Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:04:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế giới động vật  (Đọc 61750 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #20 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 10:07:14 pm »

Cảm ơn bác MT nhá, "SM thật"  xem đám vịt con sướng quá, cứ đòi xin bác mấy con về nuôi đấy! Grin Grin Grin
Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #21 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 10:44:37 pm »




Trời đất, con này có đám lông quanh cổ đẹp và lạ quá nhỉ.
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #22 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 07:21:49 am »


Một, vậy thì việc Simon ngọa trên chú đà điểu đực đẹp mã đến công sở sẽ trở thành: sự kiện văn hóa lớn nhất của năm, Giải thưởng vì môi trường lớn nhất của năm, Giải pháp cho giao thông cá nhân hiệu quả và an toàn nhất của năm kèm theo giải Kovalevskaia...páo chí lại tốn giấy mực đây...hú hú

Này nhớ, sau khi cưỡi Đà điểu xong, tớ còn được cấp chứng chỉ về "great skill" đấy nhá! Tongue Grin Grin Grin

Ấn tượng chưa? Grin  Rất ấn tượng với cách làm ăn kinh doanh của các bạn Mã này! Wink




« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2010, 07:30:29 am gửi bởi Simon » Logged
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #23 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 07:33:35 am »


Trời đất, con này có đám lông quanh cổ đẹp và lạ quá nhỉ.

Để chụp được "cái cổ" này rất là khó đấy đ/c ạ, tớ phải đứng đợi nó cả 1/2 giờ để nó đứng yên, cái con đỏ cũng có cái cổ đẹp lắm, mầu sắc rực rỡ, nhưng nó không chịu đứng yên cho mình chụp, chán thế đấy! Tongue Grin
Logged
Nguoixaquehuong
Thành viên
*
Bài viết: 81



« Trả lời #24 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 07:40:08 am »


Này nhớ, sau khi cưỡi Đà điểu xong, tớ còn được cấp chứng chỉ về "great skill" đấy nhá! Tongue Grin Grin Grin

Ấn tượng chưa? Grin  Rất ấn tượng với cách làm ăn kinh doanh của các bạn Mã này! Wink


hehehe,Mãlai lại có cả vụ cưỡi đà điểu hả bác Simon? Nghe cũng hay nhỉ.Bác phát biểu cảm xúc lần đầu tiên cưỡi chim ,à quên cưỡi đà điểu  Grin cho mọi người nghe với bác.Có khó lắm không?Mà có đắt không bác?Em thì mới chỉ được cưỡi ngựa thôi.Cưỡi 15 phút mà mất những 35$   Embarrassed
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #25 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 08:03:16 am »

 Những con thiên nga,vịt giời,các loài cim có sắc màu sặc sỡ của trời xa,con bọ que, mẹ cún và đàn con yên bình bú mẹ,lũ vịt con vàng hoe của xứ ta cho mình cái cảm giác thật bình thản,hạnh phúc.Cám ơn Simon@.cám ơn Linhtinhnguyen@.Cám ơn MUCTAU@.Cám ơn Vitinh@ và cám ơn tất cả các bạn.
Logged
taupaypay
Thành viên
*
Bài viết: 126



« Trả lời #26 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 01:15:22 pm »

Thắn lằn tai vẩy nhỏ - Tropidophorus microlepis
Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #27 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 05:02:07 pm »

Tui khoái những chú sóc nhỏ này, đang đi tìm ở đâu bán...để mua về nuôi... Grin
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #28 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 04:03:31 am »

SU@:Tui khoái những chú sóc nhỏ này, đang đi tìm ở đâu bán...để mua về nuôi... Grin

 Nuôi sóc ? Ờ thì người ta vẫn  nuôi sóc . Dưng mà chật chội  thì khai lắm!
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #29 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 05:22:13 am »

  Thế giới động vật và tình yêu.
Để tả đôi trai gái đương thì hạnh phúc bên nhau người ta hay lấy hình tượng đôi uyên ương. Uyên ương là loài chim núi bên Tàu. Nay ít thấy. Người ta  đem họ hàng của nó là bồ câu  ra làm hình tượng. Đôi chim bồ câu trắng tung cánh trong ánh bình mình cùng  mang giải lụa đào . Nó đã đi vào ăn thơ , nhạc họa. Được vẽ trên áp – phích cổ động nơi  ngã bảy ngã ba. Được cắt dán trang trọng trên màn nhung trang trí ở những lễ thành hôn . Trên tấm thiếp hồng ít khi thếu hình đôi chim câu. Bao cô gái đêm đêm lặng lẽ dưới bóng đèn dầu thêu đôi chim trên tấm khăn tay để tặng người yêu nơi xa. Trên chiếc gối đầu giường có hình đôi chim câu bên nhau như để nhắc họ luôn nhớ đến nhau và chỉ có nhau.
 Nhìn đôi chim câu gù nhau  trên mái ngói, nhìn đôi chim câu lựơn lên lượn xuống mái trước, trống sau chẳng rời  nhau. Hay có dịp ngắm đôi chim bố mẹ quấn quýt tha mồi mớm cho đôi con nhỏ chim chíp trong chuồng . Ai ai chẳng nghĩ đó là một gia đình hạnh phúc.
 Hỡi ôi ! Cái mà người ta  ca ngợi, cái mà mới thoảng qua tưởng là hạnh phúc ấy chỉ là giả tạo. Mà đúng ra không  giả tạo. Loài chim câu cũng như họ hàng nhà nó vẫn sống thật theo bản năng vốn có mà thôi. Chỉ con người  lấy cái tự nhiên sinh học mà gán cho nó những điều hay hớm để mà huyễn  hoặc lẫn nhau thôi.
 Phàm đã là con gì ngọ ngoạy được, thường thì giống đực đi ve giống cái. Chàng bồ câu cũng vậy. Luôn bám nàng chẳng rời.. Chuyện tình yêu đâu dễ thành công.  Ngày đầu nàng tỏ ra đoang trang , tỏ vẻ lảng tránh chàng. Mỗi khi chàng sán lại gần , nàng ngúng nguẩy ra chiều không thiết. Lâu lâu tỏ ra khó chịu vùng bay lên lượn vài đường lắt léo làm như muốn cắt cái đuôi bất đắc dĩ. Chàng nhanh nhẹn lượn theo nàng. Đó cũng là lúc chàng thể hiện cái tài nghệ bay lượn của mình.Cũng là lúc tỏ ra ga – lăng, chàng nhẹ nhàng đáp xuống cạnh nàng. Xoay mình khẽ quệt cặp mỏ vào đuôi nàng như để nàng biết chàng chẳng rời nàng nửa bước.Nhiều khi,  chàng đi sau  gù những tiếng ấm áp  ca ngợi sắc đẹp kêu sa, đức hạnh đoan trang của nàng. Nàng vờ như khó chịu với  những lời tâng bốc  quá lố.  Bât ngờ quay lại xù lông, đánh cánh tới tấp vào mặt chàng hòng thử thách tài năng, sức khỏe cũng như chịu nhịn với nàng. ‘’ Để xem anh  ấy có phải là kẻ khỏe mạnh  nhanh nhẹn cho ra những đứa con hoàn hảo. Anh ấy có là người chồng tốt nhịn với vợ không !’’. Tuy mới lớn nhưng  bản năng cua gái của chàng đã vào hạng thượng thừa. Chàng tỏ ra cực kỳ nhũn nhặn và tế nhị. Chàng nhanh nhẹn né đầu . Ưỡn ngực xòe cánh chịu những cú đầu cánh  như vũ bão. Tan trận đòn. Chàng âm thầm giũ lại bộ cánh . Sắp xếp lại lớp lông vừa bị tơi tả.Trong cổ luôn âm âm nhứng tiếng rên rỉ  hạnh phúc như kẻ nô lệ được chủ đoái hoài. Coi như vừa nhận được một ân huệ chứ không phải là trận đòn cho kẻ ba xạo háu gái.Chàng áp dụng dụng phương châm ‘’ Nhất đẹp trai, nhì chai mặt’’. Với lối áp sát đối tượng. Trồng cây si tới tận đuôi nàng. Sẵn sàng tấn công vũ lực với kẻ khác theo kiểu trai làng giữ gái. Rồi nàng cũng bị khuất phục. Nàng phải yêu chàng. Vì nàng cũng không còn sự lựa chọn nào khác . Nàng đã đáp lại tình yêu của chàng qua những nụ hôn.
 Có một điều cực kỳ tế nhị chưa thấy ai nói tới. MT xin tiết lộ. Cái điều mà phải nhờ sự tinh tế của người Pháp nhân loại có được câu châm ngôn đầy chất ….Tình – Thực : ‘’ Đường ngắn nhất tới trái tim đàn ông là đường qua dạ dày !’’. Đáng lẽ phải nói là ‘’ Đường ngắn nhất tới trái tim đàn bà là đường đi qua dạ dày ! ‘’ mới phải. Âý là loài người học được ở loài chim mà gần nhất là bồ câu. Cũng vì sự tinh tế của người Pháp không muốn bị coi là học lỏm của loài chim nên đã nói ngược ra như vậy. Cũng là để tránh mang tiếng là đạo…yêu chăng ? Kể ra thì hơi thô thiển. Thật là thô thiển nhất là trong thời đại văn minh này. Chẳng nàng người nào dại dột đánh đổi trái tim mình lấy miếng ăn qua dạ dày như nàng chim câu ngây thơ kia.
 Lại nói đến nụ hôn của chàng – nàng bồ câu. Khi nàng ‘’ tình trong như đã, mặt ngoài còn e ‘’. Những cố gắng của chàng đã được nàng ghi nhận . Những cái quệt mỏ, chạm lưỡi mỗi lúc nhiều hơn. Tiếng càng gù mỗi lúc như thôi thúc hơn. Và nụ hôn, sự thể hiện tình yêu thật sự của đôi lứa đã xảy ra. Các nhà thơ, nhà văn thường mang hết lời hay ý đẹp tả những nụ hôn của si mê của đôi trai gái yêu nhau. Một đời người, ít ai không trải qua. Vậy nụ hôn của loài chim câu ? Cái nụ hôn được  coi như biểu tượng hạnh phúc lứa đôi  ? Xin để MT kể cho rõ. Để có nụ hôm định mệnh cuộc đời ấy. Chàng chim câu thật là vất vả. Vừa canh me người yêu vừa ra sức nhặt nhạnh thức ăn. Để chàng yên tâm và tỏ ra biết ý, nàng luôn bên cạnh chàng khẽ khẽ gù động viên chàng. Lâu sau, đôi lứa chọn nơi yên ả. Chàng đứng cạnh nàng gù những tiếng hối hả như thúc giục tình yêu của nàng. Chàng vươn  ngực phồng cổ uốn oéo. Mỏ chàng hướng tìm mỏ nàng. Nàng say sưa nếm vị tình yêu từ lưỡi chàng. Tiếng rít khe khẽ, đôi cánh run lên sung sướng Nàng nghiêng đầu dúi mỏ như muốn tách cặp mỏ của chàng ra. Bất ngờ cặp mỏ  của chàng mở tung rộng hoác cho cặp mỏ xinh xinh của nàng rúc vào. Nàng hối hả hút lấy những hạt thức ăn đã ngấm dịch vị trong họng của chàng. Thế rồi cái tất yếu phải đến đã đến . Như bao loài phân giống khác . Chàng , nàng đã làm cái việc phải làm :



Gục ! Gù..Rù…! Gục ..! Gù…Rù..ù..ù…!




 p/s : MT đã từng nuôi chim bồ câu cả giống ta cả giống Tây của viện  nghiên cứu giống chăn nuôi quốc gia. Mãi Tết rồi, đi chơi Xuân mới thấy cảnh chim trống mớm mồi cho chim mái. Thắc mắc mãi chưa biết hỏi ai. Nửa đêm gặp thằng hâm hâm. Hỏi hắn , hắn bảo :
    - Chim mái biết thử thách chim trống vậy là hiếm có. Chỉ còn ở những đàn chim gần tổ tiên hoang dã. Nó đòi chim trống mớm mồi là khâu kiểm tra cuối cùng với con trống. Chim  tiếp nhận thức ăn là để kiểm nghiệm tinh thầm chăm chỉ kiếm   mồi và chất lượng  nuôi con của chim trống mà thôi. Dù sao cũng không  bị lừa như mấy ả gà mái. Cứ thấy gà trống kêu :
 - Có thóc ! Có ..thóc…! Thóc ! Thóc ! Thóc ! Là nhào tới . Chưa kịp nhìn ra thóc thật thóc giả đã bị tay sở khanh làm ẩu.Mà mày hỏi chim cò làm gì ? Bơm mớm bẩn thỉu như vậy bảo sao không Hát năm Hát mười. Giống ấy  cứ là băm nhỏ nấu miến. Bổ dưỡng người già an thần trẻ nhỏ. Chung thủy khỉ gì. Ngày xưa mày ở biển còn nhớ con sam không ? Loài giáp xác có từ thời Đại trung sinh ấy mới thật là : ‘’ chỉ có cái chết mơi chia lìa lứa đôi ‘’ nghe chửa !
 Giật mình tỉnh dậy. Bạn hâm đi mất . Vội ghi lại mấy dòng hầu chuyện nơi quá xá.

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tư, 2010, 05:32:25 am gửi bởi MUCTAU » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM