Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 04:17:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trường Sơn - Đường khát vọng  (Đọc 167989 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #260 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 04:51:35 pm »

Ngành Giao thông Vận tải với Đường Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới

Trong chiến tranh hay trong thời bình, giao thông vận tải đều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như trong chiến tranh, giao thông vận tải góp phần giải phóng đất nước thì trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, giao thông vận tải, sẽ góp phần phát triển đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của giao thông vận tải, ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế đất nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương phải ưu tiên đầu tư phát triển giao thông vận tải, để giao thông vận tải đi trước một bước tạo tiền đề và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Và trong chủ trương đầu tư phát triển giao thông vận tải, Đảng và Chính phủ đã quan tâm trước hết đầu tư xây dựng Đường Hồ Chí Minh - trục dọc "xương sống" thứ hai của đất nước - bởi đây sẽ là huyền thoại và biểu tượng mới của giai đoạn đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng Đường Hồ Chí Minh đã được khẳng định rõ trong Công văn số 1313/CP-CN ngày 15/12/1999 của Chính phủ gửi Bộ Chính trị:

"Việc xây dụng một trục đường bộ xuyên Việt thứ hai là rất cần thiết và cần thực hiện sớm. Tuyến đường này sẽ là một trục Bắc - Nam chủ yếu trong tương lai.

Ngay sau khi xây dựng xong giai đoạn 1, tuyến đường sẽ đóng vai trò đắc lực trong việc quy hoạch và phân bố lại lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế công - nông - lâm nghiệp, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lao động của đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế vùng trung du - miền núi. Từ đây sẽ hình thành các khu công nghiệp, đô thị, tác động tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo của cả một vùng đất đai giàu tiềm năng chưa được khai phá ở phía Tây của Tổ quốc.

Tuyến đường này cùng với hệ thống gồm 63 đường ngang, trong đó có các trục hành lang Đông - Tây nối liền với quốc lộ 1 và hệ thống cảng biển, tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh từ Bắc vào Nam và liên thông với các nước trong khu vực. Nhiều đoạn trên tuyến sẽ hỗ trợ đắc lực để giải quyết ách tắc giao thông trên quốc lộ 1 trong mùa mưa lũ, đặc biệt ở khu vực miền Trung. Hệ thống giao thông này phát huy tối đa năng lực vận tải của các tuyến đường hiện có do nhiều thế hệ đã dày công xây dựng nhưng trong những năm qua gần như bị bỏ hoang, mặc cho thiên nhiên tàn phá đến mức trên nhiều đoạn tuyến không còn đi lại được.

Xây dựng trên cơ sở hệ thống đường Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trục đường bộ Bắc Nam thứ hai là hành lang phía Tây, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và củng cố an ninh quốc phòng, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới phức tạp hiện nay".

Thực hiện chủ trương và mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra, để bắt tay vào việc xây dựng đường Hồ Chí Minh, ngày 11/8/1999, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Ngọc Hoàn đã ký Quyết định số 1999/1999/QĐ- BGTVT thành lập 1 Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh. Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh được giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư quản lý dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh - công trình quan trọng của quốc gia. 

Theo Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại Quyết định số 242/QĐ-TTG ngày 15/02/2007 (thay thế Quyết định số 789/TTG ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể xa lộ Bắc - Nam), đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua 30 tỉnh, thành phố trong cả nước Việt Nam, với tổng chiều dài toàn tuyến 3.167 km (trong đó tuyến chính dài 2.667 km, tuyến nhánh phía Tây dài 500 km).

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #261 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 04:51:53 pm »

Điểm đầu tuyến tại Pác Bó, tỉnh Cao Bằng, điểm cuối tại Đất Mũi, tỉnh Cà Mau. Đường Hồ Chí Minh được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc và tiêu chuẩn đường ô tô thông thường. Riêng các đoạn qua thị trấn, thị tứ, thị xã và thành phố thiết kế phù hợp với quy hoạch địa phương được duyệt.

Tuyến chính của Đường Hồ Chí Minh (dài 2.667 km) sẽ đi qua các điểm: Pác Bó, thị xã Cao Bằng, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Chu, đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn ngã ba Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô), Kmi24+500 Ql2, ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, cầu Ngọc Tháp (sông Hồng), Cổ Tiết, cầu Trung Hà, thị xã Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Chợ Bến, Xóm Kho, Ngọc Lạc, Lâm La, Tân Kỳ, Khe Cò, Tân Ấp, Khe Gát, Bùng, Cam Lộ, cầu Tuần, Khe Tre, đèo Đê Bay, đèo Mũi Trâu, Túy Loan, Hoà Khương, Thạnh Mỹ, đèo Lò Xo, Ngọc Hồi, Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Chơn Thành, ngã tư Bình Phước, Tân Thạnh, Mỹ An, thị xã Cao Lãnh, cầu Cao Lãnh (sông Tiền), cầu Vàm Cống (sông Hậu), Rạch Sỏi, Minh Lương, Gò Quào, Vĩnh Thuận, thành phố Cà Mau, cầu Đầm Cùng, Năm Căn, Đất Mũi.

Nhánh phía Tây (dài 500 km) sẽ đi qua các điểm: Khe Gát, đèo U Bò, Tăng Ký, cầu Khỉ, Sen Bụt, Khe Sanh, Đắk Rông, đèo Pê Ke, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên, Thạnh Mỹ.

Trên cơ sở Nghị quyết số 38/2004/QH 11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội và phù hợp với thực tế cập nhật, việc đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Quy hoạch tổng thể được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (từ năm 2000 - 2007): Đầu tư hoàn chỉnh với quy mô 2 làn xe, bao gồm cả kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Tây) đến Tân Cảnh (Kon Tum). Cho phép một số điểm kiên cố hóa khó khăn hoàn thành trong năm 2008 .

Giai đoạn 2 (từ năm 2007 - 2010): Nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau), và nghiên cứu triển khai đầu tư nâng cấp một số đoạn tuyến đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Giai đoạn 3 (từ năm 2010 - 2020): Hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt và khả năng nguồn vốn, trong đó lưu ý kết nối với quy hoạch hệ thống đường sắt, đường ngang và các quy hoạch khác có liên quan.

Năm 2000 - năm chuyển giao thế kỷ - thực sự là một năm ghi đậm dấu ấn đối với ngành Giao thông Vận tải nói chung và những công nhân ngành cầu đường Việt Nam nói riêng bởi sự kiện ngày 05/4/2000, dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải chính thức phát lệnh khởi công tại cầu Xuân Sơn (Quảng Bình), bắt đầu mở ra một huyền thoại mới cho đường Trường Sơn lịch sử (sau khi được Thủ tướng Phan Văn Khải phê duyệt tại Quyết định số 18/2000/QĐ-TTG ngày 3/2/2000 đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1 ).

Đây cũng là sự kiện được các phương tiện thông tin đại chúng chọn là sự kiện tiêu biểu nhất trong năm 2000. Thời khắc đó tất cả người dân cả nước đều trong tâm trạng hồi hộp ngóng chờ như đất nước chuẩn bị viết nên một trang sử mới.

Và đến ngày 30/4/2008, sau gần 3.000 ngày đêm của 8 năm đằng đẵng qua, hàng ngàn, hàng vạn công nhân cầu đường không quản nắng, gió Trường Sơn, đổ biết bao mồ hôi, công sức, thậm chí cả máu của mình phá đá, mở rừng, đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 từ Hòa Lạc (Hà Tây) đến Tân Cảnh (Kon Tum) (chiều dài gần 1.300 cây số) chính thức được bàn giao và đưa vào sử dụng, khai thông một trục dọc Bắc- Nam mới, mở ra một giai đoạn phát triển, một kỳ tích mới của đường Trường Sơn năm xưa nói riêng và của cả đất nước nói chung.

Huyền thoại xưa đã tiếp thêm sức mạnh cho hôm nay, để đường Trường Sơn xưa đã trở thành đường Hồ Chí Minh với tất cả sự hùng vĩ và hiện đại. Đối với một số tỉnh miền Trung Trung Bộ, tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua dường như đã thổi vào cuộc sống của cư dân khu vực này một luồng sinh khí mới. Cả vùng rừng núi hắt hiu ngày xưa nay như khoác lên mình một tấm áo mới đầy tươi tắn và sống động.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #262 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 04:52:02 pm »

Không chỉ đời sống vật chất, mà đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào miền núi cũng được phát triển bởi sự giao thoa mạnh mẽ hơn với cuộc sống hiện đại thông qua những người miền xuôi lên đây làm dự án, xẻ núi, dựng cầu, làm đường. Sự kiện xây dựng thành công đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) do người Việt Nam thiết kế, xây dựng bằng nguồn nội lực thực sự là dấu mốc quan trọng khẳng định sự lớn mạnh cả về chất và lượng của đội ngũ những công nhân cầu đường Việt Nam.

Tiếp đến, ngày 20/9/2008, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã làm lễ khởi công điểm đầu của tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Pác Bó - Cao Bằng tại khu di tích lịch sử Pác Bó (huyện Hà Quảng, Cao Bằng). Đây là đoạn đầu tiên của đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 được khởi công xây dựng cùng với nhiều đoạn khác sẽ được khởi công trong năm 2008 để hoàn thành mục tiêu năm 2010 sẽ nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau).

Đường Hồ Chí Minh đoạn từ Pác Bó - Cao Bằng có chiều dài 52,47km, bắt đầu từ khu di tích lịch sử Pác Bó (KM0+00). Đường được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp 3, cấp 4 miền núi (tùy theo từng đoạn) bảo đảm cho xe chạy với vận tốc 60km/giờ hoặc 40km/giờ.

Đến hôm nay đường Hồ Chí Minh tại Pác Bó (Cao Bằng) đang được triển khai xây dựng và một ngày không xa nữa, cột Km số "0" nơi bắt đầu con đường lịch sử năm xưa - điểm đầu của con đường trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hôm nay sẽ được đặt trước cửa hang Pác Bó, địa chỉ đỏ ghi những bước chân đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc vào đêm trước Mùa Thu Cách mạng...

50 năm đã đi qua, giờ đây, những ký ức về chiến tranh với những trận mưa bom quân thù, những trận đánh tàn khốc gắn liền với đường Hồ Chí Minh đa trở thành lịch sử. Con đường chiến lược năm xưa, giờ trở thành một huyết mạch giao thông đưa đất nước tiến lên trong công cuộc hiện đại hóa. Và bên con đường ấy những xóm làng đã mọc lên, cuộc sống đã hiện ra với những sắc màu rộn rã. Và những người lính giao thông năm xưa ấy chưa kịp nghỉ ngơi đã có mặt ngay ở những con đường, cây cầu cần khôi phục để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, tham gia một trong những công trình tiêu biểu đó là xây dựng đường Hồ Chí Minh lịch sử.

50 năm, 100 năm... hay xa hơn nữa, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một con đường huyền thoại", một kỳ tích của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại trong thế kỷ XX. Lịch sử sẽ còn nhắc lại những chiến công dũng cảm của cán bộ chiến sĩ, nhân viên ngành giao thông vận tải với các sáng kiến đã đi vào huyền thoại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ". Câu nói giản dị của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Giao thông Vận tải trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở nhiệm vụ đối với những người làm công tác giao thông vận tải trong quá khứ, hiện tại và tương lai sau này.

Nhớ tới câu nói của Người, cùng với những thành quả đạt được từ tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, ngành giao thông vận tải quyết tâm xây dựng và hoàn thiện đường Hồ Chí Minh ngày thêm hiện đại và thuận lợi để con đường này luôn là mạch máu nối liền thông suốt giữa hai miền của Tổ quốc, luôn xứng đáng với tên gọi của Người.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #263 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 04:52:53 pm »

CHƯƠNG HAI
TẠO SỨC BẬT CHO ĐỊA PHƯƠNG

ĐẤT TỔ SẴN SÀNG VƯƠN DẬY
Hương Hậu


Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Nguyễn Doãn Khánh hào hứng nói về tương lai phát triển khi tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh sẽ khởi công trong tháng 5/2009. Khi giao thông thuận lợi, ông hy vọng những con đường này sẽ là cầu nối cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế Phú Thọ, nhất là du lịch.

Tuyến đường Hồ Chí Minh nối dài với điểm đầu của tuyến là Pác Bó (Cao Bằng) và điểm cuối là Đất Mũi (Cà Mau), Km124+500 quốc lộ 2, ngã ba Phú Hộ chạy qua thị xã Phú Thọ (Phú Thọ) cầu Ngọc Tháp (sông Hồng)... với mặt cắt ngang đường quy mô từ 2 - 8 làn xe, nền đường và khoảng 2/3 tuyến đường được quy hoạch thiết kế theo tiêu chuẩn của đường cao tốc.

Với vị thế là cửa ngõ phía tây, cách Thủ đô Hà Nội 80km, vị trí "ngã ba sông" - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc.

Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có quốc lộ 2, đường cao tốc Vân Nam, Côn Minh (Trung Quốc- Hà Nội, Hải Phòng, đường Hồ Chí Minh; đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới toả đi Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương khác.

Do nằm trong vùng trung du nên nền đất có kết cấu thuận lợi cho xây dựng các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản quan trọng trong nền kinh tế: cao lanh, fenspat, quặng pirit, đá vôi cho sản xuất xi măng, đá xây dựng, cát sỏi và mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn và chất lượng tốt. Phú Thọ là tỉnh có quỹ đất và nguồn nước dồi dào thuận tiện cho phát triển công nghiệp và đô thị.

Là một trong những tỉnh của cả nước sớm có nền công nghiệp được đầu với quy mô tập trung, Phú Thọ hiện đứng thứ 18 của cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp; là địa phương có các ngành sản xuất hàng đầu của cả nước như: giấy, sản xuất phân bón, chế biến nông - lâm sản... Tỉnh hiện có trên 2.000 doanh nghiệp đầu tư trong đó có 100 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký gần 1 tỷ đô la Mỹ; 50 dự án đầu tư tỉnh ngoài với tổng mức vốn trên 35 nghìn tỷ đồng.

Phú Thọ đã quy hoạch và phát triển 4 khu công nghiệp với tổng diện tích 1500ha; gần 30 cụm công nghiệp, điểm công nghiệp trên địa bàn huyện, thị với diện tích 1.600ha. Trong quy hoạch đến năm 2020, tỉnh tiếp tục phát triển thêm 6 khu công nghiệp mới với diện tích 2.400ha và dành quỹ đất dự trữ 3.000ha cho phát triển công nghiệp tập trung.

Vùng đất cội nguồn dân tộc Việt Nam, với khu di tích lịch sử Đền Hùng - di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia. hàng năm có từ 3-4 triệu lượt khách về thăm viếng và nhiều di tích lịch sử gắn liền với thời đại của các vua Hùng; với Rừng quốc gia Xuân Sơn, nước khoáng nóng Thanh Thủy và hệ thống hang động, hệ động thực vật phong phú trên địa bàn tỉnh... Phú Thọ có nguồn tài nguyên và tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch.

Tại tỉnh, có thể đầu tư khai thác nhiều loại hình du lịch như: tham quan, nghỉ dường, chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh... Nhiều khu, điểm du lịch đã được tỉnh quy hoạch và đầu tư hạ tầng như: khu du lịch Văn Lang, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn, khu du lịch Đầm Ao Châu, khu du lịch Đầm Vân Hội, Ao Giời Suối Tiên, khu dịch vụ cao cấp Xuân Quang (Tam Nông)... Đây sẽ là các địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Để thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư, Phú Thọ luôn quan tâm cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; chuyển mạnh hoạt động chính quyền sang cung cách phục vụ công dân, tổ chức và doanh nghiệp; giản đơn thủ tục, tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức, tiền của cho doanh nghiệp và công dân.

Tỉnh cũng tăng cường đối thoại, xử lý tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, chỉ đạo kiên quyết giải phóng mặt bằng, chuẩn bị quỹ đất sạch bàn giao cho nhà đầu tư; thực hiện cơ chế một cửa liên thông, đưa công nghệ thông tin vào việc thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đồng thời, Phú Thọ còn ban hành nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nên đã tạo ra môi trường thông thoáng, cởi mở, thân thiện, được các doanh nghiệp, doanh nhân tin tưởng, yên tâm khi đầu tư vào tỉnh.

Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Doãn Khánh cho biết, hiện tại tỉnh còn nhiều khó khăn, nội lực còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập. Vì vậy để có thể khai thác tốt tiềm năng hiện có, Phú Thọ mong muốn, kêu gọi và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào tỉnh.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #264 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 04:54:18 pm »

THANH HÓA - HẬU CỨ LỚN CỦA ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
Hải Khanh


Mặc dù không trực tiếp nằm trên con đường tiếp vận lịch sử mang tên Bác, nhưng những đóng góp của Thanh Hóa cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vô cùng to lớn. Trong lịch sử đường Hồ Chí Minh, những địa danh của Thanh Hóa luôn được đề cập đến với vai trò là địa bàn trọng yểu, là kho dự trữ chiến lược, là hậu phương vững chắc. Khi quốc lộ 1B hoàn thành, Thanh Hóa lại được nhắc đến như một địa phương trọng điểm đi đầu về phát triển kinh tế - xã hội.

Chia lửa cho chiến trường miền Nam

Xứ Thanh trong kháng chiến chống Mỹ là địa phương đi đầu phong trào góp sức người, sức của, cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam. Hơn 227.080 người con Thanh Hóa đã xung phong ra tuyến lửa, đem tuổi thanh xuân của mình vì miền Nam ruột thịt. Thanh Hóa đã huy động hơn 40.000 thanh niên xung phong ra chiến trường và hơn gần 100.000 thanh niên xung phong ra cơ sở phục vụ giao thông vận tải và chiến đấu tại chỗ, vận chuyển trên 15 triệu tấn hàng cho tiền tuyến kể cả đường bộ và đường thủy.

Những dũng sĩ đất Lam Sơn phát huy truyền thống cha anh xông pha trên khắp các chiến trường đánh Mỹ, là những người "Biết đi tới và làm nên chiến thắng", lập nên những chiến công xuất sắc, nổi bật những tấm gương chói ngời về chủ nghiã anh hùng cách mạng, góp phần quan trọng làm nên "Đại thắng mùa Xuân 1975".

Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Thanh Hoá là vùng đất đầu tiên của miền Bắc chịu bom đạn của đế quốc Mỹ. Năm 1965, giắc Mỹ đã huy động nhiều đợt máy bay xâm phạm bầu trời Thanh Hóa, trút hàng trăm tấn bom đạn xuống khu vực cầu Hàm Rồng, cầu Lèn ở phía bắc và phà Ghép ở phía nam.

Trước mưa bom bão đạn, quân và dân Thanh Hóa quyết giữ những khu vực trọng yếu này. Ngày 3 và 4/4/1965, chiến thắng Hàm Rồng đã đi vào lịch sử hào hùng cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Không chỉ người trẻ, Thanh Hóa tự hào có các cụ tuy tuổi cao vẫn dùng súng trường bắn cháy máy bay địch.

Thành tích chiến đấu của quân dân Thanh Hoá mãi mãi là dấu son in đậm về một mặt trận oanh liệt. Quân và dân Thanh Hóa đã đánh 9.983 trận, bắn rơi 376 máy bay, bắt sống 36 giặc lái; sau 175 trận đánh trên biển cũng đã làm tiêu hao 57 tàu lớn của địch.

Hơn 43.000 chiến sĩ xứ Thanh đã vĩnh viễn ra đi cho hòa bình dân tộc, 1.125 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 15 đơn vị đã vinh dự đạt danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong những năm chiến tranh. Tuổi trẻ Thanh Hóa đã cùng nhân dân toàn tỉnh vinh dự hai lần được Ban Chấp hành Trung ương Đảng tặng cờ luân lưu “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", có 84 người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Viết tiếp trang sử hào hùng

Phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang, trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Những năm gần đây, kinh tế tỉnh tăng trưởng với tốc độ khá cao với mức tăng trưởng bình quân 11,3%. Theo chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 có thể đạt 17 - 18% và đạt trên 19% giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhiều dự án quan trọng đã và đang được xây dựng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Hiện tại, trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh là Thành phố Thanh Hoá, ngoài ra còn có hai thị xã: thị xã công nghiệp Bỉm Sơn ở phía bắc tỉnh, là một trong số ba địa phương có nhà máy xi măng đầu tiên của Việt Nam, phía đông thành phố Thanh Hoá là thị xã du lịch Sầm Sơn, một trong những bãi tắm đẹp nhất Việt Nam.

Theo tầm nhìn đến năm 2015, tỉnh sẽ phát triển đồng bộ hệ thống thương mại, trở thành một trong những điểm hội tụ hàng hoá chính của tuyến giao thông Bắc - Nam và tuyến lưu chuyển hàng hoá giữa vùng Tây Bắc và các tỉnh Bắc Lào gắn với Cảng Nghi Sơn và các vùng miền trong cả nước.

Về mặt xã hội, tỉnh sẽ hoàn thành phổ cập trung học phổ thông trước năm 2020; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45% năm 2015 và 55 - 60% năm 2020 cũng như giải quyết việc làm cho khoảng 5 vạn lao động/năm. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 4% năm 2010 xuống dưới 3% năm 2020; giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn từ 6,5% năm 2010 xuống 5% năm 2015 và dưới 3,5% năm 2020.

Những cái tên quen thuộc như Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Công Thanh, Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển Nghi Sơn, sản xuất men vi sinh, may Sakurai, các dự án chế biến khoáng sản; triển khai một số dự án mới như Nhiệt điện Nghi Sơn, Thuỷ điện Trung Sơn... đã ghi dấu ấn của Thanh Hóa trên bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam.

Đặc biệt, Thanh Hóa đang chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cảng nước sâu Nghi Sơn; chuẩn bị mở các con đường nối các tỉnh phía Tây Bắc như; Sơn La, Lai Châu ..., thu hút luồng đầu tư vì lợi thế giao thông, phát huy dịch vụ vận chuyến.

Đường Hồ Chí Minh với Thanh Hóa

Đường Hồ Chí Minh đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa dài 133 km, đi qua 7 huyện miền núi Thanh Hóa là Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh và Thọ Xuân. Đường Hồ Chí Minh sẽ tạo điều kiện phát triển cho 7 huyện này cũng như mở rộng giao lưu với Lào, Mianma.

Theo chương trình của Thủ tướng về xây dựng các khu đô thị kinh tế dọc đường Trường Sơn, Thanh Hóa có 10 điểm. Trong đó, tỉnh đang xây dựng đường nối từ Nghi Sơn đến Khu công nghiệp Bãi Chành (Như Xuân), tạo điều kiện giao lưu kinh tế với các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của tuyến đường Hồ Chí Minh, nhất là về phương diện du lịch, truyền thống và văn hoá lịch sử, quốc lộ 1B trên địa bàn Thanh Hóa sẽ được phát triển hệ thống đường ngang để tương ứng với tiềm năng vốn có. Một số thắng cảnh như Lam Kinh (Thọ Xuân), Suối Cá Thần (Cẩm Thuỷ), Bến En (Như Thanh), Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc),... ngày càng thu hút nhiều du khách. Mặc dù một số địa điểm không thuộc các huyện nằm trên trục đường Hồ Chí Minh, nhưng từ đường Hồ Chí Minh đi qua các tỉnh và ghé qua thì cũng rất thuận tiện lợi.

Ngoài ra, Thanh Hóa đã huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước tạo điều kiện để sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng; xây dựng môi trường du lịch văn minh, phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đã khẳng định phát triển du lịch là một trong 5 chương trình kinh tế lớn của tỉnh giai đoạn 2006-2010, với mục tiêu doanh thu du lịch tăng bình quân hàng năm 14,5%, đưa du lịch tỉnh nhà phát triển, trở thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #265 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 04:55:48 pm »

TRƯỜNG SƠN - NỐI DÀI DU LỊCH NGHỆ AN
Cao Đăng Vĩnh
,
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An

Nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An có tuyến đường sắt, đường bộ xuyên Việt chạy qua, có sân bay, cảng biển. Nghệ An còn là điểm đầu của tuyến du lịch Con đường di sản miền Trung, điểm đầu con đường huyền thoại Hồ Chí Minh lịch sử và cũng là điểm đầu tuyến du lịch theo hành lang kinh tế đông-tây qua con đường số 8 nối Việt Nam-Lào-Thái Lan. Nghệ An còn có hai cửa khẩu quốc tế quan trọng là Nậm Cắn và Thanh Thuỷ tạo điều kiện thuận lợi nối liền tour du lịch đường bộ từ Nghệ An qua Lào, Thái Lan và ngược lại.

Đặc biệt, từ Nghệ An có thể mở các tuyến du lịch bằng đường hàng không, đường thủy đến các trung tâm du lịch lớn trong nước và quốc tế: đảo Hải Nam, Thẩm Quyến, Hồng Kông, Ma Cao (Trung Quốc), Phukhẹt, Băng Cốc, Pattaya (Thái Lan), Nhật Bản, Singapore... Và các tuyến du lịch nội địa đi Sầm Sơn, Đồ Sơn, Hạ Long hoặc vào Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hội An, thành phố Hồ Chí Minh... Nhờ đó Nghệ An trở thành điểm dừng hợp lý cho các tour du lịch nội địa và quốc tế.

Với diện tích trên 16.000 km2, 2/3 lãnh thổ là núi, rừng với độ cao trung bình 400 m, vùng đồng bằng còn lại có nhiều núi, đồi, sông suối đan xen tạo cho Nghệ An có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên đa dạng, phong phú. Nghệ An còn bảo tồn được nhiều khu rừng nguyên sinh như Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên rừng nguyên sinh Pù Huống, Pù Hoạt là những kho tàng bảo tồn đa dạng sinh học đã được Hội đồng Liên hợp quốc công nhận là khu sinh quyển thế giới.

Bên cạnh đó, Nghệ An có 82km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, bãi Lữ (Nghi Lộc) Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu). Nghệ An vinh dự là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới.

Nghệ An là một vùng đất cổ, nơi đây các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết cư trú của người cổ từ thời đại đồ đá cũ cách đây hàng chục vạn năm. Tại Hang Thẩm Om ở Quỳ Châu, các nhà khảo cổ đã phát hiện bên cạnh dấu tích động vật có tuổi trung kỳ khoảng 250.000 năm, những hiện vật đá có thể là công cụ của người xưa. Tiếp đó là những phát hiện về nền văn hoá Sơn Vi, nền văn hoá đá mới Quỳnh Văn và rực rỡ nhất là dấu vết của nền văn minh Đông Sơn tại khu di chỉ Làng Vạc - Nghĩa Đàn. Những phát hiện trên cho thấy Nghệ An từng là một trong những cái nôi sinh ra người cổ - tổ tiên xa xôi của người Việt ngày nay và cũng đã thuộc cương vực của đất nước ngay từ buổi đầu khởi dựng.

Những chiến công hiển hách của nhân dân Nghệ An cùng với nhân dân cả nước trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã để lại trên mảnh đất này những tư liệu lịch sử quý báu. Hiện nay, Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 183 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là khu di tích Kim Liên, quê hương của danh nhân văn hoá thế giới, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam- Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là khu di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt của quốc gia có giá trị lịch sử - văn hoá muôn đời.

Nghệ An không chỉ giàu sản phẩm văn hoá vật thể mà còn rất phong phú văn hoá phi vật thể, có nền văn hoá dân gian phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc như hát dân ca, hát ví dặm, hát phường vải, hò, vè, v.v. với 6 dân tộc anh em cùng chung sống trên đất Nghệ An: dân tộc Thái, Khơ Mú, Thổ, Mông, Đan Lai, Ơ Đu đã để lại nhiều sản phẩm văn hoá dân tộc đặc sắc tại vùng miền Tây Nghệ An, là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước.

Khi đánh giá về Nghệ An, ngày 24/2/2005, tại Lễ Công bố Năm Du lịch Nghệ An 2005 và Kỷ niệm 975 năm - Danh xưng Nghệ An, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã phát biểu:

"...Trên đất nước ta, không ít vùng miền được coi là địa linh nhân kiệt, song xứ Nghệ là một trong những địa linh hàng đầu. Đối với mỗi du khách, về Nghệ An trước hết là hành hương về nơi sinh trưởng của Bác Hồ kính yêu để hấp thụ ý chí quật cường "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", khát vọng tột cùng xây dựng nước mạnh dân giàu trên con đường xã hội chủ nghĩa, làm cho "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", cảm nhận tình yêu bao la của Người đối với đồng bào và nhân loại, lĩnh hội những tinh tuý của nền văn hoá đặc sắc và đạo đức thanh tao - những giá trị tinh thần và phẩm chất cao quý nhất mà Người là một biểu tượng sáng ngời.

Bên cạnh những di tích vô giá về Bác Hồ, ở Nghệ An còn không ít những di tích lịch sử khác vì nơi đây thời nào cũng có danh nhân, vùng nào cũng có anh hùng. Với thế mạnh nổi trội ấy, Nghệ An phải trở thành điểm đến về du lịch lịch sử vào loại đệ nhất giang sơn.

Đồng thời, với những cảnh quan thiên nhiên non xanh nước biếc, những công trình văn hoá độc đáo và câu ca tiếng hò quyến rũ, Nghệ An có thể và cần trở thành một điểm hẹn đầy hấp dẫn về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thưởng thức những giá trị văn hoá, tinh thần cao đẹp...".


Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #266 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 04:55:59 pm »

Nghệ An được đánh giá là một điểm đến rất hấp dẫn và thuận lợi của các chương trình du lịch nội địa và quốc tế. Những tiềm năng và lợi thế trên tạo cho Nghệ An có điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch: du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao, hội nghị, hội thảo...

Trong những năm qua, công tác quy hoạch phát triển du lịch được triển khai đồng bộ, góp phần quan trọng bảo vệ tốt nguồn tài nguyên du lịch, giúp cho du lịch Nghệ An phát triển bền vững, có hiệu quả, đồng thời thu hút vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đến nay các quy hoạch chi tiết phát triển du lịch các khu, điểm du lịch như: Khu du lịch biển Cửa Lò, Cửa Hiền, Biển Quỳnh, khu Lâm viên Núi Quyết- Bến Thuỷ, khu du lịch biển Nghi Thiết, v.v. đã được phê duyệt và đang tiến hành đầu tư; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch toàn tỉnh thời kỳ 2009-2020 đang được triển khai và gấp rút hoàn thành.

Đầu tư vào du lịch đạt tốc độ nhanh: đến nay hầu hết các đường giao thông tiếp cận với khu, điểm du lịch trọng điểm đã được xây dựng hoặc nâng cấp. Số lượng các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch phát triển nhanh, quy mô và chất lượng có xu hướng tốt hơn. Tính đến 31/12/2008 trên địa bàn tỉnh có 395 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 01 khách sạn 4 sao, 07 khách sạn 3 sao, 13 khách sạn 2 sao, 02 khách sạn 1 sao. Hoạt động kinh doanh du lịch đã thu hút tạo việc làm và thu nhập cho gần 6.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp ngoài xã hội.

Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ngày càng được đầu tư có quy mô và bài bản hơn nên hình ảnh Nghệ An nói chung và du lịch Nghệ An nói riêng đã được quảng bá rộng rãi khắp các thị trường trong nước và nước ngoài. Nhờ vậy kết quả kinh doanh du lịch trong những năm qua có hiệu quả và bền vững; lượng khách du lịch trong thời kỳ 2002- 2008 tăng nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20,4% /năm; doanh thu du lịch tăng bình quân 26,5% năm.

Tuy vậy, những kết quả thu được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch hiện có. Hoạt động du lịch chủ yếu đang diễn ra tại vùng ven biển: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các bãi biển: Diễn Thành (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu)... Trong khi đó, miền Tây Nghệ An được coi là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, nơi có nhiều loài động, thực vật đa dạng, phong phú. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ được các di sản văn hoá phi vật thể được đúc kết từ quá trình lao động sáng tạo lâu dài: tiếng nói, chữ viết, tín ngưỡng, dân ca, nghề thủ công, lễ hội truyền thống, tục thờ cúng tổ tiên, thờ thần của các dân tộc thiểu số...

Việc tuyến đường Hồ Chí Minh được khai thông xuyên Việt sẽ tạo ra cơ hội mới và điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch của Nghệ An nói chung và vùng miền Tây Nghệ An nói riêng. Từ tuyến đường Hồ Chí Minh khả năng kết nối các tour du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế rất dễ dàng: bãi biển Cửa Lò cách 60km, thành phố Vinh 30km, khu di tích Kim Liên 40km, bãi biển Diễn Thành, Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng 40km.

Cũng từ đường Hồ Chí Minh, việc kết nối với các điểm du lịch vùng miền Tây Nghệ An vừa thuận lợi, vừa nhanh chóng. Ngoài việc tăng nhanh lượng khách đến các điểm du lịch hiện có như: thành Trà Lân, Bia Ma Nhai, cây đa Cồn Chùa huyện Con Cuông; Hang Bua, hang Thẩm Om, Hang Thẩm Chạng huyện Quỳ Châu; Đền Chín Gian huyện Quế Phong; di chỉ khảo cổ Làng Vạc huyện Nghĩa Đàn, Đình Võ Liệt tại Thanh Chương, đền Bạch Mã tại Đô Lương, cột mốc số "O" đường chiến lược Hồ Chí Minh tại huyện Tân Kỳ... thác Kèm ở Trung Chính xã Yên Khê, huyện Con Cuông; thác Xao Va, Thác 7 cấp ở Quế Phong ...

Nghệ An có thêm điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến các vùng có tài nguyên du lịch để phát triển sản phẩm du lịch mới: du lịch sinh thái Phà Lài- Khe Khăng; du lịch tham quan làng dệt thổ cẩm Lục Dạ; tham quan Bảo tàng gene động thực vật ở khu bảo tồn Vườn quốc gia Pù Mát... Có thể khẳng định, đường Trường Sơn đã nối dài cho du lịch Nghệ An.

Với tinh thần quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đạt hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian tới Nghệ An sẽ khai thác triệt để những tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tuyến đường Hồ Chí Minh vào mục đích phát triển du lịch. Đồng thời, kêu gọi đầu tư xây dựng các khu dịch vụ du lịch dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh như: cơ sở lưu trú, nhà hàng, điểm mua sắm hàng hóa dân dụng và lưu niệm...; nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện có; mở thêm nhiều khu, điểm du lịch mới có chất lượng cao thu hút khách du lịch quốc tế nội đia.

Tăng cường mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong nước và quốc tế để hình thành các tour du lịch liên vùng, liên tỉnh, liên quốc gia dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh.Từng bước đưa Nghệ An trở thành điểm trung chuyển khách của các tour du lịch trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2010 Nghệ An đón 2,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 150.000 lượt khách du lịch quốc tế. Đến năm 2015 đón được 4,8 triệu lượt khách, trong đó có 341.000 khách du lịch quốc tế và năm 2020 đón được 8,7 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 701.000 lượt khách.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #267 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 04:57:11 pm »

NHỚ VỀ HÀ TĨNH
Anh Phương

Trong dọc dài những tháng ngày ác liệt nhưng hào hùng trên tuyến đường đánh Mỹ, không thể không nhắc đến những đóng góp của quân và dân đất Hà Tĩnh, nơi đường Trường Sơn huyền thoại đã đi qua, cùng cả nước giành thắng lợi cuối cùng.

Những con số lịch sử

Theo dòng lịch sử, ngày 12/2/1965, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã họp và nhận định: "Sắp tới đế quốc Mỹ nhất định sẽ dùng máy bay đánh vào Hà Tĩnh” và đề ra nhiệm vụ trước mắt: "Khẩn trương làm tốt công tác phòng không nhân dân, tổ chức lực lượng sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu”. Thực hiện chủ trương của Trung ương, Chỉ thị của Tỉnh uỷ, công tác chuẩn bị chiến đấu được tiến hành khẩn trương khắp toàn tỉnh: "Củng cố lực lượng dân quân tự vệ, chuẩn bị lực lượng dự bị động viên, tuyển quân thời chiến, tổ chức các đội, các cụm trực chiến, sơ tán cơ quan, xí nghiệp, kho tàng ra khỏi thị xã".

Tuy đã biết trước tình hình và đã tích cực chuẩn bị, nhưng ngành Giao thông Vận tải Hà Tĩnh vẫn phải đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: Hà Tĩnh bề ngang hẹp, phía trên là núi rừng trùng điệp, phía dưới là biển, đường bộ nhỏ, mặt đường thấp, lại bị sông suối, kênh rạch chằng chịt cắt ngang, lượng cầu cống lớn: 127 km đường số 1 có tới 100 chiếc cầu, cống; bình quân 0,7 m cầu, cống/1 km đường Cho dù khó khăn, gian khổ, cho dù trên bom dưới đạn, nhiệm vụ cấp bách của ngành Giao thông Vận tải Hà Tĩnh là phải thông đường cho xe nhanh ra tiền tuyến.

Trước nhiệm vụ cấp bách đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng dũng cảm, mưu trí trong toàn ngành Giao thông vận tải như Thư ký công đoàn ngành Hồ Sành, Trưởng phòng bảo đảm an toàn giao thông Nguyễn Đình Hiền; Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh Nguyễn Toát,... đã xuất hiện. Trong tình huống khẩn trương, các anh đã ôm bom nổ chậm ở Cầu Họ vần khỏi mặt đường cho xe qua.
Kinh nghiệm sáng tạo và thành quả của công tác đảm bảo an toàn giao thông huyện Kỳ Anh đã được nhân rộng ra các huyện trong tỉnh như Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Cẩm Xuyên.

Trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đặc biệt là các tuyến chính: đường số 1, đường 15, đường goòng, địch đánh phá ác liệt liên tục. Với nỗ lực không ngừng thông đường nhanh ra tiền tuyến, tỉnh đã chỉ đạo: Phá bom, thông đường bằng mọi lược lượng và phương tiện sẵn có. Với bè chuối, lưỡi cày hỏng, đoạn sắt gỉ, nam châm lấy trong bình đi-na-mô của xe đạp... đến tháng 12/1967, lực lượng công binh Hà Tĩnh đã phá được 413 quả bom, 196 quả thuỷ lôi ... Nhân dân trong tỉnh thì hăng hái tham gia với khẩu hiệu: "Xe chưa qua, nhà không tiếc", đã phá dỡ nhà mình để mang lấp hố bom.

Nói đến Hà Tĩnh trong những năm chiến tranh, không ai có thể quên địa danh Ngã ba Đồng Lộc với tên 10 người con gái đã trở thành bất tử. Ngã ba Đồng Lộc là "yết hầu” của mạch giao thông nối liền "hậu phương lớn miền Bắc" với "tiền tuyến lớn miền Nam" nên Mỹ đã tập trung toàn lực để cắt đứt con đường này. Chỉ riêng nửa đầu năm 1968, chúng đã trút xuống nơi đây 4.200 quả bom và tên lửa các loại không kể bom nổ chậm và mìn sát thương... Theo con số thống kê, mỗi mét vuông ở Ngã ba Đồng Lộc phải gánh chịu ít nhất 3 quả bom tấn.

Bên địch càng quyết phá, bên ta càng quyết giữ. Chúng ta đã tập trung mọi nguồn lực để giữ bằng được con đường này. Vào lúc cao điểm nhất, tại ngã ba này đã tập trung 16 vạn người, phần lớn là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong.

Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 2 Tổng đội thanh niên xung phong 55 của tỉnh Hà Tĩnh gồm 10 cô gái còn rất trẻ (từ 17 đến 24 tuổi) do chị Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng, chịu trách nhiệm san lấp hố bom ở đoạn đường này để không đứt mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến. Bình thường, tiểu đội hoạt động về đêm để lấp hố bom mà máy bay đã bắn phá vào ban ngày. Nhưng ngày 24-7-1968 có lệnh đặc biệt của đại đội phải thông đường nên 10 cô gái thanh niên xung phong đã ra ngã ba giữa ban ngày để lấp đường.

Ngày hôm ấy, sau vài lần máy bay trinh sát bay qua là 15 lần các tốp máy bay khác lao tới trút bom vào ngã ba. Ba lần, cả tiểu đội bị bom vùi, nhưng sau đó các cô lại rũ đất đứng lên tiếp tục công việc. Đến lượt bom thứ 15, một quả bom rơi ngay trước mặt họ. Một phút... rồi năm phút... trôi qua. Trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng dậy. Cả trận địa lặng đi, những người đồng đội òa khóc nức nở...

Hà Tĩnh hôm nay

Hà Tĩnh nằm ở Bắc Trung Bộ, phía tây giáp với Lào, phía Đông tiếp giáp biển Đông, phía bắc giáp Thành phố Vinh, phía nam giáp Quảng Bình. Dân số 1,3 triệu người; có 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 9 huyện. Lợi thế của Hà Tĩnh là tiếp cận với các thị trường lớn như: Đông- Bắc Thái Lan, Viêng Chăn (Lào), Thành phố Vinh, Thành phố Huế ... Bằng các tuyến đường quốc lộ 1 A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường 8A từ thị xã Hồng Lĩnh chạy qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo sang thủ đô Viêng Chăn ( Lào) và các tỉnh Đông - Bắc Thái Lan.

Ngoài ra, Hà Tĩnh nằm ở bắc miền Trung là "yết hầu” của con đường giao thông chiến lược hai miền Bắc - Nam, là nơi hội tụ nhiều tuyến đường bộ thông thương sang các nước ASEAN. Do có hệ thống giao thông đường bộ , đường sắt và đường thuỷ thuận lợi nên kinh tế những năm gần đây phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10%, trong đó: khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 16,9% thương mại dịch vụ tăng 10,1%; khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,6%,

Theo số liệu thống kế năm 2008 của tỉnh, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 2.724 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 4.528 tỷ đồng, bằng 104,3% so với kế hoạch, tăng 16,38% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 50 triệu USD, bằng 100% kế hoạch và tăng 7,4% so với năm 2007. Dịch vụ bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin có bước tăng trưởng khá, hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường, đến nay 100% số xã đã có điện thoại cố định, 98% số xã được phủ sóng điện thoại di dộng.

Một trong những lĩnh vục ưu tiên của Hà Tĩnh là chú trọng thu hút đầu tư. Tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, khu công nghiệp cảng biển Vũng Áng, khu công nghiệp Gia Lách - Nghi Xuân, tỉnh đã có các cơ chế chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong tỉnh để phát triển công nghiệp, thương mại - du lịch - dịch vụ đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Phía nam tỉnh có cảng nước sâu Vũng Áng, phía bắc tỉnh có Cảng Xuân Hải - Nghi Xuân, các loại tàu từ 10 - 45 ngàn tấn có thể cập hai cảng này để vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá thuận tiện.

Đường Hồ Chí Minh trên đất Hà Tĩnh có chiều dài trên 80 km qua ba huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang. Đây là các vùng kinh tế triển vọng của miền tây Hà Tĩnh, đang thức dậy những tiềm năng du lịch lớn. Nếu cửa khẩu Cầu Treo có được cơ chế như cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh) và quan điểm quy hoạch phát triển cửa khẩu này với tầm vóc quốc tế cùng với các giải pháp mạnh bạo thì vùng cửa ngõ phía tây Hà Tĩnh sẽ là một vùng sầm uất, một điểm sáng về kinh tế, xã hội trên con đường xuyên Việt thứ hai của đất nước.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #268 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 05:01:05 pm »

QUẢNG BÌNH ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Phan Lâm Phương

Quảng Bình là nơi hẹp nhất tính theo chiều ngang từ biên giới Việt - Lào của dãy Trường Sơn hùng vĩ đổ về phía biển Đông, là nơi trải qua những năm chiến tranh oanh liệt. Quảng Bình có một vị trí chiến lược cực kỳ xung yếu trên tuyến giao thông huyết mạch vào Nam, ra Bắc của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Quảng Bình là tuyến đầu của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Cùng quân và dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình đã không quản ngại hy sinh, gian khổ bám đất, bám làng, bám trận địa và tuyến đường để sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, bảo vệ và giữ cho mạch máu giao thông qua Quảng Bình thông suốt với khẩu hiệu: Tất cả vì miền Nam ruột thịt, xe chưa qua nhà không tiếc.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và quyết định của Quân uỷ Trung ương tháng 5/1959, Đoàn 559 - đơn vị tiền thân của Bộ đội Trường Sơn sau này, được thành lập và là đơn vị đứng chân, bí mật xây dựng mở tuyến trên đất Quảng Bình. Có thể nói, Quảng Bình là trung tâm để mở các tuyến của đường Hồ Chí Minh (khu vực làng Ho, huyện Lệ Thuỷ) và từ đây về sau đã hình thành nên hệ thống huyết mạch liên hoàn đường Hồ Chí Minh huyền thoại, lan toả rộng khắp cả nước, góp phần to lớn vào thắng lợi chung giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc,

Xác định vị trí, vai trò hết sức trọng yếu của tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã quyết định đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2000, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã vào Quảng Bình dự lễ và trực tiếp cắt băng khởi công công trình cầu Xuân Sơn, khởi đầu cho xây dựng toàn tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như trong kháng chiến, Quảng Bình trong những năm đổi mới, lại nỗ lực vươn lên, vượt qua mọi trở ngại, phát huy truyền thống cách mạng kiên cường của Quảng Bình "quật khởi", Quảng Bình "hai giỏi", từng bước chuyển mình, đi lên, xây dựng lại quê hương giàu mạnh và văn minh.

Quảng Bình, nhìn từ các thế mạnh

Quảng Bình là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có 201 km đường biên giới chung với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây và 116 km bờ biển về phía đông; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam; có hệ thống giao thông khá đồng bộ, như Sân bay Đồng Hới, cảng biển nước sâu Hòn La (giai đoạn một cho tàu 1 vạn tấn cập cảng; đang xúc tiến xây dựng giai đoạn hai cho tàu từ 3 đến 5 vạn tấn cập cảng), tuyến đường sắt, đường quốc lộ 1A Bắc - Nam, quốc lộ 12 lên Cửa khẩu quốc tế Chao nối liền với vùng trung Lào và vùng đông bắc Thái Lan rộng lớn, có hai nhánh Tây - Đông đường Hồ Chí Minh.

Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.065km2; dân số đến cuối năm 2007 có 854.900 người, với nguồn lao động dồi dào, trẻ, cần cù, sáng tạo, có trình độ đào tạo cơ bản; tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là trữ lượng đá vôi chất lượng tốt cho sản xuất xi măng, clanhke, có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm thuỷ sản.

Tài nguyên biển Quảng Bình cũng đa dạng, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền, tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn, với trữ lượng hải sản khá dồi dào, chất lượng cao, hàng năm có thể khai thác đánh bắt trên 40.000 tấn/năm. Nguồn lợi hải sản biển phong phú về loài (1.650 loài), với nhiều loại hải sản quý hiếm như: tôm hùm, mực, hải sâm, các loại cá có giá trị chế biến xuất khẩu... Bờ biển có hệ thống núi đá đổ ra biển, tạo nên một số cảng biển, bãi tắm và các điểm nghỉ ngơi giải trí kỳ thú, cho phép Quảng Bình phát triển kinh tế tổng hợp về biển; như cửa biển Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng biển Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, Vũng Chùa - Đảo Yến,...

Đặc biệt, Quảng Bình có tiềm năng phát triển du lịch văn hoá, lịch sử và sinh thái rừng - biển rất đa dạng; có Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nhiều bãi tắm đẹp, môi trường xanh, sạch...; Hệ thống dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư, khách du lịch không ngừng được cải thiện, như sân bay, hệ thống cảng, đường giao thông, cửa khẩu quốc tế, các khách sạn, nhà hàng, hệ thống bưu chính, viễn thông, các ngân hàng, y tế, bảo hiểm xã hội ... ngày càng phát triển. Những yếu tố đó đã và đang là cơ hội tốt để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang đến với Quảng Bình.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #269 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 05:01:20 pm »

Quảng Bình quyết tâm thoát nghèo, phát triển đi lên vững chắc

Qua gần 3 năm (từ năm 2006 đến năm 2008) thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006 - 2010, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển ổn định; tăng trưởng kinh tế vẫn giữ mức cao nhất trong các năm qua; cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường; các lĩnh vực văn hoá, xã hội có chuyển biến tích cực; đời sống nhân dân cơ bản vẫn ổn định, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân hàng năm đạt mức trên 2 con số; cụ thể: năm 2006 đạt 11,5%, năm 2007 đạt 11,63%, và năm 2008 đạt 11,42% (mục tiêu 11 - 12%); giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 3 năm: 22,65% (mục tiêu 20 - 21 %); giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân: 4,0% (mục tiêu 4 - 4,5%); Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng bình quân: 11,6% (mục tiêu 11 - 12%); Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp: 24,1%; công nghiệp - xây dựng: 36,6%; dịch vụ: 39,2% (mục tiêu đến năm 2010 tương ứng là: 20%, 40%, 40%); Sản lượng lương thực đến cuối năm 2008 ước đạt: 26,1 vạn tấn (mục tiêu 25,5 -26 vạn tấn); Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 14 - 15%; Thu ngân sách trên địa bàn 853 tỷ đồng (mục tiêu năm 2010: 1.000 tỷ đồng). Tỷ lệ hộ nông thôn được dùng nước sạch 68% (mục tiêu 70%); Tỷ lệ số xã phủ sóng truyền hình 97%; Thu nhập bình quân đầu người: 9,5 triệu đồng/ người/ năm (mục tiêu năm 2010 đạt 11,2 đến 12,8 triệu đồng/người/năm); Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn từ năm 2006 đến năm 2008 đạt 6.916 tỷ đồng.

Năm 2007, 2008 là hai năm đầu nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng là hai năm Quảng Bình thực hiện chủ đề cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực; với phương châm chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư; Uỷ ban nhân dân tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tích cực trong việc đổi mới hình thức, phương thức mời gọi đầu tư, kịp thời ban hành chương trình, bổ sung chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư và đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp như: phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm có tính đột phá như cảng biển Hòn La, sân bay Đồng Hới ... Tăng cường công tác quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, phát triển các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính ... Nhờ đó, công tác xúc tiến đầu tư trong hai năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả khá. Số lượng nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, khảo sát, đăng ký và triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh tăng nhiều so với các năm trước.

Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 125 dự án đăng ký đầu tư trên địa bàn vớt tống số vốn lên đến 25.620 tỷ đồng; năm 2008 đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 36 dự án với tổng vốn đầu tư 7.308 tỷ đồng. Quý 1/2009 có 10 dự án đăng ký đầu tư mới và 17 dự án được cấp chứng nhận đầu tư với số vốn 914 tỷ đồng ... . Trong đó có một số dự án quy mô lớn, có vị trí, vai trò động lực quan trọng đối với sự thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh như: xây dựng cảng Hòn La giai đoạn II, sản xuất clanhke, xi măng, luyện và sản xuất phôi, thép, trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch, công suất 2.400 MW, công nghiệp đóng tàu, khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái suối Bang, khu nghỉ dưỡng Sun Spa Resort...

Hiện các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục đến nghiên cứu tìm hiểu xúc tiến đầu tư các dự án ở Quảng Bình, báo hiệu xu hướng đầu tư vào địa bàn tỉnh trong năm 2009 và các năm tới vẫn có xu hướng tăng lên, mặc dù thời gian qua kinh tế thế giới và khu vực có sự suy giảm.

Phấn đấu đạt được chuyển biến quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sự phát triển bền vững

Năm 2009 là năm có ý nghiã quan trọng đối với tỉnh Quảng Bình trong việc tiếp tục tạo đà tăng trưởng và phát triển cao hơn các năm trước, là năm áp cuối của việc hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006 - 2010.

Nhằm nỗ lực phấn đấu hoàn thành sớm các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Quảng Bình đã định hướng, mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các năm tới là: Phấn đấu ngăn chặn suy giảm, duy trì để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trên cơ sở cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh để tạo chuyển biến về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; chủ động tham gia hội nhập kinh tế và hợp tác quốc tế có hiệu quả theo Chương trình hành động của Chính phủ và của tỉnh; nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục- đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, văn hoá, thể dục thể thao theo hướng xã hội hoá; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện tốt chính sách giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng còn nhiều khó khăn, bị thiệt hại do thiên tai, bảo đảm an sinh xà hội; giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục tăng cường các giải pháp để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Chính phủ về ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng, vượt qua khó khăn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục xác định chủ đề năm 2009 là: “Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực”.

Nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của tuyến đường Hồ Chí Minh hai nhánh Tây, Đông qua Quảng Bình, cũng như các tuyến đường ngang nối quốc lộ 1A với tuyến đường Hồ Chí Minh và đường quốc lộ 12A, tỉnh Quảng Bình đã sớm có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, khu vực hành lang hai bên của các tuyến đường này; trên cơ sở thế mạnh từ tài nguyên rừng, đất rừng để bảo vệ và phát triển trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến; tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển du lịch sinh thái gắn với các điểm di tích văn hoá - lịch sử. Phát triển kinh tế để sớm thoát nghèo, đi lên làm giàu chính đáng và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh trên tuyến biên giới Việt - Lào.

Ngày nay khi đi qua các tuyến đường vừa nêu trên, ai cũng có thể thấy được cơ sở hạ tầng giao thông, điện, trường học, trạm y tế, chợ cụm xã, nhà ở của đồng bào,... đã được đầu tư xây dựng về đến các xã, các bản làng vùng sâu vùng xa, miền núi. Các chương trình 134, 135 của Chính phủ đã giúp đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền tây Quảng Bình cải thiện sản xuất và đời sống ngày càng chuyển biến tiến bộ hơn. Và trên thực tế, công trình Đường Hồ Chí Minh lịch sử ngày nay, cũng như các địa phương khác trong cả nước có con đường đi qua - đã giúp Quảng Bình hướng tới một dải đất còn nhiều tiềm năng, khai phá đi lên ở thời kỳ phát triển mới ... . Đó thực sự là con đường tri ân đối với đồng bào các dân tộc vùng miền núi phía đông dãy Trường Sơn hùng vĩ, đã chịu bao đau thương, gian khổ cùng cách mạng kháng chiến thành công - và cũng là con đường xoá đói, thoát nghèo đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nhìn lại gần 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế- xã hội (2006 - 2010), mặc dù còn nhiều tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục và trong điều kiện phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức thì những kết quả đã đạt được trên đây là rất đáng phấn khởi. Và, cũng có thể nói từ đây Quảng Bình đã xác định được lối ra thoát nghèo, mở hướng phát triển đi lên phải là công nghiệp, du lịch, dịch vụ và tiếp tục ổn định sản xuất, đời sống trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, tiếp tục phấn đấu thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước 5 năm 2006 - 2010 trong thời gian còn lại với nỗ lực và quyết tâm mới để giành thắng lợi mới cao hơn nữa. Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình kiên định phương châm: đồng tâm, đồng lòng, đoàn kết phấn đấu vì một quê hương sớm thoát nghèo và phát triển nhanh, giàu, mạnh, sánh kịp cùng các địa phương trong khu vực và cả nước.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM