong túi áo ngực của thằng chỉ huy. Nhàn đến chỗ Phong.
 - Phong ! Thu nhanh vũ khí và ba lô. Năm phút nữa cho bộ đội rút.
 - Lượm sao hết ba lô ? Lấy gạo thôi anh Nhàn !
 Phong trông thấy Cường tay cầm khẩu B40, trên lưng đeo bốn khẩu AR15.
 - Khẩu nào gãy, vất đi Cường - Phong gọi to - Tông đâu ? Đổng đâu ... Chuẩn bị cho bắn ĐK.
 "ĐK" là mật hiệu rút quân khỏi trận địa.
 Hai mươi phút từ lúc nổ súng, chưa hề thấy pháo địch bắn trả. Trung đội địch bị cắt lại phía sau cũng chỉ kịp thời phản ứng bằng vài loạt AR.15. Những trái đạn cối 60 đã tạo thành bức màn sắt vây bọc? Mà cũng có thể địch khiếp sợ bởi trận phục kích diễn ra quá bất ngờ ?
 Toàn bộ đội hình của đại đội 1 rút về tới bờ Khe Điên mới nghe thấy tiếng pháo bắn ở ngoài khu vực bãi ngụy. Địch bắn pháo cấp tập.
( Hết phần I )
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #6 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 09:26:18 pm »

Hai
Phó ban chính trị tỉnh đội Thái Long là người trên năm mươi tuổi, gốc dân Huế. Ông tập kết ra Bắc , rồi đi học và có thời dạy văn ở trường phổ thông cấp ba Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1963, ông trở lại quân đội. Có học vấn văn hóa, là cán bộ chính trị viên phó tiểu đoàn, Thái Long được trên rút về công tác ở ban chính trị "công trường V", sau chuyển về tỉnh đội. Thái Long về K10 đã được hơn một tuần và cùng ban chi huy tiểu đoàn tổ chức đợt học tập chính trị với chủ đề " Quán triệt và thực hiện di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ Tịch".
 Đại đội 1 được điều lên chân Dốc Đoác để nhận nhiệm vụ mới. Đội hình gọn nhẹ, đường thông suốt, chưa đến một ngày hành quân đơn vị đã tới địa điểm trú quân. Vùng quanh chân Dốc Đoác không có địch. Đêm ấy anh em chiến sĩ đại đội 1 đổ ra con suối Đá trước hậu cứ đi chém cá, soi cua trong lúc ban chỉ huy đại đội được tiểu đoàn mời lên báo cáo tình hình đơn vị và nhận kế hoạch. Mười ngày dành cho đại đội vừa nghỉ ngơi củng cố đơn vị, vừa học tập quán triệt nghị quyết.
 Một ngày trời, ông Thái Long lên lớp chính trị phân tích cho những người lính nghe tình hình địch - ta, cuộc đấu tranh trên trường quốc tế và đặc biệt là diễn tiến của cuộc hòa đàm Pa ri. Rốt cục lại, ông vẫn dành cho việc lý giải cái thế mang tính chiến lược hiện nay ở chiến trường là việc bố trí lực lượng giữa quân chủ lực và quân địa phương đang sa vào tình trạng "hình chóp nón lộn ngược". Rằng các trung đoàn, sư đoàn chủ lực là những "quả đấm thép" mạnh, trong khi lực lượng vũ trang cấp xã, huyện từ sau cuộc tập kích chiến lược mùa xuân 1968 đang bị teo tóp dần.
 Ông nói giọng Huế, pha chất giọng Hà Nội, cách diễn đạt vừa gọn, vừa xúc tích chậm rãi và biểu hiện cảm xúc trong từng lời nói. Những người lính giải phóng ngồi trên các thân cây, chăm chú lắng nghe, súng AK tựa vào vai. Đã lâu lắm, họ mới có được cuộc gặp mặt đông đủ thế này. Đầu óc thư thái, không phải lo nghĩ tới chuyện đi chốt gác, đi đồng bằng kiếm gạo ...Trung đội chinh sát của tiểu đoàn, có nhiệm vụ lùng sục bảo vệ hậu cứ cho những người lính bộ binh đại đội 1 yên tâm học tập.
 Che phủ bởi vòm cây lá xanh, tít trên trời cao vọng lại tiếng may bay trinh sát VO.10. Lâu lâu, lũ máy bay trực thăng phành phạch lượt ngang qua đầu lên chi viện cho sư đoàn kỵ binh bay số 1 đang càn ở Dốc Chè, Núi Bông. Những chiếc H34 vuông vức như một toa tàu lững thững bay qua. Lâu lâu, pháo địch bắng lên từng đợt, đạn nổ khu vực địa đạo 310, điểm cao 360, Khe Trái...Dốc Đoác lọt thỏm trong tầm hỏa lực của pháo 105 ly, 175 ly của địch. Cứ mỗi lần máy bay trực thăng bay qua hay pháo bắn, tiếng đạn cắt gió rít trên đỉnh đầu, ông Thái Long đều dừng lại, hơi giỏng tai nghe ngóng và chờ đợi tiếng nổ. Gương mặt những người lính bình thản hơn. Họ đã quá quen và thậm chí nghe đường đạn pháo bay còn đoán định được hướng nổ.
 Đại đội phó Tam được phân công phụ trách đơn vị học tập sáng nay. Anh nguyên là chuẩn úy, phong quân hàm từ ngoài Bắc khi đang ở khung huấn luyện sư đoàn 330. Tam được điều về đại đội 1 trước chiến dịch Mậu Thân, đầu tiên giữ chức vụ trung đội trưởng trung đội 3. Bảy tháng sau, đại đội phó Nguyên hy sinh trong chuyến đi đồng bằng đánh về Bồn Phổ. Tiểu đoàn đưa Tam lên thay cương vị ấy. Tam đánh giặc không xuất sắc, chưa có một trận đánh nào chứng tỏ Tam có tài chỉ huy. Nghe lính B3 đồn đại, Tam nhát gan và tính nết đối với anh em cũng ít cởi mở. Nhưng xét ra Tam lai là người có quân hàm cao nhất đại đội. Phong, chính trị viên Hảo, chính trị viên phó Ban, ba người cấp bậc quân hàm mới thượng sĩ. Tam hậm hực vì chuyện đó.
 Hậm hực như vậy thôi, thực tình Tam cũng chẳng thiết tha với cương vị đại đội phó hiện nay, Tam nghĩ có làm ông tá, ông tớng mà phải sống chui lủi trong rừng, giưo lưng hứng chịu bom pháo của địch nện như giã gạo cũng không bõ. Gần hai năm chung sống với người lính bộ binh ở một vung giáp ranh, Tam cũng đã ớn đến tận cổ. Ngồi học trong lớp học, Tam không hề có một biểu hiện trên nét mặt. Những điều ông Thái Long trình bày, anh chỉ nghe câu được câu chăng. Tâm trí anh để vào tiếng máy bay, tiếng đạn pháo nổ, tiếng con chim gõ kiến đang mổ vào thân cây lốc cốc. Và tiếng con suối chảy róc rách len lách qua các lèn đá dưới xa kia.
 Hai năm lăn lộn ở vùng giáp ranh, năm tháng tưởng kéo dài vô tận. Anh hay sốt vặt. Mỗi tháng một đôi lần. Những ngày sốt, Tam muốn kéo dài ra để anh tận hưởng bằng ký ức về những ngày còn làm anh đội phó đội sản xuất ở một hợp tác xã nông nghiệp vùng quê Kiến An. Nhờ chức đội phó sản xuất, kiêm trung đội trưởng dân quân, Tam được kết nạp vào Đảng. Tam có vợ ở quê, và hai đứa con gái. Tưởng đã được yên thân, nhưng không ngờ, anh vẫn bị gọi đi khám tuyển nghĩa vụ, rồi nhập ngũ. Đưa quân đi B, Tam hi vọng sẽ được trở ra Bắc. Anh ghé qua nhà, an ủi vợ chuyến đi này kéo dài nhất là ba tháng. Tam để lại cho vợ con bộ quân phục mới toanh. Một vài lọ thuốc bổ. Biếu thầy anh chiếc mũ cứng Trung Quốc. Chiến trường đã quấn lấy Tam và anh không sao gỡ ra nổi.
 Chán nản và cố gắng giấu giếm nỗi tuyệt vọng cay đắng trước những chiến sĩ, Tam vẫn phải tự tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới. Không thích nghi cuộc sống của anh lính vùng giáp ranh với địch, anh sẽ chết. Giữ cho được "cái gáo" là quan trọng, là còn "gáo" là còn tất cả. Tam ngấm ngầm thực hiện cho triết lý ấy. Tam phong phanh đánh hơi biết K10 giải tán bổ sung quân cho huyện, xã. Càng nghe ông Thái Long phân tích tình hình, tưng lúc anh càng tự khẳng định điều ấy là sự thật không còn hồ nghi gì nữa.
 Tam hìn dung ra những ngày sắp tới sẽ còn bi đát hơn cả chuỗi ngày ở K10. Dù sao đây cũng là một đơn vị bộ đội chủ lực. Có đại đội, có tiểu đoàn. Ít ra trong đội hình tiến về đồng bằng, đi trong rừng anh sẽ ở vị trí thứ năm, thứ sau, thậm chí đi cuối cùng chớ không phải là người lính đi thứ nhất. Còn một khi đã làm anh du kích, biệt động phân giới ấy chỉ là trò đùa với nhứng trái mìn định hướng hay mọt ổ phục kích. Hai năm sống nhờ cơm gạo của người dân đồng bằng, đủ để cho Tam rút ra những bài học xương máu. Tam không muốn dấn sâu thêm nữa vào nỗi cực nhọc của một anh lính địa phương bám ở tuyến đầu.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2010, 11:57:42 am »

 Chợt ông Thái Long nhìn chiếc đồng hồ Orien mặt trắng. Tam biết ý. Anh sửa lại quần áo và đứng lên, hai chân dẫm vào nhau, người thẳng như một cây gỗ. Anh dõng dạc nói to, hệt như một sĩ quan trực ban nhà nghề.
-   Báo cáo thủ trưởng, đã tới giờ giải lao.
 Ông Thái Long hơi mỉm cười.
 Tiếng xì xào, ồn ã nổi lên. Tam nhắc.
-   Yêu cầu các đồng chí giữ im lặng. Đây là chân Dốc Đoác chứ chưa phải là Hang Đá, đường tuyến đâu nghe.
-    Từng cụm năm bảy người chiến sĩ tản mát quanh các gốc cây, vạt đá ngồi hút thuốc. Vây Thản “cối” là một đám gần chục người. Thản rê chiếc điếu cày đi tới đâu, mọi người à theo tới đó. Thản đưa chiếc điếu cho ông Sủng.
-    - Ưu tiên bố “già”. Tụi con “kính lão đắc thọ” nghe bố.
-   Thuốc ? – Ông Sủng hỏi.
-   Ở nhỉ … Có đây !
 Thản móc từ trong cái túi áo một bọc ni lông nhỏ, chậm rãi mở gói. Cậu ta muốn cố ý kéo dài nỗi thèm của những chàng nghiện thuốc lào đã lâu không được hút. Đây là thứ thuốc lào trồng ở miền Nam, sợi đen, Thản vớ được trong một ba lô ngụy, chiến lợi phẩm sau trận phục kích. Thản vê từng điếu phát cho mỗi người và dõng dạc tuyên bố:
-   Còn một hiệp nữa. Để sau bữa cơm trưa.
 Sủng hút trước tiên. Hai má lõm sâu. Ngọn lửa cháy bập bùng liếm vào từng sợi thuốc. Chiếc điếu cày sôi lên đành đạch.
-   Thôi chứ “bố” Sủng ! Coi chừng “bố” rít hung quá vỡ mất nõ điếu.
 Chiếc điếu cày lập tức được chuyền sang tay người khác. Ông Sủng ngửa người tựa lưng vào gốc cây dẻ khoan khoái thở ra một dòng khói trắng đục. Đôi mắt đờ đẫn.
-   Ơ … Bố “già” say thuốc tụi bay ơi !
-   Hừ… - Sủng cười, để lộ chiếc răng vàng – Ăn thua đếch gì. Còn thua thuốc lào Tiền Hải quê tao.
-   Thứ này phải gọi thuốc Vĩnh Bảo bằng “cụ”.
-   Nhưng mà rít một hơi đã  nghiền cũng vui, phải không Thản “cối”.
-   Tất nhiên rồi. Chả bù cho bữa trước phải đi lượm mấy mẩu thuốc thừa gom lại hút. – Thản đáp, và ráng rít cho đến khi nhùm thuốc trên nõ điếu cháy chỉ còn trơ tàn.
-   Vui nhỉ. Các cậu kiếm mô ra thuốc lào ? – Ông Thái Long đã đên sau lưng hội “hút thuốc lào” từ bao giờ.
-   Dạ… Thủ trưởng biết hút thứ này không ? – Sủng đỡ lời.
-   Răng không biết ! – Ông Thái Long cười cười – Vợ tớ dân Hải Phòng mà lại. Cho mình một điếu nào.
 Thản nhanh nhẹn móc bao thuốc hào phóng mời thủ trưởng tỉnh đội. Những người chiến sĩ ngồi xung quanh cũng chẳng từ nan, véo mỗi người một điếu. Suất thuốc dành cho sau bữa cơm trưa đã được kết thúc sớm hơn dự định. Ông Thái Long phải rít mấy lần mới hết điếu thuốc lào khá nặng. Lát sau, đến lượt ông mở bao dù lấy ra hai gói “Tam Đảo” bao bạc. Ông rút từng điếu chia cho mọi người. Còn chừng hơn một bao, ông gọi Tam lại và dặn anh đem chia đủ cho tất cả anh em trong đại đội.
-   Đồng chí được mấy cháu. – Chợt ông Thái Long vỗ vào vai Sủng.
-   Dạ, báo cáo thủ trưởng tôi sáu cháu ạ.
-   Thưa thủ trưởng ! – Thản chen vào – “Bố” Sủng của chúng em còn ở nhà với “bu nó” thì chắc chắn bây giờ phải tám cháu ạ.
 Đám chiến sĩ cười ồ.
-   Cậu bao nhiêu tuổi mà đông con dữ vậy ? – Ông Thái Long mỉm cười hỏi Sủng.
-   Dạ thưa thủ trưởng. Em đến tháng tư này là bốn mươi hai tuổi ạ.
-   Trước khi đi bộ đội đồng chí làm nghề gì ?
-   Dạ, em làm ở công ty vệ sinh, còn vợ con em làm ruộng.
-   Kinh tế có đủ nuôi các cháu không ?
-   Cũng túng lắm thủ trưởng ạ… - Sủng gãi tai.
 Ông Thái Long im lặng một lát. Vầng trán của ông hơi nhíu lại hằn lên những vết nhăn. Giọng ông khẽ khàng nói với những người lính đang ngồi vây quanh ông, như thể nói với bạn bè…
-   Cuộc chiến tranh ở đất nước mình phải huy động sức người, sức của quá lớn phải không ? Không những trai tráng ra trận đã đành. Người có tuổi, miễn là cầm được súng, chân leo được Trường Sơn là đều có thể trở thành chiến sĩ vệ quốc. Những ngày đầu vào bộ đội đánh Pháp, tôi cũng trẻ như ri – Ông Thái Long chỉ vào Thản.
-   Cả phụ nữ nưa chớ thủ trưởng… Một chiến sĩ trẻ nói chen vào.
-   Phải, cả phụ nữ… cả ông già, bà cả, con nít đều được huy động vào cuộc chiến đấu.
 Tam hỏi thăm dò:
-   Thưa thủ trưởng, tôi hỏi thế này không phải, xin thủ trưởng bỏ qua. Nghe nói cấp trên định phân tán K10 về địa phương phải không ạ ?
 Ông Thái Long nhìn Tam trong giây lát.
-   Chút nữa, tôi sẽ trình bày cho các đồng chí nghe chủ trương của Quân khu, của tỉnh đội…Nhưng xin hỏi các đồng chí một câu: Nếu phân công đại đội 1 tăng cường quân số cho huyện các đồng chí nghĩ sao? Thôi nhé, anh Tam xin miễn trả lời, tôi hỏi đồng chí này.
 Ông Thái Long chỉ vào Sủng.
-   Thưa thủ trưởng, tôi là một đảng viên, Đảng bảo sao tôi chấp hành mệnh lệnh nghiêm chỉnh.
 Ông Thái Long ngắt lời:
-   Tôi muốn hỏi điều này cơ. Đồng chí thấy chủ trương như vậy đúng hay sai ? Và có nên không ?
-   Những điều thủ trưởng phân tích cho anh em tôi, nghe thấy có lý. Tụi tôi sẵn sàng về chiến đấu ở xã, ở huyện. Nói đúng ra là làm quân xã, huyện …
-   Đồng chí còn e ngại điều chi? – Ông Thái Long động viên.
-   Cấp trên phải đả thông cho xã, huyện đừng mặc cảm với anh em bộ đội và coi anh em bộ đội như người địa phương mình.
-   Anh nói điều đó xem ra khó đó nghe, anh Sủng. – Thản ngắt lời Sủng.
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 09:57:41 pm »

-   Tại sao khó hả đồng chí ?- Ông Thái Long nhìn Thản. Rồi ông nói tiếp: - Tôi là một đứa con của Huế, chín năm đánh Pháp xong tôi ra tập kết. Đồng bào miền Bắc cưu mang tôi. Có những bà mẹ nhận tôi làm con nuôi. Vợ tôi người Bắc. Vậy lẽ nào các đồng chí từ các nẻo quê hương miền Bắc vào đây chiến đấu, chính quyền địa phương các cấp lại có thể có thái độ phân biệt. Máu của chiến sĩ ta đổ ra vì sự nghiệp giải phóng miền Nam đều cao quý như nhau. Người chiến sĩ trước lúc ngã xuống trong cuộc chiến đấu chắc chắn không ai tự chọn cho mình một vùng đất để chết. Tôi nghĩ rứa đó. Và các cấp huyện, xã cũng phải nghĩ như rứa. Phải không ...
Không một ai trả lời. Họ ngồi im nghe ông nói.
-   Các đồng chí hãy tin tôi – Mục đích cuối cùng của Đảng, của cấp trên là làm sao mau chóng kết thúc chiến tranh, thống nhất Tổ Quốc. Ai cũng mong hòa bình đến sớm. Và, nếu hi sinh thì đó không chỉ là nỗi đau của một người vợ, người mẹ, của những đứa con mồ côi cha mà là con nỗi đau chung của Đảng, của dân tộc…
Tiếng máy bay trực thăng cắt ngang trên đầu át câu nói của ông Thái Long. Bốn chiếc máy bay trực thăng bay thấp, hiện ra trên hoảng trống của tán cây rừng. Chúng tiếp tục chở quân lên miền tây sông Bồ.
-   Báo cáo thủ trưởng, đã đến giờ lên lớp. Xin mời đồng chí tiếp tục làm việc. – Giọng Tam rắng đanh, đầy vẻ trân trọng. Ông Thái Long đứng dậy:
-   Cám ơn đồng chí, đồng chí mời anh em vào lớp.
*
*   *
Cuộc họp đảng ủy tiểu đoàn mở rộng đã bước sang ngày thứ hai. Và xem chừng gay go khi bàn bạc trao đổi về nhiệm vụ cụ thể của các đại đội. Ngoài số đảng ủy viên của tiểu đoàn, cấp trưởng của các đại đội đều được mời dự họp.
Khi tiểu đoàn trường Triều công bố lệnh giải thể tiểu đoàn giao cho huyện đội thì phản ứng của các cán bộ đại đội nổi lên. Mũi nhọn công kích xuất phát từ Phong và Hỉ – chính trị viên đại đội 3. Hảo – chính trị viên đại đội 1 và Quý đại đội trưởng đại đội 3, dè lời hơn và thường nêu những khó khăn về phương thức tác chiến.
Chính trị viên kiêm bí thử đảng ủy tiểu đoàn Trần Đang ngồi ghi lại hết các ý kiến.
-   Việc giải thể K10 chứng tỏ cấp trên không tin chúng tôi – Phong nói gay gắt – Phải chăng “K” ta đánh kém sút hơn so với kỳ “ Mậu Thân” ở Huế. Mà kém sút là đúng. Điều kiện chiến trường của K ta khi còn ở Phú Vang, Quảng Điền, những năm 1965 – 1966 và dạo Mậu Thân khác với bây giờ. Ngày đó chúng ta có đất, chúng ta có dân, có vùng giải phóng hẳn hoi. Bộ đội sống trong dân. Ban ngày địch đổ quân càn. Chúng ta đánh càn. Các làng ấp ban đêm là của ta. Bộ đội còn biết hơi ấm của cái giường, biết miếng canh cá của đồng bào nấu cho ăn mỗi bữa. Còn bây giờ ? Hai năm nay thử hỏi K10, K6, K4 … và thậm chỉ cả hai đại đội đặc công của tỉnh có đơn vị nào về bám trụ nổi ở đồng bằng lấy hai ngày. Chỉ cần nghe có bộ đội về làng, y như rằng phi pháo, trực thăng đổ quân đến quây quét. Các đơn vị đều bị đánh bật lên xanh, bám vào giáp ranh cũng chỉ có một số lượng ít ỏi. Chúng ta đánh kém là phải. Bị cấp trên phê phán , chỉ trích là đúng. Các đơn vị lo kiếm miếng ăn đã vất vả chứ đừng nói chi tới đánh địch. Lỗi tại ai ?
Logged
BloodX
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 11:20:58 am »

-   Rồi sao nữa, cậu nói tiếp đi Phong…- Ông Triều cười khẽ và tiện tay rút một điếu Rubi xanh châm hút.
-   Tôi khẳng định, bộ đội K10 không đánh giặc kém. Bằng chứng là C1 đánh trận tập kích ở bãi ngụy dưới chân Chóp Nón vừa qua, bộ binh của chúng ta vẫn đủ sức chiến đấu và có khả năng tổ chức những trận đánh lớn.
-   Không ai phản đối ý kiến của đồng chí Phong.- Ông Thái Long ngồi bó gối nghe Phong nói một cách chăm chú.
-   Vậy, thưa các đồng chí, không lẽ gì chúng ta chấp nhận phương án giải tán tiểu đoàn. Tôi xin quả quyết, chỉ cần giao những chiến sỹ ưu tú của chúng ta cho huyện, cho xã chỉ chưa đầy sáu tháng sau chúng ta sẽ mất quá nửa số chiến sỹ ấy…Không…Không nên, tôi đề nghị các anh điện lên trung đoàn, điện sang tỉnh, lên Quân khu đừng giải tán K10. Tiểu đoàn ta có truyền thống đánh giặc trên mảnh đất Thừa Thiên cả chục năm nay. Đồng bào ở đây nhắc đến K10, K4, K6 ai mà không biết.
Không khí trong căn hầm ắng đi một hồi lâu. Giọng Phong thống thiết quá, và hình như anh xúc động. Mọi người đều thấy anh đưa tay lên chùi khóe mắt, giọng đứt quãng. Điều Phong nói là sự thật. Và người hiểu rõ những điều anh nói ở đây hơn ai hết là ông Triều, là Hảo , là Quý, là Ban, là Hỉ … và cả ông Thái Long. Những người lính kỳ cựu của K10 từ ngày tiểu đoàn mới thành lập mang số hiệu 801, thời ấy ông Tư Hiền – phó ban tác chiến của quân khu bây giờ - mới còn là anh tiểu đoàn trưởng, mặc quần đùi vác tôm-xông chỉ huy lính K10 vượt phá Tam Giang về giải phóng vùng cát Phú Vang. Phá toang những làng xanh ở Phong Điền, Quảng Điền nối thông tuyến hành lang giữa vùng đồng bằng các huyện, dọc ven biển. Lần đầu tiên những lá cờ nửa đỏ nửa xanh, có ngôi sao vàng ở giữa phất phới bay trên nóc đình làng.
Điều đó là sự thật ! Các cửa sổ cố đô Huế bị phá banh trong những ngày tiến công và nối dậy mùa xuân năm 1968. Địch ngán đòn phủ đầu của quân “Ông Tư”. Trên sông Hương, tàu chiến địch cháy. Những trận chăn giặc ngay cửa quán cơm Âm Phủ của mười một cô gái Huế năm trong đội hình chiến đấu của bộ đội K10. Mới hơn hai năm nay chuyện cũ đã chìm vào trong dĩ vang, chỉ còn được nhắc lại với giọng đầy phấn khích và ngưỡng mộ của cuốn biên niên sử hằn sâu trong ký ức những người lính cũ còn có mặt trong tiểu đoàn đến bây giờ. Họ kể cho lứa tân binh mới nhập cuộc chiến tích lẫy lừng của đơn vị. Các tiểu đoàn lính ngụy vốn khét tiếng dũng mãnh của sư đoàn 1 bộ binh, các tiểu đoàn “Trâu điên”, “Cọp biển”. “Cáo đen” … Giáp mặt với lính K10 còn phải sợ. Truyền thống của tiểu đoàn nuôi dưỡng những tâm hồn anh lính mới tò te, niềm tự hào được làm quân “Ông Chi”, “ông Một”, “ông Khánh Lửa”… Từ lâu đội hình trung đoàn bị xé nát ra hai cánh. Tiều đoàn , đại đội tác chiến độc lập – đấy là phong cách đánh giặc của đại đội K10 có từ lâu.
Hình như ông Triều cũng khóc. Điếu thuốc Rubi tắt ngấm. Lúc ông quẹt lửa, quầng sáng phát ra từ chiếc bật lửa Trung Quốc soi tỏ đôi mắt ông đỏ hoe.
-   Đồng chí nào có ý kiến phát biểu, xin cứ tiếp tục. – Ông Thái Long kéo mọi người trở lại không khí của cuộc họp.
Sau Phong chưa có ai lên tiếng. Trong căn hầm mái bằng rồng, kê sạp ken bằng cây đùng đình, người ngồi họp lèn vai nhau. Không khí ắng lặng tới mức nghe rõ cả tiếng chiếc bấc đèn cạn dầu kêu lật phật. Và có tiếng ai đó thở dài.
-   Giải tán K10 về địa phương là không đúng. – Một lúc lâu sau Hỉ nói – Chúng tôi được đào tạo từ miền Bắc vào miền Nam đề đánh giặc, làm anh bộ đội chủ lực chứ không phải để làm anh du kích… Đấy là công việc của địa phương phải đảm trách lấy lực lượng tại chỗ. Cớ chi các anh bắt bộ đội  làm chuyện đó.
-   Nhưng huyện , xã không đáp ứng nổi yêu cầu như đồng chí đưa ra, thì tính ra răng đồng chỉ Hỉ ? – Ông Thái Long điềm đạm nêu câu hỏi.
-   Thì cách chức họ ! - Hỉ nói dứt khoát.
Mọi người ngồi họp đang trong bầu không khí căng thẳng bỗng cười ồ.
-   Cách chức cả, thì lấy ai chỉ đạo phong trào. Chỉ đạo hàng loạt tuyến cơ sở mật ở vùng sâu?
-   Vậy tại sao ta không tổ chức đánh lớn về đồng bằng, nhân đấy bắt thanh niên đưa lên núi ? Tụi ngụy còn biết bắt thanh niên bổ sung lính. Tại sao ta không làm việc đó. Hẳn các anh còn nhớ bốn tên tù binh đại đội 1 bắt hôm rồi, hai tên trong số đó mới bị bắt vô lính chưa đầy bốn tháng. Tại sao … ?
Hỉ chưa nói hế câu…ông Thái Long đã cắt lời.
-   Tại sao à ? Tại vì chúng ta là quân đội của nahan dân. Chúng ta cần những người lính giác ngộ lý tưởng chứ không cần một đội lính đánh thuê. Vậy đó, đồng chí Hỉ ạ…Huyện, xã kể cả tỉnh và quân khu đều mong có một lực lượng vũ trang địa phương mạnh. Và chỉ có địa phương mạnh thì chủ lực mới mạnh. Nhưng người kiếm mô ra ? Quân khu, quân ủy, Tỉnh ủy phải bàn nát nước, nát cái mới đưa ra quyết định điều bộ đội K10 về củng cố cho địa phương. Và chính lực lượng này phải bám dân gây dựng cơ sở tạo tiền đề cho việc rút thanh niên trong một khoảng thời gian ngắn. Tôi xin nói, đó là mệnh lệnh.
Đúng hay sai, thời gian sẽ khẳng định. Các đồng chí và tôi sẽ tự kiểm chứng. Nhưng quyết định này là cần thiết và đúng đắn. Không có cơ sở cách mạng bám trên địa bàn các huyện, các xã thì rồi không khéo “cha con” ta không chỉ rút lên Bốt Đỏ, Hang Đá , đường tuyến đâu. Chưa biết chừng địch hất chúng ta sang đất Lào. Hiện nay địch đang càn Dốc Chè, Dốc Mèo, Núi Bông. Và năm ngoài định càn A Lưới, xe tăng, M113 tiến dọc theo đường 12 lên tới cây số 23. Đường tuyến tắc xe. Gay go biết bao nhiêu…Bài học của tiểu đoàn 439, được rút ra bằng máu về công tác tổ chức, chỉ huy và chỉ đạo cho một đơn vị chiến đấu… Các đồng chí hãy tin, không bao giờ quân khu và tỉnh có ý nghĩ óa đi truyền thống tốt đệp của tiểu đoàn 10, đứa con của đồng bào Thừa Thiên hàng chục năm nay. – Chợt gộng ông Thái Long đanh cứng – Đồng chí nào còn thắc mắc xin cứ tiếp tục đề đạt nguyện vọng. Tôi và anh Triều, anh Đang, anh Ngạn, anh Nhàn có trách nhiệm báo cáo về tỉnh xin ý kiến giải quyết . Nhưng các anh phải quán triệt  nghị quyết của đảng ủy và làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ và chiến sỹ của đại đội mình. Vì đó là quân lệnh – Giọng ông Thái Long dứt khoát. Mọi người đều hiểu cuộc họp tới đây tạm chấm dứt.
-   Tôi nay đúng bảy giờ , tiếp tục họp !
Ông Đang công bố.
Mọi người nối đuôi nhau bước ra khỏi căn hầm không ai nói thêm điều gì. Nét mặt người nào người nấy căng thẳng và mệt mỏi.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM