Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:17:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiểu nó thế nào! (Phần 2)  (Đọc 81524 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #180 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 11:38:53 pm »


 Ôi! Thiếu gì cách để bị can nhận tội bác qtdc ơi. Grin Bác cứ giao cho "nhà em", bảo đảm với bác là bị can nhận tội hết, kể cả là người đó thật sự vô tội. Cheesy


Bác nói đúng đấy. Chẳng thế mà trong phiên chất vấn tuần trước, bác nghị Nguyễn Bá Thuyền hỏi bác Chánh án rất hay: “liệu còn bao nhiêu thỏ mà chúng ta lại tuyên là gấu?”

Bộ luật Hamurabi, được ban hành vào khoảng năm 1760 trước Công nguyên ở Babylon cổ đại, ngay ở điều  đầu tiên, viết:
“Nếu kẻ nào đi buộc tội người khác và đã thề trước thần linh về việc đó mà không đưa ra được bằng chứng xác đáng về sự buộc tội của mình thì kẻ đó sẽ phải chết”.

Cũng trong luật Hamurabi, nếu buộc tội người khác mà không đưa ra được bằng chứng, người ta sẽ phân xử bằng cách “Ra bờ sông và lao mình xuống dòng sông đó”.

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #181 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2013, 12:07:44 am »

Nếu bảo vụ ông Chấn không có chứng cớ thì không đúng đâu. Bản án cũ đã tuyên dựa vào đầy đủ chứng cớ mới kết tội đấy chứ. Có điều chứng cớ ấy đầy đủ hay chưa là chuyện khác.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #182 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2013, 09:15:58 am »

Trong vụ việc ông Chấn bị tù oan và đã nhận bản án chung thân . cả 3 cơ quan CÔNG AN -VIỆN KIỂM SÁT-TÒA ÁN có tội như nhau .

Về nguyên tắc trong quá trình điều tra tại trại giam của công an  VKS phải theo dõi giám sát thường xuyên ,xem có chuyện oan sai ,hoặc bức cung không ? nhưng do quan liêu nên quý Viện không làm chuyện này . Kết thúc điều tra CA phải nộp hồ sơ và báo cáo cho viện để viện giữ quyền công tố trước tòa (tức buộc tội bị can ) .Nhưng viện không thèm nghiên cứu hồ sơ cứ hùa theo CA buộc tội ông Chấn . sau đó còn đề nghị khung hình phạt cho tòa xét xử .

- Về phía tòa án có quyền điều tra độc lập nếu thấy có nghi vấn ,Tòa có quyền trả hồ sơ lại cho cơ quan CA ,bắt cơ quan này điều tra lại từ đầu , điều tra không ra chứng cứ phạm tội thì là CA phải tự thả bị can ra vì lệnh tạm giữ đã hết hiệu lực . hoặc cũng tại tòa ,tòa tuyên vô tội và thả ngay vì không có chứng cứ buộc tội .

vậy nhưng cả ba cơ quan công quyền ngành Tư pháp đều không điều tra rõ ràng ,cứ khăng khăng buộc tội ông Chấn . kết quả là ông này hưởng cái án chung thân cho tội giết người .( còn yếu tố luật sư -tiếng nói không có giá trị ,chỉ nói cho có trước tòa ) .

Vậy ngày hôm nay quy trách nhiệm vụ ông Chấn bị oan thì cán bộ của 3 cơ quan này đều phải chịu chung -chứ không riêng gì CA chịu .

Nguy cơ mất chức của các cán bộ CA điều tra là chắc chắn rồi ,dù gì CA cũng chỉ là những người lính thay đổi người  dễ dàng . còn VKS và tòa án ít thấy các vị quan này bị mất chức .(lý do họ bảo vệ lẫn nhau rất có trách nhiệm ) .
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #183 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2013, 10:09:38 am »

Vấn đề là làm sao để đứng có những "VỤ ÔNG CHẤN" nữa!!!
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #184 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2013, 11:56:24 am »

Giảm bớt chứ còn bảo hết hẳn thì khó lắm. Còn có vụ như ở Cai Lậy, Tiền Giang, phạm nhân thi hành án xong được ân xá về nhà trước thời hạn. Rồi khoảng chục năm sau tự nhiên hung thủ thật biệt tích bấy lâu lò dò ra đầu thú. Lại một phen đau đầu cho các cơ quan pháp luật lật lại vụ án hơn 30 năm trước.
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #185 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2013, 12:45:30 pm »

vậy nhưng cả ba cơ quan công quyền ngành Tư pháp đều không điều tra rõ ràng ,cứ khăng khăng buộc tội ông Chấn . kết quả là ông này hưởng cái án chung thân cho tội giết người .( còn yếu tố luật sư -tiếng nói không có giá trị ,chỉ nói cho có trước tòa ).

 CA thực chất chỉ là công cụ để bảo vệ chính quyền và pháp luật, VKS là cơ quan kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và Tòa án là cơ quan ra quyết định của luật pháp. Luật sư là bộ phận hoặc cá nhân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị can dựa trên cơ sở pháp luật. Trong thời gian cơ quan CA đang xét hỏi và giam giữ thì bị can vẫn còn quyền công dân, bị can chỉ chính thức có tội khi Tòa án ra phán quyết sau khi Tòa án tuyên án bị can bằng một bản án cụ thể, lúc đó bị can mới chính thức mất quyền công dân. Còn trước đó thì chỉ là bị can, nghi can mặc dù tội của họ mười mươi ra đó có cả ngàn nhân chứng.

 Vậy thì: Tại sao bị can lại phải nhận cái tội mà họ không làm? Rõ ràng ở đây có "hiện tượng" ép cung hoặc hùa với nhau đổ tội cho bị can, làm sai nguyên tắc điều tra xét hỏi và luật tố tụng, động cơ gì thì chưa rõ. Có 2 cách để bị can nhận tội mà họ không làm, đó là hành xác hoặc "khủng bố" tinh thần của bị can khiến họ chịu không nổi mà nhận bừa tất cả đi cho nó xong chuyện. Cũng chỉ làm như thế thì bị can mới nhận cái tội mà họ không hề làm và để bị can phải nhận tội mà họ không làm thì quả thật là không khó.

 Năm xưa chúng ta từng là những người lính, chúng ta cũng chỉ là công cụ để bảo vệ chính quyền và nhà nước. Súng trên tay, đạn đeo đầy mình, lúc chiến đấu có hạ đối phương thì cũng chẳng thể "vô tư" được vì dù gì họ cũng là 1 con người như mình, chỉ khác mình là họ cầm súng chiến đấu cho một lực lượng khác, về tình người thì chắc chắn có vì chúng ta cũng chỉ là 1 con người bình thường như bao người khác. Trong hoàn cảnh chiến đấu địch và dân lẫn lộn thì người lính có thể hạ bất kể ai nếu xét thấy nguy hiểm cho mình mà không phải bị truy cứu trách nhiệm, song cũng không mấy ai làm như thế, họ có thể nhầm lẫn chứ cố tình thì rất hãn hữu. Giữa chỗ sống chết mà con người còn nhân đạo và tình người như vậy, huống hồ bây giờ khi gạo thì trắng, nước thì trong mà hùa với nhau để hại người ta thì dã man và tàn bạo quá.
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #186 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2013, 01:32:02 pm »


     Chuyện có ép cung hay không báo chí và mọi người bàn luận cũng khá nhiều ông Chấn thì bảo ép cung điều tra viên thì nói không .

        Tôi thì chỉ nghĩ đơn giản thế này , người ta không phạm tội giết người nếu không bị uy hiếp thì ai lại dại dột nhận là tôi đã giết người để dính vào vòng lao lý tù tội mà cao nhất là tử hình .
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #187 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2013, 03:34:31 pm »

 Phạm nhân là những người vi phạm pháp luật và phải chịu hình phạt thích đáng tương đương với tội mà họ đã gây ra cho xã hội, họ hoàn toàn mất quyền công dân và việc xử lý họ nghiêm minh là điều cần thiết để xã hội ngày càng trong sạch và văn minh hơn. Họ cần phải chịu sự giám sát lao động bắt buộc để họ hiểu được giá trị thật của cuộc sống mà họ từng đã phung phí. Điều đó là đương nhiên và cần phải như vậy, cho dù là xã hội nào, thời nào và xã hội loài người tiến hóa tới đâu đi chăng nữa thì nhà tù đối với con người chưa bao giờ được xóa bỏ. Xã hội ta cũng vậy, nhà tù cho phạm nhân vi phạm pháp luật được duy trì là điều hết sức cần thiết.

 Tuy nhiên, có 1 điều mà tôi cho là vô cùng bất hợp lý, mà nói thẳng ra rằng là: Vô cùng nhố nhăng. Đó là cách xưng hô giữa phạm nhân và người thực thi pháp luật. Phạm nhân là người có tên có tuổi, thậm chí còn là người cao tuổi vì tội phạm thì không có khoảng cách về tuổi tác, người 80 90 tuổi cũng vẫn có thể vi phạm pháp luật và là tội phạm. Người thực thi pháp luật là CA, quản giáo trông nom nhà tù, giữ tội phạm thì là người đang làm việc, là nam giới có thể từ 18 tuổi đến 60 tuổi và nữ giới thì từ 18 tuổi đến 55 tuổi như quy định về tuổi làm việc, công tác hiện nay. Vậy mà trong các nhà tù của ta hiện nay lại "lòi" ở đâu ra cách xưng hô nghe rất phản cảm đó là: Phạm nhân gọi quản giáo, người trong coi nhà tù là thầy và xưng con. Tôi cho rằng cách xưng hô này (không biết do ai hay cơ quan nào quy định như vậy) nghe rất nhố nhăng. Thầy trò gì? Con cháu gì? Ở đây phải sòng phẳng là PHẠM NHÂN và QUẢN TÙ và xưng TÔI với nhau, vì đây là vấn đề pháp luật chứ không phải là chuyện riêng tư tình cảm của ai cả, mọi người bắt buộc phải có cách xưng hô với nhau 1 cách nghiêm túc để thấy được sự nghiêm minh của pháp luật, đâu là người có tội và đâu là người thực hiện pháp luật. Dạy bảo gì mà xưng Thầy, học hành gì mà xưng Trò? Ruột thịt gì mà xưng Con?

 Nếu chúng ta phân tích thật cặn kẽ về mối quan hệ trong đại từ xưng hô giữa phạm nhân và quản tù trong các nhà tù hay nơi tạm giam thì sẽ thấy nhiều bất cập. Người quản tù là Thầy và phạm nhân là Trò thì người ta có thể hiểu người quản tù là thầy dạy của những học trò toàn lưu manh trộm cướp và tội phạm, mà Thầy dạy thì phải giỏi hơn Trò. Hóa ra quản tù và phạm nhân đều cùng là ... một nhóm. Chưa kể sẽ làm cho xã hội đảo lộn về trật tự trong xưng hô, thậm chí còn gây lên phản cảm, chúng ta hãy hình dung 1 phạm nhân 80 90 tuổi rồi mà gọi quản tù 25 30 tuổi là Thầy rồi xưng Con thử xem. Ai chấp nhận được cách xưng hô này thì tôi không biết, nhưng riêng tôi thì thấy nó vô cùng "loạn ngôn", người nước ngoài họ không biết có khi họ hiểu là ông quản tù lại là Bố dượng của phạm nhân chưa biết trừng. Chuyện pháp luật bỗng chốc bị mấy ông "Trời con" quản tù mang về nhà riêng của các ông ấy để xưng hô thì thật là ... chẳng còn điều gì để nói nữa.

 Ví dụ lý sự một chút về sự đời. Tôi mà là quản tù, phạm nhân nào gọi tôi bằng Thầy thì tôi đá cho bỏ mẹ. Tôi dạy bọn lưu manh trộm cắp và vi phạm pháp luật hồi nào mà bảo tôi là Thầy dạy nó, nó gọi tôi như thế thì hóa ra là tôi cũng là dân trộm cướp giống nó. Nó xưng Con với tôi hóa ra tôi sinh ra con cái toàn một lũ tội phạm và gia đình tôi thì toàn những người phạm pháp cả. Vậy thì không đá nó mới là lạ.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #188 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2013, 04:35:37 pm »

Quyền lực là phải được giám sát, bây giờ họp QH các bác đại biểu nhà ta hay nhắc đến chuyện ấy, ừ thì cho như vậy đi. Ba ông cùng ngồi mâm khi tổng kết quý tháng năm ở ủy ban, cùng uống rượu, cùng họp chi bộ nội chính với nhau, liệu các ông ấy giám sát nhau được đến mức nào ? Họp Quốc hội kêu ca về thủy điện, thế chỉ tiêu phát triển thủy điện trước đây ai thông qua ? Giá ông Chấn chịu khó đi xem thầy bói, sẽ được phán thế này : "Thằng Chấn, hôm xx-yy-zz mày đi sang thôn bên cạnh ăn giỗ cho tao". Vậy có phải đỡ cho các cán bộ phải bắt ông ấy không nào. Các bác chắc còn nhớ Thủ tướng trả lời, đại khái tôi không thiết tha làm mà tổ chức cử tôi làm. Mấy chục năm tôi luôn phục tùng phân công của tỏ chức. Trời người của tổ chức, người ở tầm vĩ mô nói sao mà đúng thế. Vậy các điều tra viên cũng vậy thôi. Họ có thù oán gì ông Chấn đâu. Ai bảo ông ấy để lại vết chân to đùng ở nhà nạn nhân.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #189 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2013, 04:53:58 pm »

Phạm nhân là những người vi phạm pháp luật và phải chịu hình phạt thích đáng tương đương với tội mà họ đã gây ra cho xã hội, họ hoàn toàn mất quyền công dân và việc xử lý họ nghiêm minh là điều cần thiết để xã hội ngày càng trong sạch và văn minh hơn. Họ cần phải chịu sự giám sát lao động bắt buộc để họ hiểu được giá trị thật của cuộc sống mà họ từng đã phung phí. Điều đó là đương nhiên và cần phải như vậy, cho dù là xã hội nào, thời nào và xã hội loài người tiến hóa tới đâu đi chăng nữa thì nhà tù đối với con người chưa bao giờ được xóa bỏ. Xã hội ta cũng vậy, nhà tù cho phạm nhân vi phạm pháp luật được duy trì là điều hết sức cần thiết.

 Tuy nhiên, có 1 điều mà tôi cho là vô cùng bất hợp lý, mà nói thẳng ra rằng là: Vô cùng nhố nhăng. Đó là cách xưng hô giữa phạm nhân và người thực thi pháp luật. Phạm nhân là người có tên có tuổi, thậm chí còn là người cao tuổi vì tội phạm thì không có khoảng cách về tuổi tác, người 80 90 tuổi cũng vẫn có thể vi phạm pháp luật và là tội phạm. Người thực thi pháp luật là CA, quản giáo trông nom nhà tù, giữ tội phạm thì là người đang làm việc, là nam giới có thể từ 18 tuổi đến 60 tuổi và nữ giới thì từ 18 tuổi đến 55 tuổi như quy định về tuổi làm việc, công tác hiện nay. Vậy mà trong các nhà tù của ta hiện nay lại "lòi" ở đâu ra cách xưng hô nghe rất phản cảm đó là: Phạm nhân gọi quản giáo, người trong coi nhà tù là thầy và xưng con. Tôi cho rằng cách xưng hô này (không biết do ai hay cơ quan nào quy định như vậy) nghe rất nhố nhăng. Thầy trò gì? Con cháu gì? Ở đây phải sòng phẳng là PHẠM NHÂN và QUẢN TÙ và xưng TÔI với nhau, vì đây là vấn đề pháp luật chứ không phải là chuyện riêng tư tình cảm của ai cả, mọi người bắt buộc phải có cách xưng hô với nhau 1 cách nghiêm túc để thấy được sự nghiêm minh của pháp luật, đâu là người có tội và đâu là người thực hiện pháp luật. Dạy bảo gì mà xưng Thầy, học hành gì mà xưng Trò? Ruột thịt gì mà xưng Con?

 Nếu chúng ta phân tích thật cặn kẽ về mối quan hệ trong đại từ xưng hô giữa phạm nhân và quản tù trong các nhà tù hay nơi tạm giam thì sẽ thấy nhiều bất cập. Người quản tù là Thầy và phạm nhân là Trò thì người ta có thể hiểu người quản tù là thầy dạy của những học trò toàn lưu manh trộm cướp và tội phạm, mà Thầy dạy thì phải giỏi hơn Trò. Hóa ra quản tù và phạm nhân đều cùng là ... một nhóm. Chưa kể sẽ làm cho xã hội đảo lộn về trật tự trong xưng hô, thậm chí còn gây lên phản cảm, chúng ta hãy hình dung 1 phạm nhân 80 90 tuổi rồi mà gọi quản tù 25 30 tuổi là Thầy rồi xưng Con thử xem. Ai chấp nhận được cách xưng hô này thì tôi không biết, nhưng riêng tôi thì thấy nó vô cùng "loạn ngôn", người nước ngoài họ không biết có khi họ hiểu là ông quản tù lại là Bố dượng của phạm nhân chưa biết trừng. Chuyện pháp luật bỗng chốc bị mấy ông "Trời con" quản tù mang về nhà riêng của các ông ấy để xưng hô thì thật là ... chẳng còn điều gì để nói nữa.

 Ví dụ lý sự một chút về sự đời. Tôi mà là quản tù, phạm nhân nào gọi tôi bằng Thầy thì tôi đá cho bỏ mẹ. Tôi dạy bọn lưu manh trộm cắp và vi phạm pháp luật hồi nào mà bảo tôi là Thầy dạy nó, nó gọi tôi như thế thì hóa ra là tôi cũng là dân trộm cướp giống nó. Nó xưng Con với tôi hóa ra tôi sinh ra con cái toàn một lũ tội phạm và gia đình tôi thì toàn những người phạm pháp cả. Vậy thì không đá nó mới là lạ.

 Vấn đề không phải thế bác BY ạ !.
Trước hết xin được nói ngoài lề chút xíu ,Về lý thuyết trong vài chục ngàn thành viên của trang VMH ta ,tôi biết chắc chắn có một số nhỏ người đã từng là cựu tù nhân của bộ CA ,với nhiều tội trạng khác nhau . nhưng nay họ đã mãn án được phục hồi quyền công dân . những người này biết rõ cách xưng hô và nội quy trại giam hơn ai hết ,nhưng họ không lên tiếng cải chính -điều này không trách họ được vì chẳng ai muốn đem cái quá khứ tội lỗi của mình ra đây để khoe .

Quay trở lại vấn đề chính về cách xưng hô trong trại giam .
Bộ CA quy định rõ : Phạm nhân phải gọi cán bộ chiến sĩ CA cho dù làm nhiệm vụ gì : quản giáo,bảo vệ, hay xét hỏi ...bằng hai chữ :  Cán bộ . Ví dụ : phạm nhân nói ,cán bộ ơi tôi xin khai ,hoặc cán bộ ơi thằng này nó oánh em ! về phía phạm nhân xưng bằng tôi , nhưng chẳng ai dại gì xưng tôi ngang ngang họ thường xưng "em " cho dễ lọt lỗ tai . điều này chấp nhận được .

Về phía CA  phải gọi phạm nhân bằng anh hoặc chị trong lời nói ,bất kể người ấy bao nhiêu tuổi đi nữa (từ 18 tuổi trở lên ) còn khi viết thì phải viết là bị can trong các bản cung (chữ bị can đã nói rõ hàm nghĩa của từ ,người bị liên can) .

Khi bị can ra tòa ,tòa lập hồ sơ mới gọi là bị cáo ( chữ bị cáo cũng đã rõ hàm nghĩa là người bị cáo buộc tội danh này hoặc nọ ) .

Đó là nội quy chính thống của bộ công an , còn đây đó -nơi này hay nơi kia họ vi phạm nội quy ,gọi nhau bằng ông xưng con hoặc khác đi là trái nội quy -không tính .

Túm lại : Chốn tù tội là nơi không ra gì khuyên mọi người đừng dính vào .

-tôi làm nghề chấp pháp lâu năm nên đã chứng kiến nhiều chuyện trái tai gai mắt ,hoặc gọi là những chuyện ngược đời ,hoặc gọi là những chuyện điên lắm cũng được . bởi vốn dĩ những phạm nhân họ như thế , nhìn nghe mãi cũng thành quen .
ở đời cần lắm trong mỗi con người là chữ  NHẪN .

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2013, 05:07:31 pm gửi bởi chiensivodanh » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM