Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:04:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiểu nó thế nào! (Phần 2)  (Đọc 81535 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 11:53:43 am »

Mời các bác vào nhà mới nhé.
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

Võ Tắc Thiên
Thành viên
*
Bài viết: 36


Ôi, thời oanh liệt nay còn đâu ...


« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 10:52:02 am »

Tắc Thiên nặng vía lắm, không biết xông nhà có hên không...

Các Bác ơi... mực cao su các Bác ơi. Đến cái món mực khô Tàu nó cũng làm giả bằng cao su mang sang Việt Nam bán kiểm tiền... Ôi, món khoái khẩu của Tắc Thiên...
Logged

Lấy máu của kẻ khác làm môi son cho mình !
Mèo nào cũng là Mèo-miễn là bắt được Chuột !
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 07:33:52 pm »

Tắc Thiên nặng vía lắm, không biết xông nhà có hên không...

Các Bác ơi... mực cao su các Bác ơi. Đến cái món mực khô Tàu nó cũng làm giả bằng cao su mang sang Việt Nam bán kiểm tiền... Ôi, món khoái khẩu của Tắc Thiên...
Photo: Artemy Lebedev
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 11:30:27 pm »

Các bác ơi, cái từ "má" trong "chó má" nó có nghĩa gì không?
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 11:38:27 pm »

Các bác ơi, cái từ "má" trong "chó má" nó có nghĩa gì không?

Các cụ của chúng ta bảo: “Chó là loài vật rất có nghĩa, nhưng con chó nào ăn thịt đồng loại, thì không phải là chó nữa, mà là “má”. Từ “chó má” là vậy!

Tình cờ đọc được 1 bài viết, gặp ngay câu hỏi của con_ech_gia nên post lên mời các bác cùng xem . Bài viết này được viết trên báo Thế Giới Đàn Ông số Chuyên Đề Tháng 9 năm 2006. Xin các bác cho ý kiến!
 
Chó - má là con gì?

Chó là động vật thuộc loại lông mao, sống trên cạn, có 4 cái chân, một cái đầu, có thể có đuôi hoặc cụt đuôi. Chó có nhiều loại: Loại quí tộc như chó Fox, loại tiểu thư tư sản như chó Setter, loại chuyên nuôi trong tu viện như chó Lhasa Apso ở Tây Tạng, loại chó cảnh sát như chó Airedale, loại chó bảo vệ như chó Boxer,loại chó kéo xe như chó Eskimo...

Dân gian thường gọi là chó - má, vậy chó má là con gì??

Con má về hình thức giống y hệt con chó, cũng sủa gâu gâu, cũng có đặc tính về chủng loại, loài ... nói cách khác má bề ngoài y chang con chó. Thế thì trong nhà ngoài ngõ lỡ gặp thì làm sao phân biệt để liệu cách đối phó?

Để phân biệt con má và con chó chỉ 1 cách duy nhất: Khi ăn thịt chó thấy vài con vật bốn chân, sủa gâu gâu lẩn quẩn bên cạnh; ta thảy cục xương, nếu con vật bỏ chạy thì đó là con chó. Con vật nhảy xổ tới ăn thì đích thị là con má.

Như thế, con chó có thể ăn bẩn nhưng dứt khoát không bao giờ ăn thịt đồng loại. Còn con má đến thịt đồng loại cũng không từ.

Từ đó luận ra trong dân gian thường gọi người - ngợm, ngợm là con gì?

Ngợm cũng đi bằng hai chân, mặc quần áo, mang hia, đội mũ, có trí tuệ, có tiếng nói, ăn thượng vàng hạ cám từ cao lương mỹ vị đến bắp luộc, khoai nướng nhưng khác con người ở chỗ con người có thể ăn đủ thứ nhưng ko bao giờ ăn thịt đồng loại, ngợm thì đến thịt đồng loại cũng sẵn sàng ăn sống nuốt tươi.

Trong thế giới loài chó, chó nhiều nhưng má thì rất hiếm; ngược lại trong xã hội loài người hình như ngợm hơi bị... không ít.

Trứơc thềm năm mới, mong sao thế giới chỉ có chó, không có má; xã hội chúng ta chỉ có người, không còn ngợm.

BA DUY

Xét về mặt ngôn ngữ, đây là một từ ghép đẳng lập - hai từ đồng hoặc gần nghĩa ghép với nhau tạo thành một cặp từ mới mang tính tu từ cao.
"Má" là tên một loại chó, được dùng như một phương ngữ và từ này hiện nay chỉ còn tìm thấy ở một số vùng nông thôn xa xôi bắc Trung bộ.

Con chó - không hiểu sao, dù rất trung thành - vẫn là đối tượng để người ta đem ra báng bổ nhau: Đồ chó! Chó đ ẻ! ...
Và "chó má" - như đã nói ở trên - được tạo thành để nhấn mạnh cái thô bỉ, bần tiện của con người.

Hiện tượng này không hiếm trong tiếng Việt. Hãy tham khảo:

"Đồ lang sói!" - Lang (Hán Nôm) cũng là sói đấy chứ!

"Cái khỉ voọc gì thế?" - Voọc chả phải là một loài khỉ sao?

"Cá mè một lứa" - Mè cũng là một loài cá! ...

Trên đây là một trong những nét độc đáo của cấu tạo từ tiếng Việt mà ta khó tìm thấy ở các ngôn ngữ khác trên thế giới.

Vậy, dù "chó má" là một tiếng chửi nhưng qua đó, ta càng thấy yêu thêm tiếng Việt quê mình!

Bác con_ech_gia đã đến vùng nào có con má đó chưa?
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2010, 11:54:36 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2010, 12:50:28 am »

Cảm ơn bác Đỉnh!
Sang câu hỏi khác: cái từ "dày dày" trong câu "Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên" của cụ Nguyễn Du nó có nghĩa là gì?
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2010, 01:06:25 am »

Cảm ơn bác Đỉnh!
Sang câu hỏi khác: cái từ "dày dày" trong câu "Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên" của cụ Nguyễn Du nó có nghĩa là gì?

Định chứ!

Thế bác thấy nó "dày dày" hay nó "mỏng mỏng" nào?

Đây cũng là một từ ghép đẳng lập - hai từ đồng nghĩa ghép với nhau tạo thành một cặp từ mới mang tính tu từ cao hơn, "dày dày" nghe phê hơn phải không bác?
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2010, 01:27:46 am gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #7 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2010, 08:51:58 am »

fddinh có lý khi xác định về mặt cấu tạo từ của "chó má" cũng như xác định "má" là phương ngữ bắc Trung bộ. Song các nhà ngôn ngữ học lịch sử tìm ra được "má" là từ Việt cổ chỉ một gióng chó, hình như cái nầy tôi đã nói một lần trên diễn đàn nầy. Người dân khu vực từ Nghệ An đến Quảng trị còn dùng rất nhiều từ Việt "cổ" như vậy.

Về "dày dày" thì tôi thiên về ý dạng láy từ, một cách nói khá hay, nó tạo nên sắc thái tu từ làm tăng thêm hay giảm đi nghĩa của từ: cao cao (không cao lắm), xanh xanh (không xanh lắm), v.v. Đôi khi người Việt mình còn biến thêm thanh điệu để nghe sướng tai hơn: trăng trắng, đo đỏ, phơn phớt, v.v. mà từ đó phần biểu nghĩa cũng thêm phần tăng hay giảm đi hơn nữa.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2010, 08:59:44 am gửi bởi TQNam » Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2010, 12:28:34 pm »

Về "dày dày" thì tôi thiên về ý dạng láy từ, một cách nói khá hay, nó tạo nên sắc thái tu từ làm tăng thêm hay giảm đi nghĩa của từ: cao cao (không cao lắm), xanh xanh (không xanh lắm), v.v. Đôi khi người Việt mình còn biến thêm thanh điệu để nghe sướng tai hơn: trăng trắng, đo đỏ, phơn phớt, v.v. mà từ đó phần biểu nghĩa cũng thêm phần tăng hay giảm đi hơn nữa.

Hôm nay em địn nói về láy từ thì bác TQNam nói rồi. Vâng, ngôn ngữ của chúng ta tài tình ở chỗ những từ ghép đẳng lập này, nó có thể nhấn mạnh hay giảm nhẹ ý của từ gốc. như trăng trắng, đo đỏ nằng nặng thì nhẹ đi, làm cho như thể không được trắng lắm, không được đỏ, không được nặng lắm

Nó còn tạo ra sự mơ hồ như dày dày, phơn phớt, mong mỏng ôi, nghe sao mà khó hình dung quá!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #9 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2010, 03:11:47 pm »

Hồi sáng đang viết thì phải ngưng nữa chừng, giờ tôi xin nói thêm chút về "dày dày" trong câu thơ.

Ai cũng biết ở đây cụ Nguyễn tả Kiều trong tư thế loã thể. Một cơ thể tuyệt mỹ với những đường cong trời phú, nó được ví như một trát tuyệt của tạo hóa - một vịnh Hạ long bằng da thịt! Thế nhưng câu thơ lại bắt đầu từ hai tiếng "dày dày" là một thú vị về thuật dùng từ. Kiều không là "liễu yếu đào tơ" với thân hình con mắm mà đầy đặng vừa phải qua cách láy từ. Đồng thời cái láy từ nó còn mở đầu cho câu thơ với tính chất vừa phải trong gợi hình, gợi cảm của phần tiếp theo của câu thơ; ấy là cái chất nho gia mà không hủ lậu, đạo đức giả.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM