Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:51:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những câu chuyện về Hà Nội 60 ngày đêm  (Đọc 94799 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 05:48:43 pm »










Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 05:49:53 pm »



Phố Tràng Tiền



Khách sạn Asia phố Hàng Gai.



Dinh thự của Sainteny



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 05:56:26 pm »



Lính dù Pháp



Đại đội 11, trung đoàn 6 thuộc địa sau khi đánh chiếm commissariat central vietnamien (?)



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 05:58:13 pm »

Một số hình ảnh sau khi chiến sự kết thúc











Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 05:58:49 pm »









Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 05:59:30 pm »









Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 06:00:29 pm »









Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 06:09:26 pm »

Bản đồ của sĩ quan pháo binh Pháp đánh dấu các vị trí tập trung quân và vũ khí của ta. Ảnh của bác panphilov.



(nhấn vào hình để xem cỡ lớn)
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Hai, 2012, 04:49:38 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ledung17
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #78 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2012, 06:59:36 pm »

Đội liên lạc anh hùng Nguyễn Ngọc Nại và khúc bi tráng bên dòng sông Hồng



Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Đội Liên lạc Nguyễn Ngọc Nại.


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tên tuổi Đội Liên lạc Nguyễn Ngọc Nại được ghi vào trang sử vàng của thủ đô và đất nước. Nhưng cho đến hôm nay, câu chuyện tìm kiếm hài cốt của các anh sau gần nửa thế kỷ vẫn được nói đến như một khúc bi tráng bên bờ sông Hồng...

Đội Liên lạc ra đời trong 60 ngày “Hà Nội cháy khói lửa ngút trời”... Tháng 1/1947, thực dân Pháp đánh chiếm cửa ô Yên Phụ, Đội giao thông liên lạc Trúc - Lãng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tế, liên lạc cho Trung đoàn Thủ đô đang bám trụ giữa vòng vây của địch trong Liên khu I. Theo lệnh của Chính ủy  Trung đoàn Thủ đô Lê Trung Toản và đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Chủ tịch Ủy ban  kháng chiến hành chính khu Phúc Xá, trung đoàn đã chọn lựa các chiến sĩ tự vệ gan dạ, dũng cảm của khu để thành lập Đội Liên lạc, Đồng chí Nguyễn Ngọc Nại được cử làm Đội trưởng. Địa điểm nhận công văn, thư từ, lương thực, thực phẩm của hậu phương là chùa Tàm Xá.

Từ tháng 1 đến 16/2/1947, các chiến sĩ liên lạc đã giữ vững mạch máu thông tin, tiếp tế cho Trung đoàn. Đêm 17/2/1947, các anh dẫn đường cho Trung đoàn rút khỏi Liên khu I, từ Hàng Bạc qua ngõ Phất Lộc xuống gầm cầu Long Biên, men theo chân đê lên bãi Tàm Xá rồi qua sông Hồng sang bến Dâu (Đông Anh) ra hậu phương an toàn.

Sáng 19/2/1947, khi những chiến sĩ cuối cùng sang sông thì cũng là lúc thực dân Pháp huy động thủy - lục - không quân lên Tàm Xá hòng tiêu diệt Trung đoàn. Các chiến sĩ Đội Liên lạc, dưới sự chỉ huy của Đội trưởng Nguyễn Ngọc Nại đã chiến đấu quyết liệt với kẻ thù trên bãi dâu Tàm Xá. Và trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, tám chiến sĩ hy sinh anh dũng. Hai đội viên là: Nguyễn Thị Chén và Đỗ Văn Túc bị thương, được bờ sông che chở đã thoát hiểm.

Năm tháng qua đi, bãi dâu Tàm Xá không còn. (Do sự biến đổi của dòng chảy cuối những năm 50 của thế kỷ XX, bãi Tàm Xá không còn ở giữa sông Hồng nữa, nhân dân sang Đông Anh sinh sống, thuộc đơn vị hành chính huyện Đông Anh). Thân nhân các liệt sĩ ở quê hương Bắc Biên (Gia Lâm) những tưởng hài cốt các anh đã theo dòng phù sa trôi dạt đâu đó. Nhưng không, tám chiến sĩ vẫn nằm bên nhau, trong lòng đất xã Xuân Canh (Đông Anh) từ ngày tháng xa xưa ấy.

Câu chuyện bất ngờ tìm thấy hài cốt các anh bắt đầu từ năm 1992. Tính đến lúc đó ông Nguyễn Minh Tiến, Chủ tịch UB Kháng chiến hành chính khu Phúc Xá ngày ấy (và sau này trở thành Thứ trưởng Bộ Công an) đã trải 25 năm kiên trì, nhẫn nại ôm tập hồ sơ đến các cơ quan chức năng, đề nghị phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Đội Liên lạc.

Trong những tháng ngày lao tâm khổ tứ đi “gõ cửa” các cấp có thẩm quyền, ông vẫn đau đáu nỗi đau chưa tìm được hài cốt các liệt sĩ, trong đó có em ruột mình là Nguyễn Công Quảng. Ông la cà hỏi các bô lão ở Tứ Tổng, Tứ Liên, Vạn Ngọc nhưng không ai biết gì về hài cốt của các anh.

Hy vọng tìm được hài cốt các liệt sĩ là rất mong manh. Nhưng thật bất ngờ - bao năm “đáy bể mò kim”, hay đâu có một ngày người bạn cũ thuở “nếm mật nằm gai” những năm 1949 - 1950 là ông Hoàng Minh Tiến cho biết mộ tám chiến sĩ nằm trong nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Canh. Nửa tin, nửa ngờ, ông cùng bạn đến tận nơi và cứ để cho nước mắt buồn tủi tuôn trào trước hai hàng bia mộ vô danh. Khi gặp gỡ ông Hoàng Minh Tiến và đồng chí Phó chủ tịch phụ trách văn - xã tại trụ sở UBND xã Tàm Xá, tôi cũng hết sức ngạc nhiên hỏi ông: “Vì sao các liệt sĩ Đội Liên lạc vẫn nằm ở đất Xuân Canh mà không ai biết tung tích các anh?”.

Vẻ mặt quắc thước, cương trực, thông tuệ, ông kể lại những nỗi vất vả, khó khăn và sự ngẫu nhiên trời cho: Trong quá trình sưu tầm tư liệu để viết lịch sử xã Tàm Xá, khi đến xã Xuân Canh, nhìn thấy tám ngôi mộ vô danh, ông lần hỏi những người cao tuổi đã từng tham gia chiến đấu cuối năm 1946 đầu năm 1947. So sánh và khớp lại các chi tiết của các nhân chứng lịch sử hai xã Xuân Canh và Tàm Xá, ông có đủ tư liệu thực tế xác đáng để khẳng định: đây chính là hài cốt các chiến sĩ Đội Liên lạc.

Thì ra ít ngày sau khi  thực dân Pháp tàn sát thảm khốc dân làng Tứ Liên, Tàm Xá, Vạn Ngọc (19/12/1947), những người lánh nạn trở về làng đã nhận mặt những người thân bị chúng giết hại. Riêng tám chiến sĩ Đội Liên lạc, không ai biết là người của làng Bắc Biên nên đã đưa sang bãi nhãn và chân đê xã Xuân Canh chôn cất. Mãi đến năm 1991, có nghĩa trang liệt sĩ, chính quyền xã Xuân Canh đưa hài cốt các liệt sĩ, trong đó có cả liệt sĩ của Đội Liên lạc vào nghĩa trang; nhưng vẫn không ai biết danh tính và quê quán nên đành đặt các anh quây quần bên nhau trong khu mộ vô danh.

Năm 1993, sau sự phát hiện, khảo cứu của ông Hoàng Minh Tiến và cuộc hội thảo khoa học với Viện Khoa học Lịch sử quân sự Việt Nam, Quân khu Thủ đô, Trung đoàn Thủ đô, các anh mới được trả lại danh tính chung: liệt sĩ Đội Liên lạc khu Phúc Xá, đội viên Đội tự vệ thành Hoàng Diệu.

Ngày đến nghĩa trang liệt sĩ Xuân Canh để nhận hài cốt, ông Nguyễn Minh Tiến đã đọc bài điếu hương hồn các liệt sĩ bằng thơ rất xúc động. Ông và mọi người đều khóc trong nỗi đau xót, ngậm ngùi. Sau đó, theo nguyện vọng một số thân nhân liệt sĩ, nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp đến tận nơi để xác định tên từng người nhưng cũng chỉ tìm được bốn liệt sĩ còn đủ hài cốt, bốn liệt sĩ khác, hài cốt đã trộn lẫn với nhau. Trong nỗi đau chung, thân nhân các liệt sĩ phải để các anh ở lại Xuân Canh.

Năm 1996, Đội Liên lạc và Đội trưởng Nguyễn Ngọc Nại được Nhà nước truy tặng Anh hùng LLVTND; bảy đội viên được truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Vinh dự tự hào và ghi nhớ công ơn các anh, năm 1997, nhân kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ, Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Thụy dựng  tấm bia lớn sau hai hàng mộ liệt sĩ khắc dòng chữ: Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ Đội Liên lạc đặc biệt Đặc khu Phúc Xá - Liên khu I Hà Nội.

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Trên bia cũng ghi rõ tên 8 liệt sĩ và các danh hiệu cao quý mà Nhà nước đã truy tặng các anh. Nhưng trên từng bia mộ, tôi thật xót lòng khi đọc dòng chữ “Liệt sĩ chưa biết tên. 29/1 Đinh Hợi - đội viên tự vệ Thành Hà Nội”. 29/1 Đinh Hợi chính là ngày 19/2/1947 - ngày giỗ chung của các anh!

Cùng với các liệt sĩ xã Xuân Canh, các anh nằm giữa cánh đồng thơm hương lúa chín. Xuân Canh đã trở thành quê hương thứ hai của các liệt sĩ Bắc Biên - Ngọc Thụy trong nghĩa tình sâu nặng thiêng liêng. Chuyện về các liệt sĩ Đội Liên lạc Nguyễn Ngọc Nại hiến dâng tuổi thanh xuân cho độc lập, tự do của Tổ quốc, và hài cốt của các anh được lưu giữ trong lòng đất Xuân Canh, nhưng nửa thế kỷ sau mới xác định được danh tính chung là một trong hàng ngàn huyền thoại bi hùng trong sử thi giữ nước của dân tộc

Nguồn: Báo CAND
Logged

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh....!!!!
ledung17
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #79 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2012, 07:11:48 pm »

Em tìm được một bài về Hà Nội 60 ngày đêm máu lửa được đăng đã khá lâu trên trang báo Công an nhân dân nhân kỷ niệm Ngày toàn quốc kháng chiến 19/12. Em xin được copy về để thêm một chút tư liệu cho chuyên trang của chúng ta.


Hà Nội, những ngày máu lửa

 
“Sống chết với Thủ đô”, “Hà Nội, Stalingrat của Việt Nam” - những khẩu hiệu do chiến sĩ ta tự tay viết lên  vách chiến lũy, vách tường là tinh thần và sức mạnh của người Hà Nội trong 60 ngày đêm chiến đấu giữa lòng Thăng Long văn hiến...

Kẻ gieo gió và người chuẩn bị bão

Ngày 2/3/1946, sau Tổng tuyển cử thắng lợi, Quốc hội họp lần thứ nhất và Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chủ tịch đứng đầu được thành lập. Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp định sơ bộ với Pháp. Ta chủ trương hòa để tiến. Pháp muốn lấy ngoại giao mở đường cho quân sự. Ta kiên trì củng cố lực lượng để đề phòng bất trắc. Pháp triển khai 15.000 quân trên khắp miền Bắc. Ngày 18/3/1946, 1.200 quân Pháp vào Hà Nội, đóng ở những vị trí được phép. Bọn thực dân hy vọng một “màn đảo chính” nhanh chóng diễn ra ở Hà Nội. Từ đó, quân Pháp liên tiếp vi phạm Hiệp định sơ bộ, chiếm đóng thêm nhiều địa điểm, bí mật lập các ổ tác chiến. Kiều dân Pháp được phát vũ khí. Lính Pháp tăng cường khiêu khích xung quanh nơi chiếm đóng.

Đồng chí Nguyễn Trọng Am, tự vệ chiến đấu của ta đang làm nhiệm vụ bị Pháp vô cớ bắn chết vào ngày 24/7/1946. Ngày 3/8, Pháp gây xung đột ở Bắc Ninh. Tối 6/8/1946, nhiều người đi trên hè phố Hà Nội bị Pháp vô cớ bắn chết. Quân Pháp bắn vào vọng gác Vệ quốc đoàn, ném lựu đạn vào lòng đường...

Ngày 14/9/1946, tạm ước giữa ta và Pháp được ký chưa ráo mực, Pháp đã vi phạm. Trước tình hình này ngày 19/10/1946, Trung ương Đảng họp và nhận định: Nhất định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp. Tháng 11/1946, trong văn kiện “Công việc khẩn cấp bây giờ” Hồ Chủ tịch viết: “... phải hiểu, phải làm cho dân hiểu rằng: Cuộc kháng chiến sẽ rất gay go cực khổ” nhưng: “Cố ráng sức ra khỏi mùa đông lạnh lẽo, ta sẽ gặp mùa xuân”. Văn kiện còn nhấn mạnh, muốn thắng địch phải: “Trường kỳ kháng chiến – kháng chiến và kiến quốc. Một mặt phá hoại, một mặt kiến thiết. Phá hoại để ngăn địch, kiến thiết để đánh địch...”.

Từ Hà Nội, sau Hội nghị Quân sự toàn quốc cuối năm 1946, tháng 11, Chiến khu XI được thành lập (trong 12 chiến khu của cả nước). Đồng chí Nguyễn Văn Trân là Bí thư Khu ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Khu XI. Đồng chí Vương Thừa Vũ làm Chỉ huy trưởng mặt trận Khu XI... Đồng chí Trần Quốc Hoàn là phái viên Trung ương tại mặt trận Hà Nội. Trung ương giao cho Hà Nội: Nếu địch cố tình gây chiến, phải nhanh chóng đánh trả, chủ động trong tác chiến, kìm giữ thế hung hăng của giặc trong một thời gian, tạo điều kiện cho hậu phương chuẩn bị công cuộc kháng chiến lâu dài.

Với lực lượng 2.500 Vệ quốc quân, 6.000 tự vệ, được đông đảo nhân dân thủ đô ủng hộ, mặc dù vũ khí còn thô sơ so với 6.500 tên thực dân được trang bị hiện đại, Hà Nội đã chuẩn bị cho mình một tư thế hiên ngang trước giờ xuất trận.

Đầu tháng 12/1946, bằng những vụ khiêu khích ngày một nhiều, quân xâm lược Pháp châm ngòi và phát động cuộc chiến cục bộ trong lòng phố phường Hà Nội. Ngày 4/12, Nhà thông tin Bờ Hồ bị đốt. Ngày 10/12, nhiều công sự của tự vệ ta bị Pháp đặt mìn phá hủy. Ngày 16/12, Lực lượng Công an ta đang giữ gìn trật tự trên đường phố bị quân Pháp vô cớ xả súng. Ngày 17/12, tự vệ ta bị tấn công, nhân dân phố Hàng Bún, Yên Ninh bị tàn sát. Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 18-12, quân Pháp ra tối hậu thư  đòi tự vệ ta nộp vũ khí, đòi chiếm đóng Sở Công an Hà Nội, nắm quyền kiểm soát thành phố về mặt trật tự...

Biết rõ âm mưu độc ác của giặc, với ý chí thà chết không chịu làm nô lệ, nhân dân Hà Nội đã có những hành động kiên quyết. Ngày 16/12/1946, vang lên lời thề quyết tử để bảo vệ thủ đô của Vệ quốc quân trong lễ tuyên thệ. Ngày 18/12/1946, thanh niên tự vệ Hà Nội họp và ra quyết nghị: “Sẵn sàng đợi lệnh, thề sống chết với thủ đô. Lúc này Tổ quốc là trên hết, dân tộc là trên hết”.

Những cuộc chiến đấu trên đường phố

“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ...!”, và “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước!”. Ngày 19/12/1946, Bác ra lời kêu gọi cả nước kháng chiến. Quyết định lịch sử này được truyền đạt tới Khu ủy Khu XI. Chiều 19/12, kế hoạch kháng Pháp và giờ nổ súng được bí mật phổ biến.

Ngày 19/12/1946, lúc 20 giờ 3 phút, Nhà máy Điện Yên Phụ ngừng chạy, đèn thành phố đồng loạt vụt tắt. Đây là hiệu lệnh chiến đấu. Từ các pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Cang, Đào Xuyên, những đường lửa của pháo binh ta bay xé màn đêm nhằm những nơi giặc Pháp đóng quân trong Thành Hoàng Diệu rót đạn. Các vị trí khác của giặc đóng trên phố bị lính vệ quốc của ta cùng các đơn vị phối thuộc của công an, tự vệ đồng loạt tấn công...

Cầu Long Biên bị nghẽn vì ta đặt bom phá. Nhiều cây to và cột đèn do tự vệ ta đặt mìn phá đổ ngổn ngang. Toa xe điện, xe lửa bị lật nghiêng ở các ngã ba, ngã tư, nhiều gia đình khuân đồ đạc, bàn ghế ra đường làm chướng ngại vật. Nội đô đồng loạt tiến công.

Nhiều vùng ngoại thành trống mõ nổi lên, huy động người tiếp ứng cho thành phố. Tại các khu Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Mê Linh... lực lượng tự vệ được tập trung thành đại đội, tiểu đoàn khẩn cấp hành quân về phía các cửa ô. Cũng trong đêm này, ở các địa phương xa hơn như Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, thị xã Hà Đông... đã gửi lực lượng tự vệ tham gia đánh Pháp trong lòng phố Hà Nội.

Sau phút choáng váng ban đầu, thực dân Pháp đã phản công một cách điên cuồng. Quân trong thành của chúng được tung ra để ứng cứu các vị trí bị đánh, bị chiếm. Ga Hà Nội, cầu Long Biên, nhà Bưu điện, Bắc Bộ phủ... Tổng chỉ huy và doanh trại Vệ quốc đoàn ở Hàng Bài, Sở chỉ huy tự vệ ở nhà Đấu Xảo... Ở đâu quân xâm lược cũng gặp phải sức chống cự mãnh liệt của quân dân ta.

Đồng chí Lê Gia Định, Chính trị viên đại đội đã hy sinh trong trận quyết tử bảo vệ Bắc Bộ phủ. Các chiến sĩ tự vệ nhà Bưu điện đánh giặc đến người cuối cùng. Tại trụ sở Bộ Quốc phòng, trận chiến quyết liệt kéo dài tới ngày 21/12/1946.

Ngăn chặn quân Pháp nống ra, các vùng quanh Hà Nội làm vườn không nhà trống. Đường giao thông từ Hà Nội đi các tỉnh bị triệt phá. Sân bay Bạch Mai bị dân quân khu phố 3 khống chế. Dân quân đặc khu Ngọc Thụy, Gia Lâm tổ chức các đợt đột kích vào sân bay.

Các đợt phản kích của Pháp bị chặn lại. Không những thế, ta còn tiếp tục tấn công chúng ở Nhà Dầu Sheell, nhà ga, Nhà in IDEO, ô Yên Phụ... khiến mưu đồ muốn làm chủ Hà Nội sau 24 giờ của thực dân Pháp bị phá sản. Chỉ trong đêm 19 rạng ngày 20/12/1946, 300 tên thực dân đã bị tiêu diệt cùng 5 xe tăng, 2 xe zeep, 7 xe vận tải bị phá hủy...

(Còn nữa...)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2012, 07:23:00 pm gửi bởi ledung17 » Logged

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh....!!!!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM