Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:38:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách mạng Văn hoá liệt truyện - Tập 3  (Đọc 60613 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 09:36:16 pm »

Sách: Cách mạng Văn hoá liệt truyện-Tập 3
Tác giả: Thiên Đảo Hồ
Người dịch: Nguyễn Duy Chiếm
Nhà xuất bản: Mũi Cà Mau
Năm xuất bản: 2008
Số hoá: ptlinh, chuongxedap





 
THIÊN ĐẢO HỒ
Người dịch: NGUYỄN DUY CHIẾM

CÁCH MẠNG VĂN HÓA LIỆT TRUYỆN
(THỰC LỤC)

* Ghi chép đặc biệt về một thời kỳ lịch sử.
* Mọi điều cấm kỵ đã được xóa bỏ hoàn toàn

TẬP 3
+ ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀO TRUNG NAM HẢI LẦN THỨ HAI
+ CUỘC CHIẾN SỐNG MÁI
+ NGẪM SUY SAU KIẾP NẠN




Chương I
ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀO TRUNG NAM HẢI LẦN THỨ HAI


1
Bức thư Đặng Tiểu Bình gửi từ ngoài ngàn dặm
Những người dự quốc yến trố mắt ngạc nhiên


1. Lựa chọn người nối nghiệp

Gọi Giang Thanh là “Hồng đô nữ hoàng” (Nữ hoàng của kinh đô đỏ - N.D), thật không có gì xác đáng hơn.

“Mộng Nữ hoàng” của bà ta, đến năm 1972 càng ngày càng đẹp. Tháng 1 năm 1972, Mao Trạch Đông đột ngột bị sốc, chứng tỏ những năm cuối đời của Mao Trạch Đông chỉ còn đếm trên đầu ngón tay; ông nói: “Tôi đã nhận được giấy mời của Thượng đế rồi”.

Không lâu sau khi Mao Trạch Đông bị sốc, vào tháng 4 năm 1972, trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, đã phát hiện Chu Ân Lai bị ung thư giai đoạn đầu! Điều đó chứng tỏ những năm cuối đời của Chu Ân Lai cũng không còn nhiều!

Như vây là ba người đứng hàng trước Giang Thanh là Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Khang Sinh đều đang bị bệnh, Giang Thanh “nhân vật thứ 4” tràn đầy tin tưởng, hình như Chủ tịch Đảng trong tương lai không ai khác ngoài bà ta!

Mao Trạch Đông suy nghĩ, đắn đo, lần thứ ba lựa chọn người nối nghiệp mình...

Từ sớm, Mao Trạch Đông đã chú ý đến vấn đề người nối nghiệp. Năm 1961, khi Nguyên soái nước Anh là Mông-gơ-ma-li thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã nói chuyện với ông ta về vấn đề này.

Mao Trạch Đông đã chú ý đến việc Sta-lin đã không giải quyết tốt vấn đề người nối nghiệp. Ông nói: “Sta-lin là lãnh tụ có uy quyền nhất, nhưng thiếu nhìn xa thấy rộng, không giải quyết vấn đề người kế thừa, làm ba chiếc xe ngựa, nhưng chỉ biết dùng giày da gõ vào bàn”.

Mao Trạch Đông lại nói: “Không phải là ba chiếc xe ngựa mà là ba ngựa kéo một xe, lại không có người cầm cương, không loạn mới lạ! Khơ-rút-sốp tháo giày da gõ vào bàn, là phái hai mặt. Lúc Sta-lin còn sống và sau khi chết, hoàn toàn là hai bộ mặt”.

Mông-gơ-ma-li hỏi: “Tương lai ai là người nối nghiệp Mao Trạch Đông? Ông phải có những “quan sát chiến lược” về việc này”.

Mao Trạch Đông đáp: “Ai sẽ làm Chủ tịch? Trong mấy vị Phó Chủ tịch thì Lưu Thiếu Kỳ là người thứ nhất. Năm kia họp được bầu làm Chủ tịch nước. Vốn trước đây hai Chủ tịch đều họ Mao (Người dẫn chú: Chỉ Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) bây giờ một người họ Mao, một người họ Lưu. Vài năm nữa hai chủ tịch sẽ đều là họ Lưu. Ai là người nối nghiệp tôi, cần gì phải có quan sát chiến lược?”

Lời của Mao Trạch Đông đã nói rõ ràng không sai, người mà ông chọn để nối nghiệp là Lưu Thiếu Kỳ.

Về sau Mao Trạch Đông dần dần không bằng lòng với Lưu Thiếu Kỳ, trong cách mạng văn hóa đã đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ.

Thế là, Lâm Bưu được Mao Trạch Đông chọn và trở thành người nối nghiệp thứ hai.

“Sự kiện 13 tháng 9” xảy ra, Lâm Bưu thịt nát xương tan, lần thứ hai Mao Trạch Đông chọn người nối nghiệp thất bại.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2021, 09:16:33 am gửi bởi ptlinh » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #1 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 09:37:32 pm »


Trước mắt, Mao Trạch Đông không thể không suy nghĩ một cách nghiêm túc lựa chọn người nối nghiệp lần thứ ba.

Tuy Giang Thanh tự cho là người nối nghiệp thứ ba, và không ai khác ngoài bà ta, nhưng trong tầm mắt của Mao Trạch Đông không có bà ta. Từ trước Đại hội Đảng khóa 9, khi Giang Thanh muốn làm Phó Chủ tịch Đảng, Mao Trạch Đông đã nói rõ: “Giang Thanh không thể làm Phó Chủ tịch!”.

Cũng chính vì vậy, sau này khi Lưu Tùng Lâm hỏi đến việc Giang Thanh có trở thành Chủ tịch Đảng hay không, Mao Trạch Đông đã phủ định ngay: “Không được, bà ấy không làm được!”. Vì thế, mặc dù Giang Thanh nổi giận đùng đùng, bắt Lưu Tùng Lâm giam vào ngục, nhưng Mao Trạch Đông vẫn không thay đổi.

Mao Trạch Đông hiểu một cách sâu sắc rằng, dù là về trình độ lý luận, năng lực lãnh đạo, quá trình cách mạng, phẩm cách cá nhân, Giang Thanh đều không đủ để làm lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính vì vậy, khi Mao Trạch Đông chọn người nối nghiệp lần thứ ba, hoàn toàn không nghĩ đến Giang Thanh. Huống hồ Giang Thanh là vợ ông, ngay đến việc có người đề nghị Giang Thanh đảm nhiệm chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, Mao Trạch Đông cũng chưa đồng ý.

Tất nhiên, ngoài Giang Thanh ra, Trương Xuân Kiều cũng là nhân vật rất có khả năng được chọn. Vị trí trong Đảng của ông ta kề sát ngay sau Giang Thanh, hơn nữa trong Hội nghị Trung ương lần thứ 2 khóa 9, ông ta đã lập được “công lớn”. Nhưng có lẽ vì quan hệ của ông ta với Giang Thanh quá thân mật, nên Mao Trạch Đông cũng không nghĩ đến việc cho Trương Xuân Kiều nối nghiệp.

Mao Trạch Đông lại suy nghĩ đắn đo. Trước đây, khi ông ta chọn người nối nghiệp lần thứ nhất, xác định không ai ngoài Lưu Thiếu Kỳ; khi ông chọn người nối nghiệp lần thứ hai, vị trí của Lâm Bưu cũng đã rõ ràng. Nhưng, giờ đây chọn người nối nghiệp lần thứ ba lại không dễ dàng như thế, không có một người nào thật nổi bật!

Mao Trạch Đông bắt tay vào tiến hành các công việc điều chỉnh. Sau khi Lâm Bưu sụp đổ, công tác của Quân ủy do Diệp Kiếm Anh, Phó Chủ tịch Quân ủy chủ trì.

Ngày 24 tháng 4 năm 1972, “Nhân dân nhật báo” đăng bài “Ngăn trước ngừa sau, trị bệnh cứu người”, nhấn mạnh những cán bộ cũ đã trải qua rèn luyện trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài là tài sản quý báu của Đảng”, “Không những phải thấy được từng lúc từng việc của cán bộ, mà còn phải thấy toàn bộ lịch sử và toàn bộ công tác của cán bộ”. Thế là, ngày 1 tháng 8 năm 1972, trong cuộc chiêu đãi kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Quân đội do Bộ Quốc phòng tổ chức, Trần Vân, Vương Chấn đã xuất hiện một cách nổi bật. Họ phải “hạ phóng” (xuống địa phương làm việc - N.D.) xuống Giang Tây, đã hơn ba năm chưa xuất hiện.

Cũng chính vào ngày thứ tư sau khi Trần Vân và Vương Chấn xuất hiện, Mao Trạch Đông nhận được một bức thư từ Giang Tây gửi đến. Bức thư này đã làm cho mắt Mao Trạch Đông bừng sáng...

Một buổi sáng tháng 11 năm 1971, ở một vùng “giám sát và quản lý”, gần Nam Xương tỉnh Giang Tây, hai người thợ nguội Đặng Tiểu Bình và Trác Lâm đã hết giờ làm việc. Thời gian về nhà ăn cơm, cũng có nhân viên giám sát đi kèm, nhưng Trác Lâm không sao kiềm chế nổi tâm trạng xúc động trong lòng mình. Khi thu dọn bát đĩa, Trác Lâm kéo con gái vào bếp, dùng ngón tay trỏ viết lên tay mấy chữ: “Lâm Bưu đã chết”. Sau khi nhân viên giám sát đi xa, bà mới kể lại sự việc một cách ngắn gọn, “Lâm Bưu muốn lật đổ Mao Trạch Đông, làm đảo chính”. Lúc này Đặng Tiểu Bình ngồi bên bàn không nói một lời, một lúc lâu sau, ông chỉ nói một câu: “Lâm Bưu không chết, lẽ trời không dung”.

Không lâu sau đó, trên bàn của Mao Trạch Đông có một bức thư, khi thấy nét bút quen thuộc của người bạn cũ, Mao Trạch Đông có phần xúc động, bức thư này viết gửi Trung ương Đảng và Mao Trạch Đông.

Tôi không hiểu kỹ Lâm Bưu cho lắm, nhưng mặc dù vậy, tôi sẵn sàng tham gia phong trào phê phán ông ta. Trước đây tôi cũng có thực hiện đường lối xét lại, tường phạm sai lầm... Bây giờ, tôi đã khỏe mạnh, mong Đảng giao cho tôi một chức vụ bình thường, để tôi có thể phục vụ Đảng và nhân dân những năm còn sức lực.

Sau khi xem xong bức thư ký tên “Đặng Tiểu Bình” này, Mao Trạch Đông cầm bút viết:

Đề nghị Thủ tướng sau khi đọc xong, giao cho chủ nhiệm Uông in và phát cho các đồng chí. Những sai lầm mà đồng chí Đặng Tiểu Bình mắc phải là nghiêm trọng. Nhưng cần phân biệt với Lưu Thiếu Kỳ: 1) Khu Xô viết Trung ương đồng chí ấy đã bị phê phán, tức là một trong bốn tội nhân Đặng, Mao, Tạ, Cổ, là người cầm đầu của cái gọi là phe Mao. Tài liệu phê phán đồng chí ấy thấy có hai đường lối, từ Đại hội khóa 6 đến nay có hai cuốn sách, người đứng ra phê phán đồng chí ấy là Trương Văn Thiên; 2) Đồng chí ấy không có vấn đề lịch sử. Tức là chưa đầu hàng địch; 3) Đồng chí ấy đã hiệp trợ đắc lực cho đồng chí Lưu Bá Thừa đánh địch, có chiến công. Ngoài cái đó ra, sau khi vào thành, cũng không làm một việc gì xấu, ví dụ dẫn đầu đoàn đại biểu đến Mạc Tư Khoa đàm phán, đồng chí ấy đã không khuất phục xét lại Liên Xô. Những việc này trước đây tôi đã nói nhiều lần, bây giờ nhắc lại lần nữa.

Mao Trạch Đông
Ngày 14 tháng 8 năm 72

Thực ra, chẳng cần Mao Trạch Đông phải nói bao nhiêu lần, chỉ cần đưa ra quyết định, bằng một câu là có thể giải quyết được vấn đề. Trong những năm tháng bất thường ấy, Mao Trạch Đông có đủ quyền uy để quyết định tiền đồ chính trị của những người lãnh đạo cao cấp chung quanh ông. Một đoạn chưa đầy 200 chữ đã có sự đánh giá khẳng định đối với Đặng Tiểu Bình, mặc dù sự khẳng định này lấy tiền đề của cái gọi là “những sai lầm mà Đặng mắc phải là nghiêm trọng”, hơn nữa, quả thực còn xa mới có thể nói là sự khẳng định đầy đủ, nhưng xét cho cùng nó đã “giải phóng” cho vị Tổng Bí thư trước của Đảng, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện và “nhân vật số 2 của Trung Quốc đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”. Đây là một quyết đoán quan trọng mà Mao Trạch Đông đưa ra sau sự kiện Lâm Bưu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #2 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 09:43:58 pm »


2. Sự trông chờ lặng lẽ

Ngày 20 tháng 2 năm 1973, Đặng Tiểu Bình kết thúc cuộc đời làm thợ nguội ở Giang Tây, lại trở về Trung Nam Hải, lại làm cái nghề của nhà cách mạng, mặc dù hai nhiệm vụ đều đảm nhiệm được, nhưng rốt cuộc thì công việc sau đã làm ông say sưa hơn. Lần này ông không dọn nhà vào ở Trung Nam Hải.

Ngay đêm khuya hôm quay trở về Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình rất lâu không ngủ được, chuyện đã qua cứ hiện lại trước mắt ông như một cuộn phim...

Mùa đông năm 1952, Đặng Tiểu Bình rời quê hương Tứ Xuyên, cả gia đình ông đến ở trong một ngôi nhà rộng rãi tại Trung Nam Hải. Sau đó không lâu, ông trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào thập kỷ 80 của thế kỷ 20, Đảng Cộng sản Trung Quốc hủy bỏ vị trí Chủ tịch Đảng, Tổng Bí thư trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng. Nhưng lúc đó vẫn không phải như vậy, lúc ấy Đặng Tiểu Bình xếp hàng thứ 6 trong những người lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc. Khi ông còn chưa có quyền phát ngôn, ông luôn luôn rất khéo léo giữ sự im lặng, cho mãi đến năm 74 tuổi ông mới tỏ rõ tài năng.

Nhà văn viết truyện ký của Đức là U-li Phơ-ran-sơ nói: “Dù là Phương Đông hay Phương Tây, tôi không biết trong thế kỷ này có một nhà chính trị nào có thể giống như Đặng đã đi qua một quá trình rắc rối phức tạp, quanh co, gập ghềnh, nhưng lại có những thành tích tuyệt vời hay không”.

Có người lấy làm lạ, vì sao Đặng Tiểu Bình lại bền gan vững chí như thế, không kìm được đã về tận quê Đặng Tiểu Bình để tìm câu trả lời.

Từ Thành Đô đi xe hơi qua Toại Ninh, Nam Sung, hành trình dài hơn 400 cây số, đến huyện Quảng An ở miền Đông Bắc tỉnh Tứ Xuyên, đó là quê hương Đặng Tiểu Bình.

Huyện Quảng An nằm ở vùng đồi gò đoạn giữa dãy Hoa Oanh, sông Cừ Giang chảy qua địa phận của huyện, đường xe lửa Tương Du chạy xuyên qua miền đông. Đặng Tiểu Bình ra đời ở thôn Bài Phường cách huyện lỵ 3,5 cây số. Nghe nói, tổ tiên của Đặng Tiểu Bình đã từng có người làm thầy giáo cho Hoàng đế Càn Long, vì vậy Hoàng đế Càn Long đã ban cho họ Đặng một thẻ Hàn lâm bài, “Thôn Bài Phường” được đặt tên từ đó. Tên thôn cùng với sự chìm nổi của Đặng Tiểu Bình mà đã từng mấy lần đổi tên. Trong cách mạng văn hóa đổi là đại đội sản xuất “Phản tu” (chống xét lại - N.D.) năm 1977, mới khôi phục lại tên cũ.

Khu nhà nơi Đặng Tiểu Bình ra đời, dân địa phương gọi là “Đặng gia lão viện tử” (Khu nhà cũ họ Đặng - N.D.). Nhà ở cũ là kiểu tam hợp viện (kiểu kiến trúc Trung Quốc ba phía là nhà, giữa là sân, một phía là tường có cổng ra vào - N.D.), có kết cấu gỗ thông thường, thường thấy ở nông thôn vùng Đông Bắc Tứ Xuyên, lợp ngói màu xám, tường đắp bằng đất bùn, nổi bật trong rừng trúc. Nghe nói, ba ngôi nhà lần lượt do ba đời cụ ông và bố của Đặng Tiểu Bình xây nên, khu sân là một mảnh đất bằng nhỏ khoảng hơn 200 mét vuông, chủ yếu dùng để phơi lương thực. Tổ tiên của Đặng Tiểu Bình cũng giống như rất nhiều người Tứ Xuyên khác là từ ngoài di cư vào. Khoảng năm Hồng Vũ thời nhà Minh, dân di cư từ các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông đến đây, nghe nói, họ Đặng là người Khách Gia, từ Ma Thành tỉnh Hồ Bắc di cư đến, mấy trăm năm nay, họ Đặng luôn luôn là một họ thịnh vượng.

Ngày 22 tháng 8 năm 1904, Đặng Tiểu Bình đã ra đời ở cái làng có phong cảnh tươi đẹp này. Đến nay tại gian phòng ông ra đời vẫn còn giữ được chiếc giường gỗ chạm hoa lúc mẹ ông sinh ra ông. Bấm đốt ngón tay, chiếc giường đã có lịch sử hơn 90 năm.

Phụ thân Đặng Tiểu Bình là Đặng Văn Minh, cuối đời nhà Thanh đã từng học ở Trường Pháp chính Thành Đô, ông cương nghị hơn người, đã từng làm Cục trưởng, cục Đoàn luyện ở huyện; sau đó mưu sự ở bên ngoài khá lâu. Mẹ ông họ Đàm, qua đời từ sớm, mẹ kế họ Hạ là con gái phu thuyền ở sông Gia Lăng. Đặng Tiểu Bình là con trai trưởng, ông còn ba người em trai, một chị gái và hai em gái.

Thời niên thiếu, Đặng Tiểu Bình có tên là Đặng Tiên Thánh, tên chính thức khi đi học là Đặng Hy Hiền, 5 tuổi vào học trường Tư thục Phát Mông, 7 tuổi vào học Trường Tiểu học Tân Thức, ông đã sống 15 năm tuổi thơ ấu và tuổi niên thiếu trong ngôi nhà này. Theo một số cụ già nhớ lại lúc nhỏ ông rất thông minh, đọc sách ba lượt là có thể thuộc lòng.

Nơi ở cũ của Đặng Tiểu Bình là ngôi nhà nông dân miền Nam điển hình, ba dãy nhà tạo thành hình chữ U, bốn chung quanh là những bụi trúc xanh tươi. Hiện nay trong ngôi nhà này, ngoài ngôi nhà chính giữa treo mấy chục bức ảnh về các thời kỳ lịch sử của ông, các nhà khác vẫn nguyên như cũ. Vùng này khá hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, nhưng hằng ngày có rất nhiều người đến tham quan, chiêm ngưỡng. Họ lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ suy nghĩ, trong cuốn sổ ghi cảm tưởng rất dày có hai điều:

Vĩ đại sinh ra từ bình thường. Nhân dân sẽ mãi mãi ghi nhớ những kết quả thiết thực mà ông mang lại.

Năm 1920, Đặng Tiểu Bình 16 tuổi, rời khỏi quê hương thuận theo dòng Trường Giang xuôi về phía Đông, mang tư tưởng “công nghiệp cứu quốc” sang Pháp vừa học vừa làm, bắt đầu cuộc đời cách mạng. Hơn 70 năm đã qua, Đặng Tiểu Bình không quay trở về quê hương nữa, nhưng mọi người ở quê không thể quên ông, họ coi hai cây vạn tuế ở Quảng An Môn bình thường rất hiếm nở hoa, nhưng từ năm 1979 lại liên tục 9 năm liền nở hoa là tượng trưng vận nước bắt đầu hưng thịnh từ sau khi Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền, cho rằng đối diện với nơi ở cũ của Đặng Tiểu Bình có dãy núi Bút Giá (giống giá để bút lông - N.D.) có ba ngọn nhấp nhô là báo trước ba lần nổi lên và ba lần chìm xuống trong cuộc đời của Đặng Tiểu Bình. Và cái thế của ngọn núi cuối cùng là cao nhất, chứng tỏ thời kỳ huy hoàng nhất trong cuộc đời Đặng Tiểu Bình. Mọi người theo thói quen truyền thống đã tạo nên màu sắc thần thoại đẹp cho lãnh tụ mà họ yêu mến.

Xưởng cơ khí nông nghiệp của huyện Tân Kiến là một xưởng nhỏ không nói gì là toàn quốc mà ngay trong tỉnh Giang Tây cũng không có gì nổi trội nhưng ở đây đã lưu truyền một truyền thuyết về người thợ nguội già thần bí.

Đó là một buổi sáng mùa hè, nóng nực trùm khắp đất trời, những người dân Trung Quốc chịu thương chịu khó húp xong bát cháo với mấy miếng ca la thầu vào buổi sáng vội vã đến xưởng làm việc. Đây là một công xưởng rất bình thường, nhà xưởng làm bằng gạch xanh, lớn và rộng nhưng thiết bị là nhà máy của Liên Xô vào những năm 50, công nhân chỉ vùi đầu vào làm việc bên máy, còn việc tiêu thụ sản phẩm là việc công nhân không quản lý được và cũng không muốn quản lý.

Tiểu Vương một công nhân học việc là một thanh niên rất hoạt bát, thích hát những vở kịch mẫu, buổi tối thường thích viết bài biểu dương người tốt việc tốt trong phân xưởng và gửi đến phòng tuyên truyền của Đảng ủy xí nghiệp, hơn một năm trôi qua, phòng tuyên truyền của Đảng ủy xí nghiệp đã sử dụng 15 bài viết của anh ta, hôm qua lại sử dụng một bài, bây giờ khỏi phải nói anh ta mừng biết nhường nào.

Anh ta vừa khẽ hát kịch mẫu, vừa làm việc, bỗng cảm thấy có cái gì đó hơi khác thường, đến bên anh ta có hai công nhân già, một nam một nữ. Nhìn mặt thì người đàn ông sắp 70, còn người đàn bà thì đã hơn 60, chẳng phải là nam 60, nữ 55 thì có thể nghỉ hưu rồi hay sao? Hai vị này định diễn vở kịch gì đây. Nhìn kỹ lại, dáng người đàn ông không cao, nhưng vai lại rất rộng, cổ hơi ngắn, trên khuôn mặt là ánh mắt bình thản, khuôn mặt trông quen quen, tim Tiểu Vương bất ngờ đập rộn lên, ông ta, ông ta chẳng phải là nhân vật thứ hai trong Bộ Tư lệnh tư sản Lưu, Đặng, tên khốn kiếp Đặng Tiểu Hình ư?

Anh ta không thể nào bình tĩnh để làm việc được nữa, anh ta cứ luôn nhìn trộm “người bạn” mới đến ở bên cạnh; anh ta phát hiện thấy ông Tổng Bí thư trước của Đảng Cộng sản này đứng bên chiếc máy tiện ren, làm rất thành thạo, tỏ ra rất giống một công nhân già, còn người đàn bà ở bên cạnh người công nhân già - rõ ràng là Trác Lâm vợ của Đặng Tiểu Bình cũng đang tháo rửa và lắp ráp. Thánh thật! Trong lòng Tiểu Vương rất thán phục, không biết là anh ta thán phục một “nhân vật lớn” như vậy đã từ trên trời giáng xuống bên cạnh anh ta hay thán phục ông già này là một thợ nguội xứng với chức vụ, anh ta không biết rằng Đặng Tiểu Bình đã từng học làm thợ nguội từ rất sớm ở Cơ-lô-xô và ở Rê-nô. Bản thân Tiểu Bình cũng không ngờ rằng tay nghề mà ông học được khi sang Pháp vừa học vừa làm xưa kia đến lúc trên dưới 70 tuổi lại có chỗ để dùng. Đời người ta quả là phong phú và phức tạp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #3 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 09:44:27 pm »


Năm 1920, mang trong lòng niềm mong ước thiết tha, “vừa làm thuê vừa đi học, học để có chút năng lực trở về nước”, Đặng Tiểu Bình cùng tám chín mươi anh chị em trai trẻ đã ngồi trong khoang chở hàng của chiếc tàu thủy “Ăng-đrê-pen” sau 40 ngày lênh đênh trên biển đã đến cảng Mác-xây của Pháp.

Lúc ấy Đặng Tiểu Bình vừa đầy 16 tuổi, là người trẻ nhất trong những thanh niên Trung Quốc đi chuyến tàu ấy.

Sau khi đến nước Pháp, tình hình thực tế ở đây trái ngược với nguyện vọng của ông, phần lớn thời gian chỉ có thể dùng vào việc đi tìm việc làm, kiếm tiền nuôi miệng, hơn nữa những công việc làm đều là những việc lao động nặng nhọc chẳng học được bao nhiêu kỹ thuật. Đầu tiên ông vào làm việc lặt vặt ở nhà máy gang thép Cơ-lô-xô, về sau vào làm thợ nguội ở nhà máy Biêng-cô-rây-nô ở Pa-ri; còn đến làm ở cửa hàng ăn và công nhân đốt lò đầu máy xe lửa; thu nhập cực kỳ ít ỏi. Ông chỉ có ít thời gian vào trường ngôn ngữ ở vùng này để học.

Lúc này Đại chiến thứ nhất vừa kết thúc, nền kinh tế nước Pháp đang ở thời kỳ tiêu điều, việc làm vô cùng khó khăn. Người Trung Quốc dù có đến làm ở một số nhà máy lớn tương đối tốt thì tiền công cũng chỉ bằng nửa tiền công của công nhân Pháp. Gia đình Đặng Tiểu Bình cũng không còn đủ lực để gửi tiền cho ông nữa. Do vậy cuộc sống hằng ngày rất khó khăn.

Sau hơn 60 năm, ông hồi tưởng lại: “(Thời kỳ ấy) mỗi khi mua được một mẩu bánh mì to bằng cái sừng dê và một cốc sữa, tôi luôn cảm thấy rất vui”.

Hiện thực tàn khốc làm cho nguyện vọng ra nước ngoài học tập trước đây của Đặng Tiểu Bình trở thành bong bóng.

Nhưng, một lý tưởng mới càng ngày càng thu hút mạnh mẽ người thanh niên này. Ở nước Pháp lúc ấy, phong trào công nhân rầm rộ khắp nơi, chủ nghĩa Mác và các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa khác lưu hành rộng rãi, một lớp lưu học sinh Trung Quốc tiên tiến lần lượt tiếp thu chủ nghĩa Mác mà đi vào con đường cách mạng.

Những ngày sống đồng cam cộng khổ với công nhân các nước khác, đã làm cho Đặng Tiểu Bình hiểu một cách sâu sắc giai cấp vô sản; do ảnh hưởng của các nhà cách mạng lớn tuổi hơn của Trung Quốc như Triệu Thế Viêm, Chu Ân Lai v.v... Ông tích cực học tập chủ nghĩa Mác, bắt đầu các hoạt động tuyên truyền chính trị của chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1922, Đặng Tiểu Bình tham gia Đảng Cộng sản thiếu niên Trung Quốc du học ở châu Âu (sau đổi thành chi bộ du học ở châu Âu của Đoàn thanh niên xã hội chủ nghĩa Trung Quốc). Hai năm sau, ông lại chuyển thành đảng viên cộng sản, ít lâu sau ông được ủy nhiệm trọng trách lãnh đạo công tác Đảng đoàn và phong trào công nhân người Hoa ở Ly-ông.

Từ năm 16 tuổi đến năm 21 tuổi, Đặng Tiểu Bình sống ở Pháp hơn 5 năm, từ một thanh niên yêu nước, trở thành người mác-xít, từ một lưu học sinh trở thành một nhà cách mạng chuyên nghiệp. Một điều làm người ta cười ra nước mắt là hơn 50 năm sau, Đặng Tiểu Bình lại từ một nhà cách mạng chuyên nghiệp trở thành một người công nhân già khi đã quá tuổi về hưu từ lâu.

Đó là vào mùa hè năm 1970, Đặng Tiểu Bình đã rời khỏi Trung Nam Hải chưa đầy một năm rưỡi. Khi ngọn lửa “đại cách mạng văn hóa” bùng cháy khắp Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình với tư cách là kẻ thù thứ hai của nhân dân cả nước chỉ sau Lưu Thiếu Kỳ, và cũng như Lưu Thiếu Kỳ phải cách ly với gia đình vợ con, giam lỏng tại nơi ở của ông trong Trung Nam Hải.

Khác với Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình yên ổn vượt qua tình cảnh khó khăn này, sức khỏe không bị hao tổn chút nào, cho đến 10 năm sau, qua ti-vi, Giang Thanh bị giam trong ngục Tần Thành khi nhìn thấy Đặng Tiểu Bình với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của quân đội Trung Quốc duyệt binh đã ngạc nhiên kêu lên: “Ông ta trẻ thế!”.

Ngày 2 tháng 3 năm 1969, Liên Xô nổ súng khiêu khích vào bộ đội biên phòng của ta ở đảo Trân Bảo trên sông U-xu-ri (Ô Tô Lý) dẫn đến sự đối địch giữa hai bên Trung - Xô. Theo Cục tình báo Trung ương Mỹ sau này xác nhận, Liên Xô muốn dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật và vũ khí hạt nhân dự trữ có mức độ để tấn công xâm lược Trung Quốc. Lúc ấy với tư cách là nhân vật thứ hai của Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc, Lâm Bưu đã ra lệnh cho quân Giải phóng nhân dân bước vào tình trạng chuẩn bị chiến đấu cấp 1, trong kế hoạch khẩn cấp của ông ta còn bao gồm, đầu não của Đảng, nội trong 24 giờ phải rời khỏi Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ bị giam tại nơi ở đang thở thoi thóp đã phải nằm trên cáng bay đến Khai Phong, “Cha đẻ của Hồng quân” Chu Đức đã đi Quảng Đông, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đi Trường Sa, Đặng Tiểu Bình và Trác Lâm cùng một đội cảnh vệ vũ trang lên máy bay đi Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Vừa đến Nam Xương, Đặng Tiểu Bình đã hiểu ngay rằng, đây là nơi thế lực của Lâm Bưu mạnh nhất. “Phó Chủ tịch Lâm” muốn ông giống như Lưu Thiếu Kỳ sẽ ốm đau, sầu muộn mà chết, tự sinh tự diệt.

“Quyết không thể để cho âm mưu của họ được thực hiện”, Đặng Tiểu Bình nghĩ thầm, “Trung Quốc vẫn cần mình, mình phải sống, cần phải bền bỉ đợi chờ!”.

Và thế là, do sự bức hại của Lâm Bưu và “bọn bốn tên”, Đặng Tiểu Bình và Trác Lâm phải rời đến ở một căn nhà đơn độc tại ngoại ô Nam Xương. Chung quanh ngôi nhà là hàng rào tre cao hơn đầu người, khuôn viên hoạt động rất hẹp. Đặng Tiểu Bình không chịu ngồi yên, ngôi nhà hai tầng mà họ ở nước máy không lên được tầng hai, đã hơn 60 tuổi nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn thường tự xách nước lên lầu. Ngoài việc hằng ngày đi bộ 40 vòng trong sân, ông còn cùng Trác Lâm cuốc một mảnh đất trồng rau, nuôi một đàn gà. Đặng Tiểu Bình múc nước, xách thùng, tưới phân việc gì cũng làm. Lao động cần cù đã tạo nên những luống rau xanh, rau cải, rau chân vịt, hành tây, tỏi v.v... trông thật mát mắt.

Thời kỳ ở vùng ngoại ô Nam Xương, cấp trên quy định là hằng ngày Đặng Tiểu Bình phải đến lao động tại một xí nghiệp gần đó. Lộ trình khoảng nửa tiếng. Ông kiên trì đi bộ. Mới đầu, ông làm một số việc nhẹ, nhưng ông lại chủ động đề xuất được làm việc nặng. Về sau, ông đảm nhiệm giũa đinh ốc, hơn nữa tự mình còn định mức lao động hằng ngày.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #4 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 09:46:01 pm »


3. Gia đình Đặng Tiểu Bình

Sau khi trở lại làm việc, gia đình Đặng Tiểu đình lại được đoàn tụ, nhưng mỗi người đều mang những vết thương do đại cách mạng văn hoá để lại.

Ông sinh được hai trai ba gái, con trai cả là Phác Phương, con trai thứ là Chất Phương, ba cô con gái là Lâm, Nam, Dung.

Con trai cả sinh trong doanh trại quân đội của Lưu (Bá Thừa) Đặng (Tiểu Bình). Đặng Tiểu Bình khiêm tốn mời Lưu Bá Thùa đặt tên cho con. Lưu Bá Thừa cũng không khiêm nhượng nói, Trung Quốc có một câu nói tốt lành là “Thuần phác phương chính”, vậy gọi là “Phác Phương” có được không? Đặng Tiểu Bình đồng ý. Đã đặt tên Phác Phương mở đầu, sau khi đứa con thứ hai ra đời, Đặng Tiểu Bình liền lấy “chất phác” để sánh đôi, cũng không nhờ ai, tự đặt cho con là “Chất Phương”.

Đặng Tiểu Bình chú ý đến nam nữ bình đẳng, con trai đã do mình đặt tên, thì con gái sẽ do Trác Lâm vợ ông đặt tên.

Nói chung tất cả các danh nhân thì đều được mọi người chú ý. Con gái lớn của Đặng Tiểu Bình gọi là Đặng Lâm. Có nhà khảo cứu khẳng định tên này có trong “Sơn Hải kinh”, vì trong “Khen cha từng ngày” có câu “Đi đường khát mà chết, bò chiếc gậy của mình, rồi hóa thành rừng Đặng”. Nhưng Trác Lâm nói, bà chưa từng đọc “Sơn Hải kinh”. Cháu gái này lại sinh đúng vào thời kỳ khó khăn của cuộc kháng chiến, sau khi sinh Trác Lâm chỉ nuôi được con có 7 ngày, rồi giao cho bà con ở khu căn cứ nuôi nấng, tạm thời không nghĩ ra tên gì khác, nên dùng chữ Lâm của tên mình đặt cho con, cũng là để tiện sau này tìm con cho dễ. Ai dè Đặng Lâm ghét cái chữ Lâm viết nhiều nét, nên đã bỏ chữ “ngọc” ở trước chữ “lâm” là “ngọc đẹp” thành chữ “lâm” là “rừng”. Về sau sinh thêm hai cô con gái, Trác Lâm liền đặt tên có chữ “mộc” mà không dùng chữ “ngọc” một cô tên là “Nam”, một cô tên là “Dung”. Nam (là cây lim), Dung (là cây đa) hai loại cây thường thấy ở rừng trên khắp đất nước Trung Hoa, nếu đoán nghĩa của nó, có thể là mong muốn con cái thành tài.

Trong lần đoàn tụ này, con trai cả Đặng Phác Phương đã trở thành người tàn phế bị liệt hai chân, không thể tự lo liệu sinh hoạt cho bản thân. Còn cô con gái thứ hai Đặng Nam thì đã “gả” cho người con trai học đại học của Trương Tịnh một nông dân ở Giang Tô.

Ở vùng Thái Châu, Giang Tô lưu truyền rộng rãi câu chuyện hôn nhân có ý nghĩa sâu xa này.

Ở ngoài thành Thái Châu tỉnh Giang Tô, có một thôn nhỏ rất bình thường, gọi là thôn Kỳ Lâm. Ở đây có một gia đình “đặc biệt”. Chủ hộ chính là thông gia của Đặng Tiểu Bình! Mọi người nhìn ông già Trương Tịnh gày gò nhưng luôn luôn nhã nhặn nói toàn giọng địa phương Thái Châu trong lòng tự hỏi: ông ấy là thông gia của Đặng Tiểu Bình ư? Đúng thế, con gái Đặng Tiểu Bình là Đặng Nam đã lấy Trương Hồng con trai thứ hai của ông.

Trương Tịnh là một ông già bình thường, ông không phải vì là thông gia của Đặng Tiểu Bình mà trở nên có giá, ông vẫn sống không có tiếng tăm gì giữa bà con thôn xóm.

Nhà tuy nghèo, nhưng Trương Tịnh hiểu được ý nghĩa của học vấn, nên luôn luôn thúc giục con cái chăm chỉ học hành. Con trai cả thi đỗ vào Đại học Thiên Tân, nhưng vì sức khỏe yếu, nên anh không được học, người con trai thứ hai thi đỗ vào Đại học Bắc Kinh.

Trương Hồng đỗ vào khoa Vật lý, cùng lớp với Đặng Nam. Lúc đó, Trương Hồng là ủy viên Ban chấp hành chi đoàn lớp, còn Đặng Nam là Bí thư chi đoàn. Không biết có phải do mối liên hệ trong công tác hay sự bàn luận trong học tập đã khiến cho Đặng Nam một cô gái được “cưng chiều” nhiều như vậy lại vừa ý Trương Hồng, một “chàng trai quê mùa” hay không? Ông già Trương Tịnh tiết lộ hai điều: một là lúc ấy ở trong lớp, Trương Hồng nói tiếng Thái Châu, các bạn học không hiểu được, duy chỉ có Đặng Nam có thể nghe được, thế là cô trở thành “phiên dịch nghĩa vụ” của Trương Hồng, hai là, Trương Hồng học tập chăm chỉ, thành tích cũng nổi trội, nhưng không có tiền mua sách, Đặng Nam thường xuyên mua sách cho Trương Hồng “mượn”...

Một ngày sau khi trở lại học tập để làm cách mạng “trong thời kỳ cách mạng văn hóa”, Đặng Nam chính thức đưa Trương Hồng về nhà giới thiệu với mọi người. Quan hệ của họ đã được xác định. Khi tốt nghiệp hai người được phân công về thôn Cao Trại, một thôn ở vùng núi, huyện Lâm Cường, tỉnh Thiểm Tây. Lúc ấy Đặng Tiểu Bình bị giam lỏng ở xưởng cơ khí nông nghiệp thuộc Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Một năm sau Trương Hồng và Đặng Nam được chuyển đến ở với Đặng Tiểu Bình. Họ tổ chức đám cưới đơn giản, không cỗ bàn. Lúc đó họ đã 26 tuổi. Nghe nói đôi vợ chồng mới cưới về quê để hưởng tuần trăng mật, Trương Tịnh và vợ buồn lắm: nhà tranh, phản gỗ, cơm rau… liệu có đáng để đón cô con dâu tôn quý không? Lúc mới gặp mặt, bà mẹ chồng thấy Đặng Nam xách lễ mễ một bọc to tướng, vội chạy đến xách giúp. Đặng Nam nói với mẹ: “Chúng con đã được rèn luyện ở vùng núi rồi, gánh hàng trăm cân (1 cân bằng 0,5 kg - N.D.) vượt đồi vượt núi quen rồi mẹ ạ! Con khỏe lắm!”

Vào đến cửa, bà mẹ chồng ngượng ngùng nói: “Bố mẹ ở nhà quê, ngôi nhà tranh này sẽ làm con khó chịu không biết là con có quen không...”. “Mẹ ạ, còn tốt hơn nhiều vùng nông thôn chúng con đến lao động”.

Mẹ chồng nấu cơm thì Đặng Nam đi nhóm bếp, ăn xong lại tranh đi rửa bát, giặt quần áo. Trên con người cô không tìm thấy một chút “đặc biệt” nào. Cuối năm 1971, Đặng Nam sắp đến ngày sinh nở, cô chuẩn bị đến Giang Tây với bố mẹ đẻ, muốn mẹ chồng cùng đi. Vừa nghe con dâu nói, bà cụ đã đắn đo phân vân: “Chỉ lo mẹ là một bà già nhà quê, chữ nghĩa chẳng biết, đến nhà con...” Đặng Nam thấy mẹ chồng nói vậy, cô ấm ức muốn khóc: “Bây giờ đã là người trong một nhà rồi, mẹ còn phân vân nhà mẹ nhà con làm gì?...” Bà mẹ chồng rất cảm động nên mới quyết định đi cùng. Hồi tưởng lại những này sống không bình thường ấy, bà vợ ông Trương thường hay nhắc đến mấy việc. Lúc gặp Đặng Tiểu Bình, tôi thấy ông ấy rất điềm đạm, ôn tồn, ông ấy nói với tôi: “Chúng ta là gia đình cách mạng, không có khuôn phép gì, bà cứ tự nhiên, muốn ăn gì thì xin cứ tùy ý làm...”.

Một lần tôi nấu hai con cá, Đặng Tiểu Bình ăn xong khen ngon, còn nói làm ngon hơn Trác Lâm và bảo sau này vẫn mời tôi nấu”... Bây giờ, ông bà Trương Tịnh đã dọn đến một khu dân cư bình thường ở Thái Châu một căn hộ 30 mét vuông đã cũ. Ông Trương Tịnh đã nghỉ hưu, nhưng vẫn đi làm ở một cửa hàng bách hóa, một tháng được 30 đồng thù lao. Bà vợ ông không có việc làm, Trương Hồng mỗi tháng gửi về cho mẹ 50 đồng tiền ăn.

Bốn người con của Trương Tịnh, ngoài Trương Hồng là Phó chủ nhiệm Phòng kỹ thuật Vật lý, ủy viên Học bộ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ra, Trương Hòa người con trai cả dạy học tại trường Phổ thông trung học ở nông thôn. Con trai nhỏ Trương Lương hộ khẩu ở nông thôn, nhưng làm công nhân hợp đồng ở xưởng dệt Thái Châu. Con gái là Trương Trân hiện đang công tác ở Trường Y tế Thái Châu.

Có lẽ vì có một gia đình thông gia như vậy, nên vận mệnh của Đặng Tiểu Bình và nhân dân Trung Quốc càng gắn bó chặt chẽ hơn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #5 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 09:47:01 pm »


4. Cảnh tượng kịch tính

Ngày 12 tháng 4 năm 1973, sau khi Đặng Tiểu Bình trở lại chính trường, lần đầu tiên xuất hiện công khai trong một trường hợp quan trọng.

Hôm ấy, tại Đại lễ đường Nhân dân, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tổ chức chiêu đãi trọng thể Hoàng thân Nô-rô-đôm Xi-ha-núc Nguyên thủ Nhà nước Cam-pu- chia.

Bữa tiệc chưa chính thức bắt đầu, những người đến dự tiệc còn chưa ngồi vào chỗ, mọi người còn đang đợi Hoàng thân Xi-ha-núc vui vẻ ngồi vào chỗ, thì lúc này Đặng Tiểu Bình xuất hiện. Một người Hung-ga-ri tên là Pa-ra-xi Đa-nây-si đến dự tiệc đã chú ý đến cảnh tượng kịch tính xảy ra trước mắt. Với ánh mắt nhạy cảm nghề nghiệp riêng, ông ta đã nhanh chóng thu vào trí nhớ mình hình ảnh quan trọng này. Sau 14 năm cuốn sách “Đặng Tiểu Bình” ra đời. (Bản Trung văn do Nhà xuất bản Quân Giải phóng xuất bản năm 1988). Có một đoạn như sau:

Ông (chỉ Đặng Tiểu Bình) đơn độc đứng giữa gian phòng lớn. Vóc dáng ông rõ ràng là nhỏ thấp, nhưng đôi vai rộng, tỏ rõ sự cương nghị mạnh mẽ. Trên người mặc bộ quần áo đại cán màu sẫm, nhưng đi tất màu trắng. Lúc này, tất nhiên ông biết, từ xa bên rất nhiều bàn tiệc hình tròn, trong phòng lớn tại Đại lễ đường Nhân dân có mấy trăm cặp mắt hiếu kỳ đang chăm chú nhìn ông, vì từ sau khi ông mất hút, lại từ cái góc bị lãng quên đột ngột xuất hiện trước mắt mọi người. Trong những người mà 7 năm về trước đã bị cơn động đất chính trị “đại cách mạng văn hóa” vô sản vĩ đại đè rạp xuống đất, sau này, trong những người được khôi phục danh sự xuất hiện trở lại chính trường thì ông là một người có địa vị cao nhất.

Trong buổi chiêu đãi làm người ta khó quên ấy, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đang chờ bữa tiệc bắt đầu, đang túm năm tụm ba hàn huyên trò chuyện thì ông lại chỉ đơn độc một mình lặng lẽ không nói. Nhưng đôi mắt to gần giống mắt người châu Âu, đang nhìn lướt tất cả mọi người có mặt trong phòng, hình như sự đơn độc không một chút nào làm ông cảm thấy hổ thẹn băn khoăn, trái lại, ông đang quan sát địa thế, ngắm nghía bạn bè, chuẩn bị đón nhiệm vụ và cuộc đấu tranh mới. Cạnh tượng trước mắt là: đứng bên kia là một số anh hùng của “đại cách mạng văn hóa”, không lâu trước đấy họ đã tước mất tất cả quyền lực của ông; còn bên này là những người hy sinh chính trị, nhưng bây giờ ông lại đứng trong phòng lớn quyền lực, là một trong các phó thủ tướng. Trong giờ phút này họ có thể xét nét những điều gì về nhau.


Đúng, “bên này” là kẻ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa số 2 đã từng bị đánh nhào xuống đất, và “bên kia” là những anh hùng của “đại cách mạng văn hóa” giờ phút này họ có thể xét đoán những điều gì về nhau. Pa-ra-xi Đa-nây-si không suy đoán quá sâu. Có lẽ trong trường hợp long trọng thanh cao như thế, không có ai lại thất thố nhìn chằm chằm vào đối phương để thăm dò - Đặng Tiểu Bình nhất định rất bình thản, ông không nghĩ đến những rắc rối mới sau này; tức là ông dự cảm tới cuộc đọ sức mới sau khi được khôi phục lại là không thể tránh khỏi. Cho dù biết cuộc đời chính trị không bằng phẳng của mình còn phải trải qua thêm một đoạn khúc khuỷu nữa, ông cũng sẽ không run sợ và bối rối, ông là “công ty gang thép”.

Sau khi được khôi phục sinh hoạt tổ chức 5 tháng, Đặng Tiểu Bình được cử làm ủy viên Trung ương. Ông được bầu làm ủy viên Trung ương trong Đại hội Đảng khóa 10, triệu tập vào tháng 8 năm 1973. Từ “kẻ thứ hai đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” lại trở thành Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, ủy viên Trung ương Đảng, đây là một bước ngoặt khá lớn, thậm chí có thể nói là không thể nghĩ tới. Nhưng sự việc không dừng ở đây. Mao Trạch Đông còn phải giao trách nhiệm nặng nề hơn cho Đặng Tiểu Bình.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 09:48:52 pm »


2
Tấm thảm đỏ, Chu Ân Lai dụng tâm vất vả
Không được gặp, Giang Thanh căm giận “cái gai”


1. Chu Ân Lai thứ hai

Giữa lúc Chu Ân Lai đang bị bệnh nặng, Đặng Tiểu Bình lại đứng dậy, chia gánh nặng với Chu Ân Lai, trở thành “Chu Ân Lai thứ hai”, trở thành kẻ thù chính trị thứ hai của Giang Thanh.

Ngày 10 tháng 3 năm 1973, Đặng Tiểu Bình đã được khôi phục chức vụ Phó Thủ tướng, bắt đầu trở thành phó của Chu Ân Lai.

Hiềm vì do được phục hồi không lâu, trong Đại hội Đảng khóa 9 Đặng Tiểu Bình chỉ là ủy viên Trung ương Đảng, trong hội nghị Trung ương lần thứ 1, khóa 10, Đặng Tiểu Bình “không thể vào Bộ Chính trị”.

Đại hội Đảng khóa 10 kết thúc mới được hơn 3 tháng, vào ngày 12 tháng 12 năm 1973, Mao Trạch Đông đã phê bình: “Bộ Chính trị không bàn chính trị, Quân ủy không bàn quân sự, không bàn chính trị!”.

Mao Trạch Đông đề xuất: Đặng Tiểu Bình giữ chức ủy viên Quân ủy, ủy viên Bộ Chính trị. Mao Trạch Đông nói: “Đặng Tiểu Bình trở lại Bộ Chính trị - Đồng chí ấy vốn là ủy viên Bộ Chính trị. Lần này, Bộ Chính trị mời đồng chí ấy về chứ không phải là một mình tôi mời đồng chí ấy về”.

Đó là vì Mao Trạch Đông đã bàn trước với Chu Ân Lai v.v... và được sự đồng ý của đại đa số ủy viên Bộ Chính trị đồng ý, ủng hộ. Thế là ngày ngày 22 tháng 12, Trung ương Đảng ra thông báo: “Theo đề nghị của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Trung ương quyết định: Đặng Tiểu Bình làm ủy viên Bộ Chính trị, tham gia công tác lãnh đạo của Trung ương, đợi Hội nghị Trung ương lần thứ 2 khóa 10 họp sẽ truy nhận; Đặng Tiểu Bình là ủy viên Quân ủy Trung ương, tham gia công tác lãnh đạo Quân ủy.

Vậy là, sau khi Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại, đã bước lên bậc thứ 2; từ Phó Thủ tướng Quốc vụ viện đến ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Quân ủy Trung ương, kiêm Tổng Tham mưu trưởng. Cả ba mặt Đảng, chính quyền, quân đội Đặng Tiểu Bình đều đảm nhiệm những chức vụ quan trọng.

Tháng 3 năm 1974, nước ta nhận được thông báo, Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ họp hội nghị đặc biệt lần thứ 6, yêu cầu Trung Quốc với tư cách là nước ủy viên Thường trực Liên hợp quốc, cử đoàn đại biểu tham gia, đồng thời phát biểu trong Đại hội. Sau khi Trung Quốc nhận được yêu cầu này, Chu Ân Lai đã bàn bạc với Mao Trạch Đông, cử ai dẫn đầu đoàn đại biểu này. Chu Ân Lai đang bị ốm nặng, không thể đi được. Trong các Phó Thủ tướng, Đặng Tiểu Bình được phân công phụ trách công tác đối ngoại, tư cách, tài năng của ông đều thích hợp với việc thay mặt Trung Quốc dẫn đầu đoàn. Mao Trạch Đông quyết định Đặng Tiểu Bình dẫn đầu đoàn đại biểu đi dự. Vậy là, Chu Ân Lai theo gợi ý của Mao Trạch Đông chính thức viết báo cáo gửi Trung ương nêu rõ việc Đại hội đồng Liên hợp quốc họp hội nghị đặc biệt vào tháng 4, nước ta sẽ do Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình làm trưởng đoàn dẫn đoàn đi dự. Chu Ân Lai chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị, thảo luận báo cáo này của Bộ Ngoại giao, cho rằng Đặng Tiều Bình đảm nhận trưởng đoàn là thích hợp.

Trong Hội nghị, Giang Thanh phản đối không đồng ý Đặng Tiểu Bình làm trưởng đoàn dẫn đoàn đi, lấy cớ là công việc trong nước bận, Đặng Tiểu Bình không đi được.

Tình hình được phản ánh đến Mao Trạch Đông, ngày 25 tháng 3, Mao Trạch Đông nói với Chu Ân Lai: “Đặng Tiểu Bình tham gia dự họp Đại hội đồng Liên hợp quốc là ý của tôi, nếu các đồng chí trong Bộ Chính trị đều không đồng ý thì thôi”.

Ngay lập tức Chu Ân Lai hoàn toàn đồng ý ý kiến của Mao Trạch Đông.

Thế là, Chu Ân Lai lại triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị một lần nữa. Trong Hội nghị ông nói: “Về việc cử Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đồng Liên hợp quốc, Mao Chủ tịch nói, đồng chí Tiểu Bình đi dự Đại hội Liên hợp quốc là ý kiến của Chủ tịch, nếu các đồng chí trong Bộ Chính trị đều không đồng ý thì thôi. Tuy Hội nghị lần trước, đa số các đồng chí trong Bộ Chính trị đều không có ý kiến, bây giờ Chủ tịch đã nói là ý kiến của Chủ tịch, vậy chúng ta đồng ý ý kiến của Chủ tịch”.

Trong Hội nghị, mọi người đồng ý ý kiến của Mao Trạch Đông, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên cũng không dám nói gì nữa, chỉ có Giang Thanh kiên trì phản đối.

Ngày 27 tháng 3, Mao Trạch Đông viết một bức thư cho Giang Thanh.

“Giang Thanh, đồng chí Đặng Tiểu Bình ra nước ngoài là ý kiến của tôi, cô không nên phản đối mới phải. Nên chú ý cẩn thận, không nên phản đối đề nghị của tôi”.

Vậy là, cuối cùng đã xác định Đặng Tiểu Bình dẫn đoàn đi dự họp Hội nghị đặc biệt Liên hợp quốc. Bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình trong Hội nghị đặc biệt được Bộ Chính trị thảo luận thông qua, đồng thời được Mao Trạch Đông đọc duyệt và tán thành.

Ngày 10 tháng 4, bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình trong Hội nghị đặc biệt Liên hợp quốc khóa 6, đã trình bày toàn diện “Ba thế giới” tồn tại trên thế giới do Mao Trạch Đông nêu ra, đồng thời nêu rõ chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Phát biểu của ông nhận được sự phản ứng rất tốt.

Vì sao Giang Thanh và phe lũ lại phản đối Đặng Tiểu Bình đi dự hội nghị đặc biệt Đại hội đồng Liên hợp quốc? Tất nhiên không phải là do quan tâm đến sức khỏe của ông cũng không phải vì công việc của ông bận, mà là lo lắng địa vị chính trị của Đặng Tiểu Bình lại tăng cao hơn nữa, ảnh hưởng sẽ mở rộng ra trong và ngoài nước, sẽ ảnh hưởng đến việc cướp quyền nối nghiệp của họ sau khi đánh đổ được Chu Ân Lai.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 09:49:52 pm »


2. Tấm thảm đỏ - Dụng tâm vất vả của Chu Ân Lai

Chu Ân Lai và mọi người kiên trì để Đặng Tiểu Bình dẫn đoàn đại biểu đi, một là do nhu cầu công tác, hai là danh phận thích hợp, ba là thực sự muốn làm cho Đặng Tiểu Bình sau khi được khôi phục có ảnh hưởng rộng rãi hơn ở trong và ngoài nước, nhằm bước tiếp theo sẽ đảm nhiệm công tác quan trọng hơn, cách làm này đã được Mao Trạch Đông ủng hộ.

Lúc này, bệnh ung thư của Chu Ân Lai đã tái phát. Theo yêu cầu của bệnh viện cần phải vào nằm viện điều trị sớm. Nhưng thấy rằng Đặng Tiểu Bình phải đi Liên hợp quốc họp, cần chuẩn bị tốt vì vậy phải giảm bớt công việc trong nước của Đặng Tiểu Bình, do đó Chu Ân Lai phải làm nhiều việc hơn, mặt khác, Chu Ân Lai phải đề phòng Giang Thanh và đồng bọn sẽ giở trò gì đó trong thời gian Đặng Tiểu Bình ở nước ngoài, nên ông không thể rời công việc. Có lúc ban ngày làm việc, ban đêm chữa bệnh; có lúc dựa vào việc tiếp máu hoặc các biện pháp khác để duy trì, nhưng không vào nằm viện. Ông phải đợi Đặng Tiểu Bình an toàn quay về, rồi mới vào viện điều trị.

Sau khi quyết định Đặng Tiểu Bình đi dự Đại hội đặc biệt Liên hợp quốc, Chu Ân Lai triệu tập người phụ trách Bộ Ngoại giao họp, nghiên cứu công tác chuẩn bị trước cuộc họp, chỉ rõ nhất định phải mở thông đường để đồng chí Tiểu Bình hoàn thành nhiệm vụ trọn vẹn và vẻ vang. Còn quyết định nghi thức tiễn khi Đặng Tiểu Bình ra nước ngoài, phải tiến hành lễ tiễn long trọng. Chu Ân Lai chỉ thị phải trải thảm đỏ. Trải thảm đỏ là quy cách cao nhất trong lễ nghi. Chu Ân Lai còn nói, nghi thức đón lúc về nước cũng phải long trọng như vậy.

Ngoài ra, các mặt phải tăng cường bố trí, để bảo đảm sự an toàn cho Đặng Tiểu Bình ra nước ngoài.

Đối với người phụ trách ngành hàng không, Chu Ân Lai cũng mời đến họp riêng. Để đảm bảo đường bay thông suốt, Chu Ân Lai yêu cầu tổ bay hàng không dân dụng bay thử, hơn nữa bay thử phải sắp xếp hai tuyến bay đông tây. Đúng giờ nếu một tuyến gặp sự cố không bay được thì có thể bay theo tuyến khác.

Chu Ân Lai tiến hành sắp xếp chu đáo, không để sai sót một chút nào.

Sau khi Đặng Tiểu Bình đi họp Liên hợp quốc thắng lợi trở về, Chu Ân Lai mới vào Bệnh viện 305 Giải phóng quân điều trị.

Sau khi Đặng Tiểu Bình trở về, trên vũ đài chính trị Trung Quốc càng sục sôi. Ông theo Chu Ân Lai tiếp đón hết vị nguyên thủ nước ngoài này đến vị nguyên thủ nước ngoài khác đến thăm Trung Quốc. Mao Trạch Đông tiếp kiến khách nước ngoài, Đặng Tiểu Bình cũng thường ngồi bên cạnh.

Sau khi Chu Ân Lai nằm viện, công việc hằng ngày của Bộ Chính trị do Vương Hồng Văn chủ trì, công việc của Quốc vụ viện do Đặng Tiểu Bình chủ trì, công việc của Quân ủy do Diệp Kiếm Anh chủ trì, hình thành nên cục diện của thế “chân vạc” mới Đảng, chính quyền, quân đội.

Có điều Vương Hồng Văn tuy là Phó Chủ tịch Đảng, chức vụ cao hơn Đặng Tiểu Bình, nhưng nói về kinh nghiệm chính trị, năng lực công tác, trình độ lý luận thì anh ta làm sao có thể so được với Đặng Tiểu Bìn?

Ngoài ra, cá tính của Đặng Tiểu Bình khác hẳn Chu Ân Lai, Phóng viên Hung-ga-ri Pa-ra-xi Đa-nây-si đã đánh giá Đặng Tiểu Bình: “Dám phát biểu ý kiến, bất cứ lúc nào cũng không chạy theo mốt khẩu hiệu”. “Đặng Tiểu Bình không phải là Chu Ân Lai, tác phong của ông khác Chu Ân Lai, Chu Ân Lai chú ý sách lược, làm cho mình có thể dừng trên mặt nước, nhưng không thể thay đổi phương hướng chủ yếu của dòng nước chảy xiết. Đặng Tiểu Bình lại không thuận theo dòng nước xiết, mà là lập tức đắp đập ngăn dòng nước ấy lại”. Chu Ân Lai vô cùng tin tưởng Đặng Tiểu Bình. Hồi ấy, khi đang vừa học vừa làm, Chu Ân Lai quen Đặng Tiểu Bình ở Pa-ri. Nửa thế kỷ quen thân, hai người thân thiết gắn bó. Chính vì vậy, tháng 8 năm 1980 khi trả lời phỏng vấn của nhà báo nữ nổi tiếng của Italia Ô rin-ai-na Phơ-ra-si, Đặng Tiểu Bình đã nói: “Thủ tướng Chu Ân Lai là một người suốt đời làm việc cần cù chăm chỉ, không từ khó nhọc... Đối với tôi ông luôn luôn là một người anh”.

Tuy Chu Ân Lai buộc phải nằm viện, nhưng Đặng Tiểu Bình lại trở thành “Chu Ân Lai” mới; hơn nữa ông không thuận theo “dòng nước xiết” ấy của Giang Thanh. Thế là trong Bộ Chính trị lại tạo nên cuộc xung đột mới. Một bên là Đặng Tiểu Bình, một bên là Giang Thanh. Giang Thanh liên kết với Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 09:51:13 pm »


3. Vương Hồng Văn làm trò cười cho thiên hạ, Giang Thanh không nhổ được “cái gai”

Sau khi Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên rất buồn chán, thất vọng. Chu Ân Lai bị bệnh nan y, Giang Thanh và đồng bọn vốn dĩ muốn đợi khi ông vào nằm viện, lúc ấy quyền lực của chính phủ không thuộc về tay họ thì về tay ai. Ai ngờ Chu Ân Lai vẫn chưa đi thì Đặng Tiểu Bình đã đến. Không hiểu vì sao, Giang Thanh không sợ Chu Ân Lai, mà lại sợ Đặng Tiểu Bình. Vào những năm 50, nhiều lần bà ta được nghe Mao Trạch Đông nói: “Cái anh chàng bé nhỏ ấy, bên ngoài thì mềm mỏng mà bên trong thì rất cứng rắn, tiền đồ sẽ vô cùng”. Đặng Tiểu Bình vào Quốc vụ viện, vẫn chưa nói một câu nào, mà Giang Thanh đã hoang mang lo sợ.

Ngày 24 tháng 8 năm 1973, Đại hội Đảng khóa 10 của Trung Quốc họp tại Đại lễ đường Nhân dân. Điều làm cho các đại biểu ngạc nhiên là, khác với bất cứ Đại hội nào trước đây, Mao Trạch Đông đã không xuất hiện cùng với tiếng nhạc Đông Phương hồng, mà ông đã ngồi trên ghế Chủ tịch đoàn từ lâu. Sau khi Đại hội kết thúc, các đại biểu ra khỏi hội trường trước, sau đó y tá đỡ Mao Trạch Đông đứng dậy đi ra - vốn dĩ Mao Trạch Đông bị bệnh đã không thể đứng dậy được nữa, lại không muốn các đại biểu biết ông bị ốm, nên đành phải vào ngồi trước và ra về cuối cùng.

Trong Đại hội Đảng khóa 10 này, điều làm Mao Trạch Đông vừa ý nhất là đã chọn được người nối nghiệp. Ông gập ngón tay nói với các ủy viên Bộ Chính trị: “Vương Hồng Văn xuất thân là nông dân, lại tham gia quân đội, cuối cùng lại làm công nhân trong nhà máy, công nông binh đều trải qua, là một chiến sĩ có kinh nghiệm thực tiễn!”. Mao Trạch Đông có thể không biết Vương Hồng Văn xuất thân là nông dân, mà không biết làm ruộng cấy trồng. Còn hai năm đi bộ đội vì quậy phá nên phải phục viên; có làm việc mấy năm trong nhà máy nhưng là Phó phòng bảo vệ, đã từng cưỡng hiếp mấy nữ công nhân dệt. Con người này giỏi phá phách, còn trong đầu thì chẳng có chữ nào, được cái là Mao Trạch Đông cũng không yêu cầu. Thế là, phần tử xấu này do có công phá hoại, nên 38 tuổi đã được làm Phó Chủ tịch thứ hai Trung ương Đảng, trong 5 Phó Chủ tịch do Đại hội khóa 10 bầu ra, anh ta đứng sau Chu Ân Lai và đứng trên những người khác.

Mao Trạch Đông cũng thật sự chú ý bồi dưỡng người nối nghiệp này, thường xuyên kéo anh ta tham gia các cuộc tiếp kiến khách nước ngoài, để anh ta tăng thêm kiến thức. Tháng 9 năm ngoái Thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đã đến thăm Trung Quốc, thực hiện việc bình thường hóa quan hệ bang giao Trung - Nhật. Sau đó đến Thủ tướng Tây Đức Bô-ran-đơ đến thăm, Trung Quốc và Tây Đức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ, những sự việc trọng đại này Vương Hồng Văn chưa kịp tham gia. May vào dịp dòng sông băng của quan hệ Trung - Mỹ được khai thông, nguyên thủ, những người đứng đầu chính phủ các nước đến thăm không ngớt, đã cho Vương Hồng Văn không ít dịp thực tập. Hiềm một nỗi cậu học sinh này thật không xứng đáng, lần nào thực tập cũng nộp giấy trắng.

Mao Trạch Đông rất vừa lòng về người nối nghiệp trẻ trung mà ông mới lựa chọn. Đại hội Đảng khóa 10 vừa kết thúc. Tổng thống Pháp Pông-pi-đu đến thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông chỉ vào Vương Hồng Văn nói: “Ngài hãy nhìn anh ta, rất có tiền đồ”. Không ngờ Pông-pi-đu chẳng thèm để ý đến Vương Hồng Văn. Vương Hồng Văn rất bực bội, quyết tâm sẽ thể hiện thật tốt khi tiếp khách nước ngoài ở lần sau.

Cuối cùng cơ hội đã đến, tháng 11 năm 1973, Thủ tướng Ôt-xtrây-lia Hu-tơ-ra-mu đến thăm Trung Quốc, Chu Ân Lai tiếp ông ta tại Đại lễ đường Nhân dân. Hai Thủ tướng nói chuyện được một lúc, một quan chức ngoại giao Trung Quốc đến bên cạnh Chu Ân Lai đưa cho ông một mảnh giấy. Chu Ân Lai hỏi Hu-tơ-ra-mu: “Chúng ta có thể nói mấy câu chuyện riêng được không?” Hu-tơ-ra-mu dự đoán là sẽ đi gặp Mao Trạch Đông. Quả nhiên, Chu Ân Lai đã cùng ông ta lên xe Hồng Kỳ đi tới Trung Nam Hải.

Trương Ngọc Phượng đỡ Mao Trạch Đông bắt tay Hu-tơ-ra-mu, miệng phàn nàn: “Chân tôi đi lại khó khăn, tai nghe cũng không thính lắm”. Hu-tơ-ra-mu chú ý đến Vương Hồng Văn còn trẻ đứng bên cạnh Mao Trạch Đông. Anh ta đứng đó, chân tay không biết để ở đâu, cứ lúng túng mất tự nhiên, như một cậu học trò nhỏ luôn thi không đạt trung bình vào phòng thầy giáo.

Nói chung những người nước ngoài đến thăm rất ít hỏi đến việc của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng Hu-tơ-ra-mu lại khác, ông ta hỏi nhiều đến tình hình Đại hội Đảng khóa 10 vừa kết thúc, trong đó liên quan rất nhiều đến tư liệu. Phàm khi có liên quan đến những vấn đề này, đều do Chu Ân Lai trả lời thay. Vương Hồng Văn cũng muốn nói, nhưng không xen vào được.

Đột nhiên Hu-tơ-ra-mu hỏi về Vương Hồng Văn: “Thưa Chủ tịch, sự thăng tiến nhảy vọt của Vương sau đại hội khóa 10, đã nổi tiếng thế giới, ngài đã phát hiện anh ta ở đâu?” Mọi người nhất loạt quay đầu về phía Mao Trạch Đông, xem ông trả lời như thế nào. Mao Trạch Đông không vui về câu hỏi này, hất đầu trả lời một cách gượng ép: “Không biết”. Hu-tơ-ra-mu nói vui: “Khi ngài và ông Chu đi trường chinh, theo tôi biết, thì anh Vương chưa đẻ”. Vương Hồng Văn mấp máy đôi môi như muốn nói gì đó, lập tức Chu Ân Lai nói xen ngắt lời của ông ta.

Vương Hồng Văn muốn biểu hiện mình, nhưng chưa có dịp nào. Khi hội đàm sắp kết thúc, khó khăn làm anh ta mới tìm được chỗ trống để nói xen vào, nói mấy lời khiến người đời không sao nhịn được cười: “Đúng là tôi sinh ra vào lúc trường chinh, năm ấy tôi 1 tuổi, nhưng cũng giống như Mao Chủ tịch và Chu Thủ tướng, đã bắt đầu làm cách mạng rồi”. Sự thổ lộ của anh ta như vậy, khiến những người tham dự ngớ người. Sắc mặt Mao Trạch Đông bỗng thay đổi. Sau khi Đường Văn Sinh dịch xong câu này, Hu-tơ-ra-mu tỏ ra ngạc nhiên và buồn cười, những người phiên dịch đều bĩu môi. Tay Vương Hồng Văn này quả đã đi lên từ tạo phản, nói những lời như thế mà không thấy ngượng mồm, đến đứa trẻ lên 5 cũng hiểu được rằng một đứa trẻ sơ sinh 1 tuổi e rằng đến từ “cách mạng” cũng còn chưa biết nói là khác.

Mao Trạch Đông thấy Vương Hồng Văn chẳng ra sao như vậy, trong lòng rất buồn. Hu-tơ-ra-mu muốn làm cho không khí nhộn nhịp lên một chút nên nói sang vấn đề tiền đồ của cách mạng Trung Quốc, Mao Trạch Đông thì không còn lòng dạ nào để mà bàn, thẳng thắn nói: “Tôi và Chu đều không sống được đến ngày cách mạng kết thúc, tôi đã bị bệnh, tôi đã báo cho Mác biết rồi”.

Chu Ân Lai nhìn đồng hồ, ra hiệu cho khách biết là cuộc nói chuyện nên kết thúc. Mao Trạch Đông chỉ Vương Hải Dung nói đùa: “Cô ấy quản lý tôi rất chặt, không bao giờ cho tôi nói nhiều”. Sau khi cuộc tiếp kiến kết thúc, Mao Trạch Đông cảm thấy sự nông cạn của Vương Hồng Văn, liền cử anh ta cùng Đặng Tiểu Bình đến các nơi trong toàn quốc điều tra nghiên cứu. Trình độ của Vương Hồng Văn rất thấp, lại không muốn vất vả, nào có chịu cố gắng điều tra nghiên cứu đâu, anh ta coi cơ hội học tập hiếm có này là một lần du sơn ngoạn thủy thoái mái, đến chỗ nào cũng ăn chơi cho đã, thưởng thức những loài hoa nổi tiếng. Còn Đặng Tiểu Bình thì ngày nào cũng tiếp những người phụ trách các địa phương, bàn công việc, giải quyết các vấn đề, tìm hiểu tình hình cơ sở.

Cuộc chu du toàn quốc kết thúc, Đặng Tiểu Bình và Vương Hồng Vãn phải báo cáo với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai những thu hoạch về cuộc điều tra nghiên cứu. Vương Hồng Văn chẳng có gì để nói, chỉ nói mấy câu báo cáo kết quả hoàn thành nhiệm vụ sáo rỗng. Đặng Tiểu Bình thì lại nói rất nhiều vấn đề, nêu ra biện pháp giải quyết và kiến nghị tiến hành điều chỉnh toàn quốc. Khi họ báo cáo, Mao Trạch Đông rất ít nói, báo cáo xong, Mao Trạch Đông đã nêu ra một vấn đề mà chẳng ai ngờ tời: “Sau khi tôi chết Trung Quốc sẽ như thế nào?”. Mao Trạch Đông chỉ vào Vương Hồng Văn: “Đồng chí nói trước đi”.

Vương Hồng Văn chẳng cần nghĩ ngợi đáp: “Nhân dân cả nước sẽ theo sát đường lối cách mạng Mao Trạch Đông, đoàn kết nhất trí tiến hành cách mạng đến cùng”.

Trong lòng Mao Trạch Đông chợt bật ra tiếng “hừ”, đây là một câu nói mà các học sinh tiểu học thuộc lòng. Ông quay lại hỏi Đặng Tiểu Bình: “Đồng chí nói sao? Sau khi tôi chết rồi thì tình hình Trung Quốc sẽ như thế nào?” Đặng Tiểu Bình nói một cách gay gắt: “Một cuộc nội chiến sẽ bùng nổ, cả nước sẽ hỗn loạn”.

Lời của Đặng Tiều Bình làm những người có mặt rất sững sờ, sắc mặt Mao Trạch Đông chuyển sang màu trắng bệch, Chu Ân Lai mím chặt môi, Vương Hồng Văn thì tỏ vẻ tức giận, còn Đặng Tiểu Bình thì không có thay đổi gì, thái độ rất ung dung.

Vương Hồng Văn rất đắc ý, cho rằng Đặng Tiểu Bình nhất định sẽ bị Mao Trạch Đông quở trách nghiêm khắc, ông ta dám miêu tả Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông qua đời đáng sợ như vậy. Không ngờ Mao Trạch Đông đã châm một điếu thuốc lá nhãn hiệu Gấu Mèo thong thả hút, sau khi hút mấy hơi liền mới gật đầu nói với Đặng Tiểu Bình: “Tiểu Bình, đồng chí nói đúng đấy. Sau khi tôi chết, khẳng định là Trung Quốc sẽ xảy ra nội chiến. Ôi, nhân tài hiếm thấy!”.

Vương Hồng Văn bị gạt sang một bên, Mao Trạch Đông không để ý nhiều đến anh ta; xem ra con người này phá thì có thể nhưng xây thì không được; làm việc vặt thì có thể, việc nghiêm túc đứng đắn thì không thể làm được. Sự nông cạn của Vương Hồng Văn đã làm Mao Trạch Đông cụt hứng, đã đánh vào mặt Mao Trạch Đông. Chu Ân Lai sợ Vương Hồng Văn bẽ mặt không có chỗ lui, bèn khuyên anh ta: “Sau này nên cố gắng học tập. Làm Phó Chủ tịch trách nhiệm rất lớn, không như trước đây...”. Vương Hồng Văn tiu nghỉu, không nói một câu nào.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 09:56:47 pm »


4. Một câu nói của Đặng Tiểu Bình Tư lệnh của tám Đại quân khu thay đổi vị trí

Từ đó về sau, Mao Trạch Đông càng ngày càng coi trọng Đặng Tiểu Bình, đối với Vương Hồng Văn ngày càng lạnh nhạt. Vương Hồng Văn thấy địa vị của mình nguy hiểm nên ra sức dựa vào Giang Thanh, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên, bốn người hình thành nên một bọn, một số văn kiện vốn phải báo cáo lên Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì bốn người bọn họ phê duyệt rồi đưa xuống dưới. Mao Trạch Đông luôn nghĩ đến câu nói của Đặng Tiểu Bình, thực ra từ lâu ông đã lo lắng đến vấn đề này, sau khi Đặng Tiểu Bình đã nói đúng tâm sự của ông, càng làm ông lo lắng sốt ruột, làm thế nào để tránh được viễn cảnh đáng sợ ấy? Biện pháp duy nhất là chuyển đổi lẫn nhau giữa các tư lệnh đại quân khu, trọng dụng các tướng lĩnh cao cấp của quân đội mà trước đây đã giáng chức họ và để Đặng Tiểu Bình tham gia công tác lãnh đạo của Trung ương và Quân ủy Trung ương.

Ở đây nếu muốn hiểu vì sao Mao Trạch Đông lại làm như vậy thì trước tiên phải xem cơ cấu tổ chức của quân đội Trung Quốc. Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh, vẫn chia bộ đội thành Dã chiến quân và bộ đội địa phương. Như vậy có 5 đạo quân dã chiến gồm Dã chiến quân thứ 1, thứ 2, thứ 3, thứ 4 và Hoa dã. Sau khi dựng nước, các Dã chiến quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, chủ yếu chia thành 8 đại quân khu, 8 đại quân khu này đều lấy thành phố nơi đại quân khu đóng quân để đặt tên, đó là: Quân khu Bắc Kinh, Quân khu Thẩm Dương, Quân khu Nam Kinh, Quân khu Quảng Châu, Quân khu Vũ Hán, Quân khu Tế Nam, Quân khu Phúc Châu, Quân khu Lan Châu. Trong đại cách mạng văn hóa, tư lệnh các quân khu bị điều động liên tục. Nhưng có mấy tư lệnh của quân khu vẫn không thay đổi, các tư lệnh quân khu được điều động cũng đã yên vị được mấy năm. Mao Trạch Đông cảm thấy họ quá quen thuộc đối với bộ đội trong quân khu của mình, còn đối với bộ đội các quân khu khác thì không quen thuộc lắm, không có lợi cho việc chuẩn bị chiến tranh, thế là ông đề nghị với Bộ Chính trị đưa ra việc chuyển đổi lẫn nhau giữa các tư lệnh quân khu. Qua thảo luận, dĩ nhiên là Bộ Chính trị đã đồng ý.

Tư lệnh của 8 quân khu được tập trung ở Bắc Kinh, mệnh lệnh chuyển đổi do Mao Trạch Đông trực tiếp tuyên bố. Lúc này Vương Hồng Văn cũng được cử làm công tác lãnh đạo Quân ủy, Mao Trạch Đông muốn tạo dựng uy tín cho Vương Hồng Văn trước mặt các tướng soái, liền ủy nhiệm cho Vương Hồng Văn điểm danh. Vương Hồng Văn chẳng biết nếp tẻ, cũng cao giọng điểm danh.

“Hứa Thế Hữu!”

Không có ai đáp lại. Vương Hồng Văn nhìn hội trường, sắc mặt Hứa Thế Hữu tím bầm, mắt nhìn lên trần nhà, chẳng để ý đến anh ta. Vương Hồng Văn khi còn ở Thượng Hải sợ nhất là phải giáp mặt với vị Tư lệnh Quân khu Nam Kinh sát gần Thượng Hải này. Vương Hồng Văn đánh bạo, đọc lại một lần nữa: “Hứa Thế Hữu!”. Bỗng mọi người nghe thấy một tiếng “thình”, té ra là Hứa Thế Hữu đã dàn mạnh chén nước trà xuống bàn, nên phát ra tiếng động đó. Vương Hồng Văn ngước mắt nhìn, không chỉ có Hứa Thế Hữu mà còn các vị lão tướng khác như Dương Đắc Chí, Bì Định Quân đều nhìn anh ta bằng con mắt khinh thường. Vương Hồng Văn sợ hãi, ngoái đầu nhìn Mao Trạch Đông như cầu xin trợ giúp. Mặt Mao Trạch Đông tím bầm, không nói một lời. Bây giờ Vương Hồng Văn mới được nếm sự ghê gớm của quân đội.

Chu Ân Lai bắt đầu ra tay cứu giúp. Ông cầm lấy bản danh sách nhưng không xem, mà đọc tên từ các vị tư lệnh khác: Lý Đức Sinh, Trần Tích Liên, Hứa Thế Hữu... các vị tướng này vừa nãy còn rất ngạo mau, bây giờ rất ngoan ngoãn, từng người đáp vang. Điểm danh xong Chu Ân Lai tuyên bố: “Bây giờ xin mời Chủ tịch tuyên bố mệnh lệnh chuyển đổi các tư lệnh của 8 đại quân khu”.

8 tư lệnh được chuyển đổi như sau: Lý Đức Sinh ở Quân khu Bắc Kinh được điều đến Quân khu Thẩm Dương; Trần Tích Liên ở Quân khu Thẩm Dương được điều đến Quân khu Bắc Kinh; Hứa Thế Hữu ở Quân khu Nam Kinh được điều đến Quân khu Quảng Châu; Đinh Thịnh ở Quân khu Quảng Châu được điều đến Quân khu Nam Kinh; Tằng Tư Ngọc ở Quân khu Vũ Hán được điều đến Quân khu Tế Nam; Dương Đắc Chí ở Quân khu Tế Nam được điều đến Quân khu Vũ Hán; Hàn Tiên Sở ở Quân khu Phúc Châu được điều đến Quân khu Lan Châu; Bì Định Quân ở Quân khu Lan Châu được điều đến Quân khu Phúc Châu. Sau khi mệnh lệnh ban bố, hạn trong 10 ngày, tư lệnh các quân khu đem theo một số ít thư ký và chiến sĩ cảnh vệ đến cương vị tư lệnh mới. Tư lệnh quân khu đã chuyển đổi cho nhau, họ đến đơn vị bộ đội không quen thuộc làm việc, muốn hiểu nhau phải có một quá trình tương đối dài. Làm như vậy có lợi cho việc chuẩn bị chiến tranh hay không thực sự là một vấn đề. Thời kỳ Bắc Tống, Chính phủ trung ương tăng cường tập quyền trung ương, làm suy yếu thế lực địa phương, thường xuyên điều động quan chỉ huy đến làm việc với những đơn vị quân đội mới, tạo nên cục diện lính không biết tướng, tướng không biết lính, kết quả là chỉ huy không hiệu nghiệm, tướng sĩ nghi kỵ nhau, đánh trận nào thua trận ấy.

Sau khi mệnh lệnh chuyển đổi lẫn nhau được công bố, Mao Trạch Đông lại nói chuyện xưa và nay, nội dung không ngoài việc thuyết phục các tướng lĩnh phục tùng mệnh lệnh, nói mãi, nói mãi, chợt Mao Trạch Đông nói đến Hạ Long: “Về Hạ Long xem ra đã làm sai rồi, đó là do Lâm Bưu gây nên, tôi chịu trách nhiệm khôi phục danh dự cho đồng chí ấy, đối với La Thụy Khanh, Lâm Bưu cũng thực hiện cái trò tập kích bất ngờ, Lâm Bưu bảo là La Thụy Khanh định tập kích bất ngờ, tôi đã nghe lời của Lâm Bưu, chỉnh La Thụy Khanh, tôi đã phạm sai lầm. Đều phải xét lại án đối với Dương, Dư, Phó, vấn đề của các đồng chí này đều do Lâm Bưu gây ra, có rất nhiều vấn đề chỉ nghe một phía, như vậy là không hay, tôi xin tự phê bình trước các đồng chí”.

Ngừng một lát, Mao Trạch Đông lại nói tiếp: “Từ nay trở đi, Đặng Tiểu Bình tham gia công tác lãnh đạo Quân ủy, giữ chức Tổng Tham mưu trưởng”.

Lời của Mao Trạch Đông là một điều an ủi lớn đối với các tư lệnh quân khu. Năm tướng soái được sửa lại án sai là sự khẳng định thành tích của họ cũng là của quân đội. Đặng Tiểu Bình làm Tổng Tham mưu trưởng càng làm cho họ tin phục và phấn khởi. Nên biết là trong 8 tư lệnh đại Quân khu, có một nửa vốn thuộc các Dã chiến quân thứ 2 và thứ 3, trong chiến dịch Hoài Hải, chiến dịch vượt Trường Giang tiến về phía Nam, Đặng Tiểu Bình là Bí thư Đảng ủy của Tổng Chỉ huy mặt trận, trực tiếp dẫn dắt và chỉ huy Dã chiến quân thứ 2 và thứ 3, Đặng Tiểu Bình là cấp trên trực tiếp của họ.

Đáng tiếc là, việc sửa lại án sai của Mao Trạch Đông hơi muộn, Hạ Long đã qua đời trong trại giam từ năm 1969, Dương, Dư, Phó, La Thụy Khanh coi như là còn sống và được ngẩng đầu, họ được Quân uỷ Trung ương đón về Bắc Kinh. Ngày 30 tháng 9 năm 1974. Dương, Dư, Phó, đã tham gia buổi chiêu đãi nhân ngày Quốc khánh lần thứ 25, họ gặp nhau trong ánh đèn rực rỡ của Đại lễ đường Nhân dân.

Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn nhìn thấy Dương, Dư, Phó, nhưng họ không đến chào hỏi. Sau khi về Điếu Ngư Đài, Trương Xuân Kiều lo lắng nói: “Quân đội khó làm nhất”. Diêu Văn Nguyên cũng nói: “Quân đội nguy hiểm nhất”. Giang Thanh nghiến răng nói: “Tôi rất mong có được con dao giết người”. Trương Xuân Kiều gập ngón tay tính: “Trong 8 đại quân khu ngoài Đinh Thịnh ra, họ đều không nghe theo chúng ta. Cái chức Tư lệnh Quân khu Nam Kinh của Đinh Thịnh cũng như không, chỉ huy các đơn vị ở Quân khu Nam Kinh đối với Đinh Thịnh chỉ là ứng phó, có việc gì đều đi hỏi Hứa Thế Hữu ở Quảng Châu. Đặc biệt là Quân đoàn 62 ở tuyến Vô Tích, Tô Châu, là chủ lực của Quân khu Nam Kinh, trang bị đầy đủ vũ khí cực tốt, quân đoàn trưởng và chính ủy đều là cảnh vệ và thư ký cơ yếu của Hứa Thế Hữu, hoàn toàn không để ý gì đến Đinh Thịnh, uy hiếp Thượng Hải rất mạnh”. Diêu Văn Nguyên nghĩ một lúc rồi nói: “Hồng Văn bây giờ tham gia lãnh đạo Quân ủy, để anh ấy nghĩ cách xem thế nào?” Trương Xuân Kiều với vẻ mặt đầy coi khinh: “Anh ta ư? Gây ra cái sự kiện An Đình thì được, ở Quân ủy thì chỉ có thể là anh điếc, nghe theo sự xếp đặt. Ở Quân ủy vốn đã có lão Diệp, bây giờ lại thêm Đặng Tiểu Bình, một người là Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương chủ trì công tác Quân ủy, một người là Tổng Tham mưu trưởng nắm thực quyền. Nói thực đến tư cách dự thính của Hồng Văn cũng chẳng có”.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM