Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:41:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giáp ranh  (Đọc 80319 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 03:04:43 pm »

*

   ... Bây giờ Hạnh đã nằm ở đây, trong căn nhà của vợ chồng Ngật. “Răng chưa bao giờ anh Cường nói chuyện với mình về Ngật”, cô nghĩ. Giờ này chắc chắn anh Cường đã biết tin, “một cô Sen” nào đó đã về để tối nay gặp anh. Không biết Cường có đoán ra?

   Hạnh lại nhìn đồng hồ. Ít nhất còn bốn tiếng nữa trời mới tối. Cô thầm mong cho mọi sự trôi qua một cách yên ổn từ bây giờ tới lúc đó. Cả chục ngày nay, cô chưa đêm nào ngủ ngon giấc. Cô nằm miết, trằn trọc suy nghĩ mung lung. Đang từ chuyện này nhảy cóc sang chuyện khác, vẩn vơ chán rồi cô lại trở về với Cường. Chao ôi, gặp được anh cô sẽ kể cho Cường nghe vô số chuyện.

   ... Cường bất ngờ khi nhìn thấy Ngật kéo cánh rào bước vào, theo sau là Hạnh.

   - Hạnh! Chao ôi...! Vậy mà anh cứ tưởng ai.

   Hạnh nghẹn ngào không nói được nên lời.

   - Anh Cường! Em về...

   Ngật đủ khôn ngoan hiểu nhiệm vụ của mình tới đây là xong. Anh ta giục Cường ăn cơm cho nóng, rồi rút lui thiệt êm.

   Đột nhiên, Hạnh bật lên tiếng khóc. Cô gục đầu vào một bên vai Cường, giấu những giọt nước mắt trào ra hai gò má.

   Gió xào xạc thổi trên những chòm lá xoan non. Tiếng chim từ quy thảng thốt trong chiều hoàng hôn thanh vắng, dày mây mù và lắc rắc những hạt mưa xuân rơi xuống tấm ni lông xanh che trên đầu họ một khoảng rợp. Không gian sẫm lại dần nhưng vẫn đủ để cho cô nhận rõ một gương mặt rất ư quen thuộc bao đêm cháy lòng vì mong nhớ. Còn Cường cũng chẳng hơn gì Hạnh. Anh đã nẫu ruột gan vì chờ đợi. Và không thể ngờ rằng anh đã được gặp Hạnh ngay trong cái tổ ấm êm của mình và anh nhận ra cái mùi quen thuộc trên mái tóc cô.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 03:07:00 pm »

14

   Ba trung đội vận tải đều tập trung về buôn Cu Soi. Khu hậu cứ mới trở nên chật chội, ồn ào. Vang lên suốt mấy ngày tiếng chặt cây, đào đất. Cây ở vùng này sẵn, đủ cỡ để làm cho bộ đội hạ xuống làm nhà, gác đà ken hầm, làm bàn ghế. Cụm chỉ huy cánh bắc đã quyết định cho đại đội vận tải xây dựng hậu cứ ở buôn Cu Soi trụ bám suốt mùa mưa. Từ đây ra kho binh trạm chưa đầy ba giờ đồng hồ đi bộ. Sau khi làm nhà ở xong cho đại đội, đơn vị sẽ còn phải làm kho để trữ hàng cho cánh bắc Huế.

   Buôn Cu Soi dân bỏ đi đã lâu. Trên nền đất buôn cũ duy nhất chỉ còn lại một cái nhà nát mái. Nhưng dàn gỗ còn chắc, Thoan cho sửa sang thành nhà của Ban chỉ huy đại đội, tận dụng luôn cái hang đá ăn sâu vào trong núi. Tuy vậy, vẫn phải làm thêm hai nhà hầm dành cho bộ phận y tá, phục vụ, nhà kho của đơn vị.

   Ba trung đội làm nhà, đào hầm chia ra ba góc châu tuần quanh Ban chỉ huy đại đội. Trung đội của ông Mịch ở xa hơn, phía bên kia con suối. Thế đóng quân thật đẹp. Dốc núi thoai thoải. Cây rừng mọc thưa cao, tán lá rộng. Dòng suối dưới chân dốc có một vụng sâu tới ngực. Buổi chiều những người lính làm xong phần việc xuống đấy tắm rửa, đùa nghịch; phía dưới cách chừng vài trăm mét, còn có một vùng nước nữa. Cánh con trai gọi đùa là “đầm nước của mười hai nàng tiên cá”. Các cô, các chị trong đội vận tải xuống đấy tắm giặt. Nửa tháng trời xây dựng hậu cứ. Tạm coi là xong. Các trung đội chỉ còn có mỗi một việc, cử người vào rẫy chặt lồ ô về làm sạp, làm bàn ăn cơm. Ghế ngồi đơn giản hơn. Chỉ cần vài đoạn cây, họ đã tạo ra những băng ghế có chỗ tựa. Vào ngày nghỉ hay những buổi chiều cơm nước xong, cán bộ chiến sĩ ngồi quanh cỗ bài tú lơ khơ đánh “tiến lên”, hoặc từng cặp trầm tư quanh bàn cờ tướng. Đơn vị ở cách xa địch, nên mọi người tha hồ la hét, quật bài, gõ cờ chí chát. Chỉ có một khả năng cần đề phòng là đừng để khói bay lên lúc trời còn sáng, sợ tụi trinh sát OV10 bay trên cao phát hiện. Những chiếc bếp Hoàng Cầm lợi hại dư sức chống khói. Còn ban đêm, mặc sức đốt cây hun muỗi và chống cái lạnh buốt xương ở rừng, miễn sao là đừng để ánh sáng lọt ra ngoài.

   Hiện tại, đại đội vận tải đang tập trung làm mười gian nhà kho, để dăm bảy ngày nữa nhận hàng cho cụm. Thoan giao cho Phong chỉ huy đại đội làm kho.

   Sáng nay, từng nhóm đi chặt cây lồ ô và bứt lá nón. Sau lúc giao việc cho từng bộ phận, Phong vác dao lên sườn đồi định chặt thêm bó cây mây, nhưng mới lội ngược hõm núi được một đoạn anh đã phát hiện ra mộí cây đoác bánh tẻ. Thân cây cao chừng hai mét. Quên cả việc chặt mây, anh leo lên tìm cách hạ cây đoác. Lưỡi dao bén ngọt chỉ chưa đầy hai chục nhát, cây đoác đã đổ ầm xuống lòng khe đá. Cây đoác lá món ăn quý của rừng, lấy phần lõi, xắt nhỏ ăn như su hào, xào với thịt hộp ngon hết ý. Giá như có men, anh sẽ ủ rượu. Phong phát đến ngọn và tước lớp vỏ gỗ xơ cứng bên ngoài thân cây đến lúc trơ ra phần lõi trắng bóc. Lưng áo anh ướt đẫm mồ hôi. Phong không thể kìm được, anh vạt lấy một khúc đọt trên ngọn nhai sống. Đọt đoác ăn chẳng khác nào phổi dừa, củ đậu. Hèn chi dân Tà Ôi, Pa Cô quý khách mới đem thứ rượu đoác ra mời bạn. Rượu đoác không nồng như rượu sắn, rượu bắp, không nặng như rượu gạo lúa nương, nồng độ nhẹ hơn, thơm bổ chẳng kém gì bia.

   Mải làm, Phong không nghe thấy tiếng chân người đạp trên lớp lá khô đi tới. Một lát sau, Lý hiện ra bất chợt. Trên mặt cô ta lấm tấm mồ hôi làm dính những sợi tóc mai bên má. Sau lưng cô đeo toòng teng một chiếc bao tải cột thành gùi.

   Cả hai đều ngạc nhiên nhìn nhau. Phong lên tiếng trước để phá tan sự bối rối:

   - Lý đi đâu đấỵ?

   Lý chỉ vào chiếc bao tải, mỉm cười:

   - Em đi hái lá tai voi nấu canh. Nghe anh Liêu biểu dọc khe đá đi ngược lên có cả một vạt lớn.

   - Thôi khỏi cần, tôi sẽ cho cô thức ăn trưa nay - Phong đưa lưỡi dao cắt một khúc đoác đưa cho Lý - Ăn đi, ngọt hơn đường phổi đó nghe!

   Lý bỏ chiếc bao tải xuống đất và ngồi lên một tảng đá. Cô ăn rất tự nhiên khúc đoác non Phong vừa đưa cho.

   Từ buổi chiều ở chỗ Tam về, chưa có một lần nào hai người gặp riêng nhau nữa. Chưa hẳn vì họ không có những cơ hội thuận tiện để gặp nhau. Mà vì Phong ngượng. Anh cảm thấy xấu hổ và trở nên khó chịu mỗi lần bắt gặp cái nhìn vừa thẳng thắn vừa bạo dạn của Lý. Cô gái chẳng hề giấu giếm. Và thật tình, anh chưa có một xúc cảm mạnh mẽ nào đối với cô. Lý đẹp thì hiển nhiên rồi. Một vẻ đẹp khỏe khoắn lồ lộ ra trước mắt anh. Họa có mù Phong mới không nhìn thấy một cơ thể tràn đầy sinh lực và rõ ràng là Lý có cảm tình với anh. Nhưng bởi Lý bạo dạn và lộ liễu quá. Chính anh ngỡ ngàng trước thái độ của Lý tối hôm đó. Cứ mỗi lần nhớ lại chuyện đã qua anh chí còn nhớ cái cảm giác đôi tay mạnh mẽ của người đàn bà ôm siết lấy anh và đôi môi ướt, lạnh lẽo hôn như mưa trên khắp gương mặt anh. Anh tự xỉ vả mình, cũng không tự cắt nghĩa hành động cuồng nhiệt của Lý. Ánh mắt của cô ta bảo với anh rằng, đây hoàn toàn không phải sự biểu hiện chứng bệnh “Echtri” của phụ nữ khi họ mất cân bằng trong trạng thái tâm sinh lý. Nó là một cái gì khác kia. Một thứ dục vọng cuồng nhiệt, khao khát yêu và được yêu ở người đàn bà mong muốn được thỏa mãn. Vầng sáng trong đôi mắt Lý thúc giục, réo gọi anh một lời đáp trả.

   Nhưng anh tin chắc một điều đó chưa thể là tình yêu. Tình yêu của anh và Tâm không như vậy.

   Tuy không muốn nhưng Phong không thể lẩn tránh Lý. Phong gặp Lý hàng ngày, trong bếp ăn, trên đường gùi gạo, nơi bến nước mỗi chiều cả đơn vị ra tắm giặt. Anh luôn tìm cách phá đi cái khoảng trống mà cô ta luôn luôn muốn kéo anh tách xa với mọi người, vốn nhạy cảm anh còn nhận ra cả ánh mắt của cậu Hải y tá được Thoan phân công xuống trung đội 2 luôn ngầm theo dõi mọi hành động của anh với Lý. Chẳng vậy, có lần ông Mịch bảo anh:

   - Này anh Phong, thằng Hải tối qua ra mắc võng gần chỗ tôi. Tự dưng nó hỏi: “Bố Mịch, bố có thấy thủ trưởng Phong và Lý có sự lạ không?”. Tôi đang cáu chuyện thằng Xuân để ướt mấy chục cân gạo nghe nó nói tôi càng lộn ruột. Tôi mới bảo nó: “Này, ông Thoan xui cậu xuống theo dõi anh Phong đấy hử? Coi chừng anh Phong nghe thấy, anh ấy đập vào mặt cho đấy. Chuyện bố láo, bố lếu!”. Thằng Hải thẹn nhưng cố cãi: “Đâu có... Đâu có... Ấy là tôi hỏi bố”. Tôi càng điên: “Mày đem cái chuyện mất dạy ấy hỏi tao hử”. Anh phải coi chừng nó đấy.

   - Anh đừng ngại. Không có chuyện chi đâu.

   Phong cười nhạt.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 03:08:14 pm »

   Và hình như Lý cũng hiểu được tâm trạng ấy của Phong, sự khôn ngoan, từng trải của một người đàn bà tự cho mình có khả năng mở cửa vào tâm hồn kẻ khác phái, nên cô ta không hề vội vã. Sẽ có trăm phương cách giúp Lý biết áp sát và khuất phục con mồi. Hãy kiên nhẫn như một kẻ đi câu cá. Quăng con mồi nhái ra xa, chiếc hoa mướp vàng sẽ buộc chú cá chuối đực bỏ đàn con quay lại, trước sau Lý cũng sẽ chiếm được Phong. Đến Thoan người tưởng là sắt đá, vững như núi cũng bị Lý khuất phục sau vài lần đụng chạm, yếu như nước và cũng mạnh như nước. Đàn bà cũng là một thứ nước. Lý tự cho mình có sức mạnh ấy. Có lúc ở trung đội 2, trước đông đảo cánh đàn ông, có mặt Phong, Lý cười đùa, vui vẻ với tất cả mọi ngưòi. Cố tình, cô làm như không thèm để ý tới Phong, không đùa cợt trêu trọc. Lý gùi gạo, vượt định mức bảy phần trăm. Lý có tên trong danh sách tám người của trung đội 2 đề nghị Ban chỉ huy khen thưởng trong chiến dịch gùi hàng “một trăm ngày vì tuyến trước!”.

   Nhưng tự trong đáy lòng, con “ma men đàn bà” vẫn chồi lên quẫy đạp, giày vò Lý mỗi khi cô nghĩ tới Phong. Anh chàng ăn đứt Thoan về nhiều mặt... Lý càng sục sôi ngấm ngầm, giấu kín niềm khát vọng được chinh phục...

   - Ăn nữa không? - Phong hỏi và giơ dao định chặt đoác tiếp cho Lý.

   - Thôi... Cảm ơn anh. Đoác ngọt hung. - Lý đáp rất đúng điệu.

   - Ừ ngọt...

   Từ chỗ họ ngồi, lắng tai vẫn có thể nghe thấy tiếng gỗ chí chát của bộ đội. Nhưng cây rừng và bờ dốc đá đã che khuất vạt nhà của đơn vị vận tải.

   - Răng anh tệ với em rứa? - Lý nói, giọng buồn thảm. Và lúc Lý ngẩng lên, Phong thấy trên mắt cô có những ngấn nước - Em mần chi nên tội... Chẳng lẽ, anh không tin em?

   Phong lặng người. Đôi vai của cô gái rung nhẹ. Lý kéo vạt áo lau dòng nước mắt, những tiếng nấc bật ra. Tự nhiên, Phong bị đẩy vào một tình trạng bối rối. Anh đặt bàn tay lên vai Lý, lay nhẹ:

   - Lý! Có chi mà cô phải khóc... Thôi nín đi, kẻo ai thấy.

   Cô gái ngước gương mặt giàn giụa nước mất lên nhìn Phong giây lát, thổn thức.

   - Anh tệ lắm. Rứa mà em tưởng...

   Đột nhiên Lý gục mặt vào ngực Phong, nức nở, Phong phải đỡ vội để cô khỏi ngã. Một sức nóng cuộn chảy. Anh nhận ra cả cái vị chan chát của nước mắt, mùi xà bông thơm vương lên mái tóc xõa ra rủ xuống đôi vai tròn lẳn. Rất lạ, anh gặp lại đôi môi lạnh lẽo, cuồng nhiệt của Lý đang chà sát khắp khuôn mặt anh. Lên trán, lên mắt, lên gò má nóng ran và tìm đến đôi môi anh.

   - Anh sợ ông Thoan hử? - Chợt Lý đẩy mạnh vào ngực Phong.

   Giọng nói của cô đã tiêu tan cơn xúc động.

   - Đừng sợ... Nghe em bảo.

   Phong cảm thấy những ngón tay mát lạnh của thị mơn man trên ngực mình... Gió thổi xào xạc đẩy đưa những tàu lá nón. Một đôi sóc đang giỡn nhau trên cành cây, dừng lại dỏng tai nghe và giương đôi mắt tròn xoe nhìn.

   Chợt dội lên tiếng cây gỗ bị chặt gãy chuyển răng rắc. Rồi tiếng động ầm vang dội vào vách đá, cây đổ ngã ào ào, tựa như một trận động rừng dữ dội ở phía trên sườn núi.

   Dường như tiếng động vào lúc ấy đã đánh thức Phong thoát khỏi trạng thái hôn mê, Lý cũng giật mình. Phong đỡ cô ta ngồi xuống tảng đá. Anh im lặng lượm những khúc đoác trắng nõn nhét đầy vào chiếc bao tải. Và chỉ nói một câu:

   - Em thông cảm! Anh không thể làm thế được...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 03:09:25 pm »

*

   Phong với tay tắc công tắc rađiô. Trên sóng của Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam buổi Tiếng thơ vừa dứt. Đâu óc anh mơ màng, tưởng như âm hưởng của tiếng nhạc đệm, tiếng cô gái vừa ngâm bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi còn chưa kịp tan quyện trong không gian nơi đây. Bài thơ đã làm anh xúc động. Nó khơi từ tiềm thức sâu xa niềm xúc cảm vô biên về đất nước, về dân tộc. Cái xôn xao của bầu trời thu Hà Nội hòa quyện với nỗi niềm bâng khuâng xao động trong tâm hồn người lính. Rồi có lúc anh tưởng như nghe thấy được cả tiếng chân người ngựa, tiếng gươm khua của đoàn nghĩa binh xưa, tiếng loa lảnh lót dóng vào đêm tĩnh lặng báo tin ngoài biên ải có giặc. Anh như nhìn thấy cả những người lính vệ quốc đoàn ra đi giữa buổi chiều mùa đông nhuộm đỏ ánh hoàng hôn, phía xa là đồn ải của giặc Pháp, là kinh thành Hà Nội chìm trong cơn lốc khói đen ngòm, cuồn cuộn bốc lên trời... Phong trôi theo dòng suy tưởng. Mắt anh dừng lại ở khoảng sáng bị bao quanh bởi tán lá cây xanh đen. Khoảng không gian méo mó, xô lệch, hiện lên ở đấy vô số những vì sao. Đêm lạnh. Nhưng không có sương mù, dường như những ngôi sao hiện lên rõ hơn. Có một ngôi sao to đỏ tím.

   Đất nước... Phải, trong mỗi con người đều có một miền đất nước của mình để hợp thành cái Đất Nước to lớn, rộng khắp. Nhưng bảo rằng đâu là miền đất nước của riêng anh bây giờ, thì khó nói được một cách chính xác là bầu trời, sông lạch vùng Lệ Thủy, có con sông Kiến Giang êm đềm chảy qua giữa những dải làng xanh ngút ngàn hay là cái vùng trời phía xa kia, miên giáp ranh với Huế. Ở một miền, anh rúc đầu tìm bầu vú của mẹ, uống hương đồng lúa thơm non sắp sửa vào mùa. Còn có một miền, máu của anh và bạn bè, máu của người anh yêu thấm vào đất đai cây cỏ. Phong không dám đoán chắc rằng anh sẽ yêu nơi chôn rau cắt rốn của anh hơn hay yêu bầu trời giáp ranh kia hơn. Mà việc gì phải bận tâm so sánh? Tất cả đều gần gũi, máu thịt, thân thương. Những người mẹ ở đâu cũng vậy thôi. Gót bàn chân đều nứt nẻ vì lội nước ruộng chua phèn, cắm cây lúa bằng ba đầu ngón tay ấn xuống mặt bùn mới bừa còn sủi bọt, tanh nồng. Cả cái hương vị đậm đà của hạt gạo cũng vậy. Chiến tranh như một lưỡi kiếm chém ngang chia đôi thực thể sống động, đồng nhất ấy. Mỗi con người đều phải tự khẳng định mình trên mảnh đất mình đứng chân, vượt qua những trở ngại ác hiểm, bằng máu, mồ hôi và nước mắt. Những dải làng xanh trông hiền hòa và thân thương biết bao, nhưng nó ẩn chứa cả sự chết chóc, giăng mắc những bẫy gài không thể lường trước của địch.

   Mắt anh lại gặp khoảng sáng mờ ảo. Ngôi sao đỏ không còn ở lại vùng trời ấy nữa. Thêm một ngôi sao, nhỏ hơn, sáng xanh long lanh như một giọt sương sớm...

   Chiếc võng của Phong sẽ động đậy ở một đầu. Anh hơi giật mình choàng ngồi dậy, có một bóng người mờ khuất sau gốc cây cột võng. Phong nhận ra ngay bóng đen ấy là Lý. Cô ta tiến thêm vài bước tới sát bên anh, ép sát người vào thành võng. Gương mặt Lý mờ mờ, mái tóc vẫn còn chưa khô nước. Thoang thoảng mùi xà bông Mỹ toát ra từ bộ quần áo lụa đen.

   Tiếng nói của cô gái lẫn trong hơi thở nhẹ:

   - Anh! Em nhớ anh...

   Lý nắm lấy bàn tay Phong và ngồi xuống một đầu võng. Người Phong hơi chao đi.

   - Đừng Lý ạ... Còn anh em... - Anh bảo nhẹ nhàng, và khẽ đẩy vào vai cô gái.

   - Kệ anh... Em không biết!

   Giữa lúc ấy một luồng sáng chiếu thẳng từ trên ngôi nhà sàn của Ban chỉ huy đại đội chụp lấp hai người. Tựa hồ như kẻ ngồi rình phục chỉ chờ đến giây phút ấy mới bấm vào công tắc đèn pin. Bóng tối bị xé toang lan rộng theo hình phễu. Quâng sáng phát ra chỉ cách họ chưa đầy mười mét. Đôi tay run rẩy, Lý hơi nheo mắt lại rồi chợt mở to nhìn chong chong vào nơi phát ra luồng ánh sáng. Chẳng khác nào chú hoẵng con bị tay thợ săn giàu kinh nghiệm đóng đèn.

   - Có chuyện chi rứa đồng chí Phong hè?

   Tiếng Thoan phát ra từ vùng tối, trong cửa sổ. Anh ta nhái giọng Huế chưa thạo.

   - Tắt đèn đi, thằng khốn! - Phong quát to. Giọng anh lạc đi. Phong cũng không hiểu vì sao anh lại hét tướng lên như vậy. Tiếng thét đánh thức những ngôi nhà xung quanh, âm vang trong tán cây rừng.

   Lý nhăn mặt lại rồi vùng bỏ chạy thoát ra khỏi quầng sáng gay gắt của cây đèn pin.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 03:11:05 pm »

*

   Trích biên bản họp chi bộ.

   “Mịch: - Tôi xin có ý kiến. Điều thứ nhất. Trong suốt thời gian “đại trưởng” đi theo B2 chúng tôi, đã tỏ ra là một người tích cực, gương mẫu. Anh Phong không nề hà gì công việc. Anh em tụi tôi mỗi người gùi năm chục ký, đồng chí Phong gùi năm chục ký. Đi chi viện cho trung đội 1 ở Khe Trăng, anh ấy cũng đi.

   Điểm thứ hai là “đại trưởng” sống chan hòa với anh em. Không ai tỏ ra điều tiếng gì.

   Điểm thứ ba: Còn chuyện tình cảm như đồng chí bí thư chi bộ nêu lên, tôi xin đảm bảo không có.

   Thoan: - Chẳng lẽ chuyện yêu đương trai gái đồng chí Phong lại đi báo cáo với đồng chí Mịch (có tiếng cười của một người nào đó). Các đồng chí trật tự. Xin mời đồng chí Phong.

   Phong: - Tôi phủ nhận những điều anh Thoan nói. Anh nói không đúng sự thật.

   Thoan: - Vậy giữa đêm khuya khoắt, vào lúc 11 giờ 5 phút tối hôm kia, đồng chí và cô Lý đã làm gì trên cái võng của đồng chí treo ở gốc cây lim, chẳng lẽ người ngồi trên võng lại không phải là cô Lý?

   Phong: - Cô Lý có tới chỗ võng của tôi nằm. Nhưng tôi xin lấy danh dự ra mà thề, lúc đó giữa tôi và cô Lý chưa xảy ra vấn đề gì đáng tiếc. Tôi cũng không phải lấy làm ân hận, hối tiếc về việc đó cả.

   Thoan: - Sao, đồng chí nói sao? Chưa xảy ra điều gì đáng tiếc... Thử hỏi tất cả các đảng viên ngồi đây. Ai tin được điều đồng chí Phong trình bày. Ai dám bảo đảm được giữa đồng chí và cô Lý chưa làm điều gì bậy bạ trước khi tôi bật đèn.

   Phong: - Vậy chính anh là người bấm cây đèn pin?

   Thoan: - Phải, chính tôi.

   Phong (cười mỉa mai): - Tôi vừa cảm ơn ánh đèn của anh. Tôi vừa ghê tởm... Tôi, tôi không thể ngờ rằng trên đời này, trong hàng ngũ người lính giải phóng còn có loại người như anh.

   Thoan: - Anh định nhục mạ tôi hử?

   Ông Mịch: - Tôi xin hai đồng chí đừng nổi nóng với nhau.

   Hỏa (trung đội B1): - Anh Phong...

   Liêu: - Anh Thoan... Các anh định làm cái trò gì thế?

   Phong: - Trước đây, tôi hoàn toàn không có ý nghĩ như vậy, nhưng điều anh Thoan tự thú nhận, tôi cảm thấy ghê tởm anh thật sự. Đồng chí với nhau mà anh xử sự như vậy thì... (Phong không nói hết câu ngồi xuống sạp).

   Thoan: - Tôi thiết nghĩ đồng chí Phong cần tự nghiêm khắc với chính bản thân mình thì tốt hơn. Các đồng chí ạ... Tôi tiếc rằng đã vội đốt lá thư của đồng chí Hải, một đối tượng sắp kết nạp nay mai của chi bộ chúng ta, nếu không thì các đồng chí sẽ được đọc những điều đồng chí Hải gởi cho tôi, chúng ta mới thực đau lòng, tiếc cho một cán bộ của đại đội bị sa vào vòng trụy lạc. Đại đội chúng ta đã cưu mang đồng chí Phong, thương yêu như anh em một nhà. Vậy mà đồng chí Phong không biết tự gột rửa những khuyết điểm đã sai phạm trước đây. Sai phạm ấy là gì? Bây giờ, với tư cách là một chính trị viên đại đội, kiêm bí thư chi bộ, tôi xin phép được trình bày trước toàn thể hội nghị đảng viên cốt cán: đó là tư tưởng cầu an, sợ chết chống lệnh cấp trên không dám xông ra tuyến đầu đánh giặc. Bây giờ về đại đội ta, đồng chí Phong lại mắc tội hủ hóa.

   Phong đứng bật dậy, trong tròng mắt anh hằn nổi lên những tia máu đỏ. Anh chỉ vào mặt Thoan: - Đồ bịa đặt, vu khống đê tiện... Anh có im ngay đi không. Tôi đấm vào mõm anh bây giờ...

   Ông Mịch: - Tôi xin các đồng chí. Hai đồng chí đều là cán bộ đại đội cả. Còn để cho anh em ở đơn vị người ta trông vào.

   Phong đứng vụt dậy. Không nhìn một ai, anh đi ra cửa. Đi ra được vài bước, anh còn nghe mấy câu cuối cùng của Thoan: - Nó là một con điệp!”

   Nhu hớt hải chạy từ dưới bờ suối lên, gặp Phong ở giữa đường:

   - Anh Phong! Anh có biết Lý đi đâu từ chiều qua không? Trưa nay không thấy nó về ăn cơm. Giờ cũng không thấy mặt mũi mô cả.

   - Tôi không biết! - Phong quát to - Cô đi tìm cô Lý mà hỏi.

   Nhu sợ. Nhưng cô ta vẫn còn đủ dũng khí để dằn mặt với anh “đại đội trưởng bị con Lý bỏ bùa mê thuốc ngải”. (Mấy chị em trong đại đội vận tải rỉ tai nhau như vậy!).

   - Là em hỏi rứa. Em không biết mới hỏi anh chớ. Biết mô Ban chỉ huy mấy anh cử Lý đi công tác - Không né tránh cái nhìn của Phong, cô nói luôn - Trong hầm của nó, gùi cũng không thấy. Rứa có lạ không kia chớ!

   - Cô lên mà báo với anh Thoan ấy.

   Như có linh tính, Phong quay lại ngôi nhà Ban chỉ huy đại đội. Anh bước lên sàn, không nhìn một ai, cũng không thèm để ý tới Thoan đang ngồi đọc lại biên bản cuộc họp chi bộ. Phong chui vào hang đá. Ngay trên cái móc treo thắt lưng, anh vẫn nhìn thấy vỏ khẩu súng K54 móc cạnh hai kẹp đạn và chiếc bi đông Mỹ sáng loáng, vẫn chưa tin, Phong bước tới mở nắp bao da. Trong ruột bao súng trống trơn. Khẩu súng K54 của anh đã biến mất cùng với hai kẹp đạn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #45 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 03:13:26 pm »

15

   Phong không nghĩ rằng anh đang chạy. Chỉ khi nào mệt quá, anh mới đi chậm lại. Cũng không dám dừng. Đi ngang qua khe suối, khát nước Phong mới vục mặt uống lấy vài hóp cho đã khát rồi lại hộc tốc bước đi. Khẩu AK lúc Phong vác lên vai, lúc anh khoác ra đằng sau lưng. Anh không còn nhận ra mình đã vượt qua bao nhiêu con suối, bao nhiêu khe đá, leo lên những triền núi dốc để cố vượt tới cho được bờ Khe Lu trước khi trời sập tối. Đêm qua, Phong lần mò đi cả đêm. Cho tới lúc bụng đói thắt, mắt hoa, vả lại quãng đường rừng quá tăm tối anh mới chịu dừng lại leo lên một vạt đá nằm nghỉ lấy sức. Tính ra, mới hơn một ngày trời, trừ hai tiếng ngủ đêm, Phong đã vượt bốn chặng đường gùi. Vượt qua được Rào Trăng, tới Khe Lu. Phải cố để chiều mai anh có thể tới được bờ sông Bồ.

   Từ lúc phát hiện ra mất khẩu K54, Phong đã tự suy đoán mọi khả năng, nghĩ lại trong óc từng chi tiết. Sau đó, anh cả quyết: Thoan không thể là kẻ lấy cắp khẩu súng của anh để đề phòng trường họp bất trắc xảy ra trong lúc họp chi bộ. Tính võ đoán của anh ta cũng như sự hả hê, khoái trá của một kẻ tự cho mình sẽ là người chiến thắng, chiếm thế thượng phong trong việc dồn ép Phong nhận tội lỗi đã “hai năm rõ mười” làm cho đầu óc Thoan mê muội. Anh ta không đề phòng tới khả năng phản ứng mạnh mẽ của Phong, một con cọp bị dồn cùng đường thì hãy coi chừng sự phản trả của nó. Tất nhiên, Phong còn đủ tỉnh táo để tránh giáng một cái tát vào bộ mặt thô bỉ của Thoan. Mặc dù anh giận sôi lên. Nếu Phong không bước nhanh ra ngoài phòng họp, và nhìn thấy ánh mắt nửa như van lơn, nửa như xót xa của ông Mịch, của những người đảng viên trong trung đội 2, thì không biết sự thể sẽ ra sao. Và nếu không có tin báo của Nhu?

   Vậy ai là kẻ chui vào trong căn hầm lấy cắp khẩu súng ngắn? Chỉ có thể là Lý. Sau sự vụ đêm ấy, suốt ngày Lý không hề bước chân ra khỏi căn nhà hầm của cô ta dưới bờ suối, trừ những việc cần kíp cho bản thân. Nhu bảo Lý đau. Nhưng cả đại đội đều biết chuyện Lý mò tới võng của Phong. Lý nhục hay sợ? Phong điềm tĩnh hon. Vả lại anh tin vào việc làm chính đáng của anh và mối quan hệ với Lý. Có thể Phong là người có lỗi. Chỉ có điều Thoan đã lộ rõ bộ mặt đểu cáng và đê tiện. Mục đích của anh ta có ý định gì với Phong? Anh chưa biết. Nhưng khi phát hiện ra mình bị mất khẩu súng, Phong điên lên thực sự. Anh chạy một lèo sang chỗ ông Mịch: “Ông Mịch! Cho tôi mượn một khẩu AK với hai băng đạn. Mau lên!”. “Anh điên à?”. Nét mặt ông Mịch tái ngắt: “ Anh điên à? - Ông nhắc lại - Tôi van anh cần bình tĩnh...”. “Anh có tin tôi không thì bảo. Tôi không thèm đụng đến thằng Thoan đâu. Đối với nó, cuộc đời còn dài, người đời sẽ dạy cho nó. Anh lấy cho tôi khẩu AK!”. Giọng ông Mịch run run: “Nhưng anh làm gì mới được chứ?”. “Tôi đi bắt con Lý. Có khả năng nó lấy cắp khẩu K54 của tôi bỏ trốn về đồng bằng”.

   Cầm được khẩu súng và hai băng đạn, cứ vậy là Phong chạy như một kẻ phát điên, phát cuồng. Linh tính mách bảo cho anh, Lý chỉ có một con đường là tìm cách lọt qua tuyến giáp ranh để về đồng bằng. Đi tới 3 giờ chiều, đến ngã ba đường, một ngả rẽ về Phong Điền, một ngả rẽ qua Khe Trăng để ra sông Bồ, Phong phải đắn đo mất vài phút, vừa ngồi ăn đỡ khúc nõn chuối lót lòng, vừa tính toán. Lý người Hương Mai, cô ta không thể về Phong Điền. Con đường về đồng bằng Phong Quảng phải vượt qua dốc Chuối, Một Mái, núi Ông Đôn, vượt qua đỉnh Đức Mẹ ra vùng đồi trọc, còn phải vượt qua một cửa ải nữa là dốc Ông Già mới xuống được đồng bằng. Mỹ đang càn mạnh Phong Điền. Cô ta không dám liều với tụi thám báo Mỹ. Trong khi qua ngả Hương Trà, Lý chỉ cần vượt qua được sông Bồ về khu vực địa đạo 310. Từ đây ra đường 12 chưa tới hai giờ đồng hồ. Nếu không muốn đi ra đường 12, Lý sẽ từ địa đạo, vượt qua Khe Trái về ngã ba Hương Trà. Chưa tới nửa ngày, Lý đã có thể ung dung ngồi uống rượu với tụi lính ngụy ở ấp Long Hồ.

   Phong quyết định đi theo con đường Khe Trăng để vượt sang Khe Lu. Từ một dòng suối mẹ đổ xuống từ chân dốc Chè, dãy núi đá chắn giữa chẻ dòng suối thành hai nhánh đổ nước cho sông Bồ. Cả hai con suối đều lắm vực nhiều khe. Tuyến đường giao liên chạy ra sông Bồ để chuyển gạo đạn cho ngả Hương Trà, những người lính vận tải ai cũng biết. Đã có vài lần Lý gùi gạo theo trang đội ông Mịch đổ cho kho của huyện và trạm phẫu Nhô, Lý rành rẽ đường đất. Chả vậy đã có lần cô ta dừng lại bên sông (sau chuyến Phong giáp mặt với thằng Lân), nhìn thẫn thờ sang phía bờ nam, bảo với Phong:

   - Bên kia là đất quê em rồi đó anh Phong.

   Gương mặt Lý lúc ấy đượm buồn, khiến cho anh hơi mủi lòng. Lý còn kể: một lần Thoan đã cho Lý đưa ba người trong đại đội vận tải về tận hậu cứ của huyện gửi tiền về đồng bằng mua hàng.

   Chính điều đó đã củng cố cho Phong rẽ ra sông Bồ.

   Mới mờ sáng Phong đã trở dậy. Đêm qua anh chui vào trong một hang đá bên bờ Khe Lu ngủ tạm. Ông Mịch thiệt tốt, cùng với khẩu AK, ông còn dúi vào tay Phong hai bánh lương khô. Ngoài ra ông Mịch còn đưa cho anh cả chiếc xanh-tuya-rông, có một gói bông băng cá nhân và một con dao găm Liên Xô.

   “Đi đi, tôi sẽ báo cáo với ông Thoan sau” - ông Mịch giục Phong, vẻ sợ hãi trên gương mặt ông đã tiêu tan. Bây giờ ông lại lo sợ cho Phong bị tội mất súng về tay một kẻ chiêu hồi.

   Con dao găm thật lợi hại. Phong phát cây dọc đường và những buổi tối khi dừng lại, dùng để chẻ củi pấu nước uống, sưởi ấm. Con đường Khe Lu phải vượt qua bảy thác đá. Chính tại một doi cát, lần đầu tiên Phong đã nhìn thấy dấu dép nhỏ, thanh. Đích thị là dấu dép của Lý, cùng với một số dấu dép cao su khác, cỡ lớn hơn.

   Đi cho tới 5 giờ chiều, Phong đã vượt qua khoảng đồi tranh để đổ ra bến sông Bồ. Mệt và đói lả người. Anh vục đầu xuống uống mấy hớp nước sông. Trên bãi cát, in nhiều dấu chân đi đất. Cái gót thon, năm ngón nhỏ hơi xòa ra càng khẳng định những ước đoán của Phong, con đường vượt về đồng bằng của Lý là đúng.

   Khu kho của huyện nhận gạo không còn một dấu tích. Nó đã bị nát tan bởi hàng chục trái bom chồng chất lên nhau. Cây đá ngổn ngang.

   “Không biết thằng Lân có thoát chết?” - Phong cháy lên với ý nghĩ ấy.

   Bất chợt, từ mỏm đồi tranh ở sát mép sông vọng lên một loạt AR15 chát chúa, Phong tối cả mặt mũi, vơ vội khẩu AK lao nhanh vảo khe nước. “Địch!”. Những trái cối cá nhân nổ đỉnh tai, bụi cát tung mù mịt đúng vào chỗ Phong vừa đứng. Bản năng mách bảo anh phải thoát nhanh ra khỏi con suối đá, dù bờ đá cao có thể che chở anh khỏi những loạt đạn bắn thẳng trên đồi. Phong luồn lau lách, vượt chạy, chạy miết. Anh cứ bám theo dòng sông. Chưa đầy ba phút sau trên bầu trời đã lụi tàn ánh nắng xuất hiện ngay hai chiếc trực thăng chiến đấu. Sau một vòng lượn, cả hai chiếc đều sà thấp phóng rốc két và đạn 40 ly xuống dọc khe nước.

   Nép kín dưới một hốc đá sát bờ sông, Phong mới đủ tỉnh táo phát hiện ra một viên đạn thẳng đã xuyên qua phần mềm ở cánh tray trái. “Chắc hẳn là phát đạn đầu tiên của thằng lính thám báo. Chỉ có tụi Mỹ mới bắn xuya đến như vậy”, vết thương không nặng. Cánh tay trái chỉ hơi dại đi. Máu thấm ra áo đã cầm.

   Phong tự nguyền rủa rằng mình là kẻ sơ sểnh. Chờ cho đến khi tối hẳn, mặt sông đen sẫm, Phong mới lặng lẽ vượt sông.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #46 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 03:15:26 pm »

*

   Nhô nói:

   - Họ ngủ bên C4 cái hầm của anh Đại ngày trước ở. Anh còn nhớ chớ nhỉ?

   - Nhớ. Nhưng mi có thấy con Lý ở đại đội vận tải không?

   - Thì con Lý Hương Mai chứ anh định hỏi Lý nào?

   Nhô ngạc nhiên, ngáp ngủ. Phong đánh thức Nhô dậy giữa đêm khuya. Trạm phẫu vẫn còn, nhưng hậu cứ đã dịch chuyển lùi sâu vào gần khu vực địa đạo từ bữa máy bay AD6 bổ nhào ném bom bến Vượt.

   - Con Lý bỏ đơn vị trốn đi. Có khả năng chiêu hồi. - Phong giấu chuyện cô ta lấy cắp của anh khẩu súng ngắn.

   - Con nhỏ xạo thật. Nó đi theo mấy cậu trinh sát quân khu về tới đây. Ở đây cũng có hầm. Nó không chịu ở, đưa mấy anh trinh sát vào hậu cứ C4.

   - Hiện tại trong địa đạo có ai ở không? - Phong hỏi.

   - Chẳng còn ai cả. - Chợt Nhô bấm cây đèn pin vào tay áo của Phong. - Chết thật, anh bị thương à?

   - Tụi thám báo bắn trượt ở bên kia sông, hồi chiều. May mà không rạc gáo.

   - Anh để tôi xem vết thương rồi băng lại cho.

   - Này Nhô, cậu giúp tôi... Tôi đói lắm. Ba ngày nay vượt từ Hang Đá, đường tuyến về tới đây chỉ ăn độc hai bánh lương khô. Cậu coi thử còn cơm nguội cho tôi một bát. Thằng Phường y tá ở đại đội tôi cũ còn ở đây với cậu không hả?

   - Còn. Thôi anh ngả lưng xuống đây nghỉ tạm. Tôi chuẩn bị. Đừng sợ, Đường đất thế này. Bố bảo con Lý dám trốn. Mỹ giăng đầy ở Khe Trái. Mới cách đây ba hôm dưới huyện khiêng thương binh lên bị tụi Mỹ phục ở bên kia Khe Trái bắn cho suýt chết cả lũ.

   - Đứa mô bị thương? - Phong hỏi.

   - Thằng Mộc.

   - Thằng Mộc bị sao vậy?

   - Nó đánh nhau lạc dưới đồng bằng mười ngày trời. Bới khoai của dân ăn sống tìm đường về núi. Cu cậu không nhớ đường, đi lạc trong rừng. Lại còn bị một vết thương nhẹ vào ngực. Nó đạp đường luẩn quẩn loanh quanh thế nào lên Chóp Nón. Úi cha, tụi ngụy bắn cho chạy thừa sống thiếu chết. Thằng Mộc tụt xuống chân đồi nằm chờ tới đêm. Nó lại bò vào tìm được nhà bếp, ngồi chén một bụng cơm nguội, lấy trộm được bốn hộp thịt. Ăn uống no nê, cậu Mộc nhà ta tỉnh táo ra mới nghĩ tới trò gài mìn của con Hạnh bày... Anh còn nhớ con Hạnh chủ tịch xã Y không nhỉ?

   - Nhớ... - Phong đáp ậm ừ, hai con mắt anh cứ díp lại - Cậu kể tiếp đi, tôi ngả lưng một chút, mỏi quá...

   - Tụi thằng Cường, thăng Mộc, thằng Khản về xã của con Hạnh dạo trước ấy.

   - Biết rồi.

   - Thằng Mộc gài một dây sáu quả US. Gài xong cu cậu bò ra ngoài hàng rào tụt xuống chân đồi chờ trời sáng. Mới 5 giờ, chưa bảnh mắt, có một thằng ngụy trở dậy đạp nổ lựu đạn. Tụi ngụy choàng dậy. Cả đồi Chóp Nón y hệt như có một trận tập kích bằng hỏa lực. Anh tính đạn pháo còn nổ nữa cơ mà.

   Thằng Mộc lạc trong rừng vừa đúng hai mươi lăm ngày... Ơ cái ông này, ngủ rồi à?

   Quả thật, Phong đã ngủ. Tiếng ngáy của anh nhè nhẹ. Đầu ngoẹo về một bên, mái tóc xõa xuống trán. Nhô nhìn một lát gương mặt Phong, khẽ lắc đầu.

   Nhô rửa ráy vết thương và băng lại cho Phong. Hoàn toàn anh không hề biết. Chỉ tới lúc cô Hòa, y tá trạm phẫu lay gọi, Phong mới choàng mắt tỉnh ngủ.

   - Tôi ngủ lâu chưa hả?

   - Yên tâm, chưa tới một giờ. - Nhô bảo - Anh mệt quá mà.

   - Đã gọi cho tôi thằng Phưởng chưa?

   Trên sạp một người lồm cồm bò dậy, giọng ngái ngủ:

   - Em đây! Anh mới về à?

   - Phưởng hả? Chờ một lát. Tôi nhờ cậu có chút việc.

   Phưởng là y tá đại đội 1 ngày trước, sau bổ sung cho trạm phẫu Nhô.

   - Anh Phong ăn đi đã! - Hòa đưa bát mì chay nấu với cá hộp cho anh.

   Chỉ một loáng, Phong đã ăn hết nửa xoong mì. Trước mặt những người lính cũ và bạn bè quen thuộc anh không hề cảm thấy ngượng. Ăn xong, Nhô pha cho anh thêm một cốc sữa, Phong cũng uống cạn liền một hơi. Hòa ngồi bó gối trên sạp, nhìn anh ăn uống chỉ tủm tỉm cười.

   - Khiếp hả? - Phong đã lấy lại được phong độ và sự tỉnh táo nhìn Hòa - Tao nói thiệt, giá như trưa nay tao gặp được mi ở bên kia sông Bồ, tao cũng nhai sống mi vì đói.

   - Vết thương của anh nhẹ - Nhô bảo - liền miệng lại rồi. Máu anh lành thật, viên đạn xuyên qua bắp tay.

   Phưởng đã tỉnh ngủ, góp chuyện:

   - Hèn chi chiều nay thấy tụi “xương cá” bắn 40 ly như gõ thùng tôn. Tụi em cứ tưởng nó tới bắn kho huyện như mọi bữa.

   Phong kéo Nhô ra ngoài sân, kể hết lại mọi sự tình dã diễn ra ở đại đội vận tải.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 03:18:21 pm »

*

   Phong và Phưởng xách súng bước vào khu hậu cứ cúa đại đội 4, đồng hồ chỉ 3 giờ sáng. Nhô đưa cho Phong cây đèn pin. Suốt đoạn đường men theo con suối để tới địa đạo, cây rừng bị bom chém trơ trụi cành lá. Từ sau Mậu Thân 1968, đồi 310 có tên là đồi Địa Đạo, trong ruột quả đồi có hầm ngầm mở ra ba cửa. Hai tiểu đoàn công binh của quân khu đã phải làm việc cật lực suốt một tháng trời đào vét đất đá lát đà gỗ, dựng nhà hầm để chuẩn bị nơi đây thành cứ điểm chỉ huy tiền phương của quân khu Trị Thiên trong chiến dịch tấn công về Huế. vẫn còn vô khối dây điện, dây cáp ngầm trong các lòng hầm. Bộ phận quân khu rút đi. Tiểu đoàn 10 giao cho C4 đại đội hỏa lực làm hậu cứ đón gạo, đạn từ bờ bắc sông Bồ chuyển qua. Có thể coi vùng địa đạo 310 là đầu mối để đổ về Huế, qua các xã của huyện Hương Trà. Đường 12, con đường huyết mạch vào Huế do địch trấn giữ. Cánh cửa sắt cuối cùng giữ Huế là cứ điểm Động Tranh, Bình Điền. Đường chim bay về thấu Huế chưa tới hai mươi cây số. Mỹ thường chiếm điểm cao 360, kế cận địa đạo và thỉnh thoảng đưa một mũi sục vào hậu cứ đại đội 4. Tiếng là đại đội hỏa lực của tiểu đoàn 10, trên thực tế lính C4 đã bộ binh hóa. Hai khẩu đại liên Cơrimốp bất lực trước rừng rậm nhiệt đới, địa hình đồi núi hiểm trở. Bộ đội hàng ngày vác B40, B41 đi lùng sục cảnh giới, chốt chặn Mỹ trên các ngả đường dẫn vào địa đạo.

   Nhà cửa ngày trước ở khu vực địa đạo rất nhiều, nay đã hư nát cả. Dường như chỉ còn lại ba tuyến hầm ngầm là nguyên vẹn. Bom pháo bất lực, không đủ sức khoét sâu vào lòng núi.

   Hơn một năm mới trở lại vùng này, Phong không quên lối. Anh sục sạo, đi tắt cắt đường như trên đất nhà mình. Ba cậu lính trinh sát của K11 thuộc đon vị đặc công quân khu, treo súng trên đầu cọc thả sức kéo gỗ trong một ngôi nhà hầm đã bị sập một bên mái, Phong bấm đèn tới lay võng từng người. Họ tỉnh dậy rất nhanh, Phong xin lỗi và đề nghị được gặp người chỉ huy của nhóm trinh sát. Anh ta còn trẻ, ngoài hai mươi tuổi, dân Hà Nội, tự giới thiệu tên là Hoàng, chức vụ trung đội trưởng. Phong hỏi tới cô gái đi theo nhóm trinh sát đặc công. Hoàng nói ngay:

   - Lý nằm nghỉ ở ngôi nhà bếp sát mép suối.

   Phong kéo Phưởng đi ngay, Hoàng hơi ngỡ ngàng trong giây lát rồi cũng đeo khẩu AK báng xếp bước theo hai người.

   Căn nhà bếp lặng lẽ như tờ. Mái lá trải vàng ánh trăng lên muộn chiếu xuống khoảng đất trống trải, Phong bảo nhỏ với Hoàng và Phưởng dừng lại sau một gốc cây săng lẻ cụt ngọn. Anh lặng lẽ tuồn vào nhà, không một tiếng động. Căn nhà trống tron. Anh chui xuống hầm, ở đây cũng không có một ai. Nền hầm ngấm nước lâu ngày, sạp nứa đã mục và bốc lên mùi ẩm mốc khó chịu.

   - Cô gái của các anh đã chuồn rồi.

   Phong bảo với Hoàng lúc anh ta và Phưởng bước vào nhà.

   - Cô ta là ai vậy? - Hoàng hỏi không giấu vẻ ngơ ngác.

   - Là ai ư? Một con điệp, ta đưa lên cải tạo. Đã có lúc trở thành một chiến sĩ giải phóng, nay tìm đường trốn về.

   - Chiêu hồi à?

   Phong im lặng, bấm cây đèn pin quan sát bên trong gian nhà. Ba tảng đá đen khói. Những đầu mẩu củi cháy dở dang. Chiếc xoong nhôm và một chiếc ăng gô của nhóm trinh sát được cọ rửa sạch để vào một góc, Lý bỏ lại chiếc gùi trong đó có vải bộ đồ cũ, chiếc mũ tai bèo. Không có khẩu súng K54 của Phong. Khẩu K54 sẽ làm một chứng nhân cho Lý để trình diện với kẻ địch. Một cán bộ cỡ của cộng quân đã tìm đường về với quốc gia!

   ... Bây giờ, họ đã là một tổ ba người với ba tay súng. Phong đi đầu tiên, rồi tới Phưởng và Hoàng. Biết chuyện của Lý, Hoàng tức như bị bò đá, đòi Phong cho đi bằng được đuổi bắt con điệp. Họ cắt rừng ra đường 12, lối đi gần nhất, lại an toàn dẫn Lý nhanh thoát ra khỏi mọi cuộc truy lùng. Lý chưa thể đi xa. Cảnh giác, Phong không cho bấm đèn pin. Cũng may, vầng trăng muộn màng chiếu rọi xuống cánh rừng xuyên qua lớp lá cây trên đầu giúp cho họ nhận ra đường đi và những thân cây đổ rạp dọc đường.

   Một giờ đồng hồ sau, ba người đã tới những chân đồi tranh chạy dọc theo con đường 12. Chính trục đường này sau chiến dịch tổng tấn công Mậu Thân 1968, quân Mỹ, quân ngụy tỉnh đòn đã đưa xe tăng và đổ quân Mỹ bằng hàng trăm chuyến trực thăng lên càn vùng thung lũng A Lưới. Ngày ấy, đi đâu cũng đụng Mỹ. Địch không thể bỏ trục lộ đường 12, dù phải đổi bằng giá máu. Lưỡi dao thọc nhanh nhất về Huế, nếu bộ đội giải phóng có xe tăng và lực lượng bộ binh cơ giới. Cứ điểm Động Tranh - Bình Điền sẽ trở thành điểm quyết chiến, tựa như cái yết hầu giữ cho miền đồng bằng Huế bình yên.

   Từ Khe Dứa trở ra, có hàng chục con đường mòn cắt băng dải đồi tranh để tới đường 12.

   Chính điều đó làm cho nhóm của Phong phân vân. Lý sẽ ra theo đường nào. Và hiện thời cô ta đang ẩn khuất ở một chỗ nào đó trong cánh rừng xanh bạt ngàn kia. Càng về sáng, càng lạnh. Phong và Hoàng đã bò lên quả đồi tranh, vượt qua bãi cây đổ ngổn ngang tiếp cận được đường 12, Hoàng lần đầu tiên được được sờ nắn tận tay một “con đường của ngụy” (!).

   Mặt đường đá trống trải, phơi mình dưới ánh trăng trông càng trơ trụi, tẻ lạnh. Gió hun hút tràn về, phảng phất mùi cỏ tranh cháy khét và cả mùi cao su cháy. Trên một mỏm đồi trọc phía nam con đường, tụi ngụy gác đêm đang đốt lửa sưởi. Có thằng gõ liên hồi vào một chiếc cóng bơ gào thi với gió núi một câu vọng cổ. Ở xa Phong nghe câu được, câu chăng: “Em ơi! Đừng buồn mần chi. Đêm nay trên miền biên tái anh vẫn nhớ tới em, với làn môi êm..”

   Hoàng phì cười. Anh ta lượm một hòn đá, chẳng biết để làm gì. Hai người bò trở lại chân đồi tranh. Không còn có cách nào tốt hơn là chờ đợi. Phong chọn chỗ, phân công người ngồi phục. Anh luôn tự nhấn nhủ mình: “Cấm ngủ! Cấm được ngủ”. Chỉ vô ý ngủ quên đi là mọi việc trở thành công cốc. Anh thấy thương thằng Phưởng. Nghe chuyện của Phong nó đã gầm lên, đòi giết cho bằng được “con Lý” và “cho tay Thoan ăn đấm(!)”. Lính K10 là vậy. Họ hiểu Phong từng kẽ tóc, chân tơ, và yêu quý anh tới mức cuồng tín. Họ không sao hiểu nổi tỉnh lại đưa ra một quyết định vô lý, chuyển một anh đại đội trưởng bộ binh về đại đội vận tải? Họ nghĩ đơn giản: Người lính sống sót ở vùng giáp ranh nào khác chi hạt gạo trên sàng. Hàng trăm mạng người mới còn được một hai. Ngoài kinh nghiệm chiến đấu đã đành, nhưng mảnh đất ấy đã hóa thân, ngấm vào trong máu từng người lính giải phóng.

   Ấy là cái lý của cậu y tá, từng nằm chung hầm, ăn cùng mâm với đại đội trưởng cũ.

   Trời rạng dần, từng ngọn cỏ tranh hiện dần rõ từng đường gân lá. Phong căng mắt ra nhìn bao quát cả một khoảng rộng lớn.

   Hoàng ngồi thu lu, kế về phía bên trái, liên tục ngáp.

   - Kìa, anh Phong! - Phường chợt reo lên.

   - Để tao! - Phong cũng đã nhìn thấy từ trong vạt cây xanh ló ra một bóng người.

   Đích thị là Lý. Ả không vội vã, một tay vung vẩy, một tay nắm khẩu súng ngắn. Lý mặc chiếc áo màu xanh lá cây. Ống quần đen. Lý đi cách chỗ ba người ngồi phục chừng sáu mươi thước. Phong liếc nhìn Hoàng. Anh trinh sát đã lấy đường ngắm xạ kích hướng vào chiếc bia sống.

   - Để đấy tôi! - Phong khẽ nhắc Hoàng.

   Anh vụt đứng dậy chạy lên mấy bước, gọi giật giọng:

   - Lý! Quay trở lại! Không tôi bắn!

   Đang bước hăm hở nghe tiếng quát, Lý chợt khựng lại ngơ ngác. Chỉ một giây ả đã hiểu ra cái tình thế bi đát. Lý đã nhìn thấy Phong và Hoàng. Ả vụt chạy, hướng thẳng ra con đường lộ đang phơi mình trong không gian mờ sáng.

   - Đứng lại! - Phong quát.

   Lý vẫn chạy... Viên đạn AK nổ đanh, gọn, phá tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sáng mai. Cả ba người đều nhìn thấy ả ngã sấp xuống vạt cỏ tranh cháy nham nở.    

Phong dặn Hoàng và Phường:

   - Chú ý cảnh giới địch, cần thì bắn yểm trợ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #48 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2012, 03:20:26 pm »

   Phong lao nhanh tới chỗ Lý. Ả nằm nghiêng, mặt úp xuống đât. Khẩu K54 văng sang một bên. Tụi địch ở trên sườn đồi phía nam đã phát hiện ra tiếng súng nổ. Từ trên điểm cao, chúng quét đại liên xuống vùng đồi tranh. Đạn bắn tung cày đất, Phong cúi xuống lượm khẩu K54, và cả một cuốn sổ tay, nhìn qua, anh biết ngay là cuốn sổ ghi chép các số liệu của tay Thoan, Lý đã lấy cắp được. Anh bế Lý chạy ngược trở vào chân rừng xanh.

   Bầy chim rừng chưa tỉnh ngủ bị đánh thức trở dậy bởi tiếng đạn nổ chát chúa, chúng vọt bay lên cao sải cánh kêu tao tác.

   Phong thiếp đi trong một giấc ngủ nặng nề, mê mệt. Tưởng chừng như tất cả mọi nỗi lo toan, căng thẳng và cả niềm phẫn uất, xót xa đều tiêu tan chìm đắm trong từng hơi thở đều đặn.

   Anh mơ thấy mình đang chạy bươn bả trên con đường dọc theo triền Khe Lu. Dưới vực sâu hàng vài chục mét, dòng nước luồn lách qua các gộp đá đổ xuống trắng xóa như một dải lụa. Con đường trên sườn núi khúc khuỷu hiểm trở chênh vênh. Vậy mà anh cứ chạy phăng phăng. Đôi bàn chân anh như lướt trên các mỏm đá. Đôi tay anh mọc ra hai cái cánh nâng đỡ thân mình bay trên ngọn thác nước. Có một cây bứa con mọc ngay cạnh đường, anh bứt vội lấy một cành lá bứa nhai lấy nước uống cho đã khát.

   Thấp thoáng hiện ra bóng áo xanh của Lý ở một đoạn xa. Lý đang nhảy từ bậc đá nọ sang bậc đá kia thoăn thoắt. Chốc chốc ả lại quay nhìn về phía sau. Phong chạy dấn lên. Anh sẩy chân trượt xuống vực, may sao anh nắm được một cành cây nhỏ, rồi đu lên. Đã có lúc anh muốn giương súng giết chết con rắn độc quái ác đó, nhưng nhớ lại bộ mặt của Thoan dương dương vẻ tự đắc, anh bèn thôi. Quyết phải bắt sống Lý cho bằng được, không thể khác, Phong tự khuyên nhủ lòng mình như vậy.

   Và anh cứ chạy. Nhưng kỳ lạ thay, bóng Lý cứ xa dần rồi ả tự biến thành một con cáo trắng bỏ rơi anh lại phía xa. Phong thét lên một tiếng... Anh thấy mình ngã xuống một bãi đá... Trời ơi! Sao Tâm lại ở đây. Cô ngồi bên anh và đặt một bàn tay lạnh như băng lên trán anh.
   - Anh yêu của em, răng anh phải chịu cảnh cơ cực như ri? - Cô nói, giọng nghẹn ngào.

   Phong khẽ lắc đầu, đôi mắt vẫn nhìn người yêu đăm đăm. Cả người Tâm nhẹ bẫng, cô biến thành một tấm lụa mỏng màu xanh bay lên cao. Phong rướn người đuổi theo Tâm nhưng cô đã bị gió cuốn đi...

   - Đừng khóc, anh yêu của em! Anh khóc em càng buồn... Thôi anh ráng đứng dậy, đi đi... Anh phải sống để trả thù cho em...

   Tiếng của Tâm tan hòa vào trong gió. Anh thấy bóng cô nhòa lẫn vào dải sương mù từ trên đỉnh núi đang tràn xuống lòng Khe Lu.

   - Tâm! - Anh hét lên, ỵùng dậy đuổi theo.

   Cho tới tận 2 giờ chiều, Phông mới tỉnh ngủ. Giá như Hòa không vào đánh thức, chưa biềt chừng anh sẽ ngủ luôn một lèo tới tối.

   - Anh Nhô nhủ em kêu anh dậy. Có mấy anh bên đại đội vận tải tới kiếm anh.

   - Vậy hả?

   Phong vẫn chưa buồn bước ra khỏi căn hầm có chiếc sạp nứa êm ái. Đầu óc anh trống rỗng, bâng khuâng. Phong vặn mình răng rắc. Phưởng nằm trong góc, nghe động cũng thức giấc.

   - Chuyện chi rứa anh Phong?

   - Không biết... Một giấc ngủ thiệt đã. Tao tưởng như mình đang sống dậy ở một kiếp khác.

   Phong bước ra cửa hầm, lên nhà. Anh ngạc nhiên nhận ra ông Mịch, thằng Hải y tá, và hai người chiến sĩ của trung đội 1. Phong mỉm cười nhưng cả bốn người lính đều giữ thái độ yên lặng. Trong quầng mắt sâu hõm của ông Mịch, đượm buồn. Phong thấy ông khẽ lắc đầu. Nhô cũng yên lặng. Chợt Nhô đẩy một tờ giấy gấp tư để trên bàn về phía Phong. Anh nhìn lướt qua bốn người lính của đại đội vận tải, rồi với tay cầm tờ giấy.

   - Hừ, lệnh bắt kia à... “Đã thông đồng với một con điệp nằm vùng, cả hai tên đã rủ nhau bỏ trốn về đồng bằng chiêu hồi, mang theo một súng ngắn K54, một khẩu AK và trước khi đi đã ăn cắp nhiều tài liệu mật của đơn vị”.

   Phong đọc to cho tất cả mọi người có mặt đều nghe. Rồi đột nhiên, anh cất tiếng cười ha hả.

   - Tuyệt thật, ông Mịch ạ! - Cuối cùng anh bảo.

   - Tôi đã hết lời khuyên can, ông Thoan đâu có chịu nghe. Ông ấy đã đánh điện về trung đoàn, về quân khu và đề nghị phát lệnh truy nã.

   - Sao ông không bảo, sẵn máy 15 oát đấy, đánh moóc cho cả nước hay biết, thằng Phong chiêu hồi... Thôi được, chỉ năm phút nữa, các ông sẽ tha hồ trói tôi, tước súng của tôi rồi anh em ta qua sông Bồ về gặp tay Thoan. Đồng ý vậy không ông Mịch?

   Chưa ai trong số bốn người của đại đội vận tải kịp mở miệng, tất cả đều giật mình, bởi tiếng quát dữ dội của Nhô:

   - Tôi là bệnh xá trưởng, chỉ huy ở đây. Kẻ nào động đến anh Phong, thương binh do tôi quản lý, tôi bắn.

   - Đừng nóng Nhô ơi! Việc đâu còn có đó - Trong giọng nói của Phong chứa đựng sự điềm tĩnh lạ thường - Xin mọi người theo tôi.

   Phong dấn lên đi trước. Quần áo anh đang mặc còn nguyên nếp hồ là của Nhô đưa cho anh mượn sáng nay. Bộ quần áo của Phong đã bị gai rừng cào rách tua ra như xơ mướp, thấm máu...

   Bước theo Phong là ông Mịch, thằng Hải và hai người chiến sĩ vận tải. Nhô vẫn chưa nguôi cơn giận. Anh đeo súng ngắn và theo sau anh là Phưởng, là Hòa và cả Hoàng cùng hai người trinh sát đặc công. Họ nghỉ lại ở hầm bên, nghe tiếng ồn ào chạy qua.

   Tất cả đều im lặng và dõi theo từng bước đi chậm chạp, điềm tĩnh của Phong.

   Phong đã tới bên bụi lá nón và bất ngờ cúi xuống giật phăng mảnh tăng ni lông trùm phủ dưới gốc cây.

   Xác Lý chết từ hồi đêm giờ đã cứng. Ả nằm úp mặt xuống đất. Tấm áo xanh loang máu ở một vạt lưng.

   Không gian lặng đi. Người ta có thể nghe thấy cả tiếng lách chách của đôi chim sâu nhảy chuyền cành trong một bụi mây và tiếng một con mang tác gọi mẹ đơn côi vọng lên từ một bãi cỏ bên sông Bồ.

   Hòa bật khóc thành tiếng. Cô y tá cứ cầm lấy một bên tay Phong ôm riết vào lòng, nức nở.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #49 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 09:09:39 am »

16

   Chiếc máy bay “cán gáo” rà thấp trên đỉnh tán cây rừng, quạt gió.

   Qua một khoảng trống sau bụi cây giang, mọi người đều nhìn rõ ô cửa vuông trên thân máy bay mở toang hoác. Thằng lính giữ đại liên ngồi chỏn lỏn trong đó, đội mũ sắt. Mũi súng chĩa ra ngoài. Cửa khoang lái mê ca, tên phi công để lộ ra chỏm đầu và một gương mặt sạm đỏ. Sườn đồi cỏ tranh bị cánh máy bay quạt đổ rạp rẽ ra thành một vệt dài.

   Cường nhìn theo hút thằng “gáo” cho đến khi nó chỉ còn là một chấm đen nhòa lẫn vào lưng núi phía xa. Anh khẽ ra dấu hiệu cho tổ đi đầu tiếp tục hành quân. Đội hình đi theo hàng một, cả thẩy chưa tới hai chục người. Có hai hỏa lực B40, còn lại tất cả mang AK. Một đội quân mạnh để họ gặp địch bất ngờ có thể đánh trả, hoặc đạp đường tránh. Cường được giao cho nhiệm vụ chỉ huy một đội quân hỗn hợp thuộc nhiều đơn vị khác nhau lên miền Tây. Bốn người của huyện đội đi gùi thuốc cho y tế và đạn B40. Ba anh trinh sát pháo K35, năm người trong đoàn cán bộ điều nghiên của tiểu đoàn đặc công quân khu về bám căn cứ Hòn Vượn. Còn lại tám tay súng đều là cán bộ, chiến sĩ cũ của tiểu đoàn 10, nhận lệnh về trạm trực quân khu chờ lệnh.

   Tin tiểu đoàn 10 được thành lập chẳng mấy chốc đã loang ra trên địa bàn các xã vùng ven Huế. Nhưng cho đến giờ chót, quân số ấn định được điều về quân khu mới được công bố tại huyện. Mà cũng còn đâu nữa? Anh em bộ đội ở lại xã, các đội biệt động đang phải nắm các cương vị chủ chốt. Mộc nằm trong số đó. Theo đề nghị của Hạnh và Cường, Mộc sẽ đảm đương xã đội trưởng, kiêm phó bí thư chi bộ. Hiện thời xã Y đã có được mười hai cô cậu du kích, ngoài ra còn có mấy tổ du kích mật trong các ấp cùng một loạt các cơ sở vững chắc được thành lập từ hai năm nay.

   Mộc không được về lại tiểu đoàn cũng tiếc, nhưng xem ra cậu ta hài lòng với nhiệm vụ mới. Vả lại, Hạnh đã làm bà mối kiếm cho Mộc một cô du kích của xã, mười bảy tuổi, mới rút từ dưới ấp lên được vài tháng nay. Cô gái tên là Huệ, quê ở Hương Cần. Cặp uyên ương gắn bó với nhau. Còn huyện đội trưởng Sửu sứt, chính trị viên đội biệt động thành phố Hai Ngọc, Đoàn chủ tịch xã Hương Thạnh, càng không muốn mất quân, chả ai muốn nhả ra những anh chàng lính cũ của K10. Vài năm nay về địa phương họ đã quen thung thổ, hoạt động hăng hái, có hiệu quả như bất kỳ một anh lính người địa phương nào.

   Cường và một số người khác có tên trong danh sách của cấp trên điều động trực tiếp.

   Anh đang nằm trong một lõm phía bên kia đường lộ. Hạnh về và đem theo lệnh điều động, kèm theo lá thư viết tay của chú Sáu bí thư huyện ủy. Chú nhắc nhở Cường phải bàn giao thật tỉ mỉ các cơ sở cho Hạnh và Mộc.

   Qua Ngật, Cường nhắn Phi về Liễu Thượng gấp, Phi đã bỏ Đà Nằng về Huế mở tiệm buôn. Cậu ta đã trở thành một cơ sở nội tuyến hữu ích cho cách mạng, cung cấp được nhiều tin tức có giá trị. Phi có một người anh làm việc trong Ban tham mưu của Bộ chỉ huy tiền phương Vùng I chiến thuật, đóng ở Mang Cá, tên là Trần Hữu Nam, đại úy. Nam là một trí thức, có tinh thần yêu nước. Vào những năm 1963 - 1964, khi còn đang theo học Văn khoa Huế, Nam đã từng tham gia phong trào học sinh, sinh viên. Rồi Nam bị bắt quân dịch, theo học trường sĩ quan Thủ Đức. Ra trường Nam bị điều về sư đoàn 23 ngụy, đóng ở Tây Nguyên. Ba năm sau nhờ lo lót tiền bạc, Trần Hữu Nam mới được đổi về Huế. Hạnh đã vài lần vào Huế để gặp Nam, sau đó cô giao lại đầu mối ấy cho chú Năm Đổng. Riêng Phi vẫn là người trong đường dây của xã Y.

   Nhiều “lõm” đã bắt đầu mở ra ở các xã. Tuy vậy, vùng giáp ranh trên xanh vẫn là đầu mối cơ bản. Hậu cứ của xã Y bây giờ chuyển dời về khe Đá Liếp. Đường đi đồng bằng được kéo gần lại rất nhiều. Xã tiếp nhận thêm bốn người từ ban B trở về. Họ là người địa phương, bị thương dạo Mậu Thân được chuyển ra Bắc điều trị. Lần đầu tiên, huyện có hẳn một đại đội chủ lực do anh Sửu trực tiếp chỉ huy. Các xã vùng ven đô Huế tình hình đã mát mặt hơn vài năm trước.

   Hạnh và Cường đều có thể trụ bám lại trong các lõm của xã cả tháng trời. Những lõm ấy nằm trong các làng hoang. Lõm cũng có khi ở ngay trong nhà cơ sở.

   Buổi tối hôm Hạnh về tới chỗ Cường thì đêm đã khuya. Cô ngồi soi cây đèn pin cho anh đọc thư của chú Sáu. Chú Sáu viết khá dài. Càng đọc gương mặt Cường càng sáng lên, và anh không giấu nổi niềm vui.

   - Trời! Vậy là tiểu đoàn 10 lại trở về, Hạnh ơi.

   Cường vô tình không nhận ra nét mặt buồn rười rượi của Hanh, đôi mắt cô thẫn thờ.

   - Rứa mà cũng nói - Hạnh nói giọng giận dỗi khiến Cường lúng túng. - Anh ở xã đã quen... Mấy đứa du kích mến anh... Anh đi, em thật không an lòng.

   - Lệnh điều động của cấp trên... Và em cũng phải hiểu cho anh. Anh và những người lính K10 không ai muốn bị xóa đi phiên hiệu, niềm danh dự của tiểu đoàn mình.

   - Thôi... Em biết rồi. Chừ là lúc anh chỉ muốn đi nhanh khỏi đây thôi. - Hạnh vùng vằng.

   - Đừng nói vậy, hơn hai năm trước anh với mấy đứa C1 về với em ra sao?

   - Thôi mà anh, đừng nói nữa...

   Và Hạnh bật khóc.

   Cô yêu anh. Họ chẳng còn gì để giấu nhau sau cái đêm Hạnh về Liễu Thượng tìm Cường, tại nhà Ngật. Thêm một ngày họ càng gắn bó với nhau hơn. Tình yêu thuần khiết kết liên hai người đã gắn bó với vùng đất này vào một thời kỳ cơ cực nhất. Niềm hạnh phúc lớn lao của họ là hợp sức nhau lại xây dựng cơ sở, phá banh từng kiệt, từng ấp giải tỏa ách kìm kẹp của địch. Hạnh biết công của Cường và những người bộ đội về xã không phải là nhỏ.

   Nhưng sự hiểu biết và bản lĩnh vốn có dạy cô biết kìm giữ. Không mong sao được khi thấy một ngày kia, những người lính K10 sẽ trở về đánh cho tụi ngụy những đòn sấm sét như dạo Mậu Thân.

   Đội hình bộ binh tiến về đồng bằng người đi rồng rắn dọc đường chiến lược như ngày nào.

   Đã tới lúc bộ đội cần những đạo quân chủ lực như vậy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM