Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:00:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam  (Đọc 81764 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 05:50:02 pm »

-Dựa vào đâu mà Trung tướng và Bộ tư lệnh Quân chủng khẳng định có thể đánh được B-52?

-À, đó là quá trình tập luyện của anh em và quan trọng nhất là kinh nghiệm. Trước đó, tôi đã cho lực lượng tên lửa đánh thử và đã bắn rơi B-52 trên sông Mekong. Chính quân Mỹ đi kiểm tra đã khẳng định chiếc B-52 bị rơi đó do bộ đội tên lửa của ta bắn.


-Trung tướng có thể cho biết cụ thể hơn?

-Từ năm 1965, trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của Chiến tranh đặc biệt, Mỹ huy động quân viễn chinh và chư hầu vào miền Nam, sử dụng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Hồ Chủ tịch tiên đoán Mỹ nhất định sẽ dùng máy bay chiến lược B-52 tấn công Hà Nội. Đại tướng Bộ trưởng Bộ quốc phòng Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng lệnh cho Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân vạch kế hoạch đánh B-52; đồng thời đưa tên lửa và không quân vào tuyến lửa Quân khu 4, vừa đánh địch bảo vệ giao thông vừa rút kinh nghiệm đánh B-52. Bộ tư lệnh tiền phương của Quân chủng được thành lập do Hoàng Văn Khánh làm tư lệnh, Nguyễn Xuâ Mậu làm chính uỷ trực tiếp chỉ huy các trận đánh và chỉ đạo rút kinh nghiệm cách đánh B52. Một tổ chuyên môn nghiên cứu cách đánh B-52 cũng được lập do Vũ Xuân Vinh-Tham mưu phó là tổ trưởng.


Đêm 20 tháng 5 năm 1971, một tổ bay của ta do Đinh Tôn và Vũ Đình Rạng cất cánh từ sân bay dã chiến Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình, đã bắn bị thương một chiếc B-52 trên bầu trời Khe Sanh, Lao Bảo rồi về hạ cánh an toàn. Bộ tư lệnh cho không quân hoạt động sâu vào Tây Nguyên để có thêm kinh nghiệm đánh B-52. Tháng 4 năm 1972, Mỹ liên tiếp dùng B-52 đánh Vinh, cầu Hàm Rồng và Hải Phòng. Đầu tháng 10 năm 1972, Quân chủng tổ chức hội thảo “Cách đánh B-52 của Quân chủng”, nhất trí rằng ta có khả năng đánh rơi B-52 tại chỗ, dù còn phải khắc phục nhiều khó khăn. Ngày 22 tháng 11 năm 1972, một tin bất ngờ: Tiểu đoàn 43 và 44 thuộc Trung đoàn 263 bố trí ở phía tây Nghệ An đã bắn rơi một chiếc B-52 bên bờ sông Mekong, gần địa phận Nakhon Phanom của Thái Lan. Một phái đoàn khoa học quân sự Mỹ đã tới xác nhận. Như thế, lý luận đánh B-52 do Quân chủng đề ra đã được thử nghiệm thực tế một cách thắng lợi.


-Nhưng thưa Trung tướng, dù sao đây cũng chỉ mới ở mức thử nghiệm. Trong khi đó lực lượng B-52 mà Mỹ huy động lại khá hùng hậu để tập kích Hà Nội và các trung tâm chiến lược khác của miền Bắc. Một cuộc đối đầu không cân sức. Trước thực tế ấy, khi bước vào cuộc chiến, có lúc nào Trung tướng nghĩ rằng quân ta khó đủ sức đánh trả trước hoả lực quá mạnh và tinh nhuệ của đối phương.

-Tôi luôn luôn tin tưởng vào thắng lợi. Từ tháng 9 năm 1971, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân đã hoàn thành kế hoạch tác chiến đánh B-52. Ngày 24 tháng 11 năm 1972, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và các Tổng tham mưu phó Trần Quí Hai, Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh, Phùng Thế Tài đã chính thức phê chuẩn bản kế hoạch tác chiến, có tầm vóc một chiến dịch phòng không tổng hợp độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, gồm các lực lượng vũ trang Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh phía Bắc mà nòng cốt là lực lượng phòng không-không quân. Mục tiêu bảo vệ chủ yếu là thủ đô Hà Nội, đối tượng tác chiến chủ yếu là B-52. Quyết tâm bắn rơi B-52 tại chỗ với hiệu suất cao. Kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch và phòng tránh-một kinh nghiệm quí báu trong quá trình chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Trước đó, tôi và anh Lê Thanh Cảnh-Trưởng phòng tác chiến Quân chủng, người trực tiếp dự thảo kế hoạch trên, đã đến báo cáo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp về khả năng bắn rơi B-52 tại chỗ. Đại tướng hỏi rất kỹ từng chi tiết. Chúng tôi báo cáo rằng, mặc dù rada còn bị nhiễu rất nặng, nhưng cơ bản đã tìm ra chỗ yếu của B-52 và hứa với Đại tướng sẽ bắn rơi B-52 tại chỗ với tỉ lệ cao. Kết quả cuối cùng đã chứng minh cho lời hứa ấy.

Ngày 30 tháng 12 năm 1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho pháp chính thức bản thông báo chiến thắng oanh liệt của quân dân ta.


-Chắc Trung tướng còn nhớ hình ảnh chiếc B-52 đầu tiên rơi trên bầu trời Hà Nội?

-Ồ, nhớ chứ! Hồi hộp lắm! Lúc 20 giờ 30 ngày 18 tháng 12 năm 1972, Tiểu đoàn 59 thuộc Trung đoàn 261 đã bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 đầu tiên mang số hiệu 52122001, ở cánh đồng Chuôm, xã Phú Lỗ thuộc huyện Đông Anh. Khi Trung đoàn trưởng báo cáo lên thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Văn Tiến Dũng và Bộ tư lệnh Quân chủng đều hỏi vặn lại: có phải B-52 đã rơi tại chỗ và bắt được giặc lái không?

Mờ sáng hôm sau, trời rét cóng và sương mù dày đặc, tôi cùng anh Phùng Thế Tài đáp trực thăng tới chỗ chiếc B-52 rơi. Chúng tôi đứng trên chiếc pháo đài bay hình thù rất to đang vỡ tan tành, động cơ bị cháy rụi!


-Trung tướng nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, nếu Mỹ tiếp tục ném bom sau 12 ngày đêm khủng khiếp đó, thì Bắc Việt sẽ đầu hàng?

-(Cười) Không bao giờ có chuyện đó. Đơn giản: Mỹ đã huy động 193 máy bay B-52 chiếm 48% lực lượng B-52 quân đội Mỹ. Máy bay chiến thuật của không quân và hải quân được huy động tới 1.100 chiếc từ các căn cứ Thái Lan và 6 tàu sân bay ngoài biển Đông. Và đây cũng là lần đầu tiên Mỹ sử dụng tập trung nhất, cao độ nhất các phương tiện chiến tranh điện tử. Sau 12 ngày đêm, có 81 máy bay các loại , trong đó có 31 máy bay B-52 và 5 chiếc F-111 bị bắn rơi. Lực lượng phi côngMỹ khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Nhân dân Mỹ, nhân dân tiến bộ thế giới xuống đường đòi chấm dứt chiến tranh.

Trong lúc đó, quân đội Mỹ chỉ có tất cả 400 chiếc B-52, nếu tiếp tục đưa vào Việt Nam thì các vùng chiến lược khác của Mỹ trên thế giớ sẽ bỏ trống ư? Nghĩa là tài sản chiến lược của Mỹ không cho phép. Hơn nữa, số B-52 sống sót từ miền Bắc Việt Nam trở về, đa số đều bị hư hại. Chiếc hỏng ít nhất cũng mất 3 tháng để sửa chữa. Báo chí phương Tây đã công nhận chiến thắng này là “Điện Biên Phủ trên không”. Thực ra, qua tin tình báo, chúng tôi cũng đã biết trước ngày Mỹ nhất định phải ngừng oanh tạc.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 06:05:57 pm »

-Có nhiều tin tức không chính thức khác nhau về vấn đề điều chỉnh tên lửa SAM-2 do Liên Xô viện trợ bấy giờ, vậy Trung tướng có nắm được tình hình cải tiến SAM-2 không?

-Có chứ! Việc cải tiến tên lửa SAM-2 là nhằm khắc phục hiện tượng tên lửa mất điều khiển vì bị nhiều rãnh đạn nặng nên đạn rơi xuống đất; khắc phục một phần nhiễu tạp. Trong chuyện này hoàn toàn không có việc cải tiến nâng cao tầm bắn của SAM-2 như có một số người hiểu nhầm. Việc cải tiến là do xưởng sửa chữa A31 tiến hành, trên cơ sở ý kiến tổng hợp, nhất là các đơn vị đã sử dụng SAM-2 đề xuất. Đội trinh sát điện tử của Quân chủng gồm các đồng chí Vinh, Cần, Thuận do Phan Thu làm Tổ trưởng, có nhiệm vụ vừa trinh sát vừa nghiên cứu các biện pháp chống nhiễu do B-52 gây ra, chứ không phải để cải tiến tên lửa SAM-2.


-Còn trận ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất do Trung tướng chỉ huy được xem như là hiệu lệnh cho cuộc tổng công kích giải phóng Sài Gòn vào mùa xuân năm 1975. Xin Trung tướng cho biết vài nét cơ bản về trận đánh lịch sử này?

-Đây là trận đánh rất đáng nhớ trong cuộc đời cầm súng của tôi. Một trận đánh đầy tự hào sau “Điện Biên Phủ trên không”, để tôi cùng đồng đội hoàn thành nhiệm vụ góp phần vào sự nghiệp thống nhất Tổ quốc sau 20 năm bị chia cắt. Tôi nhớ như in vào tối 25-4-1975, Bộ Quốc phòng đánh điện gọi tôi đúng 8 giờ sáng hôm sau lên nhận nhiệm vụ. Khi tôi lên mới biết rằng tối qua, Thượng tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, từ chiến trường đã gọi điện về Hà Nội cho Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đề nghị: “Cho không quân ta dùng máy bay vừa lấy được của địch ném bom vào sào huyệt quân nguỵ ở Sài Gòn ngày 28-4, chỉ đánh vào ngày này, chậm nữa không được”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi tôi:

-Hiện ta thu được bao nhiêu máy bay A-37 của địch có thể dùng được?

-Thưa Đại tướng, tại Đà Nẵng có một chiếc, phi công ta đang sử dụng học chuyển loại, còn sân bay Phù Cát ở Bình Định thì có 5 chiếc nguyên vẹn, chưa cho bay thử.

Đại tướng rất vui mừng và cho biết Bộ chính trị đã đồng ý cho không quân ném bom xuống sào huyệt địch, nhưng chỉ được dùng máy bay chiếm được của địch mà thôi.

Ngay chiều hôm đó, tôi nhận điện khẩn từ Đà Nẵng: “Đồng chí Văn Tiến Dũng đã cho Nguyễn Thành Trung ra tới sân bay này”. Xem báo cáo tôi rất mừng liền điện đề nghị anh Dũng: “Cho đồng chí Hoàng Ngọc Diêu, Phó tư lệnh Quân chủng hiện đang ở trong Bộ tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh sáng 28 ra sân bay Thành Sơn để tôi hiểu rõ ý định của anh”. Sáng 28-4, chúng tôi chuyển gấp 5 chiếc A-37 vào sân bay Thành Sơn-Phan Rang tiếp cận mục tiêu. Phi đội gồm các phi công Từ Đễ, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Mai Vượng, Hán Văn Quảng, do Nguyễn Thành Trung làm Phi đội trưởng. Nguyễn Thành Trung vốn là điệp báo của ta ở trong không quân địch, đã lái F-5E ném bom xuống dinh Độc Lập vào ngày 8 tháng 4 năm 1975. Bên cạnh dó còn có Trần Văn On là một phi công nguỵ tình nguyện ở lại, tôi bố trí cho bay cùng Hoàng Mai Vượng trong chiếc cuối cùng.

Đúng 17 giờ tôi phất cờ lệnh. 5 chiếc A-37 xuất phát. Trong tình trạng không có rada dẫn đường, các phi công phải tự “mò mẫm” bay đi. Họ cũng không được liên lạc với nhau khi chưa tới mục tiêu. Bên cạnh việc sẵn sàng ứng phó với sự đánh trả của không quân và pháo phòng không của địch, các phi công còn phải tránh lưởi lửa của quân ta bắn nhầm dọc đường. Một điều tối quan trọng khác, là không được thả bom nhầm vào phái đoàn quân sự ta đang trú ở trại David-Tân Sơn Nhất. Sau khi các phi công bay đi, tôi đứng ngồi không yên, cho đến khi nghe được giọng nói của Nguyễn Thành Trung nhắc Từ Đễ nhớ bật đèn pha để hạ cánh. Cả 5 chiếc A-37 đều hạ cánh an toàn, sau khi hoàn thành xuất sắc việc ném bom các mục tiêu. Hơn 20 máy bay địch bị phá huỷ. Tân Sơn Nhất hoàn toàn hỗn loạn sau trận bom. Các cánh quân áp sát giải phóng Tân Sơn Nhất…


-Nghe Trung tướng kể chuyện như được nghe người lính già thời Trần kể chuyện Nguyên Phong. Một đời chinh chiến, hình ảnh quê hương và tuổi thơ hiện còn đọng lại gì trong ký ức Trung tướng?

-Tuổi thơi tôi gian khổ lắm, cơ cực lắm! Tôi tuổi Dậu, sinh năm 1921 nhưng giấy khai sinh đi học thì đề 13 tháng 9 năm 1922. Quê tôi ở Hà Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Đây là nơi đã sinh ra hai vị đại khoa thời Nguyễn, nhà thơ Lưu Trọng Lưu, và cũng là quê hương võ tướng Lê Mô Khởi trong phong trào Cần Vương cùng hai vị tướng lĩnh khác của quân đội ta hiện nay… Bố mất năm tôi mới ba tuổi. Một ông anh của tôi làm thuê ở đồn điền B’lao, Lâm Đồng. Một ông anh khác làm thuê ở Sài Gòn. Còn một ông anh ở nhà thì mất. Từ đó tôi phải nghỉ học, sau khi đậu bằng yếu lược, ở nhà cùng đứa em gái theo mẹ đi buốn bán kiếm sống. Rồi tôi vào Sài Gòn với ông anh và cùng đi làm thuê.

Năm 1939, hai anh em trở lại quê, tôi vào Đồng Hới vừa đi dạy thêm vừa học. Đúng ra là 3 năm, nhưng chỉ sau 1 năm học tôi thi đậu bằng primaire và thi vào trường kỹ nghệ Huế học cùng lớp với anh Hoàng Văn Thái, còn học lớp trước có anh Trần Văn Trà, Trần Sâm… Tôi rất mê thể thao, chơi bóng rổ giỏi, nên học 3 năm trường kỹ nghệ xong, tôi học tiếp thể dục thể thao một năm rồi về làm huấn luyện viên thể thao ở Đồng Hới. Một thời gian sau, do mâu thuẫn dẫn đến xô xát với con của quan tuần vũ, án sát nên tôi bị cách chức huấn luyện viên và phạt 6 tháng tù. Tôi liền trốn vào Biên Hoà làm công nhật ở Sở Công chính.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 06:07:25 pm »

-Trung tướng tham gia cách mạng từ lúc nào?

-Tháng 6 năm 1945, tôi gia nhập Thanh niên tiền phong ở Biên Hoà, mà thủ lĩnh là anh Huỳnh Văn Nghệ. Tháng 8-1945, tôi tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn. Khi cuộc kháng chiến ở Nam Bộ bùng nổ, tôi quay về Quảng Bình, tham gia Giải phóng quân thuộc Chi đội Lê Trực của tỉnh.


-Đời lính của Trung tướng trải qua các chiến trường nào?

-Chủ yếu là Bình Trị Thiên-Lào. Năm 1954, cấp trên điều tôi về làm Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn pháo cao xạ 367 tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tôi chưa từng biết cao xạ là gì và lần đầu tiên nhận trọng trách ở mặt trận “đất đối không” thật hết sức khó khăn. Sau chiến thắng Điện Biên, tôi được đưa sang học Liên Xô bốn năm.

Trong kháng chiến chống Pháp, tôi là Tỉnh đội trưởng Quảng Bình kiêm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 274 chủ lực. Trước khi nghỉ hưu năm 1988, tôi còn được phân công làm chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật.


-Trong lòng Trung tướng, vị tướng nào của thế giới và Việt Nam đem lại cho Trung tướng sự nể phục?

-Nguyên soái Jukov của Liên Xô, ông tướng cầm quân rất giỏi trong Thế chiến thứ hai. Ở Việt Nam, là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng.


-Thế còn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh?

-Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thì khỏi nói rồi. Anh ấy không phải là một nhà quân sự chuyên nghiệp. Anh ấy giỏi tất cả mọi lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế… Nguyễn Chí Thanh từng là thủ trưởng trực tiếp của tôi, giúp đỡ chỉ bảo tôi nhiều điều. Tôi với Đại tướng có nhiều kỷ niệm, thể hiện qua những lần gặp gỡ để lại dấu ấn trong cuộc đời tôi.


-Trung tướng còn nhớ kỷ niệm lần đầu gặp Đại tướng?

-Tháng 6 năm 1949, anh ấy đến thăm Tiểu đoàn bộ 274 đóng ở Minh Cầm thuộc huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Bấy giờ tôi là Tỉnh đội phó kiêm Tiểu đoàn trưởng 274. Anh Nguyễn Chí Thanh đã dặn rằng: Nam Quảng Bình có mạnh thì Quảng Bình mới mạnh. Muốn vậy, phải rời chiến khu, đưa lực lượng về đồng bằng bám sát dân, sống chết với dân, ra sức xây dựng làng kháng chiến thì mới đánh Pháp thắng lợi được. Theo chỉ thị của anh Thanh, trong vòng 3 tháng trời, tiểu đoàn đã rời chiến khu về đồng bằng, và đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Lần thứ hai tôi gặp anh Thanh tại Chiến khu Việt Bắc tháng 7-1953. Anh ấy giao nhiệm vụ mới cho tôi: rời chiến trường Bình Trị Thiên về tổ chức và xây dựng Trung đoàn pháo cao xạ 367. Tôi có ghi vào nhật ký lời anh Thanh dặn: “Bây giờ về với đơn vị chính qui hiện đại, nên ngoài việc rèn luyện ý chí chiến đấu còn phải ra sức học tập quân sự và giữ gìn xe với pháo cho tốt” (cười).


-Lần cuối cùng Trung tướng gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vào thời điểm…

-Vào buổi chiều trước khi anh ấy mất. Tôi nhớ như in ngày 4 tháng 7 năm 1967, tôi đến nhà riêng của anh ở phố Lý Nam Đế, Hà Nội để báo cáo tình hình chiến sự. Lúc đó tôi là Cục phó Cục tác chiến của Bộ tổng tham mưu. Sẵn dịp, tôi đề nghị với anh Thanh hãy nói với anh Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng cho tôi vào Nam chiến đấu. Anh hẹn sau 3 ngày sẽ trả lời. Chiều ngày 5 tháng 7 năm 1967, trên đường đi làm về, thấy xe anh cũng vừa rời công sở chạy ngang qua, tôi đưa tay lên chào, anh cười chào lại. Sáng hôm sau, 6 tháng 7 năm 1967, tôi vừa tới cơ quan thì nghe tin anh Nguyễn Chí Thanh qua đời. Quá đau đớn, đột ngột. Tôi không thể nào tin ở tai mình nữa (Trung tướng chợt dừng câu chuyện. Khuôn mặt ông ra chiều trầm ngâm nỗi niềm khó tả).


-Thưa Trung tướng, xung quanh cái chết của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có nhiều tin đồn khác nhau…

-Anh Thanh mất vị bệnh tim tại Hà Nội. Sự thật là thế. Anh ấy ra đi là một tổn thất lớn cho đất nước. Bác Hồ từng nói Nguyễn Chí Thanh là một trong những ngôi sao sáng của Đảng. Đối với những người lính chúng tôi, anh Thanh là một người anh lớn, một người thầy. Anh ấy là một danh tướng, một nhà lãnh đạo có tư tưởng lớn: luôn bám sát dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc.


-Còn với Chính uỷ, kiêm Tư lệnh Đặng Tính thì sao? Trung tướng nhớ gì về hình ảnh vị chính uỷ khá nổi tiếng từng một thời sát cánh bên nhau?

-Theo tôi, Đặng Tính cũng là một con người đặc biệt. Có 3 điều tôi muốn nói về anh. Thứ nhất, Đặng Tính là người mà tất cả mọi chiến sĩ, nhân viên cơ quan đều biết mặt. Anh ấy luôn đi sâu sát đơn vị, nắm bắt tình hình, đề ra chủ trương, biện pháp kịp thời và đúng đắn. Thứ hai, Đặng Tính là người có bản tính hiền lành, điềm đạm và hết sức khiêm tốn, không bao giờ đề cập đến thành tích của mình. Thứ ba, Đặng Tính là vị lãnh đạo rất dân chủ và hết lòng thương yêu giúp đỡ cán bộ cấp dưới… Anh cũng làm thơ khá hay đấy!


-Tôi cũng được nghe khá nhiều giai thoại độc đáo và những lời ca ngợi về năng lực, phẩm cách của Chính uỷ Đặng Tính. Tiếc rằng ông ra đi quá sớm. Nếu không, ông có thể trở thành một nhà lãnh đạo cần thiết cho đất nước.

-Tôi cũng tin như thế!
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 06:08:46 pm »

-Trung tướng có thường tiếp xúc với Trung tướng Vương Thừa Vũ-nguyên Tư lệnh chiến trường Bình Trị Thiên.

-Vương Thừa Vũ là một trong những vị tướng rất nổi tiếng, dạn dày trận mạc. Trước khi làm Tư lệnh chiến trường Bình Trị Thiên, Vương Thừa Vũ là Tư lệnh Quân khu 4. Sau này, anh ấy trở thành Phó tổng tham mưu trưởng. Tôi với anh ấy cũng thường gặp nhau nhưng không thân. Vương Thừa Vũ là một nhà chiến thuật quân sự tầm cỡ của quân đội ta. Lần đầu tiên tôi gặp anh Vũ ở Quảng Bình khi anh vào làm tư lệnh chiến trường Bình Trị Thiên. Anh đã tận tình chỉ bảo tôi về chiến thuật.


-Thời kỳ chiến đấu ở Khu 4 chắc Trung tướng có quen tướng Nguyễn Sơn?

-Khi tôi làm Tỉnh đội trưởng Quảng Bình, có ra xin súng ở Bộ tư lệnh Quân khu 4, do Nguyễn Sơn làm Tư lệnh kiêm Chính uỷ. Trong một trận đánh do tôi chỉ huy thắng lớn, Nguyễn Sơn viết thư khen ngợi và nhắc nhở rằng chỉ huy thì lo chỉ huy chứ không được trực tiếp chiến đấu.

Trên đường sang Trung Quốc, anh Nguyễn Sơn lúc ấy đang công tác ở Bắc Kinh, mời tôi cùng các anh Đàm Quang Trung và Lê Tự Đồng đến nhà riêng ăn cơm. Anh cho biết sắp sửa về nước vì bệnh tình ở giai đoạn hiểm nghèo. Chúng tôi hết sức xúc động. Là những đồng đội từng chiến đấu dười quyền anh ở Bình Trị Thiên khói lửa, chúng tôi rất hiểu và chia sẻ cùnh anh. Nguyễn Sơn gốc người Hà Nội, được phong tướng cả ở quân đội ta lẫn quân đội Trung Quốc, nên mọi người hay gọi là “Lưỡng quốc tướng quân”. Anh là vị tướng đầy tài năng, với rất nhiều giai thoại được truyền tụng. Anh cũng là người có tâm hồn nghệ sĩ, kiến thức uyên thâm, được giới văn nghệ sĩ, trí thức mến mộ.

Năm 1957, là đại đoàn phó 367, Lê Văn Tri được phong quân hàm Thượng tá. Năm 1970 ông được thăng Đại tá, giữ chức tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, rồi năm 1974 thăng Thiếu tướng. Năm 1982, Lê Văn Tri lại được tiếp tục thăng Trung tướng, làm chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, cho đến năm 1988 thì nghỉ hưu. Có thể nói, cuộc đời tướng Lê Văn Tri là một hình ảnh điển hình cho người lính Việt Nam thế kỷ XX: đi từ tầm vông vạt nhọn của những ngày Cách mạng tháng Tám đến máy bay, tên lửa; từ người anh lính binh nhất binh nhì trở thành sĩ quan cao cấp và đồng thời, vừa là bộ đội chủ lực vừa dân quân.

Khi cuộc trò chuyện sắp đến hồi kết thúc thì bà Lưu Thị Khinh, người bạn đời chung thuỷ của tuớng Tri từ nhà dưới đem đĩa bưởi lên đãi khách. Đứng dậy chào cảm ơn bà, tôi quay sang hỏi Trung tướng:


-Thưa Trung tướng, thời trẻ liên tục đi Nam về Bắc, làm sao Trung tướng quen được bà nhà?

-(Cười kha khả) Tôi với bà ấy cùng làng, nên hiểu rõ nhau từ nhỏ. Hai gia đình lại rất thân. Lớn lên, tôi vào bộ đội, còn bà ấy làm công tác phụ nữ ở địa phương. Nhưng chúng tôi vẫn luôn ”theo dõi” nhau! Tôi với bà ấy thời chống Pháp cứ đi nghịch chiều hoài: khi tôi hành quân vào, thì bà ấy lại đi công tác ra và ngược lại. Khi tôi làm Tỉnh đội trưởng Quảng Bình thì bà ấy làm ở Hội phụ nữ tỉnh. Với sự giúp đỡ của gia đình và hai cơ quan, chúng tôi đã làm đám cưới một cách đơn giản. Bà ấy là “điểm tựa” để tôi hoàn thành nhiệm vụ trong hai cuộc kháng chiến. Chúng tôi sinh được 4 đứa con, giờ đều trưởng thành…


-Với thế hệ trẻ ngày nay, ngoài những vấn để có tính chất chung, theo Trung tướng, giới trẻ cần chú ý đến một vấn đề cụ thể gì?

-Rèn luyện thể lực. Người Việt Nam mình nhỏ con quá. Đây là một chiến lược quốc gia. Người Nhật, người Hàn Quốc trước đây họ cũng nhỏ con như mình nhưng bây giờ đã khác!


Trước năm 1945, chàng trai trẻ Lê Văn Tri vào Sài Gòn để sinh sống rồi tham gia cách mạng. Mùa xuân 1975, Thiếu tướng Tư lệnh Lê Văn Tri là người chỉ huy Phi đội Quyết Thắng tấn công Tân Sơn Nhất phát tín hiệu cho các cánh quân hợp vây đánh vào trung tâm Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Cuối đời, Trung tướng về hưu Lê Văn Tri lại chọn Thành phố Hồ Chí Minh làm nơi nghỉ ngơi trong tuổi già cùng hiền nội Lưu Thị Khinh và con cháu. Một mối “duyên” kỳ ngộ, có mở đầu có kết thúc, mặc dù tươớn Tri không sinh ra ở thành phố này!


Tuy đã là “người Sài Gòn" nhưng âm giọng Quảng Bình của vị tướng vẫn còn đặc sệt. Trán hói cao, mắt sáng, cử chỉ khoáng đạt, cởi mở, song dứt khoát trong từng cái phất tay, bước đi, dáng đứng. Tác phong của một chiến binh chuyên nghiệp, dù đã ở giữa tuổi thất tuần. Trung tướng Lê Văn Tri ân cần bắt tay tiễn tôi: “Chợ Hanh Thông Tây này khá xa trung tâm thành phố, nhưng được cũng rất đông. Hy vọng chúng ta sẽ còn nhiều buổi trò chuyện khác về những năm tháng không thể nào quên”!


Tân Bình, tháng 12 năm 1995
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 07:45:21 am »

Thượng tướng Trần Nam Trung

Gương mặt phúc hậu. Trán rộng. Mắt nhỏ sáng. Thân hình vạm vỡ. Phong cách điềm đạm chân chất, nhiệt thành như một lão nông lực điền nhưng vẫn không mất vẻ oai phong của một vị tướng dày dạn trận mạc. Hai Hậu-Trần Nam Trung, cái tên quen thuộc, nhất là đối với nhân dân miền Nam và đối phương thời đánh Mỹ. Trước khi được giao trọng trách bí mật vào Nam “chiêu hiền mộ sĩ” tổ chức xây dựng Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt nam, tướng Trần Nam Trung từng là một trong những “thủ lĩnh” du kích Ba Tơ, rồi phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, bí thư Liên khu uỷ 5. Cuộc đời chiến đấu của ông phần lớn gắn liền với chiến trường Nam Trung Bộ. Tướng Trần Nam Trung từng là trợ thủ đắc lực beê cạnh tướng Nguyễn Chí Thanh, góp phần xây dựng Bộ thống soái của quân đội vững mạnh, trực tiếp vận động và chỉ huy việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho mặt trận Điện Biên Phủ. Rồi lại sát cánh cùng tướng Nguyễn Chí Thanh ở miền Nam, tướng Trần Nam Trung là uỷ viên Trung ương Cục, Quân uỷ Miền và các lực lượng vũ trang từng bước hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước. Sứ mệnh thực thi vẻ vang, không màng địa vị, chức quyền, ông nhanh chóng thu xếp hành trang lui về sum họp cùng gia đình trong phần đời còn lại…


Quảng Ngãi là một trong những “địa linh” đã sản sinh nhiều “nhân kiệt” mà tên tuổi sáng ngời sử sách. Từ nơi đây, Trương Định đã được sinh ra và lớn lên trước khi trở thành vị anh hùng vẫy vùng sông nước Cửu Long, được dân phong Bình Tây đại nguyên soái làm giặc Pháp “thất điên bát đảo”. Quê hương núi Ấn sông Trà còn là nơi “chôn nhau cắt rốn” của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, các tướng lĩnh Nguyễn Chánh, Trần Văn Trà, Trần Nam Trung, Phạm Kiệt và bao nhà yêu nước, cách mạng khác.


Thượng tướng Trần Nam Trung tên thật là Trần Khuy, còn có tên thường gọi khác là Trần Lương quê ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức cùng quê với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông cầm tinh Con Hổ sinh năm Giáp Dần-1914, năm mà hàng loạt “hổ tướng” khác cùng chào đời như: Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Chánh, Lê Trọng Tấn, Huỳnh Văn Nghệ… Nhờ tác động mạnh của tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội, qua sự dìu dắt giới thiệu của người anh họ là Trần Cừ, năm mười bảy tuổi chàng trai họ Trần đã tham gia Liên đoàn Cộng sản đảng ở Nghệ An, về sau đổi thành tổ chức An Nam Cộng sản đảng. Từ đó, Trần Nam Trung dấn thân vào con đường cách mạng, trải qua tra tấn ngục tù, trở thành một nhà lãnh đạo chính trị cao cấp của Đảng, Chính phủ và quân đội mà dấu chân in khắp mợi miền dầu sôi lửa bỏng.


Trong ngôi nhà ở đường Tú Xương, quận 3 lão tướng hồn hậu tiếp chuyện chúng tôi. Cầm tấm ảnh ông chụp chung với Chủ tịch Fidel Castro Ruz, tôi hỏi:

-Thưa Thượng tướng, Thượng tướng còn nhớ gì về kỷ niệm đón Chủ tịch Fidel Castro Ruz vào thăm đất lửa Quảng Trị?

-Đó là vào tháng 9 năm 1973. Bấy giờ tôi là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Chính phủ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt nam ra đón Chủ tịch Fidel từ Hà Nội vào thăm vùng đất mới giải phóng. Thật xúc động. Đây là một sự động viên tinh thần to lớn mà Fidel và những người bạn chiến đấu Cuba từ hàng vạn dặm mang đến cho quân dân ta, giữa lúc cuộc chiến đấu đang ở thời kỳ gian khổ nhất, quyết liệt nhất.


-Tổng tư lệnh Fidel là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên thời chiến tranh đã vượt qua vĩ tuyến 17…

-Đúng vậy. Có thể nói, đây là một sự kiện lịch sử. Vừa gặp nhau, tôi và Fidel ôm nhau trong nỗi mừng vui nghẹn ngào. Fidel đã dừng lại rất lâu để ngước nhìn lá cờ Giải phóng bay trong gió Khi cùng ngồi lên xe đi thăm vùng giải phóng, Fidel nhìn chăm chăm từng dấu tích tàn khốc của chiến tranh vừa mới xảy ra. Thỉnh thoảng, Fidel lại đề nghị dừng xe, xuống đi bộ để dễ quan sát cảnh vật và thăm hỏi bộ đội, đồng bào. Thật vui khi Fidel bất ngờ rẽ vào bãi xe tăng chiến lợi phẩm, rồi trèo đứng hiên ngang trên một chiếc xe tăng Mỹ.
Lúc đó, tôi sợ địch bất ngờ bắn tỉa. Bởi đồn lính của chúng còn chốt khá gần. Và Fidel còn đến tận các căn cứ quân sự mà quân ta và mới chiếm, lắng nghe bộ đội kể chuyện vô hiệu hoá hàng rào điện tử McNamara của địch, cùng những chiến công mới vừa lập được. Mỗi lần nghe xong một câu chuyện, Fidel vui mừng nói: “Mỗi chiến thắng của Việt Nam trước đế quốc Mỹ cũng là chiến thắng của nhân dân Cuba”.


-Theo Thượng tướng, chuyến vượt vĩ tuyến 17 của Chủ tịch Fidel vào lúc cuộc chiến còn ác liệt như vậy, có mạo hiểm không?

-Tất nhiên là mạo hiểm. Nhưng nó đã thể hiện sự dũng cảm, tình cảm sâu sắc, một cách “chia lửa” của lãnh tụ Fidel và những người bạn Cuba hết lòng vì Việt Nam. Thật sự thì Trung ương và chúng tôi cũng rất lo lắng, bằng mọi cách phải tổ chức thành công tốt đẹp chuyến thăm đặc biệt này. Anh em công binh rà mìn ngay tại chỗ Fidel đột xuất đến thăm. Anh em cảnh vệ luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu… Tôi nhớ mãi hình ảnh Tổng Tư lệnh Fidel trong bộ quân phục cùng màu sắc với các chiến sĩ Quân giải phóng, ngực đeo huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ", bước đi giữa rừng cờ hoa và tiếng hoan hô của nhân dân Quảng Trị vang dậy núi đồi; rồi Fidel hoà vào đội ngũ Quân giải phóng, tay đỡ ngọn cờ truyền thống từ tay một chiến sĩ ta, giương cao cùng bước trong đoàn quân…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 07:47:27 am »

-Thưa Thượng tướng, từ người lính trở thành vị tướng lãnh đạo cao cấp của quân đội, cả đời lăn lộn trên chiến trường, bây giờ đã ở tuổi bát tuần, Thượng tướng có dịp nào ngồi hồi tưởng lại khoảng trời tuổi thơ cùng người thân và bè bạn?

-Mỗi lần gặp lại bà con hay bạn bè đồng hương Quảng Ngãi, tôi lại nhớ những kỷ niệm xưa. Gia đình tôi làm nông. Cha tôi là một nông dân chất phác, có chút học thức và am hiểu về lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc. Dòng họ Trần của tôi di cư từ Nghệ An vào. Còn mẹ tôi vốn là con gái nhà giàu ở miền Trung du, sống rất có tâm hồn. Mẹ tôi hát hay, múa giỏi, là cây văn nghệ nghiệp dư sáng giá nên thời trẻ và được nhiều chàng trai chú ý. Nhưng cha tôi đã may mắn (cười)…

Sau khi đậu Sơ học yếu lược, tôi lên học trường tỉnh. Nhưng rồi cha tôi quyết định đưa tôi về quê, thuê thầy dạy chữ Nho, mong giữ gia phong, sợ tôi bị Tây hoá. Ông thầy có nhiều ảnh hưởng đối với tôi, khi dạy cho tôi văn thơ yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và phong trào Đông Kinh nghĩa thục.


-Tên thật của Thượng tướng là Trần Khuy, nhưng vì sao Thượng tướng lấy tên là Trần Lương rồi Trần Nam Trung?

-Trần Lương là bí danh khi tôi về hoạt động ở căn cứ Ba Tơ, một huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi. Sau một cuộc họp Tỉnh uỷ ở căn cứ, anh em tự đặt bí danh cho mình. Trương Quang Viên lúc đó đang ngồi cầm con dao, anh em bảo đặt luôn tê Giao-Trương Quang Giao. (Thời kỳ 1954-1955, Trương Quang Giao làm Bí thư Liên khu uỷ 5. Một nhà lãnh đạo có tài, chu đáo, cẩn trọng. Anh ấy là bạn thân thiết của tôi)… Thấy tôi mãi chần chừ, anh em bảo lấy đại tên Trần Lương đi. Bởi thời trẻ, tôi mập mạp, mỗi lần cười híp cả con mắt lại như mắt lươn (cười).


-Vậy còn tên Trần Nam Trung?

-Đây là tên khi tôi vào B2 tổ chức, xây dựng Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. Nam Trung tức Nam Trung Bộ.


-Là một trong những nhà lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ, Thượng tướng đánh giá như thế nào về cuộc khởi nghĩa này?

-Ba Tơ là cuộc khởi nghĩa khá thành công trong bốn cuộc khởi nghĩa trong cả nước trước Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám: Bắc Sơn, Đô Lương, Ba Tơ, Nam Kỳ. Là một huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Ngãi, Ba Tơ nằm giáp ranh giữa ba tỉnh” Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, với hai trăm người Kinh và hơn mười ngàn người dân tộc Hrê sinh sống. Ba Tơ có một đồn lính khố xanh do tên quan tư Pháp chỉ huy, một nha kiểm lý và một căn “an trí” những người cộng sản. Cán bộ nòng cốt ở Ba Tơ có tôi, các anh Trương Quang Giao, Nguyễn Chánh, Trần Quý Hai, Nguyễn Đôn, Phạm Kiệt…

Ngày 11 tháng 3 năm 1945, khởi nghĩa bùng nổ. Lực lượng vũ trang cách mạng phát động quần chúng ở châu lỵ nổi dậy tuần hành thị uy, đánh chiếm nha kiểm lý, bao vây đồn lính khố xanh. Tên quan tư Pháp bỏ chạy, lính đồn đầu hàng. Ngày hôm sau, đội du kích Ba Tơ chính thức ra mắt nhân dân có mười bảy người và hai mươi tám khẩu súng, sau kết nạp thêm gần ba mươi người. Đội du kích Ba Tơ xây dựng chiến khu, mở rộng địa bàn hoạt động xuống đồng bằng, bắt liên lạc với các tỉnh lân cận.

Thắng lợi của khởi nghĩa Ba Tơ đã tác động mạnh đến phong trào đấu tranh chống Nhật vừa thay chân ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Tại Hội An, đồng bào biểu tình rầm rộ đòi thả hết tù chính trị. Tại Buôn Mê Thuột, hàng trăm tù chính trị đã thoát khỏi gông cùm. Rồi ở khu “an trí” Trà Kê của Phú Yên, không những được tự do mà anh em tù chính trị còn vận động được binh lính buông súng trốn về với nhân dân…


-Thượng tướng rời miền Trung ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới lúc nào?

-Năm 1951, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh bị bệnh nặng, Trung ương gọi tôi ra làm phó chủ nhiệm thường trực để giúp anh Thanh. Tôi quen biết anh Nguyễn Chí Thanh từ những năm 1930 khi ở tù chung với anh và anh Tố Hữu tại Buôn Mê Thuột, nên rất hiểu nhau.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi được Trung ương phân công chịu trách nhiệm chỉ đạo và trực tiếp về các địa phương vận động nhân dân đóng góp, vận tải lương thực thực phẩm, quân trang cung cấp kịp thời cho chiến trường…


-Được biết thời kỳ Thượng tướng phụ trách Nam Trung Bộ cũng là thời kỳ gặp phải nhiều khó khăn nhất.

-À, đó là khoảng thời gian từ năm 1953-1958. Tháng 3 năm 1955, do anh Trương Quang Giao, bí thư Liên khu uỷ bị bệnh nặng, tôi được Trung ương điều từ Tổng cục Chính trị vào làm bí thư Liên khu uỷ 5. Bấy giờ, Ngô Đình Diệm lên thay Bảo Đạ, với sự cố vấn của Mỹ, đã tiến hành chiến dịch “tố cộng” rộng khắp miền Nam. Hàng vạn chiến sĩ cách mạng đã bị bắt bớ, tra tấn, tù đày, bắn giết. Riêng Nam Trung Bộ, cách mạng tổn thất rất nặng. Bốn mươi phần trăm tỉnh uỷ viên và sáu mươi phần trăm huyện uỷ viên đương chức đã bị bắt và hy sinh. Anh Lê Đài, bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên, bị địch bắt tra tấn, sát hại trong nhà tù, chúng còn dựng chứng cứ giả để bôi nhọ anh Lê Đài.

Dù vậy nhờ có tinh thần yêu nước của vùng đất có truyền thống cách mạng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng mà trực tiếp là Liên khu uỷ 5, quân và dân Nam Trung Bộ đã từng bước lớn mạnh trong cuộc đấu tranh bền bỉ và gian khổ.

Chính nhờ trùi rèn trong máu lửa hai cuộc kháng chiến, mà nhiều chiến dịch trưởng thành ở chiến trường Nam Trung Bộ, về sau trở thành những tướng lĩnh, nhà lãnh đạo cao cấp. Có thể kể tới các anh: Nguyễn Chánh, Hà Văn Lâu, Chu Huy Mân, Trần Quý Hai, Cao Văn Khánh, Nam Long, Đoàn Khuê, Đàm Quang Trung, Nguyễn Bá Phát, Nguyễn Quyết, Nguyễn Đôn, Nguyễn Đường, Nguyễn Minh Châu, Trương Quang Giao, Phạm Kiệt, Giáp Văn Cương, Trần Công Khanh, Lư Giang, Hà Vi Tùng, Nguyễn Thế Lâm, Võ Quang Hồ, Nguyễn Trọng Xuyên, Phạm Hoài Chương, Hồ Xuân Anh, Đặng Vũ Hiệp, Nguyễn Chơn, Phan Hàm, Phan Hạo, Đoàn Huyên…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 07:49:34 am »

-Với tướng Nguyễn Chánh-người được mệnh danh là anh cả lực lượng vũ trang miền Trung, Thượng tướng còn hình dung về ông?

-Anh Nguyễn Chánh cũng là đồng chí thân thiết của tôi. Một con người sống có đạo đức. Một vị tướng thao lược, xuất sắc toàn diện, được bộ đội vô cùng quí mến. Anh cùng tuổi tôi, quê ở Sơn Tịnh. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Chánh rời chiến khu Ba Tơ ra Huế nhận nhiệm vụ uỷ trưởng quốc phòng Trung Bộ, trở thành người chỉ huy quân sự đứng đầu miền Trung. Kháng chiến toàn quốc bùng bổ, anh về lai Quảng Ngãi, sát cánh cùng các anh Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh và anh em chúng tôi lãnh đạo chống Pháp.

Năm 1954 đình chiến, Nguyễn Chánh ra Hà Nội và được phân công làm chính uỷ kiêm tư lệnh Binh chủng Pháo binh rồi chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ở cương vị nào anh cũng cứng tỏ được nặng lực hiếm có của mình. Đầu năm 1958, tôi từ Nam Trung Bộ ra Hà Nội mới hai tin anh đã mất vì một căn bệnh hiểm nghèo. Tôi đau đớn lắm! Anh đóng góp công sức rất lớn đối với Liên khu 5 thời đánh Pháp, với tư cách là uỷ viên Trung ương Đảng được phân công lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trên chiến trường, một chiến trường phức tạp đầy gian khổ, mà cương vị trực tiếp là tư lệnh kiêm chính uỷ.


-Vâng. Có lẽ vì vậy mà nhân dân Liên khu 5 không bao giờ quên công lao của tướng Nguyễn Chánh. Tên ông đã được đặt tên đường tại nhiều thị xã, thành phố. Thế còn Lư Giang và Hà Vi Tùng, hai vị tướng cũng khá lừng lẫy trận mạc thời Nam tiến, thưa Thượng tướng.

-À, hai anh chiến đấu chủ yếu ở mặt trận Phú Yên-Khánh Hoà. Hà Vi Tùng gắn bó suốt đời với vùng đất này. Trước khi qua đời ở Nha Trang, Hà Vi Tùng là Thiếu tướng hiệu trưởng Sĩ quan Lục quân 3. Còn Lư Giang về sau ra Bắc, được cử làm tư lệnh Quân khu Thủ đô. Anh được thăng hàm Trung tướng và mất cách đây vài năm. Có thể nói, trong đoàn quân Nam tiến vào Trung Bộ thời đánh Pháp, đã xuất hiện nhiều cán bộ chỉ huy tài năng, bản lĩnh trận mạc. Điển hình nhất là Nguyễn Bá Phát, một con người tài ba, dũng cảm, đảm lược mà tôi rất quí.


-Vậy còn tướng Trần Quý Hai và tướng Cao Văn Khánh, cũng từng sát cánh với Thượng tướng ở chiến khu Ba Tơ?

-Trần Quý Hai cũng là người tốt. Tôi với anh ấy có nhiều kỷ niệm. Quê Trần Quý Hai ở vùng biển Dung Quất. Sau khởi nghĩa Ba Tơ, anh phụ trách việc liên lạc với các tỉnh phía Bắc miền Trung, hoạt động hết sức năng nổ. Trước khi mất, Trần Quý Hai từng được đề bạt làm phó tổng tham mưu trưởng, rồi thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Xuất thân là người không biết chữ, nhưng một cô nữ sinh viên lại rất mê anh và trở thành bạn trăm năm. Nhờ chị, anh bắt đầu học và rất giỏi tiếng Pháp.

Cao Văn Khánh cũng có người vợ rất giỏi vốn là con quan thượng thư Bộ lại Thái Quang Toản của triều Nguyễn. Hồi ở Khu 5, tôi là chính uỷ còn Cao Văn Khánh là tư lệnh. Cũng chính tôi là người đề nghị rút anh Khánh ra Hà Nội công tác, rồi sau đó thay anh Vương Thừa Vũ làm tư lệnh Đại đoàn 308-Quân Tiên phong. Về sau Cao Văn Khánh được giao nhiệm vụ phó tổng tham mưu trưởng phụ trách huấn luyện. Trên mọi cương vị anh đều thể hiện được trách nhiệm và tài năng của mình.


-Thuộc thế hệ những nhà cách mạng đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi, chắc Thượng tướng có biết ông Nguyễn Nghiễm?

-Ồ, sao lại không biết! Nguyễn Nghiêm là bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi đầu tiên, là người giác ngộ, dẫn sắt tôi vào con đường cách mạng. Ông vốn là nhà Nho nổi tiếng, trở thành nhà lãnh đạo cách mạng đầy uy tín. Tôi nhớ lần đầu tiên gặp ông, ông hỏi: “Em có phải là em của anh Trần Cừ không?”. Tôi thưa: “Dạ, anh Trần Cừ là anh con ông bác”. Trần Cừ cũng là người có uy tín bấy giờ, có thể nói cùng với Nguyễn Nghiễm là hai vị thủ lĩnh cách mạng trong tỉnh Quảng Ngãi. Nhưng Trần Cừ theo quan điểm cực đoan, mắc nhiều sai lầm.

Lần gặp gỡ đầu tiên ấy, Nguyễn Nghiêm đã nhờ tôi chuyển thư bí mật cho Trần Cừ, mong gặp gỡ để trao đổi, thống nhất quan điểm, cách hành động. Và tôi cũng đã chuyển thư của Trần Cừ lại cho Nguyễn Nghiêm. Tôi nhớ trong trong thư hai ông đều xưng hô “Thưa tiên sinh” rất trân trọng… Về sau, Nguyễn Nghiêm bị truy nã gắt gao, rồi bị thực dân Pháp bắt bêu đầu bên bờ sông Trà Khúc nhằm thị uy phong trào cách mạng. Khi ấy ông mới hai mươi tám tuổi. Ông là người cộng sản đầu tiên ở miền Trung bị thực dân Pháp tử hình.


-Xin Thượng tướng cho biết nhiệm vụ chính của mình khi vào Nam nhận chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam.

-Cuối năm 1959, tôi nhận lệnh vào Nam. Tháng 5-1961, tôi trở vào Nam lần hai cùng Đoàn Phương Đông 1 do anh Trần Văn Quang làm trưởng đoàn, tôi làm chính uỷ vượt Trường Sơn. Tôi trực tiếp lo tổ chức, xây dựng Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, tập hợp lực lượng yêu nước khác nhau, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân đánh Mỹ, do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu. Tôi là uỷ viên Thường vụ Trung ương, Cục phụ trách Bộ Quốc phòng trong Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt nam, còn Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, anh Trần Bửu Kiếm rồi chị Trần Thị Bình thay nhau làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, anh Phùng Văn Cung làm bộ trưởng Bộ Nội vụ…

Cuối năm 1960, khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập, ta chưa có đủ bộ đội chủ lực. Nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng là lãnh đạo phong trào du kích và đấu tranh quần chúng. Có thể nói, đây là lực lượng quan trọng có vai trò rất lớn trong sự nghiệp cách mạng miền Nam. Đây cũng là nền tảng cho sự ra đời các đơn vị bộ đội chủ lực sau này.


-Sau ngày đất nước thống nhất, Thượng tướng được phân công làm gì?

-Lo tổ chức hiệp thương hai miền, tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Các anh ở Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề nghị tôi phụ trách một bộ trong Chính phủ. Tôi nói rằng: Suốt đời chỉ lo đánh nhau trên chiến trường, làm công tác chính trị, dân vận nên tôi đâu biết gì về kinh tế mà làm bộ trưởng. Tôi không nhận. Các anh đã tạo điều kiện cho tôi nghỉ ngơi một thời gian, đi thăm các nước bạn bè anh em trên thế giới đã từng giúp đỡ mình thời đánh Mỹ. Sau đó, tôi được phân công làm chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra Chính phủ cho đến khi nghỉ hưu.


-Suốt đời hoạt động cách mạng, vậy còn thời gian nào Thượng tướng dành cho tình cảm riêng tư và gia đình, thưa Thượng tướng?

-Thời tôi vào Nam chiến đấu, Trung ương rất ưu ái đối với gia đình tôi. Bởi con cái tôi còn nhỏ, nhà tôi thì ốm đau thường xuyên. Tôi rời Hà Nội từ cuối năm 1959, mãi đến năm 1973 ra đón Chủ tịch Fidel Castro, mới có dịp ghé thăm nhà. Chúng tôi sinh được hai trai hai gái. Đám cưới các con, tôi đều vắng mặt, nhờ anh em ở Trung ương lo giùm. Đất nước thống nhất, tôi mới có dịp đoàn tụ gia đình. (Nghe ông nói tôi liền nhẩm tính: mười bốn năm. Vâng, đúng mười bốn năm vị tướng xa vợ con, lại là mười bốn năm ở vào thời kỳ đẹp nhất, xuân nhất của đời người! Và tôi lại tự hỏi: Phải chăng đây cũng chính là một chiến thắng, chiến đặc biệt trong những chiến thắng, chiến thắng chính mình?).


-Thượng tướng còn nhớ lần đầu tiên gặp và nhà?

-(Cười hồn nhiên) Hồi đó, tôi ở tù Buôn Mệ Thuột mới về. Ông Nguyễn Công Phương là nhà Nho có uy tín ở Quảng Ngãi, tham gia cách mạng và là cán bộ tỉnh uỷ, về sau là chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Liên Việt Nam Trung Bộ; tôi thường lui tới hội họp tại nhà ông. Tôi “phát hiện” ông Phương có cô cháu gọi bằng cậu, tên Đoàn Thị Mỹ, nết na dễ thương. Đem lòng yên mến, rồi qua ông Phương, chúng tôi quen nhau, được gia đình đồng ý cho làm lễ thành hôn. Ông nhạc của tôi cũng từng tham gia phong trào yêu nước Đông Du, Duy Tân nên rất có cảm tình với cách mạng. Khi chúng tôi đặt vấn đề “trăm năm”, ông cụ đồng ý ngay.


Nụ cười tươi rói nở trên môi vị lão tướng. Nụ cười lạc quan trên gương mặt phúc hậu. Tôi chợt nhớ đến lời của một cựu binh nói về tướng Trần Nam Trung rằng: Ông là Mười Hậu chứ không phải Hai Hậu. Bởi ông hiền lành quá, chơn chất quá! Qua câu chuyện với chị Thi-người con dâu hiện sống cùng ông bà, tôi còn được biết, từ khi chồng chị-anh Trần Đẳng đột ngột qua đời, tướng Trần Nam Trung cũng ngã bệnh, có lúc tưởng chừng không qua khỏi. Nhờ tập vật lý trị liệu, ông dần khoẻ ra. Mắt dần tỏ. Tai dần thính. Nhưng việc đi lại rất khó khăn. Cây gậy và chiếc ghế xếp trở thành “bạn” thường trực của ông. Dù vậy, vị lão tướng vẫn không ngừng theo dõi tin tức qua báo chí và truyền hình.


Một nguồn cung cấp thông tin quan trọng khác là từ hai cô cháu nội là Hà-Phượng luon bên cạnh. Lâu lâu, người bạn đời cũng gần tuổi bát tuần, bà Đoàn Thị Mỹ mới rời căn phòng trên lầu xuống với ông. Thấy bà, ông cười! Ông thường nằm mơ gặp lại đồng đội thời chinh chiến, rồi ôn tồn kể cho hai cô cháu nội bé bỏng nghe. Thỉnh thoảng, bạn bè nhớ ông đến thăm, ông vui hẳn lên…


Tân Bình, tháng 5 năm 1997
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2008, 10:52:57 pm »

Thiếu tướng Bùi Cát Vũ


Trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, không ít những vị tướng đồng thời là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Riêng Nam Bộ, nếu như miền Đông có Huỳnh Văn Nghệ thì miền Tây lại có Bùi Cát Vũ. Sinh ra và lớn lên trong tình thương của người mẹ nghèo goá bụa, Bùi Cát Vũ vừa học vừa làm thuê kiếm tiền giúp mẹ nuôi em. Tuổi thơ gian khổ là bệ phóng quan trọng, đưa cậu bé hiếu học Bùi Cát Vũ trở thành một tướng lĩnh từng sát cánh cùng Huỳnh Văn Nghệ trực tiếp chỉ huy trận La Ngà lừng danh lịch sử thời kháng Pháp và tư lệnh pháo binh, tham mưu phó Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, phó tư lệnh Quân đoàn 4 thời chống Mỹ; rồi phó tư lệnh Quân khu 7 tham chiến ở Campuchia. Đồng thời Bùi Cát Vũ còn là nhà văn với nhiều tác phẩm có giá trị. Trong đó, riêng cuốn truyện thiếu nhi Gió bụi Sài Gòn của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Nhà văn Việt Nam, đã tái bản đến năm lần, với hơn năm mươi nghìn bản. Đối với vị tướng có tâm hồn nghệ sĩ Bùi Cát Vũ, mỗi tác phẩm được đến với độc giả là một tấm huân chương công trạng. Và cho đến nay, con người có biệt danh “Võ Tòng chiến khu Đ” hay “Trùm đại bác Đông Dương" này, là vị tướng chiến trường Việt Nam duy nhất xin về hưu để được… viết văn.

-Thưa Bùi Cát Vũ trước hết là một nhà văn hay một vị tướng?

-Tôi tham gia làm báo, viết văn từ hồi còn thiếu niên, mà làm cách mạng, làm người lính cũng rất sớm. và sau này, trên mỗi chặng đường chiến đấu, tôi không bao giờ ngưng ngòi bút của mình. Thời gian ở trong rừng, nhất là mỗi dịp xuân về Tết đến, tôi đều có bài viết được đọc trên Đài tiếng nói Việt Nam.


-Là một nhà quân sự chuyên nghiệp bận rộn trăm công nghìn việc, nhưng bút lực không bao giờ ngừng nghỉ, cho ra đời những tác phẩm có giá trị gắn liền với những chặng đường lịch sử của dân tộc, như “Quê hương”, “Đường vào Sài Gòn”, “Trong rừng sâu chiến khu Đ”, “Đường vào Phnôm Pênh”, từng được giải thưởng cao nhất cả văn học quân đội, ông suy nghĩ gì mỗi khi ngồi trước trang bản thảo của mình?

-Mỗi tác phẩm đến với độc giả, thính giả với tôi là một tấm huân chương chiến công thầm lặng. Khi đứng trước sự kiện lịch sử lớn lao của nhân dân, của bản thân mình, tôi nghĩ rằng đến cây gỗ mục cũng phải rung động huống chi tôi là con người, mà lại là người biết viết, ham viết nữa! Cái máu ấy nó đeo đẳng tôi từ thuở nhỏ. Mà những cái hay, cái đẹp của con người của đất nước của tình đồng đội, nếu không viết thì không ai biết và cũng chẳng để lại được gì cho đời sau.


-Cho đến bây giờ, ông còn nhớ tác phẩm đầu tay của mình?

-Nhớ chứ. Đó là truyện ngắn “Phía sau ánh đèn điện” tôi viết năm 15 tuổi khi đi phát hành báo Dân chúng, được ông Trần Thanh Mại góp ý, về viết lại, đổi tựa thành “Gió bụi Sài Gòn” và đăng trên báo này. Gần đây, thấy rất cần sách văn học cho thiếu nhi, tôi đã viết một cuốn truyện cũng lấy tên là “Gió bụi Sài Gòn” và được giải thưởng cuộc thi “Văn học thiếu nhi vì tương lai đất nước” của hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, rồi lại được giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam 1993.


-Hình ảnh nhân vật chính trong “Gió bụi Sài Gòn” có phải là hình ảnh cậu bé Bùi Cát Vũ ngày xưa, thưa ông?

-Đúng vậy, “Gió bụi Sài Gòn” là một cuốn tự truyện. Nhưng tên thật củat tôi không phải là A mà là Bê. Tên A là tên của người em trai kế tôi, người em chịu nhiều hy sinh để tôi có điều kiện ăn học, Quê tôi ở xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Tôi tuổi Tý, sinh năm 1924 trong một gia đình nông dân nghèo. Cha mẹ tôi phải đi làm mướn cho người ta, còn ba đứa em thì nhỏ. Cha tôi mất lúc tôi mới mười một tuổi. Mẹ tôi lúc ấy mới 30 tuổi, nhưng vì khổ quá, không hề hình dung nổi tuổi trẻ của mình. Dù nghèo nhưng tôi rất hiếu học và học giỏi.

Học xong ở trường làng, tôi thi tiểu học đỗ đầu tỉnh, được học bổng 5 đồng tiền Đông Dương mỗi tháng. Do quên khai sinh, nên đứa em kế tôi khai cùng tuổi với tôi, như anh em sinh đôi, nhưng kỳ thực thì nó nhỏ hơn tôi 1 tuổi. Và nó cũng thi đậu cùng lớp với tôi nhưng không có học bổng. Hai anh em ở trọ trong một ngôi chùa, quét lá, tụng kinh gõ mõ để có cơm ăn học. Còn tiền học bổng năm đồng để dành sắm quần áo, sách vở, bút mực. Học hết ba năm, lãnh bằng sơ học Pháp-Việt, tôi thi vào trường trung học Mỹ Tho, được học bổng toàn phần. Mấy năm trước đó tỉnh tôi không có học sinh thi đậu bổng lên trung học, nên khi nghe tin tôi đậu, cả trường rất phấn khởi, nhất là ông thanh tra Durant đích thân bồi dưỡng cho tôi và thầy Trung-người thầy dạy tôi suốt ba năm trường làng và còn nuôi tôi gần hai năm cuối tiểu học.


-Thế Thiếu tướng bắt đầu làm báo từ khi nào?

-Được công văn gọi đi học, mẹ con tôi chưa trọn mừng vui thì bỗng như từ chín tầng mây rơi xuống đất. Bởi bên cạnh đó, còn có tờ kê khai những trang phục đồ lề qui định mang theo. Mẹ tôi ngồi đứng không yên, đốt nhang khấn vái ba tôi, khấn vái tổ tiên, mong những người khuất mặt, chia sẻ nỗi lòng của mẹ. Mấy hôm sau, thằng em theo người thầy dạy đờn lên Châu Đốc, ca cải lương kiếm sống. Còn tôi chờ thư từ Sài Gòn, để đi học vẽ. Và bắt đầu từ đây, tôi phải trải qua nhiều nghề khác nhau, lây lất sống trên đất Sài Gòn. Trước khi tập làm báo, tôi sống lang thang khắp nơi, không nhà không cửa, ngủ gầm cầu, vỉa hè, làm phụ hồ, bán báo…


-Thời gian làm báo đem lại cho ông những kinh nghiệm gì?

-Dù chỉ một năm, nhưng nó rất quan trọng trong cuộc đời của tôi. Tôi được sống và viết lách chung với những bậc thầy như Nguyễn Văn Nguyễn, Trần Thanh Mại. Tôi học được ở các vị ấy rất nhiều, từ cách lấy tin tức, đến viết phóng sự, truyện ngắn… Rồi khi tờ báo Dân chúng bị đóng cửa, vào tù, tôi được tiếp xúc với nhiều bậc trí thức lớn nữa: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Tạp, Tạ Thu Thâu, Dương Bạch Mai… Mặc dù có những quan điểm khác nhau, nhưng đó là những trí thức yêu nước chân chính, biết được nỗi nhục mất nước và tìm kiếm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2008, 10:54:40 pm »

-Rồi sau đó, Thiếu tướng đi vào con đường binh nghiệp?

-Được sự bênh vực của Luật sư Trịnh Đình Thảo và Trạng sư Loye người Pháp chuyên cãi không lấy tiền cho những người làm cách mạng, tôi được tại ngoại hầu tra, buộc về quê quán, chờ ngày xử án toà sẽ gọi. Trở lại quê nhà một thời gian, tôi được anh Dương Quang Đông, thông qua anh Nguyễn Văn Nguyễn, đã liên lạc với tôi. Đó là thời điểm sau Nam Kỳ khởi nghĩa. Cướp chính quyền tháng 8 năm 1945 thành công, Dương Quang Đông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chánh tỉnh Sóc Trăng, Nguyễn Duy Khâm làm Chủ tịch Uỷ ban hành chánh, còn tôi làm Giám đốc Cộng hoà vệ binh. Sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, tôi lên Sài Gòn, Biên Hoà bắt liên lạc với chiến khu của Nguyễn Bình và Huỳnh Văn Nghệ…


-Được biết, Thiếu tướng cùng với tướng Huỳnh Văn Nghệ đã trực tiếp chỉ huy trận La Ngà nổi tiếng. Xin ông cho biết sơ lược về trận đánh lịch sử này?

-À, đó là vào năm 1947, anh Huỳnh Văn Nghệ làm chỉ huy trưởng, còn tôi là chỉ huy phó. Đây là trận đánh là rung động cả nước Pháp và thế giới. Ta phục kích đoàn xe lửa và đường quốc lộ 20 (Sài Gòn-Đà Lạt), bắt sống nhiều quân Pháp, thu được nhiều vũ khí, quân trang quân dụng. Có ba Đại tá Pháp bị tử trận. Đặc biệt trong đó có một viên đại tá dòng dõi hoàng tộc là De Sérigué. Sau đó, do nghi ngờ bị ta bắt sống, nên vợ De Sérigué làm đơn kiện khắp nơi. Bà ta cũng viết thư cho Huỳnh Văn Nghệ, đề nghị gởi cho bà một lá thư có bút tích của chồng để làm tin, bao nhiều tiền bà ta cũng trả…

Sau trận La Ngà, Trung tướng Nguyễn Bình trao cho Huỳnh Văn Nghệ Huân chương Độc lập hạng nhì, còn tôi hạng ba.


-Thưa ông, thời chống Mỹ những nhiệm vụ chính nào ông được giao trong quân đội?

-Năm 1954, tôi ra Bắc học tập, làm luận án phó tiến sĩ về pháo binh. Trở vào miền Nam chiến đấu, tôi được cử giữ chức Tư lệnh pháo binh Miền. Khi Quân đoàn 4 được thành lập, tôi được cử làm Phó tư lệnh còn anh Hoàng Cầm làm Tư lệnh. Năm 1975 tham gia cánh quân phía Đông vào giải phóng Sài Gòn. Đến năm 1979 tôi cùng Quân đoàn 4 sang giải phóng Phnôm Pênh. Tôi là người đầu tiên điện đàm về cho Trung ương, mà trực tiếp là đồng chí Lê Đức Thọ, báo tin bộ đội ta đã có mặt ở Hoàng cung Campuchia, đẩy lùi hoàn toàn tập đoàn diệt chủng Pol Pot. Năm 1981 tôi về nhận chức Phó tư lệnh Quân khu 7 cho đến khi về hưu hồi năm 1990.

Thật tình thì sau khi miền Nam được giải phóng, tôi nhiều lần xin về nghỉ hưu để giành phần đời còn lại cho công việc viết lách. Nhưng các anh ở trên không đồng ý.


-Vì sao thời chống Mỹ, ông lại có biệt danh là “Trùm đại bác Đông Dương”?

-Anh em gọi vui đấy mà. Bởi bấy giờ tôi là Tư lệnh pháo binh Miền nhiều lần chỉ huy kéo pháo vượt Trường Sơn sang biên giới Lào-Campuchia phối hợp với bạn đánh Mỹ.


-Trong câu chuyện về cuộc đời năm mươi năm binh nghiệp nghiệp của mình, ông thường nhắc đến các vị tướng lĩnh, sĩ quan cấp trên và đồng đội. Riêng về Nguyễn Bình và Huỳnh Văn Nghệ, những người chỉ huy đầu tiên ở miền Đông và Nam Bộ, Thiếu tướng còn nhớ những kỷ niệm gì về họ không?

-Kỷ niệm thì nhiều lắm. Sau trận La Ngà, anh Nguyễn Bình bấy giờ đang đóng quân ở Đồng Tháp Mười kêu tôi xuống báo cáo kinh nghiệm. Bởi tôi là người nghiên cứu, chế tạo mình lõm đánh xe tăng, thiết giáp, đánh đoàn xe lửa của địch thu nhiều vũ khí. Đấy là lần đầu tiên tôi gặp Nguyễn Bình.

Tôi nhận thấy anh em làm việc xung quanh rất khoái Nguyễn Bình và gọi anh một cách thân mật: Anh Ba! Sau này, khi Nguyễn Bình được thụ phong Trung tướng, tôi cũng có dự. Trong buổi lễ ấy, đồng chí Lê Duẩn chủ trì. Một điều mà ai cũng biết, là bấy giờ hàm Trung tướng của anh Nguyễn Bình chỉ đứng sau Đai tướng Võ Nguyên Giáp. Nguyễn Bình là một vị tướng tài ba, có công rất lớn trong việc thống nhất các đội quân hỗn tạp của Nam Bộ về một mối, trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp.


-Vâng, các nhà báo và sử gia Pháp cũng từng trận trọng gọi “Nguyễn Bình-ông tướng một mắt”, “Lưu Bá Thừa Việt Nam”, người có toàn quyền tổ chức, chỉ huy về quân sự ở Nam Bộ. Một vi tướng gương mẫu thông minh, mạo hiểm, hào hiệp,…

-…Và anh cũng sống hết sức tình nghĩa với anh em, đồng đội, và rất trân trọng trí thức, văn nghệ sĩ. Khi mới vào Nam Bộ, Nguyễn Bình nhiều lần vào tận nội thành Sài Gòn điều nghiên tình hình. Anh ấy muốn đem chiến tranh vào ngay hang ổ địch. Xung quanh cuộc đời Nguyễn Bình có rầt nhiều giai thoại. Chẳng hạn, có lần anh đi dọc đường Catinat, nay là Đồng Khởi, từ bót mật thám kế nhà thờ Đức Bà tới khách sạn Majestic, rồi ghé vào tiệm hớt tóc. Anh ngồi giữa hai tên sĩ quan Pháp đúng vào lúc chúng đang trao đổi với nhau rằng: nghe nói tướng Nguyễn Bình đã vào Sài Gòn…

Khi Trung tướng Nguyễn Bình được lệnh trở ra Bắc, tôi cũng có mặt trong buổi lễ tiễn đữa. Lúc ấy dân Sài Gòn vô căn cứ tiễn anh đi đông lắm. Nam có nữ có, già có trẻ có, họ mang cả bộ phận nhà hàng vô để nấu nướng, chiêu đãi. Dân địa phương thì đem bò, gà, vịt… (Nói đến đây, Thiếu tướng Bùi Cát Vũ chợt dừng lại, khuôn mặt trầm ngâm, đôi mắt ông ánh lên nỗi buồn. Gần năm phút sau ông mới tiếp tục câu chuyện bằng âm giọng trầm lắng).

Lúc ấy, chị Hoàng Thị Thanh, vợ anh Nguyễn Bình được đưa từ ngoài Bắc vào để gặp anh. Vợ chồng sum họp không được bao lâu thì anh được lệnh phải ra đi. Chị ở lại Sài Gòn. Đêm tiễn Nguyễn Bình, anh Huỳnh Văn Nghệ đọc bài thơ Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông rất hay, rất thống thiết. Bài thơ nói về tích Hạng Võ biệt Ngu Cơ. Chị Hoàng Thị Thanh tựa vai anh khóc nức nở. Có ai ngờ đó là lần cuối cùng anh chị được sống bên nhau… (Ông lại ngừng hồi lâu).

Tôi rất mừng là thời gian gần đây, hình ảnh Trung tướng Nguyễn Bình đã xuất hiện trở lại một cách xứng đáng với tầm vóc của anh. Đó cũng là niềm an ủi cho chị Hoàng Thị Thanh và các cháu. Nghe nói ở quê nhà anh ngoài Hưng Yên, bia liệt sĩ cũng đã được dựng lên trang trọng lắm!


-Thật ra, sau khi Trung tướng Nguyễn Bình hy sinh ngày 29 tháng 9 năm 1951 thì tới 29 tháng 2 năm 1952, tức đúng năm tháng sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 84-SL truy tặng Huân chương Quân công hạng nhất cho Trung tướng.

-Đúng vậy. Và Nguyễn Bình chính là người lính đầu tiên của quân đội ta được truy tặng phần thưởng cao quý ấy!
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2008, 10:56:18 pm »

-Với Trung tướng Nguyễn Bình là thế, còn với tác giả hai câu thơ nổi tiếng “Từ độ mang gươm đi mở bờ cõi, Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”-tướng Huỳnh Văn Nghệ thì sao thưa ông?

-Huỳnh Văn Nghệ không chỉ là vị chỉ huy quân sự tài ba, mà còn là nhà thơ được kính trọng. Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, tôi với anh luôn chiến đấu bên nhau. Sau trận La Ngà (1 tháng 3 năm 1948), được tặng Huân chương Quân công; Huỳnh Văn Nghệ còn được Quốc hội và Mặt trận tổ quốc Việt Nam gởi vào tặn chiếc áo trấn thủ màu nhung đỏ đính cờ. Và có lẽ, chúng tôi là những người lính đầu tiên được tặng Huân chương Quân công trong lịch sử quân đội ta.

Sau khi thống nhất các lực lượng võ trang Nam Bộ, anh Nguyễn Bình được phong làm Tư lệnh Nam Bộ, kiêm Tư lệnh Quân khu 7, còn anh Huỳnh Văn Nghệ làm Phó tư lệnh Quân khu 7. Lúc bấy giờ, Bảy Viễn (Lê Văn Viễn) là Tư lệnh của Liên khu Bình Xuyên cũng được phong làm Phó tư lệnh Quân khu 7. Nhưng, mặc dù có lệnh của Trung ương lẫn Uỷ ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ, Bảy Viễn vẫn không chịu về làm phó cho Nguyễn Bình. Đám tay chân của Bảy Viễn, nhất là Lại Văn Sang (mật thám phòng nhì Pháp) kiềm Bảy Viễn rằng: “Nguyễn Bình nó “điệu hổ ly sơn” anh đó, để lựa lúc anh đi vắng nó sẽ lấy lực lượng của anh! Bảy Viễn ái ngại, không chịu về.

Trước tình hình ấy, Huỳnh Văn Nghệ quyết định xuống thuyền đi một mình vào rừng Sác làm thuyết khách, không mang theo bất kỳ thứ vũ khí nào. Lại Văn Sang cho bố trí quân lính với vũ khí hạng nặng, hùng hùng hổ hổ hòng uy hiếp tinh thần Huỳnh Văn Nghệ. Cuối cùng anh cũng vô tới nơi nó chuyện với Bảy Viễn. Bảy Viễn vốn rất phục Huỳnh Văn Nghệ là một tướng giỏi, có trận đánh Bàu Cá, La Ngà nổi tiếng. Khi hai người đang ngồi nói chuyện thì Lại Văn Sang cứ viết giấy thúc ép Bảy Viễn:

-Anh gật đầu một cái là tôi bắt Huỳnh Văn Nghệ ngay. Nó vô dụ anh đó…

Bảy Viễn mới giận mà nói rằng:

-Người ta dám vô tân sào huyệt của mình bằng hai bàn tay trắng, nếu bắt người ta thì hèn quá!

Rồi Bảy Viễn sai bày tiệc nhậu, đãi Huỳnh Văn Nghệ. Giữa buổi tiệc Bảy Viễn mới nói:

-Tôi phục anh trận Bàu Cá, La Ngà chỉ có một chi đội mà đánh thắng lẫy lừng, làm chấn động cả thế giới” (lúc ấy trong tay Bảy Viễn có mấy chi đội). Trong Nam Bộ này tôi chưa thấy ai đánh giặc giỏi như vậy. Mà anh lại còn làm thơ nữa. Nhưng đó là tài trí, còn tài mọn mà anh cũng hơn tôi nữa thì tôi tâm phục và sẽ về cùng với anh. Bây giờ hãy bắn súng lục với tôi đi, nếu giỏi hơn, tôi phục anh một trăm phần trăm, chớ giờ thì mới sáu bảy mươi phần thôi”.

Huỳnh Văn Nghệ mới nói:

-Anh bắn thế nào tôi không biết, chớ tôi thì ném đồng xu lên trên, đồng xu rớt xuống, tôi bắn trúng lỗ đồng xu đó!

Bảy Viễn ngạc nhiên:

-Nếu quả thật như vậy thì tôi chịu thua anh. Tôi chỉ bắn được cái chén, cái lon hoặc cái đĩa, vòng tròn cách mười, hai mươi thước mà thôi.

Trước sự chứng kiến của Bảy Viễn, Lại Văn Sang và tay chân Bảy Viễn, Huỳnh Văn Nghệ lấy đồng xu ném lên, đồng xu rớt xuống đất, anh lấy súng lại kề vô lỗ đồng xu bắn. Lúc này, Bảy Viễn mới giựt mình, cười:

-Thế là tôi thua trí anh rồi!.

Nhờ đó mà Bảy Viễn mới cho quân đưa Huỳnh Văn Nghệ ra khỏi rừng Sác đàng hoàng, rồi sau đó mới chịu kéo quân về Đồng Tháp Mười lãnh chức Phó tư lệnh Quân khu 7 dưới trướng Trung tướng Nguyễn Bình…


-Huỳnh Văn Nghệ và tận “hang cọp” Bảy Viễn để thuyết khách. Còn “Võ Tòng chiến khu Đ” Bùi Cát Vũ đả hổ như thế nào, thưa ông?

-(Cười). Cũng là chuyện khá ly kỳ đây. Sau trận La Ngà, tại chiến khu Đ có con cọp ăn xác lính Pháp mãi thành nghiện món thịt người. Con cọp này có một chân chỉ ba móng, rất tinh quái và liều lĩnh. Lại có tin đồn là biệt kích giả dạng thú dữ, để khủng bố tinh thần đồng bào và bộ đội. Chỉ một hời gian ngắn, nó đã ăn thịt tới hơn một trăm người. Thật kinh khủng. Lần nọ, chị Bảy Cao, Hội trưởng phụ nữ xã Lạc An, đi công tác cùng hia cán bộ nữa và vào ngủ trọ nhà đồng bào. Chỉ Bảy có dáng người cao lớn, nằm trong cùng sát vách chủ nhà. Thế mà nửa đêm cọp vào bắt mất chị không gây ra một tiếng động. Phát hiện lần theo dấu vết, chỉ tìm thấy còn lại một phần xương thịt hằn vết xước cọp cào cùng vài mảnh quần áo rách nát.

Bấy giờ, ở Chiến khu Đ xảy ra chuyện bi hài thế này: Có hai ông thầy chùa không chịu làm gác tránh cọp, mà lại còn gởi kinh thông điệp cho nhân dân rằng “ngài” ba móng chỉ về “rước” những người tới số. Nếu ai chịu tụng kinh gõ mõ thì “ngài” sẽ không bắt. Chẳng may, mấy tuần sau chính một trong hai ông thầy chùa kia đã bị “ngài” về “rước” mấy. Ông thầy còn lại mếu máo sợ cọp bắt liền lập cập chạy vào một đơn vị bộ đội xin ở nhờ (cười).

Trước tình hình ấy, tôi được Tư lệnh Nguyễn Văn Lung trực tiếp giao nhiệm vụ trừ khử con cọp tinh quái. Mới vừa nhận lệnh thì một đêm nọ ở Binh công xưởng do tôi làm giác đốc lại có một người bị cọp về bắt lúc đang làm việc. Đó là anh Sáu Lùn, giữ lò than. Theo dấu máu, chúng tôi tìm được phần xác còn lại của anh Sáu mà con cọp để giành bữa trưa. Tôi quyết định lấy dây cột chặt xác anh Sáu lại, rồi cùng hai đồng chí nữa trèo lên chạc cây ngồi rình.

Nhìn xác anh Sáu phơi trong nắng, tôi ứa nước mắt, thầm khấn: “Anh Sáu ơi! Anh có không thiêng thì dụ nó về đây để tôi trả thù cho anh!”. Đúng như lời khấn, con ác thú xuất hiện. Một con cọp lông vàng, dài khoảng 3 mét, phần dưới cổ và bụng trắng như bông. Mò đến cách xác anh Sáu chừng 5-6 mét, nó thu mình ngồi trong tư thế thủ, rồi lừ lừ ngước lên nhìn lên chạc cây chúng tôi ngồi.

Đoàng! Cây súng Calip hai nòng của anh Sáu Mẹo, một tay thợ săn lão luyện nổ vang trời. Một vệt sáng màu vàng vụt qua trước mặt tôi. Con cọp biến mất. Thế là hụt rồi. Quá tức giận, đem thi thể anh Sáu về chôn cất, nước mắt chúng tôi cứ chực trào ra. Tối hôm đó, cọp lại mò về đơn vị tôi vồ hụt một con heo. Tôi cho gài hai quả mìn tự tạo vào con heo để nhử, vì đoán thế nào nó cũng mò về tìm miếng mồi cũ. Không sai. Và hai trái mìn phát nổ. Nhưng cũng chẳng hề hấn gì conh ranh thú này. Thật cay đắng!

Cuối cùng, với bốn quả mìn hạng nặng gài vào một xác người chết bị cọp vồ do người thân chấp nhận hiến, chúng tôi đã hạ thủ được con cọp dữ. Khi ruột gan của nó đã bung ra ngoài rồi, vậy mà nó vẫn còn gầm thét cố kéo lê gần cả 100 mét nữa mới chịu gục xuống bằng một loạt đạn cuối cùng vào đầu. Nỗi sợ cọp bắt ở Chiến khu Đ từ đó mới hoàn toàn được giải toả.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM