Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:58:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trường Sơn - Đường khát vọng  (Đọc 167536 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #270 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 07:31:04 pm »

HƯỚNG HOÁ -TỪ CHIẾN TRƯỜNG ĐẾN THƯƠNG TRƯỜNG
Hương Ly

Đã 41 năm trôi qua kể từ ngày tiếng súng cuối cùng dứt trên thung lũng Khe Sanh, huyện Hướng Hoá, Quảng Trị, vùng đất đầy bom mìn, đạn pháo phế liệu chiến tranh ấy đã vươn mình đứng dậy thành một miền trù phú tràn đầy sinh lực, một thương trường sôi động ngay trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Chiến trường lịch sử

Trong chiến tranh, Khe Sanh một thời là cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ Đường 9, được coi là "bất khả xâm phạm" của Mỹ. Tại Khe Sanh đã diễn ra những trận đánh lớn trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971. Trong lịch sử chiến tranh thế giới, chưa có một nơi nào mà mật độ giội bom dày như ở Khe Sanh. Pháo đài bay hạng nặng B.52 đã được tung ra, hơn 100.000 tấn bom đã trút xuống trong một vùng rộng chưa đến 5 dặm vuông không ngăn được quyết tâm thông đường Hồ Chí Minh đoạn Đường 9 qua Nam Lào của quân dân ta.

Ngày 9-7-1968, sau 170 ngày đêm chiến đấu anh dũng, mưu trí và kiên cường trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, huyện Hướng Hóa với hơn mười nghìn đồng bào Vân Kiều, Pa Cô được giải phóng. Thắng lợi to lớn này khiến Khe Sanh mãi mãi được vinh danh như một "Điện Biên Phủ thứ hai". Ngay sau chiến thắng oai hùng ấy, hãng tin Reuters (Anh), ngày 27-6-1968 đã phải công nhận "Khe Sanh được ghi vào lịch sử chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam như là một nơi phải trả với giá đắt nhất bằng máu”, làm cho "uy tín của nước Mỹ suy sụp" ...

Đường 9, một nhánh của con đường tiếp vận mang tên Bác cũng từ đây được thông suốt để chuyên chở vật lực cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Đường 9, con đường kinh hoàng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngày xưa, nay đã được nâng cấp để trở thành con đường xuyên Á trên Hành lang kinh tế Đông - Tây trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Ngày nay, khi Đại lộ Hồ Chí Minh hiện đại lưu thông, Hướng Hóa sẽ được gắn kết các vùng miền kinh tế phía Tây đất nước.

Thị trường tiềm năng

Giờ đây Hướng Hoá không còn dấu vết hoang tàn của thời mưa bom bão đạn, của những cánh rừng trơ trụi bởi chất độc hoá học và bom Napan. Phủ trên các ngọn đồi ngút ngàn xanh sắc lá cà phê. Với đất đai màu mỡ, lúa ngô, sắn và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả đang đua nhau vươn dậy.

Trong lĩnh vực kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt hơn 18%. Các hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ của các thành phần kinh tế trên địa bàn ngày càng đa dạng phong phú và sôi động; kích thích sự cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất giữa các thành phần kinh tế. Với tinh thần chủ động hội nhập, Hướng Hoá đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản như cà phê, chuối, bột sắn nguyên liệu sang Mỹ, Đức, châu Âu...

Hệ thống giao thông trên địa bàn cơ bản đã được đầu tư có hệ thống và phát triển vượt bậc, thương mại - dịch vụ đã và đang được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Toàn huyện có 100% số xã có điện lưới, trên 90% hộ trong huyện sử dụng điện lưới. Huyện tập trung xây dựng các trường kiên cố, góp phần phát triển quy mô giáo dục, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường bình quân hàng năm đạt 97%. Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ khám chữa bệnh được tăng cường.”

Hướng Hoá rất chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo thành một trục kinh tế liên hoàn từ trung tâm huyện và nam bắc Đường 9, mở ra một triển vọng mới trong khai thác tiềm năng đất đai.

Đặc biệt, Hướng Hoá đã huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; coi trọng kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản với 3 loại cây chủ lực là cà phê sắn, chuối; Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, đồng thời tích cực xoá đói giảm nghèo; Chăm sóc những gia đình có công với nước, những người bị rủi ro, hoạn nạn. Năm 2008, Hướng Hoá đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Hướng Hoá là điểm đầu của con đường xuyên Á, nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Mianma, Đông Bắc Thái Lan, Sa Va Na Khét - Lào... Vì vậy, huyện có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi và quan trọng trong việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới qua cửa khẩu Lao Bảo.

Đến Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo của Hướng Hoá còn bắt gặp hình ảnh một Hướng Hoá sôi động, một thị trường với doanh nghiệp từ nhiêu quốc gia: Thái Lan, Lào, Trung Quốc... đến buôn bán, đầu tư Hoạt động thương mại - dịch vụ trong khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo đang phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, chất lượng cũng như các loại hình kinh doanh, làm cho môi trường kinh doanh thương mại ở đây ngày càng sôi động; hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương. Lao Bảo xứng đáng là cửa ngõ trên hành lang kinh tế Đông- Tây trong tiến trình hội nhập và chắc chắn sẽ trở thành một đô thị hiện đại trong tương lai không

Tuy vậy. đối với một huyện vùng cao biên giới, những khó khăn thách thức cùng không ít: nền kinh tế Hướng Hoá phát triển nhanh nhưng chưa bền vừng; trình độ dân trí còn có sự chênh lệch giữa các vùng; cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa đáp ứng với tiềm năng, thế mạnh để phát triển. Chính vì vậy, vùng “đất lửa" xưa kia đang gồng mình để khắc phục khó khăn, vươn lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #271 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 07:32:57 pm »

A LƯỚI - ĐẤT THÉP NƠI BIÊN GIỚI PHÍA TÂY
Ly Nguyễn


Nếu như cần tìm hiểu thông tin về A Lưới qua internet, những lưu trữ trên Google hiển thị vẻn vẹn vài dòng thông tin: “Từ thành phố Huế đi về phía tây 70 km là đến huyện A Lưới, đây là một thung lũng khá rộng, nơi có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua và là chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ những năm từ 1960 đến 1975".

Với những ai đã từng một lần đặt chân đến A Lưới, hẳn ấn tượng về vùng đất này không thể giản đơn như thế. A Lưới thực sự là bức tường thành phía Tây Thừa Thiên - Huế trong cách mạng giải phóng dân tộc, là “đất thép" trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hàng chục trận đánh dữ dội đã diễn ra, hàng trăm tấn bom đạn đã dội xuống, và máy bay rải chất độc hóa học Mỹ đã "đan lưới" trên vùng trời này khai tử biết bao cánh rừng rậm rạp. Thế mà, sức sống nơi đây vẫn bất diệt, "con đường huyền thoại” vẫn không bị chặt đứt.

Đường Hồ Chí Minh trên địa bàn A Lưới

Trong kháng chiến, A Lưới là nơi đóng quân của Bộ Chỉ huy Mặt trận giải phóng Trị - Thiên, nơi sản sinh ra nhiều người con anh hùng các dân tộc miền núi như A Nam, Kan Lịch, Hồ Vai ... Và nơi có nhiều địa danh lịch sử với những tên núi, tên sông của vùng rừng núi A Lưới đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đã ăn sâu trong ký ức của biết bao đồng bào, đồng chí và đã không biết bao phen làm cho quân thù khiếp sợ...

Đường Hồ Chí Minh qua A Lưới đan xen bới các tuyến đường mòn 71, 72, 73, 74 mà trong cuộc kháng chiến chổng Mỹ, cứu nước, đây là đầu mối giao thông quan trọng để vận chuyển sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

Nếu không tính tổng chiều dài các nhánh rẽ về đồng bằng của 4 con đường 71, 72, 73, 74 và tuyến đường Tây Trường Sơn từ Lào sang, thì đoạn đường Hồ Chí Minh - Đông Trường Sơn đi qua huyện A Lưới bắt đầu từ cầu Đắk Rông (Quảng Trị) qua đèo Pê Ke vào đến đất A Lưới có chiều dài gần 90 km, đoạn đường Hồ Chí Minh đi qua huyện A Lưới dài 106 km rồi tiếp tục qua A Đớt, Hiên, Thạnh Mỹ (Quảng Nam). Đây là con đường vận chuyển chiến lược bằng cơ giới được mở vào năm 1968 khi Khe Sanh (Quảng Trị) giải phóng.

Dọc theo con đường mang tên Bác từ xã Hồng Thủy đến A Ràng, nhà nhà khang trang, công trình dân sinh hiện hữu khắp nơi. Đi trên con đường này sẽ dẫn đến các địa danh lịch sử cách mạng nổi tiếng một thời, như: các nhánh đường 70, 71, 72, 73, 74, Bốt Đỏ, sân bay A So, thung lũng A Sầu, các đồi A Bia, Co Ca Va, hệ thống địa đạo ở Hồng Bắc, Hồng Kim, A So... Những địa danh này gắn kết núi rừng Trường Sơn hùng vĩ càng khơi dậy ký ức về một A Lưới anh hùng bất khuất, mang sức sống mãnh hệt diệu kỳ.

Đường Hồ Chí Minh hoàn thành là một động lực quan trọng thúc đẩy huyện miền cao A Lưới của Thừa Thiên - Huế phát triển mọi mặt. Con đường là đầu mối giao thông liên lạc giữa huyện miền núi A Lưới về với đồng bằng, giữa đồng bào các dân tộc miền núi, vùng cao về với miền xuôi; từng bước xóa bỏ sự ngăn cách, chênh lệch về văn hóa, kinh tế, xã hội của từng vùng để cùng nhau tiến lên trên con đường đổi mới của tỉnh nhà. Tiềm năng du lịch ẩm thực, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa truyền thống sẽ được khai phá. Vì vậy, có thể đặt niềm tin rằng, du lịch A Lưới sẽ trở thành một "vệ tinh" quan trọng trên con đường di sản miền trung, một nhân tố tích cực trong tiến trình xóa đói, giảm nghèo.

Trong kháng chiến chống Mỹ, 557 người con dân tộc thiểu số đã hy sinh cho đất nước, 1.080 thương binh, bệnh binh, hàng nghìn lượt dân công hỏa tuyến, hàng nghìn người đang bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam.

Không như những huyện vùng đồng bằng khác, A Lưới là huyện có nhiều dân tộc như Tà Ôi (hay còn gọi là Pa Cô), Cà Tu, Vân Kiều, Pa Hy ... Trong mạch nguồn mỗi câu chuyện kể của dân tộc mình thì ơn Đảng, ơn Bác Hồ như suối nguồn chảy mãi, không bao giờ cạn. Cũng vì lẽ đó, đồng bào các dân tộc ở đây đã tự nguyện lấy họ Hồ làm họ của mình để thể hiện một lòng son sắt theo cách mạng. Tính đến nay, toàn huyện có gần 11 nghìn người mang họ Hồ.

Trên quê hương của những người mang họ Hồ hôm nay, cải đói nghèo lạc hậu đả lùi xa. Nhiều năm qua, huyện đã tập trung cho chương trình phát triển, nâng cao đời sống bà con đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhất là Chương trình 135 đã mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo được bộ mặt nông thôn mới, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Màu xanh của mía, của cà phê... đã từng bước khỏa lấp đi những sườn đồi trơ trụi lá. Hình ảnh từng đàn bò gặm cỏ đã cho thấy sự hồi sinh của một vùng quê.

Hệ thống điện chiếu sáng đã về với bà con ở từng bản xa xôi hẻo lánh. Mạng lưới y tế, giáo dục được nâng cấp, cải tạo (100% xã có trường học và trạm y tế). Đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được nâng cao. Có hàng trăm học sinh cấp III và nhiều em đang theo học tại các trường đại học, cao đắng, trung học chuyên nghiệp... đã góp phần tạo nên một sức bật mới cho A Lưới hôm nay và mai sau.

Tiềm năng du lịch

Tiềm năng du lịch của A Lưới rất lớn, rất nhiều địa danh như hồ A Co, suối nước nóng A Ràng... Đặc biệt, thiên nhiên ưu đãi cho A Lưới có được thác nước hùng vĩ A Nô (cách trung tâm huyện 5, 6 km). Hiện nay, điểm du lịch sinh thái này đã thu hút khá đông du khách trong nước và ngoài nước đến thưởng ngoạn.

Thác A nô tọa lạc tại xã Hồng Kim, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế. Không kỳ vĩ bao la như Bạch Mã, khu du lịch sinh thái thác Anô rộng chừng 10 ha, gợi cho du khách cảm giác gần gũi, thân quen với cảnh vật núi rừng gần như còn trong trẻo nguyên sinh.

Đến A Lưới còn là dịp đến vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Chiếm vị trí trang trọng giữa các làng, bản là các nhà rông, nhà sàn to lớn. Những ngôi nhà này dùng làm nơi sinh hoạt cộng đồng, họp bàn chuyện hệ trọng, trưng bày hiện vật quý giá... A Lưới còn là nơi nổi tiếng bởi bàn tay các thiếu nữ Tà Ôi làm nên sản phẩm dệt thổ cẩm đầy mầu sắc, hoa văn ấn tượng. Cùng với sản phẩm dệt, ở A Đớt, A Ngo, các xã khác như Hồng Thái, Nhâm vẫn còn lưu giữ được nghề làm khèn, nhạc cụ, gùi cõng, đồ trang sức các loại, với những nghệ nhân có bàn tay, sức sáng tạo điêu luyện.

Mỗi năm hàng trăm lượt khách du lịch là cựu chiến binh đã trở về đây để thăm lại chiến trường xưa. Địa đạo Động Sọ là một nơi như vậy, nằm ở phía dưới 2 ngọn đồi A So và A Túc. Đây là một hệ thống cụm, hầm địa đạo có khoảng 15 cụm, phân bố ở 3 khu vực theo 3 con khe nhỏ khác nhau là khe Cúp, khe Chân Chồm và khe Tầng Hối. Trải qua nhiều đợt công kích và mưa bom của kẻ thù, nhưng các địa đạo đến ngày nay vẫn còn nguyên vẹn.

Địa đạo Động So được đào năm 1967, trước đây là kho chứa vũ khí của Binh đoàn 559. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, địa đạo là nơi cung cấp lương thực, vũ khí cho quân ta đánh vào thành phố Huế. Hàng loạt các di tích lịch sử khác như sân bay Tà Lụt, đèo Tà Lương, đồn A Sầu... ; đến hầm địa đạo A Dòn, nơi đặt Đài phát thanh giải phóng đầu tiên của Quân khu Trị Thiên- Huế vào năm 1968. Rồi đến đồn A Bia, nơi trở thành di chứng khủng khiếp cho thất bại của lịch sử của quân đội viễn chinh Hoa Kỳ mà những người lính Mỹ khiếp sợ đã đặt tên cho nó là Đồi Thịt Băm.

Du lịch A Lưới cần được kết nối với các tour du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), các nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Đường 9 - Nam Lào - Khe Sanh... (Quảng Trị), di tích lịch sử và di sản quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam). Đồng thời, cũng phải tính đến lợt thế khi hai cửa khẩu biên giới đã thông với nước bạn Lào để tăng cường sức quảng bá, đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, tham quan, giao lưu, hợp tác,.... Mặt khác, A Lưới cũng cần sớm tính đến bài toán quy hoạch bảo tồn lâu dài các điểm di tích lịch sử cách mạng để đón chào đường Hồ Chí Minh hiện đại.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #272 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 07:34:30 pm »

QUẢNG NAM VỚI ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN HUYỀN THOẠI
Nguyễn Ngọc Hạnh, Phạm Phúc, Lê Anh Dũng


Như một mạch nguồn cách mạng, đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại chạy qua đất Quảng Nam bồi đắp nên hào khí "trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ". Với lợi thế của Đường Hồ Chí Minh mới hiện nay, Quảng Nam, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng cao, vùng căn cứ kháng chiến cũ ngày càng thay da đổi thịt. Con đường mới đã biến khát vọng của những người mở đường Trường Sơn năm xưa trở thành hiện thực của ấm no, hạnh phúc.

Đường Trường Sơn chạy qua 4 huyện của tỉnh Quảng Nam, đó là các huyện Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang và Phước Sơn với tổng chiều dài 175 km. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân miền núi Quảng Nam đã tích cực hưởng ứng các phong trào "Làm rẫy cách mạng, nuôi con heo, con gà cách mạng".

Nơi nơi tăng gia sản xuất, giao ước thi đua với khẩu hiệu “đánh giặc giữ làng"; mỗi người phấn đấu trồng thêm sắn; tất cả các rẫy được đặt tên “rẫy cách mạng", "Rẫy đoàn kết”, "Rẫy độc lập", "Rẫy nhớ Bác Hồ", “rẫy mong thống nhất" nhằm giải quyết vấn đề lương thực, bảo đảm cho số cán bộ lên miền núi và lực lượng vũ trang hoạt động lâu dài và ngày càng đông.

Nhân dân còn góp phần không nhỏ vào việc mở đường, tham gia cõng, thồ hàng trên các tuyến Trường Sơn. Nhiều tấm gương gùi thồ hàng, giao liên, mở đường cho xe pháo ra tham gia chiến dịch, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, những tấm gương hy sinh anh dũng,... đã được sử sách ghi lại như những chiến công chói lọi.”

Từ khi đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa hình thành đã tạo ra những biến đổi kinh tế- xã hội sâu sắc, hình thành các khu dân cư, định canh định cư theo hướng quy hoạch lâu dài.

Huyện Tây Giang có 28 km đường Hồ Chí Minh đi qua ba xã Bha'lêê, Vương và Nông. ông Bh'riu Liếc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện cho biết: "Khi mới chia tách, tỷ lệ hộ đói nghèo của Tây Giang là 86%, qua 5 năm, tỷ lệ trên giảm xuống còn 58%. Lúc đầu, Tây Giang được coi là 6 không (không điện, không đường, không trường, không trạm, không chợ, không nơi làm việc) nay Tây Giang có đầy đủ: 100% xã có điện thoại, hơn 85% xã có điện, 7/10 xã có bác sĩ đứng trạm, 70/70 thôn có trường tiểu học và lớp mầm non, bình quân 2,4 người dân có 1 người đi học, 9/10 xã và 56/70 thôn có đường ô tô đến được mùa nắng. Huyện có 3 trường trung học cơ sở bán trú cụm xã kiên cố, có trường dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông, mở lớp đại học nông nghiệp hệ vừa học vừa làm đào tạo cho 86 cán bộ huyện, xã... Riêng 3 xã có đường Hồ Chí Minh đi qua, đời sống kinh tế, văn hoá phát triển mạnh hơn các xã khác".

Từ đường Hồ Chí Minh, huyện có cơ hội đầu tư và tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 107 ha tại xã Nông để phát huy chiều dài 12km đường Trường Sơn năm xưa vào xây dựng và phát triển du lịch, sinh thái, lịch sử và văn hoá. Ở khu vực ngã ba gần Đồn Biên phòng 645, huyện đã có dự định xây dựng đền thờ tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ với thiết kế biểu tượng 2 nền văn hoá Việt- Cơ tu ...

Trên địa bàn huyện Đông Giang, Trao là trạm đầu tiên của trục đường Nam - Bắc trên đất Quảng Nam nối với trạm A Lưới - Thừa Thiên. Trên trục đường này, nhân dân Đông Giang tích cực tham gia gùi cõng, xây dựng kho tàng, bảo vệ các tuyến hành lang đi qua huyện. Là một bộ phận căn cứ địa miền núi nằm sát cạnh Thượng Đức (Đại Lộc), huyện Đông Giang là hậu phương trực tiếp, là nơi tập trung binh lực của ta phục vụ cho cuộc tiến công vào Thượng Đức, Huyện ủy đã huy động phần lớn cán bộ dân chính và nhân dân tham gia mở đường vận chuyển, làm lán trại, huy động dân công tham gia mở được 25 km đường

Ngoài ra, nhân dân Đông Giang còn phục vụ mở đường từ Trao đi Bến Hiên với 5.500 công. Cuối năm 1974, đầu năm 1975 Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Giang đã tham gia mở con đường Thắng Lợi chạy từ Trao nối với Đường Hồ Chí Minh, xuống đến dốc Kiền để đưa xe, pháo và một cánh quân lớn của ta tiến công giải phóng thành phố Đà Nẵng.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #273 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 07:34:38 pm »

Ngày nay, Đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa đi qua huyện Đông Giang 37 km, trải dài trên địa bàn 2 xã và 1 thị trấn. ông Nguyễn Bằng, Bí thư Huyện uỷ cho biết: "Cái lợi trước mắt là việc giải tỏa đền bù đã giúp cho đồng bào sinh sống hai bên trục đường này có thêm khả năng tài chính đầu tư, phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo". Con đường góp phần hình thành các khu dân cư, định canh định cư theo hướng quy hoạch lâu dài. Các công trình hạ tầng cơ sở, giao thông liên thôn, liên xã được nhanh chóng triển khai, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nhiều mặt của nhân dân trên địa bàn.

Các hoạt động kinh tế, thương mại du lịch không chỉ bó gọn trong một mùa nắng như trước đây; đặc biệt các loại hình dịch vụ theo đó cũng bắt đầu phát triển như xây dựng nhà hàng, khách sạn, cây xăng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... , kéo theo việc thu hút đầu tư tăng lên đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng, các mô hình về nông - lâm nghiệp bước đầu hình thành và khẳng định trên thực tế. Văn hóa xã hội chuyển biến rõ nét, đời sống nhân dân có bước cải thiện và nâng lên đáng kể...

Đường Hồ Chí Minh đã góp phần rất lớn giúp cho Đông Giang nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thoát khỏi ốc đảo tự cung tự cấp dần dần hột nhập với nền kinh tế thị trường...".

Với huyện Phước Sơn, đường Hồ Chí Minh có tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây (xuyên Á), Bắc - Nam (xuyên Việt), kết nối đến các trung tâm đô thị và kinh tế lớn như Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế cửa khẩu Đắk - Ốc (Quảng Nam), cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum), tuyến đường đông Trường Sơn, tuyến Khâm Đức - Bắc Trà My... đã giúp cho đồng bào đi lại, hàng hóa lưu thông dễ dàng giữa miền xuôi và miền ngược.

Trên địa bàn huyện, con đường đã góp phần rút ngắn khoảng cách từ trung tâm hành chính huyện đến các xã vùng sâu vùng xa, góp phần đưa kinh tế xã hội địa phương phát triển. Các tiềm năng về thủy điện, khoáng sản quý đang được đầu tư khai thác. Hiện các công trình thủy điện lớn như Đắk My 1, Đắk My 4 đang được xây dựng. Mỏ vàng có trữ lượng khoảng 20 tấn được Công ty trách nhiệm hữu hạn Phước Sơn liên doanh với các đối tác nước ngoài như Ôxtrâylia, Niu Dilân, Canađa, Philíppin... xây dựng nhà máy khai thác, chế biến. Dự án này có quy mô khoảng 30 triệu USD, đã bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả.

Phước Sơn cũng đã xây dựng kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm, ... đến tận các xã hẻo lánh, xa xôi; sắp xếp dân cư theo hướng hợp lý nhằm triển khai các chương trình kinh tế - xã hội; đặc biệt tập trung phát triển nguồn lợi từ rừng bằng cách đẩy mạnh giao đất, giao rừng để đồng bào trực tiếp nuôi trồng, chăm sóc bảo vệ; phát triển mạnh cây quế, nhân rộng cây sâm Ngọc Linh, khai hoang ruộng bậc thang, kiên quyết không phá rừng già làm nương rẫy... .

Trên Đường Hồ Chí Minh đi qua Phước Sơn có nhiều điểm dừng chân của du khách rất lý thú như : Thác nước, đèo Lò Xo, Suối Đăk Ga, Đồi E... Nơi đây có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, dịch vụ phong phú, hấp dẫn, đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch văn hóa - lịch sử...

Ông Phạm Thế Quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện khẳng định: "Trong tương lai không xa, Phước Sơn sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh Quảng Nam cũng đang từng bước xây dựng Khâm Đức trở thành thị xã miền núi đông vui, xanh, sạch, đẹp và văn minh phía tây của tỉnh- một đô thị hoàn chỉnh trong các lĩnh vực giao thông nội thị, hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, bến xe mới, bệnh viện, điện chiếu sáng công cộng, trường học, các khu vui chơi giải trí...".

Huyện Nam Giang có 53km Đường Hồ Chí Minh chạy qua Thạnh Mỹ và xã Cà Dy, nơi có làng Rô đã đi vào thơ của Tố Hữu "ơi làng Rô nhỏ của tôi. Cao cao đỉnh núi chiếc nôi đại bàng". Từ ngày có Đường Hồ Chí Minh qua huyện, đời sống đồng bào các dân tộc, nhất là nơi có con đường chạy qua đã thay đổi vượt bậc, các địa phương đã có đường, điện, trường, trạm, từ chỗ lương thực tự cung tự cấp đã dần dần chuyển sang sản xuất hàng hoá; từ chỗ thất học đã có nhiều con em vào đại học, từ chỗ hàng năm phải cứu trợ, nay đã giảm thiểu tỷ lệ hộ đói nghèo, chính trị ổn định, quốc phòng- an ninh được giữ vững.

Trò chuyện với lãnh đạo các huyện miền núi của Quảng Nam có Đường Trường Sơn đi qua, họ đều cho rằng Đường Hồ Chí Minh huyền thoại thực sự là đòn bẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa hiệu quả của con đường này, theo Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Tây Giang Bh'riu Liếc, từ con đường hiện đại này, rất mong Chính phủ sớm có kế hoạch đầu tư mở đường "xương cá" về phía tây để 8 xã biên giới của huyện gồm Nông, Atiêng, Lăng, Tr'hy, Xan, Châm, Ga'ri, Bha'lêê có điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, tạo điều kiện thông thương, thuận lợi đến huyện Nam Giang và sang cả nước bạn Lào.

Ông Hồ Đơ, nguyên trợ lý tác chiến thuộc Đoàn 559 cho rằng, Nhà nước cần quan tâm đãi ngộ xứng đáng những người có công, không để bỏ sót bất cứ ai đã từng tham gia phục vụ trên con đường Trường Sơn huyền thoại năm xưa. Trung ương cũng cần mở nhiều dự án phát triển kinh tế trên tuyến đường này để giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số; sớm đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, trồng trọt, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi cho người dân miền núi nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #274 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 07:35:34 pm »

GIAO THÔNG ĐẮK LẮK - MỞ ĐƯỜNG ĐI LÊN CÔNG NGHIỆP HÓA
Kim Bảo - CX

Đắk Lắk là 1 trong 5 tỉnh của vùng Tây Nguyên có vị trí quan trọng nằm trong chương trình tam giác phát triển khu vực của ba nước Việt Nam-Campuchia- Lào. Với diện tích 13.125 km2, dân số 1,9 triệu người trong đó có 2 huyện biên giới giáp Campuchia (huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp), có đường biên giới khoảng 70 km. Toàn tỉnh hiện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện. Tỉnh có trên 311.000 ha đất đỏ bazan rất thuận lợi phát triển cây công nghiệp có giá trị cao, theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung chuyên canh.

Với đặc điểm đia hình có nhiều sông, suối thác nước, Đắk Lắk đang chú trọng vào phát triển công nghiệp thuỷ điện. Trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng. Năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới, lạm phát trong nước ... nhưng kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ khá. Đặc biệt quý 1/2009, tổng sản phẩm quốc nội đạt 3.877 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 16%, khu vực Dịch vụ tăng 23%. Tuy nhiên để duy trì sự tăng trưởng ổn định này cần có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là mạng lưới giao thông.

Trước năm 1975 mạng lưới giao thông Đắk Lắk rất yếu kém. Sau ngày giải phóng đến nay được sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước, Đắk Lắk đã có mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh.

Thành phố Buôn Ma Thuột - thủ phủ của tỉnh nằm ngay đầu mối các trục giao thông trọng yếu như quốc lộ 14 nối Đắk Lắk với các tỉnh Tây Nguyên và xuôi về thành phố Hồ Chí Minh; quốc lộ 26 nối Buôn Ma Thuột với tỉnh Khánh Hoà; quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với tỉnh Lâm Đồng; quốc lộ 14C chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.

Ngoài ra, còn có 14 tuyến tỉnh lộ và hàng trăm tuyến đường huyện, đường xã toả ra khắp địa bàn tỉnh. Tổng chiều dài các tuyến giao thông của Đắk Lắk lên đến gần 7.851 km, trong đó quốc lộ dài khoảng 398 km, tỉnh lộ dài 460 km, còn lại hơn 6.994 km là đường huyện, xã...

Từ năm 1998 khi Đắk Lắc đầu tư mạnh vào giao thông bằng các dự án nâng cấp quốc lộ 26, quốc lộ 14, quốc lộ 27 và nhiều tuyến tỉnh lộ khác, mạng lưới giao thông đường bộ của Đắk Lắk đã đạt được những kết quả đáng mừng. Ngoài các tuyến quốc lộ được hoàn chỉnh với mặt đường bê tông nhựa và toàn bộ cầu cống được xây dựng vĩnh cửu, tỷ lệ nhựa hoá của các tuyến tỉnh lộ đã vươn lên con số 72%.

Hệ thống đường giao thông nông thôn cũng được cải tạo đáng kể. Tính đến cuối năm 2008 đã có khoảng 439 km đường huyện được nhựa hoá; khoảng 478 km đường xã được nhựa hoá;... Địa bàn Đắk Lắk hiện có hai phương thức vận tải chính, đó là vận tải đường bộ và vận tải hàng không, trong đó vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng nhất. Đắk Lắk có sân bay Buôn Ma Thuột là sân bay cao nguyên miền Trung thuộc cụm cảng hàng không sân bay miền Nam hoạt động vận tải hành khách từ năm 1977. Hàng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma Thuột đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Hàng tuần có 3 chuyến bay thẳng Buôn Ma Thuột -Hà Nội.

Mạng lưới giao thông đường bộ cũng được phân bố khá hợp lý, tạo được sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng, các cửa khẩu quốc tế và các cảng biển quan trọng ở đồng bằng duyên hải miền Nam Trung Bộ. Nhờ đầu tư có trọng điểm nên diện mạo đô thị và nông thôn được thay đổi nhanh chóng.

Tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng phát triển đều khắp các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Cụ thể, trong năm 2008 tỉnh đã hoàn thành dự án cải tạo mở rộng quốc lộ 2; dự án cải tạo quốc lộ 27; triển khai dự án nâng cấp các tuyến đường tỉnh nâng tỷ lệ rải nhựa đến 14 tuyến đường tỉnh lộ chiếm khoảng 70%.

Bên cạnh đó, để bắt nhịp cùng tiến độ phát triển kinh tế, tỉnh Đăk Lăk đã tiến hành thi công tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phương, trở thành trục xương sống của mạng lưới giao thông tỉnh, nhằm phát huy nội lực kinh tế cho tỉnh.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển với tốc độ cao, giao thông Đắk Lắk vẫn cần được tiếp tục đầu tư nâng cấp đồng bộ và hoàn thiện, nhằm tạo động lực cho vùng kinh tế trọng điểm này phát triển ổn định, bền vững, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình. Khi tuyến đường hoàn thành sẽ góp phần nâng cao chất lượng lưu thông hàng hóa và hành khách.

Giai đoạn sau năm 2010, Chính phủ sẽ triển khai lập báo cáo tiền khả thi mở tuyến đường Hồ Chí Minh đi song song quốc lộ 14 và thành đường cao tốc dài khoảng 160 km với 6 làn xe đi qua Ea’H leo- Krông Buk- Thành phố Buôn Ma Thuột - khu công nghiệp đến địa phận Đắk Nông.

Hiện nay tỉnh đang tích cực mời gọi đầu tư vào tuyến đường huyết mạch nối hai tỉnh Đăk Lắk - Phú Yên (từ cảng Vũng Rô đến cửa khẩu Đắk Ruê tổng chiều dài 265 km) xuất phát từ Vũng Rô (tỉnh Phú Yên) - Krông Năng - Buôn Hồ - Cư Mgar - Ea Súp đến Đồn 3 Biên phòng - Cửa khẩu Đắk Rê. Nếu dự án này hoàn thành sẽ tạo sức bật kinh tế cho các huyện biên giới. Tuy nhiên để hoàn thành dự án này vẫn chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Ngành giao thông vận tải Đắk Lắk cũng đang triển khai các giải pháp tích cực như đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ; xây dựng chương trình giao thông nông thôn, bố trí kế hoạch vốn hàng năm; phân công, phân cấp các huyện, xã chủ động thực hiện, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư... Tuy nhiên cái đích của mục tiêu nhựa hoá đường giao thông đến năm 2010 của tỉnh Đắk Lắk vẫn đang là sự thách thức mà nếu không có một sự đầu tư "đột phá" và quyết liệt hơn thì khó lòng đạt được chỉ tiêu mà Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra cho giai đoạn 2006-2010.

Đường Hồ Chí Minh là một trong những công trình trọng điểm của Nhà nước giai đoạn từ nay đến năm 2010. Con đường là huyết mạch giao thông, là cơ sở đề đồng bào miền Trung và Tây Nguyên phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1181/QĐ-TTG về việc phê duyệt thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị hạt nhân của các vùng Tây Nguyên, đồng thời là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện, phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa. xã hội giữa Tây Nguyên với các vùng trong nước và quốc tế.

Trong tương lai có thể nói, cùng với con đường quốc lộ 14, Đường Hồ Chí Minh sẽ là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn của Đắk Lắk. Hiện nay, tuyến đường này vẫn chưa lộ rõ trên hành trình của mỗi du khách đến Đắk Lắk nhưng trong tương lai nó sẽ trở thành điểm nhấn mỗi khi nhắc đến vùng đất Buôn Ma Thuột.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #275 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 07:36:32 pm »

GIAO THÔNG ĐẮK NÔNG - TẠO ĐÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Kim Bảo


Là một tỉnh "trẻ" của Tây Nguyên, sau 5 năm thành lập, Đăk Nông đã có hệ thống giao thông khá phát triển, thể hiện sự "thay da đổi thịt" trên mọi bình diện.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đắk Nông Nguyễn Văn Viện cho biết: Để khai thác tốt lợi thế có hai cửa khẩu quốc gia Bu Prăng và Đác Per thông thương với tỉnh Mundunkiri, Vương quốc Campuchia, địa phương cần khai thác tốt hệ thống các tuyến quốc lộ nối liền với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải miền Trung, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước và các khu kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ.

Trong năm qua Đăk Nông đã hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14C có tổng chiều dài 99 km, tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; đang thi công nền, mặt đường đoạn Đăk Song đi cửa khẩu Bu Prăng; thi công hệ thống thoát nước vĩnh cửu đoạn Đồn 1 đi Đăk Mil.

Bên cạnh đó, Đắk Nông đã hoàn thành hệ thống tỉnh lộ bao gồm: Dự án tỉnh lộ 5 với tổng chiều dài 11 km, tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng, nguồn vốn của Ngân hàng thế giới, đã thực hiện xong, đưa vào sử dụng năm 2006; Dự án đường tỉnh lộ 6 với tổng chiều dài 62,8 km, tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng, đã nghiệm thu đưa vào sử dụng gói thầu số 3 với chiều dài 11 km; Các đoạn thuộc các gói thầu còn lại đang triển khai thi công nền, mặt đường; Dự án nâng cấp cải tạo tỉnh lộ 4 đoạn từ km 50 đến km 84 tổng chiều dài 34km, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng, nguồn vốn của Ngân hàng phát triển châu Á.

Tính đến cuối năm 2008, toàn tỉnh đầu tư 2.500 tỷ đồng để xây dựng 3.412 km đường trong đó có 1.046 km đường nhựa, chiếm 30,7%. Bao gồm ba tuyến quốc lộ 14, 14C và 28 với tổng chiều dài 310 km, trong đó có 225 km đường nhựa, chiếm 72,6%; hệ thống đường giao thông đô thị 125,2 km có 90,8 km đường nhựa, chiếm 72,5%; sáu tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 318 km, trong đó có 150 km đường nhựa, chiếm 48,3%; hệ thống đường cấp huyện có tổng chiều dài là 497 km, trong đó nhựa hóa được 251 km, chiếm 54,5%; hệ thống đường xã, thôn, buôn toàn tỉnh có 2.170 km, trong đó có 309 km đường nhựa, chiếm 14,3%.

Đến nay, tất cả 71 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có đường ô tô đến tận trung tâm. Hệ thống đường giao thông thông suốt đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như trao đổi, giao thương hàng hóa giữa khu vực nông thôn và thành thi.

Để đẩy mạnh hơn công tác cải tạo hạ tầng giao thông, tỉnh Đắk Nông còn khuyến khích các địa phương tự đầu tư xây dựng các tuyến đường phục vụ cho việc phát triển kinh tế tại các huyện.

Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Cư Jút - Trương Thanh Tùng cho biết: Những năm qua, từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu của tỉnh và huyện với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng đã đầu tư vào phát triển giao thông trên địa bàn huyện. Đến nay hệ thống đường giao thông liên xã đã được trải thảm nhựa 100%, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân; nhờ đó đã thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt hơn 14,6%; tổng giá tài sản xuất đạt 1055 tỷ đồng, tăng 1,64 lần so với năm 2005; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào địa bàn Khu Công nghiệp Tâm Thắng. Hiện nay, Cư Jút là địa phương có tỷ lệ bê tông hóa đường giao thông nông thôn cao nhất của tỉnh Đắk Nông nhờ kết quả của quá trình thực hiện phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Bên cạnh những thuận lợi, Đắk Nông vẫn còn nhiều khó khăn, ông Nguyễn Văn Viện trăn trở: Đắk Nông là một tỉnh miền núi, địa hình bị chia cắt, bình quân độ dốc là 32%, nên chi phí đầu tư xây dựng đường giao thông cao gấp hai lần so với nơi khác. Hằng năm, mùa mưa ở Đắk Nông kéo dài đến bảy tháng, lượng mưa lớn, nhưng các công trình thoát nước trên tuyến còn ít và mới được xây dựng tạm, không bền vững.

Hệ thống đường thôn, buôn, chủ yếu là các tuyến đường nhỏ phục vụ người đi bộ và các loại xe có tốc độ thấp, chất lượng đường chưa bảo đảm do không được cải tạo, sửa chữa. Công tác quản lý, bảo trì đường giao thông còn gáp nhiều khó khăn, nhất là cấp huyện và xã, do chưa có lực lượng làm công tác này và nguồn kinh phí còn hạn hẹp.

Công tác xã hội hóa làm đường giao thông nông thôn còn hạn chế, do đời sống của nhân dân còn khó khăn, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc huy động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là do doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn ít. Bên cạnh đó, thu ngân sách của tỉnh còn eo hẹp, cho nên việc bố trí vốn xây dựng đường giao thông còn khó khăn; bình quân mỗi năm chỉ khoảng 20 tỷ đồng.

Ngoài ra, thời gian gần đây do tác động suy thoái kinh tế toàn cầu và sự biến động giá vật liệu xây dựng trên thị trường đã ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư xây dựng đường giao thông trên địa bàn tỉnh. Do đó, hệ thống đường giao thông ở Đắk Nông vẫn còn lạc hậu. Đặc biệt, hệ thống đường nối từ các khu dân cư, các khu vực sản xuất đến các trung tâm tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi, giao thương hàng hóa, nông sản cũng như việc khai thác các tiềm năng, khoáng sản trên địa bàn.

Theo quy hoạch đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Đắk Nông, có hướng chạy dọc từ Bắc đến Nam, có tổng chiều dài khoảng 154 km, với quy mô 6 làn xe. Hiện nay, Đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa được đầu tư xây dựng, vẫn sử dụng quốc lộ 14 để đảm bảo giao thông, tuyến đường này được đầu tư từ năm 1997, theo quy mô đường cấp 3, nền rộng 9m, mặt bê tông nhựa rộng 6m, là tuyến đường duy nhất nối Đắk Nông với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên. Hiện tại cũng như trong tương lai gần, nếu tuyến đường không được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ không đáp ứng kịp so với tốc độ phát triển kinh tế.

Đường Hồ Chí Minh là tuyến đường xương sống của tỉnh Đắk Nông, nối Đắk Nông với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, và nối thông khu vực Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và với các khu kinh tế trọng điểm Nam Bộ. Ngoài ra, theo chương trình phát triển tam giác kinh tế ba nước Đông Dương, hệ thống đường bộ của Lào và Campuchia được đấu nối vào Đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Kiến Đức huyện Đắk R'lấp thông qua cửa khẩu quốc tế Bu Prăng. Như vậy, Đường Hồ Chí Minh còn tạo điều kiện để phát triển thương mại, du lịch với các nước Campuchia và Lào, mở ra triển vọng đầu tư trong tương lai.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #276 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:17:30 pm »

CHƯƠNG BA
VIẾT TIẾP "BÀI CA TRƯỜNG SƠN"

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN TRÊN MẶT TRẬN MỚI
Thiếu tướng Lương Sỹ Nhung
Tư lệnh Binh đoàn 12,
Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn


Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam. Tháng 7-1975, Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho Bộ đội Trường Sơn chuyển sang xây dựng kinh tế. Tháng 6 - 1976, Bộ Quốc phòng quyết định thống nhất Bộ đội Trường Sơn và Bộ Tư lệnh Công binh thành Bộ Tư lệnh công trình. Đến tháng 3 - 1977, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Tổng cục Xây dựng kinh tế thay cho Bộ Tư lệnh công trình.

Tổng cục Xây dựng kinh tế có nhiệm vụ chỉ đạo toàn quân xây dựng kinh tế, có quân số lên đến 280 nghìn người, phần lớn là bộ đội Trường Sơn trước đây và bổ sung lực lượng chuyên làm kinh tế từ các đơn vị trong toàn quân. Tháng 10 - 1977, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Binh đoàn 12 trực thuộc Tổng cục Xây dựng Kinh tế, gồm các sư đoàn, trung đoàn công binh Trường Sơn trong chiến tranh.

Binh đoàn 12 - Binh đoàn xây dựng cầu đường chiến lược

Phát huy truyền thống bộ đội Trường Sơn anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với tinh thần cách mạng tiến công không ngừng, cán bộ, chiến sĩ công nhân viên quốc phòng của Binh đoàn 12 lại tiếp tục có mặt ở những nơi khó, việc khó trải ra trên địa bàn 21 tỉnh, thành trong nước và 5 tỉnh trên nước bạn Lào, phần lớn là địa bàn xa xôi, núi rừng hẻo lánh, các vùng chiến lược quan trọng làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng.

Nhiệm vụ chủ yếu đầu tiên của Binh đoàn là xây dựng cơ bản Đường Hồ Chí Minh dọc theo Đông Trường Sơn từ Tân Kỳ (Nghệ An) đến Chơn Thành (Bình Phước), có tổng chiều dài 1.920 km, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, các khu kinh tế mới ở Tây Nguyên, kết hợp sản xuất với sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh quốc phòng trên địa bàn hoạt động.

Năm 1978, trước yêu cầu xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, đặc biệt trước yêu cầu phòng thủ đất nước, Bộ Quốc phòng quyết định kiện toàn Binh đoàn 12 là Binh đoàn cầu đường chiến lược, tiếp nhận toàn bộ các đơn vị cầu đường của Tổng cục Xây dựng kinh tế, chuyển trụ sở từ tỉnh Gia Lai về Hà Nội với lực lượng cao nhất gồm 8 sư đoàn, 2 trung đoàn vận tải, 2 xí nghiệp cơ khí sửa chữa, 1 viện khảo sát thiết kế, 5 trường đào tạo huấn luyện, tổng số quân lên đến 38 nghìn người.

Binh đoàn đã đưa 5 sư đoàn làm nhiệm vụ chủ yếu xây dựng quốc lộ 279 dài gần 1.000 km, là con đường vành đai chiến lược nối 7 tỉnh biên giới phía bắc từ Quảng Ninh đến Điện Biên, góp phần đảm bảo cơ động lực lượng, binh khí kỹ thuật cho Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, Binh đoàn đã triển khai lực lượng nâng cấp hàng trăm kilômét đường bộ quốc lộ 6, 7, 8, 9, 18, đường Na Pheo - Si Pha Phin (Lai Châu), ... tham gia xây dựng 6 tuyến đường sắt Thống Nhất (đoạn Minh Cầm - Tiên An), Chí Linh - Phả Lại, Cao Sơn - Mông Dương, ...

Cùng với xây dựng giao thông, Binh đoàn còn tham gia xây dựng hàng loạt công trình quan trọng của Nhà nước như: thuỷ điện Hoà Bình, thủy điện Đray H'ling (Đắk Lắk), mỏ Apatit (Lào Cai), thiếc Quỳ Hợp, trồng cà phê ở Tây Nguyên ...

Vốn đã gắn bó với nhân dân nước bạn Lào từ nhiều năm chiến tranh chống Mỹ ở Trường Sơn, sau khi ngừng tiến súng, một số đơn vị của Binh đoàn với hơn 10 năm xây dựng cơ bản 9 tuyến đường của nước bạn Lào với tổng chiều dài 360 km đường, 36 cầu vĩnh cửu, đồng thời, giúp bạn đảm bảo giao thông vào mùa khô trên 4 tuyến đường dài 588 km. Một số đơn vị còn giúp bạn xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa ở 4 tỉnh và huy động hàng nghìn chuyến xe chở lương thực.

Từ năm 1977 - 1988, Binh đoàn 12 đã mở mới, sửa chữa nâng cấp được trên 5.500 km đường (trên 500 km đường nhựa), 5.147 m cầu, 31.758 cống bê tông, đào đắp hàng chục triệu mét khối đất đá. Sự trưởng thành của Binh đoàn 12 đã gắn liền với nhiều công trình của Nhà nước. Những con đường, cây cầu, nhà máy,... do Binh đoàn xây dựng chính là những công trình kinh tế kết hợp với quốc phòng, góp phần củng cố quốc phòng và xây dựng kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa của đất nước cũng như củng cố tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #277 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:18:18 pm »

Binh đoàn 12 - Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn trong thời kỳ đổi mới

Từ năm 1989, thực hiện sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế theo quyết định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn được thành lập trên cơ sở tổ chức biên chế và các lực lượng của Binh đoàn 12 là doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng tự hạch toán. Đây là thời kỳ hết sức khó khăn bởi cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Kế thừa và phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn và kinh nghiệm hơn 10 năm làm kinh tế và quốc phòng, Tổng Công ty từng bước vượt qua khó khăn thử thách.

Để duy trì sự ổn định và phát triển, Đảng ủy và Chỉ huy Tổng công ty đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, phù hợp với mô hình đơn vị làm kinh tế (giảm trên 2 vạn quân, trong đó có 3.500 sĩ quan); các cơ quan Binh đoàn chuyển từ cấp cục xuống cấp phòng theo cơ cấu chức năng của Tổng Công ty; các sư đoàn lữ đoàn, trung đoàn chuyển thành các công ty, xí nghiệp nhưng vẫn duy trì chế độ kỷ luật, nền nếp của quân đội.

Tổng Công ty luôn coi trọng và xác định nhiệm vụ xuyên suốt là sản xuất - kinh doanh đúng hướng, đúng pháp luật, đúng quy định của Bộ Quốc phòng; kết hợp chặt chẽ với việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; kinh tế kết hợp với quốc phòng, hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị - xã hội; phát huy truyền thống và sức mạnh tổng hợp.

Tổng Công ty đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đổi mới trang thiết bi công nghệ, nâng tổng số xe máy, thiết bị lên 2.100 chiếc, trong đó có một số thiết bị công nghệ thi công cầu đường tiên tiến, thi công thủy điện, các công trình sân bay, bến cảng, ... đáp ứng nhu cầu thi công các công trình lớn, hiện đại. Đội ngũ sĩ quan duy trì hợp lý, còn chủ yếu là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức và lao động quốc phòng, trong đó đội ngũ lao động kỹ thuật chiếm trên 70% quân số và 25% có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên.

Với lực lượng hùng hậu, Tổng Công ty đã thi công hàng nghìn công trình trên khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần xây dựng kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Tống Công ty đã tham gia thi công các công trình lớn như: thuỷ điện Hoà Bình, đường dây 500 kv Bắc - Nam, đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, Láng - Hoà Lạc, quốc lộ 1A (đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ), Quốc lộ 5, nghiã trang liệt sĩ A1 (Điện Biên Phủ), Nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo)...

Hiện nay, Tổng công ty đang triển khai thi công nhiều công trình trọng điểm như: thủy điện Sơn La, thủy điện Bản Chát (Lai Châu), thủy điện Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Srêpốk 3 (Đắk Lắk), đường cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh, Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường Trường Sơn Đông, ... Ngoài ra, Tổng Công ty xuất khẩu nông sản từ nông trường cà phê (gần 400ha) ở Đắk Lắk. Trường Trung học cầu đường và dạy nghề của Tổng Công ty từ năm 1977 đến năm 1998 đã đào tạo được 13 khoá trung cấp cầu đường (1.018 người), 8 khoá công nhân xây dựng (370 người), bồi dưỡng và bổ túc cán bộ các loại (725 người), đào tạo đại học tại chức (53 người).

Với định hướng đúng đắn, Tổng Công ty đã từng bước vươn lên khẳng định mình. Giá trị sản lượng tăng trưởng bình quân 15 - 20%/năm (năm 1989 mới đạt 38,5 tỷ đồng thì năm 2007 đã đạt 1.600 tỷ đồng), nguồn vốn được đảm bảo và phát triển, lợi nhuận hàng năm đạt 2 - 2,5% trên giá trị doanh thu.

Vinh dự, tự hào được kế tục truyền thống vẻ vang của Bộ đội Đường Hồ Chí Minh anh hùng, hơn 20 năm qua trên lĩnh vực xây dựng kinh tế - quốc phòng, nhất là 10 năm tự hạch toán trong thời kỳ đổi mới, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn đã vượt qua khó khăn thử thách, tự khẳng định để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường, góp phần khẳng định uy tín của quân đội làm kinh tế, góp phần cùng các doanh nghiệp nhà nước giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và thiết thực giữ gìn, tăng cường tiềm lực quốc phòng. sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khi chiến tranh xảy ra, nhanh chóng chuyến thành thừng đơn vị công binh công trình phục vụ chiến đấu thắng lợi.

Với thành tích xây dựng kinh tế - quốc phòng, từ năm 1976 đến nay, Binh đoàn 12 - Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn đã có 5 tập thể (Công ty Xây dựng 565, Công ty xây dựng 470, ...), 3 cá nhân được phong danh hiệu Anh hùng Lao động và hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ được tặng Huân, Huy chương các loạt. Binh đoàn 12 - Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba,... , đặc biệt là Huân chương Quân công hạng Nhì vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh và ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/ 1959- 19/5/2009) .
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #278 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:19:04 pm »

Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn tới

Những thành quả trên đã nói lên phần nào những cố gắng của Đảng ủy, của tập thể cán bộ, chiến sĩ và người lao động thuộc Binh đoàn 12 - Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn trong công cuộc đổi mới. Nhưng là một doanh nghiệp quốc phòng tự hạch toán nên Tổng Công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách mới trong nền kinh tế thị trường. Để vươn lên thanh một trong những doanh nghiệp hàng đầu của quân đội nhân dân Việt Nam, trong những năm tới, Tổng Công ty đang nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng về nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội, nhiệm vụ xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, Tổng Công ty sẽ tập trung xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh là khâu then chốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả là nhiệm vụ hàng đầu, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.

Hai là, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện làm cơ sở thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở địa bàn chiến lược,vùng sâu vùng xa.

Ba là. kiên trì lấy định hướng cơ bản là chủ yếu, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, ngành nghề và công trình xây dựng, trong đó xây dựng công trình cầu đường sân bay, bến cảng, thủy điện, thủy lợi là trọng tâm; mở rộng và nâng cao năng lực xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng các chung cư cao tầng, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các nhà máy lớn,..

Bốn là, đầu tư xây dựng lực lượng có cơ cấu hợp lý, tăng tỷ lệ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại đẩy mạnh liên doanh liên kết tạo sức cạnh tranh, xây dựng Binh đoàn 12 Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn thành một đơn vị, một doanh nghiệp mạnh của quân đội, đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp, coi trọng công tác đảng, công tác chính trị. Giữ gìn và tăng cường tiềm lực quốc phòng, đáp ứng yêu cầu của binh đoàn công binh chiến lược của Bộ Quốc phòng.

50 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được sự giúp đỡ tận tình của cấp ủy Đảng và nhân dân các địa phương, sự phối hợp hiệp đồng của các cơ quan đơn vị trong và ngoài quân đội, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức, lao động quốc phòng Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Binh đoàn 12 - Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn luôn phát huy bản chất tốt đẹp, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; đoàn kết, mưu trí, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu; tích cực, chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường trong lao động sản xuất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #279 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:20:37 pm »

ĐEM THÊM NIỀM TIN CHO CUỘC SỐNG
Cựu chiến binh - Doanh nhân Đoàn Xuân Tiếp


Ngày 15-11-2007, tại Hải Dương, cựu chiến binh, doanh nhân Đoàn Xuân Tiếp vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Phần thưởng cao quý này không chỉ mang đến niềm vui cho anh Tiếp và hàng trăm lao động "đặc biệt" của Hồng Ngọc mà còn tiếp thêm sức mạnh cho những người làm nhân đạo.

Đường đến thành công của người lính lái xe trên đường Trường Sơn năm nào đã truyền ngọn lửa thương yêu, niềm tin cuộc sống tới những người khuyết tật.

35 năm sau cuộc chiến, khi lật tìm về miền ký ức, trong lòng người lính Trường Sơn năm nào đầy ắp những bâng khuâng: một cô y tá người Hà Nội vất vả, lóng ngóng với sợi miến dài cố bón cho người bệnh binh sốt rét. Câu chuyện nhỏ anh kể trong "Người đương thời” trên VTV1 chứa chan cảm xúc. Sự ngẫu nhiên ấy đã tạo nên một khoảnh khắc đáng nhớ trong thời đạn bom. Khi đó, giữa sự sống và cái chết, khát vọng sống của mỗi người thật mãnh liệt, và người chiến binh đường Trường Sơn hình dung tương lai khi mình chiến thắng tử thần. Xa dần trạm quân y dã chiến, ánh sáng cuộc sống, niềm tin ngày mai tươi đẹp dần trở về .

Đoàn Xuân Tiếp sinh năm 1950 tại xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Dù là con một trong gia đình nhưng hòa cùng khí thế cả nước ra trận, tháng 6/1972, anh xung phong nhập ngũ, được biên chế vào Trung đoàn 13 (Sư đoàn 571 thuộc Đoàn 559). Đó là lúc chiến tranh ác liệt nhất. Người lính lái xe Đoàn Xuân Tiếp đã cùng đồng đội của mình chạy qua những trọng điểm ác liệt của chiến trường: "tuyến lửa" khu IV, từ Đông Hà qua Bản Đông; từ Đak Rông đi A Lưới đến Quảng Nam, đường 14 Đắc Tô - Tân Cảnh; tây Trường Sơn qua Saravan, ... Đối điện với bom đạn, những con người cùng thế hệ anh đưa niềm tin cho ngày đại thắng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc, người lính trở về và những thử thách đời thường, những khát vọng mới đang chờ họ chinh phục.

Vươn lên thực hiện khát vọng

Đất nước thống nhất, Đoàn Xuân Tiếp được phân công về công tác tại Sân bay Gia Lâm, khi ấy anh vẫn còn ở độ tuổi đôi mươi nhưng một phần sức lực đã để lại với đại ngàn Trường Sơn. Có lần được cơ quan phân công trực Tết Nguyên đán, đúng lúc ấy cơn sốt rét ập về. Vật lộn với cơn tê cóng, Đoàn Xuân Tiếp nghĩ: người lính đã vượt qua được khó khăn, ác liệt của cuộc chiến tranh thì cũng vượt qua những thử thách của đời thường để vươn lên. Không chỉ sức khỏe hạn chế, người lính vốn chỉ biết lăn lộn trên chiến trường nay trở về đời thường còn bao thử thách khác. Nhưng vượt qua tất cả, anh đã chiến thắng.

Những năm 1980 - 1990, với sự năng động, chiu khó suy nghĩ cùng sự giúp đỡ của bạn bè đồng đội, gia đình anh mở một cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ nhỏ. Người cựu chiến binh Trường Sơn không chỉ hoàn thành việc cơ quan mà còn hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình. Cuộc sống êm trôi, có lúc, anh đã nghĩ tới những ngày nghỉ ngơi, đem chuyện hành quân trên đường Trường Sơn kể cho con cháu mình.

Song, công cuộc đổi mới ùa tới, lan vào từng ngõ ngách cuộc sống, các thành phần kinh tế bung ra. Bâng khuâng, anh nghĩ nếu là 10 năm về trước thì hào hứng biết bao, nhưng giờ đã có 23 năm quân ngũ. Cứ làm việc rồi đoàn viên cùng cháu con chẳng phải bình yên hơn sao? Cũng vào lúc ấy, hình ảnh cô y tá trong trạm quân y dã chiến hiện lên... Ngày ấy chính mình đã hứa nếu sống thì phải sống thật ý nghĩa không chỉ cho riêng mình.

Sau nhiều đêm trăn trở, anh đi đến quyết định xin nghỉ việc cơ quan để thực hiện khát vọng làm giàu, làm ấm no cho không chỉ riêng mình. Chọn đất Chí Linh Hải Dương làm nơi lập nghiệp, Đoàn Xuân Tiếp mở rộng cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ của mình. Tháng 6/1996, được sự giúp đỡ của tỉnh Hải Dương, đặc biệt là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Trung tâm nhân đạo Hồng Ngọc (tiền thân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Ngọc) được thành lập tại thị trấn Sao Đỏ.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM