Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:22:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ông cha ta viễn chinh - Lịch sử những lần xuất binh ra ngoài biên giới nước Việt  (Đọc 40561 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #20 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 09:14:30 pm »

@ Galaxy:Dạ! em cũng đọc đoạn này ở đâu đó (quên mất rồi) bài thơ Nhớ Bắc này bị 'tam sao thất bổn" nhiều nhất là ở khổ thơ đầu, chứ k chỉ 2 câu nổi tiếng kia

Ví dụ:

Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Ai về xứ Bắc ta theo với
Thăm lại dòng xưa giống Lạc Hồng

(Có bản lại viết là nòi thay cho dòng)

Giờ thì nhiều ý kiến chỉnh lại, như ngoài hồi ức của cụ Công như bác nói thì trên Văn nghệ trẻ năm 2000 có bài của Phạm Xuân Nguyên cũng nhất trí thay từ thuở = độ, Ngàn năm = Trời Nam. Hoặc như có tư liêu của nhóm biên soạn “Thơ Văn Huỳnh Văn Nghệ”, trong một cuốn sổ tay khác, tác giả ghi bài thơ này được sáng tác ở ga Sài Gòn, năm 1940, nhan đề “Tiễn bạn về Bắc” và có thêm khổ cuối:

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa linh quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta.

 

Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 04:09:06 pm »

các đ/c viết hay quá hà,nhưng sang đất TQ đánh hậu phương của chúng ,thời ta củng có đấy nnăm 1979 đặc công của ta đả sang tận ma li po , đó thôi, mục tiêu củng như cụ lý thường kiệt ngày xưa,/.
------------------------------------
 Gọi tên các quốc gia, dân tộc, chính thể như họ tự xưng!
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2008, 04:48:20 pm gửi bởi dongadoan » Logged
darthvader
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #22 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2008, 09:43:57 pm »

Theo em là "trời nam" thì hợp lí nhất bởi nó tuân thủ phép đối : trời -đất , nam - thăng long ( bắc )
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 11:36:25 am »

- Tháng 2 năm Bính Dần (1266) đời vua Trần Thánh Tông, thủy quân lộ Đông Hải của nước ta tấn công rồi đánh đến tận núi Ô Lôi ở phía đông nam huyện Khâm (nay thuộc Quảng Đông, Trung Quốc), “nhờ đó biết được quân Nguyên có âm mưu xâm lược nước ta” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Năm 1266 vùng Quảng Đông chắc vẫn do Nam Tống kiểm soát. Thế thì quân ta “biết được quân Nguyên có âm mưu xâm lược” như thế nào nhỉ?
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2008, 12:41:02 pm gửi bởi shmel » Logged
HuuTrang
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #24 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2008, 09:11:32 am »

Anh caytrevietnam ơi, theo tài liệu mà em có được thì tháng 1 năm 542, Lý Bí mơi bắt đầu phất cờ khơi nghĩa tại quê nhà thì làm sao mà
- Mùa xuân năm Nhâm Tuất (542), vua Lương sai quân sang đánh nước ta nhưng bọn tướng cầm đầu là Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng sợ nên dùng dằng không dám tiến, do đó quân giặc đi rất chậm. Khi chúng mới kéo đến Hợp Phố thì Lý Nam Đế (Lý Bí) đã cho quân chủ động đánh vào đất giặc, sử cũ chép “quân Lương 10 phần chết đến 6,7 phần, quân tan rã chạy về” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Cũng theo tài liệu đó thì đầu năm 543, quân Lương mới tiến đánh nước ta
Vả lại em nhớ hồi học lớp 6,7 gì đó, SGK có nói Lý Bí lên ngôi vào năm 544, vậy việc anh dùng từ "Lý Nam Đế" khi thời gian là năm 542 liệu có chính xác không?
Logged

Em mới chỉ học lớp 10, có gì xin các anh giúp đỡ
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #25 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2008, 07:56:19 pm »

Anh caytrevietnam ơi, theo tài liệu mà em có được thì tháng 1 năm 542, Lý Bí mơi bắt đầu phất cờ khơi nghĩa tại quê nhà thì làm sao mà
- Mùa xuân năm Nhâm Tuất (542), vua Lương sai quân sang đánh nước ta nhưng bọn tướng cầm đầu là Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng sợ nên dùng dằng không dám tiến, do đó quân giặc đi rất chậm. Khi chúng mới kéo đến Hợp Phố thì Lý Nam Đế (Lý Bí) đã cho quân chủ động đánh vào đất giặc, sử cũ chép “quân Lương 10 phần chết đến 6,7 phần, quân tan rã chạy về” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Cũng theo tài liệu đó thì đầu năm 543, quân Lương mới tiến đánh nước ta
Vả lại em nhớ hồi học lớp 6,7 gì đó, SGK có nói Lý Bí lên ngôi vào năm 544, vậy việc anh dùng từ "Lý Nam Đế" khi thời gian là năm 542 liệu có chính xác không?
Cám ơn Huu Trang, đúng là có những sai sót ở đoạn trên của mình. Tuy nhiên không rõ tài liệu mà bạn có là cuốn sách nào nhưng phần bạn trích dẫn trong đó cũng chưa chính xác. Xin trao đổi như sau:
- Về thời gian khởi nghĩa: Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư thì năm khởi nghĩa là năm Tân Dậu (541) nhưng không rõ thời điểm cụ thể. Còn các sách dạy sau này như cuốn Lịch sử VN của ĐH Sư phạm Hà Nội (1980) thì năm khởi nghĩa là 542. Cuốn Lịch sử VN của Uỷ ban khoa học xã hội VN xuất bản năm 1971 thì viết rõ hơn 1 chút là "mùa xuân năm 542" khởi nghĩa bùng nổ.
Các dã sử, thần tích thì viết khác nhau, như 1 tài liệu mình đọc thì thời điểm khởi nghĩa là ngày 10 tháng 3 năm Nhâm Tuất (10/4/542).
- Phần trên mình viết là "mùa xuân năm Nhâm Tuất (542), vua Lương sai quân sang đánh nước ta.." là sai, chính xác phải là mùa đông.
Nếu theo cuốn Lịch sử VN của ĐH Sư phạm Hà Nội (1980) thì ngay sau khi nhận được tin Long Biên bị mất, vua Lương đấ lệnh cho Thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Ninh Cự, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử Ái châu là Nguyễn Hán cùng hội quân tiến đánh nhưng thất bại.
Sách ĐVSKTT không thấy ghi điều trên nhưng cho biết tháng 12 năm Nhâm Tuất (542) Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng dẫn quân sang đánh nhưng đến Hợp Phố thì đã tan rã.
Bạn nói quân Lương sang lấn là năm 543, đó là tính theo dương lịch, còn âm lịch vẫn là cuối năm Nhâm Tuất
- Đúng là tháng giếng năm Giáp Tý (544) Lý Bí xưng đế việc mình dùng từ "Lý Nam Đế" cho đoạn viết năm 542 là không chính xác
Cám ơn Huu Trang đã góp ý  Wink
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #26 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2008, 08:13:07 pm »

- Tháng 2 năm Bính Dần (1266) đời vua Trần Thánh Tông, thủy quân lộ Đông Hải của nước ta tấn công rồi đánh đến tận núi Ô Lôi ở phía đông nam huyện Khâm (nay thuộc Quảng Đông, Trung Quốc), “nhờ đó biết được quân Nguyên có âm mưu xâm lược nước ta” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Năm 1266 vùng Quảng Đông chắc vẫn do Nam Tống kiểm soát. Thế thì quân ta “biết được quân Nguyên có âm mưu xâm lược” như thế nào nhỉ?

Cái này cũng khó trả lời và có lẽ cũng ko có bản đồ về tình hình lúc bấy giờ để mà xét rõ  Grin, tuy nhiên có thể suy đoán rằng 1 phần phía nam của Tống đã bị Mông chiếm, có vùng đã giáp với biên giới Đại Việt. Như sách ĐVSKTT viết về sự kiện tháng 4 năm Nhâm Dần (1242) vua Trần sai tướng Trần Khuê Kình đem quân "đánh lấy địa phương lộ Bằng Tường. Trước là từ khi Nguyên Thái Tông băng thì cửa ải thường không thông, nếu có sứ mệnh thì chỉ có 2 viên chánh, phó sứ và 2 bọn người đi theo mà thôi...Đến nay sai tướng chống giữ đánh chiếm mới được thông hiếu với nước Tống ".
Hoặc như trong sách này cũng có đoạn nói có lần cả sứ Tống và Nguyên cùng sang, bên ta mới bố trí ở riêng, vào chầu riêng, tránh cho 2 bên gặp nhau. Như vậy chứng tỏ việc quân ta đánh đến Ô Lôi và biết được mưu Nam chinh của Nguyên ko có gì lạ cả, lúc đó Việt Nguyên đã có chỗ giáp nhau rồi, còn Tống thì đang thoi thóp hơi tàn đâu còn có thể kiểm sóat được cả dải biên cương với Việt  Roll Eyes
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
dungrommel
Thành viên
*
Bài viết: 237


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 04:29:48 am »

bac dai uy a theo ngu y cua em thi nhung lan minh xuat qua di trung phat toi lao leu cu Champa cung nen xep vao nhung lan ong cha ta xuat binh ra ngoai nuoc chu a. boi vi xet tai mot thoi diem nhat dinh thi Dai viet ta chi co mot khoang lan can bien gioi nhat dinh va viec mang quan vuot bien gioi do tien danh mot  nuoc ke ben thi phai duoc tinh la mot lan "xuat ngoai" chu. Neu nhu tinh Champa hien gio dang thuoc nuoc Viet Nam ta ma ko coi nhung lan mang quan qua xu Champa la "noi chien" thi dau co duoc. Em gia su chang han vai ba chuc nam nua hay lau hon la vai tram nam nua nuoc Viet ta lai ha duoc bon Khua va sat nhap dat no vao dat cua minh thi chau chat chung ta lai noi la lich su 5ngan nam nuoc Viet la noi chien giua toc nguoi Viet va toc nguoi Hoaluc do o duoi suoi vang bac co chiu duoc ko? Thien y cua em la nhu vay mong cac bac giai dap giup em de vinh danh nuoc nuoc Viet chung ta!
Logged

Không có bạn bè vĩnh viễn và kẻ thù vĩnh viễn. Tất cả chỉ vì sự tồn tại của mình.
Khi hai bàn tay nắm chặt và buông lơi một đất nước vĩ đại sẽ hình thành hoặc bị diệt vong.
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #28 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 04:22:38 pm »

bac dai uy a theo ngu y cua em thi nhung lan minh xuat qua di trung phat toi lao leu cu Champa cung nen xep vao nhung lan ong cha ta xuat binh ra ngoai nuoc chu a. boi vi xet tai mot thoi diem nhat dinh thi Dai viet ta chi co mot khoang lan can bien gioi nhat dinh va viec mang quan vuot bien gioi do tien danh mot  nuoc ke ben thi phai duoc tinh la mot lan "xuat ngoai" chu. Neu nhu tinh Champa hien gio dang thuoc nuoc Viet Nam ta ma ko coi nhung lan mang quan qua xu Champa la "noi chien" thi dau co duoc. Em gia su chang han vai ba chuc nam nua hay lau hon la vai tram nam nua nuoc Viet ta lai ha duoc bon Khua va sat nhap dat no vao dat cua minh thi chau chat chung ta lai noi la lich su 5ngan nam nuoc Viet la noi chien giua toc nguoi Viet va toc nguoi Hoaluc do o duoi suoi vang bac co chiu duoc ko? Thien y cua em la nhu vay mong cac bac giai dap giup em de vinh danh nuoc nuoc Viet chung ta!

Vậy mời bạn up những lần cha ông ta "xuất ngoại" trừng phạt Chiêm Thành và nhớ đánh chữ có dấu
Dow phần mềm tại đây http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2239.0
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #29 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2009, 10:23:17 pm »

Quan hệ Việt-Trung chủ yếu là Việt ngăn chặn sự bành trướng của Hán. Trong lịch sử từng có lần cha ông ta Bắc tiến, nhưng hầu như chỉ nhằm mục đích “tiên phát chế nhân”, không nhằm chiếm đất, chiếm dân. Mở đầu là cuộc tấn công Hợp Phố của Lý Bí (542) và lớn nhất là cuộc chinh phạt “Tiên hạ thủ vi cường” sang Ung Châu của Lý Thường Kiệt  vào năm 1075. Sau đây là một sô lần quan quân Đại Việt đánh lên phía bắc:
- Mùa xuân năm Nhâm Tuất (542), vua Lương sai quân sang đánh nước ta nhưng bọn tướng cầm đầu là Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng sợ nên dùng dằng không dám tiến, do đó quân giặc đi rất chậm. Khi chúng mới kéo đến Hợp Phố thì Lý Nam Đế đã cho quân chủ động đánh vào đất giặc, sử cũ chép “quân Lương 10 phần chết đến 6,7 phần, quân tan rã chạy về”.
- Mùa xuân năm Kỷ Mùi (995) hơn 100 chiến thuyền của nước ta đánh vào trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu sau đó rút quân. Đến mùa hạ cùng năm, hơn 5000 hương binh châu Tô Mậu (nay thuộc Lạng Sơn) tấn công vào Ung Châu rồi lui binh
- Năm Nhâm Tuất (1022) vua Lý Thái Tổ sai Dực Thánh Vương (Nhị Hoàng tử) đem quân đi đánh Đại Lịch do người Nùng ở đây làm phản, sau đó “quân ta đi sâu vào trấn Như Hồng đất Tống, đốt kho tàng rồi rút về” .
- Tháng 3 năm Kỷ Hợi (1059) vua Lý Thánh Tông cho quân “đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc”.
- Năm Canh Tý (1060) châu mục Lạng Châu của nước ta là Phò mã Thân Thiệu Thái đánh vào đất Tống, bắt được tướng Tống là Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về.
- Ngày 15/9 Ất Mão (27/10/1075) bằng chiến sách khôn khéo, bất ngờ và táo bạo, 40.000 quan quân Đại Việt do Lý Thường Kiệt 李常傑 thống lĩnh tấn công thành Khâm châu (30/12/1075), tiếp làm chủ Liêm châu (03/01/1076). Đây là 2 châu giáp biển thuộc Quảng Tây giáp với Quảng Ninh và Lạng Sơn nay. Sau đó Lý Thường Kiệt sai làm Phạt Tống lộ bố văn 罚宋路佈文,yết dọc đường để lấy danh nghĩa và gây thanh thế rồi đem quân tiến tới tận Ung châu (cung xthuộc Quảng Tây) phá được thành này sau 42 ngày vây hãm. Trận “Tiên hạ thủ vi cường” này làm cả triều Tống lo sợ và bối rối. Tống Thần Tông dặn ty kinh lược Quảng Tây : “Nếu xem chừng có quân Giao Chỉ tới đâu mà không đủ quân giữ, thì chỉ giữ mấy chỗ hiểm yếu mà thôi…” sau đó lại dụ : “Nếu quân bỏ thành mà đi chỗ khác, thì lo rằng lòng dân rối sợ. Hãy bảo các quan ti đều phải trở lại thành mình”. Rõ là hai đạo chiếu trái ngược nhau, kết cụ là thành trì và quân Tống bị thiệt hại nặng. Như vậy, trong hơn 3 tháng trời, Lý Thường Kiệt cùng binh khê động tâm phúc các nơi tiến quân vào đất Tống, phá hết các cứ điểm của Tống mà có thể dùng để đánh ta, phá thành Ung, Khâm, Liêm; đốt các trái Vĩnh Bình, Thái Bình, Cổ Vạn, Thiên Long, giết người vô số (khoảng 7-10 vạn người) rồi rút quân về đem theo hàng ngàn quân dân Tống bị bắt đem về Đại Việt cùng nhiều của cải. Tất cả chuẩn bị đợi Tống sang làm nên trận Như Nguyệt nổi tiếng (Xuân Hè 1076).
- Tháng 10 năm Tân Sửu (1241) vua Trần Thái Tông thấy một số tộc người ở nước Tống thường hay quấy nhiễu biên giới bèn sai đốc tướng Phạm Kính Ân đem quân vượt biên giới đánh vào hang ổ của chúng rồi về. Cũng trong năm đó Trần Thái Tông lại “đem quân đánh vào các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống, theo đường bộ rồi đi qua các châu Khâm, Liêm”.
- Mùa hạ năm Nhâm Dần (1242) Trần Thái Tông sai “thân vệ tướng là Trần Khuê Bình đem quân trấn giữ biên giới phía bắc, đánh lấy địa phương lộ Bằng Tường”.
- Tháng 2 năm Bính Dần (1266) đời vua Trần Thánh Tông, thủy quân lộ Đông Hải của nước ta tấn công rồi đánh đến tận núi Ô Lôi ở phía đông nam huyện Khâm (nay thuộc Quảng Đông, Trung Quốc), “nhờ đó biết được quân Nguyên có âm mưu xâm lược nước ta”. Theo Nguyên sử cho biết, vào tháng giêng năm Qúy Sửu (1313) quân Đại Việt gồm hơn 3 vạn người và hơn 3000 kị binh đánh vào Vân Động, châu Trấn Yên (nay thuộc Thiên Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc), sau đó tấn công các xứ Lôi Động, Tri Động và châu Quy Thuận (nay thuộc Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc). Đến tháng 4 năm đó quân ta lại đánh vào châu Dưỡng Lợi (nay thuộc huyện Dưỡng Lợi, Quảng Tây, Trung Quốc). Về sau nhà Nguyên phải cho sứ đến thương lượng quân ta mới rút lui.
- Theo sách Minh sử thì năm Mậu Ngọ (1438) thổ quan châu Tư Lang của nước ta đem quân đánh hai châu An Bình và Tư Lăng (nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc). Vua Minh phải sai sứ là Thang Đinh sang nước ta, vua Lê Thánh Tông cũng cho sứ sang nước Minh thương nghị.
- Tháng 6 năm Canh Tý (1480) tổng binh tri Bắc Bình của nước ta là Trần Ao sai Đào Phu Hoán đem 600 quân đánh vào Cảm Qủa, chiếm được ải Thông Quang (thuộc Quang Lang, Ôn Châu, Trung Quốc) rồi tiến vào Ban Động dựng rào chắn, sau đó tâu về triều đình. Vua Lê Thánh Tông sau đó cho người lên biên giới “biện bạch phải trái với nhà Minh”.
- Đặc biệt việc đòi đất được đề cập táo bạo dưới thời Tây Sơn. Quang Trung có ý muốn lấy lại vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Thanh) vốn trước kia cùng với Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (Đại Việt) lập thành Nam Việt của Triệu Đà. Rất tiếc mọi việc đang dang dở thì Quang Trung mất (9/1792) rồi nhà Tây Sơn đổ (1802).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM