Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:50:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những câu chuyện về Hà Nội 60 ngày đêm  (Đọc 94796 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 07:02:24 pm »

Chiến đấu ở khu Cửa Nam
      

Đội tự vệ cứu quốc Hoàng Diệu được giao nhiệm vụ:

1. Tấn công tiêu diệt địch ở nhà tên Lơ - Mét.

2. Ngăn quân địch từ Thành nội theo đường Cột cờ qua Cửa Nam tiến xuống đường Trường Thi.

Ban chỉ huy Đội sử dụng trung đội Tô Hiệu (thiếu một tiểu đội), làm lực lượng chủ công, trung đội Trần Quốc Toản (cũng thiếu một tiểu đội), làm lực lượng phối hợp.


Đội nữ tuyên truyền xung phong Hoàng Diệu. Ảnh tư liệu
Tổ Bạch Ngọc Liễn, thuộc trung đội Tô Hiệu canh gác tại nhà Chủ tịch Trần Duy Hưng, ở sát nhà Lơ - Mét là lực lượng đột kích. Tổ được hỗ trợ hỏa lực của trung đội, do Trung đội trưởng Anh Dũng trực tiếp nắm; bố trí ở bên kia đường Thợ Nhuộm và của tổ Thục, thuộc trung đội Trần Quốc Toàn bố trí tại nhà thuốc Thẩm Hoàng Tín phía bên kia đường Phan Bội Châu.

Trung đội Tô Hiệu còn có tổ Trần Đan bố trí tại nhà sơn Rê-zi-stăng-cô đối diện với nhà đồng hồ An-pô, đầu đường Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ cụ thể của tổ Trần Đan là ngăn chặn quân địch từ Thành ra theo đường Điện Biên Phủ tiến xuống Cửa Nam và đường Tràng Thi.

Trung đội Trần Quốc Toản ngoài tổ của Thục, còn có tổ của Châu bố trí tại Nhà thuốc Hoàng Xuân Hãn, nhiệm vụ dùng bom ngăn chặn địch tiến xuống đường Tràng Thi và một tổ nữa do trung đội trưởng Phả trực tiếp nắm, bố trí ở nhà số 3 đường Cửa Nam đề phòng địch theo đường Hàng Lọng tiến vào đường Hai Bà Trưng, uy hiếp từ phía sau lưng các lực lượng của ta bố trí ở phía trước.

Đội còn tăng thêm cho Cửa Nam tổ của Toàn, tổ trưởng quân khí của đội được trang bị một đầu đạn 105 ly để đánh cơ giới. Tổ Toàn bố trí bên trái tổ của Thục trong một nhà dân đối diện với trạm biến thế và tổ của Huy, tiểu đội trưởng của Trung đội Ký Con chỉ huy 2 tổ bảo vệ trụ sở Thành bộ Việt minh (ở 107 Trần Hưng Đạo) bố trí ở số nhà 30 Thợ Nhuộm nhằm tiêu diệt ổ chiến đấu của địch ở một nhà Pháp kiều trước mặt.

Ngoài ra còn đồng chí Ninh Hữu Cần, một tiểu đội trưởng của Tô Hiệu được phái xuống để giúp Tự vệ tiểu khu Cửa Nam chiến đấu.

Tất cả đã chiếm lĩnh vỉ trí từ đêm 17/12/1946 để có thời gian tiếp tục chuẩn bị trong ngày 18 rồi cả ngày 19.

Địch ở nhà Lơ - Mét, anh em nắm chưa được chắc nhưng ít nhất cũng với một tiểu đội có hoả lực mạnh. Có tình huống xảy ra ngoài dự kiến: Khoảng 19 giờ, một tiểu đội tuần tiễu của địch có 2 Háp-tơ-rắc mang ký hiệu xe Liên Kiểm từ phía đường Tràng Thi tới đã dừng lại ở khu vườn hoa. Một chiếc đỗ ngay trước nhà mà tổ của Toàn bố trí, súng chĩa về hướng chợ, điều kiện để tiêu diệt vô cùng thuận lợi, nhưng vì chưa có hiệu lệnh hành động nên anh em không dám động tĩnh, khoảng nửa giờ sau chiếc xe cơ động về phía đường Phan Bội Châu. 20 giờ 03 phút đèn điện tử, pháo súng bắt đầu nổ. Cả đội tuần tiễu của địch bố trí ở đâu rồi, tổ Toàn không nắm được. Anh Dũng, trung đội trưởng trung đội Tô Hiệu có hiệu lệnh, từ vị trí chốt của mình lập tức phát huy hoả lực; khẩu trung liên mới được lau chùi lại ban chiều, bắn xả

vào chỗ nghi có địch bố trí trong nhà Lơ - Mét để yểm hộ cho tổ Bạch Ngọc Liễn; 5 chiến sĩ cùng 3 tự vệ công nhân lái xe xuất kích từ nhà đồng chí Trần Duy Hưng triển khai công kích. Tổ Thục cũng nổ súng bắn mạnh vào các cửa sổ tầng 2 nhà Lơ - Mét nhìn xuống phố Phan Bội Châu - Tổ Bạch Ngọc Liễn tìm cách vượt cổng sắt phía sau để đột nhập vào tầng 1 nơi có địch bố trí. Địch không phản ứng lại phía Thục, nhưng tập trung hoả lực đối phó với tổ Liễn, chủ yếu bằng cách ném tựu đạn và bắn súng từ tầng 2 xuống. Anh em không ai thương vong nhưng mất nhiều thời gian tìm cách mở cổng sắt, 21 giờ ta mới đột nhập được vào trong nhà. Địch tập trung hết lên tầng gác, đóng chặt cửa chặn lối lên.

Tổ Liễn đang loay hoay tìm cách lên gác thì có 2 xe gíp của địch từ phía Cửa Nam vụt chạy theo đường Thợ Nhuộm về hướng nhà Hoà Lò và một Háp-tơ-rắc xuất hiện ở Phan Bội Châu ngay lối cổng ra vào nhà Lơ - Mét. Tổ Thục bắn rát vào chiếc Háp-tơ-rắc, chiếc Háp-tơ-rắc lùi lại về phía đường Hai Bà Trưng và bắn trả lại, bộ phận của Dũng ném lựu đạn xuống 2 chiếc xe gíp nhưng không trúng. Một hoả điểm đại liên của địch từ phía nhà Hoả Lò xuất hiện bắn từng đợt như vãi đạn ngược về hướng Cửa Nam theo đường Thợ Nhuộm.

Tổ Liễn tìm cách đánh lên gác vẫn chưa được, sau theo lệnh của trung đội trưởng tập trung hết tất cả số xăng cờ-rếp mà tổ có để đốt nhưng cửa chắc không phá được.

Tới 23 giờ, quân địch từ trong thành tiến ra đã vượt qua Cửa Nam vào đường Tràng Thi. Một đoàn gồm xe tăng và xe thiết giáp vượt qua chỗ bố trí của Châu, một lúc sau lại có 1 xe tăng, 2 xe Háp-tơ rắc chạy ngược lại về hướng Thành. Tổ Châu kịp thời giật quả bom đặt dưới đường hầm ngầm dưới mặt đường đã được tổ Bạch Ngọc Liễn đào từ những ngày trước, chiếc xe tăng trúng bom nổ tung và lật nghiêng sang bên đường. Châu bị hơi bom hất ngã bị thương mờ cả hai mất. Anh em phải đưa ngay về phía sau cấp cứu.

Trước đó khi tiếng súng phía nhà Lơ - Mét đã tạm im, một số lính địch trên các xe chốt tại vườn hoa Cửa Nam đã xuống đường nghênh ngang nhí nhố. Tổ Toàn lợi dụng cơ hội ném liền hai quả lựu đạn và bắn về phía chúng. Thấy chúng la hét gọi cáng thương tới và một Háp-tơ-rắc từ hướng nhà đồng hồ Anpo đã nổ súng bắn dữ dội về phía tổ Toàn. Anh em chuẩn bị đánh địch tấn công nhưng sau không thấy quân địch xông tới.

Anh em tự vệ khu chợ Cửa Nam có Ninh Hữu Cần tham gia chỉ huy cũng bắn súng vào các toán quân địch. Tổ Trần Đan bố trí tại nhà sơn Résistanco và tổ Phả chốt ở nhà số 3 Cửa Nam trong đêm chưa phải tham chiến.

Việc đánh chiếm nhà Lơ - Mét của tổ Bạch Ngọc Liễn gặp bế tắc. 3 giờ sáng ngày 20/12, Dũng lệnh cho toàn tổ rút về bên này đường. Mệnh lệnh được nhanh chóng chấp hành. Việc tập trung lực lượng đã được hoàn thành trước sáng.

Tổ Thục, tổ Toàn không nhận được mệnh lệnh của trên, nhưng thấy tình hình đã có chiều hướng bất lợi cũng rời bỏ vị trí bố trí, tìm nơi kín đáo dấu quân, chờ xem động tĩnh.

Tổ của Huy không phát hiện tại nhà trước mặt có địch, đến 21 giờ cả tổ bèn rút về nhà Cơ khí Mai Trung Tâm làm nòng cốt cho đơn vị tự vệ công nhân bảo vệ nhà máy.

9 giờ ngày 20, quân địch đi trên Háp-tơ rắc từ phía Thành tiến ra chiếm nhà An-pô và triển khai bố trí một khẩu đại liên trên sân thượng, tổ Trần Đan từ tầng 2 nhà sơn Rê-zi-stăng-cô nổ súng, bọn địch giữ khẩu đại liên bỏ súng chạy toán loạn. 10 giờ một xe bánh xích của địch xông sang phía bên này thăm dò, anh em ta đốt quả bom 25 kg quẳng xuống, bom nổ, khói bốc mù mịt, xe địch không bị trúng, nhả khói chạy sang bên kia đường rồi dùng súng 12,7 ly trên xe bấn trả. Một xe tăng địch tới dùng pháo bắn thẳng vào nhà. Anh em rút xuống tầng trệt, chờ địch vào nhưng địch không vào. Quá trưa địch rút, anh em củng cố vị trí chờ, nhưng cho đến hết ngày địch không trở lại.

Phía đường Hàng Lọng, địch đã vượt được trận địa của anh em tự vệ thuộc Liên khu III bố trí ở chỗ chắn tàu giữa phố, trận địa này trong đêm đã gây tổn thất và chặn đứng được cuộc tiến quân của địch theo đường Hàng Lọng - rồi tràn vào khu ngã 5 trước chợ Cửa Nam. Bộ phận của Phả đã kịp thời chuyển sang phía bên kia đường và rứt về trụ sở Thành bộ Việt minh ở 107 Trần Hưng Đạo.

Địch tiến quân về phía nhà Ga, đồng thời chốt lại một bộ phận ở khu ngã 5. Bộ phận này tung lực lượng vào các nhà lùng sục.

Tổ Thục sau khi rút khỏi vị trí đóng ở nhà thuốc Thẩm Hoàng Tín, quyết định theo các đường trong nhà rút về ngả Sinh Từ, nhưng đến gần nhà số 3 nơi tổ Phả đóng, đã phát hiện thấy địch từ phía chợ Cửa Nam tiến xuống. Bọn chúng sục sạo từng nhà, nơi nào nghi có ta thì nổ súng liên hồi và xông tới đâu thì bịt lỗ ta đục xuyên tường đến đó. Anh em vội vã quay lui, dùng thang trèo lên náu mình trên trần một nhà gạch chuẩn bị sẵn, địch phát hiện xông vào đánh, nhưng không làm gì được. Đến 14 giờ anh em trên trần nhà nhìn ra thấy địch đang đốt nhà dân phía Hàng Lọng và Hai Bà Trưng. Sẩm tối, thấy yên lặng anh em mới xuống rồi theo đường Phan Bội Châu rút về trụ sở Thành bộ Việt minh. Cả ở nhà Đấu Xảo anh em ta cũng đã theo đường Yết Kiêu xuống Thuyền Quang, đến đường Đại La thì gập được Nguyễn Văn Cừ cho dừng lại nghỉ ngơi ăn uống.

Tổ của Toàn trụ lại ẩn náu và sẵn sàng chiến đấu trên sân thượng có ban công khá chắc chắn bao quanh của một ngôi nhà hai tầng. Quá trưa địch thọc vào dưới tầng trệt, thấy không có gì lại ra ngay. Nhìn ra xung quanh thấy nhiều nhà đang cháy, anh em quyết định rút về phía Sinh Từ. Bắt đầu đi từ lúc 20 giờ, len lỏi giữa các nhà, gặp khó khăn vì nhiều nhà bị sập. Đến 2-3 giờ sáng ngày 21 mới trò qua được đoàn toa xe lửa bị đánh đổ làm vì chướng ngại ở đầu phố Sinh Từ ra theo đường Sinh Từ đến chùa Linh Quang, được anh em từng họp ở đó cho ăn xong lại đi tiếp xuống Bạch Mai theo ngả phố Huế. Trên đường Toàn có thu thập được một số công cụ đồ nguội đem về để sửa chữa vũ khí. Chiều 21, anh em về tới ngõ Quỳnh. Toàn đi tìm chỉ huy gặp ngay Kiên, Bảo. Kiên gợi ý ngay cho Toàn lập tổ quân khí để sửa chữa vũ khí.

Tổ Huy ở nhà cơ khí Mai Trung Tâm cùng tự vệ công nhân bố trí sẵn sàng chiến đấu, nhưng cả ngày 20 địch không tới, đến tối cả tổ rút về Khâm Thiên, sau này tìm đường về Bạch Mai.

Tiểu đội trưởng Ninh Hữu Cần thì ngay trong đêm 20/12 đã theo ngả Sinh Từ đi về hướng Văn Miếu rồi sát nhập vào đại đội Lưu Vân ờ vùng đó để hoạt động.

Bộ phận của Dũng - Liễu ở khu vực phố Thợ Nhuộm sau khi đã rút được hết sang bên này đường đã có một cuộc họp chớp nhoáng tại căn hầm Cộng hoà Thương Cục ở gần sát nhà thuốc Hoàng Xuân Hãn. Tổ của Châu ở đó lúc này đã rút, anh em quyết định trụ lại, vẫn lấy nơi Dũng đã bố trí là một cái hàng bánh ngọt có sẵn lương thực. Chủ hàng và anh em công nhân gắn bó với anh em ta rất tốt.

9 giờ ngày 20, một toán quân địch khá đông xuất hiện, chúng dùng hoả lực mạnh bắn vào nơi anh em ta ẩn nấp. Ta dùng súng trường bắn chắc từng phát. Địch bị tổn thất, không dám xông vào. Quá trưa địch tăng thêm lực lượng và từ mấy ngả đột nhập, ta tiếp tục đánh chặn nhưng phạm vi của ta bị lấn dần và đạn dược cũng không còn được mấy. Rồi nhân một lúc địch sơ hở ta đã nhanh chóng rút được toàn bộ lực lượng về một kho bao tải của Cộng hoà Thương Cục. Có hai ý kiến tranh chấp: Một là cố thủ, địch vào thì đánh đến cùng rồi cùng chết với địch. Hai, cho chết như vậy là vô ích, cần phải mở đường máu về với đơn vị mà tiếp tục chiến đấu. Ý kiến thứ hai được anh

em chấp thuận, quyết định là bằng cách bất ngờ vượt qua đường Tràng Thi vào ngõ Hội Vũ, tìm nơi an toàn tạm trú tìm về đơn vị. Liễn đi đầu, Dũng đi cuối, tất cả lưỡi lê cắm đầu súng, gặp địch là đánh.

16 giờ 30, ra quan sát thấy chiếc xe tăng địch bị tổ Châu phá hỏng nằm chềnh ềnh bên đường, trước cửa hiệu thuốc Hoàng Xuân Hãn, mấy tên lĩnh mũ đỏ lúi húi phía sau. Một tiếng hô "chạy" phát ra, anh em bung cửa nhà Cộng hoà thương Cục vụt qua đường Trường Thi. Mấy tên lính mũ đỏ hoảng hốt nằm ẹp xuống. Nhìn dọc phố Trường Thi thấy từ hai phía có hai đoàn xe đang tiến đến, anh em chạy vào ngõ Hội Vũ, gần đến chỗ lượn trong ngõ thì một khẩu trung liên của địch từ tầng 2 nhà Hoàng Xuân Hãn bắt đầu nhà đạn bắn đuổi, rồi đoàn xe địch từ phía Cửa Nam đến cũng bắn theo như vãi đạn. Nhưng anh em đã kịp chạy vào khu vực an toàn và quân địch cũng không dám đuổi theo.

Sáng ngày 21, chốt tại Cửa Nam chỉ còn tổ Trần Đan. Đến 9 giờ có 7-8 xe tăng, xe Háp-tơ-rắc cùng bộ binh địch đi trên Ô tô xuất hiện. Bộ binh xuống xe toả các ngả đường, một toán tiến vào phá cửa tầng trệt, hoả lực trên các xe bắn yểm hộ. Tổ Đan chuyển lên trên gác, tầng liệt cửa khép chắc, địch không phá được để vào. Một tên lê dương hung hăng trèo lên cột điện định theo đường đó thâm nhập, bị bắn tức thời rớt xuống đường, bộ binh địch chạy dạt về sau các xe để ẩn nấp. Súng trên các xe từng loạt nhằm vào tầng 2 nhả đạn. Anh em lại chuyển xuống dưới nhà dùng súng nhằm những tên đứng sau xe bắn tỉa, và ném cả lựu đạn ra chỉ nhằm mục đích uy hiếp, 14 – 15 giờ chiều thì địch rút. Anh em không ai việc gì. Đến tối cùng với 11 tự vệ thành (có 2 nữ), anh em theo các đường thông tưởng trong nhà rút về phố Hàng Bông, trụ lại tại một nhà ở đầu đường Hội Vũ, đoạn đường Phùng Hưng và Hàng Bông: ở khu vực này ngổn ngang cây đổ và những đồ đạc trong nhà vứt ra đường làm vật cản. Sáng 22 nghe có tiếng đại bác từ hướng Thành bắn ra, anh em trèo lên sân thượng nhìn, phát hiện thấy từ phía Cửa Nam một toán địch đang tiến đến vừa đi vừa sục sạo vào các nhà. Anh em ném lựu đạn xuống, địch có đứa bị thương, kéo nhau chạy ngược về hướng Cửa Nam, đến chiều vẫn không thấy trở lại. Anh em tranh thủ khi trời còn sáng rút tiếp. Tối xuống, thắp đuốc để đi, 21-22 giờ tới khách sạn A-zi-a. Ít giờ sau thì bộ phận Dũng - Liễn từ phố Thợ Nhuộm cũng về đó.

Theo Hà Nội - Bản hùng ca bất tử mùa đông 1946, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội - Ban Tuyên giáo, NXB Thế giới, 2006, tr 92 – 99.
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #31 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 07:33:39 pm »

Đội tự vệ khu Lò Đúc
       

Khu Lò Đúc mang danh số 12 thuộc Liên khu II Hà Nội, bao gồm: phía Bắc từ ngã năm Lò Đúc - Lê Văn Hưu chạy dọc phố Hàn Thuyên ra bờ sông Hồng; phía Nam từ đê Bành Lao qua Ô Đống Mác - Lãng Yên ra cảng Phà Đen; phía Đông từ dốc Vạn Kiếp xuôi theo ven đê sông Hồng xuống đến cảng Phà Đen; phía Tây từ ngã năm Lê Văn Hưu - Lò Đúc chạy suốt dọc phố Lò Đúc qua dốc Thọ Lão đến Ô Đống Mác...

Hình thái địa dư khu này có đặc điểm gần giống với khu Chợ Hôm. Bởi cũng có một con đường huyết mạch từ trong nội đô chạy thẳng qua một cửa ô, trực tiếp thông xuống phía Nam (phố Lò Đúc qua cửa Ô Đông Mác, theo đê sông Hồng đổ xuôi...).


Chướng ngại vật trận địa mìn để ngăn chặn địch. Ảnh tư liệu

Đội tự vệ khu Lò Đúc được hợp thành bởi toàn thể các lực lượng tự vệ của các tiểu khu hành chính, nằm trong giới hạn địa dư kể trên. Ngoài những đơn vị chỉ có mươi mười lăm anh em (cỡ chừng non già một tiểu đội), khu Lò Đúc trước ngày nổ súng kháng chiến toàn quốc có ba đơn vị tự vệ mạnh. Đó là: Trung đội tự vệ Lò Đúc 1 do hai đồng chí Trình và Quang Thọ chỉ huy (trung đội này hầu hết là học sinh, ở đoạn đầu phố Lò Đúc - từ ngã năm Lò Đúc - Lê Văn Hưu đến ngã tư Nhà thương Chó (nay là khu vực cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trung đội tự vệ Lò Đúc 2, còn gọi là trung đội Cẩm Hội, do hai đồng chí Xuân và Thu chỉ huy (trung đội này gồm có học sinh với các viên chức nhỏ và thợ thuyền... Ở khúc đường từ ngã tư Nhà thương Chó tới dốc Thọ Lão - chủ yếu là xóm Cẩm Hội. Đơn vị tự vệ thứ ba là đại đội 12, gồm người ở từ dốc Thọ Lão đến Ô Đống Mác, hầu hết là anh em lao động tự do (phu khuân vác, xích lô ba gác, đồ tể ba toa...) đại đội này không bầu được người chỉ huy vì anh em ai cũng chỉ muốn đánh Tây chứ không ai muốn nhận trách nhiệm là người chỉ huy...

Lúc này, tôi đang làm thợ ở xưởng STAI Quai, và là Uỷ viên quân sự phụ trách đội tự vệ xí nghiệp. Đối với địa phương, trong cuộc bầu cử chính quyền khu phố, tôi được bà con bầu là Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến khu Lò Đúc (là khu 12 thuộc Liên khu II Hà Nội).

Đại đội tự vệ tổ chức ra chưa bầu được người chỉ huy, anh em đến “vận động” tôi làm đại đội trưởng, tôi đã nhận lời. Vậy là Ban chỉ huy đại đội 12 chính thức gồm có: Đại đội trưởng Phạm Đình An, chính trị viên Thảo (hiện còn sống, là đại tá công an đã nghỉ hưu), đại đội phó là anh Ban, anh Thìn (đã mất). Cán bộ trung đội gồm có: Trung đội Thọ Lão do 2 anh Hồ và Sinh chỉ huy (anh Sinh đã từng đi lính Nhật, trung đội Đống Mác do 2 anh Hương và Thiện Ngô chỉ huy, trung đội Ba Hàng do anh Tứ chỉ huy. . .

Theo đó, các tổ chức thanh niên, thiếu nhi... đều yêu cầu tôi phụ trách họ, thế là tôi thành Khu trưởng thanh niên và Khu trưởng thiếu nhi.

Bắt tay vào công việc chuẩn bị kháng chiến, tôi tập trung vào công tác đại đội trưởng: tổ chức đại đội luyện tập, diễn tập (trong đó có một cuộc diễn tập chung với các đội tự vệ khu vực Lò Lợn, Đồng Nhân. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao được chú ý. Đến tháng 11/1946, tình hình đã trở nên căng thẳng khi tin quân Pháp gây hấn ở Hải Phòng bay về Hà Nội. Khắp thành phố đâu đâu cũng xôn xao phẫn nộ.

Trong hoàn cảnh đó, chúng tôi tổ chức quán triệt tình hình và nhiệm vụ xuống từng cơ sở. Tiểu khu nào cũng thành lập các tổ chức phá hoại, tiếp tế, tân cư, cứu thương, v.v... mỗi tổ phải đảm nhiệm một chức trách cụ thể để chuẩn bị kháng chiến. Ai nấy hăng hái dốc sức người, sức của cho công việc. Là một khu có đông nhân dân lao động, hàng ngày bà con vẫn phải tranh thủ đi kiếm ăn, thời gian còn lại hầu như ai nấy đều dành cả cho công việc chuẩn bị kháng chiến. Anh chị em trong các đội tự vệ là những người hăng hái nhất và cũng vất vả nhất. Ngoài việc học tập quân sự và canh gác, anh chị em còn là lực lượng chủ yếu trong các đội phá hoại và đào công sự, đắp chiến luỹ (ngoài việc tham gia cùng Liên khu II đào đắp các ụ lớn ở ngã năm Lê Văn Hưu - Lò Đúc, anh chị em còn cùng với nhân dân trong khu mình đắp ba ụ chiến đấu, rải từ ngã tư Nhà thương Chó xuống đến Ô Đống Mác. Riêng cái ụ chỗ đầu Ô Đống Mác là một công trình rất kiên cố (khi ấy ở Ô Đống Mác có ông Mai Tiếp là chủ xường gỗ, trước đề nghị của anh em tự vệ, ông Mai Tiếp vui vẻ tình nguyện tặng cho anh em tất cả kho gỗ của ông để dùng vào việc chống Pháp. Anh em đã dùng gỗ lim nguyên cả cây chôn đứng 3 hàng dọc chạy ngang qua mặt đường, rồi chèn lấp cao hơn ba mét, xe tăng và cơ giới không tài nào vượt qua được - vụ này đã trụ lại đến cùng ở tại đấy, cho đến ngày quân ta rút khỏi Hà Nội). Và, dọc hai bên lề đường suốt từ Lò Đúc đến Ô Đống Mác đều có công sự cá nhân được anh em cùng bà con dân phố đào săn để đợi ngày đánh địch.

Ngày 19/12/1946, đến tận 17 giờ, tôi đi làm về đến trụ sở Uỷ ban mới nhận được lệnh chuẩn bị nổ súng. Tính ra chỉ còn có già hai tiếng đồng hồ, tôi cuống quá vội chạy đi tìm anh Phạm Trọng Thế khu trưởng để bàn công việc nhưng không sao tìm thấy (và rồi trong suốt thời gian chống Pháp, tôi cũng không một lần nào được gặp anh ấy). Thế là tôi phải tự mình xử lý mọi việc. Thời giờ cấp bách quá, không có cách nào gặp được hai trung đội tự vệ 1 và 2 của khu Lò Đúc, mà tôi là khu phó, để truyền đạt mệnh lệnh tác chiến, tôi đành về thẳng trụ sở của đại đội 12 - mà tôi là đại đội trưởng, triệu tập các trung đội trưởng đến phổ biến mệnh lệnh của cấp trên và quy định từng trung đội căn cứ vào kế hoạch tác chiến đã định, trước 20 giờ phải có mặt tại dốc Thọ Lão, đợi hiệu lệnh để nhất tề xuất phát tiến công giặc Pháp.

Tôi về nhà hối thúc gia đình tản cư và ăn vội lưng cơm xong là đi ngay. Đến dốc Thọ Lão được chừng dăm phút thì thấy các anh em lục tục kéo tới - khi ấy thì tôi chỉ nghĩ đến đánh Tây chứ có nghĩ được điều gì khác. Bây giờ nhớ lại mới thấy . . . sợ: cả một đại đội quân tới hơn trăm người mà vũ khí “hiện đại” chỉ có 2 khẩu Stel (tiểu liên do Pháp sản xuất từ thời mốc thếch nào chẳng biết) cùng hơn 10 trái lựu đạn đủ kiểu “bòn nhặt được” trong đó có một trái do một me Tây (gái điếm chuyên phục vụ bọn Pháp) tặng cho anh em tự vệ. Còn lại là vũ khí “tự túc”, đủ thứ: dao phay, dao bổ củi, dao bầu hàng thịt, dao găm... cho đến xà beng, búa đinh, búa tạ hoặc côn, tay thước, đòn gánh... bất kể là thứ gì có thể giúp anh em “chơi nhau” với bọn Pháp... đều được coi là vũ khí.

Anh em tề tựu mỗi lúc một đông, thậm chí có nhiều người không có trong danh sách tự vệ cũng đến dự. Từng trung đội kiểm điểm quân số, không một ai vắng mặt. Ai nấy háo hức chờ đợi. Chừng mươi phút thì đèn thành phố tắt phụt và đại bác đồng thời nổ vang rền. Không chờ tôi ra lệnh, tất cả ba trung đội ào ào vọt đi ngay. Súng khắp nơi thi nhau nổ. Bà con trong phố đổ ra gọi nhau í ới. Một lát sau, không biết họ nghĩ sao, rất đông người (đa số là các ông bà trung niên) kéo đến chỗ tôi, cùng trèo lên ụ nghển cổ trông vào những nơi có nhiều tiếng nổ và ánh lửa bốc lên, ồn ào bàn tán. Có người thích chí lấy phèng la, chậu thau ra gõ váng lên. Thế là mọi người đua nhau làm theo, hò hét náo loạn cả một vùng...

Sau chừng một tiếng đồng hồ, liên lạc của đại đội đồng chí Như Trang (đại đội trưởng tiểu đoàn 212 đóng quân ở khu vực Lò Lợn) đến tìm tôi thông báo: đại đội bộ của đại đội đồng chí Như Trang đã chuyển vào ở tại trụ sở của đại đội tự vệ Lò Đúc chúng tôi. Gặp anh Như Trang, hai anh em đang bàn tính công việc về tổ chức hậu cần, thì một quả moóc-chi-ê rót trúng nóc nhà. Tôi lập tức đưa anh Như Trang cùng anh em vào nhà ông Tư Lung gần gốc đa làng Thanh Nhàn (mé dưới chân đê). Trong tình hình thực tế lúc bấy giờ, có sự khó khăn trong mối quan hệ giữa công việc hậu cần và tác chiến, anh Như Trang đề nghị hợp nhất hai lực lượng bộ đội và tự vệ làm một. Các chỉ huy tự vệ ở bậc nào sẽ trở thành phó bậc ấy ở đơn vị mới sau khi sáp nhập. Như vậy có các cấp phó là người bám địa thì giải quyết công việc hậu cần sẽ dễ dàng hơn. Tôi nghe thấy phải, liền đồng ý. Thế là lập tức ba trung đội tự vệ của đại đội 12 chúng tôi trở thành bộ đội chính quy kể từ hôm ấy (20/12/1946).

Cũng từ hôm ấy tình hình chiến sự diễn ra có sự giằng co hết sức căng thẳng giữa hai bên ta và Pháp. Tiêu biểu là những nơi: Xí nghiệp STAI mất đi chiếm lại sáu lần, Viện  Pasteur ba lần, nhà Nguyễn Lễ (chủ Nhà máy Rượu, Nghị viện Dân biểu) bốn lần, v.v... Quân Pháp lợi dụng ưu thế của máy bay, đại bác, xe tăng, liên tục tấn công quân ta trên hai trục đường Lò Đúc và bờ sông, hy vọng mở đường máu tiến ra ngoại thành. Trong khu 12 (Lò Đúc) lúc bấy giờ, trên tuyến đường Lò Đúc - Đống Mác lực lượng tự vệ khu Lò Đúc gồm có trung đội Quang Thọ, trung đội Trịnh Xuân với đại đội 12 (đã sáp nhập vào đại đội 16 thuộc tiểu đoàn 212 của bộ đội - đại đội Như Trang) trên tuyến đường bờ sông Hồng từ Đồn Thuỷ đến Ba Hàng, lực lượng tự vệ gồm có đại đội tự vệ Lò Lợn, trung đội tự vệ Ba hàng với hai đại đội Vệ quốc đoàn là đại đội 2 thuộc tiểu đoàn 77 (Quang Biền), và đại đội 15 thuộc tiểu đoàn 212 (Quý), đại đội anh Quý bố trí phía dưới đại đội anh Quang Biền một chút…

Trên cả hai tuyến đường (trong khu 12 Lò Đúc) quân Pháp đều áp dụng cách đánh như nhau: thoạt tiên dùng máy bay thả bom, hoặc đại bác tầm xa bắn dọn đường. Sau đó cho xe tăng và xe bọc thép xông lên bán đại bác 20 ly và trọng liên 12 ly 7 như vãi đạn ra trước mặt và hai bên. Theo sau xe tăng, thiết giáp là lúc nhúc những tên lính Tây trắng, Tây đen và “mũ đỏ”... trang bị đến tận răng, hò hét loạn xị thúc nhau tiến lên...

Trên đường Lò Đúc - Đống Mác hầu như ngày nào bọn Pháp cũng hùng hổ nống ra ít nhất là một lần (có ngày chúng tấn công ta đến bốn lần) bài bản không có gì thay đổi. Bên ta, lực lượng tự vệ khu Lò Đúc cùng đại đội Như Trang dựa vào chiếc ụ chiến đấu kiên cố ở  Ô Đống Mác đã đẩy lùi mọi đợt tiến công của quân Pháp.

Trên đường Đồn Thuỷ - Ba Hàng: Lực lượng từ vệ Ba Hàng, Lò Lợn cùng với hai đại đội Vệ quốc đoàn (của tiểu đoàn 77 và 212) đã hết sức ngoan cường, chống cự quyết liệt. Mặc dù không có ụ chiến đấu và bom ba càng, anh em đã dùng ét-xăng-crếp đốt cháy một xe tăng địch, tiêu diệt gần năm chục tên trong một trận đánh khiến chúng khiếp vía, không dám liều lĩnh tiếp tụt xông lên.

Ban ngày thì như vậy. Đêm đến, quân ta liên tục mò vào sâu trong lòng địch bắn tỉa lính gác, tung lựu đạn, tiêu hao lực lượng của chúng …

Cuộc chiến giữa ta với Pháp ở khu Lò Đúc diễn ra cứ giằng co kéo dài suốt từ đêm 19/12/1946 cho đến sáng ngày l5/1/1943 thì đột nhiên 5 giờ sáng (trời còn tối, chưa nhìn rõ mặt người) quân Pháp đồng loạt tiến công quân ta trên toàn trận tuyến (từ ngã tư Ô Đồng Lầm qua đường Đại Cồ Việt, Ô Cầu Dền, đê Bành Lao, Ô Đống Mác... ra tới Ba Hàng) các cỡ súng và bộ binh của chúng vừa bắn vừa ào ạt xông lên. Các đơn vị bộ đội và tự vệ của ta đang chốt chặn trên toàn tuyến nhanh chóng nổ súng chống trả, thì bất ngờ, từ sau lưng đại đội 15 thuộc tiểu đoàn 212 (đại đội anh Quý đang trấn giữ ở mé dưới Ba Hàng) đột nhiên tiếng súng của quân Pháp rộ lên rất gắt...

Thì ra bọn Pháp đã bí mật xuôi theo sông Hồng, ém quân dưới mép nước chờ sẵn đằng sau đại đội anh Quý mà không ai hay biết.

Bị tập hậu bất ngờ, đại đội anh Quý vừa chống trả vừa rút trở ngược lên, về rặng ổi làng Thanh Nhàn. Bọn Pháp không bám theo, mà nhằm thẳng lên Ba Hàng tấn công

vào sau lưng đại đội 2 của tiểu đoàn 77 (đại đội anh Quang Biền) và hai đơn vị tự vệ Ba Hàng, Lò Lợn. Cánh quân Pháp từ Đồn Thuỷ mò xuống phục sẵn, lúc ấy mới đồng loạt nổ súng phối hợp với cánh quân ở phía dưới. Bị tấn công đồng thời cả hai phía, quân ta bị động, khó chống cự. Địch cho xe tăng nhanh chóng vượt qua cửa ngõ Ba Hàng, xông thẳng xuống Vĩnh Tuy. Một chiếc đi lọt, lập tức hàng chục chiếc xe tăng và thiết giáp khác cấp tốc bám theo (chúng sợ chiếc đi đầu bị nạn sẽ cản đường tiến của tất cả những chiếc sau). Trận đánh ở một trong bốn điểm chốt quan trọng trên cả mặt trận phía Nam Hà Nội của quân ta (bốn điểm chốt đó là Ô Đồng Lầm, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ba Hàng... rải từ tây sang đông, cắt ngang Liên khu II Hà Nội, chặn quân Pháp từ trong nội thành nống ra vùng ngoại ô), đã bị chúng chọc thủng. Hơn một chục xe tăng thiết giáp cùng với ba tiểu đoàn quân tinh nhuệ của quân Pháp, vượt qua Ba Hàng xuống Vĩnh Tuy, quật vào Mai Động, chọc vào ngã tư Trung Hiền và Ngã Tư Vọng…

Thời bấy giờ ta chưa có đủ điện thoại trang bị cho bộ đội, nên các đơn vị đứng chặn ở đâu chỉ biết giữ vị trí của mình, không hề biết gì về tình hình các đơn vị bạn. Bởi vậy không thể chi viện ứng cứu cho nhau được.

Mặt trận Ô Cầu Dền (khi đó mọi người gọi trận tuyến phòng ngự của Liên khu II Hà Nội chúng tôi bằng cái tên như vậy) bị vỡ bắt đầu từ điểm chốt trên tuyến bờ đê sông Hồng thuộc địa giới phòng ngự của Khu 12 (Lò Đúc) chúng tôi…

Đại đội chúng tôi (gồm đại đội lố tiểu đoàn 212 cùng toàn thể anh chị em tự vệ khu Lò Đúc kể cả đại đội 12 lẫn hai trung đội Lò Đúc 1 và 2) rút ra Thanh Oai. Tất cả chúng tôi trở thành quân của đại đội 16 thuộc tiểu đoàn 212. Sau đấy chúng tôi đã được vinh dự mang danh hiệu  Đoàn quân Tây Tiến… và đi suốt cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước cho đến ngày thắng lợi.

Theo Hà Nội - Bản hùng ca bất tử mùa đông 1946, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội - Ban Tuyên giáo, NXB Thế giới, 2006, tr 185 -192
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #32 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 07:36:25 pm »

Cuộc chiến đấu ở mặt trận Hàng Bột từ 19 đến 30/12/1946
     

Đường phố Hàng Bột là một trong nhiều đường phố chính trong Liên khu III.

Khu phố Hàng Bột đoạn phố trên bao gồm nhiều phố nhỏ như: Hàng Cháo, ngõ Hàng Bột, Phan Phù Tiên, Cát Linh, Bích Câu, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Trương Vĩnh Ký (nay là Phan Văn Trị) vào làng An Trạch, phố Quốc Tử Giám.

Chuẩn bị kháng chiến


Những nồi đất được ngụy trang như trận địa mìn làm cho quân giặc phải hoảng sợ. Ảnh tư liệu

Tháng 10/1946, Tiểu đoàn 523 được giao nhiệm vụ bảo vệ đường giao thông quan trọng này của Trung ương. Đại đội 29 được phân công phụ trách đánh địch ở mặt trận phố Hàng Bột. Vệ quốc đoàn và tự vệ đã phối hợp tốt. Dãy số lẻ do tự vệ Hàng Bột phụ trách, dãy số chẵn do Việt Nam Cứu quốc Hội phụ trách để tiện đường tiến lui. Nhiệm vụ đại đội 29 là: “Đơn vị tác chiến tuyến đầu của tiểu đoàn, phối hợp với tự vệ khi có lệnh chiến đấu phải tiêu diệt các ổ tác chiến của địch trên đường phố Hàng Bột. Không cho địch thọc sâu, nống ra chiếm đường phố Hàng Bột, thu hút và tiêu hao một bộ phận lực lượng địch tại đây để phối hợp với các đơn vị trong toàn thành chiến đấu thắng lợi…”.

Đại đội đã bố trí:

- Trung đội 58 phân tán các nhà dân. Nửa tiểu đội ở sát rào chắn tàu Sinh Từ trông ra Cửa Nam.

- Trung đội 56 đầu phố Hàng Bột gồm trạm biến thế điện trông sang Văn Miếu. Do không được đào giao thông hào sát đầu đường Hùng Vương bây giờ với sân

vận động Septo nhằm chặn cơ giới địch, nên phải sử dụng một tiểu đội của Trung đội 56 bí mật vào đóng trong Văn Miếu, ngày nghỉ, đêm đào đường hầm xuyên qua tường ra

ngoài đường Nguyễn Thái Học để đặt bom. Khi chiến đấu sẽ làm nổ tung đường, cản trở hoạt động của cơ giới địch từ cổng thành phía Tây ra.

- Trung đội 56, 57 có nhiệm vụ phối hợp đánh nhà Deléveaux (số 9 phố Cát Linh hiện nay) và khu nhà hạ sĩ quan, yểm trợ cho Trung đội 58 chiến đấu ở Sinh Từ.

- Trung đội 57 đóng tại nhà cao tầng phố Bích Câu bảo đảm sườn trái của đại đội, không để địch lợi dụng địa hình trống trải ở bãi Septo mà tràn từ trong Thành ra.

Đại đội bộ đóng tại ngõ Văn Chương.

Toàn đại đội có 150 chiến sĩ trẻ, 2 đảng viên. Vũ khí có 38 khẩu đủ loại Nga, Nhật, Pháp, nhiều nhất súngtrường khai hậu, mỗi khẩu không quá 10 viên đạn; một đại liên Nga cũ với một băng đạn 150 viên; một trung liên Anh với 50 viên đạn, lựu đạn Phan Đình Phùng và mã tấu.

Về phía Pháp, tay sai:

- Quân Tưởng rút, toà báo Vì Nước không còn.

- Nhà Cố Hiến, nhà thờ Hàng Bột không có quân Pháp. Còn lại khu nhà hạ sĩ quan Pháp được trang bị tiểu liên, súng ngắn, lựu đạn.

- Nhà Deléveaux có khoảng một tiểu đội trang bị súng trường, tiểu liên, lựu đạn, một xe mô tô ba bánh, một xe cứu thương.

Hai nơi này là ổ tác chiến nằm sẵn trong lòng trận địa ta.

Nhà Jeanne d’ Arc một cao điểm khống chế cả Văn Miếu và đầu Hàng Bột. Địch trang bị ngoài súng trường, tiểu liên còn có một khẩu cối 82 ly.

Tiến hành cuộc kháng chiến 19/12/1946 - 30/12/1946

Đến ngày 19/12/1946 anh Phi Hùng khu trưởng tự vệ ba lần báo cho anh Nguyễn Hữu Thành đại đội trưởng tự vệ chuẩn bị, khi đèn thành phố tắt, pháo đài Láng bắn vào Thành là mở màn cuộc chiến.

19 giờ Trung đội 57 Vệ quốc đoàn và tự vệ đang tiến dần đến vị trí tập kết chuẩn bị đánh nhà Deléveaux.

Đánh nhà Deléveaux

Khi quả đạn đầu tiên từ pháo đài Láng bay vun vút vào Thành thì những đơn vị Vệ quốc đoàn và tự vệ đã được phân công rầm rập, áp sát mục tiêu tiến công: nhà Deléveaux và khu nhà hạ sĩ quan Pháp.

Chỉ huy trực tiếp đánh nhà Deléveaux là Đại đội trưởng Lưu Vân. Khẩu đại liên đặt phía

Để lại một tổ bao vây theo dõi nhà Deléveaux.

Kết quả trận đánh đêm đầu tiên nhà Deléveaux thu được: 1 súng trường, 1 mô tô 3 bánh, gọi hàng 3 tên (1 vệ quốc Pháp, 2 Việt Nam). Bên ta 2 người hy sinh (1 Vệ quốc đoàn, 1 tự vệ).

Tại khu nhà hạ sĩ quan Pháp, Chính trị viên Trần Hải chỉ huy chiến đấu. Lực lượng ta có một bộ phận của trung đội 56 và tự vệ đã tiến đánh khu nhà hạ sĩ quan Pháp.

Tại đây bọn Pháp đều được trang bị tiểu liên Stel

Ta bao vây gọi hàng, chưa nổ súng. Chúng không bắn cũng không hàng. Không chần chừ, tự vệ vào các nhà lân cận mang giát giường, chăn bông, chất đống trước cửa nhà đổ dầu và xăng. Khi chúng nghe có lệnh cho đốt thì bọn vợ chúng từ trên gác sợ hãi kêu khóc xin ra hàng. Sau đó cửa nhà dưới mở, lần lượt tên hạ sĩ quan Pháp hai tay giơ cao cùng vũ khí ra trước, tiếp sau là vợ con chúng. Ta thu được một tiểu liên Stel, một súng ngắn, giải về tiểu đoàn bộ là Nhà máy Tóc.

Đốt trạm biến thế điện do Đại đội trưởng tự vệ Nguyễn Hữu Thành chỉ huy. Đội phá hoại mở cửa vào trạm biến thế đặt mìn rồi đốt. Kết quả phải dùng xà beng phá thủng máy cho dầu chảy ra, chất rơm, ném lựu đạn. Lửa cháy bùng lên đến 23 giờ mới hết.

Đốt xong trạm biến thế, đội phá hoại đặt mìn vào các lỗ đục sẵn ở cây nhưng cũng như ở trạm biến thế, cuối cùng phải dùng cưa, cưa một ít là cây đổ. Tiếp đó dùng búa tạ, xà beng đánh đổ cột đèn ở gần nhà anh Đại (khoảng số 21 hay 23 Hàng Bột, phía dưới nhà “Săm” Thái Lai).

Cùng lúc đánh ở các điểm, đội phá hoại phá đoạn đường giữa hai cái hầm ụ chướng ngại đề phòng địch có đưa xe tăng đến cũng không vượt qua được. Kết quả chỗ đường còn lại bị phá băng, anh em lấy xà beng cuốc chim phá nốt cho sâu xuống.

Kết quả trận đánh tại nhà hạ sĩ quan Pháp, ta thu được một tiểu liên Stel, một súng ngắn, bắt 3 hàng binh và vợ con chúng. Đạt yêu cầu các điểm cần phá huỷ, ngăn chặn địch.

Các trận đánh tiếp theo

Ngày 20/12/1946, đường phố yên tĩnh, 4 anh tự vệ: Nhã, Lập, Thọ, Lộc đi hàng một lên đầu phố. Gần đến Phan Phù Tiên, địch trong Văn Miếu bắn ra, anh Nhã bị trúng đạn vào hông, 3 anh kia không việc gì. Chị Thiện và Lê băng cho anh Nhã, cõng về trạm. Tự vệ cử một tiểu đội vào Văn Miếu lùng sục nhưng không bắt được tên nào.

Chiều 20/12/1946, bọn nhà Deléveaux bị bao vây suốt đêm, lại không có quân ứng cứu, nên chúng bất ngờ dùng xe ô tô cắm cờ Hồng thập tự chạy vọt ra cửa thẳng đường vào Thành. Quân ta nhìn thấy xe có dấu Hồng thập tự nên không bắn và không truy đuổi, do nhận thức ấu trĩ. Tuy vậy trên trận địa ta, không còn một ổ tác chiến, tiền tiêu nào của địch nữa.

Đêm 20/12/1946, tại nhà Jeanne d’Arc ở vị trí khá kiên cố nên Ban chỉ huy tiểu đoàn tăng cường cho thêm lực lượng trợ chiến gồm 1 khẩu 37 ly với 5 viên đạn, 1 khẩu 12,7 ly và 75 viên đạn. Kế hoạch là Trung đội 56 và tự vệ áp sát tường nhà này thì khẩu 37 ly bắt đầu bắn, sau đó đến khẩu 1237 ly yểm trợ cho các đơn vị xông vào. Nhưng đại bác 37 ly bắn vào được một phát thì mối hàn bệ súng rời ra, khẩu 1237 ly bắn được vài phát thì hóc, chữa mãi không được, phải cho 2 khẩu đó về phía sau.

Ta tiếp tục bao vây, súng trường, lựu đạn từ ngoài bắn, ném vào phía trong. Hoả lực địch bắn liên tục không cho ta đột nhập. Cuộc bao vây chiến đấu kéo dài thì cùng lúc đó chỉ huy được báo cáo quả bom chôn tại ngã tư Văn Miếu giật không nổ. Đề phòng lực lượng cơ giới đích trong Thành kéo ra chi viện, nên cho các lực lượng rút về bố trí giữ trận địa đường phố sẵn sàng chống địch tấn công sáng hôm sau.

Từ ngày 21/12/1946, tự vệ được lệnh nghi binh, lập bãi mìn giả bằng cách úp các nồi, xoong, chậu trên mặt đường từ ngã tư Cát Linh - Hàng Bột đến ngõ Văn Chương. Việc này đã phát huy tác dụng tốt, làm chậm bước khi chúng tiến đánh ta 30/12/1946.
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #33 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 07:36:39 pm »

Trận đánh xe tăng địch

Từ 22/12/1946 đến cuối tháng 12/1946, hàng ngày từ 7 giờ đến 16 giờ đều có 2 xe tăng hoặc thiết giáp từ trong Thành ra án ngữ tại ngã tư Cát Linh - Hàng Bột không dám tiến sâu vào trận địa ta. Chúng đã dùng đại bác 53 ly, hai trung liên 12,7 ly bắn dọc phố và vào các điểm cao nghi ta bố trí chiến đấu. Kết hợp, tại nhà Jeanne d’Arc địch cũng thỉnh thoảng dùng cối 82 ly bắn sâu vào trận địa ta, gây khó khăn cho ta trong việc di chuyển tiếp tế, thông tin liên lạc.

Tình hình trên là điều bất lợi cho ta.

Do nôn nóng muốn thanh toán càng sớm càng tốt nên dù ban ngày, đồng chí Thọ, trung đội phó dùng tổ 3 người, chọn lựu đạn Nhật bất thần vượt qua đường, áp sát xe tăng, dùng lựu đạn phá. Nhưng mới vọt lên đến giữa ngã tư thì bị địch phát hiện, dùng đại liên trên xe bắn chặn làm đồng chí Thọ bị thương ở chân. Một tổ chiến đấu của Trung đội 56 bố trí tại nhà cao đầu phố bấn yểm trợ cho tổ đánh xe tăng rút nhưng lại bị địch phát hiện và khẩu 37 ly bắn vào nhà đó làm Chính trị viên Trung đội 56 là Nguyễn Thế Lĩnh và tự vệ Nguyễn Chí Chung hy sinh.

Ngày 23/12/1946, trong khi quân Pháp tiến đánh Hàng Bông, Phủ Doãn, Chợ Hôm thuộc Liên khu I và Liên khu II thì đồng thời chúng hướng sang đánh Liên khu III nhằm giãn lực lượng ta.

Từ sáng sớm, để kiềm chế lực lượng cơ động của ta, quân Pháp cho 2 xe tăng từ cửa Tây xộc ra án ngữ ngã tư Cát Linh - Hàng Bột. Lực lượng ta bắn trả làm địch bị thương một số và phải rút quân.

Trận đánh chiều 28/12/1946 chống địch với đông lực lượng, hoả lực mạnh, có cơ giới yểm trợ từ bãi Septo địch đánh chiếm tiêu diệt lực lượng ta phía phố Bích Câu (sườn trái của đại đội).

Khoảng 14 giờ ngày 28/12, trên đường phố đang yên tĩnh thì phát hiện có tiếng xe cơ giới hoạt động phía bãi Septo, sau đó có khoảng 5 chiếc GMC chở lính Pháp, có một số là nữ chạy từ đường Hùng Vương - Nguyễn Thái Học vào đổ quân tại bãi Septo.

Ta phán đoán mấy hôm địch không đánh sâu vào trận địa ta bố trí dọc Hàng Bột, có thể chúng dùng lực lượng đông đánh vào sườn trái trận địa ta mà ở đây địa hình trống trải, địch có xe cơ giới vận động áp sát để nhanh chóng tiêu diệt lực lượng ta và có thể chiếm các nhà cao tầng do ta đang bố trí để uy hiếp toàn bộ đường phố này.

Do vậy, ta tranh thủ lúc chúng mới từ xe xuống, hàng ngũ còn lộn xộn đã lệnh cho Trung đội 57 và tự vệ Việt Nam Cứu quốc đồng loạt nổ súng. Bị bất thần, đội ngũ chúng hỗn loạn, kêu la gọi nhau ầm ĩ, chạy toán loạn trên bãi phẳng, nhiều tên chui vào gầm xe, nấp sau xe tránh đạn.

Ta tiếp tục bắn và cho một số chiến sĩ Vệ quốc đoàn và tự vệ nhanh chóng từ trong nhà vận động ra để cướp một số súng. Nhưng cơ số đạn của ta có hạn nên bắn thưa thớt.

Địch sau giây phút hỗn loạn đã củng cố lại đội hình chỉ huy các hoả lực súng trường, tiểu, trung, đại liên, cối 82 ly bắn mạnh về phía ta và bắn chặn, nên số Vệ quốc đoàn và tự vệ này phải quay lại vị trí chiến đấu.

Hai bên bắn nhau giằng co kéo dài khoảng 40 phút, địch tranh thủ chuyển số bị thương lên xe, sau đó rút khỏi bãi Septo vào Thành. Số địch bị thương khoảng 10 tên. Trận này ta không có ai bị thương vong gì.

Trong những ngày này ta vừa đánh chặn địch không cho chúng nống ra, vừa đánh tiêu hao địch, vừa tiếp tục củng cố công sự, đào giao thông hào để bí mật lực lượng chiến đấu cơ động. Ta đã hạn chế thương vong và địch không tiến được một mét đất nào.

Trận đánh ngày 30/12/1946 giành giật từng căn nhà, từng ngõ hẻm trên đường phố Hàng Bột

Sau 10 ngày địch dồn sức quyết liệt đánh bao vây Liên khu I, đánh sâu, đẩy giãn lực lượng ta ở Liên khu II, ngày 30/12/1946, từ tờ mờ sáng, quân địch đã mở trận đánh lớn vào sâu địa bàn Liên khu III, theo hướng Hàng Bột - Ô Chợ Dừa, có khoảng 500 quân. Cánh quân theo đường Hàng Lọng xuống Kim Liên có khoảng 200 tên. Cả hai cánh quân đều có xe tăng, xe bọc thép, xe ủi và các xe cơ giới khác yểm trợ. Hướng Khâm Thiên quân Pháp dùng xe cơ giới hợp với bộ binh húc san luỹ chướng ngại vật dọc phố, tràn vào các làng xung quanh: Thổ Quan, Văn Chương đốt phá.

Ở mặt trận phố Hàng Bột, quân Pháp tấn công từ hai hướng: Bãi Septo vào khu nhà cao tầng phố Bích Câu - sườn trái của Đại đội 29 - và dọc phố Hàng Bột.

Tại phố Bích Câu, địch dùng ưu thế cơ động của cơ giới, xe tăng thọc nhanh qua bãi Septo vào phố Bích Câu vây khu nhà cao tầng nơi Trung đội 57 và một tổ tự vệ bố trí chiến đấu. Lực lượng bộ binh địch tiến chậm ở phía sau.

Về phía ta, do không có chướng ngại vật nên khi chiến sĩ gác trận địa nghe tiếng xe tăng thì cũng là lúc địch áp sát, bao vây nhanh và dùng hoả lực 37 ly, trung liên 12,7 ly bắn mạnh vào các cửa ra vào, lối rút về phía sau của đơn vị. Sau một hồi bắn và dùng lựu đạn đánh trả địch, cơ số đạn đã hết, thấy không thể tiếp tục chiến đấu ở đây được nên Trung đột trưởng Hoàng Dung lệnh cho các chiến sĩ nhanh chóng vượt qua tường và một số ở tầng trên đã nhảy xuống yểm hộ cho nhau thoát khỏi sự bao vây của địch, và tập trung bố trí chiến đấu ở nhà trẻ mồ côi .

Riêng hướng này Trung đội trưởng và một số chiến sĩ bị thương nhẹ do trúng đạn và nhảy từ trên cao xuống.

Từ hướng Hàng Bột, xe tăng địch dừng lại ở ngã tư Hàng Bột - Cát Linh, tập trung hoả lực bắn mạnh trên đoạn đường có các vật nghi giả bãi mìn, không dám tiến nhanh, dùng xe half-track kéo cây và cột đèn ngang đường. Bộ binh đi men theo hai bên hè phố thì bị Vệ quốc đoàn và tự vệ từ các hố cá nhân và trong nhà bắn, ném lựa đạn ra. Địch dừng lại từ xa ném lựu đạn vào các hố cá nhân gây cho ta bị thương vong một số, phải rút lực lượng ở đây vào, tổ chức đánh từ trong nhà ra, buộc địch không tiến nhanh được. Địch cũng chuyển cách đánh từ tù, ngoài bắn cuộc chiến từng căn nhà qua các lỗ đục tường thông nhau.

Đồng thời, trên trời máy bay địch ném bom Nhà máy Tóc (gần Ô Chợ Dừa) nhưng ở tiểu đoàn bộ và Liên khu uỷ III không ai việc gì.

Để hạn chế sự tiến công của địch, anh em tự vệ đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến, đốt một số nhà cao tầng như nhà cụ Tống Bá Nho, anh Liêm, anh Nguyễn Hữu Thành.

Cuộc chiến đấu diễn ra từ tờ mờ sáng đến khoảng 12 giờ, phía Bích Câu địch đã chiếm được nhà cao tầng và bắn vào trại trẻ mồ côi. Dọc đường Hàng Bột địch đã đến được hai bên phố. Đại đội 2 và tự vệ rút xuống chặn địch ở ngõ Văn Hương. Khoảng gần 12 giờ trưa địch đánh thọc sâu vào ngõ Văn Chương, tại đây có trạm cứu thương. Trung đội 56 do Trung đội phó Chu Thế Hùng chỉ huy đã cùng anh Bạch Hải, tự vệ chặn đánh để trạm kịp thời di chuyển thương binh về phía sau.

Xe tăng của địch tiến đến gần ụ, anh Ngô Mai quyết tử quân của tự vệ ôm bom ba càng xông ra bị trúng đạn vào đùi, đồng đội yểm trợ đưa về tuyến sau.

Bộ binh địch tiếp tục giành giật từng căn nhà với ta. Hướng Khâm Thiên gần 12 giờ trưa địch cũng đã nhanh chóng phát triển chiếm nhà cao tầng gần ngã tư Hàng Bột - Khâm Thiên với ý đồ phối hợp lực lượng của chúng ở đường phố Hàng Bột bao vây tiêu diệt lực lượng Vệ quốc đoàn và tự vệ và để chiếm đóng ngã tư Ô Chợ Dừa, đẩy lùi lực lượng của ta ra xa hơn. Nhưng đến chiều 29, tự vệ, cứa thương, tiếp tế đã rút qua Đê La Thành tiếp tục bố trí dọc đường Thái Hà ấp. Lập tức Đại đội 4 Tiểu đoàn 56 do anh Trần Quân Lập chỉ huy được lệnh thay thế Tiểu  đoàn 523 đóng giữ trận địa Ô Chợ Dừa, Đê La thành tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ ngã tư vành đai Hà Nội.

Song song hoạt động chiến đấu là đội cứu thương đã  được học tập chuyên môn, quân sự luôn cùng tự vệ lên mặt trận làm nhiệm vụ. Chị em Phụ nữ Cứu quốc lúc đó còn  khoảng 20 người, một số chị là tiểu thương, còn lại là học sinh. Trong khi làm nhiệm vụ có một chị bị đạn "tắc bọp” bắn vào đùi. Các chị đã cùng tự vệ làm lễ truy điệu, gây ý chí căm thù giặc và chôn cất anh Tiểu đội trưởng Phạm Gia Nho, anh Nguyễn Chí Chung, xạ thủ Vọng, Chính trị viên Trung đội 56 Nguyễn Thế Lĩnh và Trung đội trưởng 56 Nguyễn Văn Phả ở trại chuối phố Trương Vĩnh Ký.

Ban Tiếp tế do bà Tống Thị Hiền phụ trách đã cùng tự vệ đi thu chiến lợi phẩm tại nhà Deléveaux, nhà hạ sĩ quan Pháp và lương thực của các gia đình để lại đã bảo đảm cho lực lượng chiến đấu những bữa ăn mà trong không khí chiến đấu hào hùng ai cũng thấy ngon, vui, ấm tình gia đình.

Trên đường phố Hàng Bột ngày 30/12/1946, cuộc chiến đấu giằng co giữa ta và địch diễn ra từ mờ sáng đến chiều; từ ngã tư Cát Linh - Hàng Bột đến ngã tư Ô Chợ Dừa Khâm Thiên không quá 400m địch đã phải huy động một lực lượng khá đông quân thiện chiến có xe tăng và các loại xe cơ giới yểm trợ, phải mất hơn 10 tiếng đồng hồ mới đẩy lùi được lực lượng ta. Chúng ta vẫn giữ được Ô Chợ Dừa và đã bảo toàn lực lượng ra khỏi Hàng Bột.

Kết luận chung

Tại mặt trận Hàng Bột 19/12/1946 đến 30/12/1946, cuộc chiến đấu không cân sức giữa ta và quân Pháp đã diễn ra rất ác liệt. Một bên là quân thiện chiến nhà nghề, vừa đông, vừa có hoả lực mạnh hơn ta gấp nhiều lần, có các loại cơ giới yểm trợ, hung hăng hiếu thắng. Một bên là quân đội nhân dân non trẻ chưa qua chiến đấu, tự vệ là thanh niên học sinh còn đang trên ghế nhà trường với vũ khí vừa ít, vừa thô sơ, nhưng sức mạnh là lòng yêu nước sâu sắc, có ý chí căm thù giặc, quyết giữ từng tấc đất.

Với sự hy sinh của 3 chiến sĩ Vệ quốc đoàn và 2 tự vệ, một số bị thương, Đại hội 29 và tự vệ Hàng Bột ngay từ đầu đã nhổ được “hai mũi dao nhọn cắm bên sườn ta”, đã khiến cho địch phải hao tổn nhiều trong 10 ngày để tiến được 400m.

Các anh đã góp phần vào nhiệm vụ chung của quân dân Thủ đô.

Dân Hàng Bột tự hào đã triệt để tản cư, tạo điều kiện cho chiến đấu thuận lợi; có gia đình 3 người, 2 người ở lại tham gia kháng chiến. Những người kháng chiến đã chiến đấu đến phút chót, không ai đào ngũ, tất cả cho kháng chiến.

Theo Hà Nội - Bản hùng ca bất tử mùa đông 1946, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội - Ban Tuyên giáo, NXB Thế giới, 2006, tr 217 -229.
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #34 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 07:59:41 pm »

Đội tự vệ khu Chợ Hôm

Khu Chợ Hôm nằm vào vị trí trung tâm của Liên khu II, là một khu vực sầm uất của Hà Nội thời bấy giờ. Hà Nội trong thời gian ấy chia làm ba liên khu, gọi theo số thứ tự I, II, III. Riêng Liên khu II gồm 7 khu là: Khu Quán Sứ, Đại học, Chợ Hôm, Bảy Mẫu, Lò Đúc, Thanh Nhàn, Bạch Mai, Đồng Nhân, Vạn Thái. Mỗi khu giới hạn trong một địa bàn.
Khu Chợ Hôm khi ấy đã có chi bộ Đảng do đồng chí Lê Đức Vân làm Bí thư. Và Chủ tịch Uỷ ban hành chính của khu Chợ Hôm là đồng chí Vũ Văn Sắc...

Khu Chợ Hôm lại chia thành 7 tiểu khu chính, là:

- Tiểu khu 1 : Từ ngã tư Phố Huế - Hàm Long xuống tới ngã tư phố Huế - Trần Nhân Tông, và một phần phố Lê Văn Hưu với một phần phố Trần Xuân Soạn bây giờ. Tiểu

khu trưởng là đồng chí Nguyễn Vân Ngọc; đội trưởng đội tự vệ là đồng chí Lê Quang Tôn.(1)

- Tiểu khu 2: Gồm một phần phố Lê Văn Hưu, một phần phố Ngô Thì Nhậm và phố Thi Sách bây giờ. Tiểu khu trưởng là đồng chí Quang; đội trưởng tự vệ là đồng chí Trần Thịnh.

- Tiểu khu 3: Từ ngã tư Phố Huế - Trần Nhân Tông xuống đến ngã tư Phố Huế - Hoà Mã và Phùng Khắc Khoan cùng với một phần phố Ngô Thì Nhậm bây giờ. Tiểu khu trưởng là đồng chí Đặng Văn Thái; đội trưởng tự vệ là đồng chí Vũ Văn Tôn.

- Tiểu khu 4: Gồm phố Trần Xuân Soạn, phố Hoà Mã, một phần phố Thi Sách bây giờ. Tiểu khu trưởng là đồng chí Nguyễn Kim Hoàng; đội trưởng tự là đồng chí Phạm Văn Lục.

- Tiểu khu 5: Từ ngã tư Phố Huế - Hoà Mã xuống đến ngã tư Phố Huế - Nguyễn Công Trứ và phố Nguyễn Công Trứ bây giờ. Tiểu khu trưởng không nhớ là ai; đội trưởng tự vệ là đồng chí Nguyễn Khắc Hào.

- Tiểu khu 7: Gồm hai làng Thịnh Yên và Đồng Nhân. Tiểu khu trưởng là đồng chí Đỗ Đình Bích; đội trưởng tự vệ là đồng chí Nguyễn Viết.


Các chiến sĩ quyết tử tại buổi lễ tuyên thệ "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh". Ảnh tư liệu

Đầu tháng 11/1946, dưới sự hướng dẫn của Liên khu II, khu Chợ Hôm nhanh chóng tuyển chọn trong số các thanh niên cứu quốc, lấy 10 anh em trung kiên tích cực nhất, do đồng chí Lê Tuấn (đảng viên chi bộ khu Chợ Hôm) trực tiếp phụ trách, làm nhiệm vụ điều tra các nhà ở của Pháp kiều, xác minh hành vi của họ, đặc biệt chú ý mối quan hệ của từng nhà đối với bọn nhà binh Pháp. Mặt khác, hàng ngày khu có liên hệ mật thiết với tiểu đoàn 77 (Tiếp phòng quân) và Đội tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu, mời họ đến mở các lớp huấn luyện cấp tốc cho tự vệ và thanh niên các khu phố. Đồng thời, bố trí các đội tự vệ có vũ trang, tổ chức canh gác những ngã tư đường trọng yếu, ngăn chặn mọi hành vi khiêu khích của quân Pháp.

Trung tuần tháng 11/1946 giặc Pháp gây chiến ở Hải Phòng, rồi tiếp đến Lạng Sơn. Hà Nội sôi lên vì căm giận. Trong khu Chợ Hôm, thanh thiếu niên đa số là học sinh, nô nức kéo nhau đến trụ sở xin ghi tên gia nhập tự vệ. Con trai tự động trang bị giáo mác, gậy gộc tập quân sự, con gái đua nhau dự những lớp học cứu thương ngắn hạn...

Sang đầu tháng 12/1946, tại các ngã tư quan trọng và các cửa ô, đồng bào nô nức đào hào đắp ụ. Quân Pháp kéo đến phá bỏ. Chờ đến đêm đồng bào ta ra làm lại, càng kiên cố, vững chắc hơn. Về phần tổ chức, từng tiểu khu thành lập tim bảo vệ tiểu khu. Như ban bảo vệ gồm năm tiểu ban: Chiến đấu, phá hoại, tiếp tế, liên lạc, cứu thương (tiểu ban chiến đấu gồm toàn bộ lực lượng tự vệ của tiểu khu). Từng tiểu ban căn cứ vào chức danh, chủ động bắt tay vào việc một cách khẩn trương.

Ngày 17/12/1946 quân Pháp nổ súng tàn sát đồng bào ta ở phố Yên Ninh, tấn công chiếm đóng trụ sở Bộ Tài chính, đưa xe tăng, xe ủi và xe tải xuống phá ụ chiến đấu và các vật chướng ngại ở phố Lò Đúc, phố Lê Văn Hưu ... đồng thời gửi liên tiếp tới ba tối hậu thư cho Chính phủ ta, yêu cầu lực lượng tự vệ phải hạ vũ khí đầu hàng, quân đội của chúng phải được nắm quyền giữ trật tự trong thành phố v.v... Thời hạn cuối cùng chúng quy định cho ta là ngày 20/12/1946.

Chiều ngày 18/12/1946, lực lượng vũ trang tại Hà Nội nhận được lệnh của Bộ chỉ huy quân sự Thủ đô: “Sẵn sàng chuẩn bị bất cứ giờ nào có lệnh là phải triệt để tiến công các mục tiêu đã được phân công...”

Chiều ngày 19/12/1946, các cấp chỉ huy tiểu đoàn cùng Ban bảo vệ các Liên khu được Ban chỉ huy mặt trận Hà Nội triệu tập để nhận mệnh lệnh tác chiến, tín hiệu và thời gian nổ súng...

Ngay đêm đầu tiên nổ ra cuộc chiến, các đội tự vệ của khu Chợ Hôm như loạt xung trận. Ngoài 11 ổ đề kháng của bọn Pháp nằm rải rác ở các phố (quân Pháp lợi dụng các gia đình Pháp kiều có nhà ở xen kẽ với đồng bào ta, trang bị vũ khí cho họ, lập thành những ổ tác chiến tương đối mạnh), ban bảo vệ khu phố đã phân công cho từng đội có nhiệm vụ phải tiêu diệt từng mục tiêu. Từng nhóm còn tự ý, chủ động đi tìm địch để đánh...

Ngay đêm 19/12, ta đã diệt gọn 10 trong số 11 ổ đền kháng; ổ đề kháng duy nhất còn trụ được là ở số nhà 74 Ngô Thì Nhậm (ở đây ngoài bốn tên Pháp kiều còn có thêm hai tên hạ sĩ quan Lê Dương). Có bàn tay (nhà nghề", chúng chống trả rất dữ dội. Đội tự vệ tiểu khu 1 do Lê Quang Tôn chỉ huy, được phân công tiêu diệt. Là một trong hai đội tự vệ mạnh của khu Chợ Hôm, Lê Quang Tôn dẫn trung đội của mình xung trận với một tinh thần quyết liệt song đối phương có ưu thế hoả lực và kinh nghiệm tác chiến. Loay hoay gần hết đêm, xung phong đến lần thứ ba thì đội trưởng Lê Quang Tôn hy sinh. Được tin, tiểu khu 6 lập tức cử tiểu đội trưởng Phạm Đường Bệ đưa tiểu đội đen tăng viện, tiếp tục tấn công số nhà 74 Ngô Thì Nhậm. Đến trưa, các anh vào lọt trong nhà nhưng kẻ địch từ trên gác thế lựu đạn xuống, chặn quân ta không lên được. Cuối cùng đành phải rút ra. Đêm hôm đó (20/12/1946) đích thân đội trưởng đội tự vệ tiểu khu 6 Hoàng Tường Tri dẫn theo 2 chiến sĩ là Phạm Quốc Bảo và Nguyễn Vân Khôi bí mật trèo tường, leo theo ống máng, lên nóc nhà, dỡ ngói tụt xuống, mở nấp trần rồi bất ngờ thì lựu đạn xuống. Quân địch hoảng loạn, tức khắc xin hàng.

Trong khi ấy, các đội tự vệ khác trong khu, sau khi đã tiêu diệt gọn các Ổ đề kháng, không đội nào chịu ôm súng chờ địch đến, tất cả đều tự động kéo nhau tới những nơi đang có tác chiến, tìm địch để đánh. Có một chuyện vui: Ngay đêm 19/12 có một tiểu đội thuộc tiểu khu 7 do Lê Mạc Lân chỉ huy không có Ổ đề kháng nào để đánh, đã tự động kéo nhau lên phố trần Hưng Đạo, trong đội Vệ quốc đoàn do Nguyễn Hữu Quý chỉ huy đang tấn công vào nhà đại tá Lamy (nay là nhà sứ quán Pháp) liền tham gia. Đánh thắng, thế là Mạc Lân cùng với tiểu đội của mình nhập luôn vào trung đội của Nguyễn Hữu Quý, trở thành quân của tiểu đoàn 77 tiếp phòng quân.

Liên tiếp trong ba, bốn ngày sau, tất cả các đội tự vệ của khu Chợ Hôm bám theo từng bước của quân Pháp, kề vai sát cánh cùng các đơn vị Vệ quốc đoàn và tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu… đánh Pháp gần khắp mọi chỗ trong Liên khu II. Đơn cử một số trường hợp sau:

- Đêm 19 và cả ngày 20/12/1946, khi lực lượng Vệ quốc đoàn đánh quân Pháp tại rạp Majestic, thì tiểu khu trưởng tiểu khu 1 Chợ Hôm là đồng chí Nguyễn Văn Ngọc đích thân dẫn một tiểu đội tự vệ đến tham chiến. Anh em đã cùng bộ đội dũng cảm xông vào phá được cánh cửa sắt, phóng hoá đốt cầu thang và buồng chiếu phim, khiến quân địch phải đầu hàng. Nhưng anh Ngọc cùng hai chiến sĩ tự vệ trong tiểu đội đã hy sinh. . . (mặc dù đồng chí Ngọc là Chủ tịch không phải là tự vệ).

Ngày 21/12/1946, quân Pháp tiến công vào Nhà máy Rượu. Khu Chợ Hôm có ba đội tự vệ sát cánh cùng các đơn vị Vệ quốc đoàn đánh địch suốt từ 8 giờ sáng đến tận 6 giờ tối ngày hôm đó. Đội tự tiểu khu 7 chặn đánh địch trên đường Nguyễn Công Trứ; hai đội tự vệ của tiểu khu 4 và 6 chặn đánh địch trên đường Hoà Mã, Ngô Thì Nhậm. Kết quả sau 10 giờ chiến đấu quyết liệt, quân Pháp không sao chiếm được nhà máy Rượu, đành phải rút lui mang theo ba xe tải đầy xác chết, còn bỏ lại hàng chục xác khác cùng vũ khí. Trong trận ấy chiến sĩ Hoàng Ngọc Văn, đội viên đội tự vệ tiểu khu 7 đã nêu cao gương quả cảm đánh xe tăng địch và hy sinh.

Ngày 22/12/1946, quân địch cùng một lúc tổ chức tấn công trên ba hướng với tham vọng xoá bỏ ba ụ chiến đấu của ta ở ba nơi: Ngã tư Phố Huế - Trần Hưng Đạo; ngã năm Lê Văn Hưu - Lò Đúc và ngã tư Nguyễn Công Trứ - Lò Đúc. Chúng huy động lực lượng cơ giới, súng phóng lựu, súng phun lửa ào ạt xông lên. Toàn bộ lực lượng tự vệ khu Chợ Hôm có mặt, phối hợp với các đơn vị Vệ quốc đoàn và tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu... kiên quyết chống trả hết sức mãnh liệt. Kết quả, suốt một ngày tấn công vô hiệu, quân Pháp đành phải rút lui.

Ngày 23/2/1946 quân địch tập trung nhiều bộ binh, hoả lực tấn công vào một điểm và đã phá được ụ chiến đấu ở ngã năm Lê Văn Hưu - Lò Đúc bèn chia quân theo hai hướng tiến đánh trụ sở Bộ Tổng tham mưu, đồng thời vây chặt quân ta trong một ô vuông: Lê Văn Hưu, phố Huế, Nguyễn Công Trứ, Ngô Thì Nhậm. . . với ý đồ tiêu diệt gọn lực lượng của ta. Chúng huy động xe tăng tới húc đổ tường nhà để bộ binh dễ dàng xông vào. Nhưng quân ta đã kịp thời dùng ét xăng crếp và lựu đạn chặn đứng xe tăng địch, phá tan ý đồ tiến công của chúng.

Đêm 23/12/1946 quân ta nhận được lệnh lợi dụng đêm tối nhất loạt xuất kích tiến công những nơi quân Pháp chiếm đóng. Trong các đội tự vệ khu Chợ Hôm đã nảy sinh một trường hợp khá đặc biệt: Đội trưởng tự vệ tiểu khu 6 Hoàng Tường Tri dẫn hai tiểu đội (do tiểu đội trưởng Phạm Văn Lục, Phạm Đường Bệ chỉ huy) phối hợp với trung đội do Nguyễn Văn Trung chỉ huy... luồn lách lên tận phố Nhà Thờ và phố Bảo Khánh tiến công trực tiếp vào ngôi nhà của tướng Morlière bằng lựu đạn và súng trường (nay là toà soạn báo Nhân dân). Đến tận 3 giờ sáng anh em mới vượt qua Hồ Gươm rút về an toàn.

Ngày 25/12/1946, tất cả lực lượng tự vệ thuộc khu Chợ Hôm tập trung về khu vực Bạch Mai để củng cố và phiên chế lại, đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của đồng chí Phùng Thế Tài, chỉ huy trưởng bộ đội toàn mặt trận Liên khu II Hà Nội. Anh em do không muốn xa rời nhau nên xôn xao thắc mắc, lấy lý do: “Là thanh niên Hà Nội, chỉ muốn sống chết với Hà Nội, không muốn vào bộ đội...”. Được tin ấy, đồng chí Phùng Thế Tài đích thân đến tận nơi giải thích cặn kẽ mọi điều lợi hại, cuối cùng anh em đã tuân theo.
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #35 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 07:59:53 pm »

Đội tự vệ mới phiên chế lại được hợp thành bởi gần như đủ mặt số chiến sĩ tự vệ còn sống của cả bảy tiểu khu. Ngoài ra còn có cả anh em tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu và Công an xung phong... (lạc đơn vị) nhập vào. Lấy tự vệ khu Chợ Hôm là nòng cốt, đặt tên là Đội tự vệ Duy Tân.

Đội gồm 6 tiểu đội:

- Tiểu đội 1: Do Phạm Đường Bệ làm tiểu đội trưởng, Nguyễn Văn Xính làm tiểu đội phó.

- Tiểu đội 2: Do Vũ Văn Tân làm tiểu đội trưởng, Hoàng Thái làm tiểu đội phó.

- Tiểu đội 3: Do Đặng Văn Thái làm tiểu đội trưởng, Nguyễn Văn Lượng làm tiểu đội phó.

- Tiểu đội 4: Do Quách Đình Hạnh làm tiểu đội trưởng, Phạm Quốc Bảo làm tiểu đội phó.

- Tiểu đội 5: Do Phạm Văn Lục làm tiểu đội trưởng, Nguyễn Ngọc Sửu làm tiểu đội phó.

- Tiểu đội 6: Do Nguyễn Văn Tửu làm tiểu đội trưởng, không có tiểu đội phó - tiểu đội này gồm số anh em tự vệ khu Bảy Mẫu, sau bảy ngày đêm chiến đấu trong nội thành, trừ thương vong số còn lại gọn một tiểu đội.

Ban chỉ huy đội tự vệ Duy Tân gồm có: Hoàng Giáp làm đội trưởng. Phạm Văn Đặng làm đội phó, Hoàng Tường Tri là chính trị viên. Quân số (cầm súng) của đội là 96 người. Ngoài ra còn có bốn em liên lạc ở lứa tuổi là 14. Đội còn phụ trách tới 35 chị em cấp dưỡng, cứu thương… (tổng cộng 135 - hơn quân số một đại đội).

Trang bị của đội gồm có: 23 khẩu súng trường, 4 khẩu súng săn và 1 khẩu tiểu liên Stel, còn lại là gươm, mã tấu, lựu đạn.

Mọi việc của đội sau khi tổ chức lại vẫn diễn ra bình thường suôn sẻ. Anh em cảm thấy yên tâm. Vấn đề “trở thành bộ đội” hoá ra cũng không có thay đổi gì đáng kể: vẫn là anh em “cánh học trò Hà Nội” sống với nhau, “thằng” chỉ huy, “thằng” lính… buông súng ra là khoác vai nhau “cá mè một lứa” tranh luận thoải mái kể cả khi vào trận cũng chỉ cần một cái phẩy tay ra hiệu… là xong.

Chừng 10 ngày sau.

Đội tự vệ Duy Tân nhận được lệnh chuyển sang Ngã Tư Vọng, nhập vào quân số của đại đội 4, tiểu đoàn 64, Đội tự vệ Duy Tân từ nay mang số hiệu đơn vị là trung đội 1 thuộc đại đội 4 và vẫn được giữ nguyên sáu tiểu đội cùng với 96 tay súng như cũ.

Và rồi, một sự may mắn không ngờ: Đại đội 4 của tiểu đoàn 64 là đại đội mới thành lập cũng bao gồm toàn bộ những gương mặt tự vệ thành Hà Nội.

Đại đội 4 “của chúng tôi” chiến đấu trong đội hình của tiểu đoàn, nhưng đặc trách một mình một hướng: Chặn địch từ mặt chính bắc (từ bệnh viện Bạch Mai chiếu thẳng lên ngã tư Kim Liên - Đại Cồ Việt). Riêng trận địa của trung đội 1 được đặt tại khu vực kề cận với sân bóng đá và một bãi tha ma, giữa hai cái lò gạch bỏ hoang cùng nhiều thùng đấu rất sâu. Nhiệm vụ của trung đội là phải chặn đứng mũi tấn công của quân Pháp từ Đại Cồ Việt - Kim Liên xuống Vọng.

Cho đến đêm 14/1/1947 toàn đội tự vệ Duy Tân xuất kích đánh thẳng vào khu nhà Thông tin Kim Liên và bốt gác Vân Hồ. Hai bên loạn đả đến 3 giờ sáng chúng tôi mới chịu rút về. Một lúc sau thì đại bác tầm xa của chúng câu về đúng khu vực trận địa của chúng tôi. Tiểu đoàn truyền lệnh: Tất cả ra vị trí chiến đấu. Trong lúc đó súng cối và đại bác của quân Pháp vẫn rót không ngừng vào khu vực trận địa của ta. Trời sáng dần. Bên cánh trái của đại đội (trung đội 3 do đồng chí Ninh Hữu Cẩn chỉ huy) phát hiện thấy địch xuất hiện. Chúng có chừng hơn 30 tên, đều là lũ Việt gian bán nước đánh thuê cho Pháp, đang từ mé Khuơng Thượng, men theo bờ mương lớn, tiến sang. Chỉ còn cách cánh trái của đại đội chừng 30m, trung đội trưởng Ninh Hữu Cẩn lập tức ra lệnh cho trung đội nổ súng, chặn đứng mũi tiến công có tính chất thăm dò của đối phương. Trong khi ấy, từ hướng chính diện, quân Pháp từ Vân Hồ, Đại Cồ Việt tập trung về ngã tư Kim Liên. Chúng dùng súng cối, đại bác để mở đường như thường lệ rồi cho lính xua đồng bào ta lên trước, bắt dọn sạch các vật chướng ngại mà ta rải trên đường.

Trời đã sáng rõ. Quân Pháp chỉ còn cách ta chừng hơn 100m. Các nòng đại liên của ba đại đội bạn đặt trên nóc cổng và tầng hai bệnh viện Bạch Mai (ngay sau lưng chúng tôi) nhất tề bắn dọa. Đại liên của ta tức thì nhằm thẳng vào đội hình quân Pháp mà bắn. Địch chống lại gọi pháo binh tầm xa, nã tới tấp vào khu vực trận địa ta. Một đơn vị bạn bên cánh phải bị pháo địch khống chế, đành phải tránh tạt ngang sang phía khu Việt Nam học xá. Đội tự vệ Duy Tân lợi dụng được địa hình có nhiều góc khuất nên vẫn đứng vững. Hai tiểu đội do Quách Đình Hạnh, Phạm Văn Lục chỉ huy đã kịp thời phát hiện một toán địch bí mật lội ruộng men theo mé bên kia rìa đường quốc lộ, tiến về phía cổng bệnh viện. Anh em lập tức nổ súng chặn chúng lại.

Đến khoảng 12 giờ trưa, các cỡ súng bỗng rộ lên ngay sau lưng trung đội. Một lúc có tin: Quân Pháp đã chọc thủng phòng tuyến khu vực Ba Hàng - Vĩnh Tuy, vượt qua Mai Động - ngã tư Trung Hiền tiến sang Ngã Tư Vọng đang tấn công vào bệnh viện Bạch Mai. Vậy là thế trận bỗng nhiên thay đổi: đại đội 4 do đại đội trưởng Hồng Quân chỉ huy đang từ vị trí “tuyến tiền duyên” đã trở thành “tuyến sau” của tiểu đoàn. Cả một khu vực rộng lớn ở góc đông nam thành phố Hà Nội ngập chìm trong tiếng nổ và khói bụi. Trận đánh nổ ra ngay từ phút đầu đã hết sức khẩn trương và quyết liệt. Đến lúc này, các đơn vị bạn đã bị quân địch tấn công trực diện, bằng cả xung lực và hoả lực (xe tăng, thiết giáp, đại bác 20 ly và trung liên 13 ly 2 với ước chừng gần hai tiểu đoàn Âu Phi thiện chiến). Đại đột 4 của chúng tôi đành phải tự mình độc lực chặn mũi tiến công của địch từ hướng bác tràn xuống.

Ở hướng Ngã Tư Vọng chúng đánh thọc vào bệnh viện Bạch Mai (nơi ba đại đội mạnh của tiểu đoàn đang chốt giữ) tình hình rất quyết liệt và căng thẳng.

Trên hướng đại đội 4 chúng tôi chặn giữ: Quân Pháp cũng tập trung cao độ binh hoả lực mở đợt tấn công mới vào thẳng đội hình chiến đấu của đại đội. Ngay từ trận bom và đại bác đầu tiên, trên khu vực trận địa của trung đội 1 cả hai lò gạch đã bị sập, gần một chục chiến sĩ hy sinh. Dứt loạt bom và đại bác, xe tăng và thiết giáp của chúng hùng hổ tiến lên, áp sát khu vực trận địa của chúng tôi, xả súng dữ dội. Tất cả mọi cỡ súng của đại đội 4 nhất loạt chống trả rất quyết liệt. Cuộc chiến giằng co hơn ba tiếng đồng hồ. Số thương vong của cả hai bên mỗi lúc một tăng. Bọn Pháp hết sức cay cú, không tìm được cách nào để có thể vượt qua được tinh thần và ý chí đề kháng của gần 200 chiến sĩ tự vệ Liên khu II Hà Nội, mới được nhận quân tịch vừa chẵn hai tuần lễ...

Đúng thời điểm đó, đồng chí Hoàng Tường Tri, chính trị viên trung đội Duy Tân cùng tiểu đội trưởng Phạm Văn Lục trúng đạn hy sinh. Vừa lúc đó, tiểu đoàn trưởng Quốc Linh cùng với Đỗ Hồng (thư ký tác chiến) dìu chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn Văn Dụ tới (anh Dụ bị thương vào ngực). Tiểu đoàn trưởng thông báo vắn tắt tình hình diễn biến của trận đánh cho Hoàng Giáp (trung đội trưởng trung đội 1, đang có mặt tại đấy): “Lực lượng hai bên ta và địch đều đã tổn thất nghiêm trọng. Ta phá được của địch 1 xe tăng, 1 xe bọc thép, tiêu diệt chừng non 200 tên. Song ta cũng bị thương vong chừng trên dưới 100, trong đó có ba chính trị viên là Mạnh Lân, Hoàng Tường Tri và Nguyễn Văn Dụ. Để bảo toàn lực lượng, tôi quyết định cho tiểu đoàn rút ra ngoài. Cử một trung đội trụ vững tại đây, bảo vệ đường rút của tiểu đoàn”.

Nói xong, tiểu đoàn trưởng cùng với bộ phận tiểu đoàn bộ đưa chính trị viên Dụ theo đường lòng con mương ở phía tây, rút ra. Đội trưởng Hoàng Giáp cùng với đội phó Phạm Văn Đặng lập tức bố trí lại đội hình, tập trung ưu tiên sức mạnh binh hoả lực của đội về mé đường quốc lộ.

Quân Pháp phát hiện thấy bên ta rút, chúng rượt theo, đồng thời cánh quân phía bắc cũng lập tức rời chỗ ẩn nấp, nhấp nhổm tiến lên bẩn như vãi đạn về phía chúng tôi Đội trưởng Giáp và đội phó Đặng nhanh chóng chia quân chặn địch: Hai tiểu đội Đặng Thái và Hoàng Thái với một trung liên do Nguyễn Văn Hùng làm xạ thủ, cản bọn địch trong khu bệnh viện, bảo đảm cho tiểu đoàn rút ra ngoài - mặt này do đội phó Đặng chỉ huy. Bốn tiểu đội còn lại do đội trưởng Giáp chỉ huy chặn bọn địch từ mé quốc lộ 1 tiến vào. Toàn đội bước vào trận đánh có 96 anh em, lúc này chỉ còn lại chưa đến 50 người. Tất cả anh em đều bình tĩnh, kiên định chọi nhau với địch hết sức quyết liệt Bên phía đội phó Đặng, khẩu trung liên trong tay xạ thủ Hùng cùng hơn 10 khẩu súng trường của hai tiểu đội Đặng Thái và Hoàng Thái phát huy cao độ uy lực, khiến cho không một tên địch nào dám liều mạng bám đuổi anh em. Nhưng vẫn còn một số đồng chí khi vượt qua bãi rộng chừng 20m để xuống lòng mương đã bị những loạt đạn của bọn Pháp từ trên gác cao bắn

xuống, gây thương vong. Bên phía đội trưởng Giáp, bọn Pháp không có che chắn của xe tăng và thiết giáp, chúng tiến lên hết sức chật vật.

Hơn một giờ đồng hồ đã trôi qua. Bỗng xạ thủ Hùng kêu hết đạn. Đội phó Đặng trườn tới hội ý với đội trưởng Giáp. Nhìn đồng hồ tay kim chỉ đúng 17 giờ, và ráng trời đang tiết trong đông có vẻ như sắp tối. Hoàng Giáp hỏi kỹ lại đội phó Phạm Văn Đặng, yên tâm rằng các đơn vị bạn đã rút hết, anh truyền lệnh cho từng tiểu đội rút về

Khương Thượng (điểm hẹn của tiểu đoàn). Sáu tiểu đội tuần tự thay nhau khống chế địch yểm hộ cho nhau rút ra (riêng tiểu đội 1 của Phạm Đường Bệ vì phải vượt qua một bãi trống nên có hai chiến sĩ thương vong). Đến 17 giờ 30 cả sáu tiểu đội đã rút hết. Trận địa chỉ còn lại một tổ chiến đấu cuối cùng, gồm: Đội trưởng Hoàng Giáp, đội phó phạm Văn Đặng, tiểu đội trướng Hoàng Văn Thái, tiểu đội trưởng Quách Đình Hạnh, xạ thủ Nguyễn Văn Hùng và cô cứu thương Hoàng Thị Dung. Tổng cộng 6 người... tiếp tục đánh địch.

Đến đúng 18 giờ, bóng tối đã bao phủ đầy trời, giữa ta và địch chỉ còn nhìn thấy hình thù lờ mờ không còn phân biệt được mầu sắc. Đội trưởng nhắc Hùng bảo vệ cứu thương Dung rút trước. Hùng giục Dung chạy để Hùng bám theo, Dung vọt lên khỏi công sự mới chạy được chừng 10 bước thì bất ngờ một tràng đại liên từ phía quân Pháp bắn sang trúng vào cô. Thấy Dung gục xuống, Hùng vội lao tới đỡ nhưng không kịp. Cũng chính băng đạn ấy của quân Pháp đã xuyên thủng bụng anh. Anh lảo đảo ôm bụng thét lên: “Các anh ơi! Cứu lấy Dung”...

Bọn địch chỉ cách ta chừng hơn hai chục mét. Hình như chúng nghe thấy tiếng thét của Hùng. Trong bóng tối nhập nhoạng, bọn địch lồm cồm tiến lên. Bốn tay súng còn lại của ta nhất tề nhả đạn. Quân Pháp rống lên như bò bị chọc tiết, chững lại và rồi một khẩu lệnh của chúng rất dõng dạc cất lên: "Cessez le jeu!"(2).

Đội trưởng Giáp lập tức lao tới chỗ Dung và Hùng đang nằm. Dung còn sống và Hùng đã hy sinh. Đặng, Hạnh, Thái thay nhau vác Dung đi. Đội trưởng Giáp phục xuống ôm xác Hùng định vác lên nhưng không nổi. Anh lặng lẽ vuốt mắt Hùng rồi đứng dậy lầm lũi bước đi. Đến làng Khương Thượng, Giáp gặp Đặng với Thái đang ngồi nghỉ bên cạnh Dung. Họ đã xin đồng bào được một tấm cánh cửa đặt Dung lên để khiêng đi. Đặng cho biết tiểu đoàn đã rút về trú quân tại làng Huỳnh Cung. Mấy anh em dò dẫm hỏi thăm đường, mãi tới 12 giờ đêm mới về tới Huỳnh Cung. Đích thân tiểu đoàn trưởng Quốc Linh chạy ra đón. Anh nói một câu rất thật lòng: “tôi xin thay mặt tiểu đoàn cảm ơn các anh học trò Hà Nội! Các đồng chí đánh rất cừ”.
 
Nguồn tin: Theo Hà Nội - Bản hùng ca bất tử mùa đông 1946, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội - Ban Tuyên giáo, NXB Thế giới, 2006, tr125 – 137.
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #36 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 08:01:14 pm »

Tự vệ phố Hàng Bè

Trong những kỷ vật của Bảo tàng Hà Nội còn lưu giữ tại đền Bà Kiệu có một chiếc chăn bằng da, nhiều bức ảnh quý về những người lính Trung đoàn Thủ đô năm xưa tham gia chiến đấu 60 ngày đêm tại Liên khu I anh hùng.
Chiếc chăn bằng da đó có nguồn gốc từ chiếc màn che cửa trong rạp Philamôních (nay là Nhà hát Múa rối Thăng Long) theo chân ông Hoàng Hải, Trung đội trưởng tự vệ phố Hàng Bè suốt những mùa kháng chiến. Ông cụ vừa ra đi cách đây vài tháng...


Các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô xem triển lãm các bức ảnh về Liên khu 1 anh hùng. Ảnh: Dương Hiệp

Mùa đông ở Liên khu I Hà Nội cuối năm 1946 đầu 1947 ảm đạm và khét lẹt mùi thuốc súng. Trong tư liệu gia đình Trung đội trưởng Hoàng Hải còn những dòng di cảo, tờ mờ sáng ngày 20-12-1946, những người lính Vệ quốc từ Bắc bộ phủ từng tốp tràn về khu phố, quần áo tả tơi sạm mùi thuốc súng. Họ cãi nhau, tranh luận với nhau về trận đánh hồi đêm, về sự hy sinh của Đại đội trưởng Lê Gia Định ôm bom tử thủ... cùng Bắc bộ phủ. Gương mặt đen sắt của họ như còn hằn sâu lòng căm thù và khí phách quả cảm qua một đêm đấu súng không cân sức với quân thù. Những người lính tự vệ sao vuông phố Hàng Bè đã nhanh chóng hòa nhập với anh em vệ quốc đoàn và ít lâu sau được phiên chế vào các đơn vị Vệ quốc.

Trận đánh đầu tiên do Trung đội trưởng Hoàng Hải (tức Dương Hằng) chỉ huy diễn ra trên đoạn đường chưa đầy 100m từ ngã tư Hàng Dầu - Lò Sũ đến ngã tư Lò Sũ - Lý Thái Tổ (hồi ấy là đường Admiral Courbet). Một tiểu đội lúc đó đang ở căn nhà góc phố Hàng Dầu có cửa sau trổ ra phố Lò Sũ được Đại đội trưởng Liêm (tức Liêm "Xồm", sau này là Thượng tướng Vũ Lăng) tay lăm lăm khẩu côn 12, lệnh cho Trung đội trưởng Hoàng Hải phải đưa tiểu đội băng qua đường sang phố đối mặt để đến Sở Máy điện, đưa anh em thương binh về. Băng qua đường lúc này là một cửa tử vì ở ngã tư Lò Sũ - Lý Thái Tổ, chiếc xe Háptrắc của địch đang chĩa khẩu 12,7 li kiểm soát cả đoạn phố. Đại đội trưởng Hoàng Hải chạy đầu tiên thoát, vì địch bất ngờ. Vài tiếng sau, vài ba người nữa cũng băng qua được. Chờ đến đêm mới đưa được thương binh về. Nhiều anh em thương binh chưa về đến trạm xá quân y đã tắt thở, anh em tự vệ phố Hàng Bè lại cáng vào chôn trong ngõ Trung Yên...

Nhiều thanh niên phố Hàng Bè lần đầu tiên đến bếp ăn tập thể thời chiến thấy rất vui và tự hào khi mình đã là một chiến sĩ đang sống đời lính ngoài mặt trận và mặt trận ấy lại gần kề với ngôi nhà tuổi thơ của mình và các trận đánh lại diễn ra trên những đường phố mà mấy tháng trước còn cắp sách đến trường. Cụ Thái Hy nhớ lại: "Bếp ăn tập thể đặt ở nhà bánh đậu xanh Giụ Nguyên phố Hàng Bạc, ở phía sau có lối ra ngõ Trung Yên. Ngày đêm cứ đói lúc nào vào đấy theo lối cổng sau là có ăn. Các chảo cơm, chảo thức ăn ngun ngút khói. Các chị nhà bếp và phục vụ cũng toàn là người trong phố hay buôn bán ở dưới chợ Hàng Bè. Mỗi lần đến ăn, các chị lại nhờ tìm nguồn thực phẩm. Dân "thổ công" phố Hàng Bè thì dễ dàng tìm ra những kho gạo ở phố Chợ Gạo, những sọt cá mắm ở phố Hàng Mắm... Duy chỉ có khoản rau xanh là khó nhất, nhiều lần phải vượt qua đê, ra các bãi trồng khoai ở ven sông để hái lá và mót củ.

Một buổi tối, liên lạc đến báo: Lệnh tập trung ở ngõ Phất Lộc trước 10h đêm. Lúc ấy mới 8h, cả trung đội tự vệ Hàng Bè được lệnh lên đường, nhiều người tranh thủ rẽ qua nhà tìm cái chăn len và mấy bộ quần áo. Quần áo thì đã có nhưng chăn thì chỉ thấy chăn bông. Có anh em sáng kiến lao ra rạp Philamôních dứt vội chiếc màn che cửa bằng da. Thế là khỏi lo những mùa rét Việt Bắc. Chiếc chăn này đã cùng nhiều người trải qua bao mùa kháng chiến.

Các chiến sĩ tự vệ Hàng Bè đều nhớ như in cái đêm tháng Chạp năm 1947, đoàn quân từ ngõ Phất Lộc tiến ra đường cái, nhắm Cột đồng hồ làm chuẩn, vượt qua đường Trần Nhật Duật (ngày nay), leo lên đê, băng qua bãi sông, theo hướng cầu Long Biên mà tiến. Còn khoảng 100 mét đến cầu, đã trông thấy đốm lửa thuốc lá của của bọn lính lê dương đi tuần. Trời đen như mực, sao thưa nhạt nhòa trong sương đêm. Đi qua cầu đã khá xa, ngoảnh nhìn về Hà Nội le lói đèn mà lòng ngậm ngùi mênh mang, tự hỏi liệu có ngày trở về? Sau này nhiều người lính Thủ đô năm xưa đã như tìm thấy mình trong những vần thơ Nguyễn Đình Thi:
 
Sớm chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

... Ngày ấy đã 63 năm, những người con Hàng Bè đã không còn lại nhiều trên cõi nhân sinh. Cụ Thái Hy, nguyên Trưởng ban liên lạc cựu thanh niên Tuyên truyền Xung phong thành Hoàng Diệu - một người con phố Hàng Bè xúc động kể lại: "Thế hệ thanh niên chúng tôi luôn xác định chỉ như hạt cát của lịch sử. Nhưng chúng tôi luôn tự hào là những người lính Thủ đô gan dạ, mưu trí, hào hoa".
 
Nguồn tin: Theo Báo HàNộimới
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #37 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 08:03:25 pm »

Sinh viên ở Việt Nam học xá kháng chiến

Từ tháng 11 năm l943 đến ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 nhân dân Hà Nội sống trong không khí sục sôi, tình hình hết sức căng thẳng. Quân đội viễn chinh Pháp thuộc lữ đoàn II thiết giáp của tướng Leclerc, một lữ đoàn vừa chiến thắng quân đội phát xít Đức được điều qua Việt Nam, đã trực tiếp gây ra tình hình này ở Hà Nội. Bọn lính mũ nồi đỏ đi trên các xe Jeep, xe bọc thép Halftrack liên tục khiêu khích dân chúng ở khắp mọi nơi. Đêm đến, chúng cho xe tăng đi về hướng Bạch Mai và một số khu phố khác bắn vu vơ gây tấm lý lo sợ cho nhân dân. Ta giữ thái độ bình tĩnh không bị động, vì hoà bình thêm được ngày nào đó là có lợi công tác chuẩn bị của ta ngày ấy.
Ở khu Việt Nam học xá những sinh viên ở lại cũng sống trong bầu không khí sục sôi. Hãy đợi lệnh Bác Hồ! Đó là ý nghĩ giản đơn và duy nhất của chúng tôi hồi đó. Tuy nhiên cũng có một số sinh viên không hoàn toàn thống nhất với quan điểm của Chính phủ, thậm chí còn có người bị lôi kéo bởi các thế lực phản động. Một buổi sáng đầu tháng 12/1946 công an đã vào đến tận nhà D của học xá kiểm tra và bắt đi hai người (một trong hai người bị bắt đó sau trở thành cán bộ của ngành Công an).


Đội nữ du kích Thủ đô dự lễ kỷ niệm ngày 1 tháng 5 năm 1946 tại Việt Nam học xá. Ảnh tư liệu

Giữa tình hình rối ren như vậy, chúng tôi đã may mắn được đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ đến nói chuyện, giải thích cặn kẽ đầy thuyết phục tình hình nóng hổi cho sinh viên. Anh em ngồi chật cả hội trường nhà A chăm chú lắng nghe. Đồng chí Võ Nguyên Giáp cho biết là ta đã nhiều lần thương lượng với tướng Valluy, chỉ huy quân viễn chinh ở Bác bộ và đại diện cho Chính phủ Pháp. Ta hết sức nhân nhượng nhưng ta càng nhân nhượng chúng càng lấn tới. Sau buổi nói chuyện, sinh viên đã hiểu rõ hơn chủ trương đúng đắn của Chính phủ ta, ra sức chịu đựng sẵn sàng chấp hành mọi mệnh lệnh của trên.

Một thời gian ngắn sau đó, bọn Pháp gửi tối hậu thư cho ta đòi tước vũ khí lực lượng vũ trang của ta, không khí bị dồn nén tột độ, chiến tranh đến gần, dân chúng sơ tán, sinh viên sơ tán.

Số sinh viên còn lại chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, học tập quân sự tại Việt Nam học xá và tại Sở Vô tuyến điện (nay là tập thể Đài Phát thanh truyền hình ở Ngã Tư Vọng), học sử dụng vũ khí, tập bắn đạn thật. . . để đối phó với tình hình. Anh Vũ Văn Ngũ, sinh viên năm thứ tư trường Y đã tự nguyện đứng ra huấn luyện cho tất cả sinh viên về công tác cứu thương. Tôi được anh em tín nhiệm bầu làm Trưởng ban tác chiến của Việt Nam học xá vì có hiểu biết chút ít về quân sự và đã tham gia chiến đấu ở trong Nam và đường số 9.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch đã nối chặt hàng ngũ của chúng tôi hơn bao giờ hết, chúng tôi chỉ còn nghĩ đến bào vệ Thủ đô, bảo vệ đất nước, không hề nghĩ gì đến bản thân mình nữa.

Khi những phát đại bác bắn ra từ pháo đài Láng, chúng tôi đón nhận nó hết sức bình thản: cái gì phải đến đã đến! Một giai đoạn mới bắt đầu! Số lượng sinh viên ở Việt Nam học xá còn lại 29 anh em, Trung, Nam, Bắc đều có, ở rải rác trong 4 ngôi nhà chính A, B, C, D (Việt Nam học xá gồm có 4 ngôi nhà sinh viên và hai nhà cho giám đốc và thủ quỹ). Trong số đó có người nhà ở Hà Nội cũng tình nguyện ở lại Việt Nam học xá chiến đấu cùng chúng tôi. Có người đã học xong cử nhân khoa học, kỹ sư, nhiều người học năm thứ ba trường Y, còn lại học năm thứ hai, thứ nhất các trường Y, Mỹ thuật, Canh nông v.v.. Về mặt hiểu biết quân sự thì có 3 anh là cán bộ tiểu đoàn thuộc các đơn vị ở Huế, đã tham gia chiến đấu ở trong Nam và đường số 9, sau Hiệp định được điều về Hà Nội học tiếp các khoá học đang bỏ dở sau khi Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945.

Tất cả chúng tôi trở thành tự vệ chiến đấu khu vực Bạch Mai thuộc Liên khu II Hà Nội. Nhận được lệnh là đi chiến đấu ngay một cách vô điều kiện, không hề biết người chỉ huy mình là ai. Hầu hết mới chiến đấu lần đầu nhưng dám trực tiếp giáp mặt với quân thù với tinh thần luôn sẵn sàng hy sinh. Đi chiến đấu nhưng rất vô tư. Có anh được bạn bè khu Bạch Mai rủ đi đánh Pháp ở một nơi xa trên phố, rồi sáng hôm sau trở về trên cáng với một vết thương nặng ở lưng.

Các chị phục vụ hậu cần, hăng hái đi tiếp tế lương thực cho mặt trận, tiếp tế đều đặn cho chúng tôi mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một nắm cơm ở giữa có một miếng thịt.

Về vũ khí trang bị, chúng tôi thừa hưởng một tài sản của Tổng hội sinh viên để lại, tuy ít ỏi nhưng rất quý giá hồi đó.

 1 Đại liên Hotchkiss với 900 viên đạn; 6 súng trường Mousqueton mỗi khẩu 50 viên đạn; 2 súng trường Indochinois mỗi khẩu 50 viên đạn; 1 súng lục ổ quay với 20 viên đạn; 10 lựu đạn mỏ vịt; 50 bánh thuốc dymamitegomme (thuốc nổ dẻo); 100 đề tô (kíp nổ); 20 mét dây cháy chậm;

Và chúng tôi đã thực hiện một số nhiệm vụ tác chiến:

- Đã phá huỷ 3 cầu ở phía Nam và Tây Nam khu Việt Nam học xá.

- Đã tham gia chiến đấu ở Baricade (chiến lũy) Ô Cầu Dền.

- Đã tham gia chiến đấu Ở Baricade sát ngã tư phố Huế với Nguyễn Du - Lê Văn Hưu.

- Đã tổ chức riêng một ổ đề kháng ở số 2 Nguyễn Du và đặt đại liên ở đây.

- Chiến đấu ở rạp chiếu bóng Majestic (nay là rạp Tháng Tám).

- Chiến đấu dọc 2 bên đường phố Huế từ Ô Cầu Dền đến Nguyễn Du.

Cùng chung một chiến hào với các tầng lớp nhân dân Hà Nội, tận mắt chứng kiến những gương hy sinh của nhân dân; già yếu mới sơ tán, còn ở lại là chiến đấu, tủ chè sập gụ, bàn ghế, cánh cửa bỏ ra đường làm chướng ngại, tường nhà đục xuyên suốt dọc hai bên đường bảo đảm cho việc đi lại và sơ tán được an toàn. Mọi người hành động trong một trật tự đã được sắp đặt từ trước, không hề có sự hỗn loạn kêu ca. Và những tin tức chiến đấu ngoan cường cùng những chiến thắng ban đầu đã cổ vũ rất mạnh đến tinh thần của chúng tôi.

Ở Việt Nam học xá, chúng tôi còn thành lập một trạm cấp cứu và trung chuyển tại nhà A, trực tiếp điều trị cấp cứu ban đầu rồi chuyển ngay người bị thương về Kim Lũ, Đại Từ hoặc về Văn Điển. Nhiệm vụ này do anh em sinh viên trường Y đảm nhận rất có kết quả.

Đêm 20/12/1946, một chị phụ nữ đi sơ tán, khi qua khu học xá thì đau đẻ phụ vào nằm ở nhà A. Anh em trường Y có mắt lúc ấy mới học đến năm thứ 3 chưa biết đỡ đẻ Anh Vũ Tam Hoán phải bò qua bệnh viện Robin (nay là bệnh viện Bạch Mai) tìm đến nhà bác sĩ Đặng Văn Chung, hỏi cách đỡ đẻ, rồi về ngay nhà A để đỡ cho cho người sản phụ. Đó là ca đỡ đẻ đầu tiên trong đời làm bác sĩ của anh. Sản phụ rất cảm ơn anh và nhờ đặt tên cho cháu trai mới ra đời. Anh không ngần ngại đặt tên cho cháu là Bom, chắc nếu sống đã tròn 60 tuổi. Cháu là công dân trẻ nhất ở khu Việt Nam học xá hồi bấy giờ.

Từ 20/12/1946 đến 30/12/1946 anh em đã liên tục tham gia chiến đấu làm nhiệm vụ cứu thương, tải thương với tinh thần tất cả vì độc lập của Tổ quốc, tất cả để bảo vệ Thủ đô.

Đến 30/12/1946, Bộ Quốc phòng điều tất cả 29 anh em chúng tôi về Cục quân huấn (do đồng chí Phan Phác làm Cục trưởng) đóng ở Văn Điển, để nhận nhiệm vụ khác và bàn giao toàn bộ vũ khí trang bị và cơ sở vật chất của khu Việt Nam học xá cho một đơn vị quân đội thuộc Trung đoàn 37.

Sáu mươi năm đã trôi qua, những anh em tự vệ chiến đấu ở khu Việt Nam học xá, qua hai cuộc kháng chiến đã góp phần nhỏ bé của mình vào chiến thắng chung của dân tộc.

Tuy thời gian chiến đấu ở Hà Nội ngắn ngủi những ấn tượng về lòng dũng cảm và tinh thần hy sinh cao đẹp của quân và dân Hà Nội cùng những kinh nghiệm thu được cho bản thân mỗi người là vô cùng quý giá, đặc biệt là đối với một số anh em chúng tôi ngay sau đó được phân công đi huấn luyện dân quân ở Bắc Ninh.

Dù ở Gia Lâm, Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Lương, Lang Tài hay Yên Phong, dù trong hoàn cảnh ác liệt nào, 6 anh em chúng tôi (Lê Khánh Cận, Phan Văn Diễn, Đỗ Đức Dục, Bùi Minh Tiêu, Nguyễn Đức Thừa, Bửu Triều) cũng tìm mọi cách hoàn thành kế hoạch huấn luyện cho từng xã phục vụ ngay cho chiến đấu của địa phương. Chúng tôi còn tự nghiên cứu, tìm tòi xây dựng một mô hình xã chiến đấu cho Đình Bảng, sau này đã thực sự trở thành một xã chiến đấu kiên cường trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp mặc dầu chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng trên 10km, góp phần cùng với chủ trương “Tổ chức Đại đội độc lập” làm nên một bước ngoặt lịch sử trong phát triển nghệ thuật quân sự chiến đấu ở vùng sau lưng địch thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Chúng tôi, những sinh viên của Việt Nam học xá đã chiến đấu trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội đến nay người còn người mất. Ôn lại những ngày oanh liệt cách đây hơn nửa thế kỷ, mà lòng chúng tôi bồi hồi xúc động, tự hào vì đã hiến dâng những ngày thanh niên ấy cho sự nghiệp cao cả của Tổ quốc.

 
Nguồn tin: Theo Hà Nội - Bản hùng ca bất tử mùa đông 1946, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội - Ban Tuyên giáo, NXB Thế giới, 2006, tr146 – 151.
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #38 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 08:06:03 pm »

15 ngày chặn đánh địch ở đường Đội Cấn - Ngọc Hà (Từ 19/12/1946 đến 31/1947)

Chiều 19/12/1946, đại đội 1 Tiểu đoàn 56 được lệnh cấp tốc hành quân vào tập kết ở nhà thờ Liễu Giai phối thuộc với Tiểu đoàn145. Đại đội đảm nhiệm trục đường Đội Cấn - nhà thờ Liễu Giai, tuyến trước cánh trái đến dốc Ngọc Hà tiếp giáp đường Hoàng Hoa Thám, cánh phải tiếp giáp với ngã ba đầu đường Sơn Tây. Đại đội được tăng cường hai tiểu đội tự vệ chiến đấu của Đội Cấn - Ngọc Hà vừa phối hợp chiến đấu, vừa dẫn đường. 19 giờ các đơn vị phải xuất phát nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí, tổ chức chiến đấu và nổ súng tiến công địch theo quy định thống nhất ám tín hiệu của Bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội.


Các chiến sĩ chiến đấu trên đường phố. Ảnh tư liệu

Đại đội trưởng Thế Môn và Chính trị viên Tế Độ, giao nhiệm vụ cho Trung đội 1, do Trung đội trưởng Nguyễn Tấn chỉ huy tiến thẳng lên phố Đội Cấn chiếm lĩnh Trại con gái (khu gia binh cũ, nay là trạm 354 và bên kia đường là khu Bảo tàng Hồ Chí Minh), bố trí lực lượng hai bên chiến lũy đầu phố. Trung đội 2, do Trung đội trưởng Đặng Chung Đình chỉ huy, có đại đội phó Trần Dương Oai đi cùng, đi xuyên Ngọc Hà đánh chiếm nhà bia Homeu (ô-men) (nay là Nhà máy bia Hà Nội), cạnh đường Hoàng Hoa Thám. Trung đội 3 thiếu một tiểu đội bố trí ở ụ chiến lũy giữa phố Đội Cấn làm dự bị của đại đội.

1. Đánh chiếm nhà máy bia Ô-men và vườn hoa La-pho.

20 giờ ngày 19/12/1946, Trung đội 2 tiếp cận nhà máy bia đúng lúc đèn điện tắt. Đại đội phó Dương Oai nhắc trung đội trưởng chú ý bắt liên lạc với đơn vị tiểu đoàn l45 và tự vệ chiến đấu Lam Sơn. Một cuộc “hội chiến” giữa ba đơn vị mới chỉ được báo trước mấy tiếng lúc chiều tối. Cứ chủ động nổ súng, ngoài bắn vào là ta, trong bắn ra là địch. Mũi tấn công của trung đội vừa nổ súng thì phía đơn vị bạn cũng bắt đầu bắn. Quân Pháp ở đây có khoảng một tiểu đội. Trận đánh diễn ra khá nhanh, bọn gác cổng bị tiêu diệt trước, ba mặt cùng đột nhập, 11 tên lính Pháp vừa tây trắng vừa tây đen bị tiêu diệt. Vũ khí thu được trang bị ngay cho anh em tự vệ chiến đấu của đại đội Lam Sơn. Ngay sau đó Đại đội phó Dương Oai chủ động đề xuất chủ trương ba đơn vị phối hợp bố trí phòng ngự, sẵn sàng đánh địch tấn công chiếm lại. Phạm vi Nhà máy bia rất rộng, mỗi đơn vị để một tiểu đội đảm nhiệm một khu vực, chỉ huy chung do cán bộ đơn vị của Tiểu đoàn 145.

Toàn bộ số bia phân phát hết, nếu không sẽ mất vào tay địch. Ngày hôm sau hàng trăm két bia được chuyển đến các đơn vị toàn tuyến.

Phát huy thắng lợi ở Nhà máy bia, Đại đội phó Dương Oai tổ chức lực lượng còn lại của Trung đội 2 phối hợp với đơn vị tự vệ chiến đấu Lam Sơn tiến đánh địch ở vườn hoa La-pho (vườn ươm cây ngày nay) gần dốc Ngọc Hà. Ở đây địch đã đề phòng, khi ta nổ súng, chúng rút lên gác ném lựu đạn, bắn súng xuống. Chiến sĩ bắn trung liên của Trung đội 2 đặt ngay trên mặt đường, ngang tầm với tầng hai, nhả đạn phá toang cửa sổ. Một tổ tự vệ chiến đấu có sáng kiến ôm rơm vào đốt cầu thang, ta xung phong lên tiêu diệt 3 tên. Trong trận này, Chính trị viên Trần Việt Hồng bị thương đưa về trạm cứu thương Cống Vị điều trị.

Cũng trong đêm 19/12/1946, ở dốc Ngọc Hà, một tổ chiến đấu của Trung đội 1 cùng với một tổ tự vệ chiến đấu Đội Cấn lên chiếm lĩnh, đã tiêu diệt một ổ đề kháng bí mật ở trong lâu đài của chị vợ Bảo Đại.

Sáng 20/12/1946, phản ứng đầu tiên của địch là cho 2 xe bọc thép từ Phủ Chủ tịch tiến ra đường Chùa Một Cột trên đường Lê Hồng Phong, bắn hàng tràng đại liên vào trận địa của Trung đội 1 ở đầu đường Đội Cấn và trại Con gái. Khoảng nửa tiếng sau, không thấy ta động tĩnh gì, chúng quay về phía Cột Cờ.

Chiều 25/12/1946, một xe tăng, 2 xe bọc thép không có bộ binh đi cùng từ đường Cột Cờ tiến ra bắn phá ụ chiến lũy và bắn đạn lửa làm cháy mấy nhà trong Trại con gái. Sau một hồi bắn phá không thấy ta bắn trả, chúng lại rút về. Ngay đêm ấy, đại đội trưởng điều lực lượng ở tuyến sau lên cùng với Trung đội 1 đắp thêm ụ đất, đá, gạch và các vật chướng ngại củng cố chiến luỹ vững chắc thêm và đào giao thông hào ở hai đầu chiến luỹ thông vào nhà, điều chỉnh lại lực lượng, rút tiểu đội bố trí ở Trại con gái về phía trong chiến lũy.

Đêm 28/12/1946, Trung đội trưởng Trung đội 1 cho một tổ chiến đấu bí mật luồn qua các dãy nhà Trại con gái vào quấy rối địch ở trường Nhà Thờ đạo đến phố Lê Hồng Phong. 3 giờ sáng rút về vị trí ở căn nhà hai tầng bên trong cụm chiến đấu đầu phố Đội Cấn. Vừa nằm ấm chỗ, thì tai hoạ khôn lường ập đến, hàng loạt đạn tiểu liên của địch nổ ran cả trên gác cả dưới nhà, cả 7 chiến sĩ 3 ở trên gác, 3 ở dưới nhà) không kịp trở tay, đều bị hy sinh. Thật là một giá quá đắt về tư tưởng chủ quan đơn giản không cảnh giác. Không ngờ rằng khi tổ quấy rối rút về, có một nhóm địch lập tức bí mật theo dõi và lặng lẽ lọt vào trận địa ta, nổ súng bắn ta và nhánh chóng rút.

Đã hơn một tuần lễ, anh em ta thường ăn cơm nắm với thức ăn khô thiếu chất rau, trong khi ở các vườn của nhân dân trong làng Ngọc Hà còn rất nhiều bắp cải, su hào, hành, tỏi, khi tản cư chưa kịp thu hoạch. Một vài tối lác đác có bà con về chặt nhổ rau. Được sự đồng ý của bà con: “Các chú cứ lấy mà ăn, nếu không địch cũng cướp mất”. Được lời như cởi tấm lòng, các chị em cấp dưỡng nhẹ đi nỗi băn khoăn bộ đội thiếu rau mà cán bộ chỉ huy không cho lấy của dân. Thế là một kế hoạch thu hoạch rau được ban ra: Lần lượt đơn vị tuyến trước nhổ rau, chuyển về cho cấp dưỡng, nhổ ruộng nào hết ruộng ấy. Tuyến sau tiếp nhận nấu luộc chuyển cho tuyến trước. Mấy bộ phận ở gần bếp cấp dưỡng, được hưởng nước luộc bắp cải ngọt như pha đường.

Chặn đánh cuộc tấn công của địch ngày 3/1/1947

Sáng sớm ngày 3/1/1947, một chiếc máy bay thám thính “bà già” lượn đi, lượn lại, bay rất chậm nghiêng ngó, có lúc bay xuống thấp nhìn rõ cả tên cầm lái. Khoảng 20 phút nó bay đi, lập tức từng loạt đạn đại bác và súng cối rơi xuống dãy nhà đường Đội Cấn và trong làng Ngọc Hà, Vạn Phúc.


Tượng đài " Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh". Ảnh tư liệu

Một xe tăng và hai xe bọc thép từ phía Trại con gái xông tới bắn xối xả vào trận địa của ta. Anh em vẫn nằm im chờ bộ binh địch tiến lại gần mới nổ súng. Khoảng một đại đội lính Âu Phi tiến theo hai đường: đường Ông Ích Khiêm men theo dãy phố đánh vào cánh phải ụ chiến luỹ; và đường Chùa Một Cột tiến đánh cánh trái. Ở đây có Tiểu đội 2 là tiểu đội hoả lực của Trung đội 1 với khẩu trung liên duy nhất của đại đội do một cựu binh sĩ chuyên trách sử dụng, bố trí có góc bắn rất rộng khống chế cả ngã ba. Bọn địch chủ quan, hò hét xông lên. Lập tức khẩu trung liên nổ ròn và bắn hết cả băng, đồng thời súng trường, lựu đạn đồng loạt xả đạn vào đội hình địch. Hơn 10 tên địch to cao đổ gục. Cả hai mũi tấn công khựng lại. Chúng nằm rạp xuống mặt đường, tạt vào các mép nhà bắn trả loạn xạ Liền sau đó, chiếc xe tăng và hai xe bọc thép chạy ngang, chạy dọc, phát động máy nổ gầm rú hết cớ để kích động lại tinh thần quân lính và bắn dữ dội liên hồi vào vị trí của ta. Anh em ta lại nằm im chờ đợi đợt tấn công thứ hai của địch. Chúng phát hiện cánh trái giáp đường Sơn Tây có quãng trống thúc bộ binh tấn công, đánh tạt sườn quân ta. Cùng lúc đó một xe bọc thép có khẩu đại liên tiến sát vào cụm chiến lũy bắn đạn Dum

Dum. Một chiến sĩ tự vệ chiến đấu nấp dưới giao thông hào khi thấy chiếc xe tiến đến gần đã chớp thời cơ khoảnh khắc bất thần nhảy lên ném quả thủ pháo và bồi thêm chai xăng cờ rếp trúng khẩu đại liên, tiêu diệt tên bắn súng rồi nhanh như chớp nhảy xuống giao thông hào luồn vào trong nhà thông ra vườn, rút về tuyến hai ở giữa phố.

9 giờ địch chiếm được chiến tuy đầu phố nhưng bị chặn lại ở chiến luỹ 2 giữa phố.

Ở phía dốc Ngọc Hà, đầu đường Hoàng Hoa Thám, địch cũng đã chiếm được. Tiểu đội thuộc trung đội 2 bố trí ở nhà chị vợ Bảo Đại đã rút vào trong làng Ngọc Hà. Đến trưa, chiếc máy bay “bà già” lại xuất hiện chỉ điểm cho đại bác và cối 81 bắn vào toàn bộ khu vực phòng ngự. Địch thay đổi chiến thuật, không đánh chiếm hai bên dãy nhà dọc phố, dừng lại ở chiến luỹ 2, chế áp ta bằng đại liên. Chúng tập trung lực lượng bộ binh tổ chức mũi “vu hồi” cánh trái xuyên qua làng Vạn Phúc đánh vào sau nhà thờ Liễu Giai định bao vây tiêu diệt ta ở đường Đội Cấn. Để tránh bị tiêu hao, giữ được lực lượng, Đại đội 1 được lệnh rút về Cống Vị. Hai ngày sau, đại đội chuyển về Thái Hà ấp - Ngã Tư Sở - Cầu Mới, lại trở về chiến đấu trong đội hình Tiểu đoàn 56.

 
Nguồn tin: Theo Hà Nội - Bản hùng ca bất tử mùa đông 1946, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội - Ban Tuyên giáo, NXB Thế giới, 2006, tr 230 -235
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #39 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 08:07:30 pm »

Đội tự vệ hỏa xa hình thành và chiến đấu trong những ngày đầu cuộc kháng chiến toàn quốc tháng 12/1946

Đầu năm l946, chi bộ Hoả xa Hà Nội tổ chức Đội tự vệ chiến đấu Hỏa xa Hà Nội. Đội gần 40 cán bộ, công nhân viên tích cực, đoàn viên công nhân cứu quốc của các đơn vị Toa xe Hà Nội, Đề pô Hà Nội, Cầu đường, ga Hà Nội, Ty Xa vụ. Các đơn vị này đóng trong địa phận Liên khu III và giáp giới Liên khu II: đông giáp đường Hàng Lọng; bắc giáp đường Sinh Từ; nam giáp đường Khâm Thiên; phía tây là con đường sau ga chạy từ Sinh Từ đến Khăm Thiên.


Các bảng tin, các báo tường đã thể hiện quyết tâm thực hiện lời thề Sống chết với Thủ đô. Ảnh tư liệu

Số lượng đội viên tự vệ, đến tháng 12/1946 lên đến gần 80 người, tổ chức thành 9 trung đội (trong đó một trung đội chỉ có 2 tiểu đội). Đơn vị được trang bị hơn 10 súng trường các loại Nhật, Pháp, Nga, có Remington, khai hậu; gần 10 Stell bắn phát một hiện đại nhất là khẩu Stell Mỹ (của tên chánh Hỏa xa bỏ lại hôm Nhật đảo chính 9/3/1945). Đơn vị còn được trang bị hơn 100 lựu đạn lọ mực Phan Đình Phùng, hơn chục lưỡi lê, mã tấu. Tháng 12/1946 có thêm mìn điện và một quả bom.

Mỗi tự vệ được phát một bộ đồng phục xanh công nhân. Hàng ngày anh em vẫn làm việc chuyên môn. Đến tối, luân phiên canh gác xí nghiệp. Có đến 20 người không vướng gia đình hoặc xa gia đình thì ngủ tập trung ở trụ sở. Hàng tuần sinh hoạt 2 buổi tối: học chính trị, nghe thời sự, học hát (do anh Văn Cao hướng dẫn). Ngoài những hoạt động ở xí nghiệp, đội còn tham gia tổ chức ngày 1 tháng 5 ở Việt Nam Học xá, xây dựng kỳ đài cho ngày ra mắt Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Nhà hát lớn, ngày thành lập Đảng Xã hội Việt Nam ở cuối phố Bà Triệu.

Tháng 9/1946, anh em tham gia sửa sang đầu máy, toa xe lập đoàn tầu đón Bác Hồ ở Pháp về. Ngày đoàn tầu đón Bác về đến ga Hà Nội, Tự vệ Hoả xa được cùng các đồng chí công an bảo vệ vòng ngoài nghênh đón Bác tại sân ga, tại tiền sảnh ga - nơi Người nói chuyện với đồng bào ta và binh lính Pháp ra đón.

Có mấy lần vận chuyển vũ khí vào Nam bằng đường sắt, tự vệ phải chuẩn bị những toa xe tốt, và bằng biện pháp nghiệp vụ che mắt bọn Tầu Tưởng, nối toa xe vũ khí vào các đoàn tầu bảo đảm được các yêu cầu của đồng chí phụ trách vận chuyển quốc phòng.

Những ngày ráo riết chuẩn bị chiến đấu

Từ đầu tháng 12/1946 tình hình ngày càng căng thẳng, thực hiện chủ trương di chuyển máy móc lên chiến khu, tự vệ làm nòng cốt trong việc tháo dỡ máy, có đêm tổ chức 4, 5 chuyến tàu chở máy đi về phía Nam.

Khoảng ngày 15/12/1946 anh em trổ tường phía sau ga ở ba vị trí Cây nước, bãi Thiên Hùng và góc tường sát đường Khâm Thiên để chuẩn bị chiến đấu.

Tự vệ cũng thu gom éclipse, lập lách (thiết bị để nối hai đoạn đường ray), bu loong... để trữ trên gác nhà ga, chuẩn bị cho phòng thủ đánh địch chuẩn bị mìn điện, magnéto để phá cây nước và đánh bom. Đào hố cá nhân để di động chiến đấu theo kinh nghiệm chiến trường phía Nam. Mua sẵn mấy bồ pháo ném để chuẩn bị cho đánh quấy rối.

Từ ngày l7/12/946 đã tập trung lực lượng tự vệ, ăn ngủ tại trụ sở. Bố trí lực lượng trực chiến tại các vị trí chiến đấu: gác nhà ga, cổng toa xe, kho vật tư, góc ngã tư Khâm Thiên - Hàng Lọng.

19/12/1946, khoảng hơn 17 giờ chúng tôi được phổ biến lệnh chiến đấu vào 20 giờ lúc điện thành phố tắt và đại bác bắn vào Thành nội.

Theo kế hoạch tác chiến định trước, đồng chí Hà Đăng Ấn phụ trách việc chỉ đạo cho trưởng ga Hà Nội điện cho trưởng ga Văn Điển ra lệnh cho đoàn tầu từ Nam Định về ga Hà Nội (giờ quy định đúng 20 giờ) phải đỗ tại cột tín hiệu đỏ ở miếu Hai Cô, đổ khách xuống hết. Tại đây đồng chí Inh chỉ đạo việc cắm pháo hiệu và đèn đỏ để hãm tầu. Khi tầu đỗ thì cắt đầu máy cho chạy đến giữa đường Khâm Thiên đỗ lại, để đầu máy trở thành chướng ngại vật. Việc này đã làm đúng kế hoạch. Chướng ngại vật là đầu máy Pacific được hình thành trước khi điện thành phố tắt độ 2 phút.

Đồng chí Ấn cũng phụ trách việc cho lập một đoàn tầu gồm 5 toa SS, đầu máy đẩy sau, khởi hành lúc 19 giờ 50 lên hướng Bắc để làm trật bánh tại 5 đường: Trần Phú, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học, Hàng Đẫy và Sinh Từ. Đoàn tầu do tài xế Nghĩa - đảng viên phụ trách.

Đồng chí Chu Văn Biên - phụ trách lực lượng tác chiến, đã chỉ huy cung cấp thêm lựu đạn, nước uống, lương khô cho tiểu đội bố trí ở gác nhà ga, kiểm tra các chốt bố phòng ở cổng và nhà máy toa xe, kho hàng; và lúc 19 giờ 50 chỉ đạo việc đào hố để đặt bom ở tim đường ngã tư Khâm Thiên - Hàng Lọng. Việc đặt bom và giật nổ giao cho trung đội trưởng Nguyên phụ trách.


Tự vệ Thủ đô chiến đấu cơ động trên đường phố. Ảnh tư liệu

Lúc 20 giờ điện thành phố tắt, đại bác ở Láng bắn vào Thành nội thì mọi việc được thực hiện như kế hoạch, trừ việc dùng mìn phá cây nước không đủ mạnh làm hỏng van nước. Đến khoảng hơn 23 giờ mới xuất hiện xe tăng và half-track của địch ở cửa ga Hà Nội: 5 chiếc bắn rất mạnh vào tiền sảnh và hai cánh gà nhà Ga, còn 3 tốp 3 chiếc rải từ cửa Ga đến ngã tư Khâm Thiên, trong đó có một xe tăng đỗ ngay trên quả bom ta chôn ở tim đường ngã tư Khâm Thiên - Hàng Lọng, đồng chí Nguyên và anh em châm mìn điện và giật nhưng bom không nổ. Ta chờ bộ binh địch tiến vào mới nổ súng, nhưng địch chỉ dùng súng trên xe bắn. Đến rạng sáng 20/12 vì hoàn cảnh chiến đấu ban ngày không thuận lợi, ta chỉ để tiểu đội chốt trên gác nhà ga ở lại, còn toàn bộ rút về chốt ở nhà dân đầu phố Khâm Thiên. Suốt ngày hôm đó, địch chỉ dùng súng trên xe cơ giới bắn, không dùng bộ binh tấn công. Chiều tối 20, ta cho tiểu đội chốt trên gác Ga rút ra ngoài tổ chức đánh du kích. Các tối tiếp theo từ 21 đến 24 tháng 12, tối nào cũng có 1, 2 tổ tự vệ đi quấy rối các vị trí địch từ khoảng 20 giờ đến 23 giờ đêm. Ngày 25 tháng 12, đồng chí Dậu, đại đội phó dẫn một tổ đột nhập nhà ga Hà Nội, lên gác hai, cũng không có địch thấy trong văn phòng giám đốc còn một máy chữ trên bàn, anh em mang về, trên đường về, đến Hàng Gà thì bị địch phục kích, quân ta chạy thoát được cả, trừ anh Dậu đi sau, bị mất tích liền 2 ngày đi tìm, không thấy xác).

Đêm 24 rạng sáng 25, tự vệ Hoả xa được lệnh tấn công vị trí quán cơm Hỏa xa ở số 2B Khâm Thiên, anh em diệt ngay tên địch gác cửa đang ngủ gật, nhanh chóng đột nhập. Địch bị bất ngờ, choàng dậy, chạy hoảng loạn.

Quân ta chiếm luôn cả tầng dưới, tầng trên và truy kích địch, phát hiện tên lính Pháp chạy ra trèo lên xe thiết giáp (ban ngày không thấy có xe này), ta nổ súng tiêu diệt. Hai đồng chí ta nhảy lên chiếm xe, dùng luôn khẩu 12,7 ly. Trên xe bắn như vãi đạn sang nhà dầu Shell. Số đồng chí khi lên chiếm tầng gác cũng phát hiện khẩu 12,7 ly đặt ở cửa trông ra đường, do không ai biết sử dụng và tháo lắp nên chỉ đập hỏng. Ta tiêu diệt được vị trí này, thu được một hòm lựu đạn nổ, một hòm lựu đạn hoả mù và mấy băng đạn. Cùng lúc đó, bộ phận tự vệ khống chế vị trí địch ở số 2A Khâm Thiên, cũng nổ súng, địch hoảng loạn, tháo chạy sang bên kia đường tầu, phía nhà Công đoàn Hoả xa. Bọn địch phục kích ở bốt cảnh sát góc đường Hàng Lọng - Khâm Thiên nổ súng, 5 đồng chí ta trúng đạn trọng thương. Khi tự vệ rút quân, 3 đồng chí chỉ huy cũng bị thương do đạn cối địch từ Đấu Xảo và số 12 Sinh Từ bắn theo.

Sau trận đánh này, đơn vị được Bộ chỉ huy khu XI tặng giấy khen và một súng Carbine. Công đoàn Hoả xa Nghệ An gửi ra ủng hộ 3000 đồng. Đội tự vệ Hoả xa còn liên tiếp chiến đấu giữ chân địch theo chỉ đạo của Liên khu. Cho đến tháng 2/1947, 37 đồng chí được gia nhập Trung đoàn 66. Số còn lại chuyển vào bộ đội du kích Quận V. Một số được giải quyết về hậu phương giúp đỡ gia đình.

 

 
Nguồn tin: Theo Hà Nội - Bản hùng ca bất tử mùa đông 1946, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội - Ban Tuyên giáo, NXB Thế giới, 2006, tr 212 -216.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM