Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Tư, 2024, 01:40:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách mạng Văn hoá liệt truyện - Tập 3  (Đọc 60819 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:39:23 am »


2. Không tìm Ân Lai mà tìm Trương, Vương

Tập đoàn chính trị Lâm Bưu tuy đã biến mất khỏi vũ đài chính trị Trung Quốc, nhưng Mao Trạch Đông vẫn tiến hành “đại cách mạng văn hoá” lại thêm những hành động ngang ngược của tập đoàn Giang Thanh, tình hình cả nước căn bản không có gì sáng sủa.

Ngày 4 tháng 7 năm 1973, tại nơi ở trong Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông đã triệu kiến Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều. Hơn nửa năm trước, Vương Hồng Văn được chuyển từ Thượng Hải lên Trung ương. Trong hội nghị công tác Trung ương họp vào tháng 5, Mao Trạch Đông chỉ thị Hoa Quốc Phong và Vương Hồng Văn cùng tham gia hội nghị Bộ Chính trị đồng thời tham gia công tác Bộ Chính trị. Theo đề nghị của Mao Trạch Đông, Trung ương giao cho Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn phụ trách chuẩn bị văn kiện cho Đại hội đại biểu toàn quốc khóa 10 của Đảng Cộng sản Trung quốc.

Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều cung kính ngồi bên cạnh Mao Trạch Đông.

Năm ấy Vương Hồng Văn 39 tuổi, là Phó Chủ nhiệm ủy ban Cách mạng Thượng Hải, sau Đại hội Đảng khóa 10 họp vào tháng 8 được bầu làm Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vương Hồng Văn trẻ, mặt mũi cũng khá, sau khi đến Trung ương công tác, càng chú ý làm dáng, nhìn thì có dáng vẻ chững chạc uy nghi, rất có phong độ. Trương Xuân Kiều lớn hơn Vương Hồng Văn 17 tuổi, trên sống mũi lại có cặp kính cận dày cộp, hình như tinh thần không đủ nhưng trên thực tế ông ta là một con người giỏi suy nghĩ, túc kế đa mưu. Trương là Tổ phó Tổ cách mạng văn hóa Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị. Sau Đại hội khóa 10, ông ta được bầu làm ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

“Hai người các anh phụ trách làm báo cáo và Điều lệ Đảng. Hôm nay gọi các anh đến để nói mấy việc. Gần đây Bộ Ngoại giao có một số vấn đề không làm cho người ta vừa lòng lắm, đại khái là các anh cũng đã biết”.

Việc không bằng lòng với công tác ngoại giao, không gặp Chu Ân Lai mà lại gặp Trương, Vương, hàm ý trong đó là rất rõ ràng. Mao Trạch Đông bàn luận rất thú vị.

Ông lại nói chuyện tới vấn đề nước Mỹ.

“Hai cô từ Liên hợp quốc trở về đều nói là thịt và thức ăn của nước Mỹ ăn không ngon. Bản thân Ních-xơn cũng thừa nhận thịt kẹp ở giữa, có ba miếng khó xơi: Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản. Đây không nói đến cái khác, Thế giới thứ ba”.

Hai cô mà Mao Trạch Đông nhắc đến là chỉ hai người đang có mặt Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh.

Tiếp đó ông lại nói tới cuộc đấu tranh đường lối  trong lịch sử của Đảng, rằng xưa nay cứ có một cơn gió thổi tới là theo ngay, “Ví dụ như đường lối của  Vương Minh ở các căn cứ địa, các khu trắng, quyền lãnh đạo chủ yếu họ đều giữ cả. Chưa đầy 4 năm đã đi tong... Một cơn gió tới, là xoay theo ngay, nhiều đấy, không phải ít đâu. Giơ đầu ra mà chống lại, là thiểu số. May mà Đằng Đại Viễn vẫn chưa chết, chỉ còn một phiếu của kẻ hèn này. Đã sợ bị cô lập vì sao lại xoay theo chiều gió?”

Mao Trạch Đông lại nói đến vấn đề sách lược cách mạng, nói cách mạng không thể không có thỏa hiệp, đồng thời lấy việc Lê-nin ký hòa ước Bơ-rét Sli-tốp làm ví dụ, nói đến việc Lê-nin chủ trương hoàn toàn chiến bại, chủ trương quân đội Nga đánh nhau với Trung Quốc và Nhật Bản, hoàn toàn bị thất bại, càng triệt để càng tốt, như vậy cách mạng sẽ nổi lên.

“Những ví dụ như thế nhiều lắm, bao gồm Đại chiến thế giới thứ hai, Uy-liêm thứ mấy của nước Đức nhỉ?”

“Uy-liêm thứ 2”. Có người nói xen vào, “tạm thời gọi Uy-liêm thứ x đã, oai phong lẫm liệt, sát khí đằng đằng, đánh đông đánh tây, kết quả hoàng đế cũng không biết đi đằng nào. Bị giết, bị chết, chạy trốn, tôi không tra cứu rõ được toàn bộ quân đội bị tiêu diệt”.

“Đại chiến thế giới thứ hai, Hít-le càng hung hãn, càng hung hãn càng tốt, anh có tin không? Càng giết người thì càng phải cách mạng. Biện pháp của nó rất giản đơn, anh giết được người thì sao tôi không giết được người? Lỗ Tấn viết trong “AQ chính truyện”: “Hòa thượng động được, sao tôi không động được?””

Những lời nói của Mao Trạch Đông có thể nói là sự phát huy cao hứng, đầu đề câu chuyện rất rộng, có một số không có quan hệ trực tiếp đến việc phê bình Bộ Ngoại giao. Cuối cùng, ông quay trở lại chuyện chính.

“Kết luận có 4 câu: Việc lớn thì không báo cáo, việc nhỏ ngày nào cũng đưa, chuyện này mà không sửa chữa, có xét lại là tất nhiên. Tương lai có chủ nghĩa xét lại, thì chớ bảo tôi không nói trước...”

Khi Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều từ nơi ở của Mao Trạch Đông đi ra thì bầu trời đã đây sao. Xe Hồng Kỳ của họ rời khỏi nơi ở của Mao Trạch Đông chầm chậm men theo con đường đất quanh hồ Trung Nam Hải đi ra.

Người mà Mao Trạch Đông phê bình là Chu Ân Lai, điều đó không còn gì rõ ràng hơn. Bốn câu Mao Trạch Đông nói cuối cùng là kết luận của cuộc nói chuyện, cũng là chỗ quan trọng nhất. Việc phê bình tất nhiên là khá quan trọng.

Thực ra, đối với Chu Ân Lai không thể nói là Mao Trạch Đông không tín nhiệm và nhờ cậy, nhưng một số điều nào đó không bằng lòng của Mao đối với Chu thực sự là đã có từ lâu, sự không bằng lòng này, về khách quan là do Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên liên tục tấn công Chu Ân Lai tạo đủ dũng khí cho ông.

Mặt hồ Trung Nam Hải sóng gợn lấp lánh, những cành dương liễu ven hồ đung đưa nhè nhẹ.

Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn rất đắc ý. Hy vọng sắp biến thành hiện thực, cách mạng có thể thay đổi tất cả.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:40:02 am »


3. Một tấm lòng không thể bình yên

Tháng 11 năm 1973, Bộ Chính trị họp phê bình Chu Ân Lai. Cuộc họp này được triệu tập theo đề nghị của Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông cho rằng, trong cuộc hội đàm với Kít-xin-gơ, Quốc vụ khanh của Hoa Kỳ, Chu Ân Lai đã phạm sai lầm hữu khuynh.

Cuộc hội đàm giữa Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh với Kít-xin-gơ kết thúc không lâu. Phiên dịch lập tức báo cáo tình hình hội đàm với Mao Trạch Đông, trong đó có nói đến Thủ tướng Chu Ân Lai có vấn đề không báo cáo với Chủ tịch, không xin ý kiến Chủ tịch, Chu và Diệp đã bị bom nguyên tử của Mỹ làm cho khiếp đảm.

Mao Trạch Đông tin lời của phiên dịch; cho rằng Chu và Diệp đã hữu khuynh đầu hàng Mỹ.

Đứng trước vấn đề này, ngày 17 tháng 11, Mao Trạch Đông nói với một số ít người rằng: “Nói vấn đề Đài Loan có hai khả năng là sai, phải đánh. Khi ở Thiểm Bắc, đến một khu nhỏ tí xíu, không đánh nó cũng không chịu đầu hàng”.

“Nói trước mặt các đồng chí, Bộ Chính trị họp, các đồng chí có thể đến, đặt một hàng ghế ở phía sau. Ai định thực hiện chủ nghĩa xét lại thì phải phê phán. Các đồng chí phải có dũng khí, chẳng qua chỉ là xóa bỏ chức vụ của mình”.

Trong hội nghị Bộ Chính trị họp tháng 11, Giang Thanh tỏ ra rất sốt sắng phấn khích.

“Đây là cuộc đấu tranh đường lối lần thứ 11!”

Diêu Văn Nguyên cũng nói theo như vậy.

Giang Thanh còn công khai chỉ trích Chu Ân Lai, là “vội vã muốn thay thế Mao Chủ tịch!”. Bà ta biết phải dùng lời lẽ như thế nào để có thể làm tổn thương nhiều nhất đến Chu Ân Lai. Bà ta biết Chu Ân Lài đang ốm nặng.

Chu Ân Lai thản nhiên, ông bình tĩnh ngồi trên ghế lắng nghe Giang Thanh phát biểu.

Nhưng trong lòng Chu Ân Lai thấy băn khoăn.

Cuộc hội đàm với Kít-xin-gơ là hoàn toàn làm theo ý đồ của Mao Trạch Đông, lẽ nào lại hiểu sai ý đồ của Mao Trạch Đông? Lẽ nào đã xuất hiện sự sai lệch hữu khuynh trong hội đàm? Nói không xin ý kiến, không báo cáo, thì đó không phải là sự thật. Trong vấn đề xin ý kiến và báo cáo, Chu Ân Lai thường xuyên rất chú ý, rất thận trọng, không cho phép sơ suất một chút. “Việc lớn thì không thảo luận, việc nhỏ ngày nào cũng đưa”. Có những việc lớn nào cần thảo luận (“thảo luận” ở đây nên hiểu là “báo cáo”) mà không thảo luận (báo cáo)? Những việc nào nhỏ không nên quấy rầy Chủ tịch mà ngày nào cũng đưa đến để quấy rầy? Phiên dịch có thể trực tiếp báo cáo tình hình với Chủ tịch trước và nói ý kiến cá nhân, trong hoàn cảnh này rốt cuộc công việc sẽ phải tiến hành như thế nào?

Chu Ân Lai cầm tách trà, chậm rãi uống một hớp.

Nước trà đắng!

Có điều, Giang Thanh không được Mao Trạch Đông ủng hộ vô điều kiện.

Ngày 9 tháng 12 năm 1973, Mao Trạch Đông tiếp kiến quốc vương Nê-pan Pi-ran-đơ-ra và hoàng hậu. Cuộc tiếp kiến kết thúc, Mao Trạch Đông đưa tiễn Quốc vương và hoàng hậu đến từ sườn núi Hy-ma-lay-a, lần lượt nói chuyện với ba tốp: Chu Ân Lai, Vương Hồng Văn, Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh.

Mao Trạch Đông nói với Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh: “Cuộc họp này rất tốt, rất tốt”. Đó là chỉ cuộc họp của Bộ Chính trị phê bình Chu Ân Lai vào tháng 11.

Ý kiến này của Mao Trạch Đông cũng được nhắc lại khi nói chuyện với Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn.

Ở một số mặt nào đó Mao Trạch Đông không vừa ý với Chu Ân Lai nhưng ông không cho rằng Chu sẽ “vội vã”. Mao Trạch Đông hiểu Chu Ân Lai và cũng hiểu Giang Thanh chỉ có Giang Thanh mới “vội vã”.

Lần công kích này đối với Chu Ân Lai tạm thời lắng xuống. Tất nhiên, sự việc không và cũng không thể kết thúc ở đây.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:40:55 am »


2
Giang Thanh thiêu quân đội cũng thiêu luôn cả bọn
Mao Trạch Đông đánh phe cánh Thượng Hải, đánh vào chỗ hiểm của “bọn bốn tên”


1. Xây dựng lực lượng vũ trang thứ hai

Quân đội là một lực lượng hùng mạnh có ảnh hưởng lớn, nó đứng ở bên nào, bên ấy sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối. Đối với trận quyết chiến trong tương lai, trong lòng Giang Thanh đầy mâu thuẫn. Bà ta thấy sức khỏe của Chu Ân Lai mỗi ngày mỗi khác, thân thể ngày càng gầy yếu, không đủ hơi để nói. Theo thông tin của bác sĩ, bệnh của ông khá nghiêm trọng. “Hay!” Bà ta vui sướng vỗ tay vào đùi. “Hay tuyệt, sẽ dùng ba mũi tiến công Chu Ân Lai: một là, về tinh thần, sẽ tìm mọi cách đày đọa ông ta; hai là, tăng nặng công việc hằng ngày làm cho ông ta sức cùng lực kiệt; ba là, tăng thêm bệnh”. Mấy mũi giáp công này sẽ đủ để làm cho Chu Ân Lai sớm đi chầu ông bà ông vải. Đến lúc ấy, Quốc vụ viện, cơ quan quyền lực hành chính cao nhất này, tự nhiên sẽ rơi vào tay bà ta. Công lớn hoàn thành, giành được thiên hạ, bà ta đang mơ giấc mơ nữ hoàng nay mai.

Bà ta tìm mọi cách nắm quyền quân sự. Để xây dựng lực lượng vũ trang của mình hầu như đã hao tổn hết tâm huyết. Hôm ấy, bà ta mời Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên đến để thổ lộ tâm tư của mình với mấy người tâm phúc.

“Trên danh nghĩa tôi tuy là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, nắm quyền nhân sự của toàn quân”. Trương Xuân Kiều nhíu lông mày nói, “nhưng trong việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quan trọng thì tôi không có một chút quyền hành nào. Hễ Thường vụ Quân ủy họp thì họ chiếm đa số, họ lại quen nhau, đằng sau còn có sự khống chế của Chu Ân Lai, tôi chỉ là một Tư lệnh đơn thương độc mã, không thể nào chống lại được bọn họ”. Ông ta lo lắng sốt ruột: “Quyền quân sự không ở trong tay, đó là nhược điểm chí mạng của chúng ta. Chúng ta tuy có trong tay hàng ngàn hàng vạn phái tạo phản, nhưng lại phân tán, tạo phản thì còn được, nhưng khi đụng đến gươm súng thật thì họ đâu có là đối thủ của quân đội?!”

“Bây giờ chúng ta làm thế nào để nắm được quân đội?” Giang Thanh bắt chéo hai tay, chậm rãi bước, nói: “Đây là một nước cờ then chốt quyết định thắng bại, bây giờ mới nắm có phần hơi muộn”.

Bà ta phấn khích vung nắm tay: “Người ta không thể nào để bí đái mà chết, chúng ta phải tổ chức lực lượng vũ trang thứ hai thôi. Phái tạo phản vẫn nghe theo chúng ta. Tổ chức lại dân binh, phát súng đạn, tiến hành huấn luyện quân sự, đến giờ phút then chốt, đưa đội ngũ này ra, sẽ có thể đọ cao thấp với họ”. Nói đến đây, bà ta nhìn Vương Hồng Văn: “Lực lượng vũ trang thứ hai, anh sẽ tổ chức trước ở Thượng Hải, đó là căn cứ địa của anh, quen người quen đất và có cơ sở quần chúng”.

“Đúng”, Vương Hồng Văn hiểu ý gật gật đầu, “giao vũ khí cho dân binh, phải hiện đại hóa, súng máy, pháo, thậm chí cả tên lửa, đều phải chuẩn bị đủ, khi quyết chiến thật sự, hạ lệnh một tiếng, có thể đưa ra ngay quyết một trận tử chiến với quân chính quy của Diệp Kiếm Anh!”. Vương Hồng Văn nghiễm nhiên trở thành Tổng Tư lệnh chỉ huy thiên binh vạn mã.

“Chúng ta sẽ tiến công theo hai đường”. Giang Thanh nói tiếp: “Tôi cũng không thể để cho Diệp Kiếm Anh yên, phải phóng hỏa khai hoang, cổ vũ phái tạo phản trong quân đội nổi lên, gây rắc rối cho Diệp Kiếm Anh, cũng hay!” Bà ta nhìn Trương Xuân Kiều nói: “Anh lợi dụng địa vị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, cũng phải tìm hiểu một số người của chúng ta, trọng thưởng một chút, tất sẽ có người dũng cảm. Tôi không tin không có người theo chúng ta! Không cần nhiều, ở khu vực gần Bắc Kinh, có binh lực khoảng một hai sư đoàn đứng ở bên chúng ta thì đủ để có thể giành được cả thiên hạ...”

Vương Hồng Văn về Thượng Hải ăn chơi lu bù, ra sức hưởng lạc, bọn kết nghĩa anh em của anh ta bám theo sau.

“Đồng chí Hồng Văn!” Vương Tú Trân hôm ấy ngồi bên cạnh anh ta vội vã hỏi: “Hãy cho biết trước một số tin đã!”

“Tin tức ư!” Vương Hồng Văn làm ra vẻ chau mày nói: “Căn cứ tình hình sức khỏe của Chủ tịch và Thủ tướng thì trong bố trí chiến lược, chúng ta phải bắt tay vào chuẩn bị sớm. Người ta không tính xa thì tất sẽ có mối lo gần. Tình hình sức khỏe của Chủ tịch và Thủ tướng đều không được tốt. Qua 8 năm đọ sức, khi Chủ tịch còn sống rất khó đánh đổ được Chu Ân Lai, Chủ tịch không phải là không muốn đánh đổ Chu Ân Lai, nhưng có một lần ông thổ lộ: “Chống Chu tất sẽ loạn”. Ông sợ lật đổ Chu Ân Lai sẽ dẫn đến thiên hạ đại loạn, đây là điều sâu xa khiến chậm trễ không dám ra tay đối với Chu Ân Lai nhưng họ đều đã quá tuổi cổ lai hy rồi, Chủ tịch đã 81 tuổi, Chu Ân Lai cũng 76, 77 tuổi. Theo báo cáo chính xác của bác sĩ, thời gian mà họ quản lý triều chính sẽ không còn dài nữa”.

“Căn cứ tình hình này”, Vương Hồng Văn cố ý dừng lại làm ra vẻ: “Nếu Chủ tịch qua đời trước, chúng ta sẽ có một cuộc đọ sức giáp lá cà với Chu Ân Lai, nếu cá không chết thì lưới sẽ rách, có họ thì không có chúng ta. Có chúng ta thì không có họ. Đó là mâu thuẫn một mất một còn, nói một cách khẳng định, khả năng thay ca trong hòa bình là rất ít, còn khả năng cực lớn là dùng vũ lực để thay ca. Trừ phi khi Chủ tịch vẫn chưa qua đời, để cho chúng ta thay ca trước, bãi bỏ hết mọi chức vụ của Chu Ân Lai. Xem ra bây giờ khả năng này rất ít. Quyền lực, phải khẳng định là không thể do người khác ban cho, mà phải dựa vào bản thân chúng ta để giành lấy. Không thể dựa vào thần thánh và hoàng đế”. Anh ta nhìn lũ bạn, với hàm ý sâu xa “dựa vào tài năng của chúng ta”.

Nói đến đây, anh ta trầm ngâm suy nghĩ, rồi lại tiếp tục: “Nếu Chu Ân Lai đi trước, Chủ tịch qua đời sau Chu Ân Lai, thì việc thay ca sẽ có hai khả năng, trực tiếp giao quyền Đảng, chính quyền và quân sự cho chúng ta, như vậy có thể tiếp quản hòa bình. Một khả năng khác, đem quyền lực giao cho người khác, tạo nên mặt đối lập cho chúng ta, thì đó sẽ là một cuộc chiến sống mái. Cho dù xuất hiện tình hình gì, chúng ta cũng cần có lực lượng vũ trang của mình. Lần này tôi về đây là vì việc này”.

“Sự bố trí chiến lược này, suy tính thật chu đáo, kịp thời, chính xác”. Từ Cảnh Hiền trầm ngâm một lúc rồi nói: “Phải đề phòng trước thì không lo việc bất trắc, nếu không đến lúc quyết chiến thật sự, chúng ta sẽ tay không, sẽ như trứng chọi với đá, ngồi chờ chết!”.

“Thượng Hải là nơi bắt nguồn của đại cách mạng văn hóa, Vương Tú Trân mặt đã hơi đỏ vì rượu xúc động nói: “Chúng ta đều xách đầu mình đi làm đại cách mạng văn hóa, cũng đều là con chim sẻ của hồ Động Đình, đã thấy sóng to gió lớn”. Nói đến đây, cô ta vỗ vào ngực, giơ tờ cam đoan, nói thánh nói tướng: “Đồng chí yên tâm. Thượng Hải sẽ chuẩn bị lực lượng vũ trang thứ hai trước, chúng ta có hàng triệu công nhân, tổ chức những công nhân trung thành với chúng ta lại, tiến hành huấn luyện quân sự, phát cho họ vũ khí hiện đại, đó là một lực lượng xoay chuyển càn khôn đấy”. Cô ta vung nắm tay, thề: “Chúng ta thề chết bảo vệ Tổ cách mạng văn hóa Trung ương do đồng chí Giang Thanh đứng đầu dù phải vào nơi nước sôi lửa bỏng, dù chết cũng không chối từ”. Chúng ta phải tìm lý do để có danh chính ngôn thuận khi tổ chức lực lượng vũ trang thứ hai. Từ Cảnh Hiền rất có tính toán, nói một cách chừng mực: “Phải tuyệt đối giữ bí mật, đừng để tin tức lọt ra ngoài không thể rút dây động rừng, chúng ta phải ngầm cố gắng”.

Vương Hồng Văn ngồi trấn ở Thượng Hải, trong tình hình cực kỳ bí hiểm, lấy danh nghĩa tăng cường quốc phòng ven biển, bắt đầu tổ chức dân binh, tăng cường huấn luyện quân sự, đồng thời phát vũ khí từng đợt và từng thời kỳ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:43:12 am »


2. Thái độ của Mao Trạch Đông với Giang Thanh

Đối với những việc làm của Giang Thanh, không phải Mao Trạch Đông không quản một tí gì. Từ cuối năm 1973 đến nay, sự không bằng lòng của ông đối với Giang Thanh ngày càng nhiều, đã từng nhiều lần phê bình Giang Thanh.

Ngày 25 tháng 11 năm 1973, Mao Trạch Đông đã phê vào một bức thư gửi để phê bình Giang Thanh như sau:

In và phát cho các đồng chí trong Bộ Chính trị. Có một số ý kiến tốt, phải cho phép phê bình.

Mao Trạch Đông
25-11-1973

Cuộc hôn nhân giữa Mao Trạch Đông và Giang Thanh, dù là từ lợi ích cá nhân hay lợi ích của Đảng mà nói, đều là một cuộc hôn nhân bất hạnh. Hẹp hòi, ghen ghét, điên cuồng, độc ác, những tính cách đó Giang Thanh đều có đủ, hơn nữa bà ta còn có tham vọng quyền lực rất lớn. Cái mà bà ta thiếu nhất là sự lương thiện và tình cảm đối với mọi người. Mao Trạch Đông và Giang Thanh đã ở riêng từ nhiều năm nay. Mấy năm cuối khi Mao Trạch Đông còn sống, hai người ít gặp nhau, Giang Thanh biết, không thể để mất cái lá cờ Mao Trạch Đông. Phàm những lúc có việc hoặc Giang Thanh cho rằng cần gặp Mao Trạch Đông, bà ta đều phải xin phép người phụ trách Văn phòng Trung ương trước và được Mao Trạch Đông cho phép mới được gặp.

Lần xin gặp này không được. Mao Trạch Đông không muốn gặp bà ta nhiều.

Có một số việc đã làm Mao Trạch Đông rất đau lòng. Ví dụ một năm trước, Mao Trạch Đông cho phép Giang Thanh đến gặp ông, ai ngờ bà ta đến xin tiền. Mao Trạch Đông cho bà ta 30 ngàn đồng. “Bà ta thấy sức khỏe của tôi xấu đi, nên đã tính đường lui, muốn cướp tiền nhuận bút là di sản của tôi”. Sau khi Giang Thanh đi, Mao Trạch Đông đã rơi nước mắt.

Giang Thanh biết Mao Trạch Đông sẽ không cắt đứt triệt để với bà ta. Hơn nữa cũng không thể nói là Mao Trạch Đông không có một chút tình cảm nào với Giang Thanh, cùng ở trong một cái hang, cùng ngồi trên lưng một con ngựa, quá trình cùng ở bên Diên Hà đến Trung Nam Hải, làm sao có thể xóa bỏ tất cả? Nhưng điều chủ yếu hơn là bà ta có cái vốn chính trị. Tên của Giang Thanh gắn chặt với đại cách mạng văn hoá. Mao Trạch Đông cho là Giang Thanh có công phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Lâm. Bưu, chỉ cần Mao Trạch Đông không phủ định đại cách mạng văn hóa thì sẽ không dễ dàng phủ định Giang Thanh.

Giang Thanh dựa vào tư cách đặc biệt và “cống hiến” đặc biệt, thường chẳng kiêng nể gì ai cả. Buổi đầu cách mạng văn hóa thì chẳng cần phải nói; năm 1974 “phê Lâm, phê Khổng” bà ta lấy danh nghĩa cá nhân viết thư cho Quân ủy và toàn quân, đưa tư liệu cử liên lạc viên đến Tổng cục Chính trị quân giải phóng để “phóng lửa khai hoang”, kích động đánh đổ Phó Chủ tịch Trung ương Đảng khóa 10 Lý Đức Sinh, tiếp sau đó lấy danh nghĩa phê phán Lâm Bưu và Khổng Khâu chĩa mũi nhọn vào Chu Ân Lai.

Giang Thanh đã phấn chấn, trở về với uy phong khét tiếng một vùng trong buổi đầu đại cách mạng văn hóa.

Cục diện chính trị sau “sự kiện 13 tháng 9” đã hơi ổn định, lại bắt đầu hỗn loạn, nền kinh tế quốc dân lại bắt đầu hạ thấp.

Mao Trạch Đông đã tức giận, ông không để cho Giang Thanh muốn làm gì thì làm.

Ngày 17 tháng 7 năm 1974, trời nóng như lửa, buổi chiều, trong phòng họp ở Tử Quang Các trong Trung Nam Hải, đang có cuộc họp. Đây là Hội nghị Bộ Chính trị do Mao Trạch Đông chủ trì. Các uỷ viên Bộ Chính trị đều có mặt.

“Việc “phê Lâm, phê Khổng” không đi sâu, không phải chúng ta không có cái để phê, mà có Nho, các đơn vị đều có và còn có cả đại Nho nữa”. Giang Thanh khảng khái hùng hồn, thao thao bất tuyệt nói bóng nói gió, “bọn Nho lớn bé không phê phán cho nó đổ cho nó thối ra thì đại cách mạng văn hóa không thể nào đi sâu hơn được. Chúng ta phải dấy lên một cao trào nữa”.

“Tôi đồng ý ý kiến của đồng chí Giang Thanh”. Vương Hồng Văn tiếp ứng ngay, “Việc phê Lâm phê Khổng lần này, vì sao không đi sâu được?” Anh ta tự hỏi tự đáp, “chính là vì tầng nào cũng có trở ngại, mà trở ngại lớn nhất lại không phải là hạ tầng mà là thượng tầng, ở cơ quan lãnh đạo, đã vấp phải một số người lãnh đạo cao cấp nào đó”.

“Một số người lãnh đạo cao cấp nào đó của chúng ta”, Diêu Văn Nguyên đưa ánh mắt lạnh như băng nhìn Chu Ân Lai đang ngồi thản nhiên: “Từ khi đại cách mạng văn hóa bắt đầu, đó là chướng ngại vật, đã hơn 8 năm, trên đường luôn không theo kịp, ngăn cản đại cách mạng văn hóa tiến hành thuận lợi, còn bản thân ông ta vẫn không tự giác, cũng chưa bao giờ kiểm thảo một cách nghiêm chỉnh”.

“Cũng không thể nói loại người này không tích cực đối với đại cách mạng văn hóa”, Trương Xuân Kiều trợ sức, mỉa mai, chế giễu, “ông ta cũng tích cực, hơn nữa còn rất ngoan cường, tính tích cực và tính ngoan cường của ông ta không phải là ủng hộ đại cách mạng văn hóa như thế nào, mà là tìm mọi cách phá hoại đại cách mạng văn hóa, cản trở đại cách mạng văn hóa!”.

Giang Thanh xung phong, ba người còn lại tiếp ứng, đánh phối hợp, từ các mặt khác nhau cùng tiến công.

“Đồng chí Giang Thanh”, một vị uỷ viên Bộ Chính trị từ lâu đã nghe không lọt tai, đây lại là một cuộc bao vây công kích có tổ chức, có kế hoạch, có mục đích, phương hướng chủ công là Chu Ân Lai. Vị ủy viên Bộ Chính trị này đã sớm tính đến việc sớm muộn sẽ xảy ra trận giao tranh, giáp lá cà mặt đối mặt này, thời gian gần đây, báo chí sặc sụa mùi thuốc súng, sát khí đằngđằng đòi lôi ra tên “đại Nho”. Ông không thể kìm chế nổi nữa, hỏi một cách đanh thép: “Đồng chí Giang Thanh, xin đồng chí hãy nói cho rõ ra, rốt cuộc trong chúng tôi những người ngồi đây ai là đại Nho? Tất nhiên sẽ không phải mấy vị các người và tất nhiên phải là người ngoài mấy vị các người, hà tất phải nói cạnh nói khoé, phỉ báng hại người? Rốt cuộc thì ai là đại Nho, đặt lên bàn chẳng phải là càng tốt hơn hay sao? Nếu ai đó quả là đã phạm những sai lầm như mấy vị đã phê bình, đáng phải kiểm thảo thì kiểm thảo, đáng phải phê phán thì phê phán”.

“Ai là đại Nho thì trong lòng người ấy biết rõ, phải tự biết mình, cần gì phải ai nói! Lẽ nào đến một chút tự giác cũng không có hay sao?” Giang Thanh tức tối mặt tím bầm, tiếng nói cũng to hơn, định gây ra cuộc cãi lộn long trời lở đất.

“Tôi cho rằng ý kiến của đồng chí Giang Thanh là đúng đắn, là rất dũng cảm, mình có sai lầm thì nên thành thật mà nhận, đừng có làm ra vẻ ngây ngô nữa!” Phái trai trẻ Vương Hồng Văn đã không còn là tiếp ứng nữa mà là từ phía sau xông lên phía trước. ““Phê Lâm phê Khổng”, là do lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch đích thân quyết định”, Diêu Văn Nguyên dùng ánh mắt xun xoe bợ đỡ liếc nhìn Mao Trạch Đông đang ngồi đối diện nói. “Đối với chỉ thị của Mao Chủ tịch có người chậm trễ án binh bất động. Đó không phải là sai lầm bình thường, mà là vấn đề thái độ đối với lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch”.

Mao Trạch Đông chau mày, hút những hơi thuốc lá dài, đây là kiểu rót nước vào đĩa nông, người có một chút đầu óc tỉnh táo thì chỉ nhìn qua đã thấy đáy, đây không chỉ làm cho Chu Ân Lai bị bao vây tấn công lúng túng, mà cũng làm cho Mao Trạch Đông lâm vào thế bí. Giang Thanh cứ quấy rầy, điêu toa thô bỉ, như vậy thì chẳng phải là bôi tro trát trấu lên mặt ông hay sao? Một cuộc hội nghị nghiêm chỉnh, nghiên cứu một số việc lớn của đất nước, lại bị Giang Thanh và mấy người quấy rối đến mức không họp được! Mặt ông biến sắc, ông đã nổi giận.

“Đồng chí Giang Thanh, đồng chí phải chú ý! Người khác cũng có ý kiến với đồng chí đấy, nói trước mặt đồng chí thì không tiện, đồng chí cũng không biết sao”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:43:40 am »


Bị Mao Trạch Đông phê bình trực diện công khai, Giang Thanh rất không thoải mái, mặc dù tỏ ra dè dặt nhưng không còn vẻ cao ngạo và khí thế của vai chính nữa.

Mao Trạch Đông lại nói: “Không nên xây hai nhà máy, một cái gọi là nhà máy gang thép, một cái gọi là nhà máy làm mũ, động một tí là chụp cho người ta cái mũ to tướng, không hay đâu! Cái công xưởng ấy của đồng chí không cần nữa”.

“Không cần nữa, thì xin tặng nhà máy gang thép cho đồng chí Tiểu Bình vậy!” Giang Thanh nói. Có thể hiểu, Giang Thanh nói câu này là rất không cam chịu, hơn nữa còn bao hàm một sự bất mãn, không chỉ đối với Mao mà còn đối với Đặng.

Về con người Đặng Tiểu Bình, bề ngoài ít nói, nhưng rất cứng rắn, trước mặt bà ta rất ít nhượng bộ. Chả trách Mao Trạch Đông bảo ông ta “bên trong là công ty gang thép”. Mao Trạch Đông đã ca ngợi ông ta như vậy, thì tặng nó cho Đặng Tiểu Bình.

“Nói trước mặt mọi người!” Mao Trạch Đông hỏi đế ngay một câu.

“Đúng là như thế!” Giang Thanh cũng trả miếng ngay.

“Khổng Lão nhị nói, nói thì tất phải tin, làm thì tất phải có kết quả”. Mao Trạch Đông nói đến đây liền quay lại nói với các ủy viên Bộ Chính trị có mặt: “Nghe rõ chưa, đồng chí ấy không đại biểu cho tôi, đồng chí ấy đại biểu cho bản thân mình. Đối với đồng chi ấy thì phải là một chia thành hai, một phần thì tốt, một phần thì không tốt lắm!”

Giang Thanh: “Không tốt lắm thì phải sửa”.

Mao Trạch Đông: “Đồng chí cũng khó sửa”.

Giang Thanh: “Bây giờ nhà máy gang thép của tôi không mở nữa”.

Mao Trạch Đông: “Không mở nữa thì tốt”.

Hai vợ chồng đối đáp nhau chan chát.

Nhà máy gang thép không mở nữa, còn cửa hàng mũ, Giang Thanh nói: “Đúng là có một bộ phim mang tên “Trung Quốc”, cực xấu, nhưng cái mũ Hán gian vẫn chưa chụp, vì vẫn chưa biết rõ ai làm”. Thực ra, Giang Thanh biết rõ bộ phim này là do một người I-ta-lia tên là An-đôn-ni-ô-ni quay và Chu Ân Lai là người cho phép nhà quay phim này vào Trung Quốc. Dụng ý đích thực của Giang Thanh không phải là phê người nước ngoài này mà là đả kích Chu Ân Lai. Bây giờ bà ta nêu vấn đề này với Mao Trạch Đông rất rõ ràng: một là mách với Mao Trạch Đông, hai là nói cho Chu Ân Lai có mặt tại đây nghe.

“Tôi nhất định sẽ chú ý đặc biệt, xin Chủ tịch yên tâm”. Giang Thanh lại nói tiếp một câu.

Những người khác không ai nói gì.

“Các đồng chí ấy không nói gì”. Mao Trạch Đông nhìn vào mặt Giang Thanh nói.

Chu Ân Lai tiếp lời, có một số việc ông cũng phải chịu trách nhiệm. Ông đã nói về tình hình của cuộc mít tinh ngày 25 tháng 1.

“Người này chạm vào là nhảy dựng lên”. Người mà Mao Trạch Đông nói đến là Giang Thanh.

“Tôi không nhảy dựng lên. Tôi vốn không muốn đi, về sau Thủ tướng bảo mọi người đều phải đi, tôi không có cách gì khác, nên mới đi”. Cuộc mít tinh “25 tháng 1” rõ ràng là tác phẩm đắc ý của Giang Thanh, là một cuộc tập kích bất ngờ đối với Chu Ân Lai. Ở đây Giang Thanh đã hoàn toàn đổi trắng thay đen.

“Tôi nói tính nết của đồng chí”. Mao Trạch Đông nói với Giang Thanh, sau đó quay mặt nói với mọi người: “Nói tóm lại, đồng chí ấy đại biểu cho bản thân mình”.

Mọi người vẫn im lặng không nói năng gì.

Cuối cùng, Mao Trạch Đông nói với mọi người:

“Đồng chí ấy được coi là bọn Thượng Hải! Các đồng chí phải chú ý, không nên tụ tập thành bè phái nhỏ bốn người”.

Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn đều từ Thượng Hải đến. “Bọn Thượng Hải” mà Mao Trạch Đông nói là từ đây mà ra.

“Bây giờ Đăng Khuê cũng dọn vào đấy”. Giang Thanh nói. Ý của bà ta là những người trong nhóm họ không phải đều từ Thượng Hải đến, hơn nữa số người cũng không ít, không phải là một bè phái nhỏ.

“Đồng chí ở đấy phải cẩn thận, không nên biến thành 5 người”. Mao Trạch Đông nói.

Sau khi Hột nghị kết thúc, các ủy viên Bộ Chính trị từ nơi ở của Mao Trạch Đông đi ra, có mấy người sắc mặt rất xấu, họ là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn. “Bọn Thượng Hải”, hôm nay lần đầu tiên Mao Trạch Đông sử dụng khái niệm như vậy đối với mấy người này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #25 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:44:12 am »


3. Mồi lửa thứ nhất đốt cháy giáo dục

Giang Thanh cảm thấy sức mình có hạn nên lại nghĩ đến quân đội. Giang Thanh hung tợn kêu gào: “Phóng lửa đốt, quân đội là bãi hoang vẫn chưa từng phóng lửa, phải phóng lửa để khai hoang”. Trương Xuân Kiều gật gật đầu: “Đúng, bây giờ là cơ hội tốt, tôi sẽ bảo các đồng chí”.

Vì sao Trương Xuân Kiều nói bây giờ là cơ hội tốt? Có nguyên nhân của nó. Vốn là vào năm ngoái, tức là tháng 5 năm 1973, Mao Trạch Đông gặp Giang Thanh đã đọc một bài thơ cho Giang Thanh nghe, trong đó có hai câu: ... “Danh nghĩa là Đảng Cộng sản, mà lại sùng bái Khổng Khâu”. Đề ra việc phê phán Lâm Bưu thì phải phê phán Khổng Tử.

Hai tháng sau, Mao Trạch Đông lại gặp Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều để nói chuyện, lần này lại... trực tiếp phê phán Chu Ân Lai, ông lại đọc cho Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều nghe một bài thơ phê bình Bộ Ngoại giao do ông viết. Giang Thanh ghi lại bài thơ này, cho rằng có thể lợi dụng thời cơ đem về đưa cho Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn, ba người lập tức bàn bạc kế hoạch hành động.

Thực ra, trước đó một tháng, Giang Thanh và một số người đã bắt đầu phê trở lại. Để bảo vệ “sự nghiệp đốt (sách) và chôn (nhà nho)”, phủ định công tác khôi phục trật tự giáo dục do Chu Ân Lai lãnh đạo. Họ tìm được một hòn đá ở Đông Bắc, ném vào Chu Ân Lai, hòn đá này là sự kiện nộp bài thi để trắng nổi tiếng cả nước. Mua xuân năm ấy, tỉnh Liêu Ninh tiến hành kiểm tra văn hóa để vào các trường Đại học và Cao đẳng. Có một thanh niên tên là Trương Thiết Sinh, thành tích kiểm tra văn hóa rất kém: Vật lý: 0 điểm, Hóa học: 6 điểm, Ngữ văn: 38 điểm, Toán: 60 điểm. Trương Thiết Sinh biết trước là trình độ của mình quá thấp, không thể vào trường được, nên trên mặt sau bài thi đã viết một bức thư, chửi bới những thí sinh khác là chỉ mê đại học, thổi phồng mình chẳng khác một con bò già, cầu xin trường đại học nhận anh ta. Bức thư này đã được chuẩn bị trước, để vào một tấm bìa ni lông của một quyển vở, giở sách ra là có thể chép ngay được.

Lúc này Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh là Mao Viễn Tân, bố anh ta là Mao Trạch Dân em ruột Mao Trạch Đông. Mao Trạch Dân hy sinh ở Tân Cương thời kỳ kháng chiến. Sau khi thành lập nước, Mao Viễn Tân vẫn sống với Mao Trạch Đông, sau thi đỗ vào Học viện Công trình quân sự Cáp Nhĩ Tân. Trường này do Đại tướng Trần Canh lập ra, có điều khi Mao Viễn Tân vào học thì Trần Canh đã bị bệnh qua đời rồi.

Cách mạng văn hóa vừa bắt đầu, Mao Viễn Tân vẫn đang học thì được lệnh làm phản, được Mao Trạch Đông gợi ý, nên trình độ làm phản của anh ta tất nhiên là rất cao. Ít lâu sau, Mao Viễn Tân tốt nghiệp, bắt đầu bước lên cương vị lãnh đạo, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, một đứa nhãi ranh hai mươi mấy tuổi đã được thăng lên chức Bí Thư tỉnh ủy Liêu Ninh, Chính ủy Quân khu Thẩm Dương.

Mao Viễn Tân từ sớm đã được chỉ thị bí mật của “bọn bốn tên”, lúc này nhận được bức thư của Trương Thiết Sinh, đã công bố ngay lên “Liêu Ninh nhật báo” ngày 19 tháng 7. “Lời Tòa soạn” viết Trương Thiết Sinh hình như đã nộp bài thi trắng, nhưng đối với toàn bộ vấn đề đường lối chiêu sinh đại học thì lại nộp một bài thi rất có kiến giải, làm cho người ta phải tỉnh ngộ sâu sắc, lên án việc thi văn hóa là cổ vũ thanh niên trí thức đóng cửa đọc sách. “Bọn bốn tên” như vớ được vàng. lập tức thêm ngay “Lời tòa soạn” đăng trên “Nhân dân nhật báo”, nói bức thư này đã nêu ra một vấn đề lớn về hai đường lối, hai cuộc đấu tranh tư tưởng trên mặt trận giáo dục.

Sau đó, “bọn bốn tên” lại công bố trên báo nhật ký của một học sinh tiểu học. Học sinh tiểu học này có tên là Hoàng Súy, vì bị thầy giáo phê bình, viết nhật ký bày tỏ sự bất mãn, điều này cũng khó mà trách học sinh này. Ai dè việc này đã bị Tạ Tĩnh Nghi một cốt cán của “bọn bốn tên” phát hiện, hắn lập tức chữa nhật ký của em học sinh này, công bố trên “Bắc Kinh nhật báo” ra sức phê phán sự tôn nghiêm của đạo làm thầy... Rồi không biết vì sao “bọn bốn tên” lại biết “Sự kiện Mã Chấn Phù” ở tỉnh Hà Nam, bọn chúng lập tức thổi bùng lên.

“Bọn bốn tên” ca ngợi Trương Thiết Sinh là anh hùng nộp bài thi trắng, bài thi trắng có thể làm anh hùng thì học hành tất nhiên là vô dụng. Sau khi nhật ký của em học sinh tiểu học được công bố đã làm trật tự giảng dạy ở Trường Tiểu học số 1 Trung Quan Thôn Bắc Kinh nơi em học sinh tiểu học học tập rối loạn, học sinh tiểu học cả nước cũng ầm ầm mô phỏng theo, chẳng thể nói gì đến giảng dạy nữa. Nhưng những việc này vẫn chưa trực tiếp làm nguy hiểm đến sự an toàn thân thể của các thầy giáo. Sự kiện Mã Chấn Phù được “bọn bốn tên” tuyên truyền rất rùm beng, mọi thầy giáo đều thấy nguy hiểm.

Huyện Đường Hà tỉnh Hà Nam có một công xã là Mã Chấn Phù. Công xã có một Trường Trung học, trong trường có một nữ sinh cấp 2 tên là Trương Ngọc Cẩn. Trong thi tiếng Anh, Trương Ngọc Cẩn không trả lời được, nên cũng viết vào mặt sau bài thi một số cảm nhận của mình. Những điều cô ta viết không phải là thư mà là một bài vè: “Tôi là người Trung quốc, Hà tất phải học tiếng nước ngoài, không biết a, b, c vẫn làm được cách mạng”. Thầy giáo thấy bài vè liền phê bình cô ta mấy câu. Cô học sinh này bị thầy phê bình nên không vui, lại thêm một số nguyên nhân khác nên đã nhảy xuống nước tự tử, những tay chân đắc lực của “bọn bốn tên” là Trì Quần và Tạ Tĩnh Nghi thao túng ở Đại học Thanh Hoa vội vàng báo cáo với Giang Thanh. Giang Thanh bèn viết bài nói đây là sự phản công trả đũa điên cuồng vào giai cấp vô sản. Trung ương thông báo tình hình sơ lược đến mọi nơi trong cả nước, yêu cầu Tỉnh ủy Hà Nam nghiêm túc soát xét lại, nghiêm khắc xử lý hậu quả nghiêm trọng về việc phục hồi đường lối giáo dục xét lại. Vương Hồng Văn đích thân gọi điện thoại yêu cầu phải xử nặng hiệu trưởng và thầy giáo. Kết quả Hiệu trưởng Trường Trung học thuộc Công xã Mã Chấn Phù và thầy giáo chủ nhiệm lớp của Trương Ngọc Cần bị xử hình phạt nặng.

Vụ án này được đưa ra, cả nước xôn xao, thầy giáo, hiệu trưởng đều lâm nguy. Có hiệu trưởng nào thầy giáo nào không gánh vác trách nhiệm dạy dỗ hướng dẫn? Đã dạy dỗ hướng dẫn thì tất nhiên phải nói, vì dạy dỗ học sinh mà bị xử phạt nặng thì chẳng phải là tất cả các hiệu trưởng thầy giáo đều phải vào tù hay sao? Xem ra, “sự nghiệp đốt sách giết thầy” phải bàn rồi. May mà sau này số lượng thầy giáo vào tù có hạn, nhưng việc giảng dạy trong trường không sao thực hiện được. Số thầy giáo bị phê phán bị đấu tố đến chết hoặc tàn phế không biết là bao nhiêu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:45:00 am »


4. Mồi lửa thứ hai đốt cháy quân đội

“Bọn bốn tên” dùng mấy mồi lửa lớn này thiêu trụi những mầm mống của sự nghiệp giáo dục đang sắp được phục hồi.

Tháng 12 năm 1973, Mao Trạch Đông lại phê bình “Bộ Chính trị không bàn luận về chính trị, Quân ủy không bàn về quân sự” trong Hội nghị Bộ Chính trị. Lần phê bình này gồm cả Diệp Kiếm Anh, vì Bộ Chính trị do Chu Ân Lai chủ trì, còn Quân ủy thì do Diệp Kiếm Anh chủ trì.

Chính lúc Mao Trạch Đông liên tiếp phê bình Chu Ân Lai, thì Chu Ân Lai phải đi kiểm tra và đã phát hiện ung thư vùng gan, phải vào nằm tại Bệnh viện 301, Giang Thanh và đồng bọn sướng đến phát điên, viết bài đăng trên các báo phê Lâm, phê Khổng, phê Chu Công.

Trương Xuân Kiều phân tích tình hình trong giai đoạn này, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên đều cảm thất tình hình rất tốt, mấy mồi lửa đã thiêu trụi sự phục hưng của nền giáo dục, bây giờ cần thiêu cháy quân đội. Họ đều biết quyền quân sự là quyền trong quyền. Không có quyền quân sự, ngộ nhỡ Thái Sơn sụp đổ, trong tay không tấc sắt, thì không biết sẽ ra sao. Mấy người bàn nhau một hồi, lại gọi điện cho Vương Hồng Văn và bắt đầu hành động. Tháng 1 năm 1974, đúng vào những ngày rét sau tiết Đông chí, thời tiết lạnh một cách khác thường. “Bọn bốn tên” gọi Lỗ Anh và mấy người khác ở “Nhân dân nhật báo” đến họp. Sau khi mọi người tề tựu, Giang Thanh hỏi Lỗ Anh: “Bài viết mà “Giải phóng quân báo” đăng đồng chí đã xem chưa?” Lỗ Anh ngây ra không hiểu đầu của tai nheo ra sao, hỏi: “Bài viết nào ạ?” Giang Thanh giận quá, hổn hển nói: “Chẳng trách người ta bảo anh là “đồ ăn hại”, đọc một bản thảo cũng không nên hồn, việc lớn như vậy mà anh không hay biết”. Bà ta lấy ra tờ “Giải phóng quân báo” ném cho Lỗ Anh: “Anh xem đi!”, Lỗ Anh cầm lấy xem, đó là một tờ “Giải phóng quân báo” ra ngày 17 tháng 1 năm 1974 trong chuyên mục “Sinh hoạt Đảng” trên trang 3 đăng một bài viết ngắn chưa đầy một ngàn rưởi chữ với tựa đề “Vừa phải phê bình vừa phải thông cảm”. Bài viết đã giới thiệu kinh nghiệm làm công tác đoàn kết của Đảng ủy Không quân theo tinh thần có liên quan trong tác phẩm của Mao Trạch Đông có tựa đề “Phương pháp công tác của Đảng ủy” và tinh thần bài nói chuyện của Thủ tướng Chu Ân Lai và phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh năm ngoái, tại Hội nghị Đảng ủy Không quân năm 1973. Lỗ Anh xem xong nhưng cũng không nhận ra là có vấn đề gì. Giang Thanh tức giận: “Bài viết này đã xuyên tạc sự dạy bảo của Mao Chủ tịch, ra sức nói thông cảm. Trông bề ngoài là toàn diện, nhưng trên thực tế là tuyên truyền chủ nghĩa chiết trung và con đường trung dung. Khi cả nước đang triển khai đấu tranh phê Lâm phê Khổng mà tuyên truyền sai lầm như vậy, chẳng phải là muốn thủ tiêu cuộc đấu tranh chính trị nghiêm trọng này hay sao?” Trương Xuân Kiều phê bình Lỗ Anh: “Khướu giác chính trị của anh kém đến thế hay sao? Anh xem bài viết phê phán Khổng Tử của Lương Hiệu hay biết chừng nào, Khổng Tử đến lúc già bị bệnh nặng, nâng cánh tay phải chạy đi chạy lại, chỗ nào cũng bị thất bại”. Nói xong ông ta đứng dậy, nâng cánh tay phải lên đi đi lại lại trong phòng, bắt chước giọng Hoài An (quê Chu Ân Lai - N.D.) nói to: “Chào các đồng chí”. Giang Thanh và Diêu Văn Nguyên đều cười. Giang Thanh chỉ vào Lỗ Anh: “Hiểu chưa, ông ta sợ rồi nên nói phải thông cảm”. Bây giờ Lỗ Anh mới hiểu nguồn gốc của việc Giang Thanh phê Lâm phê Khổng, vội vàng đáp: “Thủ trưởng yên tâm, tôi biết phải làm thế nào”.

Sau khi Lỗ Anh về Tòa soạn Nhân dân nhật báo, tìm mấy phóng viên tâm phúc, nói với họ: “Bài viết của “Giải phóng quân báo” nói đến sự thông cảm là có vấn đề, Hồng Văn chỉ thị phải viết bài phê phán, Xuân Kiều chỉ thị bài viết này rất kỳ quái. Các anh đến đơn vị tổ chức tọa đàm, để các chiến sĩ đứng ra phát biểu. Bây giờ tôi truyền đạt cho các anh biết ý kiến phê phán của đồng chí Giang Thanh đối với bài viết này…”

Các phóng viên vâng lệnh đến Đại đội 6 của một đơn vị thuộc khu Vệ Thú Bắc Kinh, triệu tập 4 chiến sĩ, truyền đạt ý kiến phê bình của Giang Thanh đối với “Giải phóng quân báo” cho họ, yêu cầu họ học tập chỉ thị của Giang Thanh, viết thư phê bình báo quân đội. Các chiến sĩ không biết đầu đuôi, nhưng đã là nhiệm vụ của cấp trên giao cho thì họ viết. Thư phê bình được gửi đến chỗ Diêu Văn nguyên, Diêu Văn Nguyên cảm thấy hỏa lực chưa đủ nên sau khi bàn với Trương Xuân Kiều và Giang Thanh, liền tự tay sửa chữa phần lớn, “bọn bốn tên” cũng chẳng thèm đưa cho các chiến sĩ đã viết thư xem lại, liền phê duyệt vào bức thư. Giang Thanh vừa phê vừa nói với Trương và Diêu: “Tôi biến bài viết này thành con dao găm sắc nhọn”. Diêu Văn Nguyên đề nghị: “Yêu cầu báo quân đội phải viết lời tòa soạn để công bố bức thư này”. Bức thư có lời phê được gửi cho Vương Hồng Văn. Vương Hồng Văn liền ra lệnh cho báo quân đội: “Tòa soạn phải thảo luận một cách nghiêm chỉnh bức thư này, yêu cầu quần chúng “mở cái nắp” của cuộc đấu tranh giai cấp tại báo quân đội”.

Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi, Lỗ Anh gọi điện thoại cho lãnh đạo Tòa soạn báo Quân giải phóng: “Bài viết “Vừa phê bình vừa thông cảm” ra ngày 11 tháng 1 của các đồng chí, sau khi xem xong đã có mấy chiến sĩ nêu ý kiến của mình gửi cho các đồng chí. Các đồng chí lãnh đạo xem xong, cho rằng mấy chiến sĩ này dũng cảm và đúng. Đề nghị báo quân đội viết lời tòa soạn tự phê bình và phát biểu trên “Giải phóng quân báo”. Đó là chỉ thị của Giang Thanh, Xuân Kiều, Văn Nguyên, đó là sự yêu mến và chăm sóc đối với báo quân đội”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:45:18 am »


Dưới sức ép rất mạnh từ trên xuống “Giải phóng quân báo” buộc phải viết lời nói đầu, “bọn bốn tên” lại ra sức sửa chữa, coi như là viết lại lời tòa soạn, chỉ định là phải đăng trên trang nhất với cỡ chữ lớn nổi bật. “Giải phóng quân báo” không biết làm thế nào, đành phải đăng lời tòa soạn và thư phê bình vào ngày 15 tháng 2.

Thư vừa đăng, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều nhận được thông báo đến Trung Nam Hải tham gia Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị. Cuộc họp bắt đầu rất muộn, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên biết có sự biến động quan trọng, nên không ngủ, đợi Trương Xuân Kiều về. Có điều lạ là Vương Hồng Văn cũng đến cùng. Giang Thanh và Diêu Văn nguyên vội chạy ra đón, Giang Thanh sốt ruột hỏi Vương Hồng Văn: “Họp muộn thế, đã bàn bạc những vấn đề gì?” Vương Hồng Văn hớn hở nói: “Tin tốt lành, chúng ta thắng lợi rồi. Trung ương đã bãi miễn chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của Lý Đức Sinh, Xuân Kiều đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị”. Trương Xuân Kiều cười: “Không phải là bãi miễn mà là Trung ương phê chuẩn đề nghị từ chức của đồng chí Lý Đức Sinh, yêu cầu tôi lấp chỗ trống”. Vương Hồng Văn khoát tay: “Như nhau cả, như nhau cả”. Giang Thanh thở hồng hộc, nghiến răng nghiến lợi: “Hay, bây giờ chúng ta có thể phóng lửa khai hoang rồi”. Vương Hồng Văn nói: “Bây giờ chúng ta đã giành được Tổng cục Chính trị, bước sau chúng ta phải giành cho được Bộ Tổng Tham mưu”. Diêu Văn Nguyên lo lắng: “Ở Bộ Tổng Tham mưu chúng ta không có người!”. Trương Xuân Kiều mách nước: “Điều Tôn Ngọc Quốc về, trong trận ở đảo Trân Bảo, anh ta đã từ một đại đội trưởng trở thành Phó Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương. Chẳng phải là do đồng chí Giang Thanh tiến cử ư, bây giờ nên đến lượt anh ta ra tay rồi”. Vương Hồng Văn khoát tay: “Đúng, điều Tôn Ngọc Quốc về Bộ Tổng Tham mưu, để anh ta đập vỡ nắp”.

Ngày 5 tháng 3, Giang Thanh gọi Vu Hội Vinh, Lưu Khánh Đường cùng với Trần Á Đinh và mấy người trong quân đội đến, để giao trọng trách. Trần Á Đinh vốn là Cục phó Cục Văn hóa Tổng cục Chính trị, lúc này ông ta không có chức vụ gì trong quân đội, Trần Á Đinh vừa đến, Giang Thanh đã đon đả bắt tay thân thiết: “Tôi đánh bạo, không dám làm mất lòng quân đội, hôm nay tôi mời đồng chí Trần Á Đinh đến đây, để cùng bàn việc chỉnh đốn lại quân đội”.

Sau khi cuộc báo cáo bắt đầu, Giang Thanh giận dữ nói: “Vấn đề của quân đội nghiêm trọng nhất, nguy hiểm nhất, họ hoàn toàn không nghe lời tôi, quân đội chấp hành không phải là đường lối văn nghệ của Mao Trạch Đông, họ không phổ cập những vở kịch mẫu, chỉ xem những phim đã cất vào kho, là rất nghiêm trọng”. Tiếp đó bà ta chửi từ lãnh đạo quân ủy đến tư lệnh quân khu, cuối cùng kết luận: “Bọn người này toàn làm việc xấu!”

Nói đến đây, Giang Thanh quay đầu lại nói với Trần Á Đinh: “Á Đinh, anh hãy đi giành lại quyền, nắm cho được công tác văn nghệ của quân đội”. Trần Á Đinh vội vàng đồng ý: “Tôi nhất định sẽ truyền đạt lời của Thủ trưởng xuống dưới”. Giang Thanh vừa lòng gật gật đầu nói với mọi người: “Xem ra không cướp quyền không được, phải cướp quyền. Các đồng chí phải phóng lửa khai hoang, phải phóng lửa. Bây giờ tôi phải nắm quân đội, tôi có quân tịch mà, tôi đã đi lĩnh quân trang rồi”. Sau khi tan họp, Trần Á Đinh đi gặp mấy người, truyền đạt những lời của Giang Thanh trong ngày 5 tháng 3, yêu cầu họ phóng lửa khai hoang. Thế là những lời nói này được truyền đi trong cả nước và toàn quân một cách rất nhanh chóng. Một số người làm công tác văn nghệ trong quân đội bắt đầu dán đại tự báo phê phán lãnh đạo các quân khu và các binh chủng, trong quân đội bắt đầu hỗn loạn.

Trương Xuân Kiều và Vương Hồng Văn cũng không có lúc nào rỗi rãi.

Tối ngày 5 tháng 3, sau khi cùng Giang Thanh đến nói chuyện, Trương Xuân Kiều ra sức mò mẫm đi chỉnh báo quân đội. Lúc này ông ta đã là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, ông ta sai người xuống các đại đội để kích động, yêu cầu các chiến sĩ chú ý theo dõi báo quân đội, có một số chiến sĩ theo sự giật dây của họ, hôm nào cũng đến dán đại tự báo ở Tòa soạn báo quân đội, Trương Xuân Kiều nắm chắc sự kiện này, phê đi phê lại. Ngày 31 tháng 3, Trương Xuân Kiều thấy thời cơ đã chín muồi, ra lệnh cho “Giải phóng quân báo” đình chỉ đăng các bài viết của mình, nhất loạt đăng các tin điện của Tân Hoa xã, bỗng chốc cắt đứt con đường chỉ đạo công tác toàn quân thông qua báo quân đội của lãnh đạo quân ủy.

Còn Vương Hồng Văn thì sao? Ngày hôm thứ hai sau khi Giang Thanh nói chuyện liền tới Bộ Tổng Tham mưu để kích động làm loạn, triệu tập cán bộ Bộ Tổng Tham mưu họp, yêu cầu mọi người “mở nắp đậy”, không mở được thì đập, nếu đập không được thì cho “nổ bom”. Lúc này Tôn Ngọc Quốc tham gia học tập lớp đọc sách của Trung ương, lớp này đều là những tướng lĩnh trẻ, được mệnh danh là “lớp học hổ”, Vương Hồng Văn đích thân quản lý. Anh ta đưa các tướng trẻ trong “lớp học hổ” về Bộ Tổng Tham mưu, bảo họ dùng bom đánh tan Bộ Tổng Tham mưu. Các tướng lĩnh trẻ này biết là nếu đập tan Bộ Tổng Tham mưu, họ sẽ có thể thay thế, nên ai cũng xắn tay áo xoa tay, cố sức đập tan Bộ Tổng Tham mưu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #28 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:45:53 am »


5. Mồi lửa thứ ba đốt mông mình

“Bọn bốn tên” có những động tác lớn như vậy, tất nhiên là không giấu nổi Mao Trạch Đông. Lúc này MaoTrạch Đông không những không đứng lên nổi, mà mắt còn bị bệnh đục thuỷ tinh thể, không nhìn thấy gì cả. Sau khi nghe Quân ủy báo cáo, cảm thấy chẳng ra sao cả. Bản thân ông đã là người già, đã 80 tuổi rồi, lại bị ốm nặng. Giang Thanh cũng chẳng thông cảm cứ gây rắc rối. Hai tháng trước, Giang Thanh đã đem đến cho Mao Trạch Đông một rắc rối lớn, ngày 15 tháng 1 bà ta đột ngột tổ chức một cuộc mít tinh hàng vạn người, xúi giục Trì Quần, Tạ Tĩnh Nghi, nói lung tung trong cuộc mít tinh. Bản thân Giang Thanh thỉnh thoảng cũng nã pháo, ba mũi tên cùng bắn vào lãnh đạo quân đội. Diệp Kiếm Anh lập tức viết thư ngay cho Mao Trạch Đông kể tội, Mao Trạch Đông lúc ấy đã mắng cho Giang Thanh một trận, giữ băng ghi âm bài phát biểu của Giang Thanh. Sao bây giờ cô ta có thể làm càn như thế được nhỉ?

Ý kiến phê Lâm phê Khổng của Mao Trạch Đông là để ngăn ngừa việc phục hồi, ngăn ngừa việc phủ định cách mạng văn hóa, không hề muốn gây một cuộc đại loạn trong cả nước nữa, ông đã nói đi nói lại, cách mạng văn hóa đã tiến hành 8 năm rồi, nên kết thúc thôi, nhưng Giang Thanh không nghe. Bây giờ bà ta lại làm càn trong quân đội, thực sự là muốn tìm đến cái chết. Điều mà Đặng Tiểu Bình nói là sau khi ông chết sẽ có loạn, nhưng bây giờ bản thân ông đã bị bệnh như thế này, nếu Giang Thanh làm quân đội tan rã, e rằng lời của Đặng Tiểu Bình sẽ ứng nghiệm trước thời hạn. Nghĩ đến đây, Mao Trạch Đông tức giận nói: “Nói chuyện cái gì? Nói láo!”. Trương Ngọc Phượng hỏi: “Thưa Chủ tịch, Chủ tịch nói gì ạ?” Mao Trạch Đông đáp: “Bài nói chuyện của Giang Thanh phải thu lại, thẩm tra lại sự kiện này”. Trương Ngọc Phượng nói: “Thủ tướng đã nằm bệnh viện rồi ạ, lời của Chủ tịch truyền cho ai?”. Mao Trạch Đông đáp: “Đặng Tiểu Bình, từ bây giờ trở đi, Đặng Tiểu Bình sẽ giúp đỡ Thủ tướng làm việc”.

Dưới sự chủ trì của Đặng Tiểu Bình, Trung ương bắt đầu truy xét sự kiện phóng lửa khai hoang. Giang Thanh cuống quýt, vẫn là Trương Xuân Kiều lắm mưu nhiều kế, ông ta nói với Giang Thanh: “Giải quyết tận gốc”. Giang Thanh ngẫm nghĩ và đã hiểu ra, gọi ngay Trần Á Đinh, Vu Hội Vinh đến rồi cùng với Trương Xuân Kiều và Vương Hồng Văn làm công tác tư tưởng với họ. Trương Xuân Kiều nói: “Trần Á Đinh, lúc ấy đồng chí Giang Thanh có nói những điều ấy đâu, tất cả đều do anh nói linh tinh, hiểu không?”. Trần Á Đinh đã sớm biết hôm nay đến đây để chuẩn bị nói cho khớp, nên vội vã gật đầu thừa nhận: “Vâng, tôi đã truyền đạt sai là do tôi nói lung tung”. Trương Xuân Kiều an ủi: “Anh chỉ phải cái hay nói lung lung, nhưng thực ra là một đồng chí tốt, tôi và Giang Thanh đều hiểu anh”.

Ngày 21 tháng 3, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều, dẫn Vu Hội Vinh và Trần Á Đinh đến Di Niên Đường trong Trung Nam Hải, một số uỷ viên Bộ Chính trị đã đợi sẵn ở đây. Trương Xuân Kiều vừa vào đã nói: “Hôm nay tôi đưa những người có mặt hôm ấy đến đây, mọi người có thể hỏi họ. Thực ra, tối ngày 5 tháng 3, đồng chí Giang Thanh không nói những điều ấy, cũng không thể nói như vậy, có một số điều cũng không phải như sau này đồn đại”. Nói đến đây Trương Xuân Kiều chỉ vào Vu Hội Vinh: “Tôi có mặt, họ cũng có mặt, tôi không nghe thấy, các anh có nghe thấy không?” Vu Hội Vinh vội vàng nói: “Không nghe thấy, không nghe thấy”. Lưu Khánh Đường cũng nói: “Chúng tôi đều không nghe thấy”.

Vương Hồng Văn nói: “Đồng chí Giang Thanh đã không nói, làm sao sau này lại đồn đại như vậy?” Trần Á Đinh cúi đầu nói: “Đấy đều là do tôi nói, trong khi truyền đạt tôi đã nói những suy nghĩ của mình”. Vương Hồng Văn cố ý tỏ ra tức giận: “Đây là anh bịa đặt?”, Trần Á Đinh gật đầu lia lịa: “Tôi bịa đặt, tôi đáng chết”. Trương Xuân Kiều ngăn lại: “Thôi được, bây giờ anh hãy nhanh chóng đi xóa bỏ ảnh hưởng của nó”. Trần Á Đinh vâng dạ liên hồi. Những người trong Bộ Chính trị biết họ đang đóng “kịch” nhưng cũng không biết nói gì. Nhưng Mao Trạch Đông không bằng lòng, nhất định phải truy xét vấn đề cho rõ ràng. “Bọn bốn tên” không biết làm thế nào, đành gợi ý cho Trần Á Đinh viết một bản cải chính gồm 6 điểm. Sau khi “bọn bốn tên” thẩm tra, giao cho Trung ương cho xong chuyện.

Trần Á Đinh gánh tội để bảo vệ cho Giang Thanh, Giang Thanh cũng không muốn để anh ta chịu tội. Sau khi giao bản cải chính 6 điều cho Trung ương, ngày hôm sau, Giang Thanh đến Nhà hát Thiên Kiều ở phía nam Tiền Môn tham gia một cuộc mít tinh, đã bảo riêng Trần Á Đinh cùng đi. Tại nhà hát Thiên Kiều, sau khi nói một chặp về phê Lâm, phê Khổng, Giang Thanh lại nói đến sự kiện phóng lửa khai hoang. “Thực ra, lúc ấy tôi không nói như thế, những điều ấy tôi hoàn toàn không nói, cũng không thể nói như thế. Sau này làm sao lại có thể có sự đồn đại sai lệch như thế được? Bây giờ Trung ương đã thẩm tra rõ ràng, là do đồng chí Trần Á Đinh truyền đạt sai. Đồng chí Trần Á Đinh là một đồng chí tốt, chỉ tội không giữ mồm giữ miệng. Á Đinh đã đến chưa?”

Trần Á Đinh đứng ở dưới sân khấu để chờ câu nói ấy, đứng ngay dậy đáp: “Đến rồi ạ!” Giang Thanh gọi một cách thân mật. “Đồng chí lên đây!”. Trần Á Đinh bước lên lễ đài, Giang Thanh nắm tay anh ta hỏi: “Á Đinh? Đồng chí còn nói linh tinh nữa hay không?” Trần Á Đinh vội vàng đáp: “Không nói linh tinh nữa ạ!” Giang Thanh nói: “Bản kiểm điểm của đồng chí tôi đã xem, được rồi, sau này đừng bao giờ nói linh tinh như thế nữa, hãy phấn khởi lên mà làm cho tốt”.

Sau khi Giang Thanh trở về Điếu Ngư Đài, vừa tức vừa sợ. Tức vì bị Mao Trạch Đông phê bình, sợ vì phóng lửa khai hoang không được, còn bị lửa đốt vào mông.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #29 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:46:43 am »


3
Vương Hồng Văn hấp tập đến Trường Sa kể tội
Mao Trạch Đông chậm chạp sắp “rơi mất” quyền hành


1. Mao Trạch Đông bắt đầu thay đổi chiều hướng

“Đặng Tiểu Bình không phải là Chu Ân Lai, tác phong của ông không giống. Chu Ân Lai chú ý sách lược, làm cho mình có thể đứng trên mặt nước, nhưng không thể thay đổi phương hướng chủ yếu của dòng  nước xiết. Đặng Tiểu Bình lại không thuận theo dòng nước xiết ấy, mà lập tức đắp đập ngăn lại”.

Đây là quan điểm của Pa-ra-xi Đa-nây-si.

Thực sự là như vậy, Đặng Tiểu Bình bắt đầu đắp đập, định ngăn dòng nước hung dữ.

Ngày 4 tháng 10 năm 1974, Mao Trạch Đông đề nghị Đặng Tiểu Bình giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất Quốc vụ viện. Rõ ràng đây là việc sắp xếp người được lựa chọn làm Thủ tướng Quốc vụ viện sau Chu Ân Lai.

Ngày 11 tháng 10, Trung ương Đảng ra thông báo: Trong thời gian sắp tới sẽ họp Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 4. Thông báo còn truyền đạt chỉ thị của Mao Trạch Đông: Đại cách mạng văn hoá vô sản đã được 8 năm. Hiện nay, giữ yên ổn là tốt. Toàn Đảng toàn quân phải đoàn kết.

Đại loạn đại trị, chỉ có đại loạn mới có thể đại trị. Đây là quan điểm của Mao Trạch Đông. Đại cách mạng văn hóa đã làm loạn 8 năm, nhưng không đạt được mục đích đại trị. 8 năm trước, sắc mặt hồng hào, hân hoan phấn khởi, hả hê bơi trên dòng Trường Giang, bơi giữa dòng sông thuyền bay rẽ sóng, rảo bước lên lễ đài Thiên An Môn, vẫy tay chào trăm vạn Hồng vệ binh, trời long đất lở. Mà nay, bước đi tập tễnh, ủ rũ về già. Không thể loạn thêm nữa, phải ổn định đoàn kết. Trị quốc yên dân, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn, cả bọn đều chẳng ra sao, Giang Thanh càng không được. Vẫn cứ phải dựa vào Chu, Đặng. Hội nghị Đại biểu nhân dân toàn quốc đã ngừng họp 7 năm, không thể kéo dài hơn nữa. Phải họp Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc tổ chức lại “nội các”. Đất nước phải đi vào quỹ đạo đúng đắn.

Dòng suy nghĩ của Mao Trạch Đông phát triển theo hướng có lợi cho Chu và Đặng. So sánh lực lượng hai bên, tất nhiên đang phát triển theo chiều hướng bất lợi cho Giang Thanh và đồng bọn.

Đại hội Đại biểu nhân dân khóa 4 là một hiệp rất then chốt. Nếu sau Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, Quốc vụ viện hình thành thể chế của Chu, Đặng, thì tình hình sẽ rất không hay. Điều này, Giang Thanh và đồng bọn hiểu rất rõ. Hiệp này không thể thua. Phải tiến công, chỉ có tiến công mới nắm được chủ động. Quyết không thể để Đặng Tiểu Bình giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất.

Tháng 6 năm 1974, Chu Ân Lai bắt đầu nằm viện, Giang Thanh và đồng bọn tăng cường hoạt động cướp quyền. Biện pháp mà họ dùng vẫn là biện pháp cũ: Trước tiên là gây dư luận. Tạp chí “Hồng kỳ” số tháng 10 năm 1974, công bố bài “Nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử của cuộc đấu tranh giữa Nho gia và Pháp gia” do Diêu Văn Nguyên sắp đạt và sửa chữa. Ngày 5 tháng 6, Diêu Vãn Nguyên bố trí viết bài này đến ngày 1 tháng 10 thì phát hành, kéo dài gần 4 tháng. Ban biên tập tạp chí “Hồng kỳ” quán triệt ý đồ của Diêu Văn Nguyên nói rằng chủ đề của bài viết phải đặt ở việc nghiên cứu ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa Nho gia và Pháp gia đối với cách mạng và chuyên chính vô sản, mục đích của bài viết là vì cuộc đấu tranh giai cấp thực tại, cho nên phải “nhằm thẳng vào vấn đề chủ yếu trước mắt để viết”, phải chú trọng viết những “bài học kinh nghiệm” của việc “phục hồi và chống phục hồi”.

Ngày 5 tháng 8, Diêu Văn Nguyên nói: “Dứt khoát đó là ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa Nho gia và Pháp gia đối với hôm nay”. Bài viết lấy danh nghĩa nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử của cuộc đấu tranh giữa Nho gia và Pháp gia thời Tây Hán, mượn xưa để nói nay. Bài viết nêu: “Giai cấp địa chủ mới xuất hiện, có thể giữ được chính quyền hay không mấu chốt là ở chỗ có thể bảo đảm tiếp tục chấp hành đường lối của Pháp gia hay không”. Còn nói: “Khi Tần Thủy Hoàng đang say sưa với cảnh tượng thái bình. Dân chúng yên ổn, chẳng cần binh đao” thì nhân vật đại biểu cho thế lực phục hồi của chủ nô là Triệu Cao đã khoác áo Pháp gia chui vào tim của vương triều Tần, tiến hành “cuộc chiến moi ruột” đối với chính quyền của giai cấp địa chủ. Tần Thủy Hoàng vừa chết, Triệu Cao liền phát động cuộc chính biến phản cách mạng Sa Khâu. Dùng đường lối Nho gia “thu nạp và tiến cử những dân chúng còn lại làm cho người hèn mọn được tôn quý, người nghèo thì làm cho giàu có, người ở xa thì làm cho gần lại”, thay cho đường lối Pháp gia của Tần Thủy Hoàng, tiến hành cuộc trả thù đẫm máu đối với những đại biểu chính trị của giai cấp địa chủ. Bài viết nói: “Thời kỳ đầu và giữa vương triều Tây Hán sở dĩ có thể giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống phục hồi, chính là vì sau khi Hán Cao Tổ chết, đường lối của Pháp gia đã được giữ vững trên căn bản qua 6 đời vua Lữ Hậu, Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế, Hán Vũ Đế, Hán Chiêu Đế, Hán Tuyên Đế”. “Do ở trung ương có một tập đoàn lãnh đạo Pháp gia tương đối liên tục và xuyên suốt nên mới bảo đảm được đường lối của Pháp gia”. Còn sách lược của “Thanh Quân Trắc” là muốn thông qua việc làm “sụp đổ tập đoàn lãnh đạo Pháp gia Trung ương” để thay đổi đường lối Pháp gia. Bài viết còn đi sâu nêu rõ bản ý: “Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những nhân vật tiêu biểu của giai cấp tư sản chui vào Đảng cũng thường dùng sách lược phản cách mạng của thanh Quân Trắc” này để “đả kích lực lượng cách mạng kiên trì đường lối đúng đắn của Mao Chủ tịch”.

Dụng ý của họ là làm toát lên hai điều: một là ám chỉ công kích Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình v.v... là Triệu Cao, Lưu Tỵ đã chui vào nội bộ Đảng; hai là, tán tụng họ là “tập đoàn lãnh đạo Pháp gia Trung ương” kiên trì đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch phải để cho những nhân vật của Pháp gia “chủ trì công tác ở Trung ương”. Từ đó về sau, rất nhiều bài viết của nhóm sáng tác ở Thành phố Thượng Hải và hai trường đã tâng bốc cho cái gọi là “tập đoàn lãnh đạo Pháp gia Trung ương”. Những bài viết này vừa là để cho dân chúng xem và càng là để cho Mao Trạch Đông xem. Họ góp ý kiến với Mao Trạch Đông: Chỉ có đề cho “tập đoàn lãnh đạo Pháp gia Trung ương” chủ trì chính sự, mới có thể giữ vững đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch. Trong lòng đã có dự kiến trước, Mao Trạch Đông biết Giang Thanh đã “tích oán quá nhiều” nên ông chẳng hề để ý đến điều này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM