Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:25:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam  (Đọc 81777 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 07:44:41 am »

-Ngày đầu vào chỉ huy sở chiến dịch, còn ấn tượng nào để lại trong Thiếu tướng nữa không?

-Nhiều lắm. Tôi được gặp nhiều đồng chí chỉ hy lãnh đạo các quân đoàn, các quân binh chủng. Đặc biệt vui mừng được gặp lại anh Hoàng Ngọc Diêu, phó tư lệnh Quân chủng phòng không-không quân đến trực tiếp nhận nhiệm vụ của Tư lệnh Văn Tiến Dũng giao cho không quân tham gia chiến dịch. Tôi cùng anh Diêu được cấp trên điều về xây dựng không quân từ ngày đầu thành lập Ban Nghiên cứu sân bay-tiền thân của Quân chủng Không quân. Hai chúng tôi đã cùng gắn bó với không quân từ ngày lực lượng không quân ta chưa có cho đến ngày không quân ta đánh thắng oanh liệt không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc. Thấy anh Diêu phấn khởi trước nhiệm vụ cấp trên giao cho không quân tham gia chiến dịch lịch sử và quyết tâm hứa hẹn của anh với Bộ chỉ huy chiến dịch, tôi cũng vui lây và rất tin tưởng không quân ta nhất định hoàn thành nhiệm vụ; mặc dù thời gian còn rất gấp, chỉ còn ba ngày nữa, nếu không quân không đánh được thì coi như hết thời cơ, vì lúc đó quân ta đã bốn mặt tổng công kích vào trung tâm Sài Gòn.


Đúng ngày 28 tháng 4 năm 1975 trong lúc kiểm tra bộ đội trên đường tiến quân, được tin không quân đã dùng máy bay thu được của địch đánh vào Tân Sơn Nhất gây nỗi kinh hoàng cho quân địch, tôi mừng như chính mình tham gia trận đánh lịch sử đó của không quân.


-Thiếu tướng có mặt ở nội thành Sài Gòn thời điểm nào?

-Sau khi nhận nhiệm vụ Tư lệnh Văn Tiến Dũng giao, tôi cử Sư đoàn phó Trần Quốc Khiêm của Sư đoàn 470 trực tiếp chỉ huy bảo đảm cầu Nha Bích và khắc phục các điểm trơn lầy do mấy trận mưa đầu mùa. Còn Sư đoàn phó Phạm Lê Hoàng của Sư đoàn 471 thì đôn đốc các đơn vị vận tải ô tô và tổ chức đón đoàn xe Quân khu 5 đi theo đường 14 vào.


Ngày 29 tháng 4, Chính uỷ Sư đoàn 470 Hoàng Văn Thám và Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ tư lệnh 559 Phạm Tề vào gặp tôi tại điểm chốt ở ngã ba Chơn Thành. Quân ta đang tổng công kích vào trung tâm đầu não của địch ở Sài Gòn. Tôi phổ biến nhanh cho các đơn vị về công tác chính trị phải làm khi quân ta vào giải phóng Sài Gòn. Sáng ngày 30 tháng 4 trong lúc cán bộ các đơn vị đều tiến công, đúng 11 giờ 30 chúng tôi được đài Sài Gòn truyền lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Tất cả chúng tôi đều vùng dậy vui mừng khôn tả. Anh Thám và anh Tề xin phép tôi đi theo đơn vị về Sài Gòn.


Sau khi dự cuộc họp Bộ tư lệnh chiến dịch, tôi nhận nhiệm vụ mới, chuẩn bị tiếp quản Sài Gòn và tham gia khôi phục hệ thống giao thông. Chiều ngày 1 tháng 5 tôi cùng cơ quan tiền phương Bộ tiến vào Sài Gòn. Cơ quan Bộ về khu Tân Sơn Nhất gần cơ quan Bộ Tổng tham mưu ngụy. Tôi cùng anh em Đoàn 559 về nhà số 14 đường Alexandre de Rhode, ngôi nhà mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngụy Trần Văn Đôn ở làm việc cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975 thì lên trực thăng Mỹ chuồn. Ngôi nhà này do anh Hồ Viết Năng, cán bộ Cục Chính trị 559, đi cùng Sư đoàn 471 cơ động Quân đoàn 2 tiến theo cánh quân phía Đông chiếm dinh Độc Lập vào tiếp quản. Về sau, ngôi nhà này thành trụ sở của Đoàn 559 tại Sài Gòn. Khi tôi vào, trên bàn làm việc của tướng Đôn còn nguyên tấm bản đồ tình huống khu vực Sài Gòn và Quân khu 4 ngụy. Tấm bản đồ này tôi còn giữ để đưa vào Bảo tàng bộ đội Trường Sơn.


Sau khi cùng Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên dự họp với Bộ chỉ huy chiến dịch do Tư lệnh Văn Tiến Dũng chủ trì giao những nhiệm vụ cấp bách cho các đơn vị, tôi được anh Nguyên giao nhiệm vụ kiểm tra lại hệ thống đường 1 vào Cà mau, đường 15 đi Vũng Tàu. Ngày 15 tháng 5 năm 1975 tôi tham dự cuộc diễu binh mừng chiến thắng ở quảng trường dinh Độc Lập, phấn khởi tự hào cùng đoàn xe diễu hành mà Sư đoàn vận tải ô tô 471 thay mặt cho bộ đội Trường Sơn anh hùng chào mừng ngày thắng lợi vĩ đại của dân tộc.


-Sau ngày đất nước thống nhất, Thiếu tướng làm gì?

-Xây dựng kinh tế, công nghiệp quốc phòng. Đoàn 559 Trường Sơn làm lễ kết thúc nhiệm vụ lịch sử tại Nha Trang. Sứ mệnh giải phóng dân tộc hoàn thành, Trung ương Đảng quyết định chuyển hai mươi tám vạn quân sang làm kinh tế, kiến thiết lại đất nước. Tổng cục Xây dựng kinh tế được thành lập, anh Đồng Sĩ Nguyên là thứ trưởng Bộ Quốc phòng đặc trách làm Tổng cục trưởng, tôi làm tổng cục phó, rồi quyền Tổng cục trưởng. Một thời gian sau, tôi lại được cử sang làm Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, rồi Cục phó Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Tôi cũng được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VIII.


Nhiều vùng kinh tế mới hiện nay trở nên trù phú ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, tức giác Long Xuyên… có công khai phá ban đầu của bộ đội xây dựng kinh tế. Khi chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam xảy ra, ta chuyển ngay mười ba sư đoàn đang làm kinh tế sang chiến đấu.


-Bây giờ đã về hưu, Thiếu tướng còn theo dõi sát sao tình hình đất nước không?

-Có chứ. Đất nước mình bị cái công thức giáo điều ăn sâu gần ba mươi năm, cách ly với thế giới bên ngoài, cùng hậu quả nặng nề của chiến tranh, dẫn tới khủng hoảng kinh tế trầm trọng từ xã hội đến từng hộ gia đình. Nhưng khi mình tỉnh ngộ, thì chuyển biến rất nanh, tiến một cách tự tin và vững chắc. Điều quan trọng là làm sao phát hiện cho ra nhân tài và sử dụng đúng. Công tác cán bộ đừng để xảy ra tình trạng mua quan bán chức, gia đình trị, bè cánh trị mà các triều đại xưa từng bị.


-Nghĩa là Việt Nam cần có một nền dân chủ thực sự?

-Theo tôi, tình hình hiện nay điều cần thiết hơn hết là cần có “minh quân”, từ cấp lãnh đạo cao nhất tới từng cơ quan, đơn vị.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 07:45:37 am »

-Từng là phó tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, gắn mình với con đường lịch sử Hồ Chí Minh trong chiến tranh mà nay thành con đường Trường Sơn công nghiệp hóa. Xin Thiếu tướng cho biết vài nét về quá trình phát triển của con đường này?

-Đường Trường Sơn hay còn gọi là đường Hồ Chí Minh, trong chiến tranh đã được Trung ương đặc biệt quan tâm. Từ năm 1973, Bộ Chính trị giao Đoàn 559 xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn, từ Khe Giác (Quảng Bình) đến Chơn Thành (Bình Phước), mà giai đoạn đầu tập trung khai thông từ đường 9 đến Lộc Ninh.

Hiện nay, đường Trường Sơn công nghiệp hóa có qui mô lớn hơn. Trước đây là đường cấp bốn miền núi, chỉ hai làn xe. Bây giờ do yêu cầu mới, nâng cấp cao hơn, nên một số tuyến cũ phải bỏ để triển khai hướng khác. Và Binh đoàn 12, đơn vị kế tục truyền thống Bộ đội Trường Sơn, được giao xây dựng một đoạn đường khó nhất-từ Quảng Bình vào Tây Nguyên của đường Trường Sơn công nghiệp hóa.


-Chuyện chinh chiến và chuyện đất nước là thế, còn chuyện gia đình thì sao? Thiếu tướng có kinh nghiệm gì trong đời sống hôn nhân?

-Sự hòa thuận hay mâu thuẫn của bố mẹ đều có ảnh hưởng rất lớn đối với con cái. Chúng tôi có một trai, hai gái đều trưởng thành. Tôi thường nói với con cái rằng, cái quí nhất của đời cha là ngoài sự độc lập, tự do của Tổ quốc thì còn có sự đầm ấm của gia đình. Vợ chồng chúng tôi luôn sống với tình cảm như lần đầu tôi gặp và yêu cô ấy, một nữ sinh trung học ở Hương Khê thời kháng Pháp. Vợ tôi là một phụ nữ hiền thục, thủy chung và có ý chí tiến thủ.


-“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” của hai ông và có gì đặc biệt không?

-Rất tự nhiên. Cuối tháng 12 năm 1951 tôi được điều vào Mặt trận Bình Trị Thiên. Từ giã Bố Trạch và Quảng Bình thân yêu, nơi tôi sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong phong trào cách mạng và kháng chiến của quê nhà, với biết bao tình cảm sâu nặng. Đến cơ quan Mặt trận bộ nộp giấy tờ xong được cô văn thư cho biết bộ chỉ huy hẹn sáng mai gặp. Cô gái duyên dáng vóc thon gầy, nét mặt hiền dịu, đượm đôi nét phong trần của chiến tranh. Qua tiếng nói, cử chỉ khi đối thoại, tự nhiên tôi thấy cảm tình với cô. Hôm sau, anh Trần Quý Hai-chỉ huy trưởng và anh Chu Văn Biên-chính uỷ mặt trận quyết định giữ tôi lại làm phái viên giúp bộ chỉ huy.


Tình cảm giữa tôi với cô văn thư thân mật hơn và tình yêu đã… đến. Nàng là một nữ sinh mười tám tuổi đời đã tình nguyện “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” xung phong vào tuyến lửa, có lần suýt sa vào tay giặc và đã chứng kiến cái chết đau thương của những người bạn chiến đấu thân thiết của mình. Còn tôi là một thanh niên đang độ trưởng thành, đã từng ở bụi nằm hầm sống chết với đồng bào trong vùng địch trên tuyến lửa Quảng Bình. Tình vừa bén, lửa vừa nồng thì tôi được lệnh đi nhận nhiệm vụ ở Trung đoàn 18 thay đồng chí chính uỷ trung đoàn đi học. Tình yêu lại được trao đổi và củng cố qua những lá thư vượt qua bom đạn đến với nhau.


-Thiếu tướng còn nhớ ngày tổ chức lễ thành hôn…

-Nhớ chứ! Ngày 9 tháng 11 năm 1952 trong cuộc họp tổng kết chiến tranh du kích toàn mặt trận, chúng tôi tổ chức lễ thành hôn với sự tham dự của đông đủ đại biểu các trung đoàn, tỉnh đội, và cơ quan ban chỉ huy mặt trận Bình Trị Thiên. Chính uỷ Chu Văn Biên nhường chiếc giường ngủ lát bằng cây rừng với… gian phòng lợp lá đơn sơ bên bờ suối để hai vợ chồng chúng tôi hưởng tuần trăng mật. Sống với nhau được năm ngày, tôi có lệnh ra Việt Bắc dự lớp chỉnh huấn sáu tháng. Buổi chia tay thật bịn rịn, tôi lau hoài nước mắt của người vợ mới cưới. Hai đứa trao nhau hai cuốn số tay nhỏ để ghi lại những tình cảm của những ngày xa nhau.


-Trước khi về hưu, bà nhà làm việc ở đâu?

-Ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm Cục phó Cục Giáo dục mầm non. Sau khi tập kết ra Bắc, cô ấy vừa nuôi con và phụng dưỡng hai mẹ già, vừa học bổ túc văn hóa. Năm 1963, cô thi đậu hệ chính qui Đại học Y Hà Nội ngành Nhi khoa, đến năm 1969 thì tốt nghiệp ra trường. Từ năm 1973-1976, cô ấy sang Tiệp Khắc học cao họ về chuyên ngành nuôi dạy trẻ. Miền Nam giải phóng, tôi đưa các con vào Sài Gòn và viết thư sang Tiệp cho nhà tôi. Cô ấy viết thư về, trong đó có câu mà tôi nhớ mãi: “Khi nhận được thư anh và con ở Sài Gòn giải phóng, em mới hết nỗi thấp thỏm lo âu đeo đẳng suốt đêm ngày, là khi về liệu có gặp lại nhau không?”.


Vâng, không chỉ riêng tướng Phan Khắc Hy mà cả dân tộc Việt Nam có một thời gian phải gánh chịu những đau thương, chia lìa như thế. Vợ xa chồng. Cha xa con. Anh xa em. Có người may mắn còn ngày rơi nước mắt trong vòng vây sum họp. Có người mãi mãi nằm lại chốn rừng sâu núi thẳm, đến nắm xương tàn cùng không còn để người thân được nhìn lần cuối. Và không ít người khi ngã xuống vẫn còn vẹn nguyên “con gái, “con trai”. Họ chưa kịp được một lần đặt lên môi người yêu nụ hôn đầu thấp thỏm. Cái giá mà dân tộc Việt Nam, một dân tộc từng chống trả mười bốn cuộc ngoại xâm, cái giá phải trả cho sự độc lập, tự do hòa bình thật quá đắt!


Tân Bình, tháng 9 năm 1997
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2008, 11:58:11 am »

Thiếu tướng Tô Ký


Ôm mối thù cha, vượt ngục Tà Lài, thuyết phục lính mã tà khám Tây Ninh, quay về Mười tám thôn Vườn Trầu cùng nhân dân Gia Định đứng lên cướp chính quyền, Tô Ký cùng người đồng đội chí thiết Trần Văn Trà thành lập và chỉ huy lực lượng võ trang đầu tiên của Nam Bộ do Đảng Cộng sản lãnh đạo: Giải phóng quân Liên quận Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hòa mà ông là chỉ huy trưởng; rồi tận tình giúp tướng Nguyễn Bình thống nhất các lực lượng vũ trang Nam Bộ, được cử làm phó tư lệnh Quân khu 7. Năm 1954 đất nước bị chia cắt, bằng uy tín và bản lĩnh của một nhà chỉ huy dạn dày trận mạc Tô Ký đã góp phần ổn định và nâng cao tinh thần cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc đang nóng lòng quay về giải phóng quê hương. Ông được thăng Thiếu tướng năm 1961, lần lượt đảm trách: trưởng Phòng Giao thông vận tải Bộ Tổng tham mưu, tư lệnh kiêm chính uỷ Sư đoàn 338, chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, chính uỷ Quân khu 7, chính uỷ Quân khu Hữu Ngạn… Cuối đời, tướng Tô Ký lại cùng tướng Trần Văn Trà đứng ra tập hợp thành lập và lãnh đạo Hội Cựu chiến binh thành phố Hồ Chí Minh với cương vị phó chủ tịch rồi chủ tịch hội. Đồng thời, ông còn là phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.


Cuộc đời của tướng Tô Ký gắn liền với mảnh đất thép Hóc Môn-Củ Chi của Gia Định xưa, với Mười tám thôn Vườn Trầu lừng danh sử sách. Ông tuổi Mậu Ngọ-1918, nhưng khai sinh trễ, giấy đề ngày 5 tháng 9 năm 1919. Nhà nghèo, học đến primaire trường Hóc Môn thì phải nghỉ ở nhà phụ giúp gia đình. Năm mười bốn tuổi, Tô Ký vừa làm ruộng vừa đi học chữ Hán thầy Mười Lời (Phạm Văn Lời) mong theo nghề thầy thuốc. Nhưng rồi phong trào cách mạng bùng lên ở quê hương Mười tám thôn Vườn Trầu cuốn hút chàng trai trẻ yêu nước, đầy cá tính. Tô Ký tham gia phong trào Thanh niên Dân chủ, được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 4 năm 1937. Hai năm sau, trong một làn đi phân phát truyền đơn cổ động đấu tranh, Tô Ký bị mật thám Pháp bắt giam tại Khám lớn Sài Gòn, tòa tiểu hình kết án một năm tù ở và ba năm đày biệt xứ.


Tháng 11 năm 1940, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ mạnh mẽ. Do điều kiện còn non nớt, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp dãn man. Thân sinh của Tô Ký là cụ Tô Nếp cùng tám trăm đồng chí cách mạng bị kẻ thù bắt xỏ dây kẽm vào lòng bàn tay, đẩy xuống bốn chiếc xà lan, bí mật nhấn chìm vào nửa đêm trên sông Sài Gòn khúc Xóm Chiếu. Thời khắc tang thương ấy xảy ra vào tháng 5 năm 1941.


Lúc người cha thân yêu bị hãm hại cũng là lúc Tô Ký đang bị giam cầm trong nhà tù thực dân, sau một cuộc vượt ngục không thành. Điều làm Tô Ký hết sức đau lòng là trước khi thân phụ bị thủ tiêu, chính ông đã tận mắt chứng kiến cảnh cha mình bị mật thám Pháp tra tấn dã man ở bót Catinat. Gan lì, dũng cảm, Tô Ký không những khuất phục được đám “anh chị” giang hồ trong tù, mà còn luôn đứng ra hứng chịu đòn khảo tra thay cho đồng chí của mình trong các cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù. Những hành động nghĩa khí ấy cho đến nay vẫn còn được truyền tụng như những giai thoại đẹp! Và cũng từ đó, uy danh Tô Ký dần ngự trị trong tâm khảm người dân Mười tám thôn Vườn Trầu lẫn cả người Mỹ như một niềm mến phục, tự hào.


Vào một sáng mùa hạ nắng trong, tướng quân Tô Ký hẹn và tiếp tôi trong một ngôi nhà ở Phú Nhuận. Dáng người cao ráo, hơi ốm nhưng khỏe khoắn. Bước đi nhanh. Cử chỉ thoải mái, bộc trực. Nụ cười luôn tươi rói trên khuôn mặt phúc hậu. Một con người, một tính cách, một hình ảnh đặc trưng Nam Bộ! Ngả lưng trên chiếc sa lông gỗ, lão tướng hồi tưởng bằng trí nhớ mạch lạc, âm giọng hào sảng.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2008, 11:59:28 am »

-Quê tôi có truyền thống cách mạng từ xa xưa, mà gần nhứt là phong trào do ông Nguyễn An Ninh khởi xướng. Đây cũng là nơi Thường vụ Trung ương Đảng đóng. Trước Nam Kỳ khởi nghĩa, phong trào cách mạng ở Hóc Môn-Bà Điểm quê tôi đã phát triển khá mạnh. Quân Pháp liên tục bố ráp, săn lùng. Cha tôi và tôi lần lượt bị chúng bắt. Tôi bị đày đi căng Tà Lài (bọn Tây gọi là Camp dés trvailleurs Talai) một trại giam nằm trong rừng, cách thị trấn Định Quán, Đồng Nai hơn mười lăm cây số.

Chi bộ nhà tù tổ chức học văn hóa lẫn chính trị. Anh Trần Văn Vi dạy về cách mạng tư sản dân quyền. Anh Trần Văn Giàu dạy chủ nghĩa Marx-Lénin. Ông Mười Mắn người Bến Tre, từng dự kỳ thi Hương cuối cùng của nhà Nguyễn năm 1915, dạy chữ Hán. Ngoài ra, anh em tù còn học tiếng Pháp và một số môn khác. Thời gian này, tôi được làm quen khá nhiều bạn tù tiếng tăm có thành phần xuất thân khác nhau. Những người cộng sản như: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Nguyễn, Dương Bạch Mai… Những người thộc nhóm Troskist Đệ tứ Quốc tế như: Đào Văn Long, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu… Những nhà sư yêu nước: Sư Thiện Chiếu, Huệ Thới…


Một thời gian sau Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, Chi bộ đảng nhà tù quyết định cho tám đồng chí vượt ngục, gồm các anh Trần Văn Giàu, Dương Văn Phúc (tức Dương Quang Đông), Chân Văn Giác, Trần Văn Kiết (Kiệt), Trương Văn Nhâm, Nguyễn Công Trung, Nguyễn Hoàng Sính (Đức) và tôi. Một nhóm năm người chạy về hướng Sài Gòn. Nhóm của tôi gồm anh Giàu, anh Giác và tôi băng rừng trốn lên Đà Lạt. Đến ngày thứ mười bảy thì tới nơi. Nhưng có lệnh truy nã gắt gao, tôi bị Tây bắt lại đưa về Sài Gòn kêu án sáu tháng tù ngồi, sau đó đưa lên giam ở căng Bà Rá, một nơi rừng thiêng nước độc chẳng kém Tà Lài, rồi chuyển về khám Tây Ninh. Thời gian này, tôi cùng một vài anh em đi làm tạp dịch ngày hai buổi khá cực nhọc. Mỗi ngày nấu tới mười tám chảo cơm cho tù ăn, sáng mười chiều tám chảo. Nhờ đó, tôi khá sành chuyện nấu nướng!


Cho đến kế hoạch Nhựt đảo chánh Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, tôi đã thuyết phục bọn lính mã tà giao súng cho tù chánh trị và anh em lập tức về quê chuẩn bị tham gia tổng khởi nghĩa. Tôi về Gia Định, được phân công thành lập, chỉ huy các lực lượng võ trang địa phương. Tôi được cử làm ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Gia Định kiêm ủy viên Ban Cán sự Liên tỉnh miền Đông phụ trách tỉnh Thủ Dầu Một mà chủ yếu là địa bàn quận Lái Thiêu.


-Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn-Gia Định được xem là một trong những hình ảnh tiêu biểu cho cả nước trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám. Thiếu tướng còn nhớ gì về những ngày khi cách mạng vừa thành công?

-Sau khi giành được chánh quyền, tôi tiếp tục xây dựng các lực lượng quân sự tỉnh Gia Định, đồng thời tham gia xây dựng chánh quyền rộng khắp các địa phương, góp phần dàn xếp ổn thỏa giữa Việt Minh mới (Tiền Phong) và Việt Minh (Giải Phóng) để đi đến thống nhất. Còn anh Trần Văn Trà mới trong khám ra, tham gia Kỳ bộ Việt Minh. Trước đó, Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ mời tôi đến có ý định phân công tôi làm tỉnh trưởng Gia Định, rồi tỉnh trưởng Thủ Dầu Một nhưng tôi đều từ chối. Tôi muốn trở về Hóc Môn dàn xếp ổn thỏa những mối oán thù còn tồn tại từ Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940. Vì nhiều cuộc trả thù trả oán đang diễn ra. Nếu không kịp thời ngăn chặn thì hậu quả khó lường…


Chỉ khoảng hai mười ngày sau Cách mạng, một đại đội gồm 120 lính Pháp của trung đoàn thuộc địa số 5 đã trà trộn vào đơn vị đầu tiên của quân Anh-Ấn đến Sài Gòn. Tình hình bắt đầu gay cấn. Tướng Anh Douglas D.Gracy, tư lệnh Sư đoàn 20 Anh-Ấn lãnh sứ mệnh của Đồng Minh vào giải giới quân Nhựt, nhưng lại yểm trợ quân Pháp tái chiếm Nam Kỳ. Gracy ra lệnh thả những tên sĩ quan Pháp bị quân Nhật bắt giam trong Khám Lớn và một số nơi khác, chiếm Nam Bộ phủ, rồi tìm cách giải thoát Toàn quyền Decoux, Thống đốc Nam kỳ Hoeffel, tướng Delsuc-Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, Tỉnh trưởng Biên Hòa Larivière… Ngày 13 tháng 9 năm 1945, khi Sài Gòn đang âm ỉ khả năng bùng nổ chiến tranh thì một lá cờ ba sắc đột ngột xuất hiện ở dinh Toàn quyền cũ, như một sự thách thức đối với ta. Tức giận, nhân dân kéo đến dinh Toàn quyền càng lúc càng đông để phản đối hành động xấc xược, buộc chúng hạ cờ.


Chúng còn bày mưu “mời” các vị lãnh đạo Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ đến gặp bàn bạc, hòng bắt làm con tin. Đoán biết thủ đoạn của chúng, ta đồng ý nhận lời mời nhưng lại bí mật khẩn trương chuyển toàn bộ cơ quan ra khỏi dinh Đốc Lý cũ. Tối ngày 22 tháng 9, không thấy đại diện của ta đến, chúng cho quân đánh chiếm những điểm trọng yếu ở nội thành Sài Gòn. Cho đến ba giờ sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Đến ngày 5 tháng 10 thì Leclerc-viên tướng nổi danh vừa chỉ huy giải phóng thủ đô Paris nước Pháp khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức, đã bay sang Sài Gòn. Tướng Leclerc huênh hoang: “Chúng ta sẽ quét sạch Việt Minh trong ba tuần”! Và ngay lập tức, hắn xua quân đánh chiếm các tỉnh miền Đông, rồi hành quân xuống các tỉnh miền Tây Nam Bộ.


-Phản ứng của ta lúc ấy như thế nào, thưa Thiếu tướng?

-Chỉ hai ngày sau khi quân Pháp núp bóng Đồng Minh vào Sài Gòn, từ Hà Nội, Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi quốc dân đồng bào hãy cảnh giác sẵn sàng đợi lệnh Chánh phủ để chiến đấu. Nhân dân Sài Gòn tỏ thái độ bất hợp tác với quân đội chiếm đóng. Hầu khắp thành phố không có điện, không thư tín, các cửa hàng đều đóng cửa… Và khi quân Pháp chính thức nổ súng tái xâm lược, thì tại một căn nhà ở đường Cây Mai thuộc Chợ Lớn, Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ và Kỳ bộ Việt Minh đã tổ chức một cuộc họp quan trọng, ra lời kêu gọi kháng chiến và thành lập Ủy ban Hành chánh kháng chiến.


Hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến, nhân dân Sài Gòn-Nam Bộ đã đứng lên. Vũ khí lúc này chủ yếu là tầm vông vạt nhọn. Trên các ngả đường từ ngoại ô đến nội thành, đâu đâu cũng có chướng ngại vật cản bước tiến quân xâm lược, lập thành các phòng tuyến mặt trận như Thị Nghè, Cầu Bông, Hàng Xanh, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè, Bà Quẹo, cầu Tham Lương, cầu Bến Phân, cầu An Lạc… Nhiều cuộc cắt máu ăn thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Để bảo vệ cột cờ Thủ Ngữ, nhiều cảm tử quân đã anh dũng ngã xuống, khiến viên chỉ huy quân Pháp phải tập hợp đại đội bồng dúng đứng chào những chiến sĩ vệ quốc anh hùng vừa ngã xuống của chúng ta.


-Vậy còn lực lượng vũ trang tự vệ của ta lúc đó được tổ chức ra sao?

-Lúc quân Pháp bắt đầy gây hấn, Tổng công đoàn Nam Bộ đã tổ chức được lực lượng võ trang công nhân hơn sáu ngàn người, phiên chế thành bốn sư đoàn chánh quy. Tuy nhiên, những người chỉ huy bốn sư đoàn này phần lớn là tay chân của Pháp, Nhựt trước đó.


Tại các quận huyện cũng tổ chức cho nhân dân tự võ trang. Các đơn vị võ trang tự vệ ở các địa phương thường mang tên người chỉ huy như bộ đội Hai Bứa, Hai Chiểu, Ba Tô Ký, Nam Bi, Hứa Văn Yến, Huỳnh Tấn Chùa ở Hóc Môn; Tư Thược (Lâm Quốc Dũng), Năm Bội, Sáu Hàm, Tám Đào ở Bà Quẹo; Hai Nhị, Ba Dương (Dương Văn Dương), Năm Chảng, Sáu Đối (Trần Văn Đối), Bảy Viễn (Lê Văn Viễn), Tám Hoe (Nguyễn Văn Hoe), Chín Phải (Quách Văn Phải), Mười Lực (Ngô Tấn Lực) ở Thủ Thiêm-Nhà Bè, Tám Mạnh (Nguyễn Văn Mạnh), Hai Vĩnh (Mai Văn Vĩnh) ở Chánh Hưng; Ba Bang (Trương Văn Bang), Tư Hoạnh (Nguyễn Văn Hoạnh) ở Cần Giuộc; Bảy Quới, Đào Sơn Tây, Trần Đình Xu, Thái Văn Lung ở Thủ Đức, anh Hứa Văn Yến, anh Phan Đình Công ở Bà Rịa; anh Dung, anh Hai Minh Minh… Có đơn vị lấy tên địa phương mình như, bộ đội Bà Quẹo, bộ đội Phú Thọ, bộ đội Thủ Thiêm, bộ đội An Điền, bộ đội Tân Qui…


Đây chính là tiền thân của Giải phóng quân Liên quận Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hòa. Với tinh thần “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi tấc đất là một chiến hào”, quân dân Sài Gòn đã ghìm được chân địch trong thành phố hơn một tháng ròng, bất chấp sự chênh lệch về lực lượng, khí tài, trước khi rít lui an toàn ra chiến khu tiếp tục cuộc trường ký kháng chiến.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2008, 12:01:04 pm »

-Xin Thiếu tướng cho biết rõ hơn về tình hình bốn sư đoàn chính qui?

-Đệ nhất sư đoàn hay Cộng hòa Vệ binh do Kiều Công Cung cùng Trần Tử Oai, Trương Văn Giàu, Nguyễn Văn Quạn, Nguyễn Văn Hoặc chỉ huy, quân số phần lớn là lính mã tà của Tây và một số lính Hải Hồ (Heiho) của Nhựt. Đây được xem là lực lượng chủ lực của Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ. Đệ nhị sư đoàn thì do Vũ Tam Anh tức Nguyễn Ngọc Nhẫn chỉ huy. Đệ tam sư đoàn là Nguyễn Hòa Hiệp và Đệ tứ sư đoàn là Lý Huê Vinh chỉ huy. Quân lính bốn sư đoàn này rất hỗn tạp, thích ăn diện phô trương. Ngày thường thì diễu hành rùm beng khắp phố. Giặc đến thì chưa đánh đã quăng súng chạy. Về sau, chỉ có Cộng hòa Vệ binh do anh Trương Văn Giàu và anh Nguyễn Văn Quạn chỉ huy là đi kháng chiến tới cùng.


Đội quân này khác toàn với lực lượng dân quân tự vệ. Anh em có gì mặc nấy. Vũ khí thô sơ, chiến tranh là tầm vông, giáo mác, mã tấu. Nhưng tinh thần thì kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì đại cuộc.

Thời kỳ đầu kháng chiến, Nam Bộ được chia làm ba khu. Khu 7 do Kiều Đắc Thắng tự xưng hùng xưng bá, xem mình như tư lệnh. Khu 8 đứng đầu là Vũ Đức, còn Khu 9 là Đào Văn Trường đều là những chỉ huy quân Nam tiến. Cho tới khi Trung ương cử Nguyễn Bình vào Nam Bộ thì Kiều Đắc Thắng lên Tây Nguyên rút ra Bắc. Anh Nguyễn Bình được cử làm tư lệnh Quân khu 7, còn tôi cùng anh Huỳnh Văn Nghệ, anh Dương Văn Dương là phó tư lệnh. Sau khi anh Ba Dương mất, nhằm thống nhứt lực lượng Bình Xuyên vào Quân khu 7, anh Ba Bình với tư cách là tư lệnh Nam Bộ đã bổ nhiệm Bảy Viễn tức Lê Văn Viễn làm phó tư lệnh Quân khu 7.


-Thiếu tướng còn nhớ Giải phóng quân Liên quận Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hòa được thành lập như thế nào và ai là người đứng đầu lực lượng này?

-Trước tình hình mới, để có một lực lượng võ trang cách mạng làm nòng cốt cho cuộc kháng chiến, chúng tôi bàn bạc với Tỉnh ủy Gia Định thành lập Giải phóng quân Liên quận Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hòa. Đây cũng chính là lực lượng nòng cốt cho Chi đội 12 do tôi làm chi đội trưởng, về sau đổi thành Trung đoàn 312 Vệ quốc đoàn.


Giải phóng quân Liên quận chính thức thành lập ngày 1 tháng 11 năm 9145, lúc đầu do anh Hoàng Dư Khương phụ trách chung. Nhưng chỉ một tháng sau, anh Khương nói rằng mình không quen với việc chỉ huy quân sự nên xin chuyển sang làm thơ ký Việt Minh. Còn lại tôi với anh Trần Văn Trà cùng chỉ huy. Tôi là chỉ huy trưởng, anh Trà là chính trị viên, với sự giúp sức của các anh Huỳnh Tấn Chúa, Lê Minh Định, Hoàng Tế Thế và nhiều anh em khác. Lúc chuẩn bị đón cái Tết kháng chiến đầu tiên năm 1945-46, Giải phóng quân Liên quận làm cuộc “chinh Đông” qua Tân Uyên phối hợp với Chi đội 10 của anh Huỳnh Văn Nghệ “bày binh bố trận” ngăn chặn giặc Pháp từ Biên Hòa tấn công lên căn cứ chiến khu Đ.


-Vậy là gần một năm sau khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời ở chiến khu Việt Bắc, thì ở Nam Bộ đã xuất hiện Giải phóng quân Liên quận.

-Đúng vậy. Cả hai đều do Đảng thành lập và lãnh đạo. Lúc bấy giờ có mặt tại Xứ ủy Nam Bộ gồm các đồng chí Lê Duẩn, Dương Bạch Mai, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Cao Hồnh Lĩnh, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp…


-Thế các đơn vị võ trang khác ở Nam Bộ lúc đó hình thành thế nào, thưa Thiếu tướng?

-Chủ yếu do lòng yêu nước tự phát. Dù mang danh nghĩa giáo phái, nhưng lực lượng phần lớn cũng là quần chúng công nông. Họ bất bình trước nạn cường hào ác bá, căm phẫn bọn ngoại xâm mà đứng lên chống lại chúng. Lúc đầu, họ cướp của nhà giàu chia cho người nghèo, cướp vũ khí quân Pháp và tay sai để tự trang bị, nuôi dưỡng lực lượng. Về sau, được sự hướng dẫn, lãnh đạo của Đảng, họ đã đứng vào hàng ngũ kháng chiến.


-Thiếu tướng nhận định ra sao về các tay anh chị hảo hán giang hồ, mà tiêu biểu là các thủ lĩnh Bình Xuyên trong đội quân hỗn hợp này?

-Đa số anh em nầy là những người tốt, có tinh thần yêu nước, dù là người của Bình Xuyên hay giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo. Có thể kể đến những tay đàn anh như Dương Văn Dương, Dương Văn Hà, Lê Văn Viễn, Huỳnh Văn Trí, Trần Văn Đối, Trịnh Minh Thế, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Thành Phương, Ngô Tấn Lực, Nguyễn Văn Hoạnh, Trần Văn Soái, Lê Quang Vinh, Lâm Văn Đức, Nguyễn Văn Mạnh… Ban đầu họ đều tích cực tham gia kháng chiến. Nhưng về sau do bọn gián điệp Phòng Nhì Pháp cài vào xúi giục chia rẽ họ.


Điển hình nhất là Bình Xuyên, một lực lượng rất mạnh bấy giờ. Một số thủ lĩnh Bình Xuyên mà tiêu biểu là Bảy Viễn, do nghe lời xúi giục từ bọn tay sai Phòng Nhì của Pháp là Lại Hữu Tài và Lại Văn Sang, đã trở giáo về Thành ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Trước đó, dưới sự hướng dẫn của Pháp, Bảy Viễn đã lập chiến khu Xanh đối lập với chiến khu Đỏ là chiến khu Đ. Nhưng lực lượng ngày càng phân hóa. Cuối cùng, cha con Bảy Viễn cùng một số tay chân bộ hạ đã lên xe GMC của Pháp đợi sẵn lúc trời tờ mờ sáng trên đường 4, đoạn Gò Đen-Bình Chánh, chạy về Sài Gòn. Đó là một ngày của năm 1952. Toàn thể những anh em còn lại của bộ đội Bình Xuyên tiếp tục tham gia kháng chiến đến cùng, cho tới khi nước nhà thống nhất năm 1975. Trong số các thủ lĩnh tiêu biểu của Bình Xuyên có công lớn, được Nhà nước phong quân hàm cấp tướng Quân đội nhân dân Việt Nam có các anh Dương Văn Dương, Lê Thành Công…


-Chắc Thiếu tướng có biết vụ “tảo thanh Bình Xuyên” diễn ra khoảng đầu năm 1950?

-Đây là một sai lầm chính trị đáng tiếc do một vài cá nhân gây ra. Lúc đó tôi là phó tư lệnh Quân khu 7 nhưng không hề hay biết. Cả Xứ ủy, Bộ tư lệnh Nam Bộ và Bộ tư lệnh Quân khu 7 cũng vậy. “Tảo thanh Bình Xuyên” là chủ trương riêng của Phòng Chính trị Quân khu 7, mà cụ thể là Chủ nhiệm Nguyễn Văn Trí đã phái Nguyễn Đức Huy xuống các đơn vị bộ đội Bình Xuyên bắt bố thanh trừng. Đây là một sai lầm lớn, vì không đánh giá đúng tinh thần dân tộc, ý chí chiến đấu của anh em Bình Xuyên. Khi sự việc xảy ra, Bí thư Xứ úy Lê Duẩn hay tin liền cấp tốc chống xuồng đến khu 7 ngăn chặn, phê phán chủ trương đó. Anh cũng giải quyết những trường hợp cụ thể, đem lại niềm tin cho anh em Bình Xuyên.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2008, 12:02:56 pm »

-Thiếu tướng có thể cho biết vài nét về tướng Dương Văn Dương, vị thủ lĩnh nổi tiếng của Bình Xuyên?

-Anh Ba Dương là lãnh tụ có uy tín nhất của Bình Xuyên. Hai người Nam Bộ đầu tiên được phong tướng là anh Dương Văn Dương và tôi. Một người còn sống. Một đã hy sinh. Ba Dương học hết tiểu học, bỏ đi giang hồ, mượn nghề nuôi vịt để trau dồi võ nghệ và qui tụ hảo hớn. Vóc người nhỏ thó, dáng vẻ thư sinh nhưng Ba Dương rất có uy lực trong giới giang hồ. Anh vốn là “đại ca” vùng Tân Qui-Nhà Bè, sau sang làm sếp cai quản bến đồ Nam Vang bên hông chợ Bến Thành. Đám thầy chú rất vị nể. Khi Nhựt chuẩn bị vào Đông Dương, anh bị Tây bắt cắt tóc ra từng đoạn rồi bắt uống để giết dần giết mòn cơ thể anh. Vốn là thầy võ nên khi ngộ nạn anh được nhiều đồ đệ trung thành theo giúp.


Trong Cách mạng tháng Tám, anh tham gia cướp chánh quyền, rồi trở thành thủ lĩnh đứng đầu lực lượng Bình Xuyên. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Ba Dương  chỉ huy một đơn vị đột nhập nội thành Sài Gòn làm bạt vía kinh hồn bọn Tây và đám Việt gian dựa hơi. Ngoài bưng biền, dưới sự chỉ huy của Ba Dương, bộ đội Bình Xuyên lập nhiều công trạng kháng chiến. Thật chẳng may trong lúc chỉ huy một trận đánh ở Bến Tre, anh bị máy bay Pháp bắn trọng thương và hy sinh lúc đang giữ trọng trách phó tư lệnh Quân khu 7. Đây là một tổn thất lớn đối với bộ đội Bình Xuyên và lực lượng kháng chiến Nam Bộ. Anh Ba Bình hết sức quí mến và thương tiếc anh Ba Dương. Lễ truy điệu anh được tổ chức ở Bà Rịa. Sau khi Dương Văn Dương hy sinh, Trung ương và Bác Hồ truy phong anh quân hàm Thiếu tướng. Tên của Dương Văn Dương được đặt cho một con kênh lớn ở miền Tây và một đơn vị bộ đội đánh giặc giỏi.


-Khi tướng Nguyễn Bình được Trung ương biệt phái vào Nam Bộ tháng 10 năm 1945, được biết Thiếu tướng đã nhiệt tình giúp Nguyễn Bình rất nhiều trong việc thống nhất các lực lượng võ trang hỗn tạp bấy giờ.

-Anh Nguyễn Bình đúng là con người của tình thế. Nhờ danh nghĩa đặc phái viên Trung ương do Bác Hồ cửa vào, bằng uy tín và kinh nghiệm tổ chức, chỉ huy quân đội của tư lệnh Đệ tứ chiến khu, tức chiến khu Đông Triều ở Hải Phòng, Nguyễn Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Ngang tàng, hào hiệp, anh đã thu phục được các tay anh chị giang hồ “coi trời bằng vung”, dẫn đến thống nhất các lực lượng võ trang Nam Bộ, đưa kháng chiến từng bước đi đến thắng lợi. Ngoài căn cứ, anh đã chánh qui hóa các lực lượng võ trang, phiên chế thành các trung đoàn, áp đặt kỷ luật quân sự chặt chẽ. Còn trong vùng tạm chiếm, anh tổ chức các Ban Công tác đặc biệt hoạt động rất hiệu quả, làm cho bọn thực dân lẫn Việt gian phản động ăn không ngon ngủ không yên ngay ở sào huyệt đô thành Sài Gòn.


-Nhờ vậy mà Nguyễn Bình được tấn phong Trung tướng, cấp hàm cao thứ hai sau Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và trở thành phó chủ tịch Ủy ban Hành chánh kháng chiến Nam Bộ kiêm tư lệnh quân sự Nam Bộ. Với tư cách chỉ huy trưởng Giải phóng quân Liên quận, nhưng lại phải chịu dưới quyền một người hoàn toàn mới như Nguyễn Bình, lúc đó Thiếu tướng và tướng Trần Văn Trà có cảm thấy tự ái không?

-(Cười lớn) Không, hoàn toàn không? Bởi vì chúng tôi hiểu được sức mình. Lúc đó tôi với anh Ba Trà còn trẻ lắm, mới khoảng hai sáu, hai bảy tuổi. Trong khi chỉ huy các đơn vị khác lớn tuổi hơn chúng tôi rất nhiều, lại có nhiều kinh nghiệm về quân sự. Điều quan trọng là tìm được người có bản lãnh, năng lực và uy tín để tập họp, lãnh đạo thống nhất các lực lượng võ trang. Do đó, anh Ba Trà và tôi cùng nhiều anh em khác ủng hộ anh Nguyễn Bình là điều tự nhiên.


-Nhưng thưa Thiếu tướng, hình như lúc đầu không phải ai cũng tâm phục Nguyễn Bình.

-Đơn giản: Nguyễn Bình vốn là đảng viên Quốc dân đảng. Sau thất bại khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, Quốc dân đảng chia làm hai phái. Một phái theo Tàu theo Tây. Một phái theo cộng sản, mà tiêu biểu là các anh Trần Huy Liệu, Trần Xuân Độ, Nguyễn Phương Thảo tức Nguyễn Bình… Tuy vậy, một số anh em vẫn còn kỳ thị, nên không chịu để Nguyễn Bình làm tư lệnh Nam Bộ, mà muốn tôi hoặc anh Ba Trà.


Như tôi đã nói, anh Nguyễn Bình là người lớn tuổi, hơn tụi tôi tới mười lăm tuổi, biết cách tổ chức quân đội, tính tình hào phóng, hợp với anh em Nam Bộ, lại là người do Bác Hồ và Bộ Tổng tư lệnh cử vào, nên hội đủ các điều kiện. Thực tình, trước đó tôi với anh Ba Trà cũng đã tính chuyện làm cách nào để thống nhất các lực lượng võ trang. Do đó, khi Nguyễn Bình vào, vì sự nghiệp chung, tụi tôi ủng hộ ngay, tạo mọi điều kiện thuận lợi để anh làm việc.


-Nghe nói lễ thành hôn của Thiếu tướng và hiền nội Trần Thị Tân do Trung tướng Nguyễn Bình làm chủ hôn, có đúng không?

-Nguyễn Bình là cấp trên trực tiếp, lại sống làm việc chung với tôi tình thân như anh cả, nên việc anh đến dự đám cưới lúc đó xem như chủ hôn cũng được. Tôi nhớ khi tới dự, anh Ba đi ngựa. Anh cưỡi ngựa giỏi như bắn súng.


-Thiếu tướng gặp bà nhà trong hoàn cảnh nào?

-Cùng đi kháng chiến. Nhà tôi cũng người Hóc Môn, học hết tiểu học, tham gia Thanh niên Tiền phong, rồi vào chiến khu làm công tác hội phụ nữ. Chúng tôi hiện có bốn co, hai trai, hai gái đều đã trưởng thành.


… Từ chuyện chinh chiến Thiếu tướng Tô Ký “lái” sang chuyện đời thường lúc nào tôi không hay biết. Bởi đã cao hứng rồi thì vị lão tướng thao thao bất tuyệt. Ông tỏ ra rất tâm đắc chuyện ẩm thực. “Khi còn trong tủ tôi đã khá sành nấu ăn. Tây Tàu gì tôi cũng nấu ráo. Nấu bài bản đàng hoàng. Tôi thích nấu ăn chẳng kém đánh giặc”! Tôi chợt nhớ lời nhà văn Nguyễn Quang Sáng nói trước khi tôi đến đây: Tô Ký là một con người độc đáo, từ sự nghiệp tới tính cách! Ngẫu hứng, tôi đọc tặng ông mấy vần lục bát vui:

Vượt Tà Lài bám Vườn Trầu
Chỉ huy liên quận mưu sâu nghĩa dày
Giao thông đi gió về mây
Đã nấu ăn thì Tàu Tây cũng rành


Vị lão tướng lại nở tràng cười sang sảng, đứng dậy nắm chặt tay tôi: “Chú mày giỏi thiệt. Khi nào rảnh tới chơi để bàn chuyện khởi nghĩa Nam Kỳ. Đây là việc lớn, phải viết cho có hệ thống, cho đúng sự thiệt lịch sử”.


Một cuốn sách đầy đủ, trung thực, có hệ thống về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là mơ ước lớn cuối đời của tướng quân Tô Ký. Rất tiếc, chưa thực hiện trọn vẹn ước mơ ấy thì ông đột ngột vĩnh viễn ra đi vào mùng Hai Tết Kỷ Mão, tức ngày 17 tháng 2 năm 1999, thọ tám mươi mốt tuổi. Đại tá Nguyễn Văn Tòng, phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh, một đồng đội thân thiết của tướng Tô Ký, ngậm ngùi: “Anh mất đi để lại một công trình lớn về lịch sử cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vừa mới được khởi động động mặc dù anh đã để tâm đến việc này mấy năm nay. Anh đầu tư nhiều trí tuệ và công sức vào công trình lịch sử này vì các thế hệ mai sau và cũng vì những đảng viên cộng sản, những đồng bào đã ngã xuống một cách oanh liệt trong cuộc khởi nghĩa anh hùng bị thực dân Pháp dìm trong máu lửa”.


Trong nỗi thương tiếc vị thủ lĩnh kiên trung, hào hiệp và nhân hậu xuất thân từ Mười tám thôn Vườn Trầu, một vị tướng lĩnh hàng đầu, một “khai quốc công thần”, Đại tá Nguyễn Văn Quảng-một trong những chiến binh kỳ cựu của Nam Bộ và nguyên thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đã tỏ lời tri ân trước vong linh Thiếu tướng Tô Ký: “Được Đảng và nhân dân tín nhiệm giao anh nhiều trọng trách, suốt cuộc cách mạng mà anh từng tự giác lao và từ giữa những năm 30 tóc xanh rực lửa đến buổi đầy bạc dạn dày. Nhiệm vụ nào, khó khăn bao nhiêu anh đều hoàn thành; gian nan và thử thách hiểm nguy nhứt đến tính mạng có lẽ là lúc trong lao tù đế quốc ở Tà Lài, anh không hề nao núng. Cơ thể và nghị lực anh như “thép được tôi luyện”, như “vàng qua lửa đỏ” đã đưa anh vững bước trên các chặng đường.


Anh nằm xuống rồi mà như anh đang yên bình trong giấc ngủ thiên thu nơi miền lạc cảnh. Anh đã đi xa mà vẫn lưu lại cho đời một gương sáng về “nhơn cách” của một con người cộng sản chân chính. Cái còn vĩnh viễn của anh chính là điểm đó. Tôi nghĩ như thế và thấy anh như còn mãi bên chúng tôi”.


Càng xúc động hơn khi bà Trần Thị Tân trong cơn đau khổ tột cùng đã viết nên một bài thơ dài, được chuyển thể sang vọng cổ, ca ngợi cuộc đời kiên trung nghĩa hiệp của đấng phu quân Tô Ký. Mỗi lời ca là một tiếng nấc trước anh linh của ông-người bạn chiến đấu, người chỉ huy, người chồng và hơn hết là thần tượng của bà. Tình yêu của quả phụ Trần Thị Tân đối với tướng quân Tô Ký làm tôi bồi hồi liên tưởng đến tình yêu của công chúa Ngọc Hân trong Ai tư vãn khóc Quang Trung thuở nào.


Tân Bình, 1998-1999
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2008, 10:52:26 am »

Thiếu tướng Dũng Mã


Thoạt nghe giọng nói qua điện thoại, tôi không nghĩ đó là giọng một cụ già. Càng ngạc nhiên hơn khi đối diện với ông: tướng Dũng Mã trẻ hơn nhiều so với cái tuổi giữa thất tuần! Là một tri thức trẻ xung phong vào quân đội, được cử làm thư ký riêng cho Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách trung đoàn trưởng đặc phái viên Bộ chỉ huy chiến dịch, “Nho tướng” Dũng Mã lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: tham mưu trưởng Quân khu Đông Bắc, tham mưu trưởng Hải quân Đông Bắc, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Mặt trận 31 Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng ở Lào, chủ nhiệm Khoa Lịch sử quân sự rồi cục trưởng Cục Huấn luyện Học viện Quân sự cao cấp… Ông được thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng năm 1984. Trong ký ức những chiến binh thời đánh Pháp ở Việt Nam, hai cái tên Dũng Mã-Sơn Mã khá quen thuộc. Nhờ lập công xuất sắc, Dũng Mã là một trong ba cán bộ chỉ huy trẻ, đều tên Dũng, đã được Hồ Chủ tịch gọi lên khen ngợi sau Chiến dịch Biên Giới-1950. Bất cứ nơi đâu, trong lòng tướng Dũng Mã hình ảnh người em ruột Sơn Mã cũng hiện diện như một niềm thôi thúc thân thương. Trong ngôi nhà ở làng Đại học, quận Thủ Đức câu chuyện giữa ông với chúng tôi cũng bắt đầu từ Sơn Mã. Chỉ tay về hướng một bức ảnh khổ lớn lồng khung kính treo trang trọng trên bàn thờ, Thiếu tướng Dũng Mã xúc động nói:

-Đây là ảnh chú Sơn Mã, người em ruột kế tôi, hy sinh ở Việt Bắc. Tên thật của tôi là Nguyễn Xáng, còn Sơn Mã là Nguyễn Huynh. Chú ấy sinh năm 1925, nhỏ hơn tôi hai tuổi.


-Thưa Thiếu tướng, vì sao hai người lại mang tên Dũng Mã-Sơn Mã?

-Khi tham gia cách mạng, hoạt động bí mật, mỗi người đều cần bí danh. Tôi vốn rất ham cưỡi ngựa, lại mê bài hát hùng tráng của nhạc sĩ Văn Cao: “Bao chiến mã lên đường. Lạnh lùng vung gươm ra sa trường…“, nên đã lấy tên Dũng Mã. Em tôi thấy vậy, về sau đặt bí danh cho mình là Sơn Mã.


-Anh em Thiếu tướng tòng quân từ lúc nào?

-Sau Cách mạng tháng Tám, tôi được gọi học tiếp năm thứ hai Trường Cao đẳng Công chính Hà Nội, và tham gia hoạt động trong Hội Sinh viên Cứu quốc. Theo lời kêu gọi của đoàn thể, tôi cũng “xếp bút nghiên” lên đường nhập ngũ và được cử đi học Trường Quân chính Bắc Sơn tại Thái Nguyên đầu năm 1946. Toàn quốc kháng chiến, tôi chiến đấu ở phía bắc Hà Nội rồi lên Việt Bắc làm thư ký riêng cho Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.


Cũng năm 1946, sau khi tốt nghiệp Trường Quân chính Quảng Ngãi, Sơn Mã được điều ra Việt Bắc làm huấn luyện viên Trường Sĩ quan Trần Quốc Tuấn. Giữa năm 1949, Đại đoàn 308-Quân Tiên Phong, đại đoàn đầu tiên của quân đội ta được thành lập, do anh Vương Thừa Vũ làm tư lệnh và anh Song Hào làm chính uỷ, tôi cùng Sơn Mã được về đó công tác. Hai anh em chúng tôi tuy ở hai tiểu đoàn khác nhau, nhưng thường tham gia cùng một chiến dịch, có khi cũng phối hợp tác chiến một số trận, chia sẻ thắng lợi lẫn khó khăn.


-Thiếu tướng còn nhớ thời điểm Sơn Mã hy sinh?

-Nhớ chứ. Thu đông 1952, quân ta mở Chiến dịch Lê Hồng Phong 2 giải phóng Tây Bắc. Lúc đó, tôi là trung đoàn phó Trung đoàn 209-Sông Lô thuộc đại đoàn 312. Còn Sơn Mã là tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 84 thuộc Trung đoàn 36 Đại đoàn 308. Quân ta đang thắng lớn trên chiến trường phía Tây Bắc, bộ chỉ huy địch cho một binh đoàn tinh nhuệ nhảy dù xuống Đoan Hùng giáp ranh hai tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ nhằm đánh vào hậu phương ta để đỡ đòn cho hướng Tây Bắc. Trung đoàn 36 được lệnh cấp tốc quay về đánh địch rút lui từ Đoan Hùng về Việt Trì (Phú Thọ) giành thắng lợi lớn tiêu diệt trên bốn trăm tên và nhiều xe cơ giới.
Trên đường truy kích địch tháo chạy theo đường số 2, đoạn cầu Hai-Trạm Thản, Sơn Mã đang hăng say dẫn đầu một bộ phận Trung đoàn 84 đánh địch, thì bất ngờ bị trúng đạn vào đầu tại Trạm Thản và hy sinh khi trận đánh sắp kết thúc vào lúc 5 giờ 30 chiều ngày 17 tháng 11 năm 1952. Sơn Mã là một cán bộ chỉ huy tiểu đoàn được đánh giá xuất sắc. Khi chú ấy ngã xuống, cả tiểu đoàn đều khóc. Hơn mười ngày sau, lúc chuẩn bị đánh trung tâm Nà Sản ở Sơn La tôi mới hay tin. Đau lòng lắm anh ạ! Hai anh em ruột từ miền Trung xa xôi ra Việt Bắc chiến đấu, giờ chỉ còn lại mình tôi…


-Thưa Thiếu tướng, nghe nói sau đó Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp có viết thư chia buồn và Hồ Chủ tịch gửi tặng Thiếu tướng một tấm áo lụa.

-Đúng vậy. Tôi hết sức bất ngờ và cảm động. Tôi không nghĩ anh Văn-người anh cả và Bác Hồ-người cha của các lực lượng vũ trang, đã quan tâm đến cán bộ và chiến sĩ như vậy. Lúc đó là đầu tháng 12 năm 1952, tôi vừa bị thương trong trận tấn công cứ điểm Bản Vây của địch, một điểm cao nằm khống chế phía tây trung tâm Nà Sản. Được đưa về điều trị tại bệnh viện dã chiến gần thị xã Hòa Bình, khoảng mười ngày sau, tôi nhận được thư anh Văn cùng thiệp chúc mừng năm mới của Bác Hồ kèm theo một chiếc áo lụa. Tôi nhớ thư anh Văn thế này: “Lúc đầu tôi được tin Sơn Mã và Sơn Mã đềy hy sinh nên rất buồn, nhưng sau được biết Dũng Mã chỉ bị thương nên viết thư thăm và chia buồn. Cậu tranh thủ viết kinh nghiệm về trận đánh vừa qua. Bác có quà gửi tặng cậu đây…”.

(Thiếu tướng Dũng Mã lật cuốn album lưu niệm lấy ra tấm thiệp). Đây là tấm thiệp chúc Tết Quý Tỵ-1953 của Bác Hồ gửi tôi. Tự tay Bác viết mấy dòng bằng mực đỏ: “Bác gửi biếu chú 1 cái áo lụa và chúc chú mau lành mạnh. Nhờ chú chuyển cho anh em thương binh, bệnh binh, cán bộ và nhân viên ở nhà thương-lời thân ái chúc năm mới của Bác”. Tôi cũng nhớ trên ngực chiếc áo lụa Bác tặng có thêu dòng chữ màu xanh “Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Đông kính tặng”. Rất tiếc, thời chống Mỹ tôi sang Lào, gia đình tôi ở Hà Nội do đi sơ tán, chiếc áo lụa quí giá đó đã bị thất lạc.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2008, 10:53:42 am »

-Vậy tấm hình Thiếu tướng chụp chung với Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, treo trên vách tường kia, có xuất xứ từ đâu?

-À, đó là vào cuối năm 1950. Lúc bế mạc hội nghị tổng kết Chiến dịch Biên Giới tại khu rừng núi đá gần phía nam thị xã Cao Bằng, nhà nhiếp ảnh Vũ Năng An đến bảo tôi: “Theo đề nghị của anh Văn, Bác cho gọi ba cậu Dũng đến gặp Bác tại nhà riêng”. Nghe vậy, tôi phấn khởi thu xếp đi ngay. “Ba cậu Dũng” là Thái Dũng-trung đoàn trưởng Trung đoàn 88, Thế Dũng-chính trị viên Trung đoàn 102, và tôi-Dũng Mã, tiểu đoàn trưởng Trung đoàn 11-Phủ Thông. tất cả đều thuộc Đại đoàn 308.


“Nhà riêng” của Bác thật ra là một cái lán nhỏ ở cửa hang núi đá Lam Sơn. Anh Thái Dũng và tôi đến trước. Sau khi nghe báo cáo của chúng tôi, Bác gật đầu khen ngợi “Hai Dũng đánh giặc giỏi, tên xứng với người”. Rồi Bác ân cần căn dặn “Dũng cảm nhưng cần phải mưu trí nữa”. Chúng tôi lắng nghe Bác nói mà vô cùng xúc động. Suốt đời binh lửa, tôi nhớ mãi lời dặn của Người!...


Thấy cánh tay phải của Thái Dũng bị cụt bàn tay, bác hết sức xúc động. Người hỏi: “Chú có gặp khó khăn lắm trong sinh hoạt và chiến đấu không?”. Anh Thái Dũng thưa: “Thưa Bác, dần dần cháu cũng quen. Chỉ có trèo cây và leo núi đá là khó thôi ạ!”. Bốn bác cháu cùng cười vui vẻ. Chờ mãi mà không thấy Thế Dũng đến, anh Vũ Năng An sợ trời hết nắng, mới xin phép Bác cho chụp một vài bức ảnh kỷ niệm nhân buổi gặp thân mật. Bức ảnh trên vách tường kia là do Viện Bảo tàng Quân đội tặng tôi sau ngày đất nước thống nhất.


-Về cánh tay phải bị cụt của ông Thái Dũng, nghe kể do quân Pháp tập kích bất ngờ vào một đêm năm 1948, vừa lao ra khỏi cửa, ông đã bị một loạt đạn của địch băm nát bàn tay. Dù vậy, Thái Dũng vẫn cố nén nỗi đau, tiếp tục chỉ huy bộ đội đẩy lùi quân địch. Có đúng không, thưa Thiếu tướng?

-Về chuyện của anh Thái Dũng tôi cũng chỉ nghe kể lại. Vì hai chúng tôi ở hai đơn vị khác nhau, lúc đó chưa thành lập Đại đoàn 308.


-Hai ông Thái Dũng và Thế Dũng bây giờ ở đâu?

-Anh Thế Dũng về sau chuyển ngành ra ngoài. Còn anh Thái Dũng, thời chống Mỹ từng làm sư đoàn trưởng chiến đấu ở mặt trận Trị Thiên và Đường 9-Nam Lào. Anh Thái Dũng được thăng quân hàm Thiếu tướng và qua đời năm 1993 do bệnh tim.


-Ngoài kỷ niệm lần đầu được gặp Hồ Chủ tịch trên đây, về sau Thiếu tướng còn có dịp gặp lại lãnh tụ?

-Tôi được gặp Bác ba lần, ngoài những lần được đón Bác đến thăm đơn vị hay lớp tập huấn. Nhưng lần làm tôi xúc động nhất là khi tôi được túc trực bên linh cữu của Bác quàng tại Hội trường Ba Đình đêm mùng 5 tháng 9 năm 1969. Đêm hôm ấy, tôi được phân công cùng ba đồng chí trực hai phiên, mỗi phiên ba mươi phút; tuy luôn ở tư thế đứng nghiêm nhưng tôi không kìm được tiếng nấc và nước mắt ràn rụa. đầu óc tôi luôn hiện lại những hình ảnh kính yêu và những lời dạy bảo ân cần của Bác, tôi thầm hứa sẽ cố gắng làm theo lời Bác suốt đời.


-Những kỷ niệm về Hồ Chủ tịch, về đồng đội là thế, còn kỷ niệm về thời thơ ấu của mình, Thiếu tướng còn nhớ những gì?

-Cha tôi quê ở xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nhưng ông lấy vợ và ở rể tại nhà ông bà ngoại (không có con trai) thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, anh chị em chúng tôi đều sinh ra và lớn lên ở quê mẹ. Nhà tôi tạm đủ ăn, nhưng thường xuyên phải ăn cơm độn khoai sắn, trừ những ngày mùa. Cha tôi là một nông dân rất hiếu học nhưng lại không có điều kiện đi học đến nơi đến chốn. Ông tự học chữ Nho và chữ quốc ngữ, viết được văn tự, giúp bà con trong làng khi có việc. Ông là người nghiêm khắc, còn mẹ tôi là một phụ nữ chân quê, hiền lành, hết lòng vì chồng con.


Nhà tôi đông anh chị em, ba gái bảy trai. Cha tôi bảo rằng do không có điều kiện nên chỉ đứa nào lanh lợi, tiếp thu nhanh, sức khỏe tốt mới được học lên cao. Tôi học hết cấp hai thì đậu diplôme, đang học tiếp cấp ba thì thi đỗ vào Trường Cao đẳng Công chính Hà Nội. Nếu không vào bộ đội, thì sau bốn năm tôi sẽ tốt nghiệp kỹ sư xây dựng.


-Trong đời binh nghiệp, những nhiệm vụ chính nào Thiếu tướng được giao?

-Thời chống Pháp, sau khi tốt nghiệp Trường Quân chính Bắc Sơn, tôi làm thư ký riêng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp gần hai năm, rồi ra chiến đấu ở Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312, tham gia nhiều chiến dịch lớn trên chiến trường Bắc Bộ. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi là trung đoàn trưởng-đặc phái viên tác chiến của Bộ chỉ huy chiến dịch. Về Hà Nội, tôi được phân công làm trưởng khoa chiến thuật Trường Trung Cao Quân sự (tiền thân của Học viện Lục quân ngày nay). Sau đó, tôi làm tham mưu trưởng Quân khu Đông Bắc, rồi tham mưu trưởng Hải quân Đông Bắc. Năm 1970, tôi sang Lào làm phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Mặt trận 31 Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng phối hợp tác chiến với bộ đội Pathét Lào.


Đối tượng tác chiến chính trên chiến trường Lào bấy giờ là lực lượng đặc biệt của tướng phỉ Vàng Pao và quân chính Quân uỷ Thái Lan với sự yểm trợ về không quân, hậu cần của Mỹ. Cuối năm 1973 tôi bị thương khá nặng tại sở chỉ huy tiền phương đặt ở sườn núi Phu-Húa-Sạn (điểm cao 1830 mét), trong lúc trực tiếp chỉ huy cuộc đánh trả cuộc tiến công lấn chiếm của địch ra phía nam Cánh đồng Chum. Tôi được đưa về Hà Nội rồi sang Moskva điều trị gần một năm, nên rất tiếc không được tham gia đợt Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam.


Sau khi bình phục, tôi được chuyển về công tác ở Bộ Tổng tham mưu. Đến cuối năm 1977, tôi được điều về làm chủ nhiệm Khoa lịch sử quân sự, rồi Cục trưởng Cục Kế hoạch huấn luyện của Học viện Quân sự cao cấp (nay là Học viện Quốc phòng) do Thượng tướng Hoàng Minh Thảo làm giám đốc. Đến cuối năm 1989 thì về hưu.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2008, 10:55:09 am »

-Trên chiến trường, chuyện thắng bại là lẽ đương nhiên. Trong quá trình cầm quân, có khi nào Thiếu tướng không hoàn thành ”sứ mạng” được giao không?

-Có vài lần, kể cả trong chính phủ lẫn chống Mỹ. Chẳng hạn như trận đánh cao điểm Khâu Luông trong Chiến dịch Biên Giới năm 1950. Sau khi Đông Khê bị ta tiêu diệt, địch cho một binh đoàn từ Lạng Sơn lên nhằm chiếm lại Đông Khê để đón binh đoàn từ Cao Bằng rút về. Binh đoàn phía nam do tên quan năm Lepage chỉ huy đã bị ta đánh chặn ở phía nam Đông Khê, buộc chúng phải dừng lại và chiếm lĩnh một số điểm cao phía bắc đường số 4, trong đó có Khâu Luông, do một tiểu đoàn Âu Phi phòng ngự. Lúc đó, tiểu đoàn của tôi phối thuộc cho Trung đoàn 36, trong đó có Trung đoàn 84 của Sơn Mã được phân công đánh điểm cao này.


Từ 3 giờ chiều đến tối vẫn không giải quyết được như kế hoạch. Một số chiến sĩ bị thương vong. Cấp trên hạ lệnh cho đơn vị củng cố lực lượng, bám chắc địch, chuẩn bị 4 giờ sáng hôm sau tiếp tục tấn công. Mờ sáng hôm sau, chúng tôi xung phong lên mới biết mình bị địch đánh lừa: toàn bộ tiểu đoàn địch đóng ở đây đã bí mật rút hết về phía tây nam đường số 4, chỉ để lại xác chết, thương binh nặng và một tổ bắn súng nghi binh.


Tôi đang hỏi cung tù binh thì Sơn Mã chạy tới: “Anh Bảy ơi, chúng mình bị đánh lừa, bây giờ làm thế nào?”. Tôi bảo: “Để địch chạy là phải đuổi, đuổi đến cùng”. Ngày chiều tối hôm đó, các đơn vị bộ đội đã đuổi kịp và bao vây chúng ở núi đá Cốc Xá, chúng tôi lại suốt đêm đến sáng phối hợp chiến đấu cùng đơn vị bạn, tiêu diệt và bắt gọn một binh đoàn địch, trong đó có Đại tá Lepage.


-Ranh giới giữa sống và chết, chiến thắng và thất bại ở trên chiến trường nhiều khi rất mong manh. Sau mỗi trận đánh hay chiến dịch, Thiếu tướng thường có tâm trạng như thế nào?

-Khi chiến thắng, dù chiến thắng giòn giã đến đâu vẫn có ít nhiều thương vong. Do đó, tôi thường cảm thấy lẫn lộn vui buồn, nhất là thương tiếc khôn nguôi nhưng đồng đội không còn nữa. Còn khi không hoàn thành nhiệm vụ thì càng buồn và ân hận, càng thấy rõ trách nhiệm của người chỉ huy hơn. Dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn xác định ”thắng không kiêu, bại không nản”.


-Ngoài những kỷ niệm kể trên, Thiếu tướng còn những kỷ niệm nào đáng nhớ trong những ngày trực tiếp cầm súng.

-Kỷ niệm thì nhiều, làm sao kể hết. Tôi luôn nhớ về những ngày còn chg ở Tiểu đoàn Phủ Thông còn thiếu kinh nghiệm nhưng thừa khí thế. Những đồng đội sát cánh bên nhau lúc đó gồm tôi-tiểu đoàn trưởng, Đào Đình Luyện-chính trị viên, Hồ Quang Hòa-tiểu đoàn phó, bây giờ đều là cấp tướng. Riêng anh Đào Đình Luyện đã trải qua các cương vị trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân đầu tiên, tư lệnh Quân chủng Không quân, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm cao nhất là Thượng tướng.


Bên cạnh đó, tôi còn có những kỷ niệm đẹp như khi gặp Nguyên soái Chu Đức bên Trung Quốc, hay Chủ tịch Suphanuvong bên Lào. Tháng 9 năm 1951, tôi vinh dự là đại biểu quân đội tham gia đoàn “Phỏng vấn Hữu nghị Việt-Trung-Triều: gồm trên mười người, đủ thành phần, đã đi thăm hai nước bạn.


-Thiếu tướng có thể kể chi tiết về đoàn “Phỏng vấn Hữu nghị Việt-Trung-Triều”.

-Đầu năm 1951, cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp tục thu được nhiều thắng lợi, có tác dụng phối hợp với nhân dân Triều Tiên kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bọn chư hầu xâm lược. Tháng Chín năm ấy, Ban Thường vụ Trung ương Đảng tổ chức một đoàn “phỏng vấn” nhằm mục đích cổ vũ và thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước anh em chống kẻ thù chung là hai đế quốc Pháp và Mỹ. Đoàn gồm trên mười người, có đại biểu công, nông, binh, trí thức, thanh niên, phụ nữ, tôn giáo… do Bác Tôn Đức Thắng rồi đến Bác Hoàng Quốc Việt dẫn đầu.


Một buổi chiều, trời mưa dầm trong một gian nhà lá ở Tân Trào, trong khi mọi người đang nhộn nhịp chuẩn bị hành lý thì được báo tin Bác Hồ đến thăm. Cả đoàn rất vui mừng, xúc động đón bác và nghe Bác căn dặn. Bác nói cụ thể thêm nhiệm vụ của đoàn, chúc đoàn giữ gìn sức khỏe và gắng sức hoàn thành tốt đẹp sứ mệnh được giao.


Trong thời gian ba tháng, đoàn đã thăm Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và trên mười thành phố ở Trung Quốc và Triều Tiên, một quân đoàn Chí nguyện quân Trung Quốc và một quân đoàn của Quân đội nhân dân Triều Tiên. Tất cả những nơi đoàn đến được đón tiếp nồng nhiệt, đều có tổ chức mít tinh để nghe nói chuyện về tình hình kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhằm động viên cổ vũ lấn nhau. Nhân dân Trung Quốc đang xây dựng hòa bình, đồng thời sôi sục vận động “Kháng Mỹ viện Triều”. Ở Triều Tiên, cuộc chiến tranh đang diễn ra rất ác liệt ở nam bắc vĩ tuyến 38 và cả ở hậu phương. Thủ đô Bình Nhưỡng gần như bị phá trụi. Các cuộc mít tinh đều tổ chức vào ban đêm ở các hội trường ngầm dưới đất an toàn, cũng có cái chứa được hai-ba trăm người.

Cuộc viếng thăm hữu nghị của đoàn đã thực hiện được nhiệm vụ Bác Hồ giao và góp phần làm tăng cường tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước anh em trong giai đoạn lịch sử đó.


-Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Thiếu tướng từng có dịp tiếp xúc và gần gũi với nhiều cán bộ quân đội cao cấp, vậy trong lòng Thiếu tướng, những vị tướng Việt Nam nào thật sự đem lại cho Thiếu tướng sự mến phục?

-Tôi chỉ xin nêu một số vị tướng mà tôi được gần gũi nhất, hiểu biết nhất. Trước tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà tôi quen gọi thân mật là anh Văn. Như trên đã nói, tôi từng làm thư ký riêng cho ảnh trong năm 1948 vừa nửa năm 1949. Ảnh rất mê mải công việc, đúng là có khi quên ăn quên ngủ, có khi làm việc gần suốt đêm chợp mắt một vài tiếng, dậy ăn điểm tâm qua loa rồi lên ngựa đi công tác luôn. Anh sống chan hòa với cán bộ và chiến sĩ xung quanh; đặc biệt rất chặt chẽ khi viết hoặc thông qua các mệnh lệnh, chỉ thị, các tài liệu,… Tôi nghĩ rằng nhân dân, quân đội ta rất tự hào về một Đại tướng Tổng Tư lệnh đức độ, tài năng kiệt xuất mà lại rất gần gũi. Mỗi lần tôi có dịp đến thăm Đại tướng tại nhà riêng thì anh Văn và chị Hà (vợ Đại tướng) đón tiếp và trò chuyện như người thân trong gia đình.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2008, 10:56:29 am »

-Vâng, ngay chính đối thủ, Thống tướng Westmoreland của Mỹ cũng từng thán phục rằng mọi đức tính tạo thành một thống soái quân sự lớn đều có ở tướng Giáp! Ngoài Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì Thiếu tướng còn thân thiết với ai?

-Với Đại tướng Lê Trọng Tấn, tôi đã từng chiến đấu và công tác dưới quyền chỉ huy của anh từ ngày đầu thành lập Đại đoàn 312 (ngày 27 tháng 12 năm 1950), được cùng Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn tham gia các chiến dịch Trung Du, đường số 18, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào… Trong thời gian tôi công tác ở Bộ tư lệnh Mặt trận 31 Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng, khi mở chiến dịch tiến công lớn cuối năm 1971 đến đầu năm 1972 thì anh Lê Trọng Tấn trên cương vị là phó tổng tham mưu trưởng đi sát giúp đỡ Bộ tư lệnh mặt trận triển khai chiến dịch thu được thắng lợi giòn giã. Anh Lê Trọng Tấn là một vị chỉ huy sắc sảo, cương quyết, nhưng cũng rất gần gũi, thường được cấp trên phái đến những chiến trường nóng bỏng, khó khăn và thực sự đã làm cho cục diện chuyển biến thuận lợi.


-Thế còn Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, người mà Thiếu tướng cũng từng gắn bó rất lâu?

-Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã từng là đại đoàn trưởng, quân khu trưởng, tư lệnh mặt trận Tây Nguyên, giám đốc Trường Quân sự trung cao cấp (sau khi tiếp quản Thủ đô), giám đốc Học viện Quân sự cấp cao… được phong Giáo sư-Nhà giáo nhân dân. Anh Hoàng Minh Thảo là một nhà quân sự có tài đồng thời cũng là một nhà chính trị vững vàng rất được cán bộ, chiến sĩ thương yêu. Tôi được công tác dưới quyền anh Hoàng Minh Thảo khoảng mười năm tại Trường Quân sự trung cao câp và Học viện Quân sự cấp cao luôn có tình cảm sâu sắc với anh. Khi nhà tôi mất ở Thành phố Hồ Chí Minh, anh Thảo cũng vào thắp hương và chia buồn với gia đình tôi.


-Thưa Thiếu tướng, bà nhà…

-Bà nhà tôi mất vì bệnh ung thư, lúc còn đang dạy học tại Học viện Quân y ở Hà Đông. Sau khi nhà tôi được đưa vào Viện quân y 108 ở Hà Nội điều trị, tôi xin đưa vào Viện Quân y 175 ở Thành phố Hồ Chí Minh cho gần chồng con, nhưng cũng không qua được.


-Thời trẻ, Thiếu tướng mải xông pha trận mạc, vậy làm sao gặp được bà?

-Một sự tình cờ. Nhà tôi quê gốc Hà Đông, sinh sống ở Bắc Ninh, xung phong vào bộ đội từ năm mười sáu tuổi. Năm 1949, tôi đi thăm một người bạn nằm ở bệnh viện dã chiến. Qua giới thiệu, tôi làm quen với cô gái tên Dương Trâm Anh, nhỏ hơn tôi tới mười tuổi. Vừa gặp nhau, tôi có cảm tình ngay và linh cảm rằng… (cười).


Trở về đơn vị, chúng tôi thường xuyên thư từ cho nhau và sau mỗi chiến dịch tôi tranh thủ về thăm. Đến đầu năm 1953, chúng tôi được đơn vị cô ấy tuyên bố lễ cưới. Nói là lễ cưới nhưng đơn giản thôi: trong đêm văn nghệ quần chúng ở bệnh viện, chúng tôi ra mắt, rồi về dự bữa cơm thân mật với ban chỉ huy. Nhà tôi vừa làm y tá, vừa tự học, thi vào Đại học y khoa, tốt nghiệp rồi học tiếp ở Học viện Quân y. Năm 1970, cô ấy sang Hungary tu nghiệp ba năm chương trình sau đại học.


-Theo Thiếu tướng, tình vợ chồng có vai trò thế nào trong sự nghiệp mỗi con người?

-Tình vợ cồng là hậu phương vững chắc, có khi ảnh hưởng lớn đến sự thành bại cả đời người. Tôi may mắn có được một người vợ hết mực chung thủy, có nghị lực trong học tập, công tác và đời sống, gia đình, biết cách dạy dỗ con cái nên người, là nguồn động viên lớn đối với tôi trên chiến trường và những ngày xa nhà. Nhà tôi từng là phó chủ nhiệm Khoa Sinh lý và ủy viên Đảng ủy Học viện Quân y. Năm 1988, nhà tôi được phong quân hàm Đại tá. Chúng tôi có hai đứa con cũng đề đi bộ đội. Đứa lớn chiến đấu ở Lào thời đánh Mỹ, cuối năm 1975 xuất ngũ thi vào Đại học Bách khoa Hà Nội, nay là kỹ sư công tác ở Tổng công ty Cáp điện (CADIVI). Đứa nhỏ hiện là trung tá không quân đóng ở sân bay Tân Sơn Nhất.


-Lần đầu tiên Thiếu tướng đặt chân đến Sài Gòn lúc nào? Vì sao cuối đời Thiếu tướng lại rời Hà Nội vào sống ở thành phố này?

-Vào giữa tháng 8 năm 1975, tôi được tháp tùng Đại tướng Hoàng Văn Thái, thứ trưởng Bộ Quốc phòng đi vào miền Nam để nắm tình hình các cơ sở và công trình quốc phòng, mà trọng điểm là khu vực Sài Gòn. Đấy là lần đầu tiên trong đời tôi đặt chân đến thành phố này. Sau đó mấy năm, hai con trai tôi lần lượt được điều vào công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh; nhà tôi cũng đã hai lần vào giảng dạy ở cơ sở 2 (nay là Bệnh viện nhân dân 115) của Học viện Quân y. Vì vậy, cuối năm 1989, sau khi nghỉ hưu, chúng tôi xin vào Thành phố Hồ Chí Minh thường trú để sum họp gia đình. Thành phố này đúng là một nơi “đất lành chim đậu” như ông bà ta từng nói.


-Cuộc sống hiện nay của Thiếu tướng ra sao?

-Bình thường và thoải mái. Tôi được anh em cử tham gia lãnh đạo Hội Cựu chiến binh quận Thủ Đức, cố gắng đóng góp phần tâm lực còn lại của mình cho đồng đội, cho xã hội. Đấy là trách nhiệm cũng là nguồn vui quí báu. Nhờ thường xuyên tập thể dục và chơi thể thao, nhất là môn bóng bàn nên tôi mới giữ được sức khỏe khá tốt thế này.


-Nếu được trở lại thời trai trẻ giữa lúc đất nước được thanh bình, Thiếu tướng sẽ làm gì?

-Tôi sẽ đi vào ngành giao thông, xây dựng cầu đường, đó là mơ ước của tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường cách đây năm mươi năm.


Kim đồng hồ chỉ 11g30. Thiếu tướng Dũng Mã dứt khoát mời chúng tôi ở lại dùng cơm. Ông hướng dẫn chúng tôi tham quan mảnh vườn tươi xanh hoa trái, cây kiển, ở một góc có một khu cầu môn bóng đá mà ông cùng đứa cháu trai hay chơi. Còn sau nhà là phòng bóng bàn. Ông khoe mấy năm liền mình đã đoạt giải bóng bàn quận Thủ Đức dành cho người cao tuổi.


Qua chuyện trò, chúng tôi còn được biết, được sự giới thiệu của ông anh ruột và các cháu ở Nha Trang, Thiếu tướng đã quen với cô giáo Nguyễn Thị Chín. Nhờ sự động viên của hai người con trai mong tìm cho cha “điểm tựa” trong tuổi gìa, tướng Dũng Mã và cô giáo Nguyễn Thị Chín đã đi đến thành hôn. Ông đưa bà từ Nha Trang vào Thành phố Hồ Chí Minh chung sống cách đây vài năm. Tướng Dũng Mã nở nụ cười hạnh phúc: “Năm ngoái tôi có đưa nhà tôi ra Hà Nội vào viếng lăng Bác, thăm đền Hùng, Tân Trào rồi lên nghĩa trang Trạm Thản-Phú Thọ thắp hương cho các đồng đội và chú Sơn Mã”. Vâng, dưới suối vàng người em Sơn Mã và các đồng đội hẳn cũng chúc mừng niềm hạnh phúc muộn màng của thiếu tướng!


Tân Bình, tháng 7 năm 1997
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM