Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:35:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 4  (Đọc 109869 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #100 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2010, 02:57:15 pm »

Trước đòi hỏi ngày càng to lớn của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, để tăng cường lực lượng vũ trang, Nhà nước quyết định thành lập một số binh đoàn trang bị hiện đại và quân chủng mới. Ngày 20-4-1965, Quốc hội khoá III kỳ họp thứ hai đã thông qua Luật sửa đổi và bổ sung Luật nghĩa vụ quân sự, kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân theo yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu. Ngày 21-4-1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định Lệnh động viên cục bộ và ngày 5-5-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh này


          PHỦ CHỦ TỊCH                             VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
        ------------------                              Độc lập - Tự do - hạnh phúc
           số 47 - LCT                                  --------------------------------
                                                   Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 1965

LỆNH CỦA CHỦ TỊCH
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ


Căn cứ Điều 63 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,

Căn cứ quyết định số 102-NQ/TVQH ngày 21 tháng 4 năm 1965 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về động viên cục bộ,

Nay công bố lệnh động viên

Một bộ phận sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị và một bộ phận công dân thuộc ngành dự bị của quân đội nhưng chưa phục vụ tại ngũ.

                                                                           CHỦ TỊCH
                                                        NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
                                                                        HỒ CHÍ MINH


Hội đồng Chính phủ đặt kế hoạch động viên cục bộ và lãnh đạo thực hiện kế hoạch để vừa bảo đảm tăng cường lực lượng quốc phòng đến mức cần thiết, vừa bảo đảm xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch nhà nước trong điều kiện chiến tranh. Các cơ quan quân sự địa phương được gấp rút củng cố, kiện toàn nhằm đáp ứng tốt nhất đòi hỏi, yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.

Từ đây, khắp nơi trên miền Bắc, các phong trào thi đua yêu nước, “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “cử người đi đánh Mỹ”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, biểu hiện ý chí, quyết tâm của người dân hậu phương trong những tháng năm cả nước đánh Mỹ. Chỉ một thời gian ngắn, đã có hàng triệu lá đơn tình nguyện đăng ký “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang” của nam, nữ thanh niên. Năm 1965, gần 290.000 người tình nguyện gia nhập quân đội, trong đó, tháng 5-1965, đã có tới 150.000 người. Những tháng cuối năm 1965, hàng chục nghìn thanh niên và quân nhân chuyển ngành hoặc phục viên được động viên vào quân đội, hàng chục nghìn người khác được gọi vào lực lượng thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến. Đến cuối năm 1965, khối bộ đội chủ lực ở miền Bắc tăng từ 195.000 lên 400.000 quân. Các quân, binh chủng cũng tăng gấp ba lần so với năm 1964, riêng Quân chủng Phòng không - Không quân phát triển vượt bậc, không chỉ có pháo phòng không mà còn có các binh chủng tên lửa đất đối không, rađa cảnh giới, không quân tiêm kích. Nếu năm 1964, lực lượng phòng không miền Bắc chỉ có 15 trung đoàn và 14 tiểu đoàn pháo cao xạ, một trung đoàn không quân tiêm kích, hai trung đoàn rađa, thì các năm từ 1965 đến 1967 lực lượng phòng không miền Bắc có 33 trung đoàn và 66 tiểu đoàn pháo cao xạ, 10 trung đoàn tên lửa đất đối không, hai trung đoàn không quân tiêm kích, bốn trung đoàn và một tiểu đoàn rađa. Lực lượng phòng không được bố trí thành thế trận liên hoàn đánh địch ở những độ cao khác nhau, vừa bảo đảm tác chiến rộng khắp, vừa có thể tập trung lực lượng tiến hành các chiến dịch tác chiến phòng không, bảo vệ những trọng điểm giao thông, những khu yếu địa của quốc gia. Để tiện cho việc chỉ huy thống nhất, hiệp đồng giữa các quân, binh chủng, giữa chủ lực và địa phương, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập các bộ tư lệnh phòng không ở Hà Nội, Hải Phòng, Quân khu IV, Hà Bắc...

Cùng với sự phát triển khối chủ lực, ngành hậu cần quân đội cũng nhanh chóng được tăng cường. Nhiều cán bộ hậu cần đã chuyển ngành sang công tác ở các cơ quan dân, chính, đảng được điều động trở lại quân đội. Đồng chí Đinh Đức Thiện, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, người có nhiều kinh nghiệm chỉ huy hậu cần và vận tải trong những năm kháng chiến chống thực Pháp, được Chính phủ điều trở lại quân đội làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Cơ quan tổng cục được tổ chức lại theo kiểu biên chế thời chiến: Cục Quân giới tách thành Cục Quân giới và Cục Quân khí; Cục Doanh trại thu hẹp lại; Cục Vận tải được tái lập; cơ quan tham mưu Tổng cục Hậu cần được chấn chỉnh, kiện toàn cho phù hợp với nhiệm vụ mới.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tư, 2010, 03:05:49 pm gửi bởi chuongxedap » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #101 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2010, 03:09:25 pm »


Bên cạnh bộ đội phòng không chủ lực, lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ phát triển nhanh chóng. Năm 1964, dân quân, tự vệ chiếm 8% so với dân số miền Bắc. Tỷ lệ đó đến cuối năm 1965 tăng lên 10%. Những năm 1966, 1967, lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ được tổ chức thành nhiều tiểu đoàn, đại đội pháo phòng không, được trang bị từ súng máy cao xạ 12,7mm, 14,5mm đến cao xạ 37mm, 100mm. Riêng dân quân, tự vệ có 2.000 đơn vị trực chiến trên toàn miền Bắc, sẵn sàng phối hợp chiến đấu cùng bộ đội. Dân quân, tự vệ là lực lượng nòng cốt để xây dựng, phát triển phong trào toàn dân bắn máy bay, tàu chiến Mỹ, làm công tác phòng không nhân dân và bảo đảm giao thông vận tải, bảo vệ trị an. Ở nông thôn, dân quân, tự vệ còn là lực lượng xung kích trong sản xuất, xây dựng, đặc biệt là ở những địa bàn địch thường xuyên đánh phá ác liệt.

Song song với lực lượng phòng không, lực lượng phòng thủ bờ biển cũng nhanh chóng được tăng cường, bao gồm các đơn vị pháo binh bờ đối biển của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ. Ngoài ra, ở các thôn, xã vùng ven biển, các đội tuần tra tăng nhanh về số lượng và tăng cường các hoạt động tuần tra, canh gác nhằm kịp thời phát hiện và đập tan mọi hoạt động đột nhập, phá hoại của biệt kích, thám báo.

Toàn bộ lực lượng phòng không, phòng thủ biển trên miền Bắc được bố trí thành thế trận chiến tranh nhân dân cho phép quân dân miền Bắc thực hành phương châm tác chiến tiến công địch ở mọi nơi, mọi lúc và sáng tạo nhiều cách đánh mưu trí, táo bạo, hiệu quả cao, vô hiệu hoá được nhiều thủ đoạn đánh phá cũng như nhiều loại vũ khí, khí tài của máy bay, tàu chiến Mỹ trên vùng trời, vùng biển miền Bắc.

Các lực lượng vận tải và bảo đảm giao thông như công binh, vận tải quân sự, vận tải nhà nước, vận tải nhân dân... theo nhịp độ gia tăng của chiến tranh, cũng ngày càng lớn mạnh. So với năm 1965, đến năm 1968, số trung đoàn công binh trên miền Bắc tăng gấp 1,2 lần, số tiểu đoàn công binh tăng gấp 2 lần, số đại đội công binh tăng gấp 26 lần. Bên cạnh lực lượng tập trung, các tổ đội công binh của dân quân tự vệ cũng phát triển rộng khắp, đặc biệt dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch. Các loại phương tiện bắc cầu, bảo đảm vượt sông đến năm 1968 tăng 2,6 lần so với năm 1965. Lực lượng vận tải quân sự của Bộ Quốc phòng, của các quân khu tăng từ 4 đến 5 lần. Lực lượng giao thông vận tải nhà nước cũng phát triển, trong đó, một bộ phận lực lượng được huy động vào công tác vận tải quân sự. Ngoài ra, các đội thuyền nan, bè, mảng, xe thồ... của nhân dân với phương thức kết hợp vận tải cơ giới với vận tải thô sơ chuyển tải hàng hoá qua những vùng trọng điểm, nơi địch thường xuyên lùng sục, đánh phá, phong toả bằng nhiều thủ đoạn, nhiều loại bom đạn hòng ngăn chặn, cắt đứt, làm ngừng trệ mạch máu giao thông vận tải trên miền Bắc. Đặc biệt, dọc theo các tuyến giao liên, nhân dân các địa phương với ý thức giác ngộ chính trị cao, với tinh thần tất cả vì miền Nam ruột thịt, đã tự nguyện nhường cơm và tạo mọi thuận lợi cho bộ đội nghỉ chân trên đường hành quân vào Nam chiến đấu. Tấm lòng của các mẹ, các chị, các em thiếu nhi... dành cho bộ đội ở những miền quê các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình - nơi các anh đi qua là nguồn động viên, thôi thúc các anh trong chiến đấu, công tác.

Những tháng đầu năm 1965, bị lực lượng phòng không, phòng thủ bờ biển của ba thứ quân trên miền Bắc hiệp đồng chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay, tàu chiến và bắt sống nhiều giặc lái, không quân Mỹ tiến hành đánh phá dữ dội vào hè thống rađa cảnh giới của ta. Những ngày cuối tháng 3-1965, máy bay Mỹ đánh trạm rađa Mũi Lay (Vĩnh Linh), trạm rađa 530, 550 (Đèo Ngang) của hải quân và các trạm rađa của bộ đội Phòng không - Không quân ở Hà Tĩnh. Đặc biệt, ngày 26-3-1965, 70 lần chiếc máy bay Mỹ cất cánh từ các hạm tàu Hencốc và Cônanxi thay nhau tiến công Bạch Long Vĩ, một đảo nhỏ có vị trí quan trọng ở Vịnh Bắc Bộ, nơi đặt các trạm rađa và thông tin mà Mỹ đánh giá là rất lợi hại. Cán bộ, chiến sĩ trên đảo đã chiến đấu quyết liệt, bắn tan xác bốn máy bay. Sau này, viên trung tướng Mỹ Mátcơn Kegôn trong bài viết đăng trên Tạp chí Hải quân Mỹ số tháng 2-1972 cho biết: “Bốn trong sáu máy bay (Mỹ) vừa đến mục tiêu đã bị bắn rơi. Hai phi công chết ngay trong buồng lái. Trung tá Haxítxơ chỉ huy VA.155 nhảy dù ra được. Trung tá Đơncơlây chỉ huy VA.154 bị bắn rơi xuống cách đảo bốn dặm về phía bắc. Vì nhảy dù ở độ thấp và lộn ngược với tốc độ 400 hải lý/giờ nên ông ta bị vỡ bả vai và đốt xương sống cổ. Trung tá Mơngiloócde chỉ huy VA.153 cũng bị trúng đạn. Còn các phi công khác đã vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa”.

Ngày 22-5-1965, máy bay Mỹ oanh tạc hai tàu đánh cá Việt Xô ở ngoài khơi cách bờ biển xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu (Nam Định) 15 km, một tàu trúng đạn bốc cháy. Thuỷ thủ trên tàu phát tín hiệu cấp cứu. Nhận được tín hiệu, xã đội Hải Thịnh cho một trung đội dân quân 13 người và hai thuyền gắn máy do xã đội phó Phan Minh Ích và Chính trị viên xã đội Nguyễn Hữu Tước chỉ huy, vượt qua làn đạn bắn chặn của địch, tiếp cận chiếc tàu bị nạn. Ta quăng phao cho các thuỷ thủ đang trôi nổi trên biển bám vào. Ba mươi thuỷ thủ Liên Xô và Việt Nam được cứu thoát. Dân quân leo lên tàu bị cháy, phát hiện bảy thương binh và hai từ sĩ trong tàu đã đưa họ vào bờ an toàn.

Ở các đảo vùng ven biển Khu IV như Hòn Nẹ, Hòn Mê, Hòn Ngư, Hòn Mát, đặc biệt là Cồn Cỏ, cuộc chiến đấu chống không quân và hải quân Mỹ ngày càng trở nên quyết liệt. Máy bay và tàu chiến địch liên tục đánh phá, uy hiếp các hòn đảo này, ngăn chặn sự tiếp tế từ bờ ra đảo. Cuộc sống và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ trên đảo gặp muôn ngàn gian khổ, hy sinh. Trong những thời điểm căng thẳng nhất, khi máy bay địch ngày đêm gầm rú, lồng lộn đánh phá, các chiến sĩ đảo Cồn Cỏ nguyện “thà hy sinh, quyết không để đảo lọt vào tay quân thù”. Để bảo vệ đảo, cán bộ, chiến sĩ ta đã quyết định: “Công sự hoá toàn đảo, toàn năng hoá mọi người”. Toàn bộ cuộc sống trên mặt đảo được chuyển xuống lòng đất. Mọi người trên đảo luyện tập sử dụng thành thạo mọi vũ khí, khí tài có trên đảo. Để khắc phục sự bao vây, phong toả của địch, chiến sĩ Cồn Cỏ tổ chức trồng rau, bắt cua, câu cá... cải thiện bữa ăn.

Ở đất liền, nhân dân tuyến lửa Khu IV, đặc biệt là Vĩnh Linh, luôn hướng ra đảo, lập các đội cảm tử vượt biển tiếp tế cho đảo. Những năm tháng ấy, các Đoàn văn công Tổng cục Chính trị, Đoàn văn công Quân khu IV và nhiều nhà văn, nhà quay phim, họa sĩ... được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử ra phục vụ và viết về cuộc sống, chiến đấu của bộ đội trên đảo. Đồng thời, hàng vạn bức thư của học sinh, sinh viên... từ khắp mọi miền Tổ quốc gửi ra động viên, thăm hỏi, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ lập công.

Giữa muôn trùng sóng, Cồn Cỏ vẫn vững vàng trước bom đạn đánh phá ác liệt của quân thù, xứng đáng với niềm tin cậy của nhân dân cả nước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #102 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2010, 03:14:59 pm »


Bị giáng trả mãnh liệt, đặc biệt sau thất bại nặng trong hai ngày 3 và 4-4-1965 khi đánh phá ồ ạt cầu Hàm Rồng, Đò Lèn, Phà Ghép, Hoàng Mai... những trọng điểm trên tuyến giao thông Bắc - Nam thuộc địa bàn Khu IV, từ giữa tháng 4 đến tháng 5-1965, địch chuyển sang hoạt động phân tán, khống chế hệ thống mục tiêu giao thông trên địa bàn Quân khu IV. Tháng 6-1965, phạm vi đánh phá của máy bay Mỹ vượt quá Vĩ tuyến 20 và lan rộng ra khắp nơi trên miền Bắc với cường độ ngày càng ác liệt. Mục tiêu oanh tạc của địch là công trình quân sự, các cơ sở kinh tế, đặc biệt là hệ thống giao thông. Trong tháng 6-1965, cầu cống, nhà ga trên tuyến đường bộ, đường sắt phía nam sông Hồng bị đánh phá và bắt đầu từ tháng 7-1965 thêm tuyến đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, tuyến đường Hoà Bình - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng, Đông Triều - Hòn Gai... cũng bị địch đánh phá.

Kiên quyết đánh bại bước leo thang chiến tranh mới của Mỹ, lực lượng phòng không ba thứ quân vừa tác chiến rộng khắp, vừa mở các đợt tác chiến tập trung. Tại các địa bàn trọng điểm, quy mô tổ chức lực lượng phòng không từ trung đoàn đã phát triển thành sư đoàn với thành phần chiến đấu gồm hoả lực pháo cao xạ, tên lửa đất đối không...

Ngày 24-7-1965, bộ đội tên lửa phòng không lần đầu tiên ra quân hiệp đồng với một số trung đoàn cao xạ, bắn hạ ba máy bay F4 ở độ cao 7.000 m trên vùng trời Bất Bạt (tỉnh Hà Tây). Với chiến công đầu này, ngày 24-7-1965 trở thành ngày truyền thống của Binh chủng tên lửa Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiến công ngày 24-7-1965 mở ra khả năng mới, cho phép bộ đội phòng không, với hình thức cụm tác chiến cơ động tên lửa - cao xạ, tổ chức đánh địch có hiệu quả cao, bảo vệ vững chắc các khu vực mục tiêu trọng điểm.

Sau trận thắng ngày 24-7-1965 của bộ đội tên lửa phòng không, Thường vụ Đảng uỷ Quân chủng Phòng không - Không quân chủ trương: trong khi tăng cường khả năng bảo vệ yếu địa và các trọng điểm trên các tuyến giao thông chiến lược, đồng thời tích cực tổ chức lực lượng, kết hợp tên lửa và pháo phòng không cơ động đánh địch trên các hướng để tiêu diệt địch từ xa, uy hiếp tinh thần giặc lái, từng bước hạn chế hoạt động của địch; tích cực tranh thủ thời cơ đưa các đơn vị pháo phòng không mới xây dựng cơ động đánh địch để rèn luyện.

Thực hiện chủ trương đó, từ đầu tháng 8-1965 trở đi, các cụm tiền phương của bộ đội phòng không lần lượt ra đời. Cụm tiền phương 1 cơ động tác chiến trên hướng Phú Thọ - Yên Bái, lực lượng gồm ba trung đoàn, một tiểu đoàn, sáu đại đội độc lập pháo cao xạ và hai tiểu đoàn tên lửa. Cụm tiền phương 2 cơ động tác chiến trên hướng nam Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình; lực lượng gồm bốn trung đoàn cao xạ, hai tiểu đoàn tên lửa. Cụm tiền phương 3 cơ động tác chiến trên hướng đông bắc, lực lượng gồm một trung đoàn, hai tiểu đoàn, hai đại đội pháo cao xạ.

Các cụm tiền phương đã nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh phương án đánh địch trên hướng được phân công. Ở Cụm tiền phương 1, từ đầu tháng 8-1965, các đơn vị đã tổ chức chiến đấu trên đường số 2 lên tới Yên Bái. Trên hướng Cụm tiền phương 2, liên tiếp các ngày 10, 13, 24 tháng 8-1965, các đơn vị tên lửa cùng lực lượng cao xạ đã đánh trả mãnh liệt, hạ nhiều máy bay Mỹ trên vùng trời Xích Thổ, Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình). Vùng Đông Bắc, từ cuối tháng 8-1965, máy bay Mỹ leo thang đánh phá giao thông từ Hà Bắc tới Lạng Sơn. Trên đường 5 Hà Nội - Hải Phòng, địch đánh phá dữ dội khu vực cầu Lai Vu, Phú Lương... Sáng 20- 9-1965, hàng chục lần chiếc máy bay A.4 và F.4 ném bom cầu Sông Hoá trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Biên đội MIG.17 của Đoàn không quân 921 do Biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan dẫn đầu được lệnh xuất kích đánh địch, đã bắn hạ một máy bay F.4. Kế đó, chờ cho không quân ta ra khỏi khu vực hoả lực, Tiểu đoàn tên lửa 83 thuộc Trung đoàn tên lừa 238 phóng ba quả đạn, hạ một máy bay A.4. Số máy bay địch còn lại hạ thấp độ cao liền bị hoả lực tầm thấp, tầm trung của chủ lực, dân quân tự vệ Hà Bắc chặn đánh quyết liệt, một chiếc A.4 nữa bị bắn rơi.

Những tháng cuối năm 1965, địch tập trung đánh phá các mục tiêu trên đường số 1 ở phía bắc Hà Nội, đường số 5 và khu vực Quảng Ninh. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra ở khu vực cầu Lai Vu, Phú Lương, Uông Bí, Hàm Rồng, Đồng Giao... Các đơn vị thuộc Cụm tiền phương 2 và 3 đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng không tại chỗ đánh trả mãnh liệt, tiêu diệt một số máy bay.

Kết thúc năm 1965 có 834 chiếc Thần sấm, Con ma của không quân và hải quân Mỹ đã bị lực lượng phòng không ba thứ quân bắn hạ trên vùng trời miền Bắc, trong đó, các tháng 4, 9, 10 là những tháng máy bay Mỹ bị bắn rơi nhiều nhất1.
____________________________________
1. Tháng 4 ta bắn rơi 163 chiếc; tháng 9 bắn rơi 111 chiếc, tháng 10 bắn rơi 105 chiếc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #103 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2010, 03:16:51 pm »


Bước sang năm 1966, năm thứ hai kể từ khi cuộc chiến tranh cục bộ bắt đầu, để hỗ trợ cho cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của quân Mỹ trên chiến trường miền Nam, không quân và hải quân Mỹ tăng cường nhịp độ, mở rộng quy mô đánh phá hệ thống giao thông miền Bắc. Máy bay ném bom chiến lược B52 bắt đầu được sử dụng trên vùng trời miền Bắc. Hai ngày 14 và 27-4-1966, các tốp B.52 đã dội bom xuống khu vực đèo Mụ Giạ và trục đường 12 tây Quảng Bình hòng cắt đứt tuyến vận chuyển của ta qua biên giới Việt - Lào vào tuyến vận tải chiến lược 559. Ngoài đánh cắt giao thông, không quân Mỹ còn tăng cường sục sạo tìm đánh phá các trận địa rađa, tên lửa, các khu công nghiệp miền Bắc: Nhà máy điện Uông Bí, Nhà máy điện Cao Ngạn, Mỏ than Cẩm Phả, Khu gang thép Thái Nguyên...

Hè - Thu 1966, lợi dụng yếu tố thời tiết, máy bay địch tập trung đánh phá hệ thống dự trữ nhiên liệu của ta ở Đức Giang (Hà Nội), Thượng Lý (Hải Phòng), Kim Môn (Hải Dương), Nam Định, Thái Nguyên, Bố Hạ (Hà Bắc), Thanh Hoá, Nghệ An... Cùng lúc, hải quân Mỹ mở rộng phạm vi đánh phá, ngăn chặn vùng ven bờ từ vĩ tuyến 17 lên vĩ tuyến 18. Những tháng cuối năm, vùng ven Hà Nội bắt đầu bị máy bay Mỹ uy hiếp trực tiếp.

Cuộc chiến tranh phá hoại diễn ra ngày càng ác liệt hơn. Toàn bộ hệ thống mục tiêu quân sự, dân sự, kể cả hệ thống đê đập bệnh viện, trường học, chợ búa, khu đông dân cư... đều bị máy bay Mỹ ném bom, bắn phá dữ dội1.

Trong khi đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam, chính quyền Mỹ cũng ráo riết thực hiện các nỗ lực ngoại giao nhằm che giấu các hành động chiến tranh của chúng. Bên cạnh việc xúc tiến và duy trì các cuộc tiếp xúc bí mật với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa qua trung gian, phía Mỹ vẫn bám giữ lập trường đàm phán trên thế mạnh bằng cách buộc miền Bắc Việt Nam phải chấm dứt sự chi viện cho cách mạng miền Nam. Nôen năm 1965, không quân Mỹ được lệnh ngừng các hoạt động đánh phá miền Bắc một số ngày. Mỹ xem đó là “thiện chí vì hoà bình” của họ (!). Về thực chất, vẫn như những đợt tạm ngừng ném bom trước đó, đây chỉ là thủ đoạn quen thuộc của phía Mỹ nhằm mục đích tuyên truyền để che giấu thái độ và hành động hiếu chiến, phi nghĩa của Mỹ trước sự lên án, phản đối của nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ. Tổng thống Mỹ L.Giônxơn còn gửi thư cho các nguyên thủ nhiều quốc gia trên thế giới và cử phái viên tới nhiều nước nhằm giải thích lập trường 14 điểm của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam nhằm tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. “Ngoài những phái đoàn Hariman và Gônbéc, chính quyền (Giônxơn) đã cử Phó Tổng thống Hămbrây đến Philíppin và Ấn Độ, trợ lý ngoại trưởng G.Mennen Uyliam và Thômát Man tới châu Phi và Mỹ Latinh. Họ đã công bố mong muốn bắt đầu các cuộc hoà đàm của Oasinhtơn. Đinrớt (Ngoại trưởng Mỹ) cũng ban hành một chương trình 14 điểm mời Bắc Việt Nam tham gia “các cuộc đàm phán không có điều kiện tiên quyết”2.

Cùng thời gian trên, phái viên của Tổng thống Mỹ đã có cuộc tiếp xúc với Tổng lãnh sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Rănggun (Mianma) và đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Mátxcơva. Thông qua các thủ đoạn ngoại giao trên đây, một mặt phía Mỹ muốn thăm dò thái độ của Đảng và Chính phủ ta, mặt khác Mỹ muốn đổ lỗi cho Việt Nam là không thiện chí để che giấu hành động chiến tranh xâm lược của chúng. Vậy mà, Mắc Namara lại coi đó là một “cơ hội hoà bình” bị bỏ lỡ (!).

Để tỏ rõ ý chí độc lập, tự do không lay chuyển của nhân dân Việt Nam và nêu cao chính nghĩa của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, ngày 24-1-1966, trong bức thư gửi các vị đứng đầu các nước xã hội chủ nghĩa, các nước liên quan tới Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, các nước không liên kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại lời tuyên bố của Chính phủ Mỹ tại Hội nghị Giơnevơ 1954 là cam kết tôn trọng các thoả ước mà các bên đã ký kết tại Hội nghị, và vạch rõ: “Mỹ nói tôn trọng Hiệp định Giơnevơ. Nhưng một trong những điều khoản chủ yếu của Hiệp định đó là cấm đưa quân đội nước ngoài vào Việt Nam. Nếu họ thật tôn trọng Hiệp định đó thì họ phải rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khói miền Nam Việt Nam”3. Người khẳng định: “Thực chất 14 điểm của Mỹ là Mỹ cố bám lấy miền Nam Việt Nam, cố duy trì chính quyền bù nhìn do Mỹ nặn ra ở miền Nam Việt Nam, cố chia cắt lâu dài nước Việt Nam...

Rõ ràng chiến dịch “đi tìm hoà bình” của Mỹ chỉ nhằm che giấu âm mưu tăng cường chiến tranh xâm lược của họ. Lập trường của Chính phủ Giônxơn vẫn là xâm lược và mở rộng chiến tranh”4

Cũng trong dịp này, tại các cuộc tiếp xúc với một số đại diện trung gian của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chỉ rõ: Việc Mỹ “ngừng ném bom” nhân lễ Nôen 1965 chỉ là để lừa bịp dư luận trong nước và trên thế giới đang phản đối Mỹ ngày càng tăng; còn thực chất, Mỹ chưa sẵn sàng “chấm dứt” chiến tranh, giới cầm quyền Mỹ vẫn âm mưu dùng sức mạnh quân sự hòng khuất phục nhân dân Việt Nam, buộc Việt Nam phải thương lượng theo điều kiện do Mỹ áp đặt.
____________________________________
1. Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Namara: “Các cuộc không kích chống lại Bắc Việt Nam tăng lên từ 25.000 vụ năm 1965 lên 79.000 vụ năm 1966 và 108.000 vụ năm 1967, và số lượng bom đạn ném xuống đây tăng từ 63.000 tấn lên 136.000 tấn, rồi 226.000 tấn”. Nhưng: “việc ném bom đã không đạt được các mục tiêu cơ bản của nó: trong khi chiến dịch “sấm rền” được đẩy mạnh, tình báo Mỹ dự đoán rằng, số quân xâm nhập vào miền Nam tăng từ khoảng 35.000 trong năm 1965 lên 90.000 trong năm 1967, trong khi đó, ý chí của Hà Nội tiếp tục cuộc chiến đấu rất vững chắc” (Mắc Namara: Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam).
2. R.S.Mắc Namara: Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.229.
3, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. t.12, tr.31 - 32.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #104 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2010, 03:27:17 pm »


Giữa những ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc đang diễn ra vô cùng quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi ngày 17-7-1966 đã khẳng định mạnh mẽ: “Gần đây, giặc Mỹ điên cuồng leo thang thêm một bước rất nghiêm trọng: chúng bắn phá ngoại ô Hà Nội và Hải Phòng. Đó là hành động tuyệt vọng của chúng, khác nào con thú dữ bị thương nặng, giãy giụa một cách hung tợn trước hơi thở cuối cùng.

Giônxơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chúng càng hung hăng thì tội của chúng càng thêm nặng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”1. Người chỉ rõ những nhân tố bảo đảm cho sự thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ: “Chúng ta có chính nghĩa, có sức mạnh đoàn kết của toàn dân từ Bắc đến Nam, có truyền thống đấu tranh bất khuất, lại có sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân tiến bộ cả thế giới, chúng ta nhất định thắng!

Trước tình hình mới, chúng ta quyết đồng tâm nhất trí, vượt mọi gian khổ hy sinh, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của dân tộc ta là đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!2.

Theo Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, mùa hè nóng bỏng 1966, gần 20 vạn thanh niên ở hậu phương lớn miền Bắc tình nguyện gia nhập quân đội.

Trên mặt trận chống chiến tranh phá hoại, bộ đội phòng không không quân tăng cường luyện tập, rút kinh nghiệm, bàn bạc cách đánh, cách chống nhiễu... Tháng 2-1966, Quân uỷ Trung ương ra nghị quyết chỉ rõ: “Trên miền Bắc, cần phát triển hơn nữa lực lượng phòng không, công binh và vận tải nhằm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại ở mức độ cao và ác liệt của địch, giữ vững các tuyến giao thông chiến lược, thực hiện đầy đủ mọi kế hoạch chi viện cho miền Nam, chuẩn bị tốt cho các lực lượng vào chiến trường chiến đấu và động viên mở rộng lực lượng khi cần thiết”3. Thực hiện nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, những tháng đầu năm 1966, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân tập trung nghiên cứu về việc lãnh đạo, chỉ huy một quân chủng kỹ thuật nhằm không ngừng tăng cường hơn nữa sức chiến đấu và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của toàn quân chủng. Thường vụ Đảng uỷ Quân chủng chỉ đạo Cục Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm về cách đánh, về biện pháp lãnh đạo, tổ chức, về bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Để giúp Bộ Tư lệnh Quân chủng chỉ huy tập trung, thống nhất tất cả các khu vực tác chiến phòng không trên miền Bắc, Cục Tham mưu được tổ chức thành Bộ Tham mưu, Cục Hậu cần được chia thành hai cục: Cục Hậu cần và Cục Kỹ thuật. Tháng 6-1966, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định tổ chức toàn bộ lực lượng phòng không chủ lực trên miền Bắc thành năm sư đoàn, trong đó bốn sư đoàn làm nhiệm vụ bảo vệ các khu vực yếu địa và một sư đoàn làm nhiệm vụ cơ động. Theo đề nghị của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập thêm Trung đoàn rađa dẫn đường 293 gồm 10 đại đội. Tiếp đó, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập thêm ba trung đoàn tên lửa đất đối không 261, 263 và 267. Lúc này, Bộ Tư lệnh tên lửa phòng không đang được khẩn trương xúc tiến thành lập. Với lực lượng bảo vệ bờ biển, hải đảo, Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo các quân khu đẩy nhanh việc xây dựng các đơn vị pháo binh của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Vì thế, ba trung đoàn pháo xe kéo thuộc các sư đoàn bộ binh 324, 325, 341 cùng với ba đại đội pháo binh bờ đối biển trực thuộc Quân chủng Hải quân được chuyển thành các tiểu đoàn, các đại đội pháo binh thuộc các tỉnh ven biển. Ở các tỉnh ven biển Khu IV, dân quân tự vệ còn tổ chức các đội đánh nước mà phạm vi hoạt động là vùng khơi xa. Các đội này phối hợp chặt chẽ với pháo binh bờ để đánh đuổi tàu biệt kích.

Với những nỗ lực trên đây, ba tháng đầu năm 1966, lực lượng phòng không, phòng thủ biển của ba thứ quân miền Bắc đã lập nhiều chiến công, bắn hạ nhiều máy bay, bắn chìm một số tàu chiến Mỹ. Trong chiến công chung, các đơn vị tên lửa và pháo phòng không đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với lực lượng tại chỗ liên tục chiến đấu, giữ vững mạch máu giao thông trên địa bàn nam Quân khu IV. Trên vùng biển Quân khu IV, đêm 8-1-1966, tàu chiến quân đội Sài Gòn xâm phạm vùng biển Sầm Sơn (Thanh Hoá), phi công Phan Như Cẩn, Đoàn không quân 919 cùng tổ chiến đấu đã lái chiếc máy bay AN-2 ném bom đánh chìm chiếc tàu biệt kích địch. Khi từ biển bay về, máy bay bị trục trặc kỹ thuật, anh đã khéo léo hạ cánh xuống bãi biển, bảo đảm an toàn cho cả tổ bay và máy bay. Đây là trận tác chiến không - biển đầu tiên thắng lợi của Không quân nhân dân Việt Nam trên vùng biển.

Tính đến ngày 30-4-1966, lực lượng phòng không miền Bắc đã bắn rơi 1.005 máy bay các loại, bắt sống một số giặc lái Mỹ.
____________________________________
1, 2. Sđd, t. 12, tr. 108- 109.
3. Nghị quyết Quân uỷ Trung ương: Về tình hình và nhiệm vụ năm 1966, bản sao lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #105 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2010, 03:29:04 pm »


Mặc dù bị thất bại liên tiếp trên cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục leo thang chiến tranh ngày càng ác liệt hơn. Chúng đưa Tập đoàn không quân số 7 mới thành lập tháng 4-1966 vào tăng cường đánh phá miền Bắc. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của nhân dân ta ngày càng gay go, quyết liệt. Đó không chỉ là cuộc đọ sức thuần tuý mà còn là cuộc đọ ý chí, trí thông minh giữa Việt Nam với đế quốc Mỹ.

Từ tháng 5-1966 trở đi, bên cạnh việc gia tăng cường độ đánh phá toàn bộ các mục tiêu quân sự, dân sự trên miền Bắc, Tổng thống Mỹ L.Giônxơn ra lệnh ném bom hệ thống kho nhiên liệu của ta, nhằm làm tê liệt hoạt động của miền Bắc, buộc Đảng, Chính phủ và nhân dân ta nao núng ý chí quyết tâm đánh Mỹ.

Trước âm mưu và hành động tăng cường chiến tranh của địch, Quân chủng Phòng không - Không quân quyết định đưa tên lửa vào hoạt động trong địa bàn Quân khu IV; tổ chức các cụm chiến đấu cơ động dọc theo quốc lộ 1 phía bắc và phía nam Hà Nội và các tỉnh Hà Bắc, Thái Nguyên, vừa để bảo vệ giao thông, vừa sẵn sàng cơ động về bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng.

Từ ngày 29-6-1966, nhiều tốp máy bay địch mở các cuộc tiến công vào kho xăng Đức Giang, Đông Anh, Thượng Lý... Những ngày đầu, lực lượng phòng không mặt đất đánh trả chưa có hiệu quả. Cả hai kho Đức Giang và Thượng Lý đều bị tổn thất. Một số đơn vị đang cơ động tác chiến vòng ngoài được điều gấp về tăng cường bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Trong khi đó, một số đơn vị bộ đội tên lửa được lệnh cơ động vào sâu trong Quân khu IV, tới Vĩnh Linh, Quảng Bình để nghiên cứu cách đánh máy bay B.52. Trên đường hành quân, các đơn vị này liên tiếp tham gia đánh địch ở Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh,... bắn tan xác một số máy bay Mỹ. Ở Khu vực xung quanh Hà Nội, Hải Phòng, nhiều trận đánh diễn ra liên tiếp, ác liệt. Ngày 19-7-1966, nhiều tốp máy bay lao tới đánh khu vực cầu Giẽ, Vạn Điểm, kho dầu Đông Anh... Các đơn vị tên lửa, pháo phòng không và không quân đã hiệp đồng chặt chẽ, chiến đấu anh dũng, bắn hạ một số máy bay địch. Sau cuộc chiến đấu, Tiểu đoàn 61 Trung đoàn tên lửa 236 được công nhận là đơn vị đầu tiên bắn rơi tại chỗ máy bay Mỹ và được nhận cờ “Làm theo lời Bác, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Sau trận đánh ở nam - bắc Hà Nội, lực lượng phòng không trên các hướng đều liên tiếp lập công. Ngày 20-7-1966, Tiểu đoàn tên lửa 72 thuộc Trung đoàn tên lửa 285 bố trí trận địa ở Vô Tranh, bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay trinh sát điện tử EB66. Những ngày đầu tháng 8-1966, các đơn vị tên lửa bố trí ở Thái Nguyên, Vĩnh Phú đều bắn rơi máy bay. Trong hai trận chiến đấu ngày 2-8-1966, lực lượng phòng không Hải Phòng trong năm phút chiến đấu đã bắn tan xác năm máy bay, riêng Trung đoàn pháo phòng không 252 do Trung đoàn trưởng Lâm Văn Kiếm chỉ huy đã hạ bốn chiếc. Thời kỳ này, trung bình mỗi tháng, hàng chục chiếc máy bay các loại của không quân và hải quân Mỹ bị bắn rơi. Chỉ tính từ ngày 17-7 đến ngày 17-8-1966, đã có 138 máy bay Mỹ bị đền tội.

Sau hơn một tháng ném bom hệ thống kho dầu của ta, cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ báo cáo là 70% khả năng xăng dầu của Bắc Việt Nam bị tiêu huỷ. Những người cầm quyền Mỹ rất phấn khởi khi nhận được tin này. Song, mùa Hè đi qua, miền Bắc Việt nam vẫn có đủ xăng dầu để bảo đảm mọi hoạt động bình thường và tăng cường chi viện cho miền Nam. Vì nhiên liệu nhập từ Liên Xô, Trung Quốc, quân và dân miền Bắc đã chứa vào các phuy và bể, phân tán khắp các vùng nông thôn và dọc hai bên đường số 1, trên các nẻo đường liên tỉnh hướng vào Nam. Đánh phá hệ thống kho nhiên liệu ở miền Bắc là bước leo thang quan trọng trong cuộc chiến tranh không quân của Mỹ, nhưng rõ ràng là “việc oanh tạc các kho dầu đã thất bại, v.v... Không có bằng chứng gì chứng tỏ Bắc Việt Nam đã có thời kỳ khốn đốn về dầu”1.

Tháng 9-1966, địch tập trung đánh phá dữ dội tuyến đường 1 từ Ninh Bình đến Thanh Hoá. Sư đoàn phòng không cơ động 367 cùng bộ đội tên lửa và các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã chiến đấu hàng trăm trận, hạ 24 máy bay, bảo vệ nhiều mục tiêu trên tuyến giao thông huyết mạch này. Năm 1966 có 773 chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ trên vùng trời miền Bắc.

Bước sang năm 1967, năm có tầm quan trọng chiến lược đối với ta và địch, không quân Mỹ tập trung đánh vào sáu hệ thống mục tiêu trên miền Bắc: điện lực, công nghiệp, giao thông vận tải, kho dự trữ nhiên liệu, sân bay và các trận địa phòng không, các cơ sở quân sự. Tháng 2-1967, Tổng thống Mỹ L.Giônxơn chuẩn y đề nghị của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho phép mở rộng phạm vi đánh phá trong khu vực Hà Nội, Hải Phòng; tiến hành rải mìn trên các luồng sông, cửa biển; dùng hải quân khống chế gắt gao khu vực ven biển từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20. Để tăng sức uy hiếp từ biển, trong năm 1967, Mỹ huy động tới tám chiếc tuần dương hạm và tàu khu trục chuyên bắn vào các mục tiêu trên bờ biển miền Bắc. Các cuộc bắn phá của hải quân Mỹ ngày càng ác liệt, nhất là khu vực từ nam sông Gianh trở vào. Có những thời kỳ cao điểm, mỗi ngày, tàu địch dội vào đất liền hàng nghìn quả đạn pháo. Ngoài ra, máy bay B52 và pháo binh từ bờ nam sông Bến Hải đánh phá dữ dội khu vực Hồ Xá, Vĩnh Linh. Theo tính toán của một số tác giả Mỹ, đến cuối năm 1967, Mỹ đã ném xuống miền Bắc Việt Nam 1.630.000 tấn bom các loại2, nhiều hơn khối lượng bom đạn mà Mỹ ném xuống chiến trường châu Âu trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, gấp hai lần số bom ném xuống Triều Tiên, gấp ba lần số bom ném xuống chiến trường Thái Bình Dương trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. “Cái thác bom dội xuống Việt Nam đạt tới mức cứ mỗi dặm vuông hứng chịu tới 12 tấn ở cả miền Bắc và miền Nam, và khoảng 100 pao (50 kg) chia cho mỗi đầu người dân Việt Nam kể cả đàn bà và trẻ con mà rất nhiều người trong số họ không nặng tới trọng lượng đó, kể cả máu, thịt và xương!”3.
____________________________________
1. Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, VNTTX phát hành, Hà Nội, 1971, t.2, tr.149.
2. Don Obocdoifer: Tết, Nxb. An Giang trích dịch, 1988, tr.55.
3. Tlđd. tr. 55.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #106 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2010, 03:30:28 pm »


Bom đạn Mỹ đã gây ra cho miền Bắc những tổn thất nặng nề. Cơ quan phân tích Cục Tình báo Trung ương Mỹ ước tính, chiến dịch Sấm rền của không quân Mỹ đã sát hại 13.000 người miền Bắc trong năm 1965, 24.000 người trong năm 1966 và khoảng 29.000 người trong năm 1967; phần lớn trong số đó là dân thường (80%)1. Số liệu thống kê của Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, trong bốn năm chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ (1964-1968 ), 14.000 quân nhân và 60.000 dân thường miền Bắc đã bị bom đạn Mỹ giết hại2. Ngoài tổn thất về sinh mạng, miền Bắc còn bị thiệt hại nặng nề về vật chất, của cải. Hầu hết hệ thống giao thông, cầu, đường, nhà ga, kho tàng, bệnh viện và nhiều cơ sở kinh tế, nhiều công trình công cộng, kể cả một số hệ thống thuỷ lợi như đê điều, đập nước bị Mỹ đánh phá nhiều lần, trong đó 391 trường học, 92 cơ sở y tế, 149 nhà thờ, 79 ngôi chùa, 25 trong số 30 thị xã và ba trong năm thành phố trên miền Bắc bị phá huỷ.

Thế nhưng, dưới bom đạn đánh phá ngày đêm vô cùng ác liệt của máy bay, tàu chiến Mỹ, người hậu phương vẫn bền lòng, vững chí, đánh trả mạnh mẽ không quân, hải quân Mỹ, trừng trị đích đáng các hành động leo thang chiến tranh của chúng.

Tháng 2-1967, Quân uỷ Trung ương ra chỉ thị cho các lực lượng phòng không và phòng thủ biển miền Bắc: kiên quyết đánh bại các bước leo thang đánh phá bằng không quân, hải quân của địch và việc bảo vệ các tuyến giao thông phải được coi là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng vũ trang trong việc đánh bại chiến tranh phá hoại.

Thực hiện chỉ thị của Quân uỷ Trung ương, để tăng cường khả năng đánh trả không quân, hải quân Mỹ, bảo đảm giao thông thông suốt từ Bắc vào Nam, tháng 3-1967, Bộ Quốc phòng quyết định giải thể Bộ Tư lệnh Phòng không để thành lập Bộ Tư lệnh Binh chủng rađa, Bộ Tư lệnh binh chủng không quân, Bộ tư lệnh binh chủng tên lửa. Lúc này, Quân chủng Phòng không - không quân có 23 trung đoàn và 13 tiểu đoàn độc lập pháo phòng không, 10 trung đoàn tên lửa đất đối không, hai trung đoàn không quân tiêm kích, một trung đoàn không quân vận tải, bốn trung đoàn rađa gồm 37 đại đội.

Ba tháng đầu năm 1967, trời rét đậm. Thời tiết dù không thuận lợi, nhưng máy bay Mỹ vẫn tăng cường hoạt động đánh cắt giao thông, tập trung vào khu vực từ Ninh Bình đến Đò Lèn (Thanh Hoá). Những ngày cuối tháng 2-1967, pháo binh địch từ bờ nam sông Bến Hải bắn phá Hồ Xá, Vĩnh Linh; máy bay hải quân Mỹ rải thuỷ lôi ở cửa sông Cả, sông Gianh, sông Mã, sông Kiến Giang và Cửa Sót... Đồng thời, một bộ phận lực lượng của Tập đoàn không quân số 7 đánh phá các mục tiêu công nghiệp miền Bắc, đặc biệt là Khu gang thép Thái Nguyên, Khu công nghiệp Việt Trì, Nhà máy điện Hồng Gai, Nhà máy điện Bắc Giang...

Kiên quyết trừng trị các hành động leo thang chiến tranh của địch, Bộ Tổng tư lệnh và Bộ tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân và Binh chủng Pháo binh xây dựng phương án tác chiến và bố trí lực lượng bảo vệ thắng lợi các tuyến giao thông quan trọng, các khu công nghiệp trọng điểm; đồng thời dùng pháo binh tập kích căn cứ Dốc Miếu... ở bờ nam sông Bến Hải vừa để thăm dò phản ứng của Mỹ, buộc Mỹ phải bị động đối phó với ta ở phía bắc.

Thực hiện mệnh lệnh trên, các đơn vị pháo phòng không, hải quân, rađa, không quân của ta đã hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, đánh tan các cuộc không kích của máy bay Mỹ, bắn rơi hàng chục máy bay, bảo vệ tốt các mục tiêu. Cùng với bộ đội phòng không - không quân, Quân khu IV được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ sử dụng pháo binh trong biên chế tập kích căn cứ Mỹ ở Dốc Miếu, điểm cao 241, Cồn Tiên bờ nam sông Bến Hải. Trung đoàn 164 pháo xe kéo của Quân khu IV bố trí trận địa ở bờ bắc. Được sự giúp đỡ của nhân dân hợp tác xã Thuỷ Ba, Ty Giao thông Vĩnh Linh, chỉ trong thời gian ngắn, cán bộ, chiến sĩ trung đoàn đã xây dựng xong trận địa và đo đạc cự ly lấy phần tử bắn, sẵn sàng chờ lệnh. Căn cứ 241, Cồn Tiên ở xa bờ bắc, pháo ta bắn không tới, nên Quân khu IV phối hợp với Quảng Trị bố trí trận địa bắn ở bờ nam, sẵn sàng hành động. Trước khi vào trận Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện căn dặn và động viên cán bộ, chiến sĩ. “Các chú đại diện cho lực lượng pháo binh miền Bắc xã hội chủ nghĩa đánh trả hành động leo thang phá hoại của pháo binh địch ở bờ nam. Vì vậy trận đầu, các chú phải đánh thắng”3. Xây dựng xong trận địa, bộ đội lại phải nằm chờ thời cơ gần một tháng. Chiều ngày 20-3-1967, thời cơ đã đến. Từ đài quan sát, các chiến sĩ trinh sát pháo binh báo về sở chỉ huy, địch dùng 149 lần chiếc máy bay lên thẳng đổ quân xuống Dốc Miếu và đưa thêm vào căn cứ này năm khẩu pháo lớn nhằm chuẩn bị cho cuộc hành quân càn quét sắp tới. Địch đổ xuống đông, nhưng công sự hầm ngầm trong căn cứ có hạn, nên lính Mỹ căng bạt, dù nằm la liệt trên mặt đất. Không bỏ lỡ thời cơ, Trung đoàn trưởng Nguyễn Cư và Chính uỷ Phạm Công Mạc ra lệnh nổ súng đánh vào Dốc Miếu. Hai nghìn quả đạn 105 và 130 mm dồn dập rơi xuống căn cứ địch. Dốc Miếu chìm trong khói lửa. Tiếp đó, Đại đội súng cối 82 thuộc Trung đoàn 270 Vĩnh Linh đã bố trí trận địa sẵn ở bờ nam, dội hàng trăm quả đạn vào bên trong căn cứ. Cùng lúc này, pháo hoả tiễn ĐKB, súng cối của ta ở bờ nam bắn cấp tập 1.000 quả đạn xuống điểm cao 241. Rạng sáng hôm sau, ngày 21-3-1967, pháo binh ta tiếp tục bắn phá mãnh liệt vào đoàn xe vận tải chở đầy lính đến ứng cứu cho căn cứ. Giữa lúc địch đang bị bất ngờ, choáng váng trước hoả lực pháo binh, súng cối của ta dội xuống, đêm 20-3, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 84 vượt sông Bến Hải, băng qua chặng đường 20 km, tập kết ở bãi cát Cường Gián, nã hàng trăm quả hoả tiễn H12 xuống khu vực đóng quân của lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở Đông Hà. Đồng thời, trong đêm này, pháo binh đặt ở bờ nam bắn mạnh vào Tân Lâm, Cam Lộ, Cửa Việt, không cho chúng chi viện cho Dốc Miếu...

Kết thúc trận đánh, hàng trăm lính Mỹ và số lớn vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ - ngụy bị loại khỏi vòng chiến đấu; hệ thống hầm ngầm, công sự của địch ở Dốc Miếu bị hư hỏng nặng. Với trận đánh này, lần đầu tiên, lực lượng vũ trang miền Bắc chính thức tham chiến trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Điều đó có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam, làm cho Mỹ - ngụy vô cùng hoang mang, lo sợ. Biệt đoàn cảnh sát ngụy khu vực phía nam sông Bến Hải, sau trận đánh ngày và đêm 20-3-1967 trở nên khiếp đảm, không dám hoạt động...
____________________________________
1. Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, VNTTX phát hành, Hà Nội, 1971, t.2, tr.185.
2. Tập thống kê số liệu về kháng chiến chống Mỹ, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
3. Xem: Quân khu IV: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.194.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #107 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2010, 03:31:38 pm »


Tiếp đó, đêm 27-4-1967, pháo binh ta lại đồng loạt bắn phá căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu, Dốc Sỏi, Gio Linh, Đông Hà, Cửa Việt, sát thương nhiều tên địch, phá huỷ, phá hỏng nhiều phương tiện chiến tranh, thiêu huỷ một số kho nhiên liệu và đạn dược của chúng.

Trên mặt trận chống chiến tranh phá hoại, lực lượng phòng không ba thứ quân miền Bắc, bằng cách đánh sáng tạo, mưu trí, dũng mãnh, trong năm 1967, đã giáng trả quyết liệt và hiệu quả các đợt hoạt động của không quân Mỹ, bảo vệ vững chắc các mục tiêu, hạ nhiều máy bay, bắt sống giặc lái, trong đó quân và dân Hà Nội, Hải Phòng đã góp phần to lớn, xứng đáng với niềm tin yêu, trông đợi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc.

Để có được chiến công đó, ngay từ những tháng đầu năm, song song với việc tổ chức đánh địch trên khắp các địa phương miền Bắc, Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trên cơ sở dự lường khả năng đánh phá Hà Nội, Hải Phòng của không quân Mỹ, chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân gấp rút tăng cường lực lượng, hoàn chỉnh phương án bảo vệ hai thành phố quan trọng này. Vì vậy, tại Hà Nội, trong thời gian ngắn đã hình thành một tập đoàn phòng không tương đối mạnh gồm tám trung đoàn pháo cao xạ, ba trung đoàn tên lửa đất đối không và hàng trăm đội trực chiến đánh máy bay tầm thấp của lực lượng dân quân, tự vệ ở Hải Phòng, ta bố trí một sư đoàn phòng không tăng cường, gồm ba trung đoàn pháo cao xạ và một trung đoàn tên lửa. Đội hình các trận địa tên lửa và cao xạ ở Hà Nội, Hải Phòng được bố trí xen kẽ liên hoàn từng cụm hoả lực, tạo nên các tuyến đánh địch từ xa đến gần và nhiều tầng hoả lực phối hợp với nhau chặt chẽ, bảo đảm vừa tập trung bảo vệ các mục tiêu trọng điểm là thành phố, vừa cơ động đánh địch ở các nơi khác theo yêu cầu.

Những tháng giữa năm 1967, các Trung đoàn 290, 291, 292 và 293 Binh chủng rađa triển khai thành thế trận bao quát và khép kín ở mọi độ cao trên vùng trời miền Bắc. Bổ trợ cho mạng lưới rađa là hệ thống trạm quan sát bằng mắt được tổ chức rộng khắp trên các hướng, từ núi rừng Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc đến vùng ven biển, hải đảo xa xôi...

Ngoài lực lượng phòng không quốc gia, lực lượng phòng không của các quân khu, các sư đoàn, các địa phương cũng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng, sẵn sàng trong tư thế chiến đấu đánh thắng mọi âm mưu và hành động leo thang chiến tranh chống phá miền Bắc của đế quốc Mỹ.

Tháng 3-1967, máy bay địch tập trung đánh phá các khu công nghiệp ở Thái Nguyên, Việt Trì, Hà Bắc. Tiếp đó, ngày 20-4-1967, chúng mở đợt tiến công dữ dội thành phố Hải Phòng. Nhiều tốp máy bay A.4, A.6, F.4, F.8 từ hướng đông nam lao tới ném bom xuống trận địa phòng không, Nhà máy điện Cửa Cấm, Nhà máy sắt tráng men, Nhà máy xi măng, cầu Hạ Lý và một số khu phố ở Hồng Bàng, Ngô Quyền.

Do được chuẩn bị tốt, lực lượng phòng không bảo vệ thành phố cảng đã phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả, đánh trả mãnh liệt những tên giặc trời, bắn rơi năm chiếc máy bay. Thành tích đó của quân, dân Hải Phòng đã được Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam kịp thời biểu dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen. Trong thư, Người căn dặn: “Đồng bào, cán bộ và bộ đội không được vì thắng lợi mà chủ quan. Phải nâng cao cảnh giác làm tốt công tác phòng không nhân dân, đánh giỏi, thắng lớn hơn nữa”1.

Sau đợt đánh phá dữ dội Hải Phòng, từ ngày 24-4-1967, không quân Mỹ liên tiếp mở các đợt đánh phá nhằm vào Hà Nội, Hải Phòng. Ngày 24-4, năm máy bay Mỹ ném bom Hải Phòng, bị lực lượng phòng không của ta bắn cháy. Phối hợp với hoả lực phòng không mặt đất, trong ngày 19 và 25-5, không quân nhân dân Việt Nam xuất kích đánh địch trên vùng trời Hải Phòng, bắn rơi sáu máy bay.

Các đợt đánh phá Hà Nội, Hải Phòng trong tháng 4-1967 của không quân Mỹ không đạt được yêu cầu đề ra ban đầu. Ngày 2-5-1967, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ lệnh cho Tập đoàn không quân số 7 mở tiếp các đợt đánh phá mới. Mục tiêu trọng điểm của đợt đánh phá Hà Nội tháng 5-1967 là cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Nhà máy điện Yên Phụ. Âm mưu của Mỹ là cắt đứt mạch máu giao thông Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - các tỉnh biên giới Việt - Trung; đồng thời triệt nguồn năng lượng chủ yếu của Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm làm ngừng trệ sản xuất và gây khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân thành phố.

Nhưng, Hà Nội đã bình tĩnh, chủ động đánh trả oanh liệt các đợt tiến công của không quân địch. Ngày 5-5-1967, lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ vùng trời Thủ đô đương đầu với hàng trăm lần chiếc máy bay Mỹ, bắn rơi tám chiếc, bảo vệ vững chắc các khu vực mục tiêu. Các Sư đoàn phòng không 361, 367 đã vận dụng tốt cách đánh máy bay địch bổ nhào bằng khí tài quang học và kính ngắm trực tiếp để khắc phục nhiễu, bắn rơi năm chiếc. Tiếp đó, ngày 12-5- 1967, không quân nhân dân Việt Nam được lệnh xuất kích đánh máy bay địch trên vùng trời Hoà Lạc ở phía tây Thủ đô, bắn cháy ba chiếc F.4D, bắt sống tên đại tá Noócman Gađixơ. Ngày 14-5-1967, hoả lực phòng không Hà Nội bắn rơi thêm năm máy bay Mỹ nữa. Cầu Long Biên vắt ngang dòng sông Hồng, nối Thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng vẫn được bảo vệ vững chắc. Nhà máy điện Yên Phụ vẫn tiếp tục hoạt động, truyền đi dòng điện thắp sáng Thủ đô và cung cấp cho các trạm bơm phục vụ nông nghiệp ở ngoại thành cùng các tỉnh lân cận. Ngày 19-5-1967, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tám lẵng hoa tặng những đơn vị lập công xuất sắc trong tháng 5-1967. Đó là nguồn cổ vũ to lớn đối với lực lượng bảo vệ Hà Nội. Ngay buổi sáng hôm đó, ngày 19-5, các đơn bị tên lửa và pháo phòng không đã hạ bảy máy bay Mỹ. Buổi chiều, thực hiện kế hoạch hiệp đồng chiến đấu, hai biên đội MIG.17 của Trung đoàn không quân 923 cất cánh từ sân bay Gia Lâm lên đánh địch, bắn rơi hai chiếc F.4B. Ngay sau đó, một máy bay trinh sát A3.J bị trúng đạn của hoả lực phòng không mặt đất bốc cháy trên bầu trời Hà Nội, xác đâm xuống đường phố Lê Trực. Kết thúc ngày 19-5-1967, lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội bắn rơi 10 chiếc, hầu hết đều rơi tại chỗ. Với những chiến công đó, sau ngày 19-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất cho quân, dân Hà Nội và gửi thư khen ngợi thành tích chiến đấu sản xuất của đồng bào, chiến sĩ, cán bộ, công nhân viên Thủ đô. Hồ Chủ tịch không chỉ động viên khen thưởng kịp thời mỗi khi cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc, mà còn quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt thường nhật của cán bộ, chiến sĩ đang sẵn sàng chiến đấu trên mâm pháo giữa những tháng hè nóng bức. Vào một buổi trưa tháng 7-1967, trời nắng nóng như thiêu như đốt, Bác cử đồng chí Vũ Kỳ leo lên nóc Hội trường Ba Đình, nơi có khẩu đội súng máy cao xạ 14,5 mm đang trực chiến, kiểm tra xem bộ đội sinh hoạt như thế nào rồi về báo cáo cho Bác biết. Sau khi nghe đồng chí Vũ Kỳ báo cáo lại, Bác đã rút toàn bộ số tiền tiết kiệm do các báo nước ngoài trả nhuận bút cho Bác, gửi tại Ngân hàng Hoàn Kiếm được 25.000 đ (tương đương 60 lạng vàng) tặng cho bộ đội phòng không - không quân để có thêm tiền mua nước ngọt. Sự quan tâm của Bác đã làm xúc động sâu sắc cán bộ, chiến sĩ phòng không - không quân, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để chiến thắng cho các chiến sĩ đang canh giữ bầu trời Tổ quốc.
____________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.12, tr.261.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #108 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2010, 03:41:53 pm »


Sau đợt đánh vào Hà Nội, Hải Phòng, đầu tháng 6-1967, địch tập trung đánh phá giao thông, trọng điểm đường 1 và đường 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng. Trong đợt đánh phá này, địch tăng cường nhiễu điện tử trong đội hình bay, đồng thời chú trọng đánh phá sân bay, trạm rađa mặt đất, sử dụng nhiều loại bom mới, nhằm gây sát thương lớn cho lực lượng ta... Thủ đoạn mới của địch khiến cho việc đánh trả của tên lửa, pháo phòng không mặt đất gặp nhiều khó khăn, thương vong trong mỗi trận đánh lên cao. Thêm vào đó, trong tháng 7, tháng 8-1967, trời nắng nóng kéo dài, sinh hoạt và chiến đấu của bộ đội phòng không, không quân càng gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, các trận địa pháo, trận địa rađa hay trên đường băng sân bay, giữa trời nắng như đổ lửa, bộ đội ta vẫn không rời vị trí chiến đấu. Trong những tháng ngày ấy, nhiều cửa hàng ăn uống, giải khát quốc doanh ở Hà Nội, Hải Phòng đã tổ chức lực lượng đưa hàng xuống các trận địa phục vụ bộ đội. Bộ đội được ưu tiên đặc biệt, mọi hàng hoá đều dành cho bộ đội mua trước.

Để tăng cường hiệu lực của phòng không mặt đất, các binh chủng, các đoàn phòng không được lệnh điều chỉnh lại đội hình, Binh chủng Rađa được giao thêm nhiệm vụ tổ chức lại mạng lưới rađa cảnh giới máy bay tầm thấp nhằm chống địch đánh lén mục tiêu trọng yếu ở Hà Nội, Hải Phòng; Binh chủng Không quân tạm thời hạn chế các lần xuất kích trong khi đang nỗ lực nghiên cứu, nhằm tìm ra biện pháp tối ưu khắc phục nhiễu và đánh các loại máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát mới mà Mỹ vừa đưa vào sử dụng trên vùng trời miền Bắc...

Những ngày đầu tháng 8-1967, lực lượng quân báo của Quân chủng Phòng không - Không quân phát hiện thấy những triệu chứng không bình thường khi các tàu sân bay ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ di chuyển vị trí xuống phía nam. Trước đó, khi chuẩn bị oanh tạc khu vực Hà Nội, ba tàu sân bay này đều chuyển dịch lên trên vĩ tuyến 20. Bộ Tư lệnh Quân chủng cho rằng, đây có thể là hành động nghi binh của địch nhằm đánh đòn bất ngờ vào Thủ đô Hà Nội.

Đúng như dự tính của ta, từ trưa ngày 11-8-1967, địch tập trung một lực lượng lớn máy bay thuộc 7 liên đội không - hải quân Mỹ (một liên đội tương đương một sư đoàn), dồn dập đánh phá nhiều khu vực mục tiêu trong và xung quanh Hà Nội. Ngay từ ngày đầu, hoả lực phòng không bảo vệ Hà Nội đã đánh trả mãnh liệt, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Nhưng địch đã đánh sập một nhịp cầu Long Biên và làm hỏng nặng bốn nhịp khác. Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân cấp tốc điều động một số đơn vị pháo cao xạ, tên lửa về tăng cường bảo vệ Hà Nội. Có thêm lực lượng, những ngày còn lại của tháng 8-1967, các Trung đoàn pháo phòng không 232, 212, 230 và 234 trong các ngày 11, 12, 22, 23 tháng 8-1967 phối hợp với các đơn vị bạn và lực lượng phòng không dân quân tự vệ Thủ đô chiến đấu kiên cường, bắn rơi 22 máy bay địch.

Bước sang tháng 9-1967, trong khi vẫn duy trì nhịp độ đánh phá như lệ thường trên toàn miền, địch tập trung một lực lượng lớn máy bay đánh phá nhiều khu vực mục tiêu ở Hải Phòng, đặc biệt là hệ thống giao thông thuỷ, bộ nhằm bao vây cô lập thành phố Hải Phòng với bên ngoài, chặn đường chi viện bằng đường biển của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cho nhân dân ta. Nhiều cây cầu dẫn vào thành phố như cầu Rào, cầu Niệm, cầu Hoa Lư, cầu Thượng Lý... liên tục bị máy bay Mỹ oanh tạc dữ dội. Đồng thời, hàng nghìn quả mìn chờ nổ được rải xuống sông Lạch Trạy, sông đào Hạ Lý, sông Tam Bạc... Trong khi đó, các hệ thống mục tiêu giao thông dọc theo các tuyến đường 5, đường 10 nối Hải Phòng với các địa phương khác vẫn tiếp tục bị máy bay Mỹ đánh phá, khống chế gắt gao. 

Chiến sự ở Hải Phòng diễn ra quyết liệt suốt nửa cuối tháng 9 và đầu tháng 10-1967. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố cảng, được chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức, lực lượng phòng không của ta chiến đấu dũng cảm, gây cho địch tổn thất nặng nề về máy bay, người lái. Phối hợp chặt chẽ với hoả lực mặt đất, biên đội máy bay MIG.17 của Không quân nhân dân Việt Nam thuộc Trung đoàn không quân 923 từ sân bay Kiến An xuất kích đánh địch trên vùng trời phía bắc thành phố, bắn rơi hai chiếc F.4B.

Trong tháng 9-1967, lực lượng phòng không ba thứ quân thành phố Hải Phòng đã bắn rơi 31 máy bay các loại của Mỹ, lập kỷ lục về tháng hạ nhiều máy bay trong các tỉnh, thành trên toàn miền Bắc.

Sau gần một tháng dãn ra đánh phá giao thông và nhiều mục tiêu khác trên khắp miền Bắc, từ ngày 24 đến ngày 28-10-1967, gần 500 lần chiếc máy bay Mỹ luân phiên đánh phá các khu vực mục tiêu nội và ngoại thành Hà Nội như cầu Long Biên, nhà máy điện Yên Phụ, sân bay và các trận địa phòng không... Đây là đợt đánh vào Hà Nội lần thứ năm và là đợt sử dụng lực lượng không quân lớn nhất của Mỹ kể từ khi cuộc chiến tranh phá hoại bắt đầu. Lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội và khu vực lân cận đã được tăng cường; riêng Hà Nội, thường xuyên có tới 22 đến 26 tiểu đoàn hoả lực gồm pháo cao xạ và tên lửa phòng không. Ngoài ra, tham gia đánh địch còn có các tổ đội súng máy của lực lượng dân quân, tự vệ. Nhiều nơi, dân quân, tự vệ bố trí trận địa đánh máy bay ngay trên các toà nhà cao tầng của Thủ đô.

Với quyết tâm cao, dựa vào thế trận được chuẩn bị từ trước, lực lượng phòng không Hà Nội, ngay từ giờ phút đầu và trong suốt quá trình địch mở các đợt tiến công, đã chiến đấu dũng mãnh, đánh tan nhiều tốp máy bay, bắn cháy 45 chiếc, bắt sống một số giặc lái. Trong những ngày đầu khói lửa đó, các tầng lớp nhân dân nội và ngoại thành Hà Nội đã sát cánh chiến đấu với bộ đội. Đêm 25-10-1967 khi sân bay Nội Bài bị bom Mỹ phá hoại, 1.600 người dân hai huyện Kim Anh và Đa Phúc (nay là Sóc Sơn) đã phối hợp cùng với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 365 sửa chữa, phục hồi kịp thời sân bay. Tại Nhà máy điện Yên Phụ, một mục tiêu trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ, cán bộ, công nhân nhà máy long trọng làm lễ tuyên thệ và lấy máu ký vào lá cờ quyết tử bảo vệ, duy trì dòng điện thắp sáng Thủ đô. Nhân dân xung quanh các trận địa pháo phòng không, tên lửa... không quản ngại gian khổ, hy sinh, sau mỗi đợt chiến đấu vừa dứt đã tham gia bắt giặc lái với tinh thần dũng cảm và ý thức giác ngộ rất cao, mà tiêu biểu là việc bắt sống viên phi công Mỹ Máckên tại hồ Trúc Bạch (Hà Nội)1.

Chiến thắng địch trên vùng trời Hà Nội có ý nghĩa quân sự và chính trị rất lớn. Chiến thắng đó làm thất bại âm mưu gây sức ép tối đa hòng làm lung lay ý chí của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ở miền Bắc, buộc ta phải ngừng chi viện cho miền Nam. Đồng thời, chiến thắng đó làm nức lòng quân và dân cả nước, có sức dộng viên mạnh mẽ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền Nam, Bắc, quyết tâm chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng.
____________________________________
1. Khoảng 11 giờ 30 phút trưa ngày 26-10-1967, ông Mai Văn Ổn ở phường Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) trong khi đang quan sát các tốp máy bay Mỹ đánh phá nhà máy điện Yên Phụ đã phát hiện phi công Mỹ nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch. Ngay lập tức, ông rời khỏi hầm trú ẩn, lao đến khu vực hồ, dùng ống bương tre dài gần ba mét bơi tới nơi chiếc dù đang bùng nhùng trên mặt nước. Lúc bấy giờ, bơi theo ông còn có anh Trần Đình Lụa và một số người dân khác. Ông Ổn túm nắm dây dù, xoắn lại, đưa cho anh Lụa kéo mạnh để tên Mỹ ngoi lên mặt nước. Ông ra hiệu cho tên Mỹ bám chặt vào ống bương... Nhờ sự mưu trí và kịp thời của ông Ổn, anh Lụa, và nhân dân Thủ đô, tên phi công Mỹ Máckên đã được cứu sống.
    Trước đó hơn một tháng, vào 10 giờ đêm này 10-9-1967, ông Nguyễn Văn Chộp, người dân thôn An Đoài, xã An Bình (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã cùng nhân dân trong xã bắt sống viên phi công Mỹ Pitơxơn trên cánh đồng. Và ở Hà Tĩnh, cô du kích Nguyễn Thị Lai có vóc người nhỏ nhắn đã áp giải tên phi công Mỹ W A. Rôbinxơn trong tư thế:
                 “O du kích nhỏ dương cao súng
                 Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
”...
                                                  (Thơ Tố Hữu).

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #109 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2010, 03:44:53 pm »


Hoà nhịp với quân dân Hà Nội, Hải Phòng, tại nhiều nơi trên khắp miền Bắc, lực lượng phòng không ba thứ quân đã đánh giỏi, thắng to, bắn rơi hàng trăm máy bay, bắt nhiều giặc lái. Trong chiến công chung, trung đội nữ dân quân xã Hoa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hoá) đã chiến đấu dũng cảm, phối hợp cùng bộ đội cao xạ đánh địch trên bầu trời Hàm Rồng, bằng súng bộ binh bắn hạ một chiếc máy bay A.4D ngày 16- 6-1967. Đây là đơn vị nữ dân quân đầu tiên trên miền Bắc dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay địch. Tiếp sau thành tích trên đây, trong hai ngày 14-10 và 24-10-1967, cũng bằng súng bộ binh, Trung đội lão dân quân xã Hoàng Trường (Hoàng Hoá, Thanh Hoá) đã bắn cháy hai máy bay trên vùng trời quê hương nêu tấm gương “tuổi cao, chí càng cao” của giới phụ lão miền Bắc trong những tháng năm bom đạn ác liệt. Trước đó, trên vùng trời Vĩnh Linh, Tiểu đoàn tên lửa 84 thuộc Trung đoàn 238, dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Phiên đã bắn tan xác chiếc máy bay B.52 đầu tiên trên miền Bắc. Để có kết quả này: toàn thể cán bộ, chiến sĩ trung đoàn đã trải qua bao nhiêu gian truân, thử thách trên tuyến lửa Vĩnh Linh, trong số đó, có người đã vĩnh viễn nằm lại trên miền đất lửa Khu IV. Tại các đảo Bạnh Long Vĩ, Hòn Mê, Cồn Cỏ...cán bộ, chiến sĩ ta khắc phục muôn ngàn gian khổ, hy sinh, liên tục chiến đấu chống trả không quân và hải quân Mỹ, bảo vệ vững chắc vùng biển, hải đảo thân yêu của Tổ quốc. Những năm tháng mặt đất, bầu trời đầy bom rơi, đạn nổ ấy của hậu phương miền Bắc, nổi bật lên bao tấm gương sáng chói của các cá nhân và đơn vị như: đảo Cồn Cỏ anh hùng, cầu Hàm Rồng oanh liệt, Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh chủng tên lửa, rađa trẻ tuổi, Đại đội nữ pháo binh Ngư Thuỷ (Quảng Bình), nữ dân quân và lão dân quân Thanh Hoá anh hùng, đất lúa Thái Bình - quê hương phong trào “năm tấn”, mẹ Suốt chèo đò đưa bộ đội sang sông trên dòng Nhật Lệ (Quảng Bình), anh hùng Nguyễn Viết Xuân, Phạm Ngọc Lan, Trần Hanh, Thái Văn A, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Mật, Ngô Thị Tuyển,...

Trên mặt trận vùng ven biển, vào tháng 3-1967, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam chuyển trọng tâm hoạt động bảo vệ vùng ven biển Hải Phòng và vùng biển Đông Bắc. Nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng biển từ nam vĩ tuyến 20 trở vào chủ yếu do lực lượng pháo binh bờ biển đảm nhiệm. Trên vùng biển này, ngoài lực lượng pháo binh bờ, các tàu, thuyền đánh cá và vận tải của quốc doanh, của các hợp tác xã được tổ chức thành các đơn vị vừa làm nhiệm vụ sản xuất, vừa sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ vùng ven biển. Các đơn vị này được trang bị súng cối pháo ĐKB, súng chống tăng B.40, súng máy cao xạ 12,7mm. Tại các vùng trọng điểm ven bờ, nhân dân tích cực làm công tác phòng không như sơ tán người già và trẻ em; đào đắp, xây dựng hầm hào, dựa vào đó để bám trụ sở sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển quê hương.

Năm 1967, hoà nhịp với cuộc chiến đấu đánh trả không quân Mỹ của các địa phương trên toàn miền Bắc, mặt trận vùng ven biển huyện Diễn Châu (Nghệ An), cụm pháo binh bờ biển của Trung đoàn 164 Quân khu IV đã đánh trả mạnh mẽ tàu khu trục địch, bắn trúng hai chiếc, buộc chúng phải rút chạy ra xa khu vực bờ. Tiếp đó, ngày 13-4-1967, cụm pháo của Trung đoàn 204 đã đánh trúng một tàu địch trên vùng biển ven bờ huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá).

Kết thúc năm 1967, thêm hàng chục lần chiếc tàu chiến địch đã bị pháo bờ biển của lực lượng phòng thủ biển miền Bắc bắn cháy. Nhận xét về hiệu lực đánh trả của pháo binh ta, một tờ báo Mỹ viết: “Trong khi đánh nhau với pháo bờ biển miền Bắc Việt Nam, các tàu chiến Mỹ đã gặp phải sự chống trả ngày càng có hiệu lực. Các tàu khu trục và tuần dương phải chạy nhanh qua vùng nguy hiểm để bắn vào mục tiêu trên bờ”1.

Đến cuối năm, ta đã bắn rơi 2.680 máy bay hiện đại, bắn chìm, bắn cháy nhiều tàu chiến của chúng. Chiến công đó góp phần quyết định vào thắng lợi của mặt trận bảo đảm giao thông, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
____________________________________
1. Báo Mỹ Người hướng dẫn khoa học đạo Thiên Chúa, số ra ngày 22-7-1967.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM