Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:24:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ông cha ta viễn chinh - Lịch sử những lần xuất binh ra ngoài biên giới nước Việt  (Đọc 40560 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2008, 07:45:53 pm »

Còn nhiều lắm, thời nước Việt vẫn chưa có cái gọi là "biên giới Tây Nam"

Nhiều lắm ư? Vậy mà tôi không biết. Xin được chỉ giáo thêm!
Tôi viết là "Lịch sử những lần xuất binh ra ngoài biên giới nước Việt..." Bây giờ  vẫn đang là nước Việt đấy thôi!
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2008, 10:52:56 pm »

Trần Quang Diệu uýnh tới Viêng Chăn  Grin
Logged
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2008, 11:13:10 pm »

Cảm ơn Tuấn. Bạn có thể cho mình biết cụ thể hơn về trận này được không?
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2008, 11:47:05 pm »

Cảm ơn Tuấn. Bạn có thể cho mình biết cụ thể hơn về trận này được không?

đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1485.msg29330#msg29330
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2008, 09:39:56 am »

- Bắc tiến: ngoài lần xuất binh của Lý Thường Kiệt, còn có 1 cuộc tập kích nhỏ hơn do đích thân vua Trần Thái Tông chỉ huy.

Tân Sửu, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 10 [1241]
... 
Vua thân hành cầm quân đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình741 của nước Tống phía đường bộ, vượt qua châu Khâm, châu Liêm, tự xưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ Kim Phụng, Nhật Quang, Nguyệt Quang. Người châu ấy không biết là vua, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là vua mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. [13a] .Khi trở về, vua sai nhổ lấy vài chục cái neo đem về.


- Nam tiến: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_ti%E1%BA%BFn

[attachment=1]

- Tây tiến: lần viễn chinh xa nhất có lẽ là vào thời Lê Thánh Tông. Còn thì xuất binh như đi chợ, hoặc trực tiếp đánh dẹp, hoặc đưa chí nguyện quân giúp nhân dân Lào chống Xiêm xâm lược Grin Đến thời Nguyễn, hầu như toàn bộ lãnh thổ Lào đều thuộc VN.

Kỷ Hợi, năm thứ 10 (1479). (Minh, năm Thành Hóa thứ 15)
....
Tháng 8, mùa thu. Nước Lão Qua xâm phạm vào biên giới. Nhà vua hạ lệnh cho các tướng đem quân đi đánh, phá tan được quân Lão Qua.

Cầm công, tù trưởng Bồn Man, ngầm mang lòng phản bội. Lão Qua liên kết và viện trợ cho Cầm Công, đem quân lấn cướp biên cảnh phía tây nước ta. Nhà vua sai các tướng đi đánh, hạ lệnh cho thái úy Lê Thọ Vực làm Chinh tây tướng quân, đi theo đường chính phủ Trà Lân; đô đốc Đông quân phủ Trịnh Công Lộ làm Chinh di tướng quân, đi theo đường An Tây; Trấn lỗ tướng quân Lê Đình Ngạn đi theo đường Ngọc Ma; Du Kỵ phó tướng quân Lê Lộng đi theo đường Thuận Châu và Mỗi Châu; Thảo tặc phó tướng quân Lê Nhân Hiếu đi theo đường phủ Thanh đô. Các tướng hội đồng quân 5 đạo cộng 18 vạn, đánh phá tan được. Nhân thế thắng, kéo vào thành Lão Qua, lấy được của báu. Vua Lão Qua phải chạy trốn. Các tướng bắt dân nước ấy và chiếm đất đai nước ấy đến sông Kim Sa giáp giới phía nam nước Miến Điện, rồi cho người đem tiệp thư về tâu nhà vua biết.


- Tây Nam tiến: không kể các vụ nhỏ, sự kiện đáng chú ý nhất là vào thời vua Minh Mạng.

Đến cuối năm Quý Tỵ (1833) nhân có ngụy Khôi khởi loạn ở đất Gia Định và tên Khôi lại cho người sang cầu cứu vua Tiêm La bèn sai quân thủy bộ chia ra làm 5 đạo sang đánh Việt Nam.

Đạo thứ nhất thủy quân đem hơn 100 chiếc thuyền vào đánh lấy Hà Tiên; đạo thứ nhì bộ quân sang đánh Nam Vang (Phnon-penh), rồi tiến lên đánh lấy Châu Đốc và An Giang; đạo thứ ba đánh lấy mặt Cam Lộ; đạo thứ tư đánh Cam Cát, Cam Môn, đạo thứ năm đánh Trấn Ninh.

Tuy rằng quân nghịch năm đạo cùng tiến, nhưng chủ đích của Tiêm La là cốt đánh Chân Lạp và Nam Kỳ, còn các đạo khác là để phân quân lực của nước Nam mà thôi.

Vua Thánh Tổ được tin báo cấp, liền xuống chiếu sai quan quân phòng ngự các nơi. Phía tây nam thì sai quân thứ ở Gia Định, chia quân cho Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đi tiến tiễu ở mặt An Giang. Phía tây bắc thì sai Lê Văn Thụy giữ mặt Cam Lộ, thuộc Quảng Trị, Phạm Văn Điển giữ mặt Nghệ An. Lại sai Nguyễn Văn Xuân (4) làm kinh lược đại sứ đi tiễu trừ quân Tiêm và quân Lào ở Trấn Ninh.

Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đại phá quân Tiêm La ở sông Cổ cắng. Quân Tiêm La ở Chân Lạp cũng bị người bản xứ đánh phá. Chỗ nào quân nghịch cũng thua to chết hại rất nhiều; chỉ trong một tháng mà quan quân lấy lại Hà Tiên và Châu Đốc, đuổi quân Tiêm ra khỏi bờ cõi, rồi tiến lên đánh lấy thành Nam Vang và đưa vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân về nước.

Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân từ Nam Vang tiến lên đánh quân Tiêm, liền phá mấy trận, chém tướng bắt binh lấy được súng ống khí giới không biết ngần nào mà kể. Tướng Tiêm La là Phi Nhã Chất Tri đem bại binh chạy về nước, quan quân đuổi đánh lấy thành Phú Túc (Pursat) rồi cho người Chân Lạp ở lại giữ các nơi: chỗ nào hiểm yếu thì làm đồn đắp lũy, để phòng ngự quân giặc.
....
Ở nước Chân Lạp thì từ khi quan quân phá được giặc Tiêm rồi, Tướng quân là Trương minh Giảng và tham tán là Lê Đại Cương lập đồn An Nam ở gần Nam vang để bảo hộ Chân Lạp.

Cuối năm Giáp Ngọ (1834), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân mất, không có con trai, quyền cai trị trong nước về cả mấy người phiên liêu là bọn Trà Long và La Kiên. Những người này đều là người Chân Lạp mà lại nhận quan chức Việt Nam. Đến năm Ất Mùi (1835), Trương Minh Giảng xin lập người con gái của Nặc Ông Chân tên là Angmey lên làm quận chúa, gọi là Ngọc Vân công chúa, rồi đổi nước Chân Lạp ra làm Trấn tây thành, chia ra làm 32 phủ và 2 huyện. Đặt một tướng quân, một tham tán đại thần, một đề đốc, một hiệp tán, và 4 chánh phó lĩnh binh, để coi mọi việc quân dân. Ở các chỗ yếu hại, lại đặt chức tuyên phủ, an phủ để phòng ngự.

Năm Canh Tý (1840), nhà vua sai Lê Văn Đức làm khâm sai đại thần, Doãn Uẩn làm phó và cùng với Trương Minh Giảng để kinh lý mọi việc ở Trấn Tây Thành, khám xét việc buôn bán, đo ruộng đất, định thuế đinh, thuế thuyền bè buôn bán dưới sông.

Nhưng vì quan lại Việt Nam ta sang làm nhiều điều trái lẽ, nhũng nhiễu dân sự, lại bắt Ngọc Vân công chúa đem về để ở Gia Định, bắt bọn Trà Long và Lê Kiên đày ra Bắc Kỳ, dân Chân Lạp ai cũng oán giận, chỗ nào cũng có giặc giã nổi lên đánh phá. Lại có em Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn khởi nghĩa, có người Tiêm La giúp đỡ, thành ra quan quân đánh mãi không được. Về sau khi vua Thánh Tổ mất rồi, quan quân phải bỏ thành Trấn Tây mà rút về An Giang.


Nói chung, từ TK17-19, đất Lào và Cam là chiến trường thường xuyên của các phe Trịnh, Nguyễn, TS, Xiêm....



« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2008, 09:44:29 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #15 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2008, 09:14:44 am »

Những lần đánh lên phía bắc đây:

- Mùa xuân năm Nhâm Tuất (542), vua Lương sai quân sang đánh nước ta nhưng bọn tướng cầm đầu là Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng sợ nên dùng dằng không dám tiến, do đó quân giặc đi rất chậm. Khi chúng mới kéo đến Hợp Phố thì Lý Nam Đế (Lý Bí) đã cho quân chủ động đánh vào đất giặc, sử cũ chép “quân Lương 10 phần chết đến 6,7 phần, quân tan rã chạy về” (Đại Việt sử ký toàn thư).

- Mùa xuân năm Kỷ Mùi (995) hơn 100 chiến thuyền của nước ta đánh vào trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu nước Tống, sau đó rút quân. Đến mùa hạ cùng năm, hơn 5000 hương binh châu Tô Mậu nước ta (nay thuộc Lạng Sơn) tấn công vào Ung Châu rồi lui binh

- Năm Nhâm Tuất (1022) vua Lý Thái Tổ sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh Đại Nguyên Lịch , sau đó “quân ta đi sâu vào trấn Như Hồng đất Tống, đốt kho tàng rồi rút về” (Đại Việt sử ký toàn thư).

- Tháng 3 năm Kỷ Hợi (1059) vua Lý Thánh Tông cho quân “đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc” (Đại Việt sử ký toàn thư).

- Năm Canh Tý (1060) châu mục Lạng Châu của nước ta là Thân Thiệu Thái đánh vào đất Tống, bắt được tướng Tống là Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về.

- Tháng 10 năm Tân Sửu (1241) vua Trần Thái Tông thấy một số tộc người ở nước Tống thường hay quấy nhiễu biên giới bèn sai đốc tướng Phạm Kính Ân đem quân vượt biên giới đánh vào hang ổ của chúng rồi về.
Cũng trong năm đó Trần Thái Tông lại “đem quân đánh vào các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống, theo đường bộ rồi đi qua các châu Khâm, Liêm” (Đại Việt sử ký toàn thư).

- Mùa hạ năm Nhâm Dần (1242) Trần Thái Tông sai “thân vệ tướng là Trần Khuê Bình đem quân trấn giữ biên giới phía bắc, đánh lấy địa phương lộ Bằng Tường” (Đại Việt sử ký toàn thư).

- Tháng 2 năm Bính Dần (1266) đời vua Trần Thánh Tông, thủy quân lộ Đông Hải của nước ta tấn công rồi đánh đến tận núi Ô Lôi ở phía đông nam huyện Khâm (nay thuộc Quảng Đông, Trung Quốc), “nhờ đó biết được quân Nguyên có âm mưu xâm lược nước ta” (Đại Việt sử ký toàn thư).

* Theo Nguyên sử cho biết, vào tháng giêng năm Qúy Sửu (1313) quân Đại Việt gồm hơn 3 vạn người và hơn 3000 kị binh đánh vào Vân Động, châu Trấn Yên (nay thuộc Thiên Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc), sau đó tấn công các xứ Lôi Động, Tri Động và châu Quy Thuận (nay thuộc Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc).
Đến tháng 4 năm đó quân ta lại đánh vào châu Dưỡng Lợi (nay thuộc huyện Dưỡng Lợi, Quảng Tây, Trung Quốc). Về sau nhà Nguyên phải cho sứ đến thương lượng quân ta mới rút lui.

- Theo sách Minh sử thì năm Mậu Ngọ (1438) thổ quan châu Tư Lang của nước ta đem quân đánh hai châu An Bình và Tư Lăng (nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc). Vua Minh phải sai sứ là Thang Đinh sang nước ta, vua Lê Thánh Tông cũng cho sứ sang nước Minh thương nghị.

- Tháng 6 năm Canh Tý (1480) tổng binh tri Bắc Bình của nước ta là Trần Ao sai Đào Phu Hoán đem 600 quân đánh vào Cảm Qủa, chiếm được ải Thông Quang (thuộc Quang Lang, Ôn Châu, Trung Quốc) rồi tiến vào Ban Động dựng rào chắn, sau đó tâu về triều đình. Vua Lê Thánh Tông sau đó cho người lên biên giới “biện bạch phải trái với nhà Minh” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #16 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2008, 11:36:34 am »

  "Từ thuở mang gươm đi mở cõi
  Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long."
  Tôi rất thích câu thơ này của Huỳnh Văn Nghệ, nhưng tôi được biết trong lịch sử ta có 2 lần xuất binh ra khỏi biên giới: 1 lần vào thời nhà Lý do Lý Thường Kiệt chỉ huy tập kích một số châu quận cuả nhà Tống giáp biên giới phía Bắc nước ta; 1 làn nữa là xuất quân qua Cambodia để truy quét bọn diệt chủng Pônpốt. Và cả hai lần nói trên đều là với mục đích tự vệ, "tiên hạ thủ vi cường", đâu có phải là 'mở cõi' mà chỉ là giữ cõi thôi. Ngoài 2 lần trên ra thì còn lần nào nữa, vào thời gian nào? Bác nào biết rõ xin chỉ giáo.

Còn qua Champa nữa chớ, lúc í đã phải đất ta đâu! Grin
Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #17 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2008, 07:16:10 pm »

  "Từ thuở mang gươm đi mở cõi
  Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long."
  Tôi rất thích câu thơ này của Huỳnh Văn Nghệ, nhưng tôi được biết trong lịch sử ta có 2 lần xuất binh ra khỏi biên giới: 1 lần vào thời nhà Lý do Lý Thường Kiệt chỉ huy tập kích một số châu quận cuả nhà Tống giáp biên giới phía Bắc nước ta; 1 làn nữa là xuất quân qua Cambodia để truy quét bọn diệt chủng Pônpốt. Và cả hai lần nói trên đều là với mục đích tự vệ, "tiên hạ thủ vi cường", đâu có phải là 'mở cõi' mà chỉ là giữ cõi thôi. Ngoài 2 lần trên ra thì còn lần nào nữa, vào thời gian nào? Bác nào biết rõ xin chỉ giáo.

Còn qua Champa nữa chớ, lúc í đã phải đất ta đâu! Grin

Tính từ kỷ nguyên độc lập tự chủ thì triều Đinh là triều đại đầu tiên đánh Chiêm
Còn câu thơ của tướng Nghệ chính xác phải là:
  "Từ thuở độ mang gươm đi mở cõi
  Nghìn năm Miền nam thương nhớ đất Thăng Long."
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2008, 02:36:41 am »

  "Chời" ơi! Đúng là càng đọc càng sáng mắt ra.
  Xấu hổ quá, ra xem bóng đá thôi!
  Đội Đức thua 1 quả rồi!
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Galaxy
Thành viên
*
Bài viết: 196


Hãy sống vì KHÁT VỌNG, để thấy đời mênh mông


« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2008, 11:58:09 pm »

Còn câu thơ của tướng Nghệ chính xác phải là:
  "Từ thuở độ mang gươm đi mở cõi
  Nghìn năm Miền nam thương nhớ đất Thăng Long."

@caytrevietnam:
Mãi đến khi đọc bài viết của bác em mới biết đến câu :

"...
Miền Nam thương nhớ đất Thăng Long"

Bác có thể cho em thêm thông tin về câu thơ trên được không?

====

Trước đây bên box LSVH TTVNOL, em có đọc 1 topic về hồi ức của cụ Phan Đình Công thì được biết là bài thơ đã được tác giả sửa nhiều lần trong thời gian 1946-1948, nên

"Từ thưở" hay "Từ độ",
"mở cõi" hay "giữ cõi",
"Trời Nam" hay "Ngàn năm"


đều không sai, đều là thơ của Thi Tướng Huỳnh Văn Nghệ. Chỉ là sự khác nhau giữa "bản trước" và "bản sau" mà thôi.

http://5nam.ttvnol.com/f_533/119703/trang-6.ttvn
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2008, 12:02:47 am gửi bởi Galaxy » Logged

Đây Trường Sa
Kia Hoàng Sa
Quần đảo đứng hiên ngang
Thiên hùng ca ngời sáng
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM