Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:51:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam  (Đọc 81771 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« vào lúc: 30 Tháng Ba, 2008, 09:08:17 pm »

Tác giả: Phan Hoàng
Nhà xuất bản: Trẻ
Năm xuất bản: 1999
Số hoá: ptlinh


Kính tặng Mẹ, người đàn bà chịu nhiều đau khổ bất hạnh vì chiến tranh


Lời tựa

Tôi đã đọc từng bài viết về các tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam của Phan Hoàng trên từng số tạp chí Kiến thức ngày nay, với tôi vừa thú vị vừa bổ ích.

Nhìn lại tác phẩm văn học ta viết về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nhân vật chính nổi bật, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong loòn bạn đọc là những chiến sĩ cầm súng, là các cô du kích, là cán bộ hoạt động trong lòng địch, chúng ta rất ít gặp nhân vật là các vị tướng, nếu có thì nhân vật ấy chỉ thoáng qua, rất mờ nhạt. Trong lúc ấy, ở ngoài đời những danh tướng là những con người đáng ghi trong lịch sử.


Chúng ta, ai cũng biết rằng: bất cứ cuộc chiến tranh nào, bất cứ ở đâu và từ xưa đến nay, chiến tranh không thể thiếu các vị tướng. Chính họ là những người góp phần quan trọng, nếu không nói là quyết định sự thành bại của các cuộc chiến.


Với tư cách là người đọc, nhiều lúc tôi khao khát muốn được biết về con người, con người tướng, con người đời thường, con người ngoài trận mạc, con người trong gia đình và bổn phận của người chồng, người cha… rất muốn biết và chia sẻ tâm trạng của một vị tướng trước và sau những trận đánh. Không có một trận đánh nào mà không có chiến sĩ hi sinh. Những vị tướng nghĩ gì về sanh mạng của hàng ngàn chiến sĩ dưới sự chỉ huy của mình.


Văn học viết về chiến tranh, mảng này như còn bỏ trống nếu không nói là thiếu sót. Vì sao? Tôi nghĩ-chẳng biết có dúng hay không, đội ngũ nhà văn của ta, phần lớn xuất thân từ quân đội, nhà văn không chỉ thông cảm hay chia sẻ mà nhà văn cùng một số phận với người chiến sĩ. Trong đời sống hàng ngày, nhà văn và chiến sĩ là mối quan hệ tình đồng đội, tình bạn bè. Nhờ đó, nhà văn đã có đủ chất liệu sống từ thực tế mà xây dựng nhân vật cho tác phẩm của mình.


Đối với các vị tướng thì nhà văn không có được mối quan hệ mật thiết như chiến sĩ và, các cấp chỉ huy trực tiếp của nhà văn chưa phải là tướng. Hình như chưa có nhà văn nào là bạn của một vị tướng, và cũng hình như chưa có vị tướng nào có một người bạn thân là nhà văn. Chính cái khoảng cách này mà nhà văn không có đủ vốn sống để tạo thành nhân vật.


Để bù lại phần nào trong cái khoảng trống ấy, tạp chí Kiến thức ngày nay đã có sáng kiến ghi chép lại (một phần nào) về cuộc đời của các tướng lĩnh. Đây chưa phải là tác phẩm văn học, nhưng những bài phỏng vấn do Phan Hoàng thực hiện đã thuyết phục tôi và bạn đọc vì sự trung thực, xúc cảm của tôi không bị lừa dối, sự xúc cảm của tôi cũng chân thật như những tiếng nói chân thật, giản dị và gần gũi của các vị tướng.


Những bài phỏng vấn của Phan Hoàng đăng rải rác trên chuyên mục “Mỗi kỳ một nhân vật” của Kiến thức ngày nay được gom lại thành tập Phỏng vấn các tướng lĩnh Việt Nam, với tôi là một quyển sách quí cần được phổ biến rộng rãi đến bạn đọc. Tôi cũng rất mong tác giả viết tiếp đề tài sống động này, để tôi và bạn đọc được đọc thêm về cuộc đời và sự nghiệp đáng kính trọng của các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam chúng ta.


Ngày 20.4.1997
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2020, 07:31:25 am gửi bởi ptlinh » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2008, 09:10:12 pm »

Thượng tướng Hoàng Cầm

Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lang thang nay đây mai đó, phải đi lính khố xanh cho Pháp để kiếm sống, Hoàng Cầm được giác ngộ cách mạng, trở thành một tướng lĩnh nổi tiếng của quân đội, có mặt ở nhiều “điểm nóng quan trọng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Những đội quân chủ lực thiện chiến do tướng Hoàng Cầm chỉ huy luôn là nỗi kinh hoàng của quân thù. Cuộc đời binh nghiệp gian khổ và kiên cường của ông trải từ chiến khu Việt Bắc ngút ngàn với chiến thắng Điện Biên lẫy lừng đến những cánh rừng của miền Đông đất đỏ, từ đường phố Sài Gòn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đến đường phố Phnôm Pênh giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng. Ông luôn được giao nhiều trọng trách, cả thời chiến lẫn thời bình: sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, sư đoàn trưởng Sư đoàn 9, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, tư lệnh kiêm chính uỷ Quân đoàn 4, phó tư lệnh Đoàn 719, tư lệnh kiêm chính uỷ Quân khu 4,… Trước khi trở thành “tướng về hưu”, ông giữ chức Tổng thanh tra quân đọi hàm Thượng tướng, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Bản lĩnh và kinh nghiệm trậnn mạc của tướng Hoàng Cầ là tài sản quí giá của Quân đội nhân dân Việt Nam.


Lịch sử quân đội trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc xuất hiên một sự trùng hợp: có ba người lính cùng mang tên Hoàng Cầm đều rất nổi tiếng. Một Hoàng Cầm nhà thơ, tác giả bài Bên kia sông Đuống, Mưa Thuận Thành, Lá diêu bông,… từng là trưởng Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị. Một Hoàng Cầm anh nuôi, sáng chế bếp Hoàng Cầm không khói huyền thoại từ thời kháng chiến chống Pháp. Và một Hoàng Cầm danh tướng, thi thoảng cũng làm thơ… tình dành tặng vợ!


Tướng Hoàng Cầm thường được đồng đội gọi thân mật Năm Thạch, tên thật là Đỗ Văn Cầm, tuổi Thân sinh ngày 30 tháng 4 năm 1920 ở xã Cao Sơn, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây. Theo phong trào trong quân đội, sau Cách mạng tháng Tám nhiều người đã lấy họ Hoàng như: Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm, Hoàng Minh Thảo, Hoàng Mười, Hoàng Điền, Hoàng Kiện, Hoàng Tùng, Hoàng Đan, Hoàng Phương,… và cái tên Hoàng Cầm cũng xuất hiện từ đó. Năm 1960, Hoàng Cầm được phong quân hàm Đại tá. Năm 1974, ông được thăng Thiếu tướng khi đang chiến đấu tại chiến trường Nam Bộ. Năm 1982, trong lúc chỉ huy bộ đội tình nguyện ở Campuchia, Hoàng Cầm được thăng Trung tướng. Năm 1987, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế từ biên giới Lào-Thái trở về, ông được vinh thăng Thượng tướng, trở thành Tổng thanh tra quân đội, nay là thanh tra Bộ Quốc phòng. Ông còn được bầu làm uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá V và khoá VI.


Hoàng Cầm là vị chỉ huy rất có duyên với những trận đánh lớn. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là trung đoàn trưởng Trung đoàn Sông Lô trực tiếp bắt sống tướng De Castrie. Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, Hoàng Cầm là tư lệnh Quân đoàn 4 đánh mở “cánh cửa thép” Xuân lộc, tiêu điểm quan trọng nhất, ác liệt nhất trên đường đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn; rồi chịu trách nhiệm tiếp quản dinh Độc Lập cùng nội các Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hoà. Chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnôm Pênh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sáng giải phóng nước bạn khỏi ách diệt chủng Pol Pot-Iêng Sary. Chưa hết. Chỉ một thời gian ngắn sau, tướng Hoàng Cầm lại hành quân sang “điểm nóng” tranh chấp ở biên giới Tây Nam Lào, toàn quyền chỉ huy bộ đội tình nguyện giữ yên bờ cõi cho nước bạn suốt nhiều năm liền.


Một trưa tháng Ba, tôi cùng đồng nghiệp Huỳnh Hiếu của báo Phú Yên đến thăm ông và xin “cái hẹn” cho một cuộc phỏng vấn. Không ngờ, tướng Hoàng Cầm đề nghị làm việc ngay “để khỏi mất công nhà báo”! Tác phong đầy chất nhà binh của vị tướng già, gây cho chúng tôi sự cảm kích lớn lao.


-Thưa Thượng tướng, trước khi bước vào con đường binh nghiệp, thời thiếu niên của Thượng tướng gắn bó nơi đâu?

-Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tây. Mẹ mất năm tôi bốn tuổi, đến năm mười hai tuổi thì mất cha. Nhà có bốn anh em, do hoàn cảnh như vậy, mỗi người phân tán lưu lạc một nơi. Tôi đi ở đậu cho người ta năm năm, dưới hình thức con nuôi, nhưng cách đối xử và công việc chẳng khác đứa ở. Khi làm mộ táng cho cha mẹ tôi, họ đưa 3 đồng tiền Đông Dương, đến khi tôi bỏ đi thì họ đòi lại. Tôi ở nhờ làm thuê hết nhà này sang nhà khác, cho đến năm 20 tuổi tôi bỏ làng ra đi, lưu lạc từ Hà Đông đến Hà Nội với nhiều nghề lặt vặt kiếm sống.


Cuộc sống vô gia cư của một anh nhà quê không đồng dính túi, buộc tôi phải đi lính khố xanh cho Pháp. Hai năm ở Lai Châu, rồi Việt Minh tuyên truyền, tôi tham gia hoạt động cách mạng. Từ Cách mạng tháng Tám tôi vào Cứu quốc quân, Vệ quốc đoàn, Giải phóng quân tham gia mặt trận Sơn la năm 1947. Lúc bấy giờ, tôi vẫn nghĩ chỉ tham gia quân đội một thời gian rồi quay về quê kiếm vốn buôn bán làm ăn…


-Nhưng rồi cuối cùng Thượng tướng đã gắn bó cả đời mình với con đường binh nghiệp. Những ngày đầu tiên gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam để lại ấn tượng gì trong cuộc đời Thượng tướng?

-Lớp thanh niên chúng tôi là lớp thanh niên mất nước, được giác ngộ tinh thần dân tộc, đánh đổ thực dân, cứu nước. Họ rất bình dị và trong sáng, sẵn sàng hi sinh đến giọt máu cuối cùng. Sau này, chúng tôi mới được giác ngộ giai cấp, kết nạp vào Đảng. Từ Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 cho đến cuối năm 1947, chúng tôi đánh giặc chủ yếu từ vũ khí cướp được của giặc. Ăn uống thì dựa vào nhân dân. Chỉ đến năm 1948 trở đi thì quân ta mới có chế độ về khí tài, lương thực thực phẩm, quân trang… Trong đội quân hỗn hợp ấy, chúng tôi đã lớn lên và trưởng thành. Tôi còn nhớ đôi câu đối vui ghép đầy đủ tên chiến sĩ tiểu đội đầu tiên của tôi:

Thám Hữu Đào Lan Cầm Thượng Thuý
Thanh Liêm Miêu Miễn Thưởng Vân Sì

Hiện nay chỉ còn lại tôi, anh Vân Sì và anh Thưởng, nhưng anh Thưởng thì lâu nay cũng bặt tin.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2008, 09:12:10 pm »

-Gần nửa thế kỷ chinh chiến, những nhiệm vụ chủ yếu nào Thượng tướng từng đảm trách?

-Từ năm 1946 đến 1949 tôi ở Trung đoàn 148 tham gia mặt trận Sơn La, đánh nhau với Quốc dân đảng. Năm 1949 tôi về Trung đoàn Sông Lô (209) làm Tiểu đoàn phó, rồi tiểu đoàn trưởng đánh Đông Khê với quân Pháp. Ngày 12 tháng 9 năm 1950, khi chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên này trong Chiến dịch Cao Bắc Lạng giải phóng biên giới, tôi là tiểu đoàn trưởng duy nhất được Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cho triệu tập lên sở chỉ huy gặp Bác Hồ. Sau khi nghe tôi báo cáo tình hình chuẩn bị của tiểu đoàn, Bác hỏi:


- Chú có tin trận này quân ta nhất định thắng không?

- Thưa Bác, cháu tin ạ!

Chiến dịch kết thúc thắng lợi, tôi được cử làm trung đoàn trưởng Trung đoàn Sông Lô, tiếp tục chiến đấu trên chiến trường Bắc Bộ. Năm 1954, tham gia Điện Biên Phủ, trung đoàn tôi là đơn vị chủ lực, bắt sống tướng De Castrie. Sau Điện Biên, tôi về làm Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 312, khi anh Lê Trọng Tấn và anh Trần Độ chuyển công tác, tôi lên làm Sư đoàn trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ vào cuối 1954.


Mười năm sau, cuối năm 1964 thì tôi được lệnh vào Nam chiến đấu. Tôi tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch như Phước Long-Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 13, Lộc Ninh… Và cuối cùng là chỉ huy trận đánh Xuân Lộc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trước khi về làm tư lệnh Quân đoàn 4, tôi được cử làm phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.


Đến năm 1979 tôi đưa Quân đoàn 4 sang giải phóng Campuchia. Năm 1981 tôi lên làm Phó tư lệnh đoàn 719 mà anh Lê Đức Anh làm Tư lệnh, chỉ huy bộ đội làm nghĩa vụ quốc tế ở nước bạn. Tháng 5 năm 1982 tôi về nước nhận nhiệm vụ tư lệnh kiêm chính uỷ Quân khu 4, đưa cả Sư đoàn 341 theo. Bấy giờ, tình hình Lào bất ổn, tôi được lệnh đưa quân sang đất nước Triệu Voi và ở đấy năm năm. Sau đó, tôi về Hà Nội làm Tổng thanh tra quân đội năm năm nữa, rồi mới về nghỉ hưu chữa bệnh. Cuộc đời binh nghiệp của tôi có thể tóm tắt như thế.


-Vâng, chỉ cần có thế các nhà văn cũng đã đủ tư liệu viết nên một pho sách quí giá; nhưng thưa Thượng tướng, cuộc đời Hoàng Cầm không chỉ có thế mà còn được biết đến với nhiều giai thoại kỳ thú hơn nhiều. Chẳng hạn như chuyến bí mật vượt đại dương lần đầu vào Nam chiến đấu…

-(Cười lớn) Chuyến đi nhớ đời đấy. Một ngày cuối năm 1964, tôi và anh Trần Độ từ Hà Nội bay sang Quảng Châu, Trung Quốc. Bấy giờ, Trung Quốc đang giúp Campuchia xây dựng tuyến đường sắt Sihanoukville-Phnôm Pênh. Chúng tôi cải trang thành công nhân máy tàu trên một chuyến tàu biển chở sắt đường ray sang Campuchia phục vụ công trình trên. Con tàu bắt đầu nhổ neo vào một buổi sáng dày đặc sương mù, lần lượt vượt qua nhiều “điểm nóng” nguy hiểm, hết Hoàng Sa rồi tới Trường Sa do hải quân Việt Nam cộng hoà kiểm soát. Nhằm đánh lạc hướng tình báo địch, con tàu chạy xuống gần đảo quốc Singapore rồi bẻ lái đột ngột hướng lên cảng Sihanoukville. Hải trình kết thúc an toàn sau một tuần hồi hộp vượt đại dương.


-Sau đó, Thượng tướng sang chiến trường B2 bằng cách nào?

-Đến đây thì dễ rồi. Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia đúng hẹn đi xe hơi xuống cảng. Trên xe có 4 người. Hai người xuống xe để tôi và anh Trần Độ thế vào, chạy về Phnôm Pênh. Tới vùng ngoại ô, cơ sở của ta bố trí anh Ba Râu chờ đón sang xe chạy thẳng về nhà kho một thương gia Hoa kiều nằm ngay trung tâm thủ đô. Ít hôm sao, tôi và anh Trần Độ giả Việt kiều đi chơi cuối tuần bằng xe dịch lịch rồi chạy ù sang biên giới nước ta. Anh Huỳnh Kháng Minh chờ sẵn đón chúng tôi. Ba anh em đèo nhau bằng “ngựa sắt” theo đường mòn cắt rừng qua ngả Cà Tum về Cục R, đang đóng ở Tân Biên thuộc Tây Ninh. Anh Huỳnh Kháng Minh về sau được cử làm Thứ trưởng Bộ thông tin tuyên truyền Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam và đã hy sinh trên đường công tác.


-Được biết, sau đó Thượng tướng hai lần trở lại Hà Nội cũng qua đường Phnôm Phênh.

-Nhưng không phải bằng đường biển nữa mà bằng đường hàng không. Tôi lấy hộ chiếu giả Việt kiều, mua vé Hãng Air France bay sang Quảng Châu rồi mới quay về Hà Nội. Bọn tình báo địch đâu có ngờ các tướng “Việt Cộng” gây cho chúng mất ăn mất ngủ ở chiến trường B2, lại có thể ngang nhiên một cách đàng hoàng, công khai trước mặt chúng như vậy.


-Nghe nói, khi mới đến Phnôm Pênh lần đầu, Thượng tướng còn muốn nghe cả đài miền Bắc…

-Sau này nghĩ lại mới giật mình. May mà lúc ấy anh chủ nhà là thương gia Hoa kiều cản kịp thời, bảo với tôi và anh Trần Độ rằng ở tầng trên đang có địch!


-Thưa Thượng Tướng, là người trực tiếp thành lập và chỉ huy Quân đoàn 4, quân đoàn chủ lực đầu của Quân giải phóng miền Nam, xin Thượng tướng cho biết vài nét về quân đoàn này?

-Sau một thời gian vào B2, tôi được lệnh xây dựng sư đoàn 9 chủ lực đầu tiên của Quân giải phóng miền Nam. Đây là sư đoàn đàn anh trong cuộc đối đầu với quân Mỹ, về sau được tuyên dương đơn vị anh hùng. Tôi là Sư đoàn trưởng, còn anh Lê Văn Tưởng là Chính uỷ đầu tiên. Sau đó, tôi được cử làm Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Miền. Bấy giờ anh Trần Văn Trà là Tư lệnh thay anh Hoàng Văn Thái. Tôi nhận lệnh thành lập thành lập Quân đoàn 4 vào ngày 20-7-1974, từ 2 sư đoàn chủ lực là Sư đoàn 7 và 9 cùng một số tiểu đoàn binh chủng độc lập. Tôi được phân công làm Tư lệnh, anh Bùi Cát Vũ-Phó tư lệnh, Hoàng Khánh Nghĩa-Tham mưu trưởng, Ba Vinh-hậu cần. Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, anh Hoàng Thế Thiện về làm Chính uỷ. Khi sang Campuchia thì tôi kiêm luôn Chính uỷ.


-Vai trò Quân đoàn 4 được xác lập ra sao?

-Ngay từ khi thành lập, Quân đoàn 4 đã được giao 2 nhiệm vụ chính. Thứ nhất, là đơn vị chủ lực của B2 (từ khu 6 trở vào), có nhiệm vụ giải phóng các đô thị lớn, nhất là Sài Gòn, hỗ trợ du kích chiến tranh, xây dựng cơ sở. Thứ hai, là đơn vị cơ động của vùng Nam Đông Dương; chính vì vậy mà năm 1979 Quân đoàn 4 mới tiến vào giải phóng Phnôm Pênh.


Sau khi thành lập, vào ngày 12-12-1974, Quân đoàn 4 tiến hành đánh chiếm và giải phóng toàn bộ tỉnh Phước Long. Đây là trận đánh rất có ý nghĩa chiến lược, vì qua đó, biết được tình hình mạnh yếu của địch, cũng như thấy được thời cơ đã đến mà Trung ương đề ra sách lược mới. Tiếp theo đó, Quân đoàn 4 tiến đánh Bình Long qua Bắc Tây Ninh, Dầu Tiếng, Chơn Thành; đánh từ Mỏ Vẹt đến La Ngà qua Hoài Đức, Tánh Linh, Bà Rịa để hình thành bàn đạp bao vây Sài Gòn từ nhiều hướng. Sau chiến thắng Dầu Tiếng tháng 3-1075, Sư đoàn 9 được lệnh tách khỏi quân đoàn chuyển về làm lực lượng nòng cốt cho Đoàn 232 chiến đấu phía tây nam Sài Gòn. Bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, phiên chế Quân đoàn 4 có ba sư chủ lực là Sư đoàn 7, Sư đoàn 341 và Sư đoàn 6 được thành lập từ hai trung đoàn chủ lực của Quân khu 7.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2008, 09:13:47 pm »

-Trận đánh Xuân Lộc nổi tiếng của Quân đoàn 4, theo Thượng tướng, có vai trò như thế nào trong toàn bộ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử?

-Trận Xuân Lộc kéo dài mười ngày từ 9 tháng 4 đến 19 tháng 4 năm 1975 là trận đánh mở đầu cho chiến dịch và là trận đánh lớn nhất, quyết liệt nhất, quan trọng nhất trong toàn bộ chiến dịch. Thứ nhất, địch mất Quân khu 1 và Quân khu 2 nên dồn quân về đây. Thứ hai, Đai tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và là cựu tổng tư lệnh quân Mỹ ở Đông Dương, được lênh Nhà Trắng bay sang lập phòng tuyến cố thủ Sài Gòn, xem Xuân Lộc là “cánh cửa thép”, lá chắn cuối cùng để tìm một giải pháp chính trị. Mất Xuân Lộc là mất tất cả. Do đó, sau khi Xuân Lộc bị quân ta chiếm thì tướng Weyand liền lên máy bay chuồn về Mỹ, kéo theo tướng tá chế độ Sài Gòn bỏ chạy, Tổng tham mưu trưởng chạy, Tổng thống chạy… Sau Xuân Lộc, Quân đoàn 4 tiếp tục đánh chiếm Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hoà, Sở chỉ huy Quân đoàn 3 của nguỵ, sân bay Biên Hoà; rồi tiến thẳng vào Sài Gòn đánh chiếm Bộ Quốc phòng, dinh Gia Long, Bộ tư lệnh Hải quân, kho xăng Nhà Bè...


-Thượng tướng có mặt tại dinh Độc Lập vào lúc nào?

-13 giờ 30’ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trước đó, 12 giờ 30’, Đại đội anh hùng của Sư đoàn 7 do Chính trị viên Hoàng Cao Đại chỉ huy với 4 xe tăng dẫn đầu đã tiến vào dinh Độc Lập. Khi tôi vào, được biết Dương Văn Minh cùng nội các của ông ta từ sáng sớm đến lúc ấy vẫn chưa ăn uống gì. Tất nhiên, họ sợ hãi không dám ngỏ lời. Tôi liền bảo họ: Các ông có thể nhờ người nhà đưa cơm nước và đồ cá nhân cần dùng tới, chứ đói sao chịu nổi… và đêm ấy, tôi cùng anh em binh lính nằm ngay trên hiên dinh Độc Lập nghỉ ngơi. Dù đang đói ngủ nhưng tôi không tài nào chợp mắt được. Đã nằm trong dinh Độc Lập rồi mà tôi cứ ngỡ mình đang mơ!


-Thưa Thượng tướng, có ý kiến cho rằng việc đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh là hành động có lợi cho đất nước cho cách mạng. Thượng tướng nghĩ sao?

-Việc Dương Văn Minh lên làm Tổng thống chế độ Sài Gòn là con bài cuối cùng của Mỹ nhằm cản bước tiến quân ta, tìm một giải pháp chính trị có lợi cho chúng. Theo tôi, hành động đầu hàng của Dương Văn Minh là việc phải làm, không thể khác được, khi quân ta đã tiến đến nơi.


-Trong chiến dịch này, Quân đoàn 4 của Thượng tướng bắt sống bao nhiêu tướng lĩnh của đối phương?

-Khi ở Sóng Thần, anh em bắt sống Chuẩn tướng Lê Minh Đảo-Sư trưởng 18, còn khi vào Sài Gòn thì bắt sống Trung tướng Lâm Văn Phát-Tư lệnh biệt khu thủ đô.


-Là Phó chủ tịch Uỷ ban quân quản Sài Gòn sau khi thành phố được giải phóng, xin Thượng tướng cho biết vài nét về nhiệm vụ lúc đó?

-Sau khi Sài Gòn được giải phóng, Uỷ ban quân quản được thành lập do anh Trần Văn Trà làm Chủ tịch, tôi làm Phó chủ tịch thường trực, anh Võ Văn Kiệt, anh Mai Chí Thọ,… làm Phó chủ tịch. Nhiệm vụ chủ yếu lúc bấy giờ là phục hồi trật tự, ổn định đời sống nhân dân, cho cải tạo lâu dài và tại chỗ hàng triệu tướng tá, quân lính, viên chức của chế độ cũ…


-Theo Thượng tướng, điều gì tạo nên sức mạnh quyết định để quân ta chiến thắng trong các cuộc giao tranh?

-Đó là đường lối chính trị đúng đắn. Ngoài ra, ta còn hơn đối phương về nghệ thuật chiến tranh.


-Thưa Thượng tướng, trong đời làm quân rồi làm tướng của mình, những tướng lĩnh nào của Việt Nam đem lại cho Thượng tướng sự mến mộ nhất?

-Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Hai ông này là bậc thầy của tôi. Ông Giáp bồi dưỡng cho tôi từ khi tôi còn là Tiểu đoàn trưởng. Sau khi chiến thắng Đông Khê, lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ, cũng là lần đầu tôi gặp ông Giáp. Còn ông Thanh là người mà tôi có dịp gần gũi nhiều khi vào Nam. Ông ấy là một tướng tài, là một Uỷ viên Bộ chính trị trẻ và là người nâng đỡ rất nhiều đối với thế hệ chúng tôi-những người lính xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo, không có trình độ học vấn, nhưng có bản lĩnh và kinh nghiệm qua thực tế chiến trường, dám xả thân vì cách mạng.


-Còn những người bạn chiến đấu thân thiết nhất của Thượng tướng?

-Anh Lê Thám, anh Vân Sì của tiểu đội đầu tiên. Sau này về Sư đoàn 312 thì có anh Lê Trọng Tấm, Trần Độ, Nam Long, Trần Quân Lập, Thăng Bình… Khi tôi vào Nam thì có anh Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà. Ngoài ra, thời gian ở Sư đoàn 9 tôi cũng rất thân với anh Lê Văn Tưởng (Hai Chân). Ôi, còn bạn chiến đấu thì nhiều lắm!


-Thượng tướng có thể kể đôi nét về tướng Lê Trọng Tấn được không?

-Anh Tấn vừa là bạn rất thân vừa là cấp trên của tôi. Anh ấy thông minh, quả cảm, rất được bộ đội yêu mến. Tài chỉ huy chiến dịch của anh khó ai sánh bằng. Tôi rất bất ngờ và đau buồn khi nghe tin anh đột ngột từ trần lúc đang là Đại tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội ta.


-Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Thế Thiện là Chính uỷ Quân đoàn 4 do Thượng tướng làm Tư lệnh…
-Vâng. Anh Hoàng Thế Thiện vốn được giác ngộ cách mạng trước tôi. Thời tôi còn là Đại đội trưởng ở khu 10 trong kháng chiến chống Pháp thì anh Thiện đã là Chính uỷ đầu tiên Trung đoàn Sông Lô, kiêm Trưởng phòng chính trị quân khu. Sau này anh ấy trở thành Chính uỷ Sư đoàn 304, rồi Chính uỷ Bộ tư lệnh phòng không-không quân mà anh Phùng Thế Tài là Tư lệnh.


Hoàng Thế Thiện là một người hoạt bát, có vóc dáng đẹp, là một chính uỷ giỏi lại có khả năng về quản lý kinh tế. Vi vậy, hoà bình lập lại, sau thời gian sang Campuchia làm chuyên gia, anh Thiện được điều về nước làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục kinh tế. Trước khi nghỉ hưu, anh ấy được biệt phái sang làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ lao động, thương binh và xã hội. Tôi nhớ hoài kỷ niệm đêm 30 tháng 4 năm 1975, tôi-Tư lệnh và anh Thiện-Chính uỷ Quân đoàn 4 cùng nằm trò chuyện và ngủ ngay ngoài hiên dinh Độc Lập. Không mùng mền chiếu gối. Sáng dậy, muỗi đốt đỏ cả người. Chúng tôi đùa, muỗi Sài Gòn kinh quá! Sau này, mỗi lần gặp nhau, anh Thiện cũng hay nhắc lại kỷ niệm ấy. Cả hai cười vang.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2008, 09:15:47 pm »

-Theo Thượng tướng, hạnh phúc lớn nhất của người lính là gì?

-Là hoàn thành nhiệm vụ được giao


-Còn nỗi đau lớn nhất?

-Là không hoàn thành nhiệm vụ. Làm người lính chẳng có gì khổ tâm hơn điều đó.


-Nếu Tổ quốc gặp phải cơn nguy biến, Thượng tướng có tin rằng thế hệ trẻ hiện nay đủ khả năng bảo vệ vững chắc thành quả thế hệ trước để lại.

-Tôi tin. Bởi người Việt Nam ở thế hệ nào cũng có lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ lớn lên trong thời bình, có điều kiện hơn chúng tôi rất nhiều. Bạn trẻ bây giờ cần ước mơ. Và bất cứ người lính nào cũng đều cần có mơ ước trở thành một vị tướng. Để thực hiện được điều đó, không có con đường nào khác hơn là hãy lăn xả vào  cuộc sống, trường đời. Thời thế sẽ tạo anh hùng! Nhưng từ đây đến năm 2000 thì đất nước chưa có chiến tranh đâu.


-Nếu như được trở lại từ đầu, thì Thượng tướng…

-Tôi sẽ vẫn chọn con đường binh nghiệp. Tại một cuộc họp mặt nhân kỷ niệm ngày thành lập Trung đoàn Sông Lô, tôi cũng đã nói rằng: Tôi, một người lính-người lính từ khi còn chưa biết tình yêu là cái gì, đến nay đã trở thành một cụ già, chưa có lúc nào tôi cảm thấy ân hận vì sự lựa chọn đường đã đi của mình. Quân đội là trường học lớn-phải nói là trường đại học tổng hợp. Nếu có phép mầu cho tôi trở lại tuổi hai mươi, tôi vẫn dứt khoát chọn: Cuộc đời binh nghiệp! (Đôi mắt ông bỗng trở nên rực sáng hơn cùng nụ cười vang ngân).


-Thế Thượng tướng biết đến “tình yêu là cái gì” từ khi nào?

-Khi về thủ đô Hà Nội, rồi trở ra Chiến khu Việt Bắc. Lúc ấy, tôi có quen một cô gái Hà Nội bán hàng tạp hóa. Gái Hà thành thì anh biết rồi, khá xinh (cười)! Chúng tôi dự định tổ chức đám cưới với nhau, nhưng vì quân Pháp bao vây ráo riết, cô ấy đành ở lại Hà Nội. Không biết cuộc chiến đấu bao giờ mới kết thúc, sợ cô ấy khổ, nên cuối cùng tôi quyết định cắt đứt quan hệ. Tình yêu lứa đôi thời chiến là như thế. Luôn phải sẵn sàng chịu đựng sự hy sinh!


Mãi sau này khi tôi đã 34 tuổi, qua anh Kim Ngọc-cha đẻ của khoán hộ gia đình trong nông nghiệp, nguyên là Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú, tôi mới quen cô Thành Kiều Vượng, là vợ tôi bây giờ. Lúc ấy, vợ tôi là cán bộ ngành thuế, còn bố vợ làm bên công an ở Vĩnh Phú. Biết nhau nhưng ít có thời gian gặp nhau. Chúng tôi cưới năm 1955. Cưới xong là tôi lên đường đi công tác ngay. Trải qua mấy mươi năm chung sống bên nhau trên mọi miền đất nước, bây giờ chúng tôi đã nghỉ hưu, sống với con cháu. Chúng tôi có năm con, tất cả đều phục vụ trong quân đội. Nghĩa là cả gia đình đều là lính. Bà nhà tôi cũng là Đại uý về hưu. Năm 1992, nhân sinh nhật lần thứ sáu mươi của bà nhà, tôi có làm tặng bà bài thơ vui:

Đời em là một giấc mơ
Mơ chồng thắng trận, mơ cờ đảng viên
Chiến tranh mấy mươi năm liền
Mà em vẫn giữ bình yên như người
Đến nay tuổi đã sáu mươi
Năm con bảy cháu mừng vui bên bà
Tuổi em là tuổi con gà
Tuổi anh con khỉ nhưng mà đẹp đôi
Tuy rằng tóc bạc da mồi
Chúng ta vẫn giữ lứa đôi vẹn tròn
Còn trời con nước còn non
Có dân có đảng ta còn sống lâu
Anh thấy tướng mà làm thư như vậy có hay không! (Cười vang).


- Mối tình của ông bà có công lớn của “ông mai” Kim Ngọc. Thượng tướng có nghĩ việc phục hồi và phong Anh hùng lao động cho Kim Ngọc khi ông không còn nữa, là quá muộn?

-Muộn còn hơn không. Tôi thực sự xúc động và vui mừng khi nghe tin Kim Ngọc được phục hồi công trạng. Anh ấy nguyên là Thượng tá chuyển từ Quân khu Việt Bắc về Vĩnh Phú làm công tác chính quyền. Một con người có dáng vóc tầm thước, tính cách nhã nhặn, được đồng đội và nhân dân tin yêu, cả khi phải chịu kỷ luật oan ức. Tôi có gặp lại Kim Ngọc một lần trước lúc anh mất. Anh vẫn hết sức lạc quan tin vào sự đúng đắn của phương pháp khoán hộc nông nghiệp do anh đề xướng!


-Thưa, cuộc sống hiện nay của Thượng tướng thế nào?

-Bình thường như mọi người. Lương Thượng tướng một triệu đồng. Lương hưu bà nhà hơn ba trăm ngàn đồng. Cả hai cộng lại cũng đủ trả tiền điện nước, nhà thuê cùng cơm rau qua ngày. Khối người lương còn thấp hơn mình nhiều mà. So với thời kháng chiến thì bây giờ tươm tất hơn nhiều.


-Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, thời gian nào Thượng tướng cảm thấy mình đối mặt với khó khăn nhất?

-Thời làm Tổng thanh tra quân đội.


-Vì sao?

-Luôn luôn phải xử lý, giải quyết hàng vạn đơn thư khiếu tố, khiếu nại. Mà điều quan trọng là làm sao cho thật dân chủ, công bằng, có tình có lý thì không phải dễ. Khó khăn lắm anh ạ!


-Thượng tướng suy nghĩ gì về tình trạng tham nhũng đang hoành hành hiên nay.

-Có nhiều nguyên do, nhưng theo tôi, nguyên do chủ yếu vẫn là sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ sở thiếu chặt chẽ, triệt để. Vì vậy, một số cán bộ đảng viên thoái hóa đã lợi dụng sơ hở mà tham ô, tham nhũng, tác oai tác quái.


-Hiện nay sức khỏe của Thượng tướng thế nào?

-Trong chiến tranh tôi bị thương đến 5 lần, nên sức khỏe không được tốt lắm. Tôi là người đi nhiều, làm việc không biết mệt, ăn uống chẳng kiêng cữ gì nhiều. Hiện nay, sáng sớm tôi cũng thức dậy tập dưỡng sinh cho khí huyết lưu thông. Tôi vẫn thường xuyên đọc, nghiên cứu sách báo. Tôi cũng vừa hoàn thành tập hồi ký Chặng đường mười ngàn ngày cho xuất bản.


-Thượng tướng có tiên đoán mình sống được mấy mươi năm nữa?

-Tôi cố gắng sống ngoài 80 là tốt rồi. Thời đánh nhau tôi nhiều lần bị thương nặng, có một lần đã chết nửa tiếng đồng hồ, anh em khiêng chạy về, nhưng vẫn không chết (cười).


Quên xem đồng hồ, nên theo dòng chảy câu chuyện, cả Thượng tướng Hoàng Cầm lẫn chúng tôi không nghĩ rằng đã quá 12 giờ 30. Bất giác tôi nhìn lên vách, thấy tấm ảnh Chủ tịch Tôn Đức Thắng cỡ lớn uy nghi giữa bàn thờ do tỉnh Tây Ninh tặng Thượng tướng. Dường như hiểu được sự phân vân của tôi, Thượng tướng bảo: “Ảnh không gian ba chiều đấy. Anh đứng giữa sẽ thấy chân dung Bác Hồ, đứng bên trái ảnh sẽ thấy chân dung Bác Tôn, còn đứng bên phải sẽ thấy ảnh cố Tổng bí thư Lê Duẩn”. Rồi ông trỏ tay sang hướng khác, nở nụ cười hồn nhiên: “Đây là Huân chương Hồ Chí Minh, tôi được tặng hồi năm 1993; huân chương mà trước đây chỉ khi nào vào quan tài rồi mới có được!”. Âm giọng vị tướng càng trở nên ấm áp hơn bắt tay, tiễn chúng tôi ra đến cổng. Trong đôi mắt chân tình và bàn tay cứng rắn, khô ráp của Thượng tướng Hoàng Cầm, như vẫn hừng hực khí thế của một trái tim người lính sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.


Vị tướng còn khoe rằng vừa làm được một bài thơ mới hẹn dịp đọc cho nhau nghe. Là vị tướng trận mạc mà lại rất mê thi ca. Thật đáng quý. Sự lãng mạn ở tướng Hoàng Cầm làm tôi nhớ đến những vị tướng “nghệ sĩ” như Nguyễn Bình, Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà, Huỳnh Văn Nghệ, Đinh Đức Thiện, Lê Hai,… và vị tướng đồng hương của ông là Nguyễn Đan Thành-người từng là bạn thợ may với tướng Lê Trọng Tấn và Trần Đăng Ninh thời trai trẻ. Nếu như Hoàng Cầm là tướng trận lẫy lừng thì Nguyễn Đan Thành là tướng nuôi quân nổi tiếng từ Điện Biên Phủ đến dinh Độc Lập. Tướng Đan Thành sinh năm 1916, tại Hà Đông, trước khi quần áo đời ở tuối bát tuần, ông đã làm hơn tám trăm bài thơ và in thành ba tập. Thơ tướng Nguyễn Đan Thành có nhiều bài rất độc đáo, chẳng hạn như bài khen bạn lính già một cách họm hĩnh:

Tính ông không rượu không trà
Chắc giờ cải khoản đàn bà cũng không…

Rõ ràng, không những biết cầm súng chiến đấu vì độc lập tự do hạnh phúc cho Tổ quốc, mà mỗi vị tướng mỗi người lính Việt Nam còn mang trong trái tim mình dòng máu nghệ sĩ!


Tân Bình, tháng 3 năm 1995
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2008, 07:50:35 am »

Thượng tướng Nguyễn Minh Châu

Từ một tiểu đội trưởng hoạt động độc lập, Nguyễn Minh Châu trở thành một “ông lớn” từng là “nỗi ám ảnh kinh hoàng” đối với kẻ thù ở chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến. Tướng Nguyễn Minh Châu là vị chỉ huy trận đánh chiếm đồn Phú Hài ở lầu Ông Hoàng bằng chiến thuật kỳ tập mở ra cục diện mới trên chiến trường Bình Thuận lẫn Quân khu 6, rồi chỉ huy trận phục kích Dăkpơ trên đường 19, bắt sống quan năm sắp được phong tướng Baroux. Tập kết ra Bắc, Nguyễn Minh Châu có công phát triển phong trào thi đua Ba Nhất nổi tiếng trong quân đội. Về Nam, ông làm tư lệnh Quân khu 6, tham mưu trưởng Miền, tư lệnh Đoàn 232. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông là tướng chỉ huy trực tiếp một trong năm cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Sau đó, ông lại có mặt ở Phnôm Pênh đẩy lùi tập đoàn diệt chủng Pol Pot, làm nghĩa vụ quốc tế. Về nước, ông được cử làm tư lệnh Quân khu 7, phó tổng thanh tra quân đội, trưởng đại diện Bộ Quốc phòng tại phía Nam. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Trong tâm khảm của những người lính thuộc quyền, Năm Ngà là vị tướng tư lệnh chiến trường kiên cường, bản lĩnh, quyết đoán, kỷ luật, dạn dày trận mạc và cũng hết sức độ lượng, chan chứa nghĩa tình.


Thời thơ ấu của thượng tướng Nguyễn Minh Châu là chuỗi ngày mồ côi gian nan bất hạnh. Tuổi Tân Dậu, Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20 tháng 8 năm 1921 tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Mới được mấy tháng tuổi thì mẹ mất. Vị tướng tương lai không kịp nhận biết hình ảnh người mẹ vắn số. Lên sáu tuổi, bắt đầu cắp sách đến trường làng, nhưng học được vài năm thì nạn đói hoành hành khắp nơi, Nguyễn Minh Châu cùng hai người anh phải nghỉ học, phụ cha làm lụng kiếm cái ăn cái mặc qua ngày. Trước cảnh túng bấn, côi cút của gia đình, cha ông quyết định đi bước nữa. Người mẹ kế trông nom nhà cửa, ruộng vườn. Nhưng cơm vẫn không đủ ăn, có lúc phải ăn củ nần cả tháng.


Khổ sở vật chất lẫn tinh thần, chàng thiếu niên đa cảm Nguyễn Minh Châu cứ miên man tự hỏi: Vì sao cuộc sống cứ đói khổ thế này? Sống như vậy để làm gì? Nguyễn Minh Châu cảm thấy ngột ngạt, không thể tiếp tục sống mãi như vậy được, nhất là khi nhìn nhiều người dân quê cả đời sống nghèo khổ quanh quẩn ở làng, cho tới khi sắp nhắm mắt xuôi tay mà chỉ biết từ nhà ra chợ. Nguyễn Minh Châu ngày càng buồn tuổi, chán chường, thất vọng. Mười sáu tuổi, chàng thiếu niên họ Nguyễn đã liều lĩnh trốn nhà ra đi, với hy vọng tìm một việc làm tốt hơn nghề nông, có thẻ thay đổi phần nào cuộc sống của mình và gia đình!


Tuy nhiên, Nguyễn Minh Châu mới “giang hồ” gần nửa năm thì người nàh kiếm bắt về. Vì không có chỗ dựa quen biết, không tiền bạc và nhất là chưa có giấy thuế thân nên không thể đi xa được. Đành phải “quy cố hương” chờ cơ hội mới. Và đến năm mười tám tuổi, chàng trai họ Nguyễn kiếm đủ tiền đóng thuế, lấy giấy thuế thân, chuẩn bị tiếp tục… trốn nhà tha phương.


Cuộc sống bần cùng vô gia cư đã đưa chàng trai Tây Ninh đến với cách mạng. Từ trinh sát viên, tiểu đội trưởng hoạt động độc lập, Nguyễn Minh Châu đã trở thành Tướng tư lệnh chiến trường oai lừng, chỉ huy nhiều trận đánh lịch sử. Năm 1958, ông được phong Thượng tá-sư đoàn phó Sư đoàn 305. Tháng 5 năm 1965, sau hai mươi năm trở vè Nam làm tư lệnh Quân khu 6, ông được thăng quân hàm Đại tá. Tháng 4 năm 1974, ông được thăng Thiếu tướng khi đang làm tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền. Tháng 6 năm 1981, lúc đang công tác ở chiến trường Campuchia, ông được thăng Trung tướng. Đến tháng 1 năm 1986, ông lên Thượng tướng, giữ chức tư lệnh Quân khu 7. Nguyễn Minh Châu còn được bầu làm uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V và khoá VI, uỷ viên Đảng uỷ Quân sự Trung ương, đại biểu Quốc hội khoá VII và khoá VIII. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.


Tại nhà riêng ở đường Nguyễn Tri Phương khu vực thành Công Binh cũ thuộc quận Mười, nơi ông và người bạn đời sống bên nhau những năm tháng hiếm hoi cuối cùng, ngồi ngả lưng trên chiếc salon gỗ Thượng tướng Nguyễn Minh Châu trầm ngâm hồi tưởng:

-Nhà tôi ở Châu Thành gần chợ, lúc ấy bạn học cũ đang học trung học ở Sài Gòn thường về chơi, nên cũng biết chút ít tình hình. Khoảng cuối năm 1939, tôi dành dụm tiền, trốn xuống Sài Gòn, xin vào hãng Delagat vừa học vừa làm công thợ điện hai năm. Nhưng mới gần một năm, tôi coi lại mình chẳng học được gì, ngoài việc chỉ biết quay cho máy nổ. Tối ngày toàn bị sai vặt, xúc than, gánh nước đổ lò. Thấy không có hy vọng nên tôi xin thôi việc, đi tìm việc làm khác.


Cuối năm 1940, Nhật đưa quân vào nước ta, tuyên truyền đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam. Tôi tưởng thật, đăng ký vào học ba tháng quân trường, rồi xin chuyển làm thợ mong học được cái nghề. Nhưng làm mới được một tháng, tôi nghe ngóng tình hình, biết là bọn Nhật giả dối, nên tôi rủ một người bạn làm chung bỏ trốn. Được bốn ngày thì quân Nhật tình cờ bắt gặp, đưa chúng tôi về xí nghiệp súng đạn ở Xóm Chiếu làm lại. Khoảng bốn tháng sau tôi lại tìm cách trốn nữa. Tôi xuống Sáu Kho ở Tân Thuận, Nhà Bè xin việc. Và từ đây tôi bắt đầu được giác ngộ hoạt động bí mật, tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, rồi sau đó vào quân đội.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2008, 07:52:43 am »

-Thưa Thượng tướng, vì sao Nguyễn Minh Châu lại còn có biệt danh Năm Ngà?

-Nguyễn Minh Châu là tên khai sinh, còn Năm Chon hay Năm Ngà là những cái tên khác trong kháng chiến. Tôi lấy tên Năm Ngà khi từ ngoài Bắc trở vào Nam đánh Mỹ. Năm là thứ của tôi trong gia đình. Còn Ngà là tên vợ tôi, Huỳnh Thị Ngà.


-Lúc Thượng tướng ra Bắc thì bà nhà ở đâu?

-Bà cũng ra Bắc nhưng đi sau một mình với con cái. Tôi chuyển quân đi trước. Bà một mình ôm con lặn lội theo sau. Trên đường bà bị bệnh rất nặng, may nhờ có nhiều anh em quen biết cố chạy chữa đưa ra tới Bắc. Sau đó, tôi vào Nam chiến đấu, rồi sang Campuchia đánh nhau với bọn diệt chủng Pol Pot, nên vợ chồng ít có thời gian gặp nhau.


-Thượng tướng và bà gặp nhau lần đầu tiên lúc nào?

-Vào năm 1948, lúc tôi đang chiến đấu ở Bình Thuận. Bà ấy người Hàm Tân, làm cán bộ phụ nữ, mua lúa gạo, thực phẩm tiếp tế cho anh em bộ đội. Gặp nhau rồi có cảm tình với nhau, sau đó tổ chức đám cưới. Cha bà ấy nguyên là địa chủ bị địch bắt ép làm việc nhưng ông cụ không làm, bảo khai báo về cách mạng ông không khai, nên bị chúng xử tử!


-Thượng tướng, một đời xông pha dưới làn tên mũi đạn, có mặt hầu khắp mọi chiến trường, bây giờ nhìn lại, Thượng tượng có cảm thấy hối tiếc điều gì không?

-Tôi chả có hối tiếc điều gì cả, mà còn mừng nữa. Thứ nhất là mừng nước nhà đã được thống nhất, độc lập, nhiệm vụ đời tôi đã hoàn thành. Thứ hai là mừng tôi vẫn còn sống cho tới hôm nay. Tôi không phải là người duy tâm, nhưng cứ băn khoăn là chẳng hiểu sao ở chiến trường gian khổ như vậy, đạn bom như vậy mà tôi không chết. Mặc dù tôi là người bị rất nhiều bệnh, nhất là bệnh phổi, phải luôn hít thở sâu kết hợp với thuốc men thường xuyên. Mà lúc đó thuốc men đâu có nhiều. Hơn nữa, tôi là người luôn có mặt ở nơi nguy hiểm. Hễ nghe anh em báo nơi nào khó khăn, căng thẳng là tôi lên đường ngay. Trong khi đó, biết bao đồng đội tôi đã mãi mãi ngã xuống…


-Hình ảnh nào thời trận mạc để lại trong lòng Thượng tướng ấn tượng sâu đậm nhất?

-Người lính. Không có ông tướng nào đem lại cho tôi sự khâm phục bằng hình ảnh người lính. Họ hồn nhiên, trong sáng, quả cảm, không hề biết run sợ trước cái chết và chính nhờ sự hy sinh to lớn của hàng vạn người lính mới sản sinh ra được những vị tướng.


-Còn điều mà Thượng tướng căm ghét nhất trong đời sống thường nhật là gì?

-Những kẻ ham chức quyền, ích kỷ, ăn cắp, tham nhũng.


-Thượng tướng còn nhớ gì về những ngày đầu tiên gia nhập quân đội?

-Cuối năm 1943, tôi được đồng chí Công, một người cộng sản hoạt động bí mật, tuyên truyền giáo dục cách mạng. Tôi cùng với một người bạn tên Đức quê ở Bình Định, tham gia dán truyền đơn, khẩu hiệu. Một thằng dán, một thằng canh. Rồi đồng chí Công giao thêm nhiệm vụ quan sát kho tàng súng đạn của quân Nhật, ăn cắp mang về cất giấu. Hai đứa tôi đem vũ khí về được nhiều lắm. Anh Đức là người hết sức dạn dĩ, dũng cảm. Nhưng chẳng may, trong một lần ăn cắp súng, anh đã bị bắt vào tù, rồi bị tra tấn đến chết. Điều ân hận là tôi không biễt rõ quê hương và gia đình người thanh niên miền Trung yêu nước và quả cảm ấy!


Thế rồi đầu năm 1945 tôi bị mất liên lạc với đồng chí Công (sau này trở thành trung đoàn trưởng, đã hy sinh). Tôi tiếp tục tổ chức một số anh em đi cướp súng của Nhật. Chúng tôi tổ chức thành một đơn vị hẳn hoi. Đầu tiên có mấy người, anh em cử tôi làm tiểu đội trưởng, sau đông hơn thì tôi làm trung đội trưởng, tham gia cướp chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, cấp trên cử tôi ra giữ mặt trận cầu Thị Nghè, cầu Bông của Sài Gòn đánh nhau với quân Pháp.


-Thượng tướng có thể kể rõ hơn về các trận đánh ở mặt trận Thị Nghè trong những ngày đầu kháng chiến. Đây có phải là trận đầu tiên trong đời binh nghiệp của Thượng tướng không?

-Chúng tôi đánh nhau với quân Pháp năm trận tại Thị Nghè. Cuối cùng, chúng bao vây ráo riết, theo lệnh của Uỷ ban kháng chiến hành chánh miền Đông Nam Bộ, các đơn vị khác rút hết, tôi đánh thêm 3 ngày cho dân kịp tản cư, rồi mới cho anh em nhảy xuống sông rút lui an toàn. Từ mặt trận Thị Nghè, tôi mới hiểu thế nào đánh giặc. Và tôi cũng rút ra một số kinh nghiệm bổ ích.


Thứ nhất là về nghệ thuật chỉ huy: phải biết rõ tình hình địch, hiểu rõ chỗ yếu chỗ mạmh của mình, để tìm cách đánh phù hợp. Thứ hai là hợp đồng tác chiến: trước lực lượng đông đảo và ý đồ lấn chiếm của địch, một mình không thể thắng nổi địch, mà phải hợp đồng tác chiến với các đơn vị bạn. Thứ ba là phải bám trụ đánh địch. Lúc ấy, bộ đội ta đang quyết chiến như thế nhưng nhiều đơn vị lại rút lui. Tôi không chịu rút vì nghĩ rằng chỉ có nước rút tới… biên giới phía Bắc, nghĩa là chịu mất nước mà thôi.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2008, 07:54:07 am »

-Sau khi tạm thời rút lui khỏi Sài Gòn, Thượng tướng đưa quân về đâu?

-Tôi chuyển quân về Xuân Lộc, vừa lúc quân Pháp tới, tôi lại tổ chức phòng thủ. Uỷ ban kháng chiến hành chánh miền Đông ra lệnh lui về Phan Thiết, giao bộ đội tiếp viện cho mặt trận Khánh Hoà. Xong nhiệm vụ, từ Phan Thiết tôi trở về Biên Hoà tập hợp anh em ốm đau còn lại, trang bị súng đạn, chiến đấu trở lại. Lúc ấy được 40-50 người, anh em cử tôi làm Trung đội trưởng, hoạt động độc lập. Tình hình hết sức phức tạp. Súng đạn thiếu thốn. Không có sự chỉ đạo thống nhất. Đơn vị tôi bị quân Bình Xuyên tước súng hoài.
Cuối cùng, tôi gia nhập đoàn quân Nam tiến. Tôi làm Đại đội trưởng Đại đội Hoàng Hoa Thám làm chủ vùng Hàm Thuận. Nhưng rồi bị bế tắc về chiến thuật, vì lực lượng võ trang quá yếu. Tôi nghĩ đến cách đánh lấy đồn mà ít tiêu hao về lực lượng và vật chất kỹ thuật nhất. Sau khi nghiên kỹ lưỡng, tôi cho đánh đồn Phú Hài ở lầu ông Hoàng, Phan Thiết. Đây là trận đánh rất có ý nghĩa về mặt chiến thuật, làm thay đổi cả tình hình quân sự trong tỉnh lúc ấy.


-Thượng tướng có thể giải thích rõ hơn ý nghĩa trận đánh này?

-Trận đánh Phú Hài thiên về tâm lý, nắm lấy sơ hở của địch, bất ngờ đánh phủ đầu để địch trở tay không kịp. Đồn Phú Hài nằm trên núi, án ngữ cả một vùng. Dân đến kiếm cá kiếm cua đều bị chúng giết. Tôi bàn với anh em bằng mọi cách phải tiêu diệt chúng. Lợi dụng thế núi hiểm và sương mù dày đặc, lính gác không trông thấy, tôi cho ém quân chờ sáng. Đồn Phú Hài có một quy luật là bọn chỉ huy sáng nào cũng đến đây kiểm tra. Tôi tổ chức thêm ở ngoài đồn một vòng vây để yểm trợ. Đầu tiên, là uy hiếp lính gác để chúng buông súng cho anh em giữ. Xâm nhập vào đồn, vận động tâm lý chiến, giả thư cấp chỉ huy, đề nghị cho kiểm tra và giao đồn. Đồn Phú Hài là đồn bị quân ta lấy đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận. Sau này anh em gọi đó là ”Chiến thuật kỳ tập”.


-Vậy còn trận phục kích Dăkpơ trên đường 19 bắt sống quan năm Baroux chỉ huy Binh đoàn cơ động 100 của Pháp?

-À, đây là trận đánh được đánh giá oanh liệt vào loại nhất nhì trong lịch sử kháng chiến chín năm chống Pháp. Sau khi kết thúc, Bác Hồ viết thư khen gợi và trao cho chúng tôi Huân chương Kháng chiến hạng nhất.


-Xin Thượng tướng cho biết vài nét cụ thể về Binh đoàn 100 của Pháp và diễn tiến trận đánh từng gây chấn động này.

-Năm 1953, Đại tướng nổi tiếng nhất của Pháp lúc ấy là Henri Navarre được cử sang thay Salan làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Kế hoạch Navarre ra đời. Riêng chiến trường Liên khu 5, chúng tiến hành Chiến dịch Atlante vượt đèo Cả đánh chiếm vùng tự do Phú Yên. Ý đồ của Bộ Tổng chỉ huy quân Pháp là tập trung một lực lượng lớn tổ chức thành những binh đoàn cơ động mạnh, tiến công chiến lược, chiếm đóng hầu hết các vùng tự do còn lại ở phía Nam.


Đường 19 là con đường huyết mạch của chiến trường Tây Nguyên, riêng đoạn Pleiku-An Khê là nơi hiểm yếu, ta và địch còn tranh chấp quyết liệt. Còn tiểu khu An Khê gồm hàng loạt cứ điểm ngoại vi và các vùng phụ cận, là bàn đạp tiến công xuống vùng tự do duyên hải miền Trung và là bình phong án ngữ đầu cực đông của đường 19. Nhưng trong chiến cuộc Đông Xuân 1952-1953 ta đã lần lượt làm chủ nhiều vùng phụ cận An Khê.


Đầu năm 1954, tôi từ Trung đoàn 108 được điều về khôi phục củng cố lại Trung đoàn 96, hoạt động liên tục trên đường 19, đánh thắng nhiều trận ở Hà Tam, Măng Giang. Trung đoàn được giao nhiệm vụ sẵn sàng đánh phá tiểu khu An Khê và tiêu diệt địch rút chạy trên đường 19. Trung đoàn đã đánh nhiều trận trên đoạn Măng Giang-An Khê, nhưng đoạn suối Dăkpơ thì chưa đánh trận nào. Tuy hiểm trở, nhưng đoạn đường Dăkpơ lại nằm giữa hai cứ điểm của địch. Quân Pháp luôn tăng cường trinh sát bằng không quân, biệt kích thám báo. Từ quan sát hiện trường tôi chọn đoạn suối Dăkpơ về phía đông để làm yếu điểm phục kích chờ địch. Đoạn này dài tám trăm mét do Tiểu đoàn 79 phụ trách. Còn đoạn phía tây suối Dăkpơ do Tiểu đoàn 40 phụ trách. Những đơn vị khác cũng bố trí ở những điểm có thể phát huy tối đa khả năng tác chiến.


Binh đoàn 100 là lực lượng cơ động mạnh của quân Pháp vừa tham chiến ở Triều Tiên trong lực lượng Liên Hiệp Quốc được tăng cường cho Đông Dương vào cuộc chiến cuối cùng của kế hoạch Navarre. Lúc ấy quân ta tổ chức phản công liên tục trên chiến trường Tây Nguyên, để phối hợp với Điện Biên Phủ. Chiến dịch Atlante ở duyên hải Phú Yên bị ta bẻ gãy. Quân Pháp có kế hoạch rút bớt khỏi Tây Nguyên để chi viện cho các hướng và co cụm lực lượng hình thành các khu vực phòng ngự mạnh. Tinh thần quân Pháp suy sụp. Bọn chỉ huy Binh đoàn 100 biết rút khỏi tiểu khu An Khê về Pleiku là nguy hiểm, nhưng vẫn tin tưởng ở lực lượng đông với nhiều vũ khí tối tân và có Binh đoàn 42 từ Pleiku xuống đón yểm trợ.


Sáng ngày 24 tháng 6 năm 1954, khi nghe tin đoàn xe hơn hai trăm chiếc của địch rời An Khê xuống đến Kà Tung, cách Dăkpơ khoảng 7 kilômét, tôi cho tổ chức cuộc họp chớp nhoáng với Ban tham mưu và ra quyết định cụ thể cho từng đơn vị. Trận đánh bắt đầu vào lúc 12 giờ 30’ ngày 24 tháng 6 và kết thúc vào 12 giờ ngày 25 tháng 6 năm 1954. Chiến sự hết sức ác liệt. Dù bị đánh bất ngờ nhưng địch tỏ ra cũng ngoan cố, tìm mọi cách kháng cự, nhưng cuối cùng quân ta cũng giành hoàn toàn thắng lợi.


-Thượng tướng còn nhớ kết quả hiện trường trận đánh?

-Sau khi địch hoàn toàn buông vũ khí, tôi đích thân đi quan sát toàn trận địa. (Ông đứng lên lấy ra nhật ký cũ kỹ trong ngăn tủ, đọc rõ từng con số). Kết quả có trên 900 quân Pháp bị chết, còn bị thương nằm rải rác 600 tên. Tên quan năm sắp được phong tướng Baroux, chỉ huy Binh đoàn 100 cùng 1280 tên khác bị ta bắt sống. 375 xe các loại bị cháy, bị hư hỏng; 229 xe còn nguyên hoặc hư hỏng ít… Trung đoàn 96 tiêu diệt hoàn toàn cánh quân địch rút chạy và giải phóng tiểu khu An Khê.


Trong khí đó, Binh đoàn cơ động 42 của địch do quan năm Sockel chỉ huy từ Pleiku xuống đón Binh đoàn 100, đã bị Trung đoàn 108 của ta lúc này do anh Đoàn Khuê chỉ huy, chặn đánh tơi bời, không thực hiện được ý đồ của chúng. Quan năm Sockel cũng sợ tôi dữ lắm. Hồi ở Bình Thuận nó suýt chết với tôi mấy lần (cười).


-Như vậy, trong năm 1954 nếu như ở Điện Biên Phủ bộ đội đã bắt sống quan năm vừa được phong tướng De Castrie thì ở An Khê đã bắt sống quan năm sắp được phong tướng Baroux.

-Đúng vậy.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2008, 07:56:03 am »

-Thưa Thượng tướng, thời chống Mỹ Thượng tướng gắn bó với chiến trường nào?

-Cũng ở Nam Trung Bộ. Năm 1954, tôi là tỉnh đội trưởng Bình Thuận đưa quân tập kết ra Bắc. Năm 1963 tôi trở vào Nam, làm Tư lệnh Quân khu 6. Sau Tổng tấn công Mậu Thân năm 1968, tôi về làm Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Miền. Tôi thì khoái trực tiếp đánh nhau, không muốn nhận chức Tham mưu trưởng, nhưng các anh ở trên thì muốn giúp đỡ bồi dưỡng cho tôi. Tôi và Ban tham mưu giúp Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền làm kế hoạch Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975 của B2 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


-Thượng tướng còn nhớ gì về những trận đánh của cánh quân Tây Nam – Đoàn 232 do Thượng tướng chỉ huy tiến vào giải phóng Sài Gòn?

-Đầu năm 1975, Đoàn 232 được thành lập, do tôi làm tư lệnh, anh Trần Văn Phác làm Chính uỷ, anh Hai Nghiêm và Út Liêm làm Phó tư lệnh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tư lệnh Miền Lê Đức Anh. Lực lượng chính của Đoàn 232 gồm có Sư đoàn 5 và 302, Trung đoàn bộ binh 16, hai trung đoàn đặc công…, rồi được bổ sung thêm Sư đoàn 9 của Quân đoàn 4. Sau cùng, phối thuộc sư đoàn thiếu của Quân khu 8. Mục tiêu của Đoàn 232 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh là đánh chiếm Biệt khu Thủ đô và Tổng nha cảnh sát Sài Gòn.
Trước tiên chúng tôi phải đột phá tuyến phòng thủ thứ nhất từ dòng sông Vàm Cỏ Đông tới biên giới Campuchia với các tiểu khu, chi khu dày đặc như Long An, Hậu Nghĩa, Bến Lức, Đức Hoà, Thủ Thừa… Tiếp theo là đập tan tuyến phòng thủ thứ hai của địch gồm các chiến đoàn nguỵ phòng ngự hướng tây nam, cắt đứt lộ 14 (nay là Quốc lộ 1), giải phóng dân, hỗ trợ nhân dân nổi dậy. Cuối cùng là phải tiêu diệt hệ thống phòng thủ ven đô của địch.


Cuộc chiến đấu tại vùng ven thành phố diễn ra hết sức gay go ác liệt. Địch cố chặn bước tiến quân ta, hòng bảo vệ bằng được Sài Gòn. Nhưng chúng đã muộn. Sư đoàn 9 làm nhiệm vụ mũi nhọn, thần tốc đánh chiếm Biệt khu Thủ đô, phối hợp với Quân đoàn 3 đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Sư đoàn thiếu của Quân khu 8 thì đánh Chợ Gạo, hai chi khu Cần Giuộc, Cần Đước, vượt cầu Nhị Thiên Đường và cầu chữ Y đánh chiếm Tổng nha cảnh sát và Tổng khi xăng dầu Nhà Bè. Nhiệm vụ cuối cùng sau khi đã hoàn thành các mục tiêu của Sư đoàn 302 là đánh địch phản kích, còn Sư đoàn 5 là chặn địch từ Sài Gòn chạy về miền Tây và từ miền Tây kéo lên Sài Gòn. Trong quá trình chấp hành nhiệm vụ, tuy địch yếu, nhưng chúng tôi đều phải vượt qua những đàm lầy, đồn bót dày đặc, khắc phục rất nhiều khó khăn. Nhất là đơn vị xe cơ giới gần sáu trăm chiếc, không bến bãi đường sá, phải vượt sông, đầm lầy, nhưng cuối cùng cũng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.


-Thượng tướng có mặt ở dinh Độc Lập lúc nào?

-Khoảng hơn 12 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sau đó tôi làm công tác quân quản, truy quét tàn quân địch ở ngoại ô Sài Gòn.


-Khi chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, Thượng tướng giữ nhiệm vụ gì?

-Sau khi giải phóng Sài Gòn, tôi phụ trách dọn dẹp tàn quân nguỵ ở các quân huyện ngoại thành, rồi về làm phó tư lệnh Quân khu 7. Năm 1979, với tư cách phó tư lệnh tiền phương Quân khu 7, tôi cùng một cánh quân tiến vào giải phóng Phnôm Pênh, sau đó làm trưởng ban quân sự ở Campuchia. Trở về nước, tôi tiếp tục tham gia chỉ huy Quân khu 7 với tư cách phó tư lệnh rồi tư lệnh quân khu vào tháng 6 năm 1982. Gần sáu năm sau, tháng 1 năm 1988, tôi được Quân uỷ Trung ương điều ra làm phó tổng thanh tra quân đội. Đến tháng 5 cùng năm, tôi về làm trưởng đại diện Bộ Quốc phòng tại phía Nam cho đến khi xin nghỉ chữa bệnh cuối năm 1992.


-Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Thượng tướng gần gũi, thân thiết với ai nhất?

-Bạn tri kỷ thì có anh Nguyễn Văn Nghiêm, đã mất rồi. Tôi cũng là người gần gũi với anh Lê Trọng Tấn nhiều nhất, cả trước khi anh qua đời. Anh là vị tướng tài, tính tình cường trực, nên anh em ai cũng quí mến. Về mặt chiến lược, anh Lê Trọng Tấn là một vị tướng giỏi.


-Còn với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh?

-Tôi biết Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từ khi còn ở miền Bắc. Lúc ấy, tôi phát động thành công phong trào
ba nhất trong quân đội: chiến thuật, kỹ thuật và nghệ thuật chỉ huy. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh xuống kiểm tra, chấp nhận và nhân rộng điển hỉnh trong toàn quân. Tướng Nguyễn Chí Thanh cũng với tướng Võ Nguyên Giáp, Lê Trọng Tấn, Trần Văn Trà, Lê Đức Anh… là những vị tường tài ba của quân đội ta.


Thượng tướng Nguyễn Minh Châu còn cho tôi biết ông mới vừa đến gặp và trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang ở thăm Thành phố Hồ Chí Minh vào những ngày tháng Tư lịch sử này. Ông bảo Đại tướng vẫn còn rất khoẻ mạnh. Tôi nói: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở giữa tuổi bát tuần vẫn còn khoẻ, còn thượng tướng thì có thể phấn đấu sống lâu được như Đại tướng không?”. Ông nở nụ cười rất tươi tắn. Nụ cười hiền hoà trên khuôn mặt đầy nếp nhăn chiến chinh của vị tướng “thép” Năm Ngà, của “Ông Năm cụ thể”, “Ông Năm áo ấm”,… những biệt danh trìu mến do bộ đội đặt cho ông, mà một thời ở chiến trường Nam Trung Bộ hễ nghe đến là đối phương phải nhụt chí.


Bốn năm rưỡi sau cuộc phỏng vấn trên, vào lúc 5 giờ ngày 23 tháng 10 năm 1999 trái tim của Thượng tướng Nguyễn Minh Châu đã ngừng đập. Thêm một lão tướng thuộc thế hệ “khai quốc” nữa lại ra đi khi thế ky XX đầy biến động sắp kết thúc. Để lại sau lưng bao công tích lẫy lừng, các chiến tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Phan Trọng Tuệ, Vương Thừa Vũ, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Thị Định, Trần Quý Hai, Nguyễn Bá Phát, Cao Văn Khánh, Chu Văn Tấn, Nguyễn Hữu An, Hoàng Thế Thiện, Giáp Văn Cương, Tô Ký, Vũ Lăng, Đào Sơn Tây, Nam Long, Đoàn Khuê, Đàm Quang Trung, Đào Đình Luyện, Lư Giang, Hà Vi Tùng, Thái Dũng, Phạm Kiệt, Doãn Tuế, Lê Thành Công, Võ Văn Thạnh, Nguyễn Văn Nghiêm, Trần Nguyên Độ, Trần Văn Trân, Kim Tuấn, Lương Văn Nho, Bùi Thanh Vân, Nguyễn Đệ, Hoàng Điền,… và bây giờ là Nguyễn Minh Châu, kẻ trước người sau thanh thản bước vào cõi vĩnh hằng khi nhiệm vụ chiến đấu vì độc lập tự do cho Tổ quốc của người lính đã hoàn thành.


Thắp nén hương tiễn đưa lão tướng, tôi chợt nhớ đến lời tướng Tư Chi-Trần Văn Trà trong hồi ký lúc giao nhiệm vụ tư lệnh Đoàn 232 cho tướng Năm Ngà-Nguyễn Minh Châu: “Đồng chí Năm Ngà, một con người cần cù và dũng cảm, xem trọng nghĩa tình, đã có nhiều kinh nghiệm vè chỉ huy chiến đấu của chủ lực từ cuộc kháng chiến chống Pháp ở cực Nam Trung Bộ…”. Vâng, không những đối với đồng cấp hoặc cấp trên, mà đối với cán bộ chiến sĩ thuộc quyền, tướng Năm Ngà cũng là con người luôn “xem trọng nghĩa tình”. Yêu thương lính, quan tâm đến từng việc cụ thể cho lính, nên ông cũng được lính hết sức thương yêu, kính trọng, nhất là ở Quân khu 6 cũ, nơi tướng Năm Ngà được xem như người anh cả!


Thiếu tướng Phùng Đình Ấm, vừa là thuộc cấp vừa là đồng đội sát cánh nhiều năm với tướng Năm Ngà trên khắp các chiến trường, trong giờ phút vĩnh biệt người chỉ huy của mình đã xúc động nói rằng: “Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang Quân khu 6 trìu mến gọi Thượng tướng Nguyễn Minh Châu, vị tư lệnh yêu quí của mình là: Anh Năm Ngà! Cái tên đã gắn bó với bao nhiêu chiến công oanh liệt trên chiến trường Khu 6 gian lao và anh dũng. Họ kính trọng và tôn vinh anh là người anh cả của mình bởi đức độ, tài năng và sự đóng góp to lớn của anh đối với trang sử vẻ vang của các lực lượng vũ trang Quân khu 6”.


Thiếu tướng Phùng Đình Ấm còn cho biết: “Trong công tác và trong chiến đấu, nhất là trong chiến đấu, anh luôn đòi hỏi ở mình và người chỉ huy cấp dưới phải thật cụ thể trong từng công việc, từng trận chiến đấu. Anh thường nói: chiến đấu là vấn đề xương máy, người chỉ huy không được giản đơn, càng không được qua loa, đại khái. Một trận đánh, nếu không có sự chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo và cụ thể, hiểu địch hiểu ta cụ thể, thì chẳng những không bảo đảm chắc thắng mà nhiều khi thất bại, tổn thất xương máu chiến sĩ không thể lường được”.


Còn thượng tướng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Phạm Thanh Ngân, trưởng Ban Lễ tang Thượng tướng Nguyễn Minh Châu, đọc điếu văn nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ không bao giờ quên người chỉ huy kiên cường, táo bạo, sáng tạo trong công tác. Người chỉ huy đã mang hết trí tuệ cùng tập thể, Đảng uỷ, chiến sĩ tham gia xây dựng quân đội trong sạch vững mạnh…”.

Tân Bình, tháng 4 năm 1995-10 năm 1999
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 08:04:55 am »

Trung tướng Đồng Văn Cống

Là một thanh niên yêu nước sinh ra từ ruộng dồng sông rạch miền Tây Nam Bộ, trưởng thành trong Cách mạng tháng Tám, Đồng Văn Cống đã trở thành một người lính, một vị tướng mà chiến tích không tách rời mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Chín năm kháng Pháp, “Bộ đội ông Cống” đã gắn liền với những chiến thắng Bến Tre, Long Châu Tiền. Nếu như nữ tướng Nguyễn Thị Định, cùng đồng hương Bến Tre, góp công khai mở con đường chiến lược Hồ Chí Minh trên biển, thì tướng Đồng Văn Cống lại có công tổ chức, củng cố vững chắc và hiệu quả con đường lịch sử mang mật danh 55B này. Trở về quê hương, ông được giao trọng trách tư lệnh Quân khu 9, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam; giữ quyền chỉ huy sở kiêm tư lệnh Quân đoàn dự bị chiến lược trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông cũng là tướng tư lệnh tiền phương Quân khu 7, dẫn đầu một cánh quân sang đập tan tập đoàn diệt chủng Pol Pot giải phóng Phnôm Pênh. Đồng Văn Cống được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1974, thăng Trung tướng năm 1981 và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Trước khi lui về an nghỉ, vị tướng chiến trường một thời vang danh còn được giao trọng trách phó tổng thanh tra quân đội. Chúng tôi không thể nào ngờ một con người hơn nửa cuộc đời nắm rừng, đầm mình sông rạch như ông, mà gần ở tuổi bát tuần, sức vóc vẫn còn vạm vỡ, cường tráng. Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, bằng cử chỉ giản dị thân tình, giọng nói đĩnh đạc đậm chất Nam Bộ, Trung tướng Đồng Văn Cống mở đầu câu chuyện:

-Rất nhiều bạn bè ngạc nhiên trước sức khoẻ của tôi và hỏi tôi các bí quyết (cười). Chẳng có bí quyết nào đâu. Tôi vốn được cha mẹ và trời ban cho một sức vóc khỏe mạnh. Thời trẻ tôi từng lặn rất sâu nhiều lần dưới sông để vớt súng, từng đi bộ hàng trăm cây số hành quân mà chẳng hề hấn gì. Tôi chỉ chơi thể thao thường xuyên mà thôi. Tôi từng là tuyển thủ đội A bóng đá tỉnh hồi trước Cách mạng tháng Tám.


-Bây giờ Trung tướng còn chơi môn thể thao nào không?

-Bóng chuyền, bóng bàn và cờ tướng tôi cũng rất thích, nhưng nay không còn chơi nữa. Sáng sáng tôi chỉ đi bộ 3-4 cây số, từ nhà ra công viên Lê Văn Tám tập thể dục, rồi về.


-Trung tướng có còn nghiên cứu về công tác quân sự?

-Tôi mới nhận một tập tài liệu dày hơn trăm ngàn trang đánh máy để đọc và báo cáo trước một cuộc hội nghị. Hàng ngày tôi vẫn đọc sách báo, nghiên cứu tư liệu để góp ý cho Quân khu 7.


-Thưa Trung tướng, từ bưng biền Nam Bộ thời chín năm chống Pháp, “Bộ đội Ông Cống” đã là nỗi kinh hoàng cho quân thù. Rồi những năm đánh Mỹ cái tên Đồng Văn Cống với tư cách tư lệnh Quân khu 9, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam lại thường xuyên xuất hiện cả trên báo đài chính quyền Sài Gòn. Không ít giai thoại được truyền tụng quanh cái tên ấy. Để thế hệ trẻ hình dung rõ hơn về cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng, xin Trung tướng vui lòng cho biết đôi nét về mình?

-Tôi tuổi Ngọ, sinh năm 1918 tại Bến Tre. Gia đình tôi là nông dân. Ông cố tôi quê ở Vĩnh Phúc, vì điều kiện mưu sinh mà năm Tự Đức thứ hai đã di cư vào Nam làm thuê, kiếm sống. Ông nội và cha tôi cũng phải đi ở đợ làm tá điền cho địa chủ. Đời cha tôi thì có đỡ hơn. Nhờ ông ngoại là một trung nông, nên khi cha mẹ tôi lấy nhau, ông ngoại đã mua cho ruộng đất, làm lụng đủ ăn. Cuộc sống cơ cực, không điều kiện đến trường, nên cả dòng họ tôi chẳng có ai biết chữ. Chỉ đến đời tôi, nhờ là con trai út nên được gia đình cho ăn học. Nhưng chẳng được bao lâu thì bố mẹ tôi lần lượt qua đời. Tôi phải nghỉ học ở nhà cày cấy, rồi được giác ngộ và tham gia hậu cần cách mạng.


Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, tôi làm Bí thư chi bộ xã kiêm tổng uỷ viên, lãnh đạo nhân dân địa phương nổi dậy cướp chính quyền. Giặc Pháp tái chiếm Nam Bộ. Tôi cùng anh em tìm được bốn cây súng lửa, cùng giáo gươm, tổ chức trừ gian diệt tề; tôi thường dùng một cây gươm cướp được của quân Nhật để đi đánh địch. Quân số tăng dần, chúng tôi tự thành lập tiểu đội, rồi trung đội do tôi chỉ huy và đến tháng 6 năm 1946 thì thành lập đại đội.


Chúng tôi vừa đánh giặc vừa cướp vũ khí của giặc để trang bị cho mình. Lúc ấy chưa có bộ đội chính qui, chỉ có dân quân du kích. Mọi thứ đều tự túc, chứ chưa có chế đọ về khí tài, quân trang. Đơn vị tôi phát triển sớm nhất và mạnh nhất tỉnh và khu. Sau đó, cấp trên giao tôi đi thuyết phục anh em, tổ chức biên chế các lực lượng quân sự ở Bến Tre thành bảy trung đội, rồi tách bốn trung đội thành lập Chi đội 19 do tôi chỉ huy hoạt động ở Bến Tre-Gò Công, ba trung đội còn lại thành lập Chi đội 20 hoạt động ở Trà Vinh-Vĩnh Long. Sang năm 1947, bộ đội phát triển nhanh, khu tổ chức thành lập Trung đoàn 99 với 2 tiểu đoàn. Tôi trực tiếp làm Trung đoàn trưởng và phụ trách Tỉnh đội Bến Tre. Tôi cùng anh em liên tục chiến đấu cho tới khi tập kết ra Bắc 1954. Lúc tập trung quân tập kết, tôi là Tham mưu trưởng kiêm thường vụ trực của Quân khu miền Đông.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM