Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:24:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thơ - nhạc VNCH nguồn gốc từ VNDCCH  (Đọc 100856 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 12:47:41 am »

Theo yêu cầu của bác chiangshan, em mở topic này và chuyển bài từ "Suy nghĩ của một người con - Phần 2" về đây, tạm thời mới có được một số tư liệu ít ỏi, kính mong các bác cùng chung tay góp sức!

Những bản nhạc VNCH thuổng của VNDCCH (ngày nay gọi là đạo nhạc):

Bài "Tiếng Gọi Thanh Niên" của nhạc Lưu Hữu Phước (Huỳnh Minh Siêng) lời : Hoàng - Mai - Lựu (Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiễng, Lưu Hữu Phước). Ra đời khoảng năm 1939 - 1941 bị sửa thành "Tiếng gọi công dân" quốc ca của VNCH. Bài "Tiếng gọi công dân" đã bỏ hết các hình ảnh "Bắc Nam kết đoàn", "cờ nghĩa phất phới vàng pha máu". Chỉ giữ lại những câu kêu gọi công dân "mau hiến thân dưới cờ".

Trong bài Tiếng Gọi Thanh Niên ý nghĩa chống giặc Pháp cướp nước thì bị sửa thành CS
 
Tiếng gọi Thanh niên

Này thanh niên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi đi đi mở đường khai lối
Vì non sông nước xưa truyền muôn năm chớ quên
Nào anh em Bắc Nam cùng nhau ta kết đoàn
Hồn thanh xuân như gương trong sáng
Đừng tiếc máu nóng tài xin ráng
Thời khó thế khó khó làm yếu ta
Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá
Đường mới kiếp phóng mắt nhìn xa bốn phương
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường

Điệp khúc:

Thanh niên ơi! Ta quyết đi đến cùng
Thanh niên ơi! Ta nguyền đem hết lòng
Tiến lên, đồng tiến, vẻ vang đời sống
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng

Năm 1956, qua bàn tay gọt dũa tài tình của Cục Tuyên Truyền Tâm Lý Chiến Sài Gòn thành:

Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

 Điệp khúc:

Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!

Nguồn gốc Nguyên thủy bài này là bài La Marche des Étudiants ra đời cuối năm 1939, do Lưu Hữu Phước sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) trường trung học Petrus Ký. Bài hát nhanh chóng trở thành bài hát chính thức của học sinh miền Nam thời bấy giờ.

La Marche des Étudiants

Étudiants! Du sol l'appel tenace
Pressant et fort, retentit dans l'espace.
Des côtes d'Annam aux ruines d'Angkor,
À travers les monts, du sud jusqu'au nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie!
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l'avenir meilleur.
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de fermes promesses.

Điệp khúc:

Te servir, chère Indochine,
Avec cœur et discipline,
C'est notre but, c'est notre loi
Et rien n'ébranle notre foi!

Năm 1941, Tổng hội Sinh viên Đông Dương đã chọn bài hát này làm bài hát chính thức và Lưu Hữu Phước đã viết lại lời tiếng Việt với tên gọi Sinh viên hành khúc, chia thành 3 phần. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phần 1 của bài hát.

Sinh viên Hành khúc

I.

Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi!
Đồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối
Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên,
Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá
Đường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường

Điệp khúc:

Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!

II.

Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết còn chưa xoá!
Hùng cường trời Nam, ghi trên bảng vàng bia đá!
Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam tiến luôn,
Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn
Hồ Tây tranh phong oai son phấn,
Lừng tiếng Sát Thát Trần Quốc Tuấn
Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam,
Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám
Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền

(Điệp khúc)

III.

Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng,
Hành trình còn xa, chúng ta phải cùng nhau gắng!
Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng
Là sinh viên vun cây văn hoá,
Từ trước sẵn có nhiều hoa lá
Đời mới kiến thiết đáp lòng những ai
Hằng mong ta ra vững cầm tay lái
Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

(Điệp khúc)

Năm 1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, lấy hiệu kỳ là cờ vàng sao đỏ. Bài hát cũng được thay đổi một chút và trở thành bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong với tên gọi Tiếng gọi thanh niên hay Thanh niên hành khúc. Có rất nhiều tổ chức yêu nước khác ở miền Nam cũng lấy bài này sửa lại để làm ca khúc chính thức nên bài hát có rất nhiều dị bản.

Tháng 2 năm 1965, Lưu Hữu Phước được cử vào Nam, giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng, sau đó Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hoá của Chính phủ Cách Mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Trong giai đoạn này, ông đã sáng tác các bài hát nổi tiếng như Bài hát Giải phóng quân, Giờ hành động, Hành khúc giải phóng, Xuống đường, Tiến về Sài Gòn, đặc biệt là Giải phóng miền Nam, được xem là bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
 
 Sau năm 1975, ông trở về làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc (1978-1989), được phong học hàm Giáo sư và Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Âm nhạc Quốc gia, Thành viên Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, ngoài ra còn là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Phó chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
 
 Ông mất năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0...6%B0%E1%BB%9Bc
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2010, 10:30:59 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 12:52:18 am »

- Bài Sơn Nữ Ca của Trần Hoàn nói về các mối tình thơ mộng giữa sơn nữ và du kích Việt Minh thì bị ăn cắp rồi sửa chữ "du kích" thành "lữ khách". Bài này do nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác dựa trên chính trải nghiệm thật của mình.
 
 Ngoài mấy chữ "du kích" đều bị đổi hết thành "lữ khách" còn có câu "Thời cơ đến rồi, đợi ngày ra tay" bị đổi lại thành: "Hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây." Thế là một bài nhạc cách mạng, nói về tình yêu trong sáng giữa cô thôn nữ và anh du kích và cổ động cho "Thời cơ đến rồi, đợi ngày ra tay" giải phóng đất nước đã bị bọn lưu manh văn hóa tuyên truyền thành như là một bài nhạc vàng.
 
 Đây là lời nguyên bản:
 
 Một đêm trong rừng vắng
Ánh trăng chếnh chếch đầu ghềnh thấp thoáng bóng cô Sơn nữ miệng cười xinh xinh
Một đêm trong rừng núi
Có anh du kích nhìn trời xa xa, ngắm trăng say đắm một mình bâng khuâng
Một đêm trong rừng vắng
Có cô Sơn nữ miệng cười khúc khích
Ngắm anh du kích nhìn trời xa xa
Biết đâu Sơn nữ nhìn mình đăm đăm.
 
 Sơn nữ ơi!
Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạt thời gian vun vút trời mây
Sơn nữ ơi!
Đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn từ lâu nước mắt đầy vơi
Sơn nữ ơi!
Thời gian lôi cuốn bao lần bên rừng đầy hương bát ngát trời thu
Sơn nữ ơi!
Đành lòng sống với bên rừng thơ mộng cùng với hoa với lá ngàn hương
Hãy nhìn trăng lên
Rồi lu mờ dần
Hãy nhìn mây bay
Thiết tha về ngàn chờ đợi tay người Sơn nữ
Khi nhìn chim bay bay đi tìm đàn
Khi nhìn gió cuốn
Lá thu rời cành cuộn bay lên người Sơn nữ.
 
 Sơn nữ ơi!
Làm chi cho đớn đau lòng trong một thời gian rồi thương rồi nhớ
  Sơn nữ ơi! Thời cơ đến rồi đợi ngày ra tay.

Lời bị sửa thành:

Một đêm trong rừng vắng
 Ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng bóng cô sơn nữ miệng cười xinh xinh.
 Một đêm trong rừng núi
 Có anh lữ khách nhìn trời xa xa ngắm trăng say đắm một mình bâng khuâng.
 Một đêm trong rừng vắng
 Có cô sơn nữ miệng cười khúc khích ngắm anh lữ khách rồi lòng bâng khuâng.
 Một đêm trong rừng núi
 Có anh lữ khách nhìn trời xa xa biết đâu sơn nữ nhìn mình đăm đăm.

 Sơn nữ ơi!
 Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạc thời gian vun vút trời mây.
 Sơn nữ ơi!
 Đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn từ nay nước mắt đầy vơi.
 Sơn nữ ơi!
 Thời gian lôi cuốn bao lần bên rừng đầy hương bát ngát trời thu
 Sơn nữ ơi!
 Đành lòng sống với bên rừng thơ mộng cùng hoa với lá ngàn hương.
 
 Hãy nhìn trăng lên, rồi lu mờ dần.
 Hãy nhìn mây bay, thiết tha về ngàn chờ đợi tay người sơn nữ.
 Khi nhìn chim bay, bay đi tìm đàn
 Khi nhìn gió cuốn lá thu rời cành cuộn bay lên người sơn nữ.
 
 Sơn nữ ơi!
 Làm chi cho đớn đau lòng trong một thời gian rồi thương rồi nhớ
 Sơn nữ ơi!
 Hoàng hôn xuống dần ... đợi chờ ai đây???

Có ý kiến khác cho rằng nhằm thổi luồng gió văn hóa lành mạnh của cách mạng vào miền Nam, cũng như sẻ chia những văn hóa phẩm của miền Bắc vào cho đồng bào miền Nam. Bạn của nhạc sĩ Trần Hoàn là ông Nguyễn Hữu Thuyết cùng với một số bằng hữu, đồng chí khác của Trần Hoàn đã phổ biến bài Sơn Nữ Ca vào trong Nam. Nhằm tránh bị VNCH trù dập bắt bớ đàn áp như họ đã làm với nhiều người bất đồng chính kiến khác, nhóm ông Thuyết và bạn bè của Trần Hoàn đã sửa lời bài hát, biến một bài hát trữ tình cách mạng thành một bài hát thuần túy về tình yêu nam nữ. Biến thôn nữ với du kích thành thôn nữ với "lữ khách". Câu "thời cơ đến rồi đợi ngày ra tay" biến thành "hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây". (câu này mà giữ thì chắc cả đám ông Thuyết xuống địa ngục trần gian Côn Đảo mà hát hò)
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 01:13:45 am »

Từ bài thơ Nhà tôi đến nhạc phẩm Chuyện Giàn Thiên Lý 1&2

NHÀ TÔI
 
 Tôi đứng bên này sông.
 Bên kia vùng địch đóng.
 Làng tôi đấy xạm đen màu tiết đọng.
 Tre cau gầy rủ tóc ướt mưa sương.
 Màu trăng vôi lồm lộp mấy khung tường.
 Nếp đình xưa người hởi đau gì không?
 
     Tôi là người lính chiến
 Rời quê hương từ thuở mới khỏi dòng.
 Buông tay gàu vui lại thuở bình Mông.
 Ghì nấc súng nhớ  ôi ngày đắc thắng.
 Chân chưa vẹt trên nẽo đường vạn dậm.
 Áo nào phai chẳng xót chút màu xưa.
      Đêm hôm nay tôi về lành lạnh.
      Sông sâu mừng lấp  lánh ánh sao thưa.
            Ngày xưa tôi có người vợ đẹp như thơ.
                  Tuổi mới đôi mươi.
                   Cưới buổi dâng cờ.
            Màu da trắng thơm thơm mùa lúa chín.
       Ai bước đi không từng bịn rịn.
       Rời yêu đương nào có mấy ai vui.
 Em lặng hồn nhìn với lúc chia phôi.
 Tôi lặng bước mà khóc thầm em ơi.
             Tôi còn người Mẹ.
             Tóc ngã màu bông.
                   Tuổi già non thế kỹ.
                    Lưng còng uốn nặng kiếp long đong.
             Nắng mưa từ độ tang chồng.
             Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon.
        Ôi xa rồi Mẹ tôi.
                Lệ nhoà mi mắt.
                Mong con phương trời.
        Có cùng chợt tỉnh đêm vơi.
 Nghe rền tiếng súng nhớ lời chia ly.
        Mẹ ơi con Mẹ tìm đi.
 Bao giờ chiến thắng con về Mẹ vui.
 
    Đêm hôm nay tôi về lành lạnh.
    Sông sâu mừng lấp lánh ánh sao thưa?
    Áo ngày xưa đã vá mộng giang hồ.
    Còn chi nữa những vui buồn thương nhớ.
         
          Tôi là anh lính chiến.
          Theo quân về gìn giữ quê hương.
           Mái đầu xanh đầy bụi viễn phương.
           Bứơc chân đạp xiêu đồn luỹ địch.
 Này anh đồng đội người bạn pháo binh.
 Đã đến giờ chưa nhỉ mà tôi nghe như trại giặc tan tành.
           Anh rót cho khéo kẻo nhầm nhà tôi.
              Nhà tôi ở cuối thôn đồi.
              Có giàn hoa lý có người tôi thương.

1949
Yên Thao

 NXB Giáo dục, 2005

Trích "Nói chuyện với Yên Thao, tác giả bài thơ "Nhà Tôi" - phỏng vấn của Bích Huyền với Nhà thơ Yên Thao - thực hiện 1998

*Bích Huyền (BH): Thưa thi sĩ Yên Thao, bài thơ Nhà Tôi của thi sĩ cũng như Đôi Bờ, như Đôi Mắt Người Sơn Tây, như Màu Tím Hoa Sim...BH đã hơn một lần nhắc tới trong chương trình Thơ Nhạc do BH phụ trách trên Đài VOA. Những bài thơ nổi tiếng ấy đã theo làn sóng người di cư từ Bắc vào Nam năm 1954...

 *Nhà thơ Yên Thao (YT): Cảm ơn chị Huyền. Cảm ơn về sự ưu ái của chị về bài thơ Nhà Tôi. Đây không phải là lời nói xã giao mà là xúc động thật sự của người làm thơ đã có được một bài thơ qua gần nửa thế kỷ rồi. Còn một năm nữa là đúng một nửa thế kỷ mà vẫn còn người nhớ, nhất là người đó lại ở phương trời xa như chị Huyền.
 
*BH : Không phải chỉ có một mình BH nhớ bài thơ ấy đâu ạ, mà còn rất nhiều người yêu thơ ở trong miền Nam nữa. BH xin cảm ơn thi sĩ cũng như cảm ơn những người chủ trương Giai Phẩm Mùa Thu Hà Nội. BH đã chép bài thơ Nhà Tôi trong tờ Giai phẩm này, phát hành năm 1964 tại Saigon. Hình như thế, năm đó...nếu BH nhớ không lầm!

 *YT: Không biết có phải từ tập san đó hay sau này sao chép qua lại nên sau 1975, tôi có được đọc bài thơ Nhà Tôi, người ta có in sai nhiều từ, chị Huyền ạ !

 *BH:Thật là một điều đáng tiếc. Thế nhưng chắc thi sĩ cũng thông cảm, vì đây chỉ là một bài thơ được truyền miệng, được ghi nhớ trong trí tưởng...cho nên sự sai lạc hẳn là phải có.
 Thưa thi sĩ YT, những từ ngữ dùng sai đó là những chữ nào ạ?

 *YT: Trong đoạn đầu có câu:" Màu trăng vôi lồm lộp mấy khung tường " Màu trăng" chứ không phải "Màu trắng". Vâng, đây là màu của ánh trăng trải trên những khung tường. Và từ "mùa" trong câu "Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín". Trong miền Nam có sách in là "mùi lúa chín".

 *BH : Cảm ơn thi sĩ.Vâng, màu trắng và mùi lúa có vẻ rõ ràng và cụ thể quá ,phải không ạ?
 Từ ngữ "Màu trăng" và "Mùa lúa chín" mà thi sĩ dùng để diễn tả ý thơ, theo BH đây là những từ ngữ rất thơ. Bát ngát một trời thơ. Rất đẹp.
 Thưa thi sĩ, BH còn thấy có nơi dùng sai một chữ nữa trong câu cuối bài thơ "Nhà tôi ở cuối thôn Đoài ..." "Đoài " viết hoa như một danh từ riêng ạ. Đúng ra là "thôn đồi":
 Nhà tôi ở cuối thôn đồi
 Có giàn thiên lý có người tôi thương ...

 *YT:Xin chị BH nếu có dịp một lần nữa phổ biến bài thơ Nhà Tôi trên đài VOA, hoặc trên báo chí ở nước ngoài, lưu ý hộ tôi những từ sai ấy.

*BH:Dạ vâng. Bây giờ thì xin thi sĩ cho biết một chút về..."lý lịch" của mình cũng như về xuất xứ của bài thơ Nhà Tôi?

 *YT: Tên cúng cơm của tôi là Nguyễn Bảo Thịnh, sinh ngày 21-1-1927 quê Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nhà tôi tên Đỗ Thị Phú (chứ không phải là Hà) sinh 17-1-1929, quê Đại Gia, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.Chúng tôi gặp nhau trong kháng chiến chống Pháp, cưới nhau ở Phú Thọ ngày 1-11-1953. Tôi và Phú đều là học sinh thoát ly gia đình đi kháng chiến. Bài thơ "Nhà Tôi" không phải là viết về chúng tôi. Chuyện thế này:
 
Năm 1949, tôi công tác văn nghệ tại Quân đội liên khu 3, theo một đơn vị đánh vào một đồn binh Pháp đồn trú cạnh sông ở một làng đồi. Trong lúc đợi chờ giờ nổ súng, tôi trò chuyện với anh em và được biết ở đơn vị này có một cậu quê ở ngay làng đồi đó. Phía bên ấy đang còn mẹ và vợ. Cậu ta lấy vợ được chừng tháng thì chiến tranh bùng nổ. Chàng trai lên đường đi kháng chiến, chia tay người vợ trẻ. Trong câu chuyện, mấy lần cậu ta nhắc tới giàn thiên lý của nhà mình. Tôi rất thích câu chuyện và viết nên bài thơ "Nhà Tôi". Có lẽ người viết đã hoà nhập được với người kể nên bài thơ được đông đảo anh em lính thuộc và nhanh chóng được phổ biến cả vào các chiến trường Nam Bộ. Không chỉ lính xuất thân từ nông thôn, cả những lính thành phố cũng tìm thấy thấp thoáng trong bài thơ những nét hợp với mình.
 Rất nhiều người nghĩ đó là tôi viết về tôi, Bà xã tôi cũng nghĩ thế.
 Không biết khi đã rõ sự thật này, những người yêu thơ có giảm đi sự mến mộ đói với bài thơ không?

Hết trích
 
 Bài thơ Nhà Tôi đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc ra hai bài Chuyện Giàn Thiên Lý 1 và Chuyện Giàn Thiên Lý 2
 
 Chuyện Giàn Thiên Lý 1
 
 nhạc sĩ: Anh Bằng
 Ý thơ : Yên Thao - Nhà tôi
 
 
 Tôi đứng bên này sông
 Bên kia vùng lửa khói
 Làng tôi đây bao năm dài chinh chiến
 Từng lũy tre muộn phiền
 Tôi có người vợ ngoan
 Đẹp như trăng mười sáu
 Cưới rồi đành xa nhau
 
 Nhớ đôi môi nàng hiền
 Xinh xinh màu nắng
Má nàng hồng
Thơm mùi thơm lúa non
 Ai ra đi mà không từng bịn rịn
 Xa người yêu mà dễ mấy ai vui
 
 Em nhìn theo bằng nước mắt chia phôi
 Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ
 Này anh lính chiến, người bạn pháo binh
 Mẹ tôi tóc sương từng đêm nghe đạn pháo rơi thật buồn
 
 Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi
 Nhà tôi ở cuối chân đồi
 Có giàn thiên lý có người tôi thương
 
 
 
 Chuyện Giàn Thiên Lý 2
 
 nhạc sĩ: Anh Bằng
 Ý thơ : Yên Thao - Nhà tôi
 
 
 Đã nhiều năm qua rồi
 Tôi là người lính chiến
 Quên thân mình giữ làng quê
 Những chiều rừng hành quân
 Thương về người em gái
 Chờ mãi tôi chưa lần về
 
 Nàng yêu loài hoa tên là Thiên Lý
 Nên lấy phải chồng đi xa
 Nhớ trước hiên nhà tranh
 Có giàn hoa màu trắng
 Em cười nói xinh xinh
 
 Đêm nay bước chân tôi trở lại làng xưa
 Sao lấp lánh trên sông lành lạnh về khuya
 Nhìn phiá bên kia bờ
 Đó làng tôi mờ mờ tựa như cánh đồng hoang
 
 Sau bao nhớ nhung mong gặp lại người thương
 Nhưng khói súng bay bay mịt mù quê hương
 Chẳng biết em bây giờ có còn ôm mẹ già
 Ủi an như ngày xưa
 
 Chiến trường ôi điêu tàn
 Ngôi đền thờ rách nát
 Thôi không còn những hồi chuông
 Mái nhà nghèo tôi thương
 Bên một giàn Thiên Lý
 Buồn lắm biết đâu mà tìm
 Người yêu còn không
 Hay là đã chết trong khói lửa ngập quê hương
 Thức trắng đêm hỏa châu
 Khiến lòng thêm sầu nhớ
 Ôi giàn Thiên Lý đâu?

Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 01:28:59 am »

- Bài Lời Người Ra Đi của nhạc sĩ cách mạng Trần Hoàn tặng cho người vợ khi ông ra đi đánh Tây theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch đã bị sửa lời và phát hành trong Nam để cổ vũ binh lính lên đường ra "tiền tuyến" làm bia thịt chết thay cho quân đội viễn chinh Mỹ.
 
- Bài Tình Đồng Chí thì bị sửa cả tựa đề thành "Tình Nước" (nước nào?) và sửa lại nhiều câu từ trong bài hát. Tất cả những từ "đồng chí" đều bị xóa sạch.
 
- Bài Tiến Về Hà Nội của nhạc sĩ cách mạng Văn Cao, cây đại thụ của âm nhạc cách mạng VN nói về các bộ đội cụ Hồ về giải phóng Thủ Đô sau trận đại thắng ĐBP thì bị  sửa lời rồi đem về hát cổ động cho ý đồ Bắc Tiến, hăm he đe dọa  sẽ tiến ra "giải phóng Hà Nội".
 
- Bài Hồn Tử Sĩ của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từ thời kháng Pháp đã được nhà nước VN dùng làm bài hát nghi thức trong các lễ tang chính thức. VNCH không tìm ra được bài nào khác, không nghĩ ra được bài nào khác, không sáng tác nổi bài nào hay hơn, nên đành ăn cắp luôn. Lỡ ăn cắp cái "quốc ca" rồi thì chôm luôn nhạc nghi lễ cũng đâu có sao!
 
 Nhiều bài hát khác của Văn Cao như bài Thiên Thai cũng bị ăn cắp đem về hát đầy ở Sài Gòn trước 1975 và sau này trong các băng đĩa Paris By Night, Asia tác phẩm của các nhạc sĩ cách mạng như Trần Tiến, Minh Châu, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Trần Hoàn, Nguyễn Văn Tý, Thanh Sơn v.v. đem ra hát đầy bên hải ngoại một cách trơ trơ như là của mình. Thậm chí còn sửa lời bài hát, sửa tựa đề bài hát, có bài không thèm đề tên nhạc sĩ tác giả, thậm chí không hỏi tác giả hoặc người thân của tác giả đến 1 tiếng, không xin phép tác giả đến 1 lời, vi phạm bản quyền trắng trợn.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2010, 12:30:02 am gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 02:14:54 am »

Bài thơ cách mạng "Màu tím hoa sim" trong đó có câu "nàng có 3 người anh đi bộ đội", bị sửa lại thành "nàng có 3 người anh đi quân đội",

Đoạn:

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
 
Bị sửa thành:
 Tôi người biệt động quân
 Xa gia đình
 Yêu nàng như tình yêu em gái  ...

rồi coi như là của mình, đem hát đến mãi tận sau này trên PBN, Asia, các kênh truyền thông hải ngoại.

Màu tím hoa sim được Nguyễn Bính đăng trọn vẹn lần đầu tiên trên báoTrăm hoa vào năm 1956. Các nhạc sĩ: Dzũng Chinh (Những đồi hoa sim), Phạm Duy (Áo anh sứt chỉ đường tà -  Bài này cũng được cộng đồng chấp nhận, xem như có giá trị rất cao, với những phần BIẾN TẤU đặc sắc, chuyển từ 2/4 sang 3/4 v.v.... Tuy vậy, theo thiển ý, với những đoạn "QUÂN HÀNH" ở đầu và đặc biệt là ở cuối bài hát, cái hồn của bài thơ vẫn chưa được diễn tả đúng !!! Một bài thơ "THƯƠNG XÓT VỢ HIỀN ĐÃ MẤT" mà kết thúc bằng nhịp quân hành thì e rằng có gì đó chưa ổn thật!), Anh Bằng (Chuyện hoa sim), Duy Khánh (Màu tím hoa sim - bài hát có lời theo sát nguyên bản nhất - nhưng sau này có một sự cố, gây LỖI NGHIÊM TRỌNG, khó chấp nhận được: Trong bài thơ là hình ảnh anh VỆ QUỐC QUÂN (Bộ đội), còn trong bài hát lại bị biến đổi thành anh lính CỘNG HÒA (biệt động quân) !!! Đây là lỗi nặng, khiến bài hát dù hay đến mấy cũng trở thành VÔ GIA TRỊ! Vì phản lại tinh thần của bài thơ, có lẽ do ai đó đã sửa lại lời hát như nói trên, không còn nguyên bản như khi ca nhạc sỹ Duy Khánh phổ nhạc.)... là những người đã phổ nhạc dựa trên ý thơ của bài. Riêng bài "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh và "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy, một bi ca, một hùng ca, cho đến nay vẫn là những tác phẩm nổi tiếng nhất dựa trên bài thơ Mầu tím hoa sim.

Ngoài ra bài thơ này còn là đề tài gợi hứng cho các nhạc sĩ soạn các bài như: "Tím cả chiều hoang" (Nguyễn Đặng Mừng), "Tím cả rừng chiều" (Thu Hồ), "Chuyện người con gái hái sim"... Trong số đó bài "Tình thiên thu" (Trần Thiện Thanh) mang âm hưởng lạ với ý cảnh của câu chuyện giống như thế nhưng miêu tả tính cảm của đôi trai gái rất đặc sắc, và trong bài không hề có chữ 'tím' nào..

 Cũng cần nói thêm là bài thơ này "nàng có 3 người anh đi bộ đội" thì 3 người anh đó là Đỗ Lê Khôi - tiểu đoàn trưởng hy sinh trên đồi Him Lam, Đỗ Lê Nguyên nay là Trung tướng Phạm Hồng Cư và Đỗ Lê Khang - nguyên Thường vụ Trung ương Đoàn. Những thông tin này ở miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại tới gần đây vẫn hoàn toàn bị bưng bít, trong hơn 200 tờ báo ở hải ngoại, không 1 tờ nào nhắc tới. Chỉ khi Internet trở nên phổ biến trong nước thì bên ngoài mới có một số người biết đến bài thơ và tác giả gốc cùng hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Cũng vì thế mà lời hát sau này của các bài bị sửa đã được đổi lại nhằm xóa dấu vết lời hát trước năm 1975.

Màu tím hoa sim là một bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan, được sáng tác năm 1949 tại Thanh Hoá, sau khi người vợ đầu tiên, bà Lê Đỗ Thị Ninh, qua đời chỉ hơn 3 tháng sau đán cưới.

Màu Tím Hoa Sim
Hữu Loan
 
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
 
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
 
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...
 
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
 
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
 
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
 
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
 
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
Phần viết tiếp bài thơ của nhà thơ Hữu Loan 50 năm sau...
         ...Ai hát
         vô tình hay ác ý với nhau
         Chiều hoang tím
         có chiều hoang biết
         Chiều hoang tím
         tím thêm màu da diết. ..
         nhìn áo rách vai
         tôi hát trong màu hoa:
         "Áo anh sứt chỉ đường tà
         Vợ anh mất sớm. ..!"
         Màu tím hoa sim tím
         Tình tang lệ rớm. ..
        
         Ráng vàng ma và sừng rúc
         điệu quân hành
         Vang vọng chập chờn
         theo bóng những binh đoàn
         biền biệt hành binh
         vào thăm thẳm chiều hoang màu tím...
        
         Tôi ví vọng về đâu
         Tôi với vọng về đâu?
         - Áo anh nát chỉ dù. .. lâu!

Màu Tím Hoa Sim
Nhạc: Duy Khánh

Nàng có ba người anh
 Đi quân đội
 Những em nàng còn chưa biết nói
 Khi tóc nàng xanh xanh.
 
 Tôi người chiến binh (sửa lại theo bản gốc so  bác yta262 cung cấp, tuy nhiên có một số ca sỹ hát thành "biệt động quân")
 Xa gia đình
 Yêu nàng như tình yêu em gái
 Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới,
 Tôi mặc đồ quân nhân
 Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân,
 Nàng cười xinh xinh
 Bên anh chồng độc đáo.
 Tôi ở đơn vị về
 Cưới nhau xong là đi!
 
 Từ chiến khu xa
 Nhớ về ái ngại
 Lấy chồng đời chiến chinh
 Mấy người đi trở lại
 Lỡ khi mình không về
 Thì thương người vợ chờ
 Bé bỏng chiều quê ...
 
 Nhưng không chết người trai khói lửa
 Mà chết người gái nhỏ hậu phương
 Tôi về không gặp nàng
 Má tôi ngồi bên mộ con
 Đầy bóng tối
 Chiếc bình hoa ngày cưới
 Thành bình hương
 Tàn lạnh vây quanh ...
 
 Tóc nàng xanh xanh
 Ngắn chưa đầy búi
 Em ơi!
 Giây phút cuối
 Không được nghe nhau nói
 Không được trông thấy nhau một lần.
 
 Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
 áo nàng màu tím hoa sim
 Ngày xưa một mình
 đèn khuya
 bóng nhỏ
 Nàng vá cho chồng tấm áo
 ngày xưa...
 
 Một chiều rừng mưa
 Ba người anh
 Trên chiến trường Đông Bắc,
 Biết tin em gái mất
 Trước tin em lấy chồng.
 
 Gió sớm thu về
 Rờn rợn nước sông
 Đứa em nhỏ lớn lên
 Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
 Khi gió thu về
 Cỏ vàng chân mộ chí.
 
 Chiều hành quân
 Qua những đồi sim ..
 Những đồi hoa sim ...,
 Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
 Màu tím hoa sim
 Tím cả chiều hoang biền biệt
 Nhìn áo rách vai
 Tôi hát trong màu hoa.
 Áo tôi sứt chỉ đường tà,
 Vợ tôi chết sớm mẹ già chưa khâu

Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà
  Nhạc: Phạm Duy  
 
 Nàng có ba người anh đi quân đội lâu rồi
 Nàng có đôi người em có em chưa biết nói
 Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh...
 Tôi là người chiến binh xa gia đình đi chinh chiến
 Tôi yêu nàng như yêu người em gái tôi yêu
 Người con gái tôi yêu, người em gái tôi yêu.
 Ngày hợp hôn tôi mặc đồ hành quân
 Bùn đồng quê bết đôi giầy chiến sĩ
 Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
 Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
 Nàng cười vui bên anh chồng kỳ khôi
 Thời loạn ly có ai cần áo cưới
 Cưới vừa xong là tôi đi.
 Cưới vừa xong là tôi đi.
 
 Từ chốn xa xôi nhớ về ái ngại
 Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại
 Mà nhỡ khi mình không về
 Thì thương người vợ, bé bỏng chiều quê.
 Nhưng không chết người trai chiến sĩ
 Mà chết người gái nhỏ miền xuôi
 Nhưng không chết người trai chiến sĩ
 Mà chết người gái nhỏ miền xuôi
 Nhưng không chết người trai chiến sĩ
 Mà chết người gái nhỏ miền xuôi
 Hỡi ôi ! Hỡi ôi !
 
 Tôi về không gặp nàng
 Má ngồi bên mộ vàng
 Chiếc bình hoa ngày cưới
 Đã thành chiếc bình hương
 Nhớ xưa em hiền hoà
 Áo anh em viền tà
 Nhớ người yêu mầu tím
 Nhớ người yêu mầu sim.
 Giờ phút lìa đời
 Chẳng được nói một lời
 Chẳng được ngó mặt người...
 
 Nàng có ba người anh đi quân đội lâu rồi
 Nàng có đôi người em, những em thơ sẽ lớn
 Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh
 Ôi một chiều mưa rừng trên chiến trường Đông Bắc
 Ba người anh được tin người em gái thương đau
 Và tin dữ đi mau, rồi tin cưới đi sau.
 
 Chiều hành quân qua những đồi sim
 Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim
 Tím cả chiều hoang biền biệt
 Rồi mùa Thu trên những dòng sông
 Những dòng sông, những dòng sông làn gió Thu sang
 Gió rờn rợn trên mộ vàng
 Chiều hành quân qua những đồi sim
 Những đoàn quân, những đoàn quân và tiếng quân ca
 Có lời nào ru ời ời :
 À ơi ! À ơi ! Áo anh sứt chỉ đường tà
 Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu
 Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim
 Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim
 Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim
 Đồi tím hoa sim...

  Chuyện Hoa Sim
Nhạc: Anh Bằng
  
 Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
 Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
 Có người con gái xuân vời vợi
 Tóc còn ngăn ngắn chưa đầy búi
 
 Ngày xưa nàng vẫn yêu màu tím
 Chiều chiều lên những đồi hoa sim
 Đứng nhìn sim tím hoang biền biệt
 Nhớ chồng chinh chiến miền xa xăm
 
 ĐK:

 Ôi lấy chồng chiến binh
 Lấy chồng thời chiến chinh, mấy người đi trở lại
 Sợ khi mình đi mãi, sợ khi mình không về
 Thì thương người vợ bé bỏng chiều quê

 Nhưng không chết người trai khói lửa
 Mà chết người em nhỏ hậu phương
 Mà chết người em gái tôi thương
 
 Đời tôi là chiến binh rừng núi
 Thường ngày qua những đồi hoa sim
 Thấy cành sim chín thương vô bờ
 Tiếc người em gái không còn nữa
 
 Tại sao nàng vẫn yêu màu tím
 Màu buồn tan tác phải không em
 Để chiều sim tím hoang biền biệt
 Để mình tôi khóc chuyện hoa sim.

NHỮNG ĐỒI HOA SIM
 Nhạc: Dzũng Chinh
 
 Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt
 Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai!
 Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến
 Ai hẹn được ngày về rồi một chiều mây bay
 Từ nơi chiến trường đông bắc đó
 lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi
 
 Những chiều hành quân ôi những chiều hành quân
 tím chiều hoang biền biệt
 Một chiều rừng mưa được tin em gái mất
 chiếc thuyền như vỡ đôi!
 Phút cuối không nghe được em nói
 không nhìn được một lần dù một lần đơn sơ
 Để không chết người trai khói lửa
 mà chết người em nhỏ hậu phương tuổi xuân thì
 
 Ôi ngày trở lại nhìn đồi sim nay vắng người em thơ
 ôi đồi sim tím chạy xa tít tan dần theo bóng tối
 Xưa xưa nói gì bên em . . .
 Một người đi chưa về mà đành lỡ ước tơ duyên
 Nói nói gì cho mây gió
 Một rừng đầy hoa sim nên để chiều đi không hết
 
 Tím cả chiều hoang nay tím cả chiều hoang
 đến ngồi bên mộ nàng
 Từ dạo hợp hôn nàng không may áo cưới
 thoáng buồn trên nét mi
 Khói buốt bên hương tàn nghi ngút
 Trên mộ đầy cỏ vàng
 Mà đường về thênh thang
 Đồi sim vẫn còn trong lối cũ
 Giờ thiếu người xưa ấy đồi hoang mới tiêu điều!

Đến nay, "Màu tím hoa sim" được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ 20 và là bài thơ đầu tiên được mua bản quyền bởi một doanh nghiệp với giá 100 triệu đồng.

Nhạc phẩm đầu tiên trong loạt nhạc phẩm ăn theo này em nghe là NHỮNG ĐỒI HOA SIM qua giọng ca Tuấn Vũ, sau đó đến Chuyện Hoa Sim  với Như Quỳnh rồi Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà bởi giọng ca Ngọc Hạ và cuối cùng là Màu Tím Hoa Sim của Duy Khánh.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2010, 03:16:01 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 03:21:30 am »

Duy Khánh (Màu tím hoa sim - bài hát có lời theo sát nguyên bản nhất -  nhưng có một LỖI NGHIÊM TRỌNG, khó chấp nhận được: Trong bài thơ là hình ảnh anh VỆ QUỐC QUÂN (Bộ đội), còn trong bài hát lại bị biến đổi thành anh lính CỘNG HÒA (biệt động quân) !!! Đây là lỗi nặng, khiến bài hát dù hay đến mấy cũng trở thành VÔ GIA TRỊ! Vì phản lại tinh thần của bài thơ.)...
---------

Cho yta đính chính dùm cố nhạc sỹ  Duy Khánh, nhạc gốc phát hành ngoài thị trường vào thời VNCH của bác Duy Khánh không hề có chữ "biệt động quân" mà chỉ sửa lại là "người chiến binh" thôi ạ. Bác Duy Khánh và các nhạc sỹ miền Nam đều có ghi: phỏng thơ của Hữu Loan. Yta xin kèm theo dẫn chứng bản gốc của bác Duy Khánh, phát hành 25/11/1964.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2010, 03:28:26 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 12:38:54 pm »

Cho yta đính chính dùm cố nhạc sỹ  Duy Khánh, nhạc gốc phát hành ngoài thị trường vào thời VNCH của bác Duy Khánh không hề có chữ "biệt động quân" mà chỉ sửa lại là "người chiến binh" thôi ạ. Bác Duy Khánh và các nhạc sỹ miền Nam đều có ghi: phỏng thơ của Hữu Loan. Yta xin kèm theo dẫn chứng bản gốc của bác Duy Khánh, phát hành 25/11/1964.
Cảm ơn bác yta262 đã đính chính dùm cố ca nhạc sỹ Duy Khánh!

Vâng, bản in gốc của cố ca nhạc sỹ Duy Khánh em không có và chưa từng nghe. Tuy nhiên sau đó bản nhạc đã từng bị sửa lời với những từ ngữ đã đề cập, em đã từng nghe bản sửa lời, không phải do cố ca nhạc sỹ Duy Khánh trình bày, và bác Hai Ruộng cũng có cho biết như sau: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=10044.msg212474#msg212474
Hôm nay em mới biết được chị Hà có quen với nhà thơ Hữu Loan . Lúc còn học sinh trung học , tụi em sống ở Miền Nam chỉ được nghe bài hát " Màu Tím Hoa Sim " đã được họ cải biên lại một vài đoạn , trong đó có đoạn " Tôi người biệt động quân (một sắc lính nguy) yêu nàng như tình yêu em gái ... Mãi đến lớp 11 , mới có ông thầy dạy văn , đọc cho cã lớp em nghe bài thơ màu tím hoa sim của Hữu Loan , Thầy đọc nguyên văn , nhưng bọn em hỏi tác giả hiện sống ở đâu thì thầy không nói , thấy bài thơ quá hay bọn em chép lại nhưng cũng không được hoàn chỉnh như bây giờ vì yêu cầu thầy đọc cho chép , thầy chỉ đọc có một lần thôi , thầy cũng đọc bài thơ " Nhà tôi " của Yên Thao . Bài nầy em không có chép , nhưng em nhớ là chế độ Sài Gòn cũng có bài hát do ai đó phổ nhạc từ bài thơ nầy , cũng sửa lời một vài đoạn . Thầy còn đọc bài thơ " Ly rượu thọ " , bọn em thấy bài thơ hay quá hỏi thầy tác giả là ai , thầy không nói . Sau giải phóng bọn em mới biết bài thơ nầy của Tố Hữu và cũng biết luôn thầy em hoạt động cho Cách Mạng . Thầy còn đọc cho bọn em nghe bài " Đồng Chí " của Chính Hữu . Bọn em cứ hỏi tới hoài , cuối cùng thầy bảo :" tự tìm hiểu , thầy nói một hồi cảnh sát bắt thầy bỏ tù , em nào đi nuôi thầy ? " .

Như vậy ta có thể khẳng định bản nhạc đầu tiên cố ca nhạc sỹ Duy Khánh phát hành không có chữ  "biệt động quân", nhưng chưa biết và có thể chẳng bao giờ biết được ai là người sửa thành  "biệt động quân", mong các bác bổ xung thêm chuyện này, nhất là các bác cùng thời với bác Hai Ruộng,  bác yta262!

Có thể thấy trong các bản nhạc tương tự, chữ "kháng chiến" thường được sửa thành "chinh chiến". "bộ đội" sửa thành "quân đội". Và do mục đích cổ động, tuyên truyền, nhiều khi ý nghĩa của bài thơ gốc bị đảo ngược lại trong bản phổ nhạc.

Cảm ơn bác yta262!

Tác giả Đào Bích Nguyên trong bài "Nguyễn Sơn và Hữu Loan" đã kể:

Một chiều Đà Lạt, tôi đang thơ thẩn trên Đồi Cù thì chợt trông thấy một toán người, trong đó có một ông già, râu tóc bạc phơ đi tới. Tôi kinh hoàng nhận ra người đó là ai, vội ào chạy đến:

 - Chú vào đây à? Thật là chú vào đây à?

 Ông ngẩn người nhìn tôi một lát, rồi cũng thốt lên:

 - Mày à? Chính mày à? Cha cha, trời đất dun dủi thế nào... Hay quá, tao đang sợ buồn... Có mày thì  hay quá! Xong rồi!

 Tôi chẳng biết ông bảo xong rồi là xong cái gì, nhưng nhìn gương mặt hớn hở của ông, tôi thấy yên tâm. Tôi đang cô đơn giữa cái cao nguyên xa lạ này, gặp được Hữu Loan, thật như được gặp bố mình. Tôi cũng nghĩ, xong rồi! Đêm đó, tôi bỏ khách sạn của mình, dời sang nhà nghỉ của ông, ngồi với anh chị em văn nghệ Lâm Đồng. Một đống lửa được đốt lên, và rượu, và thịt heo rừng nướng. Có cô gái ngồi ti tỉ hát bài Màu tím hoa sim với chiếc ghi ta gỗ bập bùng. Ông bỗng ghé tai tôi nói nhỏ:

 - Hát thế, không phải là tao!

 Tôi gật đầu, cảm thông. Bài hát với nét nhạc ấy phổ biến bao nhiêu năm ở các thành phố phương nam này đã xuyên tạc ông, đã làm khổ ông như thế nào, tôi biết. Ông bảo tôi:

 - Hay là, mày đọc Đèo Cả đi!

 Và tôi đã đọc Đèo Cả trong cái đêm lạnh Đà Lạt ấy. Tôi cảm thấy mọi người nhìn ông với những ánh mắt đầy khâm phục. Nhất là khi những câu thơ cuối vang lên:

 Sau mỗi lần thắng
 Những người trấn Đèo Cả
 Về bên suối đánh cờ
 Người hái cam rừng ăn nheo mắt
 Người vá áo thiếu kim mài sắt
 Người đập mảnh chai vểnh cằm cạo râu...
 Suối mang bóng người soi những về đâu?...

 Mọi người lặng đi giây lát, rồi đồng loạt vỗ tay. Ông vỗ vai tôi, nói với mọi người:

 - Thằng này là đồng hương của tôi!

 Thật là kiêu hãnh khi được là đồng hương của ông, nhà thơ Hữu Loan! Nhìn ông ngồi lặng im bên đống lửa, tôi chợt nhớ ngày xưa. Ngày ấy, tôi còn bé lắm, mới học lớp bảy trường phổ thông Nga Bạch. Các thầy giáo của tôi, toàn những người tốt và thông thái, đã có lần phạt tôi hạnh kiểm 4 vì tôi đọc bài Màu tím hoa sim trong một chiều chúng tôi đi đào kênh Hưng Long. Tôi cũng biết, tác giả bài thơ ấy đang đào đá, thồ đá ở núi Vân Hoàn, cách trường tôi không xa lắm. Tôi âm thầm chuẩn bị một kế hoạch để được nhìn thấy ông.

 Và một buổi chiều, tôi rủ hai người bạn chí thân, đó là Lã Hoan và Đào Trọng Phán chạy bộ lên núi Vân Hoàn để mong nhìn thấy ông. Chúng tôi đứng từ xa, nhìn ông bốc những tảng đá lên xa cút kít, rồi gò lưng đẩy đi... Sau đó, tôi buồn suốt một tuần, bởi không thể lý giải được tại sao một nhà thơ như ông phải đi bốc đá. Phải nhiều năm sau, khi trưởng thành, tôi mới âm thầm tự hiểu.

 Mùa hè năm nay, tôi có việc nhà, về thăm quê và lên thăm ông. Chiều chạng vạng, chúng tôi mới tới được nhà ông, đứng ngoài cánh cổng bằng tre gài sơ sài, tôi réo gọi tên ông thật to. Lát sau, ông lững thững đi ra, áo may ô ba lỗ màu cháo lòng, quần đùi lửng, tay cầm chiếc quạt mo. Ông nhìn lom khom vào mặt tôi, rồi chợt nhận ra, có vẻ rất vui, cười sảng khoái. Ông bảo, trừ tôi ra, không ai được réo gọi tên ông oang oang như vậy. Rồi ông nói thêm:

 - Nghe nói cậu ốm, bỏ cả rượu, chỉ lo cậu chết thì phí quá!

 Ông mời chúng tôi ngồi bên cái chõng, dưới gốc cây khế ngoài vườn, rồi lặng lẽ rót rượu ra các chén. Mái tóc bạc trắng, để dài xõa xuống ngang vai, trước trán găm một cái "bờm" bằng nhựa màu huyết dụ, chắc là của đứa cháu gái nào đem cho, trông rất ngộ. Bước sang tuổi 84 rồi mà mắt ông vẫn còn tinh anh, giọng ông còn vang khỏe, chỉ có điều, trông ông hơi hốc hác, những gân cổ và xương quai xanh nổi gồ cả lên, như đắp bằng thạch cao, như vạc bằng rìu. Nhìn ông, tôi lại chợt nhớ những câu thơ của ông:

 Ăn với nhau bữa heo rừng
 công thui
 chấm muối
 Trên sạp cây rừng
 ngủ chung
 nửa tối
 Biệt nhau
 đèo heo
 canh gà...

 Chỉ có con người ấy, tâm tính ấy, tài năng ấy mới có thể viết những câu thơ hào sảng đến như vậy vào cái thời gian khổ nhưng rất đỗi oai hùng đó.
trích bài NHÀ THƠ HỮU LOAN - MỘT TÍNH CÁCH XỨ THANH trong tập Lý luận-Phê bình: Đi dọc cánh đồng thơ Tập 1 tác giả Trịnh Thanh Sơn.

Không phải chỉ trong Nam, Màu Tím Hoa Sim mới phổ biến nhiều, ở ngoài Bắc, dù tác giả gặp nhiều khó khăn nhưng bài thơ vẫn theo hành tranh những người lính Cụ Hồ đi đánh Mỹ, xin trích bài báo "Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu tương ngộ thi sỹ Hữu Loan" của Xuân Ba đăng trên báo Tiến Phong  tháng 1/2010:

 TP - Bữa theo nhóm cựu binh nhân 22 - 12 tại nhà sàn Trần Đình Bá mạn Lương Sơn, chuyện gần chuyện xa rồi tự dưng rộ lên câu chuyện về nhà thơ Hữu Loan.

 Nhân một người hé ra cái tin dạo này thi sĩ đã yếu lắm, cựu binh thành cổ Quảng Trị nay là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu quyết định đánh độp rằng thứ bảy tuần tới vào Thanh thăm thi sĩ... Nhân một người hé ra cái tin dạo này thi sĩ đã yếu lắm, cựu binh thành cổ Quảng Trị nay là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu quyết định đánh độp rằng thứ bảy tuần tới vào Thanh thăm thi sĩ...

...

Thấy ánh mắt thi sĩ như dò hỏi, tôi định nói mấy câu nhưng chất giọng oang oang của ông Bộ trưởng đã cất trước:  

Thưa bác, 38 năm trước trong hành trang của chúng cháu vào chiến đấu ở chiến trường Thành cổ Quảng Trị, ngoài súng đạn lương khô còn có bài thơ cháu chép tay để trong túi áo ngực. Đó là bài “Màu tím hoa sim”.  

 Trong rất nhiều ca khúc người lính vẫn hát như bài “Vì nhân dân quên mình”, “Giải phóng miền Nam” có mấy bài “Màu tím hoa sim” mà các nhạc sĩ đã phổ nhạc. Những bài hát ấy đã động viên chúng cháu vượt qua gian khó rất nhiều. Rất nhiều những người lính nằm lại chiến trường đã đọc bài thơ và đã hát bài Màu tím hoa sim của bác...  


 Hình như tất thảy đều thở phào, hóa ra chúng tôi chỉ lo hão! Ông Bộ trưởng có cách nói của ông ấy. Bất đồ, tôi thấy đuôi mắt của thi sĩ ươn ướt... Từ cặp môi khô nẻ âm thanh lào phào... Lặng phắc đi một lúc, chúng tôi mới nghe thủng rằng anh đang làm gì? Ông Nguyễn Quốc Triệu đáp rõ ràng:  Thưa bác, cháu làm Bộ trưởng Bộ Y tế...  

 Ông Triệu nối ngay cái mạch vừa khơi:  Xin phép bác cháu đọc bài thơ “Màu tím hoa sim”.  Ngó ông cụng cựa, tôi tưởng ông đang rút ra bài thơ chép tay ngày nào nhưng ngài thượng thư cúi sát hơn xuống gương mặt thi sỹ mà lứa hậu sinh sau chúng tôi, chắc hẵng còn đắm đuối? Chất giọng ông Triệu vang mạnh, có lẽ ở chỗ khác thì hơi chuế nhưng trong khung cảnh này tự dưng thấy ổn.

 Nàng có ba người anh đi bộ đội...  Chất giọng đọc theo trí nhớ ấy thi thoảng, lúc đầu thì thi sĩ phẩy tay hơi nhẹ, sau đó dường như không đủ sức, ông lắc nhẹ cái đầu... Rồi chúng tôi cũng hiểu ra được rằng, động thái ấy ông muốn chỉnh sửa những từ ông Bộ trưởng đọc nhầm!

 Cứ mỗi lần nhác thoáng như thế, ông Triệu biết ý cúi sát nữa xuống để nghe ông thầm thì chỉnh sửa lại. Khi ông Triệu đọc câu khi gió sớm thu về gờn gợn nước sông  thi sĩ thầm thì nhưng nghe khá rõ khi gió sớm thu về rờn rờn nước sông. Rờn rờn chứ không phải gờn gợn! Nhớ chưa? Dạ cháu nhớ...  Ông Triệu cười.

...
Chót năm dương lịch 2009  
 Xuân Ba


P/S: Em cảm ơn mod nào đó move bài lạc đề của em sang đây http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13896.20;topicseen bài ấy là để đang bên ttvn cơ, nhưng move sang đó thì em đựoc thêm 1 bài viết, cũng tốt.

Xin cảm ơn!
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2010, 09:32:37 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 04:42:56 pm »

Trong 10 tình khúc nổi tiếng của Đoàn Chuẩn, thì có 9 tình khúc mùa thu. Duy nhất chỉ có Gửi người em gái là tình khúc mùa xuân. Gửi người em gái được biết vào mùa xuân Bính Thân (1956) và có lẽ đó là tình khúc cuối cùng mà Đoàn Chuẩn dành tặng cho một mối tình mê đắm nhất. Tình khúc viết xong đã được tài tử Ngọc Bảo thu thanh rồi phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh thống nhất. Sau khi xuất hiện, do đã được một số nhà phê bình " chăm sóc" khá chu đáo, nên tình khúc này chìm vào im lặng mấy chục năm ở miền Bắc.

Vào mùa xuân năm 1956 ấy, vết thương chia cách đất nước chưa trở thành một nỗi đau phân lìa bởi vẫn còn nhiều hy vọng trong một cuộc trùng phùng. Những người yêu nhau vẫn chỉ coi sông bến Hải như một giới tuyến tạm thời chứ chẳng ai dám ngờ nó là nỗi đau chia lìa 2 miền đất nước trong suốt 20 năm.

Gửi người em gái miền Nam
Sáng tác: Đoàn Chuẩn - Từ Linh
Thể hiện: Ngọc Bảo
http://nhacvietplus.vietnamnet.vn/vn/phainghe/7955/index.aspx

Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng
Hà Nội chờ đón tết, hoa chen người đi, liễu rũ... mà chi
Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê
Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi
Ngàn phía đến lễ đền
Chạnh lòng tôi nhớ đến... người em

Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương,
mắt nồng rộn ý yêu thương,
Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như dáng kiều
Ôi, tình yêu!

Nhưng... một sớm mùa thu, khép giữa trời, tím ngắt
Nàng đi... gót hài xanh
Người đi trong dạ sao đành
Đường xưa lối cũ ân tình... nghĩa xưa

Rồi từ ngày sống xa anh nơi kim tiền
Ngục trần gian hãm tấm thân xinh, đôi mắt hiền
Đời nghèo không lối thoát, em đành thôi, cúi đầu... mà đi.

Xuân đêm nay, đường đêm Ca-Ti-Na
Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa
Dần trắng xóa mặt đường
Một người em gái nhớ người thương

Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh khôn ai ngừng
Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng
Nụ cười trong gió sớm, anh đến chờ em... giữa cầu Hiền Lương
Em tôi đi, màu son lên đôi môi
Khăn san bay, lả lơi bên hai vai ai
Trời thắm gió trăng hiền
Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên

Em! Tháp Rùa yêu dấu
Còn đó trơ trơ, lớp người đổi mới khác xưa,
Thu đã qua những chiều, song ý thơ rất nhiều,
Cả ... tình yêu !

Em... nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát
Tình ta hết dở dang
Đường xưa lối ngập lá vàng
Đường nay thong thả bao nàng đón xuân

Lòng anh như giấy trắng, thanh tao ép hoa tàn
Thời gian vẫn giữ nét yêu đương nơi hoa vàng
Dịu lòng đàn dẫn phím, ý thơ trào dâng, viết gửi về em!

Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian
Em tôi mơ, miền xưa qua hương lan
Đường phố lóa ánh đèn
Một người trên đất Bắc chờ em!

Xuân vẫn trở về với đời sống, với lòng người. Hồ Gươm vẫn lung linh, Ngọc Sơn vẫn uy nghi, chuông vẫn reo ngân trong giờ khắc giao thừa, chỉ có lòng người: “Nhìn xác pháo bên thềm chạnh lòng tôi nhớ tới người em”.

Có lẽ mọi người đều nghĩ rằng qua tình khúc này, Đoàn Chuẩn muốn gửi tới người tình đã biệt xa miền Bắc vào Nam, bởi vậy, nó mới có cái tên ban đầu nguyên vẹn là Gửi người em gái miền Nam. Khi Khánh Ly hát tình khúc này ở Sài Gòn thì mới đặt lại là Gửi người em gái với những ca từ không phải của Đoàn Chuẩn.

Gửi người em gái
Sáng tác: Đoàn Chuẩn - Từ Linh
Thể hiện: Khánh Ly

Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
lượm đào phong kín cánh mong manh tấm hoa lòng
Hà Nội chờ đón tết vắng bóng người đi liễu rũ mà chi
đêm tân xuân Hồ Gươm sao long lanh
Hoa mai rơi rủ nhau nơi phương xa
đường phố vắng bóng đèn chạnh lòng tôi nhớ tới người em

Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương
mắt nồng rộn ý yêu thương
Đôi mắt em nói nhiều tha thiết như dáng kiều
ôi tình yêu
Nhưng một sớm mùa thu giữa chân trời xanh ngát
Nàng đi gót hài xanh nàng đi cho dạ sao đành
đừng quên lối cũ ân tình nghĩa xưa

Rồi từ ngày ấy nước sông ngăn cách đôi lòng
Chuyện tình vỡ lỡ bến cô đơn không ai ngờ
Tình nghèo xa cách mãi em tôi đành ôm mối sầu mà đi
Em tôi đi màu son lên đôi môi
Khăn soan bay lả lơi trên hai vai
Nhìn xác pháo bên thềm gợi lòng tôi nhớ tới người em
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Gui-Nguoi-Em-Gai-Khanh-Ly.IWZDFUDU.html
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2010, 12:37:03 am gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 10:20:47 pm »

Theo yêu cầu của bác chiangshan, em mở topic này và chuyển bài từ "Suy nghĩ của một người con - Phần 2" về đây, tạm thời mới có được một số tư liệu ít ỏi, kính mong các bác cùng chung tay góp sức!

Những bản nhạc VNCH thuổng của VNDCCH (ngày nay gọi là đạo nhạc)
 

Rất cảm ơn bác fddinh đã mở Topic này, rất bổ ích và thú vị, nhưng theo em nếu bác lấy tên là "thuổng" hay "đạo nhạc" thì chưa chuẩn lắm thì phải? Huh Vì theo em nếu gọi là "đạo nhạc" thì có nghĩa là "ăn cắp" và vi phạm quyền tác giả, còn theo như những bài của bác thì chưa hẳn như vậy. Những bài bác đưa ra đều rất đúng (những bài hát này em đều rất hay hát nên cũng nhận thấy có nhiều lời cùng được sử dụng đồng thời). Và  những bài hát này họ vẫn lấy tên của tác giả mà. Ví dụ như bài Sơn Nữ ca, tác giả là Nhạc sỹ Trần Hoàn, sau này Ông còn là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, nếu là "đạo nhạc" của Ông thì chắc chắn đã có vụ kiện về bản quyền rồi....


Có thể sử dụng là "phỏng theo" được không ạ? hoặc bác Yta262 có sử dụng một từ rất chuẩn cho việc này, nhưng bác ấy lại sửa đi mất rồi, bác Yta262 làm ơn nói lại từ bác đã dùng cho Nhạc sỹ Duy Khách về bài "Màu tím hoa sim" không ạ? (ngay cả bài này thì Nhạc sỹ Duy Khánh vẫn ghi là Thơ của Hữu Loan) vậy thì làm sao gọi là đạo lời hay đạo nhạc được? Huh


Đây chỉ là sự thảo luận của em về cách lấy tên cho Topic thôi ạ. Rất cảm ơn bác fddinh, Topic của bác rất bổ ích! Grin
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2010, 10:26:19 pm gửi bởi Simon » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 11:08:37 pm »

Theo yêu cầu của bác chiangshan, em mở topic này và chuyển bài từ "Suy nghĩ của một người con - Phần 2" về đây, tạm thời mới có được một số tư liệu ít ỏi, kính mong các bác cùng chung tay góp sức!

Những bản nhạc VNCH thuổng của VNDCCH (ngày nay gọi là đạo nhạc)
 

Rất cảm ơn bác fddinh đã mở Topic này, rất bổ ích và thú vị, nhưng theo em nếu bác lấy tên là "thuổng" hay "đạo nhạc" thì chưa chuẩn lắm thì phải? Huh Vì theo em nếu gọi là "đạo nhạc" thì có nghĩa là "ăn cắp" và vi phạm quyền tác giả, còn theo như những bài của bác thì chưa hẳn như vậy. Những bài bác đưa ra đều rất đúng (những bài hát này em đều rất hay hát nên cũng nhận thấy có nhiều lời cùng được sử dụng đồng thời). Và  những bài hát này họ vẫn lấy tên của tác giả mà. Ví dụ như bài Sơn Nữ ca, tác giả là Nhạc sỹ Trần Hoàn, sau này Ông còn là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, nếu là "đạo nhạc" của Ông thì chắc chắn đã có vụ kiện về bản quyền rồi....


Có thể sử dụng là "phỏng theo" được không ạ? hoặc bác Yta262 có sử dụng một từ rất chuẩn cho việc này, nhưng bác ấy lại sửa đi mất rồi, bác Yta262 làm ơn nói lại từ bác đã dùng cho Nhạc sỹ Duy Khách về bài "Màu tím hoa sim" không ạ? (ngay cả bài này thì Nhạc sỹ Duy Khánh vẫn ghi là Thơ của Hữu Loan) vậy thì làm sao gọi là đạo lời hay đạo nhạc được? Huh


Đây chỉ là sự thảo luận của em về cách lấy tên cho Topic thôi ạ. Rất cảm ơn bác fddinh, Topic của bác rất bổ ích! Grin
Simon hay quá, vâng, yta có dùng chữ "phóng tác" thơ Hữu Loan theo như bài "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh, nhưng chữ này không phải ai cũng thích dùng. "Phóng tác" là chữ Hán Việt, nên yta sửa lại "phỏng thơ" cho nó giống chữ VN của mình. Người minh xài chữ của mình cho dễ hiểu, phải không  Simon nhỉ  Grin.

Yta hoan hô Simon và fddinh về việc sửa lại tên topic. Hôm qua yta định góp ý rồi, nhưng chưa kịp thì Simon lên tiếng. Dưới thời VNCH thì đương nhiên phải tránh dùng những chữ thuộc phe đối nghịch VNDCCH, các nhạc sỹ muốn phát hành nhạc thì phải tránh mấy chữ "phạm húy" như vậy mới bán được nhạc của mình mà khỏi phải ngồi tù chứ  Grin. Ai cũng biết Trần Hoàn, Lưu Hữu Phước, Hữu Loan, Xuân Diệu, Tố Hữu ... là các nghệ sỹ miền Bắc, học sinh miền Nam vẫn học, thầy cô dạy Văn chỉ giảng thơ thôi, tránh không bình luận nhiều về tác giả và các bài thơ kháng chiến hay ca ngợi XHCN của tác giả miền Bắc.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2010, 11:15:08 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM