Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:16:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những câu chuyện về Hà Nội 60 ngày đêm  (Đọc 94808 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 08:52:14 pm »

Vọng mãi lời thề quyết tử

 

Chiều 18-12, trong tiết đông, nhưng đi giữa Hà Nội lại thấy lòng ấm áp… Trước tiền sảnh Nhà Hát Lớn hàng trăm cựu chiến binh, ngực kín huân, huy chương, nét mặt rạng ngời tề tựu, tay bắt, mặt mừng, xúc động bên nhau nhớ lại những ngày tháng hào hùng của 60 năm về trước. Mùa đông năm 1946, họ là những người đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hồ Chủ tịch trao: “Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”…


Chúng tôi không khỏi xúc động khi thấy các cụ bà, cụ ông-chứng nhân của Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa đứng lặng trong khán phòng của nhà Hát Lớn để nghe lại Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“… Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...”. Lời của Bác như mạch nước nguồn thấm đẫm những trái tim đang rực lửa cách mạng. Đại tá Nguyễn Trọng Hàm, Trưởng ban liên lạc chiến sĩ quyết tử Thủ đô, mái tóc đã bạc, nhưng giọng nói mạch lạc, khúc triết khi nhớ lại mùa đông năm 1946. Theo cách nói của ông, một mùa đông mà vận mệnh của Tổ quốc như “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng đấy cũng là mùa đông mà lòng người hoà trong hồn nước thiêng liêng. Đồng bào, chiến sĩ Hà Nội dù chỉ với bom ba càng, súng tiểu liên và chai xăng đã anh dũng chống chọi lại với đại bác, xe tăng và máy bay địch...

Ngồi ngay hàng ghế đầu là hai cụ già dáng trông quắc thước, râu tóc bạc phơ, đó là Thiếu tướng Hoàng Dũng và Thiếu tướng Đặng Văn Duy, cả hai đều là những chiến sĩ quyết tử ở Hà Nội những ngày mùa đông năm 1946. Thiếu tướng Hoàng Dũng (tên thật là Nguyễn Đình Sơn), nguyên là Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng kể: “Tôi bây giờ đang định cư cùng các con tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khi nhận được điện của anh Hàm, tôi liền cấp tốc ra ngay. Cũng đã lâu lắm rồi chúng tôi mới lại có dịp gặp nhau đông đủ như thế này. Những ngày Toàn quốc kháng chiến chúng tôi mới có mười chín, đôi mươi, còn trẻ lắm. Nhà tôi có ba chị em cùng tham gia chiến đấu ở Hà Nội. Chị lớn là Nguyễn Minh Thanh, chị thứ hai là Nguyễn Thị Kim và tôi. Hai chị ấy đều ở trong Hội phụ nữ cứu quốc Liên khu III, còn tôi là tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu. Sau khi nổ súng được ít ngày, chúng tôi được nhập vào tiểu đoàn Vệ quốc đoàn có phiên hiệu là An Giao bảo vệ Liên khu III”.

Theo tay ông Dũng chỉ, chúng tôi đến gặp người phụ nữ có khuôn mặt thanh nhã, bà chính là chị ruột của ông Dũng. Bà Thanh bảo: “Ngày ấy chính chúng tôi đã vận động các chị cô đầu ở phố Khâm Thiên vào đội tự vệ, đội hồng thập tự. Trước đó, các chị ấy có vẻ tự ti lắm, nhưng khi hòa nhập vào tập thể, thấy chẳng có ai phân biệt đối xử gì, nên các chị ấy vui vẻ hẳn. Vả lại ngày ấy kháng chiến, lúc nào cũng đi dưới bom rơi, đạn nổ, ai cũng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng vì một mục tiêu cao cả, nên dễ xích lại gần nhau, dễ làm bạn của nhau. Các tự vệ cô đầu ngày ấy cũng làm được rất nhiều việc, nhưng có lẽ còn ít người biết đến…”. Tôi được biết thêm chồng của bác Thanh chính là cụ Tô Hữu Hạnh, nguyên giám đốc bưu điện Hà Nội, người đã trực tiếp đã trực tiếp lắp ráp chiếc máy thu thanh hiệu Phi-líp để Chính phủ lâm thời nghe bản tuyên bố đầu hàng của phát-xít Nhật trước quân Đồng minh năm 1945. Hiện nay chiếc máy thu thanh này đang được lưu giữ trong Bảo tàng Cách mạng.

Trong một góc khán phòng, nhà giáo Giang Ngọc Diệp năm nay đã 70 tuổi bồi hồi nhớ lại: “…Tôi không bao giờ nghĩ mình lại được đứng trong hàng ngũ của những người Quyết tử sống mái với Thủ đô. Thủa ấy tôi mới có mười tuổi đầu. Cuộc sống của tôi gắn liền với chiếc hòm đánh giày. Tối 19-12-1946, chúng tôi vẫn đang lang thang ở khu Đồng Xuân để chờ đánh giày thì được một anh Vệ quốc đoàn kéo vào và giao cho một bức thư nói là phải chuyển ngay xuống cho các anh bộ đội ở Đồng Xuân. Anh ấy dặn dò cách đi đứng cẩn thận và bảo tuyệt đối không được để lọt thư vào tay quân Pháp. Tôi và anh Nguyễn Trường Sơn cùng một anh nữa, đều là bạn đánh giày của nhau, bàn bạc và cho bức thư xuống đáy hộp xi đánh giày, rồi xách đi, miệng vẫn cứ rao đánh giày như thường. Bằng cách ấy chúng tôi đã chuyển được bức thư đến tận tay các anh Vệ quốc đoàn ở Đồng Xuân. Sau này tôi mới biết đấy là hiệu lệnh các anh ấy truyền cho nhau để thông báo giờ nổ súng. Những ngày sau nữa, tôi vẫn được anh Vệ quốc đoàn ấy nhờ đưa thư. Mãi sau này tối mới biết, nguời ấy chính là anh Nguyễn Trọng Hàm, trưởng ban liên lạc Trung đoàn Thủ Đô ngày nay. Cũng nhờ những ngày Toàn quốc kháng chiến, mà tôi như được đổi đời, sau này tôi được đi học, rồi thi đỗ vào lớp đệ nhất trường Chu Văn An và bắt đầu cuộc đời của một nhà giáo từ ấy…”.

Trong buổi gặp mặt này tôi nhận ra, cuộc kháng chiến Toàn quốc dường như có một sức hút kỳ lạ. Đã có nhiều cảnh đời, nhiều số phận kết lại với nhau để tạo nên một trang lịch sử bằng vàng cho dân tộc. Tôi cũng không thể ngờ, Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Viện trưởng Viện châm cứu Việt Nam, cũng là một trong những chiến sĩ quyết tử giữ Liên khu I. Ông hồ hởi kể với chúng tôi ngay trước sảnh Nhà Hát Lớn: “Các cậu đừng tưởng tớ là giáo sư thì không biết đánh giặc đâu nhé. Ngày ấy tớ cùng bác Vũ Lễ đây và một số anh em khác đã tham gia đánh trận Trường Ke và trận Đồng Xuân. Khi lính Pháp đến, chúng mình cũng giật, cũng ném lựu đạn tới tấp, mặc dù trước đó ít ngày còn chưa biết lựu đạn là gì, cách bắn súng ra sao. Ấy thế mà sau vài ngày nhập vào tự vệ thành, anh nào cũng chiến đấu giỏi cả. Chỉ sau này hết giặc rồi mình mới trở thành giáo sư đấy chứ…”. Nhìn vị giáo sư cười sảng khoái và sôi nổi trò chuyện với các bạn một thời Quyết tử, tôi bỗng thấy đất nước mình có những người con thật là kỳ lạ, khi đất nước có giặc, họ có thể cầm súng, khi đất nước hòa bình, họ có thể trở thành nhà khoa học. Đất nước như thế thì không kẻ thù nào là không khiếp sợ.

Câu chuyện của chúng tôi còn dang dở thì tiếng loa thông báo buổi lễ bắt đầu. Trong khán phòng chính của Nhà Hát Lớn phút chốc đã chật cứng người. Không phải chỉ có các cựu chiến sĩ Quyết tử mà còn có khá nhiều các nhà khoa học, văn nghệ sĩ và các bạn trẻ tham dự buổi lễ. Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói hộ tiếng lòng của lớp lớp thế hệ trẻ đi sau với các bậc cha anh đi trước: “Tuổi trẻ hôm nay không bao giờ đánh mất, càng không bao giờ quay lưng lại với lịch sử, với chiến công hiển hách của cha ông mình. Họ luôn mang trong mình hành trang của một thời cha ông đánh giặc bởi có những ngày khói lửa mới có những ngày sôi động cuộc sống hôm nay...”. Chúng tôi được gặp chị Hoàng Thị Hường, con gái của đồng chí Hoàng Siêu Hải-Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn Thủ Đô. Chị Hường hiện công tác ở Công ty Môi trường và Đô thị Hà Nội. Chị nói: “Soi vào những chiến công rực rỡ ấy, chúng tôi thấy còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới xứng đáng với sự cống hiến hết mình cho Tổ quốc của cha ông...”.

Biết có cuộc gặp mặt của các cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ Đô tại Nhà Hát Lớn, tiền sảnh quảng trường đông hẳn lên. Còn rất nhiều bà con nhân dân trong đó có khá nhiều học sinh, sinh viên và cả du khách nước ngoài muốn được vào khán phòng để trực tiếp nghe các cụ “Quyết tử” trò chuyện, nhưng không thể, nên họ đợi. Em Trần Thanh Huyền Phương, học sinh trường THPT Phan Đình Phùng dí dỏm:

- Em thường đi học qua Tượng đài các chiến sĩ Quyết tử (trên vườn hoa Vạn Xuân), hôm nay muốn tận mắt được nhìn ngắm các cụ là nguyên mẫu. Em thật sự xúc động trước tình cảm của các cụ hôm nay, thế mới hiểu, 60 năm trước, trái tim trẻ rực lửa của các cụ dành cho Tổ quốc sâu nặng đến thế nào...

Chiều dần buông, mọi người dùng dằng mãi mà vẫn chưa rời khỏi quảng trường. Ngay cả các bạn trẻ cũng níu các ông, các bà “Quyết tử” lại để hỏi chuyện. Nhìn hình ảnh ấy chúng tôi bỗng thấy niềm vui dâng trào trong lòng, có lẽ dòng nhiệt huyết cách mạng của cha anh ngày nào đang lan dần sang thế hệ trẻ. Họ cũng sẽ lại là những chiến sĩ “Quyết tử” khi đất nước đứng trước họa xâm lăng…

Bài, ảnh: TRẦN ANH TUẤN và NGÔ ANH THU
 

Nguồn : qdnd.vn
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2008, 04:58:58 pm gửi bởi dongadoan » Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 08:58:37 pm »

Những Vệ út trên chiến hào vệ quốc


Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời hiệu triệu toàn quốc kháng chiến. Những Vệ quốc quân của Trung đoàn Thủ đô đã lập chiến lũy giữa Hà Nội đương đầu với Pháp, để Chính phủ lâm thời rút lên chiến khu Việt Bắc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Ít ai biết trong lực lượng Vệ quốc quân ngày ấy có một “lực lượng đặc biệt” với tên gọi thân thương: Vệ út. Những chiến sĩ khi ấy tuổi mới lên 10. Và giờ đây, sau 60 năm, những câu chuyện lần đầu tiên được kể lại.


Kỳ 1: Tuổi thơ dữ dội

TT - Đó là những đứa trẻ nghèo, mồ côi bán báo, bán bánh mì hay đánh giày lang thang trên những hè phố Hà Nội kiếm sống. Cái đói vàng mắt năm 1945 đã xua những đứa trẻ ấy dật dờ về sống ở xóm lao động nghèo Phúc Tân, Phúc Xá ven sông Hồng cho đến khi ánh điện Nhà máy điện Yên Phụ phụt tắt: toàn quốc kháng chiến bùng nổ.

Bãi Phúc Tân rực cháy

Gặp lại những Vệ út năm xưa, họ đều khẳng định rằng không thể nào quên những năm tháng tuổi thơ sống cùng nhau ở khu lao động nghèo trên bãi Phúc Tân, chính nơi đó là mái nhà chung đầu tiên của rất nhiều Vệ út trước khi trở thành chiến sĩ cảm tử quân nhỏ tuổi.


Trong hồi ký Chiến đấu trong vòng vây - trận Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Ngày 14-1-1947, chúng ta thống nhất với lãnh sự Trung Hoa, Anh, Pháp và Mỹ cùng phía Pháp ngừng bắn 24 giờ đưa Hoa kiều, Ấn kiều và thường dân ra khỏi khu vực chiến sự. Bộ tổng chỉ huy quyết định chỉ để lại Liên khu 1 (một bộ phận của Trung đoàn Thủ đô, khoảng 500 người) ở lại. Nhưng điều ta không dự kiến là có những người đã trốn ở lại để tiếp tục chiến đấu, trong số này có  200 phụ nữ và 175 em nhỏ”.
 
60 năm sau, trong căn xép nhỏ trên đường Phan Đình Phùng (Q.Ba Đình, Hà Nội), trung tá Phùng Đệ (Xưởng phim Quân đội) - một Vệ út năm xưa - bồi hồi nhớ lại: “Mới lên 4, tôi trở thành cậu bé mồ côi khi cơn bạo bệnh đã cướp đi người cha của mình. Những tháng ngày sau đó, người dân vùng Bưởi ven hồ Tây không còn lạ cảnh một đứa bé lẫm chẫm theo mẹ bán hàng rong rồi tối về ngủ trong căn nhà lá ổ chuột, ẩm ướt. Cuộc sống bần cùng và lần ăn từng bữa nhưng ít ra vẫn còn mẹ che chở”. Cậu bé Phùng Đệ lại mất đi tình thương của người mẹ lúc mới 12 tuổi khi cơn đói năm 1945 tràn đến. Tuyệt vọng, cậu bé “cầu bất cầu bơ” theo người cô họ xa ra ở bãi Phúc Tân.

Còn tuổi thơ của Vệ út Vũ Trọng Phụng, nguyên đại tá quân đội về hưu (hiện đang sống tại Hà Nội), cũng là những “tháng ngày dữ dội” nhất. Mồ côi cha năm lên 7, mồ côi mẹ lúc lên 10, ngôi nhà ở phố Gầm Cầu bị Pháp đốt, cậu bé Phụng dạt xuống ở bãi Phúc Tân với nghề bán kẹo, bán bánh mì rồi đi thổi lò rèn.

Bãi Phúc Tân khi ấy là một doi đất nổi lên giữa sông Hồng. Hơn 100 túp lều tranh tre tạm bợ, xiêu vẹo của người lao động nghèo và cũng là nơi tiếp nhận hàng chục đứa trẻ bất hạnh từ khắp nơi dạt đến. Những đứa trẻ này dần dần quen nhau và trở nên thân thiết như anh em một nhà. Ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ 19-12-1946, bãi Phúc Tân lửa sáng rực trời. Ông Lê Trung Toản, nguyên chính ủy Trung đoàn Thủ đô trong 60 ngày đêm kháng chiến, kể rằng quân Pháp đã đốt cháy những căn nhà lá ven sông để chặn đường tiếp tế từ bên ngoài vào thủ đô. Thân phận những đứa trẻ nghèo cũng bị đốt theo ngọn lửa chiến tranh.

Bức mật đồ và chiếc áo Việt minh
 
 
Hà Nội và cả nước đã bắt đầu nổ súng kháng chiến. Lệnh tản cư kháng chiến được ban hành, hàng vạn người dân Hà Nội lặng lẽ dời thủ đô đi về các tỉnh vùng sau lưng địch: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình... Nhưng những đứa trẻ bãi Phúc Tân lại tìm đường quay lại thủ đô, tìm đến các chiến lũy. Ông Nguyễn Văn Phúc, khi ấy mới 11 tuổi, một trong những Vệ út đầu tiên làm liên lạc cho đại đội 1, tiểu đoàn 101 (Trung đoàn Thủ đô), kể: “Điều kỳ lạ là tôi và nhiều đứa trẻ cùng tuổi khác đều tìm cách trốn tản cư ở lại tham gia kháng chiến. Mục đích của bọn tôi cũng thật hồn nhiên: ở lại để đánh những đứa đã đốt nhà trên bãi Phúc Tân".

Những đêm đầu không có chăn chiếu, những đứa trẻ bãi Phúc Tân nằm co ro rét mướt ở hiên nhà. Nhưng đêm sau, có một anh dáng người cao gầy đem đến cho mấy đứa một chiếc chiếu đắp đỡ rét. Rồi một ngày, anh “cao gầy” đưa cho những đứa trẻ một bức thư trong có những ký hiệu lạ: đầu tiên là hình tháp rùa, phía sau là mũi tên và hình chiếc tàu điện, tiếp theo là hình chiếc cầu có ghi thêm một từ "Giấy", cuối cùng là hình một ngôi đền phía trước có thêm hình con voi phục. “Suy luận mãi chúng tôi mới hiểu ý: lên bờ hồ đi tàu điện đến Cầu Giấy để đến đền Voi Phục. Ngay tối hôm ấy, ba đứa được kết nạp vào Đội thiếu niên Hoàng Văn Thụ mới té ngửa ra người nói chuyện với mình hằng đêm là anh Phong Nhã, phụ trách Đội thiếu nhi kháng chiến Hà Nội lúc bấy giờ. Sau đó, tôi được vào hàng ngũ Vệ quốc đoàn làm liên lạc cho tiểu đoàn 101 chiến đấu bảo vệ Bắc bộ phủ” - ông Phúc kể. Ngày đầu tiên trong đội quân cảm tử, Vệ út Phúc được các anh chị trong Vệ quốc đoàn dành cho một chiếc áo sơmi màu cỏ úa thay thế chiếc áo “bốn mùa” rách nát. “Chiếc áo ngắn của các anh mình mặc dài đến gối nhưng ấm áp vô cùng. Chiếc áo đánh dấu bước ngoặt của một cậu bé lang thang thành một người em út trong đội Vệ quốc quân quyết tử" - ông Phúc nhớ lại.


Cùng thời gian, người bạn của Nguyễn Văn Phúc là Trần Việt Minh cũng đã được "biên chế" vào làm liên lạc cho trung đội 1, tiểu đoàn 102 chiến đấu ở khu Đông Thành và Nguyễn Văn Lưu làm liên lạc cho tiểu đoàn 103 với nhiệm vụ kìm chân Pháp ở khu Đông Kinh Nghĩa Thục. Ông Lê Trung Toản, nguyên chính ủy Trung đoàn Thủ đô khi ấy, cho biết có hơn 170 em nhỏ ở Hà Nội và ở nhiều nơi khác đã trở thành Vệ quốc quân.


TRẦN ĐÌNH TÚ

--------------------

Trong làn lửa đạn, những Vệ út lao ra để truyền mật lệnh chiến đấu, làm liên lạc, tiếp tế cứu thương…, cùng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Có những Vệ út đã ngã xuống nhưng sự kiên cường sống mãi.


Nguồn: tuoitre.com.vn
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2008, 09:16:11 pm gửi bởi Gondorian » Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 08:59:34 pm »

Những “Gavroche” Hà thành


TT - Gavroche là tên nhân vật “chú bé liên lạc” trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của nhà văn Pháp Victor Hugo viết về cuộc khởi nghĩa của nhân dân lao động Pháp.

Trong một trận chiến, chú bé Gavroche đã băng mình ra ngoài chiến lũy đến bên xác bọn lính đem đạn về cho nghĩa quân và hi sinh anh dũng.

Đó cũng là hình ảnh của những Vệ út trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

Con thoi dưới làn lửa đạn

Ngang dọc dưới những làn lửa đạn, những Vệ út vẫn lao ra để truyền mật lệnh chiến đấu, làm liên lạc viên, tiếp tế cứu thương và có khi trực tiếp cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

Tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, mang trong mình những vết thương, Vệ út Nguyễn Văn Phúc trở về cuộc sống đời thường trong căn nhà nhỏ ở phố Minh Khai, Hà Nội.

Trong ký ức của ông, những trận đánh ngăn quân Pháp tại Bắc Bộ Phủ 60 năm trước thật không thể nào quên: “Đó là ngày 20-12-1946 - một ngày sau khi Hà Nội nổ súng kháng chiến. Cả đêm hôm trước đơn vị tôi (đại đội 15, tiểu đoàn 103) quần nhau với địch tranh từng góc sân, từng ngôi nhà tại Bắc Bộ Phủ. Đến mờ sáng, quân Pháp vẫn giậm chân tại chỗ vì sự kiên cường của vệ quốc quân”.



Đến gần 8 giờ sáng hôm sau, quân Pháp lại chuẩn bị tấn công với sự yểm trợ của xe tăng. Từ trên cửa sổ gác hai nhà Bắc Bộ Phủ, Vệ út Nguyễn Văn Phúc nhìn thấy quân Pháp tràn vào nên cấp báo ngay với Lê Gia Định - chính trị viên đại đội. Anh Định nghe xong ra lệnh: “Đi báo với tất cả đại đội im súng, chờ giặc tới gần vùng mới bắn và dùng lựu đạn tiêu diệt tạo bất ngờ. Tránh bắn sớm, đạn còn rất ít”.


60 năm sau, hơn 175 Vệ út năm xưa giờ chỉ còn lại hơn 10 người. Những cậu bé tóc còn để trái đào ngày ấy bây giờ đã bạc cả mái đầu. Ông Nguyễn Văn Hiếu - người Vệ út ở đại đội 16, tiểu đoàn 103 - kể: “Những ngày thủ đô kháng chiến, những Vệ út chúng tôi cũng đâu có biết hết nhau. Đứa chiến đấu ở đơn vị này đứa chiến đấu ở đơn vị khác, có được gặp mặt nhau cũng chỉ ở những bức tường hay giao thông hào khi đưa mệnh lệnh chiến đấu hay làm liên lạc viên. Ấy vậy mà cứ hễ có thời gian là mấy đứa lại túm tụm lại chơi những trò hồn nhiên của trẻ. Chúng tôi còn quá nhỏ để hiểu chiến tranh và cái chết là rất gần nhau”.


Câu chuyện bây giờ được nhiều Vệ út nhắc đến nhất vẫn là câu chuyện về một mái nhà chung của Vệ út sau khi đã rút khỏi thủ đô Hà Nội lên Đại Từ (Thái Nguyên). Ông Đặng Văn Tích kể: “Các Vệ út cũng theo các anh chị ở trung đoàn Thủ đô rút đi. Lên đến Thái Nguyên đoàn quân Vệ út chỉ còn khoảng 120 người được tập trung làm hai đại đội. Đây là sự may mắn duy nhất để tất cả Vệ út trong 60 ngày đêm có thể gặp mặt nhau”. Ông Nguyễn Văn Lộc nhớ lại: “Những Vệ út đã được sống cùng trong một mái nhà, chia nhau cái đói thắt lòng và cái rét se sắt trên miền chiến khu. Chưa biết mặt, không hề biết tên nhưng Vệ út nhanh thân nhau lắm”.
 
Anh Định đưa cho Vệ út Phúc một ít đạn loại súng trường đem sang vườn hoa Chí Linh. Phúc vừa xuống đến sân đã nghe đạn vèo vèo sượt qua tai, nhưng cũng cố lao lên phía vườn hoa Chí Linh thông báo mệnh lệnh. Do ta thực hiện đúng chiến thuật nên quân Pháp bị tổn thất nặng và tạm rút lui. Đó cũng là lần cuối Phúc gặp chính trị viên Định vì hai giờ sau, quân Pháp lại tràn đến...


Cùng lúc đó, đơn vị chiến đấu ở Bắc Bộ Phủ nhận lệnh từ tiểu đoàn tạm rút quân về phía Bờ Hồ để tránh tổn thất chờ cơ hội phản kích. Vệ út Phúc xin ở lại nhận nhiệm vụ: cùng một số người ở lại làm chốt chặn địch để đại đội rút an toàn.


Ông Phúc nhớ lại: “Lúc ấy dường như trong đầu tôi không có khái niệm thế nào là chết nên không hề sợ hãi. Anh Mộng Hùng, đại đội trưởng, đưa cho tôi một quả lựu đạn và dặn: địch đuổi sát thì mở chốt ném ngay. Nhưng đã quá mệt mỏi, quân Pháp không đuổi theo. Trong trận ấy tôi nghe các anh ở tiểu đoàn nói chúng ta cũng có nhiều người hi sinh, trong đó có Vệ út làm liên lạc, tôi không được biết mặt mà bây giờ cũng không còn nhớ tên ai”.


Cứu nguy giữa chợ Đồng Xuân



Tư liệu lịch sử viết về trung đoàn Thủ đô “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” do nguyên chính ủy Lê Trung Toản viết: “Càng đến những ngày cuối cùng của 60 ngày đêm, cuộc chiến giữa ta và quân Pháp ngày càng ác liệt. Chiến tranh diễn ra trên từng ngõ phố, trên mỗi mái nhà, quân Pháp muốn chiếm được phải tốn rất nhiều, nhưng để giữ vững được quân ta cũng có những tổn thất về quân số. Trong mỗi trận chiến, nhiều người đã lập công lớn, trong đó có chiến công của những em nhỏ tuổi như trận Hàng Thiếc, Đồng Xuân...”.


Tôi tìm về xã Đức Thượng, Hoài Đức (Hà Tây) gặp ông Nguyễn Văn Dũng, một Vệ út có mặt trong trận đánh Đồng Xuân nổi tiếng ngày ấy. Ông lần mò những kỷ vật, đưa ra mấy tờ giấy bản cũ ghi lại ký ức của ông trong trận đánh ấy, nhưng nghĩ sao ông lại thôi.

Ông nói để ông kể lại bằng chính ký ức 60 năm không quên của mình: “Lúc đó tôi làm liên lạc cho trung đội 1, tiểu đoàn 101 trực tiếp chiến đấu bảo vệ chợ Đồng Xuân. Mấy hôm trước trận đánh, nghe các anh Vệ quốc nói Pháp sẽ tấn công nhưng không ngờ chúng đổ bộ nhanh quá. Sáng sớm 14-2-1947, đang ngủ trong lều tại một rạp chiếu bóng cũ ở phố Hàng Chiếu, nơi ban chỉ huy tiểu đoàn đóng, thì anh Bảng - trung đội phó - gọi giật: “Dũng! Tập trung! Quân Pháp chuẩn bị đánh”.


Tôi bật ngay dậy và được anh phân công xách một bị lựu đạn chạy theo anh băng ngang về phía chợ. Tuy bé tôi cũng được anh cho mang thêm khẩu súng Browning 7,65 li và trên cổ đeo tràng đạn vắt vai do tự vệ thành để lại trông khá oai”.


Khi chạy, Vệ út Dũng chỉ nghe tiếng đạn réo ào ào chung quanh. Phía trên, máy bay của Pháp lượn vòng ném bom sát sạt vào trung tâm chợ, những mảng tôn lớn của mái chợ Đồng Xuân bị lật tung trông rõ cả trời xanh. Pháp đưa súng cối và đại bác bắn vào chợ, năm xe tăng yểm hộ bộ binh dàn quân tiến lên.


Lúc này Vệ út Dũng đang theo anh Bảng đánh địch ở khu bán bát đĩa, nhiều người của ta bị thương, đạn cũng đang cạn dần. Trong tay anh Bảng chỉ còn vài quả lựu đạn cuối cùng, anh gọi: “Dũng, về ban chỉ huy tiểu đoàn xin thêm lựu đạn. Nhanh!”. Vệ út không kịp đáp, chạy vượt qua những khu chợ giáp mặt quân Pháp, những tia đạn như đuổi theo rất rát.


Về ban chỉ huy tiểu đoàn, Vệ út Dũng nhận thêm một bị lựu đạn và được chỉ huy dặn dò: “Không được làm mất dù chỉ một quả. Truyền lệnh cho các trung đội bên ấy phải quyết tâm giữ vững”. Khá nặng so với sức một đứa trẻ, Vệ út gồng mình lao qua các dãy phố, trèo qua những chướng ngại vật trở lại trung đội. “Lúc này, trung đội không còn một viên đạn đang trông chờ vào tôi.

Tôi nghe tiếng anh Bảng: Sống rồi! Tất cả nhận thêm lựu đạn chiến đấu! Quân Pháp tiếp tục xông lên. Những quả lựu đạn được vung ra. Những tên Pháp gục xuống và lùi sâu về phía sau. Đến xẩm tối, quân Pháp bị chặn lại ở khu phía Hàng Đường, Hàng Mã. Chợ Đồng Xuân vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân ta” - ông Dũng tự hào nhớ lại.


TRẦN ĐÌNH TÚ
______________________

Trong số những thiếu niên tình nguyện ở lại bảo vệ thủ đô và xông lên chiến hào ngày ấy có một cô bé - nữ Vệ út duy nhất ở Hà Nội. Nhớ lại chuyện xưa là nhớ lại kỷ niệm đầy ắp yêu thương: Ngoài kia súng còn nổ/Chinh chiến gác tình quê/Ngày mai vui độc lập/ Mẹ ơi con sẽ về.

Nguồn: tuoitre.com.vn
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2008, 09:20:18 pm gửi bởi Gondorian » Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 09:00:04 pm »

Nữ Vệ út và báu vật 60 năm
 
TT - Trong số những thiếu niên tình nguyện ở lại bảo vệ thủ đô và xông lên chiến hào ngày ấy có một cô bé - nữ Vệ út duy nhất ở Hà Nội. Câu chuyện của người nữ Vệ út này 60 năm sau đầy ắp kỷ niệm yêu thương về những đồng đội nhỏ tuổi.


Búp bê và bài thơ Vệ quốc


Con đường đến với Vệ quốc quân của cô bé Vũ Thị Nhâm - nữ Vệ út duy nhất của Trung đoàn Thủ đô - cũng như bao thiếu niên Hà Nội trong cơn bão tố của dân tộc: muốn trả thù những kẻ đã đốt cháy nhà mình.



Tháng 12-1946, trước ngày toàn quốc kháng chiến, cô bé Nhâm chỉ mới 13 tuổi và được phân công trong đội cứu thương cảm tử của Vệ quốc đoàn.



Giờ đây, ở tuổi gần 80, bà Nhâm vẫn nhớ như in những đồng đội trong những ngày lửa đạn ấy. Bà kể: “Trong những ngày tham gia đội cảm tử, những Vệ út chúng tôi vẫn giữ được nét hồn nhiên của những đứa trẻ Hà Nội, không sao nguôi được nỗi nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Nhưng cuộc chiến ác liệt làm chúng tôi quên mau. Giữa bom đạn, vậy mà bản tính trẻ con vẫn hồn nhiên.



Tôi nhớ có lần nhặt được một con búp bê bằng vải rất đẹp mà tôi nghĩ là của một cô bé con một nhà tư sản đánh rơi khi đi tản cư, tôi mang về đơn vị giặt sạch sẽ rồi cất rất kỹ. Ban ngày vượt lửa đạn làm liên lạc, cứu thương và ban đêm lại mang búp bê ra ôm ngủ ngon lành, trên môi vẫn nở nụ cười như không hề có chiến tranh”.



Bà Nhâm đến nay vẫn còn cất giữ một bài thơ mà bà gọi là báu vật của đời bà trong suốt 60 năm qua, chẳng lửa đạn hay thời gian nào đốt cháy được. Bài thơ của một anh Vệ quốc quân tặng bà trong những ngày khói lửa khi bà khóc nhớ mẹ, nhớ nhà:



Em mới tuổi mười ba/ Tuy bé lòng hăng hái/ Bỏ nhà quyết xông pha/ Nắng mưa quen dãi dầu/ Đói rét dạ chẳng sờn/ Bố mẹ nhà hiu quạnh/ Mong đợi đứa con thơ/ Ngoài kia súng còn nổ/ Chinh chiến gác tình quê/ Ngày mai vui độc lập/ Mẹ ơi con sẽ về!



Anh hùng tuổi lên mười


Theo tư liệu lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, chiến công và sự hi sinh của những Vệ út trong Trung đoàn Thủ đô đã đóng vai trò rất to lớn trong 60 ngày đêm Hà Nội kháng chiến, phá hủy và thu được nhiều vũ khí... Cùng thời gian đó, trên cả nước xuất hiện các đội thiếu niên như đội thiếu niên Sài Gòn, Biên Hòa, Đồng Tháp Mười… đã noi gương Vệ út thủ đô hưởng ứng toàn quốc kháng chiến.



Cuối năm 1947, Trung đoàn Thủ đô có chủ trương đưa trả những Vệ út về gia đình nhưng không sao thực hiện được. Vệ út toàn là những đứa trẻ mồ côi và không còn người thân, những Vệ út có người thân thì không biết gia đình đi tản cư kháng chiến đã về đâu.



Đầu năm 1948, Trung đoàn Thủ đô tìm ra cách giải quyết: những Vệ út trên 15 tuổi được trở thành những người lính thực thụ, được biên chế vào những đơn vị chiến đấu, còn lại 30 chiến sĩ nhỏ tuổi dưới 14 được giữ lại để thành lập đội tuyên truyền, sau là Đội tuyên văn của Trung đoàn Thủ đô.



Đến năm 1950, Đội tuyên văn giải tán, các Vệ út mỗi người một nơi: người vào quân ngũ tham gia những trận đánh, người thành anh lính làm phim có mặt trên khắp trận địa, người trở thành nghệ sĩ nhân dân đầu ngành của một môn nghệ thuật…



Họ bặt tin nhau đến 50 năm. Mãi đến năm 1996, Vệ út Đặng Văn Tích mới có cơ hội gặp mặt một số Vệ út để viết cuốn tư liệu tại Lai Xá, Hoài Đức (Hà Tây). Nhưng trong lần gặp mặt ấy cũng chỉ có ít người… 
 
Bà Nhâm là bác sĩ Quân y viện 108, sau năm 1975 bà chuyển công tác sang Vụ Chăm sóc sức khỏe (Bộ Y tế) đến khi về hưu, hiện bà sống tại khu tập thể Quân đội ở phố Tôn Thất Thiệp, Hà Nội. Đối với bà, nhiều chiến sĩ thiếu niên ngày ấy dũng cảm như anh hùng. Bà đã từng được chiến đấu với những người anh hùng đó, để lại trong bà niềm khâm phục đến bây giờ vẫn còn nguyên vẹn.



Bà Nhâm kể: “Năm 1946 trong 60 ngày đêm tôi và Trần Ngọc Lai cùng trung đội trưởng Cát Văn Soan, tiểu đoàn 103 (Trung đoàn Thủ đô) chiến đấu ở khu Đông Kinh Nghĩa Thục. Lai nhỏ hơn tôi hai tuổi, nhanh nhẹn, ít nói nhưng sống tình cảm. Lai không kể nhiều về gia đình và chỉ biết Lai trốn nhà ở lại với lực lượng kháng chiến bảo vệ thủ đô. Lai là người có khả năng xử lý nhanh những tình huống nguy cấp và lúc nào cũng mang theo mình vài quả lựu đạn giắt bên hông như người lính thực thụ”.



Sáng sớm 7-2-1947, trời Hà Nội u ám như mùa đông, khi bà và Lai vừa tỉnh dậy đã trông thấy những chiếc xe tăng và xe thiết giáp quân Pháp từ đầu cầu Long Biên tiến vào đường Trần Nhật Duật để đánh úp chiến lũy Trường Ke. Ở Trường Ke, trung đội trưởng Cáp Văn Soan chỉ có 15 chiến sĩ và mấy khẩu tiểu liên đang lo tìm cách chống địch.



Khoảng 8 giờ sáng, quân Pháp nổ súng bắn như vãi đạn và đưa bộ binh đánh thẳng vào Trường Ke. Bà định lao đi xin cứu viện theo lời của trung đội trưởng Soan thì Lai cản lại: “Chị để em đi!”. Giữa những làn lửa đạn, Lai như con sóc lao vụt ra ngoài. Đôi tay nhỏ nhắn của Lai bám thoăn thoắt vào đường máng dẫn nước tụt nhanh xuống thoát khỏi nhiều làn đạn địch sượt qua rồi chạy nhanh về phía ban chỉ huy tiểu đoàn bên kia phố. Hơn 10 phút sau, Lai trở về cùng đoàn quân cứu viện.



“Quân Pháp biết có một thiếu niên làm giao liên đã dũng cảm cắt làn đạn đi tìm quân cứu viện cho Trường Ke, nên viên chỉ huy ra lệnh binh lính phải bao vây bắt sống cho được người giao liên dũng cảm đó. Trong một lần lao đi tìm cứu viện, Lai lọt vào vòng vây của lính Pháp. Giặc quyết bắt sống nên tràn tới nhưng Lai không hề nao núng, tháo ngay ngòi nổ quả lựu đạn và ném về phía quân Pháp. Một tiếng nổ chát chúa, ba tên Pháp nằm sóng soài trên mặt đất, những tên khác kinh hãi lùi ra xa. Lai cũng từ từ gục xuống. Một dòng máu đỏ chảy dài và thấm đẫm chiếc áo mỏng Lai đang mặc” - bà Nhâm bồi hồi nhớ lại.



Lai ngã xuống, những tiếng thét “Trả thù cho em Lai” vang dậy cả Trường Ke, những tiếng xung phong xen lẫn tiếng lựu đạn, tiếng súng nổ ầm ầm. Quân Pháp xô nhau chạy kéo theo những xác chết và những tên bị thương chạy về phía khách sạn Đồng Lợi. PGS-TS-NSND Lê Ngọc Canh - Vệ út năm xưa từng có mặt trong đám tang Trần Ngọc Lai - hồi tưởng: “Ngay tối hôm ấy, cả trung đội làm lễ truy điệu cho liệt sĩ Trần Ngọc Lai. Những người có mặt không kìm được lòng trước cảnh cô bé Vệ út Vũ Thị Nhâm đầm đìa không chịu rời xác chú bé Lai, người mà cô xem như em ruột”.



Trưởng ban liên lạc Trung đoàn Thủ đô, đại tá Nguyễn Trọng Hàm (nguyên tham mưu phó Quân khu Thủ đô, năm 1946 là trung đội trưởng trung đội 2, tiểu đoàn 102) kể: “Sau khi Trần Ngọc Lai hi sinh, câu chuyện về cậu bé anh hùng đã lan truyền trên tất cả  chiến tuyến, trên từng góc phố, căn nhà. Các đơn vị chiến đấu coi Lai là tấm gương để học tập, trụ vững tinh thần chiến đấu cho những ngày sau”.



TRẦN ĐÌNH TÚ



-------------------------



Những đứa trẻ tuổi lên 10 vẫn kiên cường băng qua lửa đạn, tiếp tế khí giới và quân nhu từ ngoại thành cho các chiến sĩ thủ đô. “Chúng tôi cứ lặng lẽ đi trong đêm, đường tối mịt mà phía trước bầu trời thủ đô rực lên, ai cũng muốn bước thật nhanh”.

Nguồn: tuoitre.com.vn
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2008, 09:21:13 pm gửi bởi Gondorian » Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 09:00:37 pm »

Tiểu đội nhí và “chiến thuật xe bò”


TT - Trong khi những Vệ quốc quân xông lên chiến hào, một “tiểu đội nhí” tuổi đời mới lên 10 vẫn kiên cường băng qua lửa đạn, âm thầm tiếp tế khí giới và quân nhu từ ngoại thành cho các chiến sĩ thủ đô kháng Pháp.



Cuộc triệu tập bí mật



Theo ông Hoàng Thọ Anh - nguyên phó Ban tiếp tế vũ khí ngày ấy, đoàn hướng đạo Đống Đa ở thị xã Hà Đông lúc bấy giờ sục sôi tinh thần yêu nước, sẵn sàng kháng chiến. Những thành viên từ 18 tuổi trở lên làm đơn xin vào Vệ quốc đoàn, còn lại các thành viên 12-17 tuổi hăng hái tham gia các hoạt động chuẩn bị kháng chiến như giúp dân sơ tán, dựng chướng ngại vật, chuẩn bị tiêu thổ kháng chiến.



“Sáng 3-12-1946, tôi cùng trưởng ban Phạm Văn Tá (tức Phạm Văn Hướng) được triệu tập tới dinh công sứ Hà Đông để làm việc. Đón chúng tôi là chủ tịch Ủy ban kháng chiến tỉnh Hà Đông cùng ba vị khách lạ. Thời gian sau tôi mới biết đó là đại diện Chính phủ - ông Hoàng Hữu Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng QĐND VN Hoàng Văn Thái. Sau khi phân tích tình hình khả năng giữa ta và giặc, ông Hoàng Hữu Nam chỉ đạo: đoàn hướng đạo Đống Đa sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển vũ khí, quân nhu từ các kho La Khê, Bông Đỏ, Bala, A300 Hà Đông ra Cầu Mới (ngã tư Sở) Hà Nội để từ đây chuyển đi các điểm chốt trong thủ đô. Ban tiếp tế vũ khí và quân nhu được thành lập nhanh chóng gồm 27 thành viên tuổi 12-17, do Phạm Văn Tá (25 tuổi) làm trưởng ban”, ông Hoàng Thọ Anh kể.



Ngay đêm hôm đó các thành viên được triệu tập khẩn cấp đến ngôi nhà 104 phố Bóp Kèn (bây giờ là phố Quang Trung, thị xã Hà Đông, Hà Tây). Một cuộc họp chớp nhoáng diễn ra, nội dung thảo luận chủ yếu xoay quanh phương án vận chuyển vũ khí. Rất nhiều ý kiến được đưa ra thảo luận: mang balô sẽ mệt, chở xe đạp thì không hiệu quả, ôtô không có... Cuối cùng các thành viên nhí thống nhất sẽ dùng xe bò để chở đạn, thời gian tiến hành vào buổi tối. Ưu điểm của xe bò là vừa chở được nhiều vừa an toàn vì không gây tiếng động.



Hôm sau, sáu chiếc xe bò được Ủy ban kháng chiến tỉnh Hà Đông huy động tập kết ngay trước trụ sở Ban tiếp tế. Trưởng ban Phạm Văn Tá trực tiếp chỉ đạo việc tiếp tế đạn, các thành viên được phân công việc cụ thể: người lớn cầm càng xe, nhỏ hơn thì tập trung phía sau đẩy xe và cầm đèn bão dẫn đường.



Những bước chân nhỏ cùng ra trận



Đại tá Trần Văn Nhâm - thành viên ban tiếp tế - kể: “Tối 4-12 đoàn lên đường. 21 giờ, bốn chiếc xe bò đồng loạt xuất phát từ trụ sở ở phố Bóp Kèn, đến kho La Khê lúc 22 giờ, những hòm đạn nhanh chóng được chuyển lên xe, xe ra đến cầu Hà Đông đã quá 0 giờ. Từ đây đoàn nghỉ một lúc rồi tiếp tục đẩy lên Ngã Tư Sở.



Đến nơi, đồng hồ chỉ 1 giờ sáng, tại đây các đơn vị chiến đấu trong thủ đô đã chờ sẵn để tiếp nhận đạn, đặc biệt tướng Hoàng Văn Thái trực tiếp có mặt để chỉ đạo. Đoàn xe quay về Hà Đông, các thành viên tập trung ngủ một chỗ ở trụ sở, sáng hôm sau tiếp tục nhận nhiệm vụ mới. Một tuần liên tục, một khối lượng lớn đạn dược được vận chuyển bằng xe bò vào nội thành”.



Mấy ngày sau đó, quân ta thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, tuyến đường bộ từ cầu Hà Đông theo hướng thủ đô đến Cầu Mới được phá đi, kế hoạch của ban tiếp tế cũng linh hoạt thay đổi. Thêm một sáng kiến được đề xuất: hai toa xe điện cũ bỏ không cạnh cầu Hà Đông sẽ tận dụng chở đạn, vũ khí được chuyển tiếp từ xe bò dưới La Khê về, sau đó xe điện được đẩy từ cầu Hà Đông về Ngã Tư Sở theo đường ray.



Đến ngày 13-12, một tuần trước khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đường ray bị bóc gần hết, việc vận chuyển bằng tàu điện không thể tiếp tục. Nhưng mọi người kiên quyết không để mạch tiếp tế bị cắt đứt, những chiếc balô con cóc ngày xưa thường dùng đi picnic, cắm trại trong đoàn hướng đạo được huy động để mang đạn. Các quả đạn loại đạn pháo, đạn cối 60, phóng lựu, stốc (stock) được nhét chặt vào balô mang sau lưng các thành viên. Đoàn chia thành các nhóm nhỏ do Phạm Văn Tá, Ngô Bình Mạc và Hoàng Thọ Anh luân phiên nhau phụ trách, từ Hà Đông tiến theo ba hướng: một lên Cầu Mới; hướng khác đến làng Giàn (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội); hướng còn lại lên Phương Liệt, Hà Đông (Hoàng Mai, Hà Nội). Toàn bộ số đạn pháo sau khi vận chuyển được tập kết về các đơn vị chiến đấu ở pháo đài Láng, ô Chợ Dừa, Bạch Mai...



Đại tá Bạch Ngọc Giáp - nguyên phó tham mưu trưởng Binh chủng Pháo binh, thành viên nhỏ tuổi nhất (12 tuổi) của ban tiếp tế ngày ấy - bồi hồi nhớ lại: “Chúng tôi cứ lặng lẽ đi trong đêm, đường tối mịt mà phía trước bầu trời thủ đô rực lên những làn đạn, pháo, nhà cháy, tiếng súng, mìn dội lên liên tục. Ai cũng muốn bước thật nhanh để kịp mang đạn cho quân ta đánh Pháp”. Đêm 19-12 khi đoàn Vệ út mang đạn trên vai hướng về nội thành thì hàng loạt đại bác, pháo từ Láng, Xuân Tảo... đồng loạt nổ hiệu lệnh cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Lòng mọi người hừng hực khí thế nhưng không dám reo hò, chỉ ra dấu cho nhau rồi cặm cụi bước.



Những bước đi khỏe hơn, chắc hơn, nhanh hơn, cùng cả nước ra trận…

 
 

Hơi ấm từ trái tim đồng đội



Chiều 11-11-2006, trong cái lạnh của cơn mưa đầu đông Hà Nội, chúng tôi cùng ông Phùng Đệ đi thăm hai Vệ út đồng đội của ông đang nằm viện. Một là GS-TS-NSND Lê Ngọc Canh phải mổ cắt bỏ túi mật tại Bệnh viện Việt - Xô đã bình phục và chuẩn bị xuất viện, một là nhà quay phim về hưu Nguyễn Hoán (Xưởng phim Quân đội) nằm ở Bệnh viện 108 trong tình trạng nguy kịch. Mấy tháng qua, ông Đệ cứ lạch cạch đạp xe đến bệnh viện thăm nom đồng đội cũ. Ông Đệ báo tin: “Ông phải chống chọi với bệnh tật. Ngày mai những Vệ út còn sống sẽ họp mặt và vào thăm ông”. Nghẹn ngào không nói được, ông Nguyễn Hoán huơ huơ bàn tay trên không rồi đặt sang ngực trái của mình. Ông muốn ra dấu gì đó. Cái dấu ấy khó hiểu với nhiều người, nhưng với Vệ út Phùng Đệ thì quen thuộc lắm: “Ông ấy nói trái tim của ông là của một Vệ út và ông ấy cảm nhận được hơi ấm trái tim của đồng đội dành cho ông”.
 




LÂM HOÀI



Hơn 100 trang chép tay và những tấm ảnh tư liệu quí giá về đồng đội được một Vệ út ngày xưa âm thầm sưu tập trong 60 năm. Những đồng đội cũ có dịp đọc lại đều không cầm được nước mắt.


Nguồn: tuoitre.com.vn
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2008, 09:22:24 pm gửi bởi Gondorian » Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #5 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 09:01:16 pm »

Những Vệ út trên chiến hào vệ quốc (kỳ 5)

Người chép sử Vệ út

 
TT - Người Vệ út năm xưa thời gian qua đã âm thầm sưu tập, tìm kiếm tư liệu về đồng đội để hoàn thành một tập tư liệu hơn 100 trang chép tay và những bức ảnh tư liệu quí giá về Vệ út. Ông nói: “Những Vệ út giờ chẳng còn được mấy người, tôi chép sử như một tình cảm với đồng đội nhỏ tuổi của 60 năm trước trên chiến hào”. 


“Điểm danh” đồng đội

Năm 12 tuổi, ông Đặng Văn Tích làm liên lạc cho Đội tình báo Liên khu 1 (Trung đoàn Thủ đô). Sau năm 1947, ông cùng những Vệ út khác được sống chung với nhau trong một mái nhà là Đội tuyên văn của Trung đoàn Thủ đô (tiền thân của Đoàn văn công Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN) tại chiến khu Việt Bắc. Những năm tháng ấy, ông và các đồng đội nhỏ tuổi coi nhau như anh em ruột thịt, chia sẻ với nhau từng bát cơm kháng chiến, từng viên thuốc ký ninh trong cơn sốt rét run người.

Ông Tích kể: “Gần ba năm sống chung (từ giữa năm 1947 đến cuối năm 1949), tôi nghe nhiều Vệ út kể chuyện kỷ niệm tuổi thơ và nhất là những tháng ngày chiến đấu bảo vệ thủ đô trong khói lửa, tôi thấy vô cùng tự hào về sự hi sinh của đồng đội nhỏ tuổi nên tôi nhặt nhạnh những trang giấy đen hay bìa cactông ghi chép cẩn thận và cất kỹ vào chiếc balô con cóc, gìn giữ cho mai sau”.

Những cuộc chiến liên tục nối tiếp nhau, những Vệ út sau đó mỗi người một ngả, tham gia nhiều chiến dịch lẫy lừng như chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch mùa xuân 1975. Hòa bình lập lại, ông Tích lúc nào cũng không nguôi ngoai nỗi nhớ đồng đội ai còn, ai mất và bắt đầu hành trình đi tìm đồng đội. Gặp người quen nào từ nơi khác đến chơi, ông cũng hỏi thăm tung tích dù chính ông cũng không dám hi vọng nhiều. Bất ngờ, năm 1996, nhờ những người quen báo, ông Tích đã có tin tức và tìm gặp được một số Vệ út đang còn sống ở Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên... Không đủ tiền đi ôtô, ông Tích vội vã đạp xe đi gặp bằng được đồng đội. Trùng phùng sau 60 năm, ông Tích và các Vệ út năm xưa đã ôm nhau khóc.

Họ bắt đầu nhắc người này, người kia. Họ vẫn không quên nhắc câu chuyện hi sinh của Diệp Tùng: “Còn nhớ Diệp Tùng lúc rời thủ đô lên Việt Bắc đã hi sinh tại Võ Nhai (Thái Nguyên) lúc mới 13 tuổi. Khi chết không biết tìm ai báo tin vì chẳng ai biết Diệp Tùng còn ai là thân nhân. Cha mẹ Diệp Tùng là ai, ở đâu?”. Thông tin dần dần mở rộng, họ được biết rất nhiều Vệ út khi tham gia các chiến dịch lớn đã ngã xuống. Trên tấm mộ lạnh lẽo nơi xa, anh em vẫn chỉ có mấy dòng là liệt sĩ vô danh. Được sự động viên của những đồng đội, ông Tích quyết định viết lại một cuốn tư liệu ghi những ký ức, những câu chuyện nhỏ của ông và các đồng đội Vệ út không thể nào quên.

Trên con đường thiên lý ra Bắc vào Nam tìm đồng đội bằng tiền hưu trí tích cóp, ông Tích đã tìm ra hơn 20 Vệ út năm xưa vẫn còn sống rải rác khắp ba miền. “Khó nhất là xác minh danh tánh và thân nhân của những Vệ út đã hi sinh. Đã 60 năm, ký ức của những đứa trẻ mới lên 9, 10 còn không thể nhớ hết được những chuyện xảy ra với chính mình nữa là...” - ông Tích kể. Những trang viết của ông về đồng đội cứ dày lên theo những chuyến đi. Ông Tích kể cứ ngày đi, đêm về viết. Những năm ấy chưa có điện, cả nhà chỉ có mỗi cây đèn dầu cũng nhường cho ông. Sau 10 năm ròng ngược xuôi, từ năm 1996 -2006, ông Tích cũng đã hoàn thành được cuốn tư liệu lịch sử mang tên Vệ út thủ đô quyết tử.

 
Những dòng tự truyện

Đầu năm 2006, được sự hỗ trợ của những Vệ út còn sống và Ban liên lạc truyền thống quyết tử của Trung đoàn Thủ đô, ông Tích đã đánh máy và photocopy mấy chục cuốn tư liệu lịch sử để gửi tặng bạn bè cùng đọc. Mở đầu cuốn tư liệu là dòng thư Bác Hồ viết tặng Trung đoàn Thủ đô: “Các em là đội cảm tử. Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” như một lời thề trong tim những Vệ út trong những ngày khói lửa năm 1946.

Cuốn tư liệu viết: “175 chiến sĩ quyết tử phần đông là những đứa trẻ mồ côi, con nhà nghèo, đứa trèo me trèo sấu, đứa làm thằng ở, con sen..., cũng có những đứa con nhà khá giả được bố mẹ đưa đi tản cư nhưng lại trốn về Hà Nội khẩn thiết xin các anh chị cho được cùng kháng chiến, được sống chết cùng thủ đô”. Những câu chuyện viết rất chân thật, rất hồn nhiên đúng như tuổi thơ ngày ấy của những chiến sĩ nhỏ tuổi: “Chúng tôi, những chú bé băng qua lửa đạn, đã đối mặt với địch từng ngày từng giờ, đã lăn lê bò toài để trinh sát địch, để truyền lệnh, cứu thương... Ơ hay, sao lúc ấy bọn mình lại không sợ chết nhỉ?. Tuổi thơ của chúng tôi đã được vinh dự góp một phần “quyết tử” để cả nước “quyết sinh”. Trong trận đánh nhà Moolie, tôi mặc tới chín bộ quần áo với ý nghĩ mặc thế chống được đạn của quân Pháp. Đến lúc bị thương phải băng bó, chị y tá vừa tức vừa buồn cười phải dùng kéo cắt phăng tất cả để cầm máu. Lúc ấy mình thật ngây ngô...”.

Những đồng đội cũ của ông sau khi đọc đều không cầm được nước mắt. Mỗi trang tư liệu mà ông Tích đưa họ về với ký ức thủ đô kháng chiến 60 năm trước mà mỗi Vệ út là một “nhân vật”, một “viên gạch” đưa đất nước tới ngày thống nhất.

TRẦN ĐÌNH TÚ

 
“Cùng nhau ôn lại chuyện chiến đấu tung hoành/ Trong những ngày súng gươm chiến đấu hùng anh” - Ảnh: T.Đ.T.
 
Cuộc gặp mặt sau 60 năm được tổ chức tại nhà Vệ út Phùng Đệ ở Hà Nội. Những Vệ út năm xưa từ các nơi tìm về gặp mặt là tìm về với kỷ niệm. Vệ út Nguyễn Ngọc Sơn - chính trị viên của một đại đội Vệ út năm 1947, nay sống ở Thái Nguyên - kể trong hạnh phúc: “Sáng nay tôi ra bến đón chuyến xe sớm nhất mà vẫn sợ mình về muộn. Bao nhiêu năm rồi tôi mới có cảm giác hồi hộp như cả đêm hôm qua”. 

Niềm vui ngày gặp mặt như được nhân lên khi Vệ út Nguyễn Văn Phúc mang đến một cây đàn guitar. Ngôi nhà của ông Phùng Đệ vang lên tiếng hát Đàn em Vệ út do nhạc sĩ Phạm Ngọc Trương sáng tác. Đã lâu lắm rồi họ mới có cơ hội hát chung: “…Đàn chim non ríu rít cười nô vang trời/ Vui sống trong gia đình Vệ quốc đầm ấm/ Rồi ngày mai chiến thắng thủ đô huy hoàng/ Bên các anh có đàn Vệ út cùng sống/ Cùng nhau ôn lại chuyện chiến đấu tung hoành/ Trong những ngày súng gươm chiến đấu hùng anh…”.

Sau phút ấy, các Vệ út chợt trầm xuống khi truyền tay nhau những bức ảnh về đồng đội mà ông Đặng Văn Tích mang đến. Nhiều người xúc động: “Đối mặt với chiến tranh, 175 Vệ út khi trước bây giờ còn lại mấy người? Còn bao nhiêu người vẫn chưa có tên?”.
 


oOo

Họ là những cô đầu ở phố Khâm Thiên, đi học bình dân học vụ để “sáng mắt sáng lòng”. Và họ cũng là những người ở lại, chiến đấu cùng với các đơn vị quân đội và tự vệ thuộc Liên khu III.

Nguồn: tuoitre.com.vn
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2008, 09:23:32 pm gửi bởi Gondorian » Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 09:01:34 pm »

Cô đầu phố Khâm Thiên
 
 
TT - Một số người cùng khổ đã trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu III Hà Nội (nay thuộc quận Đống Đa). Họ còn sống hay đã hi sinh, chưa ai nhắc đến.


Lớp học đặc biệt


Đó là các em nhỏ mồ côi được nuôi dưỡng ở trại Bảo Anh (nay là trụ sở Hội Người mù 135 Nguyễn Thái Học). Trước ngày toàn quốc kháng chiến, một số em đã được gửi đến các đoàn thể, cơ quan và nhất là các đơn vị quân đội để làm liên lạc viên. Đó là những người nghèo sống ở khu vực sau ga Hà Nội, làm đủ các thứ nghề như bốc vác, đi ở làm thằng nhỏ, con sen, kéo xe. Họ cũng đã ở lại tham gia kháng chiến ở Liên khu III Hà Nội. Và đó là các cô đầu ở phố Khâm Thiên. Họ cũng ở lại chiến đấu cùng với các đơn vị quân đội và tự vệ thuộc Liên khu III.



Họ đều là những người bạn thân của tôi. Bởi từ những năm 1944-1945, tôi đã nuôi dạy các em mồ côi ở trại Bảo Anh. Tôi dạy trong Hội Truyền bá quốc ngữ (sau Cách mạng Tháng Tám dạy bình dân học vụ), trước còn tổ chức và dạy ở các xã ngoại thành. Các học viên của lớp học này là bà con lao động ở khu vực sau ga Hà Nội. Tôi cũng dạy một lớp bình dân học vụ đặc biệt nhất, mà học viên toàn là chị em cô đầu ở phố Khâm Thiên.



Sau ngày 19-8-1945, tôi vào bộ đội, làm việc ở Cục Quân y (Bộ Quốc phòng). Theo chế độ sinh hoạt của sĩ quan nên buổi tối và ngày chủ nhật không phải ở nhà tập thể mà vẫn được về ở nhà mình, nên vẫn có điều kiện tiếp tục công việc ở khu phố. Từ 19-12-1946, cơ quan rút lên Việt Bắc, tôi được tuyển làm liên lạc viên đặc biệt nên thỉnh thoảng cũng có việc phải vào mặt trận Hà Nội, do đó lại có dịp được đi qua đất Liên khu III đang tác chiến và được gặp lại một số bạn bè.



Ở đây tôi kể chuyện về mấy chị em làm nghề hát ả đào ở phố Khâm Thiên. Năm 1946, tôi đang dạy ở lớp bình dân học vụ nhờ trong nhà Hội Tế sinh (ngõ Sinh Từ), chị Quỳnh Vân bạn của tôi (sau là vợ anh Vũ Quang) là cán bộ phụ nữ khu vực nhờ tôi thu xếp dạy thêm cho một lớp ở Khâm Thiên, mà phải dạy buổi trưa vì học viên toàn là cô đầu, tối họ còn bận.



Buổi khai giảng cái lớp này cũng thật đặc biệt. Học viên bợm trạo, bát nháo, không chút gì nghiêm túc. Một vài học viên có giấy bút còn một số người đến tay không, mà số này quậy phá nhất. Vì không phải là buổi tiếp khách, học mà mặc áo trắng quần dài trắng nhàu bẩn, mỏng manh. Thời ấy xem là “khó coi”. Sau mấy lời khai mạc, chị Quỳnh Vân giới thiệu hai giáo viên và một chị cũng là cô đầu làm trưởng lớp. Tôi định nói vài lời để bắt đầu buổi học, một chị táo tợn nói to: “Anh giáo cho em hỏi: anh có dạy những chữ “sờ em xem” không?”.



Tôi lặng đi một lúc để cơn cười lắng xuống.



- Có đấy các chị ạ. Chỉ độ một tuần hay mười hôm nữa các chị sẽ học đến.



- Ấy chết, thầy lại gọi trò là chị thì dạy làm sao được. Có ai gọi chúng em là chị bao giờ.



- Không đâu, chúng tôi thật sự coi các chị như chị em các lớp khác. Những người lớn tuổi chưa biết chữ đến lớp học, chúng tôi quí mến và nhiệt tình giúp đỡ. Cuộc đời xô đẩy các chị vào cảnh làm ăn như vậy chắc không phải tự mình thích thú mà tìm đến chỗ này.



Không còn ai nói, cả lớp trầm xuống.



Tôi nói vài lời nghiêm túc, chân thành mong muốn mọi người chịu khó học tập để được sáng mắt sáng lòng. Thế rồi lớp học ấy cũng như các lớp học khác, mọi người duy trì nề nếp học tập tốt. Chúng tôi suy nghĩ tìm tòi nhiều cách để bài học có sức hấp dẫn, học viên không chán, không bỏ lớp. Chúng tôi kể chuyện, đọc thơ, ca dao, có khi vận động học viên hát dân ca, ngâm Kiều. Tuy học viên chưa đọc được, họ xúc động vì hợp cảnh mình và cũng thấy mình sẽ tự đọc được, viết được những câu hay như thế. Cách giảng dạy này khuyến khích và gây ấn tượng mạnh đối với họ.


Có ai ghi công báo tử



Bên cạnh nhiệm vụ thanh toán nạn mù chữ, giáo viên còn thường xuyên giúp học viên giác ngộ chính trị, nâng cao hiểu biết về chế độ xã hội mới, từ bỏ thói hư tật xấu; sửa đổi lối sống cũ, sống có văn hóa, không tự ti mặc cảm, mạnh dạn tham gia các buổi họp với tổ dân phố, làm các công tác xã hội ở địa phương... Tiếc thay, từ tháng 11-1946, tình hình Hà Nội căng thẳng, nhân dân và cơ quan tản cư nhiều. Các lớp bình dân học vụ cũng giải tán. Học viên cũng theo gia đình về quê, ai khỏe mạnh ở lại làm thuê, vào tự vệ, cứu thương, đào đường đắp ụ. Có nhiều chị cô đầu cũng ở lại.



Không còn lớp học bình dân học vụ thì tôi giúp Hội Phụ nữ Hàng Bột đào tạo cấp tốc lớp cứu thương tháo vát của anh em hướng đạo như mang vác người bị thương không cần cáng, cố định vết thương gãy xương... đề phòng khi ở mặt trận không có sẵn hộp thuốc và dụng cụ như ở bệnh viện. Từ ngày 19 -12, trong nội thành đánh nhau. Từ ngoài liên lạc vào mặt trận gặp nhiều khó khăn. Một hôm có công tác, tôi phải đi từ Việt Trì, qua Chèm, Ngã Tư Sở sang đường số 1. Qua Ngã Tư Sở tìm tổ liên lạc để xin người dẫn đường. Chiều muộn, tôi đang phân vân tìm đường bỗng thấy một chị mặc măngtô tím dài, quần buộc túm, tay cầm thanh kiếm Nhật. Biết là tự vệ, tôi đi về phía chị. Chị cũng chú ý đến tôi, thấy cũng áo quần bộ đội, có mang súng ngắn. Chị yên tâm và hỏi xem giấy tờ. Chị đọc còn chậm, một lúc hân hoan ngẩng mặt lên nhìn tôi: “A, anh Kỳ, anh Kỳ! Anh là bộ đội à, thích nhỉ. Bọn chúng em cũng xin được vào tự vệ ở đây, có mấy đứa trước cũng học anh đấy. Rồi chúng em sẽ dẫn anh đi đường tắt, vừa nhanh, vừa an toàn”. Trong trạm có nhiều anh chị tự vệ chiến đấu, riêng mấy chị học viên cô đầu rất vui mừng khi gặp lại tôi. Các chị mời tôi cùng ăn để được nói chuyện nhiều. Tôi hỏi sao các chị không đi tản cư, các chị nói: “Chúng em còn biết về đâu, có chuyện không hay mới phải bỏ làng ra đây sống cuộc đời nhơ nhuốc, còn mặt mũi nào trở về làng cũ. Chúng em cũng liều sống chết ở đây thôi. Các anh bảo làm gì thì chúng em làm”.



Nghe các chị tâm sự, lòng tôi bùi ngùi thương cảm. Các chị chịu chết ở đây còn hơn về làng chịu nhục, đơn giản thế thôi. Lúc chia tay, chúng tôi bịn rịn nghĩ chắc không có ngày gặp lại. Hai chị dẫn tôi qua Khương Thượng, xa khu sân bay, tới đường 1 rồi chỉ đường tới nơi tôi cần đến. Lúc chào tôi, các chị nghẹn ngào muốn khóc, muốn ôm tôi thân mật. Tôi cũng tần ngần nhìn theo hai chị quay về, vai vác kiếm khuất dần vào bóng tối.



Ngày nay, người ta cũng nhắc nhớ đến các anh chị giao liên, thanh niên xung phong với những công lao, thành tích, cuộc sống gian khổ, cảnh hi sinh anh dũng của họ. Nhưng chưa thấy ở đâu nói đến các chị cô đầu ở Hà Nội. Cho đến bây giờ tôi vẫn thường nhớ đến các bạn nghèo của mình. Tôi trăn trở một điều là những người ấy khi lập công hay khi hi sinh, có ai ghi công hay báo tử cho họ không? Giấy tờ gửi về đâu và báo cho ai?



NGUYỄN KHẮC KỲ


Nguồn: tuoitre.com.vn
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2008, 09:24:35 pm gửi bởi Gondorian » Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 09:04:23 pm »

Để Tổ quốc quyết sinh: Chiến lũy Ô Cầu Dền
Người chiến sĩ cảm tử Liên khu II năm xưa tiếp tôi trong căn phòng nhỏ ở gác hai, ngôi nhà số 10, ngõ 211, khu tập thể Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Dáng người mảnh mai, phong thái đĩnh đạc và khá thanh lịch, ông lần giở cho tôi xem những vật kỷ niệm được cất giữ khá cẩn thận, rồi mới kể về những trận chiến đấu trong suốt 60 ngày đêm giam chân quân địch tại Ô Cầu Dền. Ông là Nguyễn Hiền, nguyên giám đốc Đài phát thanh-truyền hình Hà Nội, Trưởng ban liên lạc các chiến sĩ cảm tử Thủ đô Liên khu II.

Nỗi xúc động dâng trào, ông kể, hồi ấy, ông là trung đội trưởng trung đội 1, đại đội 16, tiểu đoàn 212, Liên khu II. Đêm 19-12-1946, khi đang chỉ huy đơn vị làm nhiệm vụ tại ngã ba Trung Hiền (gần chợ Mơ bây giờ), được lệnh của trên, ông chỉ huy đơn vị cơ động đến khu vực phố Hàm Long tổ chức ngăn chặn địch. Nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt, không cân sức giữa ta và địch diễn ra tại khu vực phố Hàm Long. Do địch quá mạnh, trong khi lực lượng của ta lần đầu tham chiến, nên chúng từng bước đẩy ta lùi sâu về phía đông nam Hà Nội. Thực hiện chỉ đạo của Bộ chỉ huy mặt trận, LLVT và nhân dân phía nam Hà Nội đã tập trung xây dựng chiến lũy Ô Cầu Dền nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, không cho chúng phát triển ra các vùng lân cận. Trận tuyến Ô Cầu Dền có vị trí trọng yếu như một “Quyết chiến điểm”. Việc còn hay mất Ô Cầu Dền có tác động quyết định đến tình hình chiến lược của toàn Liên khu II. Tại đây, LLVT và nhân dân Hà Nội đã xây dựng một ụ chướng ngại vật ban đầu có chiều dài chừng 16m, rộng 8m, cao khoảng 3m. Sau đó ụ chướng ngại vật cứ cao dần theo yêu cầu chiến đấu, cuối cùng cao tới hơn 4,5m. Thân ụ được chôn ba hàng cọc đứng, mỗi hàng 10 cây gỗ có đường kính từ 35 đến 40cm. Sau đêm 19-12, ta bóc ray và tà-vẹt đường tàu điện ken đều trên cả bốn mặt. Lòng ụ được lèn đất đá, kết hợp tre, gỗ rải ngang từng lớp. Để ngăn chặn quân địch có hiệu quả, ta không chỉ đắp ụ mà còn tổ chức các tổ chiến đấu trên ụ và ven đê sông Tô Lịch. Ngay tại chân ụ phía Nam, ta khoét sâu thành nơi cất giấu vũ khí, đạn dược, hoặc làm chỗ cho bộ đội nghỉ ngơi giữa các trận chiến đấu và sơ cứu thương binh. Chiến luỹ Ô Cầu Dền đứng sừng sững, chắn kín mặt đường phố (kể cả vỉa hè), khiến xe tăng, xe bọc thép và nhiều phương tiện khác của địch đều không thể vượt qua.

Từ 5 giờ ngày 25 đến 28-12-1946, địch liên tiếp mở nhiều đợt tiến công vào chiến luỹ Ô Cầu Dền. Chúng cho máy bay, đại bác bắn phá, rồi cho xe tăng, xe bọc thép dẫn bộ binh xông lên đánh phá, nhưng đều bị thất bại. Chúng ta không những ngăn cản quân địch không cho chúng đánh chiếm các khu vực lận cận, mà còn tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Đặc biệt, chiều 28-12, Bộ chỉ huy mặt trận tăng cường cho Ô Cầu Dền một khẩu ba-zô-ka. Đây là khẩu ba-zô-ka duy nhất của mặt trận Hà Nội. Chỉ riêng điều này cũng cho thấy tính chất quan trọng và mức độ ác liệt của các trận chiến đấu diễn ra ở Ô Cầu Dền. Tuy vậy không có cán bộ, chiến sĩ nào biết sử dụng. Rất may, lúc ấy có một chiến sĩ người Nhật, tên là A-ka-su-da (tên Việt Nam là Tâm) biết cách sử dụng khẩu ba-zô-ka. Sau khi A-ka-su-da chiếm được vị trí thuận lợi trên ụ, ngay phát đầu tiên, anh đã tiêu diệt gọn một xe tăng địch.Tiếp đó, anh tiêu diệt thêm một chiếc xe bọc thép. Nắm thời cơ, các chiến sĩ của ta thừa thắng xông lên phản kích làm quân địch khiếp sợ, hoảng loạn, tháo chạy. Những ngày tiếp theo, địch liên tiếp tổ chức các đợt tiến công đánh phá trực tiếp ụ Ô Cầu Dền, nhưng đều thất bại. Ban ngày, lực lượng của ta lui về phía nam chiến tuyến, chống cự với địch, ban đêm lại vượt ụ, vượt đê tập kích các chốt của địch trong nội thành.

Dừng kể, ông lấy từ trong ngăn tủ những “tài sản quý giá” của riêng mình trong suốt cuộc đời tham gia cách mạng, đưa tôi xem tấm ảnh chân dung của ông chụp trước giờ xung trận. Tấm ảnh đã nhuốm màu thời gian, nhưng mỗi lần ngắm nó, ông như được sống lại thời kỳ hào hùng của dân tộc. Thời ấy, cả Hà Nội vào trận. Ngay tại chiến lũy Ô Cầu Dền, nơi ông trực tiếp chỉ huy và cùng đồng đội chiến đấu đã có không ít cụ già, em nhỏ, nhà sư, trí thức tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Sự đồng lòng, quả cảm cùng trí thông minh, gạn dạ của quân và dân Ô Cầu Dền đã góp phần quan trọng đập tan chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của địch, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố trong suốt 60 ngày đêm.

Long Khánh (Ghi theo lời kể của ông Nguyễn Hiền, chiến sĩ quyết tử Liên khu II, Hà Nội)
 
Nguồn: qdnd.vn
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2008, 09:10:31 pm gửi bởi Gondorian » Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 09:05:11 pm »

Để Tổ quốc quyết sinh: Vệ Út
 
 
Với dáng người đậm, da ngăm, mái đầu đã điểm sương, tôi không thể hình dung cách đây 60 năm, con người này lại là chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô làm nhiệm vụ liên lạc trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc. Đó là cậu bé liên lạc Phùng Đệ, được anh em cảm tử quân Thủ đô thời đó yêu mến gọi cậu là “Vệ Út”, bởi vừa nhỏ tuổi nhất đơn vị, vừa nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ. Năm 1945, lúc đó cậu bé Đệ mới 12 tuổi, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ mất sớm, nên 3 anh em mỗi người thất lạc một nơi. Cậu bé Đệ phải lên ở với nhà bà cô để đi học làm thợ giày gần bãi Phúc Tân. Thời gian học làm thợ giầy, mỗi lần nhìn thấy mấy bạn cùng trang lứa được vào Vệ quốc đoàn, mặc bộ dạ tím, đội mũ ca-lô gắn sao lấp lánh, trong Đệ lại cháy lên một mơ ước được đứng cùng đội ngũ. Nhưng làm thế nào để được vào Vệ quốc đoàn, được đánh địch… thì Đệ chưa biết. Nhưng rồi thời cơ cũng đã đến, ông kể lại với chúng tôi:
“…20 giờ ngày 19-12-1946, Thủ đô Hà Nội rộ lên tiếng súng, báo hiệu cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Đường phố Hà Nội trở thành chiến luỹ, phần lớn nhân dân được di tản ra khỏi thành phố. Thế nhưng tôi thấy mấy đứa trẻ trạc tuổi tôi ở nhạc sinh quân được ăn vận quần áo của Vệ quốc đoàn, được ở lại thành phố, nên tôi rất thích, cũng từ giây phút đó, tôi quyết tâm phải vào Vệ quốc đoàn. Nhân cơ hội cả gia đình bà cô tôi tản cư vào đình Phát Lộc, tôi liền trốn đi với một anh tự vệ, vào ngõ Gia Ngư tham gia cùng các anh đào hầm, hào. Thấy tôi là người lạ, các anh Vệ quốc đoàn hỏi:

Em này ở đâu đến vậy, sao lại vào đây?

Tôi nói dối các anh:

Cả nhà em đi tản cư, em bị lạc không biết đi đâu cả. Các anh cho em ở đây với, việc gì em cũng làm được!

Các anh nhìn tôi từ đầu xuống chân thấy tôi bé quá nên có vè ái ngại. Nhưng cuối cùng các anh cũng đồng ý cho tôi ở lại và từ giây phút đó, tôi được đúng trong hàng ngũ của Vệ quốc đoàn và được giao nhiệm vụ làm liên lạc. Vì còn quá nhỏ, nên tôi được các anh ưu tiên, chiều chuộng, coi tôi như đứa em út trong gia đình, thế nên mới có tên là “Vệ Út”.

Hồi đó làm chiến sĩ liên lạc rất khổ vì điện đàm không có, toàn phải chạy chân. Hễ có chỉ thị của cấp trên, hoặc thông báo tin tức xuống các đơn vị, các chốt chiến đấu bất kể ngày, hay đêm tôi đều phải đi ngay. Ngược lại ở các chốt chiến đấu có tình hình muốn thông báo lên cấp trên các anh cũng gọi tôi. Tôi cứ như con thoi giữa hai chiều xuôi ngược trong thành phố. Thi thoảng, tôi còn dẫn đường cho anh em đi tìm hiểu tình hình địch.

Nhớ lại hôm đầu tiên vào Vệ quốc đoàn tôi đã được anh Vũ Lăng (Thượng tướng Vũ Lăng), hồi đó là tiểu đoàn phó thử thách bằng cách giao nhiệm vụ, đi trinh sát tình hình địch ở Sở Thuỷ lâm (địa điểm Sở Văn hoá Hà Nội hiện nay). Thú thực tôi cũng hơi run, chỉ sợ không hoàn thành nhiệm vụ. Tôi bắt đầu bò từ chỗ Hàng Bè cứ thế men theo tường tiến thẳng đến Sở Thuỷ lâm, vừa bò vừa phải nghe ngóng tình hình ở phía trước, lại phải nhìn ra sau nên hơi sợ. Khi đến tường của Sở Thuỷ lâm, ép sát người vào tường tôi nghe tiếng địch xì xồ nhiều, tôi đoán địch có rất đông quân. Nghe ngóng một lúc nữa cho chắc chắn, tôi mới quay về, được một đoạn thì gặp anh Lanh.

Sau này tôi mới biết, sau khi Tiểu đoàn phó Vũ Lăng cử tôi đi, anh đã cẩn thận cho anh Lanh bám theo sau để xem tôi hành động thế nào, nếu cần thì giúp đỡ. Không ngờ thấy tôi nhỏ người nhưng gan dạ, làm việc tốt, nên các anh đã rất khen ngợi. Cũng ngay sau đó tôi được giao nhiệm vụ xuống Đại đội 13 làm liên lạc cho đến tận ngày đơn vị rút khỏi Thủ đô…”

Vũ Thuý Ngân (Ghi theo lời kể của CCB Phùng Đệ) 

Nguồn: qdnd.vn
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2008, 09:11:51 pm gửi bởi Gondorian » Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2008, 09:05:31 pm »

Để Tổ quốc quyết sinh: Vừa đánh giặc Pháp, vừa trừ Việt gian

“… Tôi nhập ngũ tháng 2-1946. Khi Toàn quốc kháng chiến nổ ra thì tôi đã kịp học xong khóa đào tạo quân sự cấp tốc ở Hà Tây và được phân công về Hà Nội để huấn luyện tự vệ, chuẩn bị kháng chiến. Tôi nhớ khá rõ, sau khi nổ súng tiến công địch được ít ngày, đội tự vệ Duy Tân (Liên khu II) do tôi làm đội trưởng, được lệnh bám trụ tại nhà Pha-xi-đeo (Nhà máy thuốc lá Viễn Đông) để đánh địch. Các cuộc chiến đấu ở Liên khu II đều rất ác liệt, nhưng có lẽ cũng đã có nhiều anh kể rồi. Tôi chỉ xin kể việc chúng tôi đi tiễu trừ bọn Việt gian ngay khi cả mặt trận Hà Nội đang rộ lên tiếng súng.

Những ngày đầu chiến đấu, tình hình tiếp tế hậu cần cho các tổ, ụ chốt còn lộn xộn lắm. Chị em từ ngoại thành gánh cơm vào, cứ gặp ai là cấp cho người ấy. Vì thế chỗ thì được nhiều, chỗ thì được ít. Chính vì vậy, có chỗ đã phải ăn đường phèn trừ bữa để chiến đấu. Địa bàn tác chiến cũng chưa được phân định rạch ròi, nên chỗ lực lượng đông, chỗ lại rất mỏng. Nhiều chỗ các tổ chiến đấu giáp nhau, nhưng cũng chưa có kế hoạch hiệp đồng, vì thế không biết được nhau. Lợi dụng tình trạng này, địch đã cho một số tên Việt gian trà trộn vào đội ngũ của chúng ta. Bọn này thường lảng vảng trên các tuyến giao liên để bắt cóc, thủ tiêu liên lạc và lực lượng tiếp tế. Đã có một số người tự nhiên mất tích mà ta không phát hiện ra. Sau hơn 10 ngày chiến đấu, anh Phùng Thế Tài được điều về làm chỉ huy Liên khu thay cho anh Quang Tần. Khi anh Tài đi kiểm tra tình hình liên khu, anh thấy việc tiếp tế như thế là không khoa học, nên đã chỉ đạo cho các bộ phận chấn chỉnh lại tổ chức, hình thành đường dây liên lạc khá chặt chẽ giữa các bộ phận. Cơm nắm và thịt trâu luộc từ ngoại thành đem vào, được cấp đến tận tay chiến sĩ. Cũng từ việc làm này, chúng tôi bỗng phát hiện ra có một số người không có cơm nắm và thịt trâu mà họ ăn bằng đồ hộp. Thấy lạ, chúng tôi liền báo cáo lên chỉ huy liên khu, các anh ấy liền cho người theo dõi. Một, hai hôm sau tôi được lệnh lên gặp chỉ huy liên khu để nhận nhiệm vụ. Các anh giao cho tôi tổ chức, chỉ huy 4 tiểu đội chuyên đi tiễu trừ bọn Việt gian đang trà trộn vào vị trí đóng quân của ta. Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi rải người dọc các tuyến tiếp tế, liên lạc, tập trung vào thời điểm bộ đội ta ăn cơm. Bằng cách này chúng tôi đã phát hiện và tóm gọn 12 tổ Việt gian, tổng cộng hơn 40 tên. Những tên này cơ bản bị bắt khi chúng đang khui đồ hộp ra để ăn. Chúng tôi tập hợp bọn này lại, giao cho liên khu xử lý. Một số người sau này đã nhận ra lỗi lầm của mình và biên chế vào đội quân phục vụ chiến đấu. Nhờ tiễu trừ được bọn Việt gian nên địa bàn Liên khu II đã khá ổn định.
Sau đợt tiễu trừ Việt gian này, đội tự vệ Duy Tân tiếp tục được giao nhiệm vụ bám trụ chiến đấu tại Tiểu khu chợ Hôm. Trong đội tự vệ của tôi phần lớn anh em là công nhân, nông dân chưa được học quân sự bao nhiêu nhưng chiến đấu rất dũng cảm. Chúng tôi vừa đánh địch, vừa tự bồi dưỡng kiến thức quân sự cho mình. Cho đến khi được sáp nhập vào đơn vị bộ đội chính quy thì chúng tôi từ chỗ chỉ có 8 khẩu súng đã tăng lên 24 khẩu…”.

Đồng chí Hoàng Giáp kể Trần Vũ ghi
 
Nguồn: qdnd.vn
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2008, 09:13:10 pm gửi bởi Gondorian » Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM