Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:59:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thơ - nhạc VNCH nguồn gốc từ VNDCCH  (Đọc 100651 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 11:13:02 pm »

Tiếp thu ý kiến bác Simon, và đính chính của bác yta262  em đã sửa tên topic, may là vẫn chưa phải nhờ đến mod.

Bây giờ xin trình bày kết quả khảo cứu về bài thơ “Đồng chí”.

“Đồng chí” là một bài thơ rất quen thuộc với chúng ta (vì nó nằm trong chương trình văn học ở bậc trung học phổ thông). Chính Hữu viết bài này vào đầu năm 1947, khi đó anh còn là một chính trị viên ở một đại đội tham gia chiến dịch Việt Bắc nên thấy rõ đời sống gian khổ của người lính: bộ đội chưa có dép, những con sốt rét dữ dội, trời đầy sương muối.... nên có những câu thơ:

“.....Áo anh rách vai
quần tôi có hai miếng vá
miệng cười buốt giá
chân không giầy
thương nhau tay nắm lấy bàn tay....”

Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ " Đồng chí" với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.

Chính Hữu tên là Trần Đình Đắc quê ở Can Lộc- Nghệ Tĩnh. Ông sáng tác ít nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Bất kể ai trong chúng ta đều rất quen thuộc với những vần thơ mộc mạc giản dị ở bài “Đồng chí”.

Vào quân đội, ông làm chính trị viên đại đội, đơn vị toàn là dân Hà Nội, học sinh sinh viên thành thị, mãi tới khi lên Việt Bắc mới thực sự tiếp xúc với nông dân, lắng nghe tâm sự của họ và dần dần ông đã tìm cho mình một cách nhìn khác trung thực hơn. Đó là cơ sở để ông có thể cất lên những vần thơ mộc mạc về những con người nơi “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá”. Chính Hữu trực tiếp tham gia chiến dịch ở Thái Nguyên. Đơn vị của ông có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến bám sát địch không cho chúng tiến sâu vào căn cứ của ta. Vì truy kích địch thường phải cắt rừng đi tắt nên cấp dưỡng theo không kịp, nhiều khi phải nhịn đói, ăn quả, củ rừng. Ông bị sốt rét ác tính nhưng không có thuốc men gì cả. Đơn vị vẫn hành quân và để lại một đồng chí chăm sóc. Sự ân cần của đồng chí đó khiến ông nhớ đến những lần đau ốm được mẹ được chị chăm sóc. Đấy là những gợi ý đầu tiên cho bài thơ “Đồng chí”. Tất cả những gian khổ thiếu thốn mà người lính phải chịu đựng trong bài đều xuất phát từ chính cuộc đời thực.

 Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?

ĐỒNG CHÍ

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
 
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
 
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

(2-1948)

Vào những năm 1949 tờ Sự thật có đăng bài thơ này, tình cờ đến tay một chính trị viên trung đoàn 82 Bình Thuận (khu 6 cũ). Minh Quốc không phải là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, nhưng là người lính nên đồng cảm với bài thơ và phổ nhạc. Bản nhạc soạn khá nhanh trong một đêm trăng đến hôm sau là xong. Bài hát TÌNH ĐỒNG CHÍ lan đi rất nhanh vào cả vùng tạm chiến, đi sâu xuống các vùng Nam bộ. Ca sỹ Quốc Hương là người từng hát nhiều nhất bài này và những người yêu thích bài hát cũng không rõ ai là tác giả.

TÌNH ĐỒNG CHÍ
Nhạc: Minh Quốc
Thơ: Chính Hữu

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ,
tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu nép bên đầu
Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vừng trán đổ mồ hôi

Áo anh rách vai,
quần tôi có hai mảnh vá
Miệng còn cười buốt giá
chân không giày
Thương nhau ta nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Nằm kề bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Có lẽ trong sự nghiệp sáng tác của Minh Quốc chỉ có bài Tình Đồng Chí là còn đọng mãi trong lòng ngươi nghe theo năm tháng, đã hơn nửa thế kỷ trôi qua không ai có thể quên được, nó đã ghi lại một thời hào hùng của lịch sử, thể hiện tình đồng đội, đồng chí rất cảm động trong những năm tháng kháng chiến trường kỳ gian khổ của dân tộc.

Mãi đến năm 1985, Minh Quốc và Chính Hữu mới có dịp gặp nhau tại Hà Nội. Khi bài hát ra đời cả hai cùng lứa tuổi đôi mươi, nay gặp lại nhau hai mái đầu đã bạc.

Chính Hữu nói: “Nhờ anh mà bài thơ tôi được chắp cánh....”

Minh Quốc nói: “Nếu không có bài thơ của anh thì làm sao có bài hát của tôi được?”.

Đúng là văn chương tri kỷ, bằng hữu tri âm. Có điều mọi người không ngờ rằng Minh Quốc được quần chúng phong tặng danh hiệu nhạc sỹ từ mấy chục năm nay, nhưng ông chưa phải là hội viên Hội nhạc sỹ Việt Nam.

Sau Hiệp định Giơ ne vơ (hi hi, cảm ơn bác mig21 phát hiện ra em nhầm) , đất nước tạm ngăn đôi với 2 chế dộ khác nhau, tại miền Nam, như trên đã nói: "Bài hát TÌNH ĐỒNG CHÍ lan đi rất nhanh vào cả vùng tạm chiến, đi sâu xuống các vùng Nam bộ", bài hát bị sửa lại nhiều câu từ trong bài hát. Tất cả những từ "đồng chí" đều bị xóa sạch, tựa đề sửa thành "Tình Nước".

Cố ca nhạc sỹ Duy Khánh là người thể hiện rất thành công bài hát bị sửa đổi này.

Tình Nước
  Nhạc và lời:   Vũ Hòa Thanh - Chung Quân

 Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cầy lên sỏi đá
 Anh với tôi, hai người xa lạ
 Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau
 
 Lúc nguy biến tình xiết chặt tình
 Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ
 Vì nước ruộng nương anh bỏ bạn thân (để vợ anh cầy)
 Gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay
 
 Giếng nước dốc đá có (gốc đa nhớ) chàng trai làng ra lính
 Tôi với anh đã từng cơn ấm lạnh
 Rét run người vầng trán toát mồ hôi
 Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá
 Miệng mỉm cười buốt giá chân không giày
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
 
 Đêm nay đồng hoang sương xuống
 Mình ngồi (Nằm kề) bên nhau chờ trăng lên
 Lòng thấy nao nao

Lần đầu tiên khi nghe cố ca nhạc sỹ Duy Khánh thể hiện bài này, thời đó nghe bằng đĩa nhựa, sau rồi tới băng cát-xét, em ngạc nhiên sao không giống với bài thơ, lúc đó nghĩ chắc nhạc sỹ phải làm thế cho hợp vần điệu.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2010, 12:19:52 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 11:22:12 pm »

Tôi tình cờ có đọc được bản dịch Màu Tím Hoa Sim sang tiếng Anh. Hình như chưa có bản nào khác. Các bác xem chơi.

The Blues of Blueberry

With three older brothers in the Army,
Younger siblings, one a babbling infant,
Herself she wore the hair of pubescent.

A National Guardsman away from home
I fell in love with her, a sister young.

The wedding day she asked for no new dress.
In military outfit and hobnailed shoes,
I was covered in fighting grime and mud
She smiled graceful beside her special groom.

I left my unit long enough to wed my bride
Heading right back after the marriage rite.
On far frontline deeply concerned I felt
For my new bride who lived in times of war.

How many men have not returned?
What if I should never come back
Then I'd feel pain of just leaving
Behind a frail war bride in vain waiting?

Yet not perished the man at war
But did pass on in peaceful rear
The bride that should find safety near.

When I came back she had long gone.
My Mom still by the dark tombstone
The flower vase for the wedding
Now censer cold on evening..
Her short young hair couldn't form a bun.

My love, why 's it on your last breath
We couldn't even hear just our voice,
Or look into each other's eyes?
You used to love blueberry blooms
The purple dress of blueberry.
Those days long gone you were so lone
A small shadow by midnight lamp.

You used to mend my shirts
those long gone days.

One rainy day in the jungle
Her three brothers from Northeast front
Learned of her death
Before they knew of her wedding.

As dawn fall breeze rippled the river's face
The young sibling now grown older
Puzzled at the photo of her older sister.

When the fall breeze blew on grassy headstones
The fight till dark raged through the berry hills
The blueberry stretching endlessly still.

O blues of blueberry!
Blending with dusk until eternity.

My shirt's shoulder was torn
I sang amidst colors of blooms,
"My old shirt's hem has come undone,
My wife deceased, old Mom has yet to mend."

Translated by Thomas D. Le
20 November 2004
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 11:27:46 pm »

Simon hay quá, vâng, yta có dùng chữ "phóng tác" thơ Hữu Loan theo như bài "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh, nhưng chữ này không phải ai cũng thích dùng. "Phóng tác" là chữ Hán Việt, nên yta sửa lại "phỏng thơ" cho nó giống chữ VN của mình. Người minh xài chữ của mình cho dễ hiểu, phải không  Simon nhỉ  Grin.

Cố nhà thơ Hữu Loan, trong thời gian đất nước còn chia cắt đã chịu khổ không ít, phần nhiều do ảnh hưởng từ bài đầu tiên phổ nhạc thơ ông, bài "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh.

Thật ra khi bác yta262 đính chính dùm cố ca nhạc sỹ Duy Khánh em đã suy nghĩ về tên của topic, thấy nó hơi nặng nề, gặp bác Simon góp ý nữa nên em đã đổi lại, bằng chữ "nguồn gốc" mà em thấy có ý nghĩa nhất.

Cảm ơn bác yta262 và các bác khác đã có lòng ủng hộ topic này! Mong các bác tiếp tục đóng góp!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 12:18:36 am »

Vào một ngày mùa đông năm 1995, có người thiếu phụ Huế xinh đẹp bỡ ngỡ bước xuống sân bay Nội Bài. Chị vừa từ Mỹ trở về sau bao nhiêu năm xa cách quê hương. Đã bước sang tuổi lục tuần, chị vẫn giữ nguyên vẻ đẹp quý phái, thông minh, nhanh nhẹn của cô học sinh Quốc học Huế ngày nào.

Sơn nữ ca

  Cô bạn học cùng trường Quốc học Huế ngày xưa của nhạc sĩ Trần Hoàn đã trở thành giáo sư dạy piano ở Mỹ. Chị trở về nước với ước mơ mở lớp dạy nhạc cho thanh thiếu niên Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Văn hoá Trần Hoàn. Rất ít người biết được tình cảm thơ mộng học trò của chị ngày nào với nhạc sĩ đã tạo niềm cảm hứng để anh học sinh Trần Hoàn 17 tuổi sáng tác bài hát đầu tiên “Học sinh vui tươi” năm 1945. Chị chơi đàn piano theo bài hát anh sáng tác. Bài hát này đã được nhà trường trao giải. Có lẽ chính bài hát này cùng với giải thưởng đã quyết định sự dấn thân của Trần Hoàn trên con đường âm nhạc. Cách mạng Tháng Tám, rồi chiến tranh, họ xa nhau từ thuở ấy. Cuộc gặp gỡ tình cờ của nhạc sĩ Trần Hoàn với những cô nữ sinh trường Phan Bội Châu ở chiến khu Quảng Bình đã gợi nhớ những kỷ niệm của một thời học sinh. Và bản nhạc “Sơn nữ ca” với giai điệu tănggô tha thiết đã ra đời.

Nhạc sĩ Trần Hoàn được làng nhạc biết đến với bài “Sơn nữ ca” nổi tiếng khi anh mới tròn 20 tuổi. Rất ít nhạc sĩ nào gắn chặt với cuộc đời sáng tác âm nhạc với cuộc đời hoạt động chính trị như nhạc sĩ Trần Hoàn. Anh đến với cách mạng, với âm nhạc bằng cả niềm đam mê hăng hái của người học sinh Quốc học Huế.

Sơn nữ ơi!
Đời ta như cánh chim chiều
Phiêu bạt thời gian, vun vút trời mây...

Nhạc sĩ Trần Hoàn gặp người vợ tương lai của mình ở một làng quê trung du Nghệ An. Chị là cô huyện uỷ viên 19 tuổi. Anh phụ trách thông tin tuyên truyền của tỉnh.

Tình cờ, trong một lần đi công tác, anh gặp chị. “Đang mải vui cờ tướng reo hò ầm ĩ thì bà Thiệng (mẹ chị Hồng - TG) đã từ ngoài đi vào. Theo sau là một cô gái, quang gánh trên vai đi thẳng vào phía nhà ngang.

Cô gái khá sắc sảo trong chiếc áo sơ mi màu nâu, tóc buông xoã ngang vai, đôi mắt bạo dạn miệng cười duyên dáng. Ba và các chú ngừng chơi cờ... Và các con biết không, từ đấy người con gái ấy đã từ từ đi vào đời ba, và đọng lại trong tim ba lúc nào không biết”  (Nhạc sĩ Trần Hoàn – Những kỷ niệm khó quên).

Anh Trần Hoàn đánh liều viết những hàng chữ nắn nót đằng sau mảnh giấy thông cáo của Sở Thông tin:

“Hồng, em có nhận lời làm vợ anh không?”

Chị Hồng lúng túng đỏ mặt. Trong lần gặp đầu tiên, chị đã để ý người con trai thành phố đẹp trai, vui tính. Nhưng với chị, anh là cả một thế giới xa vời, khó hiểu. Chị ngập ngừng:

“Không, anh ạ”.

“Vì sao?”

“Vì anh là nghệ sĩ”.

Mình là nghệ sĩ ư? – Anh Trần Hoàn phân vân tự nghĩ – phải nói mình là cán bộ chính trị có nhiều tính nghệ sĩ thì đúng hơn.

Anh quê Quảng Trị, con trai một công chức nhỏ thời Pháp thuộc, có năng khiếu âm nhạc, biết hát tuồng, ca Huế. Mẹ anh hát dân ca miền Trung, hát ví dặm rất hay. Thời gian học trường Quốc học Huế, anh hoạt động trong các phong trào yêu nước của học sinh. Người giác ngộ cách mạng cho anh là các đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu.

Không khí đấu tranh sôi nổi của những ngày đầu cách mạng Tháng Tám in đậm dấu ấn trong các tác phẩm của anh. Những bài hát như Học sinh vui tươi, Trên đường về, Hồn nước ra đời vào những năm tháng ấy. Trong một cuộc thi âm nhạc, anh được giải với bài “Hồn nước”. Và cái tên Trần Hoàn đã xuất hiện (tên thật của anh là Nguyễn Tăng Hích). Mê bài hát Thiên Thai của nhạc sĩ Văn Cao, anh đã lấy từ “trần hoàn” trong câu “Đào nguyên xưa Lưu Nguyễn quên trần hoàn” của ca khúc ấy làm bút danh.

Lời Người Ra Đi

Sau Cách mạng, anh Trần Hoàn tham gia Đoàn tuyên truyền văn nghệ Trung bộ và Liên khu IV. Anh được kết nạp Đảng và công tác ở vùng địch hậu Bình Trị Thiên.

Chị Hồng, cô huyện uỷ viên xứ Nghệ ngày nào anh tỏ tình đã đồng ý cưới. Sau lễ cưới một tuần, anh phải ra Bắc nhận công tác ở Hội Văn nghệ Liên khu III và Hà Nội. Anh phụ trách hoạt động văn nghệ trong lòng địch vùng tả ngạn sông Hồng.

Chia tay nhau sau một tuần trăng mật ngắn ngủi, nỗi nhớ vợ thật da diết. Bài hát “Lời Người ra đi” anh tặng chị thành lời chia tay của người yêu với người yêu cho cả một thế hệ thanh niên thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

 Một chiều anh bước đi
em tiễn đưa ra tận cuối đồi
 nghe dặn lời
rằng kháng chiến còn trường kỳ
 rằng kháng chiến còn trường kỳ
và còn gian khổ

 Máu còn rơi xương còn rơi
bao lớp người tiền tuyến tuôn ra
 ngăn quân thù dày xéo dân ta
cho cuộc đời mới
 Một ngày vui sẽ tới phơi phới

 Như dòng sông ra đại dương
qua bao ghềnh và đá cheo leo
 Đấu tranh này còn dài em ơi
mới đến ngày chiến thắng

 Và xa xôi, em nhớ lời
dù kháng chiến còn trường kỳ
 dù kháng chiến còn trường kỳ
và còn gian khổ
 
 Và dù nơi chốn xa
cho gió mưa có rơi dầm dề
 em nhủ mình
rằng muốn có một ngày về
 thì chiến đầu đừng sờn lòng
đừng lề gian khổ

 Súng còn vang dân lầm than
đây chiến trường thề quyết xông pha
ánh dương bầu trời Việt Nam ta
mong hoà bình tới
để toàn dân vui sống lo ấm
 
 Trên đồng xanh em cùng anh
 Lấy sức người vượt sức thiên nhiên
 Sống vui cùng đồng lúa nương khoai
 Cho một mùa gió thắm
 Và dâng lên bao tâm hồn
đầy sức sống hoà tình đời
 tình phơi phới mừng ngày
về tràn đầy tin tưởng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương trêu Trần Hoàn:

- Hôn tạm biệt đi chớ.

Chị Hồng e thẹn, đỏ mặt. Anh Thương cười:

- Thôi hôn trán cũng được!

Từ ngày cưới đến hết chiến tranh, anh chị ít được ở gần nhau. Anh thường phải đi công tác xa: chiến khu III, chiến trường Bình Trị Thiên- Huế...

Sau này, bài ca ấy vẫn được các thế hệ thanh niên yêu thích.

Trích "Chuyện tình của Bộ trưởng, nhạc sĩ Trần Hoàn" ( báo Tiền Phong )
  
Ở Miền Nam, bản nhạc được phổ biến rộng rãi nhưng tinh thần kháng chiến của bài hát đã bị biến đổi. Dưới đây là lời hát được lấy  trong cuốn "Những ca khúc một thời vang bóng" do NS Văn Giảng chủ biên, Saigon, 1971.

Lời Người Ra Đi
Nhạc và lời: Trần Hoàn
Thể loại:  Nhạc Tiền Chiến

Nhịp 4/4 Hợp âm Rê thứ
 
 (chậm)
 
 1.
 Một chiều anh bước đi
 Em tiễn chân anh tận cuối đồi
 Nghe dặn lời
 Rằng chiến đấu đừng sờn lòng
 Rằng sóng gió đừng sờn lòng
 Đừng nề gian khổ !
 
 (nhanh, cương quyết)
 
 Máu còn rơi xương còn rơi
 Bao lớp người tiền tuyến tuôn ra
 Ngăn quân thù giày xéo dân ta
 Cho một ngày mới
 Một nguồn vui tới
 Xuân phơi phới
 
 Như giòng sông
 Qua đại dương
 Qua bao gềnh và đá cheo leo
 Đấu tranh này bền lòng em ơi
 Mới tới ngày nắng ấm
 
 Và xa xôi em nhớ lời
 Rằng muốn có một ngày về
 Thì chiến đấu
 Đừng sờn lòng đừng nề gian khổ ...
 
 2. (chậm trở lại)
 
 Ngày nào nghe tiếng chim
 Ca líu lo trên cành hoa đào
 Em nhủ thầm
 Rằng bóng dáng người tình về
 Về đến bến đò đầu làng
 Là giờ anh về!
 
 (nhanh, cương quyết)
 
 Lá vàng rơi, mưa buồn rơi
 Bao tháng ngày hình bóng xa xôi
 Nay anh về mừng lắm anh ơi!
 Ta xây đời . . . mới
 Một nguồn vui . . . tới
 Ý phơi phới
 
 Như giòng sông qua đại dương
 Qua bao ghềnh và đá cheo leo
 Gió mưa đừng sờn lòng em ơi
 Mới đến ngày nắng ấm
 
 Và xa xôi em nhớ lời
 Rằng muốn có một ngày về
 Thì chiến đấu
 Đừng sờn lòng đừng nề gian khổ . . .
 
 3.
 (chậm trở lại)
 
 Và dù nơi chốn quê
 Hay ở xa nơi tận cuối đồi
 Em nhủ mình
 Rằng muốn có một ngày về
 Thề chiến đấu đừng sờn lòng
 Đừng nề gian khổ!
 
 (nhanh, cương quyết)
 
 Súng còn vang, dân lầm than
 Đây chiến trường thề quyết xông pha
 Ánh dương bầu trời Việt thân yêu
 Mong hòa bình . . . tới
 Để toàn dân . . . mới
 Sống ấm no
 
 Trong ngày xanh em cùng anh
 Lấy sức người gặt sức thiên nhiên
 Sống chan hòa đồng lúa nương khoai
 Cho một mùa gió thắm
 
 Và dâng lên bao tâm hồn
 Đầy sức sống hòa tình đời
 Tình phơi phới mừng ngày về
 Tràn đầy tin tưởng . . .
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 07:57:13 pm »

Simon hay quá, vâng, yta có dùng chữ "phóng tác" thơ Hữu Loan theo như bài "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh, nhưng chữ này không phải ai cũng thích dùng. "Phóng tác" là chữ Hán Việt, nên yta sửa lại "phỏng thơ" cho nó giống chữ VN của mình. Người minh xài chữ của mình cho dễ hiểu, phải không  Simon nhỉ  Grin.

Thật ra khi bác yta262 đính chính dùm cố ca nhạc sỹ Duy Khánh em đã suy nghĩ về tên của topic, thấy nó hơi nặng nề, gặp bác Simon góp ý nữa nên em đã đổi lại, bằng chữ "nguồn gốc" mà em thấy có ý nghĩa nhất.

Cảm ơn bác yta262 và các bác khác đã có lòng ủng hộ topic này! Mong các bác tiếp tục đóng góp!

Tên của Topic nghe có vẻ ổn rồi bác fddinh ạ, nhưng em vẫn băn khoăn vì tên như vậy có bị "bó" lắm không? Nếu bác mở rộng thêm những bài về Tiền chiến thì hay hơn  đấy bác nhỉ!  Huh Grin


Cảm ơn bác Yta, tiếng Việt của bác còn rất tốt! Cheesy Còn em, chán thật! Sad Tiếng Việt của em bây giờ quả là có "vấn đề"! Cry Cry Cry
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 09:03:30 pm »

Quan trọng là chất lượng các bài viết trong Topic. Nếu cần thiết bác chủ topic có thể PM cho em, em sẽ sửa tiêu đề của Topic.
Topic rất hay, mong các bác đừng làm loãng.
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 07:52:52 am »



Sau Hiệp định Paris, đất nước tạm ngăn đôi với 2 chế dộ khác nhau, tại miền Nam, như trên đã nói: "Bài hát TÌNH ĐỒNG CHÍ lan đi rất nhanh vào cả vùng tạm chiến, đi sâu xuống các vùng Nam bộ", bài hát bị sửa lại nhiều câu từ trong bài hát. Tất cả những từ "đồng chí" đều bị xóa sạch, tựa đề sửa thành "Tình Nước".

Bác này rất kỳ công về cái này đấy ,hay đấy .nhưng trong này có câu :hiệp định pa ri là có thể bác nhầm với hiệp định gio ne vơ

« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2010, 02:38:50 pm gửi bởi daibangden » Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 12:50:41 pm »

Tên của Topic nghe có vẻ ổn rồi bác fddinh ạ, nhưng em vẫn băn khoăn vì tên như vậy có bị "bó" lắm không? Nếu bác mở rộng thêm những bài về Tiền chiến thì hay hơn  đấy bác nhỉ!  Huh Grin

Em vốn chỉ muốn trình bày về vấn đề như tên topic thôi bác Simon à. Tên topic thế là hay rồi bác!

Hoan nghên bác thêm vào, miễn là nội dung theo hướng thơ hay nhạc vốn là kêu gọi đánh đuổi ngoại xâm, tôn vinh lòng yêu nước mà rồi sau này bị sửa đổi với hàm ý ngược lại, như trường hợp bàn "Tiếng Gọi Thanh Niên" là được bác Simon ạ.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2010, 12:56:35 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 06:22:29 pm »


Nhân tiện có bác Phonglan mới post bài thơ dưới đây của Nguyễn Bính, bài này đã được VNCH phổ nhạc, nhưng em không nhớ chính xác tên bài hát có lấy vậy không? Bác fddinh và bác Yta nếu biết bài này làm ơn cho em cái link của bài hát nhé!  Wink Cảm ơn hai bác nhiều! Grin

HÔN NHAU LẦN CUỐI


Cầm tay anh khẽ nói:
Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối
Em về đi, anh đi …

Rồi một hai ba năm,
Danh thành anh trở lại,
Với em anh chăn tằm,
Với em anh dệt vải.

Ta sẽ là vợ chồng,
Sẽ yêu nhau mãi mãi.
Sẽ se sợi chỉ hồng,
Sẽ hát câu ân ái.
Anh và em sẽ sống
Trong một mái nhà tranh.
Lấy trúc thưa làm cổng,
Lấy tơ liễu làm mành.

Nghe lời anh em hỡi!
Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi …
 
 
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 06:46:26 pm »

HÔN NHAU LẦN CUỐI

Album: Elvis Phương - Khánh Ly 2
http://music.vuilen.com/play.php?albumid=241&songid=2812
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM