Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:33:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thơ - nhạc VNCH nguồn gốc từ VNDCCH  (Đọc 100662 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #80 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2010, 12:00:53 am »

  Một bài hát hay hoặc không hay la do cảm nhận của từng người, chứ khó có một tiêu chuẩn xác định cụ thể  bác ạ!
Một cuộc thi hay một cuộc bình chọn mà không có tiêu chuẩn xác định cụ thể, chỉ dựa vào cảm tính cá nhân sẽ không bao giờ có hồi kết và trở nên vô bổ.
Chấm dứt các cuộc bình chọn như vậy ở Topic này nhé!
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2010, 03:06:19 am »

          Để bù lại cho việc bà xã đá mất bài, mời các bác đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về sự trở về của ông nhạc sĩ tài hoa này cực hay:

Sách Yếu Lược Đông Pháp ngày xưa có nói đến một kẻ lãng du mãi đi tới trước mặt mình, tự nhiên đứng chân, đi ra khỏi cổng làng, băng qua những núi non, những đại dương, băng qua những quốc gia, những nền văn hóa, vẫn tiếp tục bước tới, tới nữa, tới mãi... Đến một lúc gần như "hết đất" để đi tới, người lữ khách dừng chân, nhìn lại, và ô kìa...! Chỗ đứng chân đầu tiên lại xuất hiện trước mắt anh. Người lữ hành là người luôn luôn quay lại trên vết chân của mình.

Một cõi đi về mà! Mặc dù "Nhạc của tôi đi vào lòng người thì dễ, nhưng đi vào lòng ông Đỗ Mười sao khó thế!" - Phạm Duy phát biểu tại Đại học Berkeley 11.1995


Ca khúc Bà mẹ Gio Linh là một tác phẩm bất hủ của ông. Nhưng ít ai biết được câu chuyện đằng sau bài ca đó. Bài của Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ hé lộ câu chuyện này.

Về thăm lại Bà mẹ Gio Linh  

Bố con nhạc sĩ Phạm Duy với các em nhỏ trong làng trước nhà bà mẹ Gio Linh (Ảnh: Gia đình nhạc sĩ cung cấp)

Đối với tôi, cái tin Phạm Duy trở về nước sống là một tin đầy xúc động. Hồi gặp anh vội vã ở Paris (Pháp), tôi đã được nghe anh tiết lộ về cái khả năng "hứng bất tử" này, và không quan tâm mấy vì nó hoàn toàn viển vông. Nhưng bây giờ, anh đã lặng lẽ làm việc với các "cửa ải thủ tục" để được phép trở về nước.

Trở về làng Phượng Dục để xây lại cổng làng và hoàn chỉnh gia phả sau thế hệ nhà văn Phạm Duy Tốn. Ấy mới biết, dù lạc loài đến mấy thì điều làm cho người ta suy nghĩ đến đầu tiên, chính là hai chữ "nguồn cội". Hồi ấy, nghe tin tôi làm việc ở Quảng Trị, anh có hẹn sẽ đi với tôi về Gio Linh. Tôi đã nhất trí như vậy, nhưng hoàn cảnh nay đã khác. Tôi báo anh, qua máy: “Anh cứ tìm đến tòa soạn Tạp chí Cửa Việt ở thị xã Đông Hà, rồi nhờ một phóng viên đưa anh về Gio Linh. Anh cứ yên tâm, bà con trong làng sẽ rất vui mừng được đón tiếp tác giả Bà mẹ Gio Linh”.

Thật bất ngờ, vào một buổi sáng đẹp trời, một người đàn ông dáng cao to, tóc trắng như cước xuất hiện trước cửa phòng tôi và đó chính là nhạc sĩ Phạm Duy. Tôi nhìn lướt qua anh, thấy anh chẳng thay đổi gì so với mấy chục năm trước sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm, thuở anh về hát Tình ca cùng với một người đàn bà Mỹ nói tiếng Việt khá sành sõi và dĩ nhiên là khá đẹp. Và giữa hai chúng tôi đã có một cuộc chiến làm rung chuyển thế giới. Tôi không nhấc chân đi được, chỉ biết ngồi trên xe lăn nhìn anh. Tôi rất yên tâm khi nhờ người phóng viên đã rành rẽ mọi nơi, mọi chuyện khắp địa bàn tỉnh Quảng Trị đưa anh đi. Người phóng viên lên xe dẫn đường cho anh Phạm Duy về làng Mai Xá. Giữa đường, anh Phạm Duy giải thích về huyền thoại Bà mẹ Gio Linh cho người dẫn đường nghe.

Hồi ấy, nhân một chuyến đi thực tế nông thôn ở Quảng Trị, anh có về công tác ở làng Mai Xá và sáng tác bài hát Bà mẹ Gio Linh trong một đêm, lúc nằm trên giường tre ở chiến khu. "Tôi làm xong tôi khóc. Tôi nhớ hoài, tôi khóc như một đứa con nít". Tiếng khóc ấy như một tiếng nấc uất nghẹn quanh quẩn trong lòng Phạm Duy trong những năm anh sống ở hải ngoại. Dù ăn món gì, dù đang uống ly rượu gì, chợt nghĩ đến Bà mẹ Gio Linh là anh thấy mất vui. "Người ta hay nói đến chữ ăn năn. Riêng mình, tôi thấy ái ngại sao ấy. Bởi vì nó dễ quá. Chỉ mong sao được về đến tận nơi các anh đã hy sinh, được đốt ba nén nhang và nghiêng mình trước mộ hai anh. Đó là việc mình phải làm sau cùng trong lần hồi hương này, để cuộc trở về này có ý nghĩa".

Xe vẫn chạy bon bon trên đường ra Mai Xá. Người bạn vẫn ngồi yên bên cạnh Phạm Duy, lần lượt kể cho anh nghe về ngôi làng huyền thoại.

Ai cũng biết Cửa Tùng là địa điểm của vua Duy Tân ra bàn với ông khóa Bảo về việc dấy nghĩa Cần Vương; vì thế địa bàn Gio Linh đây, có thể xem như cái nôi của Cần Vương. Sau chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, tiến sĩ Nguyễn Tự Đồng (dân hay gọi là ông Đốc Đồng) đánh trống tụ nghĩa tại làng Hà Thượng.

Tục truyền rằng khoảng năm 1925, Quảng Trị nổi danh với những vườn đào tụ nghĩa. Đó là vườn đào của ông Nguyễn Khoa Bảo ở Cam Lộ, vườn đào Linh Yên, Triệu Phong của cụ đề đốc Nguyễn Thành Đốc, về sau bị giặc Pháp xử trảm ở bãi bồi làng Nhan Biều; vườn đào Bồ Bản của cụ Ấm Muộn, vườn đào Bích Khê của cụ hoàng giáp Hoàng Hữu Bính và vườn đào Mai Xá, Gio Linh của tú tài Trương Quang Cung. Những vườn đào rậm rạp, lá cây che mắt giặc Pháp nên được các môn đệ phong trào Cần Vương lấy làm chỗ họp mặt bàn việc khởi nghĩa. Thuở ấy ở các vườn làng Mai Xá, có hàng loạt cây mai mùa xuân nở hoa vàng rực rỡ, từ đó có phong trào "mai vàng tụ nghĩa". Ấy là không khí náo nức chung của huyện Gio Linh trước ngày khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, đến nỗi Tỉnh ủy Quảng Trị năm 1949 có quyết định phong tặng Gio Linh danh hiệu "Huyện kháng chiến kiểu mẫu".

"Đấy là bối cảnh lịch sử để bài hát Bà mẹ Gio Linh ra đời. Bây giờ nói cụ thể về các liệt sĩ của bài hát, bác có muốn nghe không?" - người phóng viên hỏi.

Dĩ nhiên là anh Phạm Duy rất muốn biết, không phải như đầu đuôi một câu chuyện đã trở thành huyền thoại, mà như một mảnh đất nước ở "phía bên kia", mà từ lâu đã mờ khuất trước mắt anh, giống như một hình bóng của làng quê chìm đắm dưới làn khói mù của lửa đạn. "Nhờ chú cho tôi nghe kỹ đầu đuôi câu chuyện Bà mẹ Gio Linh" - nhạc sĩ Phạm Duy nói với người dẫn đường.

Nguyên khu vực này có hai làng cùng một gốc, là làng Mai Xá Chánh và Mai Xá Thị. Anh Nguyễn Đức Kỳ (xã đội trưởng) quê ở Mai Xá Thị; còn anh Nguyễn Phi (cán bộ bình dân học vụ xã) ở làng Mai Xá Chánh. Lính Pháp ở đồn Nhĩ Hạ bắt được hai anh ở ngoài đồng, đem hành quyết rồi cắt đầu găm vào đòn xóc, đem bêu ở bên đường, lấy dầu bi-dăng-tin bôi cho óng mượt, giả dạng đi phố. Trong khi đó, từ phía đình làng Mai Xá, tấp nập những bóng dáng của các bà mẹ Gio Linh cắp thúng mủng giả vờ đi chợ, nhưng thực ra là đi lấy đầu liệt sĩ làng Mai Xá. Ngày giặc Pháp chặt đầu hai liệt sĩ là 16.8.1948. Hồi ấy ở Quảng Trị, giặc Pháp có tục giết người rồi đem đi bêu đầu ở giữa chợ. Có một cậu phóng viên nhân một chuyến đi thực tế ở đồng bằng Triệu Phong muốn điều tra thực hư bài hát Bà mẹ Gio Linh. Kết quả thật bất ngờ, có đến hơn một trăm bà mẹ quê đều tự nhận mình là bản gốc của Bà mẹ Gio Linh.

Hồi đó, chị tôi đi buôn ở chợ Chùa, có bữa chị như lạc giọng, đốt mấy nén nhang và một nải chuối, lâm râm cúng lạy ở ngoài hiên. Chị bảo tôi rằng làm thế để cúng vong hồn những người chết oan và bị Tây chặt đầu cắm ở bên đường. Đó là dấu vết của bài hát Bà mẹ Gio Linh theo như tôi được biết, bài hát quả nhiên đầy sức sống: Cái chết đau thương của hai liệt sĩ không làm cho làng Mai Xá ngã quỵ mà nhân thành hàng trăm con người tự nguyện đứng lên bảo vệ làng quê dù phải phơi thây ở bên đường. Các nhà thơ dân gian mọc lên như hoa, ca ngợi cái hùng khí của "mai vàng tụ nghĩa":

"Con mang theo dòng máu anh hùng
Sống chiến đấu, chết toàn danh tiết
Con ra đi hình hài tuấn kiệt
Con trở về có chiếc đầu thôi
".

Các bà mẹ mang thúng đi lấy đầu con, đó là mẹ Lê Thị Cháu (còn gọi là Diêu Cháu) và bà Khương Thị Mén, thím của liệt sĩ Nguyễn Đức Kỳ; mẹ Hoàng Thị Sáng và bà Bùi Thị Con, thím của liệt sĩ Nguyễn Phi. Lấy được đầu về, các mẹ đã giấu ở trên tra, gần nóc nhà để tránh Tây lùng sục. Sau đó, đem chôn vào hai cái hộp vuông phù hợp với chiếc đầu. Lần đầu tiên người Việt Nam đem chôn người thân bằng một chiếc hộp vuông. Đầu anh Kỳ được chôn tại vùng Đôộng, Mai Xá Thị, đầu anh Phi được chôn tại nghĩa địa Cồn Dài.

Nhạc sĩ Phạm Duy bùi ngùi nghe lại đoạn băng ghi âm của gia đình ghi lại cuộc phỏng vấn anh và ca sĩ Thái Thanh của đài Pháp RFI thực hiện năm 2001. Thống thiết nhất là giọng của Thái Thanh: "Một bà mẹ bình thường, con cái đã là một gánh nặng lớn của mẹ rồi, huống chi lại phải mất con trong thời chiến tranh nữa. Cái bi kịch này nó ghê gớm quá. Lần nào hát Bà mẹ Gio Linh tôi cũng khóc".

Riêng với Phạm Duy, bi kịch Bà mẹ Gio Linh ngay từ đầu đã trở thành một ám ảnh nghệ thuật đeo bám lấy tâm hồn anh, nhất định "không buông tha" để tâm hồn anh đỡ bị giày vò. Chợt nhớ lại một đêm năm 1951, lúc bước chân qua Phát Diệm, Phạm Duy thấy mình mãi khóc bằng một giọt nước mắt lạ lùng, có khi giọt nước mắt ấy rơm rớm trong khóe mắt; hoặc tuôn dào dạt như muốn lấp đầy khoảng trống trong lồng ngực, không phải là người ngoài cuộc mà chỉ người trong cuộc mới biết. Đó là một khoảnh khắc vàng của một đời nghệ sĩ trong cuộc sống phong trần của anh.

Sự quay trở về lần này của Phạm Duy chính là hành động để anh tạ tội với Mẹ Việt Nam, để xin người cho "đi lại từ đầu". Ôi, Mẹ Việt Nam luôn bao dung và nghiêm nghị sẽ nhìn xuống mỉm cười trên mái tóc bạc trắng như cước của đứa con tài hoa, phung phá và nay biết hối lỗi, Mẹ Việt Nam sẽ chứng giám cho thành tâm của anh. Sách Yếu Lược Đông Pháp ngày xưa có nói đến một kẻ lãng du mãi đi tới trước mặt mình, tự nhiên đứng chân, đi ra khỏi cổng làng, băng qua những núi non, những đại dương, băng qua những quốc gia, những nền văn hóa, vẫn tiếp tục bước tới, tới nữa, tới mãi... Đến một lúc gần như "hết đất" để đi tới, người lữ khách dừng chân, nhìn lại, và ô kìa...! Chỗ đứng chân đầu tiên lại xuất hiện trước mắt anh. Người lữ hành là người luôn luôn quay lại trên vết chân của mình. Với Phạm Duy, vết chân đầu tiên để anh bước vào lịch sử chính là ngôi làng Mai Xá huyền thoại này và như vậy, anh là một Người Trở Về, vâng Come back Sorriento, "và sẽ thấy kiếp xưa bước nhẹ về"... "đi lại từ đầu". Như lời anh đã viết trong ca khúc Kỷ niệm mới đây.

Nãy giờ ham nói chuyện, người phóng viên mới để ý rằng mình đang đưa anh Phạm Duy đi băng qua ngõ làng Mai Xá, hướng đến một nền nhà cũ. Đó là nền nhà thời thơ ấu của anh Nguyễn Đức Kỳ, căn nhà đã biến mất từ lâu, nền nhà đã bị cày vỡ dùng để trồng trọt, con đường rộng lên ngã tư Sòng cũng băng qua đó. Nhạc sĩ Phạm Duy đứng yên, đốt mấy cây hương cắm lên nền nhà lẩm bẩm: "Đến rồi!" và lấy giọng hát bài Bà mẹ Gio Linh. Anh hát nghẹn ngào, giọng vang như mọi lần nhưng trầm hơn. Bà mẹ đứng cạnh anh úp nón trước ngực, cất tiếng thở dài. Đó là mẹ Diêu Cháu của anh Kỳ. Bài hát này in ở Huế, lời của nó được tác giả sửa lại nhưng thanh niên trong làng vẫn thuộc y nguyên lời đầu tiên:

...Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu
Đường về thôn xóm buồn teo
Xa xa tiếng chuông chùa reo…


Bà mẹ Gio Linh tức mẹ Diêu Cháu, đứng bên cạnh Phạm Duy, nét mặt xúc động tràn trề, Phạm Duy ngoảnh mặt lại, cúi xuống nhìn mẹ, rồi bỗng nhiên buột miệng:

- Mẹ đẹp như một vị thánh.

Mẹ Diêu Cháu mắt hấp háy, da mặt hồng hào như thời con gái, dáng hơi bối rối. Nhạc sĩ Phạm Duy hát xong bài Bà mẹ Gio Linh, đứng nghiêm thẳng người, cây đàn guitar cũ chống ở trước bụng, trong tư thế của người chiến sĩ đứng chống gươm, mặc niệm trước đồng đội đã khuất.

16.11.2007
Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bà mẹ Gio Linh
Trình bày: Thái Thanh

Mẹ già cuốc đất trồng khoai
Nuôi con đánh giặc đêm ngày
Cho dù áo rách sờn vai
Cơm ăn bát vơi bát đầy
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

Nhà thì nó đốt còn đây
Khuyên nhau báo thù phen này
Mẹ mừng con đánh giặc hay (bản gốc là: giết nhiều Tây)
Ra công sới vun cầy cấy
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

Con vui ra đi (bản gốc: Con đi dân quân), sớm tối vác súng về
Mẹ già một con yêu nước có kém chi
Đêm nghe xa xa có tiếng súng lắng về (bản gốc: nghe tiếng súng oán hề)
Mẹ nguyện cầu cho con sống rất say mê.

Mẹ già tưới nước trồng rau
Nghe tin xóm làng kêu gào
Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu
Đường về thôn xóm buồn teo
Xa xa tiếng chuông chùa gieo (chuông chùa réo)
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

Tay nâng nâng lên, rưng rức nước mắt đầy
Mẹ nhìn đầu con, tóc trắng phất phơ bay
Ta yêu con ta, môi thắm bết máu cờ
Nụ cười hồn nhiên, đôi mắt ngó trông ta.

Mẹ già nấu nước chờ ai
Đêm đêm súng nổ vang trời
Giật mình em bé mồ côi
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

Đoàn người kéo đến nhà chơi (bản gốc: Bộ đội đã ghé về chơi)
Khơi vui bếp lửa tơi bời
Mẹ già đi lấy nồi khoai (đi nấu nồi khoai)
Bưng lên khói hương mờ bay
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

Khi trông con nuôi xúm xít dưới túp nhà
Mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa
Con, con con ơi ! Uống hết bát nước đầy
Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây...

Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây.
 
Bài về nhạc sỹ Văn Cao và các bản hùng ca cùng với nhạc sỹ Lưu Hữu Phước và Hồn Tử Sỹ xin khất các bác lại sau.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2010, 03:23:23 am gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 05:17:40 pm »

Hẳn nhiều người từng đắm chìm với giọng ca của Tài tử Ngọc Bảo, say mê qua những lời hát: http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ngay-ve-hoang-giac-ngoc-bao.CD_2z4wc1q.html

Những người lớn tuổi hẳn còn nhớ bài hát nhưng có lẽ ít người còn nhớ được tình cảnh của bài hát này.

Hoàng Giác, sinh năm 1924, gốc làng Chèm (xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội). Năm 1945, ông tốt nghiệp Trường Bưởi, bản nhạc đầu tay trong cuộc đời sáng tác của ông là để tặng cho một thiếu nữ trong Hà Đông, bài Mơ hoa.

Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ, Hoàng Giác hăng hái tham gia. Trong Tuần lễ vàng ở Hà Nội, Hoàng Giác đăng đàn diễn thuyết. Tài ăn nói của ông đã thu về nhiều thắng lợi cho ngân sách của chính phủ non trẻ. Trong đám đông đứng nghe, có một giai nhân ở đường Quán Thánh, cô lặng lẽ tháo tất cả vòng, xuyến bỏ vào thùng ủng hộ cách mạng.



Đến khi toàn quốc kháng chiến, Hoàng Giác tham gia Đoàn Tuyên truyền xung phong và một tuyệt phẩm nữa được ra đời vào năm 1947, ca khúc Ngày về được ông làm trên đường công tác được về thăm nhà:

Tung cánh chim tìm về tổ ấm
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao ngày xanh.

Tha thiết mong tìm về bạn cũ
nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió
vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây
mờ khuất xa xôi nghìn phương

Trên đường tha hương, vui gió sương
riêng lòng ta mang mối nhớ thương
âm thầm thương tiếc cho ngày về
tìm lại đường tơ nay đã dứt

Nghe tiếng chim chiều về gọi gió
như tiếng tơ lòng người bạc phước
nhắp chén men say còn vương bóng quê hương
dừng bước tha hương lòng đau.


Lời 2:
Trong bốn phương mờ hàng lệ thắm
mơ đến em một ngày đầm ấm
nhớ phút chia phôi cùng ai dứt đau thương
tìm đến em nay còn đâu.

Năm tháng phai mờ lời hẹn ước
trong gió sương hình người tình mến
oán trách ai quên lời thề lúc ra đi
thôi ước mơ chi ngày mai

Phong trần tha hương bao nhớ thương
tim buồn ta mơ đôi bóng uyên
lưng trời âu yếm bay tìm đàn
lòng nguyện giờ đây quên quên hết

Ta sống không một lời trìu mến
như bóng con đò lạc bến
lờ lững trôi qua cùng ngày tháng phôi pha
duyên kiếp sau ta chờ mong.

Năm 1951, song thân của Hoàng Giác cậy nhờ mai mối đi hỏi cô Kim Châu “giai nhân đường Quán Thánh” cho con trai họ. Cả Hà Nội xôn xao. Bao nhiêu chàng trai thất vọng. Cũng có người can ngăn bố mẹ nàng không nên gả con gái cho “thằng nghệ sĩ nghèo rớt mồng tơi”. Thế nhưng có ai biết được ước mơ của nàng, và nàng đã hân hoan chấp nhận lời cầu hôn. Thế là người đẹp Kim Châu trở thành “bà Hoàng Giác” năm 19 tuổi.



Sau đó hoạt động âm nhạc của ông chủ yếu là dạy nhạc tư, hoạt động nghệ thuật như một nhạc sĩ và cũng là một ca sĩ được Hà thành hâm mộ, ông dạy guitare nhiều năm ở Trường Âm nhạc dân lập và dạy hai khóa đầu tiên của Trường Sư phạm Nhạc Họa.

Cuộc sống êm đềm của đôi vợ chồng Hoàng Giác - Kim Châu chỉ kéo dài được khoảng hơn 15 năm thì tai họa ập xuống, khi chính quyền Sài Gòn thời ấy “cắc cớ” (sự cắc cớ này hẳn đã được tính toán kỹ lưỡng) chọn bài "Ngày về" làm nhạc hiệu cho chương trình “Tiếng chim gọi đàn” (tên một bài hát của nhạc sĩ Hoàng Quý) - một chương trình “chiêu hồi”.

Dạo ấy, chính quyền miền Nam đã sử dụng khá nhiều ca khúc của “phía bên kia” như bài "Tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước trở thành quốc ca, rồi "Sơn nữ ca", "Lời người ra đi" của Trần Hoàn, "Thiên thai", "Bến xuân" của Văn Cao... nhưng "Ngày về" lại rơi vào trường hợp “nhạy cảm” nhất cho nên không chỉ tác giả mà cả gia đình của ông cũng chịu nhiều hệ lụy. Tai họa này đã biến bà Kim Châu từ một người vợ yếu đuối đã tự gắng gượng và trở thành “lao động chính”, một mình bà phải chạy vạy, lo toan chuyện cơm áo để nuôi sống chồng con. Đằng đẵng suốt bao nhiêu năm trời bà cặm cụi may vá, đan len thuê kể cả phết hồ dán bao bì. Bà không từ chối bất cứ việc gì, cho dù là nhỏ nhặt hoặc lao nhọc, miễn sao đem lại cho bà chút tiền để khả dĩ mua được thức ăn nuôi sống gia đình.

Báo Công an Nhân dân trong bài viết “Nhạc sĩ Hoàng Giác: Mãi giấc mơ hoa” có đoạn đề cập đến bản nhạc "Ngày về":

“Sau khi được một số ca sĩ hát ở ngoài Bắc, vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, rất ngẫu nhiên, giai điệu của "Ngày về" được chính phủ Việt Nam Cộng hòa chọn làm nhạc hiệu cho chương trình Chiêu hồi. Vì tình huống nhạy cảm này mà mãi đến sau 1975, bài "Ngày về" mới được hát trở lại ở ngoài Bắc với nhiều giọng ca nổi tiếng như tài tử Ngọc Bảo, Cao Minh, Lê Dung, Ngọc Tân…”

Cũng giống như một số nhạc sĩ cùng thời, Hoàng Giác sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 20 ca khúc, trong số đó có những bài hát nổi tiếng, vượt thời gian như Mơ hoa, Ngày về, Hương lúa đồng quê. Ông hiện sống ở Hà Nội và có người con trai là nhà thơ khá nổi tiếng Hoàng Nhuận Cầm.

Ông đã được tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc năm 2003.

Bài hát Ngày về của Hoàng Giác do ca sĩ Thanh Long Bass trình bày http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ngay-ve-hoang-giac-thanh-long-bass.UrQbGYy0l2.html
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #83 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2014, 11:26:22 am »

Chúng ta có mấy nhạc sĩ xuất hiện trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (miền Nam) và đều đã hy sinh trong cuộc kháng chiến ấy, đó là: Nguyễn Mỹ Ca, Hiếu Nghĩa và Võ Hòa Khanh (miềnTrung?).

Về nhạc sỹ Hiếu Nghĩa đã có bài về bản “Ông Lái Ðò” ở đây:
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở miền Nam có (ít nhất) một nhạc sỹ đã hy sinh, nhạc sỹ Hiếu Nghĩa.

Nhạc sỹ Nguyễn Mỹ Ca để lại hai ca khúc “Dạ Khúc” (lời Hoàng Mai Lưu), "Đến trường" và “Tiếng Dân Cày”, có lẽ “Dạ Khúc” đã được Nguyễn Mỹ Ca viết trước khi xảy ra cuộc Kháng chiến, nên đầy chất “lãng mạn tiểu tư sản thành thị” như cách nói người ta thường nghe thấy lúc bấy giờ, phần lớn những bài Dạ Khúc (Seranade) thường được viết trên nhịp 3/4 như Dạ Khúc của Schubert, của Torcelli... Trừ Dạ Khúc của Nguyễn Văn Quỳ viết trên nhịp 4/4 và điệp khúc chuyển đổi qua nhịp 3/4 dồn dập và có hơi hướng gipsy, Nguyễn Mỹ Ca lại khác ông soạn bài hát theo nhịp 3/4, trên âm giai Đô trưởng, uyển chuyển và trong sáng, điệu Boston chầm chậm.

Tân nhạc Việt Nam từ trước tới nay đã có không ít nhạc sĩ chọn đề tài về đêm để viết, chỉ tính riêng thế hệ nhạc sĩ thứ nhất, thứ hai đã thấy có Nguyễn Mỹ Ca, Phạm Duy, Nguyễn Văn Quỳ với ca khúc mang tựa đề Dạ khúc.

Dạ khúc của Phạm Duy được viết lời từ tác phẩm Serenade của Schubert năm 1948, của Nguyễn Văn Quỳ sáng tác trong thập niên 1950, cả hai đều mang giai điệu phảng phất buồn, nhưng để lại một nỗi u sầu ám ảnh thì phải kể đến Dạ khúc của Nguyễn Mỹ Ca sáng tác 1945.

Bài hát mở đầu như một nỗi bâng khuâng:

Gió gây hương nhớ,
Nâng tiếng đàn xa đưa, sầu vương vấn
Gây mơ khóc trên dây tơ...

Câu hát gợi nhớ tiếng vĩ cầm réo rắt, tiếng tơ chạm nhẹ như gió lướt qua. Đoạn mở chỉ dài 18 trường canh, để chuyển qua điệp khúc:

Đàn ai lên cung oán tang tình, gieo hờn
Đàn ai lên cung oán xế xang, gieo buồn
Bồn chồn trong đêm tối, lần dò chân theo lối mấp mô...

Rồi ông tài tình chuyển đoạn, từ trưởng qua thứ, và thứ qua trưởng, mỗi câu lại đi xuống từng nửa cung, như tiếng lòng gửi gấm trong tiếng đàn, thê thiết, đê mê đến đổ lệ. Và câu nhạc vút lên sau cùng như tâm hồn cũng muốn vút bay lên vầng trăng xa...

Ôi cung đàn réo, vang đêm trường
Giây tơ gào gió, đê mê lòng.
Lệ tràn vì đâu, bao tình tê tái
Nương làn gió, bay tìm ánh trăng sao...

Chúng ta hãy đặt lòng mình vào thời điểm của thập niên 1940, thời kỳ phôi thai của tân nhạc, khi các tác giả còn dùng nhạc Tây để hát thành bài Ta... hay là viết ca khúc trên cung Rê thứ ảm đạm, nhàm chán. Thời ấy, chỉ hay là nhờ lời ca mà thôi, chứ nhạc thuật thường còn non nớt. Nhớ lại như vậy, chúng ta mới thấy Nguyễn Mỹ Ca vô cùng uyên bác và vững vàng về nhạc thuật.

Cũng như nhiều nhạc sĩ đương thời, Nguyễn Mỹ Ca cũng bị tiếng đàn ám ảnh. Dẫu tiếng đàn hay tiếng lòng thì nó cũng chỉ diễn tả một nỗi niềm nhung nhớ…

Ôi cung đàn réo vang đêm trường
Giây tơ gào gió đê mê lòng
Lệ tràn vì đâu?
Bao tình tê tái
Nương làn gió bay tìm ánh trăng sao.

Có lẽ khi nghe Duy Trác hát, người ta mới thấy hết nỗi buồn thấm đọng trên từng câu chữ, từng lời ca… Tác phẩm này một thời rất được ưa chuộng ở Hà Nội. <a href="http://www.youtube.com/watch?v=TBPGBxpu_ns" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=TBPGBxpu_ns</a>

Ông sinh năm 1917 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho. Là anh họ của giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê (theo Trần Quang Hải, con trai Trần Văn Khê), ông có học trường Petrus Ký tại Sài Gòn, sau ông tham gia nhóm nhạc sĩ sinh viên vào thập niên 1940 cùng Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Trần Văn Khê.

Cũng như phần lớn các thanh niên trí thức, theo kháng chiến, Nguyễn Mỹ Ca cũng muốn tự nguyện hòa mình với “cuộc sống mới”, nên đã viết “Tiếng Dân Cày”, nhưng “Tiếng Dân Cày” không phải là một bài dân ca, Nguyễn Mỹ Ca mất vào năm 1946 lúc vừa 29 tuổi, liệt sĩ Nguyễn Mỹ Ca trước lúc hy sinh còn để lại “Khúc khải hoàn” (viết cùng Lưu Hữu Phước).

Rất nhiều ca sĩ trình bày Dạ Khúc - Nguyễn Mỹ Ca, từ Mộc Lan, Châu Hà đến Thái Thanh, Mai Hương, từ Anh Ngọc, Ngọc Long đến Duy Trác, Sĩ Phú... nhưng theo ý riêng không ai hát bài này thấm thía và tình cảm bằng nghệ sĩ Trần Văn Trạch.

Dạ Khúc

Nhạc Nguyễn Mỹ Ca (1917-1946)
Lời Hoàng Mai Lưu

Gió gây hương nhớ
Nâng tiếng đàn xa đưa
Sầu vương vấn
Gây mơ khóc trên dây tơ
Trong sầu nhớ bóng ai thoáng về cô phòng
Nào đâu thấy tình xưa mơ mòng

Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
Bồn chồn trong đêm tối
Lần dò chơn theo lối mấp mô

Ôi cung đàn réo vang đêm trường
Giây tơ gào gío đê mê lòng
Lệ tràn vì đâu ?
Bao tình tê tái
Nương làn gío bay tìm ánh trăng sao .

Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
Bồn chồn trong đêm tối
Lần dò chơn theo lối mấp mô

Khi trình bày Dạ Khúc, cũng như nhiều bài khác, Trần Văn Trạch hát rặt giọng Nam ông không bao giờ bắt chước giọng Bắc để hát như đa số ca sĩ phải làm vào thời ấy, vì thế mà ngoài giọng hát có âm lượng đặc biệt, cách trình bày mới gợi cảm làm sao... ông phải là “gió gây hương nhớ”, mà là “gió gây hương nhớ”, nghe nó nhẹ hơn, êm hơn và duyên dáng hơn nhiều.
http://cuongde.org/index.php/component/muscol/T/51-tran-van-trach/108-tran-van-trach-voi-tinh-ca/3890-da-khuc-nguyen-my-ca
Phải chăng vì Nguyễn Mỹ Ca là người miền Nam, nên cách trình bày đặc biệt Nam kỳ của Trần Văn Trạch mới “tới” như thế? Giống như hiếm thấy ai hát “Hướng Về Hà Nội” hơn Duy Trác vì chất Bắc của giọng ca vừa kể. Cũng như phải là người Huế như Hà Thanh thì hát “Hẹn Một Ngày Về” của Lê Hữu Mục mới là tuyệt!

Tài Liệu Tham Khảo: Dạ Khúc, nhạc Nguyễn Mỹ Ca (1917-1946) - lời Hoàng Mai Lưu, Tinh Hoa Huế ấn hành 1953.

Võ Hòa Khanh không biết có bao nhiêu bài, nhưng phần lớn các thính giả chỉ biết có bài “Tình Nước”, đây là một bài thơ được Võ Hòa Khanh phổ nhạc, còn có một cái tên khác là “Trăng Treo Ðầu Súng”.

Khi bài hát này được ấn hành tại Sài Gòn (nhà xuất bản Tinh Hoa hay An Phú?) tác giả bài thơ chỉ được ghi là “khuyết danh”.

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Từ phương trời chẳng hề quen nhau
Lúc nguy khốn tình thắt chặt tình
Ðêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ
Vì nước ruộng nương anh bỏ bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ chàng trai làng ra lính
Tôi với anh đã từng cơn ấm lạnh
Rét run người vầng trán đẫm mồ hôi
Áo anh rách vai quần tôi có hai miếng vá
Miệng còn cười buốt giá chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...

Liệu Võ Hòa Khanh có phải là Vũ Hòa Thanh?

Bản Tình Nước của ông trong tập nhạc An Phú ghi tên là Vũ Hòa Khanh, trong tập nhạc Tinh Hoa thì ghi là Vũ Hòa Thanh.
Cố ca nhạc sỹ Duy Khánh là người thể hiện rất thành công bài hát bị sửa đổi này http://amnhac.fm/index.php/nhac/T/505-truong-son/790-truong-son-2-que-huong-va-tuoi-tre/9803-tinh-nuoc-vo-hoa-khanh-duy-khanh

Tình Nước
  Nhạc và lời:   Vũ Hòa Thanh - Chung Quân

 Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cầy lên sỏi đá
 Anh với tôi, hai người xa lạ
 Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau
 
 Lúc nguy biến tình xiết chặt tình
 Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ
 Vì nước ruộng nương anh bỏ bạn thân (để vợ anh cầy)
 Gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay
 
 Giếng nước dốc đá có (gốc đa nhớ) chàng trai làng ra lính
 Tôi với anh đã từng cơn ấm lạnh
 Rét run người vầng trán toát mồ hôi
 Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá
 Miệng mỉm cười buốt giá chân không giày
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
 
 Đêm nay đồng hoang sương xuống
 Mình ngồi (Nằm kề) bên nhau chờ trăng lên
 Lòng thấy nao nao

Lần đầu tiên khi nghe cố ca nhạc sỹ Duy Khánh thể hiện bài này, thời đó nghe bằng đĩa nhựa, sau rồi tới băng cát-xét, em ngạc nhiên sao không giống với bài thơ, lúc đó nghĩ chắc nhạc sỹ phải làm thế cho hợp vần điệu.

Hiếu Nghĩa, Võ Hòa Khanh, Nguyễn Mỹ Ca là những người chiến tranh đã mang tới cho âm nhạc Việt Nam rồi chiến tranh cũng mang họ đi mất.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #84 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 08:54:51 pm »

Nhạc sỹ Anh Bằng, tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1927 tại Ninh Bình. Có người anh là Ðại úy Trần An Lạc, chỉ huy trưởng Lực Lượng Tự Vệ của Linh mục Lê Hữu Từ ở Bùi Chu - Phát Diệm. Sau Hiệp Ðịnh Genève, Anh Bằng đưa vợ con vào Nam. Lúc đó ông đã hai mươi tám tuổi, nhưng ông coi như mới có 18, để viết ca khúc "Nỗi lòng người đi"

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi! Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng
Nay khóc tơ duyên lìa tan

Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời
ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ

Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi

Tổng hợp từ các websites hải ngoại.
Tác giả thật của Nỗi lòng người đi?
NGÀY 24 THÁNG 2, 2013 | 08:00


Những ca từ và giai điệu đẹp lãng mạn, bao người say, bao người hát và vẫn được biết đến là nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ thơ Nguyễn Bính. Nhưng với bài viết dưới đây của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, Nỗi lòng người đi lại có một cái tên khác, một nhạc sĩ khác...”

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong vơi đầy
Bạn lòng ai! thuở ấy tôi mang cây đàn
quen sống ca vui bên nàng...


Những ca từ và giai điệu đẹp lãng mạn, bao người say, bao người hát và vẫn được biết đến là nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ thơ Nguyễn Bính. Nhưng với bài viết dưới đây của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, Nỗi lòng người đi lại có một cái tên khác, một nhạc sĩ khác...”

Một buổi sáng cuối thu Hà Nội, có một người nhỏ thó đến tìm gặp tôi. Đó là ông Khúc Ngọc Chân, từng chơi cello ở Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ông nói rằng ông có bài thơ về tổ tiên được khắc trên bia đá tại đền thờ họ Khúc ở quê. Dần dà, ông bắt đầu kể cho tôi nghe về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Nỗi lòng người đi mà chính ông là tác giả với cái tên đầu tiên là Tôi xa Hà Nội.

Khúc Ngọc Chân sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch – Hà Nội. Khi ông Chân vào tuổi thanh xuân cũng là khi cuộc chiến đấu chống Pháp sắp vào hồi kết. Bởi vậy, các thanh niên Hà Nội nơm nớp bị bắt lính, đưa ra các chiến trường. Để thoát khỏi cảnh cưỡng ép này, gia đình đã nhờ người thân xin cho ông vào làm nghề sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Làm ở đây, vừa không bị bắt đi lính, lại chỉ phải làm có nửa ngày. Vốn yêu âm nhạc, ông Chân tìm đến học đàn thầy Wiliam Chấn ở gần hồ Tây. Qua học thầy mà ông Chân quen với một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng kém ông 2 tuổi. Rồi tình yêu nhen lửa. Họ đã có những ngày đầu yêu thương thật thơ mộng bên bờ hồ Gươm.

Tác giả thật của Nỗi lòng người đi?

Nhạc sĩ Anh Bằng.

Sau giải phóng Thủ đô, ông Chân phải theo gia đình về quê. Khi trở về Hà Nội, ông Chân mới biết gia đình người yêu đã xuống Hải Phòng, chờ di cư vào Nam. Ông tìm xuống Hải Phòng chờ tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, với cây guitar luôn mang theo bên mình, Khúc Ngọc Chân viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất – Hải Phòng, viết lại những gì đã bâng khuâng trong suốt những ngày tháng xa nhau.

Những ngày ngắn ngủi bên nhau ở Hải Phòng, họ đã yêu nhau và hẹn nàng cứ vào trước, chàng sẽ vào sau, tìm nàng ở Sài Gòn.

Ông Chân kể rằng, khi viết “Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi” là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm. Đến khi ông viết “Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời” cũng là tưởng tượng về cánh tay giơ cao của Nữ thần Tự do. Ông viết trong một thầm ước mong manh cho ngày gặp lại không biết đến khi nào... Ca khúc được viết xong, Khúc Ngọc Chân đã tập cho nàng hát, khi ấy đã là cuối tháng 11/1954.

Ngày tiễn nàng và gia đình xuống tàu há mồm di cư vào Nam, chàng và nàng cùng xuống một chiếc thuyền con ở bến Bính để đi ra nơi tàu đậu ngoài cửa biển. Thuyền cứ trôi, còn chàng thì cứ bập bùng guitar và hát Tôi xa Hà Nội cho nàng nghe. Nàng vừa nghe vừa đập nhịp bằng tay lên mạn thuyền. Một cảnh tượng chia tay thật lãng mạn như trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Con tàu đã rời xa đất liền, trôi mãi vào biển cả mênh mang, mang theo nàng và mối tình đầu day dứt cùng giai điệu đượm buồn kia. Chàng trở lại Hà Nội, nhưng nỗi nhớ nàng thì cứ thắp sáng trong những đêm trường cô đơn.

Còn nàng, khi vào Sài Gòn, với khả năng văn nghệ và vẻ đẹp của mình, nàng đã đến đầu quân cho một quán bar. Ở đó, nàng vừa làm việc, vừa nhớ người yêu. Ca khúc của chàng đã được nàng tự hát trong những đêm thương nhớ. Hát để nhớ chàng, hát để chia sẻ với bao người khác có tâm trạng nhớ nhung như nàng. Và đương nhiên, ca khúc hay như thế đã lọt vào thẩm âm của nhiều nhạc sĩ lúc đó khi xa Hà Nội, chắc chắn trong đó có nhạc sĩ Anh Bằng. Ca khúc đã có một số phận khác khi được nhạc sĩ nhận thức và tìm cách xử lý.

Ở lại Hà Nội, năm 1956, ông Chân vào học đàn cello ở Trường Âm nhạc Việt Nam; Khi tốt nghiệp thì về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ngày thống nhất đất nước, khi Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn vừa giải phóng, ông Chân đi tìm người yêu thì biết tin người yêu vò võ đợi chờ ngày gặp lại đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo năm 1969, khi mới vào tuổi tam thập nhị lập. Chính vì người yêu đã mất nên ông không sao hiểu nổi bằng cách gì mà ca khúc Tôi xa Hà Nội của ông lại lọt vào tay nhạc sĩ Anh Bằng, được ông sửa thành nhịp 4/4 theo điệu slow và phổ biến “quá trời” tại Sài Gòn. Ông Chân nói rằng đó là điều may mắn. Khi ấy, nếu ca khúc loang ra mà lại ghi tên ông là tác giả, chắc ông khó mà ngồi yên ở Dàn nhạc Giao hưởng cho đến khi về hưu. Nhưng vì ca khúc ghi là của tác giả Anh Bằng nên những ca từ rất thực của ông diễn tả nỗi phấp phỏng trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm lại trở thành một vệt đen mang đậm nỗi ấm ức của bao người di cư ở bên kia chiến tuyến. Lại nữa, vì Anh Bằng đổi tên ca khúc thành Nỗi lòng người đi nên vệt đen kia hóa thành có thực khi đất nước bị chia cắt. Cũng chính vì thế mà cho đến nay, Nỗi lòng người đi (vốn là Tôi xa Hà Nội) vẫn chưa được cho phép hát lại.

Tác giả thật của Nỗi lòng người đi?



Tìm hiểu về nhạc sĩ Anh Bằng qua nhiều luồng thông tin thì thấy rằng điều ông Chân thổ lộ rất có cơ sở. Nhạc sĩ Anh Bằng tên khai sinh là Trần An Bường. Ông sinh năm 1925 tại thị trấn Bỉm Sơn thuộc Ninh Bình. Ông học trung học tại Hà Nội trước khi di cư vào Nam. Sau ngày 30/4/1975, Anh Bằng sang Mỹ, cư trú tại Houston, bang Texas. Ông vẫn hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt và hiện là cố vấn trung tâm Asia Entertainment tại Houston. Ngày ấy, khi nghe được ca khúc Tôi xa Hà Nội do một thiếu nữ làm ở quán bar hát mà lại không biết xuất xứ, với khả năng âm nhạc của mình, Anh Bằng đã thuộc được giai điệu này. Ông thấy rất hợp tâm trạng của những thanh niên vừa phải xa Hà Nội di cư vào Sài Gòn. Vậy là để hợp thời thế, Anh Bằng đã chuyển nhịp 3/8 gốc của ca khúc Tôi xa Hà Nội thành nhịp 4/4, dùng tiết điệu slow. Còn về ca từ, Anh Bằng đã khéo léo gắn vào đó tên của một nhà thơ tình nổi tiếng là Nguyễn Bính. Nhưng rất tiếc, sau hiệp định Geneve, ông đã ra tập kết ở miền Bắc. Có lẽ thông tin này Anh Bằng không biết nên ông đã tự “vu” cho Nguyễn Bính chịu trách nhiệm ca từ này. Trong ca từ, Anh Bằng có sửa vài chỗ. Chỗ thì cho lãng mạn hơn theo ý của ông. Đấy là câu “Khua nước chơi như ngày xưa” thành “Khua nước trong như ngày xưa”. Hồ Gươm còn được gọi là hồ Lục Thủy, tức là hồ nước xanh tự ngàn xưa nên chữ “trong” không đúng với hiện thực mà là tưởng tượng ra thôi. Còn nữa, nếu Khúc Ngọc Chân viết: “Mộng với tay cao hơn trời/ Ai nhắn thay tôi đôi lời” thì Anh Bằng sửa là “Tôi hái hoa tiên cho đời” thì đúng là ca ngợi cuộc sống Sài Gòn lúc đó, để cho người miền Nam thấy đang hưởng một cuộc sống “phồn hoa” tuy “giả tạo”. Cuối cùng, Anh Bằng đã đổi tên ca khúc Tôi xa Hà Nội thành Nỗi lòng người đi, rất phù hợp với tâm trạng những người xa Hà Nội khi ấy ở Sài Gòn. Và nhờ Nỗi lòng người đi, Anh Bằng đã chính thức bước vào làng nhạc để rồi tạo ra trung tâm âm nhạc “Lê – Minh – Bằng”, tức là trung tâm do 3 nhạc sĩ: Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng khởi xướng, chuyên làm đĩa nhạc và dạy âm nhạc ở Sài Gòn từ 1966 - 1975.

Có một điều muôn thuở là “cái gì của Ceza thì trả lại cho Ceza”. Bài viết này tuy đã muộn nhưng vẫn còn kịp kể vì nhạc sĩ Anh Bằng có thể có một lời nào đó với nhân gian về câu chuyện này.
Nguyễn Thụy Kha
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 08:55:31 pm »

Nhạc sỹ Anh Bằng, tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1927 tại Ninh Bình. Có người anh là Ðại úy Trần An Lạc, chỉ huy trưởng Lực Lượng Tự Vệ của Linh mục Lê Hữu Từ ở Bùi Chu - Phát Diệm. Sau Hiệp Ðịnh Genève, Anh Bằng đưa vợ con vào Nam. Lúc đó ông đã hai mươi tám tuổi, nhưng ông coi như mới có 18, để viết ca khúc "Nỗi lòng người đi"

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi! Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng
Nay khóc tơ duyên lìa tan

Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời
ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ

Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi

Tổng hợp từ các websites hải ngoại.
Tác giả thật của Nỗi lòng người đi?
NGÀY 24 THÁNG 2, 2013 | 08:00


Những ca từ và giai điệu đẹp lãng mạn, bao người say, bao người hát và vẫn được biết đến là nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ thơ Nguyễn Bính. Nhưng với bài viết dưới đây của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, Nỗi lòng người đi lại có một cái tên khác, một nhạc sĩ khác...”

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong vơi đầy
Bạn lòng ai! thuở ấy tôi mang cây đàn
quen sống ca vui bên nàng...


Những ca từ và giai điệu đẹp lãng mạn, bao người say, bao người hát và vẫn được biết đến là nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ thơ Nguyễn Bính. Nhưng với bài viết dưới đây của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, Nỗi lòng người đi lại có một cái tên khác, một nhạc sĩ khác...”


Ai là tác giả ‘Nỗi lòng người đi' trong Giai điệu tự hào?
Thứ Tư, 15/10/2014 16:04

(Thethaovanhoa.vn) – Ca khúc Nỗi lòng người đi - của nhạc sĩ hải ngoại Anh Bằng sẽ lên sóng VTV1 trong chương trình Giai điệu tự hào mang chủ đề Người Hà Nội lúc 20h ngày 24/10 tới. Tuy nhiên, cách đây 2 năm có một người đứng ra nhận mình là tác giả bài hát này. Ông là Khúc Ngọc Chân - nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.

Theo nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha - người công bố những nghi vấn tác giả của Nỗi lòng người đi thì "bài hát vốn được mang tên thật là Tôi xa Hà Nội với vài lời ca khác Nỗi lòng người đi". Thethaovanhoa.vn đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha gặp Khúc Ngọc Chân tìm hiểu rõ hơn về sự thật này.

Tác giả Khúc Ngọc Chân trong trường quay Giai điệu tự hào

* Tại sao đến tận bận bây giờ ông mới nhận Nỗi lòng người đi là của mình. Ông có bằng chứng gì thuyết phục rằng đó chính thức là ca khúc của mình không? Ông đã sáng tác ca khúc đó trong hoàn cảnh nào và liệu ông có còn nhạc bản ngày xưa hay không?

- Bản nhạc ngày xưa sao mà giữ được.

Ca khúc của tôi sáng tác hồi đó chính ra chỉ có 2 người biết với nhau là tôi và cô người yêu thôi. Tôi sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch, Hà Nội. Năm 1954 tôi tròn 18 tuổi, cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng ta sắp vào hồi kết. Bởi vậy, tôi cũng như các thanh niên Hà Nội nơm nớp sợ bị bắt lính, tống ra các chiến trường và gia đình xin tôi làm sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Vốn yêu âm nhạc, tôi tìm đến học đàn với thầy Wiliam Chấn ở gần Hồ Tây và quen một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng, kém 2 tuổi. Chúng tôi đã có những ngày đầu yêu thương bên bờ Hồ Gươm thơ mộng.

Tuy nhiên, vài tháng sau, gia đình người yêu bất ngờ xuống Hải Phòng chờ di cư vào Nam. Lúc đó, tôi tìm xuống Hải Phòng tiễn người yêu. Với cây đàn guitar luôn mang theo bên mình, tôi đã viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất – Hải Phòng diễn tả những ngày tháng xa Hà Nội, ước hẹn cùng nhau, mong người yêu hãy gắng chờ đợi, tôi sẽ tìm nàng ở Sài Gòn, bởi lúc đó nàng mới 16 tuổi, chúng tôi chưa thể cưới nhau được.

Toàn bộ ca khúc Tôi xa Hà Nội như sau:

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ
Khua nước chơi như ngày xưa

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi, thuở ấy tôi mang cây đàn
Quen sống ca vui bên nàng
Nàng khóc tơ duyên lìa xa…

Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ

Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu não đi trong bùi ngùi
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Ai nhắn thay tôi đôi lời, chỉ ước mơ mong đẹp đôi

Ngay sau khi viết xong Tôi xa Hà Nội, tôi tập cho người yêu hát thuộc lòng. Khi ấy đã là cuối tháng 11/1954. Sau ngày tiễn người yêu xuống tàu há mồm di cư vào Nam tôi trở về Hà Nội. Năm 1956, tôi vào trường nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hiện nay) học đàn cello, rồi tốt nghiệp và công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Còn nàng, vào Sài Gòn mưu sinh và đầu quân cho một quán bar. Và ca khúc của tôi thường được người yêu hát trong những đêm thương nhớ. Những năm 1960, vì gia đình thúc ép, tôi buộc lòng phải lấy vợ nhưng không đăng ký kết hôn (và chỉ đăng ký khi đã 74 tuổi).
Ngày đất nước thống nhất, khi cùng Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn vừa giải phóng, tôi đi tìm người yêu qua họ hàng thân thiết thì biết tin người yêu vò võ đợi chờ ngày gặp lại đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo khi mới vào tuổi 30. Tuy nhiên, khi vào đây tôi mới thấy bài hát chính thức của tôi được đổi tên thành Nỗi lòng người đi nhạc Anh Bằng, đề là phổ thơ Nguyễn Bính...

Nhạc bản Tôi xa Hà Nội do Khúc Ngọc Chân cung cấp

* Sau này rồi có ai biết có bài nào nhác nhác như thế của ông Nguyễn Bính không?

- Không có. Gia đình Nguyễn Bính ở Nam Định cũng không còn ai, con cháu đi hết rồi. Tất cả các tuyển tập thơ Nguyễn Bính không có bài nào như thế.

May cho tôi là khi kể chuyện này với nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và một số người bạn, có người lên mạng đã copy được bản nhạc Anh Bằng sáng tác đề rằng Nỗi lòng người đi, nhạc Anh Bằng, thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên, sau bài viết đầu tiên của Nguyễn Thụy Kha được đưa lên mạng thì đến ngay cả Thụy Kha đi tìm bản đề thơ Nguyễn Bính cũng không có nữa mà chỉ đề là tác giả Anh Bằng thôi, bỏ phần thơ đi. Nếu mà sự thực phổ thơ Nguyễn Bính thì vẫn để nguyên chứ. Giả dụ là thơ của Nguyễn Bính thật thì không sao, không thì tôi phải là Nguyễn Bính chứ không phải Anh Bằng, bởi Anh Bằng chỉ phổ nhạc thôi mà.

* Ông nói rằng Nỗi lòng người đi không phải của Anh Bằng, vậy chỉ cần ông đưa ra bằng chứng xác đáng đó là của ông và nếu thực sự là của ông thì dù cho nhiều người chưa biết thì sẽ biết đến ca khúc này là của ông?

- Người yêu của tôi đã mất, do vậy tôi không tranh chấp quyền tác giả. Tôi chỉ muốn nói về một số phận khác khi ca khúc được một nhạc sĩ nhận thức và xử lý và đã thành một ca khúc hay, đó là điều may mắn. Khi xưa, lúc tôi biết Anh Bằng phổ nhạc, tôi cũng không dám nói ra, bởi Tôi xa Hà Nội với những ca từ rất thực diễn tả nỗi phấp phỏng trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm của tôi lại trở thành một vệt đen thì sao?

Bây giờ, tôi mong muốn Tôi xa Hà Nội của tôi trở về đúng lời, đúng giai điệu đẹp, đúng nội dung tâm tình của tôi bởi phải Người Hà Nội với nếp sống Hà Nội, địa dư Hà Nội, gốc tích Hà Nội mới hiểu được câu Ai đứng trông ai ven hồ/Khua nước chơi như ngày xưa. Anh Bằng sữa chữ chơi thành trong là sai, vì nước hồ Gươm hay còn gọi Lục Thủy không có khái niệm “trong” mà là nước “xanh” hẳn hoi. Còn ngồi khua nước bao giờ, ở chỗ nào? Hỏi nhiều người bây giờ khó mà tìm thấy. Xin thưa, đó là đằng sau đền Ngọc Sơn, chỗ có cây si rễ sà xuống mặt nước. Chúng tôi ngồi chơi rồi, té nước vào nhau. Những từ như thế này ngay cả Nguyễn Bính cũng không có, phải là từ của tôi, người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

Khi tôi viết Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm. Hay câu Sài Gòn ơi mộng với tay cao hơn trời tôi viết để miêu tả dáng dấp của tượng nữ thần Tự Do, đồng thời cũng thể hiện mộng ước xa vời gặp lại người yêu. Còn câu cuối Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi là lời bài hát của Anh Bằng. Lời của tôi là Ai nhắn thay tôi đôi lời, chỉ ước mơ mong đẹp đôi. Tôi cũng không đồng tình với chữ tan trong câu Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều mà phải là bay, vì hai người vẫn hẹn ước gặp lại nhau, chứ không phải đoạn tuyệt. Tương tự: Nàng khóc tơ duyên lìa xa, chứ không phải lìa tan. Bài của Anh Bằng nhịp slow 4/4, bản của tôi lả lướt hơn theo nhịp 3/8, bởi tôi viết nhịp đó theo luật của lời thơ.

* Khi nhận Nỗi lòng người đi hay Tôi xa Hà Nội là của mình, ông khẳng định không có ý tranh chấp tác quyền. Vậy ông mong muốn điều gì?

- Đúng vậy. Tôi đã không công bố Tôi xa Hà Nội cũng như các bản tình ca khác của mình vì thời đó ở Hà Nội, những bài hát kiểu này được coi là không phù hợp. Với tôi bây giờ, tên ai không thành vấn đề, vì giai điệu của tôi được hát chỗ này chỗ kia là thích rồi. Bài này của tôi bình thường, tôi còn nhiều bài hay hơn, tiếc là chưa bài nào được vang lên!

* Xin cảm ơn ông!

Hương Thương (thực hiện)

Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 09:00:02 pm »

Nhạc sỹ Anh Bằng, tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1927 tại Ninh Bình. Có người anh là Ðại úy Trần An Lạc, chỉ huy trưởng Lực Lượng Tự Vệ của Linh mục Lê Hữu Từ ở Bùi Chu - Phát Diệm. Sau Hiệp Ðịnh Genève, Anh Bằng đưa vợ con vào Nam.
Tổng hợp từ các websites hải ngoại.
Tác giả thật của Nỗi lòng người đi?
NGÀY 24 THÁNG 2, 2013 | 08:00


Những ca từ và giai điệu đẹp lãng mạn, bao người say, bao người hát và vẫn được biết đến là nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ thơ Nguyễn Bính. Nhưng với bài viết dưới đây của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, Nỗi lòng người đi lại có một cái tên khác, một nhạc sĩ khác...”


Ai là tác giả ‘Nỗi lòng người đi' trong Giai điệu tự hào?
Thứ Tư, 15/10/2014 16:04

(Thethaovanhoa.vn) – Ca khúc Nỗi lòng người đi - của nhạc sĩ hải ngoại Anh Bằng sẽ lên sóng VTV1 trong chương trình Giai điệu tự hào mang chủ đề Người Hà Nội lúc 20h ngày 24/10 tới. Tuy nhiên, cách đây 2 năm có một người đứng ra nhận mình là tác giả bài hát này. Ông là Khúc Ngọc Chân - nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.

Theo nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha - người công bố những nghi vấn tác giả của Nỗi lòng người đi thì "bài hát vốn được mang tên thật là Tôi xa Hà Nội với vài lời ca khác Nỗi lòng người đi". Thethaovanhoa.vn đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha gặp Khúc Ngọc Chân tìm hiểu rõ hơn về sự thật này.

Tác giả Khúc Ngọc Chân trong trường quay Giai điệu tự hào


Gặp tác giả thật ca khúc “Nỗi lòng người đi”
Thứ năm, 16/10/2014 08:10 GMT+7

Một buổi sáng cuối thu Hà Nội, có một người nhỏ thó đến văn phòng tôi làm việc ở 59 Tràng Thi – Hà Nội. Ông tự giới thiệu là Khúc Ngọc Chân.


Gặp tác giả thật ca khúc “Nỗi lòng người đi”       
                                         
NS Anh Bằng

Tôi nhìn mãi mới nhận ra ông đã từng là nghệ sĩ đàn cello ngồi ở Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam từ những năm mới thành lập. Các anh em của ông là Khúc Phác và Khúc Ka Hoàng cũng đều là dân nhạc nổi tiếng từ lâu. Ông Chân họ Khúc, đích thị là con cháu Khúc Thừa Dụ ở Ninh Giang – Hải Dương rồi. Ông nói rằng ông có bài thơ về tổ tiên được khắc trên bia đá tại đền thờ họ Khúc ở quê. Dần dà, ông bắt đầu kể cho tôi nghe về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Nỗi lòng người đi mà chính ông là tác giả với cái tên đầu tiên là Tôi xa Hà Nội.

Khúc Ngọc Chân sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch – Hà Nội. Ở Hà Nội, khi ông Chân vào thanh xuân cũng là khi cuộc chiến đấu chống Pháp của chúng ta sắp vào hồi kết. Bởi vậy, các thanh niên Hà Nội nơm nớp sợ bị bắt lính, tống ra các chiến trường. Để thoát khỏi cảnh cưỡng ép này, gia đình đã nhờ người thân xin cho ông vào làm nghề sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Làm ở đây, vừa không bị bắt đi lính, lại chỉ phải làm có nửa ngày, nửa ngày tự do có thể làm gì tùy thích. Vốn yêu âm nhạc, ông Chân tìm đến học đàn với thầy Wiliam Chấn ở gần Hồ Tây. Lúc ấy, cả nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Tạ Tấn cũng đều đến học thầy Chấn nổi tiếng. Qua học thầy mà ông Chân quen với một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng, kém ông hai tuổi. Rồi tình yêu nhen lửa. Họ đã có những ngày đầu yêu thương thật thơ mộng bên bờ Hồ Gươm. Không thể quên những chiều ngồi bên bờ hồ té nước đùa vui với nhau.

Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký hiệp định Genève. Ông Chân phải theo gia đình về quê. Nỗi nhớ nhung người yêu khiến cho ông cảm xúc bâng khuâng.

Khi trở về Hà Nội, ông Chân mới biết gia đình người yêu đã xuống Hải Phòng, ở khách sạn Cầu Đất chờ di cư vào Nam. Ông tìm xuống Hải Phòng để sống cùng người yêu, chờ tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, với cây guitar luôn mang theo bên mình, Khúc Ngọc Chân viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất – Hải Phòng, viết lại những gì đã bâng khuâng trong suốt những ngày tháng qua, những ngày tháng xa Hà Nội:

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai bên hồ
Khua nước chơi như ngày xưa


Chàng tròn 18 tuổi. Nàng tròn 16 tuổi. Khi ấy, tuổi ấy yêu đương là bình thường. Nếu nỗi nhớ thương người yêu ngày đó đã khiến cho Hoàng Dương viết ra Hướng về Hà Nội nổi tiếng, thì Khúc Ngọc Chân cũng viết Tôi xa Hà Nội nổi tiếng không kém. Chàng lại tiếp tục dào dạt trở lại cái cảm xúc ấy, cái giai điệu ấy nhịp 3/8 hát chậm và tình cảm (Lento - Espressivo):

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi! Thuở ấy tôi mang cây đàn
Quen sống ca vui bên nàng
Nàng khóc tơ duyên lìa xa…


Không biết trong những ngày ngắn ngủi bên nhau ở Hải Phòng, nàng đã khóc bên chàng bao lần. Chỉ biết rằng họ vẫn an ủi nhau, nàng cứ vào trước, chàng hứa hẹn rằng sẽ vào sau, sẽ tìm nàng ở Sài Gòn. Nàng hãy gắng chờ đợi giữa đô hội phồn hoa:

Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ


Ông Chân kể rằng khi viết Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm. Đến khi ông viết Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời cũng là tưởng tượng về cánh tay giơ cao của Nữ thần Tự do. Ông viết trong một thầm ước mong manh cho ngày gặp lại không biết đến khi nào. Viết vì thương nàng cô đơn giữa Sài Gòn hoa lệ:

Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu não đi trong bùi ngùi


Ca khúc được viết xong, Khúc Ngọc Chân đã tập cho nàng hát thuộc lòng, hát đi hát lại đến chan chứa cảm xúc. Khi ấy đã là cuối tháng 11.1954.
Ngày đưa tiễn nàng và gia đình xuống tàu há mồm di cư vào Nam, chàng và nàng cùng xuống một chiếc thuyền con ở bến Bính để đi ra nơi tàu đậu ngoài cửa biển. Thuyền cứ trôi, còn chàng thì cứ bập bùng guitar và hát Tôi xa Hà Nội cho nàng nghe. Nàng thì vừa nghe vừa đập nhịp bằng tay lên mạn thuyền. Một cảnh tượng chia tay thật lãng mạn như trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Và rồi con tàu đã rời xa đất liền, trôi mãi vào biển cả mênh mang, mang theo nàng và mối tình đầu day dứt cùng giai điệu đượm buồn kia. Còn chàng thì quay về, rồi trở lại Hà Nội. Nhưng nỗi nhớ nàng thì cứ thắp sáng trong những đêm trường cô đơn. Nỗi nhớ buộc chàng phải thốt lên thành thơ, khi nhớ lại cảnh tiễn đưa nàng:

Đưa tiễn em đi mưa bụi bay
Tâm tư dằng xé lệ dâng đầy
Em đi gói ghém niềm chua chát
Anh ở ôm ghì nỗi đắng cay
Chiến họa trường kỳ đến thảm khốc
Tình đau vô hạn khó phôi pha
Một thời bức xúc triệu đôi lứa
Vật đổi sao dời nhớ khó khuây.


Còn nàng, khi vào Sài Gòn, vì mưu sinh, với khả năng văn nghệ và vẻ đẹp của mình, nàng đã đến đầu quân cho một quán bar. Ở đó, nàng vừa làm việc, vừa nhớ người yêu. Ca khúc của chàng đã được nàng tự hát trong những đêm thương nhớ. Hát để nhớ chàng, hát để chia sẻ với bao người khác có tâm trạng nhớ nhung như nàng. Và đương nhiên, một ca khúc hay như thế đã lọt vào thẩm âm của nhiều nhạc sĩ lúc đó cũng đã lìa xa Hà Nội. Chắc chắn trong đó có nhạc sĩ Anh Bằng. Ca khúc đã có một số phận khác khi được nhạc sĩ nhận thức và tìm cách xử lý. Còn ở Hà Nội, Khúc Ngọc Chân đâu ngờ gia đình ông bao đời không chịu làm cho Tây đã không theo dòng người di cư mà ở lại Hà Nội vừa giải phóng. Vậy là lời hứa với nàng đành lỡ dở theo thời gian.

Ở lại Hà Nội, năm 1956, ông Chân vào học đàn cello ở Trường Âm nhạc Việt Nam. Khi tốt nghiệp thì về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ngày thống nhất đất nước, khi Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn vừa giải phóng, ông Chân đi tìm người yêu qua họ hàng thân thiết thì biết tin người yêu vò võ đợi chờ ngày gặp lại đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo năm 1969, khi mới vào tuổi “tam thập nhi lập”. Theo người thân của người yêu, ông đã tìm đến mộ nàng và thắp hương, thầm khóc cho cuộc tình chia phôi bất hạnh. Chính vì người yêu đã mất, nên ông không sao hiểu nổi bằng cách gì mà ca khúc Tôi xa Hà Nội của ông lại lọt vào tay nhạc sĩ Anh Bằng, được ông sửa thành nhịp 4/4 theo điệu Slow và phổ biến “quá trời” tại Sài Gòn. Ông Chân nói rằng đó là điều may mắn. Khi ấy, nếu ca khúc lan ra mà lại ghi tên ông là tác giả, chắc ông khó mà ngồi yên ở Dàn nhạc Giao hưởng cho đến khi về hưu. Nhưng vì ca khúc ghi là của tác giả Anh Bằng, nên những ca từ rất thực của ông diễn tả nỗi phấp phỏng trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm lại trở thành một vệt đen mang đậm nỗi ấm ức của bao người di cư ở bên kia chiến tuyến. Lại nữa, vì Anh Bằng đổi tên ca khúc thành Nỗi lòng người đi nên vệt đen kia hóa thành có thực khi đất nước bị chia cắt. Cũng chính vì thế mà cho đến nay Nỗi lòng người đi (vốn là Tôi xa Hà Nội) vẫn chưa được cho phép hát lại.

Tìm hiểu về nhạc sĩ Anh Bằng qua nhiều luồng thông tin, qua trang mạng Google thì thấy rằng điều ông Chân thổ lộ rất có cơ sở. Nhạc sĩ Anh Bằng tên khai sinh là Trần An Bường. Ông sinh năm 1925 tại thị trấn Bỉm Sơn thuộc Ninh Bình. Ông học trung học tại Hà Nội trước khi di cư vào Nam. Sau ngày 30.4.1975, Anh Bằng sang Mỹ, cư trú tại Houston, bang Texas. Ông vẫn hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt và hiện là cố vấn Trung tâm Asia Entertainment tại Houston. Ngày ấy, khi vào Sài Gòn, theo thiển nghĩ của tôi, Anh Bằng chưa được biết đến như Chung Quân, Cung Tiến. Nghe được ca khúc Tôi xa Hà Nội do một thiếu nữ làm ở quán bar hát những khi chia sẻ mà lại không biết xuất xứ. Với khả năng âm nhạc của mình, Anh Bằng đã thuộc được giai điệu này. Ông thấy rất hợp tâm trạng của ít nhất là những thanh niên vừa phải xa Hà Nội di cư vào Sài Gòn. Vậy là cuộc sử dụng một giai điệu mang tâm trạng của thanh niên xa Hà Nội, nhưng để hợp thời thế, Anh Bằng đã chuyển nhịp 3/8 gốc của ca khúc Tôi xa Hà Nội thành nhịp 4/4 dùng tiết điệu Slow. Còn về ca từ, Anh Bằng đã khéo léo gắn vào đó tên của một nhà thơ tình nổi tiếng là Nguyễn Bính. Nguyễn Bính là nhà thơ đã từng tham gia chiến tranh tại Nam bộ và có bài thơ Tiểu đoàn 307 được Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc rất hoành tráng. Nhưng sau Hiệp định Genève, ông đã ra tập kết ở miền Bắc. Có lẽ thông tin này, Anh Bằng không biết, nên ông đã tự “vu” cho Nguyễn Bính chịu trách nhiệm ca từ này. Trong ca từ, Anh Bằng có sửa vài chỗ. Chỗ thì cho lãng mạn hơn theo ý của ông. Đấy là câu “Khua nước chơi như ngày xưa” thành “Khua nước trong như ngày xưa”. Hồ Gươm đã được gọi là Hồ Lục Thủy, tức là hồ nước xanh tự ngàn xưa, nên chữ “trong” không đúng với hiện thực mà là tưởng tượng ra thôi. Còn nữa, nếu Khúc Ngọc Chân viết: “Mộng với tay cao hơn trời - Ai nhắn thay tôi đôi lời” thì Anh Bằng sửa là “tôi hái hoa tiên cho đời” thì đúng là ca ngợi cuộc sống Sài Gòn lúc đó, để cho người miền Nam thấy đang hưởng một cuộc sống “phồn hoa” tuy “giả tạo”. Cuối cùng, Anh Bằng đã đổi tên ca khúc Tôi xa Hà Nội thành Nỗi lòng người đi, rất phù hợp với tâm trạng những người xa Hà Nội khi ấy ở Sài Gòn. Và nhờ Nỗi lòng người đi, Anh Bằng đã chính thức bước vào làng nhạc để rồi tạo ra trung tâm âm nhạc “Lê - Minh - Bằng” tức là trung tâm do 3 nhạc sĩ: Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng khởi xướng, chuyên làm đĩa nhạc và dạy âm nhạc ở Sài Gòn từ 1966 đến 1975.

Ông Chân kể lại câu chuyện này với tôi không hề có ý đòi hỏi gì về bản quyền và tranh chấp với Anh Bằng. Ông chỉ muốn kể ra một sự thực của một ca khúc do ông viết ra. Sau ngày thống nhất, sau khi đã đến thắp hương cho bà Hằng, và xót xa cảnh ngộ của bà khi vào Sài Gòn phải làm “gái bar”, rồi phải giữ mình để mất đi cô đơn trong bạo bệnh, cũng phải sau 20 năm nữa, không quên được mối tình đầu đẹp đẽ và lãng mạn, ông Chân lại viết ra những vần thơ thương nhớ người yêu, cũng như sau Tôi xa Hà Nội, ông còn viết Biển và em, Thu Hà Nội vẫn với “air nhạc” như Tôi xa Hà Nội để nhớ bà. Ông đã rơm rớm khi đọc bài tưởng nhớ bà mang tên “Tình thoảng gió”:

Tình thoảng gió như tình đời trong bụi
Đời mà nhơ thì bụi vẫn còn nhơ
Ai yêu đương thoang thoảng vào giấc mơ
Còn giữ lại trong đời khi thoảng gió
 
Chỉ giây phút rồi liền sau đó
Tình bay đi và gió cũng bay đi
Bao nâng niu âu yếm hỏi làm gì
Người còn đó để tình bay theo gió
 
Có những phút nhìn đời không màu đỏ
Bởi thiên tình mà ai có biết không
Lụi tàn ngọn lửa đêm đông
Ngẫm tình thoảng giá nhìn không thấy đời
 
Sống chơi vơi mà chết cũng chơi vơi
Tuổi xuân ngày ấy buồn ơi là buồn

Có lẽ nước mắt trong bài thơ này cũng đủ để nói hết nỗi lòng của chàng và nàng chia ly thuở đó. Bà Nguyễn Thu Hằng thì đã ra đi ôm theo mối tình đầu trong tâm trạng cô đơn. Ông Chân vì không có bà Hằng cũng đành phải lập gia đình khác, nhưng đâu có hạnh phúc trọn vẹn. Người vợ đầu của ông bây giờ đã cùng cô con gái sang Phần Lan. Năm 1974, ông Chân mới “đi bước nữa” cùng một bác sĩ là giáo sư Đại học Y khoa. Bà tuy không làm nghệ thuật nhưng rất yêu nghệ thuật. Nghe câu chuyện mối tình đầu của ông Chân, bà đồng ý để ông Chân kể ra câu chuyện sáng tác ca khúc Tôi xa Hà Nội với cuộc đời. Người thay ông Chân nhận làm tác giả ca khúc và đổi tên là Nỗi lòng người đi, là nhạc sĩ Anh Bằng thì đã nhờ những giai điệu này mà nổi tiếng, có cuộc sống tốt từ đó đến nay. Việc nhận thay vô thức này đã tặng cho ông Chân một cuộc sống bình an trên đất Bắc từ 1954 đến nay. Cũng chả cần gì phải nói thêm về sự chia sẻ, tranh chấp hồ đồ. Chỉ có một điều muôn thuở là “cái gì của Caesar thì trả lại cho Caesar”. Bài viết này tuy đã muộn nhưng vẫn còn chưa muộn vì nhạc sĩ Anh Bằng vẫn còn có thể có một lời nào đó với nhân gian về câu chuyện này. Và hơn nữa, vì lý do cấp phép ca khúc được lưu hành sẽ lĩnh hội và cho phép Tôi xa Hà Nội của Khúc Ngọc Chân được lưu hành như một ca khúc hay về Hà Nội thời kỳ đó.
Nguyễn Thụy Kha

Ông Khúc Ngọc Chân (trái) và nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Kha. Ảnh: N.M.Hà
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #87 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 09:06:44 pm »

Nhạc sỹ Anh Bằng, tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1927 tại Ninh Bình. Có người anh là Ðại úy Trần An Lạc, chỉ huy trưởng Lực Lượng Tự Vệ của Linh mục Lê Hữu Từ ở Bùi Chu - Phát Diệm. Sau Hiệp Ðịnh Genève, Anh Bằng đưa vợ con vào Nam.
Tổng hợp từ các websites hải ngoại.
Tác giả thật của Nỗi lòng người đi?
NGÀY 24 THÁNG 2, 2013 | 08:00


Những ca từ và giai điệu đẹp lãng mạn, bao người say, bao người hát và vẫn được biết đến là nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ thơ Nguyễn Bính. Nhưng với bài viết dưới đây của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, Nỗi lòng người đi lại có một cái tên khác, một nhạc sĩ khác...”

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong vơi đầy
Bạn lòng ai! thuở ấy tôi mang cây đàn
quen sống ca vui bên nàng...


Những ca từ và giai điệu đẹp lãng mạn, bao người say, bao người hát và vẫn được biết đến là nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ thơ Nguyễn Bính. Nhưng với bài viết dưới đây của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, Nỗi lòng người đi lại có một cái tên khác, một nhạc sĩ khác...”


Ai là tác giả ‘Nỗi lòng người đi' trong Giai điệu tự hào?
Thứ Tư, 15/10/2014 16:04

(Thethaovanhoa.vn) – Ca khúc Nỗi lòng người đi - của nhạc sĩ hải ngoại Anh Bằng sẽ lên sóng VTV1 trong chương trình Giai điệu tự hào mang chủ đề Người Hà Nội lúc 20h ngày 24/10 tới. Tuy nhiên, cách đây 2 năm có một người đứng ra nhận mình là tác giả bài hát này. Ông là Khúc Ngọc Chân - nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.

Theo nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha - người công bố những nghi vấn tác giả của Nỗi lòng người đi thì "bài hát vốn được mang tên thật là Tôi xa Hà Nội với vài lời ca khác Nỗi lòng người đi". Thethaovanhoa.vn đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha gặp Khúc Ngọc Chân tìm hiểu rõ hơn về sự thật này.

Tác giả Khúc Ngọc Chân trong trường quay Giai điệu tự hào

Nguyễn Thụy Kha

Ông Khúc Ngọc Chân (trái) và nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Kha. Ảnh: N.M.Hà

Ý kiến phía hải ngoại (Khoằm lược bỏ vài chi tiết mang yếu tố chính trị, cực đoan và vẫn để link bài gốc cho ai có nhu cầu tham khảo):

AI Ở VIỆT NAM MUỐN ĐÁNH CẮP "NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI" CỦA Nhạc Sĩ ANH BẰNG ?



Nhà báo Phạm Trần nhận xét và phê bình về vấn đề này trong chương trình SBTN “Những vấn đề của chúng ta”  phát hình vào ngày 17-10-2014:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=cPlFMF1by7Y" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=cPlFMF1by7Y</a>




[ur=http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=article&id=1445:cam-nghi-sau-khi-doc-bai-qtoi-xa-ha-noiq&catid=90:phe-binh-van-hoc&Itemid=339l]CẢM NGHĨ SAU KHI ĐỌC BÀI VIẾT VỀ “NỖI LÒNG NGƯỜI ĐINhạc sỹ Anh Bằng.

Từ khi Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ được thành lập, chúng tôi (Ngọc Bích và tôi) có may mắn được gặp gỡ thường xuyên với Nhạc sĩ Anh Bằng vì ngoài vai trò là người đồng sáng lập, ông là một trong các vị Cố vấn luôn quan tâm và góp ý kiến cho chúng tôi, từ những việc nhỏ như vấn đề may áo đồng phục cho Ban Hợp Ca, đến những việc khác như khuyến khích các ca nhạc sĩ trong nhóm tiếp tục sáng tác những bản nhạc đấu tranh cho dân chủ quê hương đất nước, v.v. Chúng tôi rất cảm phục trước tấm lòng nhiệt tình đấu tranh không mệt mỏi cho quê hương đất nước sớm có ngày được tự do, dân chủ dù với tuổi đời đã cao và sức khoẻ không được tốt của ông.

Gần đây, khi trên các trang mạng tung ra bài viết của tác giả Nguyễn Thụy Kha với ý đồ vu khống và hạ uy tín của Nhạc sĩ Anh Bằng qua bài viết “Tôi Xa Hà Nội” mà ông Nguyễn Thụy Kha cho biết viết theo lời kể của “nhạc sĩ” Khúc Ngọc Chân”. Đọc qua bài viết này của ông Nguyễn Thụy Kha, chúng tôi nghĩ đa số mọi người đều thấy ngay nhiều điểm kịch tính, gán ghép, mâu thuẫn trong bài viết với mục đích là cố tình bôi xấu và hạ uy tín của Nhạc sĩ Anh Bằng.

Chúng tôi đã liên lạc với Nhạc sĩ Anh Bằng vì e rằng bài viết vu khống có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của ông. Tuy nhiên, chúng tôi rất vui khi được biết rằng tinh thần của ông vẫn cao và không hề nao núng trước sự đánh phá, xuyên tạc qua bài viết này. Ông cho biết cá nhân ông không muốn trả lời cho những người tự cho là mình là những người văn nghệ sĩ, nhưng thật ra họ đã mất đi nhân tính khi cố tình viết lên những điều trái với sự thật như vậy.

Mặc dầu Nhạc sĩ Anh Bằng không muốn lên tiếng về việc này, nhưng qua những điều tìm hiểu được sau khi đọc bài viết của ông Nguyễn Thụy Kha, chúng tôi thấy cần phải lên tiếng thêm về một vài chi tiết ngoài những điều mà chúng ta đã đọc của nhiều tác giả viết những bài phản bác lại bài viết của ông Nguyễn Thụy Kha trong những ngày vừa qua.

Điểm đầu tiên chúng tôi muốn đề cập đến là chi tiết khi ông Nguyễn Thụy Kha viết rằng ông Khúc Ngọc Chân và người yêu “đã cùng xuống một con thuyền con ở bến Bính để đi ra tàu đậu ngoài của biển”. Chỉ một chi tiết này thôi, chúng ta cũng thấy sự thêu dệt của cả 2 ông Nguyễn Thụy Kha và Khúc Ngọc Chân khi họ cố tình bóp méo những chi tiết có tính cách lịch sử với nhiều nhân chứng và hình ảnh còn ghi lại. Những người di cư vào Nam vào thời điểm năm 1954 chắc ai cũng biết là những chiếc tàu lớn (tàu há mồm) chở người dân miền Bắc di cư vào Nam tìm tự do không hề “đậu ngoài cửa biển”, mà đậu ngay ở bến tàu để những xe nhỏ hay đồng bào di cư đi lên thẳng trên tàu (xin xem theo những hình ảnh lịch sử đính kèm). Cá nhân chúng tôi chưa ra đời vào những năm tháng đó, tuy nhiên những chi tiết lịch sử này chúng tôi được biết qua một số lời kể và những hình ảnh lịch sử được ghi lại. Với những chứng cứ này, chúng ta có thấy ngay là hình ảnh “thuyền cứ trôi, còn chàng thì cứ bập bùng guitar và hát “Tôi Xa Hà Nội” cho nàng nghe” được dựng lên hoàn toàn không thực và được đưa vào bài viết một cách hết sức gượng ép. Tác giả của bài viết đã xem thường những chi tiết thật của lịch sử.

Một chi tiết khác mà chúng tôi được biết là Nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác bài “Nỗi Lòng Người Đi” từ năm 1954 và phải hơn 10 năm sau, sau những lần sửa đổi cho bài hát được hoàn chỉnh, ông mới mang ra giới thiệu với công chúng. Một tác phẩm mất khoảng thời gian 10 năm để cho ra đời, nhưng theo bài viết thì “nhạc sĩ” Khúc Ngọc Chân chỉ viết trong một thời gian ngắn giữa cảnh di tản hỗn loạn của đồng bào miền Bắc di cư vào Nam. Nếu như thế thì đúng là “nhạc sĩ” Khúc Ngọc Chân” quả là một thiên tài nhưng “thiên tài” này từ ngày đó đến nay, cũng như nhiều người đã nhận xét và tra cứu trên các trang mạng, ông Khúc Ngọc Chân không có một nhạc phẩm nào được biết đến trong kho tàng âm nhạc Việt Nam so với hàng trăm bản nhạc của Nhạc sĩ Anh Bằng mà trong số đó, không ít những bản nhạc đã trở thành bất tử.

Nói thêm về sự thêu dệt và bịa đặt trong bài viết của ông Nguyễn Thụy Kha, theo như ông Khúc Ngọc Chân cho biết, ông đã không biết tin gì về người yêu của mình, tức bà Nguyễn Thu Hằng cho đến khi ông Chân vào Nam vào năm 1975 và cất công đi tìm và biết rằng người yêu đã qua đời vào năm 1969. Trong khi đó thì ông Nguyễn Thụy Kha lại biết rõ về bà Thu Hằng qua đoạn viết: “Còn nàng, khi vào Sài Gòn với khả năng văn nghệ và vẻ đẹp của mình, nàng đã đến đầu quân cho một quán bar.Ở đó, nàng vừa làm việc, vừa nhớ người yêu. Ca khúc của chàng được nàng tự hát trong những đêm thương nhớ.” Trí tưởng tượng của tác giả Nguyễn Thụy Kha quả thật là phi thường!

Môt chi tiết khác khi ông Nguyễn Thụy Kha viết là Nhạc sĩ Anh Bằng đã sửa lời của bài hát, ví dụ như ở câu: “Còn nữa, nếu Khúc Ngọc Chân viết “Mộng với tay cao hơn trời/Ai nhắn thay tôi đôi lời” thì Anh Bằng sửa là “Tôi hái hoa tiên cho đời…”. Có nhiều người đã nêu ra điểm buồn cười và ngây ngô của đoạn này khi ông Khúc Ngọc Chân cho là mình đã dùng hình ảnh “với tay cao hơn trời” để “tưởng tượng về cánh tay giơ cao của Nữ Thần Tự Do”, một điều ngoài sức tưởng tượng của nhiều người vào thời điểm đó, vì có mấy ai nghĩ đến Hoa Kỳ, có chăng là chỉ nghĩ đến nước Pháp và những hình ảnh về nước Pháp vào thời điểm đó mà thôi! Có lẽ hai ông này không biết một chi tiết là Nhạc sĩ Anh Bằng khi sáng tác bài hát này, ông đã dùng hình ảnh “Tôi hái hoa tiên” dựa theo truyền thuyết là có một bông hoa thần ở trên trời và nếu người nào hái được hoa ấy để tặng cho người mình yêu, sẽ được hạnh phúc mãi mãi. Một hình ảnh đẹp như vậy trong bài hát mà lại bị hai ông Nguyễn Thụy Kha và Khúc Ngọc Chân gán ghép sửa đổi để càng lộ thêm sự thiếu kiến thức về lịch sử và văn chương của họ.

Nói đến khía cạnh văn thơ trong lời ca, ngay như trong câu “Khua nước trong như ngày xưa” của nhạc phẩm “Nỗi Lòng Người Đi” mà theo như ông Nguyễn Thụy Kha viết, ông Khúc Ngọc Chân đã từng viết câu “Khua nước chơi như ngày xưa”. Nếu một thi sĩ khi ngâm câu này hay một ca sĩ khi hát chữ “chơi” thay cho chữ “trong”, sẽ thấy ngay sự trái tai trong cách dùng từ ở chỗ này. Khi ông Khúc Ngọc Chân và ông Nguyễn Thụy Kha đưa ra chi tiết này, họ không ngờ rằng chỉ gây thêm sự phản tác dụng và bộc lộ kiến thức kém cõi về thi văn và âm nhạc của họ.

Còn nhiều chi tiết khác trong một bài viết đầy dụng ý vu khống và bôi nhọ uy tín của Nhạc sĩ Anh Bằng như về việc gán ghép bản nhạc được phổ từ thơ của Thi sĩ Nguyễn Bính, hay nêu ra những chi tiết không đúng với sự thật về nơi sinh quán cũng như nơi cư ngụ của Nhạc sĩ Anh Bằng khi đến định cư tại Hoa Kỳ, hay ngay cả cái tựa đề “Tôi Xa Hà Nội” cũng không thích hợp với hoàn cảnh của câu chuyện kể của ông Khúc Ngọc Chân mà một vài tác giả đã có nhắc tới nên chúng tôi không nhắc lại và bàn thêm nơi đây, nhưng đó cũng là những chi tiết cho thấy sư coi thường độc giả của ông Nguyễn Thụy Kha và càng làm cho mọi người thấy ngay giá trị của bài viết của ông Nguyễn Thụy Kha ra sao!

Những lời thăm hỏi và khuyến khích của Nhạc sĩ Anh Bằng thường tiếp cho chúng tôi thêm nhiệt huyết để dấn thân trên bước đường đấu tranh cho quê hương đất nước để không phụ lòng tin yêu của những người đi trước như Nhạc sĩ Anh Bằng, người nhạc sĩ tài hoa và luôn thiết tha yêu quê hương đất nước.

Cao Minh Hưng

Xác nhận : Nhạc sĩ Anh Bằng chính là tác giả của bài hát “NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI”.

Vào cuối tháng Tư năm 2014, nhạc sĩ Khúc Ngọc Chân có gởi tới Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Tác Giả Việt Nam (VCPMC) ở Hà Nội ca khúc “Tôi Xa Hà Nội” để nhờ cơ quan này chứng nhận ông là tác giả bài hát nêu trên.

Tuy nhiên cơ quan này (tức là: Vietnam Center for Protection of Music Copyright (VCPMC) 66 Nguyen Van Huyen Str, Cau Giay District., Hanoi, Vietnam Phone: +844 3762 4718 (ext: 268) / Fax: +844 37624717 Office hour: 8am - 5pm GMT+7, Mon-Fri http://www.vcpmc.org) đã phát hiện có sự “song trùng” với ca khúc Nỗi lòng người đi của Nhạc sĩ Anh Bằng, nên cơ quan VCPMC đã yêu cầu 2 bên cung cấp chứng cứ bằng văn bản, nhưng ông Khúc Ngọc Chân không có, vì vậy VCPMC đã quyết định ngừng bảo vệ, quản lý và khai thác ca khúc Tôi xa Hà Nội. (xem văn bản đính kèm bên dưới).

Điều đó có nghĩa VCPMC chỉ công nhận tính hợp pháp của ca khúc Nỗi lòng người đi của nhạc sĩ Anh Bằng.

Xin trả lại César cái gì của César.

Nhạc phẩm Nỗi Lòng Người Đi đã được chính thức công nhận là của nhạc sĩ Anh Bằng với bằng chứng là bản nhạc nguyên thủy in năm 1967 ở Sài Gòn như các hình chụp dưới đây:





VCPMC chỉ công nhận tính hợp pháp của ca khúc Nỗi lòng người đi của nhạc sĩ Anh Bằng.


Xin tham khảo thêm một số bài viết khác về nhạc sĩ Anh Bằng và các sáng tác khác của Anh Bằng ở Liên kết sau đây: http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=777&Itemid=48
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2014, 05:20:53 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2015, 11:50:45 am »

Trong dòng thi ca Việt Nam, có lẽ bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan là bài thơ được phổ nhạc nhiều nhất. Theo ý kiến cá nhân của chúng tôi, thành công nhất và cũng  giữ được tính bi tráng của bài thơ nhiều nhất là bản “Áo anh sút chỉ đường tà” của nhạc sỹ Phạm Duy. <a href="http://www.youtube.com/watch?v=Z5NXZNt2b-g" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=Z5NXZNt2b-g</a>


Áo anh sút chỉ đường tà (Phạm Duy – Hữu Loan) Ảnh: hcmutrans.edu.vn





TAO NGỘ HOA SIM http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121231/ky-1-tao-ngo-hoa-sim.aspx

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=SARzuKoXAyY" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=SARzuKoXAyY</a>
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM